Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:22:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88273 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:01:55 pm »

Tên sách:       Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975
Tác giả:       George C. Herring
Người dịch:       Phạm Ngọc Thạch
Nhà xuất bản:    Công an Nhân dân
Năm xuất bản:    2004
Số hoá:       ptlinh, tuaans
 
Lời TựA

Những cuốn đầu trong loạt sách "Nước Mỹ trong các cuộc khủng hoảng đã xuất hiện năm 1965, năm mà Lyndon Johnson lần đầu tiên gửi lính chiến tới Việt Nam. Là người biên tập loạt sách này, lúc ấy tôi không có dự định gì về một cuốn sách về lịch sử của cuộc xung đột Việt Nam. Khi cuộc chiến trở nên dữ dội trong những năm sau đó, thật là khó để viết với sự đánh giá không bị chi phối bởi những trúc cảm sâu sắc mà cuộc xung đột đó đã gây ra tại Mỹ. Việc công bố Văn kiện Lầu Năn góc năm 1971 đã làm lộ ra nhiều điều chưa biết, lần đầu tiên các nhà sử học có thể tiếp cận những tài liệu bí mật đó, nhưng cuộc luận chiến liên tiếp về sự sáng suất của những cam kết của người Mỹ đã ngăn cản những phân tích bình tĩnh và khách quan. Khi Mỹ chấm dứt việc tham gia trực tiếp vào Việt Na n năm 1973 cùng với chiến thắng cuối cùng của Bắc Việt hai năm sau đó đưa cuộc chiến tới hồi kết, thì người Mỹ đã phản ứng lại bằng cách cố xoá đi những xung đột đáng buồn trong ký ức của họ. Tuy nhiên, cuối thập niên 1 970, các nhà sử học đã bắt đầu một sự đánh giá lại tuy có phần chậm chạp về một phần tư thế kỷ của sự dính líu của người Mỹ tại Việt Nam.

Goerge Herring đã dựa trên Văn kiện Lầu Năm góc, một tài liệu công khai mới đây trong các thư viện tổng thống, và rất nhiều bài báo, sách và hồi ký về Việt Nam để đưa ra một sự đánh giá toàn diện và Có Cân nhắc về vai trò của người Mỹ tại Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1975. ông đã miêu tả sinh động sự tham gia của người Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam như là cực điểm đầy logic của chính sách ngăn chặn - chính sách đã bắt đầu từ dưới thời Harry Trumen vào cuối thập niên 1940.

Những chính quyền kế tiếp chưa bao giờ đặt câu hỏi nghiêm túc về sự thừa nhận lợi ích quốc gia của Mỹ trong việc đòi hỏi Nam Việt Nam phải khước từ chủ nghĩa cộng sản. Hậu quả là sự can thiệp từng bước, mà không thể tránh được, vào một cuộc xung đột nội chiến. Đầu tiên Mỹ theo đuổi việc duy trì sự kiểm soát của người Pháp, rồi xây dựng và duy trì sự độc lập cho người dân Nam Việt Nam, và cuối cùng không cho Bắc Việt chiến thắng. Năm vị tổng thống đã phải vật lộn với thế khó xử của Việt Nam mà không có một ai thành công, và đối với hai người, Lyndon Johnson và Richard Nixon, những nỗ lực đã hoá thành những thảm hoạ chính trị. Như tác giả đã minh chứng xuyên suốt trong cuốn sách này, không một người nào trong đó đã xem xét những tiền đề cơ bản - tức là tầm quan trọng của Nam Việt Nam với vị trí của Mỹ trên thế giới và khả năng đứng vững của chính phủ Nam Việt Nam như một thực thể chính trị. Thất bại cuối cùng tại Việt Nam, như Herring kết luận, đã cho thấy những sai lầm cố hữu trong chính sách ngăn chặn toàn cầu.

Robert A. Divinc
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 01:36:17 pm gửi bởi ptlinh » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:02:46 pm »

Lời Nói Đầu
CHO LầN XUấT BảN THứ HAI


Cuốn sách Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam đã được xuất bản lần đầu tiên ngay sau khi cuộc xung đột Việt Nam kết thúc. Nhiều công trình nghiên cứu quan trọng đã được công bố kể từ đó và mặc dù tất cả các văn kiện chính thức của Mỹ vẫn chưa được công bố rộng rãi cho các học giả, nhưng cũng có những tài liệu mới quan trọng được phát hành. Mục đích của lần xuất bản thứ hai này là cập nhật cho cuốn sách những thông tin, những giải thích và phát triển mới tại Mỹ, Đông Nam Á, và thế giới kể từ khi chấm dứt cuộc chiến. Như trong lần xuất bản đầu tiên, trọng tâm phân tích của cuốn sách nằm ở phía Mỹ trong cuộc xung đột, nhưng tôi đã cố gắng làm sâu sắc thêm những luận điểm của mình về phim Việt Nam và đặc biệt là phía Bắc Việt vai trò của Việt Cộng, nơi có nhiều phát hiện mới đã xuất hiện trong những năm gần đây. Tôi cũng mở rộng thêm phạm vi viết về phong trào phản đối chống chiến tranh tại nước Mỹ và cố gắng giải thích với sự chính xác hơn tác động của nó tới việc chỉ đạo cuộc chiến, đây vốn là đề tài của rất nhiều tác phẩm từ năm 1 975 và cũng là một chủ đề mà rất nhiều các công trình nghiên cứu đến nay vẫn đang tiến hành. Mặc dù "chủ nghĩa xét lại" đang nổi lên trong những năm gần đây, nhưng luận điểm chính của tôi không thay đổi. Tôi tin rằng, như tôi đã viết năm 1979, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam dựa trên một chính sách sai lầm về cơ bản ngay từ những tiền đề và giả thuyết của nó. Tôi không cho rằng chiến tranh có thể "thắng lợi" ở bất kỳ một khía cạnh có ý nghĩa nào dù về giá trị vật chất hay là đạo lý mà hầu hết người dân Mỹ dường như đã chấp nhận.

Rất nhiều tổ chức và cá nhân đã trợ giúp tôi trong lần sửa chữa này, và tôi Chỉ Có thể nêu ra có hạn tại đây. Tôi biết ơn rất nhiều nhà phê bình và đồng nghiệp, những người đã đưa ra nhiều nhận xét phê bình có tính xây dựng cho lần xuất bản đầu tiên. Tôi đặc biệt cảm ơn những đồng nghiệp đã đưa ra những đề xuất chi tiết cho lần ấn bản thứ hai này, đó là Richard H.

Immerman - Đại học Hawaii tại Manoa, Gary R. Hess - Đại học Công lập Bowling Green và Stephen E. Pelze - Đại học Massachusetts-Amherst. Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới giáo sư Richard W. Leopold - Đại học Nonhwesten vì những ủng hộ và khuyến khích của ông nhiều năm qua cùng việc đọc ấn bản thứ nhất dưới con mắt của một nhà phê bình sắc sảo.

Viện Lịch sử Quân sự Mỹ và quỹ Lyndon Baines Johnson đã tài trợ cho các chuyến đi tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu của tôi có liên quan tới mối quan tâm của họ về Việt Nam.

Tại trại Carlisle-pensylvania, Richard Sommers và David Keough đã có những hỗ trợ vô giá, và tại Austin-Texas, David Humphrey đã tích cực giúp tôi tìm được những tài liệu mới được tiết lộ tại thư viện Johnson.

Tôi đã biết được nhiều hơn những gì đã dạy trong những  chuyên đề khác nhau về Việt Nam mà tôi có may mắn tham gia trong mấy năm qua. Tôi cảm ơn sự tài trợ của Trung tâm Quốc tế cho học giả Woodrow Wilson, đại học Nam California, Trung tâm Lịch sử quân sự, và đặc biệt là tiến sĩ Harry Wilmer và viện nghiên cứu nhân loại tại Salado, Texas đã mời tôi tham gia những cuộc trao đổi rất bổ ích. Tôi cũng mong muốn gửi lời cảm ơn những sinh viên của tôi, cả trước đây và hiện nay, vì những sự giúp đỡ của họ và đặc biệt vì tình bạn của họ. Những ảnh hưởng của họ hiện tại trong cuốn sách này còn nhiều hơn những gì mà chú thích và thư mục tham khảo sẽ chỉ ra.

Với Katie Vignery, David Follmer và Chrisopher J. Roger, tôi xin gửi lời cảm ơn tới họ - những người đã thúc đẩy tôi hiểu rõ nỗ lực này và một sự muộn mằn nhưng không có nghĩa là thú nhận miền cưỡng rằng việc sửa chữa được minh chứng và thực sự là cần thiết.

Một lời cảm ơn rất đặc biệt dành cho Carol Reardon, người đã đọc bản in thử và đã chuẩn bị phần danh mục với sự khẩn trương và những giúp đỡ vô giá trong việc sửa cuốn sách Lịch sử Ngoại giao đã cho phép tôi hoàn thành bản sửa chữa này để kịp thời hạn.

Goerge C. Herring Lexington, Kentucky Tháng 9-1985.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:03:19 pm »

CHƯƠNG I
MộT NGõ CụT ĐƯờNG CùNG: Mỹ, PHáP Và CUộC CHIếN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LầN THứ NHấT (1950-1954)

NGàY 2-9-1945, khi tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn lời Thomas Jefferson để mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.

Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm - được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Trong buổi lễ mừng độc lập tại Hà Nội sau đó trong ngày, máy bay Mỹ lượn chào trên bầu trời thành phố, trên kỳ đài một số sĩ quan quân đội Mỹ đứng bên cạnh tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều vị lãnh đạo khác duyệt diễu binh và một ban nhạc người Việt Nam chơi bài "Star-spangled Banner" (Ngọn cờ đầy sao).

Gần kết thúc buổi lễ, tướng Giáp đã nồng nhiệt nói về mối quan hệ đặc biệt mật thiết" Việt - Mỹ và ông lưu ý, "đây là một mối quan hệ thật thú vị"(l). Sau này người ta mới thấy
----------------------------------------
(1) R. Harris Smith. OSS: Lịch sử bí mật của Cơ quan tình báo Mỹ đầu' tiên Delta Ed, New York, 1973, tr 354.
----------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:03:41 pm »

vai trò nổi bật của người Mỹ vào lúc khai sinh ra nước Việt Nam hiện đại lại là một trong những điều cay đắng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cho dù đã nồng nhiệt thể hiện tình hữu nghị ngay từ ngày 2-9-1945, nhưng Mỹ lại ngầm ủng hộ quân đội Pháp quay trở lại Việt Nam, rồi sau đó, từ năm 1950 đến 1954. Mỹ đã chủ động hỗ trợ Pháp đàn áp cách mạng Việt Nam. Đây là giai đoạn đầu trong cuộc chiến đấu kéo dài một phần tư thế kỷ của người Mỹ nhằm kiểm soát tình hình tại Việt Nam.

Cuộc cách mạng của Việt Nam được tiến hành dưới sự lãnh đạo sáng suốt của vị lãnh tụ giàu lòng yêu nước Hồ Chí Minh. Sinh ra tại Nghệ An, cái nôi của các cuộc cách mạng Việt Nam, vị lãnh tụ kiệt xuất này thừa hưởng từ người cha - một nhà nho từ quan - lòng yêu nước kiên trung cùng tinh thần xả thân vì nghiệp lớn. Rời Việt Nam năm 1911, làm phụ bếp phục vụ trên một tàu buôn nước ngoài, sau nhiều năm bôn ba, cuối cùng Người đã dừng lại ở Pháp và năm 1919 cùng với một số người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Veseir bản yêu sách đòi độc lập cho Việt Nam nhưng bị bác bỏ. Sau đó, Người đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã hoạt động cách mạng hơn 20 năm ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Năm 1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương góp phần khơi dậy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Năm 1940, khi Hitler xâm chiếm Pháp và Nhật Bản bắt đầu nam tiến hướng xuống Việt Nam, Người đã trở lại quê hương. Với vóc người mảnh dẻ, lịch thiệp luôn toát ra tình cảm ấm áp, Người thực sự là một nhà tổ chức tài ba và đầy quyết tâm cách mạng.

Trong một hang đá bên núi Các Mác và suối Lê nin gần biên giới Trung Quốc, Người đã sáng lập tổ chức chính trị Việt Minh và đề ra chiến lược đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam. Trong lịch sử, Việt Nam có truyền thống kiên cường chiến đấu chống nhiều kẻ ngoại xâm, như Trung Quốc, Mông Cổ, và gần nhất là Pháp. Hồ Chí Minh và các cán bộ Việt Minh đã khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, đưa họ đi theo con đường cách mạng và đề ra một cương lĩnh rộng rãi, nhấn mạnh tới độc lập và những cải cách dân chủ. Rút ra bài học về tầm quan trọng của vùng nông thôn qua nhiều cuộc khởi nghĩa không thành trong những năm 30, Việt Minh đã cẩn trọng xây dựng cơ sở cách mạng vững chắc tại các tỉnh miền Bắc. Có tính tổ chức và kỷ luật tốt hơn nhiều so với những nhóm chủ nghĩa dân tộc đang tranh giành ảnh hưởng khác, rất nhiều trong số đó đã phí phạm thời gian vào việc xung đột lẫn nhau, Việt Minh đã thiết lập được hình ảnh của mình như một đại diện tiêu biểu nhất cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam (l).

Việt Minh đã tận dụng được hoàn cảnh thuận lợi duy nhất của Chiến tranh thế giới thứ 2 để phát động cuộc cách mạng. Ban đầu, Nhật cho phép nhà cầm quyền thực dân Pháp duy trì một quyền lực bù nhìn, rồi sau đó, Nhật đảo chính pháp đã khiến cho Việt Nam rơi vào ách "một cổ hai tròng". Những gánh nặng do Nhật và bọn bù nhìn Pháp
----------------------------
(1) Xem william J. Duiker. Con đường cộng sản giành quyền lực tại Việl Nam. NXB Boulder, Colorado, 1981, tr.7-89 và Douglas Pike, Lịch sử Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam, 1925-1976, NXB Standford, Califomia. 1978, tr.15-54.
-----------------------
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2008, 03:05:19 pm gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:04:15 pm »

mang lại, cùng với nạn đói lan tràn, đã làm bùng lên ngọn lửa căm phẫn của nhân dân Việt Nam. Mùa xuân 1945. Hồ Chí Minh đã phát động được phong trào quần chúng rộng rãi tại phía bắc Việt Nam, và với sự trợ giúp của Võ Nguyên Giáp, một cựu giáo sư lịch sử, đã xây dựng được một đội quân 5.000 người. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3 - 1 945, Việt Minh đã bắt đầu tiến hành đấu tranh có hệ thống. Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh tháng 8-1945, Việt Minh đã nhanh chóng chớp thời cơ, giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9, trong bộ đồ kaki bạc màu và đôi dép cao su, những thứ sau này trở thành biểu tượng của Người, Hồ Chí Minh trước đông đảo quần chúng nhân dân đang nồng nhiệt reo mừng đã đọc lời Tuyên ngôn độc lập cho đất nước Việt Nam (1).

Tuy nhiên, Việt Nam đã không giành được độc lập một cách dễ dàng, vì người Pháp đã quyết tâm trở lại kiểm soát đất nước này một lần nữa. ý thức được vị trí đang suy giảm của Pháp trên trường quốc tế, nhiều chính trị gia nước này thấy rằng Pháp "chỉ có thể là một siêu cường chừng nào quốc kỳ Pháp còn tiếp tục tung bay trên các lãnh thổ nước ngoài"(2). Đông Dương thuộc Pháp, bao gồm Campuchia, Lào và Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ của
-----------------------------------
(1) Ellen Hammer: Cuộc chiếu đấu vì Đông Dương, 1940-/955, NXB Standford, Califomia, 1966, tr.11-53, tr.94-l05, và John T. McAlister, Việt Nam: Căn nguyên của cách mạng. NXB Ancnor, New York, 1971, toàn bộ tác phẩm.
(2) Jean-jeacques Juglas trích trong Ronald E. Irving, Cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất: Chính sách của Pháp và Mỹ, 1945-/954. Lon don, 1975, tr.144.

--------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:04:34 pm »

Việt Nam, nằm trong số những vùng trù phú và có thanh thế nhất của Pháp. Do Việt Minh chưa thể xác lập một cơ sở quyền lực vững mạnh tại miền Nam Việt Nam, với sự giúp đỡ của lực lượng quân Đồng Minh Anh, lực lượng được trao trách nhiệm giải giáp quân Nhật từ phía Nam vĩ tuyến 17, người Pháp đã tái lập quyền kiểm soát đối với phần phía Nam Việt Nam.

Trong hơn một năm, Pháp và Việt Minh đã cố gắng đàm phán một hiệp định nhưng không đạt được kết quả vì mục đích của hai bên không thể hoà hợp. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp luôn nhấn mạnh tới sự đồng hoá, sự phụ thuộc hoàn toàn của Việt Nam vào Pháp, chứ không chú trọng đến độc lập hoặc địa vị tự trị, nên Pháp đã né tránh yêu cầu trước tiên về quyền tự trị và sau cùng là đòi độc lập của Việt Minh. Đối với Việt Minh, việc thống nhất đất nước lại là khát vọng hàng thế kỷ của cả dân tộc. Vì vậy các cuộc đàm phán kéo dài chẳng đi đến đâu. Vào tháng 11 -1946, một tuần dương hạm của Pháp đã nã pháo vào Hải Phòng giết hại 6.000 thường dân, sự việc này đã châm ngòi cho một cuộc chiến mà ở nhiều cung bậc khác nhau, đã kéo dài tới gần thập kỷ (1).

Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ban đầu Mỹ phản đối Pháp quay trở lại Đông Dương. Thật ra đến trước năm 1941, Mỹ hầu như không chú ý đến vùng này, nhưng rồi việc Nhật chiếm đóng nơi đây đã khiến Mỹ nhận ra đó là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu thô quan trọng đồng thời là một tiền đồn chiến lược bảo vệ các con
---------------------
(1) Hammerm. Cuộc đấu tranh vì Đông Dương, tr. 148-202.
------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:05:53 pm »

đường thuỷ quan trọng trong khu vực Nam Á. Một số quan chức Mỹ nhận thấy cách mạng Việt Nam đã phát triển và lo ngại rằng những nỗ lực của Pháp nhằm giành lại sự kiểm soát thuộc địa này có thể làm nổ ra một cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu, dẫn tới sự bất ổn định ở một khu vực có tầm quan trọng cả về kinh tế và chiến lược này.

Thậm chí ngay cả khi Pháp thành công, nước này cũng sẽ tiếp tục duy trì sự kiểm soát độc quyền khiến Mỹ không thể với tới các nguồn nguyên liệu thô và cơ sở hải quân trong khu vực. Tổng thống Franklin D. Roosevelt lúc đó dường như đã nhận ra rằng, chủ nghĩa thực dân đã tới ngày tận số và Mỹ phải liên kết với các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc tại châu Á. Hơn thế, Roosevelt hết sức không ưa Pháp cùng nhà lãnh đạo của nước này, Charles dễ Gaulle, và coi Pháp là "kẻ thực dân kém cỏi" đã "quản lý quá tồi" Đông Dương và bóc lột nhân dân ở đó (1). Roosevelt vì thế chủ trương đặt Đông Dương dưới quyền uỷ trị của quốc tế như một bước chuẩn bị tiến tới trao trả độc lập cho khu vực này.

Tuy nhiên đến năm 1945, Roosevelt đã quay ngoắt lập trường kiên quyết trước đó trong việc ủng hộ trao trả nền
---------------------------
(1) Edward R. Stettinius, Nhật ký ngày 17-3-1944. Edward R. Stettinius, Văn kiện thư viện đại học Virginia, Charlottesville, Va. Chi tiết về Roosevelt và Đông Dương, xem Walter LaFeber. "Roosevelt, Churchill và Đông Dương". 1942-1945. Tạp chí Lịch sử nước Mỹ, số 80, tháng 12-1975, tr.1277-l295: Gary R. Hess, "Franklin D. Roosevelt và Đông Dương", Tạp chí Lịch sử nước Mỹ, XLV, tháng 12- 1972, tr.353-368; và Christopher Thorne, "Đông Dương và quan hệ Anh-Mỹ, 1942-/945". Tạp chí Lịch sử Thái Bình Dương, số XLV, tháng 2-1976, tr.73-96.
----------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:06:23 pm »

độc lập cho Đông Dương. Lo ngại cho chính những thuộc địa của mình. nước Anh ra sức phản đối kế hoạch uỷ trị của Mỹ và rất nhiều cố vấn hàng đầu của Roosevelt đã đề nghị ông ta không nên thúc giục thi hành kế hoạch này nhằm tránh gây thù địch với một nước đồng minh quan trọng. Tại Hội nghị Yalta tháng 2-1945, tổng thống Roosevelt đã hạ giọng hơn trong chính sách của mình bằng cách tán thành một đề xuất theo đó các thuộc địa có thể được đặt dưới sự uỷ trị chỉ khi có sự chấp thuận của mẫu quốc". Mà Pháp lại luôn bộc lộ ra ý đồ quay trở lại thuộc địa cũ, nên kế hoạch này đã hoàn toàn loại trừ một sự uỷ trị cho Đông Dương.

Sau khi Roosevelt qua đời vào tháng 4-1945, Mỹ đã theo đuổi một chính sách còn tạo thuận lợi hơn cho Pháp.

Harry S. Truman không cùng chung mối quan tâm với người tiền nhiệm của mình về vấn đề Đông Dương cũng như về chủ nghĩa thực dân. Suy nghĩ của người Mỹ về một thế giới hậu chiến cũng trải qua một sự tái định hướng ghê gớm trong mùa xuân năm 1945. Các nhà chiến lược quân sự và dân sự đã nhận thức rằng chiến tranh thế giới thứ 2 đã khiến cho Liên Xô trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất ở châu Âu và châu Á, đồng thời việc Liên Xô chinh phục Đông Âu đã dấy lên mối lo ngại ngày một lớn rằng Joseph Stalin còn nung nấu những kế hoạch to lớn hơn, có thể mang tầm cỡ toàn cầu. Do ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố các chính phủ ổn định và thân thiện tại Tây Âu nhằm tạo dựng một "con đê" chống lại sự bành trướng của Liên Xô, chính quyền Truman đã đi đến kết luận rằng, Mỹ "chẳng có lợi lộc gì" trong việc "đấu tranh cho việc thực hiện kế hoạch uỷ trị quốc tế', cái có thể làm suy yếu "các Nhà nước châu Âu, những chính thể giúp Mỹ tạo thế cân bằng sức mạnh với Liên Xô tại châu Âu và khiến họ xa lánh Mỹ (1). pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch mới, nên Bộ Ngoại giao Mỹ nhất định muốn Mỹ phải hàn gắn những vết rạn nứt nảy sinh dưới thời Roosevrelt bằng cách hợp tác "toàn tâm" với Pháp nhằm làm giảm thiểu "sự lo sợ của Pháp rằng chúng ta đang muốn giành lãnh thổ này khỏi tay họ" (2). Chính quyền Truman nhanh chóng loại bỏ những gì còn lại trong kế hoạch uỷ trị của Roosevelt và đến mùa hè năm 1945 đã cam kết chắc chắn với Charles de Gaulle rằng Mỹ không cản trở Pháp khôi phục lại chủ quyền tại Đồng Dương.

Mỹ quan sát sự bùng nổ của cuộc chiến tại Đông Dương với tâm trạng đầy lo ngại. Cùng với các cuộc cách mạng tại Mianma, Malaysia và Indonesia, những biến động ở Việt Nam cho thấy rõ sức mạnh và sự dễ bùng phát của chủ nghĩa dân tộc tại khu vực Đông Nam Á. Việc Pháp ngoan cố theo đuổi những mục tiêu thực dân lỗi thời dường như đã loại trừ mọi giải pháp, trừ giải pháp quân sự, nhưng Vụ Viễn Đông Bộ Ngoại giao Mỹ không tin Pháp có khả năng dập tắt phong trào cách mạng bằng vũ lực và lo ngại
----------------------
(1) Văn phòng Vụ Chiến lược, Những vấn đề và mục tiêu của Chính sách Mỹ", ngày 2-4-1945, Văn kiện Harry S. Truman,Thư viện Harry S. Truman, Độc lập, Mo., hồ sơ Rose Conway, hộp 15.
(2) Hồi ký của James Dunn, ngày 23-4-1945. 851G.00/4-2345, lưu trữ văn thư Bộ Ngoại giao Mỹ. Thư viện Quốc gia, Washington, D.C, Xem George C. Herring, "Chính quyền Truman và sự khôi phục lại chủ quyền của Pháp tại Đông Dương", Tạp chí Lịch sử Ngoại giao, I (mùa xuân 1977), tr.97-117.

---------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:06:58 pm »

rằng sự thất bại của người Pháp có thể làm mất đi ảnh hưởng của phương Tây ở khu vực có tầm quan trọng cả về kinh tế và chiến lược này. Các chuyên gia về châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo chính quyền Mỹ về những mối nguy hiểm của việc câu kết với chủ nghĩa thực dân Pháp và thúc ép Mỹ phải sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc Pháp phải dàn xếp với Việt Nam.

Tuy nhiên, những m01 quan ngại của Mỹ tại châu Âu đã lấn át thái độ hoài nghi của nước này đối với chính sách của Pháp tại châu Á. Vào mùa xuân năm 1947, Mỹ đã chính thức cam kết tiến hành ngăn chặn sự "bành trướng" của Liên X0 tại Châu Âu. và trong suốt hai năm sau đó Mỹ đặc biệt chú ý tới nước Pháp, nơi mà tình trạng đình đốn về kinh tế và sự bất ổn định về chính trị đã làm nảy sinh những mối lo ngại nghiêm trọng về khả năng Cộng sản có thể chiếm quyền.

Được cảnh báo bởi các chính trị gia ôn hoà của Pháp rằng sự can thiệp bên ngoài vào các vấn đề thuộc địa có thể làm lợi cho Đảng Cộng sản Pháp, Mỹ đã để mặc cho Pháp tự giải quyết vấn đề Đông Dương theo cách thức của nước này. Bộ Ngoại giao Mỹ đã kết luận: "Lợi ích sống còn và trực tiếp" trong việc duy trì "một chính phủ thân thiện để giúp thúc đẩy các mục đích của chúng ta tại châu Âu phải được "ưu tiên hơn so với các biện pháp tích cực tiến tới việc thực hiện những mục tiêu của chúng ta tại Đông Dương"(l).

Hơn thế, đầu năm 1947 chính quyền Truman đã rút ra
-----------------------
(1) Bộ Ngoại giao, "Tuyên bố chính sách về Đông Dương", ngày 27-9- 1948, trích trong: Bộ Ngoại giao, Quan hệ ngoại giao của Mỹ, 1948 Washington D.C, 1974, VI. 48. Sau đây được dẫn như là FR với ngày và quyển nêu trên.
----------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 03:07:22 pm »

một số kết luận về phong trào cách mạng Việt Nam và điều đó sẽ có tác dụng quyết định tới chính sách của Mỹ tại Việt Nam trong vòng hai thập kỷ sau đó. Trong nhiều dịp, Hồ Chí Minh đã thể hiện thái độ thân thiện với Mỹ (1).

Các nhà ngoại giao Mỹ tại Việt Nam khẳng định không tìm thấy một bằng chứng nào cho thấy Liên Xô trực tiếp quan hệ với Việt Minh, đồng thời nhấn mạnh rằng, về mặt ý thức hệ, Hồ Chí Minh đã xây dựng hình ảnh bản thân như một "biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc và của cuộc chiến đấu vì tự do trước đại đa số nhân dân"(2). Nhưng những lý lẽ trên không thuyết phục nổi một chính quyền đang ngày càng bị ám ảnh bởi mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản tại châu Âu. Các báo cáo tình báo nhấn mạnh rằng, trong suốt sự nghiệp của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào Mátxcơva và việc chưa có mối quan hệ mật thiết với Liên Xô đơn giản chỉ bởi vì Người được uỷ thác thực hiện kế hoạch của Stalin mà không bị giám sát.

Do thiếu những bằng chứng cho điều ngược lại, nên Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng, Mỹ chỉ có thể "kết luận rằng Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo của Mátcơva". Theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ George C. Marshall, do không muốn thấy "các đế chế và chính quyền thực dân được thay thế bằng các tư tưởng và các thiết chế chính trị bắt nguồn từ điện Kremlin", nên chính quyền Mỹ đã từ chối tiến
---------------------
(1) Robert Blum, "Hồ Chí Minh và Mỹ, 1944-1946" trích trong: Quốc hội Mỹ, ủy ban Quan hệ đối ngoại, Mỹ và Việt Nam: 1944-/947, Washington, 1972, tr.13.
(2) "Chính sách và Thông cáo về Đông Dương", tháng 7-1947, Hồ sơ Philippine và Đông Nam Á, Phòng lưu trữ quốc gia, hộp 10.

------------------
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM