Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:37:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch Sử Quân Sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 125142 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:04:17 pm »

2.4. Dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm bằng ý chí và lòng yêu nước, bằng trí thông minh, tài thao lược, nhân nghĩa và văn hoá Việt Nam.
 
Từ thế hệ này đến thế hệ khác, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tôi luyện truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân ta. Trước hoạ xâm lăng, thái độ nhất quán của toàn dân, của cả nước là quyết đứng lên chiến đấu “quét sạch nó đi”. Lời tuyên bố của Trần Thủ Độ vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” (1258); những tiếng hô “quyết đánh” của các bô lão vang lên trong Hội nghị Diên Hồng (1284); tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn: “Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã”; gương chiến đấu “sát Thát” của Lê Tần, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toàn và các binh sĩ trong kháng chiến chống Nguyên - Mông; gương lấy thân mình lấp lỗ châu mai của Phan Đình Giót, đem thân mình chèn pháo của Tô Vĩnh Diện trong kháng chiến chống Pháp; khí phách hiên ngang của Nguyễn Văn Trỗi và tiếng hô “nhằm thẳng quân thù mà bắn” của Nguyễn Viết Xuân trong kháng chiến chống Mỹ,... là những biểu tượng sáng ngời chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.  Đó chính là tinh thần xả thân vì nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc giống nòi. Dù cho cuộc chiến đấu gay go, phức tạp, thậm chí có lúc thất bại tạm thời, dù cho phải chịu đựng nhiều gian khổ hy sinh, nhưng lòng yêu nước và chí căm thù giặc vẫn rực cháy.

Lịch sử đã hun đúc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và trở thành truyền thống lâu dài, bất tử. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, là tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất của nhân dân ta. Yêu nước là đá thử vàng, là chuẩn mực giá trị cao nhất của con người, biểu hiện tập trung tinh thần làm chủ rất cao của nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc, quê hương, đối với nền văn hoá lâu đời của cộng đồng, là chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất trong đấu tranh vì sự sống còn của dân tộc. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã sớm trở thành lẽ sống thiêng liêng của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 1.

Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và rất hào hùng của mình, dân tộc ta chẳng những đã thắng địch bằng lực lượng vật chất, bằng tinh thần và ý chí chiến đấu kiên cường, bằng nghị lực vượt khó khăn thử thách phi thường mà còn thắng địch bằng cả trí tuệ và tài thao lược Việt Nam. Trong dựng nước và giữ nước, Việt Nam tỏ rõ là một dân tộc giàu tài năng, dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Tài dụng binh, mưu cao, mẹo giỏi, biết địch, biết ta biểu hiện phong phú trong quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng giặc là nội dung bao quát của nghệ thuật quân sự Việt Nam, một nền nghệ thuật truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu chống mạnh xưa nay.

Một trường phái nghệ thuật quân sự tiên tiến của dân tộc ta ra đời và phát triển theo yêu cầu ngày càng cao của công cuộc giữ nước. Các nhà quân sự đã tổng kết thành những phương châm lớn, những tư tưởng, lý luận quân sự tiến bộ: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng” (tiên phát chế nhân - Lý Thường Kiệt); “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “dĩ đoản binh chế trường trận” (Trần Quốc Tuấn); “Đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” (Nguyễn Trãi); thần tốc táo bạo “đánh cho giặc không còn một chiếc xe, một mảnh giáp quay về; đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ” (Nguyễn Huệ); “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, “kiên quyết không ngừng thế tiến công”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” (Hồ Chí Minh), v.v..

Tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự dân tộc ta mang sắc thái độc đáo Việt Nam. Những di sản quý giá đó tiêu biểu cho tài thao lược kiệt xuất, cho trí tuệ và tài ba của ông cha, nó từng bước được kế thừa và nâng cao trong tiến trình lịch sử. Thắng lợi trong chiến tranh chống ngoại xâm là thắng lợi của sức mạnh con người mà trước hết là của trí tuệ, tinh thần và văn hoá Việt Nam.

Trong lịch sử quân sự dân tộc có những đỉnh cao trí tuệ tiêu biểu. Đó là thời Lý - Trần với các tài năng quân sự lớn như Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn, thể hiện trong kế  sách giữ nước, trong cuộc phạt Tống thắng lợi (thế kỷ XI) và ba lần đại phá Nguyên - Mông (thế kỷ XIII); đó là trí tuệ trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV mà tiêu biểu là thiên tài quân sự Lê Lợi và Nguyễn Trãi; đó là tài thao lược của dân tộc hồi cuối thế kỷ XVIII mà người đại diện là anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ, với nghệ thuật dụng binh đặc sắc, tài giỏi, mưu trí, với cách đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ và mãnh liệt; đó là đỉnh cao trí tuệ Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm, đánh thắng chiến tranh xâm lược của cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới của Pháp và Mỹ.


1. Hồ Chí MinhToàn tập, Sđd, T.6, tr.171.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:09:11 pm »

Tinh thẩn cùng trí tuệ Việt Nam, ý chí chiến đấu ngoan cường kết hợp với tài thao lược kiệt xuất càng làm tăng thêm sức mạnh giữ nước, là cơ sở để dân tộc ta lập nên những chiến công vang dội. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Đông Bộ Đầu, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang, Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa, Điện Biên Phủ, Xuân Mậu Thân, Chiến dịch Hồ Chí Minh, v.v. mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như những võ công hiển hách, tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý chí quật cường vì độc lập tự do và trí tuệ tài năng đánh giặc cứu nước, để lại những tấm gương chói lọi và bài học sâu sắc cho muôn đời.

Trong quá trình chỉ đạo chiến lược, ở mỗi thời kỳ, mỗi cuộc chiến tranh đều mang những đặc trưng sắc thái Việt Nam và để lại những bài học lớn. Đối với các lân quốc, giới lãnh đạo quốc gia trong các giai đoạn lịch sử luôn cố gắng giừ mối hoà hiếu, thi hành nhiều biện pháp ngoại giao mềm mỏng để duy trì hoà bình, xây dựng đất nước. Khi có nguy cơ bị xâm lược, ông cha chúng ta đều cố sức tránh chiến tranh, hoặc tìm cách trì hoãn để chuẩn bị lực lượng. Phương châm xử thế là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vì hoà bình và hữu nghị, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, khi kẻ thù đã đẩy dân tộc ta vào thế không còn con đường nào khác, để bảo vệ độc lập và chủ quyền thì chúng ta chấp nhận cuộc thử thách với tất cả quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường của mình.

Như một quy luật là trên cơ sở giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường, dân tộc ta biết dùng những biện pháp chính trị, ngoại giao khôn ngoan, thích hợp để kết thúc chiến tranh. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thường kết thúc bằng những trận quyết chiến chiến lược và sau đó là những cuộc thương thuyết, đàm phán để chấm dứt chiến tranh và lập lại quan hệ bang giao giữa hai nước. Tư tưởng kết thúc chiến tranh mang tinh thần đại nghĩa đó được Nguyễn Trãi đúc kết rằng:

“Nghĩ về kế lâu dài của nước nhà
Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh
Sửa hoà hiếu cho hai nước 
Tắt muôn đời chiến tranh”
. . . 1
 
Đó là tư tưởng nhân văn - nhân nghĩa Việt Nam và cũng nhờ đó mà nhân dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn, bảo vệ vững chắc được độc lập tự do.


II. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CỦA LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

1.  Nội dung nghiên cứu của lịch sử quân sự Việt Nam:

Nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam là nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực hoạt động quân sự trong lịch sử dân tộc để tìm ra các quy luật phát triển của nó và những bài học thiết thực cho hiện tại và tương lai.  Lịch sử quân sự là một bộ phận của lịch sử xã hội, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực hoạt động khác. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử quân sự cũng phải đặt trong mối liên hệ chung ấy.

Trong lịch sử Việt Nam, các hoạt động quân sự của dân tộc ta phát sinh, phát triển chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm, gắn liền với sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Lịch sử quân sự dân tộc là một quá trình hầu như liên tục tiến hành các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh yêu nước rất oanh liệt. Do đó, nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam cũng là nghiên cứu những hoạt động quân sự của dân tộc ta trong quá trình xây dựng lực lượng quốc phòng, chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ độc lập dân tộc. Nội dung cơ bản của lịch sử quân sự Việt Nam là lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh, lịch sử nghệ thuật quân sự, lịch sử tổ chức quân sự, lịch sử tư tưởng quân sự và lịch sử kỹ thuật quân sự.

1. Nguyễn Trãi: Toàn tập, Nxb. khoa học xã hội, Hà Nội, 1969, tí. 73.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:11:08 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:14:29 pm »



- Lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh là lịch sử về nguồn gốc nẩy sinh, quá trình diễn biến và kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh trong lịch sử Việt Nam. Hiếm có một dân tộc nào trên hành tinh này có bề dày về lịch sử chiến tranh như dân tộc ta.

Ở việt Nam có nhiều loại hình chiến tranh; đó là khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh giữa các phe phái phong kiến, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh chinh phạt.

Khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh chống ngoại xâm là nét nổi bật, tiêu biểu trong lịch sử chiến tranh ở nước ta. Chỉ tính sơ bộ, từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III Tr.CN) đến cuộc chiến tranh chống xâm lược từ hai đầu biên giới (1979), dân tộc ta đã trải qua 20 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1 cùng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Vào cuối các triều đại phong kiến đều có khởi nghĩa nông dân và nội chiến phong kiến. Đó là những cuộc nổi dậy của nông dân chống áp bức bóc lột, chống chính quyền phong kiến phản động.

Khởi nghĩa nông dân ở Việt Nam nổ ra nhiều và mạnh mẽ nhất vào cuối thế kỷ XVIII, dẫn đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Nội chiến phong kiến ở nước ta thực chất là những cuộc chiến tranh giành quyền lãnh đạo đất nước, do đó thường dẫn đến sự thành lập triều đại mới. Kết thúc “loạn 12 sứ quân” cuối đời Ngô đã dẫn đến thắng lợi của Đinh Tiên Hoàng và sự thành lập triều Đinh (969-979); nội chiến cuối triều Lý dẫn đến sự thành lập triều Trần ( 1226- 1400) . . .

Nội chiến ở nước ta diễn ra mạnh mẽ ở thế kỷ XVI và XVII, với hai cuộc chiến tranh lớn là chiến tranh Lê - Mạc 1543-1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672). Vì thế đất nước bị xẻ chia, bị phá vỡ cố kết cộng đồng trong suốt hai thế kỷ. Chiến tranh chinh phạt ở nước ta diễn ra dưới một số triều đại phong kiến như thời Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ và Nguyễn với một số tiểu vương quốc ở phía Nam hoặc Tây - Nam đất nước.

Mỗi cuộc khởi nghĩa và chiến tranh ở Việt Nam diễn ra trong một điều kiện lịch sử nhất định; tính chất, loại hình và đặc điểm của nó rất đa dạng và phức tạp. Chiến tranh có khi thành công, có khi thất bại, nhưng nhìn chung phổ biến đều là những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh yêu nước, chính nghĩa của nhân dân ta; đều để lại những bài học mang tính truyền thống và quy luật nhận thức về mối quan hệ dựng nước và giữ nước, trong thế ứng xử với quân xâm lược và nước đi xâm lược.

Nghiên cứu lịch sử chiến tranh cũng là tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh trong những điều kiện lịch sử nhất định. ở đây, lịch sử quân sự nghiên cứu các nguyên nhân và điều kiện kinh tế, xã hội làm nẩy sinh các cuộc chiến tranh; nghiên cứu đặc điểm, tính chất và quan trọng nhất là tìm ra bản chất, quy luật các cuộc chiến tranh đó, xác định cụ thể giai cấp nào, lực lượng xã hội nào tham gia vào chiến tranh; làm sáng tỏ ý đồ xâm lược của kẻ xâm lược, các kế hoạch và phương thức tiến hành chiến tranh, tương quan lực lượng các bên, quá trình diễn biến các hoạt động quân sự, những chiến dịch, những trận đánh lớn; kết quả và ý nghĩa chính trị, quân sự các cuộc chiến tranh đó với lịch sử. . .

Vì chiến tranh là một hiện tượng xã hội, do đó nghiên cứu lịch sử chiến tranh không dừng lại ở việc khảo sát những yếu tố đơn thuần về quân sự, không cắt rời máy móc các hoạt động quân sự ra khỏi những mối liên hệ khăng khít với nền kinh tế - xã hội, với yếu tố chính trị, tư tưởng, văn hóa. Đối với khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, cần nắm vững và giải quyết mối liên hệ khăng khít giữa cách mạng và chiến tranh, chiến tranh và cách mạng. Có như thế mới khám phá được quy luật phát triển của các cuộc chiến tranh, mới tìm hiểu rõ được bản chất, cội nguồn của sức mạnh giữ nước, cũng như nguyên nhân thành bại trong các cuộc chiến tranh.

- Lịch sử nghệ thuật quân sự là lịch sử quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự trên cả ba lĩnh vực của đấu tranh vũ trang là chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trong từng cuộc chiến tranh, ở từng thời đại và trong suốt quá trình phát triển lịch sử.
 
Nghệ thuật quân sự xuất hiện đồng thời với chiến tranh, nghĩa là ở Việt Nam nghệ thuật quân sự bắt đầu hình thành từ cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên: cuộc kháng chiến công Tần (thế kỷ III Tr.CN). Việt Nam có một nền quân sự độc đáo, mang sắc thái riêng; đó là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã biết đánh và biết thắng những kẻ thù lớn mạnh hơn mình. Tài thao lược, nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển qua các thời đại theo yêu cẩu của chiến tranh giữ nước và đạt đến đỉnh cao trong các cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.

1, Đó là các cuộc chiến tranh: Chống Tần (thế kỷ III Tr.CN), chống Triệu (thế kỷ II Tr.CN), chống Đông Hán (42-44), chống Lương (545-550), chống Tuỳ (602), hai lần chống Nam Hán (931 và 938), hai lần chống Tống (981 và l075-l077), ba lần chống Nguyên - Mông (1258, 1285 và 1288), chống Minh (1406-1407), chống Xiêm (1784-1785), chống Thanh (1788-1789), hai lần chống Pháp (1858-1884 và 1945-1954), chống Mỹ (1954-1975), chống chiến tranh xâm lược ở hai đầu biên giới phía Bắc và Tây-nam (1978-1979). 
Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:16:34 pm »


Nghiên cứu lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghiên cứu từng trận chiến đấu lớn, từng chiến dịch, từng chiến lược quân sự cụ thể, để từ đó nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự trong từng cuộc chiến tranh, ở từng thời đại và trong cả tiến trình lịch sử quân sự của dân tộc.

Nghiên cứu lịch sử nghệ thuật quân sự 4 - LSQS VN tập 1 cũng cần làm sáng tỏ sự phụ thuộc của các phương thức và hình thức đấu tranh vũ trang vào trình độ sức sản xuất, kết cấu chính trị, kinh tế, xã hội vào điều kiện địa lý. Đặc biệt khi nghiên cứu lịch sử đấu tranh vũ trang của chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cần nêu rõ những vấn đề về đường lối quân sự của Đảng - yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại trong đấu tranh vũ trang, các chiến dịch và những trận đánh lớn.  Lịch sử tổ chức quân sự là quá trình hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang, của quân đội (các quân chủng, binh chủng, đơn vị, nhà trường, cơ quan chỉ huy, ngành nghiệp vụ. . .) trong các thời đại và thời kỳ lịch sử khác nhau.

Ở Việt Nam, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đã có tổ chức quân đội sơ khai. Tuy còn là những đội quân chưa được hoàn bị trên nhiều lĩnh vực, nhưng đến cuối thế kỷ III Tr. CN quân đội đó là lực lượng vũ trang nòng cốt trong kháng chiến chống quân Tần xâm lược. Sự phát triển của lực lượng vũ trang, của quân đội các triều đại, thời kỳ ở nước ta có những bước thăng trầm phụ thuộc vào quá trình phát triển của nhà nước, các triều đại.

Dưới thời trung đại, trong giai đoạn phục hưng đất nước, nhất là các triều Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ, quân đội được tổ chức chính quy, tinh nhuệ với quốc sách “Ngụ binh ư nông”, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng quân đội với nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Quân đội Việt Nam thời hiện đại là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, chiến đấu vì nhân dân và được nhân dân tin yêu tặng cho danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”. Quân đội đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tổ chức, giáo dục và rèn luyện, là quân đội eáeh mạng mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.  Lực lượng vũ trang thời đại Hồ Chí Minh là lực lượng vũ trang nhân dân, với hệ thống tổ chức ba thứ quân, được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
 
Nghiên cứu lịch sử tổ chức quân sự là tìm ra những quy luật về tổ chức lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng của các nhà nước qua các thời kỳ lịch sử; tìm hiểu mối liên hệ giữa hình thức tổ chức lực lượng trực tiếp chiến đấu với tổ chức chỉ huy và bảo đảm chiến đấu; giữa các quân chủng, binh chủng; giữa nền kinh tế đất nước với khả năng tổ chức trang bị kỹ thuật quân sự; vạch ra vai trò của các thứ quân, những đặc điểm về cơ cấu tổ chức, hệ thống giáo dục, huấn luyện, tổ chức chỉ huy các cấp và những hoạt động của nó trong thời bình và thời chiến . . .

- Lịch sử tư tưởng quân sự là lịch sử hình thành và phát triển hệ thống quan điểm về quân sự và các vấn đề liên quan đến quân sự của các nhà quân sự, các giai cấp, chính đảng trong lịch sử. Tư tưởng quân sự Việt Nam hình thành trong quá trình đấu tranh chống sự xâm lược của phong kiến phương Bắc, chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, đặc biệt được phát triển phong phú từ khi Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thời trung đại, nước ta xuất hiện những tư tưởng quân sự nổi tiếng như tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trải, Lê Thánh Tông, Quang Trung - Nguyễn Huệ... Trong thời hiện đại, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là hạt nhân của tư tưởng và đường lối quân sự của Đảng ta, đỉnh cao phát triển của tư tưởng quân sự dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đó kết hợp nhuần nhuyễn việc kế thừa và hấp thụ tinh hoa quân sự của dân tộc và thế giới với việc vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng, học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lêmn vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đó là ngọn cờ bách chiến bách thắng của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới, là ánh sáng soi đường cho chúng ta trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng quân sự có nội dung rộng lớn, mang tính toàn : diện và tổng hợp cao. Nó không chỉ đề cập đến lĩnh vực quân sự mà gồm có mọi hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đối ngoại có liên quan tới quân sự. Do đó, nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự không chỉ giới hạn trong việc xem xét quá trình tổ chức, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, mà còn phải có cái nhìn bao quát từ mục đích chính trị, an ninh - quốc phòng, đến an dân, trị quốc, giữ nước, cả trong thời chiến và trong thời bình. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự phải làm rõ nội dung, bản chất, đặc trưng của các quan điểm , học thuyết quân sự. . .

- Lịch sử kỹ thuật quân sự là lịch sử ra đời và phát triển kỹ thuật quân sự, bao gồm vũ khí, các phương tiện trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang. Vũ khí, kỹ thuật quân sự Việt Nam ra đời sớm chủ yếu do nhu cầu đánh giặc giữ nước.  Nó trải qua một quá trình phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ bạch khí đến hoả khí. Vũ khí trong các cuộc chiến tranh nhân dân chủ yếu do nhân dân tự chế tạo, trang bị. Đối với vũ khí kỹ thuật quân sự thời hiện đại, trong 30 năm chống Pháp và chống Mỹ, một phần do quân đội ta tự chế tạo và trang bị, một phần lấy được của địch, phần quan trọng được các nước xã hội chủ nghĩa anh em chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc viện trợ những loại tương đối hiện đại và hiện đại.

Sự phát triển của kỹ thuật quân sự gắn liền với sự phát triển của trình độ sản xuất và trí tuệ con người. Nghiên cứu lịch sử kỹ thuật quân sự luôn luôn đặt trong mối quan hệ của nó với trình độ sản xuất xã hội, giữa con người và vũ khí, giữa kỹ thuật và chiến thuật, giữa cơ sở vật chất kỹ thuật với sự phát triển của nghệ thuật quân sự. . .

Trên đây là những nội dung cơ bản của lịch sử quân sự Việt Nam. Làm rõ những vấn đề đó trong tiến trình lịch sử dân tộc là nhiệm vụ của sử học quân sự nước ta. Các nội dung đó có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, nằm trong một thể thống nhất. Nghiên cứu Lịch sử quân sự Việt Nam qua các thời đại cũng nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản nói trên; qua đó tìm hiểu những quy luật hoạt động quân sự của dân tộc ta và rút ra những bài học thiết thực phục vụ hiện tại và tương lai.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:21:23 pm »



2. Sử học quân sự nước ta và yêu cầu đặt ra dối với bộ Lịch sử quân sự Việt Nam

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống và tư chất quân sự đặc biệt, đáng tự hào. Đó là một báu vật của tổ tiên, được hun đúc và lưu truyền qua bao thế hệ. Lịch sử quân sự Việt Nam để lại nhiều bài học quý giá, “là kho báu được đổi bằng mồ hôi, xương máu và trí tuệ của biết bao thế hệ người Việt Nam ta để lại cho đời sau”. Vì thế, từ trước đến nay giới sử học trong nước cũng như ngoài nước rất quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa học được công bố. Vì lịch sử quân sự là một nội dung quan trọng, nổi bật trong toàn bộ tiến trình lịch sử dân tộc nên hầu hết các ấn phẩm lịch sử lớn khi viết về lịch sử Việt Nam đều có đề cập đến truyền thống quân sự, đến các sự kiện và tiến trình hoạt động quân sự.

Các sử gia phong kiến Việt Nam, với lòng tự hào dân tộc sâu sắc đã viết nên những tác phẩm về lịch sử dân tộc có đề cập đến từng mặt của lịch sử quân sự trong các triều đại.  Rất tiếc trải qua các cuộc binh lừa hiểm nguy, nhiều bộ sử quý đã bị thất truyền. Những công trình lịch sử lớn còn lại như Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn cùng với các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Ngô Thì Sỹ, v.v… là những công trình nghiên cứu, tổng kết lịch sử quý hiếm vừa thể hiện quan điểm của các sử gia phong kiến, vừa cung cấp rất nhiều sử liệu về lịch sử quân sự dân tộc ta.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, giới sử học đã lần lượt công bố rất nhiều công trình khoa học lịch sử, nhiều tác phẩm sử học, trong đó phản ánh từng khía cạnh khác nhau của lịch sử quân sự. Các công trình nghiên cứu đó đề cập đến lịch sử dân tộc nói chung, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh yêu nước, các trận đánh lớn hoặc các danh nhân quân sự, các anh hùng dân tộc Việt Nam. Những bộ lịch sử lớn được xuất bản như Lịch sử Việt Nam (2 tập) do Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện, các bộ Giáo trình lịch sử Việt Nam của Đại học Tổng hợp và Đại học Sơ phạm Hà Nội..., đều là những công trình thông sử có đề cập đến nội dung và truyền thống quân sự - truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Nhiều công trình chuyên khảo về các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh lớn trong lịch sử được xuất bản như Kháng chiến chống Tống, Kháng chiến chống Nguyên - Mông, Khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Cách mạng Tây Sơn Thiên tài quân sự Nguyễn Huệ, 80 năm chống Pháp, Chống xâm lăng, Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... Những danh nhân đã và đang được quan tâm nghiên cứu như các anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh v.v..
 
Nhiều nhà sử học Việt Nam đã có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu v ề truyền thống quân sự anh hùng của dân tộc.  Giới sử học nước ngoài như ở Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ, Anh, Nhật Bản, v.v. trên những quan điểm và mục đích khác nhau đều đã nghiên cứu và công bố một số công trình lịch sử Việt Nam, về các cuộc chiến tranh và một số nhân vật quân sự tiêu biểu của Việt Nam.

Nhiều nhà sử học nước ngoài tìm hiểu để trả lời câu hỏi lớn: Tại sao dân tộc Việt Nam có sức sống mãnh liệt và có truyền thống quân sự đặc biệt như vậy? Tại sao một nước nhỏ và nghèo như Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù to lớn và hùng mạnh?
 
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam từ khi thành lập (1981) đã trở thành cơ quan khoa học đầu ngành, chỉ đạo và triển khai biên soạn các công trình tổng kết chiến tranh và nghiên cứu lịch sử quân sự. Khoa học lịch sử quân sự Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử quân sự dân tộc, đặc biệt là giai đoạn 30 năm chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hàng trăm công trình nghiên cứu lịch sử và tổng kết hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được công bố. Những bộ lịch sử quan trọng như Sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (6 tập), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (2 tập), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 (9 tập) đang được hoàn thành, Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (2 tập), Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (2 tập), Giáo trình Lịch sử quân sự (5 tập), những công trình chuyên khảo như Nghệ thuật quân sự Việt Nam cổ - trung đại (2 tập), Kế sách giữ nước thời Lý - Trần, Lịch sử chiến thuật phục kích (1945-1975), cùng hàng trăm bộ lịch sử quân sự các ngành, các quân, binh chủng, các địa phương và đơn vị đã được xuất bản.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:23:18 pm »


Ngoài những công trình nói trên, tạp chí Lịch sử quân sự thuộc Viện Lịch sử quân sự Việt Nam từ năm 1982 đến nay đã công bố nhiều chuyên luận khoa học về truyền thống quân sự. Rất nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự đã được nghiên cứu, trao đổi. Những năm qua, nhiều nội  dung của lịch sử quân sự được nghiên cứu sâu sắc hơn. Các cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở được triển khai và công bố. Nguồn sử liệu phong phú và đa dạng. Sự giao lưu và hợp tác khoa học giữa các cơ quan chuyên trách và các nhà nghiên cứu sử học được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả.

Ngành khoa học lịch sử quân sự đã khẳng định vị trí của mình, có những bước tiến toàn diện, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao; góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử, bảo vệ chân lý, đấu tranh chống những luận điệu sai trái, tăng cường hiểu biết lịch sử, bồi dưỡng tư duy chính trị - quân sự. . .

Công tác nghiên cứu về lịch sử quân sự, về truyền thống quân sự Việt Nam ngày càng được xúc tiến mạnh mẽ và trở thành một nhu cầu nhận thức của xã hội.  Trong giai đoạn đất nước đổi mới, những bài học lịch sử càng trở nên quan trọng và càng cần thiết phát huy tinh thần dân tộc cũng như những truyền thống lao động, chiến đấu dũng cảm và sáng tạo của nhân dân ta. Truyền thống quân sự luôn luôn là mềm tự hào to lớn của dân tộc. Lịch sử không lặp lại nhưng nghiên cứu lịch sử là để nhận thức lịch sử theo dòng phát triển của nó, phát hiện những quy luật, lấy đó làm nền tảng để hướng tới  tương lai .

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc nói chung, về từng cuộc khởi nghĩa và chiến tranh yêu nước, từng danh nhân quân sự hoặc từng mặt nào đó thuộc lĩnh vực hoạt động quân sự trong các giai đoạn nhất định của lịch sử dân tộc.
Tuy nhiên, những công trình đã được công bố, chủ yếu mới đi sâu vào các lĩnh vực chuyên biệt và chủ yếu là các công trình có tính chất giới thiệu theo phương pháp miêu tả, chưa có điều kiện đi sâu phân tích những bài học kinh nghiệm lịch sử và đặc biệt, chưa có một công trình nào đề cập đến toàn bộ lịch sử xây dựng lực lượng và đấu tranh quân sự ở nước ta trong hơn hai chục thế kỷ qua với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập hoàn chỉnh.

Công tác nghiên cứu lịch sử quân sự đã có nhiều cố gắng và thành tựu, song mới chỉ tập trung vào hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, lịch sử quân đội nhân dân, sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghệ thuật chiến dịch. Nhiều vấn đề lớn trong lịch sử quân sự dân tộc qua các thời đại như học thuyết quân sự Việt Nam, lịch sử nghệ thuật quân sự, kỹ thuật quân sự, vấn đề quốc phòng trong lịch sử, v.v. mới bắt đầu được triển khai.  Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được về lịch sử quân sự, với khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các ngành, cơ quan và các nhà khoa học trong và ngoài quân đội được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý khoa học nhà nước, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu và biên soạn bộ Lịch sử quân sự Việt Nam - lịch sử hoạt động quân sự của dân tộc qua các thời đại, từ buổi đầu dựng nước cho đến thời hiện đại. Phương hướng cơ bản chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn là vận dụng mọi phương pháp khoa học, kế thừa và phát huy những thành tựu đã có để đạt được một công trình  khoa học lịch sử với những mục tiêu chủ yếu sau đây:

1. Nghiên cứu và biên soạn một cách tổng thể, có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh lịch sử quân sự Việt Nam từ xưa đến nay, phản ánh một cách có chọn lọc những thành tựu khoa học mới nhất ở trong và ngoài nước về lịch sử quân sự dân tộc, bao gồm cả khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nội chiến và chiến tranh chinh phạt, trong đó chủ yếu là lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Bộ sách sẽ đề cập và phân tích những yếu tố tạo nên sức mạnh giữ nước Việt Nam, về truyền thống văn loá - văn minh, về cơ sở chính trị , kinh tế và xã hội của nhà nước, về tổ chức quân sự, kỹ thuật quân sự, về chiến tranh và nghệ thuật quân sự, về tư tưởng và lý luận quân sự Việt Nam.

2. Nghiên cứu lịch sử quân sự dân tộc qua các bước thăng trầm suốt chiều dài lịch sử, tìm hiểu mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước, chính trị - kinh tế và quân sự, chiến tranh và quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang gìn giữ hoà bình và chiến đấu chống ngoại xâm, về kế sách giữ nước trong từng thời kỳ nhằm cung cấp các yếu tố và dữ kiện để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng và quá trình hình thành, phát triển của trường phái quân sự Việt Nam qua các thời đại. Từ thực tiễn lịch sử rút ra những quy luật, những bài học lịch sử nhằm đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng sức mạnh quốc phòng và an ninh của thời kỳ hiện tại cũng như trong tương lai.

3. Nêu rõ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc ta, góp phần vào sự nghiệp phổ biến và giáo  dục lịch sử, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ và trách nhiệm của mỗi người đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

4. Khai thác, tập hợp làm phong phú sử liệu, xây dựng một cơ sở tư liệu lâu dài cho khoa học hếch sử và các khoa học khác có liên quan.  Bộ Lịch sử quân sự Việt Nam là một bộ sách phổ cập, một công trình nghiên cứu khoa học cơ bản, nhằm phục vụ rộng rãi các cơ quan nghiên cứu, nhà trường, các nhà khoa học và đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Bộ sách gồm 14 tập, với những nội dung chủ yếu mỗi tập như sau:

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:28:45 pm »

- Tập 1: Lịch sử quân sự Việt Nam: buổi đầu giữ nước, đề cập đến những hoạt động quân sự của người Việt cổ trong giai đoạn đầu của lịch sử quân sự Việt Nam: giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương.

- Tập 2: Lịch sử quân sự Việt Nam: thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ 179 Tr. CN đến 938), là lịch sử quân sự dân tộc giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kể từ sau thất bại của An Dương Vương đến chiến thắng Bạch Đằng (938).

- Tập 3: Lịch sử quân sự Việt Nam: các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý (thế kỷ X-XII), đề cập đến toàn bộ nội dung lịch sử quân sự giai đoạn đầu thời kỳ độc lập, thế kỷ X-XII từ thời Ngô đến thời Lý; trong đó có sự nghiệp dẹp loạn của vua Đinh và lịch sử hai cuộc kháng chiến chững Tống do Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt lãnh đạo.

- Tập 4: Lịch sử quân sự Việt Nam: thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), là lịch sử quân sự trong một giai đoạn oanh liệt của dân tộc với kế sách giữ nước tiến bộ, những thành tựu trên lĩnh vực quân sự, những chiến công oai hùng của nhân dân ta trong ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông và những tư tưởng quân sự trong giai đoạn lịch sử này.
 
- Tập 5: Lịch sử quân sự Việt Nam: thời Hồ - Lê Sơ (thế kỷ XV), đề cập toàn bộ lịch sử quân sự dân tộc từ thời Hồ đến Lê Sơ (thế kỷ XV), trong đó có lịch sử cuộc kháng chiến chống Minh thời Hồ, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, về những vấn đề quốc phòng - quân sự giai đoạn Lê Sơ.

- Tập 6: Lịch sử quân sự Việt Nam: từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, là lịch sử quân sự dân tộc trong gần ba thế kỷ từ đầu thế kỷ XVI đến trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, bao gồm những hoạt động quân sự trong giai đoạn xuất hiện các phe phái phong kiến với những cuộc chiến tranh giành quyền lực và khởi nghĩa nông dân chống phong kiến ở nước ta.

Tập 7: Lịch sử quân sự Việt Nam: sự nghiệp quân sự của Tây Sơn - Nguyễn Huệ (cuối thế kỷ XVIII), thể hiện toàn bộ sự nghiệp quân sự của Tây Sơn - Nguyễn Huệ trong quá trình đánh tan thù trong giặc ngoài, bao gồm cả phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784- 1785) và chống Thanh (1788- 1789).

- Tập 8: Lịch sử quân sự Việt Nam: từ đầu thế kỷ XIX đến 1896, giải trình lịch sử quân sự giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến 1896, tức từ khi triều Nguyễn thành lập đến khi phong trào Cần Vương thất bại. Lịch sử quân sự giai đoạn này bao gồm những hoạt động quân sự dưới triều Nguyễn và phong trào chống thực dân Pháp xâm lược trong nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam.

- Tập 9: Lịch sử quân sự Việt Nam: từ 1897 đến Cách mạng Tháng Tám 1945, bao gồm những hoạt động quân sự của dân tộc trong giai đoạn từ khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta (1897) đến Cách mạng Tháng Tám 1945, trong đó gồm những phong trào chống đế quốc và phong kiến, sự xuất hiện tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quá trình xây dựng lực lượng và đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến tới thắng lợi rực rỡ của Cách mạng Tháng Tám.

- Tập 10: Lịch sử quân sự việt Nam: kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), gồm lịch sử quân sự từ sau Cách mạng Tháng Tám, giai đoạn cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), trong đó gồm tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng về tiến hành chiến tranh nhân dân chống xâm lược xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bước trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam, các giai đoạn phát triển và nghệ thuật quân sự trong kháng chiến thần thánh của dân tộc ta.

- Tập 11: Lịch sử quân sự Việt Nam: cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), thể hiện nguồn gốc, tiến trình của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bước phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Tập 12: Lịch sử quân sự Việt Nam: một số vấn đề quân sự từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Từ diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập XII sẽ đúc kết, lý giải những vấn đề quân sự nổi bật, như quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, vấn đề binh khí - kỹ thuật quân sự, xây dựng hậu phương chiến tranh, tư tưởng, đường lối quân sự, phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong giai đoạn này.

- Tập 13: Lịch sử quân sự việt Nam (1975-2000), gồm những hoạt động quân sự của quân và dân ta từ sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến năm 2000, trong đó có cả cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, một số vấn đề quốc phòng - an ninh và quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp đổi mới cùng những hoạt động quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tập 14: Tổng luận về lịch sử quân sự Việt Nam. Từ thực tiễn hoạt động quân sự của dân tộc ta từ xưa đến nay  đúc kết những đặc Trưng lớn của Lịch sử quân sự Việt Nam trên tất cả lĩnh vực tổ chức và hoạt động quân sự, rút ra những quy luật của lịch sử quân sự, những quan điểm và tư tưởng quân sự, những bài nọc (kể cả những bài học thành công và bài học thất bại), những cơ sở và cội nguồn của sức  mạnh quân sự Việt Nam trong lịch sử khởi nghĩa chiến tranh chống xâm lược . . . 


*
*         *

Dân tộc Việt Nam là một đần tộc anh hùng, một dân tộc có truyền thống quân sự vẻ vang. Lịch sử quân sự Việt Nam chứa đựng những nội dung phong phú và hấp dẫn, đã để lại những kho tàng kinh nghiệm vô giá, những bài học lớn cho hiện tại và tương lai. Nghiên cứu làm sáng rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử quân sự Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng của sử học, đòi hỏi tập trung trí tuệ của nhiều người, nhiều cơ quan và nhiều ngành khoa học. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đang cố gắng đóng góp sức mình để cùng giới sử học cả nước hoàn thành tốt nhiệm vụ sử học to lớn này.

Bộ Lịch sử quân sự Việt Nam (14 tập) sẽ được hoàn thành và xuất bản từ nay (1999) và những năm tiếp sau, là kết quả của sự hợp tác khoa học giữa Viện Lịch sử quân sự Việt Nam với nhiều cơ quan nghiên cứu và nhiều nhà sử học trong nước, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng khoa học Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng do Trung tướng Thứ trưởng Trần Hanh làm chủ tịch.

Nhân dịp tập 1 ra mắt bạn đọc, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và các tác giả chân thành cám ơn Thường vụ Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan chức năng đã chỉ đạo, tạo điều kiện và động viên trong quá trình xây dựng bộ sách; cám ơn các nhà khoa học trong và ngoài quân đội đã và đang tham gia đóng góp cùng chúng tôi hoàn thành công trình nghiên cứu; cám ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã nhiệt tình cộng tác trong việc xuất bản bộ sách này.

Vui mừng trước kết quả bước đầu của việc xuất bản tập 1 bộ Lịch sử quân sự Việt Nam, với nhiều công phu nghiên cứu biên soạn theo đúng kế hoạch, mục đích, yêu cầu, phương pháp tiếp cận và nội dung khoa học, chúng tôi vẫn thấy rằng, tập này cũng như các tập khác của bộ sách khó tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của các nhà sử học, của bạn đọc gần xa để chúng tôi sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh tốt hơn trong lần tái bản và rút kinh nghiệm khi nghiên cứu, biên soạn những tập tiếp theo.


                                                                                                                                                  Hà Nội, tháng 10 năm 1999
                                                                                                                                              VIỆN LịCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2008, 08:18:43 pm gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2008, 11:37:20 pm »



THỜI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG. NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNG.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC. SỰ HÌNH THÀNH Ý THỨC BẢO VỆ CỘNG ĐỒNG VÀ LÃNH THỔ
.

I. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THUỶ. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH Ý THỨC BẢO VỆ CỘNG ĐỒNG


Trên địa cầu, lãnh thổ Việt Nam nổi lên như một bao lơn lài rộng ở góc Đông Nam của đại lục châu Á, nhìn ra Thái bình Dương mênh mông, có thế đứng vững chãi : núi tựa núi, sông hoà sông, biển liền biển, với bao nước láng giềng gần xa, thêm vào đó là chế độ gió mùa và hoạt động của các dòng hải ưu giúp cho sự tiếp xúc về mặt tự nhiên và văn hoá diễn ra nạnh mẽ sôi động.

Về địa hình, lãnh thổ Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển địa chất phức tạp, lâu dài. Sau những vận động tạo núi thuộc cuối đại trung sinh cụ thể là vận động tạo núi Hymalaia (cách ngày nay chừng 5 triệu năm), bộ mặt lãnh thổ nước ta căn bản như ngày nay mới tương đối định hình. Trong khoảng đầu kỷ thứ ba, lãnh thổ nước ta có dạng một bán bình nguyên rộng lớn.

Sang cuối kỷ thứ ba do vận động nâng lên của vỏ trái đất, bán bình nguyên cổ ấy được cải biến thành một xứ núi đồi trùng điệp với những nếp gãy khổng lồ, ở đó hình thành các dòng sông lớn chảy dọc theo hướng Bắc Nam hay hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tiếp đó, những trận mưa lớn đã mang bồi tích của lũ từ núi xuống cùng trầm tích của biển do những lần biển tiến đưa vào, san lấp phẳng dần tạo ra các đồng bằng phì nhiêu nằm giữa núi và biển, trong đó hai châu thổ, lớn nhất là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long được hình thành cách ngày nay chừng 5000 đến 4000 năm.  Sự tương phản giữa núi rừng, châu thổ và biển cả tạo cho thiên nhiên Việt Nam sự thống nhất trong đa dạng.

Nhìn bao quát, thiên nhiên Việt Nam nổi lên những nét lớn:

Nằm trọn trong vòng đai nhiệt đới, nhưng nước ta lại không phải là một nước nhiệt đới đơn thuần. Trên lãnh thổ nước ta có nhiều loài cây, con sinh sống phản ảnh một sự cực  kỳ phong phú về giống loài, song lại khá ít về số lượng ở từng loài. Tính chất phổ tạp này có ảnh hưởng rất lớn tới phương thức kiếm sống của người xưa và đồng thời cũng là một điểm cần hết sức chú ý khi định hướng chuyên canh đại trà cây trồng cũng như phát triển chăn nuôi đàn gia súc trong chiến lược phát triển kinh tế ngày nay.

Nước ta có lượng mưa vào loại cao trên thế giới với 1500mm/năm, song lại không trải đều, có 85% lượng mưa cả năm được tập trung trong mấy tháng mùa mưa. Hiện tượng này đã gây ra lũ lụt, hạn hán, khiến con người phải tốn nhiều công sức để điều tiết, khắc phục. Nguồn nước dồi dào tạo ra mạng lưới sông ngòi, hệ thống đầm, hồ, ao dày đặc. Cứ khoảng 20 km đường bờ biển lại có một cửa sông lớn và vô số lạch nhỏ khác và cứ trên 1 km2 đất đai lại có 1 km dòng chảy, cùng với 3.260 km đường bờ biển với nhiều vũng, vịnh thông ra biển Đông. Đặc điểm này đã khiến nước ta được mệnh danh là một xứ sở nước. Thật vô cùng đặc sắc và chí lý khi nước cùng với đất tạo ra khái mềm đất nước trong ý mềm quê hương, Tổ quốc của người Việt Nam.

Hệ thống , sông ngòi dày đặc chuyển tải một lượng nước khổng lồ mang theo phù sa màu mỡ bồi đắp cho miền thấp và mở rộng đất đai ra biển tạo cho đất một độ phì lớn và dưới nước đầy các loài thuỷ sinh phong phú.

Lòng đất và thềm lục địa nước ta chứa nhiều tài nguyên, khoáng sản có giá trị kinh tế cao như than, dầu lửa, khí đốt, sắt đồng, thiếc, chì, kẽm, rôm... Trong đó có những khoáng sản có ý nghĩa và vị trí to lớn như: đồng, sắt. . . , tạo ra những cuộc cách mạng công cụ của người xưa.

Có thể nói, sự hình thành, vận động và biến đổi tự thân, cùng với sự tác động của con người đã tạo cho địa hình và thiên nhiên Việt Nam bộ mặt ngày nay với đầy đủ tính đa dạng và phức tạp của một xứ nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, khiến cho con người sống ở đây vừa được hưởng những điều kiện thuận lợi ưu ái, vừa phải chịu đựng và vượt lên những khó khăn, tai hoạ, lo âu . . . , để lại dấu ấn sâu đậm trên con người, trong con người và cuộc sống của người Việt Nam.
 
Cổ nhân học và khảo cổ học nghiên cứu về con người và các nền văn hoá xưa đã tập hợp được nhiều tư nếu và bằng chứng khoa học cho thấy từ hàng phục vạn năm nay trên lãnh thổ Việt Nam đã có con người sinh sống. Thế hệ đổi thay nối tiếp thế hệ, văn hoá đổi thay nối tiếp văn hoá, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của con người, xã hội và tự nhiên đan xen vào nhau, tác động lên nhau, hoà nhập vào nhau, tạo ra bức tranh lịch sử của một quốc gia thống nhất - đa tộc, một nền văn hoá thống nhất - đa dạng của dân tộc Việt Nam.  Cho đến nay, những hiểu biết của chúng ta về giai đoạn sinh thành và thời thư ấu của con người trên lãnh thổ nước ta vẫn còn ít ỏi.

Trong các hang động Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) chúng ta đã tìm được 10 chiếc răng hoá thạch của người vượn Hom erectus trong lớp trầm tích màu đỏ chứa xương cốt các động vật hoá thạch có niên đại trung kỳ cánh tân, cách ngày nay chừng 50 vạn năm với phức hệ voi răng kiếm - đười ươi - gấu tre (stegodon - Po ngo - Ailuropoda) điển hình cho khu vực Hoa Nam và Bắc Việt Nam. Những con người đang hình thành về mặt thể chất và trí lực này sinh sống ra sao ? Họ kiếm ăn bằng cách nào ?  Chúng ta chưa biết rõ vì chưa tìm được công cụ lao động của họ.


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2008, 11:41:35 pm »

Công cụ bằng đá của người vượn tìm thấy trên đất nước ta lần đầu tiên vào năm 1960, ở núi Đọ (huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) - một quả núi không cao nằm sát bờ hữu ngạn sông Chu, nơi sông này hợp nguồn với sông Mã có chứa những mạch đá và tảng đá ba dan phong phú nằm lộ thiên.  Người xưa đã đến đây chọn lọc, thu lượm những hòn đá thích hợp để chế tạo ra công cụ tại chỗ. Trong số hàng vạn mảnh đá có vết ghè đẽo, đã tìm thấy một số công cụ có hình dáng ổn định, được ghè đẽo công phu. Đó là các rìu tay (Bản vẽ 1, hình 1) dùng để bổ, chặt, mổ, xẻ, các dao nạo để róc thịt thú vật những trôp-pơ dùng để chặt... Những công cụ đá thô sơ dạng này còn thấy ở một số nơi khác như ở núi Quan Yên, núi Nuông cách núi Đọ không xa và xa hơn là ở các địa điểm Hàng Gòn, Dầu Giây trong vùng Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Sự nổi trội về lượng của loại hình công cụ chặt và trớp-pơ này với kỹ thuật ghè thô nói lên những khác biệt địa phương nhất định, phản ánh lối sững săn bắt, hái lượm ở vùng nhiệt đới với ưu thế sử dụng công cụ tre gỗ được tạo ra nhờ những trôp-pơ bằng đá.


Về các mặt hình thái, tập tính và tổ chức đời sống, các người vượn này còn tiếp thu rất nhiều tập tính ở tổ tiên họ, nổi trội lên là tính bầy đàn thể hiện khá đậm.

Tính cộng đồng, ý thức cộng đồng của người nảy sinh từ tính bầy đàn được hình thành, nâng cao và hoàn chỉnh dần trong quá trình phát triển dài lâu của loài người.

Tính cộng đồng vốn là bản năng cố hữu của con người và con người vốn là một loài sinh vật yếu trung ngôn ngữ tiếng Việt từ con người tự nó đã nói lên bản chất của nó. Người cũng chỉ là một con trong vô vàn con vật khác, song nhờ lao động mà con đã trở thành người và trong con người ít nhiều vẫn còn lại phần con) sống trong thế giới tự nhiên mà ở đó cạnh tranh giữa các loài để tồn tại là quy luật khách quan và tự nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái và sự hài hoà của tự nhiên. Trong quá trình đấu tranh để phát triển và hoàn thiện mình, nhờ lao động và hợp quần, con người trở thành một sinh vật mạnh, siêu mạnh - một sinh vật xã hội - khác về chất so với các sinh vật khác.

Để tồn tại được giữa thiên nhiên hoang dã với núi cao vực sâu rừng rậm đầy thú dữ như hổ, báo, lợn rừng, gấu, voi...  người vượn Thẩm Khuyên, núi Đọ... hẳn phải hợp quần thành sức mạnh để kiêm ăn, tự vệ.

Bước chuyển từ tổ chức bầy đàn của người vượn sang tổ chức cộng đồng của xã hội nguyên thuỷ được xem như một mốc lớn biến đổi về chất, cả về mặt thể chất người cũng như về mặt văn hoá - xã hội.

Trong hang Thẩm Hòm (Quỳ Châu - Nghệ An) đã tìm được ba chiếc răng của người cổ hoá thạch có nhiều nét Sapiens hoá (tức nét của người khôn ngoan) cùng với xương răng hoá thạch của quần động vật tiêu biểu thời Cánh tân là voi răng kiếm, đười ươi và gấu tre, cùng một vài mảnh đá thạch anh có vết vỡ dường như công cụ của người cổ ở đây. Có thể xem người Thẩm Khuyên thuộc dạng người vượn cuối cùng đã từng sống trên đất nước ta.

Trong kh đó, ở hang Hùm (Lục Yên - Yên Bái) lại tìm được răng người có nhiều đặc điểm của Hom sapiens (người khôn ngoan, tức người hiện đại) trong lớp trầm tích thuộc đầu hậu kỳ Cánh tân. Phải chăng người hang Hùm là đại diện H.sapiens đầu tiên sống ở đây? Vết tích người hiện đại chân chính được tìm thấy trong lớp trầm tích vàng có tuổi Cánh tân muộn hơn ở hang Kéo Lũng (Bình Gia - Lạng Sơn).  Đó là một dãy răng hàm của một xương hàm và một mảnh xương trán người. Nhưng ở đây cũng chưa tìm ra công cụ của họ.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:09:31 am gửi bởi UyenNhi05 » Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2008, 12:11:19 am »



Năm 1972, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong các hang thuộc thung lũng Thần Sa (Võ Nhai, Thái Nguyên) hai địa điểm thuộc văn hoá hậu kỳ đá cũ là hang Miệng Hổ và phang Nà Khù. Tiếp đó, cũng trong thung lũng này còn tìm được một di chỉ đá cũ quan trọng khác có tuổi địa chất cuối cánh tân. Đó là mái đá Người. Trong lớp đất sớm nhất nằm ở độ sâu 1,15m đến 1,35m, có màu vàng nhạt cũng như trong lớp văn hoá các hang Miệng Hổ và Nà Khù đã tìm được những công cụ nhỏ được tách ra từ những hòn cuội thuộc loại đá silíc, đá sửng hay đá quăcdít. Phần lớn chúng là những mảnh tước có cả những phiến tước dài được ghè đẽo tu chỉnh cẩn thận tạo ra các rìa sắc, mũi nhọn. Đó là các nạo có rìa lưỡi cong lồi hoặc cong lõm, các mũi nhọn có hình tam giác ở giữa có sống nổi. Cũng ở lớp này còn có một số công cụ làm từ hòn cuội lớn, gia công giống như các công cụ cuội tìm thấy ở lớp trên và trong các văn hoá cuội sau này. Lớp văn hoá này đại diện cho một dạng văn hoá mảnh tước lần đầu tiên phát hiện được ở Việt Nam có mền đại khoảng 23 nghìn năm về tước. Chủ nhân văn hoá Người đã săn bắt động vật thuộc các giống loài hiện đại như lợn rừng, bò rừng, nhím, khỉ... 

Nằm trên lớp dăm đá vôi phủ lên lớp văn hoá mảnh tước ở dưới, là lớp văn hoá chứa các công cụ mang một truyền thống kỹ thuật khác và có diện mạo tương tự như văn hoá Sơn Vi - một văn hoá hậu kỳ đá cũ khác, nổi tiếng lần đầu tiên được các nhà khảo cổ học Việt Nam xác định và phân lập Văn hoá Sơn Vi có địa bàn phân bố rất rộng ở miền Bắc nước ta. Dấu vết của nó tìm thấy trên các đồi gò thềm sông miền trung du như Lâm Thao (Phú Thọ), Lục Ngạn (Bắt Giang), Nghĩa Đàn (Nghệ An) hay miền núi dọc sông Thao từ Lào Cai đến Yên Bái, trong các hang động đá vôi ở các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, uảng Bình...  Người Sơn Vi dùng công cụ được chế tác từ các hòn cuội nguyên được ghè đẽo ở na cạnh với các loại hình tiêu biểu.  Đó là các công cụ chặt có rìa lưỡi ngang (tức ở cạnh hẹp viên cuội), rìa lưỡi dọc hay rìa lưỡi chéo. Công cụ chặt có mũi nhọn... (Bản vẽ 1 – hình 2) còn được dùng như một loại vũ khí.  phân tích các tàn tích động, thực vật thu lượm được trong các di tích văn hoá Sơn Vi, chúng ta được biết người Sơn Vi đã săn bát các loại động vật như trâu bò, lợn rừng, hoẵng, nhím, khỉ... là những loài động vật sống ở một không gian thoáng dáng, những bãi cỏ và những rừng cây thưa thân bụi. Tại hang Phúng Quyền (Hoà Bình) các nhà khảo cổ học đã tìm thấy mảnh hàm trên của một con gấu tre đã bị đập vỡ và có cả vết lửa cháy. Cũng vậy, tại hang Kéo Lựng cũng tìm thấy một số sọ lợn, hưu: gấu tre đã bị vát mất phần sọ não; chúng tỏ người thời này đã săn bắt cả những loài thú lớn, mạnh và dữ. Đối tượng thức ăn và phương thúc tổ chức kiêm sông bằng săn bắt đòi hỏi một tổ chức chặt chẽ và một sự phôí hợp ăn ý mạnh mẽ. Điều đó giúp thêm một buộc củng cố và nâng cao ý thức bảo vệ cộng đồng trong ý thức cộng đồng chung rộng diễn ra trong một thời gian dài hàng vạn năm dựa vào các mền đại C4 của lớp khởi chuyển sang văn hoá Sơn Vi ở Mái đá Ngầm là 23.000 +200 năm cách ngày nay, ở hang Phúng Quyền là 18.390 + 125 năm cách ngày nay, ở lớp đáy hang Con Moong (vườn quốc gia Cúc Phương, Thạch Thành, Thanh Hoá) là 11.755 + 75 năm cách ngày nay.  Dấu tích văn hoá ở hang Con Moong cũng như một số hang động khác như Động ean (Hoà Bình), Mái đá Điều thanh Hoá) có tầng văn hoá dày chứa các lớp văn hoá nói lên sự phát triển liên tục từ văn hoá Sơn Vi lên văn hoá Hoà Bình.

Văn hoá Hoà Bình được mệnh danh là văn hoá thung lũng vì môi trường sống chủ yếu của người thời đó là ở trong các hang động và kiếm ăn trong các thung lũng miền núi, họ để lại dấu vết của mình trong hàng trăm di tích thuộc các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá qua Nghệ An, Hà ĩ nh cho tới các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. . .

Cũng như những công cụ thuộc văn hoá Sơn Vi, những công cụ văn hoá Hoà Bình đều làm bằng đá cuội. Song về kỹ thuật chế tạo và loại hình đã có sự tiến bộ đáng kể. Người Hoà Bình thường ghè từ một mặt viên cuội bằng những nhát ghè quanh rìa hướng vào tâm tạo ra những công cụ hình ớ a, hình bầu dục, hình hạnh nhân... Bằng kỹ thuật bẻ cuội họ đã tạo ra công cụ gọi là rìu ngắn. Người Hoà Bình eòn dùng kỹ thuật bổ pha hòn cuội thành những lát mỏng tạo ra các công cụ cắt sắc bén. Đặc biệt người Hoà Bình đã biết kỹ thuật mài tạo lưỡi sắc cho công cụ mà sự phổ biến của kỹ thuật mới này đã có mặt ở 77 trong số 119 di tích Hoà Bình đã được phát hiện.

Người Hoà Bình sống trong môi trường có những thay đôi, ở đó khí hậu đã trở nên nóng và ẩm, các loại nhuyễn thể sống ở cạn cũng như dưới nước sinh sản rất mạnh, trở thành đối tượng thu lượm làm thức ăn của người nguyên thuỷ, trong khi họ vẫn tiếp tục lượm hái thực vật và săn bắt các loài động vật như chủ nhân các văn hoá trước đó vẫn làm, trong đó có các thú lớn như voi, tê giác, trâu, bò rừng bằng các vũ khí thô sơ (13ản vẽ 1, h.3. h.5). Điều đáng chú ý là trong thành phần thức ăn của họ ngày càng có nhiều phế thải là xương răng các loài thú nhỏ tinh khôn nhanh nhẹn như cầy, cáo, thỏ, chồn, sóc, cũng như các loài chim như ngỗng, gà... săn bắt được nhờ phát minh ra cung tên (Bản vẽ 1, hình.4).


Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM