Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:15:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88444 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #130 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:18:40 am »

luận quần chúng trong nước" (1).

Để tránh "gây kích động không đúng lúc", tổng thống Mỹ tiếp tục lừa dối quốc hội và dân chúng về tầm quan trọng của những biện pháp mà ông ta đang thực hiện. Để làm cho những quyết định của mình dễ được chấp nhận đối với những nhân vật có thể sẽ dao động, Johnson và các trợ lý đã đưa ra những lời cảnh báo đáng sợ rằng, nếu không hành động một cách dứt khoát sẽ chỉ có lợi cho những kẻ muốn có những biện pháp mãnh liệt, "nhóm nghị sĩ Goldwater", là "lực lượng có số lượng đông hơn, mạnh hơn và nguy hiểm hơn các vị giáo sư hay chỉ trích" (2). Để xoa dịu những nhân vật đa nghi như lãnh tụ phái đa số thượng viện Mike Mansfield, Johnson bóng gió sẽ giành ưu tiên tương tự cho việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột, nhưng không hề để lộ ra là ông ta biết chắc những nỗ lực đó sẽ thất bại. Trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo quốc hội và trong buổi truyền hình trực tiếp bài diễn văn ngày 28-7, ông ta cho biết hiện đang điều động 50.000 quân sang Việt Nam, và sau này còn sẽ cần nhiều quân hơn nữa. ông ta hoàn toàn phủ nhận việc cho phép bất kỳ một thay đổi nào trong chính sách và cũng không hé mở rõ ràng những gì đang chờ đợi phía trước, thậm chí còn không nói đến cả cảm nhận của ông ta lúc đó. Thủ đoạn của Johnson cho thấy, ông ta vẫn quyết tâm đạt tới những mục tiêu ở Việt Nam, không phải hy sinh chương trình xã
--------------------------
(1) Bút lục Benjamin Read ngày 23-7-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 16.
(2) McGeorge Bundy gửi Johnson ngày 14-7-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ lưu Nhật ký, hộp 19.

---------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #131 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:19:03 am »

hội vĩ đại và tin chắc có thể hoàn thành cả hai việc cùng một lúc.

Những quyết định hồi tháng 7 - điều sát nhất với một quyết định tiến hành chiến tranh tại Việt Nam là đỉnh cao của một năm rưỡi Mỹ vật lộn với chính sách Việt Nam và về cơ bản nó phát sinh từ chỗ chính quyền Mỹ không chịu chấp nhận hậu quả của việc rút lui. Johnson và Rusk từng nếm trải những biến động chính trị sau vụ Trung Hoa Dân quốc sụp đổi năm 1949, và họ tin rằng, nếu để mất Việt Nam thì sẽ nảy sinh một cuộc tranh cãi ầm ĩ hơn, như có lần Johnson đã nhận định, "đó là một cuộc tranh cãi nhỏ nhen và tai hoạ có thể làm mất đi chức tổng thống của tôi, bóp chết chính quyền của tôi và làm tổn hại đến nền dân chủ của chúng ta" (1). Họ cũng rất sợ những hậu quả quốc tế nếu rút khỏi Việt Nam. Những nhân vật đề ra quyết định năm 1965 cảm thấy rằng, họ đang cố gắng giữ vững các chính sách mà Mỹ theo đuổi từ cuối những năm 1940, những chính sách vẫn còn giá trí mặc dù đã có nhiều thay đổi to lớn trên thế giới. Họ luôn luôn mơ hồ không biết họ đang kiềm chế cái gì, đôi khi họ nhấn mạnh đến Trung Quốc, lúc thì chú trọng đến chủ nghĩa cộng sản và đến cả các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nói chung. Trong mọi tình huống, họ vẫn tin rằng nếu rút khỏi Việt Nam thì sẽ khuyến khích rối loạn trên toàn thế giới và làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ. Là những con người của hành động và đứng đầu một quốc gia chỉ biết chiến thắng, họ không muốn đối mặt với triển vọng thất bại. Có lần Johnson đã
---------------------------
(1) Kearns, Johnson, tr.252.
------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #132 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:19:29 am »

cảnh báo, nếu Mỹ rút khỏi Việt Nam, nước này "có thể sẽ phải đầu hàng ở mọi nơi khác, như rút khỏi Berlin, Nhật Bản, Nam Mỹ" (1).

Khi đưa ra những cam kết hồi tháng 7, chính quyền Mỹ thấy mình thận trọng di chuyển giữa hai cực đoan, hoặc là rút quân khỏi Việt Nam hoặc là phải tiến hành chiến tranh tổng lực. Theo lời lẽ của Johnson thì chính quyền Mỹ đã tìm cách làm "những gì sẽ là đủ nhưng không quá nhiều". Tổng thống Johnson và các cố vấn của ông ta không tìm cách đánh bại Bắc Việt Nam. Theo nhà sử học Henry Graff thì họ không "nói về việc chinh phục trên chiến trường ... như những con người từ ngàn xưa đã nói về chiến thắng". Trái lại, mục tiêu của họ là gây tổn thất cho Bắc Việt Nam và Việt cộng đủ để buộc họ phải thương lượng theo điều kiện có thể chấp nhận được đối với Mỹ - nói theo kiểu ẩn dụ ở bang Texas, quê hương Johnson, thì gây sức mạnh cho đến khi đối phương "tỉnh ra và hạ vũ khí" (2).

Bộc lộ kỹ năng chính trị khôn khéo tột bực vốn là nét đặc trưng của mình, trong tuần cuối tháng 7, Johnson tìm cách lạo nên sự nhất trí ủng hộ trong chính quyền cho chính sách Việt Nam của ông. Dường như ngay từ đầu, ông ta đã bị lôi kéo vào một chính sách khiến cho Mỹ "được bảo vệ tối đa với chi phí tối thiểư" (3). Tuy nhiên, từ ngày 21 đến ngày 28-7, tổng thống Mỹ đã cho các tham
--------------------------
(1) John D.Pomfreit, Bút lục về cuộc đàm luận với Johnson, ngày 24-6- 1965, Văn kiện Krock, hộp 59.
(2) Graff, Nội các ngày thứ 3, tr.54, 59.
(3) Tóm lược về cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia ngày 11-6- 1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Các cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia, Hộp 1.

----------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #133 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 10:51:03 am »

mưu trưởng liên quân và George Ball nhiều ngày trình bày ý kiến, cẩn thận lắng nghe những lập luận của họ và nêu nhiều câu hỏi thăm dò trước khi bác bỏ đề nghị leo thang với quy mô lớn và rút quân của họ (1). Trong các cuộc họp với giới lãnh đạo quốc hội, Johnson đã nhấn mạnh với các nhân vật bảo thủ về quyết tâm đứng vững ở Việt Nam, đồng thời bảo đảm với phái tự do rằng, ông ta không cho phép cuộc chiến tranh tuột khỏi tầm kiểm soát của Mỹ.

Johnson nói với thượng nghị sĩ George McGovem: "Tôi sẽ theo sát bước chân cụ Hồ Chí Minh mọi lúc" (2). Đường hướng trung dung của Johnson có thể đã phản ánh tâm nguyện của công chúng cũng như quốc hội Mỹ và vị tổng thống này đã lao vào cuộc chiến tranh với một sự ủng hộ có vẻ vững chắc.

Đối với Johnson, việc nhảy vào cuộc chiến hoá ra lại dễ hơn là rút ra rất nhiều. Những quyết định của chính quyền Johnson tháng 7-1965 đã chứng tỏ là có dựa trên hai tính toán sai lầm cốt yếu. Trong khi tìm cách để tiến hành hoạt động "đủ nhưng không quá nhiều", tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông ta chưa bao giờ thăm dò một cách thực sự xem hành động như thế nào là đủ. Mặc dù không ảo tưởng là có thể giành được thắng lợi mà không trải qua khó khăn, đau đớn, nhưng họ đã đánh giá quá thấp quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam và họ cũng không tiên liệu được cái giá mà Mỹ phải trả cho cuộc chiến tranh. Khi Ball khuyến cáo là có thể phải cần tới cả nửa triệu quân, McNamara đã gọi lập luận này có ý đồ bẩn thỉu và cho con số này là "thái quá" (3). Là những người đứng đầu của một quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới, các quan chức Mỹ không thể tin rằng, một nước nhỏ bé và lạc hậu lại có thể dám đứng lên chống lại họ. Johnson thật quá mạo hiểm khi tính toán rằng, cuộc chiến sẽ như một trận đánh "đầu tiên là sự kháng cự với quy mô lớn sau đó giảm dần, rồi Chủ tích Hồ Chí Minh sẽ vội vã tìm cách kết thúc cuộc chiến" (4).
----------------------------------
(1) Larry Berman, Hoạch định Chiến lược: Mỹ hoá cuộc chiến tranh tại Việt Nam (New York, 1982).
(2) George McGovem, Dân chúng, (New York, 1977), tr.104-105.
(3) Phỏng vấn Benjamin Read, Văn kiện Johnson.
(4) Kearns, Johnson, tr.266.

-----------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #134 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 10:52:20 am »

Do tính toán sai lầm cái giá phải trả tại Việt Nam mà chính quyền Mỹ không tránh được việc đánh giá cao sự sẵn sàng trả giá của nước Mỹ. Ngày 27-7-1965, thượng nghị sĩ Mike Mansfield đã viết một bản báo cáo dài, đầy tính hùng biện và tiên tri cảnh báo ông bạn cũ của mình là Johnson và khuyên ông ta rằng quốc hội và đất nước ủng hộ Johnson và ông ta là tổng thống, chứ không phải họ hiểu hoặc cam kết sâu vào chính sách của ông ở Việt Nam và ngấm ngầm bên trong xã hội Mỹ là một tâm trạng rối loạn và bất an mà đến lúc nào đó sẽ bùng lên thành một sự chống đối kịch liệt (1). Mansfield đã nhận thức đúng đắn tính nông cạn của sự ủng hộ đối với Johnson lúc đó. Chừng nào có thể đạt được những mục tiêu của Mỹ với cái giá tối thiểu thì người Mỹ sẵn sàng ở lại Việt Nam. Nhưng khi cuộc chiến tranh bộc lộ là sẽ kéo dài hơn nhiều và cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều so với dự kiến thì sự ủng hộ dành cho tổng thống Mỹ sẽ giảm dần, và những người chủ trương leo thang hoặc rút lui mà vào tháng 7-1965 tổng thống đã khéo léo né tránh đến lúc đó sẽ càng khó xử lý.

Johnson không để ý đến lời khuyên can của Mansfield. Sau nhiều tháng phân vân, cuối cùng ông ta đã định được hướng đi của mình, và vào tháng 7-1965, thầm lặng và không một lời phô trường ầm ĩ, Johnson đã đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh mà sau này sẽ trở thành một cuộc chiến tranh dài ngày nhất, thất vọng nhất và gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
------------------------------------
(1) Mansfield gửi Johnson, ngày 27-7-1965, Văn kiện Johnson, hồ sơ an ninh quốc gia, Lịch sử Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ: Triển khai quân đội Mỹ quy mô lớn tại Việt Nam, tháng 7-1965, hộp 40.
------------------------------------

Hết chương 4, mời bạn rongcoithit tiếp chương 5!
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #135 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:23:05 am »

Chương V
CƯỠI TRÊN LƯNG HỔ: NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN
(1965-l967)

Trong khi di thăm hàng không mẫu hạm Rannger ngoài khơi Việt Nam năm 1965, Robert Shaplen đã nghe được lời nhận xét của một ông bạn nhà báo: "Chúng ta cần phải phô diễn hạm tàu này cho Việt cộng thấy, như vậy sẽ khiến họ phải đầu hàng" (1). Năm 1965 cả nước Mỹ, từ tổng thông Johnson ở nhà Trắng cho tới binh sĩ Mỹ ở chiến trường, đã bước vào cuộc chiến tranh Việt Nam với cách suy nghĩ như vậy. Tổng thống Mỹ đã đặt cược mọi thứ vào cách suy nghĩ rất bình thường rằng, nếu dùng sức mạnh quân sự của Mỹ thì có thể nhanh chóng dồn đối phương vào chân tường. Lực lượng lính chiến Mỹ đầu tiên bước chân tới Việt Nam cũng có quan điểm tương tự. Đại uý hải quân lục chiến Philli Caputo sau này viết: "Khi chúng tôi hành quân qua các đồng lúa vào buổi chiều tháng ba chết
---------------------------------------
(1) Robert Shaplen. Cuộc cách mạng bị thất bại: Nước Mỹ tại Việt Nam, 1946-1966, New York, năm 1966, tr.l86.
---------------------------------------
tiệt đó cùng với ba lô và súng trên lưng, chúng tôi mang theo cả niềm tin thầm kín là chẳng bao lâu Việt cộng sẽ bị đánh bại" (1). Tuy chắc chắn chẳng phải là một cái gì đó đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam, nhưng chủ nghĩa lạc quan cũng rất có giá trị để giải thích hình thức Mỹ lựa chọn để can thiệp vào cuộc chiến tranh đó. Mỹ chưa bao giờ phát triển một chiến lược thích hợp cho cuộc chiến tranh họ đang thực hiện, bởi phần nào họ cho rằng, chỉ cần dùng  sức mạnh quân sự to lớn của họ là đủ. Khi mức độ này thất bại thì Mỹ nhanh chóng dùng mức độ tiếp theo và rồi tiếp theo nữa cho đến khi cuộc chiến tranh đi đến chỗ mà năm 1965 không ai dám nghĩ đến. Quan trọng hơn cả, chủ nghĩa lạc quan mà đất nước này mang theo vào cuộc chiến tranh chính là điều giải thích rõ tại sao sau này cả trong và ngoài chính quyền Mỹ lại có tâm trạng vô cùng thất vọng đến vậy. Thất vọng không bao giờ đến một cách dễ dàng, trái lại nó tới đặc biệt khó khăn, chỉ vì trước đó người ta đã dự kiến sẽ giành được chiến thắng với một cái giá không đáng kể.

Trong hai năm, chủ nghĩa lạc quan của năm 1965 đã nhường chỗ cho nỗi thất vọng sâu sắc và đớn đau. Tính đến năm 1967, Mỹ đã đưa gần nửa triệu lính chiến vào Nam Việt Nam. Họ đã ném nhiều bom hơn tổng số bom thả xuống tất cả các chiến trường trong chiến tranh thế giới thứ II và đã chi cho cuộc chiến tranh hơn 2 tỷ USD mỗi tháng. Một số quan chức Mỹ tự huyễn hoặc mình là đã đạt được nhiều tiến triển, nhưng một thực tế không thể phủ
-------------------------------------
(1) Phillip Caputo, Lời đồn về cuộc chiến, New York, năm 1977, tr..xii.
---------------------------------------
nhận được là cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Do vậy, Johnson đã vấp phải thế tiến thoái lưỡng nan. Không thể kết thúc cuộc chiến tranh bằng biện pháp quân sự và không muốn có những nhượng bộ cần thiết để đi đến một giải pháp qua thương lượng, tổng thống Mỹ đã chợt hiểu là đã quá muộn màng về điều mà George Ban đã cảnh báo từ năm 1964: "Khi đã cưỡi lên lưng hổ thì chúng ta không biết chắc đến đâu thì xuống được".

Chiến lược của Mỹ ở Việt Nam được ứng biến tuỳ hoàn cảnh chứ không được thiết kế cẩn thận và chứa đựng rất nhiều điểm thiếu nhất quán. Mỹ nhảy vào cuộc chiến tranh năm 1965 để ngăn chặn sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà, nhưng chưa bao giờ Mỹ có thể huy động được sức mạnh quân sự to lớn để thực hiện nhiệm vụ cơ bản là thiết lập một chính phủ có sức sống ở Sài Gòn. Chính quyền Mỹ nhấn mạnh rằng, phải giữ cuộc chiến tranh ở mức độ hạn chế - không được khiêu khích Liên Xô và Trung Quốc can thiệp - nhưng tổng thống Johnson lại trông cậy vào một thắng lợi nhanh chóng và ít tổn thất để tránh bất ổn trong nước. Johnson và các cố vấn dân sự của ông ta hình như chưa bao giờ biết rằng những mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau. Mỹ đã huy động sức mạnh quân sự của mình vào cuộc chiến để làm tê liệt Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và thuyết phục Bắc Việt Nam chấm dứt "xâm lược". Tuy nhiên, chính quyền Mỹ lại đánh giá rất thấp khả năng của Bắc Việt Nam và đã không giải quyết một vấn đề quan trọng là sẽ cần những gì để đạt mục tiêu của mình, mãi cho đến khi họ sa lầy vào một thế bế tắc đẫm máu.

Trong khi tổng thống Mỹ và các cố vấn dân sự của ông ta đặt giới hạn cho việc tiến hành chiến tranh, thì họ lại không có những phương châm chiến lược vững chắc đối với việc sử dụng sức mạnh của Mỹ. Giới quân sự được tự do hoạch định chiến lược và đã tiến hành cuộc chiến tranh quy ước mà họ chuẩn bị đối phó, mà không nghiên cứu những điều kiện đặc biệt ở Việt Nam. Westmoreland và  các tham mưu trưởng liên quân bực dọc vì những kiềm chế do giới quan chức dân sự áp đặt. Nhưng lo ngại trước số phận của MacAthur tại Nam Triều Tiên, họ không trực tiếp chất vấn tổng thống hoặc công khai trình bày lý luận của họ. Mặt khác, họ từ chối phát triển một chiến lược dung hoà với những hạn chế cho đến khi đạt được điều kiện mong muốn. Kết quả là vô cùng mập mờ về mục đích và phương pháp, mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa dân sự và quân sự với những bước leo thang đã đem lại lổn thất ngày càng tăng, còn sự thành công lại rất không chắc chắn.

Mỹ chủ yếu dựa vào sức mạnh không quân. Học thuyết quân sự dạy rằng, ném bom có thể huỷ diệt khả năng chiến tranh của đối phương, do vậy buộc đối phương phải thương lượng. Thành công hạn chế của sức mạnh không quân khi sử dụng với quy mô lớn trong chiến tranh thế giới thứ 2 và với quy mô hạn chế trong chiến tranh Triều Tiên đã đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm túc về giá trị của nhận định trên và những điều kiện đặc thù của một đất nước lạc hậu ít có mục tiêu đáng giá như Việt Nam lẽ ra đã có thể gợi lên nhiều ý tưởng khác. Nhưng không quân và hải quân Mỹ có nhiều kỳ vọng thiếu thực tế về những gì mà không quân có thể hoàn thành và việc ngoan cố bám lấy ý tưởng này sau  những trải nghiệm thực tế đã minh chứng họ không thể biện minh về hành động của mình. Các quan chức dân sự chấp nhận lý lẽ của giới quân sự ở một điểm là ném bom đỡ tốn kém về sinh mạng hơn và do đó dễ được chấp nhận ở trong nước hơn, và vì thế nó có thể mang lại một giải pháp nhanh và tương đối dễ dàng cho một vấn đề phức tạp (1). Được tiến hành bắt đầu vào năm 1965 cũng là do thiếu các phương án khác cũng như vì bất kỳ lý do nào khác, chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam được mở rộng trong hai năm sau đó với hy vọng mỏng manh rằng, ném bom sẽ chặn được các lực lượng Bắc Việt Nam thâm nhập vào miền Nam và buộc họ phải ngồi vào bàn hội nghị.

Cuộc chiến tranh bằng không quân dần phát triển tới một quy mô lớn. Tổng thống Johnson kiên quyết phản đối đề nghị của các tham mưu trưởng liên quân đánh một đòn hạ gục đối phương, nhưng mỗi giai đoạn ném bom không đem lại kết quả, thì ông lại mở rộng danh sách mục tiêu và số lần oanh tạc. Số phi vụ đánh phá Bắc Việt Nam đã tăng lừ 25.000 năm 1965 lên 79.000 năm 1966 và 108.000 năm 1967; số bom ném xuống đã tăng từ 63.000 tấn lên 136.000 rồi 226.000 tấn. Trong suốt năm 1965, "Chiến dịch Sấm rền" tập trung vào các căn cứ quân sự, kho tiếp tế và các con đường thâm nhập ở phần phía nam Việt Nam. Từ đầu năm 1966 trở đi, các trận ném bom ngày càng nhằm vào các hệ thống công nghiệp và vận tải của Bắc Việt Nam, rồi chuyển dịch theo hướng Bắc. Trong mùa hè năm 1966, Johnson cho
-------------------------------------------------------
(1) Robert L.Gallucci, Chẳng có hoà bình lẫn niềm vinh dự: Khía cạnh chính trị của Chính sách quân sự của Mỹ tại Việt Nam (Baltimore, 1975), tr.74-80. 
----------------------------------------------------------
phép mở các trận ném bom ồ ạt vào các kho xăng dầu và mạng lưới giao thông vận tải. Một năm sau, ông ta cho phép đánh vào các nhà máy thép, nhà máy điện và các mục tiêu được phê duyệt xưng quanh Hà Nội và Hải Phòng, cũng như ở một số khu vực cấm dọc biên giới Trung Quốc.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #136 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:24:38 am »

Chiến dịch ném bom gây thiệt hại tới khoảng 600.000 triệu USD cho một quốc gia vẫn đang phấn đấu để phát triển một nền kinh tế có sức sống và hiện đại. Các trận không kích làm tê liệt sản xuất công nghiệp của Bắc Việt Nam và phá hoại nền nông nghiệp của họ. Một số thành phố thực sự bị san bằng, một số thành phố khác bị tổn thất nặng- Những chiếc B.52 khổng lồ có sức chở tới 58.000 pound (29 tấn) bom đã không ngừng thả bom một cách tàn bạo xuống các khu vực dẫn tới dường mòn Hồ Chí Minh khiến cho nhiều vùng nông thôn trở nên đổ nát với dày đặc những hố bom khổng lồ. Chiến dịch ném bom không nhằm đánh vào dân thường nhưng chính quyền Mỹ tuyên truyền rằng số dân thương vong chỉ ở mức tối thiểu. Nhưng theo ước lính của CIA thì năm 1967 tổng số thương vong đã lên tới 2.800 người mỗi tháng, trong đó có rất nhiều dân thường; còn McNamara thì thừa nhận rằng riêng số dân thường bị thương vong hàng tháng lên tới 1.000 người trong những thời gian ném bom ác liệt. Một nhà ngoại giao Anh sau này kể lại, vào mùa thu năm 1967, nhân dân các thành phố lớn có dấu hiệu suy dinh dưỡng phổ biến (1).
----------------------------------------
(1) Raphael Littauer và Norman Uphoff, tái bản, Cuộc chiến tranh bằng không quân tại Đông Dương, Boston, 1972, tr.29-43. Về tác động của việc ném bom, xem John Colvin, "Hà Nội trong đời tôi", Washington hàng quý, mùa xuân năm 1981, tr.138-154.
-------------------------------------------
 Tuy nhiên cách sử dụng không lực ở Việt Nam thực sự không đạt được những mục tiêu dự kiến. Theo lập luận của các tham mưu trưởng liên quân thì một cuộc chiến tranh trên không ồ ạt, không hạn chế có thể phát huy hiệu quả hay không vẫn còn là điều rất đáng ngờ. Trong thực tế, vào năm 1967, Mỹ đã huỷ diệt nhiều mục tiêu quan trọng nhưng điều đó cũng chẳng có tác động rõ rệt đến cuộc chiến tranh. Song cách đánh phá dần từng bước của Mỹ đã tạo cho Hà Nội thời gian để xây dựng một hệ thống phòng không, bảo vệ những nguồn lực sinh tử của họ và phát triển các phương thức vận tải dự phòng. Chắc chắn là chiến lược leo thang dần từng bước đã khuyến khích Bắc Việt Nam kiên trì chống trả cho dù họ phải chịu nhiều tổn thất.

Bắc Việt Nam đã thể hiện sự cực kỳ tài trí và nhẫn nại trong việc đối phó với các trận ném bom. Dân thường được sơ tán khỏi các thành phố và phân tán về khắp vùng nông thôn; các ngành công nghiệp và các kho tàng được bố trí rải rác và trong nhiều trường hợp được giấu trong các hang động hoặc hầm ngầm. Trên 48.000 km địa đạo được đào đắp và ở những vùng bị ném bom dữ dội, dân chúng sống chủ yếu dưới địa đạo. Khoảng 90.000 người Bắc Việt Nam đã làm việc suốt ngày đêm để duy trì cho các con đường vận tải thông suốt, và dọc những con đường quan trọng có nhiều đống đá chuẩn bị sẵn để giúp các đội thanh niên xung phong lấp hố bom chỉ vài giờ sau trận ném bom.

Nhiều cầu bê tông cốt thép được thay thế bằng phà hoặc cầu treo làm bằng tre, ban ngày được nhấn chìm xuống nước để khỏi bị phát hiện. Lái xe tải dùng lá để nguỵ trang xe và cho xe chạy đêm, không bật đèn trước, chỉ dựa vào  các cọc tiêu màu trắng dọc đường. Những chiếc B.52 đánh phá có tính huỷ diệt các con đường hẹp chạy qua đèo Mụ Giạ dẫn đến đường mòn Hồ Chí Minh, nhưng người Mỹ rất sửng sốt vì những đoàn xe lại chạy trở lại qua đèo trong vài ngày. Một người Mỹ nhận xét với vẻ thất vọng pha lẫn khâm phục: "Bọn da trắng không thể thực sự hình dung nổi kiểu lao động như bầy kiến này có thể làm được những gì" (1).

Số viện trợ gia tăng của Liên Xô và Trung Quốc cho Bắc Việt Nam cũng không bù lại những tổn thất về trang bị quân sự và nguyên liệu, xe cộ. Cho đến năm 1965, Liên Xô vẫn tách mình ra khỏi cuộc xung đột, nhưng giới lãnh đạo mới kế nhiệm Khrushchev vào tháng 10-1964 đã quan tâm nhiều hơn đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam và hành động leo thang của Mỹ đã tạo nên nhiều cơ hội và cả những thách thức mà họ không thể bỏ qua. Chiến dịch ném bom của Mỹ đã tạo ra nhu cầu về trang thiết bị vũ khí quân sự tinh vi mà chỉ có Liên Xô mới có khả năng cung cấp, điều này đã mang lại cơ hội cho Liên Xô kéo Việt Nam ra xa dần Trung Quốc. Kế đó khi Trung Quốc phê phán mạnh mẽ sự lãnh đạm của Liên Xô với số phận của các cuộc cách mạng trên toàn thế giới, mối đe dọa trực tiếp đối với một nhà nước cộng sản bởi các cuộc không kích đã đòi hỏi Liên Xô phải chứng tỏ họ có đáng được tin cậy hay không.

Sự leo thang chiến tranh của Mỹ đã không buộc hai đối thủ
---------------------------------------------
(1) Trích trong Townsend Hoopes, Những hạn chế của cuộc can thiệp, New York, năm 1970, tr.79, Về đối phó của Bắc Việt Nam với cuộc chiến bằng không quân của Mỹ, xem Jonh M. Van Dyke, Chiến lược sinh tồn của Bắc Việt Nam, Palo Alto, Calif., năm 1972.
--------------------------------------------
cộng sản này quay lại với nhau như George Ball dự đoán.

Lo sợ trước sự xâm nhập của Liên Xô vào Việt Nam, Trung Quốc đã giận dữ bác bỏ lời kêu gọi "hành động phối hợp" của Matxcơva (một từ vay mượn, có thể là có chủ ý, từ Dulles) và thâm chí còn cản trở hoạt động viện trợ của Liên Xô dành cho Bắc Việt Nam. Nhưng chính sự ganh đua quyết liệt đang nóng dần lên giữa Trung Quốc-Liên Xô lại cho phép Hà Nội kích các bên gia tăng thêm viện trợ và ngăn không để cho bên nào giành ảnh hưởng vượt trội. Trung Quốc tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một khối lượng lớn gạo, vũ khí hạng nhẹ, đạn dược và xe cộ. Viện trợ của Liên Xô tăng mạnh sau năm 1965, bao gồm cả vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và xe tăng. Theo ước tính thì tổng số viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc cho Bắc Việt Nam trong những năm 1965- 1968 đã vượt quá 2 tỷ USD.

Nhiều nhân tố khác đã làm giảm hiệu lực của chiến dịch đánh phá bằng không quân. Những trận mưa lớn và sương mù dày đặc đã buộc Mỹ phải cắt giảm các phi vụ ném bom trong mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 5.

Các phi công Mỹ huyênh hoang tuyên bố có thể ném bom với độ chính xác tuyệt đối nhưng với thời tiết và trình độ kỹ thuật chẳng có gì tiến bộ hơn chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo nên tình trạng vô cùng thiếu chính xác và nhiều mục tiêu đã bị ném bom nhiều lần mới có thể phá huỷ nổi. Hơn nữa, khi bay gần đến Hà Nội và Hải Phòng thì các máy bay Mỹ đã vấp phải hệ thống phòng không rất có hiệu lực.

Tên lửa bắn máy bay và các máy bay chiến đấu MIG do Liên Xô cung cấp tuy không đạt tỷ lệ tiêu diệt địch cao   song đã làm đảo lộn các phương thức ném bom và buộc phi công Mỹ phải hạ độ cao, do đó máy bay Mỹ dễ bị ăn đạn của hoả lực dày đặc từ pháo phòng không và cả vũ khí hạng nhẹ.

Mặc dù tàn phá trên diện rộng ở Bắc Việt Nam nhưng chiến dịch ném bom vẫn không đạt được mục tiêu đặt ra.

Nó đã huy động nhiều nguồn nhân lực và vật lực lẽ ra có thể chuyển sang dùng vào các mục đích quân sự khác.

Chiến dịch này cản trở việc đưa người và hàng vào Nam Việt Nam và những người chủ trương ném bom thì lý luận rằng nếu không có ném bom thì mức độ thâm nhập của Bắc Việt Nam có thể đã lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, theo ước đoán chính thức của Mỹ thì mức độ thâm nhập này đã tăng từ 35.000 người trong năm 1965 lên tới 90.000 người trong năm 1967, ngay cả khi hoạt động ném bom dữ dội hơn và mang tính huỷ diệt hơn. Không thể tính toán chính xác tác động tâm lý của chiến dịch ném bom đối với Bắc Việt Nam, nhưng nó không làm lung lay quyết tâm giành chiến thắng của Hà Nội và thậm chí còn giúp giới lãnh đạo Bắc Việt Nam động viên nhân dân chi viện một cách có hiệu quả hơn cho miền Nam.

Đến năm 1967, Mỹ đã trả giá rất đắt mà chỉ đạt được hiệu quả rất hạn chế. Chi phí cho một phi vụ sử dụng máy bay B.52 lên tới 30.000 USD cho mỗi lần xuất kích ném bom. Cái giá trực tiếp phải trả cho cuộc chiến tranh bằng không quân, trong đó chi phí vận hành máy bay, bom đạn thay thế máy bay bị tiêu diệt, có thể lên tới 1,7 tỷ USD trong hai năm 1965 và 1966, trong giai đoạn này số máy bay bị bắn rơi vượt quá 500 chiếc. Tổng cộng, trong 3 năm  từ 1965 đến 1968, Mỹ đã mất tại Việt Nam 950 máy bay, trị giá hơn 6 tỷ USD. Theo con số ước tính, nếu Mỹ gây thiệt hại cho Bắc Việt Nam được 1 USD thì họ phải bỏ ra tới 9,6 USD. Nhưng không thể tính toán tổn thất chỉ bằng tiền bạc. Các phi công Mỹ bị bắt mang lại cho Hà Nội một thứ con tin ngày càng quan trọng trong cuộc chiến tranh.

Việc một nước giàu nhất và tiên tiến nhất thế giới cứ liên tục đánh bom một nước nhỏ bé và lạc hậu đã mang lại cho Việt Nam một lợi thế tuyên truyền và Bắc Việt Nam đã khai thác lợi thế này khá hữu hiệu. Phong trào phản chiến trong nước Mỹ ngày càng dâng cao tập trung vào chiến dịch ném bom, một chiến dịch mà theo nhiều nhà phê bình thì không có hiệu quả nếu không nói là vô đạo đức.

Các hoạt động tác chiến trên bộ của Mỹ ở Nam Việt Nam cũng leo thang mạnh từ năm 1965 đến năm 1967.

Thậm chí trước khi có trong tay một số lớn quân chiến đấu, Westmoreland đã định hình một chiến lược sau đó ông ta còn sử dụng cho tới đầu năm 1968. Đó là chiến lược tiêu hao sinh lực địch, có mục tiêu quan trọng là xác định  trí nhằm tiêu diệt các đơn vị chính quy Bắc Việt Nam và Việt Cộng. Westmoreland đã kịch liệt phủ nhận rằng, ông ta không hề bị kích động bởi bất kỳ "niềm hứng thú kiểu Napoleon để điều động các đơn vị và cũng chẳng hứng thú khi nghe tiếng súng ca-nông", nhưng cái mà sau này được gọi là "tìm và diệt" lại nói lên học thuyết chiến tranh truyền thống của quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Westmoreland, quyết định của Bắc Việt Nam điều các đơn vị quân đội với quy mô lớn tham gia cuộc chiến tranh khiến cho ông ta không còn sự lựa chọn nào khác là phải  đi theo đường hướng này. ông ta không có đủ lực lượng để giám sát toàn bộ đất nước này và thậm chí nếu chỉ để kiềm chế quân chủ lực của đối phương thì cũng không đủ sức.

ông ta nói: "Phải dùng pháo và bom để giã vào họ, rồi cuối cùng đẩy họ vào một trận đánh trên bộ nếu như muốn họ không còn là mối đe dọa mãi mãi". Rồi ông ta lý sự rằng, một khi tiêu diệt được quân chủ lực của đối phương thì chính phủ Nam Việt Nam sẽ có thể ổn định vị thế của mình và bình định vùng nông thôn, đồng thời buộc Hà Nội không còn lựa chọn nào khác là phải thương lượng theo những điều kiện mà Mỹ đưa ra (1).

Chiến lược hung hăng của Westmoreland đòi hỏi tăng số quân Mỹ tham chiến tại Nam Việt Nam. Thậm chí trước khi hoàn thành việc tăng cường số quân vào năm 1965, vị tướng này đã yêu cầu tăng cường thêm quân đủ để đưa tổng quân số lên tới 450.000 người trước cuối năm 1966.

Trái ngược với cuộc chiến tranh bằng không quân chịu sự kiểm soát chặt chẽ, chính quyền Mỹ đã cho Westmorcland được tự do hành động trong việc phát triển và xây dựng một chiến lược trên bộ và chính quyền Mỹ thấy không có cách nào khác là cung cấp cho ông ta hầu hết số quân mà ông ta yêu cầu. Tháng 6-1966, tổng thống Johnson phê chuẩn mức quân phải có là 431.000 vào giữa năm 1967.

Trong khi chính quyền Mỹ đang phê chuẩn những đợt triển khai này thì Westmoreland đã trong quá trình thực hiện đề nghị tăng quân số lên 542.000 vào cuối năm 1967.
--------------------------------
(1) William C. Westmoreland, Báo cáo của người lính, Tp. Garden, N.Y., năm 1976, tr.149-150.
-----------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #137 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:26:30 am »

Được cung cấp hàng ngàn lính Mỹ sung sức cùng một khối lượng lớn vũ khí hiện đại, Westmoreland đã đẩy cuộc chiến đến sát tận lãnh địa của đối phương. ông ta đã hoàn thành cái mà nếu gọi là "chuyện thần kỳ về hậu cần" thì quả là thích hợp, tức là ông ta cho xây dựng chớp nhoáng các cơ sở vật chất để phục vụ một số lượng lớn quân Mỹ cùng trang thiết bị với quy mô lớn. Lính Mỹ được điều đến Nam Việt Nam là những người được trang bị tốt nhất.

Trong cuộc chiến tranh mà Westmoreland mô tả là "tinh vi nhất trong lịch sử", Mỹ tìm cách khai thác ưu thế công nghệ của họ để đối phó với một cuộc chiến tranh du kích.

Để xác định đúng vị trí đối phương biến hoá tài tình, quân đội Mỹ sử dụng các máy ra đa xách tay, nhỏ và các "máy ngửi" có thể phát hiện được cả mùi nước tiểu. Người ta dùng máy tính 1430 của hãng IBM được lập trình để dự đoán thời gian và địa điểm mà đối phương tấn công. Thuốc diệt cỏ được dùng trên quy mô lớn và gây nhiều hậu quả môi sinh nhằm làn phá sự che chở của thiên nhiên đối với Việt cộng. Phi hành đoàn "RANCHHAND" trên máy bay C-123, với khẩu hiệu rất mỉa mai "chỉ có các anh là chặn được các khu rừng", đã rải khoảng 50.000 tấn hoá chất mang tên Tác nhân da cam lên hàng triệu héc ta rừng, huỷ diệt một nửa các rừng cây lấy gỗ của Nam Việt Nam và để lại những tổn thất to lớn về con người mà nhiều thập kỷ sau vẫn chưa xác định được. Máy bay vận tải C-24 được chuyển đổi thành máy bay vũ trang, có thể bắn tới 18.000 viên đạn một phút.

Mỹ dựa nhiều vào pháo binh và không quân để đánh bật đối phương với cái giá rẻ nhất và đã tiến hành một  cuộc chiến tranh điên cuồng đánh vào các căn cứ của Việt cộng và Bắc Việt Nam. Tướng William Depuy, một trong những kiến trúc sư chính của chiến lược "tìm và diệt", đã nhận xét: "Giải pháp ở Việt Nam là thêm bom, thêm đạn pháo, thêm napan... cho đến khi phía bên kia sụp đổ và đầu hàng" (1). Từ năm 1965 đến năm 1967, các phi công Nam Việt Nam và Mỹ đã ném hơn 1 triệu tấn bom xuống Nam Việt Nam, gấp hai lần số bom ném xuống miền Bắc, và còn dùng kiểu ném bom trả đũa đánh vào các làng xóm tình nghi có Việt cộng. Không quân được sử dụng để chi viện cho các lực lượng chiến đấu theo quan điểm "đánh chồng chất", theo đó quân Mỹ bao vây các đơn vị quân giải phóng sau đó gọi máy bay đến ném bom. Một sĩ quan mô tả quan điểm này là: "đánh tơi tả rồi quét sạch" (2 ). Một tỷ lệ lớn hơn hẳn các trận ném bom tạo nên cái mà người ta gọi là đánh chặn- tức là những trận oanh tạc ồ ạt, bừa bãi chủ yếu bằng B- 52 đánh vào các khu căn cứ và các mạng lướt hậu cần.

Nhiều khu vực ở Nam Việt Nam được gọi là các "khu bắn phá tự do", nghĩa là có thể tàn phá mà không cần để mắt tới dân sống tại đó.

Bắc Việt Nam đã chống chọi với sự leo thang chiến tranh của Mỹ và sẵn sàng đương đầu với thử thách này.

Cuối năm 1965, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã tổng động viên toàn quốc nhằm đánh bại đế quốc Mỹ xâm
----------------------------------------------
(1) Trích trong Daniel Ellsberg, Tư liệu về cuộc chiến tranh, New York, năm 1972, tr.234.
(2) Littauer và Uphoff, Không chiến, tr.52.

-----------------------------------------------
lược". Nhận thấy chính quyền và quân đội Nam Việt Nam cùng dư luận tiến bộ Mỹ là những điểm yếu nhất của đối thủ nên Bắc Việt Nam đã tìm cách dùng lối tác chiến du kích kết hợp với tác chiến chủ lực nhằm gây sức ép quân sự tối đa cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà và gây thương vong cho quân đội Mỹ ở mức độ cao nhất với hy vọng nhờ đó có thể khiến Mỹ chán chường và kiệt sức bởi cuộc chiến tranh. Giữa những năm 1960, Bắc Việt Nam có năng lực vận chuyển tới 400 tấn hàng một tuần và 5.000 quân trong vòng một đến ba tháng qua đường mòn Hồ Chí Minh trong chuyến đi dài gần 1.000 km vào Nam Việt Nam.

Trong suốt năm 1965-1966, quân chính quy Bắc Việt Nam và Việt Cộng đã không cho quân Mỹ giữ thế cân bằng, bằng cách đập tan các hoạt động tác chiến "tìm và diệt" của quân đội Mỹ. Năm 1967, họ đã kéo quân đội Mỹ vào các trận đánh lớn xung quanh các khu phi quân sự nhằm đẩy quân Mỹ khỏi những vùng đông dân và bỏ lại vùng nông thôn cho Việt cộng. Về mặt chiến thuật, Bắc Việt Nam dựa vào các cuộc mai phục và các hoạt động tác chiến chớp nhoáng và tìm cách "nắm lấy thắt lưng" quân Mỹ trong những trận chiến giáp lá cà nhằm tối thiểu hoá tác động của hoả lực vượt trội của Mỹ.

Giống như Việt cộng, quân chính quy Bắc Việt Nam cũng rất thiện chiến. Một cố vấn Mỹ đã bực dọc thán phục những người lính này sau một trận chiến ở cao nguyên trung phần vào cuối năm l965: "Mẹ kiếp, hãy cho tôi 200 lính có kỷ luật tuyệt vời như vậy, tôi sẽ  giành được toàn bộ đất nước này" (1).

Trong suốt năm 1966 và 1967, chiến sự ác liệt đã diễn ra trên phần lớn Nam Việt Nam. Dọc các khu phi quân sự, hải quân lục chiến Mỹ và quân chính quy Bắc Việt Nam cố thủ vững chắc như các lực lượng chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ 1, dùng pháo binh nã vào nhau không thương tiếc. ở các vùng rừng núi, các đơn vị quy mô nhỏ của Mỹ dò dẫm tìm lực lượng đối phương ẩn náu theo kiểu chiến dịch "tìm và diệt" đánh vào các khu căn cứ của Việt cộng. Hành quân CEDAR FALLS, một chiến dịch lớn vào đầu năm 1967, đã điều khoảng 30.000 quân Mỹ đánh vào Tam giác sắt, cứ điểm của Việt Cộng ngay ở Bắc Sài Gòn.

Sau khi máy bay B-52 rải thảm vùng này, quân Mỹ bao vây và trực thăng đổ quân chiến đấu được huấn luyện đặc biệt xuống các làng xã. Sau khi di dân ra khỏi khu vực, những chiếc máy xúc Rome khổng lồ có răng to ở phía trước san bằng khu vực đó, huỷ diệt những cây cối còn lại nhằm làm cho quân giải phóng không còn chỗ án náu. Sau đó toàn vùng bị đốt cháy và ném bom một lần nữa để phá huỷ nhiều km địa đạo do quân giải phóng đào đắp.

Kết quả của các trận đánh trên bộ của Mỹ từ năm l965 đến năm 1967 cho đến nay vẫn còn rất khó đánh giá. Quân Mỹ đã chiến đấu cừ, bất chấp những điều kiện gian khổ mà
------------------------------------------------------
(1) Thời báo New York ngày 28-10-1965, William J. Duiker, Con đường giành quền lực của Cộng sản tại Việt Nam, Boulder, Colo., năm 1981, tr.240-256, có những đánh giá khá thuyết phục về chiến lược của Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Đường mòn Hồ Chí Minh cũng được kể chi tiết trong Douglas Pike, "Con đường dẫn tới chiến thắng", Chiến và Hòa bình, 5, số 60, năm 1984, tr.1196-1199.
-------------------------------------------------------
họ phải chịu đựng như rừng rậm, đầm lầy, kiến lửa, đỉa, hầm chông, phục kích và một đối phương biến hoá khôn lường và tác chiến ngoan cường. Trong những tình huống có những đơn vị chủ lực thực sự tham chiến thì quân Mỹ thường giành thắng lợi và không có nơi nào ở Nam Việt Nam mà đối phương không bị hoả lực Mỹ đe doạ. Năm 1967 đã chứng tỏ rằng việc đưa quân Mỹ vào đã ngăn chặn được thất bại chắc chắn vào năm 1965.

Trong một cuộc chiến tranh không chiến tuyến, không có mục tiêu lãnh thổ, với mục tiêu chính là "tiêu hao địch", thì "việc đếm xác" trở thành chỉ số xác định sự tiến triển.

Phần lớn các giới quan chức Mỹ đều nhất trí rằng các con số công bố là không dáng tin. Chỉ riêng sự huỷ diệt của trận chiến cũng gây khó khăn cho việc đếm chính xác quân số bị chết trong chiến đấu. Không thể phân biệt đâu là Việt cộng, đâu là dân thường, và trong khói lửa của trận đánh, "các nhà thống kê" Mỹ chẳng nỗ lực gì nhiều.

Phillipo Caputo hồi tưởng, "nếu có xác chết là người Việt Nam thì đó là Việt cộng, đây là việc làm theo kinh nghiệm" (1). Trong hệ thống chỉ huy đã có lệnh đòi đưa ra những con số có lợi và hiện tượng thêm thắt vào các con số đều xảy ra ở mỗi cấp cho đến khi báo về Washington thì những con số này không còn tính trung thực. Dù con số đếm xác có bị thổi phồng lên và ước tính sự điều chỉnh thêm thắt đến 30% thì rõ ràng Mỹ cũng đã gây tổn thất cho đối phương. Theo những con số chính thức thì số bị tiêu diệt là 220.000 người đến cuối năm 1967. Chủ yếu
------------------------------------------------
(1) Caputo, Những đồn đại về cuộc chiến, tr.xviii.
------------------------------------------------
dựa vào những con số đó, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ nhấn mạnh Mỹ đang "thắng" trong cuộc chiến tranh này.

Cũng giống như cuộc chiến tranh bằng không quân, chiến lược tiêu hao cũng chứa đựng nhiều sai lầm nghiêm trọng. Chiến lược này cho rằng Mỹ có thể gây những tổn thất khủng khiếp cho đối phương nhưng vẫn hạn chế được tổn thất của mình trong phạm vi chấp nhận được, một nhận định trái với kinh nghiệm thu được trong các cuộc chiến tranh trên bộ ở châu á và thực tế ở Việt Nam. Hàng năm, ước tính có khoảng 200.000 người Bắc Việt Nam đến tuổi nhập ngũ và Hà Nội Có thể bù đắp số quân hao hụt theo sát từng bước leo thang chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, những điều kiện theo đó cuộc chiến tranh được tiến hành lại cho phép Hà Nội hạn chế được thiệt hại của họ. Quân chính quy Bắc Việt Nam và Việt cộng có tài ẩn hiện phi thường, họ có thể tránh giao chiến khi thích hợp. Họ chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm tấn công trên địa hình thuận lợi với họ. Nếu thiệt hại lên đến mức không thể chấp nhận được thì họ chỉ việc toả vào rừng hoặc rút về các căn cứ địa ở Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia.

Do vậy, Mỹ đã lâm vào thế bế tắc. Bắc Việt Nam và Việt cộng trong một vài trường hợp cũng bị tổn thất, nhưng quân chủ lực của họ chưa bao giờ bị tiêu diệt. Họ vẫn giữ được thế chủ động trên chiến lược, có thể đánh mạnh và đánh nhanh bất kỳ ở đâu và khi nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ. Westmoreland không có đủ quân để tiến hành chiến tranh và kiểm soát vùng nông thôn. Vì thế, cơ cấu chính trị của Việt cộng chủ yếu vẫn chưa bị động chạm đến và thậm chí ở những vùng như Tam giác sắt, khi quân  Mỹ tiếp tục triển khai chiến đấu ở nơi khác, Việt cộng lại lãng lẽ luồn trở lại. Năm 1967, Robert Shaplen nhận xét, tất cả các yếu tố trên dồn lại tạo nên một "tình trạng không có nổi một giải pháp nào cả" (1).

Ngày càng nhiều người hoài nghi chất vấn rằng liệu những tiến bộ đã đạt được có bù đắp nổi những thiệt hại của các hoạt động tác chiến quân sự quy mô lớn của quân đội Mỹ hay không. Chỉ riêng năm 1966, những quả bom và đạn chưa nổ của Mỹ đã cung cấp cho Việt Cộng đủ thuốc nổ để tiêu diệt hàng ngàn người. Chiến dịch ném bom ồ ạt và hoả lực phá hoại nền nông nghiệp vốn là chỗ dựa của nền kinh tế Nam Việt Nam, gây thương vong cho dân thường và đẩy hàng triệu người dân vào các trại tị nạn được xây dựng vội vã hoặc vào các thành phố quá đông đúc. Các hoạt động quân sự Mỹ càng phá hoại thêm cơ cấu xã hội của một "quốc gia" vốn đã yếu kém và đẩy nhân dân càng xa rời chính quyền Sài Gòn vốn trước đó chưa từng có cơ sở ủng hộ vững chắc của người dân. Một quan chức Mỹ sau này nhận xét: "Việc làm này như thể xây một căn nhà mà lại dùng xe ủi và cần cẩư" (2).

việc Mỹ hoá cuộc chiến tranh cũng có tác động làm suy yếu quân đội Nam Việt Nam. Westmoreland đã xin điều quân Mỹ vì ông ta không tin vào sức chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hoà, và khi có được quân Mỹ, ông ta đã dựa chủ yếu lực lượng này. Trong thời kỳ Mỹ
----------------------------------
(1) Robert Shaplen, Con đường từ chiến tranh: Việt Nam, 19ó5-1970, New York, năm 1970, tr.167.
(2) Stephen Young, trích trong W.Scott Thompson và Donaldson D. Frizzell, Những bài học Việt Nam, New York, năm 1977, tr.225.

---------------------------------
chiếm ưu thế về quân sự, quân đội Việt Nam Cộng hoà bị gạt sang một bên, được giao cho thi hành những hoạt động ít quan trọng hoặc làm nhiệm vụ kiểm soát dân và những công việc vặt mà đám sĩ quan coi là hạ mình vrà thực hiện với thái độ rất miễn cưỡng. Cảm nhận về địa vị thấp kém do tình hình trên tạo ra không thể giải quyết được nhiều vấn đề nhất là về tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhiều thời gian và liền bạc đã được đổ vào huấn luyện và trang bị cho quân đội Việt Nam Cộng hoà từ năm 1965 đến 1967, nhưng tất cả đều dập theo khuôn mẫu của Mỹ, chuẩn bị cho quân đội Việt Nam Cộng hoà chiến đấu trong cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành. Quân đội Việt Nam Cộng hoà vì thế trở nên phụ thuộc vào Mỹ hơn bao giờ hết và không được chuẩn bị tốt để gánh vác nhiệm vụ chiến đấu vào thời gian chưa được ấn định cụ thể.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #138 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:27:49 am »

Mỹ đã phải trả giá đắt để có được những thành công hạn chế. Trong nhiều cuộc hành quân, họ đã phung phí rất nhiều hoả lực và đôi khi chỉ thu lượm được kết quả không đáng kể. Tham mưu trưởng Harold Johnson sau này nhớ lại một số cuộc điều tra cho thấy có tới 85% số bom đạn sử dụng bừa bãi, "ở một quy mô cao tới mức choáng váng" (1). Tuy Mỹ diệt được 700 quân Việt Cộng trong cuộc hành quân CEDAR FALLS, nhưng lực lượng chủ lực của đối phương đã thoát được. Nhưng đến cuối năm 1967, số lính Mỹ bị chết trong chiến đấu đã lên tới 13.500 người
-------------------------------------
(1) Phỏng vấn Harold Johnson, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle. Pa.
-------------------------------------
cùng số thương vong tăng vọt và mức động viên quân dịch tăng lên đã khiến cho sự phản đối chiến tranh tăng lên ngay trong lòng nước Mỹ.

Dù có những con số đếm xác rất gây ấn tượng, nhưng vào giữa năm 1967, nhiều nhà quan sát thấy rõ là niềm hy vọng về một thắng lợi quân sự nhanh chóng và tương đối ít chi phí quả là đã đặt nhầm chỗ. Nhà báo Malcolm Browne nhận xét, "mỗi cú đánh của Mỹ giống như một nhát búa tạ đánh vào chiếc nút li-e nổi. Nhưng chiếc nút này không chịu chìm xuống" (1). Vào lúc này Mỹ đã có gần 450.000 quân tại Việt Nam. Westmoreland thừa nhận rằng nếu như yêu cầu tăng thêm 200.000 quân nữa của ông ta được thông qua, cuộc chiến có lẽ chỉ kéo dài thêm nhiều nhất là 2 năm nữa. Nếu không, ông ta cảnh báo, nó có thể kéo dài ít nhất là 5 năm thậm chí còn lâu hơn nữa.

Trong khi tích cực mở rộng hoạt động quân sự tại Việt Nam, Mỹ cũng phải vật lộn với cái mà nhiều người vẫn luôn coi là một vấn đề trung tâm, tức là xây dựng một quốc gia Nam Việt Nam có sức sống. Cao Kỳ đã làm cho những nhân vật đa nghi kinh ngạc vì đã tồn tại được hơn 6 tháng trên cương vị của mình. Tin rằng họ đã tìm được một cơ sở vững chắc để từ đó phát triển lên, vào đầu năm 1966, chính quyền Mỹ đã quyết định nêu rõ những cam kết của mình và ép Kỳ cải cách chính phủ. Tại cuộc họp "thượng đỉnh" được dàn xếp vội vã tại Honolulu, Johnson đã công khai ôm hôn Kỳ, thể hiện một cam kết mới và tìm cách để Kỳ
------------------------------------------------------
(1) Malcolm W.Brownc, Diện mạo mới của cuộc chiến tranh, NXB lndianpolis, năm 1968, tr.xi.
------------------------------------------------------
nhất trí thực hiện một chương trình cải cách sâu rộng.

Tổng thống Johnson không hề tỏ ý nghi ngờ tầm quan trọng mà ông ta dành cho chương trình đó. ông ta tuyên bố, thông cáo Honolulu là một loại "kinh thánh". Nhưng ông ta cũng không thỏa mãn với những lời hứa hoặc "những từ ngữ nghe rất kêu" mà phải "có những kết quả cụ thể" (1).

Ngay khi về Sài Gòn, Kỳ đã vấp phải một thách thức nội bộ rất quyết liệt. Sau khi im lặng gần một năm, thấy cuộc gặp gỡ Honolulu là một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ Kỳ được sự giúp đỡ của Mỹ sẽ giữ quyền lực tuyệt đối, giới Phật giáo một lần nữa xuống đường. Cũng giống như những gì đã diễn ra vào năm 1963, biểu tình bắt đầu nổ ra ở Huế và dưới sự lãnh đạo của các hoà thượng, những cuộc biểu tình này lan nhanh đến Sài Gòn và hội tụ được nhiều nhóm người phản đối chế độ như học sinh, sinh viên, công đoàn lao động, giáo dân và thậm chí cả các phe phái trong quân đội. Những cuộc biểu tình này mang màu sắc chống Mỹ ngày một cao. ở Huế và Đà Nẵng xuất hiện các khẩu hiệu "Đả đảo ách thống trị nước ngoài trên đất nước chúng ta". Một đám đông giận dữ đã đốt lãnh sự quán Mỹ ở Huế và lính cứu hoả thì không chịu dập tắt lửa.

Cuộc khủng hoảng Phật giáo bộc lộ rõ những yếu kém của chính quyền Sài Gòn và thế yếu của Mỹ ở Việt Nam.

Sự tồn tại của một cuộc nội chiến thực sự trong lòng một cuộc chiến tranh đã dập tắt những mối hy vọng vừa mới
---------------------------------------
(1) Chỉ thị của Johnson. ngày 8-2-1966, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các cuộc gặp quốc tế: Honolulu, Hộp 2.
---------------------------------------
nhen nhóm lên về chính quyền của Kỳ. Những người phản đối thì chủ trương tổ chức bầu cử và khôi phục lại chính quyền dân sự, những vấn đề mà Mỹ khó có thể từ chối. Bộ Ngoại giao Mỹ lại sợ rằng nếu nhân nhượng cho phật tử thì sẽ "đẩy chúng ta nhanh đến một con đường đầy chông gai và cạm bẫy hơn dự kiến của chúng ta rất nhiều", và Rusk đã chỉ thị cho sứ quán thuyết phục các lãnh tụ Phật giáo ôn hoà rút những "yêu sách thiếu thực tê" vì làm như vậy chỉ tạo nên "mối nguy hiểm nghiêm trọng là chuyển giao đất nước cho Việt cộng" (1). Khi hoạt động "hoà giải" của Mỹ thất bại và cuộc khủng hoảng trở nên xấu đi thì một số quan chức trong chính quyền Mỹ đề nghị bỏ rơi Kỳ để cứu Nam Việt Nam, và một số người khác còn bắt đầu xây dựng kế hoạch để Mỹ rút lui trong danh dự. Nguyễn Cao Kỳ bị ăn đòn tứ phía đã hành động mà không xin phép Mỹ trước để rồi cuối cùng giải toả được thế bế tắc của Mỹ và cũng tự cứu mình bằng cách điều 1.000 lính hải quân lục chiến Việt Nam Cộng hoà tới Đà Nẵng trấn áp lực lượng "phiến loạn". Phật tử phải lùi bước trước lực lượng áp đảo hơn, rồi phải rút lui tuy có phản đối yếu ớt. Tuy rất bực về cách làm việc "vượt mặt" của Kỳ, nhưng chính quyền Mỹ rất thỏa mãn với kết quả đạt được. William Bundy nhớ lại: "Tổng thống Johnson dứt khoát gạt bỏ phương án rút lui và tất cả chúng tôi đều thấy nhẹ người"(2).
----------------------------------------------
(1) Rusk gửi Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, ngày 16-3-1966, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các nước:Việt Nam, hộp 28; Rusk gửi Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. ngày 5-4-1966, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các nước:Việt Nam, hộp 29.
(2) Phỏng vấn William Bundy, Văn kiện Johnson.

------------------------------------------------
Sau cuộc khủng hoảng Phật giáo, Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam phấn đấu giữ vững những lời cam kết tại Honolulu. Theo quan điểm của Washington, việc bình định là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Cải thiện mức sống cho dân chúng Nam Việt Nam được coi là một lĩnh vực của cuộc chiến tranh. Johnson tin rằng cần tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng để tạo cho cuộc chiến tranh đi tới một mục đích cao cả hơn. ông ta trau chuốt bài hùng biện bằng những thứ như chương trình tiêm chủng, cải cách giáo dục và dùng các chuyên gia của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam nuôi giống lợn thịt to hơn hoặc trồng được nhiều khoai lang hơn. Có lần ông ta thốt lên: "Mẹ kiếp! Chúng ta cần thể hiện niềm say mê hơn cho những người dân Việt Nam chân chất này... Chúng ta phải được thấy chính quyền Nam Việt Nam giành chiến thắng... tranh thủ trái tim và lòng yêu mến của người dân"(1). Dưới sự thúc đẩy của Washington, những người Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã thiết kế một chương trình phát triển nông thôn có tên gọi khá kêu là Chương trình Phát triển cách mạng (RD), một chương trình bắt chước cách làm của Việt cộng, theo đó các tổ với quy mô 59 người được huấn luyện về công tác tuyên truyền và dịch vụ xã hội đi xuống các làng xã sống cùng với dân vàthực hiện các nhiệm vụ để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng đối với chính quyền nhằm làm suy yếu Việt cộng.
---------------------------------------
(1) Jack Valenti, Một Tổng thống thật "nhân đạo", New York, năm 1973, tr.133, Loay Bua Johnson, Nhật ký Nhà Trắng, New York, năm 1970, tr.370-371.
-----------------------------------------
công cuộc phát triển nông thôn cũng vấp phải nhiều vấn đề giống như trước đây đã làm vô hiệu hoá "chương trình bình định". Bộ máy quan liêu của Sài Gòn và sự hợp tác tồi tệ giữa các quan chức Mỹ và Nam Việt Nam đã cản trở công tác quản lý kế hoạch này. Không thể tuyển được người có đủ năng lực ở một nước thiếu nguồn nhân lực và thực sự chỉ có chưa đầy một nửa số người cần thiết để tham dự huấn luyện.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #139 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:30:32 am »

Các ứng viên được huấn luyện đại trà trong 3 tháng và phần lớn chưa được chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ nặng nề đang chờ đợi họ. Khi đi vào thực tế, các toán phát triển nông thôn cảm thấy thất vọng ngay vì các quan chức địa phương coi họ như một mối đe doạ. Kinh phí hứa hẹn cho nhiều dự án không bao giờ đến đúng địa chỉ. Còn người dân từng chứng kiến nhiều chương trình khác đến rồi lại đi, nên họ đón chào các công vụ viên, những người đi thực hiện chương trình này, với sự thận trọng và lãnh đạm. Do tình trạng thiếu nhân lực kinh niên, rất nhiều công cụ viên thường được điều chuyển tới các vùng mới trước khi hoàn thành công việc ở nơi cũ và cho dù những thành quả đạt được là gì thì chúng cũng mau chóng tan biến. Có khi những việc làm tốt của các toán phát triển nông thôn lại bị các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hoà phá hỏng vì họ thường bóp nặn dân làng nộp thuế, phí và ăn cắp cả lợn gà. Khi được hỏi cái gì là yếu tốt cốt lõi để thực hiện thành công công tác bình định ở khu vực của mình, một cố vấn Mỹ đã thẳng thừng nói rõ: "Hãy điều sư đoàn 22 của Việt Nam Cộng hoà cút khỏi tỉnh đó" (1).
-----------------------------------------
(1) Giác thư của Daniel Ellsberg, ngày 30-3-1966, Văn kiện John P.Vang, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, trại Carlisle, Pa.
-----------------------------------------
vấn đề cơ bản là thiếu an ninh. Lực lượng quân sự Mỹ bị cuốn hút vào cuộc chiến đấu và ít có thời gian chú ý đến cái mà sau này được gọi là "một cuộc chiến tranh khác" (bản thân cụm từ này nói lên sự thiếu hiệp đồng giữa chương trình bình định và các hoạt động quân sự). Trong hầu hết các trường hợp, quân đội Việt Nam Cộng hoà không thể bảo đảm an ninh và ở một số vùng thì an ninh lại là vấn đề chính yếu. Đôi khi các toán phát triển nông thôn đạt được những thành tích nhất định, nhưng thành tích đó lại trở thành con số không khi máy bay Mỹ ném bom các làng xóm mà họ vừa xây dựng. Các Công vụ viên thường được cử đến những vùng mất an ninh, nơi có Việt cộng quấy rối. Nhiều người đã bỏ chạy, những người ở lại và làm việc hiệu quả thường bị trừng trị. Trong tháng 7- 1963, 3.015 công vụ viên tham gia chương trình phát triển nông thôn đã bị giết hoặc bắt cóc (1).

Trong tình hình đó, "chương trình bình định" hầu như không đạt kết quả. Tuy đường xá được sửa sang, trường học được xây dựng, các cuộc bầu cử hương xã được tổ chức, nhưng với những phương pháp định lượng rất không chính xác, nên trong thực tế số xã "được bình định" chỉ tăng 5% trong năm đầu tiên. Cố gắng làm hồi sinh chương trình này, vào mùa xuân năm 1967, tổng thống Johnson đã trao cho Bộ tư lệnh quân sự Mỹ trực tiếp phụ trách chương trình này và Westmoreland đã thuyết phục quân đội Việt Nam Cộng hoà vốn đang lừng khừng phải triển khai một
-------------------------------------------------
(1) Douglas A. Blaufarb, Kỷ nguên chống nổi dậy: Các học thuyết và việc thực hiện của Mỹ, New York, năm 1977, tr.205-242.
----------------------------------------------
lực lượng lớn để bảo đảm an ninh ở các vùng nông thôn.

Những thay đổi này cuối cùng đã đem lại kết quả tốt hơn, nhưng vào lúc mà cố gắng quân sự to lớn của Mỹ không thu được kết quả gì hơn một thế bế tắc thì thất bại của "chương trình bình định" đã thực sự khiến nhiều người phải nản lòng.

ít nhất có một lĩnh vực mà hai quốc gia đã đạt được mục tiêu của thông cáo Honolulu là soạn thảo được Hiến pháp mới và tổ chức được tuyển cử. Người Mỹ không cho rằng việc xuất khẩu dân chủ sẽ giải quyết được các vấn đề của Nam Việt Nam. Ngược lại, nhiều người nhất trí với Lodge (lúc này trở lại nhiệm kỳ đại sứ lần thứ hai) rằng, việc tạo dựng một nền dân chủ thực sự ở một nơi vốn không có truyền thống dân chủ phương Tây "quả là một việc không thể làm được". Một số người lo sợ rằng, một quá trình chính trị mở cửa thực sự sẽ dẫn đến rối loạn. Tuy vậy người Mỹ cũng cảm thấy một Hiến pháp mới và các cuộc tuyển cử sẽ tạo cho Nam Việt Nam một hình ảnh đẹp hơn, theo lời của Lodge, thì "có thể làm cho các cuộc đảo chính triền miên không còn thế hợp pháp nữa"(1).

Chế độ Nguyễn Cao Kỳ đã ngoan ngoãn nghe theo lời khuyên của Mỹ nhưng theo cách thức vẫn bảo đảm cho mình đứng vững. Các cuộc tuyển cử để bầu ra quốc hội hợp hiến bị kiểm soát chặt chẽ đến mức bị giới Phật giáo tẩy chay. Quốc hội Việt Nam Cộng hoà đã họp vào đầu năm 1967 và ban hành ra Bản Tuyên ngôn nhân quyền, với
-------------------------------------------
(1) Henry Cabot Lodge, Jr, Quá nhiều mắt bão, New York, năm 1973, tr.215.
---------------------------------------------
nội dung dựa trên các mô hình của Mỹ và Pháp, chứa đựng những lời lẽ bóng bẩy. Tuy nhiên, chính phủ vẫn có được quyền hành pháp mạnh mẽ và có những quy định cho phép tổng thống Việt Nam Cộng hoà nắm quyền lực gần như là độc tài trong những trường hợp khẩn cấp, những trường hợp có thể được tuyên bố tuỳ ý của tổng thống. Những ai bị gán là cộng sản, hoặc "những người thuộc phái trung lập có cảm tình với cộng sản" đều bị gạt ra khỏi chính quyền.

Tổng thống được bầu trên cơ sở đa số phiếu, đảm bảo rằng các ứng cử viên đối lập không thể liên kết lại để giành thắng lợi.

Trong quá trình vận động trước bầu cử, Mỹ lặng lẽ nhưng kiên quyết ủng hộ những nỗ lực của chính quyền Việt Nam Cộng hoà giữ vững quyền lực. Bộ Ngoại giao Mỹ tỏ ý lo ngại về việc gạt bỏ toàn bộ các ứng cử viên đối lập nhưng Lodge đã thắng thế với lập luận rằng "đừng làm chính quyền Nam Việt Nam nản chí không thực hiện những biện pháp ôn hoà để ngăn cản Việt cộng lợi dụng các cuộc bầu cử làm phương tiện tiếm quyền" (1). Thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền Nam Việt Nam nảy sinh từ cuộc đấu đá nội bộ gay gắt mà chỉ giải quyết được nhờ sức ép quyết liệt của Mỹ, và sau một cuộc họp kéo dài đầy vẻ đạo đức giả trong cuộc họp này, Nguyễn Cao Kỳ "buồn bã" nhân nhượng và đồng ý ra tranh cử chức phó tổng thống trong một danh sách do Thiệu đứng đầu.
----------------------------------
(1) Thượng viện Quốc hội Mỹ, Tiểu ban Xây dựng công trình công cộng, Văn kiện Lầu Năm góc (Bản gửi tới các Thượng nghị sĩ) (4 quyến), Boston, năm 1971, quyển II, tr.384.
----------------------------------
cuộc tuyển cử tháng 9-1967 không xấu xa như lời buộc tội của các nhà phê bình, và cũng không trong sạch như tuyên bố của Johnson. Chế độ này đã tiến hành tuyển cử theo những điều kiện khó dẫn họ đến sự thất bại và cũng có những chứng cứ về sự gian lận ở mức độ lớn vào phút chót. Những kết quả bầu cử và việc tổ chức tuyển cử trong không khí chiến tranh được Mỹ nêu lên như chứng cứ của sự trưởng thành ngày càng tăng về chính trị của chính quyền Sài Gòn. Nhìn lại thì thấy thắng lợi của chính quyền Sài Gòn cũng chỉ ở mức độ hẹp. Liên minh Thiệu-Kỳ được 35% số phiếu, Trương Đình Du (một luật sư vô danh, người đã tranh cử với một cương lĩnh thương lượng với Việt cộng) được 17% số phiếu. Cuộc tuyển cử có thể làm cho chế độ này được tôn trọng ở mức độ nào đó, nhưng đồng thời cũng nói lên rằng nó vẫn còn yếu kém. Trong một quốc gia mà quyền lực chính trị do ý trời định đoạt và sự ủng hộ của quần chúng chỉ dừng ở mức thực hiện nghĩa vụ, thì mức độ nhỏ bé của thắng lợi là điều lố bịch. Nhiều người Việt Nam mỉa mai gọi toàn bộ quá trình này là "một màn kịch do Mỹ đạo diễn với dàn diễn viên Nam Việt (l).

Trong khi Mỹ và Nam Việt Nam phấn đấu giải quyết những vấn đề cũ thì quá trình Mỹ hoá cuộc chiến tranh đã sản sinh ra nhiều vấn đề phức tạp, trong đó gay cấn nhất là bi đát nhất là vấn đề dân tị nạn. Các hoạt động quân sự của Mỹ và của đối phương phát triển lên đã đẩy khoảng 4 triệu dân Nam Việt Nam, khoảng 25% số dân, khỏi quê hương
------------------------------------------------------
(1) Shaplen, Con đưowfng từ chiến tranh, tr.151.
--------------------------------------------------------
của họ. Một số dạt về các thành phố vốn đã đông đúc; một số khác bị dồn vào các trại tị nạn tồi tàn. Mỹ đã cấp cho chính quyền Nam Việt Nam khoảng 30 triệu USD/năm để lo cho dân tị nạn, nhưng phần lớn số tiền này không đến tay người dân. Các chương trình tái định cư thỉnh thoảng cũng được khởi động nhưng vấn đề diễn ra phức tạp đến mức những quan chức giàu tưởng tượng nhất cũng không còn giữ nổi tính trung thực. Không gì có thể bù đắp lại những thiệt hại cho dân tị nạn khi họ bị mất nhà cửa, ruộng vườn. Một bộ phận lớn dân Nam Việt Nam lâm vào tình trạng vô gia cư và trở nên có thái độ thù địch với chính quyền Việt Nam Cộng hoà, còn các trại tị nạn lại trở thành mảnh đất màu mỡ để Việt Cộng hoạt động.

Việc đột ngột đưa vào nửa triệu quân Mỹ, hàng trăm cố vấn dân sự, nhiều tỉ USD đã phá hoại sâu sắc một quốc gia vốn đã yếu kém và chia rẽ. Mức độ tăng cường lực lượng quá nhanh và quá lớn đến nỗi nó đe dọa đè bẹp Nam Việt Nam. Các cảng của Sài Gòn chật cứng tàu bè, hàng hoá, và các tàu chờ dỡ hàng đậu thành dãy dài ra tận biển. Shaplen nhận xét: Thành phố này đã trở thành "một thành phố phát triển nhanh toàn diện", phố phường tràn ngập xe cộ, các nhà hàng "nhung nhúc binh lính dữ dằn", các quán rượu "đông đặc như các chuyến xe điện ngầm ở New York vào giờ cao điểm" (1). Dấu hiệu về sự hiện diện của Mỹ tràn ngập khắp nơi. Nhiều quán rượu và nhà chứa nhanh chóng mọc lên quanh các khu căn cứ. Tại một làng xa xôi gần Đà Nẵng, Caputo trông thấy nhiều căn nhà làm bằng lon bia
---------------------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.20-21.
--------------------------------------
bỏ đi: "Lon bia Budweiser màu đỏ trắng, lon bia Miller màu vàng, lon bia Schlitz màu kem và nâu, lon bia Hamm màu xanh lơ và vàng" (1).

Sự tiêu xài của lính Mỹ có tác động phá hoại nền kinh tế yếu kém của Nam Việt Nam. Giá cả tăng đến 170% chỉ trong 2 năm đầu Mỹ tăng cường lực lượng. Cuối cùng, Mỹ phải kiểm soát tỷ lệ lạm phát bằng cách trả lương lính Mỹ bằng séc và đổ vào Nam Việt Nam một lượng hàng hoá tiêu dùng lớn, nhưng chính những biện pháp khắc phục này cũng có nhiều tác dụng phụ tai hại. Thay vì dùng tiền viện trợ Mỹ để thúc đẩy phát triển kinh tế, các nhà nhập khẩu Nam Việt Nam đã mua đồng hồ, đài bán dẫn, xe Hon da để bán cho những người làm thuê cho Mỹ. Việc đổ ào ạt hàng hoá Mỹ vào đã phá huỷ một số ít ỏi các ngành công nghiệp địa phương và làm cho nền kinh tế của Nam Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào viện trợ triền miên của nước ngoài. Đến năm 1967, phần lớn dân thành phố đã được thuê để cung cấp dịch vụ cho Mỹ.

Trong bầu không khí phồn vinh đó, tội phạm và tham nhũng nở rộ. Tham nhũng không phải là mới mẻ đối với Nam Việt Nam hoặc là một hiện tượng khác thường ở một số nước có chiến tranh, nhưng vào năm 1966, nó đã hoành hành ở mức độ không thể tin nổi. Các quan chức chính quyền Sài Gòn cho Mỹ thuê đất với giá rất cao, đòi hối lộ để cấp giấy phép lái xe, hộ chiếu, thị thực và giấy phép lao động, thu tiền "lại quả" của những người nhận hợp đồng xây dựng và phục vụ các khu cư xá và căn cứ, tham gia
-----------------------------------------------
(1) Caputo, Lời đồn về cuộc chiến, tr.107.
-----------------------------------------------
nhập thuốc phiện. Chợ đen buôn bán séc, USD và hàng Mỹ ăn cắp được đã trở thành những hoạt động kinh doanh phát đạt Tại các khu căng-tin của lính Mỹ ở Sài Gòn, có một chợ trời trải dài tới hai dãy nhà lớn và bao gồm trên 100 sạp hàng, khách hàng có thể mua mọi thứ từ lựu đạn đến rượu whisky Scotch với giá đắt hơn tới 300%.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM