Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:25:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #50 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:58:23 am »



Như đã trình bày, đến giai đoạn văn hoá Đồng Đậu - Gò Mun, đã có sự phát triển vượt bậc của vũ khí, tỷ lệ vũ khí đã tăng khoảng 20% trên tổng số di vật. Tỷ lệ này phản ánh nhu cầu xã hội về đấu tranh vũ trang tăng lên. Rất tiếc là chúng  ta không có được hình ảnh cụ thể của các chiến binh thời này thông qua tài liệu mộ táng. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học chưa phát hiện được một khu mộ địa nào thuộc giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun, mới chỉ tìm thấy một vài ngôi mộ lẻ, lẫn trong di chỉ cư trú. Các ngôi mộ này đều chôn cất rất sơ sài, không có đồ tuỳ táng hoặc rất nghèo nàn, phần lớn chỉ có đồ gốm, đồ trang sức đá cùng chưa nhiều, vũ khí bằng đồng lại càng hiếm. Chúng ta chờ đợi những phát hiện mới để bổ sung tư liệu, soi sáng các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề lực lượng vũ trang trong giai đoạn này.

Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn - giai đoạn phát triển cao của thời đại Hùng Vương - An Dương Vương, ta gặp một bức tranh khác hẳn. Phần lớn tài liệu dể nghiên cứu giai đoạn này được khai thác từ loại hình di tích mộ táng. Riêng khía cạnh lực lượng vũ trang chúng ta có thể rút ra được khá nhiều thông tin quan trọng.

Điều dễ nhận thấy trước hết chính là sự phổ biến của vũ khí trong bộ đồ tuỳ táng. Nếu như ở giai đoạn Phùng Nguyên, tại khu mộ Lũng Hoà chỉ duy nhất một mộ có một vũ khí (chiếm 8% so với tổng số mộ được phát hiện) thì đến Đông Sơn, tỷ lệ này thấp nhất cũng là trên 20%, đặc biệt các khu mộ vùng sông Mã tỷ lệ này lên tới trên 50%. Tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nữa nếu ta không tính đến số mộ hoàn toàn không có đồ tuỳ táng chôn theo. Chủ nhân các ngôi mộ này hẳn phải là những người có liên quan dện việc binh đao ở những mức độ khác nhau.

Sự khác nhau này được phản ánh qua sự có mặt của hai loại mộ có chôn theo vũ khí là loại mộ chỉ chôn theo vũ khí và loại mộ chôn theo cả vũ khí, cả công cụ sản xuất. Theo thống kê ở một số khu mộ Đông Sơn tiêu biểu như Vinh Quang, Phú Lương, Làng Cả (lưu vực sông Hồng), núi Nấp, Đông Sơn. Thiệu Dương (lưu vực Sông Mã), Làng Vạc (lưu vực sông Cả), tương quan số lượng giữa hai loại này ở các khu vực là không như nhau. Ở lưu vực sông Hồng, mộ chỉ chôn theo vũ khí có tỷ lệ cao hơn hẳn mộ chôn theo cả vũ khí và công cụ lao động (27,4/5,8% ở Vinh Quang; l9,4/2,7% ở phú Lương; 10/4% ở Làng Cả). Trong khi đó, ở khu vực sông Mã và sông Cả tỷ lệ này là gần tương đương (11,8/22,7% ở Núi Nấp; 19,8/21,5% ở Thiệu Dương; l0,6/15% ở Làng Vạc).

Có nhiều khả năng chủ nhân những ngôi mộ vừa chôn theo vũ khí vừa chôn theo công cụ lao động là những dân binh. Họ là những thành viên công xã gắn bó với lao động sản xuất và chỉ trở thành chiến binh tạm thời khí cần thiết.  Cũng có thể tập quán chôn theo người chết vũ khí, dù người đó không phải là chiến binh là một biểu hiện của nếp sống “vũ trang toàn dân” hay thế ứng xử của con người trong một xã hội mà chiến tranh, xung đột vũ trang xảy ra thường xuyên. Còn những ngôi mộ chỉ chôn theo vũ khí phải chăng là mộ của những chiến binh chuyên nghiệp. Vấn đề này chúng ta sẽ trở lại sau.

Đương nhiên cũng không đơn giản cho rằng chỉ những người có chôn theo vũ khí và công cụ lao động mới là dân binh. Dân binh còn có thể bao gồm cả những chủ nhân các ngôi mộ nghèo, không chôn theo đồ tuỳ táng hoặc chỉ chôn theo ít đồ gốm, đồ đá đơn giản. Số này, theo thống kê, chiếm tỷ lệ đáng kể - khoảng trên dưới 50% tổng số mộ, đặc biệt ở địa điểm Làng Cả, chiếm tới trên 80% đồ đồng, bao gồm cả vũ khí là những đồ vật quý, không phải ai cũng có thể dùng để chôn theo người chết. Đa số tầng lớp người nghèo trong xã hội không thể có khả năng này. Rất có thể những dân binh này khi chết chỉ được chôn theo những công cụ và vũ khí thô sơ làm bằng tre, gỗ mà thời gian đã huỷ hoại. không còn đến nay nữa.

Các nhà nghiên cứu còn chú ý đến một hiện tượng khá phổ biến trong các khu mộ Đông Sơn là không có sự phân biệt rạch ròi về tuổi tác và giới tính của chủ nhân các mộ có chôn theo vũ khí. Ví như ở khu mộ Núi Nấp thanh Hoá), không phân biệt mộ nam hay nữ, đều chôn theo đủ loại vũ khí như nhau (rìu, giáo, dao găm...). Thậm chí trong mộ một bé gái chửng 13 tuổi cũng thấy chôn theo giáo đồng. Các khu mộ khác như Vinh Quang, Châu Can, Hà Tây)... cũng có tình hình tương tự.

Tính chất “vũ trang toàn dân” còn có thể nhìn thấy trên hoa văn trang trí trống, thạp đồng - những đồ đồng tuyệt mỹ nhất, điển hình nhất của văn hoá Đông Sơn. Trên mặt những chiếc trống đẹp nhất như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa... đều có khắc họa cảnh sinh hoạt dời thường và cảnh lễ hội của cư dân Đông Sơn với những cặp trai gái giã gạo, cảnh làm việc, chơi đùa trong những căn nhà mái tròn hay mái cong hình thuyền, cảnh dàn trống có người ngồi đánh, những hàng người mặc áo, mũ hoá trang tay cầm nhạc cụ nhảy múa... Và chính ở đây, ta lại bắt gặp những chiến binh tay cầm vũ khí đi hoà vào dòng người của nhịp sống lao động hoà bình ấy.  Tất cả họ, không phân biệt người nhảy múa cầm nhạc cụ hay cầm vũ khí đều phục trang như nhau, chứng tỏ giữa họ không có sự cách biệt nào. Những chiến binh cầm vũ khí này cũng chính là thành viên công xã - là những dân binh. Sự hoà nhập giữa họ khiến ta có cảm giác rằng, tất cả họ đều có thể hoặc là các nhạc công, vũ công hoặc là các chiến binh tuỳ thuộc vào sự “phân vai” của người trưởng trò đám rước trong ngày lễ hội này. Đơn giản bởi vì trong thực tế họ vừa là dân vừa là lính.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:59:25 am »



Một chi tiết cũng đáng để ta chú ý là trong hàng người vừa quân vừa dân này, người chiến binh cầm vũ khí thường được xếp đi đầu trên trống Ngọc Lũ, đi đầu đoàn sáu người là người cầm giáo, ngọn giáo chúc xuống, cán giáo có trang trí lông chim. Tiếp sau người chiến binh này là những người xoè tay múa, người thổi kèn, rung chuông... Trên trống Cổ Loa 1, đi đầu đoàn sáu người là hai người cầm giáo trong tư thế tương tự như người cầm giáo trên trống Ngọc Lũ. Đi sau họ là bốn người hoặc múa, hoặc thổi khèn... Trên trống Hoàng Hạ, trong nhóm sáu người lại có tới năm người cầm vũ khí, chỉ có một người thổi khèn đi giữa. Rõ ràng là vai trò của chiến binh - dân binh được xã hội đề cao. Họ là thành phần không thể thiếu trong đám rước, lễ hội. Hơn thế họ còn được đứng ở vị trí dẫn đầu và có khi còn chiếm đa số trong đoàn người. Đây quả là những bằng chứng cụ thể của nếp sống luôn phải đối mặt với chiến tranh. Để có được cuộc sống yên vui mỗi người dân trước hết phải biết cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ làng quê, đất nước mình. Nguồn gốc sâu xa của truyền thống toàn dân đánh giặc là bắt nguồn từ đây.

Tài liệu khảo cổ học về lực lượng dân binh được củng cố thêm bởi những tư liệu văn hoá dân gian. Hãy bắt đầu bằng việc xem xét các truyền thuyết về Thánh Gióng.

Các truyền thuyết về Thánh Gióng, thực tế là rất nhiều chứ không phải là chỉ có một truyện đã được các nhà nho xưa sưu tập vào sách Lĩnh Nam chích quái và đi kèm theo đó là các tín ngưỡng, hội lễ liên quan đến sự tích này, kể từ lúc Gióng còn là đứa trẻ trong nôi đến khi vụt lớn cưỡi ngựa sắt xông pha nơi chiến địa và cả về những người theo Thánh Gióng đánh giặc ở chi tiết nào ta cũng thấy thấm đẫm tinh thần toàn dân đánh giặc, cũng cảm nhận rõ vai trò chủ đạo, quan trọng nhất, nổi bật nhất của nhân dân trong cuộc chiến này.

Thứ nhất là việc dân làng cung cấp cơm cà và vải vóc cho chú bé Gióng. Nhờ có cơm cà, quần áo của làng mà Gióng lớn lên như thổi, sức mạnh phi thường. Đây là hình ảnh ẩn dụ nhưng rất sinh dộng và chuẩn xác của sự hình thành và phát triển của lực lượng dân quân công xã. Chỉ có lực lượng này mới có thể vụt lớn nhanh đến vậy. Bởi họ là toàn thể thành viên công xã, ngày thường thì lao động sản xuất gắn bó với ruộng đồng, nhưng khi có chiến tranh, tất cả có thể bỏ cày cuốc, cầm giáo lao, cung nỏ tham chiến dưới sự chỉ huy của chính thủ lĩnh bộ lạc mình, hoặc được đặt dưới quyền chỉ huy chung của một vị tổng chỉ huy - trong trường hợp này là của Gióng.

Theo thần tích thôn Hà Lỗ (Đông Anh, Hà Nội) hai anh em ruột Dực và Minh ở trang Hà Lỗ đã đem đội quân của mình đến đặt dưới sự chỉ huy của Gióng. Đội dân binh này hoàn toàn do dân cung cấp cơm ăn, áo mặc và cả vũ khí.  Nhà nước có thể cung cấp phần nào, nhưng không đủ, vẫn phải dựa vào dân là chính (vua cấp cho Gióng ngựa sắt, roi sắt, nhưng chỉ dùng một lúc là gãy, phải thay bằng roi tre).  Thứ hai là thành phần đội quân cùng Gióng đánh giặc. Ngoài sự có mặt của các tướng giỏi, đã từng đánh thắng các thứ giặc khác như Lý Tiến người ở trấn Tiền Ngư trên bờ sông Tô Lịch thần tích thôn Đông Thuận và Tây Hồ chi) hai anh em Dực - Minh (thần tích thôn Hà Lỗ), Trần Quốc ở làng Phù Đổng, Trần Đô Thống người thôn Phù Dực (Gia Lâm)... cùng đội dân binh của mình, còn có mặt đông đảo quần chúng nhân dân - lão nông đập đất trồng cà, người câu cá đám trẻ chăn bò...

Những gương mặt quần chúng này được đánh giá cao và in dấu sâu đậm trong ký ức nhân dân.  Ông lão đập đất trồng cà trên cánh đồng Đường Ghềnh ở thôn Trung Mầu (gần thôn Phù Đổng) thấy đoàn quân Thánh Gióng đi đánh giặc qua liền bỏ việc, vác vồ chạy theo đoàn quân và lập được công lớn, được nhân dân tưởng nhớ công lao đặt tên cho là ông Đường Ghềnh và cho phối hưởng với chính Thánh Gióng ở đền Thượng. Đám trẻ chăn bò đang thả bò chơi trò đánh trận với những bông lau làm cờ, thấy quân Gióng đi qua cũng buộc bò cầm cả cờ lau chạy theo đoàn quân. Người câu cá bên sông cũng vác cần câu chạy theo đoàn quân ... Những nhân vật này được ghi nhớ trong các ngày hội Gióng diễn ra hàng năm tại làng Phù Đổng.  Trong ngày hội, bao giờ cũng có hai toán người ăn mặc khác nhau. Toán áo đỏ đại diện quân chính quy, còn toán áo đen là gồm những dân thường tình nguyện - trẻ chăn bò, người đi câu, người thợ săn...

Ở các địa phương khác của Phú Thọ, Vĩnh Phúc trong các truyền thuyết đánh giặc Ân, ta cũng gặp những nhân vật đánh giặc mang tính chất dân binh. Đó là Nguyễn Cân ở Lâm Thao, Cất Tung ở Yên Lãng, Cả Viêm ở Lập Thạch, Đinh Thiên Tích ở Tam Dương. . . Mặc dù các vị này đều được phong tướng, nhưng qua một vài chi tiết ta lại thấy các vị rất dân giã. Ví như Cốt Tung Đại Vương đã nhấc bổng một tảng đá lớn ném về phía giặc để chặn đường tiến của chúng.  Hơn nữa, các vị tướng này chẳng bao giờ được giới thiệu là có nguồn gốc xuất thân cao sang. Họ chỉ thường dược cho là có thần linh phụ trợ nên tài giỏi khác thường và được nhân dân tôn vinh nhờ chiến công đánh giặc của mình. Còn việc phong tặng danh hiệu, tôn xưng là Thánh, là Đại Vương là việc làm của những người đời sau cả.

Có thể nói rằng, trong mọi truyền thuyết có nội dung về chiến tranh, ta đều có thể nhận ra vai trò của nhân dân, của lực lượng vũ trang nhân dân - dân binh, qua những hình thức biểu hiện khác nhau. Ở truyền thuyết Thánh Gióng nêu trên, như đã thấy, là thông qua hình ảnh chú bé Gióng vụt lớn nhờ sự nuôi dưỡng bình dân (cơm cà) của dân làng công xã, là sự góp mặt của những người dân bình thường đang làm những công việc bình thường của mình hoặc dẫu có là các tướng linh thì cũng là những người xuất thân từ nhân dân lao động.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:00:36 pm »



Trong các truyền thuyết khác, ta cũng gặp một số cách thể hiện tương tự. Hãy xét tiếp đến những truyền thuyết xung quanh Tản Viên - Sơn Tinh và các bộ tướng của ông giúp Hùng Vương đánh giặc, chủ yếu là “giặc Thục”. 

Như đã trình bày ở trên, truyền thuyết về Tản Viên và các bộ tướng của ông chiếm số lượng lớn nhất và phổ biến rộng nhất trong số truyền thuyết về thời Hùng Vương - An Dương Vương. Điều chúng tôi muốn chú ý đến ở đây là số lượng các bộ tướng . Qua hàng trăm truyền thuyết - thần tính sưu tập được từ khắp nơi, chúng ta thấy, ngoài một số ít vị thần tướng được thờ phụng ở nhiều nơi như Cao Sơn, Quý Minh, còn rất nhiều bộ tướng được thờ phụng trong phạm vi hẹp một làng hay vài làng như Giang Công, Khê Công, Mang Công (được thờ ở làng Ninh Mỹ huyện Hải Hậu, làng Đông Phù huyện Mỹ Lộc, Nam Định), Cửa Cống Đại Vương ((làng Cát Trung, huyện Trực Ninh, Nam Định), Cửa trước Đại Vương, Cửa sau Đại Vương (làng An Khê, Quan Nha, huyện Duy Tiên, Hà Nam), Phạm Hoẵng (làng Sơn Đồng, huyện Quỳnh Côi, Thái bình), v.v... Thấy rõ là các bộ tướng này là các thủ lĩnh quân sự địa phương. Họ có thể là tù trưởng, tộc trưởng, hoặc chỉ là người có tài võ lược, có sức khoẻ hơn người, đứng ra tập hợp nhân dân và trở thành chỉ huy chính đội quân dân binh vừa mới được thành lập khi nguy cư ngoại xâm tới gần.

Trong các truyền thuyết thường có chi tiết nói rằng các vị tướng mới này trở về làng quê mình để chiêu tập quân binh lập đội đi diệt giặc (Truyện tướng Bảo Công, truyện Cao Sơn, Quý Minh đánh Thục ở Phú Thọ). Đội quân này trước hết chiến đấu bảo vệ làng quê mình (nhiều thần tích kể về các trận đánh do viên tướng chỉ huy diễn ra ngay tại địa phương, như thần tích xã Xa Thúc, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc là một ví dụ), sau là phối thuộc với quân Tản Viên đi đánh giặc ở các nơi khác như thần tích Làng Chanh huyện Tùng Thiện, Hà Tây kể về viên bộ tướng đi đánh giặc Thục ở cửa Thần Phù, hay thần tích thôn Hạnh Đàn, huyện Thạch Thất, Hà Tây (kể về hai viên tướng đi đánh giặc ở vùng sông Mã...).

Cũng như truyện Thánh Gióng, trong các truyện về Tản Viên, các bộ tướng của Tản Viên và ngay cả chính Tản Viên cũng đều được kể là những người có nguồn gốc xuất thân bình thường. Các thần tích chỉ chú trọng đề cao công lao đánh giặc của các vị thần tướng được thờ phụng, mà không mấy khi nói rõ nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội của họ. Ví như thần tích đền Thánh Mẫu ở xóm Lăng Xương, xã Lăng Xương, huyện Bất Bạt, Sơn Tây (cũ) chép rằng Tản Viên là con một người họ Nguyễn ở động Lăng Xương thuộc đất Giang Ninh xưa. Truyền thuyết về Tản Viên ở vùng chân núi Ba Vì còn kể chuyện Tản Viên lúc còn trẻ tuổi, ngày ngày phải cùng mẹ vượt sông từ động Lăng Xương sang bên chân núi Ba Vì để kiếm củi, làm nương.

Hình ảnh đông đảo nhân dân, những người có thân phận bình thường tham gia đánh giặc và nổi lên như là đội quân chủ lực còn được thể hiện ở những mô típ khác. Ví dụ, truyền thuyết ở làng Sơn Vi (Phú Thọ) kể về chiến công đánh giặc của một người địa phương. Người này đã cùng đội quân cá (thuồng luồng, cá kình, cá ngạc...) của mình đánh đắm 3.000 chiến thuyền của quân Thục trên sông Hồng - Sông Đà. Có thể hiểu “đội quân cá” này là đội quân gồm những người dân bình thường.

Cho tới thời An Dương Vương, khi mà những đội quân thường trực, chuyên nghiệp đã phát triển khá quy mô thì hình ảnh những đội dân binh vẫn còn được nói tới một cách trân trọng trong các truyền thuyết. Những tướng quân lừng danh như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Noa Cả đô uý, Lý Ông Trọng v.v.., xét “lý lịch” thì họ cũng chỉ là những người dân thường. Cao Lỗ đã từng là đô vật, Nồi Hầu quê ở Hương Canh có nghề nặn nồi đất và chính dân làng đã chu cấp cho ông đi kinh đô thi thố tài năng, Lý Ông Trọng người làng Chèm to khoẻ khác thường, tính tình hung dữ. . .

Cũng cần nói thêm, hẳn không khỏi có những mối nghi ngại khi sử dụng tài nếu truyền thuyết. Thực ra các nhà nghiên cứu đã nhiều lần phân tích đầy sức thuyết phục về giá trị sử liệu của truyền thuyết dân gian, đặc biệt đối với những giai đoạn lịch sử chưa có chữ viết như thời Hùng Vương - An Dương Vương. Chúng ta tán đồng với quan điểm này. Có thể thấy, trong các truyền thuyết lịch sử bao giờ bên trong vỏ bọc hoang đường thần thoại cũng chứa đựng cốt lõi chân thực của những sự kiện, những vấn đề lịch sử. Chúng ta có đủ cư sở dể tin rằng, một phần cái cốt lõi trong những truyền thuyết về chiến tranh thời Hùng Vương - An Dương  Vương nêu trên chính là phản ánh sức mạnh nhân dân, sức mạnh của lực lượng dân binh trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược và xung dột nội bộ luôn xảy ra ở thời kỳ đó.
 
Để tìm hiểu vấn đề dân binh thời Hùng Vương - An Dương Vương, ta còn có thể tìm kiếm tài liệu thư tịch tuy là rất ít ỏi và cũng là những ghi chép của người đời sau về những sự kiện xảy ra muộn hơn khiến ta phải dùng đến phương pháp “hồi cố” để suy xét.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:01:45 pm »



Sớm hơn cả có lẽ là một đoạn ghi chép trong Sử ký và Hán thư về việc Giám cư ông hàng phục được 40 vạn người Âu Lạc trong cuộc chiến tranh Hán -Nam Việt vào khoảng thế kỷ II - I Tr.CN. Hán thư đã gọi những người Âu - Lạc này lúc thì là “ Âu Lạc binh” lúc thì là “Âu Lạc dân”. Như vậy, ta có thể coi họ là dân binh Âu Lạc, hoặc chính xác hơn có lẽ phần đông trong số họ là dân binh, chỉ một số nhất định thực sự là “Âu Lạc binh”.

Trường hợp sau đây có thể bổ sung cho suy luận này. Đây là đoạn văn chép trong Thuỷ kinh chú kể về sự kiện Mã Viện sau khi đánh thắng khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhân ở Ích Châu có loạn, Viện tấu xin với nhà Hán .  đem quân di dẹp. Tâu rằng “Đi từ Mê Linh ra Bôn-cô để đánh Ích Châu, tôi đem hơn vạn người Lạc Việt, có hơn 3.000 người tập quen chiến đấu... Có thể hiểu trong số một vạn người Lạc Việt bị sung vào đội quân viễn chinh của Viện, chỉ có 3.000 là lính chuyên nghiệp (đã tập quen chiến đấu), số còn lại đều chỉ là dân binh, mới được tuyển mộ. Đương nhiên đây là chuyện xảy ra sau thời An Dương Vương tới hơn hai  thế kỷ, nhưng dù sao cũng là một gợi ý. Vả lại cơ cấu lực lượng vũ trang và lối tuyển mộ binh lính khi lâm sự nhằm chủ yếu vào dân đinh làng xã tương tự đã trở thành “quốc sách” trong suốt thời nhà nước phong kiến ở ta.

Điều này đã được Phan Huy Chú tổng kết trong Lịch triều hiên chương loại chí. Trong phần bàn về Binh chế chí, viết: “Binh chế nước Việt ta trước kia không tra cứu được. Từ nhà Đinh nhà Lê đặt nước thì mới chia ra đại khái.... còn quân ở ngoại thì vẫn theo ý nghĩa đời xưa, lúc vô sự thì về làm ruộng, khi có động thì chiếu sổ gọi ra hết. Cho nên binh vẫn được đủ mà không phải tiêu phí nhiều...”. Ở một đoạn khác, Phan Huy Chú dẫn lời bình của Ngô Sĩ Liên nói về việc mộ binh thời vua Đinh: “Có lẽ bấy giờ nông và binh chưa chia nhau, còn là  khi có việc thì gọi ra, khi xong việc lại giải tán về đồng ruộng...” Chính sách “ngụ binh ư nông” được áp dụng triệt để ngay từ buổi đầu độc lập như thế ắt hẳn đã có nguồn gốc sâu xa từ buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Như vậy là, từ những nguồn tài liệu khác nhau, chúng ta có thể khẳng định rằng. cư sở của lực lượng vũ trang thời Hùng Vương- An Dương Vương về mặt số lượng là dân binh.  Chúng ta cũng có thể sơ bộ hình dung được cư cấu tổ chức và cách thức hoạt động của lực lượng dân binh này. Tham gia vào lực lượng này có thể là mọi thành viên công xã có khả năng cầm vũ khí chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Ta đã thấy trong các truyền thuyết, những hoạt động lễ hội về Thánh Gióng sự có mặt của đủ mọi thành phần, kể cả lũ trẻ chăn bò, ta lại cùng thấy trong số các tướng lĩnh, những người có công đánh giặc được thờ phụng có không ít là phụ nữ (như Ngọc Hoa công chúa, Nguyệt Cơ công chúa, Mỹ Nương, A Nương, Lúa Nương...).

Và, chắc chắn hơn nữa là hiện tượng vũ khí được dùng làm đồ tuỳ táng không chỉ cho nam giới mà còn cho cả phụ nữ, kể cả các em gái. Thành phần như vậy tất có cách thức tổ chức và hoạt động rất linh hoạt: giặc đến thì đánh, có thể tự động nhập vào hàng ngũ, vũ khí có gì dùng nấy. Hình ảnh bác nông dân đang đập đất, ông lão đang câu cá thấy đoàn quân đánh giặc ân rầm rập chạy qua thì người vác vồ, người vác cần câu nhập vào đoàn quân đó mà đi đánh giặc là một biểu hiện sống động của hoạt động của dân binh. Tuy nhiên, bên cạnh đó ta vẫn thấy bóng dáng của một đội dân binh có tổ chức chặt chẽ hơn. Đội này đương nhiên cũng chỉ hình thành khi có chiến tranh, bao gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có sự tuyển mộ nhất định và được đặt dưới sự chỉ huy của thủ lính bộ lạc hay bộ tộc hoặc người tài giỏi dược bầu chọn. Thành phần các đội dân binh mang tính địa phương chặt chẽ, nghĩa là được tuyển mộ trong phạm vi từng làng xã (công xã) nhất định
.
Ta đã thấy truyền thuyết kể về tướng Bảo Công lấy 300 người ở Ma Khê, quê vợ (nay thuộc Cẩm Khê, Phú Thọ) lập thành một đội quân đi theo Tản Viên đánh Thục ở Lang Châu (?), hay Đại Hải đem 150 người ở Vịnh Hương quê mẹ (nay thuộc Lâm Thao, Vĩnh Phú) theo Tản Viên đánh Thục... Như vậy là tổ chức và chức năng của đội dân binh này đã được nâng lên một bước: không phải tự động gia nhập đoàn quân mà đã được chiêu tập hẳn hoi, không phải chỉ chống giặc tại chỗ mà còn được điều động đến những nơi khác theo sự điều hành, chỉ huy chung của bộ máy trung ương, ví như của Tản Viên, người thay mặt Hùng Vương thống soái toàn bộ cuộc chiến chống Thục.

Chúng ta cũng biết rằng, những con số 300 người, 150 người, thậm chí còn có những con số chính xác hơn - 205 người (của trang Dị Nậu) hay 307 người (của trang Thượng Nông) theo Hiển Công và Bạch Thạch cùng Tản Viên đánh Thục ở Mộc Châu - được sung vào các đội dân binh là những con số phiếm chỉ của truyền thuyết. Nhưng điều làm chúng ta phải lưu ý là, những truyền thuyết trong đó xuất hiện những đội dân binh được các tướng lĩnh mộ tại làng xã quê hương với quân số cụ thể như vậy, gần như chỉ tập trung vào thời Hùng Vương 18 tức vào giai đoạn cuối nước Văn Lang, thời kỳ mà bộ mặt kinh tế - xã hội Văn Lang ở vào độ phát triển rực rỡ nhất và chiến tranh thì trở nên thường xuyên hơn, quyết liệt hơn. Rõ ràng đây không phải sự ngẫu nhiên tuỳ hứng của truyền thuyết. Sự thật lịch sử được phản ánh trong hiện tượng này chính là sự phát triển cao hơn, có tổ chức hơn của lực lượng dân binh ở vào giai đoạn cuối so với những giai đoạn phát triển trước đó của nhà nước Văn Lang.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:02:58 pm »



3. Việc khẳng định vai trò to lớn của dân binh - lực lượng tham chiến quyết định trong các cuộc chiến tranh thời Hùng Vương - An Dương Vương, việt khẳng định truyền thống vũ trang toàn dân.ri, chiến tranh nhân dân độc đáo của lịch sử quân sự 4000 năm vẻ vang của dân tộc ta đã được phôi thai xác lập từ những buổi đầu dựng nước như thế không có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại, vai trò, ý nghĩa của lực lượng vũ trang chuyên nghiệp - quân đội thường trực ở thời kỳ lịch sử đó. Bởi vì, như chúng ta đều biết, quân đội thường trực là công cụ bạo lực không thể thiếu đối với bất kỳ nhà nước nào, dù đó là nhà nước đặc thù - nhà nước của phương thức sản xuất Châu Á như nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Hơn nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận được bởi vì sự tồn tại của nó là có thực, đặc biệt chắc chắn và rõ ràng vào thời An Dương Vương dựng nước Âu Lạc.

Trước tiên phải nhắc tới cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi của người Việt. Theo sự khảo cứu của các nhà sử học thì đế quốc Tần đã tiến đánh đất Bách Việt, trong đó có Âu Việt và Lạc Việt. Người Việt đã kiên trì chống trả trong hơn 10 năm với lối đánh sở trường “ngày trốn vào rừng, đêm ra đánh”, “cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng” nên đã “đại phá quân Tần, giết được Đồ Thư (quân Tần) thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người” (Hoài Nam tử).  Sự kiện đại thắng đế chế Tần là sự thật lịch sử, đã được các nhà chép sử Trung Quốc gần như cùng thời với các sự kiện đó ghi nhận trong những bộ sử đầy uy tín như Sử ký, Hoài Nam tử và muộn hơn một chút là Tiền Hán thư. Đế chế Tần là nhà nước phong kiến tập quyền hùng mạnh, có quân đội tinh nhuệ thiện chiến từng đánh đông dẹp bắc cũng là sự thật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kỳ tích thắng Tần của người Việt. Về điều này chúng ta sẽ trở lại bàn kỹ ở chương sau. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói qua về lực lượng vũ trang chống Tần. Có người dựa vào những điều viết trong Hoài Nam tử nêu trên để cho rằng người Việt đánh Tần bằng lực lượng dân binh. Sự suy luận này là đúng nhưng chưa đủ. Bởi vì, đã đành rằng dân binh là lực lượng quyết định về mặt số lượng, nhưng nếu không có những tướng giỏi thao lược, không có những đội quân thường trực đã quen chiến đấu, làm nòng cốt tổ chức những trận chiến quyết định, thì làm sao có thể đánh bại được một đội quân lớn mạnh và đầy tham vọng đến như vậy. Việc chọn người tuấn kiệt lên làm tướng cũng đã được nói rõ trong các sách sử nêu trên. Và theo các nguồn sử liệu khác thì người tuấn kiệt được chọn làm tướng đó là An Dương Vương Thục Phán, thủ lĩnh của người Âu Việt lúc bấy giờ. Quân đội thường trực của Thục Phán đã phát triển và lớn mạnh cùng với cuộc kháng chiến chống Tần. Và rồi sau đó, nhân đà thắng lợi, An Dương Vương đem quân thẳng vào đất Văn Lang, đánh đổ Vua Hùng, lập nên nhà nước Âu Lạc. Thủy Kinh chú dẫn theo Giao Châu ngoại vực ký kể về sự kiện này như sau: “... Sau con vua Thục đem  quân ba vạn đến đánh Lạc Vương, Lạc hầu và áp phục các Lạc tướng. Con vua Thục nhân xưng là An Dương Vương”. . .  Những ghi chép tương tự như vậy còn thấy trong Sử ký sách ẩn dẫn lại của Quảng Châu ký: “Sau con vua Thục đem binh đánh Lạc hầu, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở huyện Phong Khê”... Theo truyền thuyết thì lực lượng quân đội của nhà Thục dùng để đánh Hùng Vương còn quy mô hơn nhiều:Thục Phán đã thống lĩnh năm đạo quân gồm hàng vạn người tiến vào đất Văn Lang đánh diệt Hùng Vương rồi lên ngôi vua, lập nước Âu Lạc.

Sau khi chiếm được đất Văn Lang, lên ngôi vua, An Dương Vương đã tiến hành xây ngay thành Cổ Loa. Thành Cổ Loa được người Trung Quốc (trong Quảng Châu Ký, thế kỷ V) đánh giá ngang bằng các thành của các nước Tề, Sở, Vệ Trịnh thời Đông Chu. Chỉ riêng sự kiện An Dương Vương xây được thành có quy mô như thế ngay giữa đất của kẻ bại trận, cũng đủ thấy ông vua này đã có trong tay một lực lượng quân đội thường trực mạnh đến thế nào. Qua truyền thuyết xây thành ta thấy sự chống đối cũng rất quyết liệt: thành xây mãi không xong do “tinh khí con vua đời trước” và ma quỷ làm hại, An Dương Vương phải hao tâm tổn sức ra tay diệt trừ. Lực lượng làm công việc này hẳn phải là quân đội thường trực của An Dương Vương.

Thành xây xong tất phải có một lực lượng quân thường trực không nhỏ trấn giữ, bảo vệ. Đội quân này vào thời bình làm chức năng đàn áp nhân dân, bảo vệ bộ máy thống trị, vào thời chiến (cuộc chiến tranh chống Triệu Đà) trở thành ltrc lượng chiến đấu chủ chốt.
Truyền thuyết Cổ Loa kể nhiều về hoạt động luyện quân, tập trận đánh thủy, đánh bộ, luyện bắn cung nỏ. . . của đội quân thường trực này. Tài nghệ dùng cung nỏ của quân đội An Dương Vương không chỉ được biết qua các truyền thuyết dân gian, mà còn được ca ngợi trong sử sách. Việt kiệu thư chép:” Man động xưa ở nước Nam Việt (tức nước Âu Lạc khi đã bị Triệu Đà chiếm) thời Tần rất mạnh, về phép dùng nỏ thì lại càng giỏi lắm, mỗi phát tên xuyên qua hơn chụt người, Triệu Đà sợ lắm”. Việt sử lược chép: “Lúc bấy giờ An Dương Vương có người thần tên là Cao Lỗ làm được nỏ Liêu Châu mỗi lần giương nỏ bắn được 10 phát tên, dạy được một vạn quân lính”. Những điều được kể trong truyền thuyết, được chép trong sử sách đó lại được chứng thực bằng phát hiện kho tên đồng hơn vạn chiếc ở Cầu Vực sát khu thành ngoại Cổ Loa.  Đây là kho tên đồng mới được sản xuất, chưa qua sử dụng.  Hẳn chúng được sản xuất tập trung trong một quân xưởng ngay tại Cổ Loa và để cung cấp cho đội quân thường trực trong thành. Và để có thể sử dụng được loại “thần nỏ” bắn một phát ra 10 mũi tên lớn như tên thấy trong kho Cầu Vực, phải có đội quân chuyên nghiệp được huấn luyện cẩn thận.  Vậy thì rõ ràng là một vạn quân lính được dạy dùng nỏ liễu được nói đến trong Việt sử lược phải là đội quân chuyên nghiệp, quân thường trực của An Dương Vương.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:03:45 pm »



Đó là quân đội thường trực của nhà nước Âu Lạc. Vậy ở giai đoạn nước Văn Lang, lực lượng vũ trang chuyên nghiệp này đã ra đời chưa?
Qua các truyền thuyết Hùng Vương, như đã trình bày, chúng ta nhìn thấy hình ảnh về cuộc chiến tranh nhân dân, về lực lượng dân binh rất đậm nét. Tuy nhiên, nếu đi sâu khai thác, phân tích các nguồn tài liệu hiện biết, chúng ta cũng lại thấy được hình dáng hiện rõ dần của lực lượng vũ trang thường trực Hùng Vương theo tiến trình hình thành và phát triển nhà nước sơ khai Văn Lang.

Chúng ta hãy bắt đầu từ tài nếu văn tự viết về thành Văn Lang. Trong Đại Nam nhất thông chí có đoạn chép:

“Thành cổ của Kinh Dương Vương: ở sau chùa Hoa Long, thôn Việt Trì, huyện Bạch Hạc, có một gò đất tương truyền là nền thành cũ, xét Đại Thanh nhất thông chí chép rằng, cung Lạc Vương (chữ Lạc trong sách Thuyết Phu chép là Hùng) ở địa phận Châu Tam Đái. Lại xét Sử ký chép: “Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu và cho rằng: “nay là huyện Bạch Hạc”. Cứ như thế thì chỗ này ngờ là nền cung điện cũ của Hùng Vương, mà tục truyền lầm là thành của Kinh Dương Vương”.

Sách Sơn Tây tỉnh chí, mục Cổ tích, chỉ ra vị trí của thành Kinh Dương Vương như Đại Nam nhất thông chí, nhưng không đặt vấn đề nghi vấn chủ nhân thành này.  Sách An Nam chí (nguyên) chép: Thời Chu xưa, Giao Chỉ có Lại Vương xây thành Văn Lang.

Ngoài vài tài liệu trên, nhưng thư tịch Trung Quốc và Việt Nam cổ xưa hơn đều không chép gì về tòa thành ở vị trí sau chùa Hoa Long của Kinh Dương Vương hay Hùng Vương, mà chỉ như Đại Nam nhất thông chí dẫn Sử ký, nhắc đến Phong Châu (mà trung tâm là Bạch Hạc - Việt Trì) như là bản bộ nơi đóng đô của cả 18 đời Hùng Vương. Chúng ta không rõ: Sơn Tây tĩnh chí và An Nam chí nguyên dựa vào đâu để viết về thành Văn Lang như vậy. Riêng Đại Nam nhất thông chí thì hẳn dựa vào truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Song cũng không biết cụ thể truyền thuyết đó là truyền thuyết nào. Bởi vì ngày nay trong kho tàng truyền thuyết dân gian Vĩnh Phú (cũ) cũng có chuyện thành của Hùng Vương, nhưng không được gọi là “thành Văn Lang” mà gọi là “thành Phong Châu. Trong truyện này không thấy nói đến địa danh chùa Hoa Long và nền thành cũ ở sau chùa, mà lại kể ra hàng loạt địa danh có liên quan tới các hoạt động của triều đình Hùng Vương như đồi Tháp Lọng (nơi các Lạc hầu làm việc), Thậm Thình (nơi giã gạo cho vua), Tiên Cát (nơi vợ vua ở và tổ chức kén rể), đặc biệt lại có cả địa danh Cẩm Đội là nơi các tướng đóng quân, rèn tập binh sĩ, luyện bắn cung nỏ... Nhưng trong truyện lại không nhắc gì đến việc xây thành hay địa danh có liên quan đến thành lũy.  Trong hàng trăm truyền thuyết về thời Hùng Vương ngày nay đã sưu tầm được từ khắp vùng đồng bằng - trung du Bắc Bộ, cũng không tìm được truyền thuyết nào kể chuyện xây thành tương tự như truyện về thành Cổ Loa của An Dương Vương sau này. Thực tế thì đã trải gần 40 năm kể từ khi phát hiện di chỉ Phùng Nguyên, dấu chân các nhà khảo cổ học đã in dầy trên khắp miền đất tổ,đặc biệt là ở ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì, nhưng vẫn chưa tìm thấy dấu tích một bức tường thành xây kiên cố nào. Song, mặt khác, họ lại tìm thấy đầy đủ chứng cứ để xác minh cốt lõi sự thật lịch sử của các truyền thuyết dân gian về thời Hùng Vương,đặc biệt là về “thành Phong Châu”. Không có gì phải nghi ngờ khi khẳng định khu vực Bạch Hạc - Việt Trì là một trong những trung tâm quan trọng bậc nhất của thời đại Hùng Vương - An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện được di tích Làng Cả nổi tiếng. Riêng địa danh “Làng Cả” cũng đã cho ta cảm nhận được vị trí đứng đầu - vị trí kinh đô của mảnh đất này thuở xa xưa cách nay đến gần 2500 năm.

Như vậy là cả ba nguồn tài liệu, trước hết là khảo cổ học và văn học dân gian, sau là một phần lớn tài liệu thư tịch, đều thống nhất chỉ ra vị trí đóng đô của Hùng Vương là đất Phong Châu, nhưng đây là “kinh đô” không có thành xây kiên cố như thường gặp ở kinh đô các quốc gia cổ đại khác trên thế giới. Đại Nam nhất thông chí đã đúng khi không chỉ nghi ngờ sự tồn tại của thành lũy thời Kinh Dương Vương mà còn cho rằng, những dấu tích “tương truyền là thành ở Bạch Hạc - Việt Trì”, đó cũng không phải là dấu tích thành của Hùng Vương mà là nền cung điện cũ của Hùng Vương, tức chỉ là dấu tích của trị sở - bản bộ - nơi đóng đô của Hùng Vương mà thôi. Tuy nhiên, nói rằng không tìm thấy thành xây kiên cố ở nơi Hùng Vương đóng đô không có nghĩa là “thành Phong Châu” không có những công trình phòng thủ.
 
Ở vào những giai đoạn cuối Hùng Vương, chiến tranh xảy ra thường xuyên và ác liệt: kinh đô này phải là đối tượng đánh phá trước hết của các lực lượng đối địch. Việc tạo dựng những công trình phòng thủ là yêu cầu khách quan, hết sức cần thiết. Rất có thể “thành Phong Châu” được bảo vệ bằng những bức tường thành bằng lũy tre rào gỗ như đã được nhắc đến đây đó trong các thư tịch cổ. Ví như trong Truyện bánh chưng ở Lĩnh. Nam chích quái nói đến việc các tướng dựng một sách (hàng rào gỗ) để phòng thủ; trong một số thư tịch cổ Trung quốc nhắc đến việc ở ta dân trồng nhiều tre gai làm lũy không thể công phá được. Truyền thống dùng các vật liệu nhẹ như tre, nứa, gỗ, rơm rạ để xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng của người Lạc Việt, chắc cũng được áp dụng cả cho các loại công trình kiến trúc quân sự.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:04:47 pm »



Như vậy, dù sao chúng ta cũng không tận mắt nhìn thấy thành xây kiên cố ở thời Văn Iang. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là đã phủ nhận sự vắng mặt của lực lượng quân đội thường trực ở thời Hùng Vương. Có những bằng chứng khác để tìm hiểu vấn đề này.
Phân tích các tài nếu hiện có, chủ yếu là tài liệu khảo cổ học,về thời Hùng Vương, có thể bước đầu phác thảo lịch sử hình thành quân đội thường trực Văn Iang đại thể trải qua một vài giai đoạn như sau:

Ở giai đoạn đầu thời đại các vua Hùng dựng nước, ứng với nền văn hóa sơ kỳ đồng thau Phùng Nguyên. kéo dài trong khoảng một thiên niên kỷ - từ cuối thiên niên kỷ III đến gần cuối thiên niên kỷ II Tr.CN, chưa tìm thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ có sự tồn tại của một lực lượng vũ trang chuyên nghiệp. Trong bộ di vật rất phong phú của văn hóa Phùng Nguyên chỉ gặp rất ít mũi tên, mũi lao bằng đá (tỷ lệ vũ khí chỉ chiếm không tới 2% tổng số di vật). Chiến tranh, xung đột bộ lạc còn là nhưng hiện tượng xa vời đối với cư dân nông nghiệp Phùng Nguyên. mặc dù vào thời kỳ này ngay trên địa bàn cư trú chủ yếu của người Phùng Nguyên hoặc cách không xa đó lắm, còn có những bộ tộc không phải Phùng Nguyên sinh sống.
 
Có khả năng mầm mống của lực lượng vũ trang thường trực đã xuất hiện vào giai đoạn thứ hai - ứng với nền văn hóa trung kỳ - đầu hậu kỳ đồng thau Đồng Đậu - Gò Mun, kéo dài từ khoảng những thế kỷ cuối thiên niên kỷ II đến vài thế kỷ đầu thiên niên kỷ I Tr.CN. Trong giai đoạn này đã xuất hiện những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực quân sự. Số lượng vũ khí chủ yếu là vũ khí đồng thau, tăng lên hơn hẳn so với giai đoạn đầu (từ chưa đến 2% lên 20%). Điều này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng của chiến tranh xung đột giữa các bộ lạc láng giềng trong quá trình hòa hợp. liên kết giữa cán bộ lạc để tiến tới hình thành liên minh bộ lạc mang bản chất của một nhà nước sơ khai và cũng còn cả những cuộc chiến tranh chống xâm lược.
 
Chính những cuộc chiến tranh chống xâm lược này lại là tác nhân đẩy nhanh quá trình liên kết trên. Dưới tác động của cả các cuộc chiến tranh xung đột buộc các thủ lĩnh bộ lạc phải chú trọng hơn đến lực lượng vũ trang của mình. Trong hoàn cảnh này, thủ lĩnh bộ lạc đã thấy cần thiết thường xuyên có bên mình một lực lượng vũ trang mang tính thường trực hơn, thông thạo chiến đấu hơn dể sẵn sàng đối phó khi bị tấn công bất ngờ và cũng để dễ bề tiến hành các cuộc cướp bóc chinh phục bên ngoài.  Một kiểu tổ chức vũ trang đơn giản, manh nha của đội thân binh sau này, có thể đã ra đời như vậy. Thành phần đội quân này có thể gồm những người thân cận, họ hàng đồng tộc hoặc thành viên công xã xuất thân của thủ lĩnh bộ lạc và cả những thuộc hạ của thủ lĩnh.
 
Trong các truyền thuyết về chiến tranh thời Hùng Vương, thường gặp chi tiết về hai anh em hay bố con, hoặc vợ chồng cùng tham gia chiến đấu, phải chăng là phản ánh phần nào thành phần lực lượng vũ trang kiểu này và cả lực lượng đội thân binh sau này nữa.

Vấn đề trang bị vũ khí ở giai đoạn này như thế nào cũng cần bàn đến. Tài liệu khảo cổ học cho thấy tương đối rõ (tất nhiên không thể là đầy đủ) tình hình về số lượng và loại hình vũ khí giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun. Mặc dù lúc này đã có sự phát triển đột biến của đồ đồng thau nói chung, vũ khí đồng thau nói riêng, nhưng nhìn chung đồ đồng vẫn là quý hiếm, không phải mọi thành viên công xã đều được sử dụng chúng. Vũ khí đồng thau cũng vậy, chưa thể đủ để cung cấp cho đông đảo dân binh được. Chỉ có một số ít nhân vật quan trọng như thủ hnh hay chỉ huy... và loại chiến binh đặc biệt, khác những chiến binh - dân binh bình thường mới được trang bị vũ khí đồng thau. Trong các loại hình vũ khí đồng thau ở giai đoạn này, ta bắt gặp với số lượng ít những ngọn giáo lớn bên cạnh số nhiều những mũi tên, mũi lao nhọn đầu đơn giản (tỷ lệ này là khoảng 1/9). Những ngọn giáo lớn nhìn khá “bề thế”, có lẽ được dành cho các thủ lĩnh, trở thành biểu tượng quyền uy chỉ huy của những thủ lĩnh này. Còn lao, tên được cung cấp rộng rãi hơn cho những chiến binh đặc biệt trong các đội gia binh của thủ lĩnh. Trong lúc đó thì dân binh khi vào trận, hẳn vẫn sử dụng những vũ khí thông thường làm từ tre, gỗ, (gậy tre, vồ gỗ, cung bắn tên vót bằng tre hoặc bằng xương thú... như truyền thuyết đã kể, tài liệu khảo cổ học đã chứng minh).

Đương nhiên, chưa thể coi tổ chức vũ trang đơn sơ kiểu đội gia binh như nêu trên là một hình thức quân thường trực của nhà nước Văn Lang. Lúc này nhà nước đó chưa hình thành, nhưng quá trình liên kết các bộ lạc đang được đẩy mạnh tạo điều kiện để đến đầu giai đoạn sau, thủ lĩnh bộ Gia Ninh - một trong khoảng 15 bộ, cùng tồn tại thời đó, áp phục các bộ lạc khác để tự xưng là Hùng Vương, lập nước Văn Lang, như sử sách cổ đã chép. Thủ lĩnh bộ Gia Ninh hằn phải mạnh hơn các bộ lạc khác. Có nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh đó.

Trong đó không thể thiếu yếu tố quân sự: Có thể thủ lĩnh bộ Gia Ninh đã có được một lực lượng vũ trang có tổ chức hơn, thạo chiến đấu hơn và được trang bị vũ khí tốt hơn.  Có thể nói mà không sợ quá sai rằng, lực lượng vũ trang giúp “dị nhân” bộ Gia Ninh xưng vương chính là tiền thân của quân đội thường trực của nhà nước Văn Lang sẽ ra đời ở giai đoạn sau.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:06:03 pm »


Giai đoạn thứ ba: giai đoạn hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang, ứng với giai đoạn sớm và giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn, kéo dài trong khoảng hơn nửa thiên niên kỷ, từ khoảng thế kỷ VIII-VII đến thế kỷ III Tr.CN. Đây là giai đoạn phát triển bước ngoặt trong lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử lực lượng vũ trang chuyên nghiệp nói riêng ở buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Lực lượng vũ trang chuyên nghiệp đã dần dần hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang. Bước khởi đầu của quá trình này xảy ra vào khoảng thế kỷ VIII-VII Tr.CN cùng với sự kiện được chép trong Việt sử lược: “... ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang...”. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Văn Lang được ghi dấu bằng sự nở rộ của văn hóa Đông Sơn. Những thay đổi căn bản diễn ra trong mọi linh vực đời sống kinh tế - xã hội cư dân Văn Lang trong đó linh vực quân sự chiếm một vị trí đáng kể.

Hùng Vương trước hết nhờ bạo lực áp phục các bộ lạc khác, lập nên nhà nước sơ khai của mình. Công cụ bạo lực của Hùng Vương, hay nói đúng hơn là nòng cốt của lực lượng vũ trang của thủ lĩnh bộ Gia Ninh, như đã nói ở trên, có thể là một kiểu tổ chức vũ trang có tính chất thường trực ở mức độ nào đó và chắc là phải mạnh hơn, giỏi hơn lực lượng vũ trang của các bộ lạc khác. Khi xảy ra xung đột, với lực lượng dân binh như nhau, nhưng thủ lĩnh bộ Gia Ninh lại có đội quân có tính tổ chức cao hơn, quen chiến đấu hơn làm nòng cốt, nên đã giành được thắng lợi. Sau khi đánh thắng, xưng vương, lập nước, trước yêu cầu giữ nước, sẵn sàng đối phó với sự chống đối của các bộ lạc thua trận và đối phó vời những cuộc xâm lặng từ bên ngoài mỗi lúc một nhiều hơn, quyết liệt hơn, lẽ đương nhiên Hùng Vương càng phải tăng cường củng cố, phát triển công cụ bạo lực này. Lực lượng vũ trang thường trực của Nhà nước Văn Lang chính thức ra đời và ngày càng phát triển theo đà phát triển của công cuộc dựng nước và giữ nước.

Dù sao những nhận định trên cũng mang nhiều tính chất suy luận lôgic, cần được chứng minh và có thể chứng minh được bằng những tài liệu hiện biết.

Tính chất chuyên nghiệp của lực lượng vũ trang được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như vũ khí, trang bị quân sự, tổ chức quân đội, chế độ tuyển quân, nuôi quân, luyện quân, v.v. . Đối với đội quân thường trực của những nhà nước cổ đại, tồn tại cách chúng ta hàng mấy nghìn năm, khi chưa có văn tự, như Nhà nước Văn Lang, thì biểu hiện có thể nhận biết được rõ hơn cả là ở phương diện vũ khí, trang thiết bị quân sự - tài liệu chủ yếu do khảo cổ học cung cấp.  Tài liệu khảo cổ học cho thấy khá cụ thể bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực vũ khí, trang thiết bị quân sự của người Lạc Việt thông qua bộ vũ khí đồng thau Đông Sơn và những hình ảnh được khắc họa trên trống, thạp Đông Sơn.  Vũ khí ở giai đoạn này không chỉ tăng tiến đến mức đáng ngạc nhiên về số lượng mà còn trở nên rất phong phú, đa dạng về loại hình. Cho đến nay chúng ta đã biết đến trên 10 chủng loại vũ khí khác nhau gồm cả vũ khí tấn công, cả vũ khí phòng thủ. Mỗi chủng loại lại có thể phân thành mộl số kiểu loại khác nhau. Giữa vũ khí và tổ chức quân đội bao giờ cũng có mối tương quan đồng chiều. Nói cách khác, vũ khí trang bị quân sự là tấm gương phản ánh trình độ, chất lượng quân đội. Phân tích bộ vũ khí Đông Sơn kết hợp so sánh, đối chiếu với những hình ảnh sống động diễn tả những chiến binh Đông Sơn được khắc họa trên trống, thạp có thể làm rõ vấn đề tính chất lực lượng vũ trang Văn Lang.

Theo thống kê sơ bộ, trong bộ vũ khí Đông Sơn đã được nghiên cứu phân loại kỹ, thì phổ biến hơn cả là giáo, lao, dao găm, tên. Cũng cần kể vào đây những chiếc rìu, loại di vật chắc chắn mang hai chức năng - vừa là công cụ vừa là vũ khí.  Sự phổ biến này được minh họa thêm bằng những hình khắc trên trống, thạp Đông Sơn: binh sĩ cầm giáo là hình ảnh thường thấy nhất, chiếm số lượng đông hơn cả, sau đó là đến các binh sĩ cầm rìu, lao, cung tên. Riêng dao găm lại không có sự đồng bộ như vậy, mới chỉ thấy một vài trường hợp chiến binh cầm dao găm trang trí trên trống, thạp và rõ ràng nhất là bốn người đàn ông đeo dao găm bên hông trong bốn cặp tượng trên nắp thạp Đào Thịnh. Cũng có thể nói thêm về những chiếc lá chắn được khắc họa khá phổ biến trên hoa văn trống, thạp. Chúng thường được cầm trong tay trái của những chiến binh cầm rìu, lao, có khi cả dao găm, nhưng lại gần như không gặp trong bộ di vật Đông Sơn, trừ trường hợp tấm mộc bằng da tìm thấy trong mộ Việt Khê (Hải Phòng).  Cũng có thể coi nó là vũ khí thông dụng bởi vì chúng khó có thể tồn tại đến tận ngày nay khi được làm bằng những vật liệu dễ bị phân hủy như gỗ, rơm, cỏ bện... Những loại vũ khí còn lại như kiếm ngắn, qua, đinh ba, dao chiến, tấm che ngực có số lượng ít trong bộ sưu tập và cũng rất ít thấy được thể hiện trên hoa văn hình người vũ trang, trang trí trống, thạp Đông Sơn.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:07:41 pm »



Từ những tài liệu thực tế như thế, có thể đưa ra nhận xét rằng: giáo, lao, rìu và cung tên là những vũ khí thông dụng, được đa số binh lính sử dụng. Nói đúng hơn là chúng được trang bị đến từng người lính một cánh đồng loạt (có hình khắc một nhóm bốn người đều cầm giáo trên mặt trống Hoàng Hạ, nhóm ba người cầm giáo trên thuyền trống Cổ Loa 1...). Còn kiếm ngắn, tấm che ngực, một số dao găm, rìu chiến chế tạo tinh xảo, hoàn mỹ được dành riêng cho hàng ngũ các thủ lĩnh, các vị chỉ huy. Đã thấy hình ảnh một vị chỉ huy đeo kiếm ngắn, ngồi tách riêng trong tư thế cầm dùi đánh trống chỉ huy trận đánh khắc họa trên chiếc thạp Đông Sơn tìm thấy trong mộ Nam Việt Vương. Hoặc việc tìm thấy một thanh kiếm có nguồn gốc ngoại lai trong mộ Việt Khê (Hải Phòng). Chủ nhân mộ là một quý tộc rất giàu, một vị thủ lĩnh lớn nên khi chết đã được chôn theo nhiều của cải (trên 100 đồ tùy táng trong đó đồ đồng chiếm 90% tổng số).  Cây kiếm ngắn có nguồn gốc nhập ngoại càng chứng tỏ sự hiếm quý và biểu tượng quyền lực của loại vũ khí này.  Cũng cần ghi nhận rằng, những vũ khí thông dụng (giáo, lao, rìu, cung tên...) cũng có thể là vũ khí được đội ngũ dân binh sử dụng. Nhưng có lẽ họ phải là những dân binh tương đối đặc biệt, phần nào đã được chuyên môn hóa (được huấn luyện ở mức độ nào đó, được “ghi danh” kiểu như dân binh thường trực... chẳng hạn). Họ sẽ trở thành những chiến binh thực thụ khi có chiến tranh và là nòng cốt của lực lượng dân binh của làng xã. Vị trí luôn dẫn đầu các đoàn người trong đám rước - sinh hoạt lễ hội của những chiến binh cầm giáo trang trí trên trống thạp Đông Sơn hẳn không phải là sự sắp đặt ngẫu hứng mà là phản ánh vai trò đặc biệt của họ trong sinh hoạt làng xã lúc bấy giờ.

Một nhận xét nữa. Khi xem xét bộ vũ khí Đông Sơn, các nhà nghiên cứu đã nhận ra sự giống nhau gần như hoàn toàn của những di vật cùng loại hình tìm thấy ở những địa điểm khác nhau, đặc biệt rõ ở những loại hình được coi là đặc trưng khu vực, chứng tỏ chúng đã được sản xuất trong cùng một lò đúc. Ví như loại giáo có họng, mặt cắt lưỡi hình thoi biến dạng đặc trưng cho khu vực sông Hồng, loại giáo có chuôi tra cán đặc trưng của khu vực sông Mã, các loại dao găm được sản xuất với số lượng đặc biệt nhiều ở khu vực Làng Vạc (sông Cả) . Hiện tượng này chưa thật đủ để có thể nói về sự tồn tại của những “quan xưởng” như trường hợp kho tên đồng Cầu Vực Cổ Loa) ở giai đoạn sau - giai đoạn nước Âu Lạc. Nhưng việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chuyên dùng cho chiến tranh ở một số trung tâm luyện kim như thế cũng không thật thỏa đáng khi quy nó cho các lò đúc của cá nhân hay thậm chí của từng công xã và chỉ nhằm phân phát cho các thành viên công xã để tự vệ. Chúng phải được sản xuất trong những trung tâm luyện đúc đồng của khu vực tầm cỡ bộ lạc trở lên và sản phẩm được làm ra trước hết không phải để cấp phát, trao đổi cho các thành viên bộ lạc - các Lạc dân mà là để cung cấp cho những lực lượng vũ trang ít nhiều mang tính thường trực của bộ lạc và cũng còn được phát tán đến những khu vực khác, bộ khác bằng con đường quân sự hoặc có mục đích quân sự.

Một khía cạnh khác có thể rút ra từ hoa văn trang trí trên trống, thạp Đông Sơn là tính chất ổn định tương đối của trang bị, vũ khí, tổ chức biên chế đội ngũ chiến binh trên các chiến thuyền: mỗi thuyền thường có các bộ phận chiến binh đánh tầm xa (cung nỏ), tầm trung (lao), tầm gần (rìu, giáo); lính cung nỏ bao giờ cũng đứng trên đài cao, đứng đầu mũi thuyền là một chiến binh cầm rìu tay phải, cầm mộc tay trái có sự phân công trách nhiệm, chuyên môn hóa giữa lính chiến đấu và lính chèo thuyền... Điều này chứng tỏ tính chất chuyên nghiệp khá rõ của quân đội Văn Lang.

Một lực lượng vũ trang có hệ thống tổ chức phân cấp giữa lính và các cấp chỉ huy dược trang bị theo quy chế nhất định, binh lính được trang bị vũ khí đồng loạt do một vài trung tâm luyện đúc đồng có thể do nhà nước quản lý cung cấp, biên chế đội ngũ chiến binh theo chức năng nhiệm vụ và tính năng tác dụng của từng loại vũ khí một cách khá thống nhất, ổn định... như thế có nhiều khả năng là một đội quân thường trực .

Hãy phân tích thêm tài liệu mộ táng Đông Sơn. Trong bảng phân loại mộ táng Đông Sơn theo tính năng đồ tùy táng (Bảng 3), có thể thấy loại mộ chỉ chôn theo vũ khí chiếm tỷ lệ khá đáng kể: Vinh Quang 27,4%, Phú Lương 19,4%, Núi Nấp 31,8 % (trên tổng số mộ) . . . , có nhiều khả năng đây là mộ của những chiến binh chuyên nghiệp. Để làm rõ thêm vấn đề này, xin đưa ra đây bảng thống kê mộ táng có chôn theo đồ tuy táng ở một số khu mộ Đông Sơn điển hình thuộc ba khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (để tránh ảnh hưởng của yếu tố mức độ phân hóa xã hội khác nhau, nên chúng tôi không đưa vào bảng thống kê này những mộ nghèo, không chôn theo đồ tùy táng).

Bảng phân loại này cho thấy, tỷ lệ mộ chỉ chôn theo vù khí ở các khu mộ khu vực sông Hồng nói chung là cao hơn cả, sau đó đến khu vực sông Mã. Khu vực sông Cả thấp hơn hẳn.  Tỷ lệ này còn phụ thuộc một phần vào mền đại sớm muộn của khu mộ. Khu mộ Iàng Cả, Vinh Quang thuộc giai đoạn Đông Sơn muộn. Trong ba khu mộ ở lưu vực sông Mã, khu mộ Thiệu Dương có niên đại sớm hẳn. Có thể giải thích được hiện tượng này. Như đã rõ, khu vực sông Hồng là trung tâm quan trọng nhất của văn hóa Lạc Việt, là bản bộ của Hùng Vương: Làng Cả là trung tâm của khu vực, là trị sở của Nhà nước Văn Lang ở giai đoạn phát triển cuối cùng. Ở đây sự phân hóa xã hội diễn ra mạnh mẽ hơn cả. Mặt khác, khu vực này cũng là nơi hứng chịu đầu tiên và nhiều nhất những cuộc xâm lăng từ phương Bắc xuống. Công cụ bạo lực mạnh là diều cần thiết đối với Nhà nước Văn Lang lúc này. Trong tình cảnh như thế, dội quân thường trực phải được phát triển mạnh. Những quân nhân chuyên nghiệp này hẳn phải chiếm tỷ lệ đáng kể trong thành phần cư dân Làng Cả. Và do đó mộ của họ cũng chiếm tỷ lệ cao như ta đã thấy. Còn Làng Vạc, tuy cũng là một trung tâm phát triển cao của văn hóa Đông Sơn, nhưng lại ở rất xa về phía nam, trong một vùng có địa hình thuận lợi cho việt phòng thủ. tránh xa được những cuộc chiến tranh xâm lược. Do vậy nhu cầu dối với lực lượng vũ trang thường trực không cấp thiết và thường xuyên, quân số không cần đông đảo như các trung tâm sông Hồng, sông Mã.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 12:11:09 pm »



Ở khu vực sông Mã, tỷ lệ mộ chí chôn theo vũ khí tăng dần theo thời gian. Xu thế đó cũng phù hợp với tình trạng chiến tranh xung đột ngày càng gia tăng và từ đó kéo theo sự gia tăng cua lực lượng vũ trang chuyên nghiệp.

Bây giờ hãy xem tài liệu văn tự nói gì về lực lượng vũ trang thời Hùng Vương.

Đại Việt sứ ký toàn thư kể rằng: “... Trước kia vua (An Dương Vương) nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương, nhưng Hùng Vương binh hùng tướng mạnh, vua bị thua mãi.  Hùng Vương bảo vua rằng ta có sức thần, nước Thục không sợ ư? Rồi Hùng Vương bỏ không sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi, hãy còn say mèm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính quay giáo đầu hàng Thục Vương”.

Sách Phiên Ngung tạp ký được dẫn lại trong Vân đài loại ngữ thì chép “đất Giao Chỉ... xưa kia có quân trưởng gọi là Hùng Vương, tướng văn là Hùng hầu, tướng võ là Hùng tướng”.

Còn Lĩnh Nam chích quái lại kể rõ Hùng Vương sau khi được tôn lên làm vua đã “chia các em ra cai trị, đặt lại các em làm tướng văn, tướng võ, văn là Lạc hầu, võ là Lạc tướng...”.  Nếu dựa vào những điều ghi chép đó thì có thể cho rằng Hùng Vương đã thực sự có “binh hùng tướng mạnh”, có quân đội thường trực đặt dưới sự chỉ huy của các lạc tướng tài giỏi.  Cũng như các nhà nghiên cứu đã phân tích, thực tế không hẳn như vậy. Nhiều phần là do những người đời sau đã đem tư duy phong kiến đương đại của mình gắn cho xã hội Hùng Vương. Lạc tướng, Hùng tướng, theo Giao Châu ngoại vực ký dẫn ở Thủy kinh chú, Quảng Châu ký..., là người đứng đầu các đơn vị hành chính tương đương với huyện thời thuộc Hán sau này. Vai trò đứng đầu các huyện của Lạc tướng còn thấy rõ ở thời Hai Bà Trưng (Hai Bà Trưng là con Lạc tướng,  huyện Mê Linh, Thi Sách là con Lạc tướng huyện Chu Diên).  Tuy thế, nếu gọi Lạc tướng là tướng võ cũng không sai, bởi vì như ta thấy, họ trước hết là thủ lĩnh quân sự. Nhưng đương nhiên, dưới trướng của họ là đội quân nào thì lại là việc cần bàn.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM