Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:54:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.  (Đọc 722055 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2007, 09:51:26 pm »

Khéo sử dụng mọi khả năng tiềm tàng để đánh địch, ta không chỉ hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu điểm yếu của địch, mà còn biết khai thác ngay những yếu tố công nghệ mạnh nhất của địch để đánh lại chúng. Trường hợp đánh máy bay B-52 là một thí dụ minh chứng. Gây nhiễu là một thủ đoạn của địch, nhưng bộ đội phòng không-không quân ta biết dùng nhiễu đặc trưng của B-52 để bám sát và bắn rơi chúng, từ đó sáng tạo ra một cách độc đáo, rất Việt Nam, trong cuộc đấu trí và đấu lực quyết liệt với tiềm lực không quân mạnh và hiện đại nhất của Mỹ. Đó là cách đánh trong môi trường bị gây nhiễu.
Một trong những bí quyết của công nghệ sử dụng vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong kháng chiến chống Mỹ là sự kết hợp tài tình, khôn khéo giữa kiến thức khoa học kỹ thuật cao với nghệ thuật quân sự độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Đặc trưng thứ ba: tính khả thi và hiệu quả lớn.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta phải đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô, mức độ sử dụng lực lượng và phương tiện của cả hai bên vượt xa thời kỳ chống Pháp, do đó tính khả thi và hiệu quả của công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.

Trước hết, đặc trưng công nghệ này thể hiện nổi bật trong mảng vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo trên chiến trường miền Nam-nơi đối đầu trực tiếp với hàng triệu quân Mỹ và đồng minh của họ. Với khả năng sáng tạo vô tận của nhân dân, kế tục truyền thống công nghệ vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống Pháp, trước nhu cầu bức thiết và đa dạng của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu nước, ta đã sáng tạo ra hàng trăm, hàng ngàn kiểu loại vũ khí từ thô sơ nhất như bẫy chông tre đến hiện đại như mìn bẫy có cơ cấu điều khiển bằng điện tử. Hiện đại ở đây được hiểu theo nghĩa hàm lượng khoa học, nguyên lý khoa học, còn thiết kế lại đơn giản, dễ chế tạo, có thể sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ hoặc khai thác từ các phương tiện của địch.

Thứ hai, tính khả thi và hiệu quả thể hiện ở chỗ chúng ta biết khai thác tối đa tính đan xen công nghệ trong bố trí lực lượng và phương tiện chiến đấu, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp. Con số máy bay Mỹ bị bắn rơi và phá huỷ trên cả hai miền Nam-Bắc bằng các phương tiện hoả lực khác nhau đã chứng tỏ điều đó. Tính từ năm 1965-1975, không quân ta bắn rơi 320 máy bay Mỹ các loại (trong đó có 2 chiếc B-52); tên lửa phòng không bắn rơi 800 máy bay (từ 1965-1972), riêng trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã bắn rơi 37 chiếc, trong đó có 32 chiếc B-52. Hải quân nhân dân Việt Nam bắn rơi 118 máy bay, bộ đội đặc công phá huỷ 6.000 máy bay các loại. Các lực lượng dân quân tự vệ và bộ đội địa phương bắn rơi hàng trăm chiếc khác, trong đó máy bay “cánh cụp cánh xoè” F-111 hiện đại nhất của Mỹ.

Thế trận phòng không nhân dân.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 09:27:25 pm »

Thứ ba, thể hiện ở hiệu quả công nghệ cải tiến, cải biên vũ khí trang bị. Trong nhiều trường hợp, chỉ một cải tiến nhỏ cũng mang lại hiệu quả lớn. Đây là bài học quan trọng trong khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật cũ và mới.

Sau kháng chiến chống Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ, trong số vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta có nhiều chủng loại phương tiện hoả lực xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, (từ Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật, v.v…), không đồng bộ về chất lượng, về phương tiện mang và đạn dược. Chúng ta đã khéo cải biên và cải tiến các vũ khí trang bị đó để phục vụ yêu cầu bức thiết của chiến trường. Các hoạt động đó đã đạt được khả năng lắp lẫn, thay đổi chức năng và mục đích sử dụng, góp phần quan trọng tạo ra các phương tiện chiến đấu thuận tiện phù hợp với nhiều tình huống khác nhau, đáp ứng các yêu cầu chiến đấu đa dạng. Hoạt động cải biên và cải tiến đó góp phần gây cho địch nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần vì chúng khó tìm được hướng và cách đối phó.

Trong số các công trình khai thác vũ khí trang bị  tích luỹ đựoc từ cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể kể đến công trình cải tiến pháo phòng không 90mm do Mỹ sản xuất viện trợ cho Liên Xô theo hiệp ước đồng minh chống phát xít và Liên Xô lại viện trợ cho quân đội ta. Công trình này được tiến hành trong bối cảnh xúc tiến chuẩn bị đương đầu với thách thức chiến tranh xâm lược mới của Mỹ. Cán bộ và chiến sĩ pháo phòng không đã tìm tòi nghiên cứu khai thác các nguồn tư liệu thu thập được về loại pháo này, cải tiến thành công kính ngắm, lắp thêm bộ phận bắn đón máy bay bay thấp, bay bằng và bổ nhào. Đồng thời, rút ngắn thời gian thao tác bắn loại pháo này từ 17 phút theo lý thuyết thiết kế xuống còn 6 phút và sau đó là 4 phút. Về sau, trong trận chiến đấu ngày 5 tháng 8 năm 1964, đại đội 183 (trung đoàn 280) bộ đội phòng không bảo vệ thành phố Vinh đã bắn rơi tại chỗ máy bay phản lực Mỹ bằng chính pháo phòng không 90mm do cán bộ chiến sĩ pháo phòng không ta cải tiến. Đây là công trình cải tiến rất quan trọng trong những năm đầu xây dựng tiến lên chính quy hiện đại, thể hiện tinh thần chủ động sáng tạo dám nghĩ, dám làm trong khai thác vũ khí trang bị. Tinh thần đó về sau được phát huy với cường độ và hiệu quả cao hơn trong hoạt động làm chủ khai thác các vũ khí trang bị phòng không hiện đại như tên lửa có điều khiển, pháo phòng không điều khiển bằng rada, v.v…

Pháo phòng không 90mm bảo vệ HN.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2007, 09:52:06 pm »

Không thể không kể đến một thí dụ điển hình về mặt này là công trình cải tiến pháo phản lực mang vác A-12 trên cơ sở đó đề nghị Liên Xô sản xuất hàng loạt rocket ĐKB mang vác đã nhiều lần dội bão lửa xuống nhiều căn cứ quân sự, kho tàng, đơn vị đóng quân của địch. Trong đó có các căn cứ lớn, quan trọng tầm chiến lược nằm ngay cạnh cơ quan đầu não của địch. Hoảng sợ trước sự xuất hiện pháo “Cachiusa” mang vác của ta, địch rải truyền đơn kêu gọi ta thôi dùng loại vũ khí này để đổi lấy phương án chúng thôi dùng pháo đài bay B-52.


Bác Hồ xem bắn thử A-12.

Thứ tư, tính khả thi và hiệu quả lớn thể hiện nổi bật ở các biện pháp đối phó với vũ khí trang bị hiện đại của đối phương, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang ta. Để có được biện pháp đối phó hiệu quả cao, chúng ta đã phải tìm hiểu nghiên cứu, nắm chắc những chỗ mạnh và điểm yếu trong vũ khí trang bị của địch. Từ đó, đề ra các giải pháp kỹ thuật kết hợp với chiến thuật, có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Các biện pháp đó vừa có quy mô lớn, tầm chiến lược, trình độ công nghệ từ thấp đến cao như biện pháp đối phó thành công với các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ trong đó có máy bay ném bom chiến lược B-52 trong chiến dịch ném bom cuối năm 1972 vừa có quy mô lớn gồm nhiều trình độ công nghệ khác nhau như rà phá bom từ trường. Có biện pháp rà phá đơn giản như dùng khung dây dẫn phá bom từ trường nhưng có hiệu quả cao. Chỉ cần một cuộn dây điện với 2 quả pin nhỏ, bất kỳ tổ thanh niên xung phong nào cũng có thể phá được bom từ trường của Mỹ ở các địa điểm khác nhau. Nhưng cũng có những biện pháp phức tạp hơn như dùng cả một chiếc ô tô làm “lõi”, xung quanh được quấn các khung dây để làm phương tiện rà phá cơ động, v.v…


Lắp đặt tàu phóng từ rà phá thủy lôi.

Thứ năm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chiến thuật và kỹ thuật, giữa kỹ thuật và kinh tế, liên kết tất cả các khâu từ nghiên cứu thiết kế đến sản xuất, huấn luyện và đưa công nghệ mới vào chiến đấu nhằm đạt hiệu quả cao và kịp thời. Đó là một trong những phương châm hành động góp phần tạo nên thành công trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2007, 08:58:56 pm »

Công tác khoa học và kỹ thuật quân sự phải luôn luôn nhằm giải quyết những nhiệm vụ chiến đấu cấp bách nhất của chiến trường và bảo đảm các yêu cầu của chiến thuật. Căn cứ vào đặc điểm chiến trường của ta và mối tương quan giữa ta và địch, yêu cầu chiến thuật nổi bật nhất lúc bấy giờ đối với vũ khí trang bị là bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu nhưng phải gọn nhẹ, dễ mang vác, dễ sử dụng, bí mật bất ngờ. Các cơ quan nghiên cứu của ta nói chung nắm vững các yêu cầu đó trong quá trình chọn đề tài, xác định chỉ tiêu chiến-lương thực của đề tài, lập phương án nghiên cứu và chọn lựa các giải pháp kỹ thuật. Nhờ nắm vững nhiệm vụ chiến đấu và các yêu cầu của chiến thuật, chúng ta đã khai thác và thích ứng được các vũ khí hiện đại nhập từ bên ngoài vào điều kiện chiến trường của ta để phát huy tác dụng của chúng trong thực tế chiến đấu như MiG-17 cải tiến, A-12, ĐKB nối tầng, mìn, thuỷ lôi ứng dụng thuốc nổ dẻo và bánh ép TNT, v.v… Những yêu cầu chiến thuật đó cũng được thể hiện trong các chỉ tiêu kỹ thuật của các vũ khí do ta nghiên cứu thiết kế và chế tạo như thuỷ lôi áp suất APS, thủ pháo mảnh, mìn đánh máy bay MĐK, tên lửa phá rào FRA, v.v…


DKB nối tầng - DKF-20.

Nhờ thế, mặc dù chưa hoàn chỉnh, vẫn được các đơn vị đưa vào chiến đấu đạt hiệu quả cao. Trong lĩnh vực nghiên cứu đối phó với địch, sự kết hợp giữa chiến thuật và kỹ thuật còn mật thiết hơn nữa. Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này có khi được thể hiện bằng các phương tiện kỹ thuật như các phương tiện phá bom từ trường, nhưng nhiều trường hợp khác lại được thể hiện bằng sự phát triển của chiến thuật, lợi dụng các mặt hạn chế trong kỹ thuật hiện đại của địch để đối phó với chúng sao cho có hiệu quả. Ngay trong lĩnh vực nghiên cứu về bảo quản cũng chú ý đến các yêu cầu của chiến thuật để đề xuất các biện pháp lương thực thích hợp như mỡ chịu nhiệt cho pháo phòng không, dung dịch tẩy rửa nòng pháo, v.v…

Đương nhiên, quan hệ giữa kỹ thuật và chiến thuật phải là quan hệ hai chiều: nói chung kỹ thuật phải phục vụ cho chiến thuật, trong không ít trường hợp, yêu cầu chiến thuật thúc đẩy kỹ thuật phát triển. Khi đã có các phương tiện kỹ thuật, chiến thuật lại phải căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật hoặc công nghệ mới, vào đặc điểm của công tác kỹ thuật. Mối quan hệ này được thể hiện khá sinh động trong các hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu khác nhau.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2007, 08:04:25 pm »

Mối quan hệ giữa kỹ thuật và kinh tế cũng được xử lý đúng trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp công nghệ. Giải pháp đó phải vừa phù hợp với yêu cầu của chiến thuật, vừa có khả năng đưa vào sản xuất với một khối lượng sản phẩm nhất định để có tác dụng chiến thuật đáng kể. Vì trình độ công nghệ và khả năng công nghiệp của nước ta còn rất hạn chế nên tư tưởng chỉ đạo lúc bấy giờ trong công tác khoa học và công nghệ là ra sức vận dụng các lý luận khoa học đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng trong điều kiện nước ta.

Đó là tư tưởng chỉ đạo cơ bản cho sự tìm tòi sáng tạo khoa học và công nghệ, không phải chỉ thích hợp với giai đoạn khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh mà còn là một tư tưởng chỉ đạo cơ bản lâu dài cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Chỉ có như vậy công nghệ quân sự mới có thể góp phần phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân.

Theo hướng đó, chúng ta đã tạo ra được các loai trang bị kỹ thuật đơn giản nhưng có cơ sở khoa học và có hiệu quả chiến đấu khá cao. Đương nhiên, không phải mọi yêu cầu của chiến thuật trong chiến tranh hiện đại đều có thể giải quyết bằng kỹ thuật đơn giản. Trong trường hợp cần có những giải pháp công nghệ tương đối phức tạp, đương nhiên phải chấp nhận tính phức tạp của giải pháp công nghệ và tận dụng mọi khả năng công nghiệp trong nước để giải quyết.

Vấn đề kết hợp công nghệ với chiến thuật trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể gợi mở cho chúng ta những suy nghĩ cần được nghiên cứu tham khảo trong tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang về sau này.

Đặc trưng thứ tư: tiềm năng cải tiến, cải biên sáng tạo phát triển vượt bậc, đạt tới tầm cao mới.
Tiềm năng cải tiến, cải biên vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đạt được tầm cao mới và được thể hiện rất rõ trên nhiều mặt.

Thứ nhất, thể hiện ở số lượng các công trình cải tiến, cải biên vũ khí trang bị. Trong điều kiện chiến tranh diễn ra ác liệt, dồn dập, khẩn trương, quyết liệt, mỗi công trình đó có thể được ghi nhận như một chiến công thầm lặng.

Thứ hai, thể hiện ở trình độ và chất lượng công nghệ cải tiến, cải biên vũ khí trang bị không chỉ cải tiến các chi tiết nhỏ mà còn cải tiến cả hệ thống vũ khí trang bị lớn để phù hợp với điều kiện chiến tranh trong môi trường Việt Nam; không chỉ cải tiến các vũ khí trang bị có tính chất cơ khí là chủ yếu như súng cối mà còn cải tiến cả những vũ khí trang bị có trình độ công nghệ cao như tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu, vũ khí trang bị hải quân, pháo binh, công binh, hóa học, thông tin liên lạc, v.v…


Bác Hồ nghe giới thiệu về DKB - loại pháo được LX chế tạo theo đề xuất của VN.

Ở đây cần đặc biệt lưu ý đến hai loại cải tiến. Loại thứ nhất do chúng ta tự xây dựng phương án thiết kế và thi công trong nước trọn vẹn, trong một số trường hợp có sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự nước bạn. Loại thứ hai chỉ là các ý tưởng thiết kế cải tiến nảy sinh trong quá trình sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật nhập từ bên ngoài nhưng ta không có đủ điều kiện vật chất kỹ thuật và kinh tế để thực thi trong thực tế.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 09:51:20 pm »

Thông qua các hoạt động nghiên cứu cải tiến, cải biên sáng tạo đó cán bộ khoa học và kỹ thuật quân sự của ta tiếp thu được những kiến thức và kinh nghiệm khoa học kỹ thuật hiếm có mà không được giảng dạy hoặc truyền thụ ở bất kỳ một học viên quân sự nào. Đó là một dạng bí quyết công nghệ, trong một số trường hợp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đổi mới và cải tiến vũ khí trang bị. Nhưng trong điều kiện chiến tranh, chúng ta không có khả năng thiết lập quy trình công nghệ, thiết bị công nghệ để thực thi những ý tưởng đó. Ngày nay, xét theo quan điểm khoa học và công nghệ, những ý đó là nguồn thông tin công nghệ có ý nghĩa đặc biệt. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, các công ty công nghệ quân sự trên thế giới ra sức săn lùng thông tin về nguyên nhân bất lực và sự thất bại của các phương tiện chiến tranh của Iraq trong cuộc đối đầu với Mỹ và liên quân. Nhưng phía Iraq dường như không đưa một tin nào về quá trình sử dụng vũ khí trang bị của họ. Lý do thật dễ hiểu vì đó là những bí mật công nghệ rất có giá trị để họ cải tiến vũ khí trang bị hiện có và chế tạo các vũ khí trang bị mới.

Thực tiễn trên đây chứng tỏ năng lực đổi mới, cải tiến công nghệ tiềm ẩn trong đặc trưng văn hóa của người Việt Nam một khi được tiếp nhận tri thức khoa học đã phát triển và thể hiện mạnh mẽ. Nhưng trong điều kiện chiến tranh, chúng ta không có khả năng nận và xây dựng quy trình công nghệ nên về sau phải chịu một hậu quả lâu dài là mất cân đối giữa khoa học và công nghệ. Thực tế là chúng ta thừa đội ngũ cán bộ và nhân viên khoa học, thiếu đội ngũ cán bộ và nhânviên công nghệ. Thực tế này có thể được xem như một sự “khủng hoảng thừa cán bộ khoa học kỹ thuật”. Đó cũng là một hiện tượng đã từng gặp tại một số nước đang phát triển, ở các nước bạn của chúng ta ở Đông Âu và đặc biệt là Liên Xô trước đây. Những năm 50-60, ở Nam Triều Tiên cũng xảy ra một cuộc khủng hoảng “thừa khoa học, thiếu công nghệ”. Sự khủng hoảng đó có thể vừa là kết quả, vừa là hậu quả của truyền thống Nho giáo, hiếu học của các dân tộc Á Đông tương tự. Nhưng trong những năm sau đó chiến lược chuyển giao và nhập khẩu công nghệ đã nhanh chóng thu hút đội ngũ những người lao động có chất xám đó và góp phần quan trọng đưa Nam Triều Tiên thành một cường quốc công nghệ có trình độ công nghệ thế giới đang thách thức cạnh tranh cả với Mỹ và Nhật Bản.

Đặc trưng thứ năm: Quá trình phát triển từ công nghệ-kinh nghiệm đến công nghệ-khoa học bắt đầu trong kháng chiến chống Pháp đã tiến một bước dài trong kháng chiến chống Mỹ và đạt đến trình độ cao hơn nữa.
Như đã giới thiệu ở chương hai, ở các nước phát triển, giai đoạn một trong tiến hoá công nghệ diễn ra trước thế kỷ XV là giai đoạn công nghệ kinh nghiệm, giai đoạn thứ hai trong tiến hoá công nghệ quân sự diễn ra ở thế kỷ XIX dựa trên một số cơ sở lý luận khoa học và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Sang giai đoạn thứ ba trong thế kỷ XX, tiến hoá công nghệ quân sự là một quá trình có tổ chức, có định hướng, dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc và một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Căn cứ vào cái “thang điểm” đó để đánh giá thì công nghệ quân sự của ta vừa có các yếu tố tiến hoá giai đoạn một, là giai đoạn đoạn công nghệ-kinh nghiệm, công nghệ-kỹ xảo, vừa có yếu tố của giai đoạn hai và ba. Đặc trưng đó có ý nghĩa quyết định tạo ra tính đan xen công nghệ trong vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta. Nhưng so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, công nghệ vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta có bước phát triển mới, cao hơn trong đó hàm lượng khoa học nhiều hơn trong công nghệ sử dụng, công nghệ chế tạo, thậm chí yếu tố khoa học trong công nghệ còn mạnh hơn yếu tố quy trình, dẫn đến sự mất cân đối trong hai vế đó. Còn công nghệ-tính năng của vũ khí trang bị nhập từ bên ngoài đã đạt tới trình độ vược bậc so với trước, trong đó một số vũ khí có tính năng đạt tới trình độ công nghệ cao.

Mổ xẻ thủy lôi Mỹ để tìm cách rà phá.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 09:57:18 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2007, 08:25:58 pm »

Sự phát triển vừa vượt bậc, vừa không cân đối đó một mặt là do công nghệ vũ khí trang bị của ta hình thành theo quy luật không bình thường. Phần lớn số vũ trang hiện đại và tương đối hiện đại không do ta tự chế tạo ra mà thông qua quá trình chuyển giao công nghệ dặc biệt, đó là sự viện trợ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Mặt khác, sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm xây dựng hoà bình ở miền Bắc (năm 1954 đến 1964) và tiếp tục sau đó trong những năm cả nước có chiến tranh đã tạo ra đội ngũ nhân lực khoa học kỹ thuật hùng hậu (Năm 1970, miền Bắc có 4 triệu học sinh phổ thông, 8 vạn 7 ngàn học sinh đại học, 14 vạn 3 ngàn học sinh trung cấp và hơn 1 vạn lưu học sinh ở nước ngoài. Hàng chục vạn cán bộ kỹ thuật và hàng chục ngàn người chuyên nghiên cứu khoa học). Đội ngũ đó là cơ sở mạnh và vững chắc để ta làm chủ, khai thác các phương tiện chiến đấu có trong tay, đồng thời nắm chắc những thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Mỹ để kịp thời phát hiện các thủ đoạn chiến tranh tinh vi của họ.

Cuộc đấu trí thắng lợi của ta trong việc đương đầu với nhiều loại hình chiến tranh quy mô lớn của Mỹ chứng tỏ kiến thức khoa học kỹ thuật và khoa học quân sự cơ bản trình độ cao kết hợp khôn khéo với các phương tiện kỹ thuật có phần lạc hậu hơn địch về công nghệ vẫn tạo ra được cách đánh giá có hiệu quả lớn. Một số tri thức khoa học kỹ thuật quý báu thu thập được của cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự trong quá trình khai thác vũ khí trang bị của ta cũng như trong hoạt động tìm hiểu vũ khí trang bị của địch đã không có cơ sở công nghệ để áp dụng. Những tri thức đó được chuyển giao cho bạn để cải tiến vũ khí mới, vừa có lợi cho cả hai bên.


Hướng dẫn tháo thủy lôi.

Sự phát triển vược bậc về mặt khoa học đã đưa công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang ta tiến hoá đến trình độ khoa học ứng dụng (Applied Science). Có một số ý kiến gọi đó là “khoa học thực tiễn”. Thực chất của trình độ đó là đưa các ý tưởng khoa học trực tiếp phục vụ các yêu cầu của chiến tranh. Hoạt động chiến đấu và sản xuất vừa là đối tuợng phục vụ, vừa là nơi kiểm nghiệm tính chân lý của khoa học.

Có được trình độ công nghệ-khoa học,cán bộ, chiến sĩ ta đã đề xuất, tính toán và thực thi thành công nhiều đề tài khoa học thực tiễn đạt kết quả tốt.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2007, 07:43:23 pm »

Đặc trưng thứ sáu: kết hợp tính khoa học và tính cách mạng.
Vào những năm 60, khi Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam nước ta và sau đó phát động cuộc leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, cả thế giới tiến bộ lo ấu và thông cảm với nhân dân ta trước sức mạnh kỹ thuật quân sự khủng khiếp của Mỹ, đặc biệt là trước chiến dịch ném bom chiến lược quy mô lớn bằng pháo đài bay vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Trong cuộc đối đầu không cân sức đó, thiếu một trong hai yếu tố “cách mạng” và “khoa học”, chúng ta không thể giành được thắng lợi. Đó là một thực tế đã được lịch sử ghi nhận. Trong lĩnh vực công nghệ, yếu tố con người là trung tâm. Trong công nghệ quân sự của ta, đó là những con người vừa có tinh thần tự giác hy sinh cách mạng rất cao, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật đủ sức nắm vững, làm chủ từ vũ khí trang bị thô sơ đến vũ khí trang bị công nghệ cao.

Trước hết, xuất phát từ quyết tâm dám đánh Mỹ và thắng Mỹ chúng ta mới phát hiện ra ưu thế công nghệ của Mỹ không đồng nhất với ưu thế quân sự của họ, rằng vũ khí trang bị của Mỹ dù hiện đại đến mấy cũng có những hạn chế và nhược điểm nhất định. Chính các nhà lý luận quân sự Mỹ cũng đưa ra ý kiến tổng kết rằng ưu thế công nghệ chỉ có thể tạo ra ưu thế quân sự trong hai điều kiện.

1.Ưu thế công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao được áp dụng để chế tạo các vũ khí trang bị thích hợp với chiến trường nhất định, nhằm vào đối tượng nhất định. Một quả bom, tên lửa thông minh ”sinh ra” để đánh một đối phương ở châu Âu, ở sa mạc Trung Đông có thể  “tỏ ra” rất “ngớ ngẩn” trươớ một đối phương trên chiến trường nhiệt đới, rừng rậm như ở Đông Dương, thậm chí không hữu hiệu bằng những vũ khí “ngu si”.

2.Ưu thế công nghệ phải kết hợp với các yếu tố khác như học thuyết quân sự, tinh thần, tâm lý và các yếu tố nhân văn khác mới trở thành ưu thế quân sự.

Bị thua trận ở Việt Nam và mang nặng “hội chứng Việt Nam” suốt hàng thập kỷ, đến chiến tranh Vùng Vịnh, Mỹ đã phải tính đến rất kỹ và khai thác tối đa yếu tố tinh thần và tâm lý trong cuộc đối đầu với Iraq. Thậm chí, trong các chương trình đào tạo sĩ quan trong học viện quân sự Mỹ, các tướng lĩnh Hoa Kỳ đã phải đưa nội dụng nghiên cứu tác phẩm của các nhà quân sự Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nhân dân vào chương trình nghiên cứu của họ.


Chiến thắng 30/4/1975 - Chiến thắng của tinh thần và trí tuệ Việt Nam.

Ngoài ra, trong thập kỷ 80, khi nghiên cứu về chiến tranh công nghệ cao, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng phải thừa nhận rằng “vũ khí thông minh” vẫn có những giới hạn nhất định. Một đối phương có tài thao lược trong công nghệ sử dụng vẫn có khả năng hạn chế các vũ khí đó bằng các biện pháp phòng thủ thích hợp.

Trong những năm tháng cách mạng sôi nổi, hào hùng những năm 60 và 70 sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã trở thành lý tưởng, thành lẽ sống của cán bộ, chiến sĩ nhân dân ta nói chung, của cán bộ khoa học kỹ thuật chúng ta nói riêng. Chiến lược chiến tranh nhân dân vừa là kim chỉ nam cho các hoạt động khoa học kỹ thuật vừa là nguồn lực vô tận để hỗ trựo cho công tác nghiên cứu, để biến kết quả nghiên cứu nhanh chóng thành sức mạnh chiến đấu to lớn trên các chiến trường.

Mọi cán bộ chiến sĩ ta đều khao khát thể hiện lý tưởng và ý chí chiến đấu của mình bằng hành động thực tế. Kết quả nghiên cứu phục vụ chiến đấu từ những ngày đầu dù chưa nhiều, cũng giúp cho mỗi cán bộ khoa học kỹ thuật tự khẳng định mình, tăng thêm lòng tự tin và lòng tin vào đồng đội, vào sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của chỉ huy các cấp trong một môi trường chính trị, tâm lý và khoa học lành mạnh, đồng cam cộng khổ, thực sự dân chủ và tin cậy trong khoa học và trong đời sống hàng ngày. Không có lý tưởng cao đẹp đó, không có lòng tự tin và lòng tin vào tập thể, vào lãnh đạo thì không thể có tinh thần hăng say nghiên cứu, không thể có sáng tạo cá nhân và sáng tạo tập thể. Các chuyến đi thực tế vào chiến trường để áp dụng kết quả nghiên cứu đồng thời cũng là một dịp bồi dưỡng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm chính trị và ý chí chiến đấu cho cán bộ ta, tiếp thêm xung lực mới cho sáng tạo khoa học. Đúng như F.Ăng-ghen nhận xét, thực tế cuộc sống đẩy nạnh sự phát triển khoa học kỹ thuật bằng hàng chục trường đại học.

Sự kết hợp giữa tính cách mạng và tính khoa học đã góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ý chí chiến đấu cao, năng động sáng tạo, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với nhiều khó khăn gian khổ. Một số cán bộ khoa học kỹ thuật đã hy sinh anh dũng trong quá trình công tác nghiên cứu cũng như trong quá trình tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Chính nhờ sự hy sinh quên mình của các chiến sĩ công binh, đặc công, chúng ta mới có được các mẫu bom từ trường và các mẫu bom đạn khí cụ khác để cán bộ khoa học kỹ thuật ta nghiên cứu chúng nhằm tìm ra bí quyết đối phó.

Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ chiến đấu bao gồm nhiều khâu nghiên cứu, thiết kế, chế thử sản xuất loại nhỏ, huấn luyện bộ đội, đưa kỹ thuật mới vào chiến đấu, khâu nào cũng đầy gian lao thử thách. Nội dung nghiên cứu và hoạt động của các khâu lại không thể hình dung được hết ngay từ đầu, nhiều khâu lại được tiến hành xa đơn vị, cơ quan nghiên cứu, giải pháp cho các vấn đề nảy sinh phụ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng khu vực chiến trường, từng tình huống và thường phải được quyết định tại chỗ. Trong hoàn cảnh đó, không có ý chí chiến đầu cao và tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ nghiên cứu và của tập thể thì dù kiến thức khoa học kỹ thuật có phong phú đến đâu, phương tiện nghiên cứu thí nghiệm hiện đại đến đâu cũng không dễ gì đạt được kết quả trong công tác nghiên cứu, càng không thể tạo ra được hiệu quả chiến đấu trên các chiến trường. Đó chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho mọi thắng lợi của chúng ta từ khâu quản lý, khai thác đến khâu thiết kế chế tạo vũ khí trang bị mới.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2007, 07:47:46 pm »

Cuốn sách viết về đặc trưng vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ do Trung tướng, tiến sĩ khoa học Trương Khánh Châu chủ biên đến đây là hết.
Topic này đúng ra nên đóng lại, nhưng tôi có tham vọng liệt kê hình ảnh, tính năng, tác dụng các loại vũ khí, khí tài của QĐNDVN đã sử dụng trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh. Việc này, có lẽ sẽ quá sức với 1 người nhưng sẽ không khó với nhiều người. Hy vọng được các bạn ủng hộ để chúng ta có một bộ sưu tầm đầy đủ!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #109 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 01:45:12 pm »

Súng trường bá đõ trong chiến tranh VN là K44 hay là CKC?Bạn nào biết trả lời hộ với
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM