Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:16:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88274 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #100 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 12:25:55 pm »

Chương IV
ĐỦ NHƯNG KHÔNG QUÁ NHIềU: NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA JOHNSON ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1963-1965)

Từ tháng 11-1963 đến tháng 7-1965, Lyndon Baines Johnson đã chuyển từ cam kết giúp đỡ hạn chế sang cam kết không hạn chế để duy trì một chính quyền Nam Việt Nam phi cộng sản và độc lập. Johnson tiếp nhận từ Kennedy một Nam Việt Nam với tình hình đang xấu đi thanh chóng. Lo ngại rằng một sự dính líu quy mô lớn của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội thắng cử của ông ta năm 1964 và đe dọa chương trình Đại Xã hội (Great Society) trong nước, Johnson đã thực hiện các biện pháp tạm thời trong hơn một năm, bằng cách tiếp tục tăng cường viện trợ Mỹ và tăng số lượng cố vấn với hy vọng một chính sách gần giống như của vị tiền nhiệm nhưng được tập trung hơn có thể đẩy lùi được tai hoạ. Nhưng vào đầu năm 1965, sự sống còn của Nam Việt Nam trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết, và trong 6 tháng sau đó, Johnson đã có những quyết định mang đầy tính định mệnh: Thực hiện Chiến dịch oanh tạc liên tục đối với miền Bắc Việt Nam và điều các lực lượng bộ binh Mỹ sang để dập tắt phong trào cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ ở Nam Việt Nam. Đến tháng 7-1965, Mỹ đã trực tiếp dính vào cuộc chiến tranh quy mô lớn ở lục địa châu á.

Cuối năm 1963, chiến sự tại Nam Việt Nam đã leo thang đáng kể. Sự kiện Diễm bị lật đổ đã đem lại một điều may mắn hỗn tạp cho Hà Nội. Nó loại trừ một nhà lãnh đạo chống cộng đầy nguy hiểm. Tại kỳ họp thứ 9 của Trung ương Đảng vào tháng 12-1963, các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản đã chỉ thị cho quân giải phóng đẩy mạnh hoạt động chính trị và quân sự tại miền Nam Việt Nam. Hà Nội tăng cường thâm nhập miền Nam và thậm chí cử quân chính quy tham chiến. Bắc Việt lúc này dường như chưa chắc chắn về sự hỗ trợ của Liên Xô và họ nhận thấy khả năng sẽ có một cuộc chiến với Mỹ. Nhưng hình như Bắc Việt cho rằng sự mở rộng nhanh chóng cuộc chiến có thể làm tan rã Nam Việt Nam, buộc Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải rút khỏi khu vực này.

Đối Tới Johnson và Mỹ, con đường dẫn tới chiến tranh thật dài và gian truân. Ngày 24-11-1963 sau khi nghe bản đánh giá bi quan về triển vọng của chính phủ Nam Việt Nam sau đảo chính, Johnson tuyên bố có cảm tưởng "như một chú cá trê vừa đớp phải con mồi lớn có mắc lưỡi câu sắc". Tuy nhiên, bị tân tổng thống này bày tỏ quyết tâm chấp nhận sự thách thức của cộng sản và không để Việt Nam đi theo con đường của Trung Quốc. Ông ta chỉ chị cho Lodge "trở lại và báo cho các tướng lĩnh Sài Gòn biết rằng, Lyndon Johnson có ý định giữ lời...". Hai ngày sau, Bị vong lục Hành động (NSAM) số 273 của hội đồng An ninh Quốc gia đã ghi nhận lời hứa của Johnson vào chính sách của Mỹ và khẳng định rằng, mục tiêu trung tâm của Mỹ là giúp "nhân dân và chính quyền" Nam Việt Nam giành "chiến thắng trong cuộc thử nghiệm chống cộng sản"  Trong ba tháng đầu cầm quyền của Johnson, tình hình ở Nam Việt Nam ngày một xấu đi. Trước đó, một số người Mỹ cho rằng việc lật đổ Diễm, Nhu sẽ lấy lại sự hoà hợp trong nước và thúc đẩy đoàn kết chính trị, nhưng tác động của sự kiện này là hoàn toàn trái ngược. Diễm đã tiêu diệt một cách có hệ thống phe phái đối lập và cái chết của Diễm đã để lại một khoảng trống quyền lực. Phật tử và giáo dân thiên chúa giáo đã hình thành nên những nhóm đoàn kết trong thành phố, nhưng không nhóm nào đại diện cho một lực lượng chính trị đủ mạnh. Giới Phật tử bị tan tác thành nhiều phe phái hỗn hợp, còn phía Thiên chúa giáo tuy có kỷ luật chặt chẽ hơn nhưng lại không có cương lĩnh chính trị hoặc không có sức thu hút quần chúng. Cuộc đảo chính làm bung ra các lực lượng từ lâu bị dồn nén và trong những tháng sau đó nhiều tổ chức mới đã xuất hiện lan tràn. ở nông thôn, tình trạng mọt ruỗng trở nên phổ biến. Việc thủ tiêu sự kiểm soát thông tin theo kiểu Diễm đã làm lộ ra những con số thống kê do chính quyền Nam
---------------------------------
(1) Bill Moyer, "Hồi tưởng", Newsweek (ngày l0-2-1975), tr.76, Quốc hội Mỹ, Thượng viện, Tiểu ban công trình công cộng: Văn kiện Lầu Năm góc (Bản gửi tới cho Thượng nghị sĩ), (4 quyển), Boston: năm 1971, quyển III, tr.17-20. Sau đây trích là Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel).
---------------------------------
Việt Nam cung cấp là hoàn toàn dối trá. Các quan chức Mỹ sợ hãi khi phát hiện rằng lực lượng cách mạng đã kiểm soát các vùng lãnh thổ và số dân nhiều hơn dự đoán.

"Chương trình ấp chiến lược" đang hỗn loạn, nhiều ấp chiến lược chủ chốt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bị Việt cộng hoặc chính những người dân trong ấp phá tan.

Cuối tháng 12, McNamara báo cho Johnson biết rằng, nếu không xoay ngược được tình thế thì chỉ trong vài tháng, Nam Việt Nam có thể thất thủ (1).

Nhóm tướng lĩnh lên cầm quyền ở Nam Việt Nam sau vụ đảo chính cũng chẳng làm được gì nhiều để chặn đứng sự suy sụp này. 12 sĩ quan trong Hội đồng quân sự cách mệnh đều từng tu nghiệp ở Pháp và đã phục vụ cho Pháp trong phần lớn cuộc đời binh nghiệp của mình. Họ thiếu kinh nghiệm, không xây dựng được cương lĩnh và không giành được sự ủng hộ của các tổ chức chống Diễm trước đây. Nghi kỵ lẫn nhau và nghi kỵ giữa các nhóm ganh đua khác trong quân đội, cùng việc chưa biết nên đi theo hướng nào, nên họ giam mình trong tổng hành dinh gần sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn. Những việc làm được của họ rất ít ỏi và chỉ làm tăng thêm sự rối loạn. Việc phế bỏ các tỉnh trưởng trong hệ thống chính quyền Diễm trước đây khiến cho chính quyền địa phương tê liệt, còn Harkins thì lo ngại những cố gắng của nhóm tướng lĩnh trên sẽ hạn chế vai trò của cố vấn Mỹ.

Ngày 29-1-1964, một nhóm sĩ quan trẻ do tướng
----------------------------
(1) McNamara gửi Johnson, ngày 21-12-1963, hệ thống các văn kiện được giải mật (R)88E, sau đây trích là DDRS.
---------------------------
Nguyễn Khánh cầm đầu đã lật đổ nhóm tướng lĩnh đảo chính cầm quyền đang chia rẽ và bất lực. Hình như Khánh có lý do xác đáng để nghi ngờ khả năng lãnh đạo của nhóm tướng lĩnh đảo chính và biện bạch rằng, cuộc đảo chính được thực hiện vì một số uỷ viên hội đồng quân sự cách mệnh đã bí mật tán thành các đề nghị của De Gaulle về một miền Nam Việt Nam trung lập. Nhưng rõ ràng là võ tướng này ôm hận vì bị nhóm tướng lĩnh đảo chính gạt ra ngoài cuộc và ông ta hành động vì tham vọng cá nhân. Vai trò của Mỹ trong cuộc đảo chính này vẫn còn chưa rõ.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #101 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 12:26:41 pm »

Harkins và các cố vấn của ông ta thấy khó chịu trước việc nhóm tướng lĩnh đảo chính không tích cực hoạt động và tư tưởng độc lập, nên có thể họ đã khuyến khích và thậm chí giúp Khánh thực hiện âm mưu. Chí ít Mỹ cũng biết âm mưu đảo chính và đã không làm gì để ngăn chặn nó (1).

Cuộc đảo chính đã làm tăng mối nghi ngờ của Washington về đất nước này. Nguyễn Khánh nổi tiếng là một nhân vật chống cộng hung hăng và là một chỉ huy quân sự có năng lực. Nhưng trong cuộc đời binh nghiệp thăng trầm của mình, ông ta đã từng ủng hộ Việt Minh và Pháp, rồi đã cộng tác với Diễm, sau lại chống Diễm, do đó lẽ ra không thể đánh giá ông ta là người đáng tin cậy. Đặt ứng cử viên sáng giá nhất vào một tình huống khó khăn, Lodge dự tính rằng chế độ cai trị độc tài có thể tốt hơn là một nhóm tướng lĩnh chia rẽ, và việc Khánh cam kết hành
------------------------------
(1) George Mc.T Kahin, "Phân cực chính trị tại Nam Việt Nam: Chính sách của Mỹ trong giai đoạn hậu Diễm", Tạp chí Các rạp đề Thái Bình Dương, số 52, mùa đông năm 1979-1980, tr.647-673, Phỏng vấn Paul Harkins, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Carlisle Barracks, Pa.
----------------------------- 
động táo bạo và quyết đoán đã khích lệ ý tưởng này của ông ta. Thế là vì đại sứ này báo cho Khánh là chẳng có gì làm cho Mỹ hài lòng hơn là "nhìn thấy một quốc trưởng phương Đông muốn đi nhanh và không ngần ngại đá đít những người khác" - Khánh phản hồi là "muốn lựa chọn để đá đít những kẻ đáng đá". Tuy vậy, câu trả lời này chẳng làm cho Mỹ yên tâm lắm và Lodge thừa nhận rằng còn quá sớm để đoán là chính phủ mới này sẽ tồn tại được lâu (1).

Mỹ nhanh chóng công nhận Khánh, nhưng với thái độ chẳng mấy nhiệt tình và thậm chí kém tin tưởng.

Chính quyền của Khánh vấp phải những vấn đề thực sự đáng ngại. Các hoạt động quân sự và chương trình ấp chiến lược đã hoàn toàn bế tắc. Quyền lực của chính quyền không tồn tại ở khắp vùng nông thôn, và tình trạng gần như vô chính phủ lan tràn ở các thành phố lớn. Tướng William Westmoreland sau này kể lại, tại Sài Gòn "bầu không khí nặng mùi bất mãn, với các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của sinh viên, báo chí địa phương thì thực hiện một chiến dịch dai dẳng phê phán chính phủ mới" (2). Khi các sự cố do Việt Cộng gây ra tăng về số lượng và mức độ táo bạo, thì Sài Gòn trông giống như một doanh trại vũ trang. Các toà nhà chính phủ, cửa hiệu, thậm chí cả các tiệm giải khát đều có dây thép gai bao quanh, bên cạnh đó là binh lính đứng gác trong các bốt gác bê tông có bao cát chất quanh. Bản thân Khánh phải ẩn náu
-----------------------------------
(1) Lodge gửi Bộ trưởng Ngoại giao, ngày 5-2-1964, DDRS (75)215A.
(2) William Westmoreland, Thành tích quân nhân, Garden City, N.Y., năm 1976, tr.63.

------------------------
tại một ngôi nhà bên sông Sài Gòn để có thể dùng thuyền tháo chạy khi cần thiết. Giới tình báo Mỹ báo động rằng, nếu chính phủ Mỹ không nhanh chóng đảm nhận và giải quyết những khó khăn một cách có hiệu quả. Nam Việt Nam "cùng lắm chỉ có khả năng chống trả mối đe dọa của quân cách mạng trong vòng vài tuần hoặc vài tháng tới" (1).

Đối với Johnson và thuộc hạ của ông ta, cuộc khủng hoảng đầu năm 1964 là điều không có gì khó chịu hơn. Vị tân tổng thống nhậm chức vào giờ phút quốc gia phải gánh chịu tấn thảm kịch khủng khiếp đã đề ra nhiệm vụ hàng đầu của ông ta là thực hiện bước đi quá độ có trật tự và khôi phục lại sự ổn định. ông ta coi việc thông qua chương trình lập pháp của Kennedy, một chương trình từ lâu bị bế tắc tại quốc hội, là việc cực kỳ quan trọng, bởi lẽ ông ta muốn tưởng nhớ tới nhà lãnh đạo xấu số này và muốn lấy việc đó làm bàn đạp để có thể mở chiến dịch vận động bầu cử cho riêng mình. Nếu xét trên góc độ này thì chỉ có thể xem sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng ở Việt Nam là một trở ngại.

Nhưng trở ngại đó phải được giải quyết hiệu quả.

Johnson coi Cam kết của Mỹ với Nam Việt Nam như một phần của cương lĩnh Kennedy mà ông ta thể tiếp bước.

Hơn nữa, từ lúc lên cầm quyền, nhiều người đã đặt câu hỏi vào khả năng của Johnson giải quyết các vấn đề phức tạp trong chính sách ngoại giao và ông ta nhận thấy Việt Nam có thể là một cuộc thử nghiệm đối với bản thân trong năm bầu cử. Biết mình chưa có kinh nghiệm trong chính sách
----------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lần Năm góc (Grarel), quyển III, tr.42.
----------------------
đối ngoại, Johnson giữ lại các cố vấn hàng đầu của Kennedy và dựa hẳn vào họ. Ngoại trưởng Rusk, bộ trưởng quốc phòng McNamara và Cố vấn An ninh quốc gia McGeorge Bundy đều từng đóng vai trò hàng đầu trong việc tạo dựng chính sách Việt Nam của Kennedy và họ có sự quan tâm cá nhân rất sâu sắc để giữ vững chính sách đó.

Thậm chí họ cho là việc mở rộng các cam kết của Mỹ từ năm 1961 bản thân nó đã gia tăng tầm quan trọng của việc giữ vững đường lối của Mỹ tại đó.

Đến năm 1964, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thấy mức độ thay đổi trong tình hình chính trị thế giới nên đã thay đổi những nhận định cũ. Người Mỹ đánh giá khác nhau về cuộc xung đột Xô-Trung. Một số người lập luận rằng, cuộc xung đột chỉ là bề ngoài và có tính sách lược, và nếu có xảy ra xung đột với phương Tây theo kiểu gì đi nữa thì hai đối thủ này rồi sẽ sát cánh lại. Đến năm 1964, nhiều người lại cho rằng sự chia rẽ này là không thể hàn gắn được và đến lúc nào đó có thể xảy ra chiến tranh giữa hai nước cộng sản khổng lồ này. Các cố vấn của Johnson cũng nhận thấy xung đột Xô-Trung có ảnh hưởng to lớn đến cuộc chiến ở việt Nam. Họ nhận định, Hà Nội cùng phe với Bắc Kinh, và ảnh hưởng của Liên Xô tại Việt Nam là không đáng kể. Một số nhà hoạch định chính sách Mỹ còn đi xa hơn khi tính toán rằng, tuy Trung Quốc viện trợ cho Bắc Việt Nam nhưng viện trợ của họ chưa mang tính quyết định và nếu xét từ góc độ Việt Nam vốn xưa nay vẫn sợ ách độ hộ của Trung Quốc thì Hà Nội chỉ muốn duy trì ở mức độ như vậy. Những diễn tiến quan trọng này do vậy làm suy yếu dần quan điểm trước đây cho rằng ở Việt Nam hay bất kỳ nơi nào khác, Mỹ đều phải đối chọi vụn một khối chủ nghĩa cộng sản đoàn kết trong cuộc chiến giành quyền bá chủ hoàn cầu.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #102 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 12:27:34 pm »

Tuy nhiên theo nhãn quan của các chuyên gia về chính sách ngoại giao thì cuộc xung đột Việt Nam vẫn có ý nghĩa quốc tế sinh tử. Liên Xô dường như dang bước vào giai đoạn hoà giải, và một số người Mỹ ấp ủ những niềm hy vọng về sự bớt căng thẳng lâu dài. Tuy vậy, không ai có thể hoàn toàn chắc rằng Liên Xô đã từ bỏ những mục tiêu trước đây của họ và như McNamara cảnh báo thì luôn có khả năng là chính cuộc ganh đua "dữ dội" với Trung Quốc có thể làm tăng tính hiếu chiến của Liên Xô (1. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Adlai E.Stevrenson và nhiều người Mỹ nhất trí rằng một nước Trung Quốc "kiêu ngạo, hiếu chiến, có nguồn lực và kiên quyết" có thể nắm vai trò lãnh đạo của cuộc cách mạng thế giới (2).

Đông Nam Á dường như là một mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho hoạt động gây rối của Trung Quốc. Trong khi Việt Nam đang chới với bên bờ vực thảm hoạ, thì hiệp định Lào năm 1962 bị cả hai bên phá bỏ và hoàng tử Sihanouk của Campuchia không thiết gì viện trợ của Mỹ đang kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế để đảm bảo sự trung lập cho đất nước của mình. Trong lúc đó, một Sukarno khoa trương và đồng bóng của Indonesia đã bắt đầu e vãn mãnh liệt Trung Quốc và tiến hành cuộc chiến
----------------------------------
(l) Tuyên bố của McNamara trước Tiểu ban đặc trách, ngày 6-2-1963, DDRS(75)150D.
(2) Stevenson gửi Johnson, ngày 11-8-1964, DDRS(75)212B.

------------------------
công khai chống lại chính phủ thân phương Tây của Malaysia. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nhận ra rằng những xung đột quốc gia và sắc tộc lịch sử cũng như chủ nghĩa cộng sản là những nguyên nhân chính của tình trạng bất ổn định tại khu vực Đông Nam Á.Nhưng họ lo sợ rằng bất kỳ một thay đổi đột ngột nào làm đảo lộn hiện trạng có thể có những ảnh hưởng sâu rộng tới khu vực đầy bất an này. Những nhà hoạch định chính sách Mỹ cho rằng, Trung Quốc chịu sự thiếu hụt lương thực kinh niên có thể liều lĩnh tuyệt vọng tràn xuống Đông Nam Á để giành lấy lương thực. Tối thiểu, Trung Quốc có thể hy vọng lợi dụng sự rối loạn chính trị ở những nước ngoại vi của họ (1).

Tình trạng bùng lên hiện tượng "đa trung tâm" trên phạm vi toàn thế giới càng dấy lên nỗi lo lắng tại Washington. Nước Pháp của De Gaulle đang trực tiếp thách thức địa vị lãnh đạo của Mỹ ở Đông Nam Á cũng như ở châu Âu. Bạo loạn ở Panama làm nổi bật sự bùng nổ của phong trào chống Mỹ ở Tây bán cầu, tạo nên những cơ hội mà Fidel Castro ở Cuba có thể khai thác. Những dự đoán tình báo tầm xa cảnh báo rằng "cách mạng" và "rối loạn" đã lan tràn khắp các quốc gia đang trỗi dậy, đe dọa trật tự thế giới "ổn định" do Mỹ và các nước phương Tây đặt ra. Các thế lực cộng sản, dù hành động đoàn kết hoặc riêng rẽ, có thể "mưu toan" lợi dụng tình trạng bất ổn đang tăng lên ở các nước kém phát triển, hoặc có thể bị cuốn
--------------------------
(1) Tuyên bố của McNamara gửi Uỷ ban Quân dịch Thượng viện, ngày 8-2-1964, DDRS(75)151B.
--------------------------
vào các cuộc xung đột địa phương. Cục Tình báo Trung ương Mỹ cảnh báo, "sự rối loạn lan tràn trên toàn thế giới" đã tạo ra trở ngại to lớn cho bất kỳ một sự giảm dần căng thẳng thật sự nào giữa Liên Xô và Mỹ đồng thời gia tăng hiểm hoạ của sự va chạm có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân (1).

Johnson và các cố vấn của ông ta thấy có những lý do thuyết phục để giữ vững đường lối tại Việt Nam. Mục tiêu trước mắt theo tổng thống Mỹ là răn đe hành động của Mỹ ở Đông Nam Á và "kịp thời đem lại cho nhân dân châu Á niềm tin và sự giúp đỡ mà họ cần để tập hợp các nguồn lực của họ một cách có tổ chức nhằm sống trong hoà bình, ổn định bên cạnh các nước láng giềng hùng mạnh". Tuy nhiên Johnson và các trợ lý của ông ta cảm thấy rất rõ là cách họ đối phó với cộng sản ở Việt Nam sẽ có "hậu quả sâu rộng ở mọi nơi". Họ bác bỏ quan điểm của nhiều người châu Âu và một số người Mỹ cho rằng, châu Á là một khu vực có tầm quan trọng thứ yếu. Khi một nhà ngoại giao Pháp nhận xét rằng: "Những lợi ích ở châu Âu rất lớn", còn nếu Nam Việt Nam thất thủ "chúng ta sẽ chẳng mất gì nhiều", thì ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk đã nóng nảy phản bác lại rằng: Nếu Mỹ không bảo vệ Nam Việt Nam thì "những bảo đảm của chúng tôi đối với Berlin sẽ thiếu độ tin cậy".

Đó là "một bộ phận của cùng một cuộc đấu tranh". Một lập trường kiên quyết của Mỹ ở Việt Nam sẽ làm nhụt chí mọi ý tưởng phiêu lưu của Liên Xô và khích lệ xu thế hoà
---------------------------------
(1) CIA, "Những xu hướng trong hiện trạnh thế giới", ngày 9-6-1964, DDRS(75)251A.
--------------------------------
hoãn. Hơn nữa, nó sẽ đảm bảo trật tự và ổn định trong một thế giới đã bị chiến tranh tàn phá bằng cách minh chứng rằng những thách thức bạo lực nhằm thay đổi hiện trạng sẽ vấp phải sự phản kháng. Johnson khẳng định: "Sức mạnh của chúng ta đặt lên vai chúng ta nghĩa vụ bảo đảm rằng loại hình xâm lược này không thành công" (1). Do vậy, tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông ta gạt bỏ mọi ý kiến về một cuộc rút lui của Mỹ khỏi Việt Nam mà chẳng có một cân nhắc nghiêm túc nào về kế hoạch trung lập hoá Nam Việt Nam do De Gaulle đề nghị với sự ủng hộ của thượng nghị sĩ Mike Mansfield và nhà báo Walter Lippmann.

Dù có quan tâm tới Việt Nam, nhưng tổng thống Mỹ chưa sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự Mỹ với quy mô lớn vào đầu năm 1964. Giống như Kennedy và Eisenhower trước đó, Johnson không hào hứng với việc đưa quân đội Mỹ với quy mô lớn vào lục địa châu Á.Hơn nữa. ông ta và các cố vấn của mình sợ rằng việc Mỹ hoá cuộc chiến tranh sẽ làm giảm tinh thần tự lực của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Việc đưa lực lượng Mỹ với quy mô lớn vào Việt Nam sẽ tạo ra những làn sóng thù địch Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. Nó có thể gây rối loạn lớn trong nước, đe dọa chương trình lập pháp của Johnson cùng chiến dịch tranh cử tổng thống của ông ta. Do vậy, Johnson bác bỏ đề nghị của hội đồng tham mưu trưởng liên quân về việc tiến hành các hoạt động tác chiến trên không và trên bộ chống Bắc Việt Nam.
------------------------------
(1) Johnson gửi Charles Bohlen, ngày 28-2-1964, DDRS(75)97C; Bút lục đàm luận, Rusk và đại sứ Pháp, ngày 1-7-1964, DDRS(75)l05A.
-----------------------------
Sau một cuộc xem xét lại chính sách cơ bản vào giữa tháng 3, tổng thống Johnson kết luận rằng "phương án thực tiễn duy nhất" là "cứ làm như trước nhưng với cường độ mạnh hơn và với hiệu quả lớn hơn" (1). Vì thế NSAM 288 được phê chuẩn ngày 17-3 đã nói lên những mục tiêu của Mỹ với lời lẽ khoáng đạt hơn trước, nhấn mạnh rằng mục tiêu quan trọng của Mỹ là duy trì một miền Nam Việt Nam phi cộng sản và độc lập. Nhưng chính quyền Mỹ vẫn hy vọng rằng, chương trình viện trợ quân sự và kinh tế của họ sẽ phát huy hiệu lực, và vào lúc này họ chỉ muốn cung cấp phương tiện để làm cho chương trình có hiệu lực hơn.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #103 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 12:28:09 pm »

Nhận thức rõ vấn đề cấp bách nhất bấy giờ là sự yếu kém của chính quyền Nam Việt Nam, Washington công khai ủng hộ Khánh và thông báo riêng cho phái bộ Mỹ làm mọi việc có thể làm để tránh những cuộc đảo chính tiếp theo.

NSAM 288 cũng kêu gọi thực hiện kế hoạch động viên toàn Nam Việt Nam để tạo cơ sở cho Việt Nam Cộng hoà bước chân vào cuộc chiến và kêu gọi tăng cường đáng kể về quy mô lực lượng vũ trang của Nam Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã chỉ định tướng William Westmoreland, một sĩ quan dù có hạng và là cựu binh trong chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh Triều Tiên, sang thay thế một Harkins bất tài và mắc bệnh lạc quan mãn tính. Trong vòng 9 tháng sau đó, Mỹ đã tăng số "cố vấn" từ 16.300 lên 23.000 người và tăng cường viện trợ kinh tế thêm 50 triệu USD. Vào tháng 4, Johnson báo cho Lodge: "Ông phải ...
---------------------------------
(1) Doris Kearns, Lyndon Johnson và Giấc mộng của Mỹ, New York, năm 1976, tr.196.
----------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #104 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2008, 04:29:03 pm »

chuẩn bị mọi thứ cần thiết để giúp Nam Việt Nam tiến hành công việc và về phần tôi, tôi cam đoan sẽ hành động ngay tức khắc để xoá bỏ những trở ngại hoặc hạn chế dù chúng xuất hiện ở đâu"(1).

Trong mùa xuân 1964, mặc dù chính quyền Mỹ chẳng làm được gì nhiều hơn ngoài việc hoạch định chính sách, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Washington đã ngày càng chuyển hướng sự chú ý sang Bắc Việt Nam. Sự thay đổi này phản ánh mối lo ngại ngày một tăng của Mỹ trước việc người và hàng hoá từ miền Bắc thâm nhập vào miền Nam mà chẳng chịu thiệt hại gì. Một số quan chức Mỹ kết luận rằng, dù sao thì hành động chống miền Bắc cũng có thể phần nào bù đắp lại cho tình trạng trì trệ ở miền Nam. Một số người khác muốn bắn tin cho Hà Nội rằng, họ phải trả giá đắt nếu tiếp tục can thiệp vào Nam Việt Nam. Tuy những hành động lén lút tại Bắc Việt Nam không thành công, nhưng vào đầu năm 1964, các chuyến bay thu thập tin tức tình báo, thả truyền đơn và các cuộc tập kích bằng lực lược biệt kích theo kế hoạch OPLAN 34A dọc bờ biển Bắc Việt Nam tăng lên. Chính quyền Mỹ cũng đẩy mạnh việc lập kế hoạch chuẩn bị cho các lực lượng thực hiện các hoạt động tác chiến "kiểm soát biên giới" có thể xảy ra tại Lào và Campuchia cũng như chuẩn bị cho các trận oanh tạc trả đũa kiểu "ăn miếng trả miếng" đối với Bắc Việt Nam, và hàng loạt các "áp lực công khai tăng dần" chống Bắc Việt Nam, kể cả các trận ném bom vào nhiều mục tiêu quân sự và công nghiệp. Những lời cảnh cáo cứng rắn đã được chuyển
----------------------------
(1) Johnson gửi Lodge, ngày 4-4-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ An ninh Quốc gia, Hồ sơ Quốc gia: Việt Nam, hộp 3.
---------------------------- 
tới Hà Nội thông qua một số nhân vật trung gian người Canada rằng việc tiếp tục chi viện cho lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ khiến cho chính miền Bắc Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Tại cuộc họp của hội đồng An ninh quốc gia ngày 17-3, các quan chức chóp bu của chính quyền Mỹ bày tỏ lòng tin rằng việc tăng cường viện trợ quân sự và kinh tế đủ để dập tắt phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Song họ cũng nhất trí rằng, sự thất bại của chương trình nêu trong NSAM 288 có thể đẩy họ đến chỗ không có sự lựa chọn nào khác là đưa chiến tranh lan ra miền Bắc Việt Nam (1).

Cũng như nhiều chương trình trước đó, chương trình mùa xuân năm 1964 chỉ đạt được những kết quả nghèo nàn. Dưới sự giám sát của Mỹ, Khánh đã triển khai nhiều kế hoạch đầy tham vọng để đưa chính quyền xuống cấp xã, nhưng giữa kế hoạch và thực hiện vẫn còn khoảng cách rất lớn. Theo ước tính của Mỹ, Việt cộng kiểm soát hơn 40% lãnh thổ và hơn 50% dân số của Nam Việt Nam, và ở nhiều vùng, Việt cộng đã giành được chỗ đứng vững chắc đến nỗi không thể đánh bật họ nếu không huy động lực lượng lớn. ở những nơi chính quyền có thể hoạt động dễ dàng thì lại vấp phải nhiều trở ngại như thiếu những người lãnh đạo lành nghề và cái mà theo mô tả của một người Mỹ là "những quan điểm, chỉ thị, thói quen lỗi thời và nạn quan liêu và thiếu nguồn lực tại chỗ" (2). Do tỷ lệ đào ngũ tăng, nên quân số của quân đội Việt Nam Cộng hoà chỉ
----------------------------------
(1) Tài liệu tổng hợp về cuộc họp của hội đồng An ninh quốc gia, ngày 17-3-1964. Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, hộp 1.
(2) Hồi ký của William Colby, ngày 11-5-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 3.

----------------------------------
còn dưới mức cho phép trước khi có sự gia tăng theo kế hoạch. Quân đội Việt Nam Cộng hoà có giành thắng lợi trong một vài trận giao chiến nhỏ vào đầu mùa hè, nhưng chưa bao giờ họ có thể giành được thế chủ động. Các quan chức Mỹ công khai hào phóng ca ngợi "sự lãnh đạo có năng lực và xông xáo" của Khánh, còn Khánh thì làm theo những gợi ý của Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, như đích thân xuống thăm nhiều làng xã và thành phố, thậm chí còn có nhiều buổi "trò chuyện bên bếp lửa".
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #105 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2008, 04:35:59 pm »

Nhưng nghịch lý ở chỗ trong khi một lời nói từ Mỹ có thể làm lật đổ các chính phủ tại Nam Việt Nam thì nó lại chẳng thể đem lại sự ổn định, và những lời nói suông đó không đủ để đoàn kết các lực lượng chính trị ô hợp của Nam Việt Nam. Giáo dân và phật tử huy động lực lượng chống lại lẫn nhau và chống lại một chính quyền mà chẳng bên nào tin cậy. Sau một thời gian im ắng, phong trào sinh viên lại hoạt động trở lại. Bản thân chính quyền bị chia rẽ vì những bất hoà nội bộ và một âm mưu đảo chính vào tháng 7 đã thất bại chỉ vì Mỹ tỏ thái độ phản đối. Maxwell Taylor, người mới thay Lodge giữ chức đại sứ vào giữa mùa hè, đã báo cho Washington vào giữa tháng 8 rằng: Điều hay nhất có thể nói về chính quyền của Khánh là nó đã tồn tại được 6 tháng và khả năng tồn tại tiếp cho đến hết năm chỉ là 50/50" (1).

Vào thời gian này, Hà Nội rất hiên ngang trước những đe dọa của Mỹ. Không có lý do gì cho thấy các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam muốn tiến hành chiến tranh với Mỹ.
---------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.82.
--------------------------- 
Trái lại, họ vẫn hy vọng rằng việc tăng cường chi viện cho lực lượng giải phóng sẽ làm cho chính quyền Nam Việt Nam sụp đổ và Mỹ chỉ còn cách từ bỏ đồng minh. Có thể họ coi những "tín hiệu của Mỹ chỉ là trò dọa dẫm. Dù sao đi nữa. họ không sẵn sàng từ bỏ mục tiêu của mình kể cả khi bị Mỹ đe doạ. Vào xuân hè 1964, Bắc Việt Nam động viên lực lượng cho một cuộc chiến, đẩy mạnh nâng cấp đường mòn Hồ Chí Minh thành một mạng lưới hậu cần hiện đại có thể phục vụ xe tải cỡ lớn và bắt đầu xây dựng các đơn vị chính quy để tiến vào Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Blair Seabom, người Canada, vào tháng 6 rằng những rủi ro lớn không chỉ dành cho Bắc Việt Nam mà còn cho cả Mỹ nữa, và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cùng những người ủng hộ của tổ chức này đã sẵn sàng chịu đựng với bất kỳ cái giá phải trả nào. ông kết luận với một tuyên bố hùng hồn: "Nếu Mỹ gây chiến tranh với miền Bắc Việt Nam thì chúng tôi sẽ giành chiến thắng" (1).

Trong tình thế này, Mỹ đã hướng vào miền Bắc để tìm kiếm một giải pháp mà họ không thể tìm được ở miền Nam Việt Nam. Lo lắng vì tình hình miền Nam không có tiến triển, tức tối vì phản ứng đanh thép của Hà Nội và sợ rằng Bắc Việt Nam có thể tìm cách khai thác cái mà họ cho là chính quyền Mỹ sẽ không hành động gì trong năm bầu cử, một số cố vấn của Johnson vào giữa mùa hè năm
-----------------------------
(1) George C.Herring, đã dẫn, "Ngoại giao bí mật trong cuộc chiến tranh Việt Nam: Loạt văn kiện Lần Năm góc về thương lượng (Austin, Tex, 1983), tr.8.
----------------------------- 
1964 đã triển khai một "kịch bản" đầy đủ gồm những áp lực công khai từng bước chống miền Bắc, theo đó tổng thống Mỹ sẽ cho phép ném bom một số mục tiêu có chọn lựa ở Bắc Việt Nam sau khi được quốc hội Mỹ chuẩn y.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #106 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2008, 04:36:51 pm »

Các bộ trưởng Rusk và McNamara cuối cùng đã bác bỏ kế hoạch này và sợ rằng nó sẽ "đẻ ra hàng loạt vấn đề không thể nhất trí nổi", có thể gây những tác hại xấu cho việc thông qua dự luật về nhân quyền của chính quyền, nhưng các đề nghị này rõ ràng nói lên sự thụ động của Mỹ vào thời gian này (1).

Chính quyền Mỹ thực hiện phần lớn "kịch bản" đã đề nghị để phản ứng trước một loạt sự cố ở Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng 8. Trong khi tiến hành do thám bằng thiết bị điện tử ngoài khơi thuộc vùng biển của miền Bắc Việt Nam vào sáng 1-8, khu trục hạm Maddox đã đụng phải một tốp tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt Nam. Các tàu chiến Nam Việt Nam tham gia tác chiến trong kế hoạch OPLAN 34A đã pháo kích đảo Hòn Mã ở gần đó vào buổi tối hôm trước, và Bắc Việt Nam cho rằng tàu Maddox đang chi viện cho các trận đánh bí mật nên đã áp sát nó.

Trong một trận đấu hết sức chớp nhoáng, tàu Maddox đã khai hoả, các tàu tuần tiễu phóng ngư lôi và máy bay từ tàu hàng không mẫu hạm USS Ticonderoga cũng nhập trận.

Kết quả là các tàu phóng ngư lôi bị đẩy lùi và một chiếc trong đó đã bị hỏng nặng.

Tin tức cho biết, Johnson đã nổi giận khi biết có vụ
--------------------------
(1) Bút lục Mc.Namara-Rusk, ngày 11-6-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, Hộp 4.
-------------------------
đụng độ, nhưng ông ta không ra lệnh trả đũa. Ngoại trưởng Dean Rusk nhận xét: "Phía bên kia bị ăn đòn trong vụ này.

Nếu họ lặp lại điều đó, họ sẽ bị ăn đòn tiếp" (1). Để tránh thể hiện là yếu kém và khẳng định những tuyên bố truyền thống về sự tự do trên biển, hải quân Mỹ ra lệnh cho tầu Maddox tiếp tục hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ và điều khu trục hạm C. Turner Joy đi hộ tống. Chính quyền Mỹ cho hai khu trục hạm này hoạt động sát bờ biển Việt Nam ở những nơi mà chúng dễ bị tấn công nhất. Do sốt sắng cho "đợt mở màn" cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, nhiều quan chức quân sự hữu trách trong khu vực lúc này đang chọn các mục tiêu cho các trận oanh tạc.

Đêm ngày 8-4, trong khi đang hoạt động trên vùng biển cách bờ biển Bắc Việt Nam khoảng 100 km, hai tàu Maddox và Tumer Joy đột nhiên báo cáo là bị tấn công. Tin tức ban đầu dựa trên liên lạc bằng thiết bị đo sóng âm (xôna) và ra-đa là những thiết bị được thừa nhận là không đáng tin cậy khi thời tiết xấu cũng như dựa vào sự phát hiện ngư lôi và đèn quét của đối phương bằng mắt thường mà một thuỷ thủ đã mô tả là "tối hơn đêm 30". Thuyền trưởng tàu Maddox sau này thừa nhận rằng bằng chứng về một cuộc tấn công chưa đủ chính xác. Có lẽ các chiến hạm của Bắc Việt Nam đang hoạt động ở vùng đó nhưng chưa bao giờ người ta đưa ra được bằng chứng là họ có hành động tấn công.

Lần này, Washington sẵn sàng đánh trả. Sáng sớm ngày 4-8, tin về một trận tấn công đang rình rập đã bung ra và hội
--------------------------
(1) Trích trong John Galloway, Giải pháp Vịnh Bắc Bộ, Rutherford. N.J., năm 1970, tr.52. Ngoài ra xem: "Trận chiến ảo" dẫn tới chiến tranh", Tin tức Mỹ và Thế giới ngày 23-7-1964, tr.56-67.
--------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #107 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 04:33:31 pm »

đồng tham mưu trưởng liên quân lập tức đề nghị Mỹ phải "đánh bại hoàn toàn" cuộc tấn công. Suốt buổi sáng hôm đó, trong lúc có tin các khu trục hạm đang bị tấn công liên tục thì các tham mưu trưởng liên quân vạch ra một loạt các phương án trả đũa từ những cuộc oanh tạc hạn chế đánh vào các cơ sở hải quân Bắc Việt Nam, tới việc thả thuỷ lôi ở một số vùng ven biển.

Khi tổng thống họp với các cố vấn vào đầu giờ chiều thì không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc đụng độ đã xảy ra. CIA giải thích rất hợp lý rằng, Hà Nội đang cố làm cho Mỹ trở thành "con hổ giấy". Theo lời McNamara, Johnson và các
cố vấn của ông ta đều nhất trí rằng, chúng ta không thể ngồi yên để cho họ đánh chúng ta trên biển. Mỹ nhanh chóng quyết định thực hiện "một trận ném bom trả đũa chớp nhoáng nhưng kiên quyết" nhằm vào các căn cứ của các tàu phóng ngư lôi của Bắc Việt Nam (1).

Tuy sau đó có nhiều câu hỏi gay gắt được nêu lên chất vấn thực chất của những cuộc tấn công ngộ nhận, nhưng chính quyền Mỹ vẫn giữ nguyên quyết định. Những bức điện "khẩn" gửi từ tàu Maddox đến Washington vào đầu giờ chiều chỉ rõ "những khác thường của thời tiết" tác động lên ra-đa và thiết bị đo sóng âm xô-na cũng như những nhân viên vận hành quá tuổi có thể là nguyên nhân khiến cho có tin về các
--------------------------------
(1) "Biên niên sự kiện, ngày 4 và 5-8-1964, Vụ đụng độ Vịnh Bắc Bộ", Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 18: tổng kết của cuộc họp thứ 538 của Hội đồng an ninh quốc gia. ngày 4-8-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ các cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia, hộp 1: Rusk gửi Taylor, ngày 8-8-1964. DDRS(75)845-H.
-----------------------------------
cuộc tấn công của tàu phóng ngư lôi và về sự tiếp cận của đối phương. Trái với những bức điện trước, vị chỉ huy tầu Maddox cũng cho biết "không ai nhìn thấy gì" và "cần phải đánh giá lại hoàn toàn" các chứng cứ trước khi ra lệnh trả đũa. McNamara tạm thời đình chỉ việc thực hiện các trận oanh tạc để "kiểm tra cho chắc là có xảy ra các cuộc tấn công hay không". Nhưng cuối buổi chiều hôm đó, ông ta đã bị thuyết phục trên cơ sở những chứng cứ đáng ngờ. Phớt lờ thái độ không dám chắc đã có phần muộn màng của những nhân vật tại nơi xảy ra sự việc, bộ trưởng quốc phòng đã chấp nhận sự đánh giá nông cạn của tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Grant Sharp đóng ở Honolulu, còn ông đô đốc này thì lại khẳng định sự việc theo tin tức đầu tiên từ tàu Maddox và những thông tin nghe trộm qua những bức điện của Bắc Việt Nam thông báo về hai tàu tuần tiễu đã "hy sinh". Không phải McNamara và các cố vấn quân sự của ông ta biết mà vẫn nói dối về các trận lấn công ngộ nhận, nhưng rõ ràng họ buộc phải trả đũa và dường như họ sàng lọc từ những chứng cứ có trong tay để có những gì có thể khẳng định.
 
Chấp nhận kết luận của McNamara mà không thắc mắc gì, cuối buổi chiều hôm đó, Johnson cho phép oanh tạc trả đũa vào các căn cứ tàu ngư lôi và các kho dầu gần đó của Bắc Việt Nam. Những trận oanh tạc này được hội đồng tham mưu trưởng liên quân mô tả là "một nỗ lực khá tốt" và đã tiêu diệt được 25 tàu tuần tiễu và 90% các kho dầu tại Vinh (1).
-----------------------------
(1) "Biên niên sự kiện, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 18: "Lời thoại của các cuộc điện đàm, ngày 4, 5-8", Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 228.
-----------------------------
Tổng thống Johnson cũng chớp thời cơ để tranh thủ quốc hội thông qua một nghị quyết cho phép ông ta "dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lùi mọi cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng Mỹ và ngăn chặn ở mức độ cao hơn đối với hành động xâm lược. Johnson không xem nghị quyết này như một sự bảo đảm có toàn quyền hành động phục vụ việc sau này mở rộng cuộc chiến tranh mà ông ta đã cam kết. Vào thời điểm này, ông ta vẫn hy vọng có thể đạt được các mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam bằng những biện pháp hạn chế. Mục đích chính của ông ta là để chỉ rõ cho Bắc Việt Nam thấy rằng, nước Mỹ thống nhất với quyết tâm đứng vững tại Việt Nam. Nghị quyết này cũng phục vụ những nhu cầu chính trị trước mắt trong nước.

Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #108 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2008, 04:34:17 pm »

Việc phô trương sức mạnh và sức thu hút sự ủng hộ của cả nước cho phép ông ta hạ đối thủ của Đảng Cộng hoà - thượng nghị sĩ Barry Goldwater, người mà trước đó đã lớn tiếng đòi leo thang chiến tranh, và cho phép ông ta thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích của Mỹ mà không liều lĩnh mở rộng chiến tranh. Nhưng khi trình bày lý lẽ của mình, chính quyền Mỹ đã cố ý lừa dối quốc hội và nhân dân Mỹ. Họ không nói gì về những hoạt động phá hoại ngầm. Các báo cáo chính thức nêu rõ tàu Maddox đang đi tuần tiễu bình thường trên vùng biển quốc tế. Các sự kiện được trình bày như là "những cuộc tấn công có chủ ý" và "hành động gây hấn công khai trên vùng biển khơi".

Quốc hội phản ứng nhanh và mềm dẻo. Thượng nghị sĩ Wayne Morse thuộc bang Oregon đã nêu lên một số câu hỏi khó chịu về các hoạt động phá hoại ngầm và nhiệm vụ của các khu trục hạm Mỹ. Thượng nghị sĩ Ernest Gruening của bang Alaska thì đả kích nghị quyết này như "một lời tuyên chiến có đề ngày sẵn" và thượng nghị sĩ Gaylord Nelson của bang Wisconsin muốn hạn chế việc giao quyền lực cho ngành hành pháp. Tuy nhiên, trong lúc lợi ích quốc gia của Mỹ liên tục bị đe dọa, thì việc quyết định đó được thông qua cũng dễ hiểu khi mà quốc hội đã quá quen với việc thông qua những đề xuất của ngành hành pháp mà không chất vấn nhiều, đồng thời bầu không khí khủng hoảng đã khiến quốc hội chẳng còn thời gian để tranh cãi.

Hạ nghị sĩ Ross Adair của bang Indiana thốt lên: "Thế là họ thiêu cháy quốc kỳ Mỹ rồi. Chúng ta sẽ không và không thể tha thứ cho  việc làm đó" (1).

Thượng nghị  viện bàn về nghị quyết này trong chưa đầy 10 giờ, phần lớn thời gian đó trong phòng họp chỉ có chưa đầy 1/3 số thượng nghị sĩ. Thượng nghị sĩ J. William Fullbright cũng chấp nhận vấn đề nhưng nặng nề về việc giải toả thách thức của Goldwater chứ không phải vì muốn trao cho Johnson toàn quyền hành động sau này, và vì thế ông đã cẩn thận chèo lái nghị quyết, gạt được ý kiến tranh cãi và những đề nghị sửa đổi. Số phiếu của thượng nghị viện ở mức áp đảo 88/2, chỉ có Morse và Gruening phản đối. Còn ở nhà Trắng thì vấn đề được xem xét qua loa hơn, chỉ mất có 40 phút để thông qua với số phiếu nhất trí hoàn toàn.

Từ góc độ chính trị nội bộ, cách Johnson xử lý sự kiện Vịnh Bắc Bộ quả là khéo léo. "Phản ứng kiên quyết, nhưng hạn chế" của ông ta trước những cuộc "tấn công" của Bắc
---------------------------
(1) Trích trong Anthony Austin, Cuộc chiến của Tổng thống, Philadelphia, năm 1971, tr.98.
-----------------------------------------------
Việt Nam được nhiều người ủng hộ, tỷ lệ phiếu ủng hộ ông ta trong cuộc thăm dò bỏ phiếu Louis Harris đã nhanh chóng tăng vọt từ 42% lên 72%. ông ta đã vô hiệu hoá được Goldwater trong vấn đề Việt Nam, một thực tế góp phần vào thắng lợi áp đảo của ông ta trong cuộc bầu cử tháng 11. Hơn nữa, cuộc tranh luận chính thức đầu tiên của quốc hội về Việt Nam đã dẫn đến sự tán thành gần như hoàn toàn đối với các chính sách của tổng thống và tạo cho ông một cơ sở vững chắc để từ đó xây dựng chính sách cho tương lai.

Rồi có lúc Johnson phải trả giá đắt cho thắng lợi dễ dàng của mình. Lúc này Mỹ đã đặt cược uy tín của mình một cách công khai và mãnh liệt hơn không chỉ vào việc bảo vệ Nam Việt Nam mà còn vào cả việc đối phó với Bắc Việt Nam. Khi đánh vào các mục tiêu ở miền Bắc, tổng thống tạm thời bịt được miệng của nhiều nhà phê bình theo phái diều hâu ở trong và ngoài chính phủ, nhưng làm như vậy ông ta cũng đồng thời phá đi chiếc barie vốn có từ lâu ngăn chặn việc đưa chiến tranh ra miền Bắc Việt Nam. Sau khi thực hiện được bước đi đầu tiên này, thì những bước tiếp theo sẽ dễ dàng hơn. Thắng lợi của Johnson ở quốc hội đã khuyến khích ông ta đẩy các nhà lập pháp nhẹ nhàng vào việc đề ra nhưng quyết định, chính sách tương lai đối với Việt Nam. Sau này, khi lập luận của chính quyền Mỹ biện bạch cho những đòn trả đũa lộ ra là sai sự thật, thì nhiều nghị sĩ quốc hội kết luận rất đúng là họ đã bị lừa dối.

Thắng lợi vang dội của tổng thống trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã cuốn theo những chi phí khổng lồ chưa thể lường hết được.

Chính quyền Johnson không tiếp tục đánh phá miền Bắc sau những đòn trả đũa vì sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Tổng thống không muốn leo thang để rồi làm hại đến vận may chính trị của mình. Sau khi tỏ rõ quyết tâm bảo vệ lợi ích của Mỹ bằng vật lực nếu cần thiết, trong những tháng cuối cùng của cuộc vận động bầu cử, ông ta nhấn mạnh ước muốn của mình là càng hạn chế sự dính líu của Mỹ càng tốt. Trong nhiều bài diễn văn ông ta đều nói: "Chúng ta không muốn có một chiến tranh lớn hơn".

Trong lúc đó, rối loạn chính trị ở Nam Việt Nam khiến cho Mỹ càng cần phải thận trọng. Mưu toan lợi dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ để cứu vãn thể diện chính trị của mình, nên từ ngày 6-8. Khánh đã nắm quyền hành gần như độc tài và hạn chế gắt gao quyền tự do dân sự, Hàng ngàn người dân Sài Gòn ngay tức khắc xuống đường phản đối và khi quần chúng giận dữ buộc Khánh đứng trên nóc xe tăng và hô to "đả đảo chế độ độc tài" thì viên tướng bị nhục mạ này đã từ chức. Trong nhiều ngày sau đó, một tình trạng gần như vô chính phủ bao trùm Sài Gòn, nhiều đám đông biểu tình trên đường phố, phật tử và giáo dân công khai đánh nhau, nhiều băng nhóm côn đồ đánh lộn và cướp bóc. Còn ở hậu trường, các chính trị gia và tướng lĩnh, kể cả Khánh đang đua tranh, giành giật quyền lực.

Trong tình hình đó, chính quyền Mỹ kết luận: Nếu leo thang chiến tranh thì quả là ngu xuẩn. Vào đầu tháng 9, không quân và hải quân lục chiến thúc ép kéo dài các trận không kích vào Bắc Việt Nam. Đại sứ Taylor và một số người khác thú nhận: Những bước đi như vậy sẽ phải được thực hiện đúng lúc, nhưng họ lập luận nếu làm cho chính

Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #109 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 03:26:28 pm »

phủ Nam Việt Nam hiện đang suy yếu trở nên quá kiệt quệ bằng một hành động mạnh mẽ trong tương lai trước mắt" thì quả là mạo hiểm. Johnson đồng tình và nêu rằng, ông không muốn "đưa người bệnh vào một trận đấu kéo dài 10 hiệp trong khi anh ta không có sức để trụ được một hiệp. Chúng ta phải làm cho anh ta có sức chịu ít nhất là 3,4 hiệp". Tuy vẫn để dành những phương án khác, chính quyền Mỹ đã quyết định chỉ tiếp tục các hoạt động lén lút chống phá Bắc Việt Nam và sẵn sàng trả đũa hành động khiêu khích của họ theo kiểu "ăn miếng trả miếng" (1).

Johnson vẫn rất quan tâm đến tình hình nội bộ ở Nam Việt Nam đến mức ông ta quyết định không trả đũa khi Việt cộng đánh vào căn cứ quân sự của Mỹ tại sân bay Biên Hoà tiêu diệt 4 lĩnh Mỹ và phá huỷ 5 máy bay. Tuy nhiên, đến cuối tháng 11 đã có sự nhất trí của Mỹ phải nhanh chóng thực hiện cái mà Talor gọi là "một cuộc ném bom được phối hợp cẩn thận" chống miền Bắc Việt Nam (2). Tuy các quan chức Mỹ còn bất đồng ý kiến về lý do ném bom, một số người cho rằng đó là cách làm tăng tinh thần ở Nam Việt Nam, một số người khác lại coi nó như một vũ khí để buộc Hà Nội ngừng chi viện cho quân giải phóng miền Nam. Họ cũng chưa nhất trí về việc phải thực hiện một chiến dịch ném bom kiểu gì. Các tham mưu trưởng liên quân đề nghị một chiến dịch "chớp nhoáng và vắt kiệt", tức là đánh ồ ạt vào các mục tiêu công nghiệp và
-------------------------------------------
(1) Bút lục của McGoerge Bundy, ngày 14-9-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ quốc gia: Việt Nam, hộp 6.
(2) Taylor gửi Bộ Ngoại giao, ngày 18-8-1964, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.547.

---------------------------------
quân sự lớn. Các viên chức ở Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao thì chủ trương "vắt kiệt dần", tức là một loạt các trận ném bom tăng dần và mục tiêu mở đầu là các con đường thâm nhập Lào, sau đó từ từ mở rộng ra các mục tiêu ở Bắc Việt Nam. Dù có những ý kiến cảnh báo từ các cơ quan tình báo rằng, chiến dịch ném bom có thể sẽ không gây tác động quyết định đến cuộc chiến tranh ở miền Nam, nhưng đa số cố vấn của Johnson ván tán thành việc dùng không lực dưới hình thức đó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM