Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:25:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ  (Đọc 59120 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 07:56:59 am »

Tác giả: Hồng Cư
Với sự cộng tác của Đặng Bích Hà
Nhà xuất bản: Thanh niên
Năm xuất bản:
Số hoá: ptlinh


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cùng bạn đọc,

Đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đã quen thuộc với các hồi ức cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tuy nhiên, chưa nhiều người được biết về thời trẻ của ông. Nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 93 của Đại tướng (25-8-1911-25-8-2004), và kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22-12-1944-22-12-1944), chúng tôi xin được giới thiệu với bạn đọc cuốn sách “ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP THỜI TRẺ”, viết về tuổi trẻ của ông.


Trong cuốn sách này, tác giả-Trung tướng Phạm Hồng Cư được sự cộng tác của bà Đặng Bích Hà phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dựa vào các tư liệu lịch sử, đặc biệt là các bức thư của gia đình Đại tướng-những kỷ vật quý báu đã được lưu giữ hơn nửa thế kỷ-đã phác họa lại một quãng đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp-tuổi thơ và thời trẻ với những chi tiết chân thực và xúc động-qua đó, tác giả mong được góp thêm tư liệu về cuộc đời của Đại tướng-người Anh cả của quân đội ta, một vị tướng văn võ song toàn, có một phẩm chấy cách mạng tuyệt vời-đã suốt đời hết lòng phục vụ cách mạng.


Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP THỜI TRẺ” với đoàn viên, thanh niên cùng bạn đọc cả nước.

Tháng 8-2004
NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2020, 11:19:41 am gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 07:59:26 am »

Chương I:
Quê hương, gia đình và tuổi thơ

Ngày sinh

Hồi đầu thế kỷ XX, ở làng An Xá (trước là xã, sau là thôn, nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) có một gia đình nhà nho nghèo làm ruộng. Ông huý là Võ Quang Nghiêm, bà là Nguyễn Thị Kiên. Ông bà sinh hạ được bảy người con, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người con thứ năm.


Võ Nguyên Giáp ra đời vào một mùa lụt, trong một cái lều cất tạm dưới gốc mít to như cổ thụ trong vườn nhà. Thuở ấy, các cụ chỉ nhớ ngày sinh của con cái theo âm lịch, còn ngày sinh của vng theo dương lịch thì sau này các nhà nghiên cứu phương Tây, mỗi người nói một cách. Ví như bản chỉ dẫn về tiểu sử Võ Nguyên Giáp của Jean Sainteny (Notice biographique sur Vo Nguyen Giap-Jean Sainteny) ghi là 1912. Từ điển Bách khoa Larousse ghi là 1911. Có những tác giả ghi là 1910 như Boudarel hoặc James Fox. Trong cuốn “GIAP” do Nhà xuất bản Atlas-Paris xuất bản năm 1977, Boudarel viết: “Sinh ở An Xá trong tỉnh Quảng Bình năm 1910”. Trên Tạp chí Thời sự chủ nhật (The Sunday Times Magazine) số 5-11-1972, James Fox viết: “Ông sinh ngày 1-9-1910, một ngày tháng đáng ghi nhớ lại ở đây, chỉ vì một sự tình cờ kỳ lạ, tôi tìm thấy giấy khai sinh của ông Giáp tại Paris và qua đó có thể giải quyết một lúng túng cho giới học giả cho rằng ông sinh ra vào khoảng 1911, 1912”.

Tôi hỏi chị Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp):

-Vậy năm nào là đúng?

-Năm 1911.

-Căn cứ vào đâu?

-Anh Giáp tuổi Hợi (Tân Hợi).

-Một lá số tử vi có không?

-Không. Mà có cũng không còn.

-Rất tiếc, tôi muốn xem người ta đoán như thế nào về số của anh Giáp. Còn ngày sinh?

-Ngày 25 tháng 8 dương lịch. Cũng tính từ “ngày ta” sang do bà (mẹ anh Giáp) nói và nhờ ông Trần Văn Giáp tính hộ.


Gia đình

Họ Võ là một dòng họ lớn ở làng An Xá, từ đường ở cuối làng. Tiếc rằng gia phả nay không còn.

Cậu bé Giáp lớn lên không biết mặt ông nội, chỉ nghe nói là có đức lắm. Cụ ông huý là Võ Quang Nghiêm, cụ bà là Bùi Thị Gái. Cậu bé nhớ bà nội lúc mất: Mặc áo tím, áo điều. Một hôm, ông thầy cúng nói: “Bà ngồi trên mộ đấy”.


Gần đây cháu chắt mới tìm thấy mộ các cụ. Mộ cụ ông táng trên Trấm, sau làng An Sinh, ở thượng nguồn bên hữu ngạn sông Kiến Giang, còn mộ cụ bà thì táng bên tả ngạn, ở một khuỷu sông gọi là Hàm Rồng. Khi còn nhỏ, cậu bé Giáp nhiều lần theo thầy mẹ đi tảo mộ. Một thời gian dài qua hai cuộc kháng chiến, việc viếng mộ thưa đi. Đến thế hệ chắt thì không còn biết đâu là mộ nhà. Một hôm, ba người thuộc hàng chắt đi tảo mộ đến khu vực mộ cụ ông thì chỉ thấy nhiều mộ giống nhau. May có một ông già đi tới nói:

-Không phải đất của ta đâu! Gia đình có phúc lắm mới gặp tôi. Mua thẻ hương khấn rồi tôi tìm mộ cho.

Ông già dẫn đến một chỗ có vết đào mương, hào. Có trồng một cây lạ để đánh dấu gọi là cây chim chim.
Nghe kể chuyện này, đích thân em trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Võ Thuần Nho về tìm. Võ Thuần Nho đứng một chập, có một ông lão ra hỏi:

-Có phải ông Nho đấy không?

-Thưa phải.

-Thời kháng chiến ông dạy tôi múa đại đao, ông có nhớ không?

-…

-Có một dạo, người trong làng ra đào hầm hố ngay đầu mộ, tôi ra tôi cản đó.

Lúc đó Võ Thuần Nho mới tin.

Ông thân sinh của Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho học tài thi phận. Ông đã nhiều lần thi hương cho tới khoá Mậu Ngọ (1918). Hồi ấy, các thí sinh phải đem lều chõng vào trường thi, dựng tại chỗ đất trống dành cho mình để có nơi ngồi làm bài. Khác với Võ Nguyên Giáp sau này nhiều lần đỗ thủ khoa, ông Nghiêm lều chõng bao lần thi không đậu. Tuy không đỗ đạt nhưng ông Nghiêm là một nhà nho học có uy tín trong vùng. Ông vừa dạy học, vừa bốc thuốc. Ông được xóm làng tôn trọng. Khi tế ở ngoài đình, tuy không phải là tiên chỉ, nhưng người ta thường mời ông làm chủ tế. Cậu bé Giáp mỗi lần thấy thầy tắm nước lá bưởi, mặc áo tế là biết ông đi làm chủ tế.


Ông giàu lòng thương người. Đêm hôm, có ai mời đi thăm bệnh, ông cũng đi. Ông dạy con cháu trong nhà “thương người như thể thương thân”. Ông sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch, có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, ông dậy đúng giờ, ăn ba bát cháo hoa hay cháo tấm, ăn với cà hoặc muối ông gọi đấy là “sâm nhà nghèo”. Tôi đi ngủ, ông bắt cả nhà xoa chân tay cho nóng.

Tập quán này, Võ Nguyên Giáp còn giữ mãi cho tới sau này.

Ông Nghiêm chú ý giữ gìn nền nếp gia phong. Sự giáo dụ trong gia đình rất nghiêm khắc. Ăn cơm xong, con cái rót nước hầu cha mẹ phải bưng hai tay, bưng một tay là thất lễ. Có khách đến nhà, con gái không được lên nhà trên. Ông dạy chữ nho cho trẻ trong làng. Đến một lúc nào đó, ông chuyển sang dạy Quốc ngữ, làm hương sư. Ông vừa dạy học vừa làm ruộng. Giao bài cho trẻ xong, ông chèo “nôốc” (thuyền) đi thăm ló (lúa).
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 08:00:46 am »

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu, gia đình đi tản cử, ông còn đang thu xếp một vài việc chưa kịp đi theo, thì giặc Pháp ập tới. Chúng càn quét lùng bắt ông, đưa ông về giam ở Huế. Ông bị tra tấn dã man. Có người trông thấy ông bị chúng buộc tay vào đằng sau xe gíp (Jeep). Gia đình không biết ông sống chết ra sao.


Hơn bốn mươi năm sau, khi sưu tầm những tư liệu về gia đình, tôi tìm thấy một bức thư mà gia đình còn lưu giữ được. Thư đã cũ, giấy học trò đã ngả màu vàng, nét chữ trẻ em to, nắn nót, viết bằng mực tím:
Mẹ có mấy lời thăm con: Giáp và Hà.

Mẹ mong con cho được mạnh khoẻ luôn luôn thì Mẹ mừng lắm. Còn Mẹ và Anh cũng được thường nhưng mà thua lúc ở nhà nhiều lắm, nhưng chuyện nhà nhiều chuyện đắng cay, của tiền không kể, nhưng nhứt là không biết. Thầy có còn hay không thì Mẹ buồn lắm. Mẹ mong sao cho gặp được hai con, cho đỡ buồn còn Anh có thường thường khi đâu trở trời có ho và mệt độ vài ba hôm thì khoẻ ở mình.

Bức thư không đề ngày tháng, nhưng chắc chắn là viết vào thời gian đầu cuộc kháng chiến, gửi từ nơi tản cư ở Quảng Bình ra Việt Bắc… Bà nội đọc cho cháu Hồng Anh (Hồng Anh: con gái đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) viết.

Mãi về sau, gia đình mới có tin là ông đã mất trong nhà tù ở Huế. Sau ngày thống nhất nước nhà, con cháu đi tìm mộ ông và năm 1979, bốc mọ, đưa hài cốt về chôn cất tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thuỷ.

Võ Nguyên Giáp giống mẹ: Bà mẹ đã ban cho Võ Nguyên Giáp cả vóc người, gương mặt và đôi mắt thông minh. Những ai đã có dịp gặp bà đều nhận ngay ra vóc người thấp đậm của Võ Nguyên Giáp là vóc người của bà. Gương mặt tròn, trắng trẻo của Võ Nguyên Giáp là gương mặt của bà. Đặc biệt là đôi mắt: Một đôi mắt vừa hồn nhiên nhân hậu như mắt trẻ thơ, vừa cương nghị như có ánh thép và sắc sảo long lanh trí tuệ. Về đôi mắt của Võ Nguyên Giáp, sau này có một lần, một nữ ký giả phương Tây-bà Oriana Fallaci-khi phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: “Đôi mắt thông minh nhất mà tôi chưa từng thấy!”.

“Hiền lành là bà”-Võ Nguyên Giáp nói về người mẹ của mình như vậy. Cậu bé Giáp yêu thương mẹ, còn đối với ông thân thì cậu kính nể và sợ. Ông dạy con rất nghiêm mà cậu thì hay nghịch. Mỗi khi ông mắng còn thì bà đứng ra đỡ lời.


Bà lo việc ruộng vườn nội trợ. Thời gian đầu, bà còn đi chợ, ra ruộng. Sau này khi hai cô con gái đã lớn (chị Điềm và chị Liên), các chị chèo đò đi buôn vặt để đỡ đần cho cha mẹ thì bà lo việc cơm nước ở nhà. Khi hai chị đi lấy chồng và hai anh em Võ Nguyên Giáp, Võ Thuần Nho đi học xa, hai ông bà sống với côn con gái út tên là Võ Thị Lài.


Năm 1952, bà ra Việt Bắc và sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, bà về Hà Nội sống với con cháu. Năm 1961, bà mất.

Khác với các gia đình ở Quảng Bình, trong gia đình ông Nghiêm, con cái gọi cha mẹ là thầy, thím.

Tôi hỏi:

-Tại sao?

Anh Võ Thuần Nho trả lời:

-Cả huyện, cả làng gọi ông là thầy, trong nhà cũng gọi là thầy.

-Thế tại sao gọi mẹ là thím?

Chị Đặng Bích Hà đưa ra một giả thuyết:

-Phải chăng do anh Toại, chị Châu mất sớm, gia đình kiêng, gọi tránh đi cho dễ nuôi con.

Bà cụ đã kể lại cho chị Đặng Bích Hà: Người anh cả tên là Toại, thông minh khôi ngô cực kỳ. Anh học chữ Hán, giỏi như thần đồng làm cho thầy mẹ hoảng sợ, bắt uống mực Tàu cho tối dạ bớt đi. Nhưng cũng không giữ được anh. Một cơn dịch tả tràn qua làng, anh mắc bệnh. “Thầy ơi! Cứu con với!”. Thầy biết làm thuốc nhưng bệnh nặng, không cứu được. Anh qua đời vào lúc lên bảy lên tám. Sau anh Toại là chị Châu, sinh được một năm thì vừa trận lụt năm Thìn. Lũ lớn tràn về đột ngột, ngập cái “tra” (gác để cất lúa). Nước cuốn trôi cả hai mẹ con. Tóc mẹ dài quấn vào bụi tre, thầy cứu được. Chị Châu mất không có mộ. Sau này Võ Thuần Nho về đắp cho chị một cái mộ gió bên cạnh mộ anh Toại.


Hai người chị trên Võ Nguyên Giáp là chị Điểm và chị Liên, lớn lên vừa làm ruộng vừa chạy chợ. Không có vốn buôn bán, hai chị chỉ buôn ít cá, ít đường phèn, mua chợ nọ, bán chợ kia. Chị Điểm cũng bị giặc Pháp bắt sau khi được tha, lên chiến khu thì mất ở đó. Chị Liên mất trước năm 1930. Ông cụ cũng bốc thuốc chữa chạy nhưng chị Liên không qua khỏi. Sau khi chị Liên mất, ông cụ bỏ nghề làm thuốc.


Thuở ấy, đàn bà con gái ít được học hành. Cả nhà dồn sức cho hai anh em Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho ăn học nên người. Tuy nhiên có lúc nhà nghèo túng đến nỗi Võ Thuần Nho phải bỏ học, đi làm nghề thợ may kiếm sống, đỡ đần cho cha mẹ. Võ Thuần Nho làm nghề may đã đến trình độ được lễ tổ.
Võ Thuần Nho kể:

“Đèn hương xôi gà cúng xong, xâu kim một lần phải qua”. Lẽ ra Võ Thuần Nho tiếp tục làm thợ may, nhưng hai lần Võ Nguyên Giáp gọi em vào Huế và ra Hà Nội để tiếp tục học cho đến tú tài. Võ Thuần Nho sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.

Cô em út là Võ Thị Lài sau này là nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 08:02:18 am »

Gia đình ông Nghiêm không có ruộng tư, chỉ cày cấy số ruộng công do làng cấp. An Xá có chế độ chia công điền từ xưa để lại. Ba năm chia lại một lần. Mỗi lần chia ruộng là mỗi lần tranh giành nhau ghê gớm. Cả làng họp tại nhà ông thủ bạ, giết lợn, chè chén rồi “bắt” ruộng. Lượt đầu được một mẫu (mẫu Trung bộ bằng nửa héc ta), lượt thứ hai được một mẫu, lượt thứ ba được năm sào, chia theo tam đẳng điền và theo suất đinh.


Gia đình ông Nghiêm được chia hai mẫu rưỡi: Một mẫu đệ nhất đẳng, một mẫu đệ nhị đẳng, năm sào đệ tam đẳng. Có lần được ruộng gần nhà, có lần phải ruộng xa nhà, gần phá Hạc Hải, nước sâu.


Chia rồi, ai có vốn, có sức thì làm, không có thì, cầm, bán. Những gia đình giàu có thâu tóm hết ruộng đất của bà con nghèo.


Gia đình ông Nghiêm bán một mẫu rưỡi loại đệ nhị, đệ tam đẳng để thuê người làm mẫu ruộng đệ nhất đẳng.
Trong nhà phải đi vay mới đủ: Cầm đất cho ông Bá Lạng, vay nợ lãi của ông Khoá Uy. Khoá Uy là một Hoa kiều giàu có ở trên chợ Hôm, có tiền cho cả huyện vay. Vay bằng tiền nhưng ghi nợ bằng thóc, khi trả tính cả vốn lẫn lời. Ai không trả được thì bị Khoá Uy phái bọn lưu mạnh, bọn nghiện hút đến đòi. Bọn họ ngồi chỗm trệ giữa phản hoặc leo lên nóc nhà, réo tên chủ nhà ra mà chửi.


Cậu bé Giáp nhiều lần được theo cha đi thăm lúa. Cánh đồng hai huyện bát ngát “cò bay thẳng cánh”. Vùng này có câu: “Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện” (là huyện Lệ Thuỷ và huyện Quảng Ninh). Ruộng khô cấy lúa ven, gạo gie, ruộng sâu cấy giống su, gạo đỏ.


Ngày mùa có phường gặt về là niềm vui của lũ trẻ. Các chị dậy từ ba giờ sáng nấu cơm cho phương gặt.
Niềm vui ngày mùa của cậu bé Giáp không trọn vẹn. Nhiều lần cậu theo mẹ chèo “nôốc” đi trả nợ. Cậu nhớ nhất cái bến nhà ông Phó Sương trên Tuy Lộc có cây gạo to. Trời nắng. Mẹ đội thóc chạy lên chạy xuống, còn cậu thì ngồi từ sáng đến trưa dưới “nôốc” để giữ thóc. Ông Phó Sương dùng cái quạt Tàu to tướng, quạt mạnh cho bay hết hột lép, chỉ lấy hột chắc.


Những cuộc chia ruộng, những khái niệm vay, trả gắn liền với những ông Phó, ông Bá, ông Khoá… đã gieo điều gì vào đầu óc cậu bé?


Hai mươi năm sau (năm 1937), Võ Nguyên Giáp viết trong cuốn Vấn đề dân cày (viết chung với Trường Chinh dưới hai bút danh là Qua Ninh và Vân Đình): “Sống dưới chế độ bóc lột phòng không-tư bản (exploitation féodo capitaliste) dân cày Đông Dương quá điều linh xờ xạc…”.

Lần đầu tiên cậu bé Giáp nghe chuyện đánh Tây là câu chuyện Cần Vương do bà mẹ kể. Bà kể rằng khi bà còn nhỏ, kinh đô Huế thất thủ. Điện tiền thượng tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Bình. Có tin đồn nhà vua ngự trên thượng đạo xa lắm. Vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng chống giặc Pháp.


Ông ngoại theo Văn thân làm đến chức Đề đốc coi đại đội tiền vệ. Ông bị giặc Pháp bắt. Chúng đánh đập, doạ bắn, nhưng ông một mực không khai, sau chúng phải thả.


Cậu bé Giáp được mẹ đưa về quê ngoại bên Mỹ Đức hầu thăm ông ngoại. Ông ngoại râu tóc bạc phơ, phương phi quắc thước. Ông rất yêu cậu bé, ôm cậu vào lòng. Cậu bé chú ý vùng ấy có cái đền Chiêm Thành, có Phật bằng vàng. Cậu bé thích chạy theo người cậu săn bắn rất giỏi. Bắn giỏi là một truyền thống của gia đình bên ngoại.


Bà mẹ kể chuyện chạy giặc. Khi bà còn nhỏ, mỗi lần Tây về, bà và người dì ngồi trong thúng người lớn quẩy đi tránh giặc. “Tây đi, lại về. Giặc Tây tàn ác lắm”-Bà nói.


Đêm nằm ngủ với thầy, cậu bé nghe ông thân kể chuyện chống Pháp qua một bài vè rất phổ cập trong dân gian thời bấy giờ là bài vè Thất thủ kinh đô. Cả nhà khâm phục tấm gương trung quân ái quốc của Tôn Thất Thuyết, ghét cay ghét đắng gian thần Nguyễn Văn Tường.


Bài vè Thất thủ kinh đô và câu chuyện Cần Vương có phải là tia sáng đầu tiên? Ấn tượng về một vị tướng đánh giặc in sâu trong tâm trí cậu bé là ông thần thờ trong ngôi miếu cổ ở xóm ngoài. Ông đi chống giặc, bị giặc chém đứt cổ, chỉ còn dính da, vẫn đàng hoàng cưỡi ngựa về đến làng. Gặp một bà hái rau, ông hỏi:

-Rau muống bẻ ra có sống không?

Bà hái rau trả lời:

-Rau muống rỗng, bẻ ra không sống.

Ông ngã ra chết. Dân chúng lập miếu thờ. Nghe nói ông thiêng lắm, trẻ con đi qua miếu không dám nghịch.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 08:03:32 am »

Quê hương

Quảng Bình nhìn trên bản đồ Việt Nam ở vào đoạn thắt đáy lưng ong của hình đất nước. Đó là một dải đất hẹp, có dãy Trường Sơn vươn ra biển: Đó là Hoành Sơn. Con đường thiên lý xuyên Việt ngoằn ngoèo trèo lên núi tạo nên Đèo Ngang, một thắng cảnh nổi tiếng. Từ xa xưa, nơi đây đã in dấu chân của nhiều danh nhân đất nước. Tới Đèo Ngang ngắm cảnh trời non nước, chợt nhớ tới mảnh tình riêng của Bà Huyện Thanh Quan:

… Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Ngắm cửa biển Nhật Lệ, chợt nhớ tới nỗi buồn của Nguyễn Du:
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
.


Quảng Bình là một vùng đất lịch sử. Năm 1306, công chúa Huyền Trân ra đi làm dâu vương quốc Chămpa, mở ra cho vùng biên trấn phía Nam nước Đại biệt hai châu Ô và Lý. “Quảng Bình là đất Ô châu”. Trên đất Quảng Bình còn nhiều di tích văn hoá Chiêm Thành. Nhiều sự kiện lịch sử của đất nước còn in đậm dấu trên vùng đất Quảng Bình.

Luỹ Thầy ai đắp mà cao,
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu!


Câu ca dao lắng đọng nỗi đắng cay của hai thế kỷ đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng ngoài dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh làm ranh giới. Kể từ tháng 11-1558, khi Nguyễn Hoàng xin vào làm trấn thủ Thuận Hoá để tránh bàn tay ám hại của người anh rể là Trịnh Kiểm cho đến tháng 7-1786, khi nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của tiết chế Nguyễn Huệ đánh chiếm Phú Xuân rồi tiến thẳng ra Thăng Long, đưa hai miền đất nước trở về một mối, thì đằng đẵng hơn hai thế kỷ đất nước bị chia cắt.


Còn Luỹ Thầy thì ai đắp? Đó là quan nội tán Đào Duy Từ (1572-1634) được người đương thời gọi bằng “Thầy”. Ông học rộng, tài cao nhưng không được đi thi chỉ vì cha là Đào Bá Hán làm nghề hát xướng nên đã bỏ Lê-Trịnh trốn vào Nam theo chúa Nguyễn. Qua 4 thế kỷ, công trình kiến trúc quân sự này bị bào mòn, nhưng trong dân gian còn lưu lại ấn tượng về sự hiểm yếu của nó: “Nhứt sợ Luỹ Thầy, nhì sợ bãi lầy Võ Xá”.


Bước vào lịch sử hiện địa, nhiều vùng đất Quảng Bình là căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Cần Vương. Dân chúng còn lưu lại hình tượng của hai ông: Ông Văn và ông Võ ở hai khối đá lớn trên hòn Lèn Bảng. Ông Văn là hoàng giáp Phạm Duy Đôn, ông Võ là đề đốc tiến sĩ Lê Trực, chỉ huy nghĩa quân Cần Vương ở Bắc Quảng Bình năm 1885-1888.


Trong hai cuộc kháng chiến, nhiều tên đất, tên người đã làm sống động truyền thống đấu tranh bất khuất của Quảng Bình: Xuân Bồ với anh hùng Lâm Uý; làng chiến đấu Cự Nẫm, làng biển Cảnh Dương, làng đảo La Hà; động Phong Nha và đường 20 một điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh, thị xã Đồng Hới, động cát Bảo Ninh, dòng sông Nhật Lệ với bà mẹ Suốt và những nữ anh hùng nổi tiếng thời chống Mỹ…
Tuổi thơ của Võ Nguyên Giáp gắn liền với làng quê An Xá bên dòng sông Kiến Giang.


Sông Kiến Giang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, qua vùng núi An Mã, tưới cho đồng bằng hai huyện, nhập vào phá Hạc Hải rồi đổ ra cửa Nhật Lệ. Hai bờ sông bên lở bên bồi.


An Xá nằm bên bồi. Bên lở gọi là “bơợc” thuộc xã khác. Con đường làng ven theo men sông, thuở cậu Giáp còn nhỏ, cây cối ven đường làng rậm rạp như rừng. Có những cây nghiêng mình rủ tóc xuống mặt nước gọi là “cừa” nom rất đẹp. Dưới bến, đậu san sát những chiếc thuyền gọi là “nôốc”. Theo dân làng kể lại, một số viên đá tảng to kê làm bậc lên xuống ở bờ sông Kiến Giang là đá lấy ở chân thành nhà Ngo (Ninh Viễn thành) một di tích của người Chiêm Thành, ở cách phía Nam huyện lỵ Lệ Thuỷ một cây số.


Từ An Xá đi lên huyện lỵ phải ngược dòng sông Kiến Giang qua các làng trên: Tuy Lộc, Đại Phong, Thượng Phong. Mẹ và các chị đi chợ huyện bằng đò dọc. Ngược dòng lên thượng nguồn là nơi gia đình thường đi tảo mộ ở chân núi An Mã.


Xuôi dòng qua làng dưới là An Lạc, có nhà thờ đạo. Thuở ấy, trẻ con làng An Xá ghét trẻ con làng đạo, thường xẩy ra đánh nhau.


Theo đò dọc xuôi về Đồng Hới, gặp một cái phá rộng: Phá Hạc Hải. Nước từ nguồn An Sinh, Cẩm Ly đổ về, trăm dòng tụ lại, mặt phá rộng mênh mông như biển, lấp loá ánh nắng. Xung quanh là động cát trắng phau, phía Tây… sừng sững một bức núi Đầu Mâu trầm mặc. Cậu bé Giáp nhiều lần được theo thầy hoặc các chị đi đò dọc xuôi xuống Hạc Hải vớt rong đem về bón khoai trồng trong vườn nhà. Rong Hạc Hải bón vào cây gì cũng tốt. Dân An Xá còn khai thác cói ở phá Hạc Hải đem về dệt chiếu:

“Chiếu cói An Xá, nón lá Quy Hậu”.

An Xá đối với cậu bé Giáp là một cái làng đầy vườn mà vườn là thiên đường của trẻ nhỏ. An Xá có ba xóm: Xóm trong, xóm giữa, xóm ngoài… Mái nhà tranh chìm trong vườn xum xuê cây trái.

Hai đầu làng có những “lòi” là những lùm cây rậm rạp, có những “hói” bí hiểm. Giữa xóm trong và xóm giữa có một bãi hoang gọi là “đờng đờng”, có cây bún có nhiều ma.


Chỉ có vườn là thích. Vườn trước có cây mít to như cổ thụ và nhiều cây cam giấy. Vườn sau trồng chuối, có cây ổi, cây bồ kết, cây đào tiên, hai cây khế ngọt, chim cu xanh thường về ăn. Mẹ chăm sóc cây trái trong vườn, mùa nào thức nấy đem bán ở chợ Tréo, chợ Chè.


Nhưng vườn hàng xóm còn hấp dẫn hơn. Vườn nhà mụ Thơ có cây bưởi. Một trò nghịch của lũ trẻ cùng học chữ Nho với cậu bé Giáp là nhân lúc thầy đi thăm lúa, bọn chúng rủ nhau chui qua rào vào vườn nhà mụ Thơ hái trộm bưởi đem vè chén. Cái trò nghịch này, thầy mà biết thì chết đòn. Thầy có tiếng là nghiêm, nhưng lũ trẻ nghịch vẫn hoàn nghịch.


Một trò nghịch táo bạo hơn là chui ra khỏi vườn sau, vượt qua mấy cái ruộng mạ (gọi là “trưa”) đi tới cái “bộng” (ao) bên ruộng nước. Đường đi ra “bộng” có cây mưng lá ăn chát chát. Đứng ở “bộng” nhìn ra xa, đồng ruộng bát ngát đến chân trời. “Bộng” là thiên đường của lũ trẻ, nơi chúng bắt cá, được vài con cá là sung sướng vô cùng.


Đối với cậu bé Giáp, những giờ phút đùa nghịch với lũ bạn như vậy quả là thích thú, mặc dầu cậu biết rằng về nhà thế nào cũng bị phạt, bị mắng và có khi còn bị roi vọt. Có một lần, ông Nghiêm vớ lấy cây sào chống cửa, cậu bé phải chui xuống dưới bàn thờ, xin tha.


Nói chuyện cây sào chống cửa vì cửa nhà ông Nghiêm ghép bằng lá kè, dùng sào chống lên, tối sập lại.
Đây là một căn nhà ba gian hai chái lợp tranh, có nhà ngang làm bếp. Gian phải phía Đông là buồng của đàn bà con gái, có kê một cái rương của bà mẹ. Gian giữa đặt bàn thờ gia tiên, có bộ phản gỗ và bộ trường kỷ bằng tre. Gian trái kê giường nằm của thầy, có một cái tủ từ xưa để lại. Chái phía Tây là nơi trẻ học và thầy coi sách.


Trong nhà trang trí giản dị: Nơi thầy đọc sách có treo đôi câu đối bằng vải tây điều. Trước bàn thờ dán những thiếp đỏ “Cung chúc tân niên” có bút tích người đề tặng.

Một hôm thầy bảo:

-Mấy cái thiếp này phải cất đi. Những người này can Văn thân đang bị truy nã.

Trước nhà có cái sân đất gọi là “cươi” khá rộng, đến mùa xuân lấy đất ruộng về rải trồng rau cải. Ngăn sân với vườn có một cái bình phong gạch. Trước bình phong là bể cạn cây si, bồn hoa cây cảnh do ông Nghiêm tự tay chăm chút: Mẫu đơn, thạch lựu, vạn thọ, hoa trang, hoa huệ. Có một cây mai vàng, một cây sám trồng làm thuốc đắng ghê gớm.


Mỗi khi trời nắng, cây trong vườn in bóng xuống sân, rung rinh đưa đi đưa lại. Không gian đầy tiếng chim hót, dăm ba con bướm lượn ngoài vườn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 08:05:37 am »

Những năm tháng học tập

Cậu Giáp học chữ Nho với thầy. Cậu cùng với em trai và năm sáu đứa bạn ngồi ê a trên chiếc chiếu.
Ông Nghiêm tuy nghiêm khắc nhưng rất thương con. Nghiêm khắc giữ gìn gia phong theo khuôn phép đạo Khổng. Thương con, thương mấy đứa trẻ thông minh đĩnh ngộ.

Dạy cho anh em Giáp và lũ trẻ trong làng học chữ Nho, ông bảo:

-Đây là chữ của thánh hiền, các con không được nghịch, không được giẫm lên sách, phải đội lên đầu để tỏ lòng tôn kính.

Ông dạy theo Tam tự kinh và Ấu học tân thư. Bộ sách Ấu học tân thư xuất bản dưới thời vua Duy Tân, gồm nhiều quyển.

Ấn tượng ban đầu in sâu mãi mãi. Đến tuổi tám mươi, Võ Nguyên Giáp vẫn còn nhớ. Một hôm, ông đọc cho chúng tôi nghe:

Thiên thượng địa hạ
Nhật trú nguyệt dạ…

(Trên trời dưới đất
Mặt trời ban ngày, mặt trăng ban đêm)

Trong Ấu học tân thư có đoạn nói về đất nước:

Ngô tổ Hồng Bàng thị
Triệu Thuỷ, Kinh Dương Vương
Tích Kinh Bắc thuộc thì
Cựu sỉ dĩ nan vong

(Tổ ta là Hồng Bàng
Triệu Thuỷ, Kinh Dương Vương
Sự tích thời Bắc thuộc
Mối nhục cũ khó quên)

Có chỗ nói:
Phong tuy độc bất thích đồng quần
Hổ tuy bạo bất thực đồng loại
(Ong tuy độc không đốt trong đàn
Hổ tuy ác không ăn đồng loại)

Đoạn nói về chiến công xưa, có câu “Chi Lăng tẩu Tống binh”, Võ Nguyên Giáp nói:
-Tẩu nghĩa là chạy, nhưng đây nghĩa là đuổi, chữ có nghĩa rất mạnh.
Chi Lăng tẩu Tống binh
Bạch Đằng phá Nguyên sư

(Chi lăng đuổi quân Tống
Bạch Đằng phá Nguyên sư)

Mấy cuốn sau nói về Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Riêng đoạn về Tây Sơn và Quang Trung thì bị nói xấu mà đề cao Nguyễn Ánh.

Ấu học tân thư là cuốn vỡ lòng có ảnh hưởng đối với cậu bé và cũng là vốn chữ hán đầu tiên của Võ Nguyên Giáp.


Học lớp Đồng ấu, cậu bé phải đi học ở trường Tổng trên Tuy Lộc. Tuy Lộc là làng trên, lớn hơn làng An Xá, có chợ gọi là chợ Hôm, có ty rượu của chủ Tây gọi là Sica. Ngày lễ, Tết Tây, học sinh phải sang hát cho Tây nghe. Thầy dạy học tên là Khoát, học trò không trọng vì thầy nịnh Tây.


Cậu Giáp học giỏi. Sáng đi chiều về cùng với thằng Hoằng, trưa ở lại, mỗi đứa được một tiền để mua bánh ở chợ. Có khi bới đi một mo cơm, trong đó có con tôm. Thằng Hoằng lớn tuổi hơn nhưng là cháu, gọi cậu Giáp bằng chú. Học lớp ba, cậu bé phải đi trọ học trên trường huyện. Phải đi đò dọc lên huyện lỵ Lệ Thuỷ. Đã nhiều lần, cậu bé được các chị cho đi theo lên huyện xem xinê. Chợ huyện đông vui, phố huyện sầm uất. Và đi đò dọc quả thật là thích.

Nhưng lần này… Lần này đi đò dọc với mẹ, cậu bé không vui, lòng cậu nặng trĩu. Cậu biết rằng mẹ đi chợ huyện xong là mẹ về, còn cậu thì phải ở lại một mình nhà ông gì đó để trọ học. Xa mẹ. Điều đó, cậu bé không chịu nổi!

Đò đã đi qua mũi Viết, gần tới huyện rồi. Khi lên phố huyện, mẹ dẫn cậu bé đến nhà trọ, dỗ dành:

-Con ở lại đây, thím về. Hôm sau, thím đón.

-Không! Không! Không!

Cậu oà lên khóc. Cậu túm áo mẹ, cậu chạy theo mẹ xuống đò. Cậu giẫm chân, ôm lấy mẹ. Mẹ đành phải cho cậu về theo. Nhưng khi về đến đầu nhà thì cậu bé len lét sợ, chùn lại. Cậu lảng vảng ở ngoài vườn, chờ mẹ vào thưa trước với thầy. Không biết mẹ nói gì, không thấy thầy rầy la mà gọi vào. Hôm sau, cậu bé thuận đi và ở lại trọ học. Học lớp ba trên trường huyện, cậu bé luôn luôn đứng đầu lớp.


Xong lớp ba, phải lên trường tỉnh học. Đồng Hới, tỉnh lỵ của Quảng Bình là một thị xã xinh xắn bên bờ sông Nhật Lệ. Bao quanh thị xã là một toà thành cổ xây dựng từ năm Gia Long thứ 10 (1812) đến năm Minh Mạng thứ 5 (1824) thì được xây dựng lại bằng gạch. Các mặt thành có cửa cuốn thông ra ngoài bằng những cây cầu gạch. Bốn phía thành có hào sâu đầy nước. Đối diện với thành cổ Đồng Hới, bên kia sông là những động cát trắng phau nhấp nhô, những làng chài in hình trên một cảnh biển, trời, mây, nước. Đứng bên động cát nhìn lại thì toàn cảnh Đồng Hới hiện ra hùng vĩ lạ thường: Núi Đầu mâu, núi Ba Rền dường như nhích lại gần toà thành cổ, cùng soi bóng xuống dòng sông Nhật Lệ lung linh dáng núi, mây trời. Đã bao lần cậu bé đứng sững sờ ngắm cảnh đẹp lộng lẫy của quê hương.


Cậu ở trọ tại nhà ông Ký Xiển, một người quen của gia đình. Ông Ký Xiển nghiện thuốc phiện, người gầy đét gối chiếc gối xếp nằm dài bên bàn đèn, trên sập gụ. Ông có vẻ khó tính nhưng thực ra rất tốt. Ông coi cậu bé như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, còn tiền thì đến mùa, mẹ hoặc chị chèo đò chở thóc lên trả tiền ăn cả năm cho cậu.


Đốc học trường tỉnh là thầy Phạm Phú Lượng, thầy giáo dạy học là thầy Đào Duy Anh, hai thầy được học trò kính mến.


Cậu Giáp học giỏi, chỉ phải học một năm lớp nhì năm thứ nhất (cours moyen première année) lên thẳng lớp nhất (cours supérieur). Bé nhỏ so với các bạn trai cùng lớp, xinh xắn trắng trẻo như con gái, cậu ngồi bàn đầu cùng với các bạn gái: Cô Vân, cô Chành, cô Nguyệt… “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, lũ bạn luôn luôn trêu chọc, có thói quen xô đẩy, ghép đôi. Cậu Giáp đi qua nhà các cô cũng bị các bạn trêu. Nhưng, cậu chỉ cắm đầu vào học. Hai năm học ở trường tiểu học Đồng Hới, cậu luôn đứng đầu lớp và vào kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học (certificat d’étudé primaires) cậu đỗ đầu tỉnh. Thời ấy, việc đỗ đầu tỉnh có tiếng tăm lắm. Gia đình hoan hỉ. Cậu về làng được quý trọng.


Để tiếp tục học lên bậc trung học, cậu phải vào tận trong Huế để thi vào trường Quốc học. Phải khai tăng thêm lên một tuổi mới đủ tuổi thi. Cậu Giáp coi thường kỳ thi chuyển cấp này: “Mình là thủ khoa đầu tỉnh, đương nhiên có quyền vào học trường Quốc học. Cả cái xứ Trung Kỳ này có 12 tỉnh và một đạo mà nhà trường tuyển chọn những 90 học sinh cho hai lớp đệ nhất niên, làm gì mà chẳng trúng!”.


Vậy mà khi vào thi tuyển, cậu Giáp bị rớt. Vì sao? Làm sao lại có thể hỏng thi được? Cậu Giáp không rõ.
Cậu Giáp đành phải trở lại quê nhà, lấy sách vở ôn lại các chương trình văn, toán, chờ đến kỳ thi sau. Việc thi hỏng làm cho mọi người trong gia đình phiền muộn. Việc học hành của cậu Giáp vốn là niềm tự hào, là hy vọng của cả nhà, đặc biệt là ông thân.


Mùa hè năm 1925, ông thân đưa cậu Giáp vào Huế tìm nhà trọ học để ôn thi. Vào kỳ thi năm ấy, cậu đỗ loại khá (mention assez bien).

Việc vào Huế học là cả một sự tốn kém đối với gia đình. Nhưng thầy đã quyết, mẹ và các chị làm lụng xoay xoả kiếm tiền nuôi cậu ăn học.


Chia tay với quê hương. Vĩnh biệt tuổi thơ bên dòng sông Kiến Giang và Nhật Lệ. Cậu Giáp đi với ông thân sang bên cát, làng Cửi, ngắm nhìn cồn cát trắng, chờ xe ô tô đi Huế.


Rặng cây ngô đồng An Hoài đón cậu vào Huế. Cậu bước vào cổng trường Quốc học vào lúc phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đang sôi sục.


Cuộc gặp gỡ với người bạn cùng lớp lớn tuổi hơn: Nguyễn Chí Diểu, các hoạt động trong phong trào học sinh, các cuộc tiếp xúc với các thầy giáo có tâm huyết: Thầy Võ Liêm Sơn, thầy Cao Xuân Huy, thầy Đặng Thai Mai… đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của cậu thiếu niên Võ Nguyên Giáp. Cậu vô Huế để học lập tức bị cuốn ngay vào một cơn lốc chính trị của thời đại.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2008, 05:42:53 pm »

Chương II
Tuổi thiếu niên

Bạn bè cùng chí hướng

Không kể lần đầu vô Huế mùa thu năm 1924 để dự thi vào trường Quốc học và năm ấy thi trượt phải quay gót về quê, thì đến mùa hè năm 1925, cậu thiếu niên Võ Nguyên Giáp mới vào ở hẳn trong Huế. Cũng như lần trước, cậu đến ở nhà một ông Thị lang người Quảng Bình, nhà ở trên con đường cửa Đông Ba đi vào Hộ thành, gần miếu Âm hồn.


Cậu theo học ở một trường tư ngoại thành để ôn thi. Trường có thầy giáo Sắc dạy giỏi, thầy chú ý ngay đến cậu học trò Quảng Bình sáng dạ. Thầy có ý mến, nhiều lần gọi cậu đến để chỉ vẽ thêm. Cậu nhớ ở gần trường có cây đa to.


Ở nhà ông Thị lang, cậu chơi thân với con trai ông tên là Thản. Hai cậu cùng tuổi, cùng thích chơi khăng. Một hôm ông Thị lang vào chầu vua, mỗi cậu xách một chiếc hia đi theo ông để được xem vua ngự. Lúc đó trời chưa sáng, hai cậu chờ mãi không thấy vua, chỉ thấy văn võ bá quan mũ cánh chuồn, áo thụng. Xem một lúc chán, hai cậu chuồn về.


Bạn chơi khăng còn có cậu Huy, con cô Ba Thành Thái. Tiếng cậu Giáp học giỏi đến tai cô Ba, cô mời cậu Giáp về nhà giúp cho cậu Huy cùng học. Nhà cô ba ở phố Đông Ba gần cầu Gia Họi và cầu Đông Ba, nhà không to nhưng sang trọng, đời sống trưởng giả, giàu có. Cô Ba chung vốn với người em là ông Nghị Trình mở rạp chiếu bóng “Xinê Tân Tân”, các bạn trẻ thường rủ nhau đến xem, mê nhất là vua hề Charlot. Ở nàh cô Ba, cậu Giáp nghe kể về ông vua yêu nước Thành Thái, cậu cũng nghe kể về ông nọ bà kia làm giàu.


Ông Bửu Thạch ở phố Gia Hội biết cậu Giáp học giỏi cũng mời cậu đến nhà cùng học với con gái ông là cô Tôn Nữ Thị Vui. Một hôm ông gọi bà bán khoai vào mua cho các bạn trẻ. Cậu Giáp rất ngạc nhiên khi nghe ông trả tiền: “Mệ ban cho mi mấy xu”.


Trong thời gian này, ở lớp học của thầy giáo Sắc, cậu Giáp làm quen với một người bạn lớn tuổi hơn tên là Nguyễn Chí Diểu cũng đang ôn thi. Đây là người bạn rất thân của cậu trong thời niên thiếu và là người ba năm sau giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào Tân Việt cách mệnh đảng.


Anh Diểu hơn anh Giáp ba tuổi, dáng vẻ điềm đạm, hai con mắt sáng đầy nghị lực và tự tin, người dong dỏng cao, rắn chắc. Quê anh Diểu ở Phú Mậu. Gia đình anh Diểu cũng là nhà nho nghèo. Hai người bạn tuy mới quen nhưng rất thân, gắn bó với nhau không chỉ vì chung một cảnh học trò nghèo mà còn có điều gì như là chung một suy nghĩ, chung một chí hướng. Anh Diểu rủ bạn về ở cùng nhà trọ với mình, nhà một người dân nghèo ở dưới chân thành, gần cửa Đông Ba. Căn nhà tranh này về sau trở thành một điểm liên lạc bí mật của đảng Tân Việt. Sau nhà có cây ổi to, anh Diểu hay trèo lên hái quả tặng cho bạn.


Chẳng mấy chốc đến mùa thi. Bờ sông Hương, hoa phượng vĩ khoe màu đỏ rực. Hai người bạn ăn mặc chỉnh tề, áo dài đen, quần vải trắng, đi guốc mộc, bước vào cổng trường, trên lầu có treo chuông mang biển: “Pháp tự Quốc học trường môn”.


Kết quả kỳ thi năm 1925: Anh Nguyễn Chí Diểu đỗ loại khá, anh Giáp đỗ thứ nhì, người đỗ đầu là anh Nguyễn Thúc Hào. Anh Hào năm ấy 13 tuổi, người nhỏ nhắn vừa đỗ bằng tiểu học ở Nha Trang ra. Cả ba người đều được xếp vào cùng một lớp: Đệ nhất niên A, anh Hào ngồi bàn đầu cùng với anh Giáp. Anh Nguyễn Thúc Hào sau này là giáo sư, được phong danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” kể lại trong Đặc san kỷ niệm Quốc học Huế 95 năm (1896-1991):


“Trong kỳ thi vào Quốc học, tôi đỗ đầu (anh Tạ Quang Bửu có nhớ và viết trong một bài ở báo Sông Hương) còn anh Võ Nguyên Giáp đỗ thứ hai. Tôi còn nhớ anh Giáp trắng trẻo như con gái, tuy đỗ thứ hai, nhưng suốt cả năm học đệ nhất niên, tháng nào anh cũng được làm “major”, nghĩa là đầu lớp, mà tôi thì luôn luôn đứng thứ hai. Học tài thi phận là vậy! Tôi vẫn còn nhớ trong lớp hai chúng tôi ngồi gần nhau, tuy vậy không phải là một đôi bạn thân. Anh Giáp hơn tôi một tuổi, nhưng đã có những suy nghĩ của người lớn, còn tôi lúc ấy chỉ là một cậu bé chăm học và ngoan, dễ bảo thế thôi. Các giáo sư Việt cũng như Pháp đều tỏ vẻ bằng lòng đối với hai chúng tôi, nhất là đối với anh Giáp, học giỏi. Tôi còn nhớ cả cách gọi tên anh Giáp của bà giáo Pháp, không có chữ lót “Nguyên” và không có dấu…”.


Anh Nguyễn Thúc Hào nhớ đúng: Khi ấy tên anh Giáp không có chữ lót Nguyên, đó là do anh Giáp khi làm đơn xin học trường tỉnh rồi dự thi vào trường Quốc học đều cắt bỏ chữ lót của tên mình. Điều này khiến ông thân bực, ông đã mắng anh Giáp một trận và bắt anh khai lại đúng như tên cha mẹ đặt cho.


Vào trường Quốc học, anh Giáp đã nghe tiếng những người học giỏi ở các lớp trên: Anh Phan Bôi (em anh Phan Thanh), anh Tạ Quang Bửu khi ấy đã nổi tiếng học giỏi và ham nghiên cứu khoa học. Anh Bửu nói chuyện về vô tuyến điện và cắt khoai ra làm mô hình.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2008, 05:44:14 pm »

Gặp lại bài vè năm xưa

Bài học lịch sử đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc đối với anh Giáp từ lúc còn nhỏ là bài vè Thất thủ kinh đô. Lúc ấy, đêm đêm nằm ngủ với thầy, anh đã nghe ông thân kể vè. Đến khi vào Huế, anh lại nghe các cụ già kể vè trong lễ tế Âm hồn.


Huế có tục tế Âm hồn. Hàng nằm cứ đến ngày 23 tháng 5 (âm lịch) dân chúng các phường tổ chức ngày giỗ chung của tất cả các gia đình nội ngoại thành Thuận Hoá bị giặc Pháp tàn sát hôm ấy. (Kinh đô Huế thất thủ ngày 23 tháng 5 Ất Dậu, Hàm Nghi nguyên niên; tức là ngày 5-7-1885).


Lễ quảy cơm chung có đặt bàn thờ, vài nén hương, một ít dưa đỏ, một chum nước chè, một chồng bát, chiếc gáo, dưới đất âm ỉ một lò bếp lửa.


Tế xong, các cụ giả kể vè Thất thủ kinh đô. Bài vè này ra đời từ cuối thế kỷ 19, viết bằng chữ Nôm, thể lục bát dài 1535 câu.


Bài về mở đầu bằng sự kiện thất thủ Thuận An (Thuận An thất thủ ngày 18 tháng 7 năm Quý Mùi tức ngày 20-8-1883).

Năm Mùi thất thủ Thuận An
Tài gia bá hộc các làng kêu ca
Đàn ông cho chí đàn bà
Hưu trí hưu dưỡng ai mà chẳng xung
Nam triều chán chi kẻ anh hùng
Để Thuận An thất thủ khổ trong đoạn tình…


Đáng chú ý là khi ấy, dân chúng Huế đã tự vũ trang (nói theo danh từ ngày nay). Bên cạnh quân triều đình, “Dân làng phải có trong tay. Không dao thì mác mũi rày cho thông”.


Nhưng triều đình Huế dưới áp lực của quân xâm lược Pháp phân hoá thành hai phe: Chủ chiến và chủ hoà. Tôn Thất Thuyết chủ trương chiến đấu bảo vệ kinh đô Huế. Nguyễn Văn Tường chủ trương nhượng bộ. Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 5 Ất Dậu, Tôn Thất Thuyết đem quân đánh vào trại giặc đóng ở Mang Cá. Cuộc tấn công thất bại. Kinh đô Huế thất thủ. Giặc Pháp đàn áp dã man.


Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi xuất bôn. Vua phát hịch Cần Vương. Nguyễn Văn Tường đầu hàng quân Pháp, ra lệnh lùng bắt nhà vua. Trên đường ra sơn phòng Quảng Bình, Hà Tĩnh, những người kháng chiến gặp phải muôn nỗi gian truân. Thực dân Pháp đặt ách thống trị. Dân ta khốn khổ trăm bề…


Bài vè là tiếng nói dân gian kể lại những sự kiện trên một cách mộc mạc, chân thực. Đoạn thì hùng hồn như một bài ca chiến đấu, đoạn thì than vãn tủi hờn như một chương thảm sử, đoạn thì đanh thép như một bản cáo trạng.


Dự lễ tế Âm hồn, lòng cậu thiếu niên nặng trĩu. Gầm trời kinh đô Huế ảm đạm một màu. Rêu phong phủ xanh thành quách. Tiếng súng Cần Vương đã im bặt từ lâu. Nhưng các Âm hồn vẫn sống trong lòng dân xứ Huế. Hồn nước như phảng phất đâu đây.

Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng trên sông
Buông câu mái đẩy chạnh lòng nước non.


Câu hò gợi lên trong lòng cậu thiếu niên nỗi niềm yêu nước thương nòi. “Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự. Đầy vơi giọt lệ nước Sông Hương”.

Khi dự lễ tế Âm hồn, anh Giáp cảm thấy thật là buồn. Nhưng không phải là một nỗi buồn bi luỵ mà buồn để quật khởi. Ở tuổi thiếu niên, anh đã hiểu được nỗi nhục nhã của người dân mất nước. Và chính tại Huế, tuổi thiếu niên của anh Giáp đã gặp buổi bình minh của thời đại mới. Các thế hệ trước thì mò mẫm, thất bại bế tắc, quằn quạii trong đêm dài nô lệ. Thế hệ sau là thế hệ Cách mạng tháng Tám thì vùng lên ào ạt trong ánh nắng ban mai. Còn thế hệ của anh Giáp lớn lên trong buổi tranh tối tranh sáng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2008, 05:45:41 pm »

Tủ sách cụ Phan hứa tặng

Năm học đệ nhất niên (1925-1926) của anh Giáp là một năm đầy biến động. Kinh đô Huế nhỏ bé và cổ kính, nơi mà cuộc sống tưởng như ngưng đọng im lìm, nay bỗng rộn rã hẳn lên trong hai phong trào liên tiếp: Đòi ân xá cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh.


Trong hai mươi lăm năm đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu là nhân vật trung tâm của cuộc vận động cứu nước. Sau khi phong trào Cần Vương tàn lụi, ba tiếng Phan Bội Châu nhen lên niềm hy vọng. Hồi đó không có một cuộc vận động yêu nước nào từ chủ trương ôn hoà đến các cuộc đấu tranh kịch liệt là không ít nhiều chịu ảnh hưởng của tinh thần Phan Bội Châu.


Trong tâm trí, trong tình cảm của cậu thiếu niên Võ Nguyên Giáp và các bạn anh, Phan Bội Châu là hình ảnh cao cả của một vị anh hùng dân tộc. Cuộc đời “Ba đào tân khổ khắp chân trời góc biển”, tinh thần kiên quyết đấu tranh đòi độc lập tự do cho dân tộc, những áng văn, những vần thơ như viết bằng máu nóng và nước mắt của cụ đã thức tỉnh biết bao người Việt Nam, đã làm rạo rực lòng yêu nước thương nòi của biết bao thanh niên hồi ấy.


Bởi vậy khi đế quốc Pháp bắt cóc cụ Phan Bội Châu (30-6-1925) tại Thượng Hải (Trung Quốc) rồi đưa về Hà Nội xét xử tại toà Đại hình (23-11-1925) thì một phong trào đấu tranh đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu cuồn cuộn dâng lên khắp ba kỳ. Mọi tầng lớp dân chúng đều vùng dậy, đặc biệt là thanh niên học sinh, sinh viên.


Ở Huế, ngày 1-12-1925, thay mặt cho giáo viên và học sinh trường nữ học Đồng Khánh, chị Trần Thị Như Mân (bà Đào Duy Anh sau này) và chj Hoàng Thị vệ (bà Thân Trọng Phước sau này) đánh điện gửi toàn quyền Varenne ở Hà Nội: “Chúng tôi, nữ giáo viên và nữ sinh Đồng Khánh, xin ngài lấy lòng khoan dung ân xá cho nhà ái quốc Phan Bội Châu”.


Tại trường Quốc học, các anh Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn, Võ Giáp và một số bạn học đi vận động lấy chữ ký vào đơn gửi toàn quyền Varenne.

Trước sức mạnh đấu tranh của dân chúng, thực dân Pháp buộc phải huỷ bản án khổ sai chung thân và đưa cụ Phan Bội Châu về an trí tại Huế.

Pháp và Nam triều tưởng rằng họ có thể hạn chế mọi hoạt động của cụ và ảnh hưởng của cụ sẽ bị chôn vùi. Nhưng họ đã tính nhầm. Sự có mặt của cụ đã khuấy động kinh thành Huế. Một tờ báo Pháp hồi đó đã phàn nàn rằng: Sao không để cho Phan Bội Châu chết dần chết mòn ở Trung Quốc có phải là khôn hơn không? Ai đời đi bê cái lão già ấy về để gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối?


Cụ Phan về Huế trú tại Bến Ngự. “Ông già Bến Ngự” trở thành một biểu tượng có sức thu hút thức tỉnh lòng người. Nhiều người gần xa đến vấn an, xin bái yết cụ, tặng quà cụ. Dù biết rõ rằng cụ đang bị giam lỏng và lui tới thăm cụ sẽ bị mật thám theo dõi, họ vẫn đến, bất chấp mối nguy hiểm có thể xảy ra cho họ. Được hầu chuyện cụ, nghe cụ giảng giải, bình văn, ngâm thơ, họ như bừng tỉnh.


Không ít người noi gương cụ muốn dấn thân vào cuộc đấu tranh để đòi lại quyền độc lập cho đất nước.
Ở cái tuổi 14, 15, đầy nhiệt huyết, anh Giáp cùng nhiều bạn học sinh Quốc học, Đồng Khánh và các trường khác ở Huế thuộc lớp người ấy. Thứ năm hàng tuần, anh Giáp và các bạn kéo nau đến nghe cụ nói chuyện. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, anh Giáp vẫn còn nhớ ngôi nhà cụ Phan trên dốc Bến Ngự. Một nếp nàh tranh đơn sơ nhưng rộng rãi, quanh nhà có vườn. Dưới cầu Bến Ngự, một chiếc thuyền nan.


Trong nhà treo ba bức ảnh: Thích ca Mâu Ni, Tôn Dật Tiên, Lênin. Ba bức ảnh này nói lên phần nào quan điểm triết học và chính trị của cụ. Cũng có thể qua đó mà thấy sự chuyển biến về xu hướng của cụ trong quá trình đi tìm đường cứu nước.


Mọi người đều biết: Lúc đầu Phan Bội Châu cũng chủ trương bảo hoàng. Tiếp xúc với các nhà dân chủ chủ nghĩa Trung Quốc, Phan Bội Châu theo hướng dân chủ. Cuối cùng chỉ mấy tuần trước khi bị bắt, nhận thấy chỉ có cách mạng vô sản mới thực hiện được hy vọng cứu nước, Phan Bội Châu đã nghĩ đến việc đi tìm Nguyễn Ái Quốc… Còn Nguyễn Ái Quốc thì trong bài báo nhan đề Những trò lố bịch hay là Varenne và Phan Bội Châu đăng trên tờ La Paria số 36-37 tháng 9-10 năm 1925 đã gọi Phan Bội Châu là “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập”.


Anh Giáp kể rằng trong dịp cụ Phan 60 tuổi, có một bài thơ chúc thọ cụ do ông Võ Liêm Sơn khi ấy là giáo sư trường Quốc học làm ra, học sinh đem về ngâm nga thích lắm. Và anh Giáp đọc:

Phan tiên sinh là người hào kiệt
Mười năm xưa đọc hết thánh hiền
Gặp cơn đất đổ trời nghiêng
Lòng mẫn thế ưu thiên chan chứa
Nào những lúc câu thơ kiến chí
Bút anh hùng nhả khí phóng lôi
Cũng có khi chén rượu mua vui
Giương mắt trắng trông đời cười ha hả
Thà không trời đất không chi cả
Còn có non sông có lẽ nào?
Tuỳ thân một chiếc đoản đao
Đoái Hồng Lĩnh cao cao chín chín nhỏn
Biển Thái Bình ào ào sóng cuộn
Nước non nhà giấc mộng vẫn tê mê
Hai mươi năm sinh tử lưu ly
Chí đồ nam vẫn chờ khi gió tiện
Dẫu gan sắt ai lay chẳng chuyển
Nhưng nước đời lắm chuyện trêu ngươi
Ở trong hoặc cũng có trời
Thân già lại thảnh thơi nơi cố thổ


Anh Giáp kể rằng học sinh ai ai cũng thích, thấy hay thật là hay. Nhưng ai ngờ cụ Phan bực. Cụ bực vì ông Võ Liêm Sơn nói cụ “thảnh thơi nơi cố thổ”!


Anh Giáp kể rằng hồi đó anh được cụ Phan chú ý và rất thương. Cụ có mấy chục bộ sách cổ kim, thấy anh Giáp hăng hái nhiệt tình và ham học, cụ bảo: “Khi nào tôi mất, tủ sách này để lại cho cậu Giáp”.


Tính cách cụ khí khái, tính tình cụ dễ dãi. Đặc biệt sự nghiệp văn chương yêu nước của cụ hấp dẫn thanh niên. Trong học sinh có phong trào ghi chép và học thuộc thơ văn của cụ. Mỗi người dành một cuốn sổ bìa đẹp chép các vần thơ ái quốc, ái chủng, ái quần của cụ.


Bài thơ có ảnh hưởng lớn đối với anh Giáp và các bạn anh là Bài thơ chúc Tết thanh niên của cụ nhân dịp Xuân Bính Dần (1926)…

Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi Xuân, Xuân có biết chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh
Thưa các cô, các cậu, lại các anh
Trời đã mới người càng nên đổi mới…
Mở mắt thấy rõ ràng tận vận hội
Ghé vài vào xốc vác cựu giang san
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Giây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân.


Anh Giáp kể một chuyện chứng tỏ cụ Phan rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Hồi đó có một nữ sinh Đồng Khánh người Việt gốc Hoa tên là Vạn Xuân cùng với bạn trai là Tôn Thất Lập, hai người đi ô tô không may bị tai nạn chết. Học sinh hai trường làm lễ truy điệu, cụ Phan gửi đến một điếu văn.


Ngày 17-3-1926, cụ Phan đến nói chuyện tại trường Quốc học. Anh Khương Hữu Dụng kể lại trong Đặc san kỷ niệm Quốc học Huế 95 năm (1896-1991):

“Anh em học sinh chúng tôi tập trung trong sân chơi của trường. Bỗng rào rào như ong vỡ tổ, hàng ngũ học sinh xáo động. Một ông già quắc thước, áo dài thâm quần vải trắng với đôi mắt sáng quắc, chùm râu quai nón đốm bạc, xuất hiện uy nghi, trượng phu…

Mọi người cố chen nhau đến gần cụ như muốn được nghe rõ hơn, thấu đáo hơn tiếng nói của con người gần như đã trở thành huyền thoại. Cụ già trìu mến nhìn đám học sinh trẻ…

Giọng Nghệ An âm vang như tiếng cồng: “Anh em khỏi phải chen nhau, tôi nói to lắm, tận sân ngoài cũng có thể nghe rõ”. Hàm răng giả long ra, suýt rơi. Cụ lắp lại, cười và sang sảng nói tiếp giữa những tràng vỗ tay kéo dài những lời tha thiết. Cụ cứ láy đi láy lại một điệp khúc đại uý dứt, thức tỉnh: “Rượu tây, cơm tây, quần áo tây, xe tây, lầu tây… Học đường nô lệ, giáo dục nô lệ, nhân tài nô lệ, nô lệ ưu đẳng”(…)
… Cái mục đích người nước ta ngày nay vào học chẳng qua vì cầu quan to, hớt đồng bạc tốt, để làm môi giới cho rượu tây, cơm tây, đồ mặc tây, xe tây, lầu tây mà thôi ư? Cái hồn quốc dân ta còn mong gì sống được?

Chao ơi! Trời ơi! Thật có như thế ru! Câu hỏi của cụ như xoáy sâu vào tâm trí đám học sinh chúng tôi và khơi dậy những suy nghĩ xung yếu khẩn thiết về lẽ sống…”
.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2008, 05:46:32 pm »

Truy điệu cụ Phan Chu Trinh

Bảy ngày sau cuộc diễn thuyết của cụ Phan Bội Châu tại trường Quốc học, có tin cụ Phan Chu Trinh tạ thế tại Sài Gòn. Phan Chu Trinh (1872-1926) biệt hiệu Tây Hồ là một nhà ái quốc lớn trong thời gian đầu thế kỷ 20. Chính kiến của cụ Phan Chu Trinh khác với cụ Phan Bội Châu. Cụ Phan Chu Trinh chủ trương cải cách không bạo động. Lập trường của cụ được nêu ra trong bản điều trần gửi Toàn quyền Đông Dương trình bày tình cảnh khổ cực của dân chúng là do thuế khoá nặng nề, do quan lại tham tàn và đề nghị chính quyền Pháp ở Đông Dương ban bố một số cải cách bảo đảm quyền lợi tối thiểu cho dân chúng. Trước hết bãi bỏ chính quyền quân chủ bù nhìn, thay thế bằng một chính quyền có đại diện của dân.


Phan Chu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp thực hiện công cuộc Duy Tân khai hoá ở tỉnh nhà (Quảng Nam). Nhiều học hội, thương hội, thư xã… được thành lập nhằm mở mang dân trí, thúc đẩy hoạt động nông công thương. Phan Chu Trinh viết bài Tỉnh quốc hồn ca nhằm thức tỉnh lòng dân.


Phan Chu Trinh bị bắt giữa lúc phong trào chống thuế diễn ra quyết liệt khắp Trung Kỳ (1908). Trần Quý Cáp bị án tử hình. Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng bị án tù chung thân, bị đày đi Côn Đảo. Năm 1911, nhờ sự can thiệp của Hội nhân quyền Pháp và của các nghị sĩ thuộc Đảng xã hội trong Nghị viện Pháp, Phan Chu Trinh được ân xá và đưa qua Pháp an trí ở Paris. Tại đây, Phan Chu Trinh liên hệ mật thiết với người thanh niên Nguyễn Ái Quốc và từng tham gia ý kiến vào bản kiến nghị mà Nguyễn Ái Quốc gửi cho Hoà hội Versailles năm 1991. Nguyễn Ái Quốc kính phục lòng yêu nước của bậc tiền bối Phan Chu Trinh nhưng không tán thành chủ trương của cụ.


Năm 1925, Phan Chu Trinh về nước, tuổi già sức yếu nhưng vẫn hoạt động. Cụ có ý định thăm cụ Phan Bội Châu lúc này đang bị giam lỏng ở Huế, thăm cac cụ Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế bàn việc đấu tranh cho dân chủ, dân quyền. Cụ diễn thuyết ở Sài Gòn về “Đạo đức và luân lý Đông, Tây”, “Quân trị và dân trị”. Cụ lâm bệnh mất tại Sài Gòn ngày 24-3-1926.


Phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh lan rộng khắp cả nước như một quốc tang do dân chúng tổ chức, bất chấp sự ngăn cản, khủng bố của thực dân và quan lại. Những người để tang cụ chẳng những tỏ lòng thương tiếc nhà chí sĩ, mà còn tỏ rõ ý chí của mình. Tại Sài Gòn, ngày 4-4-1926, hàng chục vạn người đi đưa đám cụ. Sài Gòn biến thành một biển người công khai biểu dương lực lượng chống bọn thống trị thực dân. Ở Hà Nội, mặc dầu nhà cầm quyền Pháp đã bố trí lính gác để đe doạ, hàng vạn người vẫn đến viếng cụ tại chùa Hai Bà. Các cửa hiệu đóng cửa. Học sinh, sinh viên đeo băng tang.


Ở Huế, lễ truy điệu nhà yêu nước được tổ chức trọng thể tại Hội quán Hội đồng hương Quảng nam. Cụ Phan Bội Châu đứng ra làm chủ lễ. Bài điếu văn thống thiết do cụ viết được một phụ nữ có uy tín nổi tiếng ở Huế là bà Đạm Phương đọc (Bà Đạm Phương là mẹ anh Nguyễn Khoa Văn tức Hải Triều sau này).


Nhiều cuộc truy điệu được tổ chức trong thành phố, thu hút sự tham gia đông đảo của dân chúng. Học sinh trường Quốc học muốn tổ chức lễ truy điệu, nhưng nhà trường cấm và không cho học sinh đeo băng tang trong lớp. Lễ truy điệt được tổ chức tại nhà trọ của anh Giáp lúc này đã rời đến một ngôi nhà trên dốc Bến Ngự, nơi có nhiều học sinh Quốc học ngoại trú, giữa nhà đặt bàn thờ.


Anh Giáp và các bạn đã xoay xoả mượn đủ lư đồng, giá nến. Bạn học đến chật nhà, ai nấy đều đeo băng tang. Trong khói hương nghi ngút, những người dự lễ nghe đọc bài văn tế và tuyên thệ trước hương hồn nhà yêu nước.


Những hoạt động của học sinh Quốc học, Đồng Khánh và các trường khác cùng đông đảo nhân dân tham dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh đã náo động kinh đô Huế. Mật thám theo dõi, ghi tên một số người vào sổ đen.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM