Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:40:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về lại nơi vụ thảm sát Mỹ Lai, Sơn Mỹ  (Đọc 48037 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 03:17:57 pm »





Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 03:19:19 pm »





Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 03:21:26 pm »

Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 11:11:23 am »

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/08/3BA12A2F/
Cựu binh Mỹ xin lỗi nạn nhân vụ thảm sát Mỹ Lai

William L. Calley năm 1971 khi bị kết án trong vụ thảm sát. Ảnh: AP.
William Calley đã lần đầu tiên nói lời xin lỗi sau hơn 40 năm xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai

Sĩ quan Mỹ duy nhất bị kết án vì vụ thảm sát người Việt Nam ở Mỹ Lai năm 1968 lần đầu tiên công khai lên tiếng xin lỗi nạn nhân.

"Chẳng có ngày nào mà tôi không cảm thấy hối hận vì những gì xảy ra ở Mỹ Lai hôm đó", William L.Calley, 66 tuổi, phát biểu hôm 19/8 trước thành viên câu lạc bộ Kiwanis Club, bang Georgia.

Giọng ông ta lạc đi khi nói tiếp: "Tôi thấy thương xót những người Việt Nam bị giết hại và gia đình họ, thương xót những lính Mỹ liên quan và cả gia đình. Tôi rất hối tiếc".

Năm 1971, trung úy Calley bị tòa án quân sự kết tội giết 22 thường dân Việt Nam trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Ngày 16/3/1968, Calley cùng đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai trong sứ mệnh "tìm và diệt" "Việt Cộng". Không có một người lính "Việt Cộng" nào trong làng. Lính Mỹ bắt đầu bắn giết bừa bãi các dân thường, gồm trẻ em, phụ nữ và những ông già. Sau khi các thường dân đầu tiên ngã xuống, lính Mỹ bắn vào bất cứ thứ gì chuyển động. Tất cả 504 dân thường Việt Nam đã thiệt mạng, phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Những người phụ nữ Việt Nam với các em nhỏ tại Mỹ Lai ngày 16 tháng 3 năm 1968. Họ bị lính Mỹ giết gần như ngay sau khi bức ảnh được chụp. Ảnh: Ronald L. Haeberle.
Một bức ảnh chụp được trong cuộc Thảm sát Mỹ Lai năm 1968 khiến cả thế giới bị sốc

Calley bị kết tội chung thân song tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon giảm án cho ông ta xuống còn 3 năm tù treo. Calley sau đó ở lại Columbus, Georgia, làm việc trong cửa hàng trang sức của bố vợ trước khi chuyển tới Atlanta vài năm trước. Ông ta không xuất hiện trước công chúng và từ chối mọi lời phỏng vấn về vụ Mỹ Lai.

Sự im lặng này được phá vỡ hôm 19/8 sau khi Calley nhận lời mời tới phát biểu ở Kiwanis Club, Columbus. Đeo kính dày và mặc chiếc áo màu xanh, ông ta nói nhỏ vào micro và trả lời câu hỏi trong vòng nửa tiếng. "Tất cả đều ngỡ ngàng khi nghe điều này từ ông ấy lần đầu tiên trong 40 năm", Al Flemming, bạn của Calley, người đã mời ông phát biểu, cho hay.

Fleming và Lennie Pease, chủ tịch Kiwanis Club, cho biết Calley xin lỗi ngay đầu bài phát biểu ngắn trước khi trả lời các câu hỏi. William George Eckhardt, công tố viên chính trong vụ án Mỹ Lai, cho hay ông chưa từng nghe Calley xin lỗi trước đó.

Calley không phủ nhận việc tham gia vụ thảm sát tháng 3/1968, tuy nhiên, khẳng định ông ta chỉ theo lệnh cấp trên - đại úy Ernest Medina - điều mà Eckhardt bác bỏ. Medina cũng bị tòa án quân sự xét xử năm 1971 và được tuyên trắng án.

Pease nhận định Calley rõ ràng gặp khó khăn khi phát biểu trước đám đông dù ông trả lời hết các câu hỏi. Các thành viên câu lạc bộ này đứng dậy vỗ tay tán thưởng khi Calley kết thúc.

"Các vị có thể thấy ông ấy vô cùng hối hận vì mọi chuyện đã xảy ra", Pease nói. "Ông ấy nói rất khẽ, rất khó nghe. Ông ấy tỏ ra khó nhọc lúc trả lời câu hỏi".

Fleming cho biết ông đã nói chuyện với Calley vài lần về chiến tranh ở Việt Nam. Ông mô tả Calley, dù đã có vai trò lớn trong cuộc thảm sát Mỹ Lai, là một người có lòng trắc ẩn. "Ông ấy có lẽ cảm thấy đến lúc phải nói gì đó", Fleming cho hay. "Tôi cứ tưởng với ông ấy mọi chuyện đã qua nhưng có vẻ không phải thế".

Hải Ninh (theo AP, Ledger-Enquirer)
Thêm một số thông tin từ các báo khác:
Báo Thanh Niên
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200934/20090823002215.aspx
Báo Tuổi Trẻ
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=333141&ChannelID=2
Báo Dân Trí
http://dantri.com.vn/c36/s36-345531/cuu-binh-my-lan-dau-tien-xin-loi-ve-vu-tham-sat-my-lai.htm
Báo CAND
http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2009/8/118403.cand
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2009, 08:20:17 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:03:23 am »

Có lẽ vì nền văn minh của người Mỹ "cao hơn" người Hàn.Nên họ biết xin lỗi,hội thảo,tưởng nhớ...rồi "từ thiện"(lúc đó họ quên mất điều này và vẫn rất "hồn nhiên" sau trận càn quét đó/trừ 1 vài người).Không biết mấy thằng Nam hàn có những hành động kiểu "đốt nhà xong rồi xin lỗi" thế này không nhỉ?Các bác cho ý kiến!
Logged
bichuoi
Thành viên
*
Bài viết: 129


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 06:07:51 am »

Có lẽ vì nền văn minh của người Mỹ "cao hơn" người Hàn.Nên họ biết xin lỗi,hội thảo,tưởng nhớ...rồi "từ thiện"(lúc đó họ quên mất điều này và vẫn rất "hồn nhiên" sau trận càn quét đó/trừ 1 vài người).Không biết mấy thằng Nam hàn có những hành động kiểu "đốt nhà xong rồi xin lỗi" thế này không nhỉ?Các bác cho ý kiến!

Chiến tranh nhiều khi nó làm méo mó con Người đi bạn ạ.
Việc chính phủ chính thức lên tiếng là rất khó. Bản thân mấy cựu chiến binh Mỹ cũng chỉ mang tính chất cá nhân thôi.
Hiện tại Nam Hàn hợp tác với Việt Nam khá nhiều và rất hiệu quả. Một số tổ chức phi chính phủ cũng quyên góp tiền tặng bệnh viện, trường học.

Mình có dịp tiếp xúc với một bạn sinh viên Nam Hàn học và nghiên cứu về Việt Nam. Hiểu biết của họ cũng khá lắm.

Sinh viên Nam Hàn tại Ninh Bình - Việt Nam - 2006

Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 07:18:25 am »

Thấy trước trên TV, có tứong Hàn Quốc viết sách tỏ ra ăn năn về thời đánhnhau tại VN ...

Các bạn HQ thì rất giỏi trong việc truyền bá văn hóa, hàng hóa kèm ... nhiều thứ linh tinh khác vào VN.

Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 09:53:02 pm »

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200936/20090901002220.aspx
 Ông ấy sẽ trở lại
 
01/09/2009 0:22
 
Bằng nguồn tin riêng của mình, ông Phạm Thành Công, Giám đốc Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ, một trong những nạn nhân còn sống sót trong vụ thảm sát từ 41 năm trước cho hay, trung úy William Calley, viên sĩ quan Mỹ duy nhất bị truy tố trong vụ thảm sát 504 người dân vô tội ở thôn Mỹ Lai năm 1968 sẽ trở lại Sơn Mỹ trong một ngày gần đây.

Sở dĩ ông Công khẳng định điều đó là vì, một cuộc phỏng vấn đầy chất “thăm dò” từ nước Mỹ cách đây mấy hôm, có hỏi ý kiến ông về ý định trở lại Sơn Mỹ của William Calley, ông bảo rằng “có xin lỗi thì hãy trở lại Sơn Mỹ mà “xin”, còn thông qua các phương tiện truyền thông để “xin” như thế, điều ấy sẽ không hợp lẽ với lương tâm của một người biết ăn năn”. Và Calley đã đồng ý trở lại Sơn Mỹ.

Đó sẽ là một cuộc trở lại muộn mằn nhưng cần thiết của một lương tri thức tỉnh. Năm ngoái, nhân kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ, một cựu binh khác của quân đội Mỹ, ông Kenneth Schiel, một trong những người trực tiếp tham gia vụ thảm sát, cũng đã “bí mật” trở lại Sơn Mỹ. Trong suốt ba giờ gặp gỡ với những nạn nhân còn sống sót trong vụ thảm sát, viên cựu binh Mỹ này chỉ có khóc và khóc. Những giọt nước mắt ăn năn ấy đã thay cho những câu hỏi và những câu trả lời của cả hai phía-kẻ sát nhân và người bị hại. Và, một cuộc “dang tay” bất ngờ từ những người đàn bà may mắn sống sót trong vụ tắm máu hướng về phía viên cựu binh đã làm cho Kenneth Schiel quá đỗi ngạc nhiên và càng ân hận hơn. Người Sơn Mỹ không chỉ biết đứng lên trên đôi chân thương tật từ vụ thảm sát để cứu lấy đời mình mà họ còn biết dang tay tha thứ. Dù vẫn biết, sau một lần tha thứ như thế, lòng căm giận cái ác của họ chưa hẳn đã vơi đi.

Kenneth Schiel đã trở lại, William Calley cũng sẽ trở lại. Họ và nhiều cựu binh Mỹ khác, có thể thoát được tòa án của nước Mỹ nhưng không thể chạy trốn khỏi tòa án lương tâm của chính mình. Trở lại Sơn Mỹ để “nói một lời xin lỗi cho nhẹ lòng” là tâm nguyện của nhiều cựu binh Mỹ. Và họ đã trở lại, đúng như tâm nguyện của mình. Nước Mỹ xa xôi nhưng cũng thật gần nếu như tất cả mọi người cùng hướng về một đích: hòa bình và thân thiện, cùng nhau tạo dựng một cuộc sống ngày càng no đủ.

William Calley sẽ trở lại! Thông điệp ấy sẽ không làm nhiều người Sơn Mỹ ngạc nhiên. Bởi suốt 34 năm sau ngày hòa bình, nhất là sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao, rất nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã trở lại. Như Thompson, như Corburn, như Mike… những cựu binh Mỹ này đã trở thành những người bạn của người dân vùng cát ấy. Sự trở lại của những cựu binh này không phải chỉ để cho “nhẹ lòng” mà chính họ đã thành nhịp cầu bắc qua những mặc cảm tội lỗi và thù hận để hai dân tộc Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn.

“Không có ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận vì những gì xảy ra ở Mỹ Lai ngày ấy. Tôi cảm thấy ân hận đối với những người dân Mỹ Lai và gia đình họ đã bị sát hại. Tôi muốn nói lời xin lỗi”. Sau 41 năm câm lặng, Calley đã lên tiếng. Từ nhiều năm nay, sau lời xin lỗi của các cựu binh Mỹ sẽ là những việc làm cụ thể của họ nhằm giúp cho những số phận bi thương. Hàng vạn trẻ em Việt Nam đang mang trên mình những vết-thương-da-cam tấy máu, đang mong mỏi một sự ân hận và những hành động cụ thể như thế, từ nước Mỹ.

Trà Sơn
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 11:44:17 am »

 Mấy chục năm câm mồm, giờ chắc sợ chết không nhắm mắt nên mới mở mồm ra xin lỗi đây mà. Mà nhắm mắt được mới lạ!
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 04:14:11 pm »

Quá khứ nên khép lại. Oán thù nên cởi chứ không nên thắt đồng chí ơi! QN quê tôi người dân hiền lành và bao dung lắm( Trừ những kẻ rắn đầu)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM