Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:20:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125157 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #110 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:18:55 pm »



Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều chức năng, công dụng của trống đồng trong đời sống cư dân Đông Sơn, trong đó có chức năng quân sự. Một số sách Trung Quốc cổ như Tùy thư - Địa lý chí, chuyện Man di trong Tống sử có nhắc đến việc người phương Nam dùng trống đồng khi đánh nhau.  Truyền thống dùng trống đồng trong chiến đấu của dân tộc ta còn được gìn giữ mãi đến sau này. Trong Kiên văn tiểu lục, Lê Quý Đôn đã dẫn lại bài thơ Sứ hoàn cảm sự (cảm tưởng sau khi đi sứ về) của sứ nhà Nguyên sang nước ta thời Trần Nhân Tông là Trần Cương Trung, trong đó có câu thơ được dịch ra như sau:

“ánh lóe gươm sắt, lòng thêm đắng
Tiếng rộn trống đồng, tóc đốm hoa”.

Khí thế trận đánh được biểu hiện ở tiếng trống đồng rộn  rã, thúc giục binh sĩ xông lên tiêu diệt kẻ xâm lược, làm cho quân thù khiếp vía, kinh hồn. Nay chỉ nghe thấy tiếng trống đồng đã thấy sợ bạc cả tóc.

Cho tới nay, trên địa vực phân bố văn hóa Đông Sơn đã phát hiện được trên 100 trống đồng được coi là do chính người Đông Sơn sản xuất và sử dụng, không kể gần 100 chiếc trống minh khí. Chúng có mặt ở cả ba khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Trong đó những trống Đông Sơn sớm, tiêu biểu và đẹp nhất chủ yếu phân bố ở lưu vực sông Hồng.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #111 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:39:34 pm »


Trống Đông Sơn còn được tìm thấy ở các vùng đất khác, ngoài Việt Nam như miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, lnđônêxia... Nhưng không ở đâu trống Đông Sơn lại phân bố dày đặc như ở Việt Nam và cũng không nơi đâu tìm thấy nhiều trống đẹp nhất, sớm nhất như ở Việt Nam. Có thể nói, Việt Nam là quê hương của trống Đông Sơn (Bản vẽ 29, h.1, 2).  Trống đồng đã gắn bó bao đời với người Lạc Việt, đã trở thành vật biểu Trưng cho tinh thần, khí phách, sức mạnh của cộng đồng. Hẳn là bởi vậy mà sau này, để thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt tinh thần dân tộc của người Lạc Việt, viên quan đô hộ Mã Viện đã ráo riết thu gom trống đồng để phá hủy.

Lúc này chúng ta chưa thể trả lời được một cách đầy đủ, chính xác câu hỏi: bắt nguồn từ đâu, vì những lý do nào mà trống đồng lại trở nên linh thiêng đến vậy đối với cơ dân Lạc Việt. Nhưng có thể nói chắc chắn rằng, vai trò trống chiến - trống trận của trống Đông Sơn phải nằm trong số những lý do quan trọng nhất đó.

Cùng với trống, một phương tiện truyền tin khác trở thành truyền thống đã xuất hiện từ thời Đông Sơn là những chiếc tù và làm bằng vỏ ốc biển hay bằng sửng trâu mà có thể hình ảnh của nó được khắc hoạ trong tay một chiến binh trên thân trống bản Thôm (Sơn La).

*

*       *

Từ những tài liệu hiện biết tuy còn rất ít về vũ khí và trang bị quân sự thời Hùng Vương - An Dương Vương, có thể nêu lên một số nhận xét như sau:

1. Về tình hình và đặc điểm vũ khí - trang bị quân sự trong các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu , Gò Mun - Đông Sơn.

Ở giai đoạn đầu - giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, vũ khí còn hiếm và thô sơ. Hiện mới chỉ gặp ở đây đó trong một số di tích một vài mũi tên bé nhỏ, vài mảnh lao, giáo, qua...  Tất cả đều được làm từ vật liệu duy nhất là đá. Vào thời văn hóa Phùng Nguyên, kỹ thuật chế tác đá đã đạt tới đỉnh cao của nghề thủ công chế tác đồ đá tiền sử, với việc sử dụng và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp ghè, đập, cưa, khoan, mài, đánh bóng... Các phương pháp này đã được người Phùng Nguyên sử dụng để làm ra những vũ khí đá cho mình.

Dưới đây là bảng thống kê các loại vũ khí đá tìm thấy trong sáu địa điểm khác nhau, trong đó có những di tích Phùng Nguyên điển hình đã được khai quật diện rộng.  Từ những tài liệu thu được ở hàng chục di tích văn hóa Phùng Nguyên đã được điều tra, khai quật và một phần được phân loại qua bảng thống kê trên, có thể nhận xét về đặc điểm vũ khí ở giai đoạn này như sau:

- Về số lượng rất ít. Tỷ lệ vũ khí so với tổng số đồ đá cao nhất cũng chỉ là 1,2%, thấp nhất là 0%, trung bình là 0,57%.

- Về loại hình, phần lớn vũ khí có kích thước nhỏ, phổ biến nhất là mũi tên, các loại vũ khí khác như mũi nhọn, mũi lao, giáo, qua ít gặp.

- Tất cả vũ khí được làm bằng đá. Kỹ thuật chế tác đạt đến trình độ cao của kỹ nghệ chế tác đá thủ công.

- Chức nàng chính của vũ khí giai đoạn này là dùng trong săn bắn và tự bảo vệ trước thú rừng, chưa nhằm mục tiêu quân sự.

Ở giai đoạn tiếp theo - giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun tình hình vũ khí đã có những thay đổi đáng kể. Bên cạnh vũ khí đá có thêm vũ khí xương và đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển đột biến của vũ khí đồng thau. Điều này được minh họa bằng các bảng thống kê ở sáu địa điểm trong một số đợt khai quật (xem bảng 19, 20, 21).
 
 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #112 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:02:31 am »



Các bảng thống kê cho thấy, vũ khí đá có mặt trong giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun tương tự như vũ khí đá giai đoạn trước, nhưng số lượng giảm đi rõ rệt. Trong khi đó, vũ khí xương có sự phát triển mạnh, tuy không mang tính phổ biến chung cho mọi địa điểm, mà tập trung vào một địa điểm.

Kỹ thuật chế tạo vũ khí đá không khác gì giai đoạn trước. Vũ khí xương cũng được chế tạo bằng các phương pháp như với vũ khí đá: các đoạn xương thú lớn được chẻ, chặt đẽo cho thành hình rồi dùng kỹ thuật gọt, mài để hoàn chỉnh.

Vũ khí bằng đồng vừa mới chính thức xuất hiện đã nhanh chóng phát triển, chiếm lĩnh vị trí chủ đạo. Tính ưu việt của vật liệu mới - đồng thau, đã nhanh chóng chinh phục người Đồng Đậu - Gò Mun, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo vũ khí.

Bằng phương pháp đúc có thể chế tạo nhanh chóng hàng loạt sản phẩm giống nhau theo khuôn mẫu đã định sẵn. Tài liệu khảo cổ học và các khoa học liên quan khác đã khẳng định, đồ đồng nói chung, vũ khí đồng nói riêng ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun được đúc bằng khuôn hai mang từ hợp kim đồng - thiếc.

Những mảnh khuôn đúc mũi tên, mũi nhọn đã tìm thấy ở các địa điểm khác nhau như Đồng Đậu, Đồng Dền, Đồng Lâm... Đặc biệt ở địa điểm Thành Dền đã phát hiện được gần 40 mảnh khuôn đúc trong đó có khuôn đúc giáo, lao ngạnh, mũi nhọn. Địa điểm Thành Dền là một trung tâm đúc đồng quan trọng nhất giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ta đã biết được cho đến nay. Ở địa điểm Đồng Đậu, nơi đã gặp cả loại khuôn đúc liền một lúc hai mũi tên cánh én, đã phát hiện dấu tích một lò nấu đồng khá lớn.  Lò đắp bằng đất sét có thể cao tới 1 m, đường kính lòng lò 0 15 m, đường kính cả thân lò đến 0,55 m.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #113 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:05:22 am »

Khuôn đúc giai đoạn này thường làm bằng đá cát, một số làm bằng đất nung. Khuôn có hai mang, kỹ thuật tạo khuôn đã đạt đến những tiêu chuẩn cần thiết, đảm bảo cho các mẻ đúc thành công. Các khuôn có quy mô nhỏ, hai mang giáp khít, có đậu ngót và đậu róc bố trí hợp lý. Cả khuôn thường có hình khối bầu dục hoặc gần tròn với hai đầu mài bằng.
 
Vật đúc được khoét lõm ở mặt trong của mỗi mang khuôn.  Các khuôn đá đều được mài nhẵn, chế tác cẩn thận. Một mang của khuôn đúc hai mũi tên ở địa điểm Đồng Đậu có kích thước: dài 7,2cm, rộng 4,4 cm, dày 2,3 cm (Bản vẽ 30, h.1).  Hợp kim dùng để chế tạo đồ đồng, cả công cụ và vũ khí, giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun là hợp kim đồng thiếc (Cu+Sn).
 
Kết quả phân tích hơn 50 mẫu đồng lấy từ các loại hình di vật khác nhau, trong đó có các loại mũi tên, mũi lao, mũi nhọn thuộc giai đoạn pha chế theo một tỷ lệ ổn định và đạt đến mức lý tưởng: đồng chiếm trên dưới 80%, thiếc - trên dưới 15%. Với tỷ lệ này, hợp kim đồng trở nên cứng rắn phù hợp với yêu cầu chế tạo các loại công cụ và vũ khí cần đến độ sắc bén của rìa tác dụng.

Về loại hình, bên cạnh sự phát triển tiếp tục của những vũ khí cỡ nhỏ - mũi tên, mũi nhọn, lao, ở giai đoạn này đã bắt đầu chế tạo được những vũ khí lớn hơn như giáo, dao chiến, tuy rằng chúng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (giáo 40%, dao chiến 1% trong tổng số vũ khí đồng thau) .  .. Từ những sốhệu trên có thể nhận xẹt về đặc điểm vũ khí ở giai đoạn này như sau:

Về số lượng: bảng thống kê dưới đây (Bảng 22) cho thấy vũ khí đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn đầu.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #114 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:12:06 am »


Như vậy, tỷ lệ vũ khí nơi cao nhất đã lên đến 31,48%, thấp nhất cũng là 4,51%, trung bình là 16, 28%, gấp gần 30 lần giai đoạn trước? Tuy nhiên đã có sự phát triển không đều về mặt số lượng vũ khí giữa các địa điểm, quãng cách về số lượng giữa địa điểm nhiều nhất và ít nhất tới hơn bốn lần.  Quãng cách này sẽ giảm hẳn ở giai đoạn sau.

- Về loại hình, vũ khí có kích thước nhỏ vẫn chiếm ưu thế, gồm mũi tên, lao, mũi nhọn. Những loại vũ khí lớn hơn như giáo, dao chiến đã phổ biến hơn có thể xem là chuẩn bị .  cho sự bùng nổ của loạt vũ khí có quy mô lớn chiếm ưu thế ở giai đoạn sau.

- Về chất liệu và kỹ thuật chế tạo, vũ khí giai đoạn này được chế tạo từ ba loại vật liệu khác nhau là đá, xương, đồng.

Hiện tượng này phản ánh tính chất bản lề của giai đoạn: cả về số lượng, loại hình và chất liệu vũ khí một mặt vẫn bảo lưu một số yếu tố của giai đoạn trước, mặt khác đã manh nha những yếu tố của giai đoạn sau. Bên cạnh kỹ thuật chế tác vũ khí tương tự giai đoạn trước, đã xuất hiện kỹ thuật mới - kỹ thuật luyện kim - đúc đồng. 60 % vũ khí ở giai đoạn này được chế tạo từ vật liệu mới.

- Vũ khí giai đoạn này có lẽ đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó, mục đích quân sự đóng vai trò ngày càng quan trọng và chính yếu, đặc biệt là đối với vũ khí bằng đồng thau.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #115 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:20:48 am »


Sự “bùng nổ” của vũ khí - trang bị quân sự thời đại Hùng Vương - An Dương Vương dựng nước diễn ra ở giai đoạn cuối - giai đoạn văn hóa Đông Sơn.

Ở giai đoạn này, vũ khí đá và xương đã mất hẳn vai trò, vũ khí đồng thau thay thế gần như hoàn toàn. Nhưng không  phải vì thế mà số lượng và tỷ lệ vũ khí giảm đi, ngược lại, nó đã tăng cao đến mức đáng kinh ngạc. Dưới đây là bảng thống kê phân loại số vũ khí thu thập được trong một số cuộc khai quật ở sáu điểm văn hóa Đông Sơn tiêu biểu (xem Bảng 23). 

Bảng thống kê cho thấy, tỷ lệ vũ khí cao nhất ở địa điểm Vinh Quang (theo tài liệu khai quật hố III năm 1967) lên tới 74,4%. Tỷ lệ thấp nhất ở làng Vạc (tài liệu khai quật năm 1980) cũng là 27,l%. Tỷ lệ trung bình của sáu địa điểm tính được là 47,4%, tăng hơn tỷ lệ trung bình của sáu địa điểm Đồng Đậu - Gò Mun gần ba lần. Tình hình phân bố vũ khí ở các địa điểm nhìn chung không chênh lệch nhiều, tỷ lệ xê dịch trong khoảng trên dưới 50%.
Về mặt loại hình, vũ khí giai đoạn Đông Sơn cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Trước hết là sự đa dạng, phong phú của các chủng loại vũ khí. Bên cạnh những loại vũ khí nhỏ phổ biến từ giai đoạn trước như mũi tên, lao, nay tiếp tục được sử dụng đã xuất hiện những loại hình vũ khí mới có kích thước lớn hơn, tính năng, tác dụng cao hơn như dao găm, rìu chiến, rìu xéo, kiếm ngắn.

Sự đa dạng còn thấy ở ngay bên trong mỗi chủng loại vũ khí được phản ánh qua sự có mặt của nhiều loại hình, nhiều kiểu dáng. Những loại vũ khí được người Đông Sơn sử dụng nhiều nhất là giáo, rìu xéo, cung tên nỏ, dao găm. Song không phải người Đông Sơn ở các trung tâm khác nhau thuộc lưu vực các sông Hồng, Mã, Cả có thói quen, sở trường sản xuất và sử dụng các loại vũ khí như nhau. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra rõ ràng tính thống nhất trong đa dạng Đông Sơn qua bộ vũ khí hết sức phong phú của nó.

Về loại hình các trang bị quân sự, nếu như ở các giai đoạn sớm chúng ta chưa có tài liệu để tìm hiểu, thì ở giai đoạn này đã có thể khẳng định chắc chắn sự phổ biến của các loại thuyền được sử dụng trong chiến tranh, đặc biệt là những loại thuyền lớn - thuyền chiến. Bên cạnh đó là những trang bị khác như trống đồng, trống da được sử dụng với tư cách là trống trận, trống chiến.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #116 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:23:08 am »



Về kỹ thuật sản xuất, hầu hết vũ khí Đông Sơn được chế tạo bằng đồng thau. Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng Đông Sơn là một bước tiến vượt bậc so với giai đoạn trước. Chính những chiếc trống, thạp rất lớn, rất đẹp, đòi hỏi tay nghề điêu luyện là sản phẩm của những người Lạc Việt ở giai đoạn này. Với những sản phẩm có trình độ cao, họ xứng đáng được tôn vinh là bậc thầy của kỹ nghệ luyện kim thủ công không phải chỉ ở thuở ấy mà cho đến tận ngày nay. Đối với họ việc luyện đúc các loại vũ khí, dù là những loại rìu nghi trượng có trang trì hoa văn tinh tế, những chiến dao găm cán tượng người, tượng thú. . . đã trở thành bình thường. Phương pháp đúc bằng khuôn hai mang là phương pháp được sử dụng để chế tạo các loại vũ khí khác nhau (trừ hộ tâm phiến, có lẽ được đúc bằng khuôn một mang).

Đến nay đã phát hiện được nhiều khuôn, mảnh khuôn bằng đá hay bằng đất nung dùng để đúc rìu, giáo, dao găm, kiếm ngắn (Bản vẽ 30, h.2, 3).

Qua cấu tạo khuôn có thể biết được rằng, người Đông Sơn đã nắm vững những nguyên lý cơ bản về đúc kim loại, về tính chất lý hóa của hợp kim. Bao giờ khuôn cũng có đậu róc và đậu ngót có khấc giáp khuôn và kẹp chặt hai mang chống sức ép của nước kim loại trong khuôn.

Qua những mảnh khuôn đúc vỡ bằng đất nung, chúng ta có thể thấy, khuôn đúc loại này đã được chế tạo rất cẩn thận, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật cần có đối với loại khuôn đúc sử dụng nhiều lần. Khuôn đúc chuôi kiếm tìm thấy ở địa điểm làng Cả là một loại khuôn như vậy. Nó được tạo từ hai lớp - lớp trong đắp bằng đất sét trộn nhiều than trấu dày 5-7mm. Nhờ có lớp này, khuôn đúc chịu được nhiệt độ cao, khi róc nước đồng, khí thoát nhanh, tránh cho vật đúc bị lỗ rỗ, lớp ngoài đắp bằng đất sét pha cát luyện kỹ.

Kỹ thuật tạo hợp kim để đúc đồng giai đoạn này có sự phát triển đáng kể. Bên cạnh hai thành phần cơ bản là đồng và thiếc được sử dụng phổ biến ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, đã xuất hiện thành phần cơ bản thứ ba, đó là chì. Có thể nói, đặc điểm hợp kim đồng thau Đông Sơn là hợp kim ba thành phần đồng, thiếc, chì. Đây là một sáng tạo quan trọng của thợ đúc Đông Sơn. Hợp kim có chì có nhiều ưu điểm: dễ nóng chảy, dẻo, dễ điền đầy vào các chi tiết vật đúc. Mặt khoe, sự có mặt của thành phần kim loại thứ ba đã mở rộng hơn nguồn nguyên liệu, tạo ra được nhiều nguyên liệu cung cấp cho các lò luyện kim - đúc đồng, đáp ứng nhu cầu rất lớn và ngày càng tăng của xã hội đối với các loại đồ đồng, đặc biệt là nhu cầu về vũ khí.

Hợp kim đồng - thiếc với tỷ lệ lý tưởng sáu đồng- mộtthiếc) là hết sức phù hợp cho chế tạo các công cụ, vũ khí cần độ cứng và sắc bén của rìa lưỡi, mũi nhọn. Người Đông Sơn cũng nắm vững nguyên tắc này và tiếp tục truyền thống luyện kim đúc đồng của người Đồng Đậu - Gò Mun, chế tạo  nhiều vũ khí từ hợp kim hai thành phần đồng - thiếc. Ngay khi cần sử dụng hợp kim ba thành phần cơ bản đồng, thiếc, chì, để chế tạo vũ khí, người ta cũng có ý thức tăng hàm lượng thiếc để đảm bảo độ cứng, sắc cho sản phẩm.

Cho đến nay, chưa có nhiều tài liệu để tìm hiểu về trung tâm sản xuất đồ đồng nói chung, vũ khí đồng nói riêng ở giai đoạn Đông Sơn.

Chúng ta chưa tìm thấy những lò luyện kim - đúc đồng có tầm cỡ kiểu như “quan xưởng” hay những làng nghề đúc đồng nào, mặc dù biết chắc rằng nếu không có những tổ chức sản xuất quy mô như vậy thì không thể có những chiếc trống, thạp đồng Đông Sơn. Tuy nhiên chúng ta đã tìm thấy những bằng chứng về nghề luyện kim - đúc đồng bản địa qua sự tồn tại khá phổ biến của các loại khuôn đúc, nồi nấu, róc đồng và một vài dấu tích có thể là lò đúc đồng nhỏ.

Ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, có thể khẳng định chắc chắn về một trung tâm đúc đồng là Thành Dền (Mê Linh- Vĩnh Phúc). Sang giai đoạn này, bằng những chứng cứ gián tiếp có thể nói đến những trung tâm đúc đồng quan trọng như làng Cả (Phú Thọ), Cổ Loa (Hà Nội), làng Vạc (Nghệ An) . . .

Tại khu mộ táng làng Cả đã tìm thấy một ngôi mộ lớn mà đồ tùy táng là những dụng cụ đúc đồng (khuôn đúc rìu, cán dao găm, chuông, giáo và nồi nấu róc đồng) cùng với những vũ khí và đồ đồng khác. Chủ nhân ngôi mộ này hẳn là một thợ đúc đồng giàu có, có thể là thợ cả có địa vị như quý tộc.

 Tại Cổ Loa, đã tìm thấy những kho cất giấu đồ đồng lớn, đặc biệt đáng chú ý là những đồ đồng trong kho này phần lớn mới được chế tạo, chưa qua sử dụng. Có nhiều tiêu bản nguyên dạng sau khi nung, chưa được gia công tu sửa.  Kho tên đồng Cầu Vực có gần một vạn chiếc tên cùng loại rõ ràng đã được sản xuất hàng loạt tại một trung tâm, trọng lượng cân được tới gần 100 kg.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #117 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:25:05 am »



Kho đồ đồng Mả Tre với gần 200 hiện vật đồng các loại (về công cụ có lưỡi cày, cuốc, xẻng, nhíp..., vũ khí có rìu xéo các loại giáo, dao găm, mũi tên) đặt trong một chiếc trống Đông Sơn cỡ lớn. Riêng lưỡi cày đã có gần 100 chiếc thuộc cùng một loại hình - loại hình lưỡi cày Cổ Loa. Những mũi tên tìm thấy ở đây cùng loại hình với gần một vạn mũi tên đồng ở Cầu Vực.

Việc phát hiện các kho đồ đồng, đặc biệt là kho tên đồng Cổ Loa cho phép khẳng định về sự tồn tại của những “quan xưởng” ở tại thành đô - trung tâm chính trị - kinh tế Cổ Loa của nhà nước âu Lạc.

Ngoài những “quan xưởng”, những trung tâm luyện kim đúc đồng lớn nằm trong các trung tâm chính trị - kinh tế quan trọng của nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc giai đoạn muộn kể trên, ở những trung tâm vùng, khu vực hay những cụm cơ dân tập trung của từng bộ (có 15 bộ theo th ư tịch, truyền thuyết) hẳn cũng có những lò luyện kim - đúc đồng quy mô nhỏ, sản xuất công cụ và vũ khí cung cấp cho dân địa phương.

Người Đông Sơn còn chế tạo được vũ khí bằng sắt. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của một số trung tâm luyện sắt, chế tạo đồ sắt như trung tâm Xuân Giang (Hà Tĩnh), Đồng Mỏm (Nghệ An), Vinh Quang (Hà Tây), Cổ Loa (Hà Nội).
 
Sắt được luyện từ quặng bằng phương pháp hoàn nguyên. Từ đó dùng phương pháp rèn hoặc đúc để chế tạo công cụ, vũ khí. Người Đông Sơn đã biết đến sắt, sử dụng đồsắt muộn nhất cũng vào khoảng thế kỷ IV Tr.CN, lúc đầu là công cụ, sau đó là vũ khí. Nhưng vũ khí sắt chỉ phổ biến ở giai đoạn muộn, khoảng một, hai thế kỷ trước Công nguyên trở về sau.

Sự phát triển ngày càng lớn về số lượng, sự phong phú về loại hình và phổ biến về địa bàn phân bố... giúp ta khẳng định chức năng phục vụ chiến tranh là chủ yếu của vũ khí thời Đông Sơn.
 
Nếu không vì chiến tranh để bảo vệ lãnh thổ và cuộc sống, có thể người ta không cần dành một tỷ trọng quá lớn đồ đồng - loại chất liệu rất quý hiếm ở thời đó đến vậy cho vũ khí. Bên cạnh đó, ở giai đoạn muộn còn dùng cả vũ khí sắt, những vũ khí có tính sát thương cao. Cư dân Đông Sơn là cư dân nông nghiệp lấy sản xuất lúa nước làm cơ sở chủ đạo. Đối với họ, săn bắn chỉ chiếm vai trò phụ trợ, thứ yếu. Do vậy vũ khí kim loại được sản xuất nhiều không phải để đáp ứng nhu cầu săn bắn. Các tài liệu khác, như đã giới thiệu ở trên, cũng cho thấy tính chất bất ổn, đầy biến động kể cả những cuộc đấu tranh nội bộ giữa các tộc, bộ tộc trong quá trình hình thành một nhà nước sơ khai và những cuộc chiến tranh chống kẻ thù từ bên ngoài xâm phạm bờ cõi ở giai đoạn cuối thời Hùng Vương - An Dương Vương. Đó là những yêu cầu khách quan dẫn đến sự phát triển của vũ khí, trang bị quân sự. . .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #118 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:31:40 am »


2. Lịch sử ra đời và phát triển của vũ khí và các trang bị quân sự giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương diễn ra theo quy luật phát triển từ ít đến nhiều về số lượng, từ thấp đến cao về chất lượng, từ đơn điệu đến đa dạng, phong phú về loại hình.

Trước hết là sự thay thế ngày một tốt hơn của nguyên liệu chế tạo vũ khí. Bản thống kê dưới đây tổng hợp số liệu từ 18 điểm thuộc ba giai đoạn phát triển sớm, giữa, muộn đã chọn thống kê ở trên.

Như vậy, ở giai đoạn sớm chỉ có vũ khí đá, số lượng rất ít ở giai đoạn giữa, vũ khí đá chỉ còn chiếm 3,5% (tổng số vũ khí thống kê được trong giai đoạn), xuất hiện vũ khí xương, chiếm 34,4% và vũ khí đồng thau, chiếm tỷ lệ cao nhất - 62%. Đến giai đoạn muộn, vũ khí đá hoàn toàn vắng bóng, vũ  khí xương tụt xuống chỉ còn chiếm 0,4%, trong khi đó vũ khí đồng tăng vọt lên 97,9% và xuất hiện vũ khí sắt với số lượng ít chiếm tỷ lệ 1,7%.

Tính chung cả ba giai đoạn thì vũ khí đồng chiếm tỷ lệ cao nhất - 82,2%, tiếp đó là vũ khí xương, chiếm 12,9%, đá 3,9% và sắt 1%.
Về sự phát triển qua các giai đoạn của loại hình vũ khí, có thể nhận biết phần nào qua bảng thống kê tổng hợp số liệu từ 18 địa điểm thuộc ba giai đoạn phát triển sớm, giữa, muộn đã chọn thống kê ở trên.

Từ những số liệu phân tích trên có thể nhận xét về loại hình vũ khí thời Hùng Vương - An Dương Vương như sau:

- Chủng loại vũ khí tăng theo thời gian từ sớm đến muộn: từ bốn ở giai đoạn sớm, đến sáu ở giai đoạn giữa và tám ở giai đoạn muộn.

- Ở giai đoạn sớm và giữa xuất hiện vũ khí cỡ nhỏ là chủ yếu ở giai đoạn muộn phát triển mạnh nhiều loại vũ khí cỡ lớn hơn.

- Các loại vũ khí tên, giáo, lao là những thứ vũ khí tồn tại lâu dài, phổ biến rộng và ngày càng phát triển. So với tổng số vũ khí thu được thì giáo chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng thứ hai là mũi tên, sau đó là lao, rìu xéo, dao găm...
 
Cũng cần lưu ý là, những thống kê trên đây chưa đại diện đầy đủ cho bộ vũ khí mà chúng ta biết chắc chắn là hết sức phong phú thời Hùng Vương - An Dương Vương.
 
Có những loại vũ khí xuất hiện ở các địa điểm khác, nhưng ở 18 địa điểm được làm thống kê lại không có. Ví như ở giai đoạn Đông Sơn, ở một số địa điểm khác đã tìm thấy cả dao chiến, cả qua đồng, nhưng trong sưu tập sáu địa điểm chọn thống kê lại không có. Hơn nữa đối với một số loại vũ khí như lao, đặc biệt là mũi tên, thuộc loại vũ khí dùng một lần, “một đi không trở lại”, có thể khẳng định về số lượng và tỷ lệ của chúng hiện biết chưa phản ánh chính xác số lượng và tỷ lệ thực trong đời sống khi xưa. Ví dụ như số lượng và tỷ lệ mũi tên ở giai đoạn muộn thể hiện trong bảng thống kê không hoàn toàn phù hợp với thực tế. Kho mũi tên gần một vạn chiếc ở Cầu Vực (Cổ Loa), giúp ta “sửa sai” trong việc đánh giá vai trò của mũi tên trong bộ vũ khí cung-tên-nỏ. 
 
Mặc dù vậy, qua so sánh, đối chiếu các bộ sưu tập vũ khí ở hàng trăm địa điểm thuộc văn hóa thời dựng nước, giữ nước này, có thể thấy các bảng thống kê lấy số liệu từ 18 địa điếm nêu trên đã phản ánh tương đối khách quan tình hình và đặc điểm vũ khí của cả ba giai đoạn. Đương nhiên để có thể nhận diện đầy đủ hơn đặc điểm vũ khí - trang bị quân sự thời Hùng Vương - An Dương Vương, cần kết hợp xem xét toàn bộ những tài liệu đã biết thuộc lĩnh vực này.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #119 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2008, 12:34:49 am »



3. Qua việc thông kê và phân tích số lượng, hình loại vũ khí, có thể nhận thấy, người Lạc Việt - âu Việt đã biệt sử dụng các loại vũ khí. tầm xa (cung, nỏ), tầm trung (lao), tầm gần (giáo, rìu, dao găm, kiêm, qua), vũ khí bảo vệ mình (hộ tâm phiên, mộc) và kết hợp các loại vũ khí đó.

Trong các vũ khí đánh gần, tổ tiên ta ưa dùng nhất là giáo, rìu và dao găm. Tùy từng vùng, từng khu vực (tương đương với bộ, liên bộ) mà loại này hay loại khác chiếm ưu thế hơn. Ví như người ở lưu vực sông Hồng, sông Mã chọn giáo, rìu xéo, còn người lưu vực sông Cả lại chọn dao găm. Dấu ấn địa phương còn bộc lộ ở sự lựa chọn sử dụng các kiểu loại khác nhau trong cùng một chủng loại vũ khí. Điều này thể hiện tính đa dạng của một nền văn hóa thống nhất thời Hùng Vương - An Dương Vương.

4. Số lượng và hình loại vũ khí qua tài liệu khảo cổ học cho ta những hiểu biết tuy mới là bước đầu nhưng khá chắc chắn về cách đánh - nghệ thuật quân sự của người Lạc Việt - Âu Việt thời kỳ dựng nước và trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược đầu tiên.

Đó là quen và giỏi đánh gần, thạo thủy chiến, phát huy sự khéo léo, nhanh nhẹn của con người, coi trọng vũ khí nhưng không hoàn toàn ỷ vào vũ khí. Cách đánh đó phù hợp với trình độ sản xuất, điều kiện địa hình, tập quán lao động và sinh hoạt của cơ dân Lạc Việt - Âu Việt. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của mỗi vùng cơ trú, việc vận dụng cách đánh và việc sử dụng các loại vũ khí giữa các vùng có sự phát triển khác nhau, ngày càng phong phú, đa dạng. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa vũ khí - kỹ thuật quân sự với cách đánh nghệ thuật quân sự và lực lượng vũ trang - tổ chức quân sự bắt đầu hình thành, đánh dấu bước phát triển mới, cùng với sự phát triển của trình độ sản xuất và văn hóa của nước ta thời Hùng Vương - An Dương Vương.


CHƯƠNG III
 
THÀNH CỔ LOA
CÔNG TRÌNH QUÂN SỰ KIÊN CỐ
VÀ ĐỒ SỘ NHẤT THỜI AN DƯƠNG VƯƠNG

 
I.  VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ CẤU TRÚC THÀNH CỔ LOA

1.Vị trí địa lý

Từ Hà Nội theo quốc lộ 1 đi ngược lên Bắc Ninh, qua cầu Đường rẽ vào quốc lộ số 2 - đường lên Tuyên - Thái (Thái Nguyên - Tuyên Quang) đi chừng khoảng 5 km nữa, nhìn qua phía tay phải, ta sẽ thấy giữa vùng đồng chiêm trũng có một khu đất cao um tùm cây xanh, nổi bật lên giữa những thảm lúa vàng. Đấy là vùng đất Cổ Loa - mà ta vẫn quen gọi thành Cổ Loa, kinh đô cũ của An Dương Vương - công trình quân sự kiên cố và đồ sộ nhất thời mở đầu dựng nước của cha ông ta.

Trên bản đồ hành chính hiện tại, khu thành cũ của An Dương Vương nay là xã Cổ Loa - một xã lớn của huyện Đông Anh, nằm ở ngoại thành phía Bắc Hà Nội có toạ độ địa lý 21,05 vĩ độ Bắc, 105, 50 kinh độ Đông.

 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM