Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:05:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kinh nghiệm tác chiến của sư đoàn 3 Sao Vàng trong KCCM và BGPB!  (Đọc 16091 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« vào lúc: 01 Tháng Chín, 2016, 04:46:56 pm »

2/9/1965 – 2/9/2016!

Tác chiến và phương thức tác chiến luôn là vấn đề nóng bỏng trong các cuộc chiến tranh – một trong vấn đề hóc búa của bất cứ bên nào và những cái đầu lạnh. Những điều rút ra sau cuộc chiến là những bài học kinh nghiệm xương máu đắt giá không gì so sánh được. Với trình độ còn hạn chế và tâm ý lo lắng khôn nguôi về tương lai sắp tới, xin được đặt một bài toán nhỏ và cùng nhìn nhận về những gì đã qua ở một sư đoàn bộ binh nhiều duyên nợ trong KCCM và BGPB : Sư Đoàn 3 Sao Vàng. Bài viết vẫn mang tính chất “chơi – chơi” được tổng hợp từ các bài đã cũ, đã được đăng trên trang VMH; xin cảm ơn những ý kiến đóng góp và thông tin quý giá của anh em bạn bè. Có thông tin đã cũ, đã được trao đổi với nhiều người – xin thông cảm.

I. Về sư đoàn 3 Sao Vàng:
-   Là sư đoàn bộ binh đủ, thành lập ngày 2/9/1965 và được giao phụ trách địa bàn tỉnh Bình Định và nam Quảng Ngãi trong KCCM; từ tháng 3/1975 tham gia cánh quân Duyên Hải để giải phóng một loạt các tỉnh đồng bằng ven biển; trong chiến dịch Hồ Chí Minh tham gia đánh chiếm và giải phóng thị xã Vũng Tàu, Côn Đảo. Trong BGPB tham gia xây dựng trận tuyến và phòng ngự tại thành phố Lạng Sơn ngay trong những ngày đầu.
-   Là một sư đoàn bộ binh có truyền thống lâu đời, bề dày kinh nghiệm; trải qua gian lao đầy bi tráng – có những lúc phải giải thể sư đoàn. Có quá khứ hào hùng, kiên cường bất khuất; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. BCH sư đoàn qua các thời kỳ đã được đánh giá là linh hoạt, sáng tạo và thông minh trong cách điều hành tác chiến; vận dụng và vượt lên mọi thử thách, đứng vững và tồn tại độc lập, thích nghi với mọi hoàn cảnh;....
-   Các trung đoàn bộ binh và tiểu đoàn trực thuộc là các đơn vị thực chiến, đã trải qua thử thách với các mô hình, phương thức, chiến thuật tác chiến khác nhau của Mỹ + Nam Hàn + VNCH. Các trung đoàn bộ binh trực thuộc đều có sở trưởng khác nhau, E12/ trung đoàn Tây Sơn nổi tiếng với đánh cắt giao thông, luồn sâu tạo thế chiến dịch, có kinh nghiệm tác chiến tại các huyện miền núi phía tây tỉnh Bình Định; E141/ trung đoàn Hoài Ân có kinh nghiệm phòng thủ tác chiến bên dòng sông Kim Sơn trong năm 1972; E2/ đoàn An Lão: trung đoàn chủ công, tác chiến giỏi trong mọi địa hình, nổi tiếng kiên cường trong tiến công
-   Sau chiến thắng 30/4/1975, F3 Sao Vàng và F316/ Sư đoàn Thổ được Bộ điều động ngay ra bắc; trấn giữ 2 khu vực trọng yếu theo hướng Tây Bắc và Đông Bắc; trở thành các sư đoàn bộ binh trực thuộc QK 1 và QK2 nhằm bảo vệ BGPB.

II. Kinh nghiệm tác chiến của sư đoàn trong KCCM được áp dụng trong BGPB:
1.   Vì sao lại chọn 1 sư đoàn bộ binh của QK V ra vùng BGPB:
-   Như chúng ta đã biết, trong cuộc chiến 1975, ta dồn toàn bộ lực lượng vào Nam; ngoài Bắc chỉ còn F308, các khung các sư đoàn huấn luyện, dự bị và các đơn vị thuộc các QK và tỉnh đội địa phương. Sau khi cân nhắc, BTTM quyết định điều động F3/ sư đoàn 3 Sao Vàng và F316/ sư đoàn 316 ra Bắc ngay trong năm 1976, đặt ở hai hướng quan trọng nhất. F3 về Hà Bắc, F316 về Yên Bái. Tháng 7/1978, F3 được lệnh về Quân khu 1 làm nhiệm vụ phòng thủ ở đông-nam tỉnh Cao Lạng, một địa bàn trọng yếu của quân khu và của Bộ. F316 cũng dâng lên Lào Cai. Câu hỏi được đặt ra rằng tại sao không chọn các sư đoàn khác đã có thời gian huấn luyện và làm quen với địa hình phía bắc trước khi vào nam chiến đấu trong KKCM? tại sao không chọn các sư đoàn “ăn cơm bắc – đánh giặc nam” gồm các CBCS người bắc mà lại chọn F3 – một sư đoàn có nguồn gốc phần nhiều từ tỉnh Bình Định. Có một chi tiết đắt giá tại thời điểm này, khi khi sư đoàn có lệnh ra bắc thì đã có hơn 500 CBCS các cấp đã xin chuyển sang/ giải ngũ/ chuyển ngành/ ở lại trên địa bàn QK V và tỉnh Bình Định – trong đó có nhiều cán bộ của sư 3 cũ này đã cùng với cán bộ sư đoàn 2 trở thành nòng cốt trung tâm của lớp cán bộ QK V trong BGTN.
-   Về mặt huấn luyện tác chiến, vì đây là sư đoàn bộ binh thực chiến, liên miên trong KCCM nên ít có thời gian tập trung dài hạn để huấn luyện chiến đấu, thực hành tác chiến và giảng dạy về công tác chiến dịch chiến thuật chính quy tinh nhuệ. Trong KCCM, sư đoàn bị cuốn đi – sau 30/4 chỉ có một thời gian ngắn dừng lại củng cố tại Nha Trang. Vậy mà khi ra Hà Bắc, sư đoàn vừa phải tổ chức giải ngũ cho một số CBCS quê miền bắc vừa phải phải tổ chức tuyển tân binh thực hành huấn luyện vừa làm quen với chiến trường mới. Để chuẩn bị cho phòng tuyến BGPB, thực hiện chỉ đạo của Bộ, F3 và F316 điều động hàng trăm sỹ quan các cấp về BCH QS các tỉnh, huyện để làm nòng cốt huấn luyện và xây dựng LLVT địa phương; bố trí các LLVT này vào ngay đội hình tác chiến cấp trung đoàn và tiểu đoàn. Bắt tay ngay vào việc xây dựng dải trận địa phòng ngự thê đội 1/ tuyến 1 (F3 xây dựng với chiều dài 60km) và thê đội 2/ tuyến 2.
-   Lạng Sơn – cửa ngõ về thủ đô; chỉ cần bất ngờ vỗ mặt, tràn ngập Lạng Sơn, thần tốc vượt ải Chi Lăng – Lạng Giang là xe tăng và pháo binh đã sẵn sàng uy hiếp. Lạng Sơn – từ xưa đến nay, lịch sử cho thấy vẫn là con đường nhanh nhất, ngắn nhất và tổng lực nhất để áp sát Hà Nội. Vậy tại sao lại giao cho một sư đoàn chưa quen, chưa biết, chưa thực hành chiến đấu – liệu thời gian có đủ cho một đơn vị “tả tơi” sau cuộc chiến đằng đẵng 9 năm Huh (Hình 1 – Lạng Sơn)



2. Những kinh nghiệm quý báu đó đã được vận dụng trong thế trận biên giới phía bắc một cách nhuần nhuyễn:

- Có thể thấy rằng, phòng ngự sẽ được tổ chức thành nhiều lớp lang/ dãy phòng tuyến tùy theo các cấp đơn vị. Khi đối phương tấn công với mật độ dày đặc, dùng sức mạnh hủy diệt nhằm bất ngờ thọc sâu tung thâm, dùng bộ binh cơ giới để vu hồi thọc sườn, dùng lính sơn cước để “điểm huyệt” thì bên phòng ngự do bất ngờ mà vỡ trận; bị tràn ngập mà lui quân; nhìn thế quân như sóng thần sầm sập mà lo sợ, luống cuống trong điều hành tác chiến; bị chặn đứng thông tin mà không còn nhận thức chỉ huy => phòng tuyến của D/ tiểu đoàn vỡ thì cả E/ trung đoàn sẽ thủng; kéo theo đó là thế trận của cả một sư đoàn, một quân khu. Là còn chưa tính rằng, suốt trong 1978 -2/1979, việc theo dõi, thám báo, dò xét tại BGPB đã được phía Trung Quốc tiến hành thường xuyên, liên tục; xây dựng và bổ sung kế hoạch tác chiến và đảm bảo hành quân chặt chẽ; tính toán các phương án và dự tính các mưu đồ chiến thuật khác nhau để hòng toan tính và đạt được mục đích tối thượng.

Quân bành trướng Trung Quốc chọn đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/2/1979, trong hoàn cảnh sương mù che khuất tiến hành áp sát biên giới; phong tỏa/ cắt đứt thông tin; bất ngờ tiến công với đòn hủy diệt pháo binh và các mũi thọc sâu, vu hồi có xe tăng yểm trợ hòng phá nát thế trận phòng ngự của ta; nhanh chóng hình thành xé lẻ hoặc cất vó các sư đoàn chủ lực và tiến nhanh xuống vùng trung du - đồng bằng. Tưởng vậy mà đâu có dễ,   . Tất cả các trận địa phòng ngự tuyến 1 của ta đều kiên cường phòng ngự. Các đại đội/ tiểu đoàn không có sự chỉ huy thống nhất, không liên lạc được với nhau để phối hợp tác chiến, không còn đài quan sát nhưng đều chủ động chặn địch (ví dụ cả E12 thì chỉ có trận địa C41 là im tiếng súng).

Để có được điều trên hẳn không dễ phải không ạ. Đây chính là những kinh nghiệm xương máu được F3 rút ra trong những ngày tháng máu lửa của chiến dịch phòng ngự Hoài Ân 1972. Từ công tác chuẩn bị, nghiên cứu, xây dựng, giữ vững, đảm bảo phòng tuyến phòng ngự đến những kế hoạch dự bị về thế trận khi vỡ, về các điểm cao bị mất và đặc biệt là sự chủ động của cán bộ cấp tiểu đoàn, đại đội khi thông tin liên lạc bị cắt đứt theo một phương án thống nhất từ trước.

-   Nhìn vào hình 2 – ta có thể thấy rõ ý đồ phòng ngự tại điểm trọng yếu nhất trên mặt trận Lạng Sơn. F3 đã dùng E12 trấn thủ, E12 sử dụng chủ yếu D6 trên ngã ba Đồng Đăng với cụm điểm tựa chân kiềng dãy điểm cao 339, 423, đồi Thâm Mô/ đồi Phạm Ngọc Yểng (vòng tròn xanh). Một phòng tuyến mềm (tròn đỏ) gồm các cao điểm sát biên giới tạo thành vật cản quyết liệt bắt buộc phải vượt qua trước khi đến được các mục tiêu cao nhất. Cách đánh cường công hay biển người với  phòng tuyến chủ đạo sẽ được nhẹ bớt chăng khi yếu tố bất ngờ sẽ giảm, sự đột biến sẽ bớt.


Đây chính là kinh nghiệm phòng ngự với thế trận liên hoàn tại  Đồi 9, Đồi 10, Quy Thuận trong chiến dịch phòng thủ Hoài Ân 1972. Và cũng chính là sự vận dụng linh hoạt khi cắt đường 19 trong các năm 1969, 1970, 1972 trên đoạn đèo Thượng Giang – An Khê (Hình 3). Tại đây, F3 đã xây dựng cụm chính gồm điểm cao 384, 638 (núi Cây Rui) và cống Hang Dơi trên mặt đường số 19. Ba điểm này hình thành thế chân kiềng, có giá trị chiến thuật và chiến dịch, quyết định thắng, bại. Cụm chốt thứ hai ở phía tây đèo Thượng Giang từ cầu Suối Vối đến cầu Ban Ngày. Tiểu đoàn 6 và hầu hết hỏa lực trung đoàn đảm nhiệm cụm chốt chính. Hai đại đội công binh ở cụm chốt phụ. Tiểu đoàn 5 làm lực lượng dự bị cơ động của trung đoàn. Đặc điểm chính của các cụm điểm chốt liên hoàn và chủ đạo là kiên quyết đứng vững, “một bước không đi – một ly không rời”; bằng mọi giá phải đảm bảo sự thành công chung của chiến dịch. Đã có những trận đánh, có những điểm cao ... ghi dấu bi tráng hào hùng của những con người nhỏ bé ở các đại đội chủ công.
Có những đặc điểm chung tại hai cụm chốt phòng ngự liên hoàn này:
•   cùng là tiểu đoàn 6 với thành tố nổi tiếng và đầy duyên nợ: “ăn xóm 4, ngủ xóm 5, máu xóm 6”.
•   người thiết kế và chỉ đạo cụm phòng tuyến đường 19 là E trưởng E12 Nguyễn Duy Thương năm 1972 cũng chính là F trưởng F3 Sao Vàng năm 1979;
•   về hình thái địa hình với sự giao thoa và tính chiến lược của con đường 19 với đường 1 năm 1972 thì cũng lặp lại tương tự trong BGPB giữa đường 1A và 1B mà cụm điểm cao 339, 423, đồi Thâm Mô/ đồi Phạm Ngọc Yểng trấn giữ. (hình 4). Yếu tố bất ngờ chiến thuận và tầm nhìn chiến lược có liên quan đến địa hình này sẽ được trình bày tiếp ở một khía cạnh khác nữa – rất hay.



(còn tiếp)
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2016, 01:59:15 am »

2.2. Phép tuy duy biện chứng trong hạ quyết tâm tác chiến:
- Trong tác chiến, sau quá trình điều nghiên – tổng hợp đánh giá toàn diện các mặt cả về ta và địch thì hạ quyết tâm tác chiến là vấn đề nóng bỏng nhưng cũng đầy tham vọng. Hạ quyết tâm tác chiến của từng cấp, từng đơn vị cho thấy mục đích cụ thể, mục tiêu rõ ràng và ý chí chiến đấu thực tiễn trong không gian chiến dịch của từng thời điểm nhất định. Nó không chỉ phản ánh tầm khái quát và hướng phát triển chiến thuật mà còn cho biết ý đồ cuối cùng của chỉ huy các cấp – đặc biệt là diễn biến tình hình tư tưởng của CBCS khi hạ quyết tâm tác chiến khi được phổ biến và lĩnh hội.
- Phải nhắc lại rằng, BCH và F3 là một đơn vị thực chiến, không có điều kiện chỉnh huấn và đào tạo bài bản trong KCCM. Thế nhưng những kinh nghiệm thực chiến đã tôi luyện một lớp CBCS đầy bản lĩnh, trình độ trong KCCM và BGPB. Vậy Quân ủy Trung Ương, Cục Tác chiến đã nhìn thấy gì ở F3 trong KCCM và F3 đã thể hiện những gì trong cuộc chiến BGPB? Ý đồ và quyết tâm tác chiến của F3 tại BGPB là gì trước một kẻ địch khôn ngoan, lọc lõi và có đầy đủ thời gian, số lượng, không gian và chủ động trong mọi tình huống?

Tháng 7/1978, khi được tăng cường lên biên giới, F3 đã đứng trước hàng loạt câu hỏi hóc búa mà Bộ và QK1 đưa ra trước diễn biến tình hình căng thẳng: có bảo vệ được biên giới phía bắc và đặc biệt là hướng Lạng Sơn? Làm thế nào để có thể phòng ngự được thật vững và giữ được thế chủ động ngay từ đầu? Làm thế nào để có thể kết hợp được những kiến thức mới về phòng ngự trận địa, về phản kích, với những kinh nghiệm tiến công và phòng giữ trước đây, khi trận địa phòng ngự sư đoàn đang đảm nhiệm là một vùng quan trọng của biên giới quốc gia? Đó là những câu hỏi đặt ra không chỉ trên lĩnh vực tư tưởng mà cả trong công tác tổ chức, chỉ huy, chiến thuật và chiến đấu cụ thể. Và cũng chỉ có một câu trả lời tóm tắt rất đơn giản: “Chủ động, sẵn sàng đánh địch thì nhất định sẽ tìm ra cách đánh”.

-  Đấy chính là kinh nghiệm từ bài học Thuận Ninh trận đầu đối mặt Kỵ binh bay Mỹ; chủ động nắm bắt thông tin, chủ phán đoán tình hình khi E2 An Lão báo cáo và truyền đạt ngay tức khắc tinh thần đánh phủ đầu, cho phép E2 sử dụng thêm từ một hoặc hai tiểu đoàn xốc thẳng vào đội hình Kỵ binh bay;

- Là bài học Minh Long 1965 khi đợt hoạt động khêu ngòi là những trận đánh vào ấp Mỹ Trang, căn cứ Núi Thụ và đồn cây số 7 không thành công, không dứt điểm và làm chủ được trận địa. Nên tiếp tục tiến công dứt điểm các vì trí hay chuyển hướng mục tiêu, tiến công các vị trí khác? Sau khi phân tích tình hình địch, ta và địa hình, thời tiết, F3 nhận thấy nếu tiếp tục tiến công ấp Mỹ Trang, căn cứ núi Thụ vẫn có khả năng dứt điểm nhưng bộ đội sẽ tổn thất nhiều vì bọn lính thủy đánh bộ Mỹ từ Chu Lai đã nhảy vào và quân Cộng hòa cũng đã kịp thời tăng cường cho khu vực. Căn cứ vào mục tiêu chủ yếu của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai kết hợp với xây dựng đơn vị, F3 quyết định chuyển hướng tiến công lên miền tây Quảng Ngãi. Mục tiêu được chọn là quận ly Minh Long một căn cứ kiên cố, lớn hơn nhiều so với Núi Thụ, nhưng hoàn toàn bị cô lập bởi nằm sâu trong vùng giải phóng. Đối với bọn lính đi viện, sư đoàn có thể tập trung lực lượng tiêu diệt chúng ở một khu vực nằm rất xa căn cứ xuất phát của chúng. Đây cũng là một quyết định chính xác, làm chuyển biến hẳn tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ.

- Hoặc chính là bài học đấu tranh quyết liệt, phản biện bảo vệ quan điểm sau Xuân Hè 1972 tại chiến trường bắc Bình Định khi đứng trước yêu cầu tổng thể của QK V: “E12 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương, đánh đích phản kích bảo vệ bắc Bình Định. F3 (thiếu E12) hành quân ra nam Quảng Ngãi (hướng trọng điểm của quân khu), phối hợp với F2, tạo nên một vùng giải phóng hoàn chỉnh từ nam sông Vệ tới bắc Phù Mỹ nối đến với bắc Công Tum. E12 thiếu thì từ nam đường 19 chưa về kịp + VNCH phản kích dữ dội + F3 thiếu bị yêu cầu phải đi ngay, đánh gấp Quảng ngãi để phục vụ ý đồ tổng thể (hình 5) => hàng loạt các điểm chốt bị vỡ; thế trận bao công sức xây dựng trong phút chốc đứng trước nguy cơ đổ ra sông ra biển; vùng giải phóng Hoài Ân bị uy hiếp nghiêm trọng. Tự nhìn nhận chính mình, đánh giá đúng tình hình và quyết tâm tác chiến một lần nữa được thay đổi, được chủ động thảo luận với ý đồ phòng ngự triệt để – một tâm thức không hề dễ dàng với một khí thế chính trị chỉ biết có tấn công và tấn công là phòng ngự; một điểm nhấn khá mạnh trong tâm thức CBCS về phương án tác chiến trong phòng ngự và phòng ngự phản công.



Đã hơn 2,5 vạn CBCS ngã xuống trong KCCM để có bài học “Chủ động, sẵn sàng đánh địch thì nhất định sẽ tìm ra cách đánh”!
- Chủ động đánh định không có nghĩa chỉ xây dựng thế trận phòng ngự hoàn chỉnh; kế hoạch chỉ huy tập trung chu đáo; phương thức tác chiến  độc lập cụ thể mà còn là khả năng, bản lĩnh độc lập, quyết sách táo bạo trước những diễn biến mới, tình hình mới. Trong hoàn cảnh 17/2/1979 bất ngờ bị vây đánh tứ bề, thông tin hạn chế mà F3 nhanh chóng tổng hợp, nắm bắt tình hình; chủ động nhận định: "đâu là hướng tiến công vu hồi thọc sâu hết sức nguy hiểm, đâu là hướng tiến công chính diện của địchngay trong đêm 17/2 đã đề ra quyết sách hợp lý, xây dựng/ điều chỉnh lại thế trận phòng ngự thích hợp. Đặc biệt là ngay trong sáng ngày 18 tháng 2, sư đoàn mở trận phản kích đầu tiên với quy mô trung đoàn thiếu vào cánh quân vu hồi của địch ở Tam Lung. Một trong những mục tiêu chủ yếu của trận tiến công là phải chiếm lại các điểm cao Chậu Cảnh, đồi Địa Chất, Bản Phân, Phai Môn, cao điểm 611, 409 (vòng tròn nâu) những vị trí quan trọng tại Tam Lung vừa bị địch chiếm (Hình 6)

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #2 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2017, 04:06:59 pm »

2.3. Giữ vững quyền chủ động trong tác chiến - linh hoạt và sáng tạo trong chỉ đạo chiến thuật trên phương án phòng ngự hiệu quả:
- "Đứng vững đến cùng" là phương châm, là chỉ đạo, là phương án duy nhất được lập, được xây dựng, được phản biện để dánh địch trong những tháng ngày khó khăn gian khổ và "bị động" đó. "Bảo vệ phòng tuyến" là điểm mấu chốt, là dấu ấn quan trọng được hoạch định, được triển khai và thực hiện lúc đó.
- Kinh nghiệm về phòng ngự trong chiến tranh Việt nam có nhiều, có thể kể đến tiêu biểu như Huế - Mậu Thân 1968, Tàu Ô - Xóm Ruộng 1972, Cánh Đồng Chum 1971 hoặc ngay chính F3 Sao Vàng đã triển khai trong chuỗi chiến dịch Hoài Ân 1971-1972 khi dựa vào sông Kim Sơn. Phòng ngự hiệu quả không có nghĩa chịu đánh, chịu đấm và chịu đựng bằng mọi giá - quyết tâm dùng một lượng nhỏ bộ binh có tăng cường hỏa lực để chấp nhận thu hút, điểm "chốt" chặn binh lực địch mà còn là chủ động tấn công trong thời gian, không gian ngắn nhằm đánh dập đầu thế trận trường xà. Những cân nhắc thấu đáo, những nhận định khách quan và kinh nghiệm thực tiễn trong KCCM đã giúp phòng tuyến Sao Vàng trong những ngày đầu tháng 2/1979 đứng vững:

* Như đã biết, sáng ngày 18/2, F3 đã dùng một trung đoàn thiếu, chủ động tiến công, tận dụng ưu thế địch chủ quan trong tác chiến khi nghĩ đòn hủy diệt đủ sức diệt ta + nhậy bén phán đoán đòn đánh tiếp theo của địch để có phương án tác chiến thích ứng. Tuy vậy, với ưu thế biển người và hỏa lực mạnh, ngay trong chiều 18/2, phía Trung Quốc tiếp tục ném thêm hai trung đoàn bộ binh nữa để chia cắt bằng được con đường 1A, 1B. Đồng thời, rạng sáng ngày 19/2 lợi dụng sương mù và sử dụng một lực lượng pháo chi viện dày đặc, bọn giặc đã chiếm lại được đồi Chậu Cảnh và điểm cao Khôn làng.

Vâng, với các cán bộ Sao Vàng thì có lẽ đây không phải là trận tập dượt, thử nắn gân nhau trước khi tung đòn điểm huyệt mà là một không gian Hoài Ân 1972 đang hiển thị trong xuân hè 1972 với trận mở màn Gò Loi thắng lợi. F3 dùng D40 đặc công đêm mật tập Gò Loi, sáng đưa bộ binh thay chốt thì chiều VNCH tái chiếm bằng hỏa lực + không quân + bộ binh tăng cường. Trung Quốc tái chiếm đồi Chậu Cảnh và điểm cao Khôn Làng, tiếp tục tạo bàn đạp lấn xuống và đẩy bật F3 về phía nam - đông nam. Chúng đâu có ngờ, F3 lại sẵn sàng đến vậy: "...Phải tránh những trận phản kích với quy mô lớn hơn trên cả hai hướng; tiêu diệt cả bọn địch phía trước và bọn địch phía sau không cho chúng ùn lên để giữ vững được thế trận..."



Trong đêm 19/2, chỉ một đêm, cả mặt trận rùng rùng chuyển động theo hướng mới, diễn biến mới:
- Làm thế nào để ngay lập tức cơ động D7 còn nguyên sức chiến đấu vượt hơn 50km đường rừng về làm đơn vị đột kích;
- Làm thế nào để nhanh chóng, bí mật thay đổi vị trí pháo binh và hỏa lực theo hướng địch tái chiếm nhằm tạo sự bất ngờ và hỗ trợ bộ binh trong tiến công;
- Làm thế nào để bổ sung đạn dược cho các đơn vị bộ binh tại các điểm chốt, dãy phòng ngự đang bị bao vây, ngăn chặn sau một ngày chống lại sự điên cuồng của biển người;
- Làm thế nào để phát hiện ý đồ, chủ tâm của địch trong các ngày tiếp theo; buộc địch lộ rõ ý đồ nham hiểm và chống nguy cơ thất thủ trên diện rộng toàn phòng tuyến; quyết tâm tiêu diệt địch trên mặt trận Đồng Đăng, tránh đòn hủy diệt tại thành phố Lạng Sơn và nguy cơ phát triển tại tung thâm của địch;
- Làm thế nào để có lực lượng cơ động từ nguồn tại chỗ để tạo thế cân bằng chủ động chiến thuật, đạp vỡ sức hút đối đầu khi đang bị đánh toàn diện, đánh tập trung phủ đầu với cường độ cao và lực lượng áp đảo cấp số nhân;

Chỉ trong một đêm 19/2 ấy và trong những đêm khác sau đó với, trước tình hình, diễn biến mới; ta đã làm được, Đoàn Sao Vàng, các đơn vị LLVT tỉnh Lạng Sơn và CABP đã triển khai đúng và thực hiện tốt ý đồ của BTL mặt trận. Đấy là thành quả của kế hoạch dài hơi chuẩn bị tác chiến, đó là công sức của biết bao con người:
- F3 đã thống nhất kế hoạch và đảm nhận vai trò chỉ huy tại mặt trận Lạng Sơn; đảm trách chính vai trò chỉ huy và thực hiện chiến dịch;
- F3 đã đưa hàng trăm CBCS, trong năm 1978, về từng huyện, xã làm nòng cốt xây dựng LLVT địa phương, đảm đương vị trí trưởng tại các đơn vị cơ sở nhằm định rõ phương thức, khả năng phối hợp và phương án liên kết liên hoàn trên toàn trận tuyến;
- F3 quyết đoán điều chỉnh thế trận, thích ứng với diễn biến từng ngày:
 * E2/ đoàn An Lão dùng D3 là lực lượng chủ công, luồn theo đường 1A, tập kích gọn địch phòng ngự trên đồi Chậu Cảnh mở thông đường 1A lên Đồng Đăng;
* D15 công binh phối hợp với D7 bất ngờ phủ đầu tại điểm cao Khôn Làng sát đường 1B và các vị trí xung quanh;
* Riêng ngày 22/2, D1 và D4 cùng phối hợp tổ chức trận vận động tiến công ở khu vực Thâm Mô đập tan ý đồ vu hồi sâu của địch;

 - nhất là trong điều chỉnh pháo binh chiến thuật trước diễn biến phức tạp: Trung Quốc với số lượng lớn, độ phủ rộng nhanh chóng chiếm lĩnh các điểm cao có giá trị chiến thuật như 409, 675, 611 ở bắc đường 1A để chi phối, kiềm chế con đường huyết mạch nối Đồng Đăng - TP Lạng Sơn. Cường công cùng lúc điểm cao 386/ Thâm Keo và dùng gián điệp dẫn đường lách qua trận địa bản Song Ang - chỗ kẹp giữa trận địa Pá Biêng và Na Lầm/ điểm cao 438 để tiến đánh và tái chiếm Khôn Làng.

BCH E68/ trung đoàn pháo binh thuộc F3 đã tham mưu, thực hành đo đạc đánh dấu phần tử, tọa độ tác chiến và tổ chức triển khai trận địa pháo 85 ly bắn thẳng ngay tại điểm cao 339 nhằm tạo sức mạnh hủy diệt chống xe tăng từ xa, chi viện bộ binh đối phó với chiến thuật biển người và nhân sức mạnh phòng ngự lên cấp số nhân. Đặc biệt, khi F3 tổ chức phản công sớm trong 18/2 - 19/2 thì khẩu đội pháo của D12 E68 F3 này đã được bộ binh bảo vệ an toàn, gây khó khăn lớn cho địch trong giai đoạn đầu chiến dịch. Không chỉ có thế, đối mặt với việc những điểm cao bị địch lấn chiếm đều có bố trí hỏa lực pháo binh áp chế bộ binh ta thì E68 đã có đối sách hợp lý khi xây dựng các trận địa pháo binh nhiều tầng, nhiều lớp và bố trí Đài quan sát tại một vị trí hiểm yếu : Núi Khau Ma/ Khao Mã/ điểm cao 800. Vị trí trinh sát pháo binh chiến dịch này có tính chất quyết định lớn khi nắm bắt, bao quát và theo dõi cả một dải bắc đường 1A và nam đường 1B - yếu tố bất ngờ này, có thể nói, đã giúp BCH F3 một phần lớn nâng tầm nhận định và chớp thời cơ khi ta hàng loạt các quyết sách điều chỉnh thế trận (vị trí chiến lược này sẽ được nhắc lại ở phần tiếp theo trong các ngày chiến dịch sau đó). Con mắt pháo binh ấy là kết quả tổng kết kinh nghiệm tác chiến tại chiến dịch đường 19 mùa khô 1975 được nâng tầm và phổ quát tại mặt trận BGPB.

Logged

Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM