Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:43:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bàn về hội nghị Geneva và khả năng giải phóng toàn bộ VN sau chiến thắng ĐBP  (Đọc 74237 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentin
Thành viên
*
Bài viết: 41


« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 12:39:01 am »

Theo tôi nghĩ Hiệp định Giơ ne vơ có một điểm đó là vai trò không thể chối cãi được của Trung quốc bởi các lý do sau đây:

1. Chiến thắng Điện Biên Phủ tuy là một chiến thắng rất lớn, nhưng chưa phải là chiến thắng hoàn toàn đến mức để Pháp phải đầu hàng vô điều kiện; phía Việt Minh mới chỉ kiểm soát được vùng rừng núi, còn đồng bằng và đô thị vẫn nằm trong tay quân Pháp. Đó là trục Hà Nội - Hải Phòng và có thể là đường 18 ở Bắc Bộ, Tua răng, Faifo ở Nam Trung Bộ và các thành phố thị xã ở Nam Bộ. Đơn cử như dải đồng bằng từ Đồng Hới-Quảng Bình vào đến Huế do phía Việt Minh không đủ sức để uy hiệp mạnh nên phía Pháp không rút quân.  Vào thời điểm sau Điện Biên Phủ, Việt Minh có lợi thế lớn, nhưng chưa đủ sức tiến tới một thắng lợi trọn vẹn, nếu Pháp co cụm lại những địa điểm quan trọng ở đồng bằng, khả năng Việt Minh không giải quyết được là rất hiện hữu. Và đầu tháng 7, Chu Ân Lai từ Giơ ne vơ trở về Trung Quốc, đề nghị gặp Hồ Chí Minh ở Liễu Châu. Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hoà bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước  một chừng nào để tranh thủ cơ sở pháp lý cho một cuộc tổng tuyển cử hoà bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong hai năm. Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp để đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ vào bán đảo Đông Dương. Cuối cùng, Chu nói: trước đây Plêven khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của Trung quốc, Măngđét Frăng và Anh, Mỹ đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17

Tôi sẽ thu thập thêm tài liệu hầu các bác tiếp.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 12:12:39 pm »

Theo tôi nghĩ Hiệp định Giơ ne vơ có một điểm đó là vai trò không thể chối cãi được của Trung quốc bởi các lý do sau đây:

1. Chiến thắng Điện Biên Phủ tuy là một chiến thắng rất lớn, nhưng chưa phải là chiến thắng hoàn toàn đến mức để Pháp phải đầu hàng vô điều kiện; phía Việt Minh mới chỉ kiểm soát được vùng rừng núi, còn đồng bằng và đô thị vẫn nằm trong tay quân Pháp. Đó là trục Hà Nội - Hải Phòng và có thể là đường 18 ở Bắc Bộ, Tua răng, Faifo ở Nam Trung Bộ và các thành phố thị xã ở Nam Bộ. Đơn cử như dải đồng bằng từ Đồng Hới-Quảng Bình vào đến Huế do phía Việt Minh không đủ sức để uy hiệp mạnh nên phía Pháp không rút quân.  Vào thời điểm sau Điện Biên Phủ, Việt Minh có lợi thế lớn, nhưng chưa đủ sức tiến tới một thắng lợi trọn vẹn, nếu Pháp co cụm lại những địa điểm quan trọng ở đồng bằng, khả năng Việt Minh không giải quyết được là rất hiện hữu. Và đầu tháng 7, Chu Ân Lai từ Giơ ne vơ trở về Trung Quốc, đề nghị gặp Hồ Chí Minh ở Liễu Châu. Chu nói tình hình quốc tế hiện nay yêu cầu có hoà bình, việc phân chia ranh giới tạm thời nên châm chước  một chừng nào để tranh thủ cơ sở pháp lý cho một cuộc tổng tuyển cử hoà bình thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong hai năm. Chu thấy có khả năng lập một mặt trận liên minh với Pháp để đẩy lùi sự can thiệp của Mỹ vào bán đảo Đông Dương. Cuối cùng, Chu nói: trước đây Plêven khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 18 làm ranh giới tạm thời, nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của Trung quốc, Măngđét Frăng và Anh, Mỹ đã đồng ý rút xuống vĩ tuyến 17

Tôi sẽ thu thập thêm tài liệu hầu các bác tiếp.


hmmmm ..... còn tin gì mới nữa không hả bác Tín?
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 12:29:42 pm »

Chào bác tín chau thuộc lứa 8x nghe danh tiêng của bác đã lâu nay mới được gặp quả là vinh hạnh! Bác xem có cái gì mới hơi bài cùa bác vừa đăng không, nó cũ qua rồi với cả cháu cũng muốn hỏi là bác chứng minh hộ cho tại sao sau Điện Biên Phủ Pháp lại không thua. Trong khi lúc đó Việt Minh đang nắm lợi thế lớn về quân số cũng như tinh thần. Cuối cùng là nhắc bác dùng tên địa danh bây giờ để chỉ các thành phố như Đà Nẵng và Huế ... Kính bác
Logged

MRK
nguyentin
Thành viên
*
Bài viết: 41


« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 12:31:44 pm »

Tôi xin tiếp tục một vài thông tin để hầu các bác:

- Cho tới hết năm 1950, Việt Minh đã tiếp nhận của Trung quốc 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang, quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 2.634 tấn gạo, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô. Viện trợ của Trung quốc là nguồn cung cấp quan trọng và hiệu quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Tại Hội nghị vì lo ngại Việt Minh sẽ hoàn toàn kiểm soát Đông Dương, nên Trung quốc đã không còn là "đồng minh môi hở răng lạnh" với Hồ Chí Minh nữa. Theo một số nguồn tin tôi tổng hợp được thì ngày 18-5-1954, mười ngày sau khi Hội nghị khai mạc, một phụ tá của Châu Ân Lai nói thẳng với một thành viên của phái đoàn Pháp: "Chúng tôi tới Hội nghị để tái lập hòa bình chớ không phải để hỗ trợ Viêt Minh".
- Pháp từ vị trí đang rối như tơ vò khi vùng chiếm đóng xen kẽ theo kiểu da beo với các vùng giải phóng của VN, thì sau hiệp định, đã đuổi được toàn bộ lực lượng Việt Minh ra khỏi Nam Kỳ, Trung Kỳ, Cam-bốt, và Lào. Đặc biệt Nam Kỳ chính là cỗ máy kinh tế thuộc địa béo bỡ mà Pháp đã cố tình chiếm lấy ngay từ những ngày đầu xâm lược VN vào thế kỷ 19.
- Trung quốc bước lên vị trí là một thế lực chính trị mạnh trong vùng mà bất kỳ quốc gia phương Tây nào cũng phải đối thoại để có thể giải quyết các vấn đề trong vùng. Nhờ vào hiệp định Geneve, vai trò của Trung quốc được nâng lên hàng quốc tế. Việc chia cắt 2 miền cũng làm cho chế độ VNDCCH trong tương lai sẽ yếu đi về kinh tế và phải lệ thuộc vào Trung Hoa để trở thành phên giậu của Trung Hoa khi cần phòng thủ, khi cần Nam tiến xuống eo biển Mã lai trong tương lai.
- Việt Minh đạt phần nào an ủi. Chính quyền VNDCCH trông vào những viện trợ kinh tế trong tương lai từ Tàu để xây dựng CNXH trên miền Bắc. Kết quả đạt được qua đàm phán này là tích cực, vì từ trước tới giờ, chủ lực Việt Minh chỉ dám đánh Pháp tại Thượng Du, đánh lén tại Trung Du, và phần lớn các trận thua ở đồng bằng sông Hồng. Do đó, có được Hà Nội, Hải Phòng mà không phải đánh nhau thì cũng là khích lệ rất lớn.
- Trong 9 năm chống Pháp, Nga Sô và các nước Đông Âu đã không trực tiếp viện trợ nhân vật lực cho Việt Minh. Mọi sự hỗ trợ đều thông qua Trung quốc và chỉ bắt đầu từ cuối 1949 - đầu 1950. Cụ thể: Năm 1953: 144 pháo cao xạ 37 mm và 144.000 viên đạn; 72 pháo cao xạ 76 mm và 50.400 viên đạn; 200 súng liên thanh DSK 12,7 mm và 2.000.000 viên đạn; 5 tấn thuốc ký ninh chữa sốt rét. Số vũ khí này được chuyển cho Việt Minh qua đường Trung quốc.

Trong thời gian tới tôi sẽ cố gắng thu thập thêm tài liệu khẳng định vai trò của Trung quốc trong Hiệp định Jơ ne vơ. Các thông tin và tài liệu có thể bị trùng, mong các bác thông cảm.
Logged
nguyentin
Thành viên
*
Bài viết: 41


« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 12:38:20 pm »

Chào bác tín chau thuộc lứa 8x nghe danh tiêng của bác đã lâu nay mới được gặp quả là vinh hạnh! Bác xem có cái gì mới hơi bài cùa bác vừa đăng không, nó cũ qua rồi với cả cháu cũng muốn hỏi là bác chứng minh hộ cho tại sao sau Điện Biên Phủ Pháp lại không thua. Trong khi lúc đó Việt Minh đang nắm lợi thế lớn về quân số cũng như tinh thần. Cuối cùng là nhắc bác dùng tên địa danh bây giờ để chỉ các thành phố như Đà Nẵng và Huế ... Kính bác
Chào bác! Theo tôi được biết sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nếu không phải do sức ép dư luận trong nước thì Pháp mặc dù co cụm nhưng hoàn toàn có khả năng duy trì sự kiểm soát ở các vùng đồng bằng và thành phố lớn. Phía Việt Minh, dù thắng lợi nhưng theo tôi, thực lực của họ không cho phép mở các chiến dịch lớn nhằm vào các thành phố quan trọng do thiếu trang bị cũng như kinh nghiệm tác chiến. Còn vai trò của Trung cộng ở hội nghị Jo ne vơ tôi sẽ chứng minh dần dần qua các tài liệu sau đây. Vai trò của Trung cộng đối với VNDCCH sau này còn lớn hơn nhiều nữa.
Logged
Emchã
Thành viên
*
Bài viết: 36


« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 12:46:30 pm »

Chào @nguyentin,
@Nguyentin nên gọi đúng tên danh xưng các bên liên quan trong cuộc chiến, nhất là trong lúc @nguyentin đang chứng minh các quan điểm...
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 01:21:21 pm »


[/quote]
Chào bác! Theo tôi được biết sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nếu không phải do sức ép dư luận trong nước thì Pháp mặc dù co cụm nhưng hoàn toàn có khả năng duy trì sự kiểm soát ở các vùng đồng bằng và thành phố lớn. Phía Việt Minh, dù thắng lợi nhưng theo tôi, thực lực của họ không cho phép mở các chiến dịch lớn nhằm vào các thành phố quan trọng do thiếu trang bị cũng như kinh nghiệm tác chiến. Còn vai trò của Trung cộng ở hội nghị Jo ne vơ tôi sẽ chứng minh dần dần qua các tài liệu sau đây. Vai trò của Trung cộng đối với VNDCCH sau này còn lớn hơn nhiều nữa.

[/quote]
Về phía Pháp bước vào đông xuân 1953 - 1954, quân viễn chinh Pháp ỏ chiến trường Đông Dương bao gôm 55 tiểu đoàn. Đóng trên toàn Đông Dương khi xây dựng Điện Biên Phủ thành điểm quyết chiến thì Pháp đã tung lên đây 16 200 quân và số quân nay coi như bị loại hoàn toàn khỏi vòng chiến đấu. Ngoài ra Pháp còn có quân đồn trú tại các tập đoàn cứ điểm ỏ Bắc Lào, Nam Lào , Tây Nguyên , Đông Bắc Campuachia, Đông Nam Bộ và Trung Trung Bộ vậy thì Pháp sẽ có bao nhiêu quân cơ động để phòng thủ Đồng Bằng Bắc Bộ hả cụ. Thêm nữa thời điểm 1954 Pháp rơi vào tình cảnh kiệt quệ về ngân sách xã hội đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Quân Pháp ở Đông Dương tình thần chiến đấu xuống rất thấp khi vừa trải qua 2 thất bại lớn tại DBP và Tây Nguyên trong tháng 5 và tháng 6 năm 1954. Về phía VNDCCH lúc đó tập trung tại khu vực căn cứ địa 7 sư đoàn chủ lưc + dân quân du kích số quân nay đông hơn số quân Pháp đang phòng thủ tại đồng bằng , với tinh thần lên cao sau thắng lợi Điện Biên Phủ + cộng với kinh nghiệp tác chiến trên vùng bằng phẳng vừa trải qua tai ĐBP thì giả sử hiệp định jonever chưa được kí kết chiến tranh vẫn tiếp tục thì nguy cơ Pháp mất Đồng bằng Bắc Bộ là chắc chắn. Về các khoản viện trợ của Trung Quốc thì cụ nên tìm hiệu kĩ trước khi phát biểu nhé, nó nằm trong gói viện trợ của LX cho VNDCCH thông qua việc lấy tù trang bị của Trung Quốc rồi LX sẽ cấp bổ sung cho TQ con số tương ứng 
 
Logged

MRK
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 01:29:20 pm »

Vẫn chưa thấy giọng điệu quen thuộc của bác Tín ...
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 06:06:40 pm »

hehe em thấy bác nguyentin này có vẻ đề cao công sức của các bạn TQ quá  Grin Nói như bác người đọc sẽ hiểu nếu không có TQ chắc cuộc KCCP không thể nào thắng lợi được  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2010, 06:17:52 pm »

hehe em thấy bác nguyentin này có vẻ đề cao công sức của các bạn TQ quá  Grin Nói như bác người đọc sẽ hiểu nếu không có TQ chắc cuộc KCCP không thể nào thắng lợi được  Grin

Bác cẩn thận coi chừng dính chưởng của cụ Tín. Em là em vẫn chờ xem cụ Tín có tin gì chưa bạch hóa không.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM