Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:39:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 73673 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 11:13:34 pm »

Tên sách: Ngọn lửa chiến tranh lạnh-Tập 3
Tác giả: Lý Kiện
Dịch giả: Nguyễn Đình Nhữ - Phạm Văn Thưởng
Nhà xuất bản: Thanh niên
Năm xuất bản: 2002
Số hóa: chuongxedap, ptlinh




Chương 15
TỪ “LÃNG QUÊN” ĐẾN THỨC TỈNH,
ÁNH MẮT NGƯỜI NGA LIẾC VỀ PHƯƠNG ĐÔNG.
“TÁCCHIN” TRỞ LẠI ĐÀI CÂU CÁ,
KHÁCH KHỨA TẤP NẬP RA VÀO LẦU SỐ 18


PHẦN 1
CHIẾN LUỢC NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC NGA THAY ĐỔI


Nước Nga nhiều lần “lãng quên” Trung Quốc

Sau khi Liên Xô giải thể, nước Nga trở thành nước láng giềng lớn nhất của Trung Quốc. Cuối năm 1991, sau khi ký kết kỷ yếu hội đàm quan hệ 2 nước Trung-Nga, quan hệ song phương không ngừng tiến triển thuận lợi. Lãnh đạo 2 nước nhiều lần trao đổi thư từ về những vấn đề quan hệ đôi bên. Ngày 21-1-1992 Thủ tướng Lý Bằng lần đầu tiên hội kiến với Tổng thống Nga Enxin trong thời gian tham dự Hội nghị cấp cao Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tại Niu-yoóc, hai bên đã trao đổi ý kiến về những vấn đề quan hệ hai nước.

Tuy vậy, ông Enxin rất ít nói tới Trung Quốc trong mọi sinh hoạt chính trị của mình.

Trong khi quan hệ Trung-Xô rạn nứt, ông Enxin cũng không giống như một số người lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ, dùng lời lẽ công kích Trung Quốc để được lòng Brêgiơnhép.

Song, cũng chẳng phải vì ông ta có tình cảm sâu sắc gì đối với Trung Quốc; chủ yếu là vì công việc của ông rất ít liên quan đến vấn đề này.

Là một thủ lĩnh phái phản đối chính trị, lần đầu tiên ông Enxin nói tới Trung Quốc, với góc độ chính trị vào năm 1989. Giữa xuân hè năm ấy, làn sóng chính trị gợn lên ở Trung Quốc gây xôn xao dư luận thế giới. Với tư cách là nhân sĩ “phái dân chủ”, lập trường của Enxin trước sự kiện ấy có thể thấy là giống hệt lời lẽ phương Tây.

Thậm chí trong một thời gian khá dài, sau khi nắm quyền, ông Enxin rất ít nói tới quan hệ Trung-Nga. Có thời kỳ do quan hệ hình thái ý thức, cũng do tính phức tạp của cục diện Liên Xô, quan hệ Trung-Nga bị quan hệ Trung-Xô làm mờ nhạt. Tháng 5-1991, người lãnh đạo cao nhất nước Nga có nguyện vọng muốn gặp người lãnh đạo Trung Quốc; song vì nhiều nguyên nhân, cuộc gặp mặt không được thực hiện.

Sau khi Liên Xô giải thể, nước Nga trở thành quốc gia độc lập, Trung Quốc đã sớm công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

Nhưng điều đáng nói là, quan hệ Nga-Trung trong chiến lược ngoại giao của chính quyền Enxin chỉ chiếm địa vị thứ yếu trong một thời gian khá dài.

Phái chủ nghĩa châu Âu đứng đầu là Ngoại trưởng Nga Kerelencô có tác dụng quan trọng trong việc chế định chính sách đối ngoại của Nga.

Nét đặc trưng cơ bản về tư tưởng của chính sách đối ngoại nước Nga là nghiêng về thân phương Tây. Phái chủ nghĩa châu Âu cho rằng, mục tiêu trước mắt của chính sách ngoại giao Nga là tranh thủ viện trợ kinh tế của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây; còn mục tiêu lâu dài là làm cho nước Nga hội nhập xã hội phương Tây, quay về với châu Âu, trở thành một thành viên của thế giới văn minh phương Tây, nhất thể hóa với phương Tây về chính trị và kinh tế.

Trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Nga đăng trên “báo Độc lập” ngày 1 tháng 4 năm 1992 có đoạn như sau:

“Liên bang Nga cần phải gia nhập câu lạc bộ những quốc gia dân chủ phát triển nhất; nước Nga đối với các nước láng giềng - Mỹ, Nhật và Tây Âu không hề có sự phân kỳ và xung đột lợi ích nào mà không thể khắc phục được; vì vậy hoàn toàn có thể kiến lập quan hệ hữu hảo với các nước đó, tương lai còn có thể kiến lập quan hệ liên minh bạn bè”
Sau khi Liên Xô giải thể, phương Tây đã có lúc muốn giúp đỡ nước Nga phục hồi kinh tế, đã lập định cái gọi là kế hoạch (Mác san), tuyên bố mỗi năm cung cấp cho nước Nga 20-30 tỷ USD, trong vòng 10 năm, chuẩn bị giúp Nga 200 tỷ USD để nước Nga hoàn thành bước quá độ từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Song, để được như vậy nước Nga phải chấp nhận những điều kiện cơ bản của cộng đồng châu Âu, Ngân hàng thế giới, nêu ra; nghĩa là thực hành giá cả tự do, thay đổi đồng rúp và kinh tế tư hữu.

Chính phủ Gaida của ông Enxin trong khi hoạch định phương châm chiến lược quá độ sang kinh tế thị trường cũng phải đắn đo suy nghĩ về việc lấy khoản viện trợ lớn của phương Tây làm nhân tố cơ bản. Cho nên Enxin đã mấy lần mạo hiểm vượt qua luồng gió đối kháng về chính trị để cho ông Gaida thực hiện được nhiệm vụ của Chính phủ: một trong những nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ chiến lược cải cách kinh tế của ông Gaida được giới ngân hàng phương Tây ủng hộ.

Bản thân ông Gaida đã thể hiện rõ thái độ đối với Trung Quốc; ông ta tỏ ra khâm phục trước những thànhtựu mà Trung Quốc giành được; nhưng đồng thời kiên quyết cự tuyệt cách nói có chỗ tương tự về cải cách của Trung Quốc đối với nước Nga. Ngày 6-10-1992 ông ta nói trước Quốc hội rằng:

- “Nước Nga không phải là Trung Quốc, chúng ta không thể vận dụng kinh nghiệm thành công của Trung Quốc từng bước thực thi cải cách kinh tế, không thể thực hành cơ chế song song trong quản lý kinh tế. Trong cơ chế ấy kỷ cương Nhà nước phải kết hợp với hoạt động kinh doanh. Trung Quốc không tồn tại chế độ phân quyền; ngoài ra, Trung Quốc cũng không phải là nhà nước liên bang; có nghĩa là muốn đi con đường của Trung Quốc thì phải chế định một chiến lược chính trị kiểu khác; kiểu chiến lược ấy hoàn toàn khác với chiến lược đã được xác định khi nước Nga đã lựa chọn phương pháp chống trị suy thoái (liệu pháp sốc) - Một bước là tới đích”.

Vì vậy tháng 10-1992 khi nói tới cải cách ngoại giao của nước Nga, ông Enxin lại một lần nữa nhấn mạnh.

- “Nước Nga không có lựa chọn nào khác, mà cần phải kiến lập quan hệ bè bạn lâu dài, thậm chí là quan hệ liên minh hữu nghị với các quốc gia dân chủ phát triển phương Đông và phương Tây”.

Cũng giống như những bài nói nhắc tới quan hệ ngoại giao trước đây không hề có một chữ nào mà Tổng thống Nga nhắc tới Trung Quốc một nước láng giềng có đường biên giới chung dài nhất với nước Nga và có số dân đông nhất thế giới.

Trung Quốc - nước láng giềng lớn nhất của nước Nga đã bị Tổng thống và Ngoại trưởng Nga nhiều lần “quên lãng”. Thậm chí, khi nhắc tới bạn bè chủ yếu ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đài Loan, ông Enxin cũng không hề nói Trung Quốc.

Nhưng thực tiễn ngoại giao và tình hình thực tế cải cách kinh tế cùng với cuộc đấu tranh chính trị trong nước buộc Tổng thống Enxin không thể không sửa đổi và điều chỉnh phương châm Ngoại giao “xem nhẹ Trung Quốc”.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 01:38:37 pm gửi bởi ptlinh » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 09:51:17 pm »


Kết thúc quan hệ tuần trăng mật giữa nước Nga và phương Tây.

Năm 1992 có nhiều sự việc thúc đẩy đi đến thay đổi. Đầu tiên, là trong quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây xuất hiện mâu thuẫn.

Nước Nga đã từng ôm ấp đầy hy vọng đi với phương Tây, mong chờ các nước phương Tây có thể vượt qua nhận thực chung về “giá trị tự do dân chủ” mà viện trợ cho Nga. Nhưng khoản viện trợ ấy vẫn còn chưa có được nhân tố cơ bản về phương pháp chữa trị suy thoái của Chính phủ Nga (biện pháp sốc) là trông vào khoản vay lớn ở phương Tây; trong năm 1992 viện trợ của phương Tây chủ yếu là viện trợ nhân đạo: thuốc men, thực phẩm; còn phần lớn khoản cho vay đã hứa hẹn thì chưa có được xu nào. Nguyên là 7 nước lớn ở phương Tây hứa giúp Nga 24 tỷ đô la Mỹ, song trên thực tế chỉ quyết định cho trước 1 tỷ. Giả sử 24 tỷ đô la được trao tận tay thì ngoài nghĩa vụ trả nợ ra, thực tế nước Nga chỉ được 12 tỷ, với đất nước Nga rộng lớn mênh mông, đây quả là quá ít, huống hồ với 1 tỷ nhỏ nhoi! Khác nào tế cho những người thân phương Tây một bồn nước lạnh.

Ngoài ra, về mặt ngoại giao chính trị, nước Nga đã từng theo đuổi phương Tây, nhưng phương Tây chưa bao giờ coi Nga là người bạn bình đẳng. Ngay cả đến Nhật Bản trước kia luôn luôn tôn kính Liên Xô cũng dám nêu ra những yêu sách cứng rắn đòi hỏi Nga phải giải quyết nhanh chóng vấn đề lãnh thổ 4 đảo phía bắc.

Điều đó khiến chính quyền Enxin phải rà soát điều chỉnh chính sách thân phương Tây của họ.

Ngoài ra, trong sự cố tháng 8, tuy ông Enxin được báo chí phương Tây coi là “Anh hùng”, song thực tế phương Tây đối với ông vẫn còn có tâm lý hoài nghi và lo lắng, không thể hữu hảo như đối với ông Goócbachốp.

Quan chức của Chính phủ Hoa Kỳ đối với ông Enxin thì khi đậm khi nhạt. Buts khâm phục dũng khí và quyết tâm của ông Enxin đứng trên xe tăng diễn thuyết, nhưng lại không ưa khi ông lăng nhục Goócbachốp một cách thô bạo. Có một số quan chức Hoa Kỳ coi Enxin là một con người hám quyền lực và rất tự phụ.

Kítsinhgơ - một quan chức ngoại giao nổi tiếng của Mỹ nói với các nhà báo rằng:

“Tính chất quan trọng của ông Enxin đáng đề cao, nhưng đối với tính cách của ông ta và khi giao tiếp cần phải chú ý”. Cựu Thủ tướng Anh Thátchơ... hồi tháng 8-1991 với cách nói không được hữu nghị rằng:

“Nhiều người cho rằng ông Enxin là một nhà khiêu khích, chứ không phải là nhà chính trị; do đó tháng 4-1990, khi tôi gặp ông Enxin tại London đã có thể khẳng định ông ta là nhà khiêu khích, tôi thấy thỏa mãn về điều đó. Tôi thẳng thắn nói với ông ta:

- Tôi có thể nói chuyện với ông một cách chân thành cũng như với tất cả những người mà tôi đối thoại, ông biết rằng, tôi ủng hộ ông Goócbachốp, ca ngợi sự nghiệp của ông ta bởi ông ta đã lãnh đạo công cuộc cải cách ở Liên Xô tốt đẹp như thế nào; song, như vậy không hề phương hại đến bản thân tôi là người bạn của những người lãnh đạo khác của Liên Xô ...

Ông ta nói với tôi là sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Nga... Sau đó chẳng bao lâu, tôi thông báo cho Tổng thống Buts và bạn bè tôi ở Mỹ, để họ không nên mạo hiểm đối với bản thân ông Enxin”.

Năm 1992, ông Enxin nhiều lần đi thăm phương Tây, tuy được đón tiếp rất thịnh tình và hữu nghị, nhưng ông vẫn cảm thấy phương Tây đối với nước Nga có một ý tình thiếu tin cậy.

Phương Tây không muốn nhìn thấy một Liên Xô cộng sản hùng cường, và cũng không muốn nhìn thấy một nước Nga giàu mạnh.

Ngoài Chính phủ Đức viện trợ một khoản lớn cho Nga do Liên Xô giúp họ thực hiện thống nhất đất nước, còn các nước lớn khác ở Tây Âu đều giữ thái độ bàng quan.

Vì vậy chính quyền Enxin cũng dần dần thay đổi chính sách thân phương Tây. Đương nhiên, phương Tây vẫn là nhân tố trọng yếu về ngoại giao của Enxin, nhưng cũng dần dần tạo ra một cự ly nhất định.

Tháng 9-1992, Tổng thống Enxin đột nhiên hoãn chuyến thăm Nhật Bản, đã cho Nhật “một cái tát thô bạo”. Đồng thời, phái chống đối trong Quốc hội cũng gây áp lực đối với chính quyền Enxin, về vấn đề Nam Tư, vấn đề Nga bán vũ khí, yêu cầu Nga phải thay đổi cách làm theo sức ép của Hoa Kỳ.

Cuối 1992 và đầu 1993, Nga bất chấp Mỹ phản đối, đã ký Hiệp nghị bán kỹ thuật phóng vệ tinh cho Ấn Độ; về vấn đề Irắc, Nga đã phê phán Mỹ ném bom xuống mục tiêu dân thường ở Bát đa, về vấn đề Nam Tư, Nga giữ lập trường phê phán mãnh liệt quân đội Cơrôátchia được phương Tây giúp đỡ tiến công khu vực dân tộc Sécbi; ngày 25-1 Tổng thống Enxin chỉ trích “Hoa Kỳ có khuynh hướng ra lệnh cho Tổng thống Irắc Sát đam Hút xen và Tổng thống Sécbi Milôxêvích, còn công khai nói rõ “về vấn đề Nam Tư, chúng ta và Hoa Kỳ luôn luôn tồn tại ý kiến khác nhau”, và chỉ rõ, “nước Nga bắt đầu thi hành chính sách độc lập tự chủ”. Phó Tổng thống A.rútxcôi còn nói, nếu Mỹ lại sử dụng quân đội tiến công Irắc thì nước Nga sẽ sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Tháng 2-1993, trong văn kiện đề xuất chính sách ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga thể hiện rõ: “chúng ta không thể loại bỏ khả năng sau đây: Mỹ có ý đồ dùng chiêu bài hoà giải và duy trì hoà bình để thay nước Nga”, “Chúng ta cũng không cho phép phương Tây gạt bỏ Nga ra khỏi phạm vi thế lực Đông Âu”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 09:52:00 pm »


Trong bài nói của Thủ tướng mới nhậm chức Checnômưdin ngày 13-2 có nói, “phương Tây chẳng có mấy nước quan tâm tới sự hùng mạnh và thống nhất của nước Nga”. Còn Bộ trưởng an ninh Nga Bavannicốp thì chỉ trích cơ quan bí mật Tây Âu lập ra tổ chức bí mật chống Chính phủ phá hoại nước Nga bằng thủ đoạn trao đổi, buôn bán vũ khí và hàng độc hại.

Tất cả những điều đó chứng tỏ quan hệ tuần trăng mật giữa Nga và phương Tây được hình thành sau sự biến tháng 8 đang đi đến kết thúc.

Quan hệ quá thân thiện với phương Tây, quá dựa dẫm vào phương Tây đang chuyển sang quan hệ ngoại giao độc lập tự chủ, với chính sách dựa vào nội lực nước Nga để khắc phục tình trạng khủng hoảng. Tháng 12-1992 Tổng thống Enxin khi nhắc tới sự chuyển biến ấy đã nói:

“Hấp thu quan niệm giá trị văn minh phổ biến cần phải suy nghĩ trên phạm vi lớn nhất về đặc điểm của nước Nga”;

“Sớm làm cho chính sách của chúng ta, tất cả mọi hoạt động của chúng ta có chuyển biến mạnh mẽ, thật sự hướng vào nước Nga; hướng vào truyền thống Nga, thật sự hướng vào quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga”;

“Trong mọi cải cách, cái mà chúng ta cần dựa vào ngay trước mắt và tương lai, trước tiên là nguồn vốn vật chất và tri thức của nội lực chính mình”.

Những thay đổi chính sách đối với phương Tây tất nhiên sẽ dẫn đến thay đổi quan hệ Nga-Trung.

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng tới quan hệ Nga-Trung là tình hình kinh tế của nước Nga.

Ngày 2-1-1992, Chính phủ Nga bắt đầu thực thi kế hoạch (biện pháp sốc) lấy thả nổi vật giá làm tiêu chí, nhưng kế hoạch đó chẳng những không làm cho tình hình như ông Enxin tuyên bố hồi tháng 9 có chuyển biến tốt, ngược lại tình trạng kinh tế ngày một xấu hơn.

Trước hết biểu hiện ở mức độ sản xuất suy giảm. Tình hình sản xuất của Nga năm 1992 so với 1991 giảm chừng 25-30%. Ngoài ra, mậu dịch bán lẻ giảm xuống tới 20%.

Nghiêm trọng hơn là mức sống của dân giảm sút nhanh chóng. Tăng lương không đuổi kịp vật giá leo thang. Mức đó vật giá tăng trong năm 1992 là 700 đến 900%, mà lương chỉ tăng 4 lần. Điều đó làm cho trong 160 triệu dân Nga có tới 70% tức là gần 100 triệu người sống cảnh nghèo khổ, trong đó có tới 50% là quá nghèo khổ, ngay cả đến nhu cầu sinh hoạt cơ bản nhất cũng rất khó khăn.

Tháng 3-1993, mức thu nhập bình quân hàng tháng của người dân Mátxcơva là 5.000 rúp. Với đồng lương ấy chỉ đủ mua 2kg cà chua hoặc 2kg xúc xích ngoài chợ đen. Hối suất giữa đồng đô la Mỹ và đồng rúp lên tới mức 1 đô la đổi được 700 rúp.

Nhân dân khắp nơi kêu ca oán thán, sự ủng hộ đối với chính quyền Enxin giảm sút nghiêm trọng.

Khủng hoảng kinh tế của Nga, tuy ở mức độ nhất định nào đó là do khủng hoảng kinh tế của Liên Xô để lại, không phải tất cả đều qui về chính quyền Enxin đã làm theo phương pháp chống suy thoái được chế định từ lý luận của học phái giá cả tự do, chính đó là nguyên nhân quan trọng. “Phương pháp chống suy thoái” bắt nguồn từ Mỹ. Năm 1958, Sác - một giáo sư trẻ ở trường Đại học Havớt chế định giúp Chính phủ Bôlivia “Phương pháp chống suy thoái” giải quyết nguy cơ giá hàng tăng vọt và khủng hoảng nợ nước ngoài, đã giành được thành công nhất định; năm 1989 Chính phủ công đoàn đoàn kết Ba Lan cũng đã thực hành Phương pháp chống suy thoái với sự giúp đỡ của giáo sư, làm cho, giá hàng thông thường từ 900% trong vòng hơn 1 năm của năm 1989 giảm xuống tới 200% năm 1991, năm 1991 lại giảm thấp tới mức 80%.

Nhưng nước Nga là một nước lớn, điều kiện khác xa với Ba Lan và Bôlivia, do vậy Phương pháp chống suy thoái không đạt được hiệu quả ở nước Nga. Trên thực tế có thể nói giai đoạn bị lật đổ cũng là một tiêu chí thể hiện nước Nga thất bại. Tháng 12-1992 Chénômưđưn lên giữ chức Thủ tướng Chính phủ, tuyên bố chính sách kinh tế ưu tiên giá hàng của Gaida được chuyển sang chính sách ưu tiên sản xuất, và tăng cường bảo hộ xã hội đối với người lao động.

Chính trong bối cảnh ấy, một số người lãnh đạo nước Nga chủ trương đánh giá lại các nước phương Đông, kể cả những thành công trong cải cách kinh tế của Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 09:52:58 pm »


Quan hệ Trung-Nga phát triển ổn định.

Tháng 3-1992, Ngoại trưởng Nga Karalencô nhận lời mời của Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham sang thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Nga thăm Trung Quốc. Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham đã hội đàm với Ngoại trưởng Nga Karalencô, Thủ tướng Lý Bằng đã hội kiến với ông Karalencô. Hai bên chủ yếu thảo luận về vấn đề quan hệ hai nước, đồng thời cũng trao đổi ý kiến về những vấn đề quốc tế trọng đại mà đôi bên cùng quan tâm. Phía Trung Quốc nói rõ, Trung-Nga là hai nước láng giềng lớn, nhân dân 2 nước có tình hữu nghị truyền thống, hai bên có lịch sử giao hữu lâu đời. Chính phủ Trung Quốc xưa nay vẫn chủ trương, quan hệ quốc gia không nên chịu ảnh hưởng khác nhau về hình thái ý thức chi phối. Bất luận tình hình nước Nga thay đổi như thế nào, Trung Quốc đều mong muốn tiếp tục giữ gìn và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với nước Nga, trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Hai nước Trung-Nga đều là nước Thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, cần phải phát huy tác dụng to lớn hơn trong công cuộc phát triển và bảo vệ hòa bình thế giới. Phía Trung Quốc còn nhấn mạnh lập trường nguyên tắc về vấn đề Đài Loan.

Ngoại trưởng Nga nêu rõ: Tình hình nước Nga có thay đổi rất lớn, song phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc không hề thay đổi. Nước Nga coi trọng quan hệ với Trung Quốc, tôn trọng quá khứ, chú trọng tương lai, chính sách kiên định bất di bất dịch của nước Nga là: vừa phát triển quan hệ tốt đẹp với phương Tây vừa giữ gìn quan hệ láng giềng hữu nghị với phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Phía Nga khẳng định lập trường về vấn đề Đài Loan là không thay đổi.

Về quan hệ mậu dịch kinh tế hai nước, đôi bên nhất trí cho rằng: Kinh tế hai nước Trung-Nga có tính bổ trợ cho nhau, quan hệ phát triển mậu dịch kinh tế có tiềm lực to lớn. Đôi bên có thể vận dụng phương thức hợp tác đa dạng, phát triển hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Hơn một chục quan chức địa phương và các nhà quản lý các xí nghiệp thuộc vùng Viễn Đông và Xibêri của Nga cùng đi với Ngoại trưởng Nga đã hội đàm trực tiếp với các nhân vật hữu quan miền đông bắc Trung Quốc, bàn bạc các vấn đề cụ thể tăng cường hợp tác kinh tế giữa các địa phương của hai nước.

Trong thời gian thăm Trung Quốc Ngoại trưởng hai nước đã trao đổi thư phê chuẩn hiệp định về đoạn biên giới phía đông Trung-Xô; hiệp định ấy được ký kết trước khi Liên Xô giải thể. Sau khi Liên Xô giải thể, phía Nga hứa thực hành nghĩa vụ và quyền lợi mà Liên Xô gánh trách nhiệm trong hiệp định (thực tế đoạn biên giới phía đông ấy cũng chỉ liên quan đến hai nước Trung-Nga). Hai bên đồng ý tiếp tục đàm phán về đoạn đường biên giới Trung-Nga chưa được bàn bạc nhất trí, để cuối cùng giải quyết vấn đề biên giới hai nước. Hai bên còn đồng ý tiếp tục đàm phán vấn đề giảm lực lượng quân sự khu vực biên giới Trung-Xô bắt đầu từ năm 1989. Trong thời gian đi thăm, hai bên còn bàn tới cuộc gặp gỡ cấp cao; phía Trung Quốc tỏ ý hoan nghênh Tổng thống Enxin sang thăm Trung Quốc vào thời gian thuận lợi cho cả hai bên. Phía Nga đã nhận lời và hy vọng chuyến thăm được tiến hành trước cuối năm 1992.

Ngày 3 đến ngày 5 tháng 6 năm 1992, Phó Thủ tướng Nga Saoxin sang thăm Trung Quốc, đã hội đàm với Phó Thủ tướng Điền Kỷ Vân. Hai bên căn cứ vào quan hệ hai nước, chủ yếu là trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác mậu dịch kinh tế; và đã đạt được hiệp nghị về công tác của Uỷ ban hợp tác khoa học kỹ thuật, mậu dịch kinh tế. Phó Thủ tướng Điền Kỷ Vân chỉ rõ: quan hệ hai nước bình ổn, sự trao đổi qua lại song phương trên mọi lĩnh vực mọi cấp bậc đang được mở rộng tích cực; quan hệ hợp tác trong lĩnh vực mậu dịch kinh tế giữa hai nước Trung-Nga có cơ sở tốt đẹp. Chính phủ Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy và ủng hộ sự hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực mở rộng mậu dịch kinh tế khoa học kỹ thuật giữa các ngành, các vùng của hai nước. Phó Thủ tướng Saoxin nói rõ, Chính phủ Nga và Tổng thống Enxin hết sức quan tâm tăng cường quan hệ với Trung Quốc, phát triển quan hệ mậu dịch kinh tế với Trung Quốc là một hướng ưu tiên truyền thống trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước Nga. Phía Nga mong muốn khai thác nguồn tiềm lực to lớn của sự hợp tác kinh tế hai nước, phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực cụ thể. Phó Thủ tướng Saoxin còn nói rõ, chuyến thăm của ông là bước chuẩn bị cho Tổng thống Enxin sang thăm Trung Quốc. Trong thời gian thăm, hai bên đã ký tuyên bố chung về hợp tác lao động xã hội trong các ngành lao động hai nước.

Năm 1992, quan hệ mậu dịch Trung-Nga phát triển tương đối mạnh mẽ. Theo thống kê của ngành Hải quan, tổng ngạch mậu dịch song phương trong 1 năm đạt tới 4 tỷ 6273 USD. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu là 2 tỷ 938 USD nhập khẩu là 2 tỷ 433,536 USD. Con số ấy đã vượt qua mức mậu dịch Trung-Xô 1991: 3 tỷ 904,7 1USD.

Quan hệ trao đổi trên các lĩnh vực quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục, thể dục thể thao và y tế đang được phát triển tích cực.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 09:54:34 pm »


Tính chất hỗ trợ giữa hai nước Trung-Nga rất to lớn.

Do các nước phương Tây xa lánh, do quan hệ Trung-Nga phát triển ổn định, khiến nước Nga phải coi trọng mối quan hệ giao hữu với Trung Quốc; tăng cường mở rộng sự tiếp xúc với Trung Quốc. Chính sách đối ngoại mà trước đây vẫn được nhấn mạnh là ưu tiên phát triển quan hệ bạn bè thậm chí là quan hệ đồng minh của Nga đối với phương Tây cũng chưa bao giờ đạt được như thế.

Vì vậy trong năm 1992, trong giới lãnh đạo Nga, lần đầu tiên xuất hiện quan điểm của phái “chủ nghĩa Á-Âu”. Quan điểm của phái “chủ nghĩa Á-Âu” cho rằng, chính sách Ngoại giao ngả theo phương Tây bắt đầu từ thời kỳ Goócbachốp và được Bộ Ngoại giao Nga kế thừa là không có căn cứ. Đó là vì:

- Nước Nga phải qua nhiều năm mới có thể trở thành người bạn bình đẳng của các nước phương Tây phát triển, mà trước đây, nước Nga chỉ có thể là một người bạn thấp hèn của phương Tây.

- Nước Nga là quốc gia lớn ở Á-Âu, nếu tất cả theo kiểu phương Tây là không phù hợp với tình hình nước Nga, “nếu để cho người nông dân Nga sức dài vai rộng khoác bộ lễ phục đuôi én kiểu tây thắt thêm cái nơ bướm, thật là hoàn toàn không có ý nghĩa và đáng buồn cười”.

Phương Tây có thật lòng mong muốn nước Nga trở thành một nước phát triển hay không cũng đáng nghi ngờ.

Do đó, phái chủ nghĩa Á-Âu đứng đầu là cố vấn ngoại giao Xđankêvích của ông Enxin và Đại sứ Nga tại Mỹ cho rằng, nước Nga cố nhiên phải duy trì quan hệ hữu hảo và bạn bè với phương Tây, song quyết không thể coi nhẹ phương Đông, Á-Âu đều phải coi trọng, cần giữ gìn quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ngoài quan điểm “Á, Âu đều trọng” ra, còn có một bộ phận chủ trương đặt mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Hàn Quốc và các nước theo đạo Itslam ở vị trí quan trọng hơn.

Họ cho rằng lợi ích của nước Nga đòi hỏi phải coi trọng quan hệ với Trung Quốc và khu vực theo đạo Itslam; quan hệ đồng minh với phương Tây sẽ dẫn đến liên minh giữa thế giới Mosline với Trung Quốc, mà sự đối kháng ấy sẽ dẫn nước Nga tới đỉnh điểm của đối kháng toàn cầu, làm tổn hại đến lợi ích của nước Nga.

Một số nhà Hán học thì phê phán gay gắt hơn chính sách Nga-Trung của chính quyền Enxin, cho rằng quan hệ Nga với phương Tây được ưu tiên hơn quan hệ với phương Đông, trong các nước phương Đông thì quan hệ Nga-Triều, Nga-Nhật được ưu tiên hơn quan hệ Nga-Trung, về mặt phát triển quan hệ với Trung Quốc, nước Nga còn lạc hậu xa so với các nước Cadacxtan, Tuyếc Mênixtan, Ucraina; đây là một “cách nhìn sai lệch”. Trung Quốc chính là một nước lớn, kinh tế đang tăng trưởng nhanh, là một trong những người bạn kinh tế của Nga quan trọng nhất trên thế giới. Một số phái phương Đông nay xuất phát từ phân tích lịch sử của nước Nga cho rằng, trong lịch sử nước Nga luôn luôn muốn tiến vào cổng lớn châu Âu, nhưng rốt cuộc không lọt vào được. Ngày nay, đã phải chuyển trọng điểm ngoại giao về châu Á rộng lớn.

Trong giới lãnh đạo cao cấp của Nga, có không ít nhân vật chủ trương phát triển hơn nữa quan hệ Nga-Trung, họ cho rằng nước Nga cần phải đánh giá lại kinh nghiệm của Trung Quốc.

Ngày 6-11-1992 Phó Chủ tịch Xô Viết tối cao Nga Vôrônin khi trả lời phóng viên “Báo sự thật” có nói:

“Kinh tế, Trung Quốc có phần giúp đỡ chúng ta. Garđa thì phủ nhận điều này. Làm như vậy là vô dụng. Đương nhiên không nên vận dụng sống sượng máy móc, nhưng phải thấy được rằng, người Trung Quốc trước đây đi cùng một con đường với chúng ta, mà hiện nay họ đi lên thị trường không quá chật vật. Tổng giá trị sản xuất quốc dân tăng trưởng trong phạm vi 10%. Mức sống của dân không hề giảm sút, trái lại còn được cải thiện. Còn ông Gaida nêu ra với chúng ta là kinh nghiệm làm kinh tế của tổ chức vốn tiền hàng quốc tế ở Mêhicô (Mếcxich) và Ba Lan, mặc dầu vậy nền kinh tế của hai quốc gia này cũng chưa được thời gian thử thách... Trên thế giới chưa có một nước lớn nào có thể dựa vào ngoại viện mà thoát khỏi khủng hoảng, chỉ có dựa vào nội lực của mình mà phát huy tác dụng, dựa vào sức mạnh của nhân dân mình mới có thể thành công”. R.Khabulatốp trong bản báo cáo tại Quốc hội ngày 1-12-1992 cũng đã khẳng định “Mô hình hướng tới kinh tế thị trường xã hội” mà Trung Quốc, Hàn Quốc và quốc gia Arập phương Đông lựa chọn, đồng thời phê phán chính sách “thị trường tự do” kiểu Mỹ của Chính phủ Gaida.

W. Orski, người lãnh đạo Liên minh công dân cũng chủ trương đánh giá lại những điểm thành công của Trung Quốc.

Đương nhiên, chưa có ai cho rằng làm theo cải cách của Trung Quốc có thể đạt được thành công ở nước Nga. Nước Nga phải đi theo con đường cải cách của mình, nhưng phát triển hơn nữa quan hệ Nga-Trung chắc chắn là có lợi cho công cuộc cải cách của hai nước.

Trước hết là vì hai nước Trung-Nga cùng là nước láng giềng lớn nhất, có đường biên giới dài nhất; thứ nữa là nền kinh tế hai nước Trung-Nga mang tính bổ trợ lẫn nhau rất lớn, có tiền đồ rộng lớn hợp tác cùng có lợi.

Chính trong bối cảnh ấy, ngày 17-12-1992 Tổng thống Liên bang Nga Enxin lần đầu tiên đã sang thăm Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:07:01 pm »


PHẦN 2
CUỘC HÀNH TRÌNH TỚI BẮC KINH CỦA ÔNG ENXIN


Lực lượng an ninh nghiêm mật sẵn sàng.

9 giờ 15 phút sáng (giờ Bắc Kinh) ngày 17-12-1992, chiếc máy bay “kiểu Nga” chở Tổng thống Enxin như một con chim bạc gầm rú từ không trung rồi hạ cánh an toàn trên bãi phẳng phía nam sân bay Quốc tế Thủ đô Bắc Kinh.

Đồng thời, trong khoảnh khắc một tấm thảm đỏ tươi rộng 3m dài 30m được trải suốt từ chân cầu thang máy bay đến tận trước đội quân ký giả được lực lượng bảo vệ quây gọn thành một góc. Trên giá sắt hình thang cao 5 mét, hàng chục máy nhiếp ảnh cùng các loại “Đại pháo”, “Đoản thương” đủ cỡ nhằm thẳng vào cửa máy bay còn đóng kín: các nhà báo chen chúc từng đoàn, máy ghi âm xách tay đủ loại đã khai mở sẵn sàng chờ đợi.

Sau 10 giây, cửa máy bay đã mở, vài nhân viên lực lưỡng kiểu cận vệ nhanh nhẹn bước xuống cầu thang. Tiếp theo là Tổng thống Enxin dáng vóc cao to, mái tóc bạc phơ xuất hiện trước mọi người. Ông giơ tay vẫy chào đoàn người ra đón, nụ cười tươi tắn rạng rỡ và ấm áp như bầu trời Bắc Kinh hôm nay. Đây là nụ cười từ Mátxcơva mang tới. Đệ nhất phu nhân Naia khoác tay Enxin sóng đôi từ từ bước xuống.

Trưởng đoàn đón tiếp của Chính phủ Trung Quốc, Chủ nhiệm Uỷ ban cải cách thể chế nhà nước Trần Cẩm Hoa bắt tay thân thiết Tổng thống Enxin. Hai thiếu nữ Trung Quốc tặng Tổng thống và phu nhân những bó hoa tươi thắm.

Lúc này, đoàn nhà báo xôn xao náo động; trong đám đông bỗng vang lên một giọng Nga: “Paolixư. Nicôlaiép, mau lại đây!” như nhắc nhở phóng viên người Nga ấy hiểu rõ tính cách của vị Tổng thống: ông Enxin có một đặc điểm là bỏ qua mọi sắp xếp nhật trình, sẵn sàng ứng khẩu vui vẻ trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí. Vì vậy ông rất có duyên với họ.



Trên chiếc xe chống đạn đặc biệt của nước Nga chế tạo.

Câu nói đầu tiên của ông Enxin khi đặt chân lên đất nước Trung Quốc không chỉ là ngôn từ ngoại giao, câu nói ấy đã tạo nên điệu nhạc du dương cho cuộc hành trình đầu tiên đến Trung Quốc của Tổng thống nước Nga.

“Hai nước Nga-Trung cần mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ chúng ta. Hai dân tộc vĩ đại có chung đường biên giới 4.000 km đã từng hững hờ quan hệ suốt mấy chục năm trường, thậm chí còn thiếu sự hợp tác. Điều đó thật không bình thường. Chuyến thăm Trung Quốc lần này là cuộc đột phá thứ 2 ở châu Á sau Hàn Quốc”.

Tổng thống Enxin liên tiếp trả lời 3 câu hỏi của nhà báo. Cuối cùng, ông đã bước vào chiếc xe “Đajin” giữa âm thanh vang dội “xin cám ơn, chúc ngài mạnh khoẻ!”.

“Đajin” là chiếc xe đặc biệt chở Tổng thống Enxin, nặng 3,5 tấn, ngoại hình duyên dáng hào hoa, nước sơn đen bóng loáng, khiến mọi người không thể tin rằng đây là loại xe do “người anh cả” chế tạo. Tính năng chống đạn quả là độc nhất vô nhị. Người có nhận thức đều hiểu rằng đạn súng trường bay trong cự ly mục tiêu 20 mét có khả năng sát thương mạnh nhất. Giả dụ bạn dùng loại súng trường nổi tiếng “Karsnikew” bắn cách khoảng 20 mét, thì trên thành xe cũng chỉ sây sát một vết bằng hạt tấm mà thôi. Thiết bị thông tin hiện đại trên xe vẫn còn dáng dấp “Đế quốc Liên Xô” ngày trước, “nút thông tin đặc biệt” như 2 chiếc hộp giầy có thể bảo đảm cho Tổng thống liên hệ điện thoại với mọi nơi trên thế giới trong suốt 24 giờ hàng ngày, còn dây ăngten hình mỏ neo được lắp đặt dưới lầu số 18 trong nhà khách quốc gia ở Đài câu cá luôn phát sóng tầm xa vài nghìn km.

Ngay từ 10-12, đích thân Phó cục trưởng cảnh vệ của Tổng thống đã chuyển 3 chiếc xe hiệu “Đajin” tới Bắc Kinh qua đường hàng không và cho chạy thẳng vào Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc. “Đajin” hơn hẳn loại xe Cadắcxtan. Nhớ lại trước đây, thời Brêgiơnhép, Anđơrôpốp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và một vài Uỷ viên Bộ Chính trị mới đủ tư cách hưởng dụng loại xe này. Trên lãnh thổ mênh mông ấy “Đajin” tượng trưng cho quyền lực và vinh dự. Năm xưa Goócbachốp sang thăm Nhật Bản cũng ngồi xe “Đajin”chuyển qua đường không vận, giới báo chí Nhật Bản nhất thời xôn xao bình luận châm biếm, coi đây là sự thiếu tin tưởng đối với nước Nhật.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:09:31 pm »


Những bí mật khó giải thích nhất.

Trong chiếc xe thứ 2 đi sát liền xe Tổng thống có 2 chàng trai lực lưỡng suốt ngày đêm ngồi canh giữ hộp “nút bấm trung tâm”. Đó là một trong những bí mật khó giải thích nhất trên thế giới.

10 giờ 15 phút, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Dương Thượng Côn hân hoan chờ đợi tại phòng lớn chính diện Đại lễ đường nhân dân, đón nhận cái bắt tay đầu tiên trong lịch sử của Nguyên thủ hai nước.

10 giờ 20 phút, trong tiếng rền vang của 21 phát đại bác đón chào, Tổng thống Enxin đi duyệt đội quân danh dự quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Bước chân đều tắp đội ngũ chỉnh tề, diễu hành nghiêm trang trước Nguyên thủ 2 nước.

10 giờ 30 phút, sảnh đường tỉnh Hà Bắc trong Đại lễ đường nhân dân sáng lòa ánh điện, trong không khí hân hoan sôi động, Tổng thống Enxin và Chủ tịch Dương Thượng Côn tươi cười xiết chặt tay nhau hồi lâu trước hàng trăm ký giả các nước. Ngày hôm sau, báo chí các nước đều đăng tải hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử ấy nổi bật ở vị trí quan trọng.

11 giờ 10 phút, sau khi hội kiến, Tổng thống Enxin cùng phu nhân về phòng nghỉ nhà khách Chính phủ tại Đài câu cá. Tổng thống Nga Enxin với ánh mắt sâu thẳm của mình lần đầu tiên được thấy hành cung của Kim đại Hoàng đế cách đây hơn 800 năm; những tuyết tùng, rừng trúc và bãi cỏ vẫn xanh tốt xúm xuê giữa mùa đông giá lạnh; say sưa thưởng ngoạn nơi lầu ca viện hát cùng lâm viên cổ đại phương Đông với suối khe róc rách suốt đêm ngày.



Hơn 10 cận vệ theo sát Tổng thống.

Quá trưa, từng đoàn xe tải chở hàng nghìn cảnh vệ ra ngoại ô tới đường ven Vạn lý trường thành. Cứ cách 20 mét lại có một người lính đứng nghiêm trang canh gác.

Theo sự thỏa thuận của hai phía Trung-Nga, mỗi bên chỉ được chọn 5 ký giả thân cận đi theo, có đeo phù hiệu “Đặc chủng” màu đỏ do Cục Thông tin Bộ Ngoại giao cấp phát. Còn những ký giả khác chỉ được đứng yên tại 3 địa điểm cố định trên “đường ven” Trường thành. Đúng 3 giờ chiều, chiếc xe “Đajin” bon nhanh tới chân Trường thành. Ông Enxin trong bộ áo khoác dạ đen bước ra khỏi xe, say sưa phấn khởi ngắm nhìn một vùng núi non uốn lượn chập chùng.

Ông Enxin trước tiên đi tới cây tháp lửa thứ nhất, mười mấy lính cảnh vệ Nga luôn vây quanh Tổng thống chừng 10 mét đan thành một hàng lưới cách ngăn.

Ông Enxin là một sinh viên xuất sắc, trước đây, đã tốt nghiệp khoa Kiến trúc Học viện công nghệ Ural, đối với kiến trúc là ông thông thạo. Trước tiên ông hỏi Trường thành cao bao nhiêu rộng bao nhiêu. Người hướng dẫn hiển nhiên chưa hiểu hết ý của Tổng thống. Loay hoay trả lời tường cao thấp là tùy theo địa thế. Đôi lông mày ông Enxin lần đầu tiên nhíu lại, nét mặt tỏ vẻ hơi khó chịu:

- “Nơi cao nhất là bao nhiêu?” giọng ông hơi cứng lại.

- “Nơi cao nhất là 8 mét”.

Với con số cụ thể mà người hướng dẫn trả lời xem ra đã giải tỏa thắc mắc của ông Enxin. Thế là ông nắm tay phu nhân, quay lưng về dẫy trường thành điệp trùng vạn dặm ghi lại một tấm hình tràn trề tình cảm êm ái ngọt ngào. Hôm sau, trong giờ phút chia tay ông Enxin tại vườn hoa Đài câu cá, Chủ tịch Dương Thượng Côn chỉ vào tấm hình trong tập ảnh nói:

- “Này, tấm hình hai ông bà Tổng thống đã được đăng trên tờ “nhân dân nhật báo” rồi nhé!”

Tấm ảnh tràn đầy không khí gia đình kia làm cho khách và chủ cùng vui chung cạn chén tươi cười.

Với hàng trăm ký giả người Nga và phương Tây bay tới Bắc Kinh, ông Enxin tới đâu cũng đều là “con mồi” của họ. Tại Trường thành Tổng thống Enxin chỉ vào Trần Cẩm Hoa đứng bên cạnh và nói với các phóng viên:

- “Mô hình Trung Quốc rất quan trọng, nó bao quát phương pháp cải cách không xáo động. Trung Quốc cải cách đã qua 14 năm, có lẽ còn cần một thời gian dài như vậy nữa. Đại hội lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Trung quốc đã xác định mô hình kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà quan trọng nhất là thị trường. Các bạn muốn tìm hiểu cải cách của Trung Quốc, ông Trần Cẩm Hoa có thể trả lời các bạn”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:11:33 pm »


Ca ngợi Trường thành - công trình vĩ đại nhất.

Ông Enxin dừng chân trước một mô đất, ngoái lại hỏi người hướng dẫn:

- Thời cổ xưa chưa có xi măng, gạch với gạch kết gắn với nhau như thế nào vậy?

Hướng dẫn viên trả lời:

- Người ta dùng bột gạo nếp mà gắn kết lại.

Nhưng “gạo nếp” được phiên dịch là “keo dính”. Ông Enxin lại cau mày, và khi ông Luôgaoshou Đại sứ Nga tại Trung Quốc giải thích sát nghĩa từ Trung văn, ông nói nhỏ đó là “gạo dẻo”, ông Enxin mới hiểu ý gật đầu, vỗ vỗ vào bức tường gạch nói “thật là rắn chắc”.

Dòng người vây quanh ông Enxin vẫn cuồn cuộn di động trên tầng cao, nhân giây phút ông nghỉ chân, có một phóng viên liền hỏi bằng tiếng Nga:

- Thưa ngài Tổng thống, xin ngài cho biết những ấn tượng về Vạn lý trường thành?

- “Một công trình vĩ đại nhất”. Câu nói khái quát của ông Enxin, con người diễn thuyết xưa nay không biết mệt.

- Ngoài ra, ngài còn nói gì thêm nữa không ạ? Anh phóng viên vội “trêu chọc” thêm một câu, sợ các bạn Nga cùng đi cắt ngang lời.

“Đi qua nhiều nơi trên thế giới tôi chưa hề trông thấy một kiệt tác như vậy”. Lời bình luận vừa đủ ý nghĩa.



Hai tầng bảo vệ vững chắc an toàn cho ông Enxin.

8 giờ sáng ngày 18-12, sương mù dày đặc và giá lạnh bao trùm cả Quảng trường Thiên An Môn. Mấy chục xe cảnh sát đã đậu sát ngay phía đông Bia kỷ niệm anh hùng nhân dân. Trợ lý Cục trưởng Cục Công an thành phố Bắc Kinh cho biết, hôm nay quảng trường có lệnh giới nghiêm cấp một, lãnh đạo Cục phải đích thân kiểm tra hiện trường.

Đột nhiên, các phóng viên phát hiện một gương mặt hơi dài - gầy gò trắng trẻo, ánh mắt sắc như dao thường thấy trên màn hình ti vi.

- Chào ông, xin cho được biết quí danh, ông là người bảo vệ Tổng thống phải không?

- Vâng, tôi là Yahsanda, tôi phụ trách bảo vệ an toàn vòng trong cho Tổng thống.

- Nhiệm vụ trọng yếu của ông là gì, mỗi đêm ở Bắc Kinh ông được ngủ mấy giờ?

- Chủ yếu là tôi theo dõi các hiện tượng khác lạ trong mọi khu vực, có thể được ngủ khoảng 4-5 tiếng đồng hồ.

Yahsanda vừa nói vừa liếc mắt quanh khu vực Bia kỷ niệm.

- Chúng tôi còn có cộng sự chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn vùng ven và nơi ở của Tổng thống.

- Có một số nhân viên đã đi Thâm Quyến “đặt tiền trạm” rồi.

Theo các bạn Nga tiết lộ. Chuyến thăm Trung Quốc lần này có hơn 100 nhân viên bảo vệ đi theo Tổng thống; còn thành viên đội cận vệ của ông Enxin có tới 300 người. Đội trưởng là Kerzakefu; đội cận vệ bảo đảm an toàn cho ông Enxin theo phương thức bảo vệ 2 tầng kiểu đặc công của Mỹ.

- Đặt vòng hoa tại Bia tưởng niệm anh hùng nhân dân.

Tầng thứ nhất là bảo vệ “vòng trong” như Yalisanda nói, hai bên kèm sát Tổng thống một phút không rời; tầng thứ hai là bảo vệ “vòng ngoài”; phòng làm việc, chỗ ở, nơi nghỉ ngơi của Tổng thống và những địa điểm mà ông tới thăm đều thường xuyên được bảo vệ và giám sát nghiêm ngặt. Ngoài ra, ông Enxin còn có thêm “Tổ kiểm tra chất lượng bữa ăn”, “Tổ thực nghiệm xe riêng của Tổng thống”.

8 giờ 50 phút, trong nhạc điệu “dâng hoa” trầm buồn của đoàn quân nhạc, Tổng thống Enxin đi theo hàng một lên đặt vòng hoa trước bia tưởng niệm anh hùng nhân dân.

Đúng 9 giờ Tổng thống Enxin hội đàm riêng với Thủ tướng Lý Bằng trong vòng 90 phút, cùng trao đổi thảo luận 3 vấn đề. Đó là 90 phút làm cho người ngoài cuộc phỏng đoán thăm dò. Theo những nhân vật hữu quan cho biết, hình như đôi bên đã đạt được nhận thức chung trong mọi vấn đề.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:14:41 pm »


Giang Trạch Dân hội kiến và mời cơm Enxin.

Đúng 12 giờ Tổng Bí thư Giang Trạch Dân hội kiến và mời cơm Tổng thống Enxin. Lần đầu tiên Tổng Bí thư Giang Trạch dân dùng tiếng Nga “chào các bạn” ký giả Nga tới thăm Trung Quốc tại sảnh đường trước lầu số 15 Đài câu cá.

Trong bữa cơm, bằng khẩu khí thăm dò, ông Giang Trạch Dân hỏi Tổng thống Enxin xem có muốn thưởng thức rượu Mao đài của Trung Quốc hay không; khách trước đây đã từng dùng rượu Mao đài của Đại sứ Trung Quốc biếu tặng, nên đã được thưởng thức và rất thú vị. Cốc thứ nhất, chủ nhà và khách một hơi là cạn. Khi ông Giang Trạch Dân giới thiệu với khách rượu Mao đài là 500 Tổng thống Enxin cao hứng nói, trong tiếng Nga có một câu ngạn ngữ là “kiểm tra xong mới tin tưởng được”. Rõ ràng, văn hóa rượu đúng là cuộc chuyện trò vui vẻ nhất trong bữa cơm của những người lãnh đạo quốc gia.



Ông Enxin thử nghiệm và bình luận về rượu Mao dài.

Ông Enxin rút ra một que diêm to dài hai tấc, quẹt lửa đặt lên miệng chai, que diêm cháy hết cũng chẳng thấy phản ứng gì. Ông lắc lắc đầu không hiểu nổi. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân cười và gợi ý nên đổ rượu vào hộp tàn thuốc lá rộng miệng. Ông Enxin lại quẹt một que diêm nữa, vẫn không kết quả. Lúc này, bà Enxin nhắc đấng phu quân của mình hãy gí sát ngọn lửa vào miệng hộp mới được. Đến que diêm thứ 3 thì miệng hộp vụt lên một ngọn lửa xanh đậm. Ông Enxin giảng giải một cách rất chuyên môn, phương pháp đánh giá nồng độ rượu: có 3 cách sau đây: rượu trên 550 bốc lửa màu xanh; dưới 550 thì ngọn lửa vừa xanh vừa đỏ; dưới 400 thì lửa đỏ hoàn toàn.

14 giờ 30 phút, Tử Cấm Thành (cung vua) đón tiếp những người khách đến từ nước Nga xa thẳm. Trước đó vài phút một phóng viên Hợp chúng xã tại Bắc Kinh có hỏi người Trung Quốc tại nơi đây rằng:

- “Nước Nga là một thành viên của Liên quân 8 nước tiến công Bắc Kinh phải không?”



Hai nước cùng coi nhau là quốc gia hữu hảo.

Hoàng thành ngày xưa, nơi khiến mọi người run sợ, ông Enxin rất hứng thú về những công trình kiến trúc bằng gỗ cổ đại của Trung Quốc ở nơi đây. Khi ông được biết giá vé vào cửa Cố Cung là 8 đồng, bất giác ông buột miệng thốt lên: “Khoảng 1,5 đô la Mỹ”.

Đúng 16 giờ, chưa kịp nghỉ ngơi, ông Enxin tiếp tục hội kiến với các nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc. Với phong cách dí dỏm châm biếm, bài nói hào hứng của ông luôn bị ngắt quãng bởi những trận cười khoái chí:

- “Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý bằng đều nói giỏi tiếng Nga, ngày nay sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc đã giành được những thắng lợi quyết định. Cơ hội học tiếng Hán đã chín mùi”.

Một học giả cùng tham gia hội kiến tán thưởng thêm về khẩu khiếu của ông Enxin, một câu nói chọc cười “Đạo lý Trung Dung của Trung Quốc làm cho hội nghị Quốc hội lần thứ 7 không bị thất bại”, khiến mọi người càng tin tưởng vào đạo lý Nho học uyên thâm của đất nước Trung Hoa.

17 giờ 30 phút, một khoảnh khắc mang ý nghĩa lịch sử. Tổng thống Enxin và Chủ tịch Dương Thượng Côn chính thức ký “Bản tuyên bố chung vì cơ sở quan hệ hai nước”. Câu thứ nhất trong văn kiện ghi rõ: “Hai nước cùng coi nhau là quốc gia hữu hảo”. Đồng thời hai nước đã ký kết 24 văn kiện, ông Enxin nói: “Có thể nói là kỷ lục trên thế giới”.


Ông Enxin trích dẫn lời nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình

18 giờ 15 phút, hơn 200 phóng viên báo chí tụ tập tại phòng tiệc tầng một khách sạn...

Công tác “kiểm tra an toàn” nghiêm ngặt được thông báo trước một tiếng, mọi người tranh nhau tìm chọn địa hình có lợi nhất. Khi nói tới công cuộc cải cách của Trung Quốc, ông Enxin đã trích dẫn câu nói nổi tiếng của ông Đặng Tiểu Bình: “Bất kể mèo trắng hay mèo đen, hễ bắt được chuột đều là mèo qui”, cả hội trường đều cười ồ lên. Ông Enxin nói tiếp: “Tôi nhờ Chủ tịch Dương Thượng Côn chuyển tới ngài Đặng Tiểu Bình lời chúc mừng tốt lành nhất; ngài Đặng Tiểu Bình cũng nhờ chuyển đến tôi lời thăm hỏi. Vì sức khỏe không cho phép, nên không thể gặp gỡ”. Các báo chí hải ngoại đã xôn xao dư luận thăm dò câu nói “sức khỏe không cho phép”; người phát ngôn Bộ Ngoại giao kịp thời giải thích.

9 giờ 15 phút sáng ngày 19-12-1992, do nước Nga có nguy cơ lâm vào tình trạng khủng hoảng nội các; Tổng thống Enxin phải hủy bỏ chuyến thăm Thâm Quyến về nước trước thời gian. Chiếc chuyên cơ “nhãn hiệu Nga” như một tia chớp vút tận không trung, hướng thẳng về Mátxcơva phủ đầy băng tuyết. Tuy vậy, trong 48 tiếng đồng hồ ngắn ngủi tại Bắc Kinh, ông Enxin đã để lại một cái mốc hướng tới tương lai trong lịch sử quan hệ hai nước Trung-Nga.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười, 2008, 10:17:44 pm gửi bởi chuongxedap » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 10:19:26 pm »


PHẦN 3
TRUNG - NGA MỞ CỬA BIÊN GIỚI


Ăn cơm, tắm hơi

Hai nước Trung-Xô (nay là Nga) đã hàng chục năm ngăn cách, có lẽ rất ít ai nghĩ đến có được như hôm nay; quân đội đã từng đối địch nhau lại có thể trở thành khách trong doanh trại của mình; những đồn biên đã từng là thần bí của hai nước đã có thể cùng mở cửa.

Sau năm 1986, nguyên quân đội biên phòng Liên Xô trong nhiều lần gặp gỡ hội đàm, đều bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ quân đội hai nước, tăng cường thăm viếng lẫn nhau, phát triển quan hệ bình thường giữa hai nước và hai quân đội.

Sau này, trong một lần tham gia hoạt động liên hoan ngày lễ của đối phương, bộ đội Trung Quốc đã tới một đồn canh của quân đội biên phòng Liên Xô. Thật khác lạ và thần bí.

Mà lần đầu tiên ấy lại mang tính ngẫu nhiên và kịch tính.

“Đoàn đại biểu một cơ quan biên phòng chúng tôi tham dự hoạt động ngày lễ ở thành phố bên kia biên giới, người sĩ quan của đối phương ra đón tiếp, khi giới thiệu về chương trình đã đề nghị tất cả khách Trung Quốc tham gia tắm hơi, mà địa điểm là đồn biên phòng phía tây thành phố.

Người đại diện bộ đội biên phòng của chúng tôi đã từng làm công tác ngoại giao quân sự nhiều năm, dày dạn kinh nghiệm. Anh rất nhạy bén, trong khi chưa kịp thỉnh thị và được cấp trên đồng ý, đã tùy tiện sang đồn biên phòng đối phương là không ổn. Anh khéo léo dùng lời lẽ ngoại giao:

- “Hôm khác thì có thể, còn hôm nay không thuận tiện lắm”.

Bình thường, được trả lời như vậy, thì đối phương hiểu ý ngay, thấy vậy là tôn trọng. Song, hôm ấy đối phương cố chấp nói rõ ý đồ, như đối với người nhà:

- “Tôi hiểu ý các bạn, nhưng các bạn phải biết là ngay cả lãnh đạo của các bạn cũng đã tới đó, không phải một lần, các bạn đừng phiền ngại”.

Người đại diện phía Trung Quốc mỉm cười hữu nghị, nhưng không trả lời là đồng ý.

Có lẽ đối phương đã sắp xếp trước tất cả, người sĩ quan đón tiếp tuyên bố, bữa chiều nay ăn cơm tại đồn, người sĩ quan ấy hình như hiểu được rằng một quân nhân có tinh thần kỷ luật cao cũng không thể từ chối đi dự tiệc. Nếu không sẽ tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao.



Phía Nga không hề đòi hỏi cân bằng

Trong tình hình đặc biệt như vậy, người đại diện quân Trung Quốc đã suy nghĩ rất thận trọng, và tham gia bữa tiệc tại đồn biên.

Đương nhiên, nói là đi dự tiệc, thực ra đây là lần đầu tiên bộ đội Trung Quốc tham quan liên đội quân biên phòng của nước láng giềng. Sau sự việc đó, theo qui định người đại diện đã báo cáo lên cấp trên. Cách làm đúng đắn của anh đương nhiên được khẳng định. Nó trở thành tiền lệ, Trung Quốc tham quan quân đội láng giềng.

Về sau, quân đội nước láng giềng nhiều lần mời đại diện quân Trung Quốc tham quan. Kiểu tham quan ấy có thể nói là tương đối rộng mở; hình như họ cho mở cửa tất cả doanh trại liên đội, đồn biên, kể cả mọi thiết bị vũ khí, chỉ một điểm đó thôi cũng làm cho lính Trung Quốc kinh ngạc. Mà trước khi làm việc đó, họ đã nhiều lần tuyên bố. “Chúng tôi mở cửa là đơn phương, không đòi hỏi cân bằng, không hề có ý tứ muốn tham quan liên đội của các bạn, về điểm này xin các bạn tuyệt đối yên tâm”.

Bây giờ chúng ta hãy theo dòng hồi ức của người đại diện bộ đội biên phòng Trung Quốc, “xuất dương” tham quan đồn biên phòng ở khu vực Viễn Đông của nước Nga mà mọi người lâu nay thấy xa lạ và thần bí.

Quân đội biên phòng và quân đội chính quy của Liên Xô trước đây và của nước Nga hiện nay là 2 binh chủng khác nhau. Quân đội biên phòng được đãi ngộ cao hơn quân đội chính qui.

Năm 1990, đại biểu quân đội biên phòng Trung Quốc chính thức tham quan đồn biên phòng đối diện biên giới Trung Quốc, ở trong một khu rừng. Nhà ở của binh lính và sĩ quan kề sát nhau. Có lẽ là để tăng thêm không khí thân mật gia đình và bè bạn, phía Nga mời lính Trung Quốc đến chơi nhà sĩ quan.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM