Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:51:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: KGB Hồ sơ bí mật  (Đọc 79814 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:30:27 pm »


I
BÍ MẬT VỀ BOM


BA LOẠI BÍ MẬT


Hẳn là ở Mỹ chẳng có loại bí mật nào được giữ kín bằng bí mật về việc chế tạo bom nguyên tử. Khi Igor Gouzenko, một quan chức mật của Đại sứ Xôviết ở Ottawa rút lui và tiết lộ về kế hoạch hoạt động gián điệp đang diễn ra ở Canada dưới sự kiểm soát của Cơ quan Tình báo Quân đội (GRU) thì các nước phương Tây đều đồng thanh kêu là không xứng đáng. Những người Canada và người Mỹ cảm thấy rằng, họ bị những người Nga phản bội - như người ta đã gọi tất cả những người Xôviết. Đến bây giờ, những tình cảm nồng hậu mà họ đã dành cho đồng minh của họ trong chiến tranh thế giới thứ hai đang bị nguội lạnh đi. Bởi vì những người Xôviết đã dám tuyển mộ một cách xảo trá những nhà nghiên cứu và những nhà chính trị để thu thập những thông tin bí mật về vấn đề bom A. Những người Mỹ bày tỏ một cách tự do ý kiến của mình trong chiến tranh, khi xem xét thái độ của họ thấy rằng, họ rất quan tâm đến chế độ của Xôviết. Một sự mất thăng bằng trong tinh thần đã bắt đầu. Tất nhiên, Gouzenko không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm về việc phát động chiến tranh lạnh, những tiết lộ của ông về hoạt động gián điệp bom nguyên tử của Xôviết đã được một trong những tờ báo viết năm 1946 nhưng nó không chắc chắn một chút nào.

Để tự an ủi mình, những người Mỹ trong thời kỳ này nói rằng, vụ đánh cắp này không quá nghiêm trọng. Mạng lưới gián điệp đã bị phát hiện ở lãnh thổ nước ngoài, cách xa trung tâm nghiên cứu nguyên tử của Mỹ. Nhờ sự cách li những công việc về bom, những điệp viên của nước ngoài đã không thể khám phá được tất cả bí mật.

Khi Allan Nunn May, chuyên viên khoa học số một của mạng lưới Canada bị đưa ra xét xử ở Luân Đôn. Ông ta nhấn mạnh rằng, ông không giao “bí mật về bom nguyên tử” nhưng ông chỉ “bố trí một thời gian để các nhà bác học nước ngoài nghiên cứu về bom”.

Những điệp viên của Nhà nước Canada và Anh đã bị bỏ tù và những cuộc tiếp xúc của họ với người Xôviết trở nên hấp tấp hơn. Kế hoạch đã bị dừng lại, những người Mỹ có thể tin rằng chương trình quốc gia về bom A của họ có thể vẫn được bảo vệ. Nhìn chung người ta đều nghĩ rằng, với phương tiện riêng của mình, Xôviết sẽ phải mất từ mười đến hai mươi năm mới đạt được sự ngang bằng, nhưng với khoảng thời gian này cũng đủ để người Mỹ tích lũy được một lượng vũ khí nguyên tử đáng kể.

Nhưng, mùa hè năm 1949, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra những dấu hiệu của một vụ nổ nguyên tử ở Trung Á của Xôviết. Vào tháng 9 năm đó, Tổng thống Mỹ Truman thông báo rằng Xôviết đã cho nổ một quả bom nguyên tử. Hãng tin Itar-Tass đã đáp lại rằng, những người làm việc cho Kazakhstan chỉ đơn giản là đào đất để xây dựng những dãy barie và đào những kênh đào, Itar-Tass xác định rằng, xét cho đủ lẽ thì Liên bang Xôviết đã giải quyết được vấn đề bom nguyên tử từ hai năm trước. Dù sao thì người ta vẫn nghĩ rằng, lời tuyên bố của hãng tin Itar-Tass, tất nhiên, sự độc quyền của Mỹ về bom nguyên tử đã chấm dứt từ bốn năm rồi. Chắc chắn nước này đã có một lời khuyên can có ích dưới dạng hai trăm quả bom A, nhưng sự chấn động về tâm lý thì thật khủng khiếp. Người ta luôn tự hỏi, Liên bang Xôviết bị tàn phá bởi chiến tranh, vậy làm thế nào để họ bắt kịp quá nhanh với thời thế trong sự muộn màng của họ. Phải chăng bí mật đã bị đánh cắp? Câu trả lời đã được đáp lại trong một vài tuần.

Vào tháng giêng năm 1950, một trong những nhà lãnh đạo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử của Harwell (Anh) đã bị bắt và kết tội vì đã giao những bí mật cho Liên bang Xôviết. Người ta biết rằng, Allan Nunn May là một nhà Cộng sản và trong nhiều năm liền ông đã đấu tranh rất tích cực chống lại bọn Đức quốc xã - quê hương của ông. Năm 1993, ông lưu trú sang Anh, nơi đây ông đã khởi đầu một sự nghiệp sán lạn trong ngành vật lý nguyên tử. Sau khi Đức quốc xã bị Xôviết tấn công vào năm 1941, ông đã đề nghị được phục vụ cho Chủ nghĩa Bonsevic và ông đã trở thành một điệp viên hiếm có. Hai năm sau, ông đã sang Mỹ với một nhóm nhà bác học Anh để làm việc cho dự án Manhattan. Ở Los Alamos, ông làm việc cho nhóm của Hans Bethe, phòng lý thuyết, ông ở lại đó từ năm 1944 đến năm 1946. Ông là người có mặt trong ngày lịch sử tháng 7 năm 1945, khi quả bom nguyên tử đầu tiên nổ ở sa mạc Alamogordo. Vụ kiện của ông Old Bailey - Luân Đôn tháng 3 năm 1950 đã được làm sáng tỏ bởi một lời thú nhận đầy đủ đã được viết, điều đó cho thấy Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử của Mỹ đã bị Cơ quan Tình báo Xôviết - NKVD cài lén người vào. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì bí mật về bom A đã bị đánh cắp.

Diễn biến bất ngờ này đã được Tổng thống Truman sử dụng khi ông cho phép đặt một quả bom mới ở xưởng, loại bom mạnh hơn, mặc dù dự án ban đầu đã không được thử nghiệm trong mọi chuẩn mực và tiếp sau đó ông đã tỏ ra rất tồi. Hệ thống mới kế tiếp này được gọi là “siêu bom”, một loại bom nhiệt hạch, bom Hydrogene hay là bom H. Loại vũ khí tưởng tượng này, việc chế tạo nó có thể làm được khi có những kế hoạch kiểm tra sớm kích thước của một quả bom A đã gắn cho nó một bộ phận nổ, nó đã phát triển với sức mạnh cao hơn một nghìn lần quả bom đã hủy diệt Thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Với kế hoạch này, Mỹ đã bị chồng chất trong chương trình chế tạo bom Hoka Suzu Iwa Masaki Banzo Ladori, Xôviết có thể chạy theo được. Cuộc chạy đua vũ trang đã bắt đầu khởi sự.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:31:08 pm »


Một vài tháng sau, vẫn năm 1950, FBI đã bắt giữ Julius và Ethel Rosenberg. Những tình cảm mà những người Mỹ đã gây dựng trong thâm tâm họ về đồng hương của họ mạnh hơn tình cảm được sinh ra bởi Klaus Fuchs, một kẻ tị nạn Đức. Pavel Soudoplatov muốn nhìn thấy ở nhà Rosenberg “một cặp vợ chồng ngây thơ, luôn mong muốn hợp tác, người đã làm việc cho chúng tôi theo những mô-típ lý tưởng”, nhưng ông cũng là người đóng vai “một công nhân mỏ” trong việc thu thập những bí mật về vũ khí nguyên tử cho tình báo Xôviết. Từ năm 1945 đến năm 1946, công việc đòi hỏi một khả năng đặc biệt về mô-típ mà ông đã lãnh đạo Ủy ban đặc biệt của NKVD trong hoạt động do thám nguyên tử. Nhưng, như chúng ta đã biết trong phần giới thiệu, những đánh giá của ông về hoạt động do thám nguyên tử đã không được công nhận.

Khi đối diện với những lời khẳng định của Pavel Soudoplatov, SRE của Nga đã dừng lại và theo quan điểm của KGB: vợ chồng nhà Rosenberg chưa bao giờ phục vụ cho Cơ quan Tình báo Xôviết. Đó chính là quan điểm mà tác giả cuốn sách không nói sai. Tuy nhiên, nếu người ta chấp nhận ý kiến rằng, vợ chồng họ đã liên quan đến hoạt động gián điệp về nguyên tử, thì rõ ràng họ không thể có ảnh hưởng của một Klaus Fuchs, một nhà khoa học có trình độ cao. Từ năm 1941 đến năm 1949, ông đã cung cấp cho Xôviết những thông tin, những tập hồ sơ vô giá, chẳng hạn như những bản báo cáo về truyền ga, hay phương pháp tách Uranium 235 trong bom nổ mang tên “Litte Boy” đã được chế tạo ở Los Alamos; những cuộc thám hiểm bắt đầu từ Harwell và một loạt dự án khác ở Anh, Mỹ và ở Canada.

Dù sao thì Fuchs, một công dân của Anh bị kết án mười bốn năm quản thúc, và tiếp đó là chín năm quản thúc vì thái độ cư xử, khi vợ chồng nhà Rosenberg, người Mỹ, lại chuốc lấy án tử hình. Cái chết khủng khiếp của họ trên ghế điện ở Sing Sing tháng sáu năm 1953 đã gây ra nhiều cuộc thảo luận trong nhiều năm, nhưng phần lớn các nhà bình luận đã đồng ý rằng, họ đã bị kết án tử hình bởi vì, đối với “người Mỹ vĩ đại”, họ là một loại phản bội tồi tệ nhất: một người đàn ông và một người đàn bà đã giao bí mật bất khả xâm phạm nhất của quốc gia, bí mật về sự sống sót và sức mạnh thế giới ở một đất nước mà khi xảy ra vụ kiện của họ, người Mỹ coi đó là kẻ thù chết người.

Vậy đâu là điều cốt lõi trong bí mật này và nó đã được bảo vệ như thế nào? Trước khi theo dấu vết của hoạt động gián điệp về nguyên tử của Xôviết chúng tôi phải trả lời những câu hỏi này, bởi vì sẽ không có sự thích đáng để nói về “những bí mật đã bị đánh cắp” mà lại không có ít nhất một ý kiến chung về bản chất tự nhiên của họ. Sau cùng, vấn đề không phải là “bộ lông cừu màu vàng, chiếc nhẫn của Nibelung, hay thứ thuốc nước thần diệu của Nàng công chúa ngủ quên trong rừng mà nó là những dữ liệu dễ sợ, những công thức khoa học, những thủ tục có thể sinh ra và có thể xác minh được”. Nói tóm lại chúng tôi có những vụ việc về luật của thế giới vật lý.

Quả bom nguyên tử được hiểu với ba lý do cưỡng bức. Trước tiên, những nhà khoa học đã bị làm theo một âm mưu, bị mê hoặc và cuối cùng là bị quyến rũ bởi khả năng thực tế của việc chế tạo bom. Họ đã bị ra tòa chỉ vì “cơn sốt bom nguyên tử”, nhiều tác giả đã nhấn mạnh điều này, bởi vì duy nhất nguyên tử Uranium, phân tử tự nhiên cuối cùng quan trọng của bom nguyên tử tự tách thành hai phân tử khác nhau khi người ta ném nó với những Electron nổ chậm đồng thời ngay lập tức giải phóng năng lượng của nó và một vài Nơ tron, những Nơ tron tự do này, theo đúng như lý thuyết nó đã phá vỡ những nguyên tử khác, những nguyên tử đến lượt nó giải phóng nơtron đồng thời tạo ra một phản ứng dây chuyền. Những nhà bác học đã tham gia vào cuộc đều có cảm tưởng rằng, họ đã thành công trong việc kích thích một phản ứng dây chuyền. Họ đã có thể giải phóng nguồn tài nguyên của toàn thế giới để chế ngự và chế tạo nó. Có thể nó cũng kháng lại những triển vọng và trở thành những hậu quả. Robert Oppenheimer đã không nói với các nhà khoa học ở Los Alamos vào tháng 11 năm 1945, mà ba tháng sau, sau khi hai Thành phố Hiroshima và Nagasaki bị ném bom, với nội dung sau:

Nếu các ông đi sâu vào vấn đề này, rõ ràng là chúng ta làm việc này, bởi vì đó là một tổ chức cần thiết. Nếu các ông là một nhà khoa học, các ông không thể dừng lại ở đó được. Nếu các ông là một nhà khoa lọc, các ông sẽ tin rằng, khám phá ra thế giới này vận động như thế nào là một việc nên làm; thật tốt khi khôi phục nơi con người sức mạnh lớn nhất để có thể làm chủ được thế giới và điều chỉnh nó theo sự hiểu biết và giá trị của nó”.

Sau đó quả bom A được chế tạo bởi vì Đức quốc xã đã tham gia vào cuộc chiến để làm bá chủ thế giới. Các đồng minh sợ rằng, những nhà vật lý của Hitler chế tạo cho hắn một quả bom A. Cơn ác mộng của Fuhrer về vũ khí nguyên tử thì quá khủng khiếp khi thấy những quốc gia bị đe dọa. Trước tiên là Anh, sau đó là Mỹ và Nga cùng lao vào những chương trình mà Nhà nước đã bỏ kinh phí ra hỗ trợ.

Điều đã đưa chúng ta đến lý do cuối cùng trong việc chế tạo bom là lý do quan liêu giấy tờ. Một lần việc cấp vốn bị ngưng trệ rồi lại được thực hiện. Một lần các công nhân được tuyển mộ, những thí nghiệm được đưa vào và được lặp lại. Nói tóm lại những đầu tư của nhà nước được tiến hành một cách tuyệt vời. Dự án này không thể bị bỏ dở nữa, thậm chí Hitler còn lâu mới có được bom và Reich III sẽ bị suy sụp trước khi đồng minh trang bị cho họ những tên lửa nguyên tử riêng. Theo một số nhà sử học cho biết, vẫn lý do đó khiến Tổng thống Mỹ Truman quyết định đem bom A đi phá hoại nước Nhật. Với hai tỷ đô la, hai trăm nghìn công nhân, một ngành công nghiệp có thể so sánh với ngành ôtô trong nước mà lại cho một kết quả không ra gì và không có gì để sản xuất? Chính sự quan liêu trong bộ máy hành chính mà đã dẫn đến một kết cục trong việc chế tạo bom.

Vậy bí mật trong dự án này là gì? Trước đây, trước khi Hitler nói về cuộc chiến chống lại Châu Âu, mỗi khám phá về vật lý nguyên tử đều được cộng đồng khoa học thế giới chia sẻ. Đó là vào buổi đầu những năm bốn mươi, khi mà những nhà khoa học bắt đầu xem xét để áp dụng cho ngành quân sự những kết quả nghiên cứu của họ, thì những nguồn thông tin theo định kỳ và những cuộc họp của các nhà khoa học ngày càng hiếm dần, những thực nghiệm về phân hạch nguyên tử đã chìm vào bí mật. Ở thời kỳ này, những nguyên tố căn bản của phân hạch nguyên tử và phản ứng dây chuyền bây giờ mới được biết đến và thấy trong tất cả các nước có công nghệ kỹ thuật tiến bộ. Nhưng những phương tiện hiệu quả nhất để phản ứng dây chuyền, để kiểm tra nó và rút ra những áp dụng còn lại phải khám phá. Điều còn lại vẫn là bí mật của bom A, bởi vì những máy móc yêu cầu để vượt qua mức độ siêu vũ trụ, lượng bom nguyên tử có thể nhìn thấy được nằm trong tay con người, ta phải tăng năng lượng cho một phản ứng nguyên tử dây chuyền, đồng thời lập chương trình giải phóng nó, đây là một công việc cực kỳ phức tạp và khó.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 10:31:34 pm »


Nhưng làm thế nào để qui chế hóa các hoạt động của các nơtron khi chúng thấm qua chất và lan tỏa ra trụ có Urani? Làm thế nào để sự phân hạch hoạt động theo cách đồng nhất trong một phản ứng dây chuyền, chỉ trong một giây thôi quá trình phản ứng của nó đã diễn ra một triệu phản ứng mà không nổ trong một đoạn nhưng lại bị bốc hơi sang dạng khác, không bỏ ngang sang một con đường? Làm thế nào để đạt được sự thuần khiết của các chất phóng xạ và ngăn chặn được những chất thải của sự phân hạch để chúng không gây ra sự ô nhiễm từ? Làm thế nào để chế tạo được một loại bom có kích thước khá nhỏ có thể vận chuyển ra chiến trận được? Làm thế nào để thử nghiệm một hệ thống tỏa năng lượng ra hơn một nghìn lần so với việc đốt cháy một lượng các bon tương đương. Tóm lại, một hệ thống có khả năng đẩy đạn ra một thế giới khác? Làm thế nào để đưa lửa vào một hệ thống mà không phải đương đầu với việc mở đột ngột bằng vũ trụ chẳng hạn? Đó chỉ là một vài vấn đề mà những người góp ý kiến về bom đặt ra. Ngay từ đầu cuộc phiêu lưu này, tất nhiên những cuộc thí nghiệm phải được thực hiện, trong đó đòi hỏi sự cố gắng của những phòng thí nghiệm lớn, được trải ra trong nhiều năm. Tính hiếu kỳ không lúc nào làm thỏa mãn các nhà khoa học mà nó chỉ có thể đặt những nghiên cứu tìm tòi vào một điểm chắc chắn, trong đó những lợi ích và ngân sách quốc gia đóng vai trò quan trọng để đạt được những kết quả đích thực.

Tất nhiên “bí mật về bom nguyên tử” chủ yếu thuộc về lĩnh vực kỹ thuật. Theo cách của một trò chơi hết sức phức tạp nhưng lại hợp lý, để được giải quyết cần phải có thời gian, tiền bạc và nhân lực. Tất nhiên nếu các bạn có khả năng chiếm hữu những tiến bộ khoa học được người khác nghiên cứu thì họ đã tàn phá và bỏ trò chơi này trước các bạn. Họ đã tập hợp được những đầu óc thông minh nhất và huy động những phương cách không thể thiếu được cho nhiều cuộc thí nghiệm lớn. Các bạn có thể tiết kiệm những cuộc thí nghiệm, cả những sai lầm nữa, không kể đến những chi phí lớn mà đồng ý ngay với giải pháp. Và nếu các bạn hy vọng rằng những “người khác” lạm dụng các bạn và giấu giếm một cách bất chính những kết quả trong công việc của họ, các bạn sẽ không có một chút đắn đo nào khi đẩy những cánh cửa phòng thí nghiệm của họ và chộp lấy kế hoạch, sự tính toán của họ. Nói theo phép ẩn dụ ở đây là thái độ của Liên bang Xôviết đối với dự án Manhattan.

Trong trật tự các ý kiến, những chú ý sau đây của Philip Morrison, người làm việc trong một ê-kíp của Los Alamos thì thật thích đáng:

Kể từ năm 1945, chắc chắn không còn tồn tại bí mật về bom nguyên tử nữa. Bí mật đã được khám phá. Sự phân hạch đã sẵn sàng để hoạt động có hiệu lực. Tôi phải làm gì trong chuyện này? Và điều đó là gì? Ít ra công có sáu mươi cách để giải quyết những chuyện này. Tất nhiên tôi không biết mỗi một chương của truyện này được viết như thế nào, thậm chí tôi tin điều đó rất gần. Để biết được điều đó là hơi quá đối với duy nhất một người đàn ông. Cũng có thể hơi quá khi nói trong một cuốn sách. Cũng thật quá khi giữ một tờ giấy. Nhiều sự khéo léo tài tình, những phòng thí nghiệm rất nhiều người, những nhà máy, máy móc, công nhân hoạt động như thế nào? Đó là một ngành công nghiệp chứ không phải là một mệnh lệnh của bác sĩ”.

Loại bom nguyên tử có thể mang một “sự thống nhất” đã được chế tạo ở Los Alamos và đã giao cho Matxcơva những năm bốn mươi dưới dạng thủ tục, những bản vẽ và dữ liệu thực nghiệm đã được thay thế bằng những hệ thống hoàn hảo của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có đầu phức hợp mang chức năng hidro hóa. Sự nghiên cứu vẫn được tiếp tục và những tiến bộ đã được hoàn thành. Chúng ta không nói về một loại bom có nơtron theo kích thước của một quả bóng chày. Trong bối cảnh này, những kế hoạch ban đầu của bom A đã bị phá vỡ vì tính lỗi thời của nó nhưng dù sao nó vẫn được bảo mật. Theo quy định bảo mật quốc gia, chúng được bảo vệ ít nhất là bảy con dấu và bảy cánh cửa thép. Các cường quốc siêu mạnh không mong muốn sự phát triển của vũ khí nguyên tử, chúng còn là một khái niệm nguyên thủy đối với những nước đang phát triển. Vả lại, khi đó hệ thông nguyên tử có thể được áp dụng một cách đặc biệt - các vũ khí tiến bộ, các ngư lôi v.v… Phòng thí nghiệm của Los Alamos ở Mỹ và Viện Nghiên cứu Kourtchatov của Liên bang Xôviết đã bắt đầu cạnh tranh về nguyên tử và sau đó lại hội họp để kiểm tra sự phân chia tài liệu về vũ khí nguyên tử. Đúng là từ nay trở đi, tất cả các nước có một trung tâm nguyên tử đều có thể đưa vào vận hành một tên lửa nguyên tử, nếu nó là khuynh hướng của nước đó. Loại bom A có plutoni, về mặt kỹ thuật mà nói thì nó đã lỗi thời vì nó luôn mang sự nguy hiểm cho nhân loại.

Giá cả cho việc chế tạo vũ khí nguyên tử, khả năng tìm ra loại vũ khí này của những nước khác, sự phản đối của cả nhân loại tất nhiên đã ngăn cản những người yêu thích khám phá và tìm tòi. Theo một vài sự phản kháng cho thấy, phần lớn các nước dường như đã hiểu rằng, trong ba yếu tố về kế hoạch, kinh tế, quân sự và môi trường thì việc có một quả bom lớn là khả năng có lợi hơn cả. Việc kết thúc chiến tranh lạnh cho chúng ta có quyền hy vọng được bước vào một kỷ nguyên không có vũ khí nguyên tử. Khi các kho dự trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt là một gánh nặng đối với những nước mang nó vì nó có thể dẫn đến một sự hủy diệt. Trong điều kiện này, bí mật về kỹ thuật có thể chấp nhận rằng nó chưa bị xâm phạm và không thuộc về quá khứ nữa. Nó không còn là nguồn cảm hứng của các nhà vật lý nổi tiếng nữa. Nó cũng không còn là điều tưởng tượng của công chúng nữa. Nó chỉ là điều quan tâm của những nước “bất lương”, một nền độc tài yếu kém và chủ nghĩa khủng bố.

Tóm lại, bí mật về mặt kỹ thuật và công nghệ không phải là điều duy nhất liên quan đến vũ khí nguyên tử. Ở đây vẫn còn có sự liên quan đến Cơ quan Tình báo, những liên quan đến vấn đề chính trị, sinh học và lịch sử. Nếu chúng ta nhìn lại về quá khứ trong thời đại chúng ta, ta đang cố gắng để hiểu những sự kiện đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta, đương nhiên là chúng ta đang quay về những vấn đề không rõ ràng, về những vấn đề chưa có câu trả lời. Bởi vì chúng ta luôn sống trong bóng tối của bom nguyên tử và sự siêu mạnh của nó sau này. Chúng ta quay về nguồn gốc của chúng ta nếu điều đó khó hiểu và khó giải thích.

Những vấn đề mà chúng ta đặt ra là một mệnh lệnh về mặt đạo đức hơn là sự cấu tạo. Động cơ nào đã đẩy Xôviết phải bắt kịp Mỹ về mặt vũ khí nguyên tử? Làm sao họ lại đạt được điều đó trong thời gian ngắn như vậy? Bởi tài năng của các nhà bác học của họ, bởi sự khéo léo của các điệp viên hay sự phối hợp của cả hai? Ai là người liên quan đến cuộc phiêu lưu mạo hiểm này? Người ta đã làm chuyển hướng dòng chảy lịch sử hay một kết quả thực tế cho dù nó rất nhỏ?

Đó là những vấn đề mà ngày nay chúng ta luôn quan tâm. Và hiện nay chỉ một số câu trả lời được xác định rõ. Nhưng nó vẫn còn tồn tại một loại bí mật thứ ba, loại bí mật mà các bạn không bao giờ được tiết lộ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 11:12:01 am »


MỘT BỨC ĐIỆN CỦA LUÂN ĐÔN

Vào năm 1941, gần như sau cuộc tấn công bất ngờ của Đức quốc xã xâm chiếm Xôviết, Trung tâm của NKVD ở Matxcơva đã nhận được một loạt báo cáo từ “những nơi theo dõi quan sát của Cơ quan Tình báo nước ngoài, khiến họ dự đoán được những bước phát triển mới và sự gây ấn tượng mạnh của tình hình quân sự. Ở Luân Đôn nhận được một bức điện đã được mã hóa nói về cuộc họp của một ủy ban mà công chúng không hề biết gì. Ủy ban này thảo luận về một số vấn đề, theo một vài chuyên gia thì có thể đạt kết quả, một số quyết định đã được đưa ra có liên quan đến số phận của hàng triệu người. Bức điện của Luân Đôn đã được dịch và tóm tắt bằng tiếng Nga. Chúng ta hãy xem nó trước khi phân tích vấn đề này:

Tuyệt mật

Mémorandum

Số 6881/1065 ngày 25 tháng 9 năm 1941-Luân Đôn

Vadim chuyển một bức điện của Liszt liên quan đến một cuộc họp của Ủy ban Uranium, vào ngày 16 tháng 9 năm 1941. Cuộc họp được “ông chủ” (Hankey) điều hành.

Những điểm sau đã được xây dựng trong cuộc họp này:

Một người đại diện của kho vũ khí Woolwich mang tên Fergusson đã thông báo rằng, bộ phận nổ của bom có thể được đưa vào sử dụng trong vài tháng nữa. Cũmg không cần thiết và không đảm bảo được một tốc độ tối thiểu của sự vận hành liên quan đến vụ nổ hàng loạt của sáu nghìn Piê/giây. Sự khai thác có thể diễn ra sớm. Tuy nhiên, trong trường hợp này sức mạnh của việc nổ nó sẽ không thể so sánh được với sức mạnh của một vụ nổ bình thường.

Đến tận bây giờ, nhiều sự phán đoán chỉ thẩm định được về mặt lý thuyết mà thôi, vẫn còn thiếu những dữ liệu về tầm quan trọng trong các kiểu mẫu của uranium 235. Nhưng, đối với những nơtron tốc độ, một vài chỉ dẫn cho chúng ta thấy rằng kiểu uranium 235 đặc biệt không khác với uranium bình thường. Người ta phỏng đoán rằng, những biện pháp và sự tính toán cần thiết sẽ được thực hiện vào tháng 12.

Những cuộc thử nghiệm được dự kiến trong một tương lai không xa để đưa ra quyết định về tỷ trọng của các nơtron trong không gian bao gồm các khối lượng lớn tiếp giáp với uranium 235 và để đảm bảo cho việc nổ có hiệu quả hơn.

Chuyện đó đã xảy ra cách đây ba tháng, hãng Metropolitan - Vickers đã nhận được một số yêu cầu về thiết bị cho hai mươi tầng, nhưng gần đây mới nhận được giấy phép. Một đặc ân đã hoàn toàn giúp cho lời yêu cầu này.

Hãng công nghiệp hóa học đã ký một hợp đồng sản xuất hexafluorure của uranium nhưng vẫn chưa bắt tay vào sản xuất. Dựa vào nitrate của uranium, vẫn còn một phương pháp đơn giản hơn trong việc sản xuất đã được cấp bằng sáng chế ở Mỹ.

Trong suốt cuộc họp này, Ủy ban thông báo rằng, những thông tin liên quan đến những loại thiết bị tốt nhất cho việc truyền bá có thể đạt được ở Mỹ.

Trong cuộc họp ngày 20 tháng 9 năm 1941, Ủy ban của những người đứng đầu Bộ Tổng Tham mưu đã tán thành một giải pháp, ngay lập tức đưa vào xưởng trong một nhà máy của Anh sản xuất loại bom có chứa uranium.

Vadim yêu cầu sự ước lượng những thông tin của Liszt liên quan đến Uranium.

Potapova
1

Số báo này của Potapova ra năm 1941 là tài liệu lâu đời nhất trong những bộ hồ sơ liên quan đến bom nguyên tử của Xôviết mà KGB-SRE đã mở ra cho các nhà nghiên cứu. Nó đã đóng góp thêm vào bộ hồ sơ được để lại cho các nhà khoa học Nga thời kỳ đầu năm 1992. Khi mà những nhà vật lý làm việc về bom A của Xôviết nhìn thấy những bằng chứng trong bài báo này, họ đã không công bố vấn đề này. Nhưng đã quá muộn. Những bản được đăng trên tạp chí đã mở đường ra nước ngoài hay bất kỳ nơi nào các nhà nghiên cứu có thể tra cứu được vấn đề này nhờ hệ thống cho mượn của các thư viện. Từ nay trở đi, những dữ liệu này được tập hợp lại trong một cuộc thảo luận diễn ra với quy mô toàn thế giới về hoạt động gián điệp nguyên tử.

Để nhận xét vấn đề này qua nội dung của nó, số báo năm 1941 được biết đến như tài liệu đầu tiên trong hàng loạt dữ liệu về khoa học kỹ thuật trình độ cao. Thậm chí, nó không được ủy ban Uranium của Anh xác nhận, nhưng cực kỳ bí mật như tiếng gọi của nó. Số báo này cũng bỏ qua việc giải thích những khái niệm khoa học, hay rất hiếm như là một phần của khái niệm được sử dụng cho khái niệm về bom có chứa uranium như nó đã được chấp nhận. Tất nhiên, Trung tâm của NKVD, trước đây đã được những bức điện từ Luân Đôn nói về những tiến bộ được thực hiện ở Anh về mặt vật lý nguyên tử.

Thực tế dường như số báo này đã tập hợp hai bức điện; bức thứ nhất thông báo rằng, văn phòng của Luân Đôn đã gửi những thông tin từ Liszt, bức thứ hai được viết từ những thông tin rất kỹ lưỡng này. Những lý do của cách làm này mang ý nghĩa sau: Chống lại một tổ chức phản gián có thể sẽ chặn được một trong hai bức điện riêng rẽ. Đó là kỹ thuật tầm thường của Konspiratsia và “cuộc mưu phản”, một khái niệm của Nga có nghĩa là tập trung những quy tắc của một trò chơi lén. Hai bức điện bị mã hóa được gửi từ Luân Đôn đã được Trung tâm của Matxcơva giải mã để xếp vào một chuyên đề đặc biệt. Một lần được giải mã, những văn bản này có thể được viết dài trong một số báo hoặc được cô đọng (trên tờ Spraka bằng tiếng Nga) như chúng ta vừa đọc ở trên.

Chúng ta hãy xem tờ Spraka gần hơn để thấy tận mắt một cách chính xác những gì đã xảy ra. Dòng đầu nói: “Vadim truyền một bức điện của Liszt liên quan đến một cuộc họp của Ủy ban Uranium”. Điều này có nghĩa là một điệp viên của NKVD đã gửi một bức điện được đánh số (hay còn gọi là dùng mật hiệu) đến Matxcơva mang một thông tin được cung cấp bởi một điệp viên có bí danh là Liszt và người này đã thu thập được những thông tin liên quan đến một cuộc họp cực kỳ bí mật của một ủy ban được gọi là Uranium.

Những thông tin của các điệp viên này được truyền về bằng ngôn ngữ nói hoặc bằng viết, trong trường hợp cụ thể này, bản báo cáo của Liszt được viết và bao gồm những thông tin chính của Chính phủ Anh. Những bức điện bị mã hóa được gửi từ nước ngoài về Trung tâm đều được truyền tải qua máy điện báo, đài hoặc qua thư. Trong trường hợp này, bức điện của Vadim được giao trực tiếp qua tay một người đưa thư.

Người viết bức thư, Elena Potapova đã đọc những bức điện được giải mã của Vadim và những tài liệu của Anh mà có thể nó đã được sát nhập vào đó và được tóm tắt tất cả bằng tiếng Nga cho cấp trên. Trong trường hợp của Leonid Kvasnikov, người đứng đầu của ngành “tình báo khoa học”, hay trường hợp của Pavel Fitine, người đứng đầu về các hoạt động ở nước ngoài. Potapova, người đã tập trung trình độ tiếng Anh của mình cho một số lĩnh vực khoa học. Ông còn là tác giả của nhiều cuốn hồi ký có trong những bộ hồ sơ về bom nguyên tử. Tiếp đó, Potapova phải dịch những thông tin do Klaus Fuchs và Mlad cung cấp.
__________________________
1. Được xuất bản bằng tiếng Nga dưới tít: “Những người thông tin cho dự án bom nguyên tử của Xôviết: vai trò của các Cơ quan tình báo từ năm 1941- 1946”. Theo những tài liệu lưu trữ của Cơ quan Tình báo nước ngoài của Nga đăng trên tạp chí Những vấn đề lịch sử khoa học tự nhiên và công nghệ số 3 ở Matxcơva. Vladimir Ichika đã tham gia với tư cách là người cố vấn xuất bản. (ND).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 11:12:48 am »


Chúng ta hãy hành động theo những nhận dạng này. Vadim chính là Anatoli Gorski, một “trụ sở” của NKVD ở Luân Đôn. Khái niệm “trụ sở” được gắn cho một điệp viên của NKVD - KGB khi chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp, như một thành viên của một cơ quan đại diện của Xôviết, hoặc một bút danh với những giấy tờ giả và nghề “nói dối”. Trong trường hợp này hay trường hợp khác, ông lãnh đạo một “trụ sở” mà chúng ta chỉ rõ dưới khái niệm của “trạm tình báo”, nhưng cách gọi phổ biến hơn là “mạng lưới gián điệp”. Dù hợp pháp hay không, nơi này theo dõi những hoạt động tình báo bí mật của Xôviết. Không chỉ với những người dân trong những nước có vấn đề mà theo dõi cả những quan chức và trụ sở khác của Xôviết, trừ những người liên quan đến kiểu hoạt động này.

Từ năm trước, Gorski đã trở thành một “trụ sở” hợp pháp ở Luân Đôn. Ông được sử dụng như một đại sứ của Xôviết cùng với một đội ngũ các cố vấn. Với tuổi đời ba mươi tư, Anatoli Gorski là một người béo mập, lùn và rất kiểu cách. Mái tóc vàng hoe chải về phía sau, đôi lông mày rất rậm, cặp mắt xanh và lạnh lùng ẩn dưới cặp kính. Ông là một kiểu mẫu hoàn toàn của chế độ quan liêu Xôviết rất cứng rắn, không hài hước và khó tính. Cả sự nghiệp của ông đã dành cho NKVD. Là một nhân viên mang bí số, ông quyết định không phạm bất kỳ sai lầm nào và ông phạm sai lầm trong chuyện này bởi một người khác. Nguyên tắc hành động của ông là vì cấp dưới của ông: “Hãy cố gắng đừng phạm những lỗi gây hại”. Hoàn toàn không có sự nhiệt tình, ông là một người có tính chuyên nghiệp cao, đến nỗi mà những đồng nghiệp của ông luôn phải tôn trọng trước tài năng và cách phân xử của ông. Ông tỏ ra là một con người lịch sự mang nét của người phương Tây, diễn đạt bằng tiếng Anh với giọng điệu không chê vào đâu được và ông cũng tỏ ra thân thiện.

Sau đó, trong mùa hè năm 1944, Gorski được chuyển đến Đại sứ quán của Liên bang Xôviết ở Washington, với cương vị là Thư ký thứ nhất và đổi tên là Anatoli Gromov. Ông có nhiệm vụ lôi kéo những nhà Cộng sản Mỹ, những gián điệp tự nguyện trong mạng lưới của NKVD, mà không được ra lệnh cắt đứt tất cả các mối quan hệ với những người thân trong Đảng của họ. Những thành viên trong Đảng rất nghi ngờ với con mắt của những nhà cầm quyền, hơn nữa họ cũng nói rất nhiều. Một trong những người tình nguyện là Elizabeth Benteley, người rất tức giận về những mệnh lệnh của Matxcơva nhưng lại rất tin tưởng điều này ở FBI. Sự “che đậy” của Gorski đã bị khám phá nên vào cuối năm 1945 ông phải trở về Matxcơva.

Khi một điệp viên tình báo sống hợp pháp ở nước ngoài bị bắt quả tang vì hoạt động gián điệp, thường thì người này được phép trở về nước mình. Hai Chính phủ có liên quan đều chơi cùng một trò. Một bên thì chống đối việc kết tội, một bên lại phản đối sự trong sạch của ông ta, trong khi đó các quan hệ ngoại giao lại được tiến triển rất nhanh. Khi một người “bất hợp pháp” bị lật tẩy thì trò chơi lại khác: một người đóng vai người phúc thẩm, nhưng người kia lại phủ nhận việc kết tội ông ta. Thiếu quy tắc trong ngoại giao, người đàn ông này buộc phải chạy trốn, đi con đường đã đi và những giấy tờ giả được chuẩn bị trước hay nhờ một sự may mắn nào đó mang đến. Nếu ông ta đã làm điều đó thì ông ta sẽ bị bắt và bị đưa ra xét xử. Chính phủ của ông chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm đối với ông.

Vladimir Barkovski, trợ lý của Gorski, đã không nói dối trong cuốn hồi ký. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, ông đã tham gia vào công việc biên tập. Là một kỹ sư tin học, ông có nhiệm vụ thẩm định những thông tin do Liszt cung cấp và viết lại những đoạn mang tính kỹ thuật cho trung tâm. Barkovski đã nổi danh nhờ việc cung cấp cho nước ông những phương cách để bảo vệ những con tàu chống lại mìn có từ trường của Đức vào mùa hè năm đó, tức là một vài ngày sau khi Đức quốc xã xâm chiếm Xôviết. Một sĩ quan của Hải quân Hoàng gia Anh đã giao những kế hoạch chi tiết của một hệ thống chống tên lửa mà không giải thích rằng, những người Anh cũng rất cần thiết bị này. Người Xôviết nhanh chóng tìm ra cách sử dụng khi họ vừa bước vào chiến tranh. Trên thực tế, Igor Kourtchatov, ông chủ tương lai trong dự án bom A của Xôviết vừa mới bắt tay vào vấn đề này. Nhưng dù sao thì kế hoạch này cũng đến rất nhanh như một sự ban tặng bất ngờ. Barkovski đã lấy được ở đó sự đảm bảo hơn để trau dồi kiến thức và khai thác một “nguồn thông tin” có thể chấp nhận được.

Trẻ hơn Gorski bốn tuổi, Barkovski luôn tỏ ra là một người rất lịch sự. Ông luôn có cổ áo rộng và thắt cavát nhưng lại không mang những nét quá đặc biệt như ông chủ cục cằn của ông ta. Không béo cũng không gầy, ông có mái tóc màu sẫm chứ không phải là đen huyền. Ông có cặp mắt, cái miệng, cái mũi rất đẹp và cân đối, rất “bình thường”. Ông có những nét thân thiện và rất vô tư. Tóm lại nhờ có dáng vẻ bề ngoài này mà Barkovski được các điệp viên tình báo khác đánh giá rất cao. Ông đi mà không bị phát hiện.

Nguồn thông tin của Gorski về lĩnh vực thông tin của bom nguyên tử có cả tên John Cairncross. Ở thời kỳ đó, bí danh theo tiếng Nga của người đàn ông này là Liszt và được người ta dịch thành “Feuille”, sự sai lỗi chính tả này vẫn còn được tiếp diễn trong văn học bằng tiếng Anh. Nhưng theo tiếng Nga thì từ Liszt cũng là một sự sao chép lại tên của một nhà soạn nhạc tên là Liszt. Theo ông Barkovski, người được phỏng vấn về vấn đề này cho biết, bí danh Liszt được gắn cho Cairncross vì lý do ông ta rất ham mê âm nhạc cổ điển của Liszt. Dù sao đó cũng là sự xâm phạm những nguyên tắc chặt chẽ của “Thánh Konspiratsia” và cũng không hiếm khi những bút danh bị đánh dấu bởi một sự xâm phạm cá nhân. Donald Maclean, một điệp viên tình báo khác của Xôviết mà chúng ta sẽ gặp trong diễn biến của tác phẩm này, ban đầu cũng được đặt tên là Sirota (Orphelin), người cha tốt bụng của ông đã qua đời năm 1932. Anthony Burgess, một người đồng tính luyến ái mà cũng được biết đến với bí danh là Madchen (Demoisell). Cairncross được gọi là Molire khi ông viết cuốn hồi ký về một tác giả viết lịch sử nổi tiếng của Pháp - chính Maclean đã trở thành Homre.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 11:15:15 am »


Cả Cainrcross và Maclean đều thuộc nhóm sinh viên “căn bản” được NKVD tuyển mộ ở Đại học Cambridge và sau đó đã được chỉ rõ bằng cách gọi mang tính di truyền của “mạng lưới của Cambridge”. Những thành viên khác của nhóm này là Kim Philby, Anthony Burgess và Anthony Blunt. Cairncross là người thuộc xứ cossais có nguồn gốc quý tộc. Trong khi đó những người kia lại là những “đứa trẻ ương bướng” của tầng lớp quý tộc Anh mà những đứa trẻ này thì rất ghét tầng lớp tư sản. Họ đối xử với ông rất thô lỗ nhưng ngược lại ông đối xử với họ rất trịch thượng. Ông khinh những kẻ giàu có độc ác, ưa thích những người nghèo tử tế và tôn thờ chủ nghĩa trừu tượng. Họ có một điểm chung là dựa vào lý luận của Chủ nghĩa Mác-xít để chống lại các tầng lớp.

Quan điểm chính trị của năm thành viên trong “mạng lưới của Cambridge” đã được hình thành trong những năm ba mươi. Những nhân chứng về sự suy thoái nền kinh tế trong đất nước của họ và những thiếu thốn kéo dài của tầng lớp nghèo khổ, những kẻ thù của chủ nghĩa Phát-xít đã phát triển trên lục địa, họ tin rằng sẽ tìm thấy trong “kinh nghiệm của người Nga” một giải pháp cho các vấn đề thế giới. Nhờ có công nghiệp hóa mà việc làm đã tăng nhiều, việc chữa bệnh được miễn phí và phổ cập giáo dục. Những chương trình này của những người theo Stalin - Nga đã lôi cuốn họ trong phạm vi mà họ tìm thấy ở đó một con đường cho lương lai. Gắn chặt với một hệ tư tưởng mà nó có thể trừng phạt tầng lớp thống trị và xây dựng nền độc tài của giai cấp vô sản ở tất cả các nước, năm thành viên này đã tìm cho họ một lý do riêng.

Hơn nữa, như rất nhiều tác giả đã khẳng định điều đó, họ là những nhà tâm lý học hướng về những hoạt động bí mật mà cho phép họ đấu tranh, thậm chí tiêu diệt tầng lớp mà họ ghét. Thêm vào đó, hành động này đã góp phần củng cố họ trong tình cảm ngoài trách nhiệm chung, đồng thời được trang bị thêm trình độ và kiến thức đặc biệt. Bởi vì được làm việc trong cơ quan của Chính phủ nên họ luôn muốn chống lại Chính phủ, chống đối bằng cách tiết lộ những bí mật của họ. “Tôi không thể khẳng định là tôi yêu thích công việc của tôi - Một ngày Maclean đã tuyên bố ở Trung tâm của NKVD – nhưng tôi chấp nhận rằng đó là một trong những mảnh đất trong cuộc chiến đấu lớn của tôi mà tôi cảm thấy phù hợp nhất và tôi có ý định kiên trì đến tận khi tôi phải tiết lộ những nghĩa vụ của tôi”.

Tất nhiên họ biết rằng, khi bị lật tẩy, họ sẽ bị hạ nhục như những kẻ phản bội nhưng lời phán quyết đối với họ lại dựa trên sự không hiểu biết và người ta tin rằng họ là “sức mạnh tiến bộ của nhân loại” và đã biểu dương họ như những nhà tư tưởng và những anh hùng. Đó là những gì đã xảy ra. Năm 1983, tờ Izvestia đã cho đăng tiểu sử của Maclean và miêu tả ông như một “người đàn ông có nhiều phẩm chất đạo đức, một người Cộng sản tận tâm, một người bạn nhiệt tình” (New York Times số ra ngày 12 tháng 3 năm 1983).

Cairncross là người cuối cùng trong số năm người được tuyển mộ (ông là người thứ năm và là người lâu bị phát hiện ra). Ông đã tiến lại gần sau khi NKVD chất vấn rất lâu bốn người kia theo lý do của họ. Những nhân chứng của họ rất xác thực, đôi khi được điều tiết bởi những nhận xét tỏ ý khinh rẻ về sự thiếu “phẩm chất” của ông. Là người có học vấn xuất sắc nhưng ông đôi khi còn cẩu thả trong cách ăn mặc và lời nói. Năm 1936, ông không gặp một khó khăn nào khi vào làm ở Bộ Ngoại giao, nơi mà môi trường không còn phù hợp nữa, những thành kiến cổ lỗ sĩ từ những đồng nghiệp của ông chỉ có thể làm tăng thêm niềm tin của ông vào Chủ nghĩa Mác-xít. Sau khi đã đảm nhận nhiều chức vụ, năm 1940, ông đã trở thành Thư ký đặc biệt của ngài Maurice Hankey. Kể từ khi có sự thăng chức này, đối với Matxcơva, ông là một nguồn thông tin không thể đánh giá được. Hankey là Thư ký của Hội đồng Bộ trưởng, ngoài những thành công này ông còn góp phần vào việc thay đổi vị trí ở Cơ quan Tình báo nổi tiếng của Anh SIS. Người đàn ông hói đầu và để ria mép này, với cái nhìn xuyên thấu, đã gây một ảnh hưởng đáng kể ở trong lòng Chính phủ với tư cách là Chủ tịch của nhiều Hội đồng và ủy ban. Cairncross, người đã được tiếp xúc với thư tín của ông, cùng một lúc đã mở những hồ sơ của ông ta ở Trung tâm.

Ủy ban về Uranium mà Liszt nói trong bản báo cáo của ông ta hồi tháng chín năm 1941, thực chất là Ủy ban Khoa học (SAC) do Hankey chủ trì. Được thành lập vào tháng 10 năm 1940, Ủy ban Khoa học này không ngừng cố vấn cho Chính phủ Anh về vấn đề khoa học nguyên tử mới thành lập. Mười năm trước đó, Hankey là Thư ký của Ủy ban Quốc phòng Vương quốc Anh, đã đồng tình với Ernest Rutherford, Giám đốc phòng thí nghiệm của Cavendish, nói rằng những điều lạ lùng này đã xảy ra trong khoa học và rất tốt khi có “một mắt trên”. Rutherford là người đã phát hiện ra hạt nhân nguyên tử và phóng xạ nhưng ông lại tự hỏi về khả năng của năng lượng nguyên tử và nghi ngờ rằng liệu nó có thể sản xuất được không. Cũng trong thời gian này, ông có cảm giác rằng nó có thể mang lại sức mạnh quan trọng nhất cho nền quốc phòng. Hankey đã nghĩ rằng, năng lượng nguyên tử thì không sử dụng được và ông còn biết những vấn đề có liên quan mà “chúng ta có thể ngủ với đôi tai của của chúng ta” . Không phải là ông chỉ nghe một tai về vấn đề này, sau đó ông cố vấn của ông Rutherford đã theo dõi những sự phát triển ngẫu nhiên này.

Vào mùa hè năm 1940, đề tài này đã trở thành một vấn đề cực kỳ khẩn cấp. Sự phân hạch uranium đã được thực hiện và những thí nghiệm đã sẵn sàng cho việc gây ra một phản ứng dây chuyền được kiểm tra. SAC đã duy trì những cuộc họp tại các văn phòng của Nghị sĩ Hankey ở Bộ Tài chính để nghe những lời “chứng minh của nhiều nhà bác học nổi tiếng”, như những gì mà Nghị sĩ Hankey đã nhớ. Cuối tháng 8 năm 1941, ông rất quan tâm đến bản báo cáo của Maud Committee bao gồm hai hồ sơ: “Từ cách sử dụng uranium đến việc chế tạo một quả bom” và “Việc sử dụng uranium như một nguồn năng lượng”. Trong hồ sơ thứ nhất, Maud Committee đã gợi ý rằng, một phương pháp thu được năng lượng từ uranium sẽ mở ra một triển vọng tuyệt vời cho thời gian hòa bình và ông đảm bảo rằng sau chiến tranh, những cố gắng này sẽ được phô ra theo ý nghĩa của nó.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 11:18:07 am »


Bởi vì tập trung vào một số thông tin quan trọng và đưa ra những cách thức rõ ràng nên bản báo cáo của Maud đã được dùng làm cơ sở quyết định các vấn đề liên quan đến năng lượng nguyên tử ở Anh cũng như ở Mỹ. Ủy ban khoa học của Hankey là cơ quan đầu tiên quan tâm đến vấn đề này, nó cho phép cơ quan này một vị trí đặc biệt là tăng tốc hay kìm hãm các chương trình nguyên tử ở Tây Âu. Vào tháng 9 năm đó, SAC đã tổ chức bảy cuộc họp để nghiên cứu về bản báo cáo này. Ngày 25 trong cùng tháng đó ông đã giới thiệu bản báo cáo của riêng ông ở Hội đồng Bộ trưởng “đã xóa đi một vài nghi ngờ và ủng hộ tính khả thi của dự án”.

SAC vẫn tiếp tục hoạt động trong suốt thời gian chiến tranh, cho đến khi hai Thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki bị ném bom. Mặc dầu Hankey đã rời Chính phủ năm 1942, ông vẫn phản đối lại chính sách mà Roosevert đã mở rộng và việc ông Churchill đồng ý và áp đặt sự “đầu hàng vô điều kiện” ở Đức, ở Nhật. Cuối cùng, ông nghĩ rằng dự án này sẽ kéo theo việc sử dụng bom A trong phạm vi mà người Nhật tuân phục theo qui tắc của họ, không đầu hàng trước khi bị tiêu diệt hoàn toàn. Dưới con mắt của ông, việc ném bom người Nhật là một tội ác. Ông lý luận, nếu người Đức đã giải quyết được vấn đề bom nguyên tử trước tiên và sử dụng bom chống lại đồng minh thì sau khi chiến tranh kết thúc, họ sẽ có thái độ như một tội phạm chiến tranh và những tên tội phạm này có thể bị treo cổ.

Bản báo cáo của Maud được ủy ban của Hankey bảo lãnh, chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử bom A. Nó là thành quả của sự lao động vất vả của một ủy ban được George Paget Thomson lãnh đạo và có sự sửa chữa của James Chadwich, Douglas Cockcroft và một số nhà vật lý lỗi lạc khác của Anh góp sức. Đối với bí danh của ủy ban, Thomson đã chọn một từ của một câu được tiết lộ trong một bức điện mà Niels Bohr đã gửi cho ông. Câu này là “Maud Ray Kent”. Điều mà Thomson không biết đó là bức điện đột nhiên bị cắt bớt làm mất phần ghi chú của Bohr gửi cho một người phụ nữ tên là Maud Ray đang ở Trường Tình báo Kent và dạy tiếng Anh cho các con của ông. Thomson và các đồng nghiệp của ông không phân biệt được ý nghĩa nào trong câu này mà phải cầu cứu đến Maud để biết ẩn ý của câu này là gì. Sau chiến tranh, khi mà ủy ban của Maud vẫn còn tồn tại, như chúng ta đã biết, một số nhà sử học đã khẳng định rằng, bí danh này có ý nghĩa là “Việc áp dụng uranium trong quân đội làm tiếng nổ”, một chữ ký hiệu đầu tiên không tương ứng một chút nào với yêu cầu của bí mật.

Ủy ban của Maud được củng cố thêm trong các hoạt động của ông bằng một giác thư khác được chia làm hai phần, được Rudolf Peierles và Otto Frisch soạn thảo vào tháng 3 năm 1940. Hai nhà vật lý lưu vong, một người là người Áo và người kia là người Đức đã khẳng định rằng, những chuyên gia khoa học khác trong cùng ngành có thể khám phá ra bí ẩn của bom nguyên tử và họ đã bấm hồi chuông cảnh báo. Không gì chứng tỏ được điều này dễ dàng đến như vậy. Họ sẽ xây dựng kế hoạch cho một hệ thống chỉ năm kilôgam mà có thể phát ra tiếng nổ tương đương với nhiều tấn thuốc nổ. Trên thực tế kế hoạch này là dự án đầu tiên về bom nguyên tử. Người đến trước của quả bom bốn tấn rưỡi là “Little Boy” đã được mở rộng ở Nhật bằng một vụ ném bom B-29 mang tên Enola Gay.

Trong suốt quá trình chế tạo bom, chiếc máy chế tạo được Peierls và Frisch gọi là “bộ phận khởi động” hay còn gọi là “súng có Uranium”. Việc phát nổ có thể là do sự tiếp giáp nhanh bên trong của xilanh với hai khối Uranium đặt ở phần cuối được gọi là “đạn” và “bia”, nó sẽ sinh ra phản ứng dây chuyền. Uranium được sử dụng không phải là loại Uranium được tìm thấy trong trạng thái tự nhiên mà ở dạng đồng vị của U 235, chỉ có 71% quặng tự nhiên. Các nhà nghiên cứu xác định rằng Uranium là tác nhân tích cực cho việc phân hạch nguyên tử và không chỉ loại Uranium 238 chứa 99,28% là quặng. Đồng vị tự nhiên thứ ba, Uranium 234 chứa 6% quặng và gây ra tác dụng không đáng kể. Peierls và Frisch đã nhận thấy rằng, điều kiện đầu tiên phải hoàn thành khi chế tạo một quả bom A là phải tra cứu thông tin của một cuốn sách viết về Uranium 235. Từ Uranium tự nhiên có chứa một số lượng không đáng kể trong quặng Urani và trong một số quặng quý hiếm khác. Điều đó tạo nên một sự sáng tạo trong quyết định về những đánh giá trước đây, được ước lượng bằng một khối lượng lớn Uranium cần thiết để chế tạo một quả bom nguyên tử. Nó đã tạo nên sự ảo tưởng về một loại bom có thể chuyên chở được. Peierls và Frisch đã tính toán rằng, với những phương pháp thích hợp được rút ra từ một cuốn sách viết về Uranium 235 có thể là một vụ áp-phe trong nhiều tuần liền, trong khi đó bom A đã được sản xuất theo dây chuyền. Uranium có thể phân hạch cao phải được bảo quản trong các lô dễ gia công và có thể được tập hợp dưới dạng hàng loạt những quyết định.

Ở thời kỳ này, một lần nữa chúng ta hãy dựa vào bức thông điệp Spravka của NKVD. Đặc biệt ở thời kỳ mà vẫn còn mờ mịt về “tốc độ tối thiểu một chuyển động của vụ nổ lớn với 6.000 pied/giây”. Giá trị 6.000 pied/giây là sự đánh giá ban đầu về tốc độ mà hai liều thuốc súng có Uranium được tập hợp thành “sự chuyển động liên quan”. Bức Spravka chỉ rõ rằng, với cùng tốc độ tối thiểu thì “sức mạnh của vụ nổ sẽ không thể đo được là nó có mạnh hơn vụ nổ bình thường không”. Vụ nổ có thể xảy ra sớm, có nghĩa là quả bom và môi trường xung quanh lúc đó có thể bị nổ tung lên.

Bức Spravka sử dụng một vài thuật ngữ về vật lý nguyên tử, theo những dự báo trong tương lai thì phải kiểm tra lại: một loạt các nhận định, thuật ngữ “cross section”, sự phân hạch. Thuật ngữ đầu tiên được Peierls đưa vào để chỉ số lượng Uranium cần thiết sinh ra một phản ứng dây chuyền. Bất kỳ khối lượng Uranium nào dội trên nơtron đều không nổ mạnh, bởi vì bề mặt của nó rộng so với khối lượng. Một số lượng lớn nơtron được giải phóng bởi sự phân hạch có thể không va chạm với hạt nhân khác trước khi nó bắn trúng bề mặt và thoát khỏi khối lượng đó. Khi bề mặt giảm so với khối lượng, nghĩa là khối lượng nặng, những nơtron được sinh ra ở bên trong dễ va chạm với các hạt nhân trước khi những hạt nhân này tỏa ra, nó làm tăng thêm khả năng của một phản ứng dây chuyền có thể gây nổ. Chính khối lượng này được gọi là khối lượng tới hạn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2008, 11:20:47 am »


Số lượng nơtron “Fuyard” có thể giảm ở mức độ tối thiểu nếu người ta cất một khối lượng Uranium trong một chiếc thùng bằng thép hay bằng chì mà ta vẫn gọi là “phương tiện bảo vệ”. Những nơtron thoát ra khỏi bề mặt lại gây ra phản ứng với lớp bảo vệ này về phía trung tâm nên có rất nhiều cơ may để tạo thành một khối lượng giới hạn từ một “khối” nhỏ hơn. Một lớp bảo vệ bằng nước trong, nước đục hay cácbon dưới dạng nguyên chất có thể được sử dụng để cho phản ứng chậm lại hoặc làm giảm bớt. Sử dụng một “điều hòa” là quyết định quan trọng để kiểm tra sự phân hạch nguyên tử và để gây nên một vụ nổ, hoặc một số lượng lớn năng lượng, một quả bom, một nồi hơi, thậm chí một vụ nổ nguyên tử hay một trung tâm nguyên tử.

Khái niệm cross section có ý nghĩa rằng tất cả các hạt nhân được giấu trong một nơtron thì không nhất thiết phải phân hạch. Trong một số trường hợp, nó phải hút về phía nó hay phải đẩy hoặc phân giải nó. Khả năng thực hiện của mỗi quá trình trong ba quá trình này, sự phân hạch, sự hút hay phân giải những nơtron - được biết đến dưới cái tên gọi là Cross section. Cross section của một hạt nhân nguyên tử sẽ khác theo các nguyên tố, theo các đồng vị và theo tốc độ của các nơtron. Được biểu thị theo phân số của centimét vuông, nó có thể được đánh giá như là tầm quan trọng của mục tiêu bên trong từ kích thước bên ngoài. Rộng hơn là mục đích, rộng hơn là sự tiềm tàng và nó nhỏ hơn khi nó được thu nhỏ.

Bức Spravka còn chỉ ra rằng những người Anh cũng vẫn chưa đo được Cross section của Uranium 235 để phân hạch bởi lectơlông nhanh. Một trong những lý do trong chuyện này là những người thí nghiệm đặc biệt chỉ ném bom có lectơlông chậm của Uranium 238. Một lý do khác là: số lượng Uranium 235 cho các cuộc thí nghiệm là đông đủ. Nhưng bản báo cáo đưa ra với lý do và giả thiết rằng, Cross section của Uranium 235 để phân hạch bởi các nguyên tử nhanh có thể không khác, về mặt ý nghĩa, với Uranium tự nhiên. Frisch đã nhấn mạnh đến việc sử dụng những nơtron nhanh với Uranium 235 duy nhất như là một sự xây dựng lý luận. Đó là một giả thiết chưa được thẩm định dẫn đến việc “súng có Uranium”.

Việc tách Uranium 235 ra khỏi Uranium tự nhiên là khâu kỹ thuật cuối cùng mà chúng ta xem xét. Bốn phương pháp đã được đưa vào vận hành là: nhiệt năng, điện từ, quay ly tâm và dùng gaz. Phương pháp cuối cùng này, được gọi là “sự khuếch tán”, ít nhiều phụ thuộc vào trọng lượng của Uranium 235 so với Uranium 238. Khi chuyển đổi Uranium bằng gaz, hexafluorure từ Uranium và kiểm tra nó, người ta đạt được một hỗn hợp có chứa một tỷ lệ Uranium 235 lớn hơn, nhẹ hơn và “rây” hơn Uranium tự nhiên. Nhưng loại “Uranium làm giàu” này thì không dễ dàng đạt được: loại gaz được mang tên “hex” thì rất khó điều khiển và kiểm tra việc chế tạo nó cũng rất khó. Người ta đã bắt đầu bằng việc chuyển những cái rây nhỏ mịn và cho qua nước của Seltz bay hơi cho đến khi đạt được loại gaz “hex” với số lượng nhỏ. Người ta tưởng tượng nó như một nhà bếp! Nhưng rất nhanh, người ta đã mở rộng những phương pháp tinh luyện từ việc khuếch tán của “hex” qua một số lượng lớn bộ lọc bằng kim loại hay nhiều “lớp”, từ quá trình có hai mươi lớp mà Matxcơva đã báo hiệu. Tất nhiên để đạt được số lượng Uranium làm giàu được đánh giá cao như vậy, số lượng hệ thống bộ lọc phải được vận hành hàng nghìn lần; trong thời gian hoạt động, khí gaz phải được chuyển sang trạng thái rắn. Những vấn đề kỹ thuật mà một nhà bình luận đã viết: “chúng được coi như không thể vượt qua được và không một chút nào hướng về chiến tranh”.

Rõ ràng là cùng một cách pha trộn Uranium có chứa mười lần tỷ lệ bình thường từ Uranium 235 không giàu lắm để chế tạo bom. Frisch đã thành công khi xây dựng rằng, chỉ cần đồng vị nguyên chất cũng làm nên chuyện. Bản báo cáo từ Luân Đôn đến Matxcơva trước khi những lập luận chung chưa được khẳng định. Bây giờ chúng ta đã biết rằng chính Frisch và Peierls là những người có lý, thậm chí Uranium 235 không thể thực hiện được ở trạng thái nguyên chất. Tuy nhiên một sự pha trộn đạt được 90% hẳn là đủ.

Chúng ta hãy quay trở lại với Giác thư của họ. Trong phần thứ hai, ông đã xem xét đến những tác dụng có thể đoán trước được của loại vũ khí mới này. Loại bom có chứa Uranium 235, được hai nhà bác học viết, có thể là điều mà “người ta không cưỡng lại nổi” và nó có khả năng phá hủy bất kỳ nơi nào và sự tăng lực nào. Đôi khi mục đích của nó có thể là không hủy diệt nhiều người dân khi chất phóng xạ lan ra. Những nhà bác học đã chỉ ra rằng, nước Đức đã làm việc trên một loại bom có cùng trật tự và họ đã ngăn ngừa rằng có thể sẽ không ai thắng nổi ông Reich III nếu dự án đó thành công. Ngay khi đó họ nói tiếp rằng, lời khuyên can duy nhất có hiệu quả trái ngược với Wechrmacht, sẽ là sự đe dọa việc sử dụng chống lại ông với cùng loại vũ khí. Thậm chí, trong Giác thư năm 1940 của họ, Peierls và Frisch đã báo trước về sự chạm trán của các cường quốc sau chiến tranh. Nó sẽ không phải là Anh với Đức mà có thể sẽ là Mỹ với Liên bang Xôviết, có nguy cơ qua lại lẫn nhau. Chúng ta đã gọi điều đó là MAD (Mutually Assured Destruction).

Giác thư Peierls-Frisch đã mang lại điều tốt cho cơ quan, biết được quy chế của bí mật quốc gia và ông Maud Committee đã cho bắt đầu những cuộc thảo luận mà Peierls và Frisch, do là những người nước ngoài, đã bị khai trừ trước tiên. Sau khi đã hoàn thành bản báo cáo của ông năm 1941, Maud đã gia hạn những cuộc họp của ông để phân công hoạt động của ông một cách dứt khoát vào cuối năm. Để không làm mất ảnh hưởng của ông. Theo lịch sử chính thức của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Anh, một thời gian quý giá có thể đã mất, không có những hoạt động của Maud, có thể một vài tháng nhưng nó mang tính quyết định. Bản báo cáo của Maud đã thúc mau những diễn tiến, những điều mà ông phải thực hiện về loại bom này trước khi chiến tranh kết thúc. Trong những giai đoạn tiếp theo, ông đã tiến xa hơn cả Hankey ở Bộ Chiến tranh, sau đó là Churchill và cuối cùng là Roosevelt.

Thậm chí trước khi Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ được biết về sự phát triển cuối cùng của sự việc này, những tài liệu đã được gửi đến Trung tâm của NKVD ở Maxcơva. Cứ như là Loubianka đã có mặt trong danh sách những đối tác bí mật nhất của Chính phủ Anh, trong một trường hợp nào đó, nó là điều thực tế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2008, 10:40:01 am »

SỰ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI MỸ

Những bản báo cáo từ Luân Đôn được gửi về không ngừng. Chắc chắn nó sẽ kỹ thuật hơn những bản báo cáo ban đầu, nhưng sau chuyến bay của chúng tôi về lĩnh vực vật lý nguyên tử, hẳn là nó đã không đặt ra những vấn đề đối với độc giả.

Cực kỳ bí mật

Bản báo cáo số 7073, 7081/1096 ngày 3 tháng 10 năm 1941 từ Luân Đôn.

Vadim thông báo cho chúng tôi về một bản báo cáo từ Liszt, đệ trình ở văn phòng chiến tranh ngày 24 tháng 9 năm 1941, về những dự án của Ủy ban Uranium.

Bản báo cáo đề cập đền những vấn đề sau:

Việc tính toán tốc độ tới hạn phụ thuộc vào chất mà người ta tạo nên từ Cross section của sự phân hạch nguyên tử của Uranium 235. Người ta nghĩ rằng tốc độ tới hạn nằm ở trong khoảng từ mười và bốn mươi kilôgam. Người ta đã tạo được số lượng này bằng việc dựa vào những thông tin có liên quan về những đặc tính của Uranium 235 và phản ứng xảy ra giữa những nơtron nhanh với những nguyên tử hạt nhân của các nguyên tố khác.

Hãng hóa chất công nghiệp Imperial đang tung ra chiến dịch sản xuất chất hexafluorure từ Uranium. Công ty này đã sản xuất được ba kilôgam chất này. Việc sản xuất F235 được tiến hành thông qua việc khếch tán hexafluorure từ Uranium ở trạng thái gaz qua một loạt những lá mỏng hay lưới sắt cực kỳ mỏng.

Việc xây dựng nhà máy ngăn cách này đã đặt ra những vấn đề lớn sau đây:

1. Hexafluorure từ Uranium phá hủy hệ thống dầu bôi trơn. Trong khi đó những chất bôi trơn đặc biệt này phải được lọc. Thậm chí trong trường hợp này, cần phải bố trí những nắp đậy kín gaz.

2. Hexafluorure từ Uranium tự biến đổi trước hơi nước. Thậm chí khi tiếp xúc với độ ẩm, hexafluorure từ Uranium có phản ứng ăn mòn những thiết bị.

Spravka liệt kê những vấn đề khác nữa trước khi kết luận:

Người ta nghĩ rằng nhà máy này sẽ cần đến mười chín nghìn thiết bị máy móc của mười tầng, chính vì vậy diện tích bề mặt của nhà máy phải được mở ra hàng vài chục héc ta.

Số lượng tổng thể của hexafluorure từ Uranium có thể không vượt qua con số nửa tấn mỗi ngày. Vả lại, lĩnh vực hóa học của nhà máy có thể chỉ chiếm một phần nhỏ.

Cần phải nhắc lại rằng, tác hại của bom nguyên tử trong việc phá hoại là đáng kể, bầu khí ở nơi phát ra vụ nổ sẽ đầy tràn những phóng xạ, nó có thể phá hủy cuộc sống bình thường của những nơi xung quanh.


Potapova”.

Tất nhiên là bản báo cáo cuối cùng của Ủy ban Hankey ra đời ngay hôm sau bản báo cáo này. Kết luận về vấn đề này là, dự án bom có Uranium phải được đưa vào xưởng ngay lập tức, với mục tiêu hoàn thành việc chế tạo nó trong khoảng thời gian từ hai đến năm năm, giả thiết cuối cùng này có vẻ như mang tính hiện thực hơn cả. “Tất cả phải được tiến hành - bản báo cáo của SAC đã nói như vậy - cần phải tăng tốc những công việc để chúng hoàn thành càng nhanh càng tốt”. Bản báo cáo xác định những nhiệm vụ tức khắc, chẳng hạn như đo Cross section của Uranium 235, đồng thời gợi ý rằng, một “nhà máy phi công” được xây dựng là dấu hiệu báo trước của một nhà máy chính sẽ thích hợp hơn với những kết quả nghiên cứu mới nhất. SAC yêu cầu sự hợp tác của Canada và Mỹ. Tất cả đều chỉ rằng Chính phủ Vương quốc Anh có thể sẽ duy trì việc kiểm tra việc nghiên cứu trong nước. Tất nhiên bom là của người Anh. Chúng ta có thể khẳng định rằng NKVD đã chiếm đoạt được bản báo cáo này, thậm chí nó không có mặt trong số những tài liệu hiện nay mà được SRE, Cơ quan kế nhiệm của NKVD “giải phóng”.

Vào tháng 11, có một bức điện từ Luân Đôn gửi đến và thông báo về những tiến triển mới trong kế hoạch dự án bom nguyên tử: Anh cần có một Hội đồng Tài chính và đã cầu viện đến sự đóng góp của Mỹ trong việc sản xuất bom. Tổng thống Roosevelt đã bảo lãnh những trao đổi thông tin khoa học và kỹ thuật với Anh và gửi cho Thủ tướng Anh Churchill một bức điện cá nhân nói rằng tất cả những cố gắng trong dự án quan trọng này đã được tiến hành và đều đặt vào lợi ích chung.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2008, 10:42:18 am gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2008, 10:43:49 am »


Tổng thống Mỹ đã để mắt đến vấn đề vũ khí nguyên tử từ tháng 10 năm 1939, cái ngày mà người bạn của ông là nhà kinh tế Alexander Sachs đã đến thăm ông ở Nhà Trắng và đã khẳng định với ông về sự xuất hiện “một loại bom có sức mạnh và tầm xa kỳ lạ”. Ông Sachs là người mang bức thư của nhà bác học Albert Einstein đến cho Tổng thống. Có thể nhà bác học lỗi lạc này đã gợi ý với Chính phủ Mỹ hãy đề phòng với nguồn Uranium của họ và nghiên cứu sâu hơn về vật lý nguyên tử, đồng thời bảo vệ những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này. Dù sao cũng phải thừa nhận rằng, những thí nghiệm thu được từ Uranium tự nhiên, Einstein cho rằng loại bom mới này thì quá to để chở bằng máy bay, chỉ có thể dẫn tới biển xanh của những cảng nước khác. Nhà bác học này đã đưa ra kết luận và nhắc lại rằng, nếu nước Đức đã gia hạn bán vũ khí cho Tiệp Khắc thì hẳn là họ đã có những kinh nghiệm riêng về lĩnh vực nguyên tử.

Khi đối mặt với nguy hiểm này, Roosevelt phản ứng ngay lập tức bằng việc mời Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia thành lập một Ủy ban cố vấn về Uranium. Ủy ban này được thành lập nhưng đi vào hoạt động rất chậm chạp; năm sau lại thành lập một Ủy ban Nghiên cứu về quốc phòng thay thế ủy ban này, với người đứng đầu là ông Vannevar Bush. Ủy ban này cũng nhận một loạt các nghị sĩ, đến nỗi mà tháng 10 năm 1941, trong những kết luận của Maud đã chỉnh sửa những giả thiết của nhà bác học Einstein về kích thước của bom và dự báo rằng kích thước của bom đã giảm để có thể vận chuyển bằng máy bay, Roosevelt đã thay thế bằng một Tập đoàn cao cấp về chính trị dưới sự chỉ đạo riêng của ông ta. Một trong những quyền ưu tiên của ông là học người Anh nhiều hơn nữa và làm cho người Mỹ không còn cái đuôi ở “mẫu quốc”.

Trước bản báo cáo của Maud, sự tiến hành của Mỹ về bom A diễn ra song song với sự tiến hành ở Anh. Những nhà bác học lớn bị Hitler trục xuất khỏi Châu Âu như Mussolini - Einstein, Leo Szilard, Edward Teller, Hanh Bethe, Enrico Fermi và một số nhà bác học khác đã sát nhập vào những trường đại học và họ tự biết những công việc của người này hay người khác. Ý thức được hậu quả không tránh khỏi về mặt quân sự trong việc này, họ đòi hỏi được sự ủng hộ của Chính phủ. Sự hợp tác giữa Anh và Mỹ rất thân mật nhưng không phải lúc nào cả hai nước đều mong muốn điều đó. Sau bản báo cáo của Maud, với sức mạnh tuyệt vời về kinh tế và kỹ thuật của mình, Mỹ muốn tiến xa hơn nữa trong chiến tranh Châu Âu và bắt đầu vượt lên trước Anh trong lĩnh vực nghiên cứu “chất nổ”.

Ở phòng thí nghiệm về luyện kim của Đại học Chicago, ông Enrico Fermi và nhóm nghiên cứu của ông đã đặt một đống Uranium - cácbon thiên nhiên đủ để họ có thể đạt được một phản ứng dây chuyền được kiểm tra vào cuối năm 1942. Ở Đại học California, ở Berkeley, Glenn Seaborg và nhóm nghiên cứu của ông đã mô tả được những nguyên tử nhân tạo có nguồn gốc từ Uranium được gọi là “chất sinh ra trong lò phản ứng hạt nhân” như: neptunium (nguyên tử 93) và plutonium (nguyên tử 94). Họ đã thừa nhận rằng nguyên tử của plutonium bị vỡ một cách dễ dàng dưới sự oanh tạc của các nơtron chậm, nó được phát hiện và báo trước phạm trù thứ hai của bom A, loại bom có plutonium, thậm chí loại bom này còn được gọi với cái tên “người đàn ông béo”, nó đã hủy diệt thành phố Nagasaki của Nhật.

Tôi đã làm trước một chút. Chúng ta hãy quay trở lại bức điện hồi tháng 11 năm 1941. Nó được gửi cho Viktor, có nghĩa là gửi cho Pavel Fitine, người đứng đầu Phòng đối ngoại của NKVD từ năm 1939. Được coi như một bậc trí thức, ông được biết đến bởi sự phán đoán chín chắn và sự suy nghĩ kỹ càng của ông. Về những vấn đề có liên quan đến bom nguyên tử, ông đã tham khảo ý kiến của ông Leonid Kvasnikov, bí danh của Anton, người đã lãnh đạo một Cơ quan Khoa học Kỹ thuật nhỏ ở bên trong của NKVD (ở Nga còn gọi là Cơ quan Khoa học và Công nghệ NTR). Trên thực tế, chính Kvasnikov là người đầu tiên báo cho Cơ quan đặc biệt này biết về vấn đề quan trọng của vật lý nguyên tử.

Năm 1940, xông lên thẳng những địa danh nổi tiếng có những sự kiện xảy ra, Kvasnikov gửi những bức điện cho các cơ quan “trụ sở” trong nước những nghiên cứu mới về vật lý nguyên tử. Trong những bức công điện đặc biệt được lưu giữ trong hồ sơ của KGB, ông đã dặn dò các bậc thầy trong ngành tình báo được cài lén vào các phòng thí nghiệm và đưa tin về những gì đã diễn ra. Ông đã cung cấp những hướng dẫn chính xác về loại tin cần lấy, đồng thời dựa vào những bản tóm tắt khoa học đã đọc được ở các quảng cáo của nước ngoài. Khi mà phần lớn các nhà vật lý trên thế giới đã chứng tỏ sự rụt rè trong những tiên đoán của họ liên quan đến năng lượng nguyên tử, một số người nghĩ rằng đó là một vụ áp-phe trong tương lai gần. Kvasnikov, một nhà hóa học của tổ chức là như vậy. Ông lao vào con đường này một cách mãnh liệt, bằng chứng là nếu sự định hướng khoa học mà ông tham gia ở bên trong của NKVD được tiết lộ bằng việc trả tiền, và nó dẫn đến việc lãng phí thời gian và tiền của, nó có được những năng lượng có thể được sử dụng tốt hơn cho sự cần thiết của chiến tranh, thì hẳn là ông đã không có đường công danh trong cơ quan này. Nhưng bây giờ, sau một năm, những bản báo cáo đã xác minh những lời cảnh báo của ông, thậm chí nó còn được xem xét lại.

Cùng một lúc, hai bức điện rất có lợi đến từ Mỹ. Trong trường hợp này, người gửi là một người gốc Mỹ, một người bạn của Liên bang Xôviết. Bức điện đầu tiên thông báo rằng một trong những người bạn của ông được giới thiệu để đóng góp phần mình vào việc tìm kiếm những bí mật về vũ khí dựa trên năng lượng nguyên tử. Theo một bức điện khác, một người bạn cung cấp tin ở trong một phái đoàn được cử sang Anh hợp tác công việc để đưa bom A vào vận hành. Những mẩu tin nghe đồn này được viết một cách rõ ràng lên một bảng chung to. Fitine và Kvasnikov tin tưởng rằng, chương trình phối hợp Anh - Mỹ liên quan đến vấn đề bom nguyên tử là một điều hiện thực.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM