Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:30:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125149 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #100 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 11:06:54 pm »



Loại qua có thân ngang và thân dọc, không có cán. Kiểu này dã biết đến ít nhất hai chiếc: ở Sơn Tây một chiếc nguyên vẹn, ở Hà Đông một mảnh thân. Chiếc qua Sơn Tây có thân ngang hình tứ giác kéo dài, cạnh phía mũi xiên vát tương tự mũi loại qua trên, cạnh nối liền với thân dọc không rộng hơn cạnh mũi bao nhiêu. Giữa thân ngang và thân dọc không có gờ hay dấu hiệu gì ngăn cách, thân dọc được tạo thành nhờ sự kéo dài và chuyển hướng của thân ngang. Rìa lưỡi dưới của qua có hình cung, cong lõm vào. Sát rìa cạnh bên ngoài của thân dọc trổ ba lỗ tròn để buộc dây. Trên thân ngang trang trí những đường chỉ chạy song song nhau thành khung, giữa khung có hình một con thú. Kích thước: dài lưỡi đường gấp khúc, góc hợp giữa rìa lưỡi thân ngang và na lưỡi thân dọc gần là góc vuông, rìa thân dọc chỉ hơi choãi ra một chút.

Cán qua Đồi Đà cũng ngắn chỉ bằng 1/2 những qua kia, ở giữa có một lỗ chữ nhật nằm dài theo trục cán, ở đầu cán có một lỗ tròn nhỏ. Dọc rìa ngoài thân dọc có hàng lỗ buộc dây gồm ba lỗ, lỗ thứ tư nằm ở vị trí cuối thân lưỡi ngang chuyển sang cán, nơi này ở những qua kia là bộ phận cánh. Trục thân ngang và trục cán gần như nằm trên một đường thẳng, gợi nhớ tới kiểu qua có niên đại sớm chỉ có hai bộ phận là thân ngang và cán nằm thẳng hàng (Bản vẽ 23, h.3).  Qua loại này rõ ràng là sự cải biến tiến bộ, hoàn thiện hơn cả. Nhờ có sự kéo dài của rìa lưỡi tác dụng suốt từ đầu mũi thân ngang đến đầu cuối thân dọc, mà chức năng bổ-chém của qua có hiệu quả hơn, độ sát thương lớn hơn. Nhờ cấu tạo ba thành phần được bố trí hợp lý, lưỡi qua có thể tra vào cán cầm bằng gỗ hay tre được chắc chắn, dễ dàng: cán lưỡi được xâu qua lỗ mộng trổ trên đầu cán cầm, rìa dọc của thân dọc dựa khít vào thân cán cầm và những lỗ trổ trên rìa lưỡi dọc giúp cho việc dùng dây buộc chắc lưỡi qua vào cán cầm.

Cách lắp cán lưỡi qua có thể thấy rõ qua những hình khắc trên đồ đồng cổ đại Trung Quốc. Bao giờ trục thân lưỡi ngang của lưỡi qua cũng nằm ở vị trí vuông góc hoặc gần như vuông góc với trục cán cầm. Cán này rất dài, gấp 1,5 hoặc 2 lần chiều cao thân người cầm nó. Cánh lắp cán này khẳng định chức năng gây sát thương bằng lực bổ - chặt - chém của qua, khác với chức năng đâm của giáo và tương tự như chức năng của rìu chiến. Ngoài ra qua còn có thêm những tác dụng khác nữa nhờ vào phần mũi nhọn và rìa lưỡi kép của thân ngang. Chức năng của qua đa dạng hơn chức năng của giáo, rìu chiến.

Ở việt Nam Chưa phát hiện được một chiếc qua còn lắp cán nào. Trong số các chiến binh khắc họa trên đồ đồng Đông Sơn cũng không thấy ai cầm vũ khí này. Tuy nhiên, cũng có nhà nghiên cứu cho rằng, trên con thuyền khắc ở tang trống Ngọc Lũ có người cầm qua, nhưng đa số ý kiến cho đó là người cầm rìu.

Từ những tài liệu nêu trên, có thể rút ra nhận xét rằng, qua đã có một quá trình phát triển từ thấp lên cao, từ những chiếc qua đá cấu tạo giản đơn thời Phùng Nguyên - đến những qua đồng cấu tạo đầy đủ hoàn chỉnh của thời Đông Sơn, nghĩa là có quá trình phát triển nội tại trong lòng văn hóa thời Hùng Vương - An Dương Vương. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua ảnh hưởng đáng kể của văn hóa vùng Trung Nguyên (Trung Quốc) đến quá trình phát triển đó.
 
Các nhà nghiên cứu đã đúng khi một mặt thừa nhận ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc; mặt khác, nhấn mạnh đến tính bản địa hoặc bản địa hóa, như có người nhận xét, của quá trình ra đời và phát triển loại hình vũ khí này trong văn hóa Lạc Việt. Tính bản địa được thể hiện rõ ở đặc điểm hoa văn trang trí trên qua đồng. Đó là những họa tiết chữ S, những hình thú có tại địa phương như chim, voi, cá sấu, hổ...  Hơn nữa những con thú này được thể hiện một cách hiền lành khác hẳn phong cách hung dữ của thú trang trí trên đồ đồng văn hóa láng giềng phía Bắc như Thạch Trại Sơn, (Vân Nam, Trung Quốc).

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 10:32:12 pm »


VŨ KHÍ PHÒNG HỘ

1. Tấm che ngực.

Tấm che ngực, hay còn gọi là hộ tâm phiến, xuất hiện lần đầu trong bộ vũ khí giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Chúng không phổ biến bằng các loại vũ khí tấn công như giáo, lao, tên, rìu, nhưng cũng không phải là quá hiếm. Theo tài liệu hiện biết thì đã tìm thấy 30 chiếc, phân bố ở lưu vực sông Mã và lưu vực sông Hồng, ở lưu vực sông Cả chưa tìm thấy tiêu bản nào. 
Căn cứ vào hình dáng, các tấm che ngực Đông Sơn được chia thành hai loại - loại hình chữ nhật: năm chiếc và loại hình vuông: 22 chiếc. Còn 3 chiếc không rõ hình dạng, không phân loại được.
 
Tấm che ngực hình chữ nhật. Có năm chiếc thuộc loại này .  Chúng có hình dạng và hoa văn trang trí cơ bản giống nhau, đều là những tấm đồng hình chừ nhật dày khoảng 0, lcm, đa  số phẳng, chỉ có một chiếc cong. Bốn quai được gắn đối nhau  ở bốn vị trí tương tự: cách rìa cạnh ngang và rìa cạnh dọc gần  nhất khoảng 1/4 chiều dài và chiều rộng tấm đồng. Quai có  hình bán nguyệt, nổi khum hình mui thuyền. Kích thước trung bình của năm chiếc loại này đo được là: dài 31,1 cm,  rộng 13,3 cm, dày 0,1cm. Một mặt hộ tâm phiến để trơn, phẳng, mặt kia thường trang trí hoa văn mang phong cách Đông Sơn điển hình bản vẽ (24, h. 1).
 
Trong một số địa điểm Đông Sơn như xóm Gấm, Kim Đường (Hà Tây) còn tìm thấy tấm che ngực hình chữ nhật bằng gỗ, chiều dài 30 cm, rộng 15-20 cm, dày 0,9-1,5 cm.
 
Tấm che ngực hình vuông. Loại hộ tâm phiến này không chỉ khác loại trên ở hình dáng - vuông chứ không phải chữ nhật, mà còn khác ở bộ phận buộc dây - không có quai đeo mà đơn giản chỉ xuyên lỗ buộc dây. Hoa văn trang trí trên các hộ tâm phiến loại này cũng khác, mặc dù cũng vẫn là  những hoa văn rất Đông Sơn.

Cho đến nay đã tìm thấy trên 20 chiếc loại này, đặc điểm chung là có hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 13- 15 cm , dày 0,1 cm. Bốn góc có bốn lỗ hay 4 cặp lỗ buộc dây. Lỗ hình tròn, nhỏ, đường kính 0,3 cm. Một mặt để trơn, mặt kia trang trí hoa văn.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 10:37:31 pm »


Hoa văn chủ đạo, chiếc nào cũng có là hoa văn hình chữ X bố trí ở chính giữa phiến. Những hoa văn ở xung quanh có thể khác nhau, có khi là những vành hoa văn hình : học hay động vật lần lượt bao quanh chữ X, có khi là những nhóm bố trí rời thành từng mảng đối xứng nhau.  Những hộ tâm phiến hình vuông còn gần nguyên vẹn đã sưu tầm được ở Ninh Bình, phát hiện được trong mộ Đông Sơn ở Đại Trạch (Bắc Ninh), Mả Mè (Thanh Hóa)... (bản vẽ 24, h.2, 3).

Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến đề tài trang trí khá nhất quán trên các hộ tâm phiến này. Đó là những hoa văn thể hiện những cặp cá sấu - những con vật sống dưới nước, có sức mạnh đặc biệt, đó còn là những hình người chèo thuyền - thể hiện lối sống gắn bó với sông nước của chủ nhân những hộ tâm phiến này. Có thể những con cá sấu được các chiến binh Đông Sơn lấy làm biểu tượng cho sức mạnh và là con vật hộ mệnh thiêng liêng của mình.

Trước kia từng có những ý kiến cho rằng những tấm đồng mỏng có trang trí hoa văn này được dùng để đính trên váy áo phụ nữ với ý nghĩa trang trì thuần túy. Nhưng dần dần, với những tài liệu mới phát hiện, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò của vũ khí phòng hộ - những tấm che ngực. Những hộ tâm phiến tìm thấy trong các ngôi mộ Đông Sơn ở Thiệu Dương, Lật Phương. . . có kích thước lớn, có chiếc hơi cong khum, chứng tỏ chúng là những tấm che ngực thì phù hợp hơn là đồ trang sức trên quần áo. Ví như, với kích thước 30x13 cm, hộ tâm phiến Thiệu Dương là một vật chắn bảo vệ hữu hiệu cho cả phần ngực của người chiến binh trước sức tấn công của những giáo, lao và mũi tên của đối phương.

Đương nhiên không phải chiến binh nào cũng được trang bị vũ khí phòng hộ này. Với số lượng ít, với lối chế tạo cùng hoa văn trang trí đẹp đẽ, hộ tâm phiến hẳn được dành cho những chỉ huy, thủ lĩnh là chính.


« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 12:12:29 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 10:59:50 pm »


2. Lá chắn (mộc).

Chúng ta biết đến sự tồn tại của loại vũ khí phòng hộ này ở thời Hùng Vương - An Dương Vương chủ yếu nhờ những hình khắc trên trống, thạp Đông Sơn. Trên hầu hết những chiếc trống có mến đại sớm được trang trí hoa văn tả thực như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà, Miếu Môn... đều tìm thấy những chiến binh cầm mộc trong tay. Họ được khắc họa đông đảo nhất ở phần lưng trống. Lưng trống Ngọc Lũ chia thành sáu ô chữ nhật, trong mỗi ô có hai người đều tay cầm rìu, tay cầm mộc. Lưng trống Hoàng Hạ cũng chia sáu ô mỗi ô có hai người cầm rìu và mộc tương tự Ngọc Lũ. Trống Miếu Môn II, ở lưng có tám ô trong đó có năm ô, mỗi ô có một người cầm rìu và mộc, một ô có người một tay cầm mộc, một tay,.  xòe múa. .

Trên những chiến thuyền khắc trên tang trống, cũng có một số người cầm mộc. ở trống Hoàng Hạ, người ngồi ở mũi thuyền cầm mộc, tay kia cầm rìu hoặc cầm giáo. Trên thuyền ở tang trống bản Thôm cũng có người cầm mộc. Nhưng có lẽ chiến binh có vũ trang lá chắn đứng trên thuyền được khắc họa rõ ràng hơn cả là trên thạp Đào Thịnh.

Những lá chắn trong tay các chiến binh đứng trong các Ô chừ nhật ở phần lưng các trống đồng có hình dạng cơ bản giống nhau. Chúng được thể hiện thành những hình chữ nhật đứng, rìa cạnh ngoài có hai nét vạch thẳng song song, trên mặt là những đoạn vạch ngang song song phủ gần hết chiều dài, trừ hai đầu. Đầu trên có tua kéo dài, có chiếc có cả mào nhô lên, đầu dưới hơi vát xiên, khắc hình hồi văn.  Những lá chắn này bao giờ cũng có chiều dài hơn hẳn chiều cao thân người. Vị trí tay cầm ở thấp, gần phía đầu dưới (Bản vẽ 25, h.2).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #104 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:01:26 pm »



Những lá chắn trên tay chiến binh ở thuyền trên thạp Đào Thịnh được thể hiện không giống như trên. Chúng gồm hai phần: phần dưới - thân lá chắn, hình chữ nhật dài, nửa ‘ đầu thu nhỏ chiều dài bằng khoảng chiều cao thân người, phần trên có hình như chiếc lông chim hay bông lau cắm vào phần thân dưới, kéo dài vút lên cao, chiều dài gấp rưỡi, gấp đôi chiều dài phần dưới. Đây là bộ phận trang trí của tấm lá chắn, tương tự như vật trang trì trên đầu người cầm nó (Bản vẽ 25, h. 1).

Điều dễ nhận biết là tính ổn định, nhất quán trong cách sử dụng lá chắn. Lá chắn gần như lúc nào cũng đi kèm với rìu chiến. Trường hợp sử dụng cùng với giáo, lao là rất hiếm và cũng không thật rõ ràng. Lá chắn bao giờ cũng được cầm trong tay trái người chiến binh và bao giờ cũng ở vị trí trước mặt. Đây là cách cầm và vị trí hoàn toàn thích hợp với chức năng phòng hộ của loại vũ khí này. Trong một vài trường hợp, như trên lưng trống sông Đà, không thấy chiến binhcầm rìu hay cầm một thứ vũ khí nào khác, nhưng tay trái thì vẫn cầm mộc giơ ra phía trước, còn tay phải vẫn ở vị trí phía sau, xòe ra như múa hay cầm vật hình đầu chim.

Ngược lại, có một số trường hợp lại chỉ thấy chiến binh cầm rìu mà không có mộc kèm theo. Dù sao những sự thiếu đồng bộ này cũng không phổ biến, có thể coi là những ngoại lệ.  Quan sát kỹ những hoa văn trên mặt, tang, lưng trống, chúng ta còn có thể rút ra nhận xét rằng, trên mặt trống không có hình chiến binh cầm mộc. Chủ đề chính trang trí trên mặt trống là cảnh sinh hoạt và lễ hội của cơ dân Đông Sơn. Còn trên tang và lưng trống, không khí chiến đấu rõ rệt hơn. Những chiếc lá chắn xuất hiện chính trong khung cảnh sẵn sàng chiến đấu này khẳng định vai trò của chúng là một loại vũ khí phổ biến và quan trọng trong tay các chiến binh Đông Sơn.

Lá chắn của chiến binh Đông Sơn được chế tạo từ loại vật liệu nào? Chúng ta hầu như không có tài liệu vật thật để trả lời đầy đủ chắc chắn câu hỏi này. Một bằng chứng duy nhất, tuy xung quanh nó còn đầy nghi vấn, là tấm da thuộc tìm thấy trong ngôi mộ thuyền Việt Khê nổi tiếng.

Đây là một miếng da hình chữ nhật không còn nguyên vẹn. Kích thước tấm da đo được: dài 90 cm, rộng 40 cm. Bề mặt tấm da được sơn hai lớp mầu đen, trang trí bốn cặp hoa văn vòng tròn đồng tâm, vẽ bằng sơn mầu đỏ gạch và xám.  Đường kính vòng ngoài cùng 19 cm. ở giữa các vòng tròn có một núm kim loại đường kính 7,4 cm. Miếng da có hình hơi cong khum, kích thước tương đối lớn, có thể dùng làm lá chắn khá thích hợp. Các nhà nghiên cứu còn chú ý đến hiện tượng khá trùng hợp giữa tấm da Việt Khê và hình khắc trên thạp Đào Thịnh. Trên thạp Đào Thịnh gặp một hình lá chắn chữ nhật, trên mặt trang trí 3 vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, phần nào gần gũi với hoa văn trên tấm da Việt Khê vừa nêu trên. Sự trùng hợp này cho phép ta vững tin hơn vào chức năng lá chắn của tấm da Việt Khê.

Cũng cần nói thêm rằng, có lẽ phần lớn lá chắn Đông Sơn được làm từ những vật liệu hữu cơ dễ bị tiêu hủy theo thời gian như gỗ, tấm đan hay bện bằng tre nứa, rơm cỏ. Đây là những vật liệu rất sẵn và dễ tạo tác. Phải chăng, những lá chắn có những đoạn ngang song song trên bề mặt trong tay các chiến binh khắc họa trong các ô chữ nhật ở lưng các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Miếu Môn... là phản ánh phần nào chất liệu như thế của chúng?

Còn có thể kể đến một loại vũ khí phòng vệ khác. Đó là những mũi chống hình củ ấu bốn mũi có ngạnh sắc tìm thấy  gần đây trong khu mộ táng Đông Sơn ở thị xã Lào Cai.
 
B. NHỮNG TRANG BỊ QUÂN SỰ KHÁC

Ngoài vũ khí, quân đội còn cần đến những trang thiết bị quân sự khác, từ các phương tiện cơ động, thông tin liên Lạc, chỉ huy đến những đồ dùng cá nhân như mũ, nón, giầy, dép, áo quần . . . Cũng như vũ khí, các trang bị quân sự này mang đậm tính chất địa phương, tộc người và tính thời đại.

  Trang bị quân sự giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương hẳn còn rất đơn giản và về cơ bản chưa phân biệt rạch ròi với các trang bị, đồ dùng sinh hoạt thường ngày của nhân dân. Ví như về quần áo, trang phục, không thấy có sự phân biệt nào giữa những chiến binh cầm vũ khí và những người cầm nhạc khí hay xòe tay múa khắc trên các mặt trống đồng.

Còn những chiến binh trên thuyền ở tang trống hay đứng trong các ô chữ nhật ở lưng trống, ăn mặc có khác nhau đôi chút, nhưng cơ bản vẫn là những người cởi trần đóng khố, người trên thuyền thì khố ngắn, người trong ô thì khố dài, hai vạt tỏa rộng tương tự như vạt khố, váy dài của người  nhảy múa trên mặt trống. Trong trang phục của các chiến binh này, phần đầu tóc được đặc biệt chú ý thể hiện, thường là rườm rà phức tạp hơn hẳn phần áo quần. Ở đây chúng ta không bàn về ý nghĩa của cách trang trí đầu tóc có tua hình bông lau, lông chim hay đầu chim, mà chỉ ghi nhận mối quan tâm đặc biệt đó trong sự so sánh với điều quy định đầu tiên về trang phục cho quân đội chính quy của nhà nước thời kỳ đầu nhà Đinh là binh lính đều phải đội mũ “tứ phương bình đính”, nghĩa là phần đầu tóc vẫn là chỗ được quan tâm làm cho thống nhất, đồng nhất trước tiên.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #105 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:05:25 pm »



Chúng ta cũng không có tài liệu nào khác, ngoài 30 mảnh hộ tâm phiến đã biết, để nói về những bộ võ phục của các chiến binh Đông Sơn. Chỉ biết rằng những hộ tâm phiến này được sử dụng bằng cách xâu dây qua quai hay lỗ để đeo hay buộc. Mặt sau tấm che ngực hình chừ nhật rất đẹp tìm thấy trong mộ ở Thiệu Dương còn dính mẩu vải chứng tỏ nó đã được buộc bên ngoài áo. Có thể nghĩ rằng, chiến binh Đông Sơn, thậm chí cả các thủ lĩnh, tướng lĩnh cũng không có võ phục. Họ có thể ăn mặc như thường dân, khi vào trận mới đeo thêm tấm che ngực và cũng chỉ một số tướng lĩnh, chỉ huy mới được đeo và mới có mà đeo.

Một sự “đồng phục” nữa của chiến binh Đông Sơn, không phân biệt với dân thường, là tất cả đều đi chân không. Trên các hình khắc hay tượng tròn, đều thể hiện những đôi chân trần.

Lối ăn mặc giản dị, gọn nhẹ như thế của cả dân và binh Đông Sơn trước hết là do điều kiện tự nhiên môi trường quy định. Nó phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều rừng rậm, sông ngòi chằng chịt.
 
Dần dần cách ăn mặc này trở thành thói quen, truyền thống của dân tộc. Đến tận thế kỷ X, vua Lê Hoàn cũng còn cởi trần đóng khố, như nhận xét của Sứ thần nhà Tống.
 
Vậy thì ở thời Hùng Vương - An Dương Vương trang phục - võ phục của binh lính, tướng tá, thủ lĩnh hẳn cũng chỉ đến vậy, đúng như đã được các nghệ nhân Đông Sơn thể hiện trên các sản phẩm đồ đồng của mình. Đương nhiên cũng có những ngoại lệ. Một số dân và  binh trong giới quý tộc giàu có, vào những dịp nhất định có thể mặc trang trọng, rườm rà hơn.
 
Tượng người ở một số cán  dao găm cho ta thấy hình ảnh cụ thể về họ. Trong số đồ đồng.  Đông Sơn đã tìm thấy một số khóa thắt lưng chế tạo khá cầu  kỳ, đẹp đẽ. Chúng đều được trang trì hoa văn, tượng rùa hoặc đeo thêm cả lục Lạc. Hiện chưa có cơ sở để gắn nó với những bộ lễ phục hay võ phục, vì vậy chỉ nêu ra đây để tham khảo.
 
Trang bị quân sự quan trọng hơn cả ở giai đoạn này phải kể đến phương tiện đảm bảo tính cơ động cho quân đội, đó là  thuyền bè. ở các phần trên chúng ta đã chửng minh rằng, phương tiện giao thông thuận tiện nhất, thông thường nhất và quan trọng nhất của người Lạ Việt - Âu Việt là thuyền, rằng trong cơ cấu quân đội đã hình thành hai thứ quân là quân bộ và quân thủy, mặc dù giữa hai bộ phận không có sự tách bạch rạch ròi. Thuyền bè được coi là phương tiện chuyển quân, chuyên chở lương thảo, và cũng không hiếm trường hợp thuyền tham gia những trận thủy chiến. Cứ nhìn những chiến binh lúc nào cũng lăm lăm vũ khí trong tay, đứng hay ngồi trên cả mấy chục chiếc thuyền khắc trên tang trống hay thân thạp Đông Sơn, ta cũng phần nào thấy được vai trò “thuyền chiến” của chúng.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #106 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:07:29 pm »

Các nhà nghiên cứu đã dựa chủ yếu vào các hoa văn trên đồ đồng Đông Sơn và một số di tích khảo cổ khác để tìm hiểu  về thuyền bè giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương. Dựa vào hình ảnh hàng trăm chiến thuyền được khắc họa trên các trống, thạp và trên một số chiếc rìu “nghi trượng”, kết hợp với những tài liệu về chính con thuyền như gặp ở Ngũ Thái (Hà Bắc) và mộ quan tài hình thuyền, có thể sơ bộ phân chia chúng thành ba loại theo hình dạng và quy mô.

Loại nhỏ và đơn giản hơn cả là thuyền độc mộc và thuyền thúng. Chính những chiếc quan tài hình thuyền thuộc văn hóa Đông Sơn phát hiện được phổ biến ở vùng trũng đồng bằng sông Hồng đã cho biết cụ thể phần nào hình dạng những chiến thuyền độc mộc thời ấy. Có thể lấy chiếc quan tài hình thuyền lớn ở Việt Khê làm ví dụ. Quan tài được làm từ một thân cây gỗ rất lớn, đường kính tới gần 1 m, được khoét rỗng hình lòng máng, sâu từ 0,24-0,34 m, bên ngoài chỉ đẽo vạt sơ qua, hai đầu bịt bằng hai tấm ván dày có rãnh hoặc chốt hãm, đầu lớn rộng 0,77 m đầu nhỏ rộng 0,57 m.  Quan tài có hình dáng như một chiếc thuyền độc mộc dài 4,76 m (bản vẽ 26, h.3). Phần lớn quan tài hình thuyền Đông Sơn có chiều dài trên dưới 2 m, đường kính khoảng 0,50 m, nhưng chắc những chiếc thuyền độc mộc được những chủ nhân những mộ này sử dụng lúc sinh thời phải có quy mô lớn hơn. Đo theo luật tương quan những chiếc thuyền độc mộc khắc trên trống đồi Ro, làng Vạc, các nhà nghiên cứu đã cho rằng, những thuyền đó có chiều dài ít nhất là 3 m, dài nhất tới 10 m, trung bình là 6-7 m.

Loại thuyền độc mộc đơn giản này hiện vẫn còn được đồng bào miền núi sử dụng để đi lại trong phạm vi hẹp, chở được chừng vài ba người và hàng hóa nhẹ.

Có ý kiến nhận xét rằng, một vài chiếc thuyền khắc họa trên vài chiếc rìu phát hiện được ở vùng sông Mã thuộc loại thuyền thúng (Bản vẽ 26, h.1, 2).

Thuyền thúng được đan bằng tre, sơn, trít nhựa cây, sơn ta để chống thấm nước.. Thuyền có thể có hình bầu dục, chỉ chở được tối đa ba người. Khảo cổ học chưa phát hiện được một chiếc thuyền nào kiểu này, nhưng lại biết rất rõ sự phát triển của nghề đan lát ở thời Hùng Vương - An Dương Vương qua hàng loạt dấu phên đan kiểu lóng mốt, lóng đôi tìm thấy trong mộ  táng, dưới đáy đồ gốm.

Nghề sơn ta cũng đã được người Đông Sơn sử dụng thành thạo. Những đồ sơn đẹp, kỹ thuật khá cao đã tìm thấy ở các mộ thuyền Việt Khê, Minh Đức. . . Nếu thuyền độc mộc được sử dụng nhiều ở vùng núi độ  dốc cao, nhiều thác thì thuyền thúng chủ yếu được dùng ở các vùng sông nước có dòng chảy êm đềm hơn và phạm vi hoạt động hạn hẹp hơn. Tuy nhiên, khi cần thì cả thuyền độc mộc, cả thuyền thúng đều có thể tham gia đánh trận được. Đó là chưa kể có những trường hợp, đặc biệt là với lối đánh du kích, thì những loại thuyền nhỏ có tính cơ động, gọn nhẹ và đảm bảo yếu tố bí mật bất ngờ, lại đắc dụng hơn.
 
Trên những trống, thạp Đông Sơn có niên đại tương đối sớm có trang trí hoa văn hiện thực như Cổ Loa, Miếu Môn, sông Đà... khắc họa những chiếc thuyền thuộc loại lớn hơn.

Đây không còn là những chiếc thuyền độc mộc nữa mà đã là những chiếc thuyền ghép ván có cấu tạo phức tạp, bao gồm cả chèo lái ở đuôi thuyền, một số trường hợp ở đáy thuyền có một hoặc hai tấm ván để giữ thăng bằng cho thuyền.
 
Chiều dài của thuyền loại này có thể từ 10 - 15 m . Đó là những đặc điểm chung, nếu đi vào chi tiết thì thấy chúng rất đa dạng, khó tìm thấy những chiếc giống hệt nhau, kể cả những thuyền khắc họa trên cùng một trống, thạp.
Có thể nêu vài ví dụ về loại thuyền này.

Thuyền trên trống Cổ Loa I: thuyền cong hình cánh cung. Đầu thuyền vươn cao có chạm khắc hình đầu chim quay mỏ về phía lòng thuyền. Đuôi thuyền có một cây cộtcắm hơi xiên. Mái chèo có vai trò cầm lái ở đuôi thuyền rất lớn, bản rộng do một người đứng điều khiển. Đầu mũi cũng có một mái chèo nhưng nhỏ hơn và ngắn hơn mái chèo sau nhiều, cũng do một người đứng chèo. Ngay trên mái chèo trước, nhưng ở dưới đáy thuyền nhô ra một tấm ván nhỏ, thân thuyền ghép ván biểu hiện bằng những vạch xiên ngắn song song (Bản vẽ 27, h.1).

Thuyền trên trống Miếu Môn II có phần thân thuyền mập hơn thuyền Cổ Loa, trông bề thế vững chắc hơn nhưng có lẽ ngắn hơn thuyền Cổ Loa. Thân thuyền ghép ván được biểu hiện bằng những nhóm vạch ngang, dọc xen kẽ. Đầu và đuôi thuyền hơi cong, đều có hình đầu chim. Ở đây không thấy những mái chèo cầm lái ở đuôi và đầu thuyền do người đứng chèo, thay vào đó chỉ là những người ngồi chèo bình thường, mái chèo nhỏ. Nhưng ở thuyền này bộ phận ván quạt nước và giữ thăng bằng lái rất được chú ý thể hiện ở đáy thuyền, ngay dưới chỗ người chèo đầu thuyền ngồi và ở phía đuôi thuyền (Bản vẽ 27, h.3).

 Thuyền trên trống bản Thôm có dáng khá thẳng, không cung hình cung như những thuyền kể trên. Không thấy ai chèo thuyền.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:09:21 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:12:12 pm »


Thuyền trên trống Miếu Môn I khác những thuyền trên ở chỗ có đầu và đuôi kép. Phần đuôi kép có thể chỉ là sự trang trí (?), nhưng phần đầu kép rõ ràng có vai trò thực dụng: đầu trước kéo rất dài, chiếm 1/5 chiều dài cả thuyền, một chiến binh cầm rìu ngồi ở cuối, sát với chỗ đầu đao cong vút của đầu sau, tựa lưng vào vách đầu đó. Mái chèo lái ở đuôi thuyền rất lớn (Bản vẽ 27, h.2).

Thuyền trên thạp Đào Thịnh có chiếc cong hình cung không cân đối - phía mũi độ cong lớn hơn phía đuôi. Đầu và đuôi đều trạng trí lông .chim cao vút. . Có người cầm chèo mái đứng lái ở đuôi thuyền. Mái chèo này được thể hiện dài và lớn. Đằng mũi không có mái chèo như một số thuyền khác  (bản vẽ 28, h.3).

Căn cứ vào những hình người có mặt trên thuyền có thể nhận xét rằng chúng đã được dùng cả trong thời bình và thời chiến. Có những thuyền chỉ có người ăn mặc sơ sài ngồi chèo, dầm chèo nhỏ (như thuyền Miếu Môn II), có thể hiểu rằng họ đang đi lại ,chuyên chở, làm ăn bình thường trên sông nước hoặc đang tham gia vào một ngày hội nào đó của làng xã (trên đầu đều đội mũ hóa trang lông chim). Có những thuyền thành phần người đa dạng: có người chèo thuyền, có người đứng xòe tay như múa, không cầm vũ khí, có những người cầm vũ khí (thuyền trống Miếu Môn II, thạp Đào Thịnh). Có những thuyền, người cầm vũ khí chiếm số lượng áp đảo (thuyền trống bản Tham, Cổ Loa I).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:14:41 pm »



Loại thuyền lớn nhất, có thể gọi là thuyền chiến được khắc họa trên những chiếc trống Đông Sơn đẹp nhất như trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, thạp đồng Việt Khê, Hợp Minh. . .

Đặc điểm nổi bật của loại thuyền chiến này là sự có mặt của bộ phận đài cao - vọng lâu, có thể là nơi giành cho người chỉ huy hoặc là đài quan sát và chắc chắn nhất là vị trí chiến đấu của những lính cung nỏ. Các loại thuyền khác không có bộ phận vọng lâu này. Thuyền ghép ván có chiều dài, tính theo luật tương quan, có thể tới trên 20m.

Đầu và đuôi thuyền bao giờ cũng có cấu tạo phức tạp, có khi rất rối. Mái chèo lái ở duỗi thuyền lớn do một người đứng hoặc ngồi điều khiển. Phía mũi thuyền có từ 1-2 cái mỏ neo (?) thả dài. Có người cho đây là mái chèo lái đằng mũi, nhưng có lẽ không phải vì không thấy ai giữ mái chèo cả.
 
Trên thuyền không có người chèo thuyền, chỉ có một người bắt lái ở đuôi thuyền, có lẽ thuyền chạy bằng buồm. Sự bài binh bố trận trên thuyền khá là thống nhất và hợp lý chứng minh thêm cho tính chất quân sự của loại thuyền này. Có thể nêu ra vài ví dụ.  Sáu thuyền trên tang trống Ngọc Lũ cơ bản giống nhau, chỉ khác vài chi tiết. Thân thuyền ghép ván cong cánh cung đều ván ghép được thể hiện bằng những nhóm vạch ngang dọc xen kẽ. Đầu thuyền cấu tạo rối rắm khó tả, đuôi kép uốn cao, trang trí hình đầu chim, cắm lông chim. Mái chèo lái đằng đuôi rất lớn, rộng bản, người đứng hoặc ngồi chèo trong tư thế gắng sức.
 
Sạp lầu - vọng lâu bố trí ở phần nửa sau thân thuyền, có khi gần giữa, có khi lui về phía đuôi thuyền. Vọng lâu cao chừng trên 1,5 m. Trên sạp vọng lâu có từ 1 -2 người đứng, bao giờ cũng có một người stí dụng cung tên hoặc nỏ. Dưới sạp cất giữ đồ đồng quý như trống, bình đồng. Ở giữa thuyền hoặc lùi về phía mũi là vị trí của người đứng đánh trống da(?) và chiếc trống da được đặt nằm ngang trên một hệ thống cọc, đỡ cao ngang ngục hoặc ngang mặt người đánh. Tay trái của người này đặt trên mặt trống, tay phải giơ ra sau nắm đầu một tù binh bì trói ngồi bệt trên sàn thuyền.
 
Ở sát mũi thuyền là một chiến binh ngồi, hai tay cầm rìu xéo giơ lên phía trước. Sau anh ta có khi có chiến binh đứng tay cầm giáo, có khi không. Cũng như vậy, phía sau người đánh trống da, có khi có thêm một chiến binh cầm giáo, lao hành thích tù binh cùng với người đánh trống, có khi không (bản vẽ 28, h.2).

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #109 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2008, 11:16:32 pm »



Thuyền trên trống Hoàng Hạ có thân ghép ván tương tự  thuyền Ngọc Lũ nhưng ít cong hơn. Đuôi và đầu thuyền uốn cong trang trí hình đầu chim. Mái chèo lái ở đuôi thuyền rộng bản, dài. Ở đầu thuyền có hai mỏ neo  thả dài từ đáy xuống. Sạp vọng lâu cao chừng 1,5 m vừa bằng chiều cao một người đứng trong đó. Trên vọng lâu có một người điều khiển nỏ. Giữa thuyền cũng là hình trống da và người đánh trống tay trái, tay phải nắm đầu tù binh ngồi phía sau. Ở đây không có chiến binh cầm rìu ngồi ở mũi thuyền, chỉ có hai người đứng tay trái đều cầm lao, tay phải cầm rìu xéo hoặc cầm gậy (Bản vẽ 28, h. 1).

Như vậy, trên các thuyền chiến, trừ người ngồi cuối thuyền bẻ lái, những người còn lại đều là chiến binh cầm vũ  khí hoặc người chỉ huy đánh trống thúc trận. Tính chất thuyền chiến của loại thuyền lớn này là rõ ràng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng những chiếc thuyền chiến thể hiện trên các trống, thạp này đang tham gia vào một ngày lễ hội lớn nào đó, nói theo ngôn ngữ hiện đại thì các thuyền chiến này bang tham gia “duyệt binh”, phô diễn sức mạnh và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của mình.

Bởi vì, như đã thấy, phần lớn những chiến binh trên thuyền và ngay cả chiến thuyền cũng đều có trang sức rườm rà ở phần đầu: đầu các chiến binh đội mũ trang trí hình đầu chim hay lông chim có tua. Đầu và đuôi thuyền cũng vậy. Và sự có mặt của những chiếc trống, âu bên dưới vọng lâu cũng là điều cần chú ý và đã có ý kiến cho rằng đây là những thuyền buôn đem đồ đồng quý vượt biển đi trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.  Những giả thiết ấy đều có thể đúng, nhưng dù thế nào thì tính chất thuyền chiến của chúng là rõ ràng.

Ngoài phương tiện thuyền, chúng ta chưa có bằng chứng nào chứng tỏ quân đội Hùng Vương và có lẽ cả quân đội An Dương Vương, sử dụng chiến xa và ngựa chiến. Tài liệu di cốt động vật trong các di tích giai đoạn này hầu như không có xương ngựa. Cũng không thấy bóng dáng những đoàn kỵ binh trong các truyền thuyết chiến tranh thời Hùng Vương - An Dương Vương, ngoại trừ con ngựa sắt của Thánh Gióng và con ngựa của An Dương Vương cùng Mỹ Châu chạy trốn khi thua trận.
 
Gần đây đã phát hiện được trong khu mộ táng ở thị xã Lao Cai những mảnh đồng có hoa văn dùng để trang trí đầu các con ngựa chiến của tướng lĩnh. Phát hiện này cùng với phát hiện các khâu đeo vũ khí bằng đồng trong một số địa điểm văn hoá Đông Sơn như Đông Sơn, Vinh Quang, Lào Cai... đã hé mở khả năng dùng ngựa trong chiến trận từ thời Hùng Vương - An Dương Vương.
 
Đối với phương tiện chiến xa - thứ trang bị quân sự khá phổ biến trong các đội quân phương Bắe, cũng có tình hình tương tự. Có thể nói quân đội Hùng Vương - An Dương Vương không có truyền thống sử dụng chiến xa và kỵ binh. Thực tế thì môi trường sống của người Lạc Việt - Âu Việt không tạo điều kiện để quân đội phát triển theo hướng này.

Tuy nhiên, chúng ta lại có cơ sở để nói đến sự tham gia của những súc vật đặc trưng của vùng nhiệt đới - voi và trâu, vào lĩnh vực giao thông nói chung, trong đó không loại trừ khả năng tham chiến.
 
Đã tìm thấy tượng voi thồ trống đồng được tạc trên cán dao găm đồng ở địa điểm làng Vạc. Có lẽ voi đã được thuần dưỡng từ lâu trước đó. Xương voi đã tìm thấy ở một số địa điểm như Đồng Đậu, Đông Sơn, Chiền Vậy, Đình Tràng, Đường Mẩy. . .
 
chưa phát hiện được những chứng tích cụ thể về việc dùng voi trong trận mạc ở thời Hùng Vương - An Dương Vương, nhưng hẳn ai cũng biết đến tài sử dụng voi trận của Hai Bà Trưng trong nửa đầu thế kỷ I. Thực tế này cho phép ta ngh đến khả năng dùng voi trận của tổ tiên những vị nữ anh hùng dân tộc này, tức là những Lạc tướng từ thời Hùng Vương - An Dương Vương lập quốc.

Những phương tiện thông tin liên Lạc, truyền mệnh lệnh chiến đấu, thúc quân, thu quân... đối với mỗi trận đánh đều rất quan trọng. Chúng ta không biết hết những phương tiện đã được quân đội Hùng Vương - An Dương Vương sử dụng. Nhưng ít nhất thì qua tài liệu khảo cổ và thư tịch cổ cũng có thể biết chắc sự góp mặt trong đó của trống da và trống đồng.  Ở trên đã giới thiệu về các loại thuyền của người Đông Sơn (ở các giai đoạn sớm hơn - Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chưa có tài liệu cụ thể cho phép nói về vấn đề này). 

Trên nhiều chiến thuyền loại lớn và trên tất cả các chiến thuyền, đều có hình trống nhỏ đặt nằm ngang trên bộ cọc - giá đỡ, trước mặt một người đứng đánh trống. ở đây có lẽ người ta đánh trống không phải để giữ nhịp chèo (trên thuyền không có người chèo) là chính, mà chính là để ra hiệu lệnh chiến đấu, đốc thúc binh sĩ, tạo khí thế và sự hiệp đồng chiến đấu, đồng thời tạo thanh thế, uy hiếp đối phương.

 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM