Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:49:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88272 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #150 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 01:23:06 pm »

... được thực hiện một cách hoàn hảo. Việc Westmoreland nhanh chóng gửi quân chi viện đến Cồn Tiên, Lộc Ninh, Sông Bé và Đắc Tô tuy có đẩy lùi được quân Bắc Việt Nam ở những khu vực này nhưng cũng phân tán lực lượng Mỹ và khiến cho các thành phố rơi vào tình trạng dễ bị tấn công. Cuối năm 1967, tổng thống Mỹ cùng Westmoreland và gần như cả nước Mỹ đều dồn hết sự chú ý vào khu vực Khe Sanh, nơi mà rất nhiều người Mỹ phỏng đoán rằng đó là nơi tướng Giáp lựa chọn để lặp lại trận Điện Biên Phủ. Chiến sự được báo chí và truyền hình đưa tin hàng ngày. Johnson thường xuyên nhấn mạnh phải giữ cứ điểm đó bằng mọi giá và thường xuyên theo dõi sát trận chiến trên bản đồ địa hình treo trong "Phòng tác chiến" nhà Trắng. Westmoreland điều 6.000 quân đến bảo vệ khu đồn trú này và máy bay B-52 thực hiện các trận không kích dữ dội nhất trong lịch sử chiến tranh với số lượng bom ném xuống hơn 100.000 tấn trên một bãi chiến trường rộng khoảng 13 km2 (1).

Trong khi Mỹ tập trung chú ý vào Khe Sanh thì Bắc Việt Nam và Việt cộng chuẩn bị giai đoạn hai của chiến dịch. Cuộc tấn công vào các thành phố được ấn định trùng với ngày bắt đầu Tết âm lịch, một lễ hội truyền thống của Việt Nam. Hà Nội đã nhận định chính xác rằng trong thời gian đó Nam Việt Nam sẽ xả hơi và vui chơi, bính lính về thăm nhà, quan chức chính phủ nghỉ việc. Trong khi người Mỹ và Nam Việt Nam chuẩn bị cho những ngày nghỉ thì
------------------------------------------------
(1) Sự kết thúc của phòng tuyến: Cuộc bao vây Khe Sanh, New York, năm 1982.
---------------------------------
các đơn vị Việt cộng đã chuẩn bị sẵn sàng cho một trận đánh ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh. Trà trộn trên các phương tiện giao thông đông đúc nhân ngày nghỉ, quân giải phóng cải trang thành lính Việt Nam Cộng hoà hoặc dân thường thâm nhập vào các thành phố và thị xã, một số người còn táo bạo đi nhờ xe Mỹ. Vũ khí được chở bí mật trên các xe chở rau hoặc thậm chí trong xe các đám tang giả.

Trong 24 giờ sau giao thừa, ngày 30-1-1968, Việt cộng mở hàng loạt cuộc tấn công mở rộng từ khu phi quân sự tới mũi Cà Mau, nơi địa đầu phía Nam Việt Nam. Họ đánh 36 trong số 44 tỉnh lỵ, 5 trong số 6 thành phố lớn, 64 huyện lỵ và 50 ấp. Tại Sài Gòn, ngoài trận đánh táo bạo vào đại sứ quán Mỹ, các đơn vị Việt cộng còn tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, dinh tổng thống và trụ sở Bộ tổng tham mưu.

Tại Huế, 7.500 Việt cộng và quân đội Nam Việt Nam đã đánh như vũ bão và cuối cùng chiếm được khu thành cổ, đại nội.

Cuộc tổng tấn công nổ ra đúng thời điểm Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam không có sự phòng bị. Trước đó, tình báo Mỹ đã thu được các dấu hiệu về hoạt động tích cực của Việt cộng trong các thành phố và khu vực lận cận và thậm chí đã cho dịch một số tài liệu thu được, trong đó tuy không nêu cụ thể ngày tháng, nhưng phác hoạ khá chi tiết một kế hoạch tấn công. Nhưng Bộ chỉ huy Mỹ vì quá bận tâm với Khe Sanh đến mức họ coi những chứng cứ về hoạt động ở thành phố là chiến thuật nghi binh đánh lạc hướng họ ra khỏi chiến trường chính. Mỹ lại đánh giá thấp khả năng của đối phương như những lần trước. Quân giải phóng dường như bị tổn thất quá nặng nề trong các chiến dịch năm 1967, đến mức người Mỹ không thể tưởng tượng rằng họ có thể phục hồi và giáng một đòn tầm cỡ như cuộc tổng tiến công này. Một sĩ quan tình báo của Westmoreland sau này thừa nhận: "Điều đó đã xảy ra nhưng nó vô lý đến mức tôi không thể báo cho bất kỳ người nào" (1).

Mặc dù bị bất ngờ nhưng Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Thời gian của cuộc tổng tấn công được hiệp đồng không tốt và những cuộc tấn công vội vã ở một số thị trấn đã rung lên tiếng chuông cảnh báo khiến Westmoreland có thể đưa quân chi viện đến các vùng dễ bị tấn công. Bên cạnh đó, Việt cộng chậm phát huy những thành công ban đầu khiến Mỹ có thời gian để tổ chức phòng thủ vững vàng. ở Sài Gòn, các lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đã chặn được những cuộc tấn công đầu tiên và trong vài ngày đã đẩy lùi đối phương ra khỏi thành phố, gây cho đối phương thương vong lớn. ở các nơi khác, kết quả cũng tương tự. Lính Việt Nam Cộng hoà đã chiến đấu tốt hơn những gì Mỹ mong đợi, Mỹ và quân Việt Nam Cộng hoà sử dụng ưu thế về sức cơ động và hoả lực để giành lợi thế to lớn. Ngày 18-2, Việt cộng tiếp tục mở đợt tấn công thứ hai, nhưng đó chỉ là những trận nã rốc két và đạn cối vào các cơ sở quân sự Mỹ và Nam Việt Nam rồi sau đó nhanh chóng giảm cường độ.

Huế là ngoại lệ duy nhất trong khuôn mẫu. Trận đánh ...
-------------------------------------------------
(1) Trích từ cuốn William C.Westmoreland, "Ghi chép của thột người lính" - NXB Garden City, New York, năm 1976, tr.321.
----------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #151 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 01:49:29 pm »

... giành lại thành phố Huế kéo dài gần 3 tuần và phải sử dụng đến những trận ném bom dữ dội cũng như hoả lực mạnh của pháo. Đây là một trong những trận đánh dẫm máu nhất và mang tính huỷ diệt nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Mỹ và Việt Nam Cộng hoà thiệt hại khoảng 500 quân. Trận đánh dữ dội này đã gây thương vong lớn cho dân thường và khiến cho khoảng 100.000 người lâm vào cảnh tị nạn. Thành phố Huế thơ mộng với nhiều công trình kiến trúc quý giá mà theo như lời một nhà quan sát "trở nên xơ xác, các phố phường trở nên nghẹt thở bởi sự đổ nát và những xác chết đã bốc mùi"(1).

Thậm chí đến tận bây giờ, việc đánh giá tác động của các trận đánh tổng tấn công Tết Mậu Thân vẫn còn rất khó khăn.

Nếu xét dưới một góc độ nào đó thì tổng tấn công Tết Mậu Thân là "thất bại" của đối phương, nhưng đó lại là "thắng lợi" đắt giá đối với Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam. Các lực lượng Việt Nam Cộng hoà phải rút từ nông thôn về bảo vệ các thành phố và "Chương trình bình định" lại chịu bước thất bại lớn nữa. Sự tàn phá ở các thành phố đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề trầm trọng mới đè nặng lên một chính quyền mà trước đó dã tỏ ra rất hạn chế về khả năng điều hành công việc thường ngày. Tuy thương vong của Mỹ và Nam Việt Nam tương đối cao: trong hai tuần đầu của chiến dịch, Mỹ thiệt hại 1.100 quân và Nam Việt Nam là 2.300. Ước tính 12.500 dân thường bị chết và có tới 1 triệu dân tị nạn. Cuộc chiến tranh này đã gây ra sự tàn phá khốc liệt và thương vong nặng nề nhưng hoàn toàn không rõ ai thắng, ai thua.
------------------------------------------------------
(1) Dave Richard Palmer, "Summons of Trumpet", NXB San Rafael, Calif, năm 1978, tr.194.
------------------------------------------
Nếu như Bắc Việt Nam tiến hành tổng tấn công Tết Mậu Thân để gây ảnh hưởng với Mỹ thì họ đã thành công vì nó ngay lập tức gây ra chấn động mạnh trên toàn nước Mỹ. Một số bản tin ban đầu đã thổi phồng thành công của trận đánh vào toà đại sứ, thậm chí một số bản tin còn chỉ ra rằng Việt công đã chiếm nhiều tầng của toà đại sứ. Tuy những tin tức ban đầu này đã được kịp thời sửa sai nhưng phản ứng trước sự kiện này vẫn là điều không thể không tin. Người ta nói phát thanh viên danh tiếng Walter Cronkite đã đốp chát: "Điều quái quỷ gì đang xảy ra vậy? Vậy mà tôi tưởng chúng ta đang thắng cuộc chiến tranh này cơ đấy" (1).

Các bản tin tường thuật trận chiến đẫm máu ở Sài Gòn và Huế trên truyền hình làm cho những báo cáo cuối năm đầy lạc quan của Johnson và Westmoreland trở thành trò cười, khoét sâu thêm khoảng cách về lòng tin, và nhiều nhà báo đã công khai chỉ trích những tuyên bố thắng lợi của Westmoreland. Nghệ sĩ hài Art Buchwald đã diễu cợt những tuyên bố của vị tướng nói trên bằng cách dùng lời nói của Custer tại trận Little Big Horn như sau: "Bọn Sioux đang tháo chạy. Dĩ nhiên chúng ta còn một số việc làm để thu dọn chiến trường nhưng bọn da đỏ hiện bị thương vong nặng và việc chúng đầu hàng chỉ còn là vấn đề thời gian".(2) Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đã đặt ra những câu hỏi nâng nhận thức của công chúng Mỹ lên một tầm cao
-----------------------------------------------
(1) Oberdorfer, "Tết", tr.158.
(2) Washington Post, ngày 6-2-1968

------------------------------------------
mới về cuộc chiến tranh bị che đậy khá lâu về nhiều điều.

Nhận xét ngoài lề của một sỹ quan quân đội Mỹ từng tham gia trận đánh chiếm lại một làng ở Bến Tre, "chúng ta phải phá huỷ thị xã để cứu nó" là hình ảnh thu nhỏ về sự huỷ diệt phi nghĩa của chiến tranh. Những bức ảnh chân thực về một trùm cảnh sát Sài Gòn dí súng lục vào đầu một tù binh Việt cộng rồi nổ súng là hình tượng trần trụi phơi bày sự thật rằng bạo lực đã vượt lên trên cả đạo đức và luật pháp (1).  Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đã đẩy Washington vào trạng thái "rối loạn đầy khó chịu và bất ổn" (2).

Westmoreland khăng khăng nói rằng các trận đánh đã bị đẩy lùi và không cần thiết phải lo lắng bất cứ trở ngại nào, nhiều quan chức chính quyền công khai nhắc lại những tuyên bố của ông ta. Nhưng Johnson và các cố vấn của ông ta thực sự bị sốc trước sự bất ngờ và tầm vóc của cuộc tấn công. Những đánh giá của cơ quan tình báo còn bi quan hơn cả Westmoreland. Nhiều quan chức lo sợ rằng Tết chỉ là giai đoạn mở đầu của một cuộc tấn công lớn hơn của Việt cộng. Một số người cảm thấy Khe Sanh vẫn là mục tiêu chính, nỗi lo sợ này dường như được xác nhận khi các lực lượng bao vây lại tiếp tục tấn công căn cứ hải quân lục ...
----------------------------------------------
(1) Oberdorfer, Tết, tr.164-171, 184-185; George A. Bailey và Lawrence W. Lichty, Công lý tàn bạo trên đưòng phố Sài Gòn: Một nghiên cứu trong phim Sự tiến hành Tổng tiến công Tết Mậu Thân do NBC thực hiện", Tạp chí Báo chí hàng qúy, 49, Mùa hè năm 1972, tr.221-229.
(2) Townsend Hoopes: Giới hạn của sự can thiệp, New York, năm 1970, tr.145.

-----------------------------------------------------
 
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #152 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 01:59:24 pm »

... chiến đó vào đầu tháng 2. Một số người khác lại sợ một trận đánh lớn ở các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam hoặc đợt tấn công thứ hai vào các thành phố. Taylor về sau nhận xét: một "bầu không khí bi quan" bao phủ trong các cuộc bàn luận ở nhà Trắng và tướng Wheeler ví von không khí đó với bầu không khí sau trận đánh đầu tiên tại Bull Run (1).

Tổng thống đáp lại bằng một quyết tâm sắt đá là phải trụ vững bằng mọi giá. Ông ta nhấn mạnh phải giữ bằng được Khe Sanh và yêu cầu Westmorland hãy sẵn sàng điều bất kỳ lực lượng tiếp viện nào cần thiết để bảo vệ cứ điểm này cũng như để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào khác.

Wheeler báo cho Sài Gòn: "Nếu các ngài cần thêm quân thì cứ yêu cầu và Mỹ không chấp nhận thất bại ở Nam Việt Nam". Khi Westmorland nói ông ta đánh giá cao mọi sự giúp đỡ mà ông có thể nhận được, Johnson đã tức khắc ra lệnh điều thêm 10.500 quân sang Việt Nam. Trong những tuần đầu sau Tết, mối quan tâm chính của tổng thống là "tiếp tục cuộc chiến tranh càng nhanh càng tốt", không chỉ bằng cách điều thêm quân tiếp viện mà còn bằng cách tăng cường các trận không kích vào Bắc Việt Nam (2).

Theo quan điểm của giới quân sự thì tinh thần khẩn trương mới ở Washington tạo cơ hội đúng lúc để buộc phải có những quyết định vốn đã bị trì hoãn quá lâu. Wheeler và các tham mưu trưởng liên quân từ năm 1965 đã thúc ép động
-------------------------------------------------------
(1) Phỏng vấn Earle Wheeler, Văn kiện Johnson.
(2) Herbert Schandler, "Sự thay đổi của một tổng thống: Lyndon Johnson và Việt Nam", NXB Princelon, N.J, 1977, tr.91; "Diễn văn ngày 31-3" Văn kiện Johnson, Văn kiện an ninh quốc gia, Lịch sử Hội đồng An ninh Quốc gia: Diễn văn ngày 31-3-1968, hộp 47.

----------------------------------------------------
viên lực lượng dự bị, và vào tháng 2-1968 họ khẳng định rằng phải làm việc này ngay tức khắc. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cho thấy rõ khả năng sẽ phải đưa thêm quân tăng cường cho Nam Việt Nam. Vụ Bắc Triều Tiên bắt giữ chiến hạm pueblo của Mỹ hồi tháng 1 và sự cố mới ở Berlin đã làm thức dậy nỗi lo sợ rằng Mỹ có thể phải điều thêm quân đến những điểm rắc rối kinh niên của cuộc chiến tranh lạnh. Các lực lượng hiện có thì gần như đã cạn kiệt và Wheeler lo rằng Mỹ không thể đáp ứng được những cam kết toàn cầu nếu không thực hiện động viên lực lượng dự bị ngay.

Tin chắc có thể khai thác được thất bại của đối phương hồi Tết và phấn khởi trước việc tổng thống tỏ ý sẵn sàng điều thêm số lượng lớn quân chi viện, Westmorland lại nêu lên những đề nghị mở rộng chiến tranh mà ông ta đưa ra từ năm 1967. Ông ta nói với Washington rằng quyết định của đối phương "ném toàn bộ sức mạnh quân sự vào chiếu bạc và liều thân" sẽ tạo cho Mỹ "cơ hội lớn". Việt cộng không thể khắc phục được những tổn thất nặng nề trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và Westmorland tin chắc với số quân tăng viện lớn, ông ta có thể nắm thế thượng phong. Chiến lược "Hai nắm đấm" với "một cú đấm móc bằng lực lượng đổ bộ đường biển" vào các căn cứ của Bắc Việt Nam và các khu vực xung quanh khu phi quân sự, các trận đánh vào những vùng đất thánh ở Lào, Camphuchia và một chiến dịch ném bom dữ dội chống Bắc Việt Nam đã được ông ta định hình. Westmorland tin rằng nếu tấn công đối phương vào lúc họ đang bị căng ra, ông ta có thể nhanh chóng rút ngắn cuộc chiến tranh (1).
-----------------------------------------------------------
(1) Chính sách đối ngoại, tháng 2 năm 1968, số 4, mùa thu năm 1971, tr. 17.
-------------------------------------------------------
Cuối tháng 2, Wheeler và Westmoriand họp bàn ở Sài Gòn để vạch ra một kế hoạch buộc tổng thống phải nhúng tay vào. Dường như Wheeler lâu nay vẫn ít lạc quan hơn Westmorland về những triển vọng trước mắt ở Việt Nam, nhưng ông ta nhất trí nhất rằng dù tổng tấn công Tết Mậu Thân đã tạo nên vận hội mới hay những mối nguy hiểm lớn hơn thì nó cũng biện minh cho đòi hỏi tăng quân chi viện lớn. Hai nhân vật này nhất trí với con số 206.000 quân, một con số đủ lớn để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp ở Việt Nam và đủ để buộc phải động viên lực lượng dự bị. Gần nửa số này sẽ được triển khai sang Việt Nam vào cuối năm và số còn lại được dùng làm lực lượng dự bị chiến lược. Wheeler không phản đối những thay đổi về chiến lược theo đề nghị của Westmorland, nhưng ông ta thuyết phục vị tư lệnh dã chiến tốt nhất là dừng lại đề nghị nói trên cho đến khi tổng thống phê chuẩn mức quân mới.

Ông ta hiểu thực chất của việc tổng thống phản đối mở rộng chiến tranh và nếu trình bày ý kiến xin thêm quân trên cơ sở một đánh giá lạc quan và một chiến lược tấn công thì có thể ý kiến đó sẽ bị bác. Quân số, chứ không phải là chiến lược, đã tạo nên "một điểm mạnh hơn để nói chuyện" (1).

Báo cáo của Wheeler đệ trình lên Washington rất bi quan. Sau khi mô tả cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân như một cái gì đó "suýt thành công", ông ta báo động rằng những trận đánh ban đầu của đối phương gần như đã thắng lợi ở nhiều nơi và chỉ bị đẩy lùi khi quân Mỹ "phản ứng ...
------------------------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.21.
---------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #153 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 02:08:29 pm »

... kịp thời". Bắc Việt Nam và Việt cộng chịu tổn thất nặng nhưng họ đã thể hiện khả năng khôi phục nhanh và có thể họ sẽ tìm cách kéo dài cuộc tấn công bằng những trận đánh mới. Rồi ông ta kết luận, nếu không được tăng thêm quân thì Mỹ phải "sẵn sàng chấp nhận một số bước lùi".

Đây là một suy tính khôn khéo nhằm gây ảnh hưởng để tổng thống phải chấp nhận, bởi trước đó, ông ta đã nêu rõ là không chấp nhận thất bại. Wheeler nhấn mạnh cần có những đợt tăng quân lớn để bảo vệ các thành phố, đẩy đối phương ra khỏi các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam và bình định nông thôn. Có thể sự bi quan của ông ta là chân thật vì trước đây ông ta chưa bao giờ có niềm tin như Westmorland. Nhưng rõ ràng qua việc đưa ra một đánh giá bi quan, ông hy vọng đẩy chính quyền Mỹ đến chỗ cung cấp một số quân cần thiết để xây dựng lại lực lượng dự bị chiến lược đã bị thui chột và để đối phó với mọi sự cố ở Việt Nam. Đề nghị của ông đã tạo ra cuộc tranh luận còn mạnh mẻ hơn cuộc tranh luận từng kéo dài tại Washington trong suốt năm 1967 (1).

Báo cáo của Wheeler gây choáng váng cho một chính phủ vốn đã lâm vào tình trạng kinh hoàng. Xét về mặt lựa chọn chính sách, nó đặt ra một thế tiến thoái lưỡng nan. Vị tướng này khuyến nghị, nếu từ chối đề nghị xin thêm 206.000 quân thì có thể dẫn đến thất bại quân sự hoặc chí ít dẫn đến chỗ cuộc chiến tranh kéo dài vô tận. Mặt khác,
-------------------------------------
(1) Báo cáo của Wheeler, ngày 27-2-1968, trích trong Neil Sheehan, Văn kiện Lầu Năm góc do Thời báo New York công bố, New York, năm 1971, tr.615-621.
----------------------------------------
chấp nhận đề nghị đó thì sẽ đẩy cuộc chiến tranh leo thang mạnh hơn và đè nặng lên nhân dân Mỹ những đòi hỏi nặng nề mới đúng vào năm bầu cử và lúc nỗi lo lắng của công chúng về cuộc chiến tranh Việt Nam đã được thể hiện ra lời nói. Không muốn đề ra một quyết định vội vã về một vấn đề có rất nhiều khía cạnh trầm trọng, Johnson chuyển vấn đề đó sang tay Clark Clifford, người vừa thay McNamara làm bộ trưởng bộ quốc phòng, kèm theo một chỉ thị nghiêm khắc: "Hãy đưa cho tôi những thứ quỷ quái ít tai hại hơn" (1).

Cho tới nay vẫn chưa rõ Johnson đã chỉ thị cho Clark Clifford đánh giá lại toàn diện chính sách Việt Nam hay tự vị bộ trưởng quốc phòng này làm điều đó. Tầm vóc của đề nghị này lớn đến mức cần phải có sự nghiên cứu cẩn trọng, một điểm mà Johnson nhận thức được dù ông ta không chỉ thị rõ ràng cho Clark Clifford làm theo đường hướng đó.

Clifford trước đây luôn bảo vệ chính sách Việt Nam của tổng thống, nhưng vì mới lên nhậm chức và phải làm sáng tỏ nhiều vấn đề nên ông này đã đi theo hướng đánh giá lại toàn diện. Trong lãnh vực này ông ta được sự khích lệ của nhiều nhân vật dân sự cấp cao trong Lầu Năm góc như Paul Wamke, Townsend Hoopes, Paul Nitze, những người vốn từ lâu không nhất trí với chiến lược của Mỹ và cũng có phần chịu trách nhiệm về việc chuyển hoá McNamara. Do đó Clifford ngay lập tức bắt đầu đệ trình lên cấp cao nhất những câu hỏi đã bị né tránh trong nhiều năm. Ông ta yêu cầu Wheeler và Westmorland cung cấp những thông tin
-----------------------------------------------------------
(1) Lyndon B. Johnson, Lợi điểm, New York, năm 1971, tr.392-393.
-----------------------------------------------------
chính xác về việc triển khai số quân có thể được bổ sung như thế nào và kết quả có thể chờ đợi. Đồng thời ông ta chỉ thị cho các cố vấn dân sự của mình nghiên cứu mọi khía cạnh của đề nghị này và xem xét mọi phương án có thể xảy ra (1).

Chớp thời cơ này, phái dân sự trong Lầu Năm góc phản ứng bằng cáo buộc mạnh mẽ chính sách hiện tại. Alain Enthoven, chuyên gia phân tích hệ thống đã đả kích rằng, yêu cầu xin thêm quân là một đợt "chi tiền mới cho một cam kết vô tận" và phủ nhận lập luận cho rằng tăng quân sẽ rút ngắn cuộc chiến tranh (2). Bắc Việt Nam đã thể hiện rõ khả năng tăng quân nếu Mỹ tăng quân và có thể hạn chế tổn thất nếu họ muốn. Enthoven và những người khác cho rằng thậm chí với 206.000 quân chi viện, chiến lược hiện tại sẽ "không sớm kết thúc được xung đột cũng như không thể tiêu hao được đối phương hoặc cũng không làm cho Hà Nội giảm sút ý chí chiến đấu". Hơn nữa cái giá phải trả sẽ đắt hơn. Việc cung cấp thêm quân ở mức độ lớn có thể dẫn đến việc "hoàn toàn Mỹ hoá cuộc chiến tranh", khuyến khích xu hướng chây lười của quân đội Việt Nam Cộng hoà và càng làm cho giới cầm quyền Nam Việt Nam tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu trong lúc họ lao vào hoạt động chính trị ở hậu trường và để mặc tham nhũng lan ...
--------------------------------------------------------
(1) Những quan điểm khác nhau về một vấn đề, xem Lyndon B. Johnson, Lợi điểm, New York, năm 1971, tr.397; Clark Clifford, "Nhận định mới về Việt Nam", Tạp chí Các vấn đề đối ngoại, số 47, tháng 7-1969, tr.609 và Schandler, "Johnson và Việt Nam", tr.134-137.
(2) văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), Thượng viện, Quốc hội Mỹ, (4 tập) Boston, năm 1971, quyển IV, tr.558.

--------------------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #154 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 02:18:45 pm »

... tràn. Mở rộng chiến tranh sẽ chỉ đem lại thương vong nhiều hơn cho quân Mỹ và đòi hỏi thuế cao hơn, do đó có nguy cơ gây "khủng hoảng trong nước ở thức độ chưa từng thấy". Vì vậy, các cố vấn của Clifford nhất trí là chính quyền Mỹ phải duy trì những giới hạn hiện tại đối với cuộc chiến tranh và chỉ cho Westmorland thêm một số quân tượng trưng (1).

Nhưng các quan chức dân sự của Lầu Năm góc còn tiến xa hơn với đề xuất phải có những thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ. Trong báo cáo cuối cùng, họ yêu cầu chuyển từ chiến lược "tìm và diệt" với mục tiêu "tiêu hao sinh lực địch" sang chiến lược "bảo đảm an ninh cho dân chúng". Đa số lực lượng Mỹ sẽ được triển khai dọc theo "ranh giới dân cư" là một ranh giới tưởng tượng ngay phía Bắc các trung tâm dân cư lớn mà ở đó họ có thể phòng thủ chống những trận đánh lớn của Bắc Việt Nam và để làm cho chủ lực của đối phương mất thăng bằng. Đồng thời Mỹ phải bắt quân đội Việt Nam Cộng hoà gánh vác phần trách nhiệm lớn hơn trong cuộc chiến tranh và buộc chính phủ Sài Gòn phải "chấm dứt mâu thuẫn nội bộ, trừng trị các sĩ quan và quan chức tham nhũng và tiến tới phát triển các lực lượng có hiệu lực". Mục tiêu của kế hoạch mới này là một giải pháp qua thương lượng chứ không phải là một thắng lợi quân sự và về mặt này các quan chức dân sự đòi hạ các mục tiêu của Mỹ xuống "một nền hoà bình trong đó người dân Nam Việt Nam được tự do xây dựng các thể chế
-------------------------------------------------------
(1) Như trên, tr.563-564.
------------------------------
chính trị của họ". Kế hoạch này tương tự với đề nghị của McNamara năm 1967, nhưng nó được nhấn mạnh hơn và đi sâu hơn trong việc phác hoạ những phương án cụ thể (1).

Giới quân sự kịch liệt phản đối những đề nghị của Bộ Quốc phòng. Nhận thấy có sự đe dọa đối với đề nghị xin thêm quân của mình-mà thực chất là đe dọa toàn bộ kế hoạch của mình, Westmorland được sự hỗ trợ của Wheeler, cảnh cáo rằng việc bác bỏ đề nghị này sẽ làm Mỹ mất đi một thời cơ tuyệt vời để chớp lấy những biến chuyển thuận lợi của tình hình chiến lược. Còn Wheeler thì vạch ra những "sai lầm tai hại" trong chiến lược "bảo đảm an ninh cho dân chúng", cảnh báo rằng nó sẽ dẫn đến hậu quả làm tăng cường chiến sự ở gần các trung tâm dân cư, do đó làm tăng thương vong cho dân thường và sẽ để mất thế chủ động vào tay đối phương (2). Đô đốc Grant Sharp, tổng tư lệnh các lực lượng Thái Bình Dương nói: "Nước Mỹ đang đứng trước ngã ba đường, họ phải lựa chọn một trong hai con đường, sử dụng sức mạnh không hạn chế để giành chiến thắng, chấp nhận "chiến lược leo thang từng bước" và một "cuộc đọ sức kéo dài" hoặc "rút khỏi Đông Nam á trong thất bại, để mặc đồng minh một mình chống chọi với chủ nghĩa cộng sản". Cùng với Westmorland, các tham mưu trưởng liên quân tiếp tục chủ trương phải cho phép lực lượng quân sự truy kích đối phương sang Lào và Campuchia, "đánh tơi bời Bắc Việt Nam" từ ngoài biển và từ trên không và sau khi đổ quân theo kiểu nhân xuyên
-----------------------------------------------------
(1) Như trên, tr.564-568.
(2) Như trên, tr. 568.

-------------------------------------------------
(Triều Tiên) sẽ chiếm đóng nhiều phần của Bắc Việt Nam tới tận khu vực cách khu phi quân sự 48 km về phía bắc (1).

Như vẫn thường xuyên xảy ra, Clifford đã khuyến khích chống lại đề nghị của phái quân sự nhưng không giải quyết cuộc tranh luận về chiến lược. Vị bộ trưởng này có vẻ ngả về chiến lược "bảo đảm an ninh cho dân" và hạ thấp mục tiêu của Mỹ. Ngày 4 tháng 3, ông ta phàn nàn: "Tôi thấy chiến sự ngày càng ác liệt và thương vong của Mỹ ngày càng tăng mà chưa nhìn thấy kết cục cuộc chiến"(2). Có lẽ ông ta đã cảm thấy sự thay đổi trong đề nghị bao hàm ý ngầm chính sách của Mỹ đã thất bại, sẽ là cái gì đó lớn hơn mức độ tổng thống có thể chấp nhận và phải chuẩn bị cho Johnson chấp nhận thay đổi dần dần chứ không nên đụng đầu với tổng thống ngay tức khắc. Báo cáo chính thức của Clifford cố gắng giữ cho vấn đề chiến lược sống động bằng cách yêu cầu tiếp tục nghiên cứu các phương án có thể có, nhưng báo cáo này không nói đến những vấn đề mà giới dân sự nêu lên ở Lầu Năm góc. Bộ trưởng quốc phòng chỉ đề nghị bổ sung ngay sang Việt Nam 22.000 quân, động viên quân dự bị ở mức nào đó, chưa nêu cụ thể và "tiếp cận mạnh mẽ hơn" với Thiệu-Kỳ để ép người Việt Nam gánh vác trách nhiệm lớn hơn đối với cuộc chiến tranh(3).
--------------------------------------------------------------
(1) Schandler, Johnson và Việt Nam, tr.166-167, Ghi chép của Clifford tại cuộc họp 18-3-1968, Văn kiện Clifford, Thư viện Lyndon Baines Johnson, Austin, Tex.
(2) Ghi chép trong cuộc họp ngày 4-3-1968, Văn kiện Johnson, Ghi chép của Tom Johnson tại cuộc họp.
(3) Bản thảo hồi ký của Tổng thống, ngày 4-3-1968, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển IV, tr.575-576.

-----------------------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #155 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 02:28:15 pm »

Chính quyền Mỹ chính thức chấp nhận đề nghị của Clifford mà không tranh luận gay gắt. Tổng thống và các cố vấn dân sự chóp bu của ông ta từ lâu đã phản đối mở rộng chiến tranh, ngay từ tháng 11-1967 họ dường như đã nhất trí rằng lực lượng Mỹ không được tăng vượt mức độ hiện tại. Ngay sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, Johnson đã sẵn sàng điều thêm quân nếu thấy cần thiết để trụ vững ở Việt Nam. Nhưng vào lúc ông ta nhận được báo cáo của Clifford thì tình hình quân sự ở Nam Việt Nam dường như đã yên ổn. Westmorland và đại sứ Ellsworth Bunker báo cáo rằng các lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đã hoàn toàn hồi phục sau cú sốc ban đầu khi đối phương mở đợt tấn công và lúc đó đã sẵn sàng phản công.

Trong tình hình như vậy, không cần phải tăng cường lực lượng quy mô lớn ngay, dù Johnson chưa chính thức phê chuẩn đề nghị của Clifford nhưng ông ta đã nhất trí và chuẩn bị để hành động theo đề nghị đó.

Chính quyền Mỹ cũng chấp nhận nguyên tắc chính quyền Việt Nam Cộng hoà phải hành động nhiều hơn để tự bảo vệ mình. Các cố vấn của Johnson nhất trí rằng theo quan điểm dài hạn thì giải pháp để Mỹ đạt được các mục tiêu là khả năng Nam Việt Nam tự đứng vững trên đôi chân của mình. Cuối năm 1967, họ đã đi đến kết luận phải hành động nhiều hơn để thúc đẩy tính tự lập của chính quyền Nam Việt Nam. Khả năng quân đội Việt Nam Cộng hoà "hồi phục nhanh" sau cơn hoảng loạn ban đầu khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nổ ra và hiệu lực chiến đấu bất ngờ của họ trong các trận đánh sau đó càng củng cố thêm quan điểm này vì nó cho thấy "Việt Nam hoá chiến tranh" có thể có hiệu quả thực tế. Thực ra trong các cuộc tranh luận cuối tháng 2 và đầu tháng 3-1968, một số lập luận mạnh mẽ nhất phản đối đưa thêm quân ồ ạt sang Việt Nam cho rằng, việc làm đó sẽ khuyến khích Nam Việt Nam giảm bớt hoạt động vào lúc họ phải hành động nhiều hơn và sẽ tước đi những trang thiết bị mà quân đội Việt Nam Cộng hoà sử dụng thì sẽ tốt hơn. Do vậy vào đầu tháng 3, chính quyền Mỹ đồng ý thông báo cho Thiệu - Kỳ biết rằng Mỹ muốn điều thêm sang Nam Việt Nam một số quân hạn chế và một số lượng trang bị lớn, nhưng việc Mỹ tiếp tục viện trợ như vậy còn tùy thuộc vào khả năng Nam Việt Nam tự dàn xếp các vấn đề của mình và sẵn sàng gánh vác gánh nặng chiến đấu lớn hơn (1). Quyết định này là bước chuyển hướng lớn trong chính sách của Mỹ, chí ít cũng là quay trở lại nguyên tắc đã chi phối sự dính líu của Mỹ trước năm 1965 và ít nhất cũng đã sơ bộ nhất trí với quan điểm "Việt Nam hoá chiến tranh", một việc làm mà sau đó một năm chính quyền Nixon đã rùm beng đưa ra.

Cùng với việc nhất trí về nguyên tắc với những đề nghị của Clifford, chính quyền Mỹ nghiêm túc xem xét việc cắt giảm ném bom và bắt đầu một sáng kiến hoà bình mới.

Trước đó, bộ trưởng quốc phòng Clifford đã đề nghị không tiếp tục những bước vận động hoà bình nữa và để xoa dịu giới quân sự, ông ta còn đề nghị tăng cường ném bom.

Sáng kiến hoà bình là của ngoại trưởng Rusk. Có lúc Rusk đã cảm thấy chiến dịch ném bom chỉ đem lại kết quả không có lợi với chi phí quá cao và ông ta đề nghị chính
----------------------------------------------------
(1) Johnson và Việt Nam, tr.179.
-----------------------------------------------
quyền Mỹ nghiêm túc xem xét khả năng hạn chế hoạt động đó, một cách vô điều kiện, ở những vùng "hoàn toàn liên quan đến chiến trường", tức là các đường tiếp tế, các khu vực xuất phát ngay phía Bắc khu phi quân sự. Ông ta nói một việc làm như vậy chẳng mất gì của Mỹ vì thời tiết xấu trong vài tháng tới sẽ hạn chế các trận oanh tạc trên toàn bộ phần phía bắc của Nam Việt Nam. Bunker suy đoán mục đích của Hà Nội tiến hành cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là để tạo ra một vị thế thuận lợi cho thương lượng. Cuối tháng 2, nhiều nhân vật hoà giải trung lập đã gửi đến Bộ Ngoại giao nhiều đề nghị thăm dò hoà bình.

Rusk ngả sang tin rằng cơ hội cho những cuộc đàm phán có hiệu quả vẫn còn "mờ mịt" nhưng việc nới lỏng công thức San Antonio đầy mập mờ có thể thu hút Hà Nội đến bàn đàm phán và ít nhất có thể dò xét mục đích của họ.

Cho dù Bắc Việt Nam không phản ứng tích cực thì cũng thuyết phục được các nhà phê bình trong nước rằng chính quyền đang thực hiện những bước quan trọng để thúc đẩy thương lượng. Vị bộ trưởng này nêu rõ, sau này Mỹ có thể tiếp tục không kích Hà Nội và Hải Phòng nếu cần thiết khi có sự ủng hộ nhiều hơn của công chúng (1).

Sau "cuộc vận động hoà bình" không thành năm 1965, Johnson kiên quyết chống mọi đề nghị giảm ném bom nhưng ông ta lại bị đề nghị của Rusk cuốn hút. Tổng thống Mỹ tin chắc là Bắc Việt Nam đã chịu tổn thất nặng trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân nên kết luận Mỹ có thể tiến hành thương lượng trên thế mạnh áp đảo. Johnson ...
-----------------------------------------------------
(1) Johnson và Việt Nam, tr.181-193.
-----------------------------------------------
 
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #156 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 02:40:42 pm »

... nhận thấy cần thực hiện điều gì đó để làm dịu đi sự phản đối chiến tranh đang ngày càng tăng ở trong nước. Ông ta đáp ứng ý kiến đó bởi nó được Rusk đề xướng, một nhân vật có lòng trung thành, và đầu óc phán xét đầy thận trọng mà ông ta đã kính trọng từ lâu (1). Sau này, Johnson thừa nhận là đã chấp nhận ý kiến giảm ném bom và thực hiện một sáng kiến hoà bình mới ngay từ ngày 7-3. nhưng ông ta không có ý định hành động vội vã, bề ngoài vẫn tỏ vẻ thờ ơ. Johnson chỉ yêu cầu các cố vấn nghiên cứu vấn đề cẩn thận và đưa ra những đề nghị cụ thể để sau đó có thể đưa vào bài diễn văn chính sẽ đọc vào cuối tháng.

Bằng chứng về sự bất mãn của công chúng đối với cuộc chiến tranh ngày càng tăng đã thúc đẩy thêm chính quyền Mỹ đi theo phương hướng mới. Cuộc thảo luận về chiến tranh Việt Nam trong tháng 2 và 3 năm 1968 diễn ra trong không khí bi quan và vô vọng. Báo chí tiếp tục mô tả các sự kiện bằng những lời lẽ rất bất lợi và đôi khi xuyên tạc.

Những tin tức ban đầu về một thắng lợi to lớn của đối phương vẫn không được chấn chỉnh. Việc Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đã đẩy lùi các cuộc tấn công và nhanh chóng ổn định thế trận hoàn toàn bị chìm trong khung cảnh rối loạn và thất bại (2). Đối với các bình luận viên báo chí và truyền hình đã từ lâu phản đối chiến tranh thì cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cung cấp một bằng chứng rõ rệt về tính ngu
------------------------------------------------------
(1) Johnson đã từng nói về Rusk: "Ông ta có tình thương của một nhà truyền giáo và dũng khí của người Georgia. Ông ta là người mà chúng ta cần bên mình khi đi trên biển." Ghi chép của Max Frankel tại cuộc nói chuyện với Johnson ngày 8-7-1965, Văn kiện Krock, hộp 1.
(2) Câu chuyện lớn (2 tập), NXB Westview, Com, năm 1977.

-------------------------------------------------
xuẩn của cuộc chiến. Nhà báo Joseph Kraft đưa tin: "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam không thể thắng và nó càng kéo dài thì càng có thêm nhiều người Mỹ bị chết và bị hạ nhục". Nhiều nhân vật tạo dựng dư luận trước đây vốn ủng hộ tổng thống hoặc chỉ có ý kiến phê bình nhẹ, thì nay kịch liệt chống chiến tranh. Tờ New week bình luận: "Một chiến lược gần giống như cũ là điều không thể tha thứ".

Trong một buổi phát thanh được quảng cáo ầm ĩ ngày 27- 2, Walter Cronkite tổng hợp lại tình hình bao trùm lúc đó một cách hùng hồn: "Nói rằng chúng ta tiến gần đến thắng lợi là tin một cách bất cẩn hiển nhiên những kẻ lạc quan trước đây đã mắc sai lầm. Nếu nói rằng chúng ta bên bờ vực thẳm thất bại tức là khuất phục trước tư tưởng bi quan phi lý. Nhưng nói rằng chúng ta đang sa lầy vào một thế bế tắc thì có vẻ là một kết luận duy nhất hợp lý tuy vẫn chưa thỏa đáng (1).

Ngày 10-3, Thời báo New York đưa tin chính quyền đang xem xét việc điều thêm 206.000 quân sang Việt Nam càng làm cơn giận dữ bùng lên. Lúc này Johnson đã quyết định bác bỏ đề nghị của Westmoreland nhưng không công khai để lộ ý định do đó bản tin nói trên đã thổi bùng lên một làn sóng phản đối dữ dội (2). Các nhà phê bình chất vấn tại sao cần nhiều quân đến vậy và liệu có cần thêm quân nữa không? Những người đa nghi thì chất vấn kết quả của bước tiếp tục leo thang với lời cảnh cáo rằng Bắc Việt Nam sẽ có thể bám sát mọi bước tăng quân của Mỹ. Nhà quan
-----------------------------------------------------
(1) Oberdorfer, Tết!, tr.251.
(2) Johnson và Việt Nam, tr.200-205.

------------------------------------------------------------------
sát Frank McGee của hãng NBC nhận xét, một điều duy nhất dẫn đến thay đổi là "khả năng huỷ diệt", rồi kết luận, "đã đến lúc chúng ta phải quyết định có ích gì không nếu chúng ta huỷ diệt Việt Nam trong một nỗ lực nhằm cứu họ" (l).

Khả năng có một đợt tăng quân nữa đã gây một phản ứng mạnh mẽ trong quốc hội. Các nghị sĩ cả Dân chủ lẫn Cộng hoà, dù là phái "bồ câu" hay "diều hâu", đều đòi giải thích và nhấn mạnh quốc hội phải được tham gia ý kiến vào bất cứ quyết định mở rộng chiến tranh nào. Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ đã chất vấn Rusk trong suốt 11 giờ đồng hồ các ngày 11 và 12-3, điều đó bộc lộ rõ rệt sự bất mãn ngày càng tăng đối với các chính sách của chính phủ Mỹ và một quyết tâm đòi có tiếng nói trong những quyết định tương lai. Một tuần sau, 139 hạ nghị sĩ đưa ra nghị quyết yêu cầu xem xét lại toàn bộ chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Sự phản đối ầm ĩ tại quốc hội làm cho chính quyền Mỹ thêm tin rằng họ không thể leo thang cuộc chiến tranh mà không gây ra một cuộc tranh cãi kéo dài và gay gắt, một số quan chức, kể cả Clifford, tin rằng phải có những biện pháp tối ưu nhằm giảm mức độ dính líu của Mỹ (2).

Chỉ số về niềm tin của công chúng cũng cho thấy tâm trạng mất ảo tưởng tăng mạnh. Tỷ lệ ủng hộ cuộc chiến tranh trong thời gian từ tháng 11-1967 đến tháng 3-1968 vẫn giữ nguyên một cách đáng chú ý, chỉ dao động ở mức ...
--------------------------------------------------------
(1) Oberdorfer, Tết!. tr.273.
(2) Johnson và Việt Nam, tr.207-217.

----------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #157 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 03:04:07 pm »

... 45% (1). Nhưng tỷ lệ tán thành cách thức Johnson tiến hành chiến tranh (từng lên tới 40% nhờ cuộc vận động xây dựng quan hệ với công chúng năm l967) trong dịp Tết Mậu Thân chỉ còn 26% là mức thấp nhất chưa xảy ra. Vào tháng 3, 78% dân chúng Mỹ, một con số áp đảo, đã khẳng định rằng Mỹ không đạt tiến bộ ở Việt Nam. Những cuộc bỏ phiếu thăm dò cho thấy dư luận không nhất trí đối với cả hai hành động leo thang và rút quân, mà chỉ có niềm tin vững chắc rằng Mỹ đã sa lầy một cách vô vọng cùng với nỗi hoài nghi ngày một tăng đối với khả năng Johnson phá thế nổi bế tắc (2).

Vào giữa tháng 3, sự bất mãn của công chúng đã mang tính chính trị. Thượng nghị sĩ Mccarthỵ bang Minnesota, một nghị sĩ "bồ câu" trực tính, đã táo bạo quyết định thách thức việc tái đề cử Johnson và hoạt động mạnh mẽ đến ngạc nhiên của ông ta trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire ngày 12-3 đã đột nhiên biến cái mà trước đó có vẻ như một cuộc vận động kiểu Đông-ki-sốt trở thành một sự thách thức chính trị quan trọng. Tên của Johnson không có trong danh sách ứng cử viên, nhưng tổ chức đảng dã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ để điền thêm tên ông ta vào và khi Mc Carthy được 42% số phiếu thì điều đó được nhiều người coi là một thất bại của tổng thống. Tài liệu
---------------------------------------------
(1) Sự tán thành hay phản đối chiến tranh được đánh giá bằng câu nói "Bạn có nghĩ rằng Mỹ sai lầm khi đưa quân đến Việt Nam?" - một cách thức không hoàn chỉnh tốt nhất để xét đoán một vấn đề phức tạp.
(2) Louis Harris, "Nỗi thống khổ của những biến đổi", New York, năn 1973. tr.63-64 và Burns W. Roper, "Cuộc thăm dò ý kiến công chúng nói lên điều gì" trong Braestrup. Câu chuyện lớn, quyển 1, tr.674-704.

-------------------------------------------------------
phân tích sau này cho thấy, trong số người ủng hộ Mc Carthy ở New Hampshire thì phái "diều hâu" vượt phái "bồ câu" với đa số áp đảo. Tuy vậy một số bản đánh giá cũ lại nhấn mạnh số phiếu nói trên phản ánh một ý nguyện hoà bình đang lớn mạnh đã xuất hiện trên đấu trường.

Ngày 16-3, sau nhiều tuần lưỡng lự và tự vấn lương tâm, thượng nghị sĩ Robert Kennedy bang New York đã tuyên bố ông ta cũng ra tranh cử tổng thống với cương lĩnh chống chiến tranh. Cùng với danh tiếng lẫy lừng và các mối quan hệ rộng trong Đảng, Kennedy dường như là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc tái đề cử của Johnson. Với tâm trạng lo ngại, những người trung thành với Đảng Dân chủ buộc tổng thống phải làm "điều gì đó náo nhiệt và giật gân để giành giật lại cuộc vận động hoà bình" và chuyển cách diễn đạt từ chỗ chú trọng vào "giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh" sang "giành hoà bình trong danh dự" (1).

Khó mà đánh giá được tác động của dư luận công chúng đối với quá trình đề ra nghị quyết tháng 3-1968.

Westmoreland và một số người khác đã buộc tội rằng một giới truyền thông đại chúng quá thù địch và quá mạnh nhất là các mạng truyền hình đã "cướp lấy thất bại từ nanh vuốt của thắng lợi" bằng cách xúi giục công chúng chống chiến tranh và hạn chế sự tự do hành động của chính phủ vào đúng lúc Mỹ đã đánh kẻ địch sắp gục ngã đến nơi (2). Trên
---------------------------------------------------
(1) James gửi Johnson, ngày l9-3~1968, Văn kiện của Johnson, Hồ sơ Watson Marvin, hộp thứ 32.
(2) Westmoreland, Tin tức về người lính, tr.410: Robert Elegant, "Thất bại của chiến tranh ra sao", quyển LVII , tháng 8-1981, tr.73-90.

----------------------------------------------------
thực tế, từ trước cho đến khi diễn ra cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, các đài truyền hình nhìn chung vẫn đưa tin tức về chiến tranh mang tính trung lập và có lợi cho chính phủ.

Nhưng cách đưa tin trong và sau tổng tấn công Tết Mậu Thân có tính phê phán hơn nhiều. Tuy nhiên, không thể xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa việc đưa tin của đài truyền hình với dư luận công chúng và có nhiều khả năng là vtiệc giới truyền thông chuyển sang phê phán chỉ phản ứng chứ không gây ra sự chuyển tương tự của dư luận công chúng (1). Chắc chắn Việt Nam là cuộc chiến tranh được truyền hình đầu tiên và có thể là việc đêm nào cũng ngồi xem những cảnh đánh nhau đã góp phần gây tâm trạng mệt mỏi vì chiến tranh trong công chúng. Nhưng điều khẳng định này chưa bao giờ được chứng minh và cũng có thể lập luận hợp lý rằng truyền hình có thể tạo nên sự ủng hộ cũng như sự thờ ơ đối với chiến tranh (2).

Hơn nữa, bản thân chính quyền Johnson cũng chịu trách nhiệm trước việc công chúng và giới báo chí vỡ mộng trong dịp tổng tấn công Tết Mậu Thân. Những lời tuyên bố lạc quan quá đáng của họ năm 1967 đã làm cho cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân gây cú sốc lớn hơn bình thường và nới rộng thêm khoảng cách lòng tin vốn đã quá lớn. Tổng thống và các cố vấn của ông ta đáng ra phải ...
-------------------------------------------------------
(1) Michael Mandelbaum, Việt Nam: cuộc chiến truyền hình, Daedalus. quyển III, mùa thu năm 1982, tr.157-168, Daniel C. Hallin, Phương tiện truyền thông cuộc chiến tại Việt Nam, sự trợ giúp chính trị: Sự phê bình về luận điểm phản đối phương tiện truyền thông, Tạp chí Chính trị, số 46, năm 1984, tr.l-23.
(2) Michael J. Arlen, "The Living Room War", New York, năm 1969.

----------------------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #158 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 02:31:20 pm »

... chấn chỉnh những tin tức trên chí, nhưng phản ứng công khai của họ đối với cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân cũng ngập ngừng và bối rối, phần nào vì họ cũng chưa biết rõ những gì đang xảy ra và cách đối phó như thế nào.

Luận điểm về hoàn cảnh bị "đâm phía sau lưng" là không có sơ sở để tin tưởng. Việc cho rằng thắng lợi trong tầm tay ngay cả khi Westmoreland đã dược cung cấp toàn bộ số quân theo yêu cầu cũng là điều rất đáng ngờ. Thậm chí ảnh hưởng của công chúng có vẻ không lớn như Westmoreland nhận định. Không ai trong đám cố vấn dân sự của Johnson thích mở rộng chiến tranh và tăng thêm quân ở mức đó lớn. Hơn nữa Johnson đã bác bỏ đề nghị của Westmoreland trước khi sự phản đối của công chúng lên đến đỉnh điểm. Bằng chứng về sự bất mãn tăng lên của dân chúng chỉ khẳng định luận điểm nếu leo thang chiến tranh thì rất tai hại. Nỗi lo sợ của công chúng đã thuyết phục một số quan chức tin rằmg Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Nhưng tổng thống không đi xa đến mức như vậy. Cuối cùng, Johnson kết luận phải có thêm một số động tác hoà giải nữa nhưng về căn bản không thay đổi chính sách cũng như không từ bỏ các mục tiêu của mình.

Ngày 22-3, Johnson chính thức bác bỏ những đề nghị của Westmoreland mở rộng cuộc chiến tranh để tìm thắng lợi. Chắc chắn ông bị ảnh hưởng của dư luận công chúng, nhưng tình hình được cải thiện vững chắc ở Nam Việt Nam dường như đã có tác dụng quyết định. Chính quyền Sài Gòn lúc này phản ứng lại sức ép của Mỹ. Các thành phố đã lấy lại được ổn định và trật tự. Vào cuối tháng 3, Thiệu tuyên bố tăng mức quân dịch do đó sẽ làm tăng quân số Nam Việt Nam lên thêm 135.000 quân. Các trận rốc két của Việt cộng đã giảm dần cường độ. Lực lượng đối phương đang rút khỏi các vị trí đã được họ xây dựng trước Tết Mậu Thân và tách thành các nhóm nhỏ để tránh bị thương vong. Vào giữa tháng 3, Westmorland báo cáo với Johnson kế hoạch về một cuộc phản công lớn ở các tỉnh phía bắc Nam Việt Nam với mục tiêu trọng tâm là giải vây cho Khe Sanh.

Trong hoàn cảnh này, Johnson thấy không cần gia tăng quân Mỹ ở quy mô lớn. Thực tế ông ta thậm chí không cho phép điều 22.000 quân mà Clifford đề nghị mà chỉ đồng ý triển khai 13.500 quân bảo đảm để tăng cường cho số viện quân khẩn cấp đã điều sang vào tháng 2. Đồng thời ông ta quyết định đưa Westmorland về Washington để giữ chức tham mưu trưởng lục quân. Vị tướng này đã bị đả kích dữ dội vì lời tiên đoán thắng lợi và vì không phán đoán được cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và Johnson muốn tránh cho ông ta khỏi số phận giơ đầu chịu báng. Tổng thống cũng có thể đã muốn giải thoát cho ông ta khỏi một cương vị khó khăn là phải tiến hành chiến tranh trong những điều kiện mà ông ta không tán thành. Việc triệu hồi Westmorland thể hiện quyết tâm của chính quyền Mỹ duy trì những giới hạn mà họ áp đặt cho cuộc chiến tranh và ít nhất cũng ngầm ngăn chặn mọi bước leo thang cuộc xung đột thêm nữa.

Trong tuần lễ cuối tháng 3, cuộc tranh luận trong nước về chính sách Việt Nam đã đi đến giai đoạn quyết định và cuộc tranh luận này ngày càng gay gắt. Một số cố vấn của Tổng thống vẫn khăng khăng đòi Mỹ phải thực hiện mọi  biện pháp để "bám trụ ở đó". Có lúc trong thời điểm khủng hoảng Tết Mậu Thân, Rostow đã đề nghị đệ trình quốc hội một nghị quyết mới về Đông Nam Á để tập hợp cả nước hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh và ông ta còn đề nghị tổng thống tiếp tục đứng vững vào thời điểm có thể gọi là bước  ngoặt gay cấn. Rusk kiên trì phấn đấu cho cuộc ngừng ném bom từng phần mà ông ta đã nêu ra vào tháng 3. Ông ta lo lắng về làn sóng phản đối trong nước, nhưng không tuyệt vọng về chiến thắng ở Việt Nam mà cũng không muốn đầu hàng các nhà phê bình đối với chính quyền. Ông biết chắc rằng Bắc Việt Nam sẽ bác bỏ lời đề nghị của mình nhưng một cử chỉ hoà giải sẽ thể hiện với nhân dân Mỹ rằng chính quyền lúc này đang làm mọi việc có thể làm để đi đến thương lượng, do vậy ông có thể tranh thủ thời gian để ổn định trong nước và vực Nam Việt Nam dậy (1).

Vào thời điểm này, Clifford đã có bước dịch chuyển đáng kể vượt xa hơn lập trường của ông ta vào cuối tháng 2. Clifford lo lắng trước thiệt hại hiển nhiên mà cuộc chiến tranh Việt Nam gây ra đối với vị thế tài chính quốc tế của nước Mỹ. Ông ta kinh hoàng về tình hình bất ổn ngày càng tăng ở trong nước, đặc biệt là tình trạng suy giảm nhanh sự ủng hộ của giới kinh doanh và giới luật pháp trong nước.

Ông ta cho biết các nhân vật nói trên nhận thấy nước Mỹ đang lâm vào một "bãi lầy vô vọng" và họ coi ý tưởng "tiếp tục lún sâu hơn vào bãi lầy đó" là "điên rồ". Tuy
-----------------------------------------------------
(1) Rostow gửi Johnson, ngày 15-3-1968, Văn kiện Johnson, Nhật ký hộp 95; Schandler, "Johnson và Việt Nam", tr.243.
------------------------------------------------------
chưa biết chính xác sẽ tiến bước ra sao nhưng ông đã nghĩ đến một chiến lược sẽ đưa nước Mỹ theo một đường hướng không thể đảo ngược là từng bước xuống thang chiến tranh. Không được tăng quân Mỹ lên quá những mức độ hiện tại và phải dùng chúng chủ yếu để bảo vệ dân Nam Việt Nam chống một cuộc tấn công mới từ phía đối phương. Phải ép Thiệu thanh lọc và mở rộng chính phủ.

Clifford cũng đã chuẩn bị có những nhượng bộ lớn để đạt tới một giải pháp qua thương lượng. Ông ta thú nhận rằng Mỹ phải giải quyết theo cách có lợi nhất trong phạm vi khả năng của họ. Sau này ông ta viết: "Không có gì khiến chúng ta phải ở lại đây khi đã đẩy được quân Bắc Việt Nam ra khỏi miền Nam và khi chính quyền Sài Gòn kiểm soát hoàn toàn được Nam Việt Nam". Tại cuộc họp ngày 28-3, ông ta đọc một bài phát biểu dài rất xúc động, trong đó bào chữa cho việc xuống thang. Cùng hoạt động ở hậu trường với trợ lý nhà Trắng Hary McPherson, ông ta tiến hành một chiến dịch liên tục nhằm thắng trong việc tranh thủ sự đồng tình của tổng thống (1).

Tuy các cuộc tranh cãi nổi lên ầm ĩ xung quanh, nhưng Johnson vẫn không can dự vào. Theo bản năng, tổng thống Mỹ ngả về lập trường của Rusk. Ông ta điên đầu trước thái độ bỏ cuộc của Clifford - người mà trước đây ông ta vẫn tranh thủ sự ủng hộ - và trong thâm tâm ông ta chống lại việc từ bỏ một chính sách mà ông ta đã đầu tư rất nhiều
-------------------------------------------
(1) Clifford, Đánh giá mới về Việt Nam, tr.613: ghi chép về cuộc nói chuyện với Clifford, 20-3-1968, Văn kiện Krock: Phỏng vấn Horry McPherson, Văn kiện Johnson.
-----------------------------------------------------------------
vào đó. Johnson vẫn công khai đi theo một đường lối cứng rắn khi tuyên bố rằng: "Chúng ta phải thực hiện những cam kết của mình ở Việt Nam và trên loàn thế giới. Chúng ta phải thắng và sẽ thắng"(1). Mặt khác, ông ta không thể phớt lờ ý kiến phản đối đang bùng lên quanh mình ở trong cũng như ngoài chính phủ, rồi từng bước một ông ta đi đến kết luận là phải có thêm một số hành động hoà giải nữa.

Các cố vấn đáng tin cậy ngoài chính phủ đã giải quyết gần như dứt điểm cuộc tranh cãi cho Johnson. Để đưa tổng thống ra khỏi thế ngồi yên không hành động gì. Clifford đề nghị Johnson triệu lập nhóm cố vấn cao cấp về Washington để họp thêm một buổi nữa về vấn đề Việt Nam. Ngày 26-3, sau nhiều bản thông báo của các quan chức ngoại giao và quân sự, nhóm người này báo cáo những phát hiện của họ với tâm trạng bi quan rõ rệt. Nhóm thiểu số chủ trương giữ vững về mặt quân sự và leo thang nếu cần thiết, nhưng phái đa số lại thiên về những hành động ngay tức khắc tiến tới xuống thang. Sau cuộc họp cuối cùng vào tháng 11, McGeorge Bundy cho biết nhóm cố vấn này hy vọng sẽ có bước tiến bộ chậm nhưng chắc.

Nhưng điều này không xảy ra, theo cựu ngoại trưởng Dean Acheson tóm tắt thì quan điểm của đa số là Mỹ "trong một thời gian còn lại không còn có thể tiến hành công việc mà chúng ta đã lao vào và chúng ta phải bắt đầu những bước để rút ra". Nhóm cố vấn không nhất trí với nhau về những vấn đề cần làm, một số người đề nghị ngừng ném bom
---------------------------------------------
(1) Schandler, Johnson và Việt Nam, tr.248.
---------------------------------------------
hoàn toàn và vô điều kiện, một số người khác đề nghị chuyển hướng chiến lược chiến tranh trên bộ. Phần lớn họ nhất trí mục tiêu về một nước Nam Việt Nam phi cộng sản và độc lập có lẽ không thể đạt được và cần phải hành động để tiến dần đến chỗ rút. Cyrus Vance khuyến cáo: "Trừ phi chúng ta nhanh chóng làm điều gì đó, nếu không tinh thần trên đất nước này có thể dẫn chúng ta đến chỗ rút lui"(1).

Có nguồn tin cho rằng sau buổi họp, tổng thống Johnson với tâm trạng giận dữ và mất tinh thần đã nhận xét: "Lũ khốn trong chính quyền này đều bỏ cuộc hết"(2).

Che dấu đến cùng những ý đồ của mình, ngày 31-3 trong một buổi nói chuyện được truyền hình trực tiếp, tổng thống Johnson đã đột ngột tiết lộ một loạt quyết định quan trọng. Chấp nhận đề nghị của Rusk, tổng thống tuyên bố chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam từ nay trở đi sẽ giới hạn ở phía bắc khu vực phi quân sự. Nhưng để đáp lại những lời yêu cầu khẩn thiết của Clifford và các cố vấn, ông ta còn đi xa hơn. Johnson nhấn mạnh, "thậm chí chiến dịch ném bom miền Bắc hạn chế của chúng ta có thể kết thúc sớm hơn nếu sự kiềm chế của chúng ta được đáp lại bằng bước kiềm chế tương tự của Hà Nội". Ông ta cử nhà ngoại giao kỳ cựu Averell Harriman làm đại diện riêng nếu như các cuộc đàm phán hoà bình trở thành hiện thực. Ông ta nêu rõ Mỹ sẵn sàng đàm phán hoà bình vào bất kỳ thời điểm nào, tại bất cứ đâu. Johnson đã đưa ra một lời tuyên
--------------------------------
(1) Tóm tắt ghi chép, ngày 26-3-1968, Văn kiện Johnson, Hồ sơ biên bản cuộc họp, hộp 2.
(2) Rogger Morris, "Sự bất ổn to lớn: Henry Kissinger và chính sách ngoại giao Mỹ", New York, năm 1977, tr.44.

------------------------------------------------------
bố giật gân khiến cả nước Mỹ kinh ngạc khi ông ta kết luận với lời lẽ kiên quyết: "Tôi sẽ không tìm kiếm và sẽ không chấp nhận việc Đảng tôi đề cử tôi tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai". Sau này Tổng thống tiết lộ là đã có lúc ông ta tính đến việc không ra tái cử. Ông ta cảm thấy kiệt quệ về thể xác và tinh thần do những căng thẳng trong nhiệm sở. Vị tổng thống này nhận thấy mình đã sử dụng hết vốn liếng chính trị do đó một nhiệm kỳ nữa sẽ đầy mâu thuẫn và rất khó hoàn thành nhiệm vụ.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #159 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 02:33:58 pm »

Qua việc không ứng cử, Johnson có thể nhấn mạnh tấm lòng chân thành trong ý nguyện muốn thương lượng và góp phần vào việc phục hồi đoàn kết dân tộc và sự hoà hợp trong nước (1).

Người ta thường coi bài diễn văn của Johnson là bước ngoặt quan trọng trong quá trình dính líu vào Việt Nam, ở một khía cạnh nào đó thì đúng như vậy. Không có giới hạn ấn định đối với các lực lượng bộ binh Mỹ và tổng thống Mỹ cũng không nêu nghĩa vụ phải duy trì những quy định hạn chế đối với chiến dịch ném bom. Thật vậy, khi giải thích với đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn về việc ngừng ném bom từng phần, Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ rằng Hà Nội có thể "lên án" việc làm đó, và do đó "làm cho chúng ta sẽ được tự do hành động sau một thời gian ngắn" (2). Tuy nhiên, tình huống mà những quyết định hồi tháng 3 được đưa ra và giọng điệu hoà giải trong bài diễn văn của
-------------------------------------------
(1) Báo cáo trước công luận của Lyndon B.Johnson, 1968-1969, (2 tập), Washington D.C, năm 1970, tập 1, tr.469-476; Hồi ký Christian ngày 31-3-1968, Văn kiện Johnson, Hồ sơ Nhật ký, hộp 96.
(2) "Bài diễn văn 31-3" của Johnson, Hồ sơ quốc gia, Lịch sử Hội đồng An ninh quốc gia, hộp 47.

---------------------------------------------
Johnson cho thấy ông ta rất khó (nếu không muốn nói là không thể) thay đổi đường hướng. Ngày 31-3-1968 đã đánh dấu sự kết thúc không mấy vinh quang của chính sách từng bước leo thang chiến tranh.

Nhưng tổng thống Johnson không thay đổi mục tiêu của mình. Thành công hiển nhiên của Mỹ trong các trận đánh vào dịp Tết Mậu Thân đã củng cố thêm niềm tin vẫn có thể bảo đảm được một miền Nam độc lập phi cộng sản của Johnson, Rusk và Rostow. Sau này, tổng thống Johnson thú nhận: "Nỗi lo lớn nhất của tôi không phải là cuộc chiến tranh Việt Nam mà là sự chia rẽ và bi quan trong nước. Tôi hy vọng bài diễn văn sắp tới là cơ hội để lấy lại cân bâng và tạo nên một cái nhìn khả quan hơn. Tôi biết rõ là sự suy sụp trong lòng nước Mỹ chính là điều Hà Nội trông đợi" (1). Bằng cách bác bỏ những đề nghị xin tăng thêm quân với quy mô lớn, giảm chiến dịch ném bom, chuyển cho Việt Nam Cộng hoà một số trách nhiệm quân sự và rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống, Johnson hy vọng cứu vãn chính sách của mình, ít nhất cho đến cuối nhiệm kỳ. Tổng thống Johnson tin chắc rằng lịch sử rồi sẽ minh chứng là ông ta đã đứng vững ngay cả trong lúc có nhiều ý kiến phê phán dữ dội. Do vậy, bài diễn văn của Johnson không nói lên một thay đổi trong chính sách mà nói lên một sự chuyển hướng sách lược.

Tuy nhiên các sách lược mới vẫn được định nghĩa mập mờ và mẫu thuẫn hơn các sách lược cũ. Những quyết định tháng 3 đánh dấu một chuyển hướng từ quan điểm gây áp
-----------------------------------------
(1) Johnson, "Lợi điểm", tr.422.
----------------------------------------
lực tăng dần từng bước sang quan điểm từ trước năm 1965  là cứu vãn Nam Việt Nam bằng cách không cho đối phương giành thắng lợi. Nhưng người ta chưa công bố một cách chính xác cách thức để đạt được điều này. Cuộc tranh cãi về chiến tranh trên bộ chưa được giải quyết và người kế nhiệm Westmorland là tướng Creighton Abrams không nhận được ý kiến chỉ đạo về mặt chiến lược. Nhìn chung các quan chức trong chính quyền Mỹ đã nhất trí phải giảm bớt các trận đánh trên bộ để giảm số thương vong của quân đội Mỹ, dù vậy vẫn chưa rõ những trận đánh này sẽ đóng góp ra sao vào thực hiện thắng lợi các mục tiên của Mỹ.

Chiến dịch ném bom sẽ tập trung vào các khu vực xuất phát và các đường tiếp tế của Bắc Việt Nam, nhưng trước đây chiến dịch ném bom đã không làm giảm được lưu lượng vận chuyển và không có lý do để tin rằng nó sẽ có hiệu lực lớn hơn trong tương lai. Những yêu cầu cấp bách của tình hình chính trị trong nước đòi hỏi phải chấp nhận quan điểm "Việt Nam hoá chiến tranh" và khả năng đối phó đáng ngạc nhiên của quân đội Nam Việt Nam trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân khiến người ta hy vọng quân độì này sẽ phát huy hiệu lực. Nhưng trong các báo cáo trước đây của chính phủ Nam Việt Nam ít có cơ sở để thấy rằng Thiệu và tay chân của ông ta có thể hoà giải với các đối thủ cộng sản và bình định miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh một cách có hiệu quả. Xét về tình hình chính trị trong nước thì thương lượng vẫn là điều nên làm, nhưng nếu không có nhượng bộ, điều mà chính quyền Mỹ không muốn chấp nhận, thì hoạt động ngoại giao cũng chẳng đem lại hiệu quả gì và thất bại chỉ có thể làm gia  tăng áp lực. Tóm lại, sách lược của năm 1968 kéo dài sự mập mờ và thiếu nhất quán là đặc điểm trong chính sách của Mỹ ngay từ đầu.

Chính sách của Mỹ trong những tháng sau Tết Mậu Thân thể hiện rõ ràng rằng, dù chính quyền Johnson đã sử dụng những lời lẽ hoà giải và có điều chỉnh sách lược nhưng họ vẫn giữ nguyên những mục tiêu ban đầu. Tổng thống Johnson giữ lời hứa thương lượng và sau nhiều lần trì hoãn đã chấp nhận đề nghị của Hà Nội cử đại diện đến Paris để đàm phán lrực tiếp. Nhưng ngay từ đầu, Johnson từ chối thỏa hiệp về những vấn đề cơ bản. Đồng thời ông ta tìm cách tiếp tục gây áp lực tối đa với các lực lượng đối phương ở Nam Việl Nam và hỗ trợ cho Việt Nam Cộng hoà trong cuộc chiến điên cuồng giành kiểm soát vùng nông thôn và có kế hoạch dần chuyển gánh nặng quân sự cho quân đội Việt Nam Cộng hoà. Kết quả là bế tắc càng trở nên bế tắc hơn và một gánh nặng đã được để lại cho chính quyền kế nhiệm.

Trong bài diễn vtăn ngày 31-3, mặc dù có những lời lẽ hoà giải, nhưng Johnson rất thận trọng khi xem xét thực chất của các cuộc thương lượng. Phản ứng tích cực của Hà Nội làm cho Washington kinh ngạc và nhiều quan chức Mỹ nghi ngờ Bắc Việt Nam có mưu mẹo khôn ngoan nhằm khai thác tình cảm chống chiến tranh ở Mỹ. Chính quyền Mỹ không có sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận đề nghị thương lượng trực tiếp của Hà Nội, nhưng họ quyết tâm không vội vã lao vào thương lượng. Tuy đã hứa sẽ đưa đại diện đến "bất kỳ diễn đàn nào vào mọi thời điểm" nhưng Johnson đã liên tiếp bác bỏ những địa điểm  mà Hà Nội đề nghị tại Phnom Penh của Campuchia và Vacsava, những nơi mà ông ta cho rằng là "cỗ bài có hại cho Mỹ" (1).

Hai quốc gia cuối cùng đã đồng ý gặp nhau tại Paris và Mỹ giữ lập trường cứng rắn ngay từ đầu. Hamman và Clifford chủ trương đưa ra một đề nghị hào phóng ban đầu để khởi động các cuộc thương lượng và để rút Mỹ ra khỏi Việt Nam càng nhanh càng tốt. Tuy vậy điều này chưa thuyết phục được các cố vấn khác của Johnson. Westmorland và Bunker tuyên bố thế trận của Mỹ ở Nam Việt Nam đã tốt lên nhiều và chính quyền sẽ thương lượng ở Paris trên thế mạnh. Johnson và các cố vấn không tin là các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến kết quả.

Đương nhiên họ muốn hoà bình nhưng các điều kiện mà họ quyết tâm giữ vững chắc chắn sẽ làm cho đàm phán không đạt được bất kỳ điều gì. Rusk nhấn mạnh rằng, Mỹ phải làm cho Bắc Việt Nam "có nhượng bộ" hoặc "phải chịu trách nhiệm về việc làm tan vỡ các cuộc hoà đàm". Để hưởng ứng một cuộc ngừng ném bom hoàn toàn, các quan chức chính quyền gần như rút khỏi công thức San Antonio. Rusk thậm chí nói đến việc kiên quyết buộc Bắc Việt Nam chấp hành hiệp định Geneve 1962 về Lào và lập lại khu phi quân sự. Mỹ chống lại một cuộc ngừng bắn mà nó sẽ trói tay họ về quân sự ở Nam Việt Nam và xét về giải pháp chính trị, Rusk nói một cách đầy hy vọng đến việc hồi phục lại hiện trạng trước khi xảy ra chiến tranht (2).
-----------------------------------------------
(1) Johnson, "Lợi điểm", tr.505-506.
(2) Ghi chép tại cuộc họp ngày 6-5-1968, Văn kiện Johnson; hồ sơ biên bản cuộc họp các ngày 6,8-5-1968, hộp 3; Ghi chép của Harold Johnson về cuộc họp ngày 6,8-5-1968: Văn kiện Harold Johnson, hộp 127; phỏng vấn Andrew Goodpaster, Viện lịch sử quân sự Mỹ, trại Carlisle, Pa.

---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày 13-5, các cuộc đàm phán hoà bình đã khai mạc tại Paris và ngay lập tức rơi vào bế tắc. Bắc Việt Nam đã đồng ý tham gia đàm phán như một phần của chiến lược lớn hơn của họ "Vừa đánh vừa đàm". Có thể họ không quan tâm đến thương lượng thực sự khi thế cân bằng quân sự chưa thuận lợi, cũng có thể họ coi hoà đàm Paris chủ yếu là biện pháp để chấm dứt ném bom và khoét sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà, đồng thời làm lăng sức ép chống chiến tranh ở Mỹ. Bắc Việt Nam tỏ rõ rằng, họ đang kiến lập các cuộc tiếp xúc với Mỹ để bảo đảm Mỹ ngừng ném bom vô điều kiện và ngừng mọi hành động chiến tranh khác sao cho hoà đàm có thể bắt đầu. Chính quyền Johnson sẵn sàng ngừng ném bom, nhưng cũng như trước đây, họ khăng khăng đòi có những bước xuống thang tương ứng. Hà Nội tiếp tục bác bỏ yêu sách có đi có lại của Mỹ và từ chối mọi điều kiện hạn chế khả năng của họ chi viện cho cuộc chiến tranh ở miền Nam trong khi Mỹ được tự do hành động.

Đoàn đại biểu Mỹ đưa ra một đề nghị mới, thực chất là một biến tấu của kế hoạch hai hướng trước đây nhằm phá vỡ thế bế tắc. Mỹ sẽ ngừng ném bom "trên cơ sở nhận định" Bắc Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự và thôi không tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn và các thành phố khác nữa, tiếp đó sẽ là "các cuộc đàm phán nhanh và nghiêm túc". Các quan chức Mỹ phàn nàn là Bắc Việt Nam sẵn sàng ngồi lì ở Paris và "để kéo dài những cuộc đàm phán vô bổ". Trong lúc đó, các tharn mưu trưởng liên quân Mỹ thúc ép không khoan nhượng việc tiếp tục leo thang chiến tranh, kể cả việc dùng B-  52 ném bom các vùng đất thánh của Bắc Việt Nam ở Campuchia (1).

Trưởng đoàn đám phán của Mỹ W.Averell Harriman lo sợ các cuộc đàm phán kéo dài bất tận sẽ kéo theo cuộc chiến tranh triền miên và làm tăng thêm sự chia rẽ.

trong nước, vì vậy ông ta đã yêu cầu tổng thống thỏa hiệp. Tuy Bắc Việt Nam chưa chính thức đáp lại đề nghị của Mỹ, nhưng các trận pháo kích của Việt Cộng giảm đi và có nhiều chứng cớ cho thấy có một số lớn quân Bắc Việt Nam đã rút khỏi miền Nam. Harriman lập luận rằng tình trạng lắng dịu về quân sự có thể được xem là dấu hiệu của bước xuống thang mà Mỹ tìm kiếm. ông ta ép Johnson ngừng ném bom, giảm hoạt động của Mỹ đồng thời nêu rõ bước tiếp theo mà ông ta trông đợi ở Hà Nội. Clifford ủng hộ đề nghị của Harriman. Nhưng giới quân sự lập luận rằng sự lắng dịu nói trên chỉ là bước tập kết cho đợt tấn công tiếp theo và cảnh cáo rằng việc ngừng ném bom sẽ gây nguy hiểm cho quân Mỹ. Johnson bác bỏ đề nghị của Harriman và trong thực tế tại cuộc họp báo ngày 31-7, ông ta đe dọa nếu không có bước đột phá lại Paris, ông buộc phải có những biện pháp quân sự mạnh. Một nhà ngoại giao Mỹ sau nàv than thở: "Những cuộc thương lượng khó khăn nhất của chúng tôi là với Washington chứ không phải với Hà Nội. Vào mùa hè đó chúng tôi
----------------------------------------------------
(1) Biên bản cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia ngày 22-5-1968, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, các cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia, hộp 3, Biên bản cuộc họp ngàv 25,28 tháng 5, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 3.
-----------------------------------------------------------------------------
không thể thuyết phục được, ngay cả tổng thống"(l).

Trong khi giữ thái độ kiên quyết ở Paris, chính quyền Mỹ đã dùng mọi biện pháp có thể để củng cố vị thế của họ ở Nam Việt Nam. Mùa xuân 1968, Mỹ đẩy mạnh nhịp độ tác chiến quân sự. Cuộc không kích ở miền Nam đạt cường độ cao khi B-52 và máy bay chiến đấu ném bom oanh tạc dữ dội vào những con đường vận chuyển, các tuyến giao thông và các địa điểm nghi là doanh trại của đối phương.

Trong năm 1968, số vụ B-52 ném bom tăng gấp 3 lần và số bom ném xuống miền Nam Việt Nam đã lên tới hơn 1 triệu tấn. Tháng 3 và tháng 4, Mỹ và Việt Nam Cộng hoà tiến hành các hoạt động tác chiến "tìm vtà diệt" lớn nhất trong cuộc chiến tranh, với trên 100.000 quân được điều đi chiến đấu ở các tỉnh quanh Sài Gòn. Một sĩ quan Mỹ tuyên bố: "Hiện nay Việt cộng đang bị truy kích ráo riết suốt ngày đêm và bị đánh tơi tả bất kỳ lúc nào chúng tôi tóm được”(2). Quy mô hoạt động quân sự của Mỹ đã có phần giảm vào mùa hè và mùa thu khi Abrams chuyển sang các cuộc “tuần tra đơn vị nhỏ" và các trận đánh cơ động quấy rối đối phương, song trong suốt thời gian còn lại trong năm, Mỹ vẫn tiếp tục gây được áp lực mạnh lên đối phương ở Nam Việt Nam.

Mỹ và Nam Việt Nam còn thực hiện chiến dịch đẩy mạnh bình định nhằm bảo đảm an ninh cho một vùng nông
--------------------------------------------------------
(1) Allan E.Goodman, "Sự bỏ lỡ cơ hội hoà bình: Cuộc tìm kiếm cơ Hội thiết lập đàm phán chiến tranh Việt Nam của Mỹ”, NXB Stanford, Callf, năm 1978, tr.69.
(2) Frank Clay gửi ông bà Lucius Clay, ngày 25-5-1968, Văn kiện Tài liệu Frank Clay, Viện lịch sử quân sự Mỹ, trại Carlistle, Pa.

------------------------------------------
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM