Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:36:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 40 ngày sống với đối phương  (Đọc 55403 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 11:26:04 am »

Tác giả: Richard Dudman
Người dịch: Trần Ngọc Châu-Dương Thuỷ
Nhà xuất bản: Trẻ
Năm xuất bản:
Số hoá: ptlinh, chichbong


THAY LỜI GIỚI THIỆU

SAU KHI BỊ "VIỆT CỘNG" BẮT

(Hồi ký của một nhà báo Mỹ cho thấy, trong
khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, ai giữ được 
nguyên tắc "tính mạng con người cao nhất",
người đó sẽ chiến thắng)

  Khoảng đầu năm 1994, khi đang làm việc tại tòa soạn Saigon Times - tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975, tôi nhận được cú điện thoại với giọng nữ rất nhẹ nhàng êm ái, từ Sở Ngoại vụ: “Anh có thể tiếp một nhà báo Mỹ được không?" Ai có thể chối từ với giọng nói như thế. Chỉ một giờ sau, Huỳnh Thị Thanh Hiền, cán bộ ngoại giao, và Richard Dudman, cựu Tổng Biên tập tờ Sant Louis Post - Dispatch, đã có mặt tại phòng khách Saigon Times. Ở tuổi 76, Dudman trông vẫn nhanh nhẹn và dí dỏm trong câu chuyện. Thanh Hiền nói, họ vừa trải qua một chuyến đi thú vị đến Tiền Giang. “Để làm gì?"  Tôi hỏi. “Để viết lại một câu chuyện tuyệt vời của chiến tranh."  Dudman trả lời. Câu chuyện đời ông đã thu hút tôi đến nỗi, năm 1996, khi thực tập tại báo Boston Globe và Patriot Ledger tôi đã tìm mọi cách để liên lạc và đến thăm nhà ông tại tiểu bang Maine gần đó. Sau đó, tôi viết nhiều về câu chuyện của ông đăng trên các báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao), báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng. Trong khi viết những bài báo này, tôi cũng cố tìm gặp tướng về hưu Trương Văn Cao (Bảy Cao - lúc ấy là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Tiền Giang, sau này về sống tại Bến Tre).

Anh Bảy, anh là ai?

  Không thể nào quên lần đầu tiên tôi gặp anh Bảy Cao, vào ngày 7 tháng 5 năm 1970, thời gian căng thẳng nhất cuộc đời tôi - Dudman nói.
 
  Khi ấy, Richard Dudman, phóng viên tờ Sant Louis Post - Dispatch được phân công đến Việt Nam để đưa tin chiến trường vào thời điểm Nixon mở rộng chiến tranh, tiến quân vào Campuchia để trả mối hận bị tấn công vào Tết Mậu Thân.
 
  Nước Mỹ thời gian đó như đứng bên bờ vực thẳm. “Tôi gặp Bảy Cao chỉ ba ngày sau khi bốn sinh viên Đại học Kent ở Ohio bị vệ binh quốc gia bắn chết trong một cuộc biểu tình phản chiến." Richard Dudman bồi hồi nhớ lại sự kiện đẫm máu, kéo theo làn sóng cuồng nộ ở khắp các khuôn viên đại học Hoa Kỳ. Nixon muôn tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng ở Campuchia nên hạ lệnh tấn công vào ngày 29-4. Ngay tức khắc, ngày 2-5 dân chúng và sinh viên Mỹ bắt đầu những cuộc biểu tình phản đối. Ngày 4-5 vệ binh quốc gia bắn thẳng vào sinh viên Kent: cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự bắt đầu ngay trong lòng nước Mỹ.

  “Tôi bay đến Việt Nam cùng hai đồng nghiệp, mộl nam một nữ . Michael làm cho hãng tin Dispatch News Service (sau này nghe nói có trở lạl và bị chính quyền trục xuất vì vi phạmluật Việt Nam) và cô Elizabeth Pond của tờ Christian Science Monitor, bây giờ đang viết báo nghiệp dư ở Bonn Cộng hòa Liên bang Đức" Richard xúc động, nói trong hơi thở gấp.

  Vào sáng sớm 7-5-1970 cả ba nhà báo tự lái xe từ Sài Gòn đến Phnom Penh, dự định theo chân cuộc hành quân của Mỹ và lính Sài Gòn, dọc theo "xa lộ an toàn". Nhưng chỉ mới nửa đường, khi đang vượt qua thị trấn Svai Riêng, thì bị chặn lại: Họ bị bắt và được những khẩu AK-47 “hộ tống" đi sâu vào những cánh rừng già.
 
    “Tôi chợt nhận thấy mình đang rơi vào nguy hiểm chết người. Bao nhiêu tin tức về những người Mỹ khác bị phục kích và mất tích ở khu này đã làm tôi hoảng sợ"  Richard Dudman thấp giọng như không còn nghe rõ.

  Ông còn là người cao tuổi nhất trong số ba "tù binh" mới. Chính vì vậy, cùng lúc đó, ông cảm thấy có trách nhiệm trấn an hai người đồng nghiệp. “Vâng, nếu còn sống chúng tôi sẽ có một thiên phóng sự tuyệt vời”.
 
  Nhưng, ám ảnh về cái chết vẫn không rời qua những buổi hỏi cung bất chợt do những du kích Khmer đỏ thực hiện dưới “con mắt" đen ngòm của AK. Rồi một ngày, cả ba bị ném lên phía sau một chiếc xe tải.
 
  “Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đi qua những đường mòn rợp bóng cây, vào vùng giải phóngvới những cổng chào sặc sỡ, có cả ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh.”  Trí nhớ của Richard Dudman dường như chưa bao giờ có tuổi. Đến giữa làng, họ bị bịt mắt dẫn đi theo lối ngoằn ngoèo, giữa hàng ngàn người phẫn uất với tiếng chửi mắng, và hình như, có người đã nhổ vào mặt họ.
 
  “Bọn chúng là điệp viên CIA " giọng người Việt nói đầy giận dữ.
 
  ''Không, chúng tôi là nhà báo quốc tế." Michael cố gắng thanh minh bằng vốn tiếng Việt sẵn có.
 
  Một cú đấm bất ngờ làm Michael khuỵu xuống. Rồi đến lượt Richard.
 
  Cuối cùng, họ nghe một giọng khác, nhẹ nhàng hơn: “Hãy cho họ uống nước”  Và nói với hai nhà báo bị nghi ngờ: "Các anh không nên nói láo."
 
  Người này là một trung úy còn rất trẻ. Ông hỏi những câu ngắn gọn, nhưng rõ ràng và hứa sẽ trả tự do nếu cuộc điểu tra chứng minh họ là nhà báo, chứ không phải là gián điệp CIA giả dạng.
 
  Những hồi tưởng vẫn tiếp diễn bởi những khám phá bất ngờ. ''Chúng tôi di chuyển vào ban đêm, khi thì bằng xe hơi, khi thì xe đạp và phần lớn là cuốc bộ. Ban ngày dừng lại ngủ trong lều của nông dân” Richard nói.

  Những người đồng hành đã trở thành thân thiện từ lúc nào không hay. Đến ngày thứ 40 - Richard đếm từng ngày như một cách giết thời gian, bỗng người sĩ quan cao to hôm nào xuất hiện với đôi mắt và nụ cười nhân hậu. ông nói: ''Tôi đã được lệnh thả các anh.”

  Đó là ngày 15-6-1970.

Nhiệm vụ hoàn thành

  Vào năm 1972, chính nhà báo Dudman được chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời đến Hà Nội. Sau đó, ông đã viết nhiều bài tường thuật trực tiếp từ Hà Nội kêu gọi dân chúng Mỹ phản đối cuộc chiến tranh tàn bạo mà Mỹ gây ra tại Việt Nam.
 
  Và từ ấy, ông ước mong được biết tên tuổi của người đã trả tự do cho ông và viết lại "thiên phóng sự tuyệt vời" như một phần thưởng vô giá của tình người mà ông từng nhận được.

  Ánh sáng hy vọng lóe lên vào tháng 12-1993, 18 năm sau, có người bạn của Richard Dudman là Tim Kinh gọi điện cho vợ ông báo tin: trên tờ Newsweek có bài báo nhắc tới ông. Chính ký giả David Hackworth của Newsweek đã pha đèn vào sương mù ký ức, khi ông trích lời một tướng Việt Cộng về hưu rằng, vào năm 1970, ông và các đồng chí của ông đã thả ba nhà báo Mỹ bị tình nghi là gián điệp vì "Họ ăn quá nhiều. Một trong ba người đã ăn gấp 10 lần khẩu phần của chúng tôi " Tướng về hưu Bảy Cao nói với Hackworth. Nhưng nỗ lực tiếp theo từ Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giúp Richard tìm ra địa chỉ tướng Bảy Cao, giúp ông làm xong công việc mà, nói như người Việt Nam, ông đã có thể an lòng nhắm mắt. Còn với Richard: “Chưa nói được tiếng cám ơn đó thì vẫn chưa trọn đạo làm người".
 
  Khi Richard thăm nhà Bảy Cao, có lần giữa câu chuyện hàn huyên, ông hỏi phòng vệ sinh, tướng Bảy Cao tự nhiên dẫn ông ra con kênh nghiêng bóng dừa trước căn nhà lộng gió. "Ồ, có lẽ, phòng vệ sinh nhà anh lớn nhất thế giới” Richard cười. Anh Bảy tỉnh bơ: “Anh đùa cũng như tôi, khi nói với Hackworth rằng các anh ăn quá nhiều, không chịu nổi, phải thả”.
 
  Bảy Cao cho biết cú đấm mà Richard nhận là vi phạm chính sách, nên người tung ra cú đấm phải bị kỷ luật: anh ấy đã bị giáng chức từ trung úy xuống trung sĩ. Bảy Cao ngậm ngùi : “Tôi bắt anh ấy đến xin lỗi các anh, nhưng không may anh ấy đã hy sinh vài ngày sau đó khi quân ngụy tấn công vào ngôi nhà nơi đã giữ các anh.”  Richard nghĩ rằng cách mà Bảy Cao lý giải chiến thắng của Việt Nam cũng đơn giản: "Lúc đầu người ta nghĩ các anh là điệp viên, là kẻ thù, nên họ manh động. Nhiều ngườì trong số du kích có gia đình hoặc thân nhân bị lính ngụy hay Mỹ tàn sát. Hãy hiểu sự phẫn nộ của họ".
 
  Từ lâu, Richard vẫn mơ hồ rằng việc thả ông là do sự can thiệp quốc tế nào đó, nhưng tướng Bảy Cao đã tiết lộ: "Chúng tôi phải điện cho Hà Nội xin phép được trả tự do cho các anh. Tất nhiên Hà Nội đồng ý vì nhà báo không phải kẻ thù. Chính sách đó cũng sáng ngời như chính nghĩa của chúng tôi” Bảy Cao nói, giọng vẫn khỏe khoắn như ngày nào.
 
  Nhưng Richard hiểu rằng ông may mắn biết bao, bởi vì làm sao có thể trách được sự ngộ nhận của chiến tranh. Năm 2000, nhân kỷ niệm 25 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Richard Dudman đã thực hiện được ước mơ cao hơn: đưa bà Helen Dudman - vợ ông đến Việt Nam để cùng nói lời cám ơn, bởi chính bà mới là người “thọ ơn" nhiều nhất. Hạnh phúc lớn nhất của bà là người chồng mất tích trong vùng chiến sự, bỗng trở về nhà.
 
  Năm nay, 2005, kỷ niệm ba mươi năm giải phóng, chúng tôi muốn giới thiệu cuốn sách của Richard Dudman, sau khi được trả tự do. Tất nhiên, dưới mắt một nhà báo Mỹ đang bị bắt giữ, những nhận xét lúc đó "không dễ dàng", nhưng cuối cùng, tính nhân bản và vị tha giữa người với người luôn được chiếu sáng, không phải từ một phía, mà từ nhiều phía khác nhau, thậm chí phía đối địch.

Trần Ngọc Châu
Bến Tre 1996-2005
(Bài đã đăng trên tạp chí Nghề báo của
Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh,
số 29, tháng 3-2005)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2008, 11:30:27 am gửi bởi chichbong » Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #1 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 11:28:14 am »

I
BỊ BẮT

  Một du kích Việt Nam gầy gò nhô ra khỏi lùm cây, chĩa thẳng  mũi súng tiểu liên do Trung Quốc chế tạo vào người chúng tôi, và như thế chúng tôi đã bị bắt, chỉ năm phút sau khi mới vừa ngờ ngợ rằng có gì đó không ổn.

  Beth là người đầu tiên nhận ra chiếc xe mướn của chúng tôi là vật duy nhất đang di chuyển trong cảnh đồng không mông quạnh của vùng quê Campuchia.

  "Hình như không gian yên tĩnh một cách không bình thường?" Beth nói.

  Mike và tôi đều đồng ý rằng xa lộ vắng vẻ một cách kỳ lạ vào giữa trưa một ngày đầu tháng 5 đầy nắng. Không một bóng người trên lối mòn bùn đất giữa con đường dầu hắc và những cánh đồng khô cháy trải dài đến tận chân trời. Không tiếng khóc trẻ sơ sinh, không tiếng nô đùa trẻ nhỏ, không tiếng chó sủa bâng quơ đâu đó quanh những căn nhà lá, suốt dọc đường chính từ Sài Gòn đến Phnom Penh.
 
  Người cuối cùng mà chúng tôi đã gặp là một lính gác Campuchia cách hai dặm ở ngoại ô thị xã Svai Riêng, nơi mà người ta dùng những thùng đựng dầu để chặn đường.
 
  "Có lính phía trước không?" Beth đã hỏi anh ta bằng tiếng Pháp.
 
  “Có”

  “Chúng tôi đi tới được không” Beth lại hỏi.

  “Được, nhưng không ích lợi gì."

  Một từ mơ hồ, nhưng có lẽ anh ta muốn khuyên chúng tôi nên cẩn thận.
 
  Ngay cả quang cảnh của thị xã Svai Riêng cũng làm chúng tôi cảnh giác rồi. Nhưng lúc đó là đúng ngọ, nên cuối cùng tôi tự lý giải rằng thành phố đang nghỉ trưa. Vấn đề lớn nhất của chúng tôi vào thời điểm đó là làm sao cố đuổi kịp đội quân xâm nhập của Mỹ và Nam Việt Nam mà lúc đó chúng tôi tưởng là đang đi phía trước chúng tôi.
 
  Lưu ý của Beth khiến chúng tôi lo lắng rằng mình đã phạm một sai lầm không thể tha thứ là đi vào vùng trắng (no-man’s-land) - một thuật ngữ thường dùng trong những cuộc chiến tranh quy ước cũ, nơi mà chiến tuyến đã được xác định rõ ràng. Nhữmg lính chiến hai bên mặc đồng phục và có thể phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, kéo dài 9 năm, không có một chiến trường như thế (*).

  Các lực lượng Mỹ, quân đội Sài Gòn, các chế độ Vientiane, Phnom Penh kiểm soát được không phận và các thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, và như vậy, hầu như có thể đi lại thoải mái vào ban ngày. Nhưng ban đêm thì du kích cộng sản lại xuất hiện ở nông thôn và lẩn đi khi mặt trời lên. Phần lớn Đông Dương đã trở thành “vùng trắng" như vậy. Cả ba chúng tôi - Elizabeth Pond của tờ The Christian Science Monitor, Michael Morrow làm việc cho hãng tin Dispatch News Service International, và Richard Dudman thuộc tờ Sant Louis Post - Dispatch  - đã đi trước lực lượng xâm nhập mà chúng tôi tưởng là mình đang theo sau và còn trước cả các toán trinh sát đặc nhiệm của lực lượng Mỹ.
----------------------------------------------
* Đây là nhận định của tác giả - một người Mỹ. Thực ra với người Víệt sự phân biệt bạn, thù  trong cuộc kháng chiến 9  năm chống Pháp là không hề mơ hồ. (ND)
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #2 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 11:29:50 am »

  Chúng tôi ý thức rõ tình trạng nguy hiểm của mình vì ngay sau khi Beth cảnh giác rằng chỉ có một mình chúng tôi ở đó, chúng tôi nhận ra con đường đã bị cắt bởi một chiếc cầu sụp đổ hoàn toàn. Không có một vọng gác hay dấu hiệu báo động nào, duy nhất chỉ là những nhịp cầu gãy cắm dốc ngược bên dưới. Mike, một tài xế lành nghề, cố gắng quay xe trở lại hướng Svai Riêng.
 
  Chạy không hơn trăm thước thì một thanh niên mặc áo thun xanh đậm bước ra khỏi lùm cây rậm rạp hai bên đường. Anh ta chĩa mũi súng AK-47 vào chúng tôi và nói một tràng tiếng Việt. Mike nhanh chóng dừng xe lại. Chúng tôi ra khỏi xe với hai tay giơ lên cao. Mike rành tiếng Việt, nói với anh ta: “Chúng tôi không phải lính. Chúng tôi là nhà báo quốc tế. Chúng tôi không phải người Mỹ. Chúng tôi là người Canada."

  Một thanh niên Campuchia cũng mang một khẩu súng tương tự xuất hiện bên cạnh anh du kích đầu tiên. Họ ra lệnh cho chúng tôi bỏ máy ảnh và móc tất cả vật dụng trong túi ra bỏ xuống vệ đường.
 
  "Quay lại."

  "Tôi sợ các ông bắn chúng tôi," Mike nói.
 
  "Tôi không bắn các anh đâu," người du kích nói. "Hãy quay lại và đi xuống đường đó, hai tay giơ lên khôi đầu." Mike dịch mệnh lệnh này cho Beth và tôi, rồi chúng tôi bắt đầu đi.
 
  Cảm giác của tôi pha lẫn giữa lo sợ và thích thú. Tôi ý thức rằng mình có thể bị bắn ngay và vùi trong một nấm mộ sơ sài nào đó.

  Một ngày thật ý nghĩa. Thứ năm, ngày 7 tháng 5 năm 1970, sáu ngày sau khi Tổng thống Nixon tuyên bố gửi bộ binh Mỹ đến Campuchia để tiêu diệt những căn cứ địa cộng sản trên vùng biên giới, nhằm bảo vệ an toàn cho các lực lượng Mỹ đang chiếm đóng miền Nam Việt Nam. Cách đó bảy tuần, Lon Nol và Sirik Matak đã làm một cuộc đảo chính lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk và biến chế độ trung lập vùng đệm Campuchia thành một đồng minh của Mỹ và chế độ Sài Gòn.

  Tôi ý thức rõ rằng thật dễ hiểu khi chúng tôi bị nghi ngờ là ngươi thuộc lực lượng xâm lăng. Chiếc xe mà chúng tôi mướn đêm trước tại Sài Gòn trông chẳng khác gì một chiếc xe Jeep nhà binh, mặc dù nó đã được sơn màu xanh biển - loại xe dẫn đường dân sự quốc tế.
 
  Nhưng cả ba chúng tôi thì trông chẳng có gì là lính tráng cả. Mái tóc đỏ của Mike đã bắt đầu dài và tóc mai của cả hai chúng tôi đều đã mọc khá dài. Chiếc đầu hói của tôi cho thấy tôi đã quá già để có thể đi lính. Tôi đã 52 tuổi, còn Mike mới 24 và Beth 33. Không ai mặc đồ nhà binh như những phóng viên Mỹ thường mặc. Mike khoác chiếc sơ-mi sọc thùng thình và chiếc quần đen. Beth mặc áo khoác màu sáng và quần thun đen. Cô cột tóc bằng một dải khăn lụa nâu sẫm. Cả Beth và Mike đều cận thị và đeo kính dày cộm. Cả hai đều mang xăng-đan da. Nếu không có áo khoác kiểu phóng viên, tôi ăn mặc trông như đang đi đảnh gôn hay chơi quần vợt: áo thun trắng với nhãn hiệu cá sấu nhỏ trên ngực và quần thể thao trắng. Ba chúng tôi đều không mang theo vũ khí.

  Từ lâu rồi, cả ba chúng tôi đều là những người phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi vốn lạc quan và cảm thấy an ủi với hy vọng đây là dịp đầu tiên tiếp xúc với “phía bên kia” của cuộc chiến mà tôi đã viết hơn mười năm qua.
 
  Trong lúc cuốc bộ dưới cái nóng đẩy hơi ẩm của buổi trưa, sau khi leo xuống bên này cây cầu gãy rồi lại leo lên phía bên kia, chúng tôi bắt đầu bớt sợ. Cuối cùng, chúng tôi đã vượt qua những giây phút chết người ban đầu và vẫn còn sống. Điều phải làm bây giờ là thuyết phục các du kích rằng chúng tôi thật sự là những phóng viên dân sự. Mike và tôi cùng vượt lên trước những người khác. "Nếu sống sót," tôi nói “chúng ta sẽ có một thiên phóng sự tuyệt vời".
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2008, 07:36:14 pm »

  Mike cố bắt chuyện bằng tiếng Việt với người du kích mặc áo xanh, hỏi quê của anh ấy ở đâu. "Bến Tre" anh thanh niên trả lời. Đó là một địa danh miền Nam Việt Nam nơi mà một đại tá Mỹ từng tuyên bố: "Chúng ta phải tiêu diệt ngôi làng ấy để cứu nó," nhằm hình tượng hóa toàn bộ chính sách của Mỹ ở phần lớn Đông Dương. Câu trả lời của anh du kích cho thấy anh có lý do đặc biệt để thù ghét người Mỹ. Điều đó cũng hé lộ cho chúng tôi biết rằng anh ấy là người miền Nam. Có lẽ là một Việt Cộng, hay chính xác hơn là một người lính Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
 
  Bỗng từ xa, chúng tôi nghe thấy tiếng máy bay trực thăng. “Đi, đi, đi”- người du kích thứ nhất la lên. Chúng tôi chạy, hai tay che trên đầu Không có gì che chắn cả, ngoài nhưng tán cây xanh rậm rạp hai bên đường. Vài cây ngã đổ, nằm chắn ngang con lộ như dấu hiệu cấm đường Những đám mạ khô cháy trải dài mút mắt bị chia cắt bỏi nhữg bờ ruộng phủ đầy cỏ xanh và rải rác nhữg bóng dừa cao.

  "Ném giấy thông hành của anh đi," Mike nói nhỏ. Tôi vẫn còn giữ giấy thông hành màu xanh của Mỹ trong túi, không muốn mâu thuẫn với lời nói dối của Mike rằng chúng tôi là người Canada bằng cách bỏ giấy thông hành xuống vệ đường cùng những thứ vật dụng linh tinh khác. Bây giờ tôi quyết định không để lộ nó ra, khi so sánh nguy hiểm giữa một bên bị phát hiện là người Mỹ và một bên bị phát hiện cố tình che giấu quốc tịch của mình. Tôi bắt đầu mệt nhoài: "Tôi không biết sẽ chịu đựng được đến bao lâu nữa'?" Tôi bảo Mike. Beth đang lết bết ở đằng sau. Hai hay ba du kích đạp xe đạp gia nhập đoàn chúng tôi từ những chỗ núp hai bên đường. Một người cho Beth ngồi lên phía sau xe và cô đã vượt qua chúng tôi với một nụ cười tươi rói.

  Đi được chừng hai dặm, chúng tôi được lệnh phải rẽ xuống một đương mòn và dừng lại trước một túp lều tranh. Khoảng sáu người, cả nam lẫn nữ xuất hiện. Họ ra lệnh cho tôi và Mike cởi bỏ quần dài và cả ba đều phải tháo giày dép và giao cho một trong những du kích nam. Anh này ra dấu cho chúng tôi ngồi xuống một chiếc ghế dài thấp trong khi thọc tay vào túi quần và khám xét cả giày dép. Anh tịch thu thẻ thông hành, con dao bỏ túi và chiếc khăn tay, rồi trả đồ đạc lại cho chúng tôi. Anh cũng trả kính đeo mắt cho tôi. Lúc chúng tôi mặc áo quân, một phụ nữ Campuchia mắt đen, trùm khăn trên đầu, mang tới một thau nước và đặt trước mặt chúng tôi, nói một câu gì đó bằng tiếng Việt. "Chúng ta có thể rửa tay, rửa mặt," Mike nói. Nước mát lạnh thật khoan khoái. Một phụ nữ khác mang một ấm trà bằng sứ và rót trà nóng vào ba tách thủy tinh.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2008, 07:37:43 pm »

  Sau mấy phút nghỉ ngơi, chúng tôi được lệnh ngồi lên yên sau của ba chiếc xe đạp tiếp tục khoảng đường mù mịt bụi. Ba thanh niên đèo chúng tôi đi hết nửa dặm đường, đến một căn nhà khác - một nhà sàn - với khoảng hai mươi người tập trung trên sàn nhà có tam cấp đi lên. Phần lớn đàn ông có mang vũ khí. Còn lại là phụ nữ và trẻ em. Nơi đây trông có vẻ là bộ chỉ huy. Chúng tôi ngồi trên một chiếc giường thô sơ ghép bằng ba miếng ván và cuộc thẩm vấn đầu tiên bắt đầu:
 
  “Các ông là ai?" một thanh niên mặc sơ-mi đỏ hỏi bằng tiếng Việt.

  “Chúng tôi lâ những nhà báo quốc tế," Mike trả lời. “Tôi là người Canada, cô này cũng vậy" (chỉ vào Beth) còn anh này là người Mỹ" (chỉ vào tôi). Tôi đã dặn trước Mike là tôi muốn nói rõ tôi là người Mỹ tốt hơn là che giấu.
 
  "Các ông làm gì ở đây?"

  “Chúng tôi đi từ Sài Gòn sáng nay. Chúng tôi chạy theo Quốc lộ 1 qua Campuchia nhằm quan sát và viết tin tức về kết quả cuộc tấn công của Mỹ và các lực lượng Sài Gòn. Chúng tôi không hề biết mình đã đi vào vùng giải phóng."

  "Xe này của ai?"

  Mike bảo với anh ta xe đó do chúng tôi mới mượn đêm qua của một người bạn Mỹ ở Sài Gòn và nhấn mạnh đó không phải là xe nhà binh. Chủ nhân chiếc xe là một trưởng đại diện ủy ban trách nhiệm cứu trợ trẻ em Việt Nam bị thương và bỏng do chiến tranh.

  Cuộc thẩm vấn tạm dừng. Hình như có vẻ hợp lý. "Chúng ta sẽ phải làm việc lại sau khi tất cả những chuyện này chấm dứt," tôi nói với Mike và Beth. "Vì vậy ngay bây giờ, Mike, tốt nhất anh hãy nói với họ trả lại chúng ta giấy, bút để chúng ta làm công việc phóng viên của minh." Nhưng một câu hỏi khác cắt ngang. Người đầu tiên thẩm vấn có vẻ có thẩm quyền, nhưng rồi anh ta dừng lại để nhường cho một người già hơn, chừng 45 tuổi, với một mắt bị hỏng. Chúng tôi để ý ông từ trước, với vẻ ngạo mạn và thiếu kiên nhẫn. Ông mặc quân phục ka ki, không quân hàm.
 
  “Chúng tôi nghĩ các ông là nhân viên CLA." ông bảo Mike bằng tiếng Việt.

  “Không đúng. Chúng tôi là nhà báo quốc tế. Chúng tôi không làm việc cho chính phủ Mỹ."

  "Vậy các ông làm gì ở đây?"

  Mike lại kể về chuyến đi từ Sài Gòn lên đây cho đến khi bị bắt.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2008, 07:39:03 pm »

  Người đàn ông chột mắt lắng nghe một cách lạnh lùng, rồi bỏ dở, xoay ra khám xét những vật dụng của chúng tôi, kể cả cái túi ngủ qua đêm, lôi từ trong xe ra. Không thấy các máy đánh chữ của chúng tôi đâu. Khi những du kích phát hiện cuộn tiền Việt của tôi, thì người chột mắt hỏi bao nhiêu. Tôi đoán chừng 35 ngàn đồng mà tôi đã đổi tối qua để trả tiền khách sạn Continental ở Sài Gòn. Một người khác đưa máy ảnh của Mike lên cao và chỉ vào vết nút trên ống kính lọc và thắc mắc nó có bị làm hỏng không.

  “Nó chỉ là cái kính lọc thôi," Mike nói. “Ống kính không hỏng, và có lẽ có vết nứt là do khi tôi bỏ máy ảnh xuống đường. Không sao đâu."

  Một thanh niên nhìn chiếc đồng hồ đeo tay của tôi. "Tôi muốn mượn cái này," anh ấy nói và tháo nó ra khỏi cổ tay tôi. Tôi bảo Mike: “Nói giùm với anh ấy là cứ lấy đi, nhưng nhớ đó là quà tặng của cha tôi nhân sinh nhật 21 của tôi, đã ba mươi mốt năm rồi." Tôi không hiểu tại sao tôi cứ nghĩ câu nói đó có thể làm sự việc khác đi hoặc không biết là Mike có dịch không, anh ta vẫn thường “kiểm duyệt” tôi khi anh nghĩ là nên làm như vậy. Thôi, coi như cái đồng hồ đó đã bị hôi của, nhưng sau một cuộc thảo luận nó được xem như vật chung, và được đặt lại vào chiếc túi ni-lông của Beth cùng tiền bạc và máy ảnh của chúng tôi.

  Một phụ nữ trẻ khác quấn xà-rông in hoa và tấm khăn che đầu dẫn Beth lên cầu thang đến phòng chính của căn nhà. Họ trở lại vài phút sau đó. Beth đã được lệnh cởi bỏ quần áo để khám xét. Sự tôn trọng quyền riêng tư cá nhân đối với Beth cho thấy đó là một dấu hiệu lốt lành.

  Một thanh niên Campuchia nói được một ít tiếng Pháp bảo với Beth rằng anh ấy là sinh viên ở Phnom Penh được “phép” tham gia cách mạng - một đặc quyền chỉ dành cho những người lính đã được huấn luyện. Anh ta rất thích thú khi biết Beth đã ở Tiệp Khắc nhiều tháng. Nhưng Người Độc Nhãn đã quát anh ta bằng tiếng Việt. Cuộc nói chuyện thân mật bị cắt ngang bất ngờ và anh thanh niên bỏ đi.

  Một du kích Campuchia vào, đội nón vải ka ki lính Mỹ, với chữ “EU.N.K." trên vành mũ lật lên phía trước. Chúng tôi đoán chắc đó là những chữ viết tắt của Mặt trận Thống nhất quốc gia Campuchia “From Uni National du Kampuchiea), phong trào chính trị mới do Hoàng thân Sihanouk lãnh đạo được Hà Nội hậu thuẫn.
 
  Một người trông lớn tuổi hơn đi vào nhà, một người Việt khoảng 45 tuổi, mái tóc muối tiêu của ông dựng đứng, đã lâu không cắt. Sau vài phút to nhỏ với Người Độc Nhãn, ông bắt đầu cuộc thẩm vấn mới với chúng tôi. Vẫn những câu hỏi tương tự, những câu trả lời tương tự. Chúng tôi là ai? Chúng tôi ròi Sài Gòn lúc nào?. Tại sao chúng tôi xâm nhập “vùng giải phóng"'? Ông ta cau mày như không tin mấy những câu trả lời của Mike. Đó là một cuộc đối thoại dài dằng dặc bằng tiếng Việt.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2008, 07:41:33 pm »

  “Ông đi xe đạp được không?" viên sĩ quan Độc Nhãn hỏi Mike. Ông nói chúng tôi có thể tự mình đi xe đạp với sự hộ tống của bốn du kích, súng quàng vai, dọc theo con đường lầy lội với những lối rẽ vuông góc giữa những cánh đồng lúa.

  Chúng tôi đạp xe khoảng hai dặm cho đến khi gặp một chiếc xe tải nhà binh hai tấn rưỡi đậu bên lề xa lộ dẫn tới một ngôi làng khác. Tấm bạt phủ trên xe và thân xe được ngụy trang bởi nhữg cành cây tươi mới bẻ. Chúng tôi có thể thấy rõ chữ Skoda phía sau xe, chứng tỏ đó là một trong những xe tải Tiệp Khắc viện trợ cho quân đội Sihanouk khi ông vẫn còn là lãnh đạo Nhà nước Campuchia và được những người linh đào ngũ đem theo khi ông bị lật đổ.

  Hai người đàn ông ngồi tựa phía sau xe và ra lệnh cho chúng tôi bước lên thùng xe bằng cửa sau. "Họ bảo ngồi xuống sàn xe và không được nhìn ra ngoài," Mike nói. Chúng tôi bò trên những khúc gỗ ra sát phía trước thùng xe. Sáu người Campuchia, phần lớn ở độ tuổi 20, mang súng lục, súng trường và một khẩu súng máy nhẹ, leo lên xe theo chúng tôi, đứng canh khi chiếc xe lăn bánh chạy dọc xa lộ.
 
  Một lính gác chĩa mũi súng AK-47 vào ngực tôi. Trong một phản ứng tự nhiên, tôi ra dấu cho anh ta chĩa sang chỗ khác, mà quên rằng tôi không được phép có bất cứ yêu cầu gì . Anh ta bèn nhích mũi súng chĩa thẳng vào đầu tôi và giữ mãi ở đó suốt phần còn lại của hành trình.

  Tôi chỉ biết nhìn mặt trời mà đoán mình đi về hướng Bắc hay hướng Tây. Anh sinh viên Campuchia - thông dịch viên, đã đổi thái độ từ một người hướng dẫn dễ thương thành một chiến binh đầy quyền lực. Anh ta tựa phía sau xe mỗi khi xe chạy qua một khu xóm hay làng mạc, đưa lên ba ngón tay và kêu một điều gì đó có cả từ "người Mỹ". Người ta đã quên điều Mike nói rằng Mike và Beth là người Canada và xem cả ba chúng tôi là những tên Mỹ bị bắt. Tại hai ngôi làng đầu tiên, xe chúng tôi chạy chậm lại, và tôi chợt nhìn thấy một vòm cổng chào dã chiến bằng gỗ, cắm đầy hoa trang trí với những dải ni-lông xanh, hồng và một khung ảnh Sihanouk treo trên cao. Tại một điểm dừng, có người leo lên xe kiểm tra xem những cành cây ngụy trang có chắc không. Mỗi khi xe dừng người ta dành một khoảng thòi gian cho dân chúng được xem tận mắt những tù nhân.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2008, 07:44:37 pm »

  Tại ngôi làng thứ ba, điểm cuối hành trình, dân làng có đến 15 hay 20 phút thay phiên nhau leo lên xe nhìn chúng tôi. Đàn ông, các cậu bé và một người đàn bà leo lên xe, dán mắt vào chúng tôi và giơ nắm tay ra. Một thanh niên lật ngửa bàn tay với móng vuốt như thể muốn cấu nát chúng tôi. Một ông lão má hóp và đôi mắt trợn trừng trèo lên mui xe rồi bắt đầu hét tướng lên và ra dấu với bàn tay mở rộng. "Ông ta bảo hãy nằm xuống," Mike thông dịch. Chúng tôi lập tức nằm úp mặt xuống, hai tay vươn ra. Điều này hình như càng làm ông lão tức giận hơn, cho đến lúc Mike hiểu ra là ông ta muốn chúng tôi ngồi xuống sàn xe thay vì ngồi trên đống gỗ nhỏ.

  Dân làng càng lúc càng hỗn loạn, khi một thanh niên Việt Nam, mặc quân phục mà không đeo quân hàm, đến và ra lệnh cho họ tránh xa chiếc xe tải. Cả anh này nữa cũng hỏi chúng tôi là ai và làm sao chúng tôi có thể đến đây và bị bắt.
 
  “Các ông sẽ không bị bắn đâu," anh ấy nói - “Nhưng chúng tôi phải bịt mắt các ông lại trước khi chúng tôi dẫn các ông ra khỏi chiếc xe tải này." Những mảnh vải Thổ Nhĩ Kỳ bịt quanh mắt và cột lại phía sau cổ chúng tôi chặt đến nỗi cằm chúng tôi b! kéo xuống sát ngực.
 
  Một người nào đó đỡ tôi bằng tay, giúp tôi bước qua miếng ván chắn sau xe xuống đất. Mike, Beth và tôi cầm tay nhau. Tôi tự nhủ bịt mắt chỉ là để đề phòng an ninh mà thôi. Beth lại nghĩ khác “Tôi không cho rằng kết cục sẽ như thế," Mike an ủi Beth. Nhưng Mike nghĩ anh đã nghe một giọng Việt Nam nói là "người ta phải giết tù binh chiến tranh". Mike bảo Beth nên nói chuyện lần nữa với người sinh viên Campuchia và chúng tôi nghe chị thuyết phục bằng tiếng Pháp với người này rằng chúng tôi không phải là nhân viên quân sự. Mike đưa ra tên một người quen trong phái đoàn Bắc Việt Nam tại Paris - người có thể xác minh nhân thân của anh. Cái tên hình như chẳng có ý nghĩa gì đối với họ.
 
  Chúng tôi bị trói ở cổ tay và dẫn ngang qua đám đông dân làng. Chúng tôi có thể nghe họ gào thét và thỉnh thoảng cảm thấy bị đấm sau lưng. Rồi tay của Beth được tháo rời khỏi tay tôi và những bàn tay giữ tôi và Mike bắt đầu lôi hai người chúng tôi đi theo một con đường gồ ghề. “Đi, đi, đi”. Lần đầu tiên tôi thật sự sợ hãi rằng chúng tôi bị mang đi hành quyết, nhưng tốt nhất nên tập trung vào mỗi một chuyện mà chúng tôi có thể - bước từng bước một. “Cẩn thận không thì trật mắt cá bây giờ" tôi bảo Mike. Chúng tôi nắm tay nhau cho khỏi ngã.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 04:30:43 pm »

  Dừng lại một chút. Ai đó nới lỏng nút buộc sợi dây quấn quanh cổ tay chúng tôi. “Đi, đi, đi”, một giọng nói, rồi chúng tôi nghe tiếng nổ của xe gắn máy. Xe chạy, kéo chúng tôi chạy theo sau rất nhanh. Những tiếng reo hò, những nắm đấm giục chúng tôi phải chạy nhanh lên. Mike động viên tôi và kêu lên bằng tiếng Việt, "Ông bạn tôi đã 52 tuổi rồi. ông ấy không thể chạy nhanh như thế này được." Chẳng ích lợi gì. Tôi vấp, gắng đứng dậy, luôn tự nhủ với mình, “Không được ngã. Không được trật mắt cá."

  Chúng tôi chạy loạng choạng như vậy dọc nửa dặm đường hay hơn thế nữa cho đến khi không còn nghe thấy tiếng của dân làng và cảm thấy con đường mỗi lúc dày thêm bụi hay cát. Trong đầu tôi bỗng lóe lên hình ảnh thành phố Huế sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân, nhưng ngôi mộ tập thể mà tôi đã thấy trong những đụn cát bên ngoài thành phố. Tôi ngờ rằng một chuyện tương tự cũng sắp xảy ra đối với chúng tôi. Ý nghĩ đó không làm tôi sợ hãi cho bằng nuối tiếc và thất vọng tràn trề. Tôi tự nhủ: “Mình đang tuổi trung niên. Còn quá nhiều việc muốn làm. Giờ đây toàn bộ câu chuyện sắp sửa chấm dứt chỉ trong một hai phút nữa."

  Chiếc xe gắn máy dừng lại. Một người nào đó thay miếng vải bịt mắt cho tôi, những ngón tay ấn mạnh miếng vải vào hốc mắt để chắc chắn là tôi không thể nhìn thấy. Tay vẫn bị trói chung, Mike và tôi được dẫn thêm vài bước nữa. Chân tôi vấp phải một bậc thềm và màu đỏ thẫm sau miếng vải cột mắt đổi thành màu đen khí chúng tôi "ra khỏi" ánh nắng chiều để bước vào bóng tối của một căn phòng có sàn nhà dơ bẩn.

  Bỗng thình lình tôi nghe một tiếng "rắc" khô khan, và cảm thấy Mike ngã quy xuống đất với một tiếng rên. Tôi nghĩ anh ấy đã bị bắn và người kế tiếp sẽ là tôi. Nhưng đó chỉ là một cú đánh bằng cây quật vào sau gáy tôi tích tắc sau đó, khiến tôi ngã xuống. Tôi nằm đó, mắt vẫn bị bịt kín, sẵn sàng bị đấm đá, nhưng chỉ một lát sau, Mike bảo tôi có ai đó ra lệnh bằng tiếng Việt: "Đừng đánh họ nữa". Tôi được lôi ngồi dậy, tay trói quặt sau lưng, chặt đến nỗi sợi dây có thể đã làm máu ngưng lưu thông nếu trước đó tôi không gồng lên khi các nút được buộc. Tôi cảm thấy Mike ngồi sát bên tôi, thì thầm: "Họ kêu chúng ta dang chân ra." Trong khi ngồi chờ đợi, tôi nghe từ xa tiếng phụ nữ kêu rên vì đau đớn. Tôi đoán chắc Beth đang bị tra tấn. Cùng lúc với nỗi lo về điều có thể đang xảy ra cho Beth và sắp xảy ra cho chủng tôi , tôi côn cảm thấy khổ sở khi phải ngồi thẳng người trong tư thế hai chân dang rộng mà không có gì để tựa sau lung. Lúc đó, điều tôi muốn duy nhất là được tựa lưng vào cái gì đó hay được co chân lên.
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
chichbong
Thành viên
*
Bài viết: 146



« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 04:32:16 pm »

  Một giọng đàn ông quát vào Mike: "Tụi mày là gián điệp Mỹ phải không?" “Tụi mày là CIA, đúng không?"

  "Không" Mike trả lời với giọng khẩn khoản. "Chúng tôi là nhà báo quốc tế. Chúng tôi không có quan hệ gì với Chính phủ Mỹ hay cuộc tấn công vào Campuchia cả. Chúng tôi chỉ cố gắng nói cho người đọc của chúng tôi biết sự thật về cuộc xâm lăng mà thôi. Điều quan tâm của chúng tôi chỉ là sự thật và hòa bình." Anh lặp đi lặp lại rằng anh có quen một thành viên của phái đoàn Bắc Việt Nam tại hội nghị Paris, người đó có thể giúp xác nhận nhân thân của anh.

  “Còn bạn tôi là trưởng văn phòng tại Thủ đô Washington của báo Sant Louis Post - Dispatch, một trong những tờ báo lớn ở Mỹ, tờ báo luôn phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương từ nhiều năm nay. Và đồng nghiệp nữ là phóng viên của báo Christian Science Monitor (Người hướng dẫn Khoa học Đạo Cơ đốc), cũng là một báo lớn ở Mỹ. Cô ấy cũng đã viết nhiều bài chống lại cuộc xâm lược của Mỹ ở Đông Dương. Còn tôi là đặc phái viên của một hãng tin độc lập, Dispatch News Service International."

  Không có lời đáp lại. Chỉ nghe tiếng chân bỏ đi. Mike khẽ dịch cho chúng tôi nghe về cuộc trao đổi giữa bọn họ.

  “Anh có đau lắm không'?" tôi hỏi. "Không sao," anh trả lời. “Tôi chỉ bị bất tỉnh một lát thôi, nhưng có lẽ không bị gãy xương. Nhưng tôi lo về sự tuần hoàn máu ở chỗ tay bị trói".

  Tôi bảo anh ấy có lẽ tôi bị đánh khá mạnh vào phần cứng trên đầu nhưng không đáng lo lắm.

  Một giọng khác, cũng là tiếng Việt, nhưng lần này mềm mỏng và thiện cảm hơn ghé sát vào chúng tôi và nói: "Các ông có sợ không?"

  "Có”, Mike nói, "Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra cho chúng tôi. Vì vậy chúng tôi có lý do để sợ?"

  "Không phải sợ, nếu thật sự các ông là nhà báo. Các ông có muốn uống nước không?"

  “Cho ông bạn tôi uống đi - ông ấy già hơn” Mike nói.

  Tôi cảm thấy miệng ly thủy tinh chạm vào miệng tôi và tôi liền nốc ừng ực. Đó là lần uống nước ngon nhất trong đời.
 
  "Ông ấy bảo chúng ta có thể dựa lưng vào những bao tải sau lưng," Mike nói. “Như vậy dễ chịu hơn. Và chúng ta cũng có thể co chân lên nếu muốn."

  “Có phải dây trói quá chặt không?" người đần ông hỏi Mike. Anh ấy trả lời đúng như vậy, và ngươi đàn ông nhanh chóng nới lỏng những sợi dây trói, rồi nới lỏng thêm lần nữa khi Mike nói tay anh vẫn còn mất cảm giác.

  “Thật không phải khi làm như thế này đối với các ông," người đàn ông bảo Mike.

  “Ông là đại úy phải không?" Mike hỏi.

  “Không, mới trung úy thôi".

  Anh ta im lặng một lúc.

  “Bây giờ chuẩn bị đi tiếp." Anh ta nói. "Các ông sẽ có thể tắm rửa, giặt quần áo và sẽ được cho ăn uống."
Logged

Đời người như một giấc mơ
Nằm mơ thì thấy dậy sờ thì không!!!
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM