Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:39:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125119 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #60 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:12:25 pm »


Hùng Vương. nhưng cũng không nên phủ nhận hoàn toàn cái nhân lõi sự thực lịch sử hàm chứa trong đó. Chúng ta có nhiều tài liệu xác thực để nhận dình rằng tiềm lực quân sự của Thục An Dương Vương là khá mạnh (có ba vạn quân đánh vào đất Văn Lang, cướp ngôi Hùng Vương). Thục Phán là tướng tài lược suy tôn thống lĩnh các đội quân người Việt chống Tần trong cuộc chiến tranh 10 năm (gần cuối thế kỷ III Tr.CN). Đó là vài nét cơ bản về đội quân mà Hùng Vương  phải đối mặt. Theo truyền thuyết thì cuộc chiến tranh Hùng - Thục diễn ra rất dai dẳng. Hai bên đánh nhau ở khắp nơi và kết cục bao giờ quân Hùng Vương do tướng Tản Viên thống lĩnh chỉ huy, cũng thắng lớn. Chỉ mãi sau Vua Hùng mới theo lời khuyên của Tản Viên mà nhường ngôi cho Thục Phán. Như thế nghĩa là đội quân của Hùng Vương còn mạnh hơn cả đội quân của Thục Vương nữa! Đã đành rằng người Lạc Việt vẫn giỏi huy động toàn dân đánh giặc, trông vào lực  lượng dân binh là chính, nhưng dẫu sao cũng phải có những đội quân chuyên nghiệp, tinh thông võ nghệ làm nòng cốt mới đánh thắng được đối phương không chỉ mạnh mà còn có những sở trường, sở đoản và những yếu tố thiên thời địa lợi tương tự (lối đánh “du kích” thời chứng Tần chẳng hạn, hoặc vũ khí của quân đội Hùng Vương về cư bản giống của Thục Vương, cả hai đều thạo cung nỏ...).

Theo truyền thuyết, đội quân thường trực Hùng Vương ở thành Phong Châu thường xuyên rèn tập ở khu đất có tên là Cẩm Đội (nay là xã Thụy Vân huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ).

Đến đây có thể tạm hình dung quá trình hình thành quân đội thường trực của Nhà nước Văn Lang diễn ra đại thể như sau: lúc đầu đội quân thường trực này chính là đội thân binh của thủ lĩnh bộ Văn Lang, đã giúp Hùng Vương áp phục 14 bộ lạc khác (các bộ sách sử Việt Nam và Lĩnh Nam chích quái đều chép rằng nước Văn Lang gồm 15 bộ, bộ Văn Lang là đô của nước Văn Lang). Sau khi đã làm chủ liên minh bộ lạc nhà nước Văn Lang, Hùng Vương đương nhiên phải duy trì dội quân thường trực này, dùng nó làm công cụ bạo lực bảo vệ chính thể non nớt của mình, chống lại mọi sự chống đối của các bộ lạc thua trận. Sự chống đối này có lẽ là không ít bằng chứng, như đã thấy, là sự gia tăng đột biến lên gấp hai, thậm chí đến ba lần giai đoạn hai của số lượng và loại hình vũ khí trong hầu hết các di tích Đông Sơn vùng sông Hồng, sông Mã.

Vào thời gian này, tồn tại song song với lực lượng quân thường trực ở bộ Văn Lang - đô của Hùng Vương mà bây giờ không chỉ đóng vai trò đội quân của bộ lạc như trước, mà còn có vai trò của quân đội nhà nước trung ương, là những đội thân binh của thủ lĩnh các bộ (lạc) khác. Những đội quân này hẳn không đông. Bởi vì. thứ nhất, do phân hóa xã hội và đấu tranh giai cấp trong nội bộ xã hội không sâu sắc tầng lớp thống trị ở cả trung ương và địa phương không cần thường xuyên nắm trong tay một lực lượng quân sự quá lớn; thứ hai, đối với địa phương - các bộ (lạc) trong liên minh, nhà nước trung ương hẳn không khuyến khích, thậm chí phải ngăn chặn, hạn chế sự phát triển của chúng, đề phòng sự chống đối. Về nguyên tắc, đội quân thường trực trung ương (ở “thành Phong Châu) cũng như ở các bộ, đều được dặt dưới quyền thống lĩnh tối cao của Hùng Vương. Nhưng thực tế, lúc đầu có lẽ Hùng Vương chỉ nắm chắc được đội quân ở bộ Văn Lang của mình, quân các bộ do thủ lĩnh, các Lạc tướng nắm quyền chỉ huy, có thể dưới danh nghĩa “nhà nước” đại diện cho “nhà nước”. Khi có chiến tranh những đội quân này mới có thể được đặt dưới sự chỉ huy chung, thực sự của quân trưởng - Hùng Vương. .

Dần dần, một mặt, nhờ sự liên minh giữa các bộ lạc đã đem đến những kết quả phát triển khả quan trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mặt khác cũng nhờ vào những nỗ lực củng cố Nhà nước tập quyền của Hùng Vương: truyện Bánh Chưng ở Lĩnh Nam chích quái kể chuyện Hùng Vương nhường ngôi cho con út Lang Liêu, “anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc”. Hay trong chuyện Họ Hồng Bàng cũng nhắc tới chính sách “chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn, tướng võ”. . . (nghĩa là dùng người họ hàng dòng tộc trấn giữ các địa phương để dễ bề cai trị), mà liên minh các bộ (lạc) trở nên cố kết chặt chẽ, nhà nước Văn Lang ngày càng được củng cố vững vàng. Đồng thời do nhu cầu chống ngoại xâm ngày càng trở nên bức thiết, nhất là ở thời kỳ cuối (những thế kỷ IV-III Tr.CN), đội quân thường trực của nhà nước sơ khai này đương nhiên phải được gia tăng về số lượng và mở rộng thành phần. Lúc này, lực lượng vũ trang thường trực của nhà nước Văn Lang trấn giữ ở “thành Phong Châu, ngoài những trai đinh bộ Văn Lang, còn có trai đinh từ các bộ khác nữa.  Trong khi đó, ở các trung tâm của từng bộ hay khu vực (như trung tâm Vinh Quang ở khu vực đồng bằng cao lưu vực sông Hồng, trung tâm Đông Sơn, Thiệu Dương ở lưu vực sông Mã...), cũng có mặt những đội quân thường trực có quy mô nhỏ hơn, thành phần binh lính có thể hẹp hơn - tuyên từ chính các trang ấp quanh vùng, đặt dưới quyền của thủ lĩnh quân sự khu vực. Đây là lực lượng rất quan trọng: khi có chiến tranh họ sẽ là những người trực tiếp lãnh đạo dân binh đánh giặc.

Căn cứ vào những tài liệu đã biết, các nhà nghiên cứu đã xác định cư cấu ba cấp của bộ máy chính quyền nhà nước Văn Lang. Cơ cấu tổ chức quân sự thời này cung có những cấp bậc tương đương.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #61 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:14:23 pm »



- Ở bộ máy trung ương (đứng đầu là Hùng Vương, với hệ thống các Lạc hầu giúp việc diều hành bộ máy) có lực lượng quân đội quốc gia, có nhiệm vụ bảo vệ chính quyền trung ương, thực thỉ các mệnh lệnh của chính quyền trung ương.  Đây là tổ chức quân sự mang tính chuyên nghiệp cao nhất trong các tổ chức quân sự thời nhà nước sơ khai Văn Lang.  Nó vốn xuất thân từ lực lượng vũ trang khá mạnh của bộ chủ Gia Ninh (Văn Lang), đặt dưới sự chỉ huy của Hùng Vương.  Lúc đầu nó vẫn mang đậm tính chất của một tổ chức quân sự bộ lạc. Về sau, tính bộ lạc giảm dần, thay thế vào đó là tính chất quốc gia, trở thành công cụ bạo lực đắc lực của chính quyền trung ương (tỷ lệ mộ chôn theo vũ khí ở Làng Cả, như đã giới thiệu, là gần 47%, cao nhất trong số các khu mộ Đông Sơn đã biết).

- Bên dưới bộ máy trung ương là bộ máy chính quyền địa phương, tương ứng với các bộ (tương đương với huyện sau này) có đội quân thường trực của mình hiện diện ở những trung tâm vùng bộ). Đội quân này mang dậm nét tính chất tổ chức quân sự bộ lạc. Nó được đặt dưới sự chỉ huy của Lạc tướng, thực thi các nhiệm vụ của bộ máy chính quyền địa phương dưới danh nghĩa là đại diện của nhà nước trung ương ở địa phương. Tính chuyên nghiệp và quân số của những dội quân này có lẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng chiến tranh xung đột ở từng vùng. Ví như trung tâm Vinh Quang của vùng đồng bằng cao của lưu vực sông Hồng là nơi chiến tranh xảy ra thường xuyên và gay gắt không kém mấ so với thành đô Văn Lang (Làng Cả), thì đội quân thường trực này hẳn là mang tính chuyên nghiệp cao và có quân số đông gần tương đương (tỷ lệ mộ chí chôn theo vũ khí ở đây là trên 43% chỉ kém Làng Cả chút ít). Còn xa hơn về phía Nam, ở lưu vực sông Mã, tỷ lệ này chỉ chiếm trên dưới 25%, xa hẳn về phía Nam - ở trung tâm Làng Vạc, tỷ lệ chỉ còn trên 11%. Tỷ lệ này có thể phản ánh phần nào tính chất thường trực và quân số quân thường trực ở các bộ ở càng xa về phía Nam - xa nơi chiến sự ác liệt, thì đội quân thường trực địa phương càng nhỏ. tính chuyên nghiệp càng giảm.
 
- Dưới cùng, giữ vai trò bộ máy hành chính cư sở là tổ chức công xã. Lực lượng vũ trang ở đây chính là dân binh.  Đây là tổ chức quân sự rộng rãi nhất, đông đảo nhất, là lực lượng tham chiến chủ yếu trong mọi cuộc chiến tranh xung đột Họ là dân công xã, gắn bó với sản xuất và chỉ trở thành lính khi có chiến tranh. Mà như đã được phản ánh qua các truyền thuyết, khi chiến tranh xảy ra thì mỗi người dân công xã đều có thể tham gia chiến đấu. không phân biệt già trẻ, gái trai. Tổ chức, biên chế của lực lượng quân sự này là rất đông và đơn giản. Có thể là những đội quân được tập hợp lại dưới sự chỉ huy của người đứng đầu công xã, có nhiệm vụ bảo vệ trước hết là làng xã mình, khi cần thì trở thành một bộ phận của lực lượng quân sự chung của bộ, của nhà nước, được đặt dưới quyền điều phối của Lạc tướng hay những tướng lĩnh cấp liên minh, nhà nước trung ương. Cũng có khi chỉ là những đội quân tự phát tập họp lại dưới quyền chỉ huy của những người khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, cùng nhau tham gia chiến đấu chống ngoại xâm. Vũ khí. trang thiết bị quân sự và công tác hậu cần cho dân binh hoàn toàn do dân binh hay công xã tự lo và thường là rất thô sơ, tùy tiện - có gì dùng nấy.

Sức mạnh của quân đội Văn Lang là sự kết hợp giữa một bên là lực lượng quân thường trực số lượng ít nhưng được trang bị vũ khí đồng thau sắc bén và có kinh nghiệm chiến đấu với một bên là lực lượng dân binh trang bị vũ khí thô sơ, không quen chiến đấu, nhưng lại có số lượng đông đảo và có thừa lòng dũng cảm và quyết tâm chống kẻ thù, bảo vệ cuộc sống và những thành quả lao động của mình. gia đình và làng xóm quê hương. Tổ chức đơn vị chiến đấu gồm đa số là dân binh với một số ít quân thường trực làm nòng cốt. có vai trò chỉ huy, hướng dẫn là tổ chức đơn vị chiến đấu phổ biến ở thời Hùng Vương. Trong thư tịch, truyền thuyết khó tìm ra hình ảnh của đội quân thường trực thiện chiến, “đánh đông dẹp bắc”, nhưng lại thường gặp những đội quân dân binh do một vài tướng tài chỉ huy.

Lực lượng vũ trang Văn Lang dường như từ rất sớm đã hình thành hai bộ phận cơ bản là quân bộ và quân thủy. Về các tổ chức quân sự giai đoạn Hùng Vương dựng nước còn rất nhiều vấn đề phải bàn, phải tranh luận, nhưng riêng sự hiện diện của lính đánh bộ và lính đánh thủy thì hầu như được khẳng định rồi. Nói được như vậy chính là nhờ vào những “tấm ảnh chụp” nguyên mẫu hết sức hiện thực và trung thành mà tổ tiên đã gửi lại cho hậu thế chúng ta bằng cách khắc họa lên trên những chiếc trống, thạp Đông Sơn tuyệt vời nhất.

Mô típ phổ biến nhất trong những băng hoa văn tả cảnh sinh hoạt mang phong cách hiện thực trang trí trên các trống, thạp lớn được nhiều nhà nghiên cứu định tuổi vào thế kỷ III-V, thậm chí VI - Tr.CN, là hình những chiến binh vũ khí nắm trong tay hay đeo bên hông. Những chiến binh này hoạt động ở hai môi trường cảnh quan phân biệt rõ ràng: trên mặt đất và trên mặt nước. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra mặt đất qua hình ảnh những đoàn người vừa đi, vừa múa nhảy bên cạnh những nếp nhà mái cong, mái tròn, cảnh giã gạo, gõ trống... dưới ánh mặt trời tỏa sáng trên mặt trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa. Bản Thậm... những chiến binh tay cầm vũ khí di lẫn trong những đoàn người này. Mặc dùhọ không trong tư thế chiến đấu, nhưng sự hiện diện của họ ở đây mà như đã nêu, gần như bao giờ cũng dẫn đầu, nó.i rõ vai trò giừ đất, giữ làng vô cùng quan trọng của họ. Thực tế thì mục tiêu của các cuộc chiến tranh, xung đột thời Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu là vì đất, chiếm đất, thắng bại được y đánh giá bằng số đất đai thu được hay mất đi là chính, nghĩa là kết cục của chiến tranh được giải quyết ở trên bộ. Các vấn đề quân sự do đó cũng được giải quyết trên bộ là cơ bản và binh lính Văn Lang cũng đánh bộ là chính. Tuy nhiên, xét theo nhiều khía cạnh thì vai trò của đánh thủy, quân thủy cũng rất đáng chú ý.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #62 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:15:26 pm »



Nếu như người nghệ sĩ Đông Sơn đã thể hiện tầng trời và tầng đất rất đạt bằng hình mặt trời và cảnh sinh hoạt của con người trên mặt trống, nắp thạp, thì họ cũng đã chọn được cách thể hiện tầng nước rất điển hình bằng những con thuyền như đang lướt sóng và xen kẽ vào đó là những con chim thuộc giống ưa nước như cò,vạc, bồ nông trên phần tang trống, thân thạp. Phần lớn người trên thuyền trang trí ở những trống sớm là những chiến binh vũ khí trong tay: trừ những người chèo thuyền mà ta cũng có quyền đoán rằng họ là lính chuyên chèo thuyền và người đánh thắng có lẽ là người chỉ huy nhịp chèo. Phân tích hình dáng và động tác của những chiến binh trên thuyền. có thể nhận ra rằng. một vài người trong số họ đang trong tư thế chiến đấu. Đặc biệt rõ là những lĩnh cung nỏ: có người trong tư thế đứng cầm cung giơ ra trước mặt mũi tên han đã được bắn đi nên không còn thấy trên cung nưa (trống Ngọc Lũ), có người đứng lom khom trước mặt có một chiếc nỏ dược đặt trên bệ đỡ, một mũi tên rất lớn đã nằm ở vị trí sẵn sàng phóng đi (trống Hoàng Hạ).

Những chiến binh cầm giáo, lao. rìu thường thấy trong tư thế chuẩn bị chiến đấu: những người cầm giáo thì đứng mũi giáo tuy để chúc xuống nhưng cũng trong vị thế dễ đâm đối phương ở trước mặt, có chiến binh cầm cả lao, cả giáo. Chiến binh cầm rìu ngồi sát đầu mũi thuyền dường như đang chờ thời cơ đánh giáp lá cà. Cảnh chiến đấu của quân thủy như thế còn được bổ sung thêm vài chi tiết nhỏ và không phổ biến nhưng rất “đắt: trên mỗi thuyền ở tang trống Miếu Môn II có hai chiếc lao cắm vào ván thuyền và không có ai cầm hay đứng sát cạnh, có thể là lao của đối phương phóng sang chăng?

Cũng có ý kiến cho rằng, những chiếc thuyền trên trống, thạp là thuyền buôn vượt biển đem những đồ đồng quý là trống, âu... đi buôn bán ở những miền đất lạ xa xôi; có ý kiến lại cho đây là những chiếc thuyền đưa linh hồn sang thế giới bên kia hoặc là thuyền trong ngày hội bơi chải. Những ý kiến này đều có thể đúng, nhất là đối với hình thuyền trên các loại trống muộn. Điều này chúng ta không bàn tới ở đây. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là những thuyền trên trống sớm chắc chắn thể hiện những chiến binh đánh thủy đang trong tư thế chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu. Họ có thể đang chiến đấu chống quân xâm lược. Cũng có thể họ là những chiến binh thạo thủy chiến có nhiệm vụ tháp tùng những chiếc trống quý được đem đi buôn bán trao đổi ha cũng có khi là vật báu Hùng Vương gửi tặng cho vua chúa một nước láng giềng nào đó, và họ luôn phải sẵn sàng chiến đấu chống giặc cướp (trống Đông Sơn đã tìm thấy rộng rãi ở miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Rõ ràng con đường thông thương thuận tiện nhất trong khu vực là đường thủy).

Như vậy là chúng ta đã gần như được nhìn tận mắt những chiến binh đánh thủy và những trận thủy chiến của họ với cách thức bài binh bố trận khá thống nhất, chặt chẽ và hợp lý chứng tỏ trình độ chuyên nghiệp dã khá cao của họ.
 
Truyền thống thạo thủy chiến của lực lượng vũ trang Văn Lang hình thành và phát triển như là một tất yếu lịch sử. Người Lạc Việt cũng như tổ tiên của họ đều tụ vào ở khu vực nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao, sông ngòi, đầm hồ ken dày. biển cả bao bọc. Do vậy, nếp lam làm, ăn ở, sinh hoạt của họ bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với sông nước. Đặc điểm này đã được nhắc đến trong các thư tịch cổ. Hoài Nam tử chép: “từ miền Nam Cửu Nghi người ta làm việc trên cạn ít, làm việc dưới nước nhiều, nên dân vẽ mình cho giống loài lân trùng”. Khu vực được nhắc đến ở đây chính là đất Giao Chỉ của người Lạc Việt. Sông ngòi là mạch máu giao thông, thuyền bè là phương tiện chuyên chở, thông thương gần như là duy nhất nếu không nói đến việc gánh vác trực tiếp trên tay, trên vai người. Chúng ta chưa tìm thấy dấu vết nào chứng tỏ tổ tiên ta đã làm và sử dụng loại xe có bánh do súc vật kéo như đã từng rất phổ biến ở Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh ở thời Xuân Thu Chiến Quốc có niên đại cơ bản tương đương với thời Hùng Vương dựng nước, giai đoạn nước Văn Lang. Và trong chiến tranh, quân đội Văn Lang cũng không dùng chiến xa mà chỉ dùng thuyền làm phương tiện cơ động của mình.

Thuyền bè có vai trò quan trọng như vậy nên nó đã được người Đông Sơn dùng làm môtip trang trí chủ đạo trên những đồ đồng cực quý và là biểu trưng của sự giàu sang và quyền uy của tầng lớp vua chúa - những trống thạp đồng.

Theo thống kê sơ bộ 44 chiếc trống Đông Sơn điển hình có niên đại sớm hơn cả đã tìm thấy ở việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia thì có tới 39 chiếc có trang trí hình thuyền trên tang, trong khi đó chỉ có 12 chiếc có trang trí vành hoa văn hình người và cảnh sinh hoạt tả thực trên mặt. Và như vậy thì huyền được sử dụng nhiều trong chiến đấu cũng là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, không phải thuyền nào được khắc họa trên trống. thạp cũng là thuyền chiến với dấu hiệu là chở theo những chiến binh có vũ khí bên mình. Chỉ có 9 trong số 39 trống kể trên là có loại thuyền chiến mà chúng ta đang quan tâm. Và đáng chú ý là trong số 9 chiếc này, thì đã có tới 7 chiếc phát hiện được trên địa bàn cư trú của con dân vua Hùng, là tác phẩm của những nghệ nhân đúc đồng Văn Lang. Phải chăng điều này phản ánh một thực tế là, đối với lực lượng vũ trang Văn Lang, vai trò của quân thủy và thủy chiến có phần quan trọng hơn đối với các tộc người khác trong khu vực. Song clù có quan trọng đến đâu thì nó cũng vẫn là một bộ phận không tách rời của lực lượng quân bộ. Thủy chiến cũng chỉ là một phần của cuộc chiến trên bộ.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:22:15 pm »


Hình ảnh chiến binh trên bộ còn gặp trong hoa văn trang trí phần lưng những chiếc trống đẹp nhất, đa phần có niên đại sớm nhất. Trong số 44 chiếc được thống kê nêu trên, chỉ có 9 chiếc thuộc loại này và 8 trong số 9 chiếc đó được tìm thấy ở Việt Nam, trong cương vực nước Văn Lang ngàn xưa.

Những chiến binh này được khắc họa rất giống nhau: cùng mặc váy tỏa rộng, đầu dội mũ lông chim và được trang bị phổ biến mộc và rìu chiến hoặc mộc và giáo. Cá biệt có người hai tay cầm hai loại vũ khí tấn công khác nhau là rìu và giáo, có người lại chỉ cầm mộc. Tất cả họ đều trong tư thế đang đi, hai chân đặt so le, tay trước tay sau, nhưng lại đi trong một cái khung khá hạn hẹp: lưng trống được chia thành sáu hoặc tám ô chữ nhật, trong mỗi ô thường có từ một đến ba người, đa số là có hai người. Rất khó đoán định những chiến binh này đang ở đâu.
 
Có ý kiến cho rằng lưng trống là biểu hiện của tầng thứ tư - tầng địa ngục trong quan niệm vũ trụ bốn tầng của người Đông Sơn. Nếu xét về vị trí của lưng trống, nằm ở tầng thứ ba sau mặt trống - tầng trời và tầng mặt đất, tang trống - tầng dưới nước, thì xem ra có thể có lý. Thế nhưng có phải vậy không thì chưa thể khẳng định được bởi vì chưa có đủ bằng chứng thuyết phục . Ở những vị trí tương tự trên nhiều trống Đông Sơn khác, có niên đại muộn hơn chút ít so với 8 trống Việt Nam kể trên, là hình người nhảy múa, chơi trò chơi học hình, bò đứng một cách hiền lành. Khó mà coi tất cả cảnh đó, người đó đang ở dưới địa ngục. Vấn đề còn cần tìm hiểu thêm, ở đây chỉ cần ghi nhận những người có vũ khí là chiến binh đánh bộ, chủ yếu là chiến binh của nước Văn Lang. Việc đặc tả họ như thế rõ ràng là để đề cao vai trò của họ. Những chiến binh được trang bị đầy đủ như họ không eo trong số những chiến binh đi lẫn trong đám rước hội hè trên mặt trống, gặp rất ít trên những chiến thuyền. Đa số họ lại cầm trong tay phải cây rìu chiến gót vuông (một số gót tròn) - mà như đã biết, chúng ta đã phát hiện được một số rìu gót vuông có trang trí đẹp, có thể có chức năng như những quyền trượng. trong di tích Đông Sơn.  Từ một số ghi nhận đó có thể kết luận rằng, họ là những chiến binh quan trọng, những người chỉ huy, chí ít cũng là những chiến binh chuyên nghiệp, có thể thuộc đội quân “cấm vệ” của nhà vua.

Tóm lại, ở vào giai đoạn ba thời đại Hùng Vương dựng nước, tức giai đoạn hình thành Nhà nước sơ khai Văn Lang, quân đội quốc gia Văn Lang đã dần dần thành hình. Đây là một quá trình phát triển từ thấp đến cao kéo dài trong khoảng 400-500 năm, nếu không tính đến những tiền đề đã xuất hiện từ những giai đoạn trước đó.

Cơ cấu tổ chức quân sự Nhà nước Văn Lang bao gồm hai thứ quân cư bản: quân thường trực và dân binh. Xu hướng phát triển chung của lực lượng vũ trang Văn Lang là ngày càng gia tăng số lượng và chất lượng đội quân chuyên nghiệp, bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển lực lượng dân binh. Sự kết hợp, có lẽ mang tính tự nhiên, tự phát là chính giữa lực lượng dân binh có ưu thế tuyệt đối về số lượng và quân thường trực có ưu thế về vũ khí trang bị và kinh nghiệm chiến đấu, đã phát huy dược thế mạnh của cả hai thứ quân, tạo ra sức mạnh chung cho lực lượng vũ trang Văn Lang.

Cơ cấu quân đội quốc gia Văn Lang tuy có phân thành hai bộ phận - quân bộ và quân thủy, nhưng thực chất không hình thành hai binh chủng lục quân và thủy quân độc lập.  Nói đến quân thủy là chủ yếu nói đến một hình thức chiến dấu đặc biệt của quân bộ - đánh bằng thuyền có khi chỉ hành quân bằng thuyền và chỉ là một mảnh, một cuộc giữa trận chiến chung diễn ra chủ yếu ở trên bộ. Tuy nhiên. tài liệu cho thấy, những chiến binh trên thuyền, nhất là những thuyền lớn. thường mang tính chất chuyên nghiệp rõ rệt hơn, đông đảo hơn chiến binh chỉ thuần túy đánh bộ.

Nhìn chung, trình độ quân sự - về cả tính chuyên nghiệp của đội quân thường trực, về cả vũ khí trang bị . . . của lực lượng vũ trang Văn Lang ở giai đoạn cuối (thế kỷ III Tr.CN) không khác lắm so với lực lượng quân đội của An Dương Vương. Sự thay thế Hùng Vương bằng An Dương Vương, nước Văn Lang thành nước Âu Lạc, chủ yếu là sự thay thế bộ máy chính quyền trung ương, còn ở cư tầng kinh tế - xã hội, thành phần dân cư dường như không có sự biến đột ngột nào.  Tài liệu khao cổ học khu vực Cô Loa, từ dấu tích của ba lớp tường thành xây đắp kiên cố, cho thấy rõ điều đó. Các nhà nghiên cứu đã có lý khi gọi An Dương Vương là “Hùng Vương thứ 19”.

Điều làm cho một số nhà nghiên cứu yên tâm khi nói đến lực lượng vũ trang thường trực - quân dội quốc gia ở thời nước Âu Lạc hơn ở thời nước Văn Lang, dù là ở giai đoạn cuối trước hết là sự hiện diện của di tích thành Cổ Loa, bên cạnh đó là kho mũi tên đồng Cầu Vực, là những tài nếu thư tịch và truyền thuyết đã trình bày ở trên. Sẽ rất đúng khi danh giá cao lực lượng quân đội quốc gia Âu Lạc hơn quân đội quốc gia Văn Lang, nhưng lại chưa thỏa đáng khi hạ thấp quá lực lượng quân đội thường trực của Hùng Vương 18, cho rằng ở thời Nhà nước Văn Lang, chưa ra đời một lực lượng quân sự chuyên nghiệp thực sự nào.

Tất nhiên, so với đội quân thường trực Văn Lang, thì quân dội quốc gia Âu Lạc có những bước tiến nhất định.

Trước hết là ở phương diện số lượng. Theo những sách sử cổ Trung quốc như Giao Châu ngoại vực ký dẫn trong Thuỷ kinh chú, hoặc Nam Việt chí dẫn trong Cựu Đường thư, riêng đội quân kéo vào đất Văn Lang dành bại Lạc Vương, Lạc hầu đã đông tới ba vạn. Đội quân này lại nổi tiếng về tài dùng cung nỏ - tính chuyên nghiệp cao. Và cái hơn thấy rõ hơn cả là tòa thành xây kiên cố, loại hình kiến trúc quân sự thời Văn Lang chưa có. Song cũng cần tính đến yếu tố truyền thống địa phương khi so sánh trình độ phát triển nói chung, trình độ quân sự nói riêng giữa các tộc người khác nhau.

Rất có thể người lạc Việt không có truyền thống xây thành đất đắp kiên cố mà chỉ dùng lũy tre, rào gỗ để “rào làng chiến đấu” hơn nữa, người Lạc Việt lại thường chọn lối “đánh du kích” bỏ ruộng vườn nhà cửa trốn vào rừng, đêm ra đánh” như Hoài Nam tử đã nhận xét chứ không thường dùng lối đánh dàn trận, giữ thành như tộc Hán ở Trung Nguyên (Trung quốc). Cách đánh của người Lạc Việt thực tế là rất hiệu quả, do vậy mà đã được dân tộc ta giữ gìn và phát huy  từ đời này sang dời khác trải qua mấy nghìn năm, góp phầnvào vô vàn những thắng lợi phi thường trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 09:40:24 pm »


II. VŨ KHÍ VÀ TRANG BỊ QUÂN SỰ GIAI ĐOẠN
HÙNG VƯƠNG – AN DƯƠNG VƯƠNG

Xưa kia, khi vũ khí và trang bị quân sự còn chưa trở thành món hàng đắt giá, đắt khách trong các thương vụ quốc tế thì chúng thực sự là biểu thị vật chất khách quan,trung thực cho tình hình và trình độ quân sự của cộng đồng người sở hữu chúng. Xã hội giành ưu tiên những phát minh, sáng chế mới nhất, tiến bộ nhất, ví như phát minh ra kim loại đồng thau ở cuối thời kỳ tiền sử, cho chế tạo vũ khí mà không phải để chế tạo công cụ lao động và các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, là một xã hội bất ổn, chiến tranh thường xuyên xảy ra. Xã hội Văn Lang - Âu Lạc là một xã hội như vậy. Các loại hình vũ khí, đồ quân dụng và mối tương quan về số lượng giữa chúng là những tiêu chí quan trọng góp phần nghiên cứu nghệ thuật, tổ chức và kỹ thuật quân sự. Chất lượng vũ khí cũng phản ánh một phần đáng kể trình độ phát triển của lực lượng vũ trang.

Khả năng phản ánh khách quan của vũ khí, trang bị quân sự đặc biệt có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử quân sự thời Hùng Vương - An Dương Vương. Bởi vì, tài liệu văn tự phản ánh xã hội đó nói chung, về quân sự nói riêng, thật vô cùng hiếm hoi, phần lớn lại không rõ ràng và không trực tiếp đề cập đến những vấn đề chúng ta quan tâm. Thông qua các tài liệu khảo cổ học, chúng tôi cố gắng phân tích một cách cụ thể và toàn diện các loại vũ khí và trang bị quân sự, giới thiệu từng loại hình, sự ra đời, phát triển của chúng vàvấn đề chế tạo vũ khí. Trên cư sở phân tích vai trò, tác dụng của từng loại vũ khí, về mối tương quan giữa các loại vũ khí sẽ bước đầu tìm hiểu nội dung và những vấn đề liên quan đến lịch sử quân sự giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương.

A. VŨ KHÍ

Vũ khí thời Hùng Vương - An Dương Vương khá phong phú và đa dạng. Ở giai đoạn đầu (ứng với văn hóa Phùng Nguyên) nếu không kể những vũ khí bằng tre, gỗ là chủ yếu mà cho đến nay, do điều kiện tự nhiên không còn được bảo lưu trong các di tích khảo cổ học, có thể nhận thấy vũ khí còn hiếm và chỉ được làm bằng đá. Giai đoạn thứ hai (ứng với văn hóa Đồng Đậu - Gò Mun) xuất hiện vũ khí làm bằng xương và đặc biệt là vũ khí đồng thau. Về số lượng và loại hình, vũ khí giai đoạn này là một bước tiến xa so với giai đoạn đầu.
 
Nhưng chỉ tới giai đoạn ba (văn hóa Đông Sơn) mới diễn ra sự bùng nổ thực sự trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng vũ khí. Vũ khí đồng thau phát triển vượt bậc, thay thế gần như hoàn toàn vũ khí đá và xương. Đến giai đoạn phát triển cao của văn hóa Đông Sơn đã xuất hiện thêm một ít vũ khí bằng sắt.

Về cơ bản, thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là một tiến trình phát triển nội sinh liên tục từ thấp lên cao kết hợp những yếu tố giao lưu văn hóa xa gần ở những mức độ khác nhau. Điều này được phản ánh qua lịch sử phát triển vũ khí.

Dưới đây là các loại hình vũ khí được sản xuất và sử dụng ở thời đại Hùng Vương - An Dương Vương được phân loại theo khoảng cách tác động:

 l. Vũ khí đánh xa (cung tên, nỏ, lao);

2. Vũ khí đánh gần giáo, rìu, dao găm, qua, kiếm...); 3- Vũ khí phòng hộ hộ tâm phiến, khiên, mộc...).

VŨ KHÍ ĐÁNH XA

1. Mũi tên.

Mũi tên là một bộ phận hợp thành của cung, nỏ - loại vũ khí đánh xa quan trọng bậc nhất trong hệ thống vũ khí thô sơ trước khi hỏa khí xuất hiện. Bộ phận thân cung nỏ được làm chủ yếu từ tre, gỗ - những vật liệu dễ bị hủy hoại theo thời gian. Do vậy, giới thiệu về cung nỏ thời Hùng Vương - An Dương Vương chủ yếu là nói về những mũi tên còn được bảo lưu tốt trong các di tích khảo cổ học nhờ được làm từ những vật liệu bền hơn như đá, xương, kim loại.

Những mũi tên phát hiện được trong các di tích văn hóa thuộc giai đoạn đầu thời kỳ Hùng Vương chủ yếu được làm bằng đá. Tuy số lượng ít, tỷ lệ so với tổng số đồ đá rất thấp, nhưng chúng có mặt tương đối rộng rãi. Trong số sáu địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên chọn tương đối ngẫu nhiên để làm thống kê, đã có năm địa điểm tìm thấy mũi tên đá một địa điểm chưa tìm thấy có thể do mới được khai quật diện nhỏ (xem Bảng).

Các mũi tên đá được chế tác đơn chiếc không theo một quy chuẩn chặt chẽ nào. Chúng khá đa dạng về kích thước, chiều dài từ 2,3 cm đến 5,6 cm, cá biệt có chiếc dài đến 7cm, chiều rộng trong khoảng từ 1-3 cm, chiều dày khoảng 0,2 - 0 3 cm.


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 10:03:57 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 09:43:41 pm »


Về hình dạng, đa số tên có hình lá thon dài, dọc thân có đường sống nổi nhẹ ở cả hai hoặc chỉ ở một mặt, tạo cho mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt hoặc hình tam giác hay gần hình bầu dục dẹt. Rìa cạnh hai bên thân tên được mài sắc, mũi nhọn, phần phình rộng nhất của thân nằm sát nơichuyển tiếp từ thân sang chuôi tên. Chuôi thường ngắn, chỉ làm để dễ nối vào đoạn đuôi tên bằng tre, gỗ (Bản vẽ 3, h.1, 4).  Một số tên có phần thân tương tự như trên, nhưng không có đoạn chuôi. Toàn thân tên được mài nhẵn, cạnh đáy được mài phẳng để có thể kẹp chặt vào đoạn đuôi dài bằng tre, gỗ (Bản vẽ 3, h.2, 4). Một loại tên khác hẳn hai loại kể trên là tên ba cạnh, mặt cắt ngang thân hình tam giác đều. Ba mặt tên được mài nhẵn, rìa cạnh sắc, giữa phần thân và chuôi tên không có sự tách biệt rõ ràng, thường phần đầu mũi tên nhọn sắc và dài hơn phần đuôi tên (Bản vẽ 3, h.6, 7). Loại tên đá này còn tồn tại đến giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun với hình dạng giống liệt, tuy là rất hiếm gặp. Có thể coi loại tên ba cạnh bằng đá này là tiền thân của các loại tên ba cạnh bằng đồng phổ biến trong văn hóa Đông Sơn.

Ở giai đoạn phát triển tiếp theo - giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, vũ khí mũi tên tiếp tục phát triển, gia tăng về số lượng, loại hình. Sự thay đổi đáng kể nhất diễn ra trong lĩnh vực vật liệu chế tác mũi tên. Nếu ở giai đoạn trước mũi tên đá chiếm vị trí độc tôn thì đến đây mũi tên đá gần như mất hẳn, thay vào đó là rất nhiều mũi tên xương và đồng thau.
 
Mũi tên đá Đồng Đậu - Gò Mun thuộc loại mũi tên ba cạnh, mặt cắt ngang thân hình tam giác đều. Về cơ bản giống với mũi tên đá ba cạnh của giai đoạn Phùng Nguyên, nhưng hình dáng có phần chỉnh hơn, phần đầu mũi ngắn hơn phần chuôi, chuôi thon nhỏ hơn phắn đầu mũi. Toàn thân tên được mài nhẵn, các rìa cạnh sắc, mũi nhọn. Tên được làm bằng loại đá cứng màu xanh đen. Tên có chiều dài khoảng 4 cm, nơi rộng nhất khoảng 1 cm bản vẽ 3, h.5). Hiện nay mới biết một chiếc tên đá loại này ở địa điểm Đồng Đậu.

Dưới đây là bảng thống kê phân loại các mũi tên đá phát hiện được ở một số di tích Phùng Nguyên:


Mũi tên xương cho đến nay cũng mới chỉ tìm thấy ở địa điểm Đồng Đậu và cũng phân bố chủ yếu ở lớp văn hóa giai đoạn Đồng Đậu, lớp văn hóa Gò Mun có rất ít. Các mũi tên xương đa số được chế tạo từ những đoạn xương ống lớn. Với kỹ thuật chặt, chẻ và mài, người ta đã tạo ra được các hình dạng mũi tên khác nhau. Nhờ đặc tính của xương ống – có thớ dài, dễ chẻ tách, không cứng rắn như đá nhưng vẫn đủ độ cứng cần thiết, cũng có thể mài nhẵn, các mũi tên xương thường có kích thước lớn hơn mũi tên đá, đặc biệt là về chiều dài. Nhiều mũi tên dài đến 9 cm - 10 cm, chiều rộng thân tên xê dịch trong khoảng từ 0,5 cm – 1cm. Có lẽ đo xương là vật liệu tương đối dễ kiếm và chế tác tương đối dễ, nên nhiều mũi tên được chế tác không thật cẩn thận, chau chuốt, nhiều chiếc trên thân còn giữ nguyên vết lõm của ống xương, đa số mũi tên, tuy được mài toàn thân, nhưng vẫn không mài hết những vết lồi lõm do kỹ thuật đẽo gọt tạo ra.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 09:48:44 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #66 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 09:46:50 pm »



Hình dạng mũi tên xương rất khác những mũi tên đá kể trên. Chúng thường có hình thuôn dài, hai đầu nhọn, phần chuôi thu nhỏ hơn phần thân, mặt cắt ngang cả thân và chuôi thường giống nhau - hoặc hình tròn hoặc bầu dục dẹt hơi lõm vào ở một phía (vết lõm của xương ống) . Căn cứ vào hình dáng thân và chuôi, có thể phân các mũi tên xương thành hai loại: loại thân - chuôi không phân biệt và loại thân chuôi phân biệt rõ. Trong mỗi loại lại có thể phân thành một số kiểu theo mặt cắt ngang thân, chuôi. Dưới đây là bảng thống kê phân loại mũi tên xương thu được trong cuộc khai quật địa điểm Đồng Đậu giúp ta hình dung mối tương quan giữa các loại, kiểu tên xương (bản vẽ 3, h.8, 9, 10).
Mũi tên xương tuy dễ chế tác hơn và có lợi thế hơn vềchiều dài so với mũi tên đá, nhưng lại thua mũi tên đá ở độ xuyên thủng do chất nếu xương nhẹ, xốp hơn, đầu mũi và rìa cạnh không thật nhọn sắc. Tính năng, tác dụng của mũi tên xương có lẽ không hơn gì những mũi tên tre, gỗ, ngược lại, có khi còn kém những mui tên được làm từ tre già, gỗ cứng. Có lẽ vì vậy mũi tên xương không phổ biến rộng rãi. Sự nở rộ của mũi tên xương ở một địa điểm duy nhất (Đồng Đậu) là một ngoại lệ mà chúng ta cần tìm hiểu thêm sau này.

Như vậy, sự xuất hiện của mũi tên xương trong giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, ngoài ý nghĩa gia tăng số lượng vũ khí và tạo nên một nét đặc thù của địa điểm khảo cổ học Đồng Đậu, chưa phải là hiện tượng đánh dấu bước phát triển tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kỹ thuật chế tạo và sử dụng vũ khí của cư dân giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương. Vai trò đó thuộc về những vũ khí đồng thau nói chung, mũi tên đồng nói riêng.

Mũi tên đồng thuộc loại vũ khí xuất hiện sớm nhất và phổ biến hơn cả trong số đồ đồng giai đoạn văn hóa Đồng Đậu - Gò Mun.
Về loại hình, mũi tên đồng Đồng Đậu - Gò Mun là sự phát triển kế tục loại hình tên đá ở giai đoạn Phùng Nguyên. Đại đa số chúng thuộc nhóm mũi tên có chuôi, chỉ một vài chiếc thuộc nhóm tên không có chuôi. Chi tiết phân biệt rõ nhất với mũi tên đá là ở phần đuôi cánh thân tên. Thân tên đá hình tam giác với cạnh đáy gần như bằng, hai góc đáy lượn cong, còn thân tên đồng cũng có hình tam giác nhưng cạnh đáy không phẳng do hai cạnh bên được kéo dài xuôi xuống tạo thành hai cánh cân đối như cánh én. Với hình dáng mới này, mũi tên đồng có khả năng giảm lực cản của gió trong khi bay và có sức xuyên thủng lớn hơn. ở giữa thân những mũi tên này có đường sống nổi chạy dọc từ đầu mũi đến khoảng 1/2 chiều dài thân thì chẽ ra thành hai đường sống chạy xiên cho đến đầu hai cánh. Kỹ thuật tạo sống nổi này làm cho mũi tên cứng chắc mà vẫn đảm bảo yêu cầu đầu mũi nhọn và hai rìa cạnh mỏng sắc. Phần chuôi tên đúc liền với thân tên, thường hẹp bản, dẹt và kéo dài gần tương đương chiều dài thân, mặt cắt ngang chuôi thường hình chữ nhật dẹt (Bản vẽ 4, h.1,2).

Cũng có một số mũi tên có hình dáng, cấu trúc gần như giống liệt những mũi tên đá đã gặp trong giai đoạn trước. Đó là những mũi tên có thân hình tam giác, cạnh đáy gần phẳng, hai góc đáy lượn cong, không kéo dài thành cánh nhọn như loại tên trên. Có những chiếc có hình như chiếc lá, cuống lá - chuôi tên nhỏ, dài, mặt cắt hình tròn. Sống lá nổi rõ chạy dọc từ đầu mũi xuống đến cạnh đáy ở cả 2 mặt. Có chiếc sống nổi chỉ ở một mặt, mặt kia, sống nổi chỉ chạy từ mũi đến khoảng 1/3 thân thì chuyển thành đường rãnh lõm chạy dọc tiếp xuống đến cạnh đáy (Bản vẽ 4, h.3, 4).


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #67 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 09:54:02 pm »


Tài liệu khai quật ở địa điểm Đồng Đậu cho thấy rằng, loại tên hình lá này tồn tại chủ yếu ở lớp Đồng Đậu - lớp có niên đại sớm hơn, và hầu như mất hẳn ở giai đoạn Gò Mun.  Mũi tên cánh én đã phổ biến ngay từ giai đoạn Đồng Đậu, đến giai đoạn Gò Mun thì chiếm địa vị độc tôn. Rõ ràng người Đồng Đậu - Gò Mun đã có sự thử nghiệm và lựa chọn trong việc sản xuất và sử dụng mũi tên. Loại mũi tên có nguyên mẫu là mũi tên đá của giai đoạn Phùng Nguyên đã dần được thay thế hoàn toàn bằng loại mũi tên cánh én có nhiều ưu điểm hơn.
Nhìn chung, kích thước tên đồng nhỏ hơn mũi tên đá. Đa số chúng có chiều dài dưới 4cm (kể cả chuôi), chiều rộng giữa hai đầu cánh xê dịch trong khoảng từ 1cm - 1,5 cm, độ dày ở sống thân khoảng 0,25 cm - 0,40 cm, chuôi rộng khoảng trên dưới 0,5 cm, dày khoảng 0,2 cm. Mũi tên nhỏ đáp ứng yêu cầu tiết kiệm kim loại tất yếu được đặt ra vào thời điểm kim loại còn là nguyên liệu hiếm quý như giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun.

Tình hình mũi tên đồng ở giai đoạn này được thể hiện ở bảng thống kê phân loại tên đồng trong hai cuộc khai quật địa điểm Đồng Đậu năm 1969 và 1984:
Như vậy, rõ ràng là mũi tên đồng Đồng Đậu - Gò Mun còn khá đơn giản và ít kiểu loại. Tên đồng chỉ thực sự phát triển đa dạng ở giai đoạn văn hóa Đông Sơn.
Theo tài liệu hiện biết, cho đến nay số tên đồng Đông Sơn sưu tập được đã lên tới con số hơn một vạn chiếc. Trong đó tập trung chủ yếu ở kho tên đồng Cầu Vực (Cổ Loa), khoảng gần một vạn chiếc. Ngoài ra tên được tìm thấy rải rác trong các địa điểm khác như ở Thiệu Dương, Đông Sơn, Núi Nấp (Thanh Hóa), Vinh Quang (Hà Tây), Mả Tre (Cổ Loa)... số lượng nói chung không nhiều. Có lẽ vì mũi tên là loại vũ khí sử dụng một lần, bắn đi là mất, nên sự có mặt ít không phản ánh đúng vai trò của chúng trong đời sống của chủ nhân cácdi tích khảo cổ đó. Sự có mặt của một kho tên đồng thuộc loại giàu có nhất thế giới ở Cổ Loa, sự hiện diện phổ biến của những chiến binh dùng cung, nỏ được khắc họa trên các đồ đồng Đông Sơn, những tài liệu thư tịch và truyền thuyết ca ngợi tài dùng cung nỏ của người Lạc Việt - Âu Việt cho phép chúng ta khẳng định vai trò to lớn của vũ khí mũi tên thời này.

Mũi tên đồng Đông Sơn được phân thành hai nhóm lớn căn cứ vào cách thức tra cán tên - nhóm tên có chuôi tra cán và nhóm tên có họng tra cán. Mỗi nhóm lại bao gồm một số loại được phân biệt chủ yếu ở hình dáng phần thân tên.  Nhóm tên có chuôi rất phát triển về số lượng và đa dạng về loại hình. Đây là nhóm mũi tên thể hiện quá trình phát triển kế thừa truyền thống tên đá - đồng của những giai đoạn trước, đồng thời cho thấy rõ xu hướng phát triển ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật của loại hình vũ khí đánh xa quan trọng này.

Trong nhóm tên kể trên có loại hình tên cánh én gần như giống liệt loại tên cánh én phổ biến ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun: thân tên hình tam giác cân có hai cạnh bên kéo dài tạo thành hai cánh nhọn như cánh én, giữa thân có đường sống nôi chạy dọc, đôi khi không rõ làm cho mặt cắt ngang thân tên không có hình thoi dẹt mà lại có hình bầu dục dẹt.  Chuôi tên thường dài bằng hoặc dài hơn thân tên, mặt cắt chuôi thường có hình gần viên phân, chứ không có hình chữ nhật dẹt như chuôi tên Đồng Đậu - Gò Mun. (Bản vẽ 4, h.7, Cool.

Kích thước tên cánh én Đông Sơn thường tương đương với cỡ tên cánh én lớn của giai đoạn trước: dài trung bình 4 cm, khoảng cách giữa hai đầu cánh én là trên 1,5 cm, chuôi dài gần 2 cm, rộng khoảng 0,4 cm.

Loại tên cánh én có trụ là một biến tướng của loại tên cánh én đơn giản nêu trên. Thân tên cũng có hai cánh nhọn nhưng đường sống dọc giữa thân đặc biệt phát triển thành đường nổi rõ như trụ giữa kéo dài từ đầu mũi tên thẳng đến hết thân, nối liền xuống đến chuôi tên. ở khoảng giữa chuôi có một đoạn phình rộng tạo nên gờ nổi. Kiểu gờ nổi này thường thấy có ở phần chuôi của những mũi lao bằng xương ở Đồng Đậu. Có thể đây là biểu hiện của sự kế thừa. Tuy nhiên, loại tên này không được sử dụng phổ biến ở giai đoạn Đông Sơn. Kích thước loại tên này tương đối lớn. Một chiếc còn nguyên phát hiện được ở địa điểm Chiền Vậy (Hà Tây) có chiều dài 4,9 cm, quãng cách giữa hai đầu cánh én là 1,3 cm, chuôi tên dài 2,7 cm (Bản vẽ 4, h.6).

Loại tên hình lá có trụ, có chuôi, có phần thân tên tương tự loại tên hình lá giai đoạn trước. Giữa thân có đường sống dọc ở cả hai mặt, tạo cho mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt.  Chỗ nối giữa thân và chuôi là một đoạn hình nón cụt, cạnh bé nối liền với cạnh đáy thân tên, cạnh lớn gắn với đầu chuôi tên. Tất cả cán bộ phận của tên được đúc liền. Hiện tại mới biết đến một chiếc duy nhất phát hiện được ở vùng Thanh Hóa. Tên có kích thước: dài 7,4 cm, riêng đoạn trụ nón cụt dài 0,7 cm, chuôi dài 3,4 cm, nơi rộng nhất trên thân 1,2 cm (Bản vẽ 4, h.5).
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #68 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 09:55:31 pm »



Ba loại tên nêu trên đều thuộc loại tên thân dẹt, chỉ có hai cánh, thể hiện rõ mối dây liên lạc với loại hình tên đồng giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun. Mặc dù chúng đã có những cải tiến nhất định như thêm phần thân trụ hay cổ trụ, kích thước mũi tên nói chung lớn hơn, nhưng dường như những cải tiến này không hiệu quả lắm, nên chúng không được sử dụng rộng rãi và không trở thành những loại tên có thể nằm ở vị trí trung gian trên con đường hình thành loại tên Đông Sơn điển hình. Đó là các loại tên ba cạnh. Tên ba cạnh không có đoạn chuôi kéo dài, mới chỉ gặp hai chiếc. Tên có phần thân hình khối ba mặt phẳng tạo mặt cắt ngang thân hình tam giác đều, tương tự thân tên đá ba cạnh ở giai đoạn Phùng Nguyên.

Ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, tên đồng rất phát triển, nhưng không có loại tên đồng nào tiếp thu hình dáng của tên đá ba cạnh. Tên ba cạnh của giai đoạn này vẫn chỉ là tên đá và số lượng rất hiếm. Tên đồng ba cạnh hiện mới thấy xuất hiện ở giai đoạn Đông Sơn. Tên ba cạnh loại này không có phần chuôi kéo dài, ở cuối thân chỉ hơi bóp vào. Toàn thân tên dài 3 cm - 4 cm, mỗi cạnh thân rộng 0,7 cm (Bản vẽ 4, h.9).

Tên ba cạnh có trụ, có phần thân tương tự loại trên, nhưng ở cuối có thêm đoạn trụ hình khối tam giác đều, mỗi cạnh tam giáp trụ hẹp hơn cạnh thân một chút: cạnh thân 0,9 cm, cạnh trụ 0,7 cm. Toàn thân tên dài 3,1 cm. Đây là chiếc tên duy nhất thuộc loại này được tìm thấy trong văn hóa Đông Sơn (Bản vẽ 4, h.14).

Loại tên ba cạnh có trụ có chuôi, xét tổng thể, là gần hơn cả với loại tên điển hình của giai đoạn Đông Sơn. Tên có phần thân giống với thân tên ba cạnh trên, phần trụ của loại tên này ngắn và nhỏ hơn và chỗ khác căn bản là ở tên này có phần chuôi dài, đúc liền với thân và trụ tên. Một chiếc tên còn nguyên tìm thấy ở địa điểm Chính Giáp (Thanh Hóa) có chiều dài đến 10,1 cm, trong đó phần thân dài 3,2 cm, trụ - 0 8 cm, chuôi 6,1 cm. Những mũi tên cùng loại khác có kích thước nhỏ hơn chút ít. (Bản vẽ 4, h. 11) .

Cả ba loại tên ba cạnh kể trên đều có dáng chắc khỏe, có khả năng xuyên giáp lớn. Loại tên ba cạnh có trụ, có chuôi hình dáng khá chỉnh, đáp ứng tốt những yêu cầu kỹ thuật - nhọn sắc, thon dài và đủ độ nặng, độ cứng khiến tên có thể bắn xa, hướng trúng đích và khả năng xuyên thủng, gây sát thương lớn.

Nhưng người Đông Sơn không dừng lại ở đây, họ còn phát minh ra loại tên phức tạp hơn, một số ý kiến cho rằng đó là kết quả của sự dung hợp giữa truyền thống tên ba cạnh xuất hiện từ mũi tên đá Phùng Nguyên với truyền thống tên có cánh của cư dân vùng đồng cỏ Á - Âu. Đó là loại tên ba cạnh có trụ, có cánh, có chuôi.

Loại tên ba cạnh có trụ, có cánh, có chuôi được tìm thấy với một kho lớn, gần một vạn mũi tên chưa được sử dụng.  Trọng lượng của kho tên này lên tới gần 100 kg. Kho tên phát hiện được ở khu Cầu Vực, sát chân vòng thành ngoài thành Cổ Loa, trung tâm kinh tế - chính trị - quân sự của quốc gia Âu Lạc, do vậy loại mũi tên này còn được gọi là mũi tên Cổ Loa. Loại tên này còn xuất hiện ở các địa điểm Đông Sơn khác thuộc lưu vực sông Hồng (Mả Tre, Đồng Vông, Quỳnh Xá...), ở lưu vực sông Mã cũng có nhưng hiếm.

Như cách gọi, loại tên này phân biệt với các loại tên khác ở sự có mặt của bốn yếu tố - ba cạnh, ba cánh, trụ thân và chuôi. Hình dạng của các thành phần này có những khác biệt nhất định tạo nên tính đa dạng cho loại mũi tên này. Đã biết tới ít nhất là bốn kiểu khác nhau. Trong kho tên đồng Cổ Loa phổ biến hai kiểu rất đẹp (có hàng nghìn chiếc).

Kiểu thứ nhất có trục thân hình trụ, mặt cắt ngang thân hình tròn, ba cánh hẹp bản nhô ra từ trục thân, bố trí ở ba vị trí cách đều nhau, mép cánh sắc, thẳng xuôi theo chiều dọc thân, có khi lại hơi cong khum, cổ tên có trụ kép, trên to dưới nhỏ, chuôi đúc liền với cổ trụ dưới, mặt cắt ngang thân chuôi hình bầu dục hay tam giác hoặc lăng trụ (Bản vẽ 4, h.13).
 
Kiểu thứ hai - khác kiểu thứ nhất ở chỗ trục thân hình trụ tam giác đều mặt cắt ngang thân hình tam giác đều với các cạnh hơi cong khum, ba cánh có bản rộng hơn một chút, rìa cánh sắc và thẳng; cổ trụ đơn, cao tương đương chiều cao của haitầng cổ trụ kiểu thứ nhất; chuôi tên dài có mặt cắt ngang thân hình tam giác (bản vẽ 4, h.12).

Kích thước những mũi tên Cổ Loa thường lớn, chiều dài thân xê dịch trong khoảng 3 cm - 5 cm, chuôi có chiều dài gần tương đương hoặc dài hơn, khoảng 4 cm - 5 cm, đường kính trục thân hay cạnh tam giác đều của trục thân khoảng 0 7 cm - 0,8 cm, bản cánh rộng khoảng 0,2 cm - 0,3 cm.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #69 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 10:01:35 pm »



Có thể nói, tên Cổ Loa có cấu tạo hoàn chỉnh, sắc bén, chắc chắn. Theo tính toán, để phóng tên đi ở tình trạng tốt nhất cần nối thêm vào tên đoạn chuôi bằng tre dài từ 0,8 m - 1m. Chỉ một chi tiết đó cũng đủ thấy mũi tên đồng Cổ Loa có quy mô và khả năng xuyên thủng, sát thương của nó lớn đến thế nào. Truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương, những điều ghi chép trong thư tịch cổ ca ngợi công dụng của cung tên trong tay người Việt (“mỗi phát tên xuyên qua hơn chục người...” Việt kiệu thư v.v...) rõ ràng đã phản ánh sự thật này.

Một điểm mới nữa trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng tên đồng của người Đông Sơn là xuất hiện nhóm tên có họng tra cán. Ở giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun chưa gặp loại tên này. Nếu không kể kho tên đồng Cổ Loa làm cho loại tên đồng ba cạnh có trụ, có cánh, có chuôi chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt số lượng so với các loại tên khác,thì những loại tên có họng tra cán, ngay từ đầu giai đoạn Đông Sơn đã trở thành một trong những loại tên phổ biến rộng rãi ở mọi khu vực từ sông Hồng đến sông Mã, sông Cả.

Các loại tên trong nhóm tên có họng tra cán phân biệt nhau chủ yếu ở hình dáng thân. Loại tên tam giác gồm những chiếc có đường sống nổi chạy dọc suốt từ chóp mũi đến gần sát phần chuôi, tạo mặt cắt ngang thân hình thoi dẹt, trên mặt thân, nơi phình rộng nhất thường trổ hai lỗ thủngđối xứng nhau qua đường sống thân. Họng tên có mặt cắt ngang hình bầu dục hay hình thoi, thân họng ngắn (Bản vẽ 4, h.10). Loại tên có rìa cánh cong lượn ít gặp hơn loại trên và mới thấy ở vùng sông Mã. Rìa cánh của loại tên này không chạy thẳng mà lại được lượn cong làm cho hai cánh tên lộ rõ.  Có thể có hoặc không có lỗ thủng ở hai cánh. Giữa thân vẫn có đường sống nổi chạy dọc hai mặt thân, làm mặt cắt ngang thân có hình thoi dẹt. Họng ngắn, mặt cắt ngang hình bầu dục hay hình thoi (Bản vẽ 4, h. 10). Loại tên hình lá có đặc điểm là mũi tên và hai góc đáy thân lượn tròn, còn các chi tiết khác tương tự các loại tên có họng tra cán nêu trên.  Chúng là hình ảnh thu nhỏ của các giáo, lao cùng loại.

Kích thước trung bình của các tên loại này như sau: chiều dài chung khoảng trên dưới 5,5 cm, bề ngang rộng nhất khoảng gần 2 cm, riêng họng dài 1,5 cm đến 2 cm, đường kính lớn miệng họng khoảng gần 1 cm.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM