Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:09:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bàn về hội nghị Geneva và khả năng giải phóng toàn bộ VN sau chiến thắng ĐBP  (Đọc 74371 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 04:33:17 pm »

Nhân có lời bác trucdang tại đây:
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2775.170
Em xin mở topic này để thử thảo luận xem sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Việt Minh có thể giải phóng và thống nhất toàn bộ VN được không, xét trên tình hình trong nước và thế giới.
Mời các bác.
---------------
Câu hỏi 22: Từ khi Chiến thắng Điện Biên Phủ mùng 7-5-1954 đến khi Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, khoảng thời gian này là 2 tháng 13 ngày, còn trận đánh lớn nào của ta nữa không ? (Trận đánh được coi là lớn, nếu tiêu diệt trên 500 địch)

Lời bàn: Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, thế và lực của ta trở nên rất lớn mạnh, khả năng có thể tiến tới thống nhất đất nước, lập lại hòa bình trên toàn vẹn lãnh thổ là chắc chắn. Song vì lẽ Trung Quốc ép ta ký Hiệp định Genève theo hướng bất lợi cho ta, để đổi lấy việc Trung Quốc được Anh, Pháp, Mỹ cho vào Liên hợp quốc, nên đất nước Việt Nam vẫn bị chia cắt. Sẽ có một bài phân tích về vấn đề này.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 06:51:50 pm »

Cái vụ này thì em thấy Đờ Cát phân tích chuẩn phết. Nói chung nếu lực lượng 2 bên không có đột biến gì về chất thì sớm muộn gì cũng sẽ có Geneva, khó mà khác được.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
namchinh
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 05:30:28 pm »

Tôi xin đóng góp một vài ý kiến:
- Về lực lượng 2 bên trên chiến trường Việt Nam: Việt Minh chiến thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng lực lượng cũng bị hao tổn nhiều. Pháp phải rút bỏ nhiều vị trí, nhưng cơ bản là do chiến lược muốn bảo tồn lực lượng, tránh bị tiêu diệt. Nếu ta muốn giải phóng toàn bộ đất nước, không đến 9 năm nhưng chắc cũng cần khoảng vài năm nữa.
- Về tương quan 2 phe dân chủ và đế quốc trên thế giới: sau chiến tranh Triều Tiên, cả Trung Quốc và Mỹ đều muốn tránh đối đầu trực tiếp nên không ra sức ủng hộ các đồng minh của mình (Việt Minh & Pháp) mà muốn có một nền hòa bình (ít nhất là tạm thời) để xem xét lại chiến lược của mình.
- Về tư tưởng: các bác lãnh đạo kháng chiến thời đó rất lạc quan vào thực lực của mình nên trong bàn hội nghị Geneva đã đặt mục tiêu nếu đất nước có bị chia làm 2 miền thì cũng phải từ vĩ tuyến 13 trở lên, hoặc chí ít cũng từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng). Nhưng nếu mình tự quyết định được số phận của mình thì đã không bị Trung Quốc ép lên vĩ tuyến 17. Pháp thì từ đầu đặt mục tiêu vĩ tuyến 18, nay thấy 17 cũng ổn rồi. So sánh với năm 1972, dù Mỹ bắt tay với Trung QuốcLiên Xô nhằm ép Việt Nam, nhưng mình cứ đánh tới, chẳng phải nghe lời ai cả.
Nói chung thế và lực của ta lúc đó được các cụ tổng kết lịch sử gọi là "Nghệ thuật biết thắng từng bước".
------------------------------------------
 Nhắc nhở bạn gọi đúng tên quốc gia, vùng lãnh thổ và chính thể như tên họ tự xưng!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2008, 05:34:35 pm gửi bởi dongadoan » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 06:46:58 pm »

Cái vụ này thì em thấy Đờ Cát phân tích chuẩn phết. Nói chung nếu lực lượng 2 bên không có đột biến gì về chất thì sớm muộn gì cũng sẽ có Geneva, khó mà khác được.

Ơ thế nhỡ TQ (rồi sau là LX) họ tức mình không chịu nghe, làm mất mặt họ, họ cắt hết viện trợ thì sao? Lúc ấy thì giằng co với Pháp còn lâu.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 07:53:31 pm »

Giằng co nhưng cũng sẽđi tới hiệp định. Sau ĐBP Pháp cũng oải lắm rồi, hơi đâu mà đi cù cưa với mấy ông VM vài năm nữa.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 08:21:50 pm »

Giằng co nhưng cũng sẽđi tới hiệp định. Sau ĐBP Pháp cũng oải lắm rồi, hơi đâu mà đi cù cưa với mấy ông VM vài năm nữa.

Đồng ý nhưng mà khó nói trước là sẽ mất bao nhiêu năm nữa. Bọn Pháp oải nhưng tụi nó hồi hè 1954 vẫn cho 03 sư đoàn đi tiêm chủng, bắt đầu chuẩn bị để sang Đông Dương đấy thôi.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 08:32:39 pm »

Thế còn nhân tố Mỹ thì sao? Với đầu óc hiếu chiến,lo ngại hiệu ứng Đomino, đã bỏ ra rất nhiều chiến phí cho Pháp, chắc chắn nước Mỹ không dễ gì đứng nhìn 1 nước VN độc lập do Việt Minh cầm đầu.
Con bài nước VN do Bảo Đại là quốc trưởng vẫn còn ở đó?
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 09:40:48 pm »

Đồng ý nhưng mà khó nói trước là sẽ mất bao nhiêu năm nữa. Bọn Pháp oải nhưng tụi nó hồi hè 1954 vẫn cho 03 sư đoàn đi tiêm chủng, bắt đầu chuẩn bị để sang Đông Dương đấy thôi.

Hehe, em nghi vụ này bọn Tây chém gió để ép ta kí hiệp định thôi. Chính Navarre cũng nhận xét đại khái là VM đã quá hiểu chúng tôi nên cái trò này chẳng doạ được họ...
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2008, 12:57:41 pm »

Chu Ân Lai và Hội nghị Genève
Nguồn: Tiền Giang (钱江/Qian Jiang), Chu Ân Lai và Hội nghị Genève (周恩来与日内瓦会议/ Chu Ân lai dữ nhật nội ngoã hội nghị), Trung cộng Đảng sử Xuất bản Xã, 2005. ISBN:7-80199-189-3. (chương 27: Quan kiện đích Liễu châu hội nghị; chương 28: Lãnh tụ quyết sách hoàn vũ khinh, tr. 434-465). Chương 27 đã đăng trên tạp chí Thế kỷ 21 số 219 (tr. 13-18) và 220 (tr. 28-32) July-August 2007; và tạp chí Xưa & Nay số 288 (tr. 3, 6-9) và 289 (tr.16-19) tháng 7-8/2007. Chương 28 đăng lần đầu trên talawas.
Tam Dương dịch
(trích hai chương 27-28)
Chương 27: Hội nghị Liễu Châu then chốt
Đang lúc giữa hè nóng nực nhất, lãnh đạo hai bên Trung Việt tiến hành 8 lần họp trong 3 ngày tại Liễu Châu, đưa ra quyết định trọng đại cho số phận tương lai của Việt Nam, điều hoà lập trường của hai bên tại Genève được nhất trí. Chu Ân Lai là người định ra luận cứ cho Hội nghị Liễu Châu, sự lý giải và ủng hộ của Hồ Chí Minh cũng có tác dụng then chốt. Hoàn toàn thực hiện dự tính của Chu Ân Lai, Hội nghị Liễu Châu đã lát con đường cho hội nghị Genève cuối cùng giải quyết được vấn đề Đông Dương.
Ngày 30 tháng 6 (1954), Chu Ân Lai(1)  đáp chuyên cơ “Công chúa” do Ấn Độ cung cấp, trở về Quảng Châu(2), rồi tập trung tinh lực chuẩn bị cho cuộc gặp mặt Hồ Chí Minh(3), điều hoà lập trường của hai nước Trung Việt tại Genève(4), bởi vì tại Genève, ý kiến của Phạm Văn Đồng(5), đại biểu Việt Nam chưa thể thống nhất với ý kiến của hai Ngoại trưởng Trung Xô.
Truy ngược lại thời gian thì rõ, khi chuẩn bị tham gia Hội nghị Genève, ba phía Trung, Xô, Việt chưa hoàn toàn nhất trí ý kiến về dự án đàm phán vấn đề Việt Nam; rốt cuộc là vạch một giới tuyến quân sự Nam Bắc hay là xác định vùng tập kết quân sự của hai bên Việt Pháp, phương án nào là lợi nhất, còn đang trong thương lượng. Chu Ân Lai nghiêng về vạch giới tuyến Nam Bắc và cho rằng vĩ tuyến 16 là thích hợp. Lúc này chiến dịch Điện Biên Phủ còn đang gay go quyết liệt, chưa phân thắng bại; vì vậy, mặt trận phương Đông(6) quyết định sau khi đến Genève, sẽ căn cứ vào kết cục của chiến dịch Điện Biên Phủ mà xác định phương án đàm phán.
Tại Genève, phương án giới tuyến dần dần rõ thêm. Ngày 7 tháng 5, quân đội Việt Nam toàn thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thái độ của Phạm Văn Đồng nhanh chóng cứng rắn lên, đưa ra ý tưởng to gan, vạch giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 13. Như thế Việt Minh có thể khống chế hai phần ba lãnh thổ cả nước. Các cường quốc phương Tây, phản đối dữ dội phương án này.
Phạm Văn Đồng phản đối mạnh mẽ việc rút quân đội Việt Nam ra khỏi Lào và Campuchia. Thái độ của nhà đương cục Việt Nam như vậy đã làm cho Chu Ân Lai, Molotov(7) cảm thấy vô cùng tế nhị, không tiện nói. Sau nhiều lần khuyên can của Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng mới đồng ý rút quân đội Việt Nam ra khỏi Lào và Campuchia; nhưng trên vấn đề vạch giới tuyến, Phạm Văn Đồng chỉ đồng ý lùi có giới hạn. Ngày 19 tháng 6, khi Hội nghị Genève thông qua quyết nghị về việc trước tiên rút quân đội ra khỏi Lào và Campuchia; sau hội nghị, Phạm Văn Đồng đã biểu thị có bảo lưu với đại biểu Trung Xô.
Trước việc giữa đoàn đại biểu Liên Xô và đoàn đại biểu Việt Nam xuất hiện bất đồng, ngày 19 tháng 6, Chu Ân Lai gửi điện cho Mao Trạch Đông(Cool, Lưu Thiếu Kỳ(9) và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ ra nếu trong vấn đề Lào và Campuchia có nhượng bộ thì tại Việt Nam có thể yêu cầu được nhiều hơn một chút, “tình hình trước mắt là, nếu trong hội đàm quân sự ta đưa ra phương án cụ thể, hợp lý thì có thể tranh thủ Pháp nhanh chóng giải quyết vấn đề, đạt được đình chiến. Như vậy có thể thúc đẩy chính phủ mới của Pháp chống lại sự can thiệp của Mỹ, lại vừa có thể kéo dài vấn đề quân đội châu Âu. Điều này có lợi cho cả Đông, Tây. Vì thế, những vấn đề có tính quan trọng như vậy cần phải bàn cho rõ”. Do đó, nhân dịp Ngoại trưởng các nước rời Hội nghị Genève, tôi “cần phải, sau khi thăm Ấn Độ và trên đường về nước, giữa đường cùng đoàn đi Nam Ninh, Quảng Tây, mời mấy vị phụ trách TƯ Đảng Lao động Việt Nam để tôi báo cáo tình hình với họ, thuyết minh trọng điểm phương châm chia vùng”(10).
Ngày 20 tháng 6, Chu Ân Lai gửi điện cho Đặng Tiểu Bình(11), chuyển Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói đã bàn và được sự đồng ý của Molotov và Phạm Văn Đồng, sau khi thăm Ấn Độ trên đường về nước sẽ đến Nam Ninh gặp Hồ Chí Minh, Trường Chinh(12), Võ Nguyên Giáp(13), và La Quý Ba(14), Vi Quốc Thanh(15), giới thiệu “tình hình đàm phán và vấn đề chia vùng, mong được nhất trí ý kiến nhằm làm cho đàm phán Genève tiến triển” Chu Ân Lai dự tính trong ngày sẽ được phê chuẩn.
Lúc này trong nước (Trung Quốc) đã chuẩn bị nơi hội đàm lãnh đạo Trung Việt tại Nam Ninh(16). Thế nhưng khi về tới Quảng Châu, Chu Ân Lai lại một lần nữa tỏ ra thận trọng, cho rằng Nam Ninh cách biên giới Trung Việt quá gần, lại đông dân, khó bảo mật, nên chuyển lên phía bắc thì tốt hơn. Tuân theo ý kiến của ông, địa điểm gặp gỡ lãnh đạo Trung Việt lần này tạm thời được đổi đến Liễu Châu(17).
Lãnh đạo Việt Nam đồng ý việc đổi địa điểm hội nghị của phía Trung Quốc. Hồ Chí Minh cử Võ Nguyên Giáp đến Trung Quốc trước. Trung Quốc cử La Quý Ba, Vi Quốc Thanh cố vấn chủ yếu ở Việt Nam, ngoài ra còn có Giải Phương, nguyên Tham mưu trưởng chí nguyện quân Trung Quốc tại Triều Tiên, vừa đến Việt Nam không lâu, trợ giúp lãnh đạo quân sự Việt Nam tiến hành đàm phán quân sự (với Pháp tại) Trung Giã, và Phùng Mục Minh, cán bộ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã tham gia đàm phán đình chiến Triều Tiên cũng theo đoàn về Quảng Tây.
Giải Phương là Tham mưu trưởng rất được Bành Đức Hoài, Tư lệnh quân chí nguyện tín nhiệm, sinh năm 1908, vốn tên là Giải Bái Nhiên. Ông sớm gia nhập quân Đông bắc, biết rất rõ hai anh em Trương Học Lương, Trương Học Minh(18); sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông được hai người này bảo đảm, đưa tới học tập tại Trường Sĩ quan lục quân Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp lại trở về quân Đông Bắc, nhanh chóng được thăng là thiếu tướng. Ông bí mật gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1936, là một trong những đảng viên hoạt động bí mật đầu tiên trong quân Đông Bắc. Sau khi cuộc kháng chiến bùng nổ toàn diện, ông gia nhập Bát lộ quân, từng công tác tại Bộ tham mưu Diên An, sau đó ra mặt trận. Trong chiến dịch vượt biển giải phóng đảo Hải Nam, ông là phó quân đoàn trưởng kiêm tham mưu trưởng quân đoàn 40, Dã chiến quân thứ tư, trợ giúp quân đoàn trưởng Hàn Tiên Sở chỉ huy quân đội giải phóng Hải Nam. Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, ông giữ chức Tham mưu trưởng quân chí nguyện, phò tá Bành Đức Hoài xuất mưu tính kế. Bành Đức Hoài(19) kiêu dũng thiện chiến gọi ông là “Gia-cát Lượng(20) trong quân”.
_____________
Chú thích
(1) 周恩來/Zhou Enlai (1898-1976), Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949-1976). Từ 1949 đến 1958, kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao. Trưởng đoàn Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Hội nghị Genève 1954.
(2) Thành phố tỉnh lị tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
(3) (1890-1969). Khi đó đang là Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945-1955), Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam (1951-1969). Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cho tới khi mất (1955-1969).
(4) Thành phố Thuỵ Sĩ, nơi ký Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954.
(5) Phạm Văn Đồng (1906–2000) Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987). Từ tháng 7/1949, được cử làm Phó Thủ tướng. Uỷ viên Bộ Chính trị TƯ Đảng Lao động Việt Nam từ 1951. Năm 1954, là Trưởng phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Genève về Đông Dương.
(6) Chỉ Việt Trung Xô.
(7) Вячеслав Михайлович Молотов/Vyacheslav Mikhailovich Molotov (1890 –1986), khi đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô.
(Cool 毛澤東/Máo Zédōng (1893 –1976). Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời.
(9) 劉 少奇/Liu Shaoqi (1898–1969), Chủ tịch nước CHND Trung Hoa (1959-1968). Khi đó là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
(10) “Niên phổ Chu Ân Lai năm 1949-1976”. Trung ương Văn hiến Xuất bản Xã, 1997, quyển thượng tr 386. TG (Ngoài các chú thích của tác giả-TG là chú thích của người biên tập)
(11) 邓 小平/ Dèng Xiăopíng (1904-1997), khi đó đang là Phó Tổng lý Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện) tức Phó Thủ tướng nước CHND Trung Hoa.
(12) (1907–1988), tên thật là Đặng Xuân Khu, nhà cách mạng và chính trị gia Việt Nam. Khi đó đang là Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam (1951-10/1956), Trưởng ban cải cách ruộng đất Trung ương (từ 1953).
(13) Võ Nguyên Giáp (1911-) đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ huy chiến thắng trận Điện Biên Phủ. Khi đó là Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân uỷ Trung ương Đảng Lao động, Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(14) 罗贵波/Luo Guibo (1908-1995) khi đó là Đại sứ (đầu tiên) kiêm Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam.
(15) 韋國清/Wei Guoqing (1913-1989) trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc ở Điện Biên Phủ.
(16) Thành phố tỉnh lị Khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
(17) Thành phố thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
(18) Các con của Trương Tác Lâm, quân phiệt Đông-bắc Trung Quốc. Trương Học Lương nổi tiếng với Sự biến Tây An năm 1936.
(19) 彭 德懷/ Péng Déhuái (1898–1974) tướng lĩnh quân sự xuất chúng của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, một trong mười Nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
(20) 诸 葛亮/Zhūge Liàng (Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu và một số từ điển khác thì tên ông là Chư-cát Lượng) (181–234) là vị quân sư và đại thần của nước Thục Hán thời Tam Quốc (220-280). chính trị gia, nhà quân sự, học giả, kỹ sư lỗi lạc.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2008, 01:00:01 pm »

Sau khi tham gia chỉ huy “năm chiến dịch” trên chiến trường Triều Tiên, Giải Phương được cử làm đại biểu đàm phán của phía Trung-Triều. Ông giỏi tiếng Nhật, hơi hiểu tiếng Anh, đầu óc nhanh nhậy, trí tuệ hơn người, ngoan cường kiên định trên bàn đàm phán, từng làm cho đại biểu đàm phán phía Mỹ trực tiếp nếm đủ những lợi hại của ông. Sau khi chiến trường Triều Tiên yên tĩnh dần, Bành Đức Hoài đã nhiều lần nói: “Sau khi về nước tôi phải giới thiệu Giải Phương với Thủ tướng Chu, để anh ta làm ngoại giao, nhân tài ngoại giao như thế không nhiều!”
Vì thế, vào đêm trước của cuộc đình chiến Triều Tiên năm 1953, sau khi về nước, Giải Phương cứ đi ở không quyết giữa việc lưu lại quân đội hay sang ngoại giao. Hội nghị Genève quyết định tiến hành cuộc gặp gỡ Tư lệnh hai bên tại mặt trận Việt Nam thảo luận vấn đề cụ thể của đình chiến, Hồ Chí Minh đề xuất với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đề nghị cử cán bộ hiểu biết về đàm phán quân sự sang Việt Nam giúp đỡ, thế là Giải Phương tự nhiên trở thành nhân vật đầu tiên có tên trong danh sách. Nhưng ban đầu, lãnh đạo Quân uỷ còn có chút chưa muốn để Giải Phương vừa mới rời khỏi chiến trường Triều Tiên phải tới ngay chiến trường Việt Nam, nên đã từ chối, ngay cả Chu Ân Lai đang ở Genève cũng gửi điện về nước nói, các tướng lĩnh quân sự quan trọng như Đặng Hoa, Đỗ Bình, Giải Phương có kinh nghiệm quân sự tại Triều Tiên không thể điều đi, “nếu cần thiết chỉ có thể điều đồng chí Phùng Mục Minh tương đối có kinh nghiệm đàm phán tại Triều Tiên đi công tác (tại Việt Nam)”(21).
Lưu Thiếu Kỳ phê chuẩn Phùng Mục Minh đi Việt Nam. Không ngờ phía Việt Nam kiên trì mời Giải Phương đi, kết quả là vào tháng 6, Giải Phương và Phùng Mục Minh cùng đi Việt Nam, rồi lại cùng về nước tham gia Hội nghị Liễu Châu.
Về đoạn thời gian đã qua này, Phùng Mục Minh còn nhớ như in. Ông là người Thiên Tân, sinh năm 1913, tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Bắc Kinh, trong kháng chiến tới Diên An, sau khi thành lập nước công tác tại Phòng Ngoại vụ Thiên Tân. Ông tham gia đàm phán Bàn Môn Điếm(22), sau đình chiến vẫn tiếp tục ở lại Bàn Môn Điếm giải quyết vấn đề tù binh.
Đầu tháng 6 năm 1954, ông và Giải Phương tới Việt Nam. Khi hội kiến họ, Hồ Chí Minh đã biểu thị hoan nghênh nhiệt liệt. Hồ Chí Minh nói, Việt Nam đã đánh nhau nhiều năm, đã học được cách đánh nhưng chưa học được cách đình chiến, cho nên mời các đồng chí đến giúp đỡ.
Theo ấn tượng của Phùng Mục Minh thì Tham mưu trưởng Giải Phương tự coi mình là khách nợ về ngoại giao. Trên đường từ căn cứ địa Việt Nam trở về Liễu Châu, khi chợt thấy những ngọn núi nhô cao, như Thạch Lâm xinh đẹp của Quế Lâm, mọi người đều vui vẻ, đua nhau nói ngọn núi đó giống nơi nào, nơi nào. Không ai ngờ, Giải Phương đã bất thình lình nói xen vào một câu: “Ngọn núi này không có giá trị quân sự”.
Thế nhưng đối với vấn đề đình chiến ở Việt Nam sẽ phải đối mặt, Giải Phương hiểu biết vô cùng sâu sắc, trên đường đi xe lửa tới Liễu Châu, ông chậm rãi nói với Phùng Mục Minh: “Các đồng chí Việt Nam có chút miễn cưỡng đối với đình chiến”.
Trên đường đi Liễu Châu, Hồ Chí Minh thường cùng ngồi với các cố vấn Trung Quốc, dọc đường các địa phương đều chiêu đãi, ăn thịt gà rất nhiều. Võ Nguyên Giáp thường gắp thức ăn cho Hồ Chí Minh, đủ thấy quan hệ thân thiết của họ(23).
Sau khi về Quảng Châu, do tiết trời nóng bức, ăn uống kém nên sức khỏe của Chu Ân Lai có chút không tốt, nên đã nghỉ một ngày, đến trước trưa ngày 2 tháng 7 mới đáp máy bay rời Quảng Châu, buổi trưa đến Liễu Châu. Ông không kịp nghỉ ngơi, lập tức đến thăm Hồ Chí Minh vừa đến trước, trao đổi ý kiến bước đầu.
Lúc này các trợ thủ thân cận chủ yếu của Chu Ân Lai là Kiều Quán Hoa(24), Chương Văn Tấn(25), phiên dịch chủ yếu của Hội nghị Liễu Châu là Trương Dực. Thư ký đối ngoại của Chu Ân Lai là Mã Liệt(26) cũng tới. Mã Liệt tham gia công tác tại nhóm quân sự của Hội nghị Genève, tương đối nắm được tình hình. Cộng thêm các cố vấn từ Việt Nam trở về và Trần Mạn Viễn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (tỉnh) Quảng Tây, phụ trách viện trợ Việt Nam, nhân tài của Hội nghị Liễu Châu rất đông.
Phiên họp thứ nhất của hội nghị bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 3 tháng 7, phía Trung Quốc tham dự có Chu Ân Lai, Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, Giải Phương, Trần Mạn Viễn, Kiều Quán Hoa, phía Việt Nam là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan(27). Phùng Mục Minh làm nhiệm vụ ghi chép.
Trước tiên Hồ Chí Minh mời Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình thực chiến trường của cuộc chiến tranh Đông Dương.
Võ Nguyên Giáp lấy ra bản đồ tình hình hai bên giao chiến ở Đông Dương, báo cáo về 4 bộ phận: tình hình chung của chiến tranh, so sánh lực lượng địch ta, tình hình Việt Nam, tình hình Lào và Campuchia.
Võ Nguyên Giáp chỉ ra: sau chiến dịch Điện Biên Phủ, tình hình rất có lợi. Trước mắt vùng Tây Bắc Việt Nam đã được giải phóng hoàn toàn và đang được củng cố, chiến trường Lào cũng phát sinh thay đổi trọng đại. Tại Liên khu Năm, hơi nằm về phía nam Trung bộ Việt Nam, lực lượng quân đội Việt Nam vốn tương đối yếu, nhưng hiện nay kẻ địch đã rút chạy khỏi nhiều nơi, quân đội Việt Nam đã giành được quyền chủ động chiến tranh.
Trên toàn Đông Dương, tổng binh lực quân Pháp và quân đội của Bảo Đại(28) ước khoảng hơn 400.000 người, trong đó gồm cả hương dũng(29) địa phương. Do bị chiến tranh tiêu hao, nước Pháp đã tăng thêm binh lực từ trong nước, trong tổng số 190.000 quân viễn chinh Pháp có khoảng 120.000 quân Âu, Phi. Quân đội của Bảo Đại vào khoảng 240.000, quân đội Vương quốc Lào (thân Pháp) ước khoảng 17.000 người. Quân đội của chính phủ Campuchia (thân Pháp) ước khoảng 15.000 người. Trong số quân trên, gồm quân chính qui và quân bổ sung, lính hậu cần và hải quân, không quân. Quân Pháp phân tán cao, quân cơ động không quá 110.000 người. Tại vùng đồng bằng sông Hồng, tổng binh lực của địch có khả năng đạt 180.000 người.
Võ Nguyên Giáp nói, tổng binh lực của chúng ta khoảng 300.000 người (bao gồm bộ đội địa phương, đội du kích) trong đó 295.000 người là bộ đội Việt Nam, có 6 sư đoàn bộ binh và 2 sư đoàn pháo binh do Tổng bộ chỉ huy. Ngoài ra còn có 4.000 bộ đội Lào và khoảng 3.000 bộ đội Campuchia, nhưng trong những bộ đội này, phân đội cấp đại đội biên chế hỗn hợp cả người Việt Nam, người Lào, người Campuchia.
Chiến trường Việt Nam là chiến trường chính của Đông Dương, 90% lực lượng của đối phương ở tại Việt Nam. Hiện nay các trung tâm kinh tế đều đang dưới sự khống chế của quân Pháp, như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng v.v.. Xem xét từ lực lượng kinh tế thấy, một phần ba là ở Bắc Bộ, chủ yếu là công nghiệp than, xi măng. Thực lực kinh tế Nam Bộ chiếm hai phần ba.
Lào đất rộng người đông, ven bờ sông Mekong sản xuất nhiều lúa gạo. Hiện nay liên quân Việt, Lào khống chế một vùng rộng 130.000 km2, miền bắc đã được củng cố, nhưng vùng mới khống chế miền nam còn chưa nối liền thành một mạng. Quân đội Việt Nam đã tiến vào Lào là 14.000 người, cộng thêm mấy ngàn bộ đội của Souphanuvong(30), tình hình quân sự tương đối có lợi. Nhưng nếu quân đội Việt Nam rút khỏi đây, thì bộ đội của Souphanuvong sẽ lâm vào khó khăn. Hiện nay ở Lào số người tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương(31) ước khoảng 220 người, có cơ cấu lãnh đạo.
Võ Nguyên Giáp cho rằng, hoàng thân Sihanouk còn có ảnh hưởng ở Campuchia. Trong lịch sử Việt Nam và Campuchia thường xuyên có chiến tranh, nước Pháp thường dùng cái đó để xúi giục quan hệ hai bên. Hiện nay quân đội Việt Nam có khoảng 1.000 người đã vào Campuchia. Có khoảng hơn 100 người là đảng viên Campuchia của Đảng Cộng sản Đông Dương(32).
Vì báo cáo của Võ Nguyên Giáp cần phải phiên dịch, nên trình bầy cả buổi sáng vẫn chưa xong, buổi chiều còn phải bổ sung. Sau đó đến Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc, Vi Quốc Thanh phát biểu. Vi Quốc Thanh chỉ ra, những số liệu nêu trong báo cáo của Võ Nguyên Giáp tương đối mới, có thể thấy quân Pháp đã bổ sung binh lực vì vậy không giảm bớt về tổng số nhưng chất lượng thì thấp. Do quân đội Pháp đang rút gọn lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng, bây giờ nếu tấn công vào đó sẽ khó khăn tương đối lớn.
Trong khi Vi Quốc Thanh phát biểu, Chu Ân Lai đã hỏi xen vào: nếu Mỹ không can thiệp, Pháp gia tăng binh lực như cũ, tiếp tục đánh nhau thì phải bao lâu nữa chúng ta mới lấy được toàn Đông Dương?
_______________
Chú thích
(21) “Niên phổ Chu Ân Lai năm 1949-1976”. Trung ương Văn hiến Xuất bản Xã, 1997, quyển thượng, tr.384. TG
(22) Panmunjeom, nơi Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên được ký kết năm 1953.
(23) Ghi chép của tác giả trong lần phỏng vấn Mã Liệt ngày 28 tháng 9 năm 1995 tại Bắc Kinh. Mã Liệt còn cho biết, tại hội nghị ông ghi chép rất nhiều, nhưng sau khi xem lại, Chu Ân Lai bảo không cần ghi chi tiết quá và cầm bút xoá đi rất nhiều. Đại bộ phận phần xoá bỏ là những điểm bất đồng của hai bên. Do vậy phần lưu trữ của Bộ Ngoại giao và người ghi chép đương thời có khác biệt nhất định. TG
(24) 乔冠华/Qiao Guanhua (1913-1983). Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc (11/1974-12/1976).
(25) 章文晋/Zhang Wenjin (1914-1991), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc (1978-1982).
(26) 马烈/Ma Lie.
(27) (1905-1994) Đại sứ đầu tiên của Việt Nam DCCH tại Trung Quốc (1950-1957), Uỷ viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1956-1976). Thất sủng và trốn sang Trung Quốc năm 1979. chết tại Bắc Kinh, được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các chức sắc cao cấp của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
(28) Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ (1913–1997), là vị vua thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, khi đó đang là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam (thân Pháp).
(29) Dân vệ.
(30) (1909-1995) Ông Hoàng Đỏ, sau trở thành Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (1975-1991).
(31) Về danh nghĩa, thời gian này, Đảng Cộng sản Đông Dương không còn tồn tại nữa mà Đảng Nhân dân Lào và kế nhiệm nó là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào/ Phak Pasason Pativat Lao tới 22/3/1955 mới đại hội lần thứ nhất.
(32) Về danh nghĩa, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (kế tục Đảng Cộng sản Đông Dương) đã thành lập ngày 28/6/1951.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM