Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:35:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: KGB Hồ sơ bí mật  (Đọc 79815 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #100 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2008, 06:05:55 pm »


Nhưng dù sao thì Leslie vẫn không giấu nổi vẻ bực bội.

- Thế là bao nhiêu công sức nghiên cứu về Nam Phi thành công cốc!

- Các anh không thể nói với chúng tôi sớm hơn sao? - Luis lẩm bẩm, chắc hẳn đang nghĩ tới những cuốn sách dày cộp chờ sẵn trên bàn làm việc và cả trên giường.

Korechkov nhún vai.

- Đó là mệnh lệnh.

Quyết định này vừa có lợi, lại vừa là thử thách đối với vợ chồng Cohen. Theo họ giá trị to lớn của Nam Phi chính là sự thù ghét Mỹ quốc và Tây Âu. Là một quốc gia “đang phát triển”, nước này không lạ gì cuộc xung đột về hệ tư tưởng đối với hai siêu cường này. Ngược lại, nó nằm ở tâm điểm xung đột lúc này đã trở nên vô cùng căng thẳng khi hai bên đều sở hữu bom và đang đứng trước thế bí về quân sự vào thời mà các vệ tinh, máy tính và (telescopieur) vẫn chưa đủ sức kết nối ngay lập tức các quốc gia với nhau thì Châu Phi vẫn còn cách xa tâm điểm lợi ích của Mỹ cũng như tư duy lôgic của nước này; và như thế, đây sẽ là mảnh đất thuận lợi cho hoạt động của các điệp viên Xôviết. Tuy nhiên, ở Nam Phi, vợ chồng Cohen có thể sẽ bị cô lập với tầng lớp da trắng thống trị, ấy là chưa kể đến giới lao động da đen, trong khi ở Anh họ không gặp khó khăn với những doanh nhân và cả người lao động. Tóm lại, ở Nam Phi họ có thể bị xa cách, thậm chí là cô lập. Ở Anh, họ sẽ dễ dàng trà trộn vào dân cư hơn là ở Châu Phi. Song họ lại rơi vào “cánh đồng” lợi ích của Mỹ và rất dễ bị nhiễu thông tin.

Quyết định này tỏ ra khá khó khăn. Ben thì lại thuyết phục vợ chồng Cohen rằng Anh quốc là một lựa chọn tốt, rằng ở đó họ sẽ hạnh phúc hơn và công tác hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng giả định rằng bản thân Ben rất muốn tới Anh. Song tựu chung lại thì với vợ chồng Cohen, đây sẽ là một nhiệm vụ nguy hiểm.

- Thôi được rồi. Chúa sẽ phù hộ chúng ta! - Leslie vỗ tay tỏ ý chấp thuận.

Luis thì đưa ra một nhận xét khô khốc rằng việc mượn vỏ bọc ở Anh sẽ dễ dàng hơn ở Châu Phi.

- Về phía vỏ bọc, Korechkov, tại sao ông bà lại lựa chọn như vậy?

Leslie giải thích rằng chồng mình hiểu biết về sách, và rằng ông ta cũng đã từng kinh doanh với người cha cũng như với Amtorg hồi trước chiến tranh. Korechkov tranh luận với họ về việc kinh doanh. Sau rốt thì buôn bán sách không những sẽ phục vụ cho việc đội lốt mà còn mang lại lợi nhuận. Song trong trường hợp ngược lại thì việc này có nguy cơ gây nghi ngờ, và khi đó mục đích đặt ra sẽ không thực hiện được. Luis phản bác lại rằng ông ta hiểu rõ nghề và có thể triển khai tốt công việc kinh doanh sách cũ. Nhưng trong tiềm thức của ông ta, lợi nhuận nhờ kinh doanh không phải là mục tiêu gì lớn lao. Việc buôn bán sẽ là phương tiện giúp họ có thể đi lại công khai tại nước ngoài và họ cũng không cần một mặt tiền và kho bãi rộng lớn. Luis chỉ yêu cầu một cửa hiệu nhỏ và một căn hộ liền kề đủ chỗ cho hai vợ chồng sinh hoạt. Hai người, và có thể thuê thêm hai công nhân nữa, sẽ không kinh doanh mùa vụ mà mở hàng cả năm. Vốn đầu tư ban đầu để mua sách vào khoảng năm tới sáu ngàn bảng Anh.

Một câu trả lời cuối cùng đủ để thuyết phục Korechkov là Luis biết rõ những việc mình làm.

Phát triển ý tưởng của mình, Luis thêm rằng việc kinh doanh sách sẽ cho phép ông ta và Leslie tiếp xúc và quan hệ với nhiều người, kể cả người bán lẫn khách mua một cách thường xuyên. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho họ đi lại tự do khắp nước Anh, từ đó sẽ có cơ hội cho các cuộc tiếp xúc bí mật...

- Kinh doanh là một cái gì đó rất tinh tế - Ben nhận định - Ông bà sẽ quản lý một khoản trong nhà băng và một số vốn lưu động có thể chấp nhận được, miễn là đừng phô trương quá. Ông bà cần phải cung cấp các tài liệu giải trình hợp lý về nguồn tài chính của mình với ngân hàng cũng như với các đối tác làm ăn để tránh chuyện xầm xì.

- Thì tôi vẫn nói là được thừa hưởng máu kinh doanh từ “ông già” tôi. Ông ấy có một cửa hàng đồ khô ở New York - Luis thuyết phục.

- Không phải thế! - Ben phản bác - Ông đâu còn là một người Mỹ nữa.

- Đúng vậy - Korechkov cắt ngang - Ông bà là người New Zealand. Điều này có nghĩa là chúng tôi đã chấp nhận việc mạo tên của ông bà. Kể từ thời điểm này, ông Luis, ông là Peter John Kroger. Và bà, Leslie, bà là Helen Joyce Kroger. Hãy sử dụng tên mới của ông bà từ bây giờ. Về phía mình, chúng tôi cũng bắt đầu gọi ông bà là vợ chồng nhà Kroger (tác giả cũng gọi như vậy trong tác phẩm này).

- Việc một thời điểm nhất định, ông là người này, nhưng vào lúc khác, ông lại vào vai một người mới, một người New Zealand tên là Peter Kroger.

- Mọi chuyện cứ thế mà tiến hành - Ben kết luận.

Tiếp theo đó cả nhóm chụm đầu lại nghiên cứu vỏ bọc của Peter mà Trung tâm chuẩn bị từ trước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #101 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2008, 06:06:55 pm »


Peter John Kroger sinh tại New Zealand, mẹ và cha của ông này hành nghề kinh doanh có gốc ở Wellington. Năm 1930, hai ông bà rời khỏi Tổ quốc sang Mỹ và mở một hiệu sách ở Thành phố Seatle, tiểu bang Washington. Sau khi tốt nghiệp trung học ở tuổi 17, Peter làm việc tại cửa hàng của gia đình. Năm 1937, anh ta gặp Helen Hale, một cô gái trẻ mới tới Seatle cùng người bạn gái. Trước đó, cô sinh hoạt tại một trường dòng ở New York. Họ bắt đầu qua lại và trao đổi thư từ cho nhau. Hai năm sau, họ cưới nhau và ở nhà của bố mẹ Peter. Mẹ của Peter mất năm 1914, năm năm sau đến lượt người cha qua đời. Peter thừa hưởng cửa hàng sách, nhưng một năm rưỡi sau đã sang tên cho người khác rồi cùng vợ chuyển tới New York; ở đó anh ta kết hợp cùng với một đối tác và gây dựng lại công việc kinh doanh sách tại khu phố Bronx. Năm 1948, mẹ kế của Helen đang sống ở Canada lâm bệnh nặng và hai vợ chồng Kroger qua thăm. Năm 1954 (thời điểm sắp tới) hai đầu gối của Peter bắt đầu có vấn đề. Anh ta buộc phải bán cổ phần kinh doanh và cùng Helen sang Italia, sau đó tới Áo. Sau một thời gian chữa bệnh tại một căn nhà nhở ở miền núi Alpes, hai vợ chồng Kroger quyết định trở về Luân Đôn và bắt đầu lại công việc kinh doanh sách. Đó là toàn bộ quá khứ của họ.

Trong khi nghe Korechkov thuật lại “lịch sử” của mình, Helen chăm chú ghi chép, song Korechkov bảo rằng bà ta sẽ nhận được một bản sơ yếu lý lịch cụ thể và bà ta có đủ thời gian để nhập tâm cũng như thêm thắt vào đó những chi tiết cá nhân.

Peter nhận xét rằng ông ta thấy chi tiết đau đầu gối rất thú vị, bởi vì trên thực tế ông ta cũng từng bị như vậy. Korechkov trả lời: “Một câu chuyện hay bao giờ cũng phải xây dựng trên nhiều chi tiết thật, có như thế mới thuyết phục được người khác”. Những năm sống ở khu phố Bronx của Peter Kroger đủ sức để lý giải cho giọng nói không thể thay đổi được của ông ta.

Peter suy nghĩ hồi lâu, cái nhìn chăm chú và đăm chiêu cố hữu rồi hỏi:

- Tôi có một câu hỏi khá tế nhị, song cần thiết. Chúng tôi sẽ phải nói thế nào nếu như bị các chức sắc ở Anh quốc giữ lại và khẳng định họ của chúng tôi không phải là Kroger, rằng Kroger không tồn tại?

- Trong trường hợp đó. Ông phải chuyển ngay sang một câu chuyện mới - Ben giải thích - Tốt nhất là hãy dùng một số dữ liệu thật.

- Có nghĩa là sao?

- Ông hãy khai tên thật và giải thích rằng ông rời khỏi Mỹ là do lo sợ bị truy sát với tư cách là thành viên Đảng Cộng sản (PC) Mỹ. Nếu sử dụng hộ chiếu Mỹ để chạy trốn thì sẽ rất nguy hiểm, vì vậy ông đã phải mua hai cuốn hộ chiếu Mexicô với giá 1.000 USD từ một thuỷ thủ nước ngoài ở New York. Sau đó, ông bà đã tới Châu Âu nhờ chuyến tàu của Ba Lan tên là Batory. Rồi ông bà tạm trú tại gia đình bà Maria Patke, phố Wawelska. thủ đô Varsava.

- Là ai vậy? - Helen hỏi - Lại một cái tên giả nữa ư?

- Không: đó thực sự là một trong số người quen của ông bà. Nhưng nếu như ông bà bị bắt, chúng tôi sẽ cử người tới. Rồi tôi nói tiếp nhé: ông bà nói với những nhà chức trách rằng hai người đã xin được quốc tịch Ba Lan. Năm 1984, ông bà bán hết tài sản ở Mỹ rồi mua hai cuốn hộ chiếu lấy họ Kroger từ một người Ba Lan Do Thái nào đó, cuối cùng, ông bà tới nước Anh.

Helen gọi Peter bằng tên thân mật. Tốt rồi, Bobsy. Có vẻ như chúng ta đã có một vỏ bọc khá hoàn hảo. Song anh thì cụ thể như thế, còn em thì sao? “Câu chuyện” của tôi sẽ như thế nào?

- Đây rồi! - Korechkov mỉm cười rồi rút ra một tờ giấy còn mới nguyên với những dòng chữ còn tươi màu mực.

Anh ta đọc to:

Helen Joyce Hale sinh tại vùng Alberta, Canada. Bố là một nhà kinh doanh nhỏ, còn mẹ làm nội trợ. Được bảy tuổi thì mẹ cô mất. Một năm sau, bố cô tục huyền và đưa cả gia đình tới New York. Ở đây, ông ta mở một cửa hàng bán cá. Bà mẹ kế vốn không có tình cảm với đứa con chồng đã tìm mọi cách đẩy cô vào một trường dòng. Helen gặp Peter ở New York, họ cưới nhau rồi hai vợ chồng về sống ở Seatle. Sau đó là sang Ý, Áo, rồi cuối cùng là Anh quốc. Cha và mẹ kế của Helen trở về quê hương Canada, sau đó ông bố chết năm 1948. Bà mẹ kế ở một mình.

- Tạm thời như thế thôi nhé - Korechkov nói - Nếu ông bà vẫn còn thắc mắc gì thì cứ hỏi Ben. Vậy thôi, giờ thì tôi thèm một cốc café lắm rồi.

Nói rồi anh ta rời khỏi phòng.

Helen quay sang Thiếu tá Ben.

- Tôi thấy có một điểm yếu trong câu chuyện này.

- Ở đâu? - Ben chăm chú, như thể anh ta là tác giả chính của “công trình” này vậy.

- Đó là khi chúng tôi rời khỏi ngôi nhà trên triền núi Alpes. Tại sao chúng tôi lại đi khỏi đó tới Luân Đôn? Động cơ của chúng tôi là gì? Ben suy nghĩ hồi lâu, rồi cuối cùng cũng tìm ra lời giải thích:

- Động cơ hết sức đơn giản, tự nhiên và dễ chấp nhận. Trong hoàn cảnh cả hai vợ chồng ông bà đều không biết tiếng Đức, mà việc làm ăn buôn bán ở Áo sẽ rất khó khăn nếu không hợp tác với khách hàng nói tiếng Đức. Do vậy ông bà tới Luân Đôn, nơi có thể sử dụng vốn tiếng Anh đã được hoàn thiện ở New Zealand và Canada.

Korechkov trở lại và tóm tắt những công việc trước mắt. Theo đó, hai vợ chồng Krogh sẽ phải qua New Zealand một thời gian để học hỏi về lối sống và bắt chước một vài đặc điểm riêng biệt của người dân bản xứ. Từ New Zealand, hai người sẽ được đưa tới Áo để hoàn thành nốt chương cuối cùng trong câu chuyện ngụy trang của họ.

Có tiếng gõ cửa bên ngoài và sau khi được phép, một người phục vụ bước vào với chiếc khay đựng cà phê và bánh ngọt kiểu Ba Lan, cả nhóm im lặng cho đến khi người phục vụ rời khỏi phòng. Sau đó, họ cùng nhấm nháp cafe và tiếp tục tranh luận về những chi tiết cụ thể trong kế hoạch.

Từ Semmering, Peter sẽ gọi tới lãnh sự quán New Zealand tại Paris để yêu cầu cấp hộ chiếu mới. Ông ta sẽ phải trình bày rằng hộ chiếu (giả mạo) của mình đã hết hạn và xin cấp mới, tiện thể xin luôn giấy xác nhận cho vợ mình. Peter được thuyết phục rằng Lãnh sự quán sẽ không giữ giấy tờ giả mạo của ông ta và sẽ xác nhận tính hợp pháp của chúng, và họ cũng sẽ có thể sử dụng hộ chiếu thật tới nước Anh, nơi mà họ sẽ chẳng gặp bất cứ trở ngại nào để trở thành công dân Anh quốc. Korechkov trình bày tỉ mỉ mọi chi tiết trong kế hoạch mới.

Ngoài hộ chiếu thật, vợ chồng Kroger còn mang tới nước Anh hai cuốn hộ chiếu giả do Canada cấp để có thể tiến hành các quan hệ mật ở nước ngoài hoặc bỏ trốn khỏi nước Anh trong trường hợp nguy hiểm khi các nhà chức trách phát hiện vấn đề gì đó trong hồ sơ của Kroger.

Đối với những kẻ phi pháp, thì ngoài những giấy tờ thật, lúc nào cũng phải giắt trong người một số đồ giả mạo.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #102 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 12:54:43 pm »


ĐIỆP VỤ LUÂN ĐÔN (I)

Ngày 5 tháng 3 năm 1953, một sự kiện chấn động thế giới đã xảy ra. Thống soái Stallin, nhà cố vấn, vị lãnh tụ thiên tài của nhân dân Xôviết, từ trần sau một phần tư thế kỷ nắm quyền ở Liên Xô, cuộc sống dường như ngưng lại. Trên trang nhất các báo đều tuyên bố rằng nhân dân Xôviết và người lao động trên toàn thế giới từ nay đã trở thành mồ côi. Đài phát thanh liên tục phát đi những bản nhạc trầm hùng và bi thương. Tại các địa phương, đám đông diễu hành tập trung trước cửa trụ sở Đảng để tỏ lòng tiếc thương lãnh tụ, và ở Matxcơva, dân chúng cũng tập trung đông đảo ở trung tâm thủ đô để tham gia lễ tưởng niệm và nhìn lại lần cuối nhà lãnh tụ tối cao của mình.

Cảnh tượng y hệt như đám tang Lênin hồi năm 1924, các đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản vừa tham gia lễ tang với muôn vàn đau khổ, vừa rắp tâm chiếm quyền lãnh đạo nhà nước. Trong trận chiến quyền lực này, Lavrenti Ben, thủ lĩnh của NKVD, nhân vật đáng gờm nhất ở Grodno ở Vladivostok, đã vấp phải những kẻ sừng sỏ hơn, chấp nhận bị bắt và xử tử. Một vài phần tử cuồng tín thuộc phe Beria, nhưng không phải tất cả, cùng chịu chung số phận. Chẳng hạn như trường hợp của Vsevolod Merkoulov. Quyền lực rơi vào tay chính thể tay ba Malenkov - Boulganine - Khrouchtchev. Sau vài năm, nhân vật thứ ba này đã khẳng định vị thế của mình, kiêm nhiệm cả hai chức vụ: Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Sau khi Beria chết, Malenkov và Khrouchtchev ủy nhiệm tướng Serguei Krouglov, một nhân vật vốn rất tận tụy với Stalin, và bây giờ là với Đảng Cộng sản, quyền tổ chức lại các cơ quan mật vụ. Krouglov đã cơ cấu lại và đặt lại tên cho nhiều bộ phận khác nhau của tổ chức và kể từ năm 1954, cảnh sát mật vụ bắt đầu được gọi bằng một cái tên rất nổi tiếng sau này - KGB (Komiter Gossoudarstvennoi Bezopasnoti: Cơ quan An ninh Quốc gia) mà chỉ huy đầu tiên là Tướng Iran Serov. Nhân vật này trở nên nổi bật trong chiến tranh nhờ sự thảm sát Katyn và việc lưu đày hàng trăm ngàn người gốc Đông Âu sang Siberi. Khi Krouglov ốm nặng năm 1954, Iran Serov tiếp quản công việc giám sát toàn bộ mạng lưới an ninh, còn công việc của KGB giao cho Alexandre Panouchkine. Lúc này, chẳng còn lý do gì để trì hoãn điệp vụ của vợ chồng Kroger, và mọi chuyện cứ theo kế hoạch đã định mà triển khai.

Những tài liệu liên quan tới chuyến đi của vợ chồng Kroger tới Anh quốc nằm trong phần đầu của cuốn XI tập Hồ sơ số 13676, đặt tên là “Datchsiki” (“những người đi nghỉ mát”). Ở một số trang sau đó có một bức điện được mã hoá gửi từ Paris. Người gửi là một “chủ tịch”, tổng tham mưu Aleksei Krokhine. Nội dung bức điện đề cập tới hai vợ chồng Kroger dưới mật danh cũ, “những người tình nguyện”:

Chúng tôi xác nhận là mọi giấy tờ tuỳ thân và chứng minh thư đã được chuyển tới Lãnh sự quán New Zealand để xin cấp hộ chiếu mới “Những người tình nguyện” không cần xuất hiện ở Lãnh sự quán để lấy hộ chiếu. Họ có thể chuyển các tài liệu liên quan qua đường thư tín, trong đó giải thích cả nguyên nhân tại sao phải xin đổi thị thực và tại sao lại không thể có mặt ở Paris.
 
Ogniev
16/11/1953

Đường tới Luân Đôn dường như đã rộng mở trước mặt vợ chồng Kroger. Họ có thể nhận được hộ chiếu New Zealand mới chuyển qua đường bưu điện mà không hề phải xuất đầu lộ diện cũng như chẳng lo ngại bị buộc tội giả mạo giấy tờ.

Những mục tiêu bước đầu trong lộ trình hoạt động ở Anh của hai điệp viên nhà Kroger được chia theo 5 bước sau:

1. Tậu một căn nhà ở ngoại ô Luân Đôn, trong đó có một phòng dùng để đặt thiết bị truyền thông.

2. Mở các tài khoản ngân hàng tại Thụy Sỹ và Anh quốc.

3. Móc nối các quan hệ buôn bán với các hiệu sách để nguỵ trang, tránh gây nghi ngờ về nhân thân và chuyên môn.

4. Thực hiện lối sinh hoạt thanh đạm và bí mật ở Luân Đôn.

5. Giữ liên lạc với Trung tâm thông qua các thư tay viết bằng mực hoá học, gửi theo đường bưu điện.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #103 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 12:56:20 pm »


Trong trường hợp cực kỳ khẩn cấp, vợ chồng nhà Kroger được phép liên lạc với tổ chức công khai hợp pháp hoạt động bên trong Đại sứ quán Liên Xô ở Luân Đôn. Cách thức liên lạc: hai điệp viên phải để dấu hiệu nhận biết ở phía bên trái cửa ra vào Quen’ Hall, sau đó sẽ được gặp người móc nối vào ngày hôm sau, vào lúc mười bảy giờ tại địa điểm đó Peter phải đi qua đi lại trước cổng, miệng ngậm tẩu với một tờ tạp chí Figaro cuộn lại nhét vào túi trái áo măng tô. Còn người liên lạc cầm một tờ tạp chí Life trên tay trái. Mật khẩu sẽ là:

- Tôi nghĩ rằng chúng ta đã từng gặp nhau hồi tháng năm vừa rồi ở Pari.

- Không, anh bạn, tôi không có mặt ở Pari thời điểm này. Tháng năm vừa rồi tôi còn đang ở Roma.

*

Trước khi tới Luân Đôn vào cuối năm 1954, hai vợ chồng Kroger phải tham gia một khoá học rất căng về cách sử dụng radio sóng ngắn, về ký tự đánh móc, về hệ thống làm nhiễu, cách viết thư bằng mực hoá học và kỹ thuật chụp ảnh kể cả kỹ thuật về in ảnh). Tất cả như là một chương trình bổ túc và hoàn thiện nghệ thuật tình báo: làm thế nào để tổ chức một cuộc hẹn kín, làm sao để cắt đuôi theo dõi hay cách thức giám sát từ xa, làm sao để hoãn một cuộc hẹn, cách xác định cuộc hẹn, cách hẹn thêm, làm sao để lấy thư từ hộp thư chết, cách để lại dấu hiệu trong thành phố. Độc giả hẳn chẳng thể nào biết được những kỹ thuật đó.

Bước đầu triển khai kế hoạch, vợ chồng Kroger được ghé tới Ba Lan. Họ ở lại đây một thời gian khá dài. Sau đó, đúng như chương trình, họ tới New Zealand, quá cảnh qua Nhật Bản và Úc. Từ đây họ bắt đầu tới Châu Âu, mà điểm dừng chân đầu tiên là Áo, nơi họ tiến hành gửi đơn xin hộ chiếu tới Lãnh sự quán New Zealand tại Paris. Trong thời gian chờ giấy tờ mới, họ qua Thụy Sỹ, chủ yếu là đi du lịch, song cũng không quên kết hợp mở một tài khoản ngân hàng và nhận được một số thư bảo đảm từ các cá nhân có liên quan mà họ hy vọng sẽ có thể được giúp đỡ trong công việc kinh doanh những năm tháng sau này. Rồi họ qua Paris và cuối cùng là cập bến Luân Đôn đúng vào cuối năm 1954. Họ thuê một phòng tại một khách sạn ở Quảng trường Piccadilly và ăn bữa tối ở nhà hàng Lyon’s Corner House.

Sau một tháng tập cho quen phong thổ, Helen bắt đầu cảm thấy dân Anh luôn luôn ra vẻ đoan trang và cầu kỳ một cách kỳ cục, trong khi Peter chẳng thấy phàn nàn gì. Họ liên hệ với một hàng buôn bán bất động sản và tìm được một ngôi nhà ở số 18 đường Penderry Rise, khu Catford, ngoại ô phía Đông Nam Luân Đôn. Chủ nhân của ngôi nhà là một bà giáo sư Leslie Fowden nào đó hiện vắng mặt khoảng một năm vì lý do đi giảng tại Trường Đại học Cornell cùng cả gia đình. Được thuê nhà trong một năm thì quả là lý tưởng. Vợ chồng Kroger cũng không phải tính chuyện mua đồ nội thất mới.

Nhiệm vụ thứ hai - chọn một cửa hàng để kinh doanh - xem ra lại khó khăn hơn. Hai người đã phải đi quanh khu thương mại của thủ đô. Sau vài tháng tìm kiếm, họ đã thuê được một địa điểm lý tưởng: một văn phòng nằm ở tầng hai, phía dưới là một cửa hàng thuốc lá quay mặt ra đường Strand, đối diện là Toà án tối cao.

Peter bắt đầu mua sách, chạy đôn chạy đáo tìm cách bắt quen với giới kinh doanh, tóm lại là làm mọi việc cần thiết hợp pháp hoá hoạt động buôn bán của mình. Dĩ nhiên là ông ta không cần quản lý việc chuyển tiền vào tài khoản, bởi vì mọi thanh toán đều sử dụng thẻ rút từ ngân hàng Thụy Sỹ. Trong khi Peter chuyên tâm vào việc khởi động công việc làm ăn thì Helen ở lại nhà ở Catford, xây dựng hình ảnh một bà nội trợ hoàn hảo, một phụ nữ sôi nổi và một người láng giềng thân thiện. Vẻ tự nhiên khoáng đạt, cách bày tỏ ý kiến một cách trắng trợn, cách trang điểm khác thường cùng với nhiều người hàng xóm Anh quốc khó tính. Chưa có bất kỳ một liên lạc tình báo nào được triển khai mãi cho đến một ngày Peter cuối cùng cũng nhận được một thông điệp gồm những chỉ thị bất thường, song dễ hiểu.

Buổi tối hôm ấy, Peter lên một chiếc xe buýt hạng sang tới Quảng trường Leiceter, trung tâm Luân Đôn. Sau khi chậm rãi bước trên những con phố sạch bóng vì nước mưa hồi chiều, mắt chăm chú nhìn vào các ô cửa kính hai bên đường để dò xét xem có kẻ nào theo dõi hay không, ông ta tiến thẳng tới nhà hát Odoen, mua một vé vào trong rạp. Lúc ở nhà, Peter phát hiện ra tại địa điểm đã thoả thuận trước xuất hiện một chiếc đinh nhỏ màu đỏ cắm trên tường. Và ông biết là tuyến Matxcơva - Luân Đôn đã khởi động. Peter bước vào phòng chiếu phim, ngồi xuống ghế và chăm chú xem phim chừng hai mươi phút, sau đó đứng dậy vào nhà vệ sinh nam. Ông ta định vị một lỗ thông gió rồi không mấy khó khăn, nhấc lưới sắt lên và thò tay vào bên trong. Ông lôi ra một gói được phủ bằng hoá chất xenlophan và giấu vào bên trong áo vest. Sau đó, Peter đậy chiếc lưới sắt lại như cũ và rời khỏi nhà vệ sinh, không quên giật nước bồn cầu cho giống. Khi đã ra ngoài đường, ông ta khéo léo để lại một dấu hiệu báo rằng thư đã được lấy khỏi hộp thư chết và lên xe buýt trở về Catford.

Dưới cặp mắt hấp háy vì tò mò của Helen, Peter gỡ bỏ phong bì phủ xenlophan, để lộ một túi da lớn. Không tìm thấy gì trong các ngăn, ông ta lấy một con dao nhỏ dọc theo đường may. Cuối cùng, ông ta lôi ra một cặp hộ chiếu do chính phủ Canada cấp còn mới nguyên. Một chiếc đề tên Thomas Janes Wilson có dán ảnh của Peter, chiếc còn lại đề tên Mary Jane Smith với ảnh của Helen. Hai người không quên ký tên lên tài liệu.

Đi kèm với hai tấm hộ chiếu là một chỉ thị, theo đó là một cuộc hẹn vào ngày 10 tháng 4. Vợ chồng Kroger, hay nói đúng hơn là ông Wilson bà cô Smith sẽ phải đi tàu hoả tới Ostende, rồi từ đó tiếp tục lên tàu hoả tới Paris. Ở Paris họ sẽ tới trạm xe điện ngầm Pyramide vào lúc mười bảy giờ để bắt nối với sĩ quan chỉ huy mới của họ. Mọi phương thức liên lạc sẽ diễn ra như ở Luân Đôn, Peter ngậm tẩu và nhét cuốn tạp chí Le Figaro cuộn tròn trong túi áo phải, còn người liên lạc cũng sẽ ngụy trang như đã định, trừ một điểm là trong mật khẩu nhận dạng, từ “Paris” sẽ được thay bằng từ Varsava.

Trước khi tới thời điểm hẹn, vợ chồng Kroger ráo riết làm việc để thu được những kết quả để báo cáo trong buổi gặp đầu tiên. Helen kết thân được với gia đình một Mục sư Đạo Tin lành. Mục sư St.Clement đã gửi giúp họ một thư bảo đảm, nhờ đó họ nhận được sự tin cậy từ phía Ngân hàng, vợ chồng Kroger mở được một tài khoản tại chi nhánh ở Strand. Vị giám đốc này cũng giúp họ chọn một luận sư giỏi và một cố vấn về thuế.

Vợ chồng Kroger không cảm thấy ngạc nhiên chút nào khi gặp lại Ben tại cuộc hẹn ở Paris. Dẫu có thể là việc chạm trán với Ben ở trạm tàu điện ngầm này chỉ là ngẫu nhiên, song lý do để khẳng định Ben là người họ cần gặp chính là tờ tạp chí Life ở tay trái. Đúng theo chỉ thị, Peter đưa ra câu mật khẩu: “Tôi tin là chúng ta đã từng gặp nhau ở Varsava tháng năm vừa rồi” và nghe Ben trả lời: “... ở Roma”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #104 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 12:56:53 pm »


Cả Peter và Helene đều tự hỏi nhau rằng tại sao Ben không báo trước là anh ta sẽ gặp họ ở Luân Đôn, song những câu trả lời đã hiển nhiên trước mắt. Thứ nhất, về lý do an ninh họ không được phép biết đó là Ben, cũng như việc họ không thể nào xác định được tên thật của anh ta. Thứ hai, để nâng cao tinh thần cảnh giác, họ không bao giờ được có cảm giác bình yên và được bảo vệ khi đang làm nhiệm vụ ở nước ngoài. Thứ ba, lúc nào cũng có thể có những thay đổi vào phút chót, và trong trường hợp đó, họ chỉ còn biết chưng hửng khi gặp người thay thế.

Cũng giống như mọi nhân viên tình báo mà chúng ta từng gặp, Ben hoạt động với nhiều căn cước giả. Tên thật của anh ta là Konon Trofinovitch Molody, song trong bộ hồ sơ số 13676, anh ta lại lấy tên là Perfilier. Vỏ bọc của Ben ở Anh quốc là Gordon Amold Lonsdale. Chúng ta thì biết anh ta với tư cách là Ben, trong khi Ben lại làm việc với vợ chồng Kroger bằng biệt hiệu Arnie.

Molody là con trai một giáo sư người Nga, nhưng suốt thời thơ ấu anh ta ở với một người họ hàng tại Califonia, nơi anh ta học tiếng Anh với một năng khiếu bẩm sinh. Trở về nước Nga ngay trước khi chế độ độc tài Hitler sụp đổ Molody tham gia vào hàng ngũ Hồng quân rồi sau đó được luân chuyển vào Cơ quan tình báo.

Đối với vợ chồng Kroger, câu hỏi số một lúc này là muốn biết những cố gắng du nhập vào lối sống tại địa bànLuân Đôn của mình như thế nào, nhưng Peter cũng có mối bận tâm riêng. Mẹ ông ta, Herschel vừa mới qua đời, và Peter muốn được liên lạc với bố. Ben đảm bảo rằng thư của Peter sẽ được gửi tới New York qua Mark (Rudoly Abel). Đối với công việc kinh doanh, Ben cũng hứa với vợ chồng Kroger rằng sẽ hạn chế các khoản chi phí của họ xuống mức tối thiểu. Anh ta còn đưa cho họ các địa chỉ tại Paris và Viesne để họ có thể gửi các tài liệu viết bằng mực bí mật.

Bắt chấp những nhu cầu cá nhân đạm bạc, chi phí cho công tác của vợ chồng Kroger vẫn đội lên hàng tháng. Tránh tình trạng viết quá nhiều séc, Trung tâm quyết định cung cấp tiền mặt cho họ. Helen nhận được một bức điện vô tuyến đề nghị đi máy bay tới Berne để nhận một bưu phẩm gửi từ Matxcơva. Song bà ta bị ốm và Peter phải đi thay. Lần này, thay vì lấy thư ông ta phải đưa ra dấu hiệu nhận dạng để nhận bưu phẩm trao tay. Người liên lạc có nói rằng bưu phẩm có chứa tiền và họ đã ngụy trang, việc qua mặt hải quan sẽ chẳng khó khăn gì.

Trở về khách sạn ở Berne, Peter mở gói bưu phẩm. Vật “ngụy trang” khiến ông ta bật cười. Đó là một chiếc nịt bụng của phụ nữ, cỡ nhỏ, màu hồng. Tiền giấy được giấu khéo léo vào đường may bên trong. Dĩ nhiên là với Helen, bà ta chỉ cần mặc chiếc nịt này vào người và dễ dàng qua mặt hải quan. Nhưng Peter thì phải làm sao bây giờ?

Nếu để mở toang chiếc nịt bụng ra ngoài thì ai cũng nhìn thấy tiền được giấu bên trong. Xếp vào vai cũng không ổn vì nếu khai là quà cho vợ sẽ bị hải quan nghi ngờ, vì trên sản phẩm chẳng có hàng hoá cũng như nhãn ghi giá. Hơn nữa nếu đây là quà của chồng tặng vợ thì quả là nực cười, vì chẳng ai lại tặng thứ đồ đó cả. Peter rốt cuộc cũng chẳng tìm được giải pháp nào hơn là… mặc nó vào người.

Không chần chừ, Peter cởi quần dài ra và cầm chiếc nịt bụng lên, kéo căng ra hết cỡ, ông ta tròng qua tay trái, kéo qua khuỷu tay rồi tròng luôn tay phải vào. Uốn éo vặn vẹo y hệt một vũ công nhảy điệu rung vai (simi), ông ta cố gắng kéo chiếc nịt bụng qua đầu. Nhưng chất vải chun rất chặt khiến cho Peter không thể nào tròng chiếc nịt bụng qua đầu được. Peter cố dùng sức, ép sái chiếc nịt bụng qua mặt đến mức suýt nữa thì ngợp thở. Kéo ra khỏi mặt, Peter loay hoay cách khác. Ông ta tròng hai chân vào trong chiếc nịt bụng rồi cố gắng kéo lên trên bụng từng chút một. Song dẫu có hì hục cách nào thì chiếc nịt cũng không thể vượt qua đầu gối. Cực chẳng đã, Peter lại phải tháo ra.

Cuối cùng, Peter nghĩ ra một cách. Ông ta cắt một bên nịt, rồi tròng vào bụng. Sau đó, ông ta quay chỗ cắt ra phía sau lưng và cột lại bằng một sợi dây. Tiếp theo, Peter mặc lại quần dài, khoác áo sơ mi vào kéo chặt thắt lưng lại. Nhìn vào gương Peter không thấy có gì bất ổn, duy chỉ có thứ phục trang kỳ cục bên trong khiến ông ta cảm thấy hết sức khó chịu vì nó cứ thít chặt vào người. Sau khi mọi việc xong xuôi, Peter lên đường trở về nhà.


*

Tiền được dùng để trang trải cho những chi tiêu cá nhân và các hoạt động kinh doanh: Họ phải mua sách, trả tiền quảng cáo và thông báo, và cuối cùng một catalogue mang thương hiệu Peter J.Kroger đã được gửi đi hầu khắp thế giới. Đơn đặt hàng tới tấp. Một mình Peter thương thảo, soạn hoá đơn rồi đóng kiện sách, và cũng tự tay mang tới bưu điện để gửi đi. Công việc có vẻ rất tiến triển. Dù chưa đủ bù đắp các chi phí đã bỏ ra, song cửa hàng đã trở nên có tiếng và được nhiều người tin cậy. Peter còn hy vọng có thể một ngày nào đó mình có chân trong Hiệp hội Sách cũ bán chạy nhất. Trong cái xã hội quân chủ vốn mê đắm bởi những nghi thức và thứ bậc này thì một vinh dự như vậy thật là đáng giá.

Còn một nhiệm vụ quan trọng nữa: mua nhà. Cũng đã đến lúc nghĩ tới chuyện bà giáo sư trở về nhà mình ở Catford. Sau một thời gian tích cực tìm kiếm, vợ chồng Kroger cũng phát hiện ra một địa điểm rất lý tưởng cho hoạt động tình báo. Đó là một ngôi nhà nông thôn sơn màu trắng rất đẹp, tọa lạc trên một con phố yên tĩnh mang tên Ruislip thuộc vùng Middlesex, khu ngoại ô trung lưu với cảnh trí tráng lệ, cách Luân Đôn chừng mười kilômét. Ở đó tập trung phần lớn là người nước ngoài. Nhà số 45 ở cuối con hẻm Cranley Drive; có một gác xép với các cửa sổ hình tròn, mở ra trước mặt là không gian thoáng đãng, còn phía sau nhà là một khoảng đất nhỏ để nghỉ ngơi. Cranley Drive là một ngõ cụt, có các hàng rào gỗ bao quanh. Lối vào này trở nên hết sức kín đáo.

Vẫn còn một tiện ích nữa. Ngôi nhà nằm kề bên căn cứ không quân số 3 của Mỹ. Quả là một nơi lý tưởng để nhận và phát các tin qua radio, bởi vì âm thanh sẽ bị chìm lấp vào tiếng máy bay mỗi khi hạ cánh hoặc cất cánh.

Vợ chồng Kroger quyết định mua lại ngôi nhà này với mức giá là 4.200 bảng Anh dưới dạng trả góp để tránh những nghi ngờ không cần thiết về tình hình tài chính của họ. Rồi hai người bắt tay vào tân trang nhà cửa theo sở thích của mình mà không cần để ý đến những phí tổn. Họ mua đồ nội thất, chạy lại đường dây điện, gia cố thêm các cửa chính đằng trước và sau nhà bảng gỗ sồi và lắp thêm chốt cửa. Kể cả các cửa sổ cũng được bố trí thêm chốt, chuyển sách từ cửa hàng về thư viện nhà và đóng thêm chiếc thang lên gác xép.

Họ giải thích với hàng xóm rằng cần phải cẩn thận như vậy để bảo vệ các cuốn sách cũ quý hiếm.

Vậy là giai đoạn đầu tiên của điệp vụ Luân Đôn đã hoàn tất - giai đoạn làm quen phong thổ và hợp pháp hoá công tác. Mùa xuân năm 1956, thời khắc bắt đầu giai đoạn 2 đã điểm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #105 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 08:16:57 pm »


ĐIỆP VỤ LUÂN ĐÔN (II)

Trong khi cuộc sống của vợ chồng Kroger đang dần ổn định ở Luân Đôn thì Ben, sĩ quan chỉ huy trực tiếp của họ, cũng tới thủ đô, nhưng bằng một cách riêng.

Tháng 3 năm 1955, sau vài tháng ở Canada, anh ta sang New York ở gần hạm đội America, hướng đi Southampton. Ben sử dụng một hộ chiếu giả do Canada cấp dưới tên Gordon Lonsdale. Sau khi tới thủ đô Anh quốc Ben tham trú vài ngày ở khách sạn, giống như vợ chồng Kroger rồi mới tới Luân Đôn. Tiếp đó, anh ta dọn tới một toà nhà ở khu phố Albanv (Albany Street), gần Công viên Regent’s. Toà biệt thự mang tên Nhà Trắng thuộc quyền sở hữu của Hiệp hội thể thao Hải ngoại Canada, một tổ chức mà Ben đã từng liên lạc từ lúc còn ở Toronto để hợp thức hoá những bước cuối cùng vỏ bọc của mình. Ý tưởng này thật tiện lợi, bởi vì tổ chức nói trên vô hình chung đã là một đảm bảo đầy sức thuyết phục cho quốc tịch Canada của Ben trong khi tiếp xúc với các tổ chức và cá nhân ở Anh, đồng thời còn tạo điều kiện cho anh ta đến tham dự miễn phí các bản hoà nhạc hay các giải đấu thể thao. Ben hay bây giờ là Lonsdale cũng liên lạc với tổ chức YMCA ở Toronto và đăng ký học một lớp tiếng Trung ở một trường đại học ở Luân Đôn với hy vọng sẽ gặp được các nhà ngoại giao tương lai của Anh quốc ở đó. Vậy là Ben tới Luân Đôn với hành lý, các mối quan hệ và những viễn cảnh vô cùng hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu ở Luân Đôn, Lonsdale không vội vàng triển khai công tác. Y đi du ngoạn khắp Luân Đôn tới thăm điện Buckingham, thăm Albert Hall, Tamise, rồi ghé vào các nhà hàng, tán tỉnh phụ nữ. Nói tóm lại là dành trọn thời gian để tiêu khiển và khám phá mảnh đất mới này.

Mặt tròn, tóc xoăn đen, mắt đen quyến rũ, vốn tiếng Anh hoàn hảo như được sinh ra ở nước Anh, giọng nói nhẹ nhàng, thuyết phục, Lonsdale dễ dàng chiếm lòng tin ở những người bạn mới. Sau cuộc gặp gỡ với vợ chồng Kroger ở Luân Đôn, y không bỏ lỡ cơ hội du lịch Châu Âu một chuyến rồi mới quay lại Luân Đôn vào cuối năm 1955. Mùa thu năm đó, Lonsdale bắt đầu tới lớp học tiếng Trung, đồng thời nhẩn nha triển khai các hoạt động vỏ bọc của mình. Y phát hiện ra là có thể mua hoặc thuê với giá rẻ các máy hát tự động cũ. Từ đó y nảy ra ý định bước vào địa hạt kinh doanh loại hình phân phối hàng hoá tự động. Lonsdale chẳng mấy khó khăn khi tạo sự tin tưởng ở một nhân vật mang tên Peter Ayres và người này đã giới thiệu y với các doanh nhân khác. Chưa đầy một năm sau, họ đã nhất trí bầu Gordon Lonsdale là Giám đốc của công ty phân phối hàng hoá tự động do họ góp vốn. Công ty này nằm ở Broadstairs, một thành phố nằm ở bờ phía Đông hạt Kent. Công ty này chuyên sản xuất và cung cấp gôm tẩy.

Thời điểm này khi mà vợ chồng Kroger đã dần ổn định cuộc sống và sẵn sàng hành động các cuộc hẹn cũng được bắt đầu. Cả ba sẵn sàng hành động, các cuộc hẹn cũng được bắt đầu. Cả ba gặp nhau tại nhà hàng, Lyon’s Corner House, nơi mà vợ chồng Kroger đã từng ăn tối hôm đầu tiên tới Luân Đôn. Thái độ của Lonsdale khá cởi mở, thậm chí còn có vẻ nồng nhiệt. Y giải thích với hai đồng sự rằng cách thức tiếp cận tại một địa điểm đông người như thế này rất có lợi cho yêu cầu ngụy trang. Nhưng buổi họp cũng không đạt nhiều kết quả, Peter chỉ lo lắng hỏi thăm sức khoẻ của cha mình. Biết được tình trạng ông già ngày càng sa sút, Peter hoài công xin được trở lại New York để thăm cha. Và mặc dù Lonsdale từ chối, Peter cứ khăng khăng được trở về, dẫu có phải hoá trang kỹ lưỡng, thậm chí là phẫu thuật thẩm mỹ cũng được. Lonsdale buộc phải giải thích với ông ta rằng con đường trở về Mỹ đã khép lại với Peter, và dù ông ta có thay hình đổi dạng thế nào chăng nữa thì FBI vẫn phát hiện ra. Rốt cuộc, Peter đành bằng lòng với lời hứa rằng Mark sẽ chuyển thư của ông ta tới cha mình. Song Harry Cohen cũng từ giã cõi đời vào tháng 12 của năm 1955 ấy.

Một vụ trao đổi chớp nhoáng diễn ra trong cuộc gặp đó. Peter nhận một chiếc túi có chứa một máy phôtô thu nhỏ, và đổi lại Lonsdale cũng được một cái túi y hệt, bên trong là một cái bánh gatô được bọc bởi một lớp giấy da. Nội dung trên tờ giấy này là một bản đánh giá cá nhân viết bằng mực bí mật liên quan tới một nhân vật mà Peter tin rằng có khả năng sẽ trở thành một hội viên mới.

- Ông ta cũng kinh doanh sách giống tôi - Peter giải thích.

- Vậy sao, có vẻ đây là một tay chuyên nghiệp. Và cũng không loại trừ khả năng y đang dò la về ông cũng như ông thăm dò y vậy.

- Cũng có thể - Peter cất giọng rề rà - Chỉ có điều ông ta bảo tôi là cựu nhân viên của MI6 và có rất nhiều bạn ở tổ chức này cũng như ở MI5.

- Tốt thôi - Lonsdale kết luận rồi đưa mắt nhìn quanh. Tôi sẽ xem xét trường hợp này. Song trong lúc chờ đợi ông hãy cố gắng làm tốt công việc của mình.

Cuộc đàm thoại chuyển sang chủ đề về ngôi nhà mới Cranley Drive. Vợ chồng Kroger đã hoàn tất việc sửa sang nhà cửa và bắt đầu qua lại với cộng đồng nhỏ bé ở xung quanh. Trong mắt những người hàng xóm, Peter là một người thân thiện, dễ gần với dáng vẻ mô phạm, mái tóc bạc, chiếc tẩu và áo choàng thường trực và suốt ngày chúi đầu vào đống sách cũ; còn Helen lại quyến rũ những người láng giềng với những chiếc quần sọc đỏ chói với cốc rượu gin không rời khỏi tay và những lời châm chọc sâu cay với chất giọng khàn khàn đặc trưng. Lũ trẻ gọi bà ta là “bác Helen”. Đã đến lúc phải can thiệp tới những nhân vật có thật thay vì những con người tưởng tượng, và cũng đến lúc bắt đầu công việc. Lonsdale báo trước là y sẽ tới thăm nhà vợ chồng Kroger.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #106 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 08:20:58 pm »


Lonsdale chọn thời điểm nửa đêm. Y đậu xe ở con phố bên cạnh rồi thận trọng đi vào trong ngõ, nhẹ nhàng gõ cửa trong bóng tối. Chủ nhà mở then cài, mở khoá và thanh chắn bảo hiểm rồi mời khách vào. Sau khi hạ bức rèm xuống, chủ nhà bật đèn và đưa khách đi thăm các phòng. Tiếp đó, chủ và khách dừng lại ở bếp để uống cà phê và bàn chuyện. Việc kiểm tra các phòng cũng giống như mục đích của chuyến viếng thăm này, đó là làm sao tìm được một địa điểm thích hợp nhất để lắp một chiếc máy phát thanh. Helen đề xuất để trên gác xép, song Lonsdale từ chối vì sợ lộ. Sau một hồi suy nghĩ, ánh mắt y dừng lại ở sau bếp.

- Tại sao không phải chỗ này?

- Chỗ nào cơ? - Helen hỏi lại.

- Tại đây. Vâng, chính là căn bếp này - Lonsdale trả lời - Chúng ta có thể đào móng lên, đổ đất ra sau vườn rồi trát xi măng xung quanh, vậy là có một lỗ hổng để đặt đài phát thanh.

- Nhưng làm sao chúng tôi có thể chui xuống đó được. Người ngoài nhìn vào sẽ biết ngay. Tôi thấy chẳng hợp lý chút nào.

- Không hẳn - Lonsdale trả lời - Chúng ta có thể lắp một cánh cửa ở đó.

- Vậy thì trông nó chẳng khác gì một căn phòng, mà làm sao ngụy trang được cánh cửa này chứ?

- Khi đã lắp xong cánh cửa, chúng ta sẽ trải một tấm nhựa lát sàn nhà lên trên và như thế, cánh cửa ở phía dưới sẽ không bị phát hiện.

- Tôi nghĩ là có vẻ ổn đấy - Peter nhận xét.

Lonsdale tiếp tục:

- Và chúng ta sẽ đặt chiếc tủ lạnh lên phía trên và nó sẽ bảo vệ cánh cửa phía dưới phần lớn thời gian.

Peter vẫn còn băn khoăn một điều:

- Thế ăngten thì sao? Phải lắp phía trên tủ lạnh à?

- Không hề, chúng tôi có trong tay một loại ăngten hiện đại. Nó có khả năng đàn hồi. Ông đặt nó vào trong một cuộn giấy và sau khi đã sử dụng xong, chỉ cần bấm nút một cái. Thế là... hấp! Nó sẽ tự động cuộn lại.

- Anh đúng là một kẻ xảo quyệt tinh ranh, Helen cười.

Công việc lắp đặt được tiến hành ngay sau đó với nhiều dụng cụ có trong nhà: một cái nhổ đinh, một cái rìu để nạy sàn bếp, một chiếc xẻng để xúc đất vụn ra ngoài vườn. Tinh mơ, công việc mới kết thúc và cũng là lúc Lonsdale phải đi. Nhưng các buổi tối sau đó, y tiếp tục ghé qua cho đến khi công trình hoàn tất. Công việc được thực hiện với tốc độ chóng mặt vì chủ nhà lo ngại những cuộc viếng thăm bất chợt của hàng xóm. Chẳng bao lâu, vợ chồng Kroger đã có một căn hầm thực sự trong bếp kèm theo đó là một đống đất lớn để trồng hoa ngoài vườn.

Sau đó, Peter vội vã tới Bruxelles để giao sách cho “đối tác”. Người này tên là Gueorgui Mikailovich Sokolov (không phải là Youri Sokolov, thường được biết tới với mật danh Claude). Họ gặp nhau ở Trung tâm triển lãm vào năm 1957, thời điểm mà quan hệ giữa Mỹ và Nga đã bớt căng thẳng. Peter và Sokolov chào hỏi nhau rồi mỗi người một đường đi thăm các phòng trong nhà triển lãm. Một giờ sau, họ lại gặp nhau tại một con phố gần Nhà ga. Trong khi cùng hút thuốc và tán gẫu, họ kín đáo trao đổi hai chiếc vali giống hệt nhau đặt trên vỉa hè.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #107 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2008, 08:21:52 pm »


*

Trong cuộc gặp gỡ này, Sokolov phải thông báo với Peter rằng Mark (Abel) đã bị bắt ở New York. Chính đối tác của anh ta, Reino Hayhanen là thủ phạm. Reino Hayhanen tới New York năm 1952 với một hộ chiếu giả, nhiệm vụ là thay thế vị trí mà vợ chồng Cohen bỏ lại. Nhưng kể từ khi Reino bắt liên lạc với Mark thì cũng là thời điểm mà y xuống dốc. Suốt ngày ngập trong rượu, gây gổ với vợ, không còn khả năng xây dựng một vỏ bọc hợp lý, không còn khả năng sử dụng chuẩn tiếng Anh. Hơn thế còn tiêu xài hoang phí và thường xuyên vướng phải tai nạn xe cộ - quả là thảm kịch. Matxcơva gọi y về, lấy cớ là thăng chức và cho đi nghỉ dưỡng, song y đã đoán được số phận của mình. Tìm đường về nước, y đã bắt liên lạc với những nhân viên người Nga ở Paris, như thế là đã nhận được lệnh. Song ngay sau đó, y đến thẳng Đại sứ quán Mỹ và khai hết mọi chuyện. Được trở lại New York, y đã chỉ cho FBI địa chỉ studio nơi Mark làm việc ở Brooklyn Heights. Tháng 5 năm 1957, FBI phát hiện ra Mark, theo sát nhưng rồi để sổng con mồi. Lần thứ hai, tức là vào tháng 6 cùng năm, FBI đã thành công. Mark bị bắt trước cửa khách sạn Lathal trong khu Manhattan.

Vô cùng sửng sốt Peter tuyên bố rằng có biết vài người ở New York, và họ biết cách xử lý trường hợp của Hayhanen. Song Sokolov cảnh báo rằng chưa nên tính chuyện trả đũa kẻ phản bội vội vì hắn đang được FBI bảo vệ kỹ càng. Nhưng định mệnh cũng không buông tha tên phản trắc: hắn chết vì tai nạn giao thông ít lâu sau. Có một điều mà Sokolov không biết, đó là FBI đã thu được chứng cứ về hoạt động tình báo của ông ta qua vụ Mark. Trong số đó có hai tờ khai lý lịch lấy tên Emil Goldfus và Martin Collins, một tập tiền giấy mệnh giá 20 và 50 USD, những đồng xu 5 cent, một cây bút chì rồng, những thước phim thu nhỏ, các tín hiệu mật mã và cả một con dấu.

Ngoài ra còn có ba tờ tài liệu vô cùng quan trọng mà người chỉ huy tình báo chưa kịp thủ tiêu. Một tờ ghi rõ ngày giờ, địa điểm và mật khẩu cho một cuộc gặp bí mật. “Balamora, Avenida Oberon, mười lăm giờ, cửa kính bên trái lối vào. “Bộ phim này hay chứ hả?” L: “Vâng, ông có hứng thú coi không, ông Brand?”. L ngậm tẩu và cầm một cuốn sách bìa đỏ bên tay trái.

Một tờ tài liệu khác lại chỉ rõ địa điểm, nơi để lại dấu hiệu như một cách thức thông tin thay cho gặp gỡ cá nhân:

Ở Mex. Chữ “T” trên chiếc cột đối diện nhà số 191 Đại lộ Chihnaavha (Fonolia Roma), cạnh của cột quay hướng xuống mặt đường. Thứ bảy. Hoặc chủ nhật. Thứ ba. Thứ năm. Trả lời vào thứ hai. Thứ 4. Lúc mười lăm giờ. Balmora”.

Tờ tài liệu thứ ba ghi rõ địa chỉ của hai nhân vật ở Matxcơva: ông Vladinec và W.Merkulow.

Chỉ cần 3 tờ tài liệu này là đủ chứng cứ để lập giả thuyết rằng Mark là một điệp viên Xôviết. Ngoài ra còn có những dữ liệu khác thuyết phục hơn nữa: Một phong bì chứa 15.000 USD loại giấy 20 USD và hai bức ảnh đều được phát hiện trong ngăn kéo cá nhân ở Brooklyn. Một trong hai bức ảnh là hình đàn ông có đề ở mặt sau chữ “Morris”. Bức ảnh còn lại là hình phụ nữ cũng ghi “Shirhy” đằng sau. FBI không mất nhiều thời gian có thể nhận ra ngay đó là Morris và Leontine Cohen. Ảnh và vân tay của họ vốn được lưu trữ trong thời gian chiến tranh, nay lại được gửi tới các cơ quan mật vụ ở khắp thế giới.

Trong khi nói chuyện, Sokolov và Peter trao đổi với nhau hai chiếc vali. Vali của Peter không đựng vật gì quý, ngoại trừ vài cuốn sách. Ngược lại, vali của Sokolov chứa một chiếc máy phát thanh hiệu Astra kèm theo bản hướng dẫn sử dụng. Trong khi hầu hết các máy phát thanh thời đó đều cồng kềnh và nặng nề vì sử dụng ống chân không thì chiếc máy hiệu Astra sử dụng động cơ, hình dáng nhỏ gọn và có thể mang vác dễ dàng.

Peter mang chiếc vali trở về phòng ở khách sạn, chẳng cần thiết suy tính gì và lên giường đi ngủ. Lúc nửa đêm, ông ta bị đánh thức dậy bởi một cuộc đổ bộ của cảnh sát: họ đanh truy lùng một tội phạm bỏ trốn. Hết sức ôn hoà, Peter trình chứng minh thư và giấy tờ tuỳ thân rồi trả lời các câu hỏi của cảnh sát. Chẳng mấy khó khăn, Peter giải trình rằng ông ta luôn chấp hành đúng luật và có mặt ở thủ đô Paris vì lý do kinh doanh. Nhưng linh tính mách bảo cho Peter biết rằng vụ lục xét này của cảnh sát chẳng qua là mánh khoé của cơ quan An ninh Pháp. Peter ra tiền sảnh của khách sạn, ngồi xuống tràng kỷ để quan sát xem liệu cảnh sát có tới các phòng khác không. Đúng là họ có đảo qua các phòng còn lại. Tuy nhiên, Peter cũng nhanh chóng rời khỏi khách sạn ngay từ tảng sáng và bắt chuyến bay đầu tiên trở về Luân Đôn.

Trở về nhà, Peter gọi cho Lonsdale và nói vài điều về sách vở, nhưng thực chất là cho chỉ huy của mình biết nhiệm vụ đã hoàn thành. Mối quan hệ giữa vợ chồng Kroger và Lonsdale càng ngày rộng mở và thường xuyên được lý giải trên cơ sở lợi ích tương hỗ trong hoạt động xuất bản sách.

Tuy nhiên, với kiểu vỏ bọc công khai này, mối quan hệ bè bạn giữa họ càng lúc càng khăng khít, và đó cũng chính là nguy cơ cho điệp vụ đang triển khai
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #108 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:57:35 pm »


“NHỮNG NGƯỜI ĐI NGHỈ MÁT”

Taroussa... Đây là Irbit... Taroussa... Đây là Irbit... Taroussa...

Một buổi sáng tinh mơ, Matxcơva gọi cho vợ chồng Kroger tại ngôi nhà ở ngoại ô Luân Đôn bằng tín hiệu như thế qua radio. Helen đeo tai nghe, tay cầm một chiếc bút chì và một tờ giấy để sẵn trước mặt, sẵn sàng nhận lệnh. Nhưng bà ta sẽ không nghe thấy giọng nói, mà chỉ có những âm thanh mật mã. Thông điệp gửi đến là: “Hãy nhận bức điện vô tuyến này. Số 37, nhóm 6-8” Sau đó là một dãy số. Tiếp theo, tín hiệu lại phát về lần nữa: “Đây là Irbit... Đây là Irbit...”.

Lần truyền tin thứ nhất kết thúc. Hai mươi phút sau, những thông tin đó lại được gửi tới một tần số khác. Helen ghi lại những con số một cách hết sức cẩn thận, vì chỉ cần một sai sót nhỏ là có nguy cơ làm sai lệch toàn bộ quá trình dịch mật mã. Thông điệp kết thúc bằng một yêu cầu phía người thu khẳng định đã nhận đủ tin. Helen trả lời cho phía bên kia biết và nhanh chóng mã hoá toàn bộ thông tin đề phòng chúng có thể bị thu lại từ một máy thu vi tính.

Vào thời đó, chiếc máy phát Astra đúng là một kiệt tác về công nghệ, một thiết bị truyền tin tối tân. Helen bắt đầu gõ thông tin vừa nhận lên một dải băng từ tính. Sau đó, chỉ cần nhấn nút, dải băng sẽ tự động mã hoá thông tin với nhịp độ ba trăm từ/phút, tốc độ cho phép vô hiệu hoá mọi khả năng chặn đứng quá trình thu tin. Hệ thống này thu lại tin chuyển từ Matxcơva và nhập tin lên bằng từ tính vì thông tin thu được không thể nghe bằng tai. Vợ chồng Kroger có một chiếc nồi đựng oxit sắt từ tính để sẵn trong bếp, dùng trong kỹ thuật ghi âm. Đây là một phương pháp tương tự như những thí nghiệm đã từng học trong các giờ vật lý hồi phổ thông một khi ta muốn làm xuất hiện một vùng từ tính bằng một lớp bụi từ tính.

Mật mã thay đổi liên tục qua mỗi lần truyền tin. Helen sử dụng một khối giấy pơluya, loại giấy rất dễ cháy. Cách trình bày lên giấy cũng thường xuyên thay đổi, có thể là tên một dòng sông hay tên một loài hoa. Khi máy phát Astra đã hoàn thành sứ mệnh của mình, Matxcơva lại cung cấp cho vợ chồng Kroger một chiếc khác với tên gọi “Murphy”. Astra được chôn cẩn thận trong khu vườn sau nhà.

Sau mỗi lần hoàn thành công việc nhận tin, Helen ngắt máy thu, đút nó vào một chiếc túi bằng nhựa rồi giấu nó vào một khoang hổng gần căn hầm đựng đài phát thanh. Khoang hổng này được ngụy trang bằng một tấm ván và một lớp xi măng mỏng. Helen kiểm tra xung quanh, sắp xếp lại mọi thứ và bít khoang hổng. Cánh cửa gỗ che hầm cũng được kéo xuống, chiếc tủ lạnh được đẩy trở về chỗ cũ. Mọi việc hoàn tất, vậy mà sương mù vẫn còn giăng đầy bên ngoài, và nếp sinh hoạt hàng ngày của gia đình lại bắt đầu.

Nhưng Helen vẫn còn việc phải làm. Sau khi đã so sánh hai văn bản thu được và khẳng định chúng giống hệt nhau, bà ta bắt đầu dịch mật mã. Đó quả là một công việc chán ngắt nhưng rốt cuộc, một bức điện vô tuyến hoàn chỉnh đã ở trước mặt Lonsdale:

Mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi bây giờ là trung tâm Porton, bởi nó liên quan tới cuộc chiến sinh học. Theo những nguồn tin mà chúng tôi nhận được, một số nhà bác học và chuyên gia người Đức đã trốn khỏi nước Đức năm 1945 và sang Anh cư trú đang kiên trì các hoạt động khủng khiếp của mình: Chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc chiến tranh sinh - hoá.

Nếu một lúc nào đó các anh có thể đột nhập được vào phòng thí nghiệm của trung tâm Porton, tôi thiết tha mong rằng các anh hãy dành sự chú ý đặc biệt tới một loại vật chất chết người mà họ đang thử nghiệm, mà có lẽ chỉ khoảng hai trăm gam là có thể đầu độc dân cư cả hành tinh này.


Aleksiev

Helen và Peter ngồi trên ban công tranh luận với nhau về nội dung của bức điện trước khi Peter phải chuyển cho chỉ huy. Thông tin được đánh lại trên một tờ giấy rồi nhét vào bao diêm, sau đó Peter sẽ đem đến một công viên định trước trong thành phố và dán vào một chiếc ghế băng... Ngoài trời mưa bụi, vì thế ông ta bỏ bao diêm vào một chiếc hộp sắt tây trước khi đặt nó vào hộp thư chết.

Sau đó Peter đi xe buýt tới đường Waterloo để lấy tài liệu tại một hộp thư khác. Ở đó chỉ có một mẩu gỗ đã bị mục.

Trở về nhà, ông ta dùng tuốc-nơ-vít cậy mẩu gỗ ra. Bên trong rất sạch và không hề bị ngấm nước mưa. Peter lôi ra một tờ giấy khô nguyên. Đó là tài liệu liên quan tới vụ khủng hoảng kênh đào Suez do một cộng tác viên người Anh tên là Baron cung cấp. Vợ chồng Kroger chỉ việc truyền nội dung tài liệu đó qua máy phát thanh tới máy thu Classique của NKVD ở Matxcơva. Tài liệu thứ hai lại đề cập tới căn cứ Hải quân Anh ở Porland, nơi mà các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm phương pháp do thám các loại tàu ngầm, mìn và ngư lôi. Tài liệu này cũng có được nhờ vào một cộng tác viên người Anh khác, mật danh là Shah.Vì nội dung rất dài, hai vợ chồng Kroger phải thu nhỏ lại và dán vào bên trong một cuốn sách, sau đó gửi tới địa chỉ đã được thoả thuận để cuối cùng tới được Matxcơva. Nhiệm vụ mà Helen nhớ nhất trong tất cả các công việc được tổ chức giao thời gian này chính là yêu cầu đặt một chiếc phích tại một điểm cất giấu (căn hầm) ở nghĩa địa Highgate. Bề ngoài, đó là một chiếc bình giữ nhiệt hoàn toàn bình thường dùng để đựng café nóng, nhưng thực chất nó đã được gia cố lại và có thể đặt ở bên trong một chiếc ống nghiệm đựng một loại vi khuẩn lấy được từ phòng thí nghiệm ở Porland. Rất có thể đây là một loại vi khuẩn cực độc. Sau khi được Lonsdale giao cho chiếc bình giữ nhiệt, Helen phải mang tới đặt tại một cái hang nằm gần Highgate, ở đó, một nhân viên mật vụ hoạt động hợp pháp trong Đại sứ quán Nga ở Luân Đôn có thể lấy được và chuyển về Matxcva. Tuy nhiên, khi Helen lái chiếc Ford tới điểm hẹn, bà ta bất chợt nhìn thấy một toán lính đang đi tuần tra ở gần đó cùng với hai chiếc xe cam nhông Studebaker của quân đội đậu bên cạnh. Đây không phải là lần đầu tiên Helen gặp phải trở ngại, và mỗi lần như vậy, bà ta luôn tự hỏi liệu có một nhóm người nào đó đang theo dõi mình hay không. Helen đã từng rơi vào một hoàn cảnh rất tồi tệ lần tới lấy tài liệu tại hộp thư chết ở nghĩa trang Highgate. Đối với nhiều người cộng sản, đây là một địa điểm rất có ý nghĩa, bởi vì Các-Mác được an táng tại nơi này.

Helen dừng xe lại và quan sát hồi lâu toán lính đang đi qua đi lại. Có lẽ chẳng tên nào chú ý tới bà ta. Helen tính toán phải mất chừng một phút để xuống xe, chạy khoảng ba mươi mét tới địa điểm đã định rồi vòng ngược lại. Bà ta định đặt cái túi đựng phích vào đó, song suy đi tính lại, bà quyết định bỏ đi. Biết đâu đó là cái bẫy đang chờ sẵn con mồi hành động là sập ngay xuống.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #109 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 09:58:39 pm »


Hai ngày sau, Helen trở lại chỗ cũ và phát hiện toán lính đã bỏ đi. Sự cảnh giác vốn luôn túc trực trong suy nghĩ của một người điệp viên cừ khôi lại nhắc nhở bà ta về khả năng một họng súng vô hình đang rình rập ở đâu đó. Song Helen vẫn quả quyết xuống xe. Chẳng mấy khó khăn, bà ta tìm thấy cái hầm, nhanh chóng đặt cái túi vào trong rồi ngụy trang lại bằng một chiếc nắp hầm bằng cỏ. Sau đó, Helen trở lại Luân Đôn và đánh dấu ám hiệu bằng phấn tại một địa điểm đã thoả thuận trước trong thành phố. Để chắc chắn hơn, bà ta gọi điện cho Lonsdale, báo cáo nhiệm vụ đã hoàn thành.

Không thể thống kê hết tất cả các nhiệm vụ mà vợ chồng Kroger đã thực hiện. Chỉ cần nhìn vào thực tế là yêu cầu ngụy trang cho hai trong số các nhiệm vụ của họ - viết mật mã và chụp ảnh - cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Nói cụ thể hơn là họ phải luôn đảm bảo cho hoạt động ngụy trang, tức là công việc kinh doanh sách phải suôn sẻ.

Năm 1958, để tiết kiệm tiền thuê nhà, vợ chồng Kroger quyết định đóng cửa văn phòng ở Strand và chuyển toàn bộ số sách dự trữ ở đó, chừng hai nghìn quyển về nhà. Qua đường bưu điện, họ phát đi một tờ quảng cáo mới:

Peter J. Kroger

Chuyên mua bán sách cũ. “Đặc sản Mỹ quốc

Từ Bắc chí Nam.

Các đơn đặt hàng lại được gửi tới. Peter tiếp tục quản lý phân loại và giao sách qua bưu điện. Ông ta thường xuyên giao tiếp với những người bán hàng, qua lại các tiệm sách cũ và trao đổi với các chủ kinh doanh cùng ngành. Peter thực sự thấy hứng thú vì dẫu sao, công việc ngụy trang cũng là công việc đam mê thực sự của ông: Hai nhiệm vụ, hai cuộc đời và hai tính cách.

Trong tài liệu số 13676 mà tôi lấy được có ghi lại những lời đánh giá đầu tiên của Lonsdale đối với hai vợ chồng Kroger:

Những người đi nghỉ mát” đã tự giác triển khai nhiều hành động khác nhau để thu thập các tin tức từ Porton và Portland.

“Những người đi nghỉ mát” cũng bỏ nhiều công sức để chọn lựa và tuyển mộ các ứng cử viên. Họ đã bắt liên lạc rất hiệu quả với “Chamber”, một nhân viên làm việc trong quân đội Hoàng gia Anh, cũng như với “Elliot” và “Baron”, cả hai đều là cựu sĩ quan của MI5...

“Những người đi nghỉ mát” không hề phạm bất cứ một sai lầm nào, dù nhỏ nhất, trong suối quá trình hoạt động tại Anh quốc. Họ cũng không bỏ lỡ một nhiệm vụ nào. Họ cẩn thận với các dụng cụ kĩ thuật để thu tin và biết cách bảo đảm cho các máy móc bí mật dùng trong việc liên lạc với trung tâm.


Ben
13/8/1958

Bản báo cáo này lập tức nhận được phản hồi từ phía Trung tâm KGB. Tài liệu do đích thân cục trưởng ký:

Với những thành tích trong công tác ở nước ngoài và với nhiệm vụ đặc biệt vì Tổ quốc Xôviết, tôi yêu cầu hoàn thành các tài liệu cần thiết trước ngày 5/9/1958 để tặng thưởng Huy hiệu Cờ đỏ cho “Những người nghỉ mát”.

A.M.Sakharovsky
17/8/1958
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM