Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:39:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88454 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #80 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 01:27:06 pm »

Trong các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, Kennedy đã nhấn mạnh những mối nguy hiểm mà nước Mỹ đã phải đương đầu, vậy mà lúc này chính vị tân tổng thống lại chưa sẵn sàng trước những vấn đề mà ông ta được thừa hưởng. Sự đe dọa của Khrushchev về việc giải quyết vị thế của thành phố Berlin bị chia cắt theo cách của ông ta đã đẻ ra khả năng đối đầu trực tiếp giữa các siêu cường. Tháng 1-1961, Khruschchev đã có một diễn văn quan trọng thừa nhận Liên Xô có chi viện cho các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Có thể bài diễn văn này đã được soạn thảo để cho Trung Quốc và Mỹ cùng nghe, nhưng chính quyền Kennedy hiểu nó như một lời tuyên chiến thực sự. Việc Liên Xô tăng cường viện trợ cho Cuba, Congo và Lào dường như khẳng định tính chất nghiêm trọng của mối đe dọa này. Chính trạng thái tâm lý bị o bế này đã ám ảnh nhà Trắng vào đầu năm 1961, đến mức có lúc Kennedy phải chào đón các cố vấn của mình bằng một câu hỏi nghiêm trọng: "Hôm nay có sự kiện gì chống lại chúng ta không?" (1).

Trong 100 ngày đầu của chính quyền Kennedy, Việt Nam không được coi là điểm rắc rối lớn. Trong các buổi thông báo của mình, Eisenhower thậm chí còn không nhắc đến Việt Nam. Chỉ cho đến tháng 1, sau khi đọc một báo cáo bi đát của Lansdale, Kennedy mới biết về sự phát triển
------------------------------
(1) Trích trong Walt Whitman Rostow. Sự phổ quát quền lực: Một tiểu luận về lịch sử hiện đại, New York, năm 1972, tr.170.
------------------------
của phong trào đồng khởi miền Nam và nhiều vấn đề mà Diệm phải đối phó. Lansdale đã dự đoán một cuộc tấn công quy mô lớn của Việt Cộng trước khi kết thúc năm đó, nhưng ông ta lại lạc quan kết luận rằng, "một nỗ lực lớn của Mỹ" có thể vô hiệu hoá được cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát của cộng sản. Giống như hai bậc tiền nhiệm là Truman và Eisenhower, Kennedy cũng tin rằng, Việt Nam có tầm quan trọng sống còn đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ, và rồi ông ta đã phê chuẩn thêm 42 triệu USD viện trợ để phát triển quân đội Nam Việt Nam (1).

Vào cuối tháng tư, các trợ lý của Kennedy một lần nữa lại theo dõi sát sao Việt Nam. Theo lời khuyên của đại sứ Durbrow, tổng thống Kennedy đã ra điều kiện là khoản viện trợ trong tháng 1 là để đổi lấy việc Diệm thực hiện những cải cách quân sự và chính trị. Nhưng Diệm ngần ngại và ba tháng sau chương trình viện trợ vẫn dậm chân tại chỗ và rồi cuộc chiến tranh chống Việt Cộng suy giảm dần.

Vào thời điểm này, những thất bại to lớn về chính sách ngoại giao tại Cuba và Lào dường như đã làm tăng tầm quan trọng của Việt Nam. Các hoạt động lén lút chống Fidel Castro kết thúc thảm bại tại Vịnh Con Lợn khiến Kennedy vô cùng choáng váng và chính quyền của ông ta cực kỳ lúng túng. Sau vụ Vịnh Con Lợn, Kennedy không
---------------------------
(1) McGeorge Bundy gửi Rostow, ngày 30-1-1961, Văn kiện Kennedy, Hồ sơ An ninh quốc gia, Hộp 192. Những phân tích chi tiết về chính sách của Kennedy trong năm đầu nhậm chức, xem Stephen Pelz, "Quyết định về cuộc chiến Việt Nam của John F. Kennedy", Tạp chí Nghiên cứu chiến lược, số 4, tháng 12-1981, tr.356-385.
----------------------
còn tin tưởng vào hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và Cục Tình báo Trung ương, do đó đã bác bỏ nhiều đề nghị đưa quân vào Lào để ngăn chặn thất bại sắp xảy đến đối với chính phủ do Mỹ bảo trợ. Giới quân sự cảnh báo rằng, việc bảo vệ quân Mỹ được gửi đến Lào chiến đấu chống lại những hoạt động của Trung Quốc và Bắc Việt Nam sẽ đòi hỏi những biện pháp cực đoan, thậm chí đòi hỏi sử dụng đến vũ khí hạt nhân. Đất nước này nằm sâu trong đất liền, nếu xét về khía cạnh hậu cần thì việc can thiệp vào Lào quả là một lựa chọn tồi. Nhiều cố vấn của Kennedy cũng như đại sứ John Kenneth Galbraith cho rằng, là một "đồng minh quân sự, toàn bộ nước Lào rõ ràng là thua kém một tiểu đoàn những người từ chối nhập ngũ từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2" (1). Hơn nữa, chính Tổng thống Kennedy nhiều lần chỉ rõ sẽ khó giải thích cho công chúng Mỹ lý do tại sao đưa quân sang nước Lào xa xôi mà lại không đưa quân sang Cuba ở ngay cạnh sườn. Cuối tháng 4, tổng thống Kennedy kết luận rằng, một giải pháp qua thương lượng là giải pháp phù hợp nhất mà ông ta có thể có ở Lào, và Mỹ đồng ý tham gia một hội nghị hoà bình tại Geneva.

Trước hết, quyết định thương lượng ở Lào đã khiến chính quyền Mỹ phải xem xét cẩn thận chính sách của họ ở Việt Nam. Cùng với việc từ chối đưa quân đến Vịnh Con Lợn, việc không muốn can thiệp quân sự vào Lào dường như làm tăng tầm quan trọng của việc giữ lập trường kiên
-------------
(1) Galbraith gửi Kennedy, ngày 10-5-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 20.
------------------
quyết ở những nơi khác. Chính quyền trước đó đã thu hút sự chú ý của toàn quốc vì họ tỏ ra hăng hái hành động, nhưng trong những tháng đầu họ chẳng mấy thành công.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #81 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:35:22 am »

McGeorge Bundy thú nhận là "vào lúc này, chúng tôi giống như những lữ khách xứ Harlem, đi lên trước, vòng ra sau, sang hai bên rồi đi từ dưới lên. Nhưng chẳng có ai thu lượm được gì hết" (1). Kennedy thông báo cho nhà báo Arthur Krock người làm việc cho tờ Thời báo New York rằng, ông ta phải bảo đảm "Khruschev không được hiểu lầm sự việc ở Cuba, Lào... để nói lên rằng Mỹ có thể nhân nhượng trong các vấn đề như Berlin" (2). Hơn nữa, do chưa biết chắc về kết quả của các cuộc đàm phán ở Lào và dường như cấp thiết phải chuẩn bị cho một vị trí dự phòng ở Đông Nam á, nên đa số các quan chức chính quyền Mỹ nhất trí rằng trái với Lào, Việt Nam sẽ là nơi thích hợp nhất để Mỹ đứng chân.

Mùa xuân năm 1961, mặc dù ngày càng lo ngại về Việt Nam, nhưng chính quyền Mỹ đã không thực hiện những thay đổi lớn về chính sách hoặc mở rộng hẳn những cam kết của mình. Tổng thống Kennedy cho phép tăng thêm 100 cố vấn cho phái bộ MAAG và điều sang Việt Nam 400 tính thuộc lực lượng đặc biệt để huấn luyện chống nổi dậy. Từ các cuộc đàm phán ở Lào, Kennedy tin rằng phải đối xử với Diệm đặc biệt cẩn thận, do vậy ông ta đã triệu hồi đại sứ Durbrow- người đi đầu trong chủ trương thực
---------------------
(1) Fairle, Lời hứa của Kellnedy, tr.180.
(2) Hồi ký của Krock về cuộc đàm luận với Kennedy, ngày 5-5-1961, Văn kiện Arthur Krock, Thư viện nguyên cảo Seeley G. Mudd, Princelon, N.J., hộp 59.

----------------------
hiện chiến thuật mặc cả cứng rắn và cử đích thân phó tổng thống Lyndon B. Johnson sang Sài Gòn nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ chính quyền Diệm. Để hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của mình mà không gây ra dư luận phản đối ở trong nước và quốc tế, chính quyền Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh bí mật ở Đông Dương. Mỹ đã cử các toán biệt kích lén lút vượt vĩ luyến 17 để đánh vào các đường tiếp tế, phá hoại các mục tiêu quân sự, dân sự và chống phá chế độ miền Bắc. Đồng thời, CIA cũng bắt đầu "cuộc chiến tranh bí mật" tại Lào, vũ trang cho khoảng 9.000 người Mèo hoạt động phá hoại đường mòn Hồ Chí Minh với một chiến dịch bán quân sự lớn nhất.

Tuy nhiên sự đánh giá lại tình hình mùa xuân năm 1961 quan trọng ở các vấn đề nêu ra hơn là các giải pháp đề xuất. Theo lời cố vấn nhà Trắng Walt W. Rostow thì những quyết sách của chính quyền phản ánh một chính sách có tính toán "nhằm kéo dài thời gian bằng cách đưa thêm có mức độ các nguồn lực của Mỹ vào" (1). Nhưng nhiều quan chức sợ rằng làm như vậy chưa đủ và một tổ đặc nhiệm do Kennedy chỉ định nhằm xem xét lại những lựa chọn của Mỹ ở Việt Nam đã bắt đầu đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn nếu các cuộc đàm phán ở Lào đổ vỡ hoặc nếu quân cộng sản tấn công lớn ở miền Nam Việt Nam. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1954, tổ đặc nhiệm này công khai nêu khả năng đưa lính chiến của Mỹ vào Việt Nam và bàn đến các hoạt động không quân và hải quân chống Bắc Việt Nam.
----------------------------
Rostow, Sự phổ quát quyền lực, tr.27
---------------------------------
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:41:43 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:36:16 am »

Trong khi chính quyền Mỹ đang nghiên cứu nhiều sự lựa chọn khác nhau thì áp lực đòi Mỹ mở rộng sự dính líu vào Việt Nam đã tăng lên. Sau một chuyến thăm Viễn Đông chớp nhoáng với một chặng dừng chân quan trọng ở Sài Gòn, phó tổng thống Mỹ Johnson báo cáo là quyết định thương lượng ở Lào đã làm cho Diệm suy giảm lòng tin vào Mỹ, do đó nếu muốn ngăn chặn sự sa sút về tinh thần của Diệm thì đối với Mỹ, "lời nói phải đi đôi với việc làm" (1). Sau chuyến đi của Johnson, Diệm đã yêu cầu tăng cường viện trợ. Ông ta tỏ ra không quan tâm đến việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam khi phó tổng thống Johnson tế nhị nhắc tới vấn đề này. Vốn có tính độc lập mạnh mẽ và hiểu rõ tình trạng chống đối đang gia tăng đối với chế độ của mình, Diệm sợ rằng nếu đưa một số lượng lớn quân Mỹ vào Việt Nam thì điều đó chẳng những tạo cho Việt Cộng cơ hội tốt để kêu gọi tập hợp lực lượng mà còn làm cho phe đối lập phi cộng sản có được lợi thế đáng kể. Tuy vậy, ngay sau khi Johnson rời Sài Gòn, Diệm đã báo nguy cho Kennedy rằng, tình hình Việt Nam đã trở nên "nghiêm trọng hơn nhiều" và đề nghị Mỹ tăng cường viện trợ cũng như đưa thêm cố vấn vào đủ để tăng quy mô của quân đội Nam Việt Nam khoảng 100.000 người (2).

Vvào mùa hè năm 1961, cuộc chiến tranh lạnh đã đi vào
-----------------------
(1) Johnson gửi Kennedy, ngày 23-5-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 30.
(2) Quốc hội Mỹ, Thượng viện, tiểu ban công trình công cộng, Văn kiện Lầu Năm góc, (Bản gửi cho các Thượng nghị sĩ) (4 quyển): Boston, năm 1971, quyển II, năm 60. Sau đây được dẫn là Văn kiện Lầu Năm góc (Glavel).

----------------------------
chiều sâu, và một số cố vấn của Kennedy bắt đầu yêu cầu thực hiện một sự cố gắng toàn lực ở Việt Nam. Trong cuộc họp thượng đỉnh gay gắt ở Vienna vào tháng 6, Khruschev một lần nữa khẳng định cam kết của Liên Xô với các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, điều này đã làm cho chính quyền Mỹ thêm lo ngại. Rostow vốn từ lâu đã chủ trương sử dụng "những phương tiện chống du kích" ở Việt Nam như máy bay trực thăng và lực lượng quân mũ nồi xanh mới thành lập. ông ta khuyên Kennedy: "Dù sao thì cũng là sai lầm khi phát triển những khả năng này mà không dùng chúng vào một chiến trường quan trọng. Theo phương ngôn từ thời Knute Rockne thì chúng ta không để dành cho chúng cuộc đi vũ hội". Nhà kinh tế học và cựu giáo sư học viện MIT này đã so sánh mùa hè năm 1961 với năm 1942 khi quân Đồng minh bị thất bại khắp nơi trên thế giới, và ông ta cảnh báo Kennedy rằng, "để xoay ngược tình thế", Mỹ phải "thắng" ở Việt Nam. ông ta cho rằng, nếu giữ được Việt Nam, thì có thể cứu được Thái Lan, Lào, Campuchia và khẳng định "chúng ta có thể đối phó với chiến thuật chiến tranh du kích của cộng sản" (1).

Quá bận tâm với các vấn đề cấp bách như Berlin, Kennedy đã né tránh những cố vấn có thái độ hiếu chiến và chỉ cho phép tăng cường những khoản viện trợ khiêm tốn. Chỉ khi tình hình xấu hẳn đi vào mùa thu năm 1961, ông ta mới buộc phải hành động. Số quân thâm nhập vào
----------------------
(1) Rostow gửi Kennedy, ngày 29-3-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 192, và ngày 17-6-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 65.
--------------------
Nam Việt Nam đã tăng gấp đôi lên tới con số 4.000 người.

Việt Cộng đẩy mạnh hoạt động vào tháng 9 và chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm được một tỉnh lỵ chỉ cách Sài Gòn khoảng 90 km. Các chuyên gia phân tích tình báo cho biết số quân chính quy Việt Cộng đã tăng lên rất nhiều.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:43:03 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #83 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:37:11 am »

Nhà báo Theodore H.White lưu ý về "một sự suy sụp chính trị ở mức độ đáng kể" tại Nam Việt Nam (1). Và vào tháng 9, Diệm khẩn thiết đề nghị tăng cường viện trợ kinh tế.

Đến đầu tháng 10, cả hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và hội đồng An ninh quốc gia đều xem xét lại việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam trên quy mô lớn.

Kennedy lúc này vẫn thận trọng. ông ta bộc lộ với Krock về tâm trạng không muốn đưa quân Mỹ vào lục địa châu á. Kennedy không tin là Mỹ cần can thiệp vào "những rối loạn nội bộ do du kích gây ra" và còn nói thêm rằng "khó chứng minh tình hình Việt Nam phổ biến là như vậy" (2). Lo ngại trước tình hình quân sự và chính trị ngày càng xấu đi ở Nam Việt Nam, và lo ngại trước việc phải mở rộng cam kết của Mỹ, Kennedy phái Rostow và cố vấn quân sự riêng của mình là tướng Maxwell D.Taylor sang Việt Nam để đánh giá tình hình tại chỗ và cân nhắc xem có cần đưa quân Mỹ vào cuộc hay không.

Taylor và Rostow công nhận tính xác thực của những bản báo cáo bi quan từ Sài Gòn gửi về vào tháng trước.
------------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), II, 70.
(2) Hồi ký của Krock về cuộc đàm luận với Kennedy, ngày 11-10-1961, Văn kiện Krock, hộp 20.

-----------------------
Quân đội Việt Nam Cộng hoà đang chịu nhiều thất bại do cái mà như Taylor gọi là "quan điểm phòng ngự". Chính quyền Diệm thì rệu rã, bất lực và ngày càng mất lòng dân.

Xuất phát từ những sự kiện xảy ra ở Lào, sự đẩy mạnh hoạt động của Việt Cộng cùng với nạn lụt đang tàn phá đồng bằng sông Cửu Long, hai người này nhận xét, vấn đề cơ bản hiện nay chính là "cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc và sự suy sụp nghiêm trọng về tinh thần lan tràn trên khắp Nam Việt Nam". Sau này Taylor hồi tưởng: "Không ai cảm thấy tình hình là vô vọng, nhưng mọi người đều cho rằng tình hình thật nghiêm trọng và yêu cầu có những biện pháp khẩn cấp" (1).

Taylor và Rostow khuyến nghị tăng mạnh viện trợ của Mỹ nhằm chặn đứng tình hình đang xấu đi ở Nam Việt Nam. Họ nhấn mạnh: Người Việt phải tự giành chiến thắng; Mỹ không thể làm hộ họ điều đó. Nhưng họ cũng kết luận rằng, nếu Mỹ cung cấp trang bị và các cố vấn lành nghề để cộng tác chặt chẽ với các cấp chính quyền Diệm thì có thể làm cho "bộ máy dân sự và quân sự Việt Nam Cộng hoà hoạt động tốt hơn, tích cực hơn và tự tin hơn nhiềư" (2). các Cố vấn được huấn luyện tốt, bố trí ở các vị trí chiến lược trong toàn bộ máy của chính quyền Nam Việt Nam có thể giúp phát hiện và khắc phục những vấn đề lớn về chính trị, kinh tế và quân sự. Huấn luyện tốt hơn cho lực lượng phòng vệ dân sự và các đoàn tự vệ thôn xã sẽ tạo cho
------------------------------
(1) Maxwell D. Taylor, Thanh gươm và lưỡi cày, New York, năm 1972, tr. 241.
(2) Rostow, Sự phổ quát của quyền lực, tr.275.

-----------------------
quân chính quy rảnh tay đối phó với các cuộc tấn công, và các trang bị như trực thăng sẽ tạo cho quân đội Việt Nam Cộng hoà sức cơ động cần thiết để tác chiến hiệu quả.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:43:41 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #84 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:38:42 am »

Điều gây tranh cãi nhiều nhất trong đề nghị của Taylor và Rostow là điều động "lực lượng đặc nhiệm hậu cần" 8.000 quân, trong đó có công binh, quân y và cả bộ binh để hỗ trợ. Mục tiêu bề ngoài của lực lượng này là giúp khắc phục thiệt hại do lụt lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng thật ra Taylor còn có những động cơ khác quan trọng hơn. Trong khi Diệm tiếp tục phản đối việc việc đưa quân Mỹ vào thì nhiều quan chức chính quyền và nhiều người Mỹ ở Sài Gòn cho rằng rất cần có quân đội Mỹ. Chính Taylor cũng cảm thấy "vô cùng cần thiết phải làm gì đó để lấy lại tinh thần cho Nam Việt Nam và củng cố lòng tin ở Mỹ". Taylor khuyên Kennedy rằng, lực lượng đặc nhiệm sẽ có tác dụng như một "biểu tượng hiển nhiên chứng tỏ Mỹ có ý định nghiêm túc và sẽ là một lực lượng quân sự dự bị vô giá nếu tình hình Nam Việt Nam đột nhiên xấu đi" (1). Theo Taylor và Rostow thì mục đích nhân đạo là lý do thuận lợi để đưa lực lượng này vào Việt Nam và khi công việc hoàn thành Mỹ có thể rút về một cách dễ dàng; đồng thời họ còn nhấn mạnh rằng, đề nghị của họ chỉ là những biện pháp tối thiểu và nếu chúng chưa đủ để cứu Nam Việt Nam thì Mỹ có thể phải thực hiện những bước đi mạnh mẽ hơn như đưa quân vào hoặc phát động các đợt hành quân tấn công chống lại Bắc Việt Nam.

Trong lúc báo cáo của Taylor và Rostow lưu hành tại
-----------------------------
(1) Taylor, Thanh gươm và Lưỡi cày, tr.239.
------------------------
washington thì thứ trưởng ngoại giao Mỹ Chester Bowles và nhà ngoại giao kỳ cựu W. Averell Harriman, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ về vấn đề Lào, lại đưa ra một đường hướng rất khác. Harriman tỏ ra rất nghi ngờ khả năng tồn tại của "chế độ đàn áp, độc tài và mất lòng dân" của Diệm trong bất kỳ tình hình nào, và khuyến cáo Mỹ không nên "liều lĩnh đặt cược uy tín của mình ở Việt Nam". Bowles nghiêm khắc phê phán rằng, Mỹ được "dẫn dắt quá nhanh vào một ngõ cụt". Hai nhân vật này đề nghị Kennedy hoãn thực hiện cam kết lớn với Diệm, và đề xuất: Nếu các cuộc thương lượng ở Lào tiến triển tốt đẹp thì lúc đó Mỹ có thể mở rộng nội dung hội nghị để đưa vấn đề Việt Nam vào và tìm một giải pháp chung trên cơ sở hiệp định Geneva 1954 (1). Báo cáo của Taylor, đề nghị của Bowles và Harriman lần đầu tiên đặt ra sự lựa chọn dứt khoát ở Việt Nam.

Kennedy thẳng thừng bác bỏ một giải pháp qua thương lượng. Chính quyền Mỹ đã hứa đẩy mạnh chiến tranh lạnh, nhưng trong những tháng đầu tiên, họ đã phải chịu nhiều thất bại rõ rệt ở Cuba, Lào và vào tháng 8, Liên Xô đã xây dựng một bức tường bê tông cốt thép ngăn Đông và Tây Berlin mà không hề báo trước. Trong suốt năm đó, phái Cộng hoà và các đảng viên Đảng Dân chủ cánh hữu đã buộc tội chính quyền Kennedy là yếu kém, và Kennedy hình như sợ một quyết định thương lượng ở Việt Nam sẽ
----------------------------
(1) Harriman gửi Kennedy, ngày 11-11-1961, Văn kiện Kennedy, Hồ sơ An ninh Quốc gia, Hộp 195; Chester Bowles, Những hứa hẹn sẽ giữ (New York, 1971), tr.409; Pelz, "Quyết định của Kennedy", tr.378.
----------------------
làm bùng lên những trận đả kích chính trị nội bộ nhắm vào ông ta giống như những trận đả kích đầy hiềm thù và tác hại đã xảy ra sau khi Trung Hoa Dân quốc sụp đổ năm 1949.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:44:41 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #85 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:39:27 am »

Tuy vậy, tổng thống Kennedy cũng quan tâm đến ảnh hưởng của vấn đề này trên trường quốc tế. Các chiến lược gia của chính quyền Mỹ thấy, trong một thế giới đối đầu đầy nguy hiểm này rất cần xây dựng lòng tin vào những cam kết của Mỹ. Nếu nước Mỹ tỏ ra yếu kém thì đồng minh sẽ mất lòng tin và kẻ thù của Mỹ sẽ được khích lệ để đẩy mạnh tấn công và nếu như quá trình đó không bị chặn lại thì đến lúc nào đó có thể đặt Mỹ vào một sự lựa chọn nguy hiểm: hoặc để hoàn toàn mất chỗ đứng trên trường quốc tế, hoặc thực hiện chiến tranh hạt nhân. Vào cuối năm 1961, Kennedy và nhiều cố vấn của ông ta tin rằng họ phải chứng minh cho Khruschev thấy sự kiên quyết của họ. Trong cuộc "khủng hoảng Berlin", tổng thống Kennedy đã phải thốt lên: "Thằng cha chết tiệt ấy không thèm để ý đến nhưng gì hắn nói. Phải cho hắn thấy các ngài hành động ra sao" (1).

Ngày 14-11, Kennedy nói với các trợ lý, "vấn đề cơ bản không phải là Diệm có là một nhà lãnh đạo giỏi hay không mà là Mỹ có thể chấp nhận mà không trừng phạt hành động "xâm lược" của cộng sản ở Nam Việt Nam hay không".

Những hành động lúc này của Mỹ thực hiện sẽ "được cả hai phía của bức màn sắt xem xét... như một biểu hiện của ý đồ và quyết tâm của chính quyền Mỹ" và nếu chính quyền quyết định thương lượng thì "trong thực tế họ có thể bị xem
-----------------------
(1) Trích trong Paterson, "Nảy sinh gánh nặng", tr.206.
----------------------------------------
là yếu thế hơn ở Lào". Tuy thừa nhận những mối nguy hiểm của một cam kết mở rộng ở Việt Nam, Kennedy vẫn kết luận rằng, ở nơi nào Mỹ đã thể hiện "sức mạnh và quyết tâm" thì họ đều thành công mà ít tốn kém" (1).

Nhưng tổng thống Mỹ lại từ chối chủ trương của Taylor.

Các cố vấn của Kennedy sợ rằng việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam có thể đe dọa các cuộc đàm phán ở Lào và dẫn đến leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ chất vấn liệu lực lượng mà Taylor đề nghị có đủ mạnh hay không, hoặc liệu nó có thể lấy lại tinh thần cho chính quyền Nam Việt Nam hay không, vì mục đích đã tuyên bố của nó là cứu trợ nạn lụt. Lực lượng này có thể bị tấn công và lúc đó Mỹ sẽ vấp phải một sự lựa chọn còn khó khăn hơn: Hoặc đưa quân vào để hỗ trợ cho nó, hoặc rút toàn bộ về nước. Một thành viên của hội đồng An ninh quốc gia đã khuyến cáo: "Nếu chúng ta đưa 6 đến 8 ngàn quân vào rồi rút ra khi khó khăn, thì chúng ta sẽ không còn chỗ đứng ở Việt Nam và có thể ở toàn cõi Đông Nam á" (2).

Kennedy thì nghi ngờ khả năng của lực lượng đó và sợ rằng rồi sẽ có những yêu cầu xin thêm quân. ông ta nói với Arthur Schelesinger rằng: "Đoàn quân sẽ tiến vào; nhạc sẽ được tấu lên; đám đông sẽ hoan hô và trong 4 ngày mọi người sẽ quên sạch. Giống như ta uống rượu, khi men rượu tan thì ta lại phải uống thêm một ly nữa" (3).
-----------------------
(1) Hồi ký của Kennedy, ngày 14-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 128.
(2) Robert Johnson gửi Bundy, ngày 31-10-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 194.
(3) Trích trong Arthur M. Schelesinger, Jr., Một ngàn ngày, (Boston, l965), tr.547.

---------------------
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:45:08 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #86 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:40:11 am »

Đứng trước một sự lựa chọn khó khăn, hoặc đàm phán hoặc đưa quân chiến đấu vào, Kennedy đã chọn biện pháp nửa vời. ông ta phê duyệt những khuyến nghị của Talor về tăng hẳn khối lượng viện trợ và số cố vấn Mỹ với hy vọng rằng việc làm này sẽ đủ để ngăn chặn sự suy sụp chính trị và quân sự ở Nam Việt Nam. Khi thực hiện những biện pháp này, chính quyền Mỹ biết rất rõ rằng họ đã vi phạm hiệp định Geneva năm 1954. Ngày 15-12, họ cho ra cuốn Sách trắng nêu chi tiết những hành động vi phạm hiệp định của Bắc Việt Nam và cho rằng việc Hà Nội tiếp tục tấn công Nam Việt Nam đã dẫn đến những phản ứng của Mỹ (1).

Trong khi thực hiện cái mà Taylor gọi là "sự hợp tác có mức độ" với Nam Việt Nam, lúc đầu chính quyền Kennedy theo đuổi một đường lối cứng rắn. Các quan chức Mỹ từ lâu nhất trí rằng, chính phủ bất lực và chỉ biết đàn áp của Diệm là trở ngại lớn cho việc đánh bại lực lượng cách mạng. Như lời của bộ trưởng Dean Rusk, do không muốn đặt cược quân lực, tiền của và uy tín của Mỹ vào "một con ngựa thua", chính quyền Mỹ đã chỉ thị cho sứ quán ở Sài Gòn thông báo cho Diệm biết là việc chuẩn y chương trình viện trợ mới sẽ phụ thuộc vào những lời hứa cụ thể của chính quyền Nam Việt Nam như tổ chức lại và cải tổ bộ máy chính phủ, cho phép Mỹ tham gia quá trình hoạch định chính sách (2).
-----------------------
(1) Bộ Ngoại giao (Mỹ), Mối đe dọa với hoà bình: Những hỗ lực của Bắc Việt Nam tấn công Nam Việt Nam, Washington, D.C., năm 1961.
(2) Rust gửi Bộ Ngoại giao, ngày 1-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 194: Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.120.

------------------------
Tuy nhiên, yêu sách của Mỹ lập tức gây ra một cuộc tranh cãi ở Sài Gòn và chính quyền Mỹ phải nhanh chóng rút lui ý kiến. Diệm tức giận phản đối tính chất hạn chế trong những cam kết của Mỹ, đả kích dữ dội những đề nghị về mối quan hệ mới, rồi thông báo cho đại sứ Frederick Nolting rằng, Nam Việt Nam "không muốn trở thành một nước bị bảo hộ" (1). Lúc đầu chính quyền Mỹ phản ứng quyết liệt, ngừng các chuyến tàu chở trang bị quân sự và ngầm tìm kiếm một nhân vật có thể thay Diệm.

Nhưng Nolting chất vấn chính sách mới này với lời khuyên rằng "cách xử sự bình tĩnh và không nóng vội là cơ hội thành công lớn nhất" (2). Song Bộ Ngoại giao Mỹ không thể tìm được một chính trị gia Nam Việt Nam nào có thể thay thế Diệm. Theo như Kennedy, do bị thuyết phục rằng "Diệm vẫn là Diệm và đó là người khá nhất mà chúng ta có" nên chính quyền Mỹ đã lùi bước (3). Hai bên xác định lại mối quan hệ mới, nêu rõ rằng không bên nào được hành động mà không tham khảo bên kia. Hai chính phủ thỏa thuận về việc công bố nguyên tắc khẳng định những điểm này, do đó cuộc khủng hoảng đã qua đi.

Như vậy, quyết định của Kennedy năm 1961 đã đánh dấu một bước ngoặt nữa trong quá trình dính líu của Mỹ vào Việt Nam. Bác bỏ cả hai cực thương lượng hoặc điều
-------------------
(1) Nolting gửi Bộ Ngoại giao, ngày 18-11-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 165.
(2) Nolting gửi Bộ Ngoại giao, ngày 29-ll-1961, Văn kiện Kennedy, hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 195.
(3) Trích trong Benjamin Bradell, Đàm luận với Kelmedy (New York, 1976), tr.59.

---------------
quân, Kennedy chọn một sự cam kết có mức độ về viện trợ và cố vấn. Song, ngay từ đầu ông ta đã nhận biết rằng làm như vậy có thể còn chưa đủ để cứu Nam Việt Nam và nhiều sự kiện cho thấy một khi đã có cam kết thì không dễ gì giữ nó ở mức độ hạn chế. Hơn nữa, qua việc nhượng bộ Diệm, chính quyền Mỹ đã làm tổn thương nghiêm trọng đến chính những tiêu chuẩn họ đề ra cho một chương trình chống nổi dậy thành công. Nếu vào thời điểm đó Mỹ giữ thái độ kiên quyết thì có thể cũng không ép được Diệm thay đổi phương thức của mình, nhưng ít nhất cũng gây được áp lực trước khi Mỹ can thiệp sâu hơn vào Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:46:05 am gửi bởi tuaans » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #87 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:49:41 am »

Nhưng qua việc nhượng bộ Diệm, Mỹ đã khích lệ tính ngang ngược của ông ta và mở đường tới những va chạm sẽ làm cho ngôn từ "hợp tác" trở thành trò hề và sẽ gây hậu quả bi đát cho tất cả các bên hữu quan (1).

Dù sao, bất đồng cũng được giải quyết và vào đầu năm 1962, Mỹ và Nam Việt Nam thực hiện "Kế hoạch hai gọng kìm" để kiềm chế sự nổi dậy của Việt Cộng. Với sự hỗ trợ của một số lượng trang bị và cố vấn Mỹ lớn hơn nhiều, quân đội Nam Việt Nam đã tiến hành tấn công Việt Cộng.

Đồng thời chính quyền Diệm cũng thực hiện cái gọi là "chương trình ấp chiến lược" do chuyên gia chống nổi dậy người Anh Robert Thompson phát triển lên từ những kinh nghiệm ở Malaysia và Philippines nhằm cô lập quân Việt cộng với người dân Nam Việt Nam - nguồn hỗ trợ chính
---------------------------
(1) Kennedy tìm cách củng cố đường hướng nửa vời ở Nam Việt Nam và ở các khu vực khác qua một sự kiện gọi là "Cuộc thanh trừng vào lễ tạ ơn", trong đó Bowles "bồ câu" bị cách chức thứ trưởng ngoại giao và Rostow "diều hâu" được điều về Bộ Ngoại giao.
--------------------------
của họ. Theo kế hoạch của Thompson, nông dân từ nhiều làng phân tán sẽ được đưa vào các ấp có hào và rào tre bao quanh, có lực lượng quân sự canh giữ. Những ấp này được xem không chỉ như phương tiện chống Việt cộng, mà còn là công cụ của một cuộc cách mạng kinh tế-xã hội ràng buộc người nông dân với chính quyền. Việc nối lại những cuộc bầu cử ở làng xã, đề ra chương trình cải cách điền địa, xây dựng trường học và trạm xá sẽ thuyết phục dân chúng rằng cuộc sống dưới sự cai trị của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đem lại nhiều thứ hơn là sống với Việt cộng. Theo như một cố vấn của Kennedy, ông Roger Hilsman, thì mục tiêu cuối cùng là biến Việt cộng thành "những băng đảng đói rách ngoài vòng pháp luật, phải dồn sức để duy trì cuộc sống" và buộc họ phải ra khỏi nơi ẩn náu, phải chiến đấu theo một cách thức của quân đội Việt Nam Cộng hoà áp đặt (1).

Để hỗ trợ "Chương trình chống nổi dậy", Mỹ đã mở rộng vai trò của họ ở Việt Nam với cái gọi là "Kế hoạch tăng cường sức mạnh". Phái đoàn MAAG được thay bằng Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam (gọi tắt là MACV) lớn hơn và đã được tổ chức lại, có trụ sở ở Sài Gòn do tướng Paul Harkin đứng đầu. Chỉ trong vòng hai năm 1961 đến 1962, viện trợ quân sự Mỹ đã tăng hơn gấp đôi và có cả những trang bị quan trọng như xe thiết giáp và hơn 300 máy bay quân sự. Kennedy cho phép dùng hoá chất làm trụi lá cây nhằm triệt phá nơi trú quân của Việt cộng,
---------------------------
(1) Roger Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, New York, năm 1967, tr.432.
---------------------
chiếm giữ những con đường lớn, cho phép sử dụng hạn chế chất diệt cỏ để phá huỷ các nguồn tiếp tế lương thực của Việt cộng.  Tính đến tháng 12-1961, số lượng "cố vấn" Mỹ ở Nam Việt Nam là 3.205, và đến cuối năm 1962, con số này đã tăng lên hơn 9.000. Các cố vấn Mỹ là những người chuyên nghiệp được đào tạo công phu, nhiều người trọng số này là cựu chiến binh trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến  tranh Triều Tiên, có thể coi đó là mẫu mực cho "tinh thần cam kết" toàn cầu và "tinh thần có thể làm được tất thảy" của kỷ nguyên Kennedy. Họ ăn mặc xuềnh xoàng với mũ kê-pi sáng màu, vai đeo bao súng và băng đạn, điều đó nói lên nhiệm vụ khác thường của họ. Họ phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và bệnh tật; họ không chỉ chống Việt cộng, mà còn chuẩn bị đối phó với các cuộc chiến tranh trong tương lai. Một phi công trực thăng nói với nhà báo Mỹ: "Rèn luyện như một người Việt Nam là điều kiện quan trọng với chúng tôi" (1). Các cố vấn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và luôn mở rộng đặc vụ. Các lực lượng đặc biệt tiến hành Chương trình Công dân vụ cùng với người Thượng Tây Nguyên. Phi công trực thăng không quân và hải quân thả các phân đội lính Việt Nam Cộng hoà vào các bãi chiến trường sâu trong đầm lầy rồi lại nhặt tử sĩ và thương binh về khi kết thúc trận đánh. Người Mỹ cùng bay với các học viên Việt Nam trong các phi vụ ném bom oanh tạc và khi quân đội Việt Nam Cộng hoà thiếu
------------------------------
(1) Richard Tregaskis, Nhật ký Việt Nam, New York, năm 1963, tr.149.
-----------------------
phi công, những phi công Mỹ này đã tự lái máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ. Sĩ quan và binh sĩ Mỹ thực hiện các chương trình huấn luyện mở rộng cho quân đội Việt Nam Cộng hoà và lực lượng phòng vệ dân sự, còn các cố vấn được bố trí xuống tận cấp tiểu đoàn cùng tham gia với các quân đội Việt Nam Cộng hoà trong các nhiệm vụ tác chiến.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #88 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:50:28 am »

Việc Mỹ ồ ạt đưa cố vấn và vũ khí vào đã tức khắc vực dậy tinh thần cho chính quyền Nam Việt Nam. Máy bay trực thăng tỏ ra là một thứ vũ khí lợi hại và dường như chúng đã xoay chuyển được cục diện trận chiến: Sau này Hilsman kể lại, chúng tạo cho quân đội Việt Nam Cộng hoà "một sức cơ động tuyệt vời". Trong vài tháng đầu, Việt cộng chỉ có chạy, bị dồn khỏi hầm trú ẩn, họ chạy giữa trời và trở thành những mục tiêu dễ hạ (1). Được khích lệ nhờ vũ khí mới và tinh thần tiến công mới, quân đội Việt Nam Cộng hoà tiến hành nhiều trận tấn công mãnh liệt vào các cứ điểm của Việt cộng trong mùa xuân-hè 1962, và lần đầu tiên tưởng như đã giành được thế chủ động trên chiến trường.

Nhưng lợi thế này chẳng giữ được bao lâu. Dù có máy bay và thiết bị điện tử tinh vi nhưng quân đội Việt Nam Cộng hoà vẫn gần như không thể xác định được vị trí các căn cứ của Việt cộng ở các vùng rừng rậm và đầm lầy ở Nam Việt Nam. Chính tính chất của các cuộc hành quân "Không-bộ" - kiểu oanh tạc rồi sau đó đổ bộ binh xuống - đã báo động cho đối phương biết sắp có một trận đánh, do
------------------------
(1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.444.
-----------------
đó đủ thời gian cho phép họ rút quân an toàn. Một cố vấn Mỹ nản chí phàn nàn: "Các anh phải đổ quân xuống đầu họ, nếu không họ sẽ biến mất"; một sĩ quan cao cấp Mỹ còn khinh miệt gọi các cuộc hành quân có trực thăng là "khua chiêng gõ mõ một cách lố bịch báo động khắp vùng nông thôn" (1). Quân đội việt Nam Cộng hoà thường ném bom tàn phá những khu vực rộng rồi đổ quân với quy mô lớn mà chẳng mấy kết quả, để rồi khi họ rút đi, Việt cộng lại tái chiếm. Hơn nữa, lực lượng quân giải phóng đã thích nghi mau chóng với trực thăng. Đôi khi họ đứng thẳng lên mà bắn, họ biết cách dùng vũ khí hạng nhẹ để bắn hạ lũ máy bay chậm chạp, vụng về. Trong nhiều tình huống khác, họ nằm im trong hầm cho đến khi lũ trực thăng bay đi rồi phục kích quân đổ bộ.

Vào cuối năm 1962, Việt cộng đã giành lại thế chủ động. Trong khi quân đội Việt Nam Cộng hoà và cố vấn Mỹ đuổi theo quân chủ lực của Việt cộng thì mặt trận lại được mở tập trung ở các làng xã. Nhờ khéo léo kết hợp công tác tổ chức với công tác tuyên truyền vận động, song song với sử dụng lực lượng có chọn lọc đạt hiệu quả cao, Việt cộng đã thành công trong việc huy động quần chúng. Vào cuối năm 1962, họ đã thu hút được khoảng 300.000 quân và khoảng hơn 1 triệu dân đi theo. Ở một số nơi, thậm chí Việt cộng còn thực hiện các chương trình cải cách ruộng đất. Về mặt quân sự, các đơn vị quân giải phóng ngày càng táo bạo và bắt đầu gây tổn thất lớn cho các lực lượng Việt Nam
----------------------
(1) Tregaskis, Hồi ký Việt Nam, tr.155; Malcolm W.Browne, Diện mạo mới của cuộc chiến (Indianapolis, 1968), tr.76.
-----------------------
cộng hoà. Khi việc tác chiến trở nên dễ bị thất bại hơn, các chỉ huy quân đội Việt Nam Cộng hoà, có lẽ là theo lệnh Diệm, đã trở lại với kiểu tác chiến thận trọng ngày xưa, ngày càng dựa dẫm vào không lực và không chịu liều ném quân vào trận đánh. Sự chuyển đổi ưu thế trong cuộc chiến đã bộc lộ rõ rệt từ tháng 1-1963, khi một lực lượng Việt Nam Cộng hoà chiếm ưu thế về số lượng và hoả lực rơi vào ổ phục kích của quân giải phóng ở ấp Bắc, chịu thiệt hại 5 trực thăng và thương vong nặng.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #89 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2008, 11:51:13 am »

Tác động chính trị của những thủ đoạn được vận dụng trong tác chiến ngày càng làm phiền lòng một số người Mỹ trên chiến trường Nam Việt Nam và các quan chức dân sự tại Washington. Thật khó phân biệt Việt cộng với người dân vô tội và lính Việt Nam Cộng hoà với tinh thần kém cỏi cũng chẳng cần phân biệt cẩn thận trước khi bắn giết.

Thế là dân thường, thậm chí là phụ nữ và trẻ em cũng bị hạ sát khiến cho Việt cộng có thêm vũ khí tuyên truyền đầy sức nặng. Những làng xóm bị nghi là chứa chấp Việt cộng bị ném bom tàn phá, bị bom napan cùng với hoá chất làm trụi cây cỏ đã tăng lòng căm thù của nhân dân với chính quyền Nam Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những hoạt động nói trên gây hại nhiều hơn là lợi. Dù vậy, các quan chức quân sự Mỹ và Việt Nam vẫn khăng khăng cho rằng rất cần có không quân yểm trợ cho tác chiến trên bộ, rồi Diệm và tướng Harkins mạnh mẽ thúc đẩy việc dùng bom napan. Harkins nói: "Nó thực sự làm cho Việt cộng kinh sợ và đó chính là yếu tố mang lại hiệu quả" (1).
-----------------------------
(1) Trích trong Hilsman, Chuyển hoá một dân tộc, tr.442.
-----------------------
"Chương trình ấp chiến lược" được quảng cáo rùm beng cũng chỉ đem lại kết quả không đáng kể. Frances Fitz Gerald nhận xét: "Chương trình này là một nghiên cứu về phép loại suy không đúng chỗ" (1). Một kế hoạch tương tự đã được thực hiện thắng lợi tại Malaysia, nơi mà những làng mạc Malaysia được củng cố để chống lại các cuộc nổi dậy, nhưng các ấp chiến lược ở Việt Nam bị dựng lên để chống lại chính người dân, những người đã sống ở các làng mạc với nhiều thế hệ. Ngoài ra và việc cấp trên 7 triệu thẻ căn cước đã tỏ ra là một biện pháp bảo vệ chưa đủ thích đáng để chống thâm nhập. Về mặt lý thuyết, chương trình này nhằm tránh việc di dân ồ ạt khỏi những nơi quê cha đất tổ thiêng liêng, một điểm yếu của chương trình "Dinh điền" bạc phận trước đây. Nhưng ở vùng đồng bằng, nơi dân cư sống rải rác, thì không thể lập ấp mà không gây nên cảnh di dân. Hành động "nhổ rễ" nông dân quy mô lớn như vậy đã càng làm tăng thêm làn sóng phản đối vốn đã tràn lan trong nông thôn từ khi Diệm lên cầm quyền.

Hơn nữa, chính chương trình này còn được thực hiện một cách tồi tệ. Cuối năm 1962, chính quyền Diệm đã lập được 3.500 ấp, ngoài ra còn trên 2.000 ấp nữa đang xây dựng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Diệm và Nhu đã đi quá nhanh vì lập ấp ở những vùng chưa được bảo đảm an ninh và dễ dàng bị Việt cộng chiếm hoặc thâm nhập những khu dân cư đó. Rất nhiều ấp không có phòng bị thích đáng. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 1963,
------------------------
(1) Frances Fitzgerald. Lửa trong lòng hồ: Người Việt Nam và người Mỹ ở Việt Nam, Boston, năm 1972, tr.123.
------------------
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM