Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:05:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 2)  (Đọc 299991 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #460 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 10:44:42 am »

He he! Có em đây! Grin Bà già về mất sức năm 80 nên huy động em ra phụ bán nước ở chợ Trời. Dù gì em cũng tung hoành chợ Trời được mấy năm Grin
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #461 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 03:04:04 pm »

He he! Có em đây! Grin Bà già về mất sức năm 80 nên huy động em ra phụ bán nước ở chợ Trời. Dù gì em cũng tung hoành chợ Trời được mấy năm Grin
chợ giời hiện nay có nhiều đĩa hình bản đép lắm , cái lò s/x của nó đấy . Grin
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #462 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 04:30:49 pm »

Hi hi! Nhà em là kinh nhất món mỡ cừu trăng trắng đóng trong thùng sắt tây loại to đấy bác ah Grin Trời chỉ cần lạnh như hôm nay mà xơi món mì chưa kịp hết hơi đã thấy răng môi bị dính chặt do mỡ cừu đóng.

Bài vè nhà quan của bác tuaans thế này:

Bụng to, trán hói
Ăn nói ba hoa
Đi xe von ga
Bắt gà Tôn Đản

Thời tân binh bọn em cũng có bài vè tương tự

Bụng to, trán hói
Ăn nói khề khà
Về nhà không xin phép
Đi dép thiếu quai

Ắt hẳn là mấy ông sĩ quan.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #463 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 05:39:01 pm »

Sắp tết rồi các bác có biết ngày xưa mỗi lần sắp tết em kinh nhất cái gì không. Đó là đi xếp hàng làm bánh quy gai xốp và xếp hàng mua túi hàng tết với lá dong về để gói bánh chưng. Ngày xưa tầm này là học sinh bọn em đứa thì dành dụm tiền đứa thì xúc trộm của bố mẹ vài bò gạo để đem bán lấy mấy đồng đi Bình Đà mua pháo.
 Phải nói ấn tượng nhất về thời bao cấp ngày xưa là phải ăn cơm độn mỳ sợi và môn xếp hàng đi mua tất cả các thứ như gạo, rau, thịt, cá v..v .
 Bác OldBuff cũng ngồi ở chợ giời đấy à, nhà tôi cũng ở gần đấy thời trước hay đi ra chợ nghe nhạc vàng lắm. Nhất là ra xem mấy bác miền nam ra bán keo dán bát vỡ và thuốc chữa sâu răng. Hì hì tôi chỉ thích xem các bác ấy biểu diễn các môn võ như tỳ giáo vào họng rồi từ từ đẩy cong cả cái cần. Ôi một thời đến cái bát vỡ cũng tìm cách gắn nó lại để còn dùng, mà nào cái bát có được đẹp như bây giờ đâu các bác nhỉ?
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 05:41:42 pm gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #464 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 05:50:56 pm »

Ngày ấy địa bàn nhà em hoạt động là chỗ nhà ông Doanh bán đồng hồ ở ngay cửa chợ giời nhìn sang. Hồi ấy em nhìn một phát là biết ngay đâu là đồng hồ thật đâu là của đểu mà mấy bác giả danh bộ đội về bán Grin.

Loại thuốc chữa sâu răng thì cũng lắm trò! Một tí nước xanh xanh cho đầu tăm thấm vào răng rồi nhúng lên mặt kính kiểu gì cũng thấy đám bọ mẻ bơi lúc nhúc Grin Món bánh quy gai nhà em hay làm chỗ ông Tư phì trên phố Huế (đoạn trên chợ Hôm một tẹo). Công nhận hồi đấy ăn cái gì cũng thấy ngon Cheesy
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #465 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 06:15:51 pm »

Tôi nhớ là ở chỗ rạp Đại Nam trước chứ nhỉ. Nhà tôi hay làm bánh sớm để đỡ bị đông chen nhau nhưng đem về bố tôi bọc ny lon kín lại cho khỏi ỉu bánh rồi đem teo lên gác. Đúng tối 30 tết mới bỏ xuống làm thằng bé ngày nào cũng xé lịch sớm.
 Thế thì bác ở chỗ mà có lối đi tắt ra bến tầu điện, trong đấy có cái chợ tôi cũng có vài lần cắp cặp đi học đường đó rồi qua bà bán gạo đầu ngõ bán vài bơ gạo mậu dịch.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #466 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 06:46:03 pm »

Cửa hàng gia công quy gai chỗ rạp Đại Nam hình như cửa hàng bà Tuyển, sau này đập đi xây KS Kim Đức (nay hình như là KS Đại Nam). Mấy chỗ đấy em cũng từng liên hệ xin nước gạo nuôi lợn nhưng không được Grin
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #467 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 06:56:06 pm »

 Ngày xưa , các bác , nhất là mấy chú bộ đội lơ ngơ mua hàng trong chợ giời , toàn mua phải hàng rởm . Dân buôn bán trong chợ Giời sống chủ yếu bằng hàng rởm .   Không phải tự hào , quần áo bộ đội , mũ cối , dép đúc , em nhìn cái phân biệt được ngay , đồ nào thật , đồ nào rởm . Các bác có nhớ không , ga tầu ( TQ may ) khác ga chiến thắng ( VN may ) , dép đúc thì có đúc Tầu và đúc Quốc phòng , mũ cối thì có cối tầu và cối Hải Phòng ... Bạn bè em toàn dân chợ Giời , sống ở đấy có , dân buôn cũng có . Những năm 81 , 82 ngày nào em cũng tụ tập ở dưới đấy . Vậy mà năm 83 , đợt đảo ngũ về thăm nhà , ra chợ mua cái quần Ka Ki Liên Xô . Rõ ràng đã xem kỹ , đúng quần "Quốc Phòng " , thế mà lúc mang về nhà , mặc vào bó chẽn , đúng quần rởm , hóa ra nó đã tráo mà mình không biết . Ra tìm mãi không thấy thằng bán đâu cả , sau để lại cho mấy thằng bạn đổi hộ . Mấy hôm sau , mấy thằng bạn đưa lại cái quần " Quốc Phòng " xịn cộng thêm 1 đôi dép nhựa trắng  Hà Nội  "khuyến mại " thêm . Dân buôn ở chợ Giời lừa ai thì lừa nhưng  "ngại " nhất là thổ dân ở đấy .
  Cái thời bao cấp còn mấy câu này , các bác nhớ không : Công nhân viên chức thì " ở nhà to ( tập thể ) , ăn bếp to và đi xe to . Hoặc " bắt ở trần , phải ở trần . Cho may ô mới được phần may ô . Năm 80 Ở đầu phố Quang Trung ( hồ A Le ) , có ai đó dán mấy tờ giấy ở đấy , 1 tờ vẽ 1 ông gày nhom ngồi trên cái xe đạp mà 2 lốp buộc kín dây cao su , giỏ xe đằng trước đựng 1 mớ rau muống với chú thích " cho ngày nay " , tay cầm 1 mớ với chú thích " cho ngày mai ", đằng sau " Bóp ba ga " có 2 mớ và " cho 2 ngày sau "  .
  Còn tờ giấy kia là 1 lá đơn tố cáo 1 gia đình công nhân viên chức nhà nước . Đại thể là : Gia đình này gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con đang còn đi học , tổng thu nhập ( luơng công nhân viên chức ) là như vậy ... Mà lại dám ngày nào cũng ăn rau muống ( hồi này không thấy mậu dịch bán rau muống  nữa, toàn phải mua ngoài ) .thỉnh thoảng lại còn " Dám " xào nữa . Nói chung là luơng 2 vợ chồng cộng lại bị thiếu , thế cho nên nhất định là không ăn cắp , tham ô thì cũng buôn gian bán lậu ...
  Sau đó thì CA mang theo cả chó ra giải tán dân và chăng dây không cho ai vào xem nữa .
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #468 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 08:17:07 pm »

hehe , không biết bác Thắng tư tưởng như thế nào chứ lúc đó em nghĩ : đánh nhau vầy chắc mình chỉ sống 6 tháng là cao ..thôi kệ mẹ đời  Grin đằng nào cũng chết thì cố mà chết cho anh hùng , bà già lãnh bằng tổ quốc ghi công cũng đở tủi thân chứ chết do đào ngũ hoặc có trốn về được thì cũng khổ với bọn phường đội , nhục lắm . Thế mà sau này lại thấy cái chết không sợ bằng cái cực , chết đâu không thấy nhưng những lúc cực khổ quá tưởng chừng không chịu nỗi cứ mong một viên đạn nhọn rước đi cho khỏe  Grin
Được cái tuổi trẻ có sức bền lại vô tư không lo nghĩ nên 6 tháng sau đã thích nghi với cuộc sống chiến trường , lúc này vốn tiếng K lận lưng cũng khá đủ để tự ...kiếm ăn nên lại ...cuộc đời vẫn đẹp sao  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #469 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2008, 09:19:11 pm »

   Ái chà ! Hôm nay vắng vẻ quá . Tiếp chuyện quân ngũ với các bác . Từ hôm nay xin đặt tên là  " Nhật ký quân ngũ " để dễ nhớ .
Nhật ký quân ngũ
   
  Cứ tưởng hôm sau thằng Hùng sẽ làm gì mình với anh Khang , hóa ra nó chả làm gì cả . Cái việc nó hành anh em chưa chắc gì đã được đại đội đồng tình ,có lẽ vì vậy nên nó không dám làm to chuyện . Nghĩ thì vậy nhưng vẫn phải cảnh giác vì thằng này thù rất dai . Việc huấn luyện thì vẫn thế , hết đội ngũ lại xạ kích , chả có gì mới mẻ cả . Thỉnh thoảng B cũng báo động nhưng toàn được thằng Nam " Đồng cô " báo trước nên  không bị động và vất vả lắm . C cũng thỉnh thoảng báo động , nhưng nhiều khi chỉ để tập cho lính có tác phong  nhanh nhẹn thôi . Chủ yếu xuống dưới sân tập trung , sau đó ông Sợi C trưởng nhận xét và phê bình B nào nhanh B nào chậm , sau đó thì về đi ngủ . Duy nhất chỉ có 1 lần là :
  Đêm ấy không có kẻng , các A trưởng đánh thức A của mình  và truyền lệnh : " Báo động di chuyển " . Sau đó cả C tập trung dưới sân . Cả C được thông báo  : " TQ đang tấn công dọc biên giới , cả C hành quân lên 800 lập trân địa phòng ngự ở đấy , lên tới nơi sẽ được phát vũ khí  " . Hôm đó ai cũng tưởng thật . Vì vậy mà mang vác nặng thế mà thằng nào cũng đi băng băng . Leo được độ 2/3 đồi thì không biết tin từ đâu truyền ra là chỉ tập thôi chứ làm gì có chuyện TQ đánh . Lúc ấy mới bắt đầu thấy mệt , lính đi với tốc độ rùa bò ... Có những thằng sau khi nghe tin là tập thì không còn đủ sức để đi tiếp nữa , cứ ỳ ra đấy ... Thấy vậy nên ban chỉ huy C quyết định cho nghỉ giải lao và sau đó thì về đơn vị.Phải hàng tuần sau vẫn đau gối vì lần leo 800 ấy .
  Bọn tôi thì cứ xểnh ra là ra thị xã chơi . Thời gian đầu thì vệ binh làm gắt nhưng sau độ 1 tháng thì đi lại thoải mái chả bao giờ bị hỏi , trừ khi mang theo ba lô . Phiên chợ nào ( ngày 5 ngày 10 ) cả bọn cũng phải trốn bằng được ra thị xã . Những ngày này rất vui , người dân tộc ở các bản xa xôi kéo nhau nườm nượp ra chợ . Đặc biệt là người Nùng phản sình cứ từng tốp , nam riêng , nữ riêng hát Lượn . Cứ nhóm nam hát xong thì nhóm nữ hát đối lại , thực ra đây là 1 hình thức tỏ tình của người Nùng . Họ cứ hát như vậy đến tận đêm , sau đó đôi nào phải lòng nhau thì tách ra ... Ở đây bọn tôi mới biết tới món phở lòng lợn , không biết có ngon không nhưng hồi ấy thì thấy rất ngon .
  Ra thị xã nhiều bọn tôi mới biết " Chất "  mấy cô bộ đội " Cái "  ném đá vào tàu hôm chúng tôi lên đây . E công binh 533 làm đường ở Mai Pha ( cách ga LS độ 2 kh ) có 1 C toàn lính nữ Hải Phòng . Mấy cô bộ đội này nổi tiếng ở thị xã , ở  thị xã này không ai dám dây với các cô cả . Đặc biệt là Thu " lỳ " , nói đến Thu " lỳ " ai cũng lắc đầu , lè lưỡi . Đã có nhiều chú lính không biết trêu vào , kết quả là bươi đầu sứt tai ... Lần sau thì cạch đến già . Vì hồi ở nhà hay chơi đá bóng tay nên tôi chơi cũng khá . Cái món này ở LS mới có nên dân ở đây chơi còn kém . Vì vậy cứ mỗi lần ra thị xã là tôi lại được cả bọn cử ra chơi ăn tiền . Lần nào cũng thắng ,có tiền uống rượu nhòe , dần dần chả ai dám chơi với mình nữa . Cũng từ bàn bóng này mà bọn tôi quen Thu "Lỳ " . Có 1 lần mấy anh em rủ nhau vào chơi chỗ Thu " Lỳ " , lúc đi thì thằng nào cũng mạnh mồm , vào đấy thì chả thằng nào nói được câu nào , các em nói hết , cả bọn cứ như mấy tấm bia bắn , đứng để các chi " Bộ đội cái " thi nhau ... Nhả đạn  . Không nhớ hết các em nói gì , chỉ nhớ lúc mới bước vào đã ăn 1 loạt : " Ấy ! Ấy ! Các bác cẩn thận hỏng hết " Bao xe " , " Súng lục " của nhà em ... " . Chả là " Bao xe " và " Súng lục " được phơi 1 dãy dài theo nhà B ở cuối giường . Sau đấy thì cạch , mấy lần Thu " Lỳ " rủ vào đơn vị chơi , cả bọn chối đây đẩy ...
 Sau cái đêm thằng Hùng hành anh em độ 1 tuần tự nhiên thấy nó có vẻ đỡ hẳn đi . Thấy nó thỉnh thoảng còn vui vẻ với anh em , đêm đến không thấy báo động nữa , thấy dễ sống hẳn . Mấy ông dệt 8/3 thì lại lo , mấy ông ấy bảo : " Thằng này tự nhiên giở chứng là thể nào cũng sắp có chuyện đây " . Cũng vì cái tính này của nó mà mấy ông dệt 8/3 đặt cho nó là " Sớm nắng chiều mưa " . Vì nó hay báo động đêm nên anh em trong A toàn ngủ cả giày . Lâu không thấy báo động nên nhiều người đã cởi giày đi ngủ .
  Y như rằng , đêm hôm ấy nó lại báo động , lần này sớm hơn b/t . Thằng Hùng dẫn anh em ra tận trận địa của C5 . Trận địa này nằm trên 1 quả đồi sát đường , Thằng Hùng bảo : " Hôm nay tập tiểu đội phòng ngự " . Nò giải thích qua loa xong thì bảo cả A xuống hào . Trời tối như mực nên không nhìn thấy gì cả , hào thì cỏ mọc ngút đầu , vừa thấy như vậy đã hiểu ngay nó định hành mình kiểu gì rồi ... Chờ tất cả A xuống  hào hết , nó hô : " Xung phong " , thế là tất cả lại lao lên khỏi hào lao tới lớp hào bên dưới ... Cứ như vậy hết bốn , năm lớp hào thì nó cho thôi và về ngủ . Trận địa này nằm cạnh C5 nên bọn tôi gọi là trận địa C5 chứ C5 có bao giờ tập ở đấy đâu . Mấy thằng C 5 toàn ra đấy làm " Quận Công " nên có thể nói là ... Kín hào . Thằng Hùng phát hiện ra điều này nên nó cố tình dắt ra đấy . Ở chân đồi đại đội có 1 cái Giêng , cả A định ra rửa chân tay nhưng nó không cho với lý do : " Để các A khác còn ngủ " . Thế là cứ thế đi ngủ , cả A nồng nặc mùi ... Mấy thằng A1 đang ngủ mà cũng bị tỉnh vì cái mùi ấy . Sáng dậy mới thực sự thấy khiếp khi nhìn rõ quần áo , giày dép ra sao ... Chân tay thằng nào cũng đầy vết cào rớm máu  của cỏ xước .
  1 lần trong giờ sinh hoạt A , có thằng nào đấy " Bủm " . Thế là thằng Hùng bắt cả A đứng nghiêm để sinh hoạt vì không thằng nào chịu nhận .Thấy vô lý nên tôi không đứng với lí do : " Thằng nào làm , thằng ấy chịu " . Có lẽ vì nó tức mình từ lâu rồi nên nó xông đến giúi tôi 1 cái ngã ngửa xuống sạp . Bị bất thình lình , điên lên tôi xông vào đánh nó . Mấy thằng bạn thấy thế liền xông vào can " Đểu " , thế là nó bị tôi đánh túi bụi . Đang điên lên chả biết sợ là gì nữa , chỉ đến lúc anh Chỉ B trưởng quát lên , tôi mới dừng tay . Cũng may , có anh Dự A trưởng A2 làm chứng là nó đánh tôi trước nên mặc dù bênh nó , đại đội cũng chỉ phạt tôi nhẹ và làm kiểm điểm . 1 tuần liền , cứ đi tập về là phải đi cắt 1 gánh gianh  nộp nhà bếp xong mới được ăn cơm . Mấy thằng bạn cắt hộ nên cũng không vất vả lắm . Sau lần đó , không biết vì sợ bọn tôi hay do bị đại đội nhắc nhở , thằng Hùng hiền hẳn , không còn hành anh em như trước nữa .
   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM