Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:16:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125147 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #40 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:54:24 pm »



Vốn có bản lĩnh và ý chí tạo lập cho mình một nền văn hoá có sức sống mạnh mẽ, tràn đầy trí tuệ lại được tư tưởng Hoá dắt dẫn, người Việt đã tạo được một biệt tài riêng, một tính cách riêng độc đáo là biết biến cái của người thành của mình. Đó cũng chính là tính mở của văn hoá Việt.
 
Dũng cảm cũng là một phẩm chất, một tư chất Việt. Phẩm chất này được nảy sinh trong những bối cảnh tự nhiên và xã hội đã phân tích ở trên. Thời đại Đông Sơn là thời đại mà nhiều cộng đồng người trong khu vực chuyển mình thành giai cấp, thành quốc gia - dân tộc.

Quốc gia không phải là một cộng đồng văn hoá tự nhiên, mà là một cộng đồng quyền lực chỗ dựa chủ yếu của quyền lực là sức mạnh quân sự.  “Chiến tranh là biện pháp thường dùng để mở rộng hay bảo vệ biên giới vì lợi ích quốc gia”1 và quân sự là lĩnh vực ưu tiên của mỗi quốc gia. Sức mạnh quân sự được thể hiện ở cả hai mặt vật chất và tinh thần: vũ khí, kỹ thuật quân sự và lòng dũng cảm, mưu lược. ở người Đông Sơn cả hai mặt của sức mạnh đó đều thể hiện rất rõ và cái nọ bổ sung, nói cho cái kia.

 Nét đặc sắc trong văn hoá chiến đấu của người Việt là vai trò không mờ, kém của người phụ nữ, người Mẹ được đề cao trong xã hội Việt cổ truyền. Ngay từ thời kỳ Đông Sơn, hình tượng người phụ nữ đã được tạc lên chuôi kiếm - biểu tượng quyền uy của thủ lĩnh. Chỉ có thể giải thích chân xác hiện tượng này bằng cách tìm hiểu những yếu tố khách quan dẫn đến hình thành nguyên lý đó. Yếu tố khách quan quyết định đặt người phụ nữ vào địa vị cao, xứng đáng chính là ở năng lực làm ra giá trị cuộc sống của họ (không kể năng lực sáng tạo ra chính bản thân con người). Cái năng lực sáng tạo ra của cải vật chất - nguồn năng lượng sống của họ cũng rất đáng kể, rất to lớn. Trong xã hội nông nghiệp trồng lúa nước cổ truyền, ở ngay khâu sản xuất, cùng với nam giới tham gia vào việc cày bừa, vỡ đất, đắp đập, tát nước... Còn lại ở các công việc khác, các công đoạn khác từ chăm sóc, làm cỏ cho lúa, gặt hái đến chế biến, bảo quản lương thực... ở đấy lao động của phụ nữ nổi trội và quán xuyến tất cả. Cái thực tế mà xã hội cổ truyền thừa nhận “của chồng công vợ”  đã tự nó nói lên vai trò không thể coi nhẹ của người phụ nữ trong quan hệ kinh tế.

Nguyên lý Mẹ đã ăn sâu trong tâm trí và biểu hiện thành các chuẩn mực trong ứng xử ngoài đời. Khái niệm Mẹ, cái được dùng để chỉ những cái lớn lao,vô tận, nổi trội lên trong biển rừng của cái đồng dạng. Những con sông lớn, con đường lớn, rễ cây lớn, ngón tay lớn... đều được gọi là sông cái, đường cái, rễ cái, ngón cái và công lao sinh thành, dưỡng dục của người Mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra vô tận. . . 

Tóm lại, đi vào lớp văn hóa đầu tiên - lớp văn hoá thuộc văn minh sông Hồng - cho thấy người Việt cổ thời Đông Sơn đã tạo được một phổ sắc văn hoá mà nhiều sắc màu trong đó “góp phần xác định tính chất và truyền thống của nhân dân Việt Nam, bản lĩnh và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.  Nó chứng tỏ, trong linh vực của mình, những đức tính cổ truyền của nhân dân Việt Nam là cần cù, dũng cảm, sáng tạo có sức sống mãnh liệt, có tinh thần tập thể trong lao động và đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm v.v..”2.  Đó là những mặt tất, mặt mạnh của văn hoá Việt cần nhấn mạnh, cần đề cao, cần phát huy. Song như vậy không có nghĩa là trong những hằng số văn hoá Việt cổ truyền mà nhiều yếu tố của nó được hình thành từ buổi đầu dân tộc, không có mặt hạn chế, mặt yếu kém, phổ sắc văn hoá chỉ có màu hồng mà không có màu xám nhạt.

Bởi lẽ, mọi sự vật trong thế giới này đều không đứng yên mà luôn vận động, hai mặt đối lập của nó đều luôn chuyển  hoá lăn nhau, mọi cái tồn tại đều có giới hạn của nó, hụt thiếu hay quá đi đều có khả năng dẫn tới chưa là nó hay không còn là nó nữa. Vấn đề ở chỗ phụ thuộc vào cách nhìn nhận (biện chứng hay máy móc) và vào khả năng điều tiết của con người (nắm được, làm theo quy luật hay chủ quan duy ý chí). Và khi nhận định một hành vi ứng xử, một phẩm chất hay một tính cách tồn tại ở một cộng đồng người nào đó thông qua các thành viên của mình, cần phải xem cái đó là hiện tượng phổ biến ở số đông người hay không. Ví như, đức tính cần cù kiên nhẫn của người Việt, tự nó không thể đẻ ra tính nhu nhược, an phận thủ thường, cam tâm... cùng lắm tính nhẫn nại ở một khía cạnh nào đó cũng chỉ là biểu hiện của sự kiềm chế, cố chịu nhẫn nhục để chờ thời cơ. Trong một con người hay một bộ phận nào đó của cộng đồng có thể có đức tính yếu hèn này, song người Việt Nam nói chung là một dân tộc kiên cường, bất khuất. Nếu khác đi hẳn dân tộc đó đã bị đồng hoá, diệt vong.

Lễ hội, giỗ tết là một phong tục đẹp để tưởng nhớ tổ tiên, suy tôn những người anh hùng. Song cúng bái tràn lan, sùng bái mọi thứ... lại là biểu hiện của mê tín dị đoan, một hoạt động mê hoặc, làm cho tâm thức con người u tối, tốn kém thời gian và tiền của vô ích, cần bài trừ.

Cũng vậy, tính dung hoà là giá trị căn bản của văn hóa Việt Nam, nó giúp làm giàu và mạnh cho nền văn hoá và cho dân tộc. Bản tính này cũng dễ dẫn tới thoả hiệp, ba phải, khiến con người trong những trường hợp cụ thể cần tỉnh táo, thận trọng, cảnh giác, phải biết đề phòng cũng như biết điều tiết đúng mức.

Tuy nhiên, cùng cần chỉ ra những mặt yếu, mặt hạn chế do hoàn cảnh và điều kiện khách quan hạn chế của lịch sử đem lại và để lại.

1. Nguyễn Tấn Đắc: Văn hoá và thếgiới ngày nay, in trong Phương pháp luận về vai trò của vặn hoá trong phát triển, Nxb.  Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
2. Trường Chinh: Bài nói tại Hội nghị kỷ mềm 10 năm ngày hành lập Viện Khảo học, Tạp chí KCH, số 4, 1978.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:57:32 pm »



Nếu như tính cộng đồng là sức mạnh của văn hoá Việt, thì ở một mặt nào đó nó cũng mang tính hạn chế, không có sự kích thích cá nhân sáng tạo mạnh mẽ trong sản xuất vật chất, hạn chế phát triển nhân cách, cá nhân bị chìm đi không kích thích phát triển cá tính, hạn chế tự do và dân chủ trong sinh hoạt cộng đồng 1.

Nền văn hoá nông nghiệp ngàn đời đã để lại dấu ấn trong tác phong sinh hoạt lề mề không quý trọng thời gian “tháng giêng là tháng ăn chơi. . .” còn gặp khá phổ biến hiện nay có nguyên nhân sinh thành trong môi trường tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế của một xã hội trồng lúa nhiệt đới; cảnh thanh bình của đồng quê, những chu kỳ nghỉ của sản xuất, những dịp nông nhàn mà kinh tế phụ lại ít phát triển, cách thức tiến hành cũng không đòi hỏi khẩn trương, chuẩn xác về thời gian . . .

Phép vua thua lệ làng, là chuẩn mực ứng xử của nền dân chủ xóm làng, một thời đã giữ an bình cho người dân. Hẳn không mấy thích hợp vời công cuộc đổi mới ngày nay, cần phải có pháp luật, một sự quy định tối thiểu của phẩm chất mà mọi người nhất thiết phải tuân theo 2, cần khắc phục tâm lý cục bộ, họ ta, làng ta nảy sinh do tính tương đối dốc lập, khép kín của các làng xã cổ truyền; cần đặt lệ làng trong phép nước, dưới phép nước...

Trên đây là những phổ sắc văn hóa nổi rõ làm thành hệ giá trị của văn hoá Việt cổ thời dựng nước và giữ nước đầu  tiên của dân tộc. Chúng được hội kết và toả sáng, được tô đậm hay pha loãng trong suốt quá trình vận động, từ khi chỉ là những yếu tố manh nha, tới lúc đã định hình vững chắc, thành truyền thống, thành cư sở của sức mạnh dân tộc, sức mạnh quân sự, của trí tuệ và ý chí con người Việt Nam.  Có thể chỉ ra những yếu tố đang trở thành truyền thống hay bước đầu đã định hình thành truyền thống tạo thành sức mạnh quân sự, sức mạnh giữ nước của người Việt thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương. Đó là:

Truyền thống thượng võ. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã thường xuyên chú ý rèn luyện thể lực, ý chí và trí tuệ qua các môn đấu cổ truyền như: vật cổ truyền, đua thuyền, bắn súng, nỏ, đâm trâu... được lưu ảnh lại qua những bộ lẫy nỏ bằng đồng, kho mũi tên đồng hàng vạn chiếc, qua hình khắc thuyền đua lướt nhẹ, người chèo khẩn trương sôi nổi trên các trống đồng Đồi Ro, Làng Vạc. . . Cảnh người đang vung rìu xéo đồng chém vào đầu con trâu bị buộc vào một cột được khắc hoạ trên thân trống đồng Đông Sơn dòng núi tìm thấy ở A Chương Trại (huyện Quảng Nam, Vân Nam), tục này còn tồn tại ở đồng bào Tây Nguyên và còn bảo lưu trong tục cướp búa đánh đầu trâu của người dân xã Chí Tiên (huyện Thanh Ba - Phú Thọ). Những lễ hội vũ trang mừng chiến thắng của người Đông Sơn được khắc hoạ trên nhiều trống đồng.  Rồi chuyện về nồi Hầu, một đô vật nổi tiếng, một tướng giỏi của Vua Thục, đã giật giải nhất về thi võ. Và đẹp đẽ xiết bao hình ảnh người dũng sĩ làng Gióng có sức khoẻ vô biên nhổ phăng từng đám tre ngà quất xuống đầu giặc Ân...  Kiếm sống và bảo vệ cuộc sống, săn bắt thú rừng và đánh giặc trong điều kiện núi non hiểm trở, khe vực cheo leo, cư động khó khăn... Tận dụng hoàn cảnh đó, người dân sống ở vùng cao đã phát huy sở trường mai phục, dùng cung nỏ tấn công bất ngờ kẻ địch.

Cuộc đụng độ và thử thách sống còn đầu tiên của người Việt với quân xâm lược nhà Tần được thư tịch của chính người Trung Hoa ghi lại cho thấy ý chí chiến đấu kiên cường và tài thao lược của người Việt, họ đã bỏ vào rừng, họp nhau chọn bầu người tuấn kiệt làm thủ lĩnh, đêm đêm xuất quân tấn công bất ngờ vào đồn giặc, thể hiện nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, tập trung sức mạnh tối đa và lợi dụng yếu tố bất ngờ để giành thắng lợi trong một trận đánh cụ thể.

Truyền thống toàn dân đánh giặc, trẻ già, trai gái đều vũ trang, biến công cụ ngày thường thành vũ khí chiến đấu.  Truyền thống này được khắc hoạ rõ nét, như một hiện tượng phổ biến qua tục mai táng của người Đông Sơn: người chết không kể là người giàu sang hay nghèo khổ, già hay trẻ, nam hay nữ đều thường được chôn theo các vũ khí tuỳ thân. Hình ảnh toàn dân tham gia đánh giặc hay nói bằng ngôn ngữ hiện đại “chiến tranh nhân dân” được minh hoạ bằng thành phần đội quân của Gióng từ người nông dân cầm vồ, người kiếm cá vác cần câu, trẻ mục đồng cưỡi trâu cầm khăng. . .  Truyền thống thạo thuỷ chiến, giỏi dùng thuyền, tài bơi lội của người Việt cũng được hun đúc từ thời Hùng Vương. Có thể nhận biết qua hình ảnh các thuyền chiến, chở các chiến binh vũ trang, từng đoàn lướt trên sông nước, có cội rễ từ tập quán sống của người Việt vốn là “dân quen ở nước”, đóng khố không mặc quần, để tiện bơi lội, tay áo ngắn mà xắn lên để tiện việc chèo thuyền. “Người Việt còn dùng thuyền trong việc săn bắt thú rừng qua hình ảnh con chó chạy đón đầu đàn hưu và đoàn người đứng trên thuyền giơ cao tay hò reo xua đuổi được khắc trên nhiều chiếc rìu đồng Đông Sơn. Hoài Nam Vương Lưu An (thế kỷ II Tr.CN) còn ca ngợi “Người Việt thạo thuỷ chiến, giỏi dùng thuyền”. Phương tiện chiến đấu như thuyền bọc đồng, thuyền đồng của Lạc Vương và bộ vũ khí chiến đẩu gồm nỏ tên, lao đồng với số lượng lớn và vượt trội các loại hình vũ khí khác như giáo mác, dao, kiếm...  cũng mách chỉ về sở trường đánh thuỷ của người Việt thời Hùng.

Đó là những yếu tố nổi bật, nói lên nghệ thuật chiến đấu của người Việt cổ.

1. Đình Quang: Văn học nghệ thuật và việc xây dựng con người mới, in trong Văn hoá phát triển và bản sắc, Hà Nội, 1995.
2.   Cao Xuân Phổ: Văn hoá trong phát triển. Vân đề phẩm chất cuộc sông, in trong Phương pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:59:26 pm »



Sức mạnh giữ nước của người Việt cổ còn thể hiện ở tài kết hợp giữa làm ăn và đánh giặc và đã trở thành truyền thống, thành quy luật đấu tranh trong dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bộ vũ khí Đông Sơn đồ sộ, cực kỳ phong phú và đa dạng phản ảnh cuộc sống binh đao, gian truân nhưng hào hùng của dân tộc ở thuở xây nền văn hiến đầu tiên. Truyền thống đó được hun đúc từ thực tiễn lịch sử, đất nước ta đã trải qua quá nhiều binh lửa chiến tranh, thời gian chống giặc ngoại xâm và chống đô hộ nước ngoài lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử 1.


Chống xâm lược bằng đấu tranh vũ trang như vậy là quá đỗi trường kỳ và gian lao. Song đấu tranh chống đồng hoá về văn hoá cũng không kém gian truân, đòi hỏi nhiều tâm lực và trí tuệ, khôn khéo và mềm dẻo. Trước khi có cuộc tiếp xúc trực tiếp và cưỡng bức với văn hoá Hán, cư dân Đông Sơn đã có mối giao lưu rộng rãi với các tộc láng giềng gần xa. ảnh hưởng của văn hoá Điền và thế giới đồng cỏ vào qua con đường sông Hồng, từ thế giới Bách Việt vùng Giang Nam vào qua đường biển... Nhiều yếu tố văn hoá ngoại, nổi lên là vũ khí kỹ thuật quân sự tiên tiến đã được tiếp thu hay đã được Đông Sơn hoá khiến văn hoá này càng thêm phong phú, đa dạng. Bên cạnh kiếm ngắn chuôi tượng kiểu núi Nưa, có kiếm ngắn kiểu Thạch Trại Sơn, tìm thấy ở Thái Nguyên, ở Hà Giang và kiếm hai lưỡi, chuôi ghép, đốc hình chỏm cầu lõm tìm thấy nhiều trên địa bàn người Tây Âu ở Quảng Tây...  cũng thấy ở Núi Đèo (Hải Phòng) với các hoa văn trang trí độc đáo được làm bằng đồng, hay những lưỡi kiếm sắt cùng loại Những mũi tên đồng Cổ Loa ba cạnh có trụ là sự phát triển của loại tên đá ba cạnh đã có mặt trong các địa điểm văn hoá Phùng Nguyên và Đồng Đậu, kết hợp với lối xẻ cánh của tên đồng của thế giới đồng cỏ Â - Âu.
 
Do hạn chế của điều kiện lịch sử, nước vừa dựng, mới củng cố đã phải đương đầu với hiểm họa ngoại xâm, nên người Việt thời Đông Sơn chưa có dịp đẩy mạnh công cuộc hướng ngoại của mình, mà chỉ có nhiều dịp hơn để nhanh chóng cải tiến những cái từ ngoài nhập vào. Dù sao ở đây cũng loé lên tinh thần ham hiểu biết, có trí tiếp thu sàng lọc để bảo vệ và phát triển văn hoá, nói lên “sức mạnh của văn hoá mở” luôn đổi mới của họ. Đó là những yếu tố nói lên trí tuệ Việt trong đấu tranh giữ nước.  Còn nhiều yếu tố tinh thần khác góp phần tạo thành sức mạnh quân sự của người Việt thời lập quốc Văn Lang - Âu Lạc.

Những dực tính quý báu như kiên cường, bất khuất, bền bỉ, dẻo dai đã giúp cho người Việt có thể đánh thắng kẻ thù nham hiểm, hung ác và mạnh hơn mình gấp nhiều lần. ý thức uống nước nhớ nguồn, sùng kính những người anh hùng có công với nước, với dân, làm tăng thêm trách nhiệm bảo vệ và tiếp nối sự nghiệp của các thế hệ đi trước.

Lòng khoan dung, chỉ muốn tự tồn trong thái bình, chấp nhận hy sinh để tự tồn, có sức mạnh, biết dùng sức mạnh nhưng không say sức mạnh, không cuồng tín sức mạnh và nhất là biết tha thứ không hiếu sát khi kẻ địch đã quy thiện.  Điều đó chỉ làm tăng thêm cái đại nghĩa của cuộc chiến đấu mà người Việt cổ buộc phải chấp nhận vì sự tồn vong của mình.

Một trong những sức mạnh tinh thần quyết định mọi thắng lợi của công cuộc dựng nước và giữ nước của người Việt là truyền thống đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động để vượt lên mọi thách đố của hoàn cảnh. Tinh thần đoàn kết cộng đồng biểu hiện tập trung và cao nhất ở sự hoà hợp, hợp nhất giữa các nhóm tộc Âu Việt là Lạc Việt, giữa hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt thành quốc gia Âu Lạc trong cuộc kháng chiến chống Tần. Cột đá thề mà vua Thục dựng trên núi Nghĩa là biểu tượng cho sự đoàn kết nhất trí, cho sự tiếp nối sự nghiệp nhà Hùng.

Tính mở, tính dung hoà của văn hoá Đông Sơn được hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh gian khổ lâu dài, luôn có những thách đố đã sản sinh ra những con người Đông Sơn tình cảm đùm bọc, hợp quần sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau. Tính dung hoà này được vật chất hoá và để lại dấu ấn trong nhiều hiện vật mà sắc tộc của chúng có thể dễ dàng nhận ra như đã thấy ở trên . . .

Từ phổ sắc văn hoá đa dạng và độc đáo đã nổi lên những nét đậm tạo thành những truyền thống quý báu là nền tảng sức mạnh trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Hệ giá trị văn hoá này, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này được nảy sinh và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ nhờ ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc sớm nảy nở thấm sâu chi phối và tác động mạnh mẽ vào mọi hoạt động của đời sống cộng đồng. Nắm vững tiến trình và những đặc điểm hình thành ý thức dân tộc sẽ nhận chân được quá khứ dân tộc, sức mạnh dân tộc, động viên được quá khứ tham gia vào công cuộc đổi mới hôm nay.

1. Phan Huy Lê: Về quá trình dân tộc của lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1990, Tr.23. 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 10:02:02 pm »


2. Quá trình hình thành ý thức dân tộc:

Ý thức dân tộc là phản ánh của tồn tại dân tộc mà tồn tại dân tộc là một thực thể xã hội khách quan, ở đó cộng đồng tộc người có ý thức về cùng chung một nguồn gốc, cùng chung một số phận, một vận mệnh sinh tồn, tự nguyện cố kết lại với nhau cùng tạo ra một lãnh thổ sống chung, sử dụng một ngôn ngữ giao tiếp chung, xây dựng một bộ máy quản lý xã hội nhà nước chung để trước hết thực hiện chức năng điều phối những lợi ích kinh tế chung, bảo vệ sự sống, sự bình an chung của mọi người trong cộng đồng cũng như nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần chung, thể hiện trong một nền văn hoá chung, phản ảnh tâm lý và ý thức chung của cộng đồng.
Đó là những mặt mạnh cư bản tạo ra diện mạo dân tộc của một cộng đồng người trong lịch sử và ý thức dân tộc cũng được hình thành, nảy nở hoàn thiện và ảnh hưởng đến từng mặt cư bản đó của dân tộc...  ý thức dân tộc thể hiện trước hết ở ý niệm về cùng chung một nguồn gốc, có cùng dòng máu, giống nòi, tổ tiên mà ý niệm về dòng giống được hình thành trên cư sở ý niệm về Đực - Cái, về sự giao hoà giữa cặp đôi sinh ra con người được nhân lên, được tiếp nối nhau sinh hoá mãi mãi.

Cư dân Đông Sơn là kết quả của sự hoà huyết giữa hai nhóm loại hình nhân chủng Inđônêdiêng và Nam Á với xu thế vàng hoá ngày càng tăng thể hiện ra ở các nhóm tộc khác nhau mà sử sách và truyền thống dân gian gọi là các (15) bộ lạc thời Hùng Vương sau này, cùng một số thành phần tộc người khác tập hợp thành hai nhóm cộng đồng cư dân chính là Âu Việt và Lạc Việt để đến thời vua Thục được hợp nhất lại thành cư dân Âu Lạc. Trong kho tàng văn học dân gian phong phú của nhiều dân tộc nước ta có nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc các dân tộc. Truyện Quả bầu mẹ của người Xá, truyện Đẻ đất, đẻ nước của người Mường... đều nói về nguồn gốc chung của mình và đều coi nhau là anh em một nhà, mặc dù sự thế xoay vần, vạn vật đổi thay, hoàn cảnh sống cụ thể khác dần đi. Cơ sở nảy sinh ý niệm chung về nòi giống đó là do các dân tộc nước ta đã cùng chung sống lâu đời trong một môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn giống nhau, gặp cùng một cảnh ngộ, có chung một số phận...  Những cái đó đã làm tăng tính cộng đồng, tình thân ái, và nghĩa đồng bào được coi là chuẩn mực cao nhất trong quan hệ ứng xử của họ. ở đây, một lần nữa gặp lại lối ứng xử rất Việt, rất phương Đông khi mà quan hệ xã hội được xem là sự mở rộng của quan hệ gia đình.

Và đẹp biết bao tình nghĩa đó được khái quát qua hình ảnh được thể hiện thành dân ca:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Dẫu rằng khác giông nhưng chung một giàn”.
rồi:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”...

Đó là cơ sở sớm nở tình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.

Ý niệm dân tộc được thể hiện ở ý niệm về một lãnh thổ chung được nảy sinh trên cư sở ý niệm về địa vực cư trú vùng kiếm sống chung (ý niệm về vùng kiếm ăn riêng này là ý niệm bản năng tự nhiên đã có ở nhiều loài động vật) được nhận thức nâng cao. Bởi lẽ, ý thức về lãnh thổ không đơn thuần là ý niệm về không gian cư trú và kiếm sống thô phác mà lãnh thổ ở đây được hiểu là vùng đất đã có sự đổ công sức mồ hôi và cả xương máu để tạo ra, cải biến và làm phong phú nó, biến nó thành trường sinh thái tự nhiên - xã hội, thành không gian văn hoá.
 
Cuộc chinh phục các đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả của các nhóm cư dân thời Phùng Nguyên - Đông Sơn đầy gian lao vất vả, hiểm nguy, kéo dài nhiều thế kỷ đã hun đúc ở họ ý thức về lãnh thổ, về miền đất thiêng, ở đó con người sống, lao động xây dựng mềm vui và hạnh phúc. Ý thức về lãnh thổ và bảo vệ lãnh thổ cũng là mặt quan trọng thể hiện lòng yêu nước sớm nở của nhân dân ta.  Ngôn ngữ là một đặc điểm quan trọng của tộc người. Tuy nhiên, ngôn ngữ dân tộc hay ngôn ngữ quốc gia lại được hình thành trong quá trình hình thành quốc gia; mà quốc gia lại thường mang tính đa tộc. Quốc gia Văn Lang, Âu Lạc được xác định là quốc gia đa tộc, hiện chưa rõ cư dân Âu Lạc nói ngôn ngữ cụ thê nào? Họ có tiếng nói dùng để giao tiếp chung hay không? Ngôn ngữ học mới chỉ cho biết, người Việt cổ hay cư dân Đông Sơn, tức khối cư dân cư bản của nước Âu Lạc, nói một ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ Việt-Mường, ngữ hệ Môn-Khơme (Nam Á) và Tày-thái, có sự dung hợp nhiều yếu tố ngôn ngữ khác.

Như trên đã cho thấy, ý thức cộng đồng và ý thức bảo vệ cộng đồng đã nảy nở sớm trong những hoàn cảnh đặc thù của đấu tranh khắc phục tự nhiên và đấu tranh xã hội, là nhân tố quan trọng thúc đẩy hình thành sớm quốc gia, dân tộc. Và Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đã ra đời thể hiện ý thức dân tộc đã phát triển ở mức độ cao, đồng thời ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được xem như là ý thức thường trực và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người. Điều này có thể tìm thấy trong Đại Việt sử lược - tác phẩm sử học xưa nhất của nước ta - đoạn nói về quan hệ của Văn Lang với nước Việt của Câu Tiễn (505-465 Tr.CN) cho biết chính Câu Tiễn đã có lần sai sứ giả xuống dụ vua Hùng thần phục, nhưng bị vua Hùng cự tuyệt. Thái độ kiên quyết chối bỏ ách thống trị ràng buộc của ngoại bang, không chấp nhận bộ máy cai trị áp đặt từ ngoài, không cam chịu để lãnh thổ bị sáp nhập . . . được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Tần của người Tây Âu, Lạc Việt, rồi chống Triệu của nhân dân âu Lạc và được tiếp nối ở những thế hệ người Việt tiếp theo mà cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với lời tuyên thệ long trọng và đanh thép :
 
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. . .

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 10:04:28 pm »


Nói lên ý thức dân tộc đã hình thành vững chắc từ rất sớm, coi độc lập, tự chủ là phẩm giá cao quý nhất của người Việt Nam.
Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời đáp ứng những nhu cầu của xã hội trong việc tổ chức xây dựng những công trình công cộng như đắp đê, đào kênh, vì những lợi ích kinh tế.
 
Lúc này quan hệ trao đổi kinh tế, buôn bán đã được triển khai trong phạm vi cả nước. Những lò thủ công chuyên đã cung cấp sản phẩm rộng rãi cho nhiều miền và cùng nhập nguyên liệu từ nhiều nơi trong nước về. Một bằng chứng hiển nhiên nói lên quan hệ thị trường đã mở rộng ra phạm vi cả nước là sự có mặt của những lưỡi dao găm, những mũi giáo đồng gãy hỏng thuộc loại hình văn hoá Đông Sơn vùng sông Mã, mảnh trống đồng thuộc dòng trống Đông Sơn vùng cao bên cạnh hàng trăm đồ đồng hỏng nát do sử dụng hay đúc lỗi và nhiều đồ đồng nguyên mới đúc chưa sử dụng hay đã sử dụng, cùng nhiều mảnh đồng, thỏi đồng được chứa trong chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp (trống Cổ Loa) phát hiện ở địa điểm Mả Tre trong khu vực thành Cổ Loa được chôn dấu trong lòng đất có lẽ do một biến động xã hội to lớn nào đó.

Đó là sản phẩm, nguyên vật liệu của một lò thủ công đúc đồng thuộc trung tâm đúc đồng lớn của kinh đô Âu Lạc.  Việc thu gom những đồ đồng hỏng nát để đúc lại, một mặt nói lên truyền thống tiết kiệm của người Đông Sơn, mặt khác chứng tỏ quan hệ thương mại đã có phạm vi hoạt động tầm quốc gia.

Quan hệ trao đổi rộng rãi còn thể hiện ở sự thống nhất những đơn vị đo lường chung qua bằng chứng về sự phát hiện ở nhiều nơi: Đào Thịnh (Yên Bái), Làng Cả (Phú Thọ), Đông Sơn (Thanh Hoá) những quả cân bằng đồng có hình dáng kích cỡ giống nhau có niên đại thời Đông Sơn.

Những quan hệ kinh tế vừa nêu trên càng củng cố thêm ý thức về cộng động dân tộc đã nảy nở trước đó.  Ý thức dân tộc đang hình thành có xu hướng đi vào định hình, ổn định được thể hiện tập trung trong bản sắc dân tộc của văn hoá.

Chỉ xét riêng trên bình diện phong tục ở khía cạnh hình thức bên ngoài của con người là linh vực mà tổ tiên ta thời dựng nước đầu tiên chú trọng để phân biệt mình với người.  Cái răng, cái tóc là góc con người. Răng đen, tóc dài là Ta, người Việt cổ, để khác với răng trắng, răng bịt vàng, tóc tết đuôi sam là người khác tộc, khác ta. Răng đen thì đã thấy trong nhiều ngôi mộ Đông Sơn như ở Châu Can, Thiệu Dương... (Nguyễn Lân Cường, 1996), tóc dài xoã sau lưng  thấy trên các bức tượng của thạp Đào Thịnh, nhiều nhất là ở  hình người nhảy múa khắc trên các trống đồng Đông Sơn, tóc dài cuốn sau gáy như ở tượng người cõng nhau thổi khèn tìm được ở khu mộ Đông Sơn. . .

Tinh hoa dân tộc, ý thức dân tộc mạnh mẽ nhất được vật thể hoá qua hình tượng trống đồng, trên đó những mặt cư bản của đời sống người Việt cổ được thể hiện: lao động, chiến đấu, yêu đương, giải trí, đua tài, lễ hội, vui chơi. . . và bao trùm lên tất cả của ngôn ngữ trống đồng là khát vọng một cuộc sống tự do, thanh bình. Đó là biểu hiện lòng tự tôn của một cộng đồng người đã tự ý thức về mình, về sức mạnh và khả năng vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Kẻ địch đã nhận ra vật cản đáng ngại trên bước đường bành trướng bá chủ thiên hạ của chúng và rắp tâm tiêu diệt bằng cách ra sức thu vét trống đồng của người Việt đem phá bỏ đúc thành tượng ngựa như Mã Viện đã làm sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.

Với ý nghĩa là biểu trưng của tâm hồn và ý chí người Việt, trống đồng được cất dấu, được bảo vệ, được lưu truyền ngàn đời qua nhiều thế hệ mãi mãi về sau và để tỏ thái độ phản kháng, người Việt đã nấu chảy tiền của kẻ thống trị để đúc trống mới, to đẹp hơn. Nền văn hoá trống đồng nổi lên đặc sắc như một nền văn hoá của một dân tộc mạnh, có sức sống mãnh liệt được nuôi dưỡng bằng lòng yêu nước thiết tha và ý thức tự hào dân tộc sâu sắc.

Chúng ta đã dõi theo những hoạt động, những thành tựu, những chiến công của nhân dân ta trong thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương, thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Những dấu vết lịch sử còn để lại trong lòng đất đọng lại trong tâm khảm người dân, lưu giữ lại trong các sinh hoạt văn hoá truyền thống, ghi chép lại trong sách sử cho thấy, đây là một thời kỳ hết sức quan trọng trong lịch sử đất nước và dân tộc, thời kỳ mà cộng đồng người chuyển mình thành quốc gia, dân tộc, định hình những tính cách, những phẩm chất cư bản nhất của dân tộc.

Những phẩm chất, những tính cách đó được hình thành từ những giá trị, những đặc điểm của nền văn minh sông Hồng, nền văn minh được chuẩn bị và được tạo tiền đề ra đời qua những thành tựu lao động và đấu tranh đầy gian khổ và sáng tạo của tổ tiên chúng ta sinh sống ở đây, tại chỗ, ngay trên mảnh đất này từ hàng chục vạn năm về trước, từ khi những lớp người nguyên thuỷ đầu tiên kiếm sống và bảo vệ cuộc sống mới chỉ bằng những chiếc rìu tay bằng đá, những cây gậy vót nhọn đầu thô sơ cho đến khi những thế hệ tiếp theo biết mài đá làm cho công cụ và vũ khí sắc bén hơn, biết trồng trọt chăn nuôi để tự làm ra sản phẩm nuôi sống mình.
 
Đến thời điểm cách ngày nay khoảng 4000 năm, lúc con người mở mang nông nghiệp ở vùng đồng bằng và biết đúc đồng, cải tiến công cụ và vũ khí thì bước chuẩn bị đã được hoàn thành, đưa đất nước và dân tộc tiến vào văn minh, xây dựng văn hiến, trên cư sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, với kết cấu xã hội nhà - làng - nước. Ở đó, bộ máy quản lý và điều hành xã hội - tức nhà nước - đảm đương những chức năng chủ yếu là tổ chức các công trình công cộng trị thuỷ để phát triển sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và phát triển đất nước.

Công cuộc lao động và đấu tranh đầy gian lao và sáng tạo đó đã hun đúc nên những tính cách và phẩm giá cao quý của người Việt Nam: cần cù, bền bỉ, dũng cảm, kiên quyết, bao dung, tình nghĩa, vị tha, khoan hoà, thông minh, hiếu học...  là cơ sở sức mạnh tinh thần cùng với những thành tựu trong lao động, xây dựng cuộc sống và đấu tranh bảo vệ cộng đồng  và quốc gia tạo thành một nền tảng, một giá đỡ và bệ phóng vững chắc cho sự cất cánh của dân tộc mà ở đó nảy nở những tài hoa, những trí tuệ, tài ứng xử trong dựng nước và giữ nước.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #45 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:24:03 am »



CHƯƠNG II

TỔ CHỨC QUÂN SỰ - VŨ KHÍ - TRANG BỊ
GIAI ĐOẠN HÙNG VƯƠNG – AN DƯƠNG VƯƠNG

I. CÁC TỔ CHỨC QUÂN SỰ, SỰ HÌNH THÀNH
QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VĂN LANG – ÂU LẠC 


1. Những tài liệu khảo cổ học xác thực, tài liệu văn tự quý hiếm, tài liệu văn học dân gian phong phú, tài liệu dân tộc học sống động có liên quan đến thời đại Hùng Vương - An Dương Vương đều ít nhiều toát lên một ý chung rằng, ở vào thời này, chiến tranh là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở các giai đoạn sau.

Một hiện tượng dễ nhận biết khi nghiên cứu các di vật khai quật được từ trên 400 di tích thuộc các giai đoạn phát triển khác nhau của thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là sự phát triển đáng ngạc nhiên của số lượng và loại hình vũ khí. Trong hơn 50 di tích văn hoá Phùng Nguyên - giai đoạn mở đầu thời dựng nước, đã được khảo sát, khai quật, vũ khí chỉ chiếm một tỷ lệ rất không đáng kể, thường không quá 2% trên tổng số di vật thu lượm được. Cũng cần nói thêm rằng, trong các di tích thuộc các văn hoá khảo cổ cùng bình tuyến Phùng Nguyên ở lưu vực sông Mã, sông Cả hoặc ở vùng miền núi phía Bắc đất nước, cũng hầu như không tìm thấy một toại vũ khí nào.
Loại hình vũ khí giai đoạn này còn đơn giản, chỉ là vài ba mũi tên, mũi lao bằng đá hay bằng xương. Cư dân Phùng - Nguyên đã biết đến kỹ thuật luyện kim đồng thau, nhưng một mặt, kim loại còn đang rất hiếm quý chưa được sử dụng rộng rãi trong đời sống; mặt khác, chắc hẳn, nhu cầu sử dụng những vũ khí chiến đấu có khả năng sát thương lớn trong những trận chiến giữa người với người còn chưa trở nên bức thiết, nên người Phùng Nguyên chưa sản xuất và sử dụng vũ khí bằng kim loại.

Giai đoạn phát triển tiếp theo của Nhà nước Văn Lang được phản ảnh qua văn hoá khảo cổ Đồng Đậu - Gò Mun, tồn tại trong khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII Tr.CN. Bức tranh về vũ khí lúc này đã có những thay đổi đáng kể về số lượng (chiếm khoảng 20% tổng số đồ đồng) và đặc biệt là về chất lượng cũng như chủng loại. Không phải ngẫu nhiên mà ngay khi đồ đồng trở nên phổ biến thì nó đã được sử dụng tích cực trong chế tạo vũ khí như vậy. Tính ưu việt của loại nguyên liệu mới này lập tức được người Lạc Việt nhận biết và sử dụng để phục vụ cho một trong những hoạt động trọng yếu lúc này của họ là chiến đấu giữ đất, giữ làng, bảo vệ thành quả lao động. Việc một nguyên liệu mới, kỹ thuật mới không dễ kiếm, dễ làm như hợp kim đồng thau lại được sử dụng ngay một cách phổ biến trong lĩnh vực “quân khí” đã cho thấy phần nào đòi hỏi bức thiết của chiến tranh thời kỳ này.

Ở giai đoạn này người ta vẫn còn dùng vũ khí bằng đá  nhưng rất hãn hữu. Nhưng vũ khí bằng xương lại có chiều  hướng gia tăng đặc biệt trong giai đoạn văn hoá Đồng Đậu.  Phải chăng vũ khí bằng đồng chưa đủ nhiều để đáp ứng nhu cầu chiến đấu tăng nhanh khiến họ phải dùng thêm cả đồ xương?

Tuy nhiên, nếu đặt vũ khí các loại trong mối tương quan với tổng thể di vật thu lượm được trong giai đoạn này, chúng ta sẽ thấy vũ khí mới chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, mặc dù so với giai đoạn Phùng Nguyên đã là một bước tiến vượt  bậc, khoảng trên dưới 20%. Đồ đá chiếm trên 70% bộ di vật mà trong đó tuyệt đại đa số là công cụ lao động và đồ trang sức - vật dụng của cuộc sống sản xuất yên ổn. Dù vậy, vẫn có thể nói được rằng, đời sống xã hội của người Đồng Đậu - Gò Mun đã bất ổn hơn so với người Phùng Nguyên.
 
Thực tế là, đi liền với những tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật luyện kim - kỹ thuật đúc nên mọi nền văn minh cổ đại, - của cải đã gia tăng, dân số phát triển, nhu cầu mở rộng đất đai cư trú và sản xuất. Đây là những yếu tố làm gia tăng những cuộc chiến tranh cướp bóc, xâm lược và chống xâm lược. Đương nhiên, vũ khí không chỉ dùng trong chiến trận, mà còn dùng trong săn bắn. Nhưng chúng ta không thấy có sự khác biệt đáng kể nào trong phương thức sống giữa cư dân Đồng Đậu - Gò Mun với cư dân Phùng Nguyên. Họ đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Săn bắn chỉ là hoạt động kinh tế phụ trợ. Để săn bắn chim thú thì các vũ khí, phương tiện thô sơ như bẫy, lưới cung tên bằng tre, gỗ vẫn rất hữu hiệu và dễ kiếm. Nếu không nhằm vào mục tiêu sống còn cho sự tồn tại và phát triển của gia đình, thị tộc - làng nước mình, không chắc người ta đã dám sử dụng một tỷ lệ đáng kể kim loại đồng thau cho sản xuất vũ khí như vậy vào giai đoạn chưa thể nói tới sự dư thừa của thứ vật nếu nhân tạo này.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:26:48 am »



Sự ưu tiên dành thứ nguyên liệu mới này cho sản xuất vũ khí còn được đẩy lên cao độ ở giai đoạn sau, giai đoạn văn hoá Đông Sơn. Tỷ lệ vũ khí trong các địa điểm Đông Sơn thường chiếm trên 50% tổng số di vật. Đây là đặc điểm đáng chú ý của văn hoá Đông Sơn mà không phải nền văn hoá đồng thau đương đại nào cũng có. Hiện tượng đột biến về tỷ lệ vũ khí này bắt đầu xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI Tr.CN. Mối quan hệ giữa tỷ lệ vũ khí và tình hình xung đột vũ trang còn được biểu hiện khá sinh động, cụ thể ở sự khác biệt của tỷ lệ này giữa các kha vực địa lý khác nhau. Như đã giới thiệu qua ở chương trên, tỷ lệ vũ khí cao nhất gặp ở các địa điểm văn hoá Đông Sơn trên lưu vực sông Hồng - ví dụ, Vinh Quang - 63,5%, Làng Cả - 64,1%. Ở lưu vực sông Mã tỷ lệ này là 50,5% ở Đông Sơn, 57,8% ở Thiệu Dương . Trong khi đó ở một trung tâm lớn của lưu vực sông Cả, tỷ lệ này chỉ có 24% (Làng Cả). Rõ ràng rằng, xung đột vũ trang xảy ra gay gắt hơn cả ở- vùng lưu vực sông Hồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với vị trí, vai trò lịch sử của trung tâm sông Hồng trong buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bởi lẽ đây là trung tâm đầu não của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, nơi diễn ra cả những cuộc xung đột, đấu tranh nội bộ nhằm thiết lập một nhà nước thống nhất, cả những cuộc đấu tranh chống xâm lược từ bên ngoài, trước hết là từ phương Bắc, để bảo vệ quyền độc lập, tự chủ của mình.

Ở lưu vực sông Lam, điển hình là địa điểm Làng Vạc, nằm cách xa các trung tâm xung đột gay gắt lại có vị trí hiểm yếu, núi sông che chở, có lẽ ít chịu tác động của các cuộc chiến tranh hơn.

Sự phát triển của vũ khí ở giai đoạn này không chỉ phản ánh bằng số lượng mà còn bằng sự phong phú về kiểu loại, hình dáng. Ngoài sự phát triển tiếp tục các loại hình vũ khí đã có từ các giai đoạn trước như mũi tên, giáo, lao, còn ra đời loạt vũ khí mới như rìu chiến, dao găm, đoản kiếm, hộ tâm phiến, khiên mộc... Ngay những vũ khí truyền thống như cung, nỏ, giáo lao cũng được cải tiến và đa dạng hoá hơn nhiều. Vũ khí bằng đồng đã đủ nhiều để thay thế cơ bản cho vũ khí bằng các chất liệu khác như đá, xương - những loại vũ khí mất nhiều công chế tạo mà giá trị sử dụng lại không cao.  Vũ khí và chiến tranh, xung đột vũ trang là những cặp bài trùng. Căn cứ vào tình hình phát triển của vũ khí chúng ta có thể nhận biết được sự phát triển ba giai đoạn, phản ánh mức độ xung đột vũ trang trong thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. Giai đoạn mở đầu, ở khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II Tr. CN, những cuộc xung đột xã hội còn rất mờ nhạt, những cuộc chiến tranh chống xâm lược dường như chưa xuất hiện. Giai đoạn thứ hai kéo dài từ khoảng nửa cuối thiên niên kỷ II Tr. CN đến hết 1/3 đầu thiên niên kỷ I Tr.CN. Lúc này cuộc sống ở các làng xóm nông nghiệp đã không còn hoàn toàn yên bình. Những cuộc xung đột vũ trang đã xuất hiện và càng về cuối càng trở nên phổ biến hơn. Nhưng xung đột, chiến tranh chỉ thực sự gay gắt vào giai đoạn thứ ba, giai đoạn cuối, bắt đầu từ khoảng thế kỷ VII Tr.CN trở đi.

Tài liệu khảo cổ học nêu trên góp phần soi sáng đồng thời với các nguồn tài liệu khác. Trước hết là nguồn tài liệu thư tịch cổ. Trong một số sách sử Trung Quốc cổ có thể tìm thấy vài ghi chép về mối quan hệ giữa các vương triều Trung Quốc với khối cư dân Bách Việt, trong đó có Lạc Việt, Âu Việt.  Đáng chú ý nhất là những bộ sách trong Nhị thập tứ sử, đặc biệt là bộ Sử ký của Tư Mã Thiên, sử gia đời Hán. Trong Sử ký có chép: “Vua Nghiêu sai Hy Thúc đến ở Nam Giao” tức Giao Chỉ theo Khổng An Quốc chú Sử ký), hoặc còn chép:

“Vua Chuyên Húc Cao Dương... đến Giao Chỉ ở phương Nam”, hoặc lại chép: “Vua Thuẫn đi phủ dụ đất Giao Chỉ ở Phương Nam”. Sách Thượng thư đại truyện của Phục Thắng đời Hán được dẫn trong thuỷ kinh chú của Lịch Đạo Nguyên đời Bắc Nguỵ, thì chép: “ Vua Nghiêu từng vỗ yên đất Giao Chỉ ở phương Nam”. Hai sách này đều chép truyện dâng chim trĩ của bộ thuộc Hùng Vương cho Chu Vương. Sách Thượng thư đại truyện ghi: “Đời Thành Vương nhà Chu ở nam Giao Chỉ có nước Việt Thường dùng nhiều lớp thông ngôn đến hiến chim trĩ trắng”. Sử ký chép cụ thể hơn: “Năm Tân Mão thứ 6 (1110 Tr.CN) đời vua Thành Vương nhà Chu, phía nam bộ Giao Chỉ có họ Việt thường qua ba lần sứ dịch, dâng chim trĩ trắng”. Các sách khác như Trúc thư kỷ niên (thế kỷ thứ IV), Hậu Hán thư Nam man truyện, An Nam chí nguyên cũng có chép truyện dâng chim trĩ tương tự.

Những ghi chép nêu trên trong các sách sử cổ Trung Quốc, tuy không trực tiếp nói đến hành động xâm lược, những trận chiến, nhưng cũng hé mở cho thấy mối bang giao không bình đẳng, ẩn chứa bạo lực của kẻ mạnh. Sự “đến ở Nam Giao” của Hy Thúc do vua Nghiêu sai phái, sự “vỗ yên đất Giao Chỉ” hay hành động họ Việt Thường của nước Văn Lang phải lặn lội ngàn dặm cống cho Chu Thành Vương chim trĩ trắng. . . không thể không kèm theo hoặc là kết quả của những hành động bạo lực, ép buộc. Thực chất này đã được ghi chép một cách thẳng thắn hơn trong một số sách do các sử gia phong kiến người Việt biên soạn (sẽ xin nhắc tới một số ở dưới). Cuộc xâm lăng đầu tiên của phương Bắc vào đất Việt được chính thức ghi chép trong sử sách Trung Quốc là cuộc chinh phạt của Tần Thuỷ Hoàng.

Sách Hoài Nam tử của Lưu An kể tuy ngắn gọn, nhưng cũng khá đầy dủ về cuộc chiến này. Sách Sử ký của Tư Mã Thiên cũng ghi sự kiện tương tự. Cuộc chiến tranh này kéo dài đến hơn 10 năm, tổn hao rất nhiều sức người, sức của và kết thúc bằng sự đại bại của quân Tần. Những cuộc xâm lăng của người phương Bắc vào Âu Lạc kể tử khi An Dương Vương thay thế Hùng Vương, trở nên thường xuyên hơn, như các sách sử cổ của Trung Quốc đã nói tới.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:27:44 am »



Các tài liệu thư tịch do người Việt biên soạn tuy ra đời muộn hơn các thư tịch Trung Quốc cổ nêu trên rất nhiều, nhưng lại được các soạn giả tra cứu cẩn thận các tài liệu cổ của Trung Quốc, kết hợp với những truyền thuyết dân gian và nhãn quan dân tộc, nên cũng đáng tin cậy và có giá trị khảo cứu. Về tình hình chiến tranh ở thời Văn Lang - Âu Lại, có thể tìm thấy ít nhiều ở các bộ biên niên sử chính thống, ở một số sách biên soạn tập hợp truyện dân gian, thần phả. Việt sử lược - bộ sử biên niên xưa nhất của nước ta, có thể được biên soạn vào thời Trần, ngoài chép truyện họ Việt Thường cống chim trĩ trắng tương tự sách sử Trung Quốc còn nói đến việc “Việt Vương Câu Tiễn (505 - 465 Tr.CN) đã sai sứ tới dụ, Hùng Vương chống cự lại”. Đại Việt sử ký toàn thư, ghi rằng, đời Thành Vương nhà Chu (1063 - 1026 Tr.CN) lần đầu nước Việt sang thăm nhà Chu dùng chim trĩ trắng để triều cống. Truyện cống chim trĩ trắng cho Thành Vương nhà Chu còn thấy trong Dư đia chí, Cương mục... Các cuộc chiến tranh chống quân Tần, chống Triệu Đà đều được ghi chép lại trong các bộ sách sử của ta.

Khi nghiên cứu thời đại Hùng Vương - An Dương Vương các nhà nghiên cứu đều chú ý đến hay tập truyện được biên soạn vào thế kỷ XIV - XV là Việt Điện u linh và Lĩnh Nam chích quái. Mặc dù những truyện được chép trong hai tập sách này mang nhiều tính chất hoang đường nhưng không thể phủ nhận ý nghĩa phản ánh lịch sử ở chửng mực nhất định của chúng. ở dây chúng ta lại gặp truyện cống chim trĩ trắng chứng tỏ mối quan hệ với phương Bắc của Hùng Vương vào khoảng cuối thiên niên kỷ II Tr.CN. Mối bang giao sớm hơn với phương Bắc được kể đến trong truyện Họ Hồng Bàng qua cuộc tuần du xuống phương Nam của Đế Lai - vị vua trị vì đất Trung Quốc lúc đó. Theo lời kể thì cuộc tuần du đã gây bao nỗi nhọc nhằn khổ cực cho người dân phương Nam.  Nghĩa là, tuy chưa gây chiến xâm lược nhưng đã có cướp bóc, sách nhiễu. Phải chăng đây là những dấu hiệu mở đầu cho những cuộc xâm lăng thực sự xảy ra ngày càng nhiều hơn vào giai đoạn cuối thời Hùng Vương và đặc biệt gay gắt vào thời An Dương Vương. Trong Lĩnh Nam chích quái có truyện Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân ở thời Hùng Vương thứ 6, có truyện Lý Ông Trọng được An Dương Vương đem tiến cho Tần Thuỷ Hoàng để hoà hoãn, có truyện rùa vàng kể chuyện xây thành Cổ Loa và chiến tranh Thục Phán - Triệu Đà Trong Việt Điện u linh có truyện về cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh - Thuỷ Tinh vì nàng công chúa con vua Hùng thứ 18...

Số truyền thuyết được ghi nhận trong các cuốn sách nêu trên thực tế chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng truyện dân gian về thời Hùng Vương - An Dương Vương đã và đang lưu truyền trong nhân dân ta, đặc biệt là nhân dân vùng đất trung tâm quốc gia Văn Lang - Âu Lạc xưa kia. Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã tổng kết rằng, trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, số truyện cổ tích lịch sử có liên quan đến thời Hùng Vương - An Dương Vương chiếm tỷ lệ cao. Và điều cần nhấn mạnh ở đây là, trong số những truyền thuyết đó, thì những truyền thuyết về xung đột, về chiến tranh lại chiếm vị trí hàng đầu. Đó là những truyện về các thần tướng như Phù Đổng Thiên Vương, Tản Viên Sơn Thánh và vô vàn bộ tướng của họ như Nguyễn Cận, Cốt Trung, Cả Viêm, Cao Sơn, Quý Minh, Giang Công, Mang Công v.v. . Đó là truyện về các con vua Hùng cùng đánh giặc như Lang Bút, Lang Mao, Lang Lôi. Đó cũng là những truyện về các tướng tá giúp An Dương Vương xây thành, đánh giặc. Thống kê sơ bộ, đã có hàng trăm truyền thuyết về Tản Viên và các bộ tướng của ông. Về Thánh Gióng đánh giặc Ân riêng trong phạm vi Hà Nội đã tìm thấy rất nhiều qua các thần tích, thần phả, truyền thuyết địa phương (Gia Lâm, Đông Anh). ở Vĩnh Phú cũ) đã thống kê (chưa thật đầy đủ) được gần 600 thần tích ngọc phả và hàng ngàn truyền thuyết về thời Hùng Vương, mà trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là truyền thuyết có nội dung ca ngợi tinh thần thượng võ, chiến đấu ngoan cường chống ngoại xâm.

Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài liệu khảo cổ học, truyền thuyết dân gian, tín ngưỡng lễ tục... về thời Hùng Vương - An Dương Vương nói không và về tình hình xung đột vũ trang, chiến tranh nói riêng, chúng ta thấy những sự trùng hợp đầy ý nghĩa. Trước hết là sự trùng hợp về không gian : Phạm vi phân bố cũng như mật độ phân bố các di tích khảo cổ thuộc thời đại này cũng là phạm vi phân bố và mật độ phân bố các truyền thuyết, tín ngưỡng lễ tục về thời đại đó Về mặt thời gian, nếu như qua tài liệu khảo cổ - tình hình phát triển vũ khí, biết rằng vào khoảng đầu thiên niên kỷ I Tr.CN - xung đột vũ trang bắt đầu phát triển, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh vào vài thế kỷ sau đó và đạt đến đỉnh cao vào khoảng những thế kỷ IV - III Tr.CN, thì tài liệu truyền thuyết, tín ngưỡng, lễ tục cũng cho thấy một bức tranh tương tự. Phần lớn các tướng tá phò trợ Hùng Vương đánh giặc xuất hiện từ đời Hùng Vương thứ 6 trở đi, nhưng nhiều nhất vẫn là sự tích về các tướng sĩ và các trận đánh xảy ra vào thời Hùng Vương 18- nghĩa là vào khoảng thế kỷ IV - III Tr.CN. Thư tịch cổ Trung Quốc và Việt Nam cũng cho biết về cuộc xung đột giữa Hùng Vương và Thục Phán.  Sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng đời Minh, chép theo sử cũ rằng: “Lạc Vương đã truyền được 18 đời thì bị Thục Vương diệt”. Những sách khác như Quảng Châu ký dẫn trong Sử ký sách dẫn, Giao Châu ngoại vực ký dẫn trong Thuỷ kinh chú, Nam Việt chí dẫn trong Cựu Đường thư đều nói đến việc Thục Vương đánh bại Hùng Vương, tuy không nhắc đến niên đại Hùng Vương 18. Sách Việt sử lược ghi rõ hơn: “Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép “Giáp Thìn, năm thứ 1 (257 Tr.CN) (Chu Noãn Vương năm thứ 58) vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Trước kia vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương.. .”.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #48 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:55:53 am »



Tìm hiểu tính chất của các cuộc chiến tranh ở thời Hùng Vương - An Dương Vương qua tài liệu thư tịch và truyền thuyết tín ngưỡng dân gian, có thể nhận ra rõ ràng hai loại chiến tranh đã xảy ra ở thời kỳ này là chiến tranh chống ngoại xâm và xung đột vũ trang nội bộ.

Nếu không tính đến những mối bang giao bất bình đẳng giữa nước Văn Lang với các vương triều phong kiến hùng mạnh phương Bắc ở vào giai đoạn đầu thời Hùng Vương dựng nước khiến dân Văn Lang phải nhiều phen điêu đứng phục dịch, cống nạp cho Bắc triều, thì cuộc chiến tranh chống xâm lược quy mô đầu tiên được ghi chép trong sử sách là cuộc kháng chiến chống quân Tần ở gần cuối thế kỷ thứ III Tr.CN.  Các sách sử cổ Trung Quốc như Hoài Nam tử, Sử ký đều chép sự kiện này tương tự như nhau, chủ yếu kể về sự động binh của nhà Tần, những khó khăn gian khổ của quân Tần vấp phải khi tiến sâu vào đất Lĩnh Nam, sự chống trả quyết liệt và khôn ngoan của người Việt - bao gồm các tộc Bách Việt, trong đó có cả Lạc Việt, Âu Việt và cuối cùng Tần phải rút quân sau hơn 10 năm đánh nhau mà không đạt được mục đích mở rộng đất đai về phía Nam của đế chế Tần. Tuy nhiên, cũng còn những điểm chưa thật rõ về việc quân Tần đánh vào đất Văn Lang của người Lạc Việt như thế nào. Vấn đề này chúng ta sẽ bàn kỹ ở chương sau.

Cuộc chiến tranh chống ngoại xâm lớn thứ hai được nói đến trong các tài liệu thư tịch và đặc biệt in đậm trong ký ức nhân dân trải nghìn đời nay thông qua các truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian, các lễ nghi, tục hèm là cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà thời Thục An Dương Vương - Âu Lạc.

Sự thực có phải suốt 2000 năm nước Văn Lang - Âu Lạc, tổ tiên ta chỉ phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như vậy? Chắc hẳn là không. Mặc dù các tư nếu sử sách cổ hầu như không ghi chép gì, ngoại trừ truyện về Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân được sưu tập vào Lĩnh Nam chích quái, chúng ta vẫn có thể khẳng định như vậy nếu như đi sâu khai thác tài liệu văn hoá dân gian. Qua những tài liệu này chúng ta biết được rằng cư dân Văn Lang đã phải đương đầu với nhiều thứ giặc khác nhau như “giặc mũi đỏ”, “giặc Hồ Tôn”, “giặc Man”, “giặc Hồ Quảng”, “giặc Hồ Xương”, dặc biệt là “giặc Ân".

Có ý kiến cho rằng những thử giặc này là phản ánh những cuộc xung dột vũ trang giữa các bộ lạc, bộ tộc gần gũi với nhau về vị trí địa lý, về văn hoá, tộc người để tiến tới hợp nhất trong một quốc gia chung, một dân tộc Việt chung ở những trung tâm Văn Lang như trung tâm Ba Vì - Bạch Hạc - Việt Trì hay trung tâm Sóc Sơn - Trâu Sơn từ nhiều hướng khác nhau, khi thì tử phía Bắc xuống, khi thì từ hướng biển Đông vào, khi thì từ phía Nam lên. Và chúng xuất phát từ những căn cử khá gần, ví như, theo thần tích thôn Hà Lồ (Đông Anh, Hà Nội) thì cánh quân giặc Ân do tướng Thạch Linh chỉ huy khởi binh từ khu vực Bắc Giang. Trong khi đó, theo tài liệu thư tịch, trong suốt thời Hùng Vương - An Dương Vương không thấy nói đến sự tồn tại của một tộc người, một nhà nước sơ khai nào khác ở cận kề với nước Văn Lang - Âu Lạc, trùng với địa phương xuất binh của các đám giặc được ghi nhận trong truyền thuyết. Thêm vào đó, các tài liệu khảo cổ học chỉ cho thấy có sự tồn tại của những loại hình địa phương của một nền văn hoá khảo cổ thống nhất - văn hoá Đông Sơn.

Nhưng dẫu sao thì cũng chưa đủ cư sở để khẳng định dứt khoát tính chất xung đột nội bộ của các cuộc chiến tranh đó.  Không loại trừ khả năng trong đó bao gồm cả những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, cả những cuộc đấu tranh nội bộ. Xét về nhiều mặt, chí ít cũng có thể xếp cuộc chiến tranh chống giặc Ân vào loại chiến tranh chống ngoại xâm, rất tàn ác thâm độc (bắt dân cho ngựa đá ăn cỏ, ngựa không ăn thì giết - một chi tiết trong các truyền thuyết, thần tích phổ biến ở vùng Hà Nội), âm mưu xâm chiếm, nô dịch nước Văn Lang.  Đây quyết không thể là những bộ tộc láng giềng, gần gũi của Hùng Vương muốn thông qua bạo lực chiến tranh để làm cho lãnh thổ được quy về một mối, cùng hợp lực chống thiên tai phát triển sản xuất và chống giặc ngoại xâm phương Bắc đã từ lâu bị trung tâm văn minh sông Hồng trù phú với nhiều của ngon vật lạ hấp dẫn (đây chính là một trong những lý do khiến quân Tần mở cuộc viễn chinh xuống đất Bách Việt vào thế kỷ III Tr.CN như sánh Hoài Nam tử thuật lại). Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta lại tôn vinh Thánh Gióng thành Anh hùng dân tộc, biểu tượng của truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng của dân tộc.

Thêm nữa, khảo cổ học đã cung cấp những chứng cứ xác thực về mối giao lưu sớm giữa văn hoá Phùng Nguyên với văn hoá Ân - Thương vùng Trung Nguyên - Trung Quốc qua sự có mặt của những chiếc nha chương - loại sản phẩm đặc thù của văn hoá Trung Nguyên, trong một số di tích Phùng Nguyên có niên đại khoảng thế kỷ XVII - XIV Tr.CN. Chiếc qua đá tìm thấy trong mộ ở địa điểm Lũng Hoà rất giống những qua Ân - Thương vùng Trung Nguyên. Phải chăng giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng, là nhà Ân - Thương vùng Trung Nguyên này. Theo sử Trung Quốc, triều đại Thương - Ân được bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVII - XVI và kết thúc vào thế kỷ XI Tr.CN.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #49 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2008, 11:57:23 am »



Trên cơ sở tài liệu thư tịch, văn hoá dân gian và khảo cổ học, chúng ta còn thấy khá rõ những cuộc chiến mang tính chất xung đột nội bộ thực sự. Việt sử lược chép rằng: “ Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 - 682 Tr.CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang. . .  truyền được 18 đời đều gọi Hùng Vương”. Bộ Gia Ninh, theo Cựu Đường thư, Địa lý chí, là huyện Gia Ninh. cũng là Phong Châu hạ thuộc quận Giao Chỉ thời Tuỳ, mà Phong Châu cũng theo sách này, được định vị ở Tây - Bắc An Nam, “sở trị là Gia Ninh”, và theo Thông điển thì “ Phong Châu là nước Văn Lang xưa”.

Lộ Gia Ninh hay đất Phong Châu - Văn Lang chính là địa bàn gốc của Hùng Vương. Tại đây phân bố dày đặc các di tích văn hoá khảo cổ từ Phùng Nguyên qua Đồng Đậu, Gò Mun, đến Đông Sơn, là trung tâm phát triển văn hoá sớm nhất và cao nhất trong mối tương quan so sánh với các trung tâm Đông Sơn khác ở lưu vực sông Mã và sông Cả Người được gọi là “dị nhân” ở đây chính là thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang, giàu có nhất, hùng mạnh nhất đã dùng sức mạnh, kể cả bạo lực chiến tranh, “áp phục” các bộ lạc láng giềng, thiết lập dần nhà nước sơ khai do mình đứng đầu - “Tự xưng là Hùng Vương”. Ở đây tính chất đấu tranh nội bộ của cuộc chiến tranh được biểu lộ rõ; Cuộc chiến tranh không mang tính chất một mất một còn, xâm lược tiêu diệt, mà chỉ là “áp phục” - vừa dụ vừa đánh, đánh để dụ. Mục tiêu là hoà hợp chứ không phải tiêu diệt áp bức. Nó khác nhiều so với các cuộc chiến tranh chống Tần, Triệu hay Ân kể trên.

Niên đại thời Chu Trang Vương - khoảng đầu thế kỷ VII trước công nguyên cũng là phù hợp với niên đại của giai đoạn vũ khí bắt đầu tăng mạnh, tức ửng với giai đoạn văn hoá Đồng Đậu - Gò Mun. Lúc này là lúc vũ khí bằng đồng đã phát triển và tỷ lệ vũ khí tăng vượt từ trên dưới 1% ở giai đoạn trước, lên tới trên 20%.

Cuộc chiến tranh mang tính chất xung đột nội bộ nữa được ghi dấu khá đậm nét trong sử sách và đặc biệt là trong ký ức bền bỉ của nhân dân là cuộc chiến tranh Hùng - Thục.  Vậy là chiến tranh đã là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở thời đại Hùng Vương - An Dương Vương, nhất là vào giai đoạn sau, từ khoảng giữa thiên niên kỷ I trước công nguyên trở đi. Việc xem xét kỹ tình hình chiến tranh và tính chất của các cuộc chiến tranh đó, là cơ sở để chúng ta bàn tiếp đến vấn đề tổ chức lực lượng vũ trang ở thời đại này.

2. Khi xem xét các tổ chức quân sự - những lực lượng tiến hành các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm cũng như xung đột nội bộ suốt thời gian Hùng Vương - An Dương Vương, các nhà nghiên cứu đã khá thống nhất trong việc đánh giá cao vai trò của dân binh - thành viên công xã vũ trang. Đánh giá này là phù hợp với những tài nếu, tuy ít ỏi và đa phần là gián tiếp, chúng ta có được hiện nay.
Trước hết hãy tìm hiểu tài liệu khảo cổ học.

Khảo cổ học coi tài liệu mộ táng có giá trì đặc biệt trong nghiên cứu tình hình xã hội đương đại. Thân phận chủ nhân mộ được phản ánh khách quan qua cách thức mai táng, số lượng và loại hình đồ tuỳ táng, qua mối tương quan so sánh giữa các mộ, khu mộ với nhau.
Ở giai đoạn đầu thời đại Hùng Vương mộ táng phát hiện được còn ít. Khu mộ táng Lũng Hoà thuộc văn hoá Phùng Nguyên là một trong số rất ít đó. Qua tập tục mai táng có thể thấy rằng, chủ nhân các ngôi mộ đều là thành viên công xã sống trong một xã hội bình đẳng và yên ổn về cư bản. Mọi người đều phải lao động sản xuất (đều chôn theo công cụ lao động), đều có nếp sống sinh hoạt như nhau (ăn uống, nấu nướng bằng đồ gốm, trang điểm bằng những vòng tay, hạt chuỗi đá - các mộ đều có chôn theo bình, nồi, bát gốm, hạt chuỗi, vòng tay đá), đều có tín ngường, tập tục như nhau (đều chôn theo xương hàm lợn, 3 “chạc” gốm, hướng mộ đầu quay hướng đông - nam...), hầu hết các mộ đều không chôn theo vũ khí, trừ một mộ có vũ khí lại là một thứ vũ khí lạ - một chiếc qua đá, loại sản phẩm đặc Trưng của vùng Trung Nguyên (Trung Quốc). Ngôi mộ có vũ khí này không có gì đặc sắc, khác biệt so với các mộ khác. Vì vậy, không thể coi chủ nhân mộ là thủ lĩnh quân sự hoặc thuộc loại chiến binh đặc biệt nào đó. Sự hiện diện của chiếc qua loại hình thời Ân - Thương này ở đây chỉ mang ý nghĩa như một thứ vật “kỷ niệm” ghi nhớ một sự kiện đặc biệt nào đó mà chủ nhân ngôi mộ từng trải qua. Có thể là sự kiện tham gia đánh đuổi giặc Ân chăng ? Xin nhớ là Lũng Hoà nằm liền kề phía Bắc khu vực đậm đặc truyền thuyết và các di tích về Thánh Gióng. Có thể khẳng định rằng qua tài liệu mộ táng Lũng Hoà ta chỉ thấy vai trò người lao động nông nghiệp, sống định cư là nét chủ đạo của thân thế chủ nhân các ngôi mộ này.

Ta có thể hiểu rằng, như vậy là khi có biến - tức là khi có những cuộc xung đột giữa các thị tộc, bộ lạc - một hiện tượng không thể thiếu đối với lịch sử bất cứ dân tộc nào trong giai đoạn dân chủ quân sự và hình thành nhà nước sơ khai, hay những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm (nhất thời như chống giặc Ân chẳng hạn), thì mọi người dân công xã đều biến thành chiến binh tham gia chiến đấu. Hết xung đột, hết giặc lại trở về sản xuất bình thường. Hình ảnh những dân binh như thế được nói đến rất nhiều, rất sinh động trong các truyền thuyết về Thánh Gióng đánh giặc ân mà chúng tôi sẽ trở lại nói kỹ hơn ở dưới.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM