Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:47:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125404 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:12:24 am »



Trong bộ công cụ lao động và chế biến thức ăn của người Hoà Hình xuất hiện các loại hình công cụ tồn tại đã khá phổ biến như những lưỡi cuốc đá, những bàn nghiền, chày nghiền thức ăn chứa tinh bột. Đã tìm thấy phấn hoa của họ rau đậu (Leguminosae) ở một số hang dộng như Thẩm Thương (Lai Châu), Sũng Sàm (Hà Tây) đó là những tín hiệu nói lên khả năng ra đời của nền nông nghiệp sơ khai từ trong lòng văn hoá Hoà Bình.

Văn hoá loà lình thực sự là một văn hoá mang tầm cỡ thời đại, tồn tại và phát triển ở khúc chuyển lịch sử, khúc chuyển thời đại, từ thời đại đá cũ sang và vào dầu thời đại đá mới; từ kinh i.ế khai thác sang kinh tế sản xuất, một bước nhảy vọt có ý nghĩa cách mạng trong đời sống con người, diễn ra cách ngày nay trên mười nghìn năm.

Những thay đổi trong đời sống kinh tế này phản ánh vốn tri thức của người Hoà Bình được mở rộng. Đã có sự hiểu biết khá sâu sắc về tập tính các loài cây: con. Sự nhân lên, trao truyền, làm phong phú những hiểu biết, những kinh nghiệm làm ăn này là tiền đề cho sự tiếp tục phát triển tiến lên, tạo ra một hướng khác giúp vào tăng cường ý thức cộng đồng, ý thức về nghĩa vụ duy trì, bảo vệ và phát triển cộng đồng của người Hoà Bình.

Dường như cùng một lúc tồn tại với văn hoá Hoà Bình cổ điển, tại vùng núi đá vôi Bắc Sơn thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên, một nền văn hoá đầu thời đại đá mới khác đã ra đời và phát triển mang tên văn hoá Bắc Sơn bắt nguồn từ dạng văn hoá cuội hạch pha lẫn cuội mảnh như thấy ở lớp trên Mái đá Ngầm. Văn hoá Bắc Sơn có nhiều điểm gần gũi với văn hoá Hoà Bình về nhiều phương diện như đặc điểm cư trú, phương thức kiếm sống, kỹ thuật ehế tác và loại hình công cụ. . . , cùng thuộc dòng truyền thống công cụ cuội. Tuy nhiên, văn hoá Bắc Sơn có những nét đặc Trưng riêng như kế thừa đậm nét truyền thống kỹ thuật mảnh ở sự tồn tại phổ biến của cuốc và rìu mài lưỡi, đặc biệt là của loại công cụ độc đáo làm bằng hòn cuội dài mỏng dẹt trên rìa cạnh dọc của viên cuội có vết lõm đôi song song được gọi ỉa “dấu Bắc Sơn” được bảo lưu lâu dài, có mặt trong nhiều di tích khảo cổ học thuộc đầu thời kỳ kim khí.

Biển tiến Holocen trùng với mực nước biển dâng cực đại cao hơn mặt nước biển ngày nay khoảng 4m vào thời điểm cách đây khoảng 6.000 năm, làm tràn ngập một vùng lãnh thổ khá rộng ven bờ khiến người Hoà Bình eo thể tiếp cận với biển khơi, bằng chứng của sự kiện đó là những mảnh ngao sò nước mặn có mặt trong nhiều di chỉ Hoà Bình như Mộc Long, Hang Đắng, Con Mang... Theo đà đồng bằng dần hình thành, một bộ phận của cư dân Hoà Bình đã tràn xuống sát biển khai thác đồng bằng, tìm kiếm hải sản. Tại đây, trong điều kiện ban đầu đồng bằng còn hoang sơ lầy ngập, sông nước mênh mông, truyền thống khai thác thuỷ sản của người Hoà Bình được mở rộng và phát huy mạnh mẽ, để lại dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt qua các đống rác bếp tạo thành các đồi vỏ liền khổng lồ như ở Đa Bút, Bản Thuỷ (Thanh Hoá), qua sưu tập phong phú chì lưới và xương cá biển ở di chỉ Gò Trũng thanh Hoá). Từ đó đã hình thành một văn hoá mới - văn hoá Đa Bút. Phương thức sống của người Đa Bút được mở rộng và dần hình thành một hướng mới ngày một phát triển mạnh mẽ - nghề nông tạp canh, dần phát huy thế mạnh của mình, được minh chứng bằng một tập hợp phong phú các loại cuốc đá, rìu đá được mài ở lưỡi và được mài rộng ra dần khắp bề mặt công cụ. Văn hoá Đa Bút thuộc giai đoạn đá mới phát triển eo niên đại khoảng 7.000 đến 5.000 năm cách ngày nay.

Cùng một bình tuyến với văn hoá Đa Bút song có mến đại sớm muộn hơn nhau ít nhiều có các văn hoá Cái Bèo (Quảng Ninh), Quỳnh Văn (Nghệ An) và dạng di tích Bàu Dủ (Quảng Nam) là những văn hoá hay nhóm di tích văn hoá, phân bố ở ven biển và đảo ven bờ, lấy thu lượm và đánh bắt hải sản làm hoạt động kinh tế chính. Họ sử dụng những công cụ ghè đẽo thô sơ hoặc một chút công cụ mài mang bóng dáng của văn hoá Hoà Bình. Tất nhiên là có những công cụ dặc Trưng riêng cho mỗi văn hoá được quy định bởi những khác biệt về môi trường sống và phương thức sinh hoạt, ví như công cụ có dạng bàn là của văn hóa Quỳnh Văn.

Trước đồng bằng lầy lội. sông nước mênh mông và biển cả rộng xa tít chân trời, trên con đường mưu cầu một cuộc sống dễ chịu hơn, phong phú hơn, con người của các văn hoá này đã phải đối mặt với những thử thách mới, đòi hỏi một thế ứng xử mới, một sự cố kết mới. Từ đó ý thức cộng đồng, sự che đỡ, hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau của từng thành viên và của cả cộng đồng được đề cao, được tăng cường và được nâng lên một bước.

Thời điểm 4.000 năm cách ngày nay, lại hiện lên như một mốc son lịch sử mới, con người đã có mặt hầu như ở mọi miền đất nước, cố kết thành những nhóm tộc khác nhau để lại những nền văn hoá khác nhau mà trong đó đồng bằng dường như là nơi tụ hội tộc người, sức mạnh và tinh hoa văn hoá của họ.

Lúc này cư dân sững ở vùng núi dường như đã đi hết một vòng xoáy ốc phát triển của họ. Ky thuật ghè đá và kinh tế khai thác đã tới đỉnh cao. Kỹ thuật mài đá và kinh tế sản xuất đã ra đời, song thế mạnh của nó còn ở dạng tiềm năng.  Dân số mở ra và miền dết mới cũng mở ra. Để tháo gỡ những khó khăn, tận dụng những cư may, phát huy những thuận lợi, đại bộ phận họ đã rời bỏ núi rừng để lập quê hương mới.  Số ở lại tiếp tục làm ăn sinh sống theo lối sống cũ, tập tục cũ trong khi cái mới được tiếp thu, triển khai chậm chạp, ngập ngừng. Điều đó phản ảnh trong các di tồn vật chất thường tìm được trong lớp văn hoá trên cùng của các di tích hang động Hoà Bình - Bắc Sơn. ở đó, bên cạnh những di vật mới như những mảnh của đồ gốm vặn thừng và văn khắc vạch, những rìu đá có vai hay tứ giác mài nhẵn, những vòng trang sức đá thanh mảnh bằng đá ngọc - sản phẩm của tiếp thu kỹ thuật hay giao lưu văn hoá . . . , còn thấy không ít những công cụ đá ghè mang bóng dáng Hoà Bình - Bắc Sơn. Cũng gặp một số ít di tích có bộ mặt thuần hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí ở vùng núi như Mai Pha, Ba Xã (Lạng Sơn), Lò Gạch Hà Giang), Ngòi Nhủ (Lao Cai), Sập Việt (Sơn La), Minh Cầm (Quảng Bình)...


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:14:13 am »



Trong lúc đó, cùng thời gian đó, ở vùng cao châu thổ sông Hồng, ở các lưu vực sông Mã, sông Cả, các đồng bằng duyên hải miền Trung, trên Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và rìa cao đồng bằng sông Cửu Long hình thành các văn hóa khác nhau với nhiều nét tương đồng phản ánh mối quan hệ qua lại nhiều chiều, nhiều kiểu ở các mức độ khác nhau.

Lan toả, phân chia, đan xen là xu thế phát triển văn hoá của giai đoạn lịch sử bản lề này. .

Trung du và đồng bằng cao lưu vực sông Hồng có văn hoá Phùng Nguyên với đồ gốm mịn áo đỏ, có hoa văn trang in khắc vạch đối xứng, công cụ rìu đục hình tứ giác nhỏ nhắn, vòng trang sức thanh mảnh với các đường ren nổi bằng đá ngọc... tồn tại bên cạnh nhóm di tích Gò Con Lợn phong Châu, Phú Thọ) với đồ gốm thô bở, rìu cuốc đá có vai.  Vùng duyên hải và các đảo ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, có văn hoá Hạ Long nổi lên với đồ gốm xốp hoa văn trang trí đắp nổi hay trổ lỗ cùng các rìu bôn có nấc. Bên cạnh là nhóm di tích Tràng Kênh mang diện mạo của văn hoá Phùng Nguyên lấn biển.

Đồng bằng sông Mã có nhóm di tích Cồn Chân Tiên - Bái Man với đặc Trưng văn hoá tiêu biểu là các đồ gốm có miệng bẻ cong mỏng vát nhọn có hoa văn trang trí các vòng tròn trổ lỗ giới hạn bởi các đường khắc vạch, rìu tứ giác dài có mặt cắt hình chữ nhật bằng đá ba dan, cùng các rìu bôn tứ giác và vòng trang sức bằng đá ngọc mang bóng dáng Phùng Nguyên.  Bên cạnh đó, ở vùng duyên hải huyện Hậu Lộc lại tồn tại một nền văn hoá riêng, mang tên văn hoá Hoa Lộc với đặc Trưng nổi lên là những lưỡi cuốc lớn có vai bằng đá, đồ gốm với các loại hình độc đáo là những hình nồi có vành miệng rộng hình đa giác, hoa văn in mép miệng vỏ sò, những khuyên tai bằng đất nung, những con dấu, con lăn in hoa Lưu vực sông Cả có nhóm di tích Thạch Lạc (một loại hình địa phương của văn hoá Bàu Trỏ) mà đặc trưng văn hoá tiêu biểu cho nó là gốm áo đỏ hoa văn khuông nhạc, vạch,  không hay lượn sóng tạo bằng que nhiều răng, đồ đá có rìu cuốc có vai hay chữ nhật có số lượng gần tương đương nhau  và đều có mặt cắt ngang hình bầu dục.

Xen vào đó là di tích Rú Ta (Diễn Châu) với rìu đá hình tứ giác nổi trội; là di tích Lèn Hai Vai mà đồ gốm ở đây lại mang bóng dáng gốm văn hoá Hoa Lộc.  ở bình tuyến văn hoá này trên cao nguyên Tây Nguyên tồn tại văn hoá Biển Hồ (Gia Lai). Chủ nhân văn hoá này ưa dùng rìu đá có vai, trong đó có những rìu dáng răng trâu gợi mối liên hệ nguồn gốc với văn hoá Bàu Trỏ vùng Quảng Bình, có tục chôn người chết trong các nồi hay chum gốm.  trong khi đó ở vùng Đắc - Lấp (Đắc Lắc) lại tồn tại một nhóm di tích khác với đặc trưng nổi nét là những rìu đá hình tứ giác.

Trong lưu vực sông Đồng Nai tồn tại nhóm di tích Cầu Sắt Bình Đa với những nét văn hoá độc đáo thể hiện ở sự tồn tại dường như tuyệt đối của rìu có vai ở những công cụ gặt bằng đá hình bán nguyệt lưỡi cong. ở loại dụng cụ âm nhạc là những thanh đàn đá kiểu tư-rơng Tây Nguyên. Đồ gốm có chậu, nồi, bát, có xưởng gốm khá mịn, áo đỏ hoặc đen, cốc bát chân cao thành mỏng được chế tạo từ đất sét trắng.  Đây là nhóm di tích chủ đạo phân bố rộng khắp lưu vực sông Đồng Nai. Trong khi đó ở hạ lưu của nó và ở vùng sông Vàm Cỏ lại tồn tại nhóm di tích An Sơn - Rạch Núi (Long An) lấy rìu tứ giác đá và cà rằng làm tiêu biểu...

Từ phác thảo bức tranh văn hoá đa sắc đó, nổi lên tổ hợp di vật mang tính đại đồng chung là: gốm đáy tròn văn thừng, hoa văn trang trí khắc vạch kỷ hà, rìu cuốc đá mài nhẵn; đồ trang sức là những vòng tay khuyên tai có mặt cắt bản vòng hình chữ D hay hình tam giác cân, phản ảnh lối sống và tâm lý thẩm mỹ của cư dân lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu hay chủ đạo. Mảng màu văn hoá chủ đạo này tụ đậm ở đồng bằng, nhất là ở các châu thổ lớn, phản ảnh hướng đi và tốc độ phát triển của cuộc “Cách mạng đá mới” ở nước ta.

Cuộc cách mạng này đã cuốn hút các nhóm cư dân, hội nhập các dòng văn hoá, thâu hoá sức mạnh và tinh hoa văn hoá của họ về đồng bằng - cái nôi sinh thành của các nền văn minh cổ đại trên đất nước ta.

Nhập cuộc vào miền đất mới đầy hấp dẫn song cũng rất khác lạ này và để trụ lại được ở đây, rõ ràng các nhóm cộng  đồng cư dân khác nhau này muốn hay không, cũng đều phải chuyển đổi nền kinh tế, thay đổi cung cách sống, lựa chọn cách ứng xử mà muốn làm được những việc đó thì mỗi cá nhân hay từng gia đình đều không thể tự mình bươn chải nổi mà cần có sự hợp lực của cả cộng đồng, đầu tiên là trong các cộng đồng tộc nhỏ - công xã thị tộc, rồi đến sự gắn kết giữa các cộng đồng đồng tộc có chung nguồn gốc . Và vì lợi ích phát triển chung mà các cộng đồng khác tộc sống xen kẽ gần nhau liên kết lại thành các công xã - láng giềng. Cứ như vậy, theo thời gian mà khối cộng đồng ngày một mở rộng ra, ý thức bảo vệ cộng đồng cũng được đổi mới và nâng cao không ngừng. Từ đó ý thức bảo vệ cộng đồng ngày càng trở nên sâu sắc hơn, phương thức bảo vệ cộng đồng càng trở nên phong phú và hữu hiệu hơn trở thành mặt hữu cư, khách quan tất yếu của đời sông ở mọi xã hội, mọi thà đại.

Vậy là từ hàng chục vạn năm nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã có và luôn có con người sinh sống. Vết tích của họ còn để lại trong các nền văn hoá khảo cổ nguyên thuỷ, phản ảnh cuộc sống lao động và đấu tranh đầy gian lao, vất vả, song cũng đầy ý nghĩa.

Rừng rậm được phát quang. Thú dữ được săn trừ...
Cây củ được trồng tỉa. Vật nuôi được chăn thả... 
Đồng đất được khai phá. Làng bản được dựng lên...
Bộ mặt quê hương buổi đầu được tạo dựng, chấm phá.
 

Những chiến công thầm lặng đó, nhờ ý thức cộng đồng cùng ý thức đấu tranh bảo vệ cộng đồng đã tạo tiền đề, cư sở và điều kiện thuận lợi để các cộng đồng người, các tộc người kế tiếp, tiếp tục sứ mạng lịch sử tạo dựng nền tảng văn minh cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:20:33 am »

II. NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC. SỰ HÌNH THÀNH CỦA NHÀ NƯỚC, VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ,
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

Sau khi trải qua quãng đường dài hàng chục vạn năm của thời đại đồ đá, tổ tiên ta đã biết đến kỹ thuật luyện kim đúc đồng, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ dựng nước và giừ nước đầu tiên của dân tộc. Bước ngoặt lịch sử đó diễn ra cách ngày nay trên dưới 4.000 năm, mà trong ký ức của dân tộc còn giữ lại được nhiều đường nét cư bản, nhiều kỷ niệm về cái thuở ban đầu thuần phác, hồn nhiên, gian lao và anh dũng đó, được huyền thoại hoá trong các câu chuyện thần kỳ về dòng giống Rồng Tiên, về Sơn Tinh - Thủy Tinh, về Thánh Gióng trừ phá giặc Ân, về Vua Hùng dạy dân trồng lúa, những sự tích về trầu cau, bánh dày bánh chưng. . .

Những mảnh rời vỡ của lịch sử dựng nước đó còn được bảo lưu trong nhiều tập tục, nhiều sinh hoạt văn hoá cổ truyền của nhân dân, được phục nguyên lại ngày một chính xác hơn, đầy đủ hơn bằng chính lịch sử được vật chất hoá và lưu truyền lại tới ngày nay và đã được khảo cổ học phát hiện.  Bởi lẽ đó, chỗ dựa chính cho việc xem xét, phân tích những tiền đề lịch sử dẫn tới sự hình thành của nhà nước sớm nhất trong lịch sử nước ta - nhà nước Văn Lang - Âu Lạc thành là những chứng tích khảo cổ học (xem bảng 1)

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 08:57:12 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:22:30 am »



1. Phát triển và chuyên hoá sản xuất:

Từ bảng dẫn giải những chứng tích khảo cổ học trên cho thấy: Con người từng bước mở rộng không gian sống của mình bằng cách bám sát và tận dụng hoàn cảnh tự nhiên thay đổi (biển rút, hình thành các châu thổ rộng lớn...), nhờ những tiến bộ kỹ thuật đã đạt được. Trong cuộc đấu tranh khắc phục và hoà điệu với tự nhiên, con người đã có trong tay những công cụ sắc bén hơn. Bên cạnh những cây rìu, lưỡi cuốc đá, đã xuất hiện những nông cụ mang tính cách mạng.  Đó là những lưỡi cày kim loại bằng đồng thau, liềm, nhíp bằng đồng rồi bằng sắt.

Hàng trăm lưỡi cày đồng thau đựng trong một chiếc trống đồng tìm thấy gần đây (1982) ở Mả Tre (Cổ Loa) và hàng trăm lưỡi cày đồng khác có mặt từ thượng nguồn sông Hồng (Lào Cai) đến bờ sông Nhật Lệ (Quảng Bình) cùng với vết tích nhiều xương răng trâu bò nhà, tượng trâu bò tìm được trong nhiều di chỉ khảo cổ học... Con trâu - cái cày, hình tượng trung tâm của bức tranh đồng quê còn được phản ánh cả trong tập tục chôn cất người chết. Trong ngôi mộ thạp ở Vạn Thắng (Phú Thọ) đã tìm thấy lưỡi cày đồng hình tam giác có dáng rất chắc khoẻ cùng với răng loài trâu bò nói lên phương thức canh tác dùng cày và sức kéo gia súc đã là phương thức canh tác nông nghiệp phổ biến và chủ yếu của người Việt cổ.

Nhờ đất đai phì nhiêu, “đất Giao Chỉ rất là tốt, nhiều màu mỡ v.v...”, được sử sách cổ của Trung Quốc ghi lại như sách Phiên Ngung tạp ký của Trịnh Hùng đời Đường, Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống..., nhờ nước và ánh sáng dư thừa, cây lúa cho năng suất cao, có thể cấy trồng hai vụ. Tài liệu khảo cổ học đã phát hiện ra vết tích vỏ trấu trong khu mộ táng Làng Vạc. Kết quả phân tích của các nhà chuyên môn nông sinh học (Nguyễn Xuân Hiển, 1981) cho biết, có khả năng đó là những hạt lúa chiêm . . . Kỹ thuật canh tác mới đưa năng suất nghề trồng lúa nước lên cao, có thể tạo ra sản phẩm dư thừa, có thể nuôi sống một số người làm thêm hoặc làm chuyên những công việc khác.

Đó là tiền đề cho việc tách một số ngành thủ công khỏi nông nghiệp. Có thể thấy những biểu hiện đầu tiên của quá trình đó ngay từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên - tức giai đoạn đầu của thời kỳ Hùng Vương - qua sự xuất hiện nhiều kiểu loại đồ gốm mang tính nghệ thuật cao, được tạo dáng mỏng đều trên bàn xoay, được nhúng quét một lớp nước bột sét pha màu đỏ tạo ra lớp áo mịn bóng, trên đó khắc vẽ trang trí những đồ án hoa văn hình học đối xứng. Đó là sự xuất hiện hàng loạt những địa điểm khảo cổ học về nơi chế tạo công cụ sản xuất hay đồ trang sức bằng đá.

Những trung tâm đúc đồng lớn như Làng Cả (Phú Thọ), Cổ Loa (Hà Nội) . . . ra đời. Nghệ thuật pha chế tỷ lệ hợp kim đã tạo ra các sản phẩm có tính năng, công dụng thích hợp, giá trị kỹ thuật và nghệ thuật đều ở đỉnh cao thời đại.

Nghề rèn đúc kim loại sắt cũng ra đời trong văn hoá Đông Sơn và ngày càng phát huy được tác dụng mạnh mẽ.  Ở Gò Chiền (Thú Thọ) đã tìm thấy vật phẩm ôxyt sắt có tỷ lệ Fe2o3 lớn, được tạo ra trong lò luyện quặng hoàn nguyên. ở các địa điểm khác như Chiền Vậy, Vinh Quang (Hà Tây) đã tìm thấy nhiều quặng sắt và rỉ sắt. ở Vinh Quang còn gặp cả một đoạn ống bể mà ở đầu còn dính rỉ sắt.  Vết tích luyện sắt còn thấy ở Đồng Mỏm (Nghệ An), ở Xuân Giang (Hà Tĩnh)...

Hàng trăm chiếc trống, thạp, thố, bình, âu, lọ bằng đồng to đẹp hoa mỹ được người thợ đúc Đông Sơn chuyên nghiệp, tài ba giàu kinh nghiệm tạo ra. Đó là những sản phẩm có giá trì cao về vật chất và tinh thần, về kỹ thuật và nghệ thuật.  Một trống đồng có thể đổi được hàng trăm, nghìn con trâu bò. Người nào có được hai hay ba trống đồng là có thể “tiếm hiệu xưng vương” (Minh sử- quyển 212) .

2. Phân chia giàu nghèo và phân hoá xã hội:

Tài liệu khảo cổ học không cho biết nhiều về các thủ đoạn biến sản phẩm thừa của xã hội thành tài sản riêng của tầng lớp người nào đó, song nó lại khẳng định một cách chắc chắn sự hiện diện của bất bình đẳng tài sản giữa các thành viên  hay nhóm thành viên của cộng đồng cư dân Đông Sơn.  Điều đó có thể nắm bắt được qua phân tích tư liệu các mộ táng Đông Sơn.

Xã hội Đông Sơn là một xã hội của người Việt cổ - một xã hội đã qua mà sự hiện hữu của nó chỉ còn có thể nắm bắt được qua lưu ảnh của nó trong các tài liệu khảo cổ học và được ảnh xạ qua các văn hoá truyền thống nối tiếp của nhiều cộng đồng tộc người sống trên đất nước Việt Nam hiện nay.

Do vậy, để phân định được các lớp người khác nhau về thân phận, về tài sản trong xã hội Việt cổ thời nước Văn Lang - Âu Lạc, có thể tìm đến các ghi ghép, dù là tản mạn và rời rạc trong các thư tịch cổ, hoặc tìm đến các bằng chứng dân tộc học sống động.  Trong thư tịch cổ như Quảng Châu ký (thế kỷ V) có thể thấy nhiều loại người khác nhau: “Người cày ruộng” và “người ăn ruộng”.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:24:44 am »



Tư liệu dân tộc học cung cấp những bằng chứng sống động hơn về sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội qua sự khác biệt về cách ăn ở, trang phục, về nghi lễ ma chay...
 
Ở người Cà Tu, xã hội được chia ra bốn loại: Kavan (giàu), kapoh (khá giả), pơpăng (đủ ăn) và haul nghèo). Các xã hội người Ê Đê, Hrê, Xtiêng đại thể cũng có bốn loại người như vậy. Trong xã hội người Xtiêng kẻ tôi tớ là người không có chút tài sản nào. Người nghèo là những thành viên của gia đình thiếu ăn đến 8-9 tháng trong năm.  Trong khi đó người giàu, có nhà lại có tới 100 con trâu, 4 bộ chiếng lớn, 11 bộ chiếng nhỏ, 27 ché Sleng (đắt tiền), 8 ché Kri và 50 tôi tớ. . .

Trở lại nguồn tư liệu khảo cổ học - chỗ dựa chính để phục dựng bộ mặt xã hội thời Đông Sơn, tức xã hội thời nước Văn Lang - Âu Lạc.

Hiện chúng ta không có trong tay những tư liệu về nhà ở nói lên sự khác biệt của các tầng lớp trong xã hội. Những khúc gỗ, đoạn cây có vết chặt, đẽo, đục, gọt tìm được khi khai quật di tích Đông Sơn, chỉ cho hay về một loại nhà sàn đơn sơ. Trên trống đồng có khắc hình những ngôi nhà sàn mái cong to rộng, và những ngôi nhà mái tròn nhỏ hơn.


Về cách ăn mặc cũng vậy, ngoài những trang phục áo mũ lông chim mặc trong ngày hội thì tượng người phụ nữ đúc trên những chuôi kiếm hay dao găm đồng Đông Sơn gợi lên cách trang phục của người quyền quý: đầu đội khăn tết thành bông hoa nhiều cánh, áo váy dài có hoa văn trang trí đẹp thắt bao đầu múi được thêu hoa văn, mặc yếm và đeo chuỗi hạt trang sức trên cổ... chỗ dựa chính để nhận biết sự phân hoá tài sản và xã hội là tư liệu về các ngôi mộ táng thời Đông Sơn.

Nổi lên trong số những bãi mộ đất có ở khắp mọi nơi, là những ngôi mộ mà người chết được chôn trong các thạp đồng hay trống đồng sang trọng to lớn. Những ngôi mộ này hẳn thuộc tầng lớp giàu sang trong xã hội.

Giàu nghèo, sang hèn là hai thái cực mà giữa chúng có vô vàn những điểm chuyển tiếp, hơn nữa khái niệm này được hiểu cũng rất đa dạng và rất cụ thể ở từng xã hội, từng thời đại nhất định. Đối với xã hội Đông Sơn - một xã hội mà ở đó đồ đồng đã phát triển rực rỡ, đồ sắt phát huy sức mạnh ưu việt của nó như một ma lực, trong xã hội này, người nào có trong tay những trống thạp hoa mỹ, những vũ khí bằng sắt sắc bén như kiếm, dao găm... hẳn là những người thuộc tầng lớp giàu sang có quyền thế. Còn người nào khi chết chỉ được bó chiếu, chôn theo một hai chiếc nồi, bát bằng gốm; thảng hoặc có được thêm đôi vòng tai đá..., hẳn là những người nghèo khó, thậm chí có nhiều mộ táng trong khu mộ không có một đồ tuỳ táng nào chôn theo, hẳn thuộc về hạng người còn hèn kém hơn.

Đối với những ngôi mộ mà đồ tuỳ táng là những vật thông thường với số lượng không nhiều lắm: dăm ba hiện vật bằng đồng thau, một hai công cụ sắt, vài đôi vòng trang sức bằng đá hay thuỷ tinh. . . có thể xem như mộ táng của những người thuộc tầng lớp trung lưu.
Bảng 2 phân tích 714 ngôi mộ có niên đại Đông Sơn ở năm khu mộ nổi tiếng là Thiệu Dương, Đông Sơn (Thanh Hoá), Làng Cả (Phú Thọ), Vinh Quang (Hà Tây) và Làng Vạc nghệ An).
 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:29:23 am »

Có thể thấy những ngôi mộ nghèo có số lượng nhiều hơn cả chiếm 51,9% tổng số các mộ được phân tích; thứ đến là những ngôi mộ mà chủ nhân của chúng đại đa số là những người bình dân, những thứ dân được thư tịch cổ gọi là lạc dân, là han chiếm tỷ lệ đáng kể 41,4%. Những ngôi mộ giàu chôn théc nhiều đồ đồng, đồ sắt trong đó các đồ đồng sang trọng như trống, thạp, thố, bình, lọ, âu muối, tượng. . . thường  chiếm tỉ ệ nhỏ 6%. Diện mạo chung nổi lên vẫn là những  ngôi mộ đơn giản.

Tiến thêm một bước trong việc tìm hiểu hiện trạng phân hoá xã hội, có thể phân tích bộ đồ tuỳ táng từ góc độ xét theo tính năng công dụng của chúng để phần nào biết  thêm đươc thân phận và vị trí xã hội của chủ nhân chúng (xem bảng 3).
Bảng 3 cho thấy những ngôi mộ không có đồ tuỳ táng hay chỉ có đồ dùng sinh hoạt mà tuyệt đại đa số là những đồ đựng thông thường bằng gốm chiếm tới 53,6% tổng số mộ. Những ngôi mộ có chôn theo công cụ sản xuất bằng đồng hay bằng sắt chỉ chiếm 11%. Điều đó nói lên nhiều hơn về tình trạng đồ kim loại  còn quý, người xưa không dễ dàng để bao giờ cũng chôn theo cho người chết, hơn là về tình trạng tách rời sản xuất của chủ nhân chúng. Những ngôi mộ có chôn vũ khí cùng các đồ vật khác chiếm tỷ lệ đáng kể (34,5%). Điều đó cho thấy vũ khí có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với đời sống  con người, đồng thời cũng nói lên xung đột xã hội, chiến tranh nhằm hợp nhất hay mở rộng đất đai hay để tự vệ hoặc tiến công đánh trả kẻ thù từ ngoài tới, đã trở thành hiện tượng đáng quan tâm của xã hội.

Bảng 3 còn cho thấy, đối với từng di tích cụ thể trong từng khu vực và ở từng giai đoạn cụ thể thì kết cấu và tỷ lệ của từng loại mộ phân theo tính chất đồ tuỳ táng có khác nhau. Ở các di tích mang ý nghĩa trung tâm của cả cộng đồng như di tích Làng Cả thì tình trạng phân hoá tài sản, phân tán xã hội diễn ra sâu sắc hơn.
 
Tỉ lệ các ngôi mộ có chôn theo vũ khí ở từng khu mộ có niên đại sớm muộn theo thời gian, phản ảnh mức độ căng thẳng của hiện trạng xã hội cũng tăng Nghiên cứu các bộ sưu tập đồ đồng thau ở một số điểm nổi tiếng và tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn cho thấy một bức tranh tổng quát về xã hội Đông Sơn ở khía cạnh tập trung và gia tăng giàu có, cũng như ở góc độ mâu thuẫn xung đột xã hội, có thể được trình bày tóm tắt trong bảng thống kê dưới đây:

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 08:58:57 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:05:27 pm »



Nhìn chung, lượng vũ khí bằng đồng thau vẫn chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết các di tích này, riêng ở Làng Vạc tỷ lệ vũ khí có phần thấp hơn. Điều đó được giải thích phần nào do vị trí của địa điểm này nằm khá xa cách các trung tâm của đồng bằng sông Lam và sâu vào vùng trung du đồi gò giáp núi, nơi mà các thế lực bành trướng khó vươn tới.

Đồ dùng sang trọng như trống, thạp, thố, bình, âu...  chiếm tỷ lệ đáng kể, đặc biệt ở các địa điểm mang ý nghĩa trung tâm như Làng Cả, Đông Sơn, Làng Vạc là những nơi sống tập trung tầng lớp quý tộc, các thủ lĩnh lớn của cả nước hay của một vùng rộng. Càng về cuối thời Đông Sơn, ở các trung tâm này, lượng đồ tuỳ táng sang trọng trong đó có di vật ngoại lai hay mô phỏng ngoại lai cũng tăng nhiều.
 
Tóm lại, từ những tư nếu vừa trình bày trên có thể thấy, sự phân hoá đã diễn ra trong xã hội Đông Sơn. Trước tiên và rõ ràng hơn cả là sự phân hoá tài sản, phân cực giàu sang, hèn kém. Từ khối cộng đồng cư dân khá thống nhất hình thành trong các thời kỳ tiền Đông Sơn, phát triển dần đến giai đoạn Đông Sơn đã phân hoá thành ba lớp người cư bản: lớp người giàu sang quyền quý, lớp dân tự do - các thành viên công xã có mức sống trung lưu và lớp người bị bóc lột.
 
Trong chuyện Bánh dày bánh chưng, tác giả Lĩnh Nam chích quái cho biết “Đồng bộc nô tỳ cày bằng lửa, trồng bằng dao”.  Điều đó nói lên tầng lớp nô tỳ ngoài phận sự phải làm việc hèn hạ trong nhà chủ, còn phải tham gia lao động trực tiếp làm ra của cải cho chủ. Như vậy là, trong xã hội Đông Sơn đã tồn tại quan hệ bóc lột nô lệ cả trong lĩnh vực sản xuất, dù rằng họ không phải là lực lượng lao động xã hội chủ yếu.
 
Điểm nổi bật và chung nhất của hiện trạng phân hoá xã hội trong xã hội Đông Sơn là, do những điều kiện lịch sử nhất định quy định, sự phân hoá đó diễn ra không thật sâu sắc Sự cách biệt giữa các tầng lớp xã hội không lớn lắm, nhất là ở giai đoạn đầu “thời Hùng Vương, vua tôi cùng đi cày, cha con cùng tắm chung một dòng”. Tài liệu khảo cổ học cũng cho hay, không gặp những mộ tuẫn táng nô lệ.

Về đại thể, những ngôi mộ giàu có vẫn được chôn theo cả công cụ sản xuất bên cạnh các đồ vật sang trọng. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ các loại mộ có thể thấy loại mộ nghèo chiếm tới 51% tổng số các ngôi mộ. Trong năm khu mộ táng văn hoá Đông Sơn quan trọng có thể thấy sự bần cùng hoá xã hội như một xu thế diễn ra tất yếu và sự cách biệt về thân phận cũng được xác lập rõ ràng. Điều đó được minh hoạ thêm bằng hiện trạng phân bố các mộ táng ở khu mộ Làng Cả. Ở khu mộ này có riêng hẳn một vành đai ngoại vi giành cho người khốn khó mà trong ngôi nhà của họ ở làng ma này không có lấy một đồ vật tuỳ thân nào. Đây là một bằng chứng nói lên sự phân hoá xã hội của người kinh kỳ Làng Cả, vùng đóng đô của các vua Hùng không chỉ dừng lại ở mức hình thành các tầng lớp người khác nhau mà đã đạt tới mức sự khác nhau được quy cách hoá thành chuẩn mực nhất định, phản ánh trong xã hội đang dần hình thành nên các giai cấp đối kháng đầu tiên.  Tuy sơ khai song cũng đủ nảy sinh nhu cầu cần phải có một bộ máy quyền lực công ra đời. Bộ máy này, ngoài các chức năng kinh tế - xã hội, còn có chức năng điều tiết các mối quan hệ, các mâu thuẫn, các quyền lợi đối lập nhau của các tầng lớp dân cư khác nhau trong một cộng đồng thống nhất.

3. Tổ chức xã hội:

Quá trình phân hoá xã hội diễn ra trên cư sở sức sản xuất phát triển cao dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong thể chế xã hội với những quan hệ tương ứng của nó được phản ánh trong tổ chức gia đình - làng xã, liên làng xã (bộ, bộ chủ nước) cùng những mối quan hệ của chúng.

Trong giai đoạn Phùng Nguyên, tương ứng với giai đoạn đầu của thời kỳ Hùng Vương, sự chênh lệch về đồ tuỳ táng biểu hiện trong khu mộ táng Lũng Hoà (Vĩnh Phú) với ngôi mộ số 9... có qua đá và các hạt trang sức bằng đá ngọc chôn theo, sự hiện diện của pho tượng đá đàn ông ở di chỉ Văn Điển (Hà Nội) được xem như dấu hiệu của sự ra đời chế độ phụ hệ. Sang giai đoạn Đông Sơn - cuối thời Hùng Vương - thời An Dương Vương có thêm nhiều bằng chứng để nói về bước chuyển sang phụ hệ đó.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:09:05 pm »



Tại khu cư trú Đông Sơn đã phát hiện được các nền nhà có diện tích nhỏ khoảng 9m2 và những nền nhà mà số lượng và cách bố trí các hàng lỗ cột trên đó cho hay quy mô của nhà có diện tích rộng tới 72m2.

Tư liệu mộ táng cũng gợi lên những suy nghĩ đáng chú ý.  Trong ngôi mộ số 1 khu mộ núi Nấp (Thanh Hoá) đã phát hiện được 2 bộ xương, một của người đàn ông trạc 50 tuổi, một của phụ nữ trạc 30 tuổi được táng chồng lên nhau. Bộ xương người đàn ông nằm trên. Đồ tuỳ tảng ngoài công cụ vũ khí bằng đồng như rìu, giáo đáng chú ý là chiếc ấn bằng ngà khắc chữ Tỷ (chữ Hán) và chiếc lược ngà có 6 răng. Hai bộ xương được định chủng thuộc loại hình Inđônêdiêng mà người đàn ông có thể là một thủ lĩnh địa phương được phong chức vị. Cũng trong khu mộ này, ở ngôi mộ số 2 có xương một người đàn ông trạc 30-40 tuổi chôn cùng một huyệt với 4 cá thể khác trong đó có một trẻ em. Mộ còn chôn theo trống, thạp và nhiều đồ đồng khác, chứng tỏ chủ nhân của nó cũng thuộc lớp người có quyền thế. Mộ số 2 có chôn tới năm cá thể này có khả năng là mộ chôn riêng giành cho mỗi gia đình mà người chết lần lượt được táng chung trong một hố. Ở các khu mộ táng khác như Thiệu Dương, Quỳ Chữ. . . cũng gặp trường hợp có mộ táng chồng và là những cặp đôi nam nữ.
Các tài liệu về nhà ở của người sống, mộ địa của người chết đã bổ sung cho nhau góp vào soi sáng tổ chức đơn vị xã hội cư sở có nhiều khả năng là gia đình phụ hệ. Hướng tìm tòi này còn được bổ sung bằng các truyền thuyết thời Hùng Vương như Sơn Tinh - Ngọc Hoa, Chữ Đồng Tử - Tiên Dung, Trầu Cau . . . cũng như những con số điều tra về hộ khẩu vào đầu thời Bắc thuộc cho thấy ở quận Giao Chỉ bắc Bộ) trung bình mỗi hộ có tám người, ở quận Cửu Chân (bắc Trung Bộ) trung bình mỗi hộ có khoảng 4-5 người (Tiền Hán thư - Địa lý chí - quyển 28 hạ) . Thêm vào đó, ngôi thủ lĩnh - Khun (Hùng) được truyền cho con trai theo chế độ thế tập.

Các gia đình phụ hệ này không cư trú độc lập thành một khu riêng biệt mà sống chung với nhau trong một chạ, ban đầu thường do một dòng họ lập nên.

Một vấn đề nảy sinh cần được soi sáng là phải chăng các khu cư trú thời Đông Sơn là địa bàn sinh tụ của một thị tộc, một dòng họ hay gồm nhiều gia đình từ nhiều thị tộc dòng họ khác nhau họp thành?

Tài liệu hiện biết từ các khu cư trú Đông Sơn, chưa cho những bằng chứng tin cậy về tính đa hợp của chúng. Tính lô gích của lối cư trú đa hợp này có thể thấy rõ hơn qua tư liệu mộ táng thời ấy. Ví như ở Đọi Sơn (Hà Nam), núi Nấp (Thanh Hoá). Đó là những khu mộ táng thuộc về cùng một văn hoá, thậm chí một giai đoạn văn hoá. Các đồ tuỳ táng chôn trong các ngôi mộ ở đây đều giống nhau, song chủ nhân chúng lại không cùng huyết thống, cùng sắc tộc. Phân tích các cốt sọ còn định chủng được cho thấy ở núi Nấp có 13 sọ thuộc loại hình Inđônêdiêng và 6 cốt sọ thuộc loại hình Đông - Nam á. Ở Đọi Sơn có hai sọ Inđônêdiêng và hai sọ Đông - Nam á (Nguyễn Lân Cường, 1984).

Đáng chú ý là trong quá trình diễn biến nhân chủng chuyển hoá loại hình này, đã xảy ra hỗn chủng theo xu thế giảm đen và giảm thô. Loại hình Inđônêdiêng vẫn tồn tại đậm đà trong cư dân Đông Sơn song càng ra phía bắc và càng muộn về sau thì yếu tố vàng càng đậm, loại hình Đông - Nam Á vượt trội lên. Điều đó phản ánh quá trình cộng cư đan xen tộc người diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn Đông Sơn muộn và hậu Đông Sơn.

Xét về mặt xã hội thì sự khác nhau về thể hình này mách chỉ rằng đó không phải là những người cùng thuộc về một dòng họ mà là từ các thị tộc bộ lạc thậm chí các bộ tộc khác nhau cùng họp lại, cùng cộng cư bên nhau. Quá trình chung sống, cùng có chung một số phận này đã tạo ra cho họ có cùng một lối sống biểu hiện ở những nét văn hoá chung.  Chính trong các điều kiện lịch sử này mà các sắc tộc, các nhóm ngôn ngữ cũng dần tác động lên nhau, hoà nhập vào  nhau để tạo thành một cộng đồng thống nhất.

Quá trình thống nhất của văn hoá Đông Sơn - một sự thống nhất trong đa dạng, thoáng, mở, xét về mặt xã hội cũng là quá trình định hình cương giới, hình thành các tổ chức thang bậc xã hội qua các mức: kẻ (chạ) - bộ - bộ chủ - nước mà trong đó kết cấu làng - nước là xuyên suốt và lối ứng xử “sống ở làng sang ở nước” đã đi vào tâm thức người Việt.

Truyện Họ Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam chích quái chép về cương vực nước Văn Lang như sau:

“Âu Cơ và 50 con lên đất Phong Châu, suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới hồ Động Đình, nam tới nước Hồ Tôn. Chia nước làm 15 bộ”1.

1 Theo Vũ Quỳnh - Kiều Phú: Lĩnh Nam chính quái, Nxb.  Văn hoá, Hà Nội, 1960, tr. 23.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:11:22 pm »



Rõ ràng đó không phải là cương vực nước Văn Lang, cũng khó nói đó là cương vực nước âu Lạc rộng lớn hơn, sau khi An Dương Vương hợp nhất Văn Lang vào khối liên minh Tây Âu của mình.

Tuy nhiên việc chỉ định tiếp theo về vị trí của 15 bộ trong phạm vi miền Bắc nước ta từ Quảng Bình trở ra lại rất đáng chú ý, bởi lẽ cương vực đó khá phù hợp với vị trí phân bố của văn hoá Đông Sơn giai đoạn sớm và giai đoạn phát triển. Tuy nhiên ở giai đoạn văn hoá Đông Sơn cực thịnh (khoảng thế kỷ thứ ba đầu thế kỷ thứ hai trước công nguyên) văn hoá Đông Sơn mang những sắc thái mới, phạm vi ảnh hưởng và mối giao lưu văn hoá được mở rộng, rõ rệt nhất là với thế giới Bách Việt vùng Giang Nam . Trong bộ di vật đồng Đông Sơn, yếu tố vùng cao (Âu) được khắc hoạ rõ nét lưỡi cày đồng hình tim, dao găm chắn tay ngang, rìu xéo hình bàn chân, trống đồng Đông Sơn (dòng thân choãi...). Những loại hình di vật này cũng gặp đồng bộ hay đơn loại trong các địa điểm Thạch Trại Sơn, Lý Gia Sơn, A Chương Trại (Vân Nam), Phổ Đà Oa Cái Lĩnh, La Bạc Loan (Quảng Tây)... Do vậy trong một chừng mực nào đó, có thể xem một phần đất phía đông nam tỉnh Vân Nam; tây nam và nam tỉnh Quảng Tây và tây nam tỉnh Quảng Đông là nằm trong cương vực hay phạm vi ảnh hưởng qua lại của vương quốc Âu Lạc.

Dù sao thì địa bàn trung tâm của văn hoá Đông Sơn (cũng là của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc) là vùng trung du và đồng bằng Bắc Việt Nam nơi đất đai phì nhiêu, cư dân dân đông đúc, giao thông thuận tiện, kinh tế văn hoá có điều kiện phát triển nhanh, văn minh chớm nở sớm (bản vẽ 2. Sơ đồ phân bố các di tích Đông Sơn ở Việt Nam).

Về kết cấu xã hội có thể nói, tổ chức làng (kẻ, chạ) là hình ảnh thu nhỏ giản đơn của tổ chức nước và ngược lại, nước là hình ảnh mở rộng cao nhất và tinh tế nhất của tổ chức làng.

Các khu cư truông Sơn được xem như những đơn vị tổ chức xã hội cư bản - những công xã nông thôn, láng giềng.  Các khu đó thường tập trung không xa lắm, họp thành một cụm trong đó nổi lên vài di tích trung tâm, ở đó thường có vết tích nghề thủ công chuyên như đúc đồng, rèn sắt, chế tạo đồ trang sức . . . , ở đó có mặt nhiều di vật nhập ngoại từ các vùng bên trong hay từ ngoại bang đưa tới, nổi lên mối quan hệ rộng rãi do vị trí trung tâm của mình.

Trong sử sách và truyền thuyết có nhắc đến chia nước Văn Lang thành 15 bộ. Vậy trong thực tế lịch sử, có tồn tại các bộ như một tổ chức xã hội cấp hai - cấp trên làng không?  Để soi sáng vấn đề này, có thể lấy hai khu vực là vùng ngã ba Hạc Trì và ngã ba Đáy - Nhuệ để xem xét.

Được biết rằng, ngay từ thời Phùng Nguyên ở đây đã hình thành hai loại hình văn hoá địa phương: loại hình Gò Bông (Phú Thọ) và loại hình Chùa Gio Hà Tây).

Đến thời Đông Sơn ở hai khu vực này phân bố dày đặc các di tích. Vùng ngã ba Hạc, đó là các di tích Thanh Đình, Gò Ré, Gò Tôm, Gò Mã Lao, Làng Cả... trong đó Làng Cả nổi lên như một trung tâm mà các đặc trưng văn hoá của nó có thể lấy làm điển hình tiêu biểu cho một loại hình văn hoá địa phương hẹp hơn mang tên loại hình Làng Cả (Trịnh Sinh và Nguyễn Thị Chịch, 1977). Còn vùng ngã ba Đáy - Nhuệ vùng quanh Nhổn hình thành một cụm di tích Đông Sơn khác bao gồm các di tích Phượng Cách, Hoàng Ngô, Vinh Quang, Chiền Vậy... mang đặc điểm của loại hình Đường Cồ.

Qua đó thấy rằng, đây là các khu cư trú của các bộ lạc khác nhau có quan hệ thân thuộc gần xa. Trong mỗi vùng này nổi lên một trung tâm được xem là nơi ở của thủ lĩnh bộ lạc hay người đứng đầu bộ mà sử sách gọi là Lạc tướng, với bộ máy quản lý điều hành của nó. Tổ chức xã hội cấp bộ này rõ ràng có thể so sánh với tổ chức mường trong các xã hội của người Mường, người Thái trước Cách mạng Tháng Tám. Tổ chức này trực tiếp điều hành các công xã nhỏ phụ thuộc. Nó có vị trí và vai trò quan trọng trong việc nắm và khiến đám dân cư trong phạm vi bộ, ở đó quan hệ thân tộc và sắc tộc thể hiện qua đặc điểm văn hoá rõ ràng vẫn còn rất đậm đà.
 
Các tư liệu tổng hợp về vàn học dân gian, ngôn ngữ học, dân tộc học, khảo cổ học, nhân chủng học và lịch sử thành văn cho thấy có nhiều khả năng sẽ tìm ra được ranh giới và khu vực của các bộ (lạc) xưa đó. Ví như khu vực Văn Giàng có bộ lạc Trâu, Thuận Thành (Hà Bắc) có bộ lạc Dâu, Việt Trì có bộ lạc Chim... (Trần Quốc Vượng, 1996).

Với các đặc điểm địa phương của văn hoá Đông Sơn có thể nghĩ đến một tổ chức liên bộ với một bộ chủ đứng đầu trước khi hình thành quốc gia thống nhất. Hiện chưa có nhiều chứng cứ để xét đoán vấn đề này, song có thể cho rằng ở mỗi một trong ba lưu vực sông đó đã từng cư trú không phải chỉ có một bộ lạc. Thư tịch và truyền thuyết không hề nhắc tới tổ chức cấp vùng, phải chăng điều đó được cắt nghĩa bằng kết cấu xã hội truyền thống của người Việt, kết cấu làng - nước với vị trí cư tầng của làng, vị trí liên kết chùm phủ của bộ mà khi hình thành quốc gia thì bộ được mở rộng, được gắn kết ở mức độ cao hơn để thành nước.

Tuy nhiên lịch sử cho thấy, sau khi xâm chiếm được vương quốc Âu Lạc, kẻ xâm lược đã chia cắt đất nước thành các quận để cai trị. Việc chia quận này nếu không dựa vào một tổ chức cũ có sẵn, thì ít ra cũng dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội, tập tục và lối sống của từng vùng theo chính sách “dĩ kỳ cố tục trị”.

Nhìn lại quá trình phân hoá xã hội, chúng ta thấy xã hội Văn Lang vào cuối thời Hùng Vương cũng như xã hội Âu Lạc thời An Dương Vương ngắn ngủi tiếp liền đó đã “không còn là xã hội nguyên thuỷ với sự thống trị của quan hệ huyết thống và sự bình đẳng về mọi mặt của những thành viên cộng đồng nữa. Giàu nghèo, sang hèn, bất bình đẳng xã hội đã xuất hiện; xã hội đã mang dấu ấn của xã hội có giai cấp sơ kỳ với những nét đặc trưng của hình thái Á châu. Tầng lớp dân tự do là thành viên của công xã nông thôn tuy bị bóc lột nhưng vẫn bảo tồn được nhiều quan hệ bình đẳng trong kinh tế xã hội. Tầng lớp thống trị đã vượt lên trên xã hội, nhưng chưa tách hẳn khỏi nhân dân và mức độ bóc lột chưa gay gắt. Tầng lớp nô tỳ bị bóc lột nặng nề hơn nhưng chỉ là tầng lớp thứ yếu trong xã hội. Đó là bức tranh khái quát về cư cấu xã hội... có thể phác hoạ trên cư sở tư liệu và sự hiểu biết hiện nay”1.

1. Phan Huy Lê - Chử Văn Tần: Xã hội thời Hùng Vương, in trong Hùng Vương dựng nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974, T4, tr. 252.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 09:13:02 pm »



4. Sự hình thành và phát triển nhà nước:

Nhờ những chuyển biến mang tính chất cách mạng trong sản xuất nông nghiệp, trong kỹ thuật luyện kim và chế tác kim loại đồng, sắt, sức sản xuất đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình xuất hiện sự phân công lao động xã hội quy mô lần thứ hai, tạo đà mở rộng mối quan hệ giao lưu mang tính chất thương mại trong ngoài. Những thay đổi trong kinh tế đó đã tạo ra những chuyển biến trong xã hội gây ra sự phân cực phân hóa giàu nghèo, tạo ra sự phân hoá sang hèn. Mức độ phân hoá chưa cao song lại là tiền đề cần thiết thúc đẩy sự ra đời của nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới đòi hỏi một bộ máy điều tiết chung để giải quyết những yêu cầu mới, những mâu thuẫn mới nảy sinh.

Theo chân biển rút, lúc này con người đã xuống đồng bằng thấp, chiếm lĩnh và bước đầu khai phá nó. Thiên nhiên ở đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập: vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt, vừa ưu đãi vừa thử thách. Để trụ vững và mở rộng không gian sinh tồn của mình, để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh khai phá đất hoang, đẩy lùi rừng rậm, chống lũ lụt hạn hán, phát triển nghề nông trồng lúa nước, bảo đảm đủ nước cho cây trồng, đòi hỏi con người cần phải chung sức bền lòng, dày công, kiên định; cần liên kết trong một tổ chức và cần có một tổ chức để điều hành công việc chung. Đó là yêu cầu bức thiết và đó cũng là tiền đề thúc đẩy sự ra đời  sớm của nhà nước vào cuối thời Hùng Vương mà một trong các chức năng quan trọng và nổi bật của nó là tổ chức những công trình công cộng (C.Mác).

Chức năng tổ chức và huy động dân cư đắp đê phòng lụt có chứng tích là dấu vết một đoạn đê cổ có trước thời Bắc thuộc phát hiện được ở Cổ Loa và sự ghi nhận trong thư tịch.  Chức năng điều tiết nguồn nước sông vào đồng ruộng của các công xã bằng cách tổ chức đào đắp những kênh mương để dẫn nước, tưới nước được phản ảnh trong sách An Nam chí lược chép từ sách Giao Chỉ thành ký (Giao Châu ngoại vực ký): “Tưới ruộng theo nước triều lên xuống”, tất nhiên là phải bằng kênh dẫn dù là còn thô sơ. Những lưỡi mai, cuốc bằng đá bằng đồng, bằng sắt tìm được ở khắp nơi trong địa vực văn hoá tiền Đông Sơn và Đông Sơn góp thêm minh chứng cho hoạt động lao động công cộng này.

Khi tổ tiên ta bước vào thời kỳ dựng nước, cũng là lúc cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả lao động và xây dựng sáng tạo được đặt ra đồng thời và cũng không kém phần bức thiết.  Bởi lẽ nước ta ở vào một vị trí mang tính tiếp xúc, là nơi gặp gỡ của nhiều luồng giao lưu tự nhiên và văn hoá. Nơi quần tụ nhiều loại cây con cung cấp những sản vật quý hiếm như sừng tê, ngà voi, ngọc trai, trầm hương, quít, vải... là những đặc sản hấp dẫn, gợi sự thèm muốn, trở thành vừa là đối tượng, vừa và động cư của những cuộc xâm lược cướp bóc. 
Về mặt này - mặt xung đột vũ trang gia tăng - tài nếu khảo cổ học cho thấy một hiện tượng đáng chú ý. Sự phát triển về mặt số lượng của vũ khí từ chỗ dưới 3% tổng số hiện vật ở thiên niên kỷ 2 đầu thiên niên kỷ 1 trước công nguyên, đã tăng vụt lên tới trên 60% tổng số di vật ở nửa sau thiên kỷ 1 trước công nguyên. Hơn thế, vào giai đoạn Đông Sơn nhiều loại vũ khí mới bằng đồng thau ra đời như dao găm, kiếm ngắn, mũi tên ba cánh, nỏ, chông củ ấu... nhiều phương tiện phòng hộ xuất hiện như tấm che ngực, bao tay bằng đồng, khiên mộc bằng da . . . Hiện tượng khảo cổ học trên chứng tỏ vào cuối thời Hùng Vương và thời An Dương Vương, con người và xã hội đã trải qua những biến động lớn lao. Chiến tranh trở thành hiện tượng quyết liệt và phổ biến được thể hiện thành các cuộc xung đột bên trong và chống xâm lược bên ngoài.

Xung đột bên trong phản ảnh quá trình hợp nhất đất đai, liên kết tộc người thành quốc gia dân tộc. Điển hình là cuộc chiến tranh Hùng - Thục kéo dài nhiều năm và kết thúc bằng sự hợp nhất giữa hai tộc Lạc Việt và Âu Việt.

Trước cuộc chiến tranh vĩ đại của người Việt chống sự xâm lược bành trướng của đế chế Tần được thư tịch cổ của chính người Trung Hoa nói đến Sử ký của Tư Mã Thiên (thế kỷ I trước công nguyên), Hoài Nam tử của Lưu An (thế kỷ II Tr.CN) thì ngoài ra còn từng có những cuộc chiến tranh tự vệ quy mô nhỏ khác được phản ánh trong nhiều truyền thuyết chống các thứ giặc như “giặc man”, “giặc Mũi đỏ”, “giặc Ân”  mà nổi bật là truyện Thánh Gióng, ngợi ca sức mạnh và tinh thần chiến đấu ngoan cường của cư dân Văn Lang trong buổi đầu dựng nước:

“Yêu cầu tự vệ chững ngoại xâm cùng với yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp, đã có tác động rất mạnh vào quá trình hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước đó ra đời có phần sớm hơn điều kiện chín muồi của sự phân hoá xã hội và bên cạnh chức năng thống trị, bóc lột, còn phải đảm đương hai chức năng công cộng quan trọng là xây dựng các công trình thuỷ lợi và tổ chức cuộc chiến đấu chống ngoại xâm”1.

1. Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam, T.l, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983, tr. 140.
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM