Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:34:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 721392 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 10:49:03 pm »

Hì, chú ChienV làm mình mất công quá! Hôm nay phải đi nịnh nọt cô bé giữ thư viện để tìm cái này đây:

K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).

Trích dẫn nguyên văn từ Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, xuất bản năm 2004. Quả này chú ChienV mà còn không tin thì đành chịu vậy!;-))
Theo quyển Sử dụng vũ khí bộ binh của tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1979 thì thông số kỹ thuật của súng trường K44 lên đạn bằng tay như sau:
Súng trường k44 là loại súng bắn phát một lên đạn bằng tay
Súng có lắp lưỡi lê(Lưỡi lê 4 khía gập ở bên phải nòng)
Bộ phận khóa an toàn gắn liền với đuôi khoá nòng
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả: 400-600m
Hộp tiếp đạn: 5 viên
Trọng lượng súng : 5kg
Chiều dài súng : 1,24m (Không kể lưỡi lê)
Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 11:03:36 pm »

Trích dẫn
Theo quyển Sử dụng vũ khí bộ binh của tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1979 thì thông số kỹ thuật của súng trường K44 lên đạn bằng tay như sau:
Súng trường k44 là loại súng bắn phát một lên đạn bằng tay
Súng có lắp lưỡi lê(Lưỡi lê 4 khía gập ở bên phải nòng)
Bộ phận khóa an toàn gắn liền với đuôi khoá nòng
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả: 400-600m
Hộp tiếp đạn: 5 viên
Trọng lượng súng : 5kg
Chiều dài súng : 1,24m (Không kể lưỡi lê
bác Ngocvancu xem lại đi, các thông số trên thì đúng hết, mỗi cái thông số cuối là sai : súng trường Mosin của Nga ( phiên bản 1891, 1891/10,1891/30) dài 1234mm, các phiên bản cacbin (1891/38/1891/44- K44; ko tính mãu cacbin năm 1907) đều dài 1020mm. K44 là cacbin thì chỉ dài có 1020mm thôi, nếu dài đến 1234mm thì du kích của ta vác sao nỗi Cheesy
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 11:22:44 pm »

Đúng từng chữ từng con số anhlinhcuho ạ.Trong cuốn này còn có khẩu súng trường thiện xạ có cấu tạo và thông số tương tự như K44.Cụ thể như sau:
"Súng trường thiện xạ trang bị cho những người bắn giỏi để diệt địch ở những vị trí quan trọng và cự ly xa,hoặc diệt những tên địch di động ,ẩn hiện bất thường.
Súng này có kính ngắm quang học,nên ngắm bắn được chính xác hơn,ngắm bắn được cả khi trời mờ tối mờ sáng
Cấu tạo súng trường thiện xạ tương tự ngư súng trường K44.bắn cùng đạn với đạn súng trường K44.
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn trên thước ngắm : 2.000m
Tầm bắn hiệu quả thông thường : 800m
Tốc độ bắn thực tế : 10phát/phút
Hộp tiếp đạn : 5vịên
Trọng lượng súng có lắp kính ngắm : 5,5kg
Chiều dài súng (Không kể lưỡi lê) : 1,240m"
Trích dẫn từ trang 42 và 43 của Sách Sử dụng vũ khí bộ binh của Lương Bắc và Thu Mai.Nhà xuất bản quân đội nhân dân năm 1979
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #123 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 08:04:57 am »

Súng trường K44 chính là cây "bá đỏ" của anh Tịch ( chồng anh hùng Nguyễn Thị Út) đấy ! Anh "bá đỏ" chị "cạc bin" mà - Đọc "Người mẹ cầm súng" - Nguyễn Thi.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #124 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 05:46:57 pm »

Trích dẫn
K44 là súng trường của Nga tên đúng là Moissin Nagant
Mosin chứ ko phải là Moissin bác ạ, tiếng Nga nó gọi là Vintovka Mosina ( súng trường Mosin)

Trích dẫn
K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).
súng trường không tự động =)), thuật ngữ này ngộ nghĩnh quá ha
lưỡi lê của nó dài tầm 40cm rôif, cả lê mới đc 1,033m thì khác nào súng nó chỉ dài 60cm, riêng báng tối thiểu là 25-30cm, trừ cơ cấu khóa nòng khoảng 20cm thì nòng súng dài hơn 10cm cũng gần bằng súng ngắn đấy nhỉ Smiley), bác xem lại hộ em cái
em nghĩ tốc độ bắn của nó phải lên đến 30-35 phát trên phút cơ bác ạ
.....
bác Ngocvancu xem lại đi, các thông số trên thì đúng hết, mỗi cái thông số cuối là sai : súng trường Mosin của Nga ( phiên bản 1891, 1891/10,1891/30) dài 1234mm, các phiên bản cacbin (1891/38/1891/44- K44; ko tính mãu cacbin năm 1907) đều dài 1020mm. K44 là cacbin thì chỉ dài có 1020mm thôi, nếu dài đến 1234mm thì du kích của ta vác sao nỗi :

Thằng cha dốt đặc cán mai này ở đâu cũng thấy chọc ngoáy, rất dốt nhưng rất thích luyên thuyên.
K-44, hay M1891/44, hay Carvaly-1981/44 là súng cạc bin của Mosin. Súng cạc bin là súng trường nòng ngắn. Súng có chiều dài 1020mm, nòng dài 510mm, nặng 3,9kg. Sau này, K-44 mất dần vị trí là súng chiến đấu chính, thường dùng với vị trí súng trường nặng như bắn tỉa, nên chiều dài hơn chút do báng kéo dài ra. Súng có phiên bản hộp đạn tháo tược. Lê 4 cạnh gập, người ta nói cả lê vì đây là lê gập, thể hiện ưu thế. Các phiên bản lê tháo rời rất cồng kềnh, thường lính cắm lê luôn khi chiến đấu vì lắp lê lâu và đeo lê ở lưng phiền hơn là cho lên súng. Đây là ảnh của súng, phiên bản cạc bin 1944 đặt cạnh phiên bản súng trường hạng nặng 1989/30. Phiên bản 1989/38 cũng là cạc bin, rất giống phiên bản M44, nhưng lê tháo thay cho lê gập.
Mosin có các phiên bản.
M1891 ban đầu và M1891/10 Bộ Binh, dài 1300mm, 1738mm khi có lê (lê tháo), nòng dài 800mm nặng 4,2 cân, 4,6 cân cả lê.
M1891 và M1891/10 Long Bộ Binh (một thứ Bộ Binh tấn công), nhẹ hơn chút 1234mm và 1666mm có lê, nòng dài 730mm, nặng 4,9 cân và 4,3 cân có lê.
M1891/30 giống như súng Long Kỵ Binh trước đây, nhưng nhẹ hơn một lạng
M1891/38 là M1891/44 đều là cạc bin, chỉ khác nhau lê liền và lê rời.

súng trường Mosin của Nga ( phiên bản 1891, 1891/10,1891/30) dài 1234mm, các phiên bản cacbin (1891/38/1891/44- K44; ko tính mãu cacbin năm 1907) đều dài 1020mm. là nói láo. Nghe hơi nồi chõ kiểu như "đỗ thống phục nhân sâm", nhưng văng bừa lên láo toét. Chiều dài 1324mm là chiền dài phiên bản Long Bộ Binh, Bộ Binh tấn công của Mosin các đời 1891, 1910, 1930.

Súng trường không tự động, điều đó là dĩ nhiên, ngẩn ngơ kiện gì. Các súng nạp đạn tự động là súng tự động, súng không nạp đạn tự động là súng không tự động.
Tốc độ bắn của súng kéo cò tay đạt 30 viên/phút Huh? Thằng cha dốt đặc này hết thuốc chữa.

Cả Mosin 1944 và CKC đều là cạc bin, nhưng SKS (CKC) là súng thế hệ sau, dùng đạn nỏ, súng nhỏ gọn.

Đây là Mosin nguyên bản năm 1891, trên là bộ binh thường, dưới là long bộ binh


Phiên bản 1910, gần giống


Phiên bản 1930, chỉ có phiên bản ngắn Long Bộ Binh.


Phiên bản 1938, cạc bin


Đây là M44 lê gập


Lê tháo


So sánh hai khẩu Mosin-30 và Mosin-44, khẩu cạc bin M-44 ngắn hơn chút.


Thấy bác đoành nói là Kiểu 53 Tầu, tìm ra, đúng là Mosin 1944. Tầu nó gọi cạc bin là bộ kỵ thương, 53 thức bộ kỵ thương 53式步骑枪, kỵ là carvaly, súng kỵ syữ, chỉ súng trường ngắn, cạc bin. Súng trường hạng nặng là Bộ thương. Mosin nói chung là khẩu súng trường không tự đọng thành công nhất thế giới, với 57 triệu khẩu đã được chế tạo chỉ riêng ở Liên Xô, những nước sản xuất nhiều nữa là Áo Hung, Mỹ, Pháp, Tầu...

53 thức bộ kỵ thương 53式步骑枪 Mosin M1989/44 tầu nhái đây
http://www.armsky.com/Article/yjzx/qingbingqi/Class89/200605/4840.html
http://product.news.sohu.com/ml/catalogs/012/0120010030012280.shtml
http://www.pladaily.com.cn/site1/gflt/2004-09/30/content_27259.htm

Còn CKC mó gọi là "56式半自动步枪", 56 thức bán tự động bộ thương.
http://baike.baidu.com/view/559379.htm

Cả hai khẩu này là cạc bin cả, mà nó phân biện thế nhẩy.

Còn đây, nó chụp hai khẩu không hiểu là những khẩu nào-dời hơn nhau một chút, ảnh này minh họa cho http://baike.baidu.com/view/656764.htm.



Tạm dịch: Kiểu 53 phỏng theo Kiểu Liên Xô 1944, là khẩu súng đầu tiên trang bị cho quân đội mà ta chế. Súng bộ binh có máy súng thẳng, khóa nòng xoay, thủ công bắn phát một...

AK thì nó gọi là 56式冲锋枪, 56 thức xung phong thương, (súng trường tấn công kiểu 56).
http://www.gun-world.net/china/rifle/1956ar/1956.htm
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2008, 07:16:51 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #125 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 08:09:52 pm »

Trong kho vũ khí của LX còn có khẩu súng trường Tokarev
M38 Tokarev Semi-Automatic Rifle
Calibre : 7,62mm
System of Operation : Gas.Semi-Automatic
Length:48,1 inches
Barrel length : 25 inches
Sights Front : hooded post
Sights Rear : Tangent
Weight : 8,70 pounds
Magazine Capacity : 10 rounds
Rate of Fire: 25 Round per minute
Loại này hình như không xuất hiện tại chiến trường VN phải không huyphúc1981?Xem tin thế giới thấy ở Kosovo có một vài anh chàng được trang bị loại này
Logged
anhlinhcuHo
Thành viên
*
Bài viết: 63


« Trả lời #126 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 09:06:11 pm »

có thể em dốt, ko bằng bác nhưng em chưa thấy loại súng nào tên là Moissin cả, và cũng chưa thấy khẩu súng trường nào lắp cả lê thì dài có 1033mm cả.
Về vấn đề chiều dài các phiên bản súng Mosin, em công nhận bác đúng vì em ko hiểu rõ lắm về những phiên bản đầu của nó.
về cái tên súng trường không tự động, em thấy lạ thì noí là lạ, có gì mà bác càu nhàu, chả lẽ bác cấm em ko được nói gì mình nghĩ à, như thế có quá đáng ko, bác ko có tư cách gì cả.
về việc tốc độ bắn 30 viên 1 phút, em đã nhìn thấy tận mắt nên mới dám nói thế. Còn nếu bác ko tin là như thế thì mặc bác, em chả còn gì để nói cả.
mà bác có thể giảng cho em về vũ khí của Nga được ko, em thấy cả Mosin và Ak47 của Nga đều là những khẩu súng đơn giản nhưng hiệu quả :|
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2008, 09:32:07 pm »

về việc tốc độ bắn 30 viên 1 phút, em đã nhìn thấy tận mắt nên mới dám nói thế.
------------------------------------------------------------------------------------------
  Bạn có biết K-44 bắn như thế nào không? Nó là súng trường bắn phát một, nghĩa là sau khi bắn xong 1 viên, người bắn phải kéo qui lát để văng vỏ đạn ra, đẩy qui lát để tống viên đạn mới lên nòng rồi mới bắn tiếp được. Bạn thử tính xem, với 60 giây (1 phút) người bắn có thể làm liên tục bao nhiêu động tác như thế nhé!
  Cách dùng từ "không tự động" của Từ điển có vẻ như hơi lạ nhưng lại bắt nguồn từ thực tế là hầu hết các loại súng bây giờ đều tự động hoặc bán tự động nên người viết Từ điển cố tình dùng cụm từ "không tự động" để nêu bật sự khác nhau này thôi!

Nhắc nhở các bạn, đặc biệt là huyphuc trong tranh luận không được dùng từ mang tính chất nhạo báng, châm chọc người khác! Tranh luận thì ai chả muốn thắng nhưng thắng với tư cách "mã thượng" thì hay hơn rất nhiều! Đây là lần nhắc nhở cuối cùng, riêng với huyphuc thì chỉ cần vi phạm một lần nữa sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #128 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 12:28:50 am »

Trong kho vũ khí của LX còn có khẩu súng trường Tokarev
M38 Tokarev Semi-Automatic Rifle
Calibre : 7,62mm
System of Operation : Gas.Semi-Automatic
Length:48,1 inches
Barrel length : 25 inches
Sights Front : hooded post
Sights Rear : Tangent
Weight : 8,70 pounds
Magazine Capacity : 10 rounds
Rate of Fire: 25 Round per minute
Loại này hình như không xuất hiện tại chiến trường VN phải không huyphúc1981?Xem tin thế giới thấy ở Kosovo có một vài anh chàng được trang bị loại này

Nói đến Fedor Vasilievich Tokarev thì ở Vịt thường nhắc nhiều đến súng ngắn. Mặc dù vậy, trước thế chiến 2 ông có 3 khẩu súng trường hạng nặng rất tốt, nó không phổ biến vì quá tốt. 3 kiểu đó là M1930, M1938 và M1940. Tớ không biết về M1930 Tokarev, đời 1938 và 1940 cũng không biết nhiều về cấu tạo.
2 Khẩu M1938 và M1940 rất gống nhau, hơi khác ở cấu tạo thân gỗ. Tuy nhiên, người ta thường goi chũng là SVT và SVT40 chứ không phải là M1938 Tokarev. Súng dùng đạn súng trường hạng nặng 7,62x54R của Mosin, cũng chọn chế độ bắn phát một và liên thanh.

Súng dùng ở Vịt thế nào thì đành phải hỏi đại ca Đoành thôi, tớ chịu. Hồi đọc các truyện ngắn về bắn tỉa, toàn thấy CKC(SKS).

Tuy nhiên, khác với các súng trường tấn công, SVT hoàn thiện tính năng chiến đấu đối kháng (như súng trường chiến đấu) và bắn tỉa. Nó ít hơn các súng khác vì giá cao, rất khó bắn (tất nhiên là trẻ con cũng ngắm bắn kéo cò được, nhưng rất khó tuyển học viên bắn tỉa, thường nữ đông hơn nam). Nó thiên về bắn phát một hơn là liên thanh. Bắn được liên thanh, nhưng chỉ 2 băng kéo liên thanh liền là giảm độ chính xác, bắn 50 viên liên thanh là nòng hỏng. Động năng đầu đạn rất lớn, nòng dài 650mm, động năng đầu đạn (840m/s-2756ft/s) lớn hơn các phiên bản Mosin kiểu 1938 và 1944 (các phiên bản Cạc bin của Mosin K44 và K38 có sơ tốc 808m/s, còn phiên bản súng trường hạng nặng Mosin nguyên thủy 860m/s, chỉ hơn SVT một chút, phiên bản Long Kỵ Binh sau này đo được sơ tốc 855m/s).  Súng đã có đầu nòng giảm giật. Với tốc độ bắn phát một, nòng súng rất ổn định, dầy, bền. Tốc độ bắn cao hơn Mosin khi bắn phát một, đạt 20-25 phát/phút dĩ nhiên là như vậy, cũng tất nhiên khi bắn tỉa thì không tính tốc độ bắn rồi. Súng nhẹ hơn Mosin, với khối lượng như vậy, súng gọn nhẹ vào hàng nhất trong các súng liên thanh bắn đạn đạt động năng cỡ súng trường hạng nặng.
Chiến tranh đầu tiên mà SVT tham gia là chiến tranh Phần Lan. Ở đây, nó bộc lộ nhược điểm dễ tắc khi nhiệt độ thấp. SVT-1940 và những súng 1938 sau đó đã khắc phục. Có khoảng 50 ngàn khẩu SVT chuyên bắn tỉa trong số 1 triệu khẩu được sản xuất trước khi chiến tranh kết thúc. Súng là đời sau của Mosin, nhưng nó chưa kịp phổ biến thì đã xuất hiện súng trường tấn công, nên thời của nó quá ngắn. Tổng số có đến gần 6 triệu khẩu đã được sản xuất.

Không riêng gì Hồng Quân, Đức phát xít và Phần Lan cực khoái khẩu này. Sau chiến tranh, nhiều súng sản xuất ở phương Tây cũng khoái nhái những đặc điểm của nó. Trước khi có các súng bắn tỉa được gia công đặc biệt thoài hiện đại, thì đây xứng đáng là khẩu bắn tỉa tốt nhất quả đất.

Đó là một vài ý tớ về khả năng sử dụng. Tớ không biết nhiều về những khẩu này, đặc biệt mù tịt về kiểu 1930. đây có một số tham khảo, post ảnh lên coi cho đã.
http://www.tokarev.net/
http://www.mosinnagant.net/USSR/SVTsection.asp
http://world.guns.ru/rifle/rfl06-e.htm


So sánh với thế giới.
Phương Tây trừ Đức ra thì chưa có khái niệm về súng trường tấn công hay súng trường chiến đấu bắn được liên thanh. Các khẩu selective fire của Phương Tây vẫn chủ yếu có cỡ cân nặng tương đương trung liên (8-10 cân), không thể sử dụng như khẩu súng trường.
Đức có khẩu FG-42. Khẩu này được thiết kế với ý tưởng bán đầu như là khẩu trung liên cho lính dù, cân nặng hơn 4,5 cân (kiểu 1) và 5 cân (kiểu 2). Súng bắn liên thanh tốt hơn SVT. Nhưng các yêu cầu về ổn định và giá thành vẫn không đạt được, chỉ có 6-7 ngàn khẩu được sản xuất, con số quá nhỏ bé so với SVT.
Trong chiến tranh, Đức nhận thấy tầm quan trọng của súng trường hạng nặng tự động, súng trường tấn công. Họ chế ra những khẩu súng trường tự động cỡ hơn 4kg. Như Gewehr 41, Gewehr 43. Nhưng những súng này không đạt tính năng như SVT (ví dụ, sơ tốc đầu đạn chỉ đạt 775m/s), không có khả năng bắn liên thanh. (những súng này xếp vào loại cạc bin hoặc giữa súng trường và cạc bin, không như SVT là súng trường chiến đấu hạng nặng, hạng ở đây chỉ sơ tốc đầu đạn, còn khối lượng và lực giật SVT vẫn hạ hơn). Số lượng sản xuất cũng cho thấy các G-41 và G-43 khó làm hơn, có cỡ nửa triệu các khẩu đó đã làm trong chiến tranh. Ngoài mặt trận thì lính Đức vớ được SVT quý như vàng.
Nhưng nếu không có G-41, G-43 thì Đức chỉ có các súng trường cổ lỗ kiểu 189x (tương đương thời Mosin, ví dụ Gewehr 1898 và cạc bin của nó K98). Người Đức cũng như phương Tây quá đề cao súng ngắn bắn nhanh (MP), điều đó làm họ quá thiếu trang bị những súng này, và không kịp bù đắp khi hiểu ra điều đó.

Cũng cần so với súng Mỹ cái Huh M1918 Browning Automatic Rifle nặng 8,8kg. Sau này, súng được cải tiến tăng độ bền nòng giảm khối lượng 7,2kg và trở thành trung liên, không còn là súng trường nữa.
Springfield thai nghén M1 Garand cùng thời với Fedorov, nhưng mãi đến năm 1936, súng qua nhiều lần cải tiến mới được chấp nhận. Sơ tốc đầu đạn cũng ngang SVT. Sũng cũng nặng hơn 4kg, chỉ hơn SVT chút. Súng đã có khóa nòng xoay nhưng vẫn dùng băng đạn cổ.
Năm 1942, Mỹ cũng chấp nhận trang bị M1 carbine. Súng này rất hiện đại, gọn nhẹ. Kiểu M2 cải tiến từ M1 năm 1944 đã có chọn chế độ bắn. Nhược điểm của những súng này là động năng đầu đạn quá thấp (tốc độ đầu đạn 600m/s), chúng dùng đạn súng ngắn 7,62x33mm. Điều này không đạt tính năng của một súng trường.
Như vậy, trước năm 1936 Mỹ thiếu Fedorov và từ sau thế chiến 2 đến khoảng 1970, thiếu hẳn súng trường như AK. Chỉ sau này, khi M16 có selective fire thì Mỹ mới thật sự có súng trường tấn công.
M1 Garand vẫn dùng kẹp đạn cổ lỗ kiểu thế kỷ 19.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2008, 01:19:46 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #129 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2008, 04:22:20 pm »

Cám ơn huyphúc1981 vế các trang web,world.guns.ru là trang ruột rồi hai trang kia nhờ huyphuc nên tôi mới được biết.Vừa đọc báo an ninh thế giới số ra hôm nay 5/1/2008 ở bài"Cuộc tổng tiến công làm chủ thành phố Huế dịp Tết Mậu Thân 1968"có ảnh du kích Phong điền bắn rơi máy bay Mỹ,tôi thấy cóp 1 du kích cầm 1 khẩu giống Tokarev,nhưng lại ngờ ngợ giống M14 của tụi Mỹ.Huyphuc liếc mắt qua rồi cho ý kiến hộ nhé.Nhưng theo tôi nghĩ M14 thì có lẽ đúng hơn là Tokarev
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM