Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:10:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125121 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #80 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:50:14 pm »



Trong khi ở lưu vực sông Mã phổ biến rộng rãi loại lao hình lá kể trên thì ở lưu vực sông Hồng, đặc biệt là ở vùng núi lại có mặt tương đối phổ biến một dạng giáo lưỡi hình lá có những đặc điểm khác. Theo hình dạng có thể xác định rằng chúng được bắt nguồn từ loại giáo búp đa ở Gò Mun, giáo búp măng kiểu Yên Hưng (Yên Bái). Tuy cho đến nay mới phát hiện được chín chiếc, nhưng tính đa dạng của chúng thể hiện rất rõ. Chúng chỉ có chung đặc điểm là có góc đáy thân lượn cong, hai cánh không nhô rõ ngoài đặc điểm chung cho mọi loại giáo là có sống nổi dọc giữa thân, mặt cắt ngang hình thoi dẹt, còn hình dáng chung của bản lưỡi không hoàn toàn giống nhau.

Có tới bốn kiểu thân hình lá khác nhau. Có kiểu thân tương đối mập, họng hình ống, mặt cắt ngang hình tròn; có kiểu bản lưỡi hẹp, đầu mũi nhỏ, dài, họng ngắn, mặt cắt ngang hình thoi; có kiểu thân như hình chiếc ngòi bút, họng ngắn, miệng họng hơi loe, mặt cắt ngang hình bầu dục; có kiểu bản lưỡi hẹp đều từ sát họng lên gần đầu mũi hai rìa cạnh mới thu xiên vào tạo thành mũi nhọn, chuôi ngắn, chiếm 1/4 chiều dài chung, hình ống nhỏ, mặt cắt ngang hình tròn (Bản vẽ 6, h.5, Bản vẽ 10, h.2, 4).

Kích thước loại giáo này rất Khác nhau. Chiếc ngắn nhất, dài 21 cm, chỗ rộng nhất trên thân đến 6 cm, họng dài 4,5 cm, đường kính họng 3,3 cm. Chiếc dài nhất dài 30,2 cm, chỗ rộng nhất trên thân 4 cm, họng dài 5,5 cm, mặt cắt họng hình thoi các cạnh là 2,5 cm x 1,4 cm.

Loại giáo lưỡi hình lá họng xẻ đuôi cá. Đặc điểm nổi bật nhất của loại giáo này là có phần họng dài, miệng họng xẻ hình đuôi cá. Thân giáo tương đối ngắn, chiếm khoảng 1/2 chiều dài chung, các góc đáy và mũi lượn cong, mặt cắt ngang thân hình thoi. Họng hình ống, mặt cắt ngang hình bầu dục.

Cho đến nay mới tìm thấy tám chiếc loại này và đều phân bố ở vùng lưu vực sông Hồng. Kích thước trung bình của cácctiáo này như sau: dài chung 18,5 cm, cánh rộng 3,6cm, họng dài 7 cm, miệng họng 2 cm x l cm (Bản vẽ 11, h.3).

Nhóm giáo có chuôi tra cán hình dáng thân, chuôi phân biệt hẳn với các loại giáo có họng giới thiệu ở trên. Chúng có phần thân hẹp, dài, hai cạnh bên chạy gần như song song nhau phần lớn chiều dài thân, chỉ đến gần mũi mới thu lại tạo mũi nhọn và dưới đáy hài cạnh bên chạy vát vào thân chuôi. Giữa thân, ở hai bên mặt có đường sống to nổi rõ chạy từ đầu mũi đến chuôi. Thân giáo giống như hình lá mía.  Phần phình rộng trên thân rất mờ nhạt và có đến hai chỗ hơi phình ra: một chỗ ở gần phía mũi (cách đầu mũi khoảng 1/3 chiều dài chung), một chỗ ở phần thân chuyển xuống chuôi.  Mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt. Chuôi giáo ngắn, đặc, mặt cắt ngang hình vuông hoặc bầu dục, chiều dài chuôi bằng khoảng 1/5 đến 1/7 chiều dài chung. Thân giáo có một hoặc hai lỗ cánh hình chừ nhật dài.

Kích thước của giáo đo được: dài chung tử 15 cm - 38,5 cm, thân rộng từ 4 cm - 5,8 cm, chuôi dài từ 3 cm - 6 em, rộng khoảng 1,2 cm -1,5 cm (Bản vẽ 11, h.1).

Trong văn hóa Đông Sơn đã xuất hiện giáo sắt, tuy số lượng còn rất hạn chế. Cho đến nay mới tìm thấy 12 chiếc, phân bổ rải rác ở cả ba lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, như ở Vinh Quang, Mả Tre (lưu vực sông Hồng) Đông Sơn, Mả Chùa, Bản Tê... (lưu vực sông Mã), Đồng Mỏm (lưu vực sông Cả) . . .

Loại hình giáo sắt tương tự như giáo đồng thuộc loại có họng tra cán. Có thể lấy chiếc giáo sắt tìm thấy ở Đông Sơn làm ví dụ. Lưỡi giáo hình tam giác cân dài, hẹp, độ- xiên của hai cạnh bên ít làm cho bản lưỡi gần như rộng bằng nhau từ đáy lên đến gần đầu mũi. Mũi vát nhọn đột ngột, sống giữa thân không rõ (có thể do giáo bị rỉ sù sì, không quan sát được). Chuôi đúc liền thân, hình trụ rỗng, nở rộng về phía miệng họng. Họng chỉ ăn sâu đến hết phần chuôi cán giáo.

Toàn giáo dài 19,5 cm, họng dài 7,5 cm, thân rộng 2,8 cm, đường kính họng 1,2 cm bản vẽ 11, li.4). Riêng chiếc giáo sưu tầm được ở Cương Hà được làm bằng kim loại đồng-sắt tiếp hợp: chuôi đồng, lưỡi sắt, toàn thân dài 22 cm, đường kính họng chuôi xấp xỉ 1 cm.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #81 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:52:50 pm »



Có thể nói, giáo là loại vũ khí được người thời đại Hùng Vương - An Dương Vương sử dụng nhiều hơn cả. Điều này không chỉ được chứng minh bằng những số hếu đã phân tích ở trên, mà còn được chứng mình qua việc quan sát hoa văn trang trí trên trống, thạp đồng. Trong số những chiến binh - những người cầm vũ khí thể hiện trên các trống, thạp có niên đại sớm, số chiến binh cầm giáo là thường gặp hơn cả. Trên mặt trống Ngọc Lũ, trong hai nhóm người đi thành hàng chỉ có một người chắc chắn cầm vũ khí thì đó là cây giáo, cán dài có trang trí tua hoặc lông chim. Trên các thuyền khắc họa trên tang trống Ngọc Lũ, mỗi thuyền có ba, bốn người cầm vũ khí thì thường thấy hai người cầm giáo, những người kia chia.. nhau người cầm cung, người cầm rìu.
 
Trên mặt trống Cổ Loa I, trong mỗi nhóm người đi thành hàng, có hai người cầm vũ khí đi đầu thì cả hai đều cầm giáo. Trên mặt trống Hoàng Hạ, trong nhóm sáu người đi thành hàng, có bốn người cầm vũ khí thì cả bốn đều cầm giáo. Những chiếc giáo này có cán hơi ngắn nên có người gọi là lao.

Nhưng nếu ta chấp nhận quy ước thể hiện những hình tượng nhất định thường là nhất quán trong phạm vi một truyền thống, một thời đại, thì có thể nói, trong trường hợp này người Đông Sơn thể hiện chiếc giáo chứ không phải lao. Bởi vì, ở những chỗ khác, vũ khí chắc chắn là giáo (có cán dài) luôn được cầm trong tay trái mũi chúc xuống. Đôi chỗ chiến binh được trang bị hai thứ vũ khí là lao và giáo thì giáo được cầm ở tay trái, lao nắm trong tay phải. Những người trên trống Hoàng Hạ đều cầm vũ khí bằng tay trái trong tư thế mũi chúc xuống nên có thể xác định rằng họ đang cầm giáo. Những hình ảnh chiến binh cầm giáo có thể kể ra nhiều nữa. Tiếng rằng nhiều phần hoa văn trên các trống, thạp đã bị mất hay mờ quá nên việt thống kê, phân loại vũ khí trong tay các chiến binh được in hình trên đó chưa làm được đầy đủ.

Hình ảnh trên trống đồng cũng cung cấp thêm tài liệu khẳng định ưu thế của loại giáo có lưỡi hình tam giác cân.  Đại đa số các mũi giáo được khắc họa cùng một kiểu lưỡi hình tam giác cân, mũi nhọn, có họng tra cán (Bản vẽ 7, h.7, Cool.

Cán giáo dài và được trang trí thống nhất kiểu tua. Giáo thường dài hơn chiều cao người lính cầm nó, có khi hơn đến 1,5 lần. Hiện tượng sử dụng cán giáo dài và có trang trí như thế được chứng thực bằng tài liệu thu được từ mộ thuyền Việt Khê. Trong mộ này đã tìm thấy tám chiếc giáo còn cả cán bằng gỗ. Đây là một trường hợp hãn hữu, rất ít khi gặpđược. Đa số cán giáo đã bị gậy hỏng, chỉ còn hai chiếc cán tương đối tốt có thể nghiên cứu được. Hai chiếc còn nguyên chiều dài đo được là 2,37m và 2,35m. Cả hai cán đã bị khô tóp lại, đường kính còn đo được như sau: chỗ nhỏ nhất là 0,9 cm và 0 8 cm, chỗ rộng nhất là 1,55 cm và 1,45cm. Phần đầu tra vào họng lưỡi được gọt vát nhọn dài 10 cm. Toàn cán giáo được sơn bóng mầu vàng đen, trang trí bằng những đường vòng tròn cách đều nhau, chia cắt thành những đốt như đốt trúc. Ở gần chỗ tra lưỡi có những vệt vòng tròn xít nhau, có thể là dấu vết của dây mây buộc cán cho chắc. Cán giáo được làm từ loại cây có thớ dọc, dẻo dai như loại cây mây hay song.  Chức năng tấn công ở tầm gần với động tác cơ bản là đâm của giáo được biểu thị sống động trên hoa văn trang trí trống, thạp Đông Sơn. Hầu như trên chiếc thuyền nào của những trống có niên đại sớm như trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, cũng có cảnh hành hình tù binh, cá biệt có thuyền có hai cảnh hành hình như thế. Tù binh dường như lõa thể, ngồi bệt trên sàn thuyền, hai tay bị trói ra sau. Đầu hoặc vai của họ bị đâm bằng một ngọn giáo lớn đang được nắm chắc trong tay chiến binh vừa chiến thắng.

Cấu tạo hai bộ phận - phần mũi kim loại sắc bén, dễ xuyên thủng, và phần cán dài bằng gỗ làm tăng sức nặng và lực tác dụng cho mũi giáo, là cấu tạo hợp lý. Cũng là hợp lý khi người Đông Sơn đã chọn loại giáo có họng tra cán làm loại hình giáo chủ đạo. Nhờ phần họng thường ăn sâu lên thân, có khi ăn đến gần đầu mũi và có hình chóp, miệng họng hơi loe, càng lên trên càng thu hẹp lại, làm cho cán giáo tra vào phần mũi giáo được chắc chắn hơn và chính phần mũi kim loại cũng trở nên cứng hơn do có thêm lõi của đoạn đầu cán tra vào.

Loại giáo có chuôi tra cán rõ ràng không có được những ưu thế này. Và đương nhiên nó không được chú ý phát triển nữa. Trước khi chuyển sang một loại vũ khí đánh gần khác, xin dừng lại để giới thiệu một loại vũ khí có nhiều nét tương tự giáo, lao. Đó là đinh ba. Cho tới nay mới phát hiện được một chiếc duy nhất ở khu mộ táng Gò De (Phú Thọ). Đinh ba còn gần như nguyên vẹn, hình dáng rất chỉnh, gồm: phần họng tra cán hình nón cụt, cạnh đáy 2,2 cm, cạnh trên 1,4cm, cao 4cm, mặt cắt ngang họng hình tròn; phần thân chia thành ba nhánh thẳng chĩa lên trên, hai nhánh bên hợp thành chữ U, đầu mũi nhọn eo ngạnh nhỏ ở mặt trong, nhánh giữa có phần đầu mũi hình mũi tên cân đối. Ba nhánh có kích thước tương tự nhau, dài (tính từ đầu họng) 13,8 cm, mặt cắt ngang hình bầu dục, chiều rộng 2 cm (ở phần đáy chữ U) (Bản vẽ 11, h.2).

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #82 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:58:52 pm »



Đinh ba có thể sử dụng để ném như lao hoặc đâm như giáo.  các giai đoạn phát triển trước chưa thấy xuất hiện một kiểu đinh ba kim loại nào, trong nhóm vũ khí bằng đá, bằng xương cũng hoàn toàn không gặp. Phải chăng có thể tìm thấy một chút gợi ý trong loại hình lao có ngạnh bằng xương, bằng đồng ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun đối với sự ra đời của chiếc đinh ba Đông Sơn này? Điều rõ ràng là người Đông Sơn không có sở trường dùng đinh ba.

Sự quá hiếm hoi cũng như sự hoàn chỉnh và đẹp đẽ của nó khiến chúng ta có thể nghi ngờ về nguồn gốc bản địa của loại vũ khí này. Tuy nhiên, đinh ba lại được trang trí hoa văn phong cách Đông Sơn (vòng tròn đồng tâm và vạch răng lược), điều đó chứng tỏ vũ khí này dù sao cũng được “Đông Sơn hoá” phần nào rồi.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #83 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:00:45 pm »



2. Rìu chiến

Rìu trước hết là công cụ lao động, nhưng không phải chỉ  có vậy rìu còn thường được dùng làm vũ khí. Tuy nhiên, ở đây không giới thiệu toàn bộ các loại rìu đã được cơ dân Hùng Vương - An Dương Vương chế tạo và sử dụng trong suốt gần 2000 năm dựng nước và giữ nước. Phải khẳng định rằng phần lớn các loại rìu là công cụ sản xuất, không chỉ được dùng làm vũ khí trong những trường hợp bất thường.  Nhưng bên cạnh đó cũng có một vài loại rìu mà xét về hình dáng, kích thước có thể thấy, ngoài mục đích công cụ, chúng còn được chế tạo làm vũ khí. Hơn nữa, trong số đó còn có loại rìu được làm trước hết để phục vụ chiến đấu, dùng làm vũ khí mà thường được gọi là rìu chiến.

Ngoài những loại rìu chiến với số lượng không nhiều chắc chắn được đưa vào bộ sưu tập vũ khí Hùng Vương - An Dương Vương, còn có thể đưa vào đây cả nhóm rìu hình lưỡi xéo loại di vật được coi là loại vũ khí độc đáo nhất thời đại này. Sự sắp xếp này trước hết nhờ vào sự có mặt phổ biến của những chiến binh được vũ trang bằng những chiến rìu xéo các kiểu khắc họa trên các trống, thạp Đông Sơn. Giáo và rìu xéo là những loại vũ khí gặp nhiều nhất trong hoa văn trang trí trên trống, thạp Đông Sơn có niên đại sớm.

Rìu chiến chỉ ra đời vào giai đoạn văn hóa Đông Sơn, còn rìu xéo đã xuất hiện từ trước đó, vào giai đoạn văn hóa Gò Mun, nếu như ta không tính đến chiếc rìu đá lưỡi lệch, có thể xem là tiền thân của dòng rìu xéo, phát hiện được ở di chỉ Đoan Thương có niên đại tương đương Phùng Nguyên.  Rìu xéo Gò Mun mới chỉ tìm thấy một chiếc nguyên vẹn ở chính địa điểm Gò Mun (Phú Thọ). Thoạt nhìn nó giống như một chiếc rìu xéo cân, bị gậy mất một bên mũi. Mũi rìu hơi chúc và kéo dài hơn mũi rìu bình thường. Gót hơi lượn tròn.

Chuôi họng và thân lưỡi rìu không phân biệt rõ, rìa lưỡi ít cong. Rìu có quy mô nhỏ: cao (tính từ miệng họng đến rìa lưỡi giữa thân) 7,5 cm, rộng miệng họng 3,7 cm, lỗ họng ăn sâu 4,8 cm, dài . họng 1,8 cm. (Bản vẽ 12, h.I). Ngoài ra, ở các di tích thuộc văn hóa Gò Mun còn gặp những mảnh mũi rìu, trong đó có những mũi kéo dài - kiểu mũi của rìu xéo. Như vậy rìu xéo trong văn hóa Gò Mun còn hiếm, nhưng không phải là hiện tượng cá biệt. Điều này giải thích hiện tượng phát triển đột biến của loại công cụ - vũ khí rìu xéo ở giai đoạn Đông Sơn. Đây là một đặc trưng độc đáo, riêng có của văn hóa Đông Sơn.

Cho đến nay, trong bộ di vật đồng Đông Sơn đã có tới hàng trăm chiếc rìu xéo. Căn cứ vào hình dạng gót, thân, mũi, rìa lưỡi, có thể phân chia thành các loại, kiểu khác nhau.

Loại rìu xéo gót vuông có đặc trưng nổi bật, như tên gọi, là gót lưỡi vuông. Bản lưỡi nhìn chung có dáng hình thang vuông, cạnh đáy thẳng hay hơi cong, cạnh bên phía gót thẳng tạo với cạnh đáy một góc vuông, cạnh bên phía mũi thẳng xiên theo chiều từ trái sang phải, cạnh trên nối từ đầu mũi đến chân họng cong lõm tạo cho mũi rìu cong hất lên. Họng thẳng, vai xuôi, bản lưỡi rộng, làm cho rìu eo dáng như một chiếc hia. Mặt cắt ngang họng hình lục giác đều, họng ăn sâu đến quá 1/2 chiều cao bản lưỡi (Bản vẽ 12, h.2, bản vẽ 13, h.3, 5).

Kích thước trung bình đo được từ một số chiếc rìu gót vuông như sau: dài 8,2 cm, rộng lưỡi 9 cm, dài họng 2,8 cm, lỗ họng 2,8 cm x 1,2 cm. Những chiếc vào loại lớn nhất như chiếc rìu ở Làng Cả có chiều dài 12cm, rộng lưỡi 15,7cm, họng cao 3,8 cm.

Một số chiếc rìu gót vuông được trang trì hoa văn thường là cảnh chó đón đầu hưu, người và thuyền kết hợp với hoa văn Ô trám lồng hay hình hồi văn (Bản vẽ 12, h.7).


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:03:40 pm »



Loại rìu xéo hình bàn chân có thể coi là loại hình trung gian giữa gót vuông và gót tròn, nhưng vẫn nghiêng nhiều hơn về phía gót vuông và thấp. Có kiểu bản lưỡi dài giống như hình bàn chân, có kiểu bản lưỡi ngắn trông giống như hình chiếc ủng ngắn mũi (Bản vẽ 12, h.4, 6).
Số đo trung bình của một số chiếc như sau: lưỡi rộng 9,5 cm, cao 8,4 cm, riêng họng dài 3,4 cm, kích thước lỗ họng 3,8cm x I,6cm. Kiểu rìu hình bàn chân thân ngắn có quy mô nhỏ hơn. Số đo trung bình như sau: rộng 7,4 cm, dài (cả họng) 7,0 cm, riêng họng dài 2,9 cm, rộng 3,3 cm.

Loại rìu xéo gót tròn là loại rìu xéo tìm thấy nhiều nhất. Chúng tập trung đậm đặc nhất trong một số địa điểm Đông Sơn điển hình ở vùng sông Mã. Riêng tại địa điểm Thiệu Dương và Đông Sơn đã phát hiện được tới 176 chiếc trong tổng số 208 chiếc của cả lưu vực sông Mã. Ở lưu vực sông Hồng cũng tìm được khá nhiều. Theo thống kê chưa đầy đủ thì số lượng loại rìu này đã lên tới 259 chiếc (Bản vẽ 13, h. 1, 4).  Nhưng nhiều chiếc có kích thước nhỏ (dài chung dưới 5 cm, lưỡi rộng dưới 6 cm) có thể coi là rìu minh khí, không có tác dụng thực tế như một thứ công cụ hay vũ khí (Bản vẽ 13, h .2). Mặt khác, trong số rìu loại này, lại có một số chiếc lớn, có hoa văn trang trí đẹp.

Nhiều khả năng chúng được dùng như vũ khí hoặc dùng trong nghi lễ, hoặc có tư cách như một thứ quyền trượng (Bản vẽ 14, h.1, 2).


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #85 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:06:10 pm »

Loại rìu xéo gót nhọn xếp hàng thứ hai về số lượng, sau rìu xéo gót tròn. Chúng tập trung ở lưu vực sông Hồng là chủ yếu Đặc điểm chung là gót nhọn, nhưng không phải đều nhọn giống nhau. Có kiểu nhọn tù, có kiểu gót nhọn mũi tù, có kiểu cả gót và mũi đều nhọn (bản vẽ 12, h.3, 5).

Phần lớn những chiếc rìu loại này có kích thước trung bình nhỏ. Số đo trung bình của trên 80 chiếc như sau: dài chung 5,5 cm - 5,8 cm, rộng lưỡi 5,9 cm-6 cm, dài họng 2 cm-2,7 cm, rộng họng 3,1 cm - 3,3 cm. Những chiếc rìu có kích thước nhỏ như thế này khó thực hiện được chức năng chặt, bổ. Có lẽ chúng được dùng chủ yếu trong các thao tác đẽo gọt, chẻ tách gia công đồ tre, nứa, gỗ.
 
Tuy nhiên, khi được tra cán kiểu cán kép, gồm cả chuôi gỗ lẫn cán gỗ, thì lực của rìu sẽ được tăng lên, đáng kể và cũng không loại trừ nó cũng được dùng để chặt bổ trong sản xuất và cả trong chiến đấu khi cần.  Loại rìu chiến có hình dáng đặc biệt. Thuộc loại này là những chiếc rìu có hình dạng không bình thường, kích thước của chúng thường lớn, dùng làm vũ khí thích hợp hơn dùng làm công cụ. Có thể nhắc tới hai kiểu dáng khác nhau: kiểu rìu chiến lưỡi xòe cân và kiểu rìu chiến lưỡi xéo.


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:07:46 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:10:25 pm »

Rìu chiến lưỡi xòe cân khá đa dạng. Chiếc tìm thấy ở Đào Thịnh được coi là tiêu biểu nhất cho kiểu rìu chiến hình khánh. Lưỡi rìu rất rộng (gấp gần năm lần chiều rộng họng), rìa lưỡi cong võng xuống, hai vai cong lõm, kéo dài cân đối, hai đầu cánh cong lõm vào. Họng rìu thẳng, tương đối dài, mặt cắt ngang hình gần bầu dục. Kích thước như sau: dài toàn rìu 14 cm, rộng lưỡi 19,5 cm, dài họng 6 cm, rộng họng 4 cm, họng chỉ ăn sâu đến ngang vai. Ở Xuân An cũng tìm thấy một hiếm có hình gần giống như thế, nhưng cỡ nhỏ hơn nhiều và trên lưỡi có trổ lỗ chốt hãm. Một kiểu hình khánh khác gặp ở chiếc rìu Yên Hưng (Yên Bái). Rìu có rìa lưỡi cong tròn đều không võng giữa như rìu Đào Thịnh, hai vai xuôi, đầu cánh nhọn tù, họng có chốt hãm, mặt cắt ngang hình lục giác chuyển sang hình chữ nhật. Kích thước rìu tương đối nhỏ: dài chung (đã bị gậy một đoạn họng) 7,2 cm, rộng lưỡi 9,4 cm, rộng họng 2,7 cm. Những rìu chiến lưỡi cân xứng tương tự còn tìm thấy ở một số nơi khác như Việt Tiến (Phú Thọ), Hà Đông. . . (Bản vẽ 15 , h. 1, 2) .

Rìu chiến lưỡi xéo mới phát hiện được vài chiếc. Có hai kiểu khác nhau. Chiếc rìu tìm thấy ngẫu nhiên ở bờ sông Đáy - Hà Đông là điển hình của rìu chiến lưỡi xéo, gót nhọn kéo dài hớt lên, mũi hớt. Rìa lưỡi cong, cung lưỡi rất dài. Hai vai rìu cong lõm. Họng đứng, mặt cắt ngang hình lục giác bẹt. Giữa thân có chốt hãm. ở chuôi có trang trí hoa văn vạch. Kích thước: dài chung 17,5 cm, rộng lưỡi 27 cm, dài họng 8 cm, rộng họng 5,8 cm (Bản vẽ 15, h.3).


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:13:53 pm »


Chiếc rìu Việt Khê là đại diện cho kiểu rìu chiến lưỡi xéo thứ hai. Rìu có hình khá lạ. Gót rìu tròn, thấp, lưỡi kéo dài, mũi hất ngược lên. Họng rìu bị gậy gần hết nên không hoàn toàn biết rõ hình dáng và kích thước phần họng. Phần họng còn lại cho thấy họng rìu hơi ngả ra phía gót, mặt cắt ngang hình bầu dục. Gần chỗ tiếp giáp giữa họng và thân lưỡi rìu có một vành đai hình bầu dục lồi ra hai phía trước - sau như hai cái mấu. Kích thước: dài chung còn lại) 6,8 cm, rộng lưỡi 15,2 cm, họng rộng 3 cm (Bản vẽ 13, h.6).

Ngoài hai chiếc vừa miêu tả ở trên, còn tìm thấy một vài chiếc kiểu tương tự ở Sơn Tây, ở Xuân An...

Dưới đây, là bảng thống kê phân loại sơ bộ các loại rìu lưỡi xéo và rìu chiến Đông Sơn, loại rìu có nhiều khả năng được dùng làm vũ khí nhất. Tất nhiên cũng cần nhắc lại rằng, không phải tất cả chúng đều được dùng làm vũ khí.  Những chiếc quá nhỏ có khi chỉ là đồ minh khí, làm mô phỏng những chiếc lớn để chôn theo người chết. Những chiếc nhỏ và trung bình chủ yếu được dùng làm công cụ lao động. Chỉ những chiếc lớn có khả năng bổ và chặt, chắc chắn mới là những rìu chiến.

Ở trên chúng ta mới nói đến phần lưỡi rìu mà chưa nói đến một chiếc rìu hoàn chỉnh gồm hai bộ phận không tách rời là lưỡi và cán. Toàn bộ rìu xéo Đông Sơn đều có họng tra án, lỗ họng bao giờ cũng có hình nêm ăn sâu hết chiều dài họng và một phần chiều cao thân lưỡi đảm bảo cho cán chắc chắn. Khá nhiều chiến rìu còn có chốt hãm để cán khỏi bị tụt khi sử dụng. Mặt cắt họng luôn có hình bầu dục hay lục giác bẹt, nghĩa là cán tra trực tiếp vào lưỡi rìu luôn dẹt chứ không tròn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:20:48 pm »



Rìu xéo Đông Sơn được tra cán như thế nào? Hiện chưa tìm thấy một chiếc rìu cán nào trong các di tích Đông Sơn để có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Nhưng bằng vào một số tài liệu gián tiếp cũng như những phân tích kỹ thuật, có thể tìm ra lời giải đáp.

Hình ảnh những chiến binh cầm rìu khắc họa trên trống Đông Sơn là một trong số những tài liệu đó. Trên các trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Miếu Môn, Bản Thềm đều có những hình ảnh này. Những chiếc rìu trong tay họ được thể hiện khá thống nhất. Cán tương đối dài, lưỡi phần lớn thuộc nhóm rìu lưỡi xéo (trừ chiếc rìu trên trống Bản Thềm có lưỡi xòe cân hình khánh). Điều đáng quan tâm ở đây là ở đầu cán, bên trên họng lưỡi rìu thường, có một đoạn nhô cao, hình gần chữ nhật đứng, đầu trên vát, đôi khi có hình gần tam giác, đầu trên vát về hai phía tạo thành hình chữ V lồi. Chiều dàicủa những đoạn nhỏ này xấp xỉ chiều rộng lưỡi rìu. Rõ ràng đây không phải chi tiết trang trí như kiểu trang trí tua lông chim hay hình đầu chim thường thấy ở đầu cán giáo, lao.  Nhiều khả năng nó thể hiện phần nhô lên của chuôi tra trực tiếp vào họng lưỡi. Lưỡi rìu được tra cán cầm một cách gián tiếp thông qua cái chuôi này (Bản vẽ 25, h.2, 4).


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #89 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 10:22:48 pm »



Theo những phân tích về mặt kỹ thuật thì cách tra cán rìu gián tiếp này có nhiều ưu điểm và là cách tra cán tối ưu đối với những lưỡi rìu có họng tra cán dọc như những loại rìu đồng Đông Sơn. Bằng cách tra cán này, rìu có khả năng chịu lực lớn. Bởi vì lực tác động và phản lực đều nằm trên trục thẳng (lực trực đối), nên không bị tản ra xung quanh. Mặt khác, cũng nhờ vậy mà khi chịu lực lớn, lưỡi rìu không dễ bị phá vỡ, cán cầm không dễ gẫy và tay cầm ít bị giật nảy.  Chuôi tra trực tiếp vào họng lưỡi thường là bằng gỗ, cũng có thể bằng tre cật già. Một số chiếc rìu Đông Sơn được phát hiện còn có dấu vết của chuôi gỗ bên trong họng. Theo cách tra cán của rìu xéo Đông Sơn thì chuôi gỗ là phần chịu lực lớn. Đồng thời nhờ phần chuôi gỗ mà rìu được tra vào cán cầm dễ dàng, chặt chẽ hơn. Chuôi gỗ được xuyên qua lỗ mộng trổ trên đầu cán. Cách tra cán này không chỉ tạo được sức chịu lực lớn mà còn rất tiện lợi và cơ động cho các chiến binh: trên đường hành quân hoặc khi chưa dùng đến, họ có thể chưa tra cán cầm cho rìu mà bó chúng lại thành một bó gọn gàng. Khi vào trận, chiến binh chỉ việc xâu chuôi qua lỗ mộng cán rồi gõ cho chặt lại là đã có trong tay cây rìu chiến lợi hại. Sự gọn nhẹ của quân trang, quân dụng là một yếu tố góp phần nâng cao khả năng cơ động cho quân đội. Đối với quân đội thời Hùng Vương - An Dương Vương có lối đánh du kích là chủ yếu thì tiêu chuẩn gọn nhẹ này càng có ý nghĩa.

Khi bàn về cây rìu chiến Đông Sơn, các nhà nghiên cứu còn quan tâm phân tích chiều dài cán cầm. Muốn tạo được lực tác động lớn không chỉ cần sức nặng của rìu mà quan trọng hơn là tạo được động lượng lớn. Động lượng được tính theo công thức M=m.v; m là khối lượng vật tác động, ở đây là cả lưỡi và cán rìu; v là vận tốc quay. Một trong hai yếu tố tác động đến vận tốc quay v là chiều dài cánh tay đòn, ở đây là chiều dài cán rìu. Như vậy cán rìu dài sẽ làm tăng lực tác động của rìu.
 
Đối với rìu Đông Sơn thường có kích thước nhỏ, trọng lượng không lớn lắm, kể cả đã cộng thêm sức nặng của chuôi và cán, thì việc dùng cán dài là cần thiết. Như đã thấy trên các trống, thạp, cán rìu trong tay các chiến binh thường dài.  Rìu chiến là vũ khí đánh gần, thường được chiến binh sử dụng cùng với tấm mộc. Hình ảnh chiến binh tay phải cầm rìu vung ra sau, tay trái cầm mộc che trước mặt thường gặp trên trống, thạp. Vị trí chủ công của nó được thể hiện ở hình ảnh những chiến binh cầm rìu giơ ra trước mặt, ngồi đầu mũi các chiến thuyền khắc họa trên tang trống Đông Sơn. Cùng là vũ khí đánh gần nhưng so với giáo thì rìu chiến là vũ khí đánh gần hơn. Có lẽ vì vậy nó cần đến sự trợ giúp của tấm mộc che hơn. Phần lớn chiến binh cầm rìu có kèm theo cầm mộc (trừ trường hợp những người ngồi đầu mũi thuyền, hai tay nắm cây rìu đặt đứng trước mặt). Trong khi đó, người cầm giáo thường không thấy cầm mộc.

Nghiên cứu kỹ lưỡng cấu tạo lưỡi rìu và cách tra cán còn thấy được tính độc đáo, lợi hại của loại vũ khí này. Ở lưỡi rìu đáng chú ý là phần rìa lưỡi. Rìa lưỡi rìu xéo cơ bản là dài, hoặc rìu chiến hình khánh là rìu lưỡi cân, nhưng phần rìa lưỡi cũng được kéo dài đặc biệt, thường dài gấp đôi gấp ba chiều rộng họng. Rìa lưỡi được cấu tạo từ hai phần khác nhau: phần rìa lưỡi ở giữa, thẳng họng xuống, thường có tỷ số góc lưỡi lớn, tức rìa lưỡi tày, còn phần đầu mũi và phần gót thì góc lưỡi nhỏ, lưỡi sắc hơn rìa lưỡi ở giữa. Như thế, lưỡi rìu xéo có thể vừa thực hiện chức năng chặt, bổ (dùng phần rìa giữa lưỡi) vừa thực hiện chức năng cắt, chém. Một số chiếc rìu có phần mũi kéo dài và nhọn hoặc hất cong ngược lên có thể còn kiêm cả chức năng đâm, móc. Cách tra cán rìu cũng góp phần làm cho rìu xéo thực hiện được các chức năng khác nhau. Một số chiếc rìu khắc họa trên trống, thạp cho thấy góc hợp bởi chuôi và cán rìu nhỏ hơn 90 độ, nghĩa là phần rìa lưỡi ở phía mũi có thể được tác động như con dao lưỡi thẳng dùng để chém. Rõ ràng rìu chiến lưỡi xéo là loại vũ khí phổ biến, quan trọng và độc đáo của quân đội thời Hùng Vương - An Dương Vương.

3. Dao găm

Dao găm là loại vũ khí chiến đấu và tùy thân được cư dân Hùng Vương - An Dương Vương ưa chuộng. Đến nay đã sưu tập thống kê phân loại được 230 dao găm Đông Sơn phân bố khắp mọi địa bàn cơ trú của người Đông Sơn. Tuy nhiên, cũng như các loại hình vũ khí khác, dao găm không được phát triển và phổ biến như nhau ở các khu vực khác nhau. Vùng phát triển nhất của dao găm chính là lưu vực sông Cả, nói chính xác hơn là ở trung tâm làng Vạc (Nghệ An). Hơn 1/2 số dao găm Đông Sơn được tìm thấy tại đây.  Tiếp sau là lưu vực sông Mã, các khu di chỉ - mộ táng Đông Sơn, Thiệu Dương, Núi Nấp... cung cấp cho bộ sưu tập dao găm Đông Sơn hàng chục chiếc. Tại lưu vực sông Hồng, dao găm phân bố có phần thưa thớt hơn, dàn trải hơn.

Cũng cần nói thêm rằng, các giải đoạn trước Đông Sơn, người Lạc Việt chưa sản xuất và sử dụng loại vũ khí này. Ở giai đoạn Gò Mun mới có mặt một loại dao dùng trong sinh hoạt. Dao được làm từ một thanh đồng mỏng (dày 0,2 cm), hình gần chữ nhật dài, chỗ rộng nhất của bản lưỡi nằm ở khoảng giữa, thu hẹp lại về phía mũi và chuôi. Dao có họng lắp cán hình bầu dục hở. Điều đáng chú ý là ở một số chiếc cả hai bên rìa lưỡi đều được mài sắc. Đây là điểm tương tự duy nhất với dao găm của giai đoạn Đông Sơn.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM