Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:29:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những hình ảnh ít biết về kháng chiến chống Pháp  (Đọc 306653 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
banzua
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #340 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 11:22:35 am »

Bài này nghe xưa quá bác Khôi nhỉ? Không lẽ Phòng Nhì chúng nó không kiểm tra được?
Có chứ, bọn Phòng Nhì còn nhận được cả mấy bản tố cáo ông này của nhân chứng biệt đội "Phrăng-xoa" sống sót nữa cơ. Bọn này nói là đã nhận ra ông này trong toán của tay Vandenberghe và cũng ngạc nhiên là làm sao Việt Minh cội như ông ta lại có thể hồi chánh được. Nhưng cũng chưa thấy phản ứng gì thì Vandenberghe đã tiêu...
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #341 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 05:53:26 pm »

Có lẽ cái khẩu hiệu ấy phải là: Không biết sợ - Không cảm tình mới có lý chứ nhỉ?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #342 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 06:43:35 pm »

số phận của nhân vật "Nguyen Tinh Khoi" (Nguyễn Đình Khôi???) này cũng mờ ảo. Theo thông tin của bọn Pháp, nhân vật này nguyên là 1 đại đội trưởng ở trung đoàn 36, chỉ huy trận đánh nhà thờ Nam Định, tiêu diệt đại đội biệt kích Phrăng-xoa đêm 28-29/5/1951. Nhưng ngay sau đó đã ra lệnh bắn chết tại chỗ tất cả các tù binh của nhóm biệt kích này vì vậy nên đã bị kiểm điểm, mất chức và "hồi chánh". Nhờ chức vụ và kinh nghiệm chiến đấu anh này được đưa thẳng về làm sỹ quan huấn luyện đội biệt kích "cọp đen".
Khi Vandenberghe bị giết xong nhân vật này cùng với vài cọp đen cựu Việt Minh đã biến mất cùng với rất tất cả súng đạn của họ. Khi em đọc cái này trong sách Pháp em thấy nó giống chuyện Chu Du đánh Hoàng Cái quá!!!

Bên forum Lê Dương có thông tin này, do một sĩ quan biệt kích Mỹ từng đi lính dù Pháp post:

Trích dẫn
While looking over potential recruits to replace their losses at Ninh Binh, Vandenberghe ran across a young Viet Minh officer who had commanded the lead platoon in the assault that overran two companies of the 3rd REI at Dong Khe in 1950. Captured during the Day river battles after a violent argument with his political commissar, he now claimed to be willing to take up arms against his former comrades in exchange for being reunited with his wife and children. Against the advice of both his French and Vietnamese deputies, Vandenberghe recruited this Viet Minh. It appeared to be a wise decision, as the new recruit proved himself implacable in combat, and saved Vandenberghe’s life on two occasions. He was rewarded by rapid promotion to lieutenant of suppletifs. By early January 1952, however, he had infiltrated enough of his former Viet Minh comrades into the unit to launch an attack from within that killed Vandenberghe, his mistress, and the second senior French Sergeant. Those loyal commandos not killed in the takeover were marched off to captivity. The lone escapee, by virtue of his having been personally ordered out on ambush that night, was Vandenberghe’s Vietnamese deputy, Tran Dinh Vy.

Theo đó bác Khôi này từng chỉ huy trung đội xung kích tiên phong trong trận diệt hai đại đội Pháp tại Đông Khê năm 1950. Bị bắt tại trận sông Đáy sau khi cãi nhau với chính ủy(?), sau khi hồi chánh lập công lớn, được phong tới Trung uý (bản địa). Sau khi tạo phản giết Vandenberghe (cùng với bồ và chỉ huy phó), đã bắt tất cả các tên khác trong đội biệt kích mang về phía ta(?).

Cũng có thông tin là đội biệt kích của Vandenberghe có lúc có tới 2/3 là Việt Minh hồi chánh, mặc quân phục, mũ mão Việt Minh để luồn sâu đánh hiểm. Thể nào bác Buff cũng sắp cho xem ảnh  Grin

Bác dongadoan: regret tiếng Tây là tiếc, nuối, hối hận...đại khái thế, dịch là "Cảm Tình", "Cảm Tính" hay "Cầm Tinh" kiểu gì thì cũng vô lý tuốt.  Tongue
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #343 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 08:08:22 pm »

"Sans peur - Sans regret" = "Không biết sợ - Không cảm tính" là dịch theo thứ tiếng Việt không dấu của anh thông ngôn nào đó khi đắp doanh trại cho biệt đội Văng-đăng ở xứ Nam Định vào năm 1951. Có lẽ thông ngôn cũng băn khoăn như các bác bây giờ chăng? Grin

Tiếng Tây, Sans regret có thể là Không tiếc nuối, cũng có thể là Không hối hận, Không đớn đau, Không dằn vặt, Không day dứt về một cái gì đó, một việc gì đó mà một người có bổn phận lẽ ra phải thực hiện hoặc không được thực hiện tác động lên sự vật, hiện tượng được đề cập. Túm lại, đã là cảm tính đúng sai của người mang bổn phận thì không có chuyện tuân theo mệnh lệnh ban ra từ người khác một cách mù quáng. Vậy lính biệt kích có thể và có được phép từ chối nhiệm vụ vì cảm tính được ru?! Trong quân đội nói chung, trong một biệt đội chuyên làm nhiệm vụ đặc biệt nói riêng, cảm tính của biệt kích không thể và không được phép đi ngược lại bổn phận tuân thủ quân lệnh của cấp chỉ huy.

Vì vậy, khẩu hiệu của mỗi biệt kích trong biệt đội Văng-đăng là "Không biết sợ - Không cảm tính" có lẽ nên được hiểu như thế!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #344 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 08:27:53 pm »

Ảnh 23:

Titre: Le fanion du commando nord-viêtnam n° 24 (commando "Vandenberghe" ou "des tigres noirs") portant inscription de ses victoires et la devise "Khong Biet-So, Khong Cam-Tinh" (sans peur, sans regret), décoré de la Croix de guerre des TOE (Théâtres des Opérations Extérieures) avec palme par le général de Lattre de Tassigny, le 14 juillet 1951 à Hanoï. La hampe porte l'ancre des troupes coloniales (l'adjudant-chef Vandenberghe est issu du 6e Régiment d'Infanterie Coloniale).
Référence: TONK 51-104 R22 
Date: juillet 1951 
Lieu: Indochine 
Photographe: Francis Jaureguy 


Tiêu đề: Lá cờ hiệu của Biệt đội Bắc Việt số 24 (Biệt đội Văng-đăng-bép-phờ hay Những con cọp đen) thêu những dòng chữ ghi dấu những thắng lợi (Buff: trận Hà Đông, Sơn Tây, Xuân Mai, Ngã ba Thá, Vân Đình, Phủ Lý, Chi Nê, Nho Quan và Ninh Bình) và khẩu hiệu "Không biết sợ - Không cảm tính", gắn Bội tinh quân công Chữ thập chiến trường hải ngoại kèm cành tùng do tướng Đờ Lát-trờ Đờ Tát-xi-nhi trao tại Hà Nội vào ngày 14/7/1951. Cán cờ mang hình mỏ neo quân thuộc địa do quản binh Văng-đăng-bép-phờ vốn xuất thân từ Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 6.
Phông tham chiếu: TONK 51-104 R22
Thời điểm: 7/1951
Địa điểm: Đông Dương
Nhiếp ảnh gia: Phờ-răng-xít Giô-rơ-guy
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #345 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 08:41:36 pm »

Ảnh 24:

Titre: L'adjudant-chef Vandenberghe, chef du commando nord-viêtnam n° 24 (commando "Vandenberghe" ou "des tigres noirs") passe en revue ses hommes et fait rectifier les tenues. Afin de semer la confusion chez l'ennemi, le commando est habillé comme une unité de bô-dôï (soldats réguliers du viêt-minh): tenue noire et casque en latanier avec insigne viêt-minh. En plus des carabines US M1, les pistolets-mitrailleurs Thompson M 1928 A1 (spécifiques à ce commando) assurent volume et puissance de feu.
Référence: TONK 51-104 R23 
Date: juillet 1951 
Lieu: Indochine 
Photographe: Francis Jaureguy 


Tiêu đề: Quản binh Văng-đăng-bép-phờ chỉ huy Biệt đội Bắc Việt số 24 (Biệt đội Văng-đăng-bép-phờ hay Những con cọp đen) đang kiểm tra hàng ngũ và chỉnh đốn quân phong. Nhằm tạo sự lẫn lộn với quân đối phương, lính biệt kích ăn mặc như bộ đội Việt Minh chính quy: quần áo đen và mũ lá cọ gắn sao mũ Việt Minh. Ngoài súng cạc-bin M1 của Mỹ, lính biệt kích còn mang súng tiểu liên chuyên dụng cho biệt kích Thôm-sơn M 1928 A1 để đảm bảo ưu thế hỏa lực.
Phông tham chiếu: TONK 51-104 R23
Thời điểm: 7/1951
Địa điểm: Đông Dương
Nhiếp ảnh gia: Phờ-răng-xít Giô-rơ-guy
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #346 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 10:08:19 pm »

Ảnh 25:

Titre: L'adjudant-chef Vandenberghe, chef du commando nord-viêtnam n° 24, portant ses nombreuses décorations: Légion d'honneur, Médaille militaire, Croix de guerre des Théâtres d'Opérations Extérieures avec 14 citations dont 6 à l'ordre de l'Armée, Croix de guerre 39/45 avec citation à l'ordre du régiment (49e Régiment d'Infanterie, 1e Armée "Rhin et Danube") et Médaille des blessés (8 blessures homologuées sur 12).
Référence: TONK 51-104 R30 
Date: juillet 1951 
Lieu: Indochine 
Photographe: Francis Jaureguy 


Tiêu đề: Quản binh Văng-đăng-bép-phờ chỉ huy Biệt đội Bắc Việt số 24 đeo đủ các loại bội tinh: Lê dương danh dự, Mề-đay quân sự, Chữ thập quân công Chiến trường hải ngoại với 16 lần tuyên dương chung trong đó 6 lần thuộc về Lục quân, Chữ thập quân công 39/45 tuyên dương chung với trung đoàn (Trung đoàn 49 bộ binh thuộc Quân đoàn 1 "Ranh và Đa-nuýp") và Mề đay thương binh (8 lần được xếp hạng trong tổng số 12 lần bị thương).
Phông tham chiếu: TONK 51-104 R30
Thời điểm: 7/1951
Địa điểm: Đông Dương
Nhiếp ảnh gia: Phờ-răng-xít Giô-rơ-guy
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #347 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 10:27:56 pm »

Ảnh 26:

Titre: Adjoint de l'adjudant-chef Vandenberghe, le sergent-chef Tran Dinh Vy, du commando nord-viêtnam n° 24, arbore le béret noir de son unité et la Croix de guerre des Théâtre d'Opérations Extérieures avec 4 citations (dont une à l'ordre de l'Armée) et la Médaille coloniale avec agraphe "Extrême-Orient". Ancien séminariste persécuté par le viêt-minh, il deviendra colonel au 41e Régiment d'Infanterie de l'armée sud-viêtnamienne puis, après la chute de Saïgon, rejoindra la Légion Etrangère.
Référence: TONK 51-104 R31 
Date: juillet 1951 
Lieu: Indochine 
Photographe: Francis Jaureguy 


Tiêu đề: Viên phó của quản binh Văng-đăng-bép-phờ, trung sĩ nhất Trần Đình Vỹ thuộc Biệt đội Bắc Việt số 24 đội mũ nồi đen của biệt đội và đeo bội tinh Chữ thập quân công Chiến trường hải ngoại với 4 lần tuyên dương chung trong đó 1 lần thuộc về Lục quân và Mề đay thuộc địa với dải chữ "Viễn Đông". Viên cựu tu sinh trường dòng từng là mục tiêu truy sát của Việt Minh này sau trở thành đại tá chỉ huy Trung đoàn 41 bộ binh quân đội Miền Nam và đã tái nhập lực lượng Lê dương sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ.
Phông tham chiếu: TONK 51-104 R31
Thời điểm: 7/1951
Địa điểm: Đông Dương
Nhiếp ảnh gia: Phờ-răng-xít Giô-rơ-guy
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #348 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 10:30:17 pm »

Chức quản binh nghe có vẻ như là "thượng sỹ" nhà ta phải 0 bác trâu?
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #349 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2008, 10:34:28 pm »

Chức quản binh nghe có vẻ như là "thượng sỹ" nhà ta phải 0 bác trâu?

Vâng, là thượng sĩ nhất bác ah. Trung sĩ nhất Trần Đình Vỹ còn được gọi là ông đội.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM