Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:27:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125514 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #90 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:26:17 pm »



Phần lớn dao găm có phần lưỡi giống nhau. Sự khác biệt chủ yếu ở phần cán. Căn cứ vào hình dạng cán, có thể phân chia dao găm Đông Sơn thành năm loại chính.

Loại dao găm cán hình chữ T. Dao găm cán chữ T điển hình, có những đặc điểm như sau: lưỡi hình lá tre cân đối, mặt cắt ngang hình bầu dục dẹt, hai rìa lưỡi hơi cong vồng, chắn tay không phát triển, chỗ tiếp nối giữa đáy lưỡi và chuôi có đường gờ, hai đầu đường gờ uốn cong hình sừng trâu nhô nhẹ ra hai bên. Cán hình chữ T, có phần phân loe ôm khít đáy lưỡi thân chữ T thu gọn ở đoạn giữa, tiết diện ngang hình gần tròn, đến khoảng 1/3 chiều dài cán thì thân chữ T lại loe mạnh tạo thành nét ngang chữ T- đốc dao. Đốc dao hình thuẫn, mặt cắt ngang hình bầu dục. Lưỡi dao tương đối rộng bản, mũi nhọn tù, hai rìa cạnh sắc. Kích thước trung bình của loại gao găm này đo được: dài chung 22 cm, chỗ rộng nhất trên thân 3,6 cm, cán dài 8,1 cm, giữa thân cán rộng 1,5 cm, kích thước đốc cán: 3,7 x 1,4 x 1,4cm (Bản vẽ 16, h.1, 3). Trên những chiếc dao găm loại này thường không có hoa văn trang trí.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #91 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:28:22 pm »



Loại dao găm cán hình củ hành có phần lưỡi và chắn tay cơ bản giống loại trên, nghĩa là có lưỡi hình lá tre, mặt cắt ngang thân hình bầu dục dẹt, chắn tay gần như không có, giữa đáy lưỡi và cán có gờ, hai đầu xoắn hình sừng trâu hơi chờm ra hai bên. Đặc điểm riêng nằm ở phần cán. Nhìn thẳng, cán dao có hình gần như con dấu ngày nay thường dùng: phần thu nhỏ nhất của cán nằm gần sát chỗ tiếp nối giữa đáy lưỡi và cán, từ đây thân cán nở rộng dần, đến gần đốc thì phồng lên như hình củ hành, trên thân “củ hành” có từ một đến ba hàng lỗ hình chữ nhật dài trổ dọc theo thân.  Đốc là một chóp hình trụ tròn nhỏ (Bản vẽ 17, h.1, 2, 3).  Kích thước trung bình của một số dao găm cán củ hành ở lưu vực sông Hồng và sông Mã đo được như sau: dài chung 20,0 cm, rộng lưỡi 4,5 cm, dài chuôi 9,9 cm, phần đốc nhô cao 6,6 cm, đường kính khoảng lcm, chỗ “củ hành” phình rộng nhất khoảng dưới 3 cm, dày lưỡi khoảng 0,4 cm, (ở phần đáy lưỡi) và 0,2 cm (ở phần đầu lưỡi).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #92 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:30:36 pm »



Dao găm cán củ hành, ngoài hàng trổ lỗ chữ nhật dọc ở  cán, không thấy trang trí gì thêm. Cùng với sự phổ biến rộng  rãi, đặc biệt ở trung tâm làng Vạc, sự đơn giản về mặt trang  trí cho ta thấy tính chất thực dụng căn bản của loại dao găm 1 này.

Loại dao găm có chắn tay, có hai kiểu khác nhau: chắn tay vểnh và chắn tay thẳng. Chiều dài chắn tay rộng hơn cạnh đáy thân lưỡi, nó không cong úp xuống đáy lưỡi mà lại cong ngửa lên. Chuôi hình trụ hơi loe ra ở phía đầu cán, cán không có đầu đốc, mặt cắt ngang cán hình bầu dục. Lưỡi dao hình lá tre. Trên lưỡi và cán đều có hoa văn trang trí phong cách khác Đông Sơn. Người ta đã tìm thấy một vài thiếc tương tự ở vùng đông nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Hồng Kông). Có nhiều khả năng hai chiếc dao găm chắn tay vểnh ở Đông Sơn đã xuất hiện ở đây thông qua con đường giao lưu văn hóa giữa hai khu vực. (Bản vẽ 16, h.2).  Kích thước đo được: dài chung khoảng 26 cm, lưỡi rộng 4cm, cán dài 10 cm, đầu cán rộng 2,5 cm.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #93 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:34:57 pm »


Loại có chắn tay thẳng phổ biến hơn loại trên. Chúng phân bổ chủ yếu ở lưu vực sông Hồng.  Đặc điểm chung nhất của dao găm loại này là có chắn tay thẳng ngang, đoạn nhô ra khỏi đáy lưỡi về hai phía khá rộng, có khi tới gần 2 cai. Phần lớn cán của loại dao găm này có hình ống trụ, ở khoảng giữa bóp vào, loe dần về hai đầu. Có  chiếc có đốc cán, có chiếc không. Phần lưỡi đa dạng hơn, có  thể phân thành một số kiểu lưỡi khác nhau: lưỡi hình tam 1 ‘ giác cân hai cạnh bên thẳng; lưỡi tam giác nhưng hai rìa lưỡi ‘. . ‘ uốn lượn một nhịp hay hai nhịp; lưỡi tam giác cân mũi kéo  dài, hẹp ngang , có sống giữa thân nổi mờ. . .  Loại dao găm này thường có trang trí hoa văn, đặc biệt là những chiếc có lưỡi uốn lượn. Hoa văn trang trí nhiều ở cán, trên bản lưỡi trang trí thưa hơn (bản vẽ 18, h.2, 3).
Loại dao găm cán tượng. Đây là loại dao găm được chế tác cầu kỳ hơn cả. Đến nay đã phát hiện được gần 20 chiếc.  Phần lớn được tìm thấy ở lưu vực sông Hồng. ở lưu vực sông Mã mới chỉ sưu tập được hai chiếc, còn ở lưu vực sông Cả, riêng tại làng Vạc đã tìm thấy 8 chiếc. Có hai loại cán tượng - cán tượng người và cán tượng động vật.

Dao găm cán tượng người chiếm đa số trong loại dao găm cán tượng. Về cơ bản, phần lưỡi và chắn tay của loại này giống như loại dao găm cán chữ T và cán hình củ hành, kích thước cũng tương tự. Điểm khác nằm ở phần cán. Những tượng người được dùng làm cán dao có tính tả thực cao. Mỗi tượng đều có đủ cả mặt mũi, tai to đeo khuyên, đầu đội khăn, cổ đeo vòng; hai tay khuỳnh rộng, duy chỉ có phần chân được đúc liền thành một khối, đóng khố hay mặc váy chùm kín chân. Phần lớn là tượng đàn ông và cũng đeo đồ trang sức như tượng nữ, cũng thể hiện tóc dài, đội khăn, chỉ khác là họ ở trần đóng khố, còn tượng nữ thì mặc áo bó, váy dài quét đất. Nhìn chung phong cáchtạo tượng rất thống nhất (Bản vẽ 18, h. 1).

Dao găm cán tượng động vật là sản phẩm độc đáo của trung tâm làng Vạc lưu vực sông Cả, các vùng khác chưa tìm thấy chiếc nào. Ngay tại làng Vạc thì số lượng dao găm cán tượng động vật phát hiện được cũng rất ít - chỉ có ba chiếc trong số 130 chiếc dao găm các loại.

Cả ba chiếc đều có phần lưỡi hình lá tre, không có chắn tay hay có chắn tay cong xoắn hai đầu. Mặt cắt lưỡi hình bầu dục dẹt. Kích thước ba chiếc thuộc loại nhỏ và loại trung bình, chiều dài chung từ 13,6 cm - 27,5 cm (Bản vẽ 16, h.4).  Những chiếc dao găm có chắn tay thẳng, rìa lưỡi uốn lượn trang trí hoa văn đẹp, những dao găm cán tượng đều là những vũ khí mà ý nghĩa thực dụng phải nhường bước cho ý nghĩa tinh thần - dùng trong lễ nghi, biểu Trưng cho sự giàu sang, quyền uy. . . Tỷ lệ thấp của chúng trong loại hình vũ khí này, càng tỏ rõ tính chất hiếm quý của chúng. ở một số chiếc trong nhóm dao găm sang trọng này còn gặp một số yếu tố giao lưu văn hóa với vùng Trung Nguyên, vùng Điền Trì (Trung Quốc).

Những chiếc dao găm cán chữ T, cán hình củ hành chiếm tới trên dưới 80% tổng số dao găm Đông Sơn sưu tập được.  Đây là những chiếc dao găm hình dáng đơn giản, cấu tạo các bộ phận hợp lý tạo sự thuận tiện và hiệu quả trong sử dụng.  Đối tượng sử dụng những dao găm này rộng rãi hơn loại dao găm trang trí cầu kỳ, hình dáng phức tạp kể trên. Tuy nhiên, cũng không thể so sánh được với sự phổ thông của cung tên, giáo, lao.

Điều này cũng đã được các nghệ nhân đúc trống, thạp đồng Đông Sơn ghi lại một cách khách quan trên hoa văn trang trí. Những chiến binh ở đây rất ít được trang bị dao găm. Trước hết ta thấy dao găm dắt ở lưng người đàn ông trong cặp tượng trên nắp thạp Đào Thịnh. Trên trống sông Đà có hình một chiến binh tay phải cầm một vật nhọn, lưỡi hình tam giác, không có cán dài - có thể là một chiếc dao găm. Trên thân trống Khai Hóa cũng có hình ảnh tương tự.  Nói chung, các dao găm thể hiện trên trống mang tính ước lệ.  cao, khó xác định thuộc loại dao găm nào. Nhưng dao găm dắt lưng bốn người đàn ông trong bốn cặp tượng trên nắp thạp Đào Thịnh thì lại hoàn toàn tả thực. Cả bốn con dao.  găm đều giống nhau và đều thuộc loại có cán chữ T - một trong những loại dao găm phổ biến nhất trong bộ sưu tập dao găm Đông Sơn.

Hình ảnh con dao găm ở những bức tượng này còn choé chúng ta biết rằng, dao găm là thứ vũ khí tùy thân rất quan trọng của người Đông Sơn. Nó như một vật bất li thân của mỗi người, ít nhất cũng là của mỗi người đàn ông trưởng  thành, những “đại hoàng nam” - lực lượng tham gia chiến đấu chủ yếu. Chúng ta cũng đã thấy một vài chiến binh cầm dao găm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: tay phải cầm dao găm vung ra phía sau, tay trái cầm mộc che đỡ phía trước mặt được khắc họa trên trống sông Đà, Khai Hóa kể trên.
 
Bảng thống kê trên đây tuy chưa thật đầy đủ nhưng có thể giúp chúng ta hình dung được một cách tương đối về mối tương quan số lượng giữa các loại hình gao găm và sự phân bố của từng loại ở những khu vực khác nhau.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:38:18 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #94 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:41:24 pm »


4. Kiếm ngắn.

Kiếm Đông Sơn có hình dạng giống dao găm, chỉ khác ở kích thước. Theo sự phân loại chung, những dao găm dài 40cm trở lên được xếp vào loại hình kiếm. Tuy nhiên cũng có mấy trường hợp kiếm dài dưới 40 cm.Theo tiêu chuẩn này, trong bộ sưu tập di vật Đông Sơn đồ sộ, mới chỉ chọn ra được 10 chiếc có thể gọi là kiếm ngắn. Chúng cũng được phân loại giống như dao găm, thuộc ba loại hình.

Loại kiếm có chuôi chữ T gồm ba chiếc. Có thể lấy chiếc kiếm còn nguyên vẹn tìm thấy ở làng Vạc làm ví dụ. Kiếm có hình dáng như một con dao găm có cán chữ T lớn. Lưỡi thuôn hình lá tre, rìa cạnh hơi cong vồng, sắc, mặt cắt thân lưỡi hình bầu dục dẹt, chỗ dày nhất ở giữa thân dày 0,7 cm. Chắn tay có hai đầu uốn xoắn sừng trâu, nhô nhẹ sang hai bên đáy  lưỡi. Chuôi kiếm tương đối to, mặt cắt ngang hình bầu dục. ...  Dọc thân chuôi kiếm rỗng, có chất hãm hình tam giác nhỏ  nằm giữa thân chuôi, gần gờ chắn. Kích thước đo được: dài chung 43,5 cm, rộng lưỡi 5,8 cm, dài chuôi 18,3 cm, rộng giữa thân chuôi 3 cm, đốc rộng 6,5 cm (Bản vẽ 19, h. 1).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #95 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:46:27 pm »



Loại kiếm có chắn tay thẳng tương tự như dao găm có chắn tay thẳng về hình dáng, mới chỉ tìm thấy hai chiếc, đều là phát hiện ngẫu nhiên ở vùng núi lưu vực sông Hồng. Chiếc phát hiện được ở Thái Nguyên rất đẹp. Bản lưỡi rộng, hai rìa cạnh lượn hai nhịp, giữa lưỡi phình rộng và gẫy góc, giữa thân lưỡi có đường sống nổi rõ, mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt. Chắn tay thẳng ngang, dài, chờm rộng ra khỏi đáy lưỡi mỗi bên đến 1,6 cm. Chuôi kiếm hình trụ bốn cạnh, tiết diện hình thoi. Chuôi thon nhỏ, loe nhẹ ở hai đầu. Đốc mỏng dẹt, tiết diện hình thoi với các góc cong. Kiếm được trang trí ở cả lưỡi mặt trên chắn tay, chuôi, đốc. Môtíp trang trí là những hình chữ S biến thể - hoa văn đặc Trưng Đông Sơn (Bản vẽ 20, h. 2).  Chiếc kiếm này thuộc loại ngắn trong số các kiếm ngắn Đông Sơn. Chiều dài chung 32 cm, rộng nhất trên thân lưỡi 9,2 cm, dài chuôi 8,7 cm, rộng giữa thân chuôi 2,5 cm, rộng đốc 6,4 cm, chắn tay dài 13,4 cm.

Loại kiếm cán tượng đã biết tới năm chiếc, đều ở lưu vực sông Mã. Đây là những chiếc kiếm có độ dài đạt tiêu chuẩn hơn cả. Trừ một chiếc gầy, bốn chiếc còn lại tương tự như nhau. Điển hình nhất là chiếc kiếm ngắn Núi Nưa (Thanh Hóa). Chiếc kiếm này gần như đồng dạng với chiếc dao găm cán tượng đã nói đến ở trên. Lưỡi kiếm hình lá tre dài, hẹp ngang, mặt cắt ngang hình bầu dục dẹt. Chuôi kiếm là tượng một phụ nữ áo váy chỉnh tề được tạo tác với phong cách giống hệt phong cách tượng cán dao găm, chỉ khác ở một vài chi tiết: tay ít khuỳnh hơn, khăn tóc búi ngược hình nấm, cổ đeo ít hạt chuỗi hơn.  Phần chắn tay - gấu váy chùm kín chân của tượng phụ nữ chuôi kiếm, về cơ bản nó giống như chắn tay dao găm cùng loại, hai đầu chắn chỉ cong cụp vào mà không vặn xoắn (Bản vẽ 19, h.3). Kích thước như sau: chiều dài chung 52 cm, chỗ rộng nhất của lưỡi 5,4 cm, chuôi dài 19 cm.

Sự hiếm hoi của kiếm dù chỉ là kiếm ngắn, trong đó có những chiếc rất gần dao găm trong các bộ sưu tập vũ khí Đông Sơn được sự phụ họa của hoa văn trang trí trên trống, thạp Đông Sơn. Trong số rất nhiều chiến binh được khắc họa, không thấy một ai được trang bị loại vũ khí này.

Rải rác trong vài địa điểm Đông Sơn đã phát hiện được một hai chiếc kiếm thực sự, nhưng chúng đều có nguồn gốc ngoại lai. Chiếc kiếm còn nguyên vẹn phát hiện trong mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng) dài 48, 2 cm, lưỡi rất dài, chuôi ngắn (dài chuôi gần bằng 1/5 chiều dài chung), thân lưỡi có đường sống nổi, mũi rất nhọn, chuôi rỗng hình ống trụ, hơi loe dần về phía đầu đốc. Đốc kiếm mỏng dẹt, chắn tay không kéo dài hơn cạnh đáy, nhưng có chiều rộng lớn hơn bề dày đáy lưỡi, tiết diện lá chắn hình thoi (Bản vẽ 20, h. 1). Ở Đông Sơn (Thanh Hóa) tìm thấy một chiếc kiểu tương tự, dài 60 cm, lưỡi rộng 4,5 cm, trên cán có hai khuyên tròn. Đây là những chiếc kiếm cùng loại kiếm được giới quý tộc Chiến Quốc (Trung Quốc) sử dụng phổ biến.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #96 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:49:58 pm »



Như vậy có thể nói, về cơ bản người Đông Sơn không có truyền thống chế tạo và sử dụng kiếm. Một số ít kiếm ngắn Đông Sơn mà sự ra đời của chúng có thể có ảnh hưởng văn hóa vùng Trung Nguyên, vẫn mang đậm phong cách bản địa, khó tách chúng khỏi tổ hợp dao găm truyền thống.

Cũng cần nói thêm về những con dao găm và kiếm sắt đã có mặt trong một vài di tích Đông Sơn muộn, với số lượng rất . ít Hiện mới tìm thấy một con dao găm lưỡi sắt cán đồng và một con dao hoàn toàn bằng sắt. Hình dáng tương tự dao găm đồng. Vì bị gẫy nên không đo kích thước được. Kiếm sắt  phát hiện được nhiều hơn, nhưng thường bị gãy, rỉ khó phục dựng nguyên dạng. Chúng có phần mũi nhọn, rìa lưỡi rộng  một bên sắc sống hơi dày, mặt cắt ngang lưỡi hình tam giác, có chuôi tra cán. Kích thước biến thiên trong khoảng dài 60 - 90cm, lưỡi rộng 2 cm - 4 cm. Kiếm được tìm thấy chủ yếu ở vùng sông Mã. Mười trong số 20 chiếc đã biết đến nay, phát hiện được ở địa điểm Đông Sơn (Thanh Hóa). Ở lưu vực sông Hồng tìm thấy bốn chiếc, lưu vực sông Cả một chiếc.

5. Dao chiến
 
Chiếc dao chiến đầu tiên thuộc giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương , cũng là chiếc dao chiến đầu tiên của loại hình vũ khí này trong lịch sử vũ khí dân tộc, được tìm thấy ở địa điểm Đồng Đậu (Vĩnh Phúc). Đây cũng là chiếc duy nhất đã biết trong cả giai đoạn văn hóa Đồng Đậu - Gò Mun. Rất may là nó được phát hiện trong trạng thái nguyên vẹn, chỉ bị rỉ nhiều. Có người gọi nó là búa, có người gọi nó là đao phạng. Thân dao là một khối gần hình chữ nhật dẹt, rìa lưỡi nằm dọc thân, uốn lượn và rất sắc. Sống dao là họng tra cán, cũng nằm dọc thân, gần như song song với rìa lưỡi nhưng không uốn lượn giống rìa lưỡi. Mặt cắt ngang họng hình gần tròn. Một đầu dao cong vồng lên, đầu kia vát choãi thẳng từ đầu họng đến đầu mũi dưới. Dao khá nặng và kích thước vào loại lớn: dài 16,6 cm, rộng 6,9 cm, dày thân 0,4 cm (Bản vẽ 22, h.4).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #97 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:53:06 pm »


Dao chiến Đông Sơn tuy phong phú hơn trước, nhưng so với các loại vũ khí Đông Sơn khác thì cũng thuộc loại hiếm.

Chúng phân bố rải rác trong một số di tích Đông Sơn lưu vực sông Hồng, chủ yếu ở vùng núi, số lượng ít, kiểu dáng không giống nhau. Tất cả mới tìm thấy dăm chiếc nhưng thuộc ba loại hình khác nhau. Loại một gồm hai chiếc có hình dạng gần như dao thái phở. Bản lưỡi gần hình thang, đáy dài là rìa lưỡi, gần thẳng, sắc; đáy nhỏ là sống dao, rìa sống dao cũng mài vát hai bên tạo thành rìa khá sắc; một cạnh bên dáng hơi khum là mũi dao, cạnh bên kia bị hòa lẫn vào với họng tra cán. Họng tra cán nằm xiên tạo với cạnh sống dao một góc tù, mặt cắt họng hình bầu dục. Kích thước như sau: dài thân lưỡi 12cm-14 cm; rộng bản lưỡi 5,7 cm-6,3 cm, họng dài 11 cm - 11,6 cm, rộng họng 3,3 cm - 3 cm, đoạn họng nhô ra khỏi thân lưỡi dài 4,3 cm - 3,2 cm. (Bản vẽ 21, h.2).
 
Loại hai mới phát hiện được một chiếc. Loại này giống con dao thái phở hơn. Bản lưỡi hình thang vuông, đáy dưới là rìa lưỡi, đáy trên là sống dao mà khoảng 2/3 chiều dài của nó đã bị họng tra cán đè lên, một bên phía mũi vát chéo tạo với cạnh đáy - rìa lưỡi một góc nhọn tù, cạnh đáy phía gót chạy thẳng tạo với cạnh đáy - rìa lưỡi và trục họng những góc vuông. Họng tra cán nằm ngang, song song với đường rìa lưỡi mặt cắt họng hình bầu dục. Kích thước: lưỡi dài 13,4cm, rộng 8,1 cm, họng dài 9,7 cm, rộng 3,3 cm, ở miệng họng thu nhỏ lại ít nhiều về phía trên, phần họng nhô khỏi bản lưỡi 2 cm (Bản vẽ 21, h.1).

Dao chiến loại ba tìm được hai chiếc. Chiếc tìm thấy ở Sơn La có hình tương tự lưỡi mã tấu. Họng dao không phân biệt rõ với bản lưỡi, phần miệng họng chỉ hơi nhô ra một chút. Rìa lưỡi dao rất dài và cong lồi, mũi dao là một góc tù hơi hớt cao tạo bởi đường rìa lưỡi và đường sống lưỡi. Lỗ họng có mặt cắt hình bầu dục dẹt. Dao dài 19 cm, bản lưỡi rộng 9,7 cm, cung rìa lưỡi 19,6 cm (Bản vẽ 21, h.4). Một biến dạng của loại dao này tìm thấy ở Lào Cai. Chiếc này khác chiếc trên ở chỗ rìa lưỡi thẳng hơn, gót lưỡi tròn hơn. Các loại dao chiến này có đôi nét gần gũi với con dao phạng Đồng Đậu. Điều này thể hiện chủ yếu ở kiểu họng tra cán nằm dọc thân lưỡi, bản lưỡi tương đối rộng, rìa lưỡi dài.  Có thể dao phạng Đồng Đậu là khởi nguồn cho dao chiến Đông Sơn.

Hình dạng, vị trí họng tra án đã chỉ ra cách thức tra cán cho các dao chiến Đồng Đậu - Đông Sơn. Cán sẽ nằm hoàn toàn song song với rìa lưỡi hoặc hơi xiên, trục cán hợp với trục lưỡi thành một góc tù (trường hợp dao chiến Đông Sơn loại một). Dao chiến có chức năng chính là chặt, chém và có thể cả bổ nữa. Các lưỡi dao đều to nặng và chắc, khi được lắp thêm cán dài, lực tác động của chúng sẽ tăng lên. Như vậy tác dụng của dao chiến tương tự rìu chiến. Người Đông Sơn đã chọn rìu chiến để trang bị cho quân đội của mình là chính mà không mấy mặn mà với dao chiến. Chúng ta chưa thấy bóng dáng dao chiến làm bạn đồng hành với các chiến binh được khắc họa trên các trống, thạp Đông Sơn. .
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #98 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:55:34 pm »



6. Qua
 
Qua là một loại vũ khí đánh gần rất phổ biến ở Trung Quốc thời cổ đại, từ thời Ân - Thương cho đến thời Hán (từ thế kỷ XVII - XVI Tí. CN đến những thế kỷ đầu Công nguyên). Ở Việt Nam cũng đã tìm thấy những chiếc qua trong khung niên đại về cơ bản tương đương với niên đại qua Trung Quốc.
 
Chiếc qua có tuổi già nhất hiện được biết ở Việt Nam là chiến qua đá Lũng Hòa, một di tích thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Phùng Nguyên. Nó được tìm thấy trong mộ, còn gần như nguyên vẹn. Chiếc qua đá này thuộc loại qua mà thân và cán nằm trên cùng trục dọc. Chỗ tiếp nối giữa thân và cán có nhô ra hai mấu nhỏ đối xứng nhau qua trục thân. Hai cạnh bên thân gần như song song nhau, đến gần mũi cùng vát xiên vào, tạo thành đỉnh mũi nhọn. Giữa thân, ở cả hai mặt, có đường sống nổi, chạy dọc từ đỉnh mũi xuống gần cán, hai bên sống nổi, mặt thân được mài hơi võng xuống, hai cạnh bên thân được mài vát cân, tạo rìa cạnh sắc, mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt với bốn cạnh hơi lõm vào. Cán có bề rộng tương đương bề rộng thân, giữa dày, mỏng dần sang hai bên rìa tạo mặt cắt ngang cán hình bầu dục dẹt. Kích thước qua như sau: dài chung 21 cm, rộng thân 5 cm, dày sống thân 0 7em, cán dài 8,2 cm, dày 0,9 cm. (Bản vẽ 21, h.5).

Qua được làm từ loại đá mềm, trên thân chưa thấy dấu vết sử dụng. Có thể chiếc qua này không phải là đồ thực dụng mà chỉ là đồ minh khí. Sự quá hiếm của qua không phải chỉ trong di tích Lũng Hòa, mà còn trong cả văn hóa Phùng Nguyên nói chung làm ta phải đặt câu hỏi về nguồn gốc và chức năng của nó. Trong số sáu địa điểm Phùng Nguyên được chọn làm thống kê, chỉ có duy nhất địa điểm Lũng Hòa có qua và tại đây cũng chỉ tìm thấy duy nhất một chiếc vừa giới thiệu ở trên. Diện tích khai quật ở Văn Điển và nhất là ở địa điểm Phùng Nguyên (Phú Thọ) rất lớn, vì vậy có thể loại trừ tính ngẫu nhiên của hiện tượng hoàn toàn thiếu vắng lưỡi qua ở đó. Chiếc qua Lũng Hòa lại được trân trọng đặt phía trên đầu người chết. Về hình dáng, qua Lũng Hòa tương tự những qua đá có niên đại tương đương Phùng Nguyên ở Quảng Đông (Trung Quốc).

Từ những tình tiết nêu trên, có thể đoán định rằng, chiếc qua Lũng Hòa không phải vũ khí bản địa, nó xuất hiện ở đây thông qua con đường giao lưu, tiếp xúc, hoặc nếu nó được làm tại chỗ thì cũng dưới ảnh hưởng của văn hóa láng giềng. Nó là vật hiếm quý đối với người Lũng Hòa - Phùng Nguyên. Cũng không loại trừ khả năng nó là vật “kỷ niệm” của chủ nhân ngôi mộ, sinh thời đã từng tham gia chiến đấu chống kẻ thù từ phương Bắc tới - những người có truyền thống sử dụng qua làm vũ khí.

Ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, lưỡi qua đã trở nên phổ biến hơn, đặc biệt đã xuất hiện cả qua đồng. Về cơ bản chúng có hình dáng tương tự qua đá Lũng Hòa: thân và cán cùng nằm trên một trục dọc, giữa thân và cán có khấc phân biệt, giữa thân có khoan một lỗ thủng tròn, mặt cắt thân, cán đều hình bầu dục dẹt. Ngay cả kích thước cũng không khác. Một chiếc đã gẫy mất một ít, phần còn lại đo được: dài chung 19 cm, cán dài 12,1 cm, rộng 4,8 cm, thân dài 6,9 cm, rộng 5,25 cm, dày 1 cm. Lưỡi qua được làm từ phiến thạch mầu đen xám, mềm.

Có thể nói, từ Phùng Nguyên sang Đồng Đậu - Gò Mun, lưỡi qua đá không có sự thay đổi, cải tiến đáng kể nào. Đáng chú ý là lưỡi qua thường được làm bằng loại đá mềm, dễ gầy vỡ theo thớ. Có vẻ như chúng vẫn ít thực hiện chức năng thực dụng.
Những lưỡi qua đồng đã được tìm thấy cho tới nay đều có niên đại từ Gò Mun trở về sau. Chiếc qua còn nhìn rõ hình dáng hơn cả được tìm thấy trong tầng văn hóa địa điểm Đồi Đà (Hà Tây). Lưỡi qua này được cấu tạo từ hai bộ phận là thân và cán. Thân hình gần tam giác, mũi bằng, rìa lưỡi dưới cong lồi, trên thân phần giáp chuôi có hai lỗ trổ hình chừ nhật, dài hẹp nằm nối tiếp nhau, về phía rìa lưỡi có một lỗ tròn. Mặt cắt ngang’ thân hình bầu dục dẹt, hai đầu nhọn.

Cán ngắn, giữa trổ lỗ chữ nhật dài theo trục dọc cán. Qua thuộc cỡ nhỏ, toàn lưỡi qua đo được chiều dài là 8 cm, bản lưỡi qua rộng nhất là ở đáy thân, chỗ tiếp giáp với cán 3 cm. Cán có mặt cắt ngang hình chữ nhật dẹt, dài 1,7 cm, rộng 1,7 cm, dày 0,3 cm. Trục thân và trục cán không nằm thẳng hàng mà hợp với nhau thành một góc tù. Loại hình qua này gặp phổ biến hơn ở giai đoạn Đông Sơn 1 (Bản vẽ 21 , h. 3).
 
Cho tới nay mới phát hiện được hơn 10 lưỡi qua có niên đại Đông Sơn. Chúng phân bố rải rác ở lưu vực sông Hồng (Thanh Đình, Đồi Đà, Yên Hưng, Sơn Tây...), lưu vực sông Mã (Đông Sơn, Núi Voi...).

1. Phần lớn những chiếc qua tìm thấy trong văn hoá Đông Sơn đã được phân loại, giới thiệu trong cuốn Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đông thau ở Việt Nam của Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Linh. Ở đây chỉ xin nhắc lại một số nét chính.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #99 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 11:00:15 pm »



Căn cứ vào cấu tạo thân, cán, có thể phân chia chúng thành ba loại chính: loại qua có thân ngang và cán chuôi; loại qua có thân ngang và thân dọc, không có cán; loại qua có đầy đủ ba bộ phận thân ngang, thân dọc và cán. Sau đây sẽ giới thiệu chi tiết hơn về từng loại.

Loại qua có thân ngang và cán với hai kiểu khác nhau.
Kiểu thứ nhất - trục thân ngang và trục cán nằm trên một đường thẳng. Kiểu này mới tìm thấy một chiếc ở Hòa Bình. Thân ngang trông khá giống hình lưỡi dao găm có hai cạnh bên (rìa lưỡi) thẳng, có đường sống dọc ở giữa hai mặt thân, kéo từ mũi xuống quá 1/2 chiều dài thân, mũi nhọn, mặt cắt ngang thân hình thoi rất dẹt, hai đầu nhọn. Trên thân có trổ một lỗ tròn. Giữa thân và cán có đường gờ phân cách. ở phần đáy thân sát đường gờ, trổ hai lỗ thủng chữ nhật nhỏ nằm đối nhau qua trục thân dùng để xâu dây, buộc cán. Cán hình chữ nhật, đầu cán hình tim. Có trang trí hình người và mặt người trên cán, thân. Kích thước: dài chung 18,2 cm, riêng dài cán 5,9 cm, rộng đáy thân (nơi rộng nhất trên thân) 7 cm, rộng cán 4,25 cm. Về cấu tạo và hình dáng, kiểu qua này khá giống những qua đá Phùng Nguyên - Đồng Đậu đã giới thiệu ở trên. (Bản vẽ 22, h.1).

Kiểu thứ hai - qua có thân ngang và cán nhưng trục thân và trục cán không nằm trên cùng một đường thẳng, mà hợp với nhau thành góc tù. Đã có ít nhất năm chiếc kiểu này được giới thiệu, điển hình là những chiếc tìm thấy ở Thanh Đình (Phú Thọ), Yên Hưng (Yên Bái). Đặc điểm của chúng là có cán rất nhỏ, hình tứ giác có hai góc vuông ở rìa dưới (cạnh đáy) . Thân lưỡi hình tứ giác kéo dài, rìa cạnh trên hơi cong võng, rìa dưới thẳng, cạnh bên nhỏ (mũi qua) vát nhẹ , cạnh bên lớn (đáy thân) đặc biệt kéo dài, chuẩn bị cho sự ra đời của bộ phận thứ ba là thân dọc của qua (Bản vẽ 22, h.2).  Trên thân không có trang trí, có trổ một lỗ tròn nhỏ, trên cán có chiếc trổ lỗ chữ nhật dài, dọc theo trục cán, có chiếc có hoa văn dải chữ S hay hoa văn trong khung chữ nhật.

Kích thước cỡ lớn (chiếc qua Thanh Đình) đo được: chiều dài rìa lưỡi trên 19 cm, rìa lưỡi dưới 23 cm, đường đáy thân 10 2 cm, cạnh mũi 3,5 cm, cán hình thang vuông, đáy lớn 3,4 cm, đáy nhỏ 1,9 cm, cao 3,9 cm (Bản vẽ 23, h.1).

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM