Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 07:02:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125406 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #160 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2008, 01:08:55 am »


Ở giai đoạn văn hoá Đông Sơn, người Việt cổ đã là một tập hợp cư dân khá đông đúc, tăng trưởng nhanh, lan toả rộng, “văn hoá hoá” khá nhanh những vùng đất còn hoang sơ.
 
Trong quá trình lao động và đấu tranh, họ đã gắn bó với nhau, liên kết lại thành cộng đồng cơ dân ngày càng lớn mạnh. Nhờ thiên nhiên đa dạng của vùng nhiệt đới gió mùa, nhờ cuộc cách mạng” trong luyện kim, công cụ sản xuất làm từ nguyên liệu đồng, sắt ngày một tinh xảo, trình độ sản xuất phát triển, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Việc chế tạo được lưỡi cày đồng, đưa vào sử dụng rộng rãi đã tạo ra bước ngoặt trong nông nghiệp. Kỹ thuật canh tác ngày càng tiến bộ nhờ dùng cày, sức kéo của gia súc, kết hợp với thuỷ lợi và thâm canh tăng vụ. Các nhân tố tự nhiên, kỹ thuật và con người (lao động) kết hợp với nhau thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, tạo nên cơ sở hạ tầng vững chắc và trên đó vươn lên kiến trúc thượng tầng tương ứng của xã hội Đông Sơn.

Sức sống của văn hoá Đông Sơn còn được tiếp sức, rìuôi dưỡng bởi năng lực tiếp thụ, “ bản địa hoá” những nét đặc sắc của các nền văn hoá khác, không bị mất đi bản sắc riêng, không bị đồng hoá bởi nền văn hoá của các dân tộc khác.

Hình ảnh người chèo thuyền khắc hoạ trên trống Đồi Ro (Hoà Bình) thể hiện tài kết hợp nhuần nhuyễn, phong cách nghệ thuật tả thực chú ý đến từng chi tiết của văn hoá Điền với phong cách nghệ thuật cách điệu, vừa đặc tả, vừa chú ý đến cái “thần” trong văn hoá Đông Sơn.

Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã chú ý đến khả năng và sự tinh tế này của người Việt. John Mc Alister tác giả cuốn sách Người Việt  Nam và cuộc cách mạng của họ xuất bản ở Mỹ năm 1969 đã nhìn thấy sức mạnh của năng lực tiếp biến văn hoá như một giá trị văn hoá truyền thống nuôi dưỡng, tạo nên sức sống bền vững của văn hoá Việt Nam.

Phân tích nguyên nhân tất yếu sẽ dẫn đến chiến thắng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, ông cho rằng, thắng lợi được bắt rễ sâu xa từ cội nguồn nội địa, từ khả năng róc những tư tưởng ngoại lai vào cái khuôn đúc truyền thống chính trị dân tộc. Năng lực thích nghi, tiếp thu và cải biến cái nhập ngoại cho thích hợp với điều kiện của mình là một “biệt tài Việt Nam”, một sức mạnh, một giá trị văn hoá truyền thống đã xuất hiện, toả sáng từ thời Đông Sơn.

Song, mặc dù có khả năng đó, yếu tố tạo nên sức sống mãnh liệt, hun đúc nên những giá trị đặc sắc của nền văn hoá Đông Sơn chính là lòng yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của người Việt. Những phẩm chất đó được hình thành, phát triển trong những điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử cụ thể ở buổi đầu dựng nước và giừ nước. .

Lòng yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần cộng đồng bắt đầu nảy nở từ sự gắn bó, yêu quý đất ở, nơi sinh sống; từ tình thương yêu đồng loại, đồng tộc; từ yêu cầu phải hên kết, hợp sức với nhau trong lao động và đấu tranh của các bộ lạc người Việt cổ, ngay từ khi họ còn sống rải rác ở nhiều vùng khác nhau. Khi các tộc người này tiến xuống vùng thấp, khai phá đồng bằng, cộng cơ bên nhau ngày càng đông đúc hơn, quan hệ với nhau ngày càng rộng mở và gắn bó hơn, tình yêu thương trong gia đình, trong họ hàng, giữa những người dân cùng làng và cả cộng đồng cũng được phát triển cao hơn.

Khi yêu cầu của sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, với giặc giã đòi hỏi sự liên kết rộng lớn hơn, đặc biệt là việc xây dựng những công trình thuỷ lợi quy mô lớn, nhu cầu về sự trao đổi nguyên liệu để chế tác công cụ sản xuất và trao đổi sản phẩm làm ra; yêu cầu bảo vệ thành quả lao động và bảo vệ cuộc sống trở nên cấp bách. . . xã hội tiến tới văn minh, hình thành quốc gia, dân tộc, nhà nước, các yếu tố trên dần dần phát triển, tích tụ, hình thành ngày càng rõ nét lòng yêu nước, ý thức dân tộc, những giá trị và bản sắc văn hoá riêng.
 
Đối với người Việt, nét nổi trội nhất là các thành viên đều tự đặt mình trong tập thể, cá nhân được hoà đồng vào những lợi ích chung của cả cộng đồng, ý thức trách nhiệm phấn đấu chocộng đồng luôn luôn là động lực để mỗi cá nhân thể hiện những phẩm chất cao quý đó.
Do đặc điểm hình thành và phát triển, nét đặc sắc trong các giá trị của văn hoá Việt Nam thường được thể hiện tập trung và rõ nét trong các lĩnh vực đấu tranh.

Trước hết là đấu tranh để ngăn ngừa, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra. Việc đắp đê, hộ đê, ngăn lũ cần huy động rất khẩn trương và kịp thời sức người và sức của, đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực, tài trí và lòng dũng cảm của mỗi con người và của toàn thể cộng đồng.
 
Cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược từ bên ngoài càng đòi hỏi phải đồng lòng, hợp sức để đánh bại chiến tranh xâm lược, âm mưu huỷ diệt của kẻ thù và quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. 
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2008, 01:10:46 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #161 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:06:12 pm »



Mặc dù không có sự tách rời, song ở những thời điểm khác nhau, tính trội của phức hợp những giá trì tinh thần có thể nổi bật, đậm nét hơn trong xây dựng hoặc trong đấu tranh.  Do đặc điểm của lịch sử nước ta là ngay từ buổi đầu dựng nước đã liên tục phải đối phó với hiểm hoạ bành trướng lãnh thổ, chiến tranh xâm lược, âm mưu thôn tính và đồng hoá của các thế lực lớn mạnh ở sát gần, tính trội trong đấu tranh giữ nước thường nổi bật hơn. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc được tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh kiên cường để khẳng định và bảo vệ mình nên mang đậm sắc màu của lửa.

Nó hình thành trong lao động và đấu tranh của mỗi con người và cả cộng đồng, giản dị và tự nhiên như khí trời và ánh sáng, như cơm ăn và nước uống. Nó thấm vào máu thịt, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi khi quân thù xâm phạm, dày xéo đất nước, chém giết đồng bào, do căm giận quân xâm lược, “máu chảy ruột mềm”, người Việt đều nhất loạt vùng dậy, không ai có thể ngồi yên.
 
Song lại do tính ôn nhu của cư dân nông nghiệp, do cuộc sống gắn liền với vùng sông nước, trong nền “văn hoá nước”, lòng yêu nước củangười Việt Nam thường biểu lộ khiêm nhường, bình thản, tĩnh lặng, có phần sâu kín, đi vào nội tâm (khi trời yên biển lặng), song cũng vô cùng quyết liệt mạnh mẽ khi mây đen, hiểm hoạ kéo đến). Nó đã trở thành tính cách Việt, thể hiện trước hết và cụ thể trong văn hoá ứng xử với lũ lụt, hạn hán do “trời” gây ra, với những cuộc chiến tranh tàn khốc do giặc dữ đưa đến.

Nhờ cách ứng xử khôn khéo, vừa “hằng”, vừa “biến”, biết hoà hợp giữa cứng và mềm thành sức mạnh dẻo bền vô hạn, thành sức sống của nền văn hoá, đất nước, dân tộc Việt đã vượt qua biết bao gian nguy, thử thách để tồn tại và phát triển. Cũng nhờ sức sống dồi dào và mãnh liệt đó, sau những lần bị tàn phá dữ dội bởi thiên nhiên, giặc giã, sau những thời gian dài, có khi tới hàng nghìn năm bị đô hộ, bị nguy cơ đồng hoá bởi một nền văn hoá lớn, đất nước lại hồi sinh, nền văn hoá của dân tộc lại được phục hồi nhanh chóng.  “Thương người như thể thương thân” ! Lòng yêu nước, thương người của người Việt được biểu hiện cụ thể, giản dị và dễ thấy nhất ở tình thương người, ở đức nhân ái, bao dung, cảm thông với đồng bào, đồng loại. “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người sinh ra vốn thiện, có tính hướng thiện.

Tình thương yêu giữa người và người trong cộng đồng người Việt vừa thể hiện bản chất xã hội, nhân văn của con người, vừa là sản phẩm tất yếu của lịch sử dựng nước và giữ nước, xây dựng và đấu tranh chống xâm lược và thiên tai.

Không thương yêu đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách” là tự làm mất sức đề kháng, là sự tự huỷ diệt. Tình thương yêu, đùm bọc vốn là lẽ sống của con người trở thành điều kiện thiết yếu để người Việt cổ tồn tại và phát triển.
 
Đức tính nhân từ, rộng bụng, khoan dung tạo nền tảng cho cách đối nhân xử thế, giúp cho quan hệ giữa người và người trongcộng đồng tốt đẹp hơn, làm dịu đi những căng thẳng không cần thiết, giữ được hoà khí, tạo nên sự nhất trí trong cách nhìn nhận vấn đề và xử lý các mối quan hệ. Đức tính đó còn tạo cơ sở cho nghệ thuật ứng xử thu phục lòng người của “bề trên” đối với “kẻ dưới”.

Thương dân và khoan thư sức dân trở thành chính sách của những người điều hành đất nước biệt dựa vào dân, lấy dân làm gộc. Đức tính nhân từ, rộng bụng, khoan dung còn được biểu hiện như một nét đặc sắc trong các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc về mặt đối xử với kẻ thù chiến bại, về nghệ thuật “tâm công”, đánh vào lòng người, đề cao chính nghĩa của ta, làm suy giảm tính hiếu chiến, ý chí xâm lược của địch, làm dịu đi sự căng thẳng, đối đầu, kiến tạo mối quan hệ hoà hiếu với nước lớn sau chiến tranh.

Những chứng tích khảo cổ học thời kỳ văn hoá Đông Sơn cho thấy, không có sự chôn sống kẻ tôi tớ khi ông chủ khuất núi. Trong các hình khắc trên trống đồng Đông Sơn rất hiếm thấy cảnh cưỡng bức hành hạ chiến tù, cũng như trong các truyền thuyết và ghi chép lịch sử thời kỳ này không có cảnh huỷ diệt tàn khốc khi kẻ chống đối thất bại.
 
Trong suốt thời kỳ hình thành quốc gia, dân tộc, ở vào hoàn cảnh luôn luôn phải đối đầu với những thế lực mạnh hơn, lòng nhân ái nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày của tổ tiên ta được thể hiện ngay trong cách xử sự với kẻ thù như một kế sách “tâm công”, góp phần đẩy lùi hiểm hoạ. Lấy chí nhân thay cường bạo, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn không chỉ là phẩm chất, giá trị cao quý mà đã trở thành nhân tố tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, trong đó có sức mạnh của lực lượng vũ trang qua các thời đại.

 Trí tuệ là năng lực sáng tạo của con người. Nó để lại dấu ấn trên các sản phẩm mà con người, qua lao động đã tạo ra. Nền văn hoá của một tộc người, một dân tộc, gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, phản ánh trí tuệ của dân tộc đó Nó được hình thành, phát triển, đạt trình độ ngang bằng hoặc tiên tiến trong mối tương quan với các nền văn hoá khác. Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù kinh tế chưa phát triển, sinh hoạt vật chất của người dân chưa cao, những sáng tạo vật chất trong lịch sử chưa phải là nguy nga , tráng lệ , . . .  nền văn hoá Việt Nam vẫn được thế giới trân trọng, được xác định là một trong 34 nền văn minh có bản sắc riêng, độc đáo, biểu hiện tập trung và rõ nét nhất ở đời sống tinh thần, lối ứng xử, phong cách giao tiếp . . .

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #162 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:08:09 pm »



Ngược dòng thời gian, trở về với buổi đầu dựng nước và giữ nước, chúng ta bắt gặp những sản phẩm văn hoá - trí tuệ thời Đông Sơn, nền văn minh sông Hồng. Chủ nhân của nền văn minh đó - người Việt cổ đã hoá thân vào các sản phẩm văn hoá qua những mảnh vụn còn để lại trong lòng đất, trên các trang sử sách, trong lòng người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 
Trí tuệ Đông Sơn phát sáng trên các vật phẩm mà ta gặp lại. Từ đống trấu (vỏ hạt lúa) tìm thấy ở một vò gốm trong ngôi mộ Làng Vạc được các nhà khảo cổ xác định là lúa chiêm- ánh lên năng lực cải tạo giống lúa theo hướng thâm canh tăng vụ của người Đông Sơn mà nhiều sách sử đời sau đã ghi lại 1.

Từ trong dòng chảy của nước đồng vào khuôn đúc ở các lò luyện kim Đông Sơn, chúng ta cảm nhận được ở đó sự ngưng đọng, kết tinh trí tuệ của những người thợ đúc tài ba. Họ biết cách pha chế với tỷ lệ thích hợp đồng, thiếc, chì, kẽm để tạo ra một hợp kim tuyệt vời cho phép đúc ra những sản phàm tinh tuý như trống, thạp, bình, âu... nổi tiếng.

Pha trộn một tỷ lệ vừa đủ của thiếc  với đồng, họ đã đúc được những ngọn giáo, mũi tên đủ độ cứng và nhan sắc làm khiếp đảm kẻ thù. Tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn, của trí tuệ Việt cổ là những chiếc trống đồng tinh xảo, hoa mỹ, kỹ thuật đúc và nghệ thuật tạo dáng, trang trí... đạt đến trình độ cao. Bề mặt của mỗi chiếc trống đồng đều phủ đầy hoa văn vừa hài hoà, đẹp mắt, vừa có giá trị như một bộ sử bằng hình ảnh, phản ánh đời sống lao động, chiến đấu và sinh hoạt của cơ dân Đông Sơn, một cuộc sống tràn đầy sức sống, niềm vui, đầy thi hứng sáng tạo.
 
Chúng ta còn có thể tìm thấy qua hoa văn khắc vẽ trên trống đồng những tri thức phong phú, về nhiều mặt của cơ dân Đông Sơn. Chẳng hạn, vành hoa văn mô tả những đàn chim, hưu nối tiếp nhau bay nhảy xung quanh mặt trời ở vành trung tâm có thể là một bản “nông lịch”, phản ánh chu kỳ lạnh - ấm - nóng - mát của tiết trời đông - xuân - hè - thu, ứng với hai vụ cấy, gặt lúa trong sản xuất nông nghiệp.

Người Việt cổ thường mở hội mừng lúa mới vào mùa thu sau khi thu hoạch vụ mùa. Chim, hưu là những con vật gần gũi với đời sống và lao động sản xuất của họ trong các chu kỳ khí hậu, thời tiết hàng năm. Hưu là con vật sống ở núi, vùng cao, xứ lạnh. Có thể, người Việt cổ đã lấy con vật này làm biểu tượng cho mùa lạnh, cho những sinh hoạt và lao động khi tiết trời chuyển sang đông và xuân. Còn chim Lạc (con cò) là loài chim nước, sống ở vùng thấp, xứ nóng, rất gần gũi với ruộng đồng, có thể đã được chọn làm biểu tượng cho mùa nóng ẩm, mùa hè và thu.

Từ sản phẩm do trí tuệ, kỹ thuật và bàn tay khéo léo tạo ra, trống đồng Đông Sơn đã trở thành một tấm gương thần đối với người Việt cổ. Mỗi khi tiếp cận nó, nhìn vào nó, chiêm ngưỡng nó, nhất là trong các dịp hội hè, tế lễ... người Việt cổ có thể cảm nhận được những nét sinh hoạt, lao động hàng ngày cũng như cuộc sống nội tâm của mình trong đó.

Đối với người Việt cổ, trống đồng đã trở thành một vật thiêng gắn liền với cuộc sống hàng ngày và tâm linh của mỗi người và cả cộng đồng. Khi đem quân vào đất Việt, các thế lực xâm lược dường như đã nhận thấy sự thiêng liêng đó. Sử sách đã ghi lại rằng, Mã Viện ra sức cho người đi thu gom trống đồng để đúc thành gươm, đao, thành cột đồng ghi tên hắn. Không chỉ thôn tính đất Việt, âm mưu và mục tiêu nham hiểm của chúng là thủ tiêu nền văn hoá, đồng hóa người Việt, “nấu chảy” tinh thần Việt. Vừa chiến đấu chống giặc, người Việt vừa chôn giấu, kiên quyết bảo vệ trống đồng, bảo vệ bản sắc văn hoá của mình. Một số trống đồng bị địch thu, phá, bị sứt mẻ, nhưng tính thiêng của nó, biểu tượng tinh thần và những nét đặc sắc của nó trong nền văn hoá dân tộc không những không bị mai một mà vẫn được gìn giữ góp phần rìuôi dưỡng tinh thần quật khởi của người Việt.

Quá trình phát triển nảy sinh nhu cầu dựng nước và gắn liền với giữ nước. Sự hình thành nền văn minh, bản sắc văn hoá của dân tộc đòi hỏi phải giữ gìn những nét tinh hoa, đặc sắc, phải bảo vệ được nền văn hoá đó trước âm mưu thôn tính và đồng hoá của kẻ thù.
 
Mặt khác, tài thao lược, nghệ thuật đánh giặc giữ nước cũng là một bộ phận, một mặt biểu hiện đặc sắc của văn hoá, của trí tuệ dân tộc. Nói cách khác, trong những giá trị, những truyền thống hợp thành bản sắc văn hoá Việt Nam, có cả văn hóa trong dựng nước và văn hoá trong giữ nước. Những di tồn vật chất và tinh thần trong buổi đầu dựng nước, giữ nước phản ánh điều đó.


1. Sách Thuỷ kinh chú chép: “lúa ở Giao Chỉ chín hai mùa”. Xa hơn về trước, sách Di vật chí của Dương Phù (thế kỷ I) chép: “Lúa ở Giao Chỉ mỗi năm trồng hai lần vào mùa hè và mùa đông”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #163 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:10:59 pm »



II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ.

Cũng như trong xây dựng, con người là nhân tố quyết định trong chiến tranh. Tinh thần Cv chi), tn tuệ và thể lực hợp thành sức mạnh của con người, quyết định sức mạnh chiến đấu của con người, quyết định sức mạnh chiến đấu, sức mạnh quân sự của một quân đội, một dân tộc. Cả ba yếu tố đều quan trọng, quan hệ mật thiết với nhau.

Tinh thần là yếu tố bao trùm, có tác dụng kích thích, thúc đẩy hành vi của con người. Trong lĩnh vực đấu tranh giữ nước, các yếu tố tinh thần như lòng yêu nước, ý thức về dân tộc, về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, tinh thần độc lập, tự chủ, tình đoàn kết nhất tn, tình thương yêu đồng bào gìn giữ nòi giống... không chỉ có ý nghĩa cố kết toàn cộng đồng mà còn là nhân tố quyết định việc hình thành và củng cố ý chí, tinh thần dũng cảm, sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của từng con người, ở hậu phương cũng như ở mặt trận.

Tài liệu khảo cổ học phản ảnh khá rõ hiện trạng xung đột và chiến tranh trong xã hội Đông Sơn thông qua bộ sưu tập vũ khí với số lượng rất lớn, gồm nhiều chủng loại. Chỉ bằng những hiện vật ấy, chúng ta rất khó nhận biết diễn biến các cuộc chiến tranh, xung đột vũ trang và hành vi của con người.  May mắn là, chúng ta còn có được những sử liệu, những đoạn ghi chép của các sử gia nước đối phương, tuy sơ lược, nhưng cũng phản ánh phần nào cuộc chiến đấu, đặc biệt là tinh thần quả cảm, không chịu khuất phục của người Việt.

Về cuộc kháng chiến chống quân Tần, Lưu An (thế kỷ II Tr.CN) tác giả sách Hoài Nam tử viết: “... Người Việt đều bỏ vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư”.

Chỉ qua một đoạn mô tả rất ngắn như trên, chúng ta có thể thấy tinh thần bất khuất, quyết tâm kháng chiến của người Việt mạnh mẽ biết chừng nào. Họ thà chịu tạm lánh vào rừng sống cùng loài cầm thú chứ quyết không chịu hàng giặc, không chịu kiếp sống nô lệ, làm tôi đòi cho chúng.

Mặt khác, người Việt cũng không cam chịu mất nước. Họ liên kết với nhau, đồng lòng đồng sức cử người tài giỏi ra chỉ huy đánh đuổi giặc, giết tướng giặc, giành lại đất nước.  Ý chí ngoan cường, sự bền bỉ dẻo dai cũng là những yếu tố quan trọng của tinh thần chiến đấu, một thế mạnh của người Việt. Nó là cơ sở để người Việt tìm ra cách đánh thông minh, tránh được mũi nhọn, sự hung hãn ban đầu của địch, làm cho chúng mệt mỏi, sa sút ý chí chiến đấu và nhân thời cơ ấy, sẽ tổ chức phản công đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi.
 
Ban Cố tác giả bộ Tiền Hán thư chép lại bức thơ của Lưu An gửi cho Hán Vũ đế, trong đó có nhắc lại cuộc kháng chiến chống quân Tần của người Việt. Bức thơ có đoạn: “(nhà Tần)... lưu quân lại đóng giữ ở đất không, lâu ngày sĩ tốt mệt mỏi, người Việt bèn ra đánh, quân Tần đại bại”.

Tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến binh và của người Việt cổ còn được thể hiện ở số lượng lớn những vũ khí đánh gần như dao găm, rìu chiến... tìm thấy ở các di chỉ khảo cổ học. Riêng khu mộ táng làng Vạc đã Phát hiện được 130 chiếc... Đây là những loại vũ khí đánh giáp lá cà, đòi hỏi người sử dụng phải rất dũng cảm, nhanh nhẹn.

Một cách gián tiếp, tinh thần dũng cảm của người Việtcòn được thể hiện ở cảnh đâm trâu khắc hoạ trên trống đồng và cho đến nay vẫn được lưu truyền trong tục cướp búa bổ đầu trâu ở các lễ hội của dân làng Hữu Bổ (Thanh Ba, Phú Thọ).

Điểm quy tụ sức mạnh ý chí, trí tuệ, lòng dũng cảm, sự mạnh mẽ, lanh lẹn là tinh thần, là truyền thống thượng võ được thể hiện , qua hình ảnh các chàng trai Đông Sơn lưng đeo dao găm đang say sưa tiến hành nghi lễ phồn thực được đúc nổi thành cặp đôi trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái).

Sức mạnh tinh thần còn được thể hiện qua hình ảnh vũ hội hoá trang với nhiều người đội mũ lông chim, một tay cầm vũ khí, tay kia cầm nhạc khí vung tay, nhún chân, ưỡn người nhảy múa trong tiếng rộn rã của trống đồng, cồng, chiêng..., qua các cảnh đua thuyền, bơi chải, cảnh săn thú bằng thuyền vây, chó đuổi... khắc hoạ rất tinh tế, sống động trên các trống đồng.
 
Nằm ở vị trí thuận lợi, giữa các luồng giao lưu kinh tế - văn hoá, lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nhiều sản vật quý hiếm, ngay từ buổi đầu dựng nước, đất nước ta đã trở thành mục tiêu nhòm ngó, thôn tính của các thế lực phong kiến bành trướng phương Bắc.

Thiên nhiên, khí hậu ở nước ta có nhiều mặt thuận lợi, song các hiện  tượng bão, lụt, hạn hán cũng rất dữ dằn. Chống giặc ngoại  xâm và xây dựng các công trình thuỷ lợi như đắp đê ngăn nước lụt, chống hạn. . . đòi hỏi sự cố kết và tham gia của cả  cộng đồng, không loại trừ bất cứ thành viên nào. Nó cũng đòi hỏi mỗi thành viên tinh thần tự giác gắn kết với cộng đồng,  thức thường trực, cảnh giác, sẵn sàng đối phó với hiểm họa ngoại xâm và thiên tai, yêu cầu khách quan phải chăm lo rèn luyện thể lực, kỹ năng lao động, chiến đấu, tác phong linh hoạt...
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #164 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:13:23 pm »



Nếp sinh hoạt cộng đồng hình thành thông qua các nghi lễ, các ngày hội, các trò vui chưi, giải trí, đua tài bắn cung, bơi thuyền... Lao động làm ra của cải để nuôi sống cộng đồng và bản thân, đấu tranh với thiên nhiên và chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ các thành quả lao động, bảo vệ chủ quyền đất nước gắn chặt với nhau như hai mặt của cuộc sống, như một lẽ tự nhiên, một đòi hỏi tự thân và khách quan để tồn tại và phát triển.
 
Chất phác và hồn nhiên, chủ nhân của văn hoá Đông Sơn đã thể hiện sinh động mối quan hệ hữu cơ đó trong các hoa văn, hoạ tiết khắc hoạ trên trống đồng - một vật thiêng, chứa đựng cả nhân sinh quan và thế giới quan của họ.

Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, vành hoa văn thứ sáu là một bức tranh liên hoàn miêu tả cảnh lao động (xay lúa, giã gạo), cảnh lễ hội cầu cho mùa màng bội thu, cảnh đánh trống đồng, cồng, chiếng bắt nhịp cho trai gái hát đối, cảnh trẻ em chưi trò trồng nụ, trồng hoa, cảnh các trai tráng, các chiến binh vũ trang nhảy múa, người vung rìu, người cầm giáo chĩa về phía trước..., cảnh này nối tiếp cảnh kia, bổ sung cho nhau, hoà quyện vào nhau, tạo nên bức tranh sống động về cuộc sống, vừa hùng tráng, vừa trữ tình, khoẻ khoắn.
 
Lao động, sinh hoạt lễ hội, rèn luyện thể lực và kỹ năng chiến đấu hoà quyện vào nhau. Tiếp theo những cảnh miêu tả về lao động và sinh hoạt đời thường - mặt chính của cuộc sống, người Việt cổ thường khắc hoạ ở vị trí trung tâm tang trống (nhìn theo chiều nghiêng) cảnh những đoàn thuyền chiến, vừa chiến thắng, lướt sóng trở về giữa chim bay, cá lượn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, các nghệ nhân - chủ nhân của văn hoá Đông Sơn không khắc hoạ cảnh tượng ác liệt, đẫm máu của cuộc chiến, mà tập trung thể hiện cảnh chiến thắng trở về trong nỗi hân hoan vui mừng. Các tù nhân bị trói ngồi trên thuyền giữa đoàn quân trống giong cờ mở...
 
Đối với người Việt, cuộc sống gồm hai mặt chủ yếu là lao động và chiến đấu không chỉ là hiện thực trên dương gian mà còn siêu thoát đi vào “cõi âm”, đi vào đời sống tâm linh. Họ quan niệm con người sau khi chết vẫn cần có công cụ để lao động, đồ dùng để sinh hoạt, và vũ khí để chiến đấu, tự vệ. Dù là bình dân hay người quyền quý, bộ tuỳ táng chôn theo người chết cũng gồm đủ các loại: một vài công cụ sản xuất, đồ dùng cho sinh hoạt hàng ngày, một vài vũ khí thông thường, giản đơn, vừa có thể dùng làm công cụ sản xuất như rìu lưỡi xéo bằng đồng, mũi lao bằng sắt, cũng có khi ta bắt gặp một tay thước, một mái chèo bằng gỗ... Hiện tượng đó làm nổi lên tính thường trực chiến đấu đã trở thành tiềm thức trong nếp sống, làm thành bản sắc rất Việt Nam trong văn hoá giữ nước của họ.

Người Việt cổ cho rằng có an cơ mới lạc nghiệp. Nhờ cuộc sống thanh bình, yên ổn, đất nước mới được mở mang, thịnh vượng, các gia đình làng xóm mới được sum họp, vui vầy. Khi có những thế lực xâm phạm vào sự thiêng liêng đó, cả cộng đồng, cả người đang sống và người đã chết đều đứng lên đánh giặc. Chiến đấu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, bảo vệ lãnh thổ là nhiệm vụ của mọi cơ dân, bất kể lứa tuổi, nam nữ, địa vị xã hội...

Trong đội quân của Gióng đánh giặc Ân có người cầm vồ, người câu cá, trẻ chăn trâu đang đánh khăng... Đây là những người dân gồm cả người đã lớn tuổi và trẻ em đang lao động, đập đất trồng ngô khoai ở ngoài đồng, đang câu cá ở ven sông và đang vui chưi... Hiện tượng toàn dân tự vũ trang, tự nguyện tham gia đánh giặc giữ làng được thể hiện khá rõ nét trong thể thức mai táng của người Việt thời Hùng Vương, An Dương Vương.
 
Mỗi khu mộ táng thời Đông Sơn được quy tụ như một nghĩa trang của làng, các ngôi mộ có chôn theo vũ khí thường chiếm tỷ lệ từ 1/3 đến 1/2 số ngôi mộ được phát hiện 1. Nhiều ngôi mộ mà người chết là phụ nữ hay ở tuổi vị thành niên cũng được chôn theo vũ khí. Tết cả cho thấy những đường nét cơ bản của đường lôl chiến tranh nhân dân, vũ trang toàn dân đã được hình thành ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Trước kẻ thù lớn mạnh hơn, người Việt đã khôn khéo, không đưa lực lượng ra đối đầu trực tiếp, tránh bị tổn thất lớn ngay từ đầu, thậm chí có thể bị tiêu diệt. Người Việt thường tạm lánh vào rừng sâu, bỏ lại làng mạc ruộng vườn, nhưng đã biết làm “vườn không nhà trống” tổ chức đánh du kích, làm cho quân địch bị tiêu hao mệt mỏi, từng bước làm chuyển hoá tương quan lực lượng. Khi phát hiện quân địch đã suy giảm ý chí và tinh thần chiến đấu sẽ nhanh chóng và chủ động chuyển sang phản công, đuổi quân địch ra khỏi bờ cõi. Tư tưởng giữ dân trước rồi mới tổ chức lực lượng giành lại đất sau hình thành khá sớm trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của người Việt.


1. Trong khu mộ táng Đông Sơn (khai quật năm 1962) phát hiện 17 trong số 39 mộ, khu mộ táng Thiệu Dương (Thanh Hoá) phát hiện 22 trong số 64 mộ có chôn theo vũ khí.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #165 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:15:12 pm »



Trí tuệ quân sự Việt còn được thể hiện ở sự vận dụng  linh hoạt nhiều cách đánh mang lại hiệu suất chiến đấu cao.  Đánh du kích là sở trường của cơ dân Đông Sơn, là cách đánh rất linh hoạt chống chiến tranh xâm lược của nước lớn mạnh hơn.

Mọi người dân, bất kể lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội đều có thể đánh du kích, đánh địch ở khắp nơi, không có sự phân tuyến, một chiến trường cụ thể nào và cả nước là chiến trường. Làng, tổ chức cơ sở của Nước không chỉ là một không gian cơ trú, không gian văn hoá, tổ chức sản xuất mà còn là làng chiến đấu khi có giặc ngoại xâm. Được bao bọc và ngăn cách bởi các luỹ tre xanh dẻo dai, gai góc, các ao hồ, đầm nước. . . mỗi làng là một chiến luỹ với lực lượng chiến đấu tại chỗ ngăn chặn quân xâm lược. Khi địch đã tiến sâu vào trong lãnh thổ của đất nước, mỗi làng là một tổ chức chiến đấu ngay trong lòng địch.

Một số sách sử của Trung Quốc đã nhận xét là “Người Việt không có thành quách, họ sống giữa rừng lau trúc bên khe suối”... Không dựa vào thành lũy kiên cố mà dựa vào các làng xã, người Việt chọn cách đánh thích hợp, tổ chức phòng thủ rất linh hoạt để cản phá bước tiến ồ ạt của quân địch, bảo đảm cho bộ máy điều hành đất nước rút lui an toàn, bảo vệ lực lượng, khi thời cơ đến sẽ tổ chức phản công đánh đuổi quân địch.

Những tư liệu khảo cổ học, một số sử liệu và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, bước đầu giúp chúng ta tìm hiểu trí tuệ của người Việt trong lĩnh vực quân sự. Ngay trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, biểu hiện tập trung của trí tuệ Việt là tư tưởng coi dân là nguồn gốc của sức mạnh, coi việc giữ dân, bảo vệ dân là mục tiêu chiến đấu, biết tổ chức và phát huy sức mạnh kháng chiến của toàn dân, tiến hành chiến tranh du kích với nhiều cách đánh linh hoạt, phát huy lòng quả cảm và mưu trì của con người...
 
Mặc dù đã xây dựng được những công trình quân sự đồ sộ như thành Cổ Loa, người Việt không coi thành luỹ như một căn cứ đề kháng cố định, không dàn trận địa đối phó với quân địch tiến công ồ ạt. Dựa vào địa hình, lợi dụng yếu tố bí mật, bất ngờ, thoắt ẩn, thoắt hiện, đánh nhanh rồi rút nhanh để bảo toàn lực lượng. . . là cách đánh sở trường của người Tây  Âu Lạc Việt. Trong cuộc chiến đấu của người Việt dường như không có một chiến trường cụ thể, mà ở đâu cũng là trận địa.

Bất kể ngày hay đêm, trong điều kiện thời tiết nào, dù lực lượng ít hơn, dù chỉ có một người cũng tiến công, tiêu hao và tiêu diệt quân địch, làm cho chúng căng thẳng, mệt mỏi, hàng ngũ rối loạn...

Hoài Nam Vương Lưu An, một sử gia ở thời Tây Hán đã viết về cuộc kháng chiến chống quân Tần của người Việt diễn ra cách thời đại của ông gần nửa thế kỷ như sau: “Trong ba năm (quân Tần) không cởi giáp, dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, phải lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt”1.

Sách Tiền Hán thư do Ban Cố biên soạn cuối thế kỷ I Tr.CN chép lại bức thơ của Hoài Nam Vương Lưu An gửi Hán Vũ đế, trong đó có đoạn:

“Người Việt trốn vào núi sâu, rừng rậm không thể đánh được.  (Nhà Tần) lưu quân ở lại, đóng giữ nơi đất không, lâu ngày sĩ tốt mỏi mệt. Người Việt bèn ra đánh, quân Tần đại bại”.  Cách đánh du kích linh hoạt và lợi hại làm cho quân địch luôn luôn bị bất ngờ, hao tổn sinh lực, mệt mỏi... cuối cùng buộc phải rút quân, chịu thất bại.

Cách đánh đó trước hết dựa vào sự gan góc, tài trí, sự lanh lợi của người Việt. Nó được phát huy và đạt hiệu quả cao hơn vì người Việt biết dựa vào núi cao, rừng rậm, sông suối, ao hồ ngăn cách, biết lựa thế và chọn thời cơ thuận lợi nhất, bất ngờ nhất, kể cả những lúc trời mưa tầm tã, sương mù dày đặc... để đánh giặc. Nó có khả năng thu hút sự tham gia của mọi người dân, ở mọi lứa tuổi, trên mọi miền của đất nước, có tác dụng tiêu hao, ngăn chặn, kìm giữ quân xâm lược. Đồng thời phối hợp với các đạo quân chính quy thường trực đánh đuổi chúng, khôi phục nền độc lập của đất nước.

Phục kích là cách đánh khá phổ biến của người Việt. Quen thuộc địa hình, người Tây âu, Lạc Việt đã biết lợi dụng những hẻm núi, vực sâu, nơi chỉ có con đường độc đạo, quân địch buộc phải đi qua để phục sẵn, chờ khi quân địch lọt vào trận địa sẽ bất ngờ tấn công bằng cung, tên, lăn đá, lao gỗ...  làm cho quân địch rối loạn hàng ngũ rồi xông ra tiêu diệt.
 
Vùng đồng bằng, các đầm lầy nhiều lau sậy, các làng mạc với các rặng tre, bờ đê... cũng là nơi có thể tổ chức phục kích quân địch. Không chỉ mai phục ở trên bộ, người Việt rất thạo thuỷ chiến, có thể cơ động, phục kích bằng thuyền, tiêu hao tiêu diệt quân địch, triệt các đường tiếp tế lương thảo của chúng.


1. Lưu An - Hoài Nam Tử. Nhân gian huấn, quyển 18.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #166 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:17:07 pm »



Tập kích cũng là cách đánh sở trường, khá phổ biến và xuất hiện từ sớm trong các cuộc chiến đấu của người Việt.  Một số thư tịch cổ có chung nhận xét là người Việt thường lợi dụng đêm tối mới từ trong rừng ra, đánh (quân Tần). Chiến tranh du kích, cách đánh bằng mai phục và tập kích bất ngờ, đã hên tục quấy rối và tiêu hao lực lượng địch làm cho quân địch lâm vào tình cảnh khốn quẫn, căng thẳng, cuộc chiến tranh của nhà Tần trên đất Việt kéo dài. Hơn 10 năm, “đàn ông phải mặc giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi, phải tự sát, treo cổ trên cây suốt dọc đường. Người chết trông nhau. Kịp khi Tần Hoàng đế băng hà thì cả thiên hạ nổi lên chống”1.

Cách đánh tập kích không chỉ nhằm vào các vị trí đóng quân của địch ở trên bộ mà còn có những trận cơ động tập kích bằng thuyền chiến. Lối đánh gần, đánh giáp lá cà trong các trận tập kích được phát huy dựa vào tinh thần dũng cảm, sự linh lợi, ẩn hiện như “thần” của các chiến binh và tài sử dụng các vũ khí cận chiến của họ.

Các tư liệu và sự phân tích ở trên đã cho thấy văn minh sông Hồng là sáng tạo của cư dân sống ở vùng đồng bằng sông nước. Địa bàn cơ trú chủ yếu của cơ dân Văn Lang là châu thổ sông Hồng, nơi có rất nhiều sông ngòi, đầm hồ, đất xen kẽ với nước, được bao bọc và bị chia cắt bởi các vùng nước. Từ khi sinh ra, con người ở đây đã quen sống với nước, việc đi lại mở rộng phạm vi hoạt động... chủ yếu cũng nhờ nước.
 
Lực lượng vũ trang mới ra đời ở thời Hùng Vương - An Dương Vương có lẽ cũng đã sớm được tổ chức và thích nghi với các hoạt động trên sông nước, dần dần thạo tác chiến bằng thuyền hoặc bằng tài bơi lội ở vùng nước. Do sống bằng nghề nông là chủ yếu, người Việt thường phải bám đất, giữ làng. Giao thông trên mặt nước đã góp phần giao lưu, nối liền giữa các vùng lãnh thổ, từ vùng núi xuống đồng bằng, từ đồng bằng vươn dần ra biển. Các hoạt động chiến đấu chống xâm lược để bảo vệ lãnh thổ, việc cơ động lực lượng, tiếp tế lương thảo, ngăn chặn quân địch tiến công từ hướng biển vào. phần lớn đã diễn ra ở các vùng sông nước.

Địa hình sông nước, đời sống sông nước, yêu cầu khách quan và những ưu thế của hoạt động trên vùng sông nước làm cho người Việt, đặc biệt là lực lượng vũ trang ngày càng thạo thuỷ chiến.
 
Nhiều hình khắc trên trống đồng Đông Sơn đã thể hiện sinh động các động tác thuần thục, điêu luyện khi chèo thuyền, bơi phải, cảnh các chiến thuyền vừa chiến thắng lướt sóng trở về, trên thuyền là các chiến binh mang vũ khí trong tư thế chiến đấu và các tù binh. . .

Những hiện vật tìm thấy trong các khu mộ táng Đông Sơn cũng phản ánh tài thuỷ chiến của người Việt. Đáng lưu ý là những quan tài gỗ được các nhà khảo cổ phát hiện có hình dáng như những con thuyền có cả mái chèo, cùng với các vũ khí tuỳ táng (lao, rìu, xéo...) là những vũ khí sở trường của quân thuỷ.
 
Có thể những mộ quan tài hình thuyền này là của các chiến binh Đông Sơn từng chiến đấu nhiều năm trên vùng sông nước, cho đến khi chết vẫn gắn bó với nước. Đôi với những chủ nhân của văn hoá Đông Sơn, con thuyền vừa là phương tiện .  đi lại kiếm sống, đồng thời cũng là phương tiện chiến đấu bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ cuộc sống của họ.

Một số truyền thuyết lưu truyền trong dân gian vùng ven biển miền Bắc, đặc biệt là ở Hải Phòng kể rằng, Vua Hùng đã cho quân trừ giặc từ đảo Quỳnh Châu (tức Hải Nam ngày nay) đến cướp phá, có lần vua cho đóng thêm thuyền chiến, vượt biển đánh vào tận sào huyệt của chúng.

Thông thạo luồng lạch, tài bơi lội, giỏi dùng thuyền, người Việt sớm tổ chức ra thuỷ binh, ngày càng thạo thuỷ chiến. Đây là một trong những nét đặc sắc trong nghệ thuật tổ chức lực lượng vũ trang và nghệ thuật tác chiến của cha ông ta ở buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Cùng với những giá trì về tinh thần, về trí’tuệ, được thể hiện ở ý chí và nghệ thuật quân sự, những giá trị về vật chất trong lĩnh vực quân sự của người Việt cũng rất phong phú, đặc sắc Đó là những yếu tố vật chất cùng với ý chí và tinh thần chiến đấu hợp thành sức mạnh chiến đấu của quân đội, sức mạnh quân sự của quốc gia, như thể lực và kỹ năng chiến đấu của chiến binh, vũ khí và phương tiện chiến đấu của họ. . .

Thể lực và kỹ năng chiến đấu, sự gan góc, dẻo dai, khéo léo linh hoạt của người Việt được tôi luyện trong cuộc sống hàng ngày như săn bắt chim thú trong rừng, lặn bắt cá, tôm dưới nước, được nâng cao ở các cuộc đua tài trong các lễ hội và sinh hoạt cộng đồng.

Những phẩm chất ưu tú của người Việt như sức bền, sự linh lợi, biết tính toán và hành động một cách kịp thời, chuẩn xác, được các tài liệu khảo cổ học chứng thực qua phân tích một số bộ xương trong các mộ táng có chôn theo vũ khí của các chiến binh Đông Sơn. Đó là những người tầm vóc không thật cao lớn (trung bình khoảng 1,60 mét), xương cốt không có những dấu hiệu của bệnh lý. . .  chúng ta cũng có thể nhận biết những phẩm chất ưu tú của họ qua các hình khắc trên di vật bằng đồng thời Đông Sơn như cảnh đua thuyền, đâm trâu, lễ hội vũ trang, cảnh săn bắt hưu nai . . .


1. Tư Mã Thiên: Sử ký, quyển 12.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #167 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:26:38 pm »


Sự dẻo dai và tài bơi lặn của người Việt cũng được miêu tả khá sinh động trong các thư tịch cổ.  Vũ khí, phương tiện chiến đấu cùng với con người dẫn tới sự ra đời của lực lượng vũ trang, là một trong những yếu tố quan trọng của sức mạnh quân sự. Sự tinh xảo, lợi hại của vũ khí phản ánh trình độ phát triển của sản xuất đồng thời cũng thể hiện năng lực trí tuệ của người làm ra nó. Vũ khí và phương tiện chiến đấu của người Việt thời Đông Sơn là những di tồn vật chất đa dạng, những di sản văn hoá đặc sắc của nền văn minh sông Hồng. Có thể nói, trong cùng thời gian đó ở khu vực Đông Nam Á chưa nơi nào các sưu tập hiện vật làm nên diện mạo văn hoá có tỷ lệ cao về vũ khí như trong văn hoá Đông Sơn.

Để tìm hiểu trí tuệ của người Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá vật chất, trong đó có kỹ thuật chế tạo và nghệ thuật sử dụng các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn.

Vào nửa cuối thiên mền kỷ thứ nhất trước công nguyên, kỹ nghệ luyện kim, đúc đồng, chế tạo các công cụ sản xuất và vũ khí bằng kim loại đồng, sắt... của người Đông Sơn đã đạt đến trình độ rất cao. Trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh. . . được đúc chế bằng kỹ thuật và nghệ thuật rất tinh xảo. Vẻ đẹp và sự hoàn mỹ của chúng đã vượt qua không gian và thời gian.

Cùng với kỹ nghệ đúc đồng, kỹ nghệ luyện sắt cũng đã ra đời. Đồ sắt được làm ra bằng cách rèn và đúc. Cuộc cách mạng luyện kim tạo ra bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp. Lưỡi cày đồng, lưỡi cuốc sắt, mai sắt... ra đời giúp cho người Việt có thể vừa thâm canh tăng vụ vừa quảng canh, đưa năng suất lên cao, bảo đảm đủ và còn có dơ thừa lương thực cho xã hội.
 
Sản xuất phát triển dẫn đến những biến đổi ngày càng sâu rộng về quyền lợi (phân chia sản phẩm, phân biệt giàu nghèo) và quyền lực, từ đó xuất hiện ngày càng tăng những vụ xung đột, dẫn tới sự hợp nhất về đất đai, tộc người, sự mở rộng lãnh thổ và chống xâm lấn, bảo vệ lãnh thổ.

Việc xây dựng lực lượng vũ trang, chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến đấu trở thành một nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Bộ sưu tập khá đồ sộ về vũ khí thuộc văn hoá Đông Sơn, tỷ lệ của chúng trong số hiện vật được phát hiện ở năm địa điểm khai quật thể hiện qua bảng thống kê dưới đây phản ánh sự phong phú của các loại vũ khí:
Chỉ nhìn vào số lượng vũ khí với tỷ lệ từ 50 đến trên 60% tổng số hiện vật bằng đồng chúng ta có thể thấy sự gia tăng của các hoạt động quân sự. Để tồn tại và phát triển, người Việt thời Đông Sơn đã phải vũ trang tự vệ để bảo vệ cuộc sống của mình cũng như phải thường xuyên đấu tranh với thiên tai, lũ lụt.
Công cuộc khai phá, mở mang địa bàn cơ trú và diện tích canh tác từ các vùng rừng rậm núi cao xuống các vùng đầm lầy hoang vu, sông nước mênh mang và chiến đấu chống các thế lực xâm lược, thôn tính lãnh thổ đòi hỏi sự tham gia của cả cộng đồng.
 
Trong lĩnh vực chế tạo và sử dụng vũ khí, bên cạnh những vũ khí chuyên dụng, người Việt đã biết khai thác và và sử dụng rất linh hoạt, kết hợp giữa công cụ sản xuất với vũ khí, biết chế tác những loại công cụ có nhiều chức năng như rìu xéo (gồm nhiều kiểu loại) như giáo, lao, cung, nỏ... vừa có thể săn bắt thú rừng, chặt cây, vừa có thể dùng làm vũ khí chiến đấu.

Thật khó có thể xác định các hiện vật này chỉ có tác dụng là vũ khí, chỉ được dùng trong quân sự, cũng khó có thể gạt bỏ chúng ra khỏi bộ vũ khí, trang bị quân sự của người Việt thời Đông Sơn. Bởi lẽ khi có giặc từ người dân đang cầm vồ đập đất đến em bé đang chơi trò đánh khăng đều xông ra đánh giặc. Họ trở thành dân binh một cách tự nguyện và mọi vật dụng trong tay họ đều có thể trở thành vũ khí. Một lưỡi rìu xéo hàng ngày được dùng để chặt, vót đan lát, một mũi giáo, một chiếc gậy vót nhọn, một mũi tên tre. . . được dùng để săn thú đều có thể sát thương quân giặc. Khi toàn thể cư dân đứng lên chống giặc, mỗi người sẽ tự trang bị cho mình những vũ khí cần thiết, sẽ biến các công cụ sản xuất hàng ngày thành vũ khí. Hơn nữa, do nguyên liệu quý hiếm và việc chế tác đòi hỏi kỹ thuật cao và rất tốn kém, thật khó có thể trang bị vũ khí tinh xảo, chuyên dụng cho tất cả các cơ dân của cộng đồng. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #168 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:31:46 pm »



Chỉ đến sau này, do sự phát triển của chiến tranh, đặc biệt là của kỹ thuật luyện kim và đúc, các loại vũ khí chuyên dụng mới được chế tạo ngày càng nhiều hơn. Toàn dân đứng lên chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay trở thành nét đặc sắc nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đến nay, chúng ta đã phát hiện được hàng nghìn mũi giáo, mũi lao, mũi tên trong các di tích văn hoá Đông Sơn 1.
Về hình dáng, các vũ khí có mũi nhọn này khá giống nhau, sự khác nhau chỉ ở kích cỡ và ở một vài loại đặc biệt, ví dụ như mũi giáo hình lá mía hẹp và dài có chuôi tra cán hoặc mũi tên đồng ba mặt hình tháp. Một lý do về sự khác biệt cũng phải kể đến là có loại do người Đông Sơn đúc và cũng có loại nhập từ bên ngoài.
Thống kê số lượng, loại hình các loại vũ khí như giáo, lao, mũi tên, dao găm, rìu xéo được phát hiện qua khai quật một số địa điểm cho ta thấy tính năng, tác dụng của từng loại vũ khí trong chiến đấu và cũng qua đó, có thể phân tích, tìm hiểu sở trường, cách đánh của các chiến binh thời Đông Sơn ở các khu vực, các địa hình khác nhau:
 
Giáo là “vũ khí lạnh” thông dụng nhất của các quân đội thời cổ đại. Khởi đầu giáo được dùng để săn bắt muông thú, sau đó mới làm vũ khí chiến đấu. Đồng thời nhờ đặc điểm cấu tạo giáo có thể làm cả hai chức năng đó. Thời Hùng Vương - An Dương Vương, giáo được trang bị cho cả quân bộ và quân thuỷ.
Chúng ta có thể nhận biết điều này qua hình ảnh các chiến binh cầm giáo trên các thuyền chiến và các chiến binh cầm giáo đứng trong các khung ô của thân trống đồng.
Mũi giáo bằng đồng ở các di chỉ văn hoá Đông Sơn khác với vũ khí cùng loại của các nền văn hoá đương đại trong khu vực ở các chi tiết cấu tạo trên bản lưỡi như rìa lưỡi lượn, sống nổi cao, một số có rãnh dài, xẻ thẳng hình chữ nhật, có những lỗ thoát máu để tăng tính sát thương, làm trầm trọng thêm vết thương cho kẻ thù.
Phân tích tỷ lệ về số lượng giữa giáo và lao ở các địa điểm cơ trú của người Việt qua bảng trên, chúng ta còn nhận thấy ở các khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng như Làng Cả (Phú Thọ), Phú Lương (Hà Tây) số lượng lao vượt trội so với giáo, thậm chí có nơi như ở Vinh Quang lao giữ vị trí tuyệt đối so với giáo (43/1).
Ởcác địa điểm khác thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả, số lượng giáo lại vượt trội so với lao. Mặc dù số lượng được . phát hiện và so sánh trên mới ở một số địa điểm và ở’ mỗi địa điểm đó, dù các nhà khảo cổ đã khai quật với diện tích tường đối lớn cũng chưa phải đã phát hiện hết, nhưng do ở mỗi khu vực đã khai quật một số điểm khác nhau, số lượng chênh lệch nhau giữa hai loại vũ khí cho thấy nhu cầu sử dụng lao và giáo ở mỗi khu vực không giống nhau.
Vùng đồng bằng sông Hồng mới được khai phá, đất thấp, nhiều đầm lầy, Ô trũng, hệ thống sông ngòi và ao hồ dày đặc thuận tiện cho tác chiến trên mặt nước. Cung, nỏ, lao, tên... được các chiến binh sử dụng thành thạo... phát huy hiệu lực trên chiến trường này. Hình khắc các chiến thuyền trên trống đồng phần nào thể hiện cách đánh của người Việt trong các trận thuỷ chiến. Cung nỏ được bắn từ xa khi thuyền chiến chưa đến sát quân địch. Lao được phóng đi ở tầm gần hơn 2. Khi đã cặp được vào mạn thuyền đối phương, các chiến binh tay rìu tay mộc, hoặc tay dao găm tay mộc nhảy sang thuyền địch giáp chiến.


1. Chưa kể “kho” mũi tên đồng hàng vạn chiếc được phát hiện ở Cầu Vực thuộc khu vực Cổ Loa. Những mũi tên khác phần lớn được phát hiện trong các mộ táng, ít thấy các di chỉ cư trú. Có lẽ do tên là loại vũ khí “có đi không về”, bắn đi là mất. . . .
2. Trên tang trống Miếu Môn II không thấy hình ảnh người ‘ điều khiển, nhưng có thể nhận rõ mũi lao được phóng đi đã cắ :’.  ngập vào mạn thuyền đối phương.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #169 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2008, 10:38:03 pm »


Ở vùng sông Mã, sông Cả số lượng lao được phát hiện ít hơn vì nó chỉ phát huy tác dụng trong các trận phục kích ở địa hình rừng núi, tác chiến trên mặt nước không phổ biến như ở vùng đồng bằng sông Hồng. Một hiện tượng cũng cần phân tích để làm rõ là trên hình khắc các thuyền chiến của người Việt, số lượng các chiến binh cầm giáo khá đông, trong khi đó rất ít thấy chiến binh cầm lao 1.

Quan sát hình khắc các chiến thuyền trên tang trống, chúng ta có thể nhận thấy các thuỷ thủ có nhiệm vụ chèo thuyền trong quá trình chiến đấu, bảo vệ thuyền khi một số chiến binh đã nhảy sang thuyền đối phương và luôn phải áp sát để các chiến binh này có thể quay trở về thuyền của mình. Những thuỷ thủ này vừa chèo thuyền, vừa tham gia chiến đấu cùng các tay nỏ tiến công địch từ xa 2.

Các chiến binh khác trực tiếp chiến đấu bằng các loại vũ khí sở trường như giáo - lao hoặc giáo - rìu chiến, giáo - dao găm, giáo - qua. . . được sử dụng khá phổ biến trong chiến đấu tiến công và phòng ngự, số lượng giáo thường chiếm tỷ lệ cao (khoảng 60%) trong các loại vũ khí của chiến binh Đông Sơn.  Vũ khí mũi tên tìm được ở các khu mộ và di chỉ cơ trú không nhiều, nhưng được khắc hoạ rõ nét trên các trống,  thạp đồng.

Đây là loại vũ khí tiến công địch từ xa được sử dụng khá phổ biến của cả bộ binh và thuỷ binh. Mũi tên đồng Đông Sơn có nhiều loại, như tên hình lá hoa hồng, tên hình cánh én, tên ba cạnh... Hình dáng và kiểu cách mũi tên phát  triển từ các loại tên đá, tên xương. . . trước đó. Đặc biệt, mũi tên đồng ba cánh, mặt tên lõm, có trụ chuôi là một cải tiến quan trọng từ mũi tên đá hình thoi ba mặt xuất hiện trên 1.000 năm về trước trong di chỉ văn hoá Phùng Nguyên; đồng thời có tiếp thu một số chi tiết trong mũi tên đồng của người shit, một cơ dân du mục, nổi tiếng về thiện xạ trên các vùng đồng cỏ Á - Âu.

Loại tên đồng Cổ Loa được cơ dân Đông Sơn chế tạo với số lượng lớn (hàng vạn chiếc) trang bị cho cả tay cung và tay nỏ, cả đánh bộ và đánh thuỷ, cả phòng ngự cố thủ và cơ động tiến công.
 
Việc tìm thấy một số lẫy nỏ bằng Đồng có những bộ phận lắp ráp phức tạp ở Cổ Loa, Làng Vạc, Thiệu Dương, Lào Cai là bằng chứng chắc chắn về vũ khí nỏ trong trang bị của các chiến binh Đông Sơn.

Một điểm rất đáng lưu ý là bên cạnh hình khắc những chiếc nỏ trên thuyền chiến là những mũi tên như vừa được bắn đi từ bệ đỡ các “máng nỏ”, mỗi loạt bắn ra nhiều mũi tên. Đây là một phát minh quan trọng, đánh dấu bước tiến mới về kỹ thuật quân sự của người Việt.
 
Sách Việt sử lược chép: “Lúc bấy giờ, An Dương Vương có người thần tên là Cao Lỗ làm được nỏ liễu mỗi lần giương nỏ bắn ra được 10 phát tên”. Một số sách sử của Trung Quốc cũng ghi chép về loại vũ khí thần diệu của người Việt: “Bắn một phát giết chết quân (Nam) Việt hàng vạn người” 3. Loại nỏ lớn này cần nhiều người mới căng được dây hoặc phải được kéo bằng một thiết kế cơ học nào đó mạnh hơn hẳn sức người mới có thể đẩy đi một lúc nhiều mũi tên hoặc một mũi tên to như chiếc lao.

Giả thiết này được chứng minh khi các nhà khảo cổ phát hiện các mũi lao cỡ trung bình (dài 7 đến 10 cm) và hình mũi lao hai cánh trên cây nỏ có bệ tì đặt ở vọng lâu đài chiếc thuyền chiến khắc trên trống đồng Hoàng Hạ.

Tiếp sau giáo, lao và tên, rìu xéo bằng đồng là loại vũ khí độc đáo được sử dụng khá phổ biến (chiếm 30%) số vũ khí trang bị của các chiến binh thời Hùng Vương - An Dương Vương. Nó được phát triển từ những công cụ lao động thông dụng, gần gũi của người Việt.
 
Sự độc đáo về kiểu dáng của loại vũ khí - công cụ này khiến người Trung Quốc thời cổ đại dùng ngay tên gọi của nó để chỉ tộc người sử dụng nó (danh xưng “Việt” có từ thời kỳ này). Có thể coi rìu chiến là “thanh gươm” của người Lạc Việt, một vũ khí lợi hại khi giáp chiến vì có thể vừa bổ, vừa chém nhờ rìa bản lưỡi cong (hoặc thẳng) và nhờ cách tra cán vào tay cầm song song với rìa lưỡi, vừa gọn nhẹ, thích hợp với thể lực người sử dụng, với cách đánh giáp lá cà và cơ động khi chuyển quân.

Qua quá trình sử dụng, một số rìu chiến đã được cải tiến về kiểu dáng như hình bàn chân, mũi thẳng kéo dài, hình ê ke với lưỡi rìu nằm ở phía cạnh dài... Với những chiếc rìu có mũi nhọn và dài, các chiến binh có thể sử dụng để đâm như giáo, lao. Có những chiếc rìu được trang trí hoa văn rất đẹp, thể hiện cảnh bơi thuyền, cảnh săn bắt chim thú... Có thể coi rìu chiến là vũ khí tượng trưng cho người Lạc Việt, cho cộng đồng Lạc Việt và Âu Lạc, không phải là biểu tượng quyền uy của thủ lĩnh.


1. Hình ảnh chiến binh cầm lao mới phát hiện trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ.
2. Hình khắc một thuyền chiến trên tang trống Ngọc Lũ thể hiện rõ nét một thuỷ thủ chèo thuyền hai tay đã buông lái, chiếc cung trên tay hướng về phía trước, mũi tên đã bắn đi ...
3. Theo Nam Việt chí.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM