Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:35:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 73849 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #50 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:35:43 pm »


PHẦN 4
CÁC GIỚI HƯƠNG CẢNG PHẢN ỨNG MÃNH LIỆT


Chính phủ Hương Cảng theo dõi sát sao tình hình phát triển

Trong thời gian Trung Quốc diễn tập phóng thử đạn đạo và bắn đạn thật, các giới ở Hương Cảng theo sát tình hình phát triển và phản ứng nhanh chóng; các báo chí chủ yếu đều đăng trọn vẹn bình luận, tin tức và bản đồ.

Ngày 12 Cục Hành chính Hương Cảng họp, nghe báo cáo đánh giá về sự phát triển tình hình hai bờ có ảnh hưởng tới Hương Cảng của Chính phủ Hương Cảng; cho rằng kinh tế Hương Cảng tương đối ổn định, việc quản lý của Chính phủ cũng vững vàng, do vậy không cần thiết phải có phản ứng nhanh nhẹn về tình hình biển Đài Loan, nhưng Chính phủ Hương Cảng cũng rất lưu ý đến sự phát triển của sự việc. Vương Dịch Minh người triệu tập Cục Hành chính nói: việc quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là tranh thủ Mỹ duy trì vô điều kiện sự ưu đãi đối với Trung Quốc, Hương Cảng muốn làm được nhiều về mặt này. Bà ta hy vọng đôi bờ đều với tinh thần “dĩ hòa vi quý” để tình hình được nhanh chóng giải quyết. Bà nói tiếp, bằng thái độ bình tĩnh tự kiềm chế mà xử lý vấn đề quan hệ đôi bờ, như thế sẽ có lợi cho Hương Cảng và khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nếu tình hình quan hệ đôi bờ vẫn căng thẳng leo thang, sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đến kinh tế Hương Cảng.

Trần Khôn Diệu nghị sĩ Cục Hành chính Hương Cảng nói: “Do Đại lục diễn tập quân sự, mà tình hình quân sự đôi bờ eo biển thật sự căng thẳng. Nhưng quan hệ căng thẳng ấy là tình huống tạm thời, phát triển quan hệ đôi bờ sau này vẫn cần giữ thái độ lạc quan”. Ông ta còn nói “quân Trung cộng liên tiếp diễn tập quân sự ở vùng biển sát Đài Loan chủ yếu là phát tin cảnh cáo mạnh mẽ với thế lực Đài Loan độc lập. Nhưng trừ phi Đài Loan tuyên bố chính thức độc lập, nếu không thì giữa 2 bên bờ sẽ không thể thật sự có chiến tranh”. Ông tin tưởng rằng sau khi Đài Loan bầu xong “Tổng thống” quan hệ đôi bờ sẽ tiếp tục hoà hoãn. Ông còn nhấn mạnh “Vấn đề Đài Loan trước sau vẫn là vấn đề nội bộ của người Trung Quốc, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, thì mọi vấn đề đều có thể thông qua thương lượng để giải quyết”. Mạnh Lý Giác nghị sĩ Cục hành chính nói: “Nếu phía Trung Quốc tiến hành đe doạ quân sự chỉ là đối với cuộc bầu cử “Tổng thống Đài Loan, thì sau khi làn khói bầu cử lắng xuống, đôi bờ sẽ có thể chuyển sang thương lượng chính trị. Song, nguyện vọng tốt đẹp ấy có thực hiện được hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của phía Trung Quốc”. Ông nói tiếp: “Môi trường thương mại kinh tế thành công và ổn định, cần phải dựa vào tình hình quốc tế hòa bình. Nếu Trung Quốc dùng vũ lực, thì kinh tế Hương Cảng chắc chắn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại to lớn. Nếu phương Tây thực hành trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, thì viễn cảnh phát triển của Hương Cảng sau thời kỳ quá độ đến 1997 sẽ chuyển biến rất đen tối”. Trịnh Hải Tuyền một nghị sĩ khác cũng chỉ rõ, bất kỳ tình hình chính trị căng thẳng như thế nào nhất định sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, ông ta hy vọng đôi bờ nhanh chóng giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình.



Giới học thuật kinh tế lo lắng tổn thất kinh tế

Đặng Quảng Nghiêu cố vấn kinh tế Hương Cảng ngày 11-3 dự báo rằng, nếu tình hình đôi bờ xấu hơn nữa, dẫn tới chiến tranh, thì kinh tế Hương Cảng sẽ phải gánh chịu một đòn nặng nề. Ông ta chỉ rõ, trước mắt tình hình đôi bờ có tiếp tục phát triển hay không và Mỹ có tiếp tục ưu đãi thương mại đối với Trung Quốc hay không, đã trở thành hai nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của Hương Cảng. Theo con số thống kê của Chính phủ Hương Cảng công bố, tổng ngạch mậu dịch của 2 bờ chuyển khẩu qua Hương Cảng năm 1995 đạt tới 110 tỷ tiền Hương Cảng. Do đó, “2 bờ một khi có chiến tranh, thì ảnh hưởng đối với Hương Cảng thực tế không phải là nhỏ”. Theo tin tức báo chí Hương Cảng cho biết, nhân sĩ các giới xã hội Hương Cảng hết sức quan tâm đến diễn biến tình hình đôi bờ. Nhân dân Hương Cảng tin tưởng rằng, một khi đôi bên có chiến tranh, không chỉ kinh tế Đài Loan bị phá hoại, mà thành quả to lớn thu được của Đại lục trong gần 20 năm đẩy mạnh kinh tế cũng sẽ “ném xuống sông xuống biển”, và Hương Cảng cũng sẽ mất đi vai trò cầu nối giao lưu về mậu dịch và văn hóa đôi bờ, những tổn thất phải gánh chịu khó lường trước được.

Giáo sư Lý Nam Hùng khoa Chính trị và hành chính Trường Đại học Trung văn Hương Cảng trả lời các nhà báo trước đây đã nói, người Hương Cảng quan tâm mật thiết đến sự phát triển tình hình vùng biển Đài Loan với tình cảm “lo lắng mà không làm gì được”. Ông ta cho rằng, nhìn trước mắt mà nói, “đôi bờ chưa có động cơ gây chiến tranh, khả năng chiến tranh rất ít, chỉ cần có thời gian, hòa bình đôi bờ vẫn là sự việc có lý có tình”. Ông ta tỏ ra lo lắng thế sự có thể do Mỹ trợ giúp hoặc là “Cọ súng tóe lửa” mà dẫn đến tai hoạ cho dân tộc Trung Hoa. Ông ta nói: “Gần đây thương mại Đài Loan thi nhau đầu tư vào Đại lục, Đại lục đã thu được thực lợi kinh tế không thể có được trong chiến tranh. Dư Lập Nhân nhà bình luận chính trị nổi tiếng của Hương Cảng cho rằng: Sóng gió vùng biển Đài Loan là do Lý Đăng Huy quá tức giận Trung cộng mà gây nên. Từ tháng 6 đến tháng 8-1995 Trung cộng luôn luôn phê phán Lý Đăng Huy, nói rõ những hiểu biết về Lý Đăng Huy có thay đổi: Trung cộng nhận định Lý Đăng Huy thực hiện “Đài Loan độc lập”, cho rằng Lý Đăng Huy làm như vậy sẽ đưa Đài Loan đến con đường cùng. Ông nói, quan niệm chính trị của Lý Đăng Huy kiểu Mỹ và Nhật Bản, không phải kiểu dân tộc Trung Hoa, căn bản không hiểu được văn hóa tâm lý dân tộc của người dân, cũng không hiểu được đạo lý về vấn đề nguyên tắc, thống nhất dân tộc Đài Loan không bao giờ quyết liệt với 1,2 tỷ nhân dân Đại lục như thế sẽ đẩy cục diện tới chỗ khó thu gọn được. Nhận thức không đầy đủ về triết học sinh tồn cơ bản không hiểu tâm lý dân tộc và “lợi ích dân tộc, cao hơn tất cả” của Trung cộng đó là điểm sai lầm nhất của Lý Đăng Huy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:36:12 pm »


Giới tin tức giữ ý kiến của mình

Các giới tin tức Hương Cảng đều bám sát đưa tin về tình hình vùng biển Đài Loan. Cách lý giải về sự phát triển tình hình của các báo chí không hoàn toàn giống nhau, nhưng chủ yếu là mong muốn chính quyền đôi bên giữ thái độ tự kiềm chế, thông qua phương thức hoà bình giải quyết vấn đề. “Nhật báo hàng ngày” nói, sau khi phóng thử đạn đạo và diễn tập quân sự hải không quân, dự đoán khoảng ngày 21 đến ngày 23, thời gian Đài Loan bầu cử sẽ có diễn tập đổ bộ qui mô lớn. Hành động ấy chủ yếu nhằm vào thế lực “Đài Loan độc lập”. Nếu Lý Đăng Huy không từ bỏ lập trường “Đài Loan độc lập”, thì áp lực của Trung cộng đối với ông ta sẽ không thể buông lỏng.

“Thành báo” và một vài tờ báo khác cho rằng, trong thời gian diễn tập trên 300 chuyến bay hàng ngày giữa Đài Loan-Hương Cảng phải chuyển tuyến, việc vận chuyển hàng hóa hai cảng lớn Cơ Long và Cao Hùng bị đình đốn, tổn thất kinh tế rất lớn. Trong tình hình kinh tế Đài Loan giảm sút, nếu cuộc diễn tập kéo dài một vài tháng, thì sự tăng trưởng kinh tế cả năm của Đài Loan e rằng sẽ suy thoái.

Chịu ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu nước ngoài và căng thẳng quan hệ đôi bờ, ngày 11-3 chỉ số thường sinh của thị trường cổ phiếu Hương Cảng bỗng trượt giảm hơn 820 điểm, biên độ trượt giảm tới 7%, đây là độ trượt giảm lớn lần thứ hai kể từ năm 1987. Theo báo chí đăng tải, nhân sĩ ngành chứng khoán bộ phận Hương Cảng chỉ rõ, do sóng gió vùng biển Đài Loan, tiền vốn khống chế trong tay của họ không dễ dàng gì đầu tư vào thị trường cổ phiếu, để nhìn tình hình phát triển. Du Tông Di ở Vụ Công thương Hương Cảng đánh giá: nếu Mỹ huỷ bỏ ưu đãi đối với Trung Hoa, thì tổng ngạch mậu dịch toàn năm của Hương Cảng sẽ tụt xuống 6-8%, tổn thất tới 20-30 tỷ USD và có khoảng 90.000 người thất nghiệp.

Một số báo chí tỏ ý hoài nghi về hiệu quả cuộc diễn tập của Trung Quốc. “Tin báo” ngày 12, trong bài bình luận có nói, Mỹ tập trung binh lực lớn nhất tại vùng biển Đài Loan kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, không dễ gì khiến người ta lo sợ có thể dẫn đến tai hoạ. “Thành báo” trong bài xã luận nói: “Đối với Bắc Kinh, tĩnh tại nhìn biến động là thượng sách tối ưu, dùng vũ lực giúp Đài Loan bầu cử “bất lợi cho sự việc, mà thất nhân tâm”. Bài xã luận của “Tinh đảo nhật báo” nói là, “văn bài tấn công, vũ lực khiến sợ hãi” để đạt được mục đích hãy nên dừng lại, quá mức hoặc chưa đủ thì ắt có lợi cho Lý Đăng Huy.



Yêu cầu Mỹ không nên nhúng tay vào sự việc đôi bờ

“Thiên nhiên nhật báo” ngày 13-3 có đăng xã luận “Nước Mỹ xen vào biến yên nên họa”, lo ngại về hai hàng không mẫu hạm của Mỹ dẫn dắt đoàn tàu đi vào eo biển Đài Loan sẽ mở rộng tình thế bất an, xã luận viết: Hành động này của Mỹ là ủng hộ chính quyền Đài Loan và khiêu khích Đại lục. Bài xã luận chỉ rõ, việc cảnh cáo của Bắc Kinh cũng rất có lý, nghĩa là tin tức về hạm đội Mỹ vào eo biển Đài Loan, rất có thể dẫn nhầm bọn “Đài Loan độc lập” cho rằng Mỹ sẽ tận lực ủng hộ chúng, từ đó thúc đẩy hơn nữa “Đài Loan độc lập”, còn hành động của quân Giải phóng khó gì mà không leo thang. Xã luận dẫn lời của xa thần nhắc nhở Lý Đăng Huy chú ý “bất kỳ quốc gia nào xuất hiện phong trào phân biệt, tất nhiên sẽ dẫn đến chiến tranh, gây ra đổ máu”. “Cho rằng ngoại lực giúp đỡ có thể đe doạ Bắc Kinh, thật là không sát thực tế”. “Đông phương nhật báo”, ngày 13, trong bài bình luận “Đề phòng nước Mỹ lòng dạ bất lương” có nói: “Mượn chiến tranh làm suy yếu thực lực kinh tế của Đại lục Trung Quốc phù hợp với lợi ích của nước Mỹ. Nước đẩy thuyền đi, nước cũng lật nhào thuyền, người Đài Loan cần tỉnh táo với trợ giúp của Mỹ, đề phòng người ngoài lòng dạ khôn lường”.



Đoàn thể phái hữu biểu tình kiến nghị

Một số tổ chức phiến loạn chống đối Trung Quốc ở Hương Cảng và đoàn thể phái cứng rắn ủng hộ Đài Loan, kịch liệt phản đối cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc. Theo tin tức Trung ương xã Đài Loan phát đi từ Hương Cảng cho biết, các tổ chức nói trên “tấp nập cử đại biểu” tới trước cửa phân xã Tân Hoa xã tại Hương Cảng biểu tình nêu kiến nghị, yêu cầu ngừng ngay cuộc diễn tập quân sự tại vùng biển Đài Loan. Ngoài ra, Tổng hội Sùng Chính Hương Cảng, Viện đại học chuyên nghiệp Đài Loan, Tổng hội hữu nghị các trường Hương Cảng, Hiệp hội công thương Hương Cảng - Đài Loan gồm 23 đoàn Hoa kiều, ngày 12 liên danh đăng quảng cáo trên tờ “Minh báo”, yêu cầu Trung Quốc ngừng diễn tập quân sự, giải quyết khủng hoảng đôi bờ bằng phương thức hòa bình, “và yêu cầu đôi bên nắm vững tư tưởng của Tôn Trung Sơn và đại nghĩa dân tộc Trung Hoa; dưới tiền đề lớn một nước Trung Quốc tiến hành hiệp thương, sớm đi đến thống nhất đất nước”. Các đoàn kiều bào kể trên cũng bày tỏ hy vọng chính quyền Đài Loan tuân thủ lập trường “một nước Trung Quốc”, cùng với Đại lục hiệp thương những công việc hữu quan và tiền đồ thống nhất Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #52 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:38:46 pm »


PHẦN 5
HẠM ĐỘI MỸ LẠI XUẤT HIỆN TẠI EO BIỂN


Oasinhtơn tỏ ra quan tâm nghiêm túc

Ngày 5-3, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố huấn luyện phóng đạn đạo tại vùng eo biển Đài Loan, Quốc Vụ viện Mỹ triệu kiến Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ - biểu thị sự “quan tâm nghiêm túc” tới sự việc này, đồng thời thông qua Sứ quán Mỹ tại Trung Quốc nêu “kháng nghị chính thức”. Maikeli người phát ngôn Nhà trắng coi việc huấn luyện phóng đạn đạo của Trung Quốc là cuộc diễn tập “mang tính gây chiến”, “thật không có lợi” cho việc tăng cường ổn định ở khu vực này. Boens, người phát ngôn của Chính phủ Mỹ thì cho rằng, “mục đích cuộc huấn luyện phóng đạn đạo của Trung Quốc là đe doạ nhân dân Đài Loan trước khi bầu cử Tổng thống”, nhưng đồng thời lại cho rằng “không tồn tại sự uy hiếp Trung Quốc xuất quân hoặc tấn công Đài Loan”; “Bắc Kinh và Đài Bắc giải quyết những bất đồng với nhau bằng phương thức trực tiếp, hòa bình”.

Ngày hôm sau, Maikeli trong hội nghị thông báo tin tức lại biểu thị sự quan tâm của Tổng thống Clintơn về cuộc huấn luyện phóng đạn đạo của Trung Quốc. Ông ta nói: “Tổng thống cảm thấy mạnh mẽ rằng, chúng ta cần phải hết sức hạn chế gia tăng tình hình căng thẳng eo biển Đài Loan”. Chính phủ Mỹ bày tỏ với Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Hoa Thu đang thăm Mỹ rằng “chúng tôi không yên tâm”.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Antôni-Lếch trong một bài nói chuyện về cuộc huấn luyện phóng đạn đạo của Trung Quốc đã nói đây là “một hành động mạo hiểm ngầm về ý nghĩa”, làm tăng tình hình căng thẳng tại khu vực này. “Nếu thực nghiệm đạn đạo xảy ra sai sót, ắt sẽ gây ra hậu quả thật sự”.

Ngày 8-2, sau khi Trung Quốc bắt đầu huấn luyện phóng đạn đạo thì Maikeli lại nói rằng, cuộc huấn luyện phóng đạn đạo lần này là “khiêu khích và coi thường”, đồng thời “rất không yên tâm” với cuộc huấn luyện phóng đạn đạo mang tính chất ấy. Quốc vụ khanh Cơríttốpphơ trong khi trả lời nhà báo, gọi cuộc huấn luyện phóng đạn đạo của Trung Quốc là “thô bạo và mạo hiểm”. Nếu người Trung Quốc muốn thông qua vũ lực để giải quyết tranh chấp giữa họ với Đài Loan, thì sẽ dẫn tới “hậu quả nghiêm trọng”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Uyliam Peri trong một lần họp báo nói, ông ta “quan tâm nghiêm túc” đến cuộc diễn tập qui mô lớn tại vùng biển phụ cận Đài Loan của Trung Quốc và tỏ ra “không yên tâm” trước sự uy hiếp của cuộc diễn tập gây ra đối với giao thông đường biển ở khu vực này.

Lốt trợ lý Quốc vụ khanh phụ trách Đông Á của Mỹ khi trả lời phóng viên truyền hình nói rằng: nước Mỹ cần phải nói rõ với Bắc Kinh là “đối với hòa bình và ổn định tại khu vực này chúng tôi có quan hệ lợi hại rất to lớn”. Nếu gây hành động quân sự đối với Đài Loan, “chúng tôi sẽ cực lực phản đói”.



Đưa chiến hạm khuếch trương vũ lực

Trong lúc này Mỹ lại lẩn tránh thực chất vấn đề. Sau khi Trung Quốc tuyên bố diễn tập chiến đấu trên biển, trên không tại eo biển Đài Loan, Quốc vụ khanh Cơríttốpphơ liền tuyên bố: Một hạm đội hỗn hợp đặc biệt do hàng không mẫu hạm “Độc lập” dẫn đầu sẽ tới vùng biển phụ cận Đài Loan trong mấy ngày gần đây để “hỗ trợ khi cần thiết”, song không thấy nói cụ thể sẽ giúp đỡ Đài Loan những gì.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Peri ngày hôm sau lại tuyên bố. Trước mắt hạm đội hỗn hợp đặc biệt do hàng không mẫu hạm “Nimít” dẫn đầu đang neo tại vùng vịnh sẽ đi vào vịnh Đài Loan hội hợp với hàng không mẫu hạm “Độc lập”.

Theo tờ “Bưu điện Oasinhtơn” tiết lộ, đây là đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Peri kiến nghị đưa hàng không mẫu hạn tới vùng biển Đài Loan, sau khi cố vấn an ninh quốc gia Lếch và Quốc vụ khanh Cơríttốpphơ bàn bạc đã chính thức đề cập với Clintơn. Ngày 9 Clintơn chính thức ra quyết định.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố quyết định này nói: cử hàng không mẫu hạm tới vùng biển Đài Loan là “một biện pháp phòng ngừa cẩn thận, chúng ta tăng cường lực lượng hải quân tại khu vực này” . Ông ta cự tuyệt trả lời câu hỏi liệu Chính phủ Mỹ, có phải đang “chuẩn bị xấu nhất” đối với Đại lục nếu tấn công Đài Loan. Quốc vụ khanh Cơríttốpphơ trong lần họp báo cũng lẩn tránh vấn đề có liên quan một khi Đài Loan bị Đại lục Trung Quốc tấn công thì Mỹ có cất quân can thiệp hay không, ông ta chỉ nói là: “Tôi không muốn nói tới vấn đề hành động quân sự cụ thể”.

Maikeli người phát ngôn Nhà trắng trong hội nghị công bố tin tức cũng không trả lời rõ ràng vấn đề: nếu Đại lục tấn công Đài Loan thì Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan không. Ông ta nói: “Luật quan hệ với Đài Loan” không nói rõ ràng nước Mỹ nên làm như thế nào trước tình huống này, cho nên về vấn đề này phải giữ sự mập thờ nhất định.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #53 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:39:19 pm »


Phản ứng quá khích của Quốc hội Mỹ

So sánh qua lời nói và việc làm của Chính phủ Mỹ đã hình thành một điểm rõ nét là, một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ hành động vô trách nhiệm. Tônixenli - lãnh tụ đảng đa số thuộc thượng viện Mỹ yêu cầu Chính phủ cho quân hạm của Mỹ tới vùng biển Đài Loan nhiều hơn nữa. Ông ta nói: “Mỹ cần phải nói rõ với người Trung Quốc rằng, nếu Trung Quốc có hành động quân sự đối với Đài Loan, “khi cần thiết”, chúng ta sẽ bảo vệ họ (người Đài Loan)”. Ông ta còn nói, Trung Quốc diễn tập quân sự tại vùng biển Đài Loan là “Uỷ viên Uỷ ban nhóm mậu dịch quốc tế”, thượng viện Phơran Kơmunrk trong bài đăng trên tờ “Uôn nhật báo” nói rằng, người lãnh đạo Trung Quốc cần hiểu rằng “Ngoại giao đạn đạo” của Trung Quốc nước Mỹ không thể tiếp nhận được. Nước Mỹ “không thể bàng quan khoanh tay tay đứng ngoài khi bị tấn công quân sự”. Ông ta còn kiến nghị Chính phủ “bán vũ khí phòng ngự” sang Đài Loan để giúp họ chống lại tấn công quân sự của Đại lục Trung Quốc.

Nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong tuyên bố một chính sách tuần trước nói: “Chính phủ Cộng sản Bắc Kinh cần phải nhận thức rõ là Mỹ không thể khoan nhượng hành động quân sự của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đối với Đài Loan, cũng không thể khoan nhượng họ phong tỏa đường không, đường biển Đài Loan”.

82 nghị sĩ Hạ viện đứng đầu là Kaus Chủ tịch Uỷ ban chính sách Đảng Cộng hòa nêu ra một bản dự thảo quyết nghị gọi là “bảo vệ Đài Loan”, yêu cầu Chính phủ Mỹ hiệp trợ “bảo vệ” Đài Loan khi Trung Quốc xuất quân, cung cấp các loại vũ khí phòng ngự cho Đài Loan như tàu ngầm, máy bay, đạn đạo phòng không, tăng cường lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực này, buộc Trung Quốc đáp ứng giải quyết vấn đề Đài Loan bằng phương thức hòa bình, dự thảo nghị quyết ấy được hơn 100 hạ nghị sĩ ký tên ủng hộ.

Theo tin tức cho biết, một bộ phận nghị sĩ chống Trung Quốc tại Thượng viện cũng đang tích cực hoạt động, yêu cầu thẩm nghị lại quan hệ Mỹ với Đài Loan, sửa đổi lại một số điều khoản “Luật quan hệ với Đài Loan”, và ý đồ muốn đề ra một bản nghị quyết tương tự như Hạ viện.

Những điểm chủ yếu mà Quốc hội Mỹ kiến nghị Chính phủ thi hành nhằm vào cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan là: Bán cho Đài Loan các loại vũ khí phòng ngự tiên tiến hơn, để cho hạm đội Mỹ được tuần tiễu lâu dài vùng biển phụ cận Đài Loan, xóa bỏ quyền được ưu đãi của Trung Quốc, ủng hộ Đài Loan khôi phục “vị trí địa vị tại Liên Hợp Quốc”, sau khi Đài Loan bầu cử sẽ mời nhiều quan chức cấp cao Đài Loan sang thăm nước Mỹ.



Hàng không mẫu hạm Mỹ tại sao lại tới

Về việc chính quyền Mỹ điều hai hàng không mẫu hạm tới tập kết tại vùng phụ cận eo biển Đài Loan, dư luận Hương Cảng, Đài Loan xôn xao bình luận.

Ngày 13-3, tờ “Đông phương nhật báo” Hương Cảng đưa tin: hạm đội chiến đấu của Mỹ do hàng không mẫu hạm “Độc lập” dẫn đầu tập kết tại vùng biển phụ cận Đài Loan, tiếp đó Tổng thống Mỹ lại ra lệnh hàng không mẫu hạm năng lượng hạt nhân “Ni Mít” điều tới vùng này, hình thành một kiểu cách tập kết hạm đội của Mỹ qui mô lớn nhất hiếm có gần đây tại vùng biển Đài Loan. Báo này cho rằng, những hành động của Mỹ rõ ràng là đẩy tình hình vùng biển Đài Loan cảng thẳng thêm lên. Vì vậy, với tư thế trợ giúp quân sự mà Mỹ bày ra, những người Đài Loan có thêrn chỗ dựa, chính quyền Đại lục thì nhận định là Mỹ muốn bá chiếm Đài Loan, những biện pháp đối với Đài Loan càng cứng rắn thêm.

Tờ “Công thương thời báo” Đài Loan cho biết, một chuyên gia am hiểu vấn đề Trung Quốc của Mỹ, Bào Đại Khả ngày 13 nói là, Mỹ phản ứng mạnh mẽ cuộc diễn tập quân sự của Trung cộng, không có nghĩa là Mỹ đang suy nghĩ thay đổi chính sách “một nước Trung Quốc” của họ, mà là thể hiện lập trường kiên định của Mỹ “không được sử dụng vũ lực đối với vấn đề Đài Loan”.

Ngày 12-3, phóng viên đặc phái của “Trung Quốc thời báo” của Đài Loan từ Oasinhtơn đưa tin, Phó Lập Dân một chuyên gia “mũi nhọn” về vấn đề Trung Quốc của chính giới Mỹ nói là: Mỹ cho đội hàng không mẫu hạm tới gần vùng biển Đài Loan là biểu thị thái độ hết sức quan trọng, ý nghĩa là ở chỗ Mỹ kiên trì vấn đề Đài Loan phải do hai bên giải quyết bằng phương thức hoà bình. Ngoài ra, Phó Lập Dân cũng không cho rằng, trước mắt cuộc diễn tập quân sự của Trung cộng có thể dẫn đến chiến tranh, cho rằng Trung Quốc “không có ý khêu ngòi chiến tranh”, mà là cảnh cáo Đài Loan không đi tới “phân biệt”.

Ngày 18-3 “Công thương thời báo” Đài Loan đưa tin: với tình hình Đài Loan hiện tại, cho đến nay Mỹ vẫn chưa tỏ thái độ nhanh nhạy như xử lý vấn đề vịnh Ba Tư. Về phía Mỹ mà nói “Chính sách Trung Quốc” mơ hồ, có thể để cho Mỹ giữ vai trò cân bằng giữa hai eo biển, đương nhiên với Mỹ, cũng là vai trò có lợi nhất. Mỹ cho hạm đội tới gần vùng biển Đài Loan “ý nghĩa thể hiện tính chính trị, rộng lớn hơn hiệu nghiệm uy hiếp của tính quân sự”. Tờ “Kinh tế nhật báo” Đài Loan có nói, Mỹ triển khai vũ lực, có thể chứng tỏ Mỹ không bị “uy hiếp”, để nói với đồng minh của Mỹ rằng, Mỹ tồn tại lâu dài ở khu vực này, không phải là có mặt tạm thời.

Để tùy cơ ứng biến với tình hình Đài Loan, ngày 11-3 tờ “Công thương thời báo” Đài Loan đăng bài phỏng vấn đối với học giả chuyên gia, Trưởng phòng nghiên cứu chính trị Trường Đại học Trung Sơn Đài Loan Lâm Trung Bân giữ thái độ bảo lưu đối với “Hiệp phòng Đài Loan”. Ông ta cho rằng Mỹ tuy không thể đem quân giúp Đài Loan, nhưng mở rộng phạm vi quân sự và tăng thêm thứ mục hoặc cấp hàng trước hạn, đều là đáp ứng khả năng của Chính phủ Mỹ sau này. Nghê Tuấn Khải phó giáo sư Phòng nghiên cứu quốc tế và chiến lược Trường Đại học Đạm Giang Đài Loan cũng cho rằng, vì sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Mỹ chưa bao giờ chính thức giao chiến với một nước có vũ khí hạt nhân, còn bài học đau đớn đối với chiến tranh Việt Nam đến hôm nay Mỹ vẫn không quên được. Do đó, một khi Trung cộng tương tranh vũ lực với Đài Loan, về viện trợ quân sự ngoài việc bán vũ khí của Mỹ, Đài Loan không nên tỏ thái độ quá lạc quan. Báo này còn viết: rõ ràng, trong xã hội quốc tế hiện thực, điều kiện chính trị quyết định điều kiện quân sự, giữa hai nước lớn Trung cộng và Hoa Kỳ tranh bá, rắp tâm giành bá quyền thế giới thế kỷ 21, “hai cái lớn cái nào chịu nhỏ”, Đài Loan nếu không cẩn thận, trở thành “tiền duyên chiến lược” của một bên nào đó, và trở thành “con tốt đầu” của bên kia, quyết chẳng phải là phúc của toàn dân. Tờ báo còn nhấn mạnh: “Muốn nước giảm sôi, sao lại thêm củi?” quan hệ đôi bờ vẫn nên dĩ hòa vi quý.

Ngày 14-3 “Báo liên hợp” Đài Loan cũng nói: sách lược của Mỹ đối với vùng biển Đài Loan hoàn toàn quyết định từ lợi ích của họ, còn nhận thức của Mỹ về lợi ích quốc gia thường thay đổi theo diễn biến do thời gian, địa điểm, ý dân trong nước và nhận thức của người quyết sách mà không có nước nào khác có thể khống chế được. Mỹ có thể hành động không chút hàm hồ về vấn đề Đài Loan cũng có thể tuỳ cơ buông tay mặc kệ.

“Đông phương nhật báo” Hương Cảng cho rằng: “Nghiêm khắc cự tuyệt Mỹ trợ giúp là lợi ích căn bản nhất của Đài Loan”. Báo này còn nói: Trung Quốc Đại lục 17 năm cải cách mở cửa, kinh tế phát triển mạnh mẽ, lực lượng ngày càng hùng mạnh. Mỹ luôn không yên tâm đối với Trung Quốc Đại lục vươn lên mạnh mẽ; gần đây mặt trận phương Tây đứng đầu là Mỹ liên tục tuyên truyền “Trung Quốc uy hiếp luận”, mục đích là tạo ra dư luận, hạn chế Trung Quốc phát triển. Mỹ với tâm trạng không muốn nhìn thấy Trung Quốc Đại lục hùng mạnh tại châu Á muốn dựa vào chiến tranh vùng biển Đài Loan làm cho Trung Quốc Đại lục tổn thương thực lực, kinh tế lùi lại 20 năm, phù hợp với lợi ích lớn nhất và căn bản nhất; huống hồ nếu đôi bờ chĩa súng vào nhau, trước hết Mỹ sẽ có thể bán được cho Đài Loan đạn đạo phòng không, máy bay chiến đấu và tàu ngầm, ngay lập tức kiếm được một món lời lớn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #54 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:41:31 pm »


PHẦN 6
NGOẠI TRƯỞNG TIỀN KỲ THAM TRẢ LỜI BÁO CHÍ


Trung Quốc chưa bao giờ hứa từ bỏ sử dụng vũ lực

Ngày 11-3-1996, người phát ngôn tin tức của hội nghị lần thứ tư Quốc hội khoá 8 Chu Giác tổ chức họp báo tại Đại lễ đường nhân dân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Tiền Kỳ Tham đã trả lời nhà báo trong ngoài nước về tình hình quốc tế và chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Phóng viên Tân Hoa xã hỏi: Cuộc “bầu cử” ở Đài Loan sắp tới, Chính phủ Trung Quốc sẽ đối phó như thế nào với tình hình Đài Loan sau “bầu cử”?

Trả lời: Chính quyền Đài Loan muốn lợi dụng người lãnh đạo tạo cơ hội thay đổi phương pháp để khoác cái áo hợp pháp lên các hoạt động chia cắt Tổ quốc, điều đó hoàn toàn vô ích. Về cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc, đồng bào Đài Loan không phải lo ngại, nguy cơ lớn nhất đáng lo ngại là ở Đài Loan thật sự có người muốn dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài thực hiện Đài Loan độc lập, chia cắt Tổ quốc, toàn thể nhân dân Trung Quốc kể cả đồng bào Đài Loan quyết không đáp ứng. “Hoà bình thống nhất, một nước hai chế độ” là chủ trương nhất quán của chúng ta, chủ trương ấy đến hôm nay vẫn không thay đổi, cũng không thể thay đổi; nhưng chúng ta không bao giờ thừa nhận từ bỏ sử dụng vũ lực. Nếu thế lực bên ngoài xâm phạm Đài Loan hoặc xuất hiện Đài Loan “Độc lập”, thì chúng ta không thể buông tay ngồi nhìn.



Cảnh giác cường quyền nhúng tay vào eo biển

Phóng viên mạng tin tức hữu tuyến của Mỹ hỏi: Gần đây Chính phủ Mỹ quyết định cho hàng không mẫu hạm “Độc lập”, của Mỹ vào vùng biển Đài Loan. Xin ngài cho biết Chính phủ có cách nhìn như thế nào trước sự kiện này? Đáp: Quân hạm Mỹ hoạt động trên vùng biển quốc tế là bình thường không có gì lạ, nhưng nếu có ai ngang nhiên kêu gào cho hạm đội 7 can thiệp vào vấn đề thống nhất đôi bờ, thậm chí nêu ra phải “bảo vệ Đài Loan”, thì rất đỗi hoang đường. Có lẽ họ quên rằng Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, mà không phải là mảnh đất bảo hộ của Mỹ.

Phóng viên báo Liên Hợp Quốc của Đài Loan hỏi: Nếu người lãnh đạo mới của Đài Loan tỏ ý muốn mau chóng tiến hành hội đàm khoan nhượng trên nguyên tắc một nước Trung Quốc, chấm dứt tình trạng đối địch đôi bờ và thương lượng trù bị cho hội đàm cấp cao đôi bên, xin hỏi Bắc Kinh có thể đáp ứng tích cực để hòa dịu không khí đôi bờ?

Đáp: Ngày 30-1 năm ngoái, trong bài nói quan trọng của Chủ tịch Giang Trạch Dân nêu ra 8 điều kiến nghị, được sự quan tâm rộng rãi và nhiệt liệt hoan nghênh trong và ngoài nước. Lúc ấy mọi người lòng đầy hy vọng về quan hệ đôi eo biển, cho rằng sự phát triển quan hệ đôi bờ năm 1995 có thể sẽ rất tích cực. Song đáng tiếc là, những sự kiện phát sinh về sau đã xóa đi tất cả hy vọng đó, tình hình hai bờ eo biển trở nên căng thẳng. Trách nhiệm này không thuộc về chúng tôi, mà là ở những người lãnh đạo nào đó và thế lực nước ngoài ủng hộ họ, họ muốn thúc đẩy Đài Loan “độc lập”. Đó chính là nguồn gốc tạo ra tình hình căng thẳng trước mắt hai bờ vùng eo biển. Nếu như chính quyền Đài Loan thay đổi thái độ, không chỉ bằng lời nói, mà trên hành động quay trở lại lập trường “một nước Trung Quốc”, thì tình hình đôi bờ sẽ êm dịu. Nếu chính quyền Đài Loan với sự giúp đỡ của nước ngoài, tiếp tục trượt theo con đường “Đài Loan độc lập”, thì cuộc đấu tranh chống “Đài Loan độc lập”, chống chia cắt của chúng tôi sẽ không dừng lại.

Phóng viên tin tức kinh tế Nhật Bản hỏi: Gần đây Mỹ quyết định đưa hàng không mẫu hạm từ căn cứ hải quân Nhật Bản tới eo biển Đài Loan. Đứng trước tình hình eo biển Đài Loan hiện nay, Hiệp định An ninh Nhật-Mỹ đã bắt đầu khởi động. Ngài nhìn nhận như thế nào về hiệp định này? Ngài mong muốn Chính phủ Nhật Bản thực thi lập trường như thế nào về vấn đề này?

Đáp: Vấn đề Đài Loan là chính trị nội bộ của Trung Quốc, người ngoài không nên bàn luận, càng không nên có hành động gì can dự vào. Chỉ cần thế lực bên ngoài không ủng hộ, không dung túng một số người Đài Loan thực hiện Đài Loan độc lập, thực hành chia cắt, là không phải lo ngại cho tình hình đôi bờ eo biển căng thẳng, trái lại thì có thể làm cho tình hình eo biển sẽ căng thẳng thêm, phát sinh tình huống như vậy chưa chắc có lợi gì cho Mỹ.



Kẻ chia cắt Tổ quốc không thể có kết cục tốt đẹp

Phóng viên An Sa xã của Ý hỏi: ở Đài Loan có người cảm thấy Trung Quốc không yên tâm về “tiến trình dân chủ của Đài Loan, xin ngài cho biết cách nhìn như thế nào đối với vấn đề này?

Đáp: Cách phán đoán ấy hoàn toàn sai lầm; điều mà chúng tôi không yên tâm là ở Đài Loan có một số người muốn thực hiện Đài Loan độc lập, muốn chia cắt Trung Quốc.

Phóng viên báo Liên hợp buổi sáng Sinhgapo hỏi: Tư chính nội các Sinhgapo Lý Quang Diệu có nêu kiến nghị; Đài Loan, sau khi bầu cử, lãnh đạo cấp cao hai bên có thế tiếp xúc. Ngài đánh giá thế nào về kiến nghị này?

Đáp: Tư chính Lý Quang Diệu là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài am hiểu tương đối sâu sắc về vấn đề hai bờ eo biển và vấn đề Trung Quốc. Vấn đề Đài Loan là công việc nội bộ Trung Quốc. Mọi mong muốn về vấn đê lãnh đạo và Chính phủ ngoại quốc muốn hòa dịu tình hình căng thẳng, thì quan trọng nhất là nên ủng hộ phương châm “hoà bình thống nhất, một nước hai chế độ của Trung Quốc

Phóng viên Công ty truyền hình Ôttrâylia hỏi: Quốc vụ khanh Mỹ Cơríttốpphơ nói: Hạm đội Mỹ đang đi vào eo biển Đài Loan, khi cần thiết có thể hỗ trợ Đài Loan. Ngài có cho rằng cách làm của họ là dung túng thế lực “Đài Loan độc lập” hay không? Có phải là hành vi gây hấn không chút cần thiết hay không?

Đáp: Tôi và Quốc vụ khanh Cơríttốpphơ thường xuyên tiếp xúc, tháng tới cũng có thể lại gặp nhau, tôi sẽ hỏi ông ta, họ quyết định như vậy có “thô bạo không?”. Phải nói rằng mùa xuân năm 1995 tình hình đôi bờ eo biển bình ổn, chính vì quyết định sai lầm của Mỹ cũng là “thô bạo” mới tạo ra tình hình như hôm nay, họ phải suy nghĩ xem làm thế nào để thay đổi cục diện ấy.

Phóng viên Thông tấn xã Liên hợp Ôttrâylia hỏi: Xin ngài cho biết cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan có ảnh hưởng gì tới lợi ích của Đài Loan?

Đáp: Chúng tôi đã tuyên bố rõ thời gian diễn tập, khu vực diễn tập, mong muốn mọi phía chú ý, không muốn gây nên những tổn thất không cần thiết. Tác dụng cuộc diễn tạp của chúng tôi là tăng cường tố chất và khả năng tác chiến của quân đội chúng tôi, tỏ rõ đất nước chúng tôi có quyết tâm có khả năng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình, bất kỳ nước nào cũng không nên bàn luận tới sự việc này.

Hơn 400 phóng viên báo chí trong, ngoài nước đã tham dự cuộc họp. Đài truyền hình Trung ương tường thuật trực tiếp tại chỗ, người viết bài hiểu được rằng, nhiều người rất quan tâm tới cuộc họp báo này, mặc dầu hơn một giờ sóng phát trực tiếp, vẫn có không ít người theo dõi. Điều tra tin tức đường dây nóng của “Báo Thanh niên Bắc Kinh” cho biết, những người quan tâm phần đông là theo dõi dự báo tin tức ngày hôm trước, dựa vào trực giác của mình phán đoán Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham sẽ trình bày cách nhìn nhận về những vấn đề quốc tế trọng đại. Một nhà giáo họ Dương ở vùng ven biển nói rằng: “Mỗi người Trung Quốc đều mong muốn Tổ quốc sớm thống nhất, căm giận thế lực nước ngoài nhúng tay vào, kẻ bán nước chia cắt Tổ quốc quyết không thể có được kết cục tốt đẹp”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #55 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:43:41 pm »


Chương 18
KHỐNG CHẾ TRUNG HOA, PHẢI KHỐNG CHẾ TÂY TẠNG TRƯỚC,
BÀN TAY ÁC LÀ VƯƠN QUA NÓC NHÀ THẾ GIỚI.
GIÓ BÃO TRÊN CAO NGUYÊN ĐẦY TUYẾT NỔI LÊN, TRÁNG SĨ HOÀNH QUA BẢO VỆ THỐNG NHẤT



PHẦN 1
NƯỚC MỸ NHÒM NGÓ TÂY TẠNG TỪ LÂU


Lần đầu Mỹ lập kế “Tây Tạng độc lập”

“Ai thống trị được Tây Tạng nóc nhà thế giới, thì người ấy sẽ giành được ưu thế đối với địch thủ”. Nêru nguyên Thủ tướng Ấn Độ đã hình dung vị trí chiến lược của Tây Tạng như vậy.

Mặc dù luận điểm của Nêru còn thiếu căn cứ, nhưng hàng loạt các nước mạnh ở phương Tây từ lâu đã nhòm ngó lợi ích Tây Tạng là thực tế lịch sử không cần tranh cãi. Trong số nhiều nước, thì hai nước Anh-Mỹ can thiệp sâu nhất. Cùng với sự bành trướng thế lực trong đại chiến thế giới lần thứ 2, sự hào hứng của Mỹ đối với Tây Tạng từ chỗ thăm dò kín đáo, phát triển tới can thiệp ngang nhiên với qui mô lớn.

Ngay từ thời kỳ chiến tranh chống Nhật, suy nghĩ tới lực ly tâm của Anh hoạt động ở Tây Tạng dẫn tới, Chính phủ Quốc Dân Đảng đã từng có kế hoạch tiến quân vào Tây Tạng, để thu được hiệu quả thực tế thống nhất Trung Quốc. Nhưng vì Mỹ theo lời đề nghị của Anh, cực lực phản đối chính quyền Quốc Dân Đảng Trùng Khánh dùng vũ khí viện trợ của Mỹ để đối phó với Tây Tạng, nên Tưởng Giới Thạch dừng lại. Đó tuy là việc nhỏ, nhưng lại tăng thêm sự hứng thú của Mỹ đối với Tây Tạng. Đến mùa hè 1942, Mỹ xa lánh Chính phủ Quốc Dân Đảng là nước đương sự, từ Cục chiến lược họ cử hai đặc công, được sự giúp đỡ của người Anh, mùa đông năm ấy đã tới Lạp Tát. Họ làm như vậy nhằm mục đích là muốn liên hệ trực tiếp với chính quyền Lạp Tát.

Hai người đặc công ngoài việc mang thư riêng của Tổng thống Rugiơven tới Đạt Lai Lạt Ma còn mang theo nhiều lễ vật. Khi từ biệt đặc công Mỹ ngoài việc nhận cung cấp cho Tây Tạng thiết bị thông tin ra, còn hứa sau khi về nước sẽ du thuyết Chính phủ, để Tây Tạng được tham gia hội nghị hòa đàm sau chiến tranh, với tư cách quốc gia độc lập. Phía Tây Tạng nhân dịp này chính thức tuyên bố độc lập trước thế giới. Đại biểu đứng đầu của Anh tại Lạp Tát là Lulau không những phụ hoạ với đặc công Mỹ về hội nghị này, mà còn thể hiện muốn dốc toàn lực thúc đẩy cho công việc đó.

Lúc này Trung Quốc đi vào cuộc chiến tranh chống Nhật gian khổ, còn hai nước đồng minh Anh - Mỹ thì đang bàn mưu chia cắt Trung Quốc như thế nào.



Mỹ tranh luận “Hộ chiếu” lại lộ ý đồ

Sau chiến tranh thắng lợi, được Anh-Mỹ dung túng, cái gọi là Tổ chức đoàn đại biểu mậu dịch của Tây Tạng cầm hộ chiếu của chính quyền địa phương Tây Tạng muốn mượn danh nghĩa buôn bán, để biểu thị Tây Tạng độc lập, nằm bên ngoài Trung Quốc. Song về pháp lý, Mỹ-Anh đều thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền chính đối với Tây Tạng, chính quyền địa phương Tây Tạng không có quyền phát hành hộ chiếu, Mỹ-Anh đều rất rõ điểm này, càng không được chứng nhận. Do vậy, chứng nhận trên hộ chiếu của chính quyền Tây Tạng cấp cho Mỹ chỉ giới hạn đến Hương Cảng mà thôi. Đoàn đại biểu này dùng một văn kiện khác do lãnh sự quán Trung Quốc tại Ấn Độ cấp được phép tới Nam Kinh đến tháng giêng năm 1946.

Sau khi “Đoàn đại biểu mậu dịch” tới Nam Kinh, chính quyền Quốc Dân Đảng phát hiện mục đích của đoàn này không phải là mậu dịch, mà là tìm sự phân biệt về mặt pháp lý, bèn khéo léo khẩn thiết khuyến cáo Hoa Kỳ; nếu được chứng nhận cho vào Mỹ thì sẽ làm cho chính phủ Quốc Dân Đảng khó chịu, và hình thành cục diện hỗn loạn giữa Bộ Ngoại giao và Viện Lập pháp. Đồng thời, chính quyền Quốc Dân Đảng cho người tới khuyên giải “đoàn đại biểu mậu dịch Tây Tạng” từ bỏ kế hoạch thăm Mỹ.

Song, được Mỹ-Anh tiếp tục dung túng, “Đoàn đại biểu mậu dịch Tây Tạng” cuối cùng nhận được chứng nhận hộ chiếu của Chính phủ địa phương Tây Tạng từ Lãnh sự quán Mỹ tại Hương Cảng, lập tức đi Mỹ vào ngày 1 tháng 7 năm 1946.

Hành động ấy của Mỹ, trên thực tế thừa nhận Tây Tạng là một thực thể chính trị độc lập, khiến Chính phủ Quốc Dân Đảng vô cùng kinh ngạc. Vì tình thế nghiêm trọng, ngoài việc Bộ Ngoại giao triệu kiến Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc ở Nam Kinh để kháng nghị, còn cử Cố Duy Quân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ gửi bị vong lục tới Quốc vụ viện Mỹ, nghiêm khắc chất vấn dụng ý của Mỹ về việc này. Phải chăng Mỹ đã thay đổi lập trường của mình là thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền ở Tây Tạng?

Cân nhắc tình hình, Chính quyền Mỹ cho rằng lúc này không thể vì việc đó mà trở mặt tới Tưởng Giới Thạch, thế là Quốc vụ viện Mỹ dùng thủ đoạn lừa bịp, nói với Cố Duy Quân là dấu xác nhận của Lãnh sự quán Mỹ tại Hương Cảng không bao giờ đóng lên hộ chiếu của Chính phủ Tây Tạng cấp phát (thực tế đã đóng rồi), mà là đóng dấu xác nhận vào một bản khác. Lúc này Quốc Dân Đảng đang bận nội chiến, yêu cầu đối với Mỹ rất nhiều, sự việc này cũng bỏ qua cho xong chuyện. Thông qua sự kiện này, càng bộc lộc rõ ý đồ của Chính phủ Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #56 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:46:38 pm »


“Sự kiện xua đuổi người Hán”

Ngày 8-7-1949, đầu mùa hạ trời Lạp Tát mát mẻ dễ chịu, trên đường Bát Giác đoàn người truyền kinh triều bái thong thả di chuyển như dòng chảy. Đột nhiên, một đội quân người Tạng trang bị đầy đủ, khí thế hùng hổ xông vào một cửa hàng đầu phố, chạy tới trước một công trình kiên trúc kiểu Tây Tạng cao ba tầng, khẩn trương vội vàng canh phòng kiểm soát, bao vây chặt chẽ nơi làm việc của cơ quan Chính phủ Quốc Dân Đảng tại Lạp Tát.

Người cầm đầu hùng hổ xông vào trong sân, nêu yêu cầu đòi gặp Trần Tích Chương Chủ nhiệm phòng Biện sự của Chính phủ Quốc Dân Đảng đại Tây Tạng.

Trần Tích Chương được tin hết sức trấn tĩnh nói với người đứng đầu:

“Xin hỏi, các ông nhận chỉ thị của ai, chưa được phép đã xông vào Phòng biện sự của Chính phủ Trung ương?”

“Đừng có nhiều lời, tôi chấp hành mệnh lệnh của Cát Hạ Chính phủ địa phương Tây Tạng thông báo cho các ngài biết: Tất cả người Hán và nhân viên cơ quan tại Lạp Tát phải rời ngay khỏi Lạp Tát, định kỳ trở về nội địa!”

“Cái gì” - Trần Tích Chương ngớ ra, căn bản ông ta chưa nghĩ tới Chính phủ Tây Tạng đã ra lệnh trục xuất đối với mình như vậy.

“Mệnh lệnh của Cát Hạ, không được chống lại”, người cầm đầu quân Tạng nói đoạn quay ra đi thẳng. Trần Tích Chương chưa biết nên làm như thế nào, đứng ngẩn ngay tại đó…

Cùng lúc đó tại nơi ở của những quan chức người Hán, nhân viên tình báo Quốc Dân Đảng và một vài dân buôn người Hán, cũng bị quan quân Tây Tạng xông vào. Sau khi những người khách không mời mà đến ấy khám xét tra hỏi một cách thô bạo, không chút khách khí liền ra thông điệp: ngay lập tức rời Lạp Tát quay về nội địa!



Chính phủ Quốc Dân Đảng cũng đã coi trọng Tây Tạng

Phòng biện sự của Chính phủ Quốc Dân Đảng tại Tây Tạng được trù lập từ năm 1934. Trước đó, Chính phủ Quốc Dân Đảng chưa hề thiết lập cơ quan chính thức. Dân quốc năm thứ nhất, Đạt Lai Lạt Ma đã có một thời thân nước Anh, xa lánh quan hệ với Chính phủ nội địa. Đến năm 1925, do Đạt Lai Lạt Ma tranh quyền với Ban Thiền, Ban Thiền bị trục xuất lưu vong tại Bắc Kinh, và được Chính phủ Bắc Dương bảo hộ. Đạt Lai Lạt Ma rất lo ngại về việc đó, để hạn chế Ban Thiền, ông ta khôi phục lại quan hệ với nội địa. Năm 1927 sau khi Chính phủ Nam Kinh được thành lập, thiết lập Uỷ ban Mông Cổ Tây Tạng, đã nhiều lần quan hệ với Tây Tạng Đạt Lai thứ 13 mới cử đại diện thường trú tại Nam Kinh để làm liên lạc. Còn việc nội chính Tây Tạng, Đạt Lai vẫn tự quản lý, không chịu mệnh lệnh của Trung ương.

Năm 1934 Đạt Lai thứ 12 qua đời, Chính phủ Quốc Dận Đảng liền cử Hoàng Mộ Tùng Uỷ viên trưởng Uỷ ban Mông-Tạng đi viếng, quan chức cao cấp hai bên mới có dịp tiếp xúc. Qua thương lượng, phía Tây Tạng đồng ý để Hoàng Mộ Tùng để Lưu Phác Thầm tham dự đoàn đại biểu và một tuỳ viên ở lại thường trú tại Lạp Tát, làm nơi tiếp xúc hai bên, ngoài ra còn lắp đặt một trạm đài vô tuyến tại nơi thường trú của đoàn để tiện liên lạc với nội địa.

Về vấn đề tìm kiếm một linh đồng Đạt Lai thứ 14, Chính phủ Quốc Dân Đảng lợi dụng cuộc đấu tranh giành quyền giữa các tập đoàn tăng lữ thượng tầng của Tây Tạng lúc này, dựa vào Phật sống nhiếp chính thân Quốc Dân Đảng, do ông ta đích thân tới vùng sông Hoàng Thanh Hải tiếp nhận một linh đồng, nói là tư cách của linh đồng hoàn toàn phù hợp với di ngôn của Đạt Lai thứ 13 trước lúc qua đời, sau đó Chính phủ Trung ương lại uỷ phái Ngô Trung Tín Uỷ viên trưởng Uỷ ban Mông Tạng mới nhận chức tới Lạp Tát, rút thăm lọ vàng tại Cung Becđala, đã quyết định linh đồng này làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (tức là Đạt Lai hiện nay lưu vong tại Ấn Độ). Lễ toạ vị được cử hành ngày 23-2-1940 do Ngô Trung Tín trực tiếp chủ trì. Sau đó, Ngô Trung Tín được phía Tây Tạng đồng ý, chính thức thiết lập phòng biện sự của Chính phủ Quốc Dân Đảng thường trú tại Tây Tạng ở Lạp Tát, trực thuộc Uỷ ban Mông - Tạng, do Khổng Khánh Tông làm trưởng phòng. Lúc này cơ quan thường trú của Chính phủ Quốc Dân Đảng tại Tây Tạng chính thức được thành lập.

Thời gian này giao thông giữa nội địa và Tây Tạng hết sức khó khăn, nội địa không có một con đường nào có thể thông tới Lạp Tát. Khang Định tới Xương Đô chỉ có một con đường bộ nhưng cũng không thông suốt, còn Tây Khang lại nằm trong tay Lưu Văn Huy quân phiệt Tứ Xuyên. Ngọc Thụ ở Thanh Hải vốn cũng là một lối vào Tây Tạng nhưng lại bị quân của Mã Bộ Phương “vua Tây Bắc” cát cứ, không cho người ngoài qua lại. Nói tới vùng có nhiều dân tộc sống xen kẽ, tranh chấp thường xuyên, mà khí hậu thì khắc nghiệt, đồi núi gập ghềnh. Cho dù người có thể đi lại được cũng gian khó trùng trùng, vì vậy thời ấy từ Trùng Khánh đi Lạp Tát, chỉ có thể mượn đường Ấn Độ. Nhưng, mượn đường Ấn Độ lại còn phải được Đại sứ Anh tại Trung Quốc chứng thực. Như vậy, phía Anh không những nắm được mọi động thái của quan chức Trung Quốc ra vào Lạp Tát, mà thậm chí có lúc còn mượn cớ Tây Tạng không đồng ý để gây khó khăn. Bản thân quan lại của Chính phủ Trung Quốc muốn tới một vùng đất khác thuộc Trung Quốc, lại phải vòng qua nước khác và bị kiềm chế, thật khó mà nhẫn nhục.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #57 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:47:37 pm »


Tháng 2-1942 sau khi Tưởng Giới Thạch đi thăm Ấn Độ trở về, thấy nước Anh đang bận đối phó với phong trào Ấn Độ độc lập ở châu Á, lại càng không đủ lực lượng để can thiệp vào công việc của Tây Tạng, nhân thời cơ có lợi Tưởng Giới Thạch muốn đặt lại quan hệ với Tây Tạng.

Đến năm 1944, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi. Tưởng Giới Thạch quyết định lựa chọn một quan chức mà mình tín nhiệm hoàn thành sứ mệnh nói trên. Qua nhiều lần suy nghĩ Tưởng đã nhằm trúng Thẩm Tông Liêm bí thư tổ 4 Phòng Thị tùng.

Thẩm Tông Liêm năm xưa tốt nghiệp ở Trường Đại học Thanh Hoa, đã từng lưu học tại Mỹ. Trong ấn tượng của Tưởng Giới Thạch, Thẩm thông minh tài cán, nhiều mưu lược. Khi Quách Thái Kỳ làm Bộ trưởng Ngoại giao, thì Thẩm làm trưởng Phòng tổng vụ. Cuối năm 1941, Quách vì tác phong bất chính bị Tưởng Giới Thạch miễn chức. Chức Bộ trưởng tạm thời do Tưởng kiêm nhiệm. Được Trần Bố Lôi chứng nhận, Lý Duy Quả là Bí thư phòng Thị tùng được điều làm Trưởng phòng Tổng vụ Bộ ngoại giao, còn Thẩm Tông Liêm thì được điều vào làm Bí thư tổ 4 Phòng Thị tùng.

Thẩm Tông Liêm sau khi đã lọt vào dinh phủ của Tưởng Giới Thạch chuyên tâm nghiên cứu nhiều vấn đề mấy năm liền bầy mưu hiến kế cho Tưởng, có nhiều thành tích, được Tưởng ca ngợi, trong đó có một bản ý kiến thư, bàn luận với Tưởng Giới Thạch lợi dụng thời cơ trước mắt tăng cường quan hệ với Tây Tạng. Ý kiến ấy đánh trúng suy nghĩ của Tưởng. Ngoài ra, trong khi làm Bộ trưởng Ngoại giao Thẩm Tông Liêm đã từng cùng đặc sứ Đới Quí Đào đi thăm Miến Điện và Ấn Độ, tương đối hiểu biết về tình hình Ấn Độ. Đới cũng đã từng tán dụng Thẩm Tông Liêm là suy nghĩ kín kẽ, mạnh dạn và có hiểu biết ngay trước mặt Tưởng Giới Thạch. Điều đó đã gây cho Tưởng những ấn tượng tốt đẹp. Cho nên lần này uỷ thác cho Thẩm Tông Liêm đi sứ Tây Tạng, cũng có duyên cớ.

Mùa xuân 1944, Chính phủ Quốc Dân Đảng sau khi công bố việc uỷ thác Thẩm Tông Liêm nhận sứ mệnh làm trưởng phòng biện sự thường trú tại Tây Tạng, Tưởng liền triệu kiến Thẩm Tông Liêm bàn bạc kỹ càng. Trong lúc chuyện trò, Tưởng đặc biệt nhấn mạnh chuyến đi công cán Tây Tạng lần này nhiệm vụ nặng nề, sứ mệnh trọng đại mong muốn trong điều kiện không làm cho chính quyền Anh-Ấn nghi ngờ, Thẩm cố gắng hoàn thành tốt đẹp 4 nhiệm vụ sau đây:

- Một là, tuyên truyền thực lực và quyết tâm hoà bình thống nhất Trung Quốc của Trung ương. Chỉ rõ Trung, Mỹ, Anh, Xô đã kết thành đồng minh, kháng Nhật tất thắng. Trung Quốc đã trở thành một trong bốn cường quốc trên thế giới ngày nay. Trên cơ sở ấy, nói rõ với Chính phủ địa phương Tây Tạng về ý chí kiên định thống nhất Trung Quốc và niềm tin đạt được mục đích ấy của Tưởng Giới Thạch.

- Hai là, khẳng định tình cảm hữu thiện và thái độ tôn trọng của Chính phủ Trung ương đối với nhân dân Tây Tạng. Chỉ rõ là Anh đang bị khốn quẫn về phong trào Ấn Độ độc lập hiện nay không còn đủ sức phù trợ Tây Tạng. Tây Tạng chỉ có tăng cường liên hệ với nội địa, hợp thành một khối thống nhất mới có được tiền đồ sáng sủa.

- Ba là, mong muốn phía Tây Tạng đồng ý thực hiện sửa chữa tuyến đường mà trước đây phái viên Chính phủ Trung ương đã xem xét, công lộ Khang-Tạng, hễ chiến tranh kết thúc là tu bổ ngay, nhanh chóng mở mang cục diện giao thông ách tắc giữa nội địa và Tây Tạng.

- Bốn là, để tăng cường hợp tác hữu hảo song phương, có kế hoạch xây dựng Cục Điện báo, ngân hàng, bệnh viện, và mở rộng hoặc bổ sung qui mô số lượng trường tiểu học hiện có.

Ngoài ra, Tưởng Giới Thạch đáp ứng sẽ rút ra một khoản đặc biệt tính bằng vàng, ngoại tệ làm kinh phí hoạt động cho Thẩm Tông Liêm về những công việc này. Phàm khi gặp những công việc quan trọng cơ mật, Thẩm có thể trực tiếp điện xin chỉ thị Tưởng Giới Thạch, không cần qua Uỷ ban Mông-Tạng. Vì vậy, tổ cơ yếu Phòng Thị tùng cấp riêng một bản mật mã để Thẩm sử dụng.

Từ đây có thể thấy được, Thẩm Tông Liêm đi sứ khác với nhiệm vụ bình thường. Tuy nhiên về danh nghĩa vẫn gọi là Trưởng phòng Biện sự thường trú tại Tây Tạng như trước đây, sợ rằng, gọi là đặc phái viên sẽ làm cho chính quyền Anh-Ấn và Chính phủ địa phương Tây Tạng nghi ngờ mà thôi.

Trung tuần tháng 4-1944, chuyến đi của Thẩm Tông Liêm chia làm hai nhóm đi máy bay khách từ Trùng Khánh tới Cancútta Ấn Độ. Tiếp theo, Thẩm Tông Liêm dẫn một tuỳ viên đi thăm Niuđêli, lúc này Ấn Độ làm thay công việc Đại sứ quán tại đây. Khi Thẩm Xương Hoán Bí thư thứ 2 công thự cùng với Thẩm Tông Liêm tới hội kiến bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Anh-Ấn Sir Caroe được đón tiếp rất ân cần. Khi bàn tới địa vị của Tây Tạng Caroe thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền chính đối với Tây Tạng, còn Thẩm Tông Liêm thì nhấn mạnh Trung Quốc sử dụng với Tây Tạng là chủ quyền lãnh thổ, không phải là chủ quyền chính.

Lúc này Trung Quốc là một trong bốn nước đồng minh lớn chống phát xít, thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Nhật mà Trung Quốc sẽ giành được tất nhiên sẽ ảnh hưởng to lớn trực tiếp đối với phong trào độc lập của Ấn Độ và tình hình toàn châu Á. Cho nên lúc này Chính phủ Anh-Ấn liền thay đổi thái độ lạnh nhạt trước đây, rất coi trọng việc Chính phủ Quốc Dân đảng cử Thẩm Tông Liêm tới thường trú tại Lạp Tát.

Thẩm Tông Liêm rời Niuđêli trở về Cancutta không lâu qua thành Cát Luân liền trở về Lạp Tát.

Dưới sự hướng dẫn của Lý Quốc Lâm trưởng khoa tiếng Tạng Phòng biện sự thường trú tại Tây Tạng hơn 10 năm, Thẩm Tông Liêm lần lượt tới chào các quan chức của Chính phủ địa phương Tây Tạng gọi là Cát Hạ, Kham bố chùa Tam Đại và thượng hạ mật viện (tức là sư chủ quản trong chùa Lạt ma), cùng các Phật sống lớn nhỏ; tặng họ nhiều lễ vật, cá biệt còn mời dự tiệc. Ngoài ra lại ban phát bố thí cho các hoà thượng chùa Tam Đại và hai mật viện. Cuối cùng hẹn ngày đi yết kiến Đạt Lai. Lúc này Thẩm Tông Liêm hoạt động ở Tây Tạng rất mạnh mẽ, võ nghệ thật cao cường, khiến các nhân vật cao cấp Lạp Tát phải có cách nhìn khác trước, tình cảm giữa Hán và Tạng cũng do đó mà tốt đẹp hơn xưa.

Còn có một việc cần phải nhắc tới: Thẩm Tông Liêm đến năm thứ 2 sau khi nhậm chức, chính là thời kỳ ông ta thúc đẩy quan hệ giữa nội địa Tây Tạng đạt tới đỉnh cao. Ngày 14-8 đài phát thanh truyền báo tin vui Nhật đã đầu hàng, cuộc kháng chiến của Trung Quốc thắng lợi, Phòng biện sự pháo nổ rền vang, quốc kỳ bay cao trên đỉnh ốc, bốn bề cờ các nước và cờ màu rợp trời. Hơn 400 người dân tộc Hán Hồi sống ở Lạp Tát rầm rập loan báo cho nhau, tự động tụ tập trước sân phòng biện sự hoan hô chúc tụng và tổ chức nước được điều hành. Ngày hôm sau, Thẩm Tông Liêm mở tiệc ăn mừng, các kham bố Phật sống của những chùa lớn, cát luân, đại diện Chính phủ địa phương Tây Tạng đều tới tham dự; đại biểu Anh-Ấn, Nêpan thường trú tại Lạp Tát cũng đến chúc mừng.

Đương khi đắc chí, Thẩm Tông Liêm lại nhớ tới câu nói của Caroe về vấn đề chủ quyền, càng thấm thía nhận ra dư vị trong đó. Do vậy, ông ta quyết tâm nắm chắc thời cơ nhân đà tiến tới. Chẳng bao lâu, một bức điện tuyệt mật đích thân ông ta thẩm duyệt gửi Tưởng Giới Thạch đã được phát từ Lạp Tát về Phòng Thị tùng Tằng Gia Nham Trùng Khánh.

Qua suy nghĩ kỹ càng, trong bức điện Thẩm Tông Liêm đã mạnh dạn nêu ra hai ý kiến quan trọng.

Thứ nhất: Để tăng cường quan hệ với Tây Tạng, phải khống chế thật chặt Tây Tạng, để Tây Tạng không ngả theo phía Anh-Ấn. Việc làm cấp bách là phải nhanh chóng tu sửa quốc lộ Khang-Tạng tương tự như con đường Điền-Miến; mà muốn tiến hành công trình to lớn này, trước hết phải xóa bỏ cục diện cát cứ Tây Khang của Lưu Văn Huy, và trên cơ sở cải tổ triệt để chính quyền Tứ Xuyên, sẽ sát nhập tỉnh Tây Khang vào Tứ Xuyên; cử một đại diện Trung ương (như Ngô Trung Tín), dẫn một đội quân (ông ta kiến nghị sử dụng một bộ phận quân lực của Hồ Tông Nam) trấn giữ một vùng Thành Đô, Tây Xương, Khang Định sẽ dựa vào lực lượng quân ấy nhanh chóng sửa thông quốc lộ này.

Thứ hai: Lợi dụng ảnh hưởng chuyến thăm Ấn Độ lần trước của Tây Tạng, Liên Hợp Quốc ủng hộ Ấn Độ độc lập đồng thời hội đàm giữa phái viên Trung ương Quốc Dân Đảng với Đảng Quốc đại Ấn Độ, đính ước hiệp định không chính thức, làm rõ mối quan hệ giữa Ấn Độ sau khi độc lập với Tây Tạng, phải thừa nhận Tây Tạng là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.

Tưởng Giới Thạch xem xong, trao bức điện cho Trần Bố Lôi, yêu cầu Trần Hội Quần nghiên cứu cẩn thận. Sau đó khi Tống Tử Văn đi London tham gia Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Trung, Mỹ, Anh, Xô; thừa cơ thăm dò thái độ của Anh đối vấn đề Tây Tạng. Còn nước Anh chỉ biểu thị vấn đề Ấn Độ độc lập là vấn đề tròng đại họ đang phải đối mặt, không có thời gian quan tâm đến việc khác.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #58 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:50:38 pm »


Tưởng Giới Thạch không có thời gian quan tâm đến Tây Tạng

Thực tế thời gian ấy, người thật sự không có thời gian quan tâm đến Tây Tạng lại chính là Tưởng Giới Thạch. Sau khi kháng chiến thắng lợi, tình hình trong nước phát triển ngoài suy nghĩ của Quốc Dân Đảng: Tây Tạng một mặt dựa vào Mỹ điều đình nội chiến Quốc-Cộng, mặt khác lại đang chuẩn bị trở lại nội chiến. Hơn nữa lúc này vấn đề Đông Bắc, Tân Cương, Nội Mông cũng đang có xu hướng nổi cộm, như vậy thì làm sao Tưởng còn có tâm tưởng quan tâm tới Tây Tạng được nữa?

Sau mấy tháng, Tưởng Giới Thạch dặn Trần Bố Lôi điện trả lời Thẩm Tông Liêm:

Theo chỉ thị cho biết, tình hình nội địa trước mặt phức tạp, cho nên vấn đề Tây Tạng chỉ có thể giữ nguyên hiện trạng, không nên thay đổi nhiều. Ngô huynh tài hoa trác việt, năm qua có nhiều công lao ở Tây Tạng, đệ rất khâm phục; dựa vào thực tế, chỉ có thể lấy vô sự làm đại sự, lấy vô công làm đại công. Đệ vốn thiển kiến, mong được minh xét.

Thẩm Tông Liêm là con người thông minh, sau khi nhận được điện trả lời, biết tình thế đã như vậy, việc đã quyết định chẳng làm được gì. Từ đó ông ta cũng không còn muốn tham quyền cố vị, mà rất muốn tìm kế thoát thân. Xưa kia dũng khí một thời, nay chỉ còn ném vào sọt rác.

Thẩm Tông Liêm tuy bắt đầu thoái trí, song với cá tính kiên cường, vẫn muốn làm một việc lớn cuối cùng để bù đắp sự cáo từ, cũng cần trao đổi với Chính phủ Nam kinh.

Lúc ấy Chính phủ Quốc Dân Đảng quyết định triệu tập “Đại hội đại biểu Quốc dân” trong năm 1947, và bố trí các tỉnh thành phố cử đại biểu đi dự, thế là Thẩm Tông Liêm liền tích cực vận động chính quyền Lạp Tát, đề nghị họ cử đại biểu khu vực Tây Tạng đi Nam Kinh, một là chúc mừng thắng lợi cuộc kháng chiến với Trung ương, hai là chờ tham dự “Đại hội”. Hành động ấy nếu như thành công, tất nhiên sẽ làm cho Trung ương và Tưởng Giới Thạch vừa lòng; do đó càng khen ngợi tài năng xử sự của Thẩm. Và như vậy ông ta cũng không đến nỗi phí sức hoài công. Đó là cách suy nghĩ của Thẩm Tông Liêm.

Mọi công việc bố trí đã xong xuôi, Thẩm Tông Liêm điện về báo cáo Nam Kinh, nói rõ phía Tây Tạng đã quyết định cử hai đại biểu về chúc mừng thắng lợi của Trung ương và tham gia “Đại hội”, vì sự việc trọng đại, nên bản thân ông cùng đi theo về Nam Kinh. Tưởng Giới Thạch điện trả lời phê chuẩn.

Mùa xuân năm 1946, Thẩm Tông Liêm cùng hai đại biểu Tây Tạng về tới Nam Kinh, được Uỷ ban Mông-Tạng đón tiếp long trọng. Liền sau đó Thẩm đưa đoàn đại biểu yết kiến Tưởng Giới Thạch lại được Tưởng kích lệ. Trước đó ông ta còn tới thăm Đới Quí Đào và Trần Bố Lôi, trao đổi kỹ quá trình làm việc hơn một năm tại Tây Tạng và cách đánh giá của ông ta về vấn đề Tây Tạng. Thẩm nói như thế là hiện nay mọi việc ở Tây Tạng không thể làm được gì nữa, bản thân lại mắc bệnh tim, không ở được bao lâu trên vùng cao giá lạnh, cho nên mong muốn Trần Bố Lôi đề đạt với Tưởng Giới Thạch cho được nghỉ. Tưởng Giới Thạch trả lời: Tạm thời có thể nghỉ ngơi, sau đây sẽ nhận nhiệm vụ khác. Đến đầu năm 1947, Thị trưởng Thượng Hải Ngô Quốc Trình mời Thẩm Tông Liêm ra làm Bí thư trưởng Chính phủ Thượng Hải, tất nhiên là Tưởng đồng ý, có thêm Ngô Quốc Trinh cùng Thẩm Tông Liêm là bạn cũ Thanh Hoa và lưu học tại Mỹ, luôn gắn bó với nhau rất tốt.

Hôm sau, các nhân viên Phòng Thị tùng của Tây Tạng có cuộc gặp gỡ. Thẩm Tông Liêm nói tới khi nhận phái viên đi Tây Tạng, than thở rằng: “Nội lực bất cập, nội bộ chia rẽ, chúng ta không làm được gì với Tây Tạng”. Lấy câu nói ấy để tự chế giễu và kết luận cho bản thân ông thất chí trở về.

Sau khi Thẩm Tông Liêm được điều đi, Chính phủ Quốc Dân Đảng lại quyết định Trần Tích Chương từ Bí thư Chủ nhiệm phòng biện sự thay chức Chủ nhiệm.

Nhưng giờ đây, đường đường vị Chủ nhiệm này lại đứng trước nguy cơ bị đuổi khỏi Tây Tạng...



“Chủ động khống chế” ngu xuẩn

Trần Tích Chương vội tới tòa công vụ Cát Hạ trước cung Bố Đạt Lạp. Các uỷ viên chính vụ Nhiên Ba, Sách Khang và Ca Tuyết Ba đã tiếp kiến Trần Tích Chương.

Đôi bên đã an toạ, thấy Trần Tích Chương vẻ mặt lo lắng, Nhiên Ba người đứng đầu chính vụ nói: “Hiện tại nội chiến Quốc Cộng rất ác liệt. Quốc Dân Đảng đi tới đâu. Đảng Cộng sản truy đuổi đến đó. Để tránh việc quan chức Quốc Dân Đảng ở Tây Tạng nhử quân Giải phóng tiến vào, hội nghị quan chức Tây Tạng quyết định: Chính phủ Tây Tạng tạm thời cắt đứt quan hệ chính trị với Chính phủ Quốc Dân Đảng, đề nghị nhân viên Phòng Biện sự của Chính phủ Quốc Dân Đảng trong vòng 2 tuần phải rời khỏi Tây Tạng qua Ấn Độ quay về nội địa”.

Đây quả là tin sét đánh ngang tai! Làm nhiệm vụ tại Tây Tạng 5 năm, Trần Tích Chương một con người từng trải, trước mặt những quan chức cao cấp của Chính phủ địa phương mặt sắt đen xì, bỗng nhiên kinh hãi...

“Nghe nói trong những người Hán ở Tây Tạng và vùng Khang Ba có cộng sản, chúng tôi không biết rõ ai là cộng sản; Tây Tạng là thánh địa Phật giáo, tuyệt đối không cho phép có cộng sản!” Thấy Trần Tích Chương vẫn im lặng, Nhiên Ba bổ sung tiếp.

“Quyết định của các ngài thật đột ngột, tôi sẽ điện về báo cáo Chính phủ Trung ương, chờ điện trả lời, sẽ phúc đáp” -Trần Tích Chương như bừng tỉnh, bực bội trả lời.

Nhiên Ba một con người lịch lãm xua xua tay nói: “Ông không phải điện nữa. Về phía Chính phủ Quốc Dân Đảng, Cát Hạ đã trực tiếp điện thoại rồi. Huống hồ hiện tại tất cả mọi cơ sở bưu điện đều đã phong tỏa, ông không thể thông tin được nữa”. Trần Tích Chương vẫn kiên trì nói: “Tôi chưa được lệnh cấp trên, rút về như thế này là không được”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #59 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 08:51:09 pm »


Bước ra khỏi Cát Hạ, trời đã xẩm tối, đường phố Lạp Tát lạnh vắng, Trần Tích Chương nhận được tin xác thực: Đài vô tuyến điện Lạp Tát thuộc Bộ Giao thông đã bị lính Tạng canh giữ, máy phát điện điện đài cũng đã bị cắt, không liên lạc được với nội địa nữa.

Cùng ngày, một đội quân Cát Hạ trang bị toàn súng Anh bao vây trường học, đài thiên văn, những nhân viên nghi là “người Hán Cộng sản” được bí mật ghi danh sách và lần lượt bị bắt giữ.

Từ Lạp Tát đến các vùng Tây Tạng, cho tới miền đông Tạng nghiêm mật bố phòng. Xương Đô quân quyền chấp chính: không đâu là không bùng lên một làn khói ảm đạm xua đuổi người Hán. Hơn 200 thân nhân viên chức cơ quan Quốc Dân Đảng thường trú và những nhân viên người Hán khác tại Tây Tạng đều bị tra xét nghiêm ngặt; ngày 11, 17, 20-7 chia 3 nhóm trục xuất khỏi Tây Tạng, đưa qua Ấn Độ theo đường biển trở về nội địa...

Đây là “sự kiện trục xuất người Hán” chấn động dư luận trong ngoài nước.

Tin tức lan truyền về nội địa, Chính phủ Quốc Dân Đảng vốn đã rệu rã càng kinh hãi mất hồn. Tờ “Trung ương nhật báo” ngày 19-8 đăng tin dưới đây:

Ngày 8-7, Lạp Tát xảy ra biến loạn. Điện tín Lạp Tát với bên ngoài bị cắt đứt, toàn thể nhân viên Phòng Biện sự của Chính phủ Trung Quốc thường trú tại Tây Tạng trong vòng hai tuần phải rút về, đài vô tuyến điện thuộc Bộ Giao thông tại Lạp Tát bị phá huỷ, trưởng đài bị đâm trọng thương. Tất cả thương nhân người Hán tại Lạp Tát đều bị trục xuất, ngay cả các tăng ni Lạt ma gốc Hán trong chùa chiền cũng không thoát khỏi. Tin tức ấy làm mọi người kinh ngạc: tại Lạp Tát làm sao có nhiều lực lượng cộng sản như vậy? Vì sao các nhân viên cơ quan trường học của Trung Quốc tại Tây Tạng, thậm chí cả hoà thượng đều bị trục xuất. Đây là một vấn đề nan giải.

Thực ra, vấn đề này không nan giải. Cuối năm 1949, số ít phần tử thân vua Tây Tạng mà tiêu biểu là Đạt Trát nhiếp chính cấu kết ngầm với tổng lãnh sự Ấn Độ tại Tây Tạng Lisácsun một nhân vật trọng yếu của đế quốc Anh tại Ấn Độ, một quan chức ngoại giao mắt xanh tay mang găng trắng, trăm phương nghìn kế lập định “Tây Tạng độc lập” để ngăn cản nhân dân Trung Quốc hoàn thành sự nghiệp giải phóng thống nhất Tổ quốc sau khi Quốc Dân Đảng thất bại.

Một hôm Lisácsun tiết lộ một “tin” với cục trưởng “Cục Ngoại giao” Cát Hạ Liễu Hà Thổ Đăng Tăng Ba; Sách Khang Vượng Khâm Thứ Đăng ở Lạp Tát có rất nhiều cộng sản, để họ ở lại đây, sau này có thể làm nội ứng, nhử quân Giải phóng tiến vào. Hai “cục trưởng” nghe xong, giật mình vội hỏi: “Chúng tôi không biết Lạp Tát có cộng sản, họ ở chỗ nào?” Thế là, Lisácsun liệt kê ra một danh sách và địa chỉ giống như có thật, làm cho hai “cục trưởng” rất cảm kích, cho đuổi ngay những người ấy đi. Để ngăn cản quân Giải phóng tiến vào Tây Tạng, triệt để “cắt đứt quan hệ Tây Tạng với Trung ương, Cát Hạ quyết định tất cả nhân viên phòng biện sự của Quốc Dân Đảng thường trú tại Tây Tạng và những người gọi là cộng sản, nhất loạt “trục xuất” khỏi Tây Tạng.

Cùng hưởng ứng từ xa, phối hợp chặt chẽ với Lisácsun đài phát thanh Anh-Mỹ đưa tin.

- Tin điện Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nói: “Tây Tạng lợi dụng Quốc Dân Đảng sắp tan rã, hoàn toàn có thể thoát ly chủ quyền của Chính phủ Trung Quốc”

- Chuyên san Thông tấn xã của Anh viết: “Nước Anh chưa bao giờ thừa nhận cách nói Tây Tạng là một bộ phận của Trung Quốc, và chịu Trung Quốc quản lý”.

“Bình luận viên” của Công ty phát thanh Côlômbia Mỹ, “công trình sư” được Chính phủ Anh cử tới, đang hoạt động tại Lạp Tát ...

Đài liên lạc Thông tấn vốn có ở Lạp Tát, nhanh chóng biến thành “Đài phát thanh Tây Tạng”, đêm ngày sử dụng 3 thứ tiếng Tạng, Anh, Hán phát tin ra nước ngoài. Đài ấy ra sức tuyên truyền “quan hệ Hán Tạng chỉ là quan hệ theo chung tôn giáo, trong lịch sử Tây Tạng chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc”, “quân Giải phóng đi ngược lại ý nguyện của thần: với chính giáo Tây Tạng là thủy hoả bất khả tương dung”, kích động nhân dân đăng tục Tây Tạng “phải trai chết gái thay, người trước ngã người sau xốc tới”, “kiên quyết vũ trang chống trả” quân Giải phóng

Cũng như vậy. Ông Lisácsun một người có phong độ thân sĩ nói với Đạt Trát nhiếp chính Tây Tạng tuổi đã xế chiều rằng: “Không thể ngồi mà hô độc lập, phải viết thư kêu gọi Liên Hợp Quốc”, thế là Chính phủ Cát Hạ dự thảo “Tuyên ngôn Tây Tạng độc lập”, đích thân Lisácsun sửa chữa và dịch sang văn bản tiếng Anh, rồi quyết định cử Gia Lạc Đôn Chu là anh thứ 2 của Đạt Lai và Hạ Cách Ba là quan thẩm kế đi Liên Hợp Quốc kêu gọi và yêu cầu ủng hộ.

Sau đó, Lisácsun lại đồng loã với Tô Mát một nhân vật thần bí từ Mỹ tới, cùng Đạt Trát bàn bạc bí mật tổ chức ra cái gọi là “Đoàn đại biểu thân thiện” gồm 6 quan chức, dự định lần lượt đi 4 nước Mỹ, Anh, Ấn và Nêpan đề nghị viện trợ. Các đại biểu đều mang theo thư của Đạt Lai Lạt Ma và nhiếp chính Đạt Trát có đóng dấu, trong thư nói: Cộng sản đã chiếm lĩnh nhiều tỉnh nội địa, tiến sát Tây Tạng, yêu cầu 4 nước chỉ đạo chúng tôi tác chiến như thế nào, và mong muốn cử tới một đoàn nhân viên kỹ thuật có chuyên gia trưởng, cho vay một khoản đô la để giúp đỡ thực hiện Tây Tạng độc lập, gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc ...

Âm mưu của họ một khi đạt được, thì một miền đất đỏ tương đương 12 tỉnh Triết Giang sẽ tách khỏi bản đồ Trung Quốc. Vùng cao nguyên xinh đẹp với hơn 1000 đầm hồ, những đồi núi chập trùng với bao nhiêu của quí, đặc biệt là hàng triệu dân tộc Tạng anh em gắn bó máu thịt với các dân tộc Trung Hoa sẽ vào tay một quốc gia xa lạ dị tộc; dãy Himalaia vốn là tấm bình phong của Tây Tạng điểm tựa vững chắc nhất của Tổ quốc cũng sẽ bị chặt đứt...

Dân tộc Tạng và cổ tộc Trung Hoa vốn cùng dòng giống, là đồng bào cốt nhục. Giang sơn liền dải, văn hóa tương dung, cùng bảo vệ và xây dựng một quốc gia lớn nhất phương Đông cũng đã trải qua trên 700 năm lịch sử. Cả thế giới chú ý đến Tây Tạng, ánh mắt Mao Trạch Đông cũng chăm chú nhìn về Tây Tạng.

Ngày 3-9-1949 Tân Hoa xã có bài xã luận: “Sự kiện nhà cầm quyền Tây Tạng xua đuổi người Hán và nhân viên Quốc Dân Đảng thường trú tại Tây Tạng được phát động theo kế hoạch của đế quốc Anh - Mỹ. Quân Giải phóng sẽ “không để một tấc đất nào nằm ngoài quyền cai quản của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”.

Chỉ sau 4 ngày, ngày 7-9 “Nhân dân nhật báo” lại đăng xã luận “Nhân dân Trung Quốc nhất định phải giải phóng Tây Tạng”, kêu gọi nhân dân Tây Tạng hãy đoàn kết lại, đón quân Giải phóng.

Nhưng Chính phủ Cát Hạ ẩn kín trong hang sâu núi tuyết vẫn bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo trung thành của Bắc Kinh. Họ đã bị những kẻ mắt xanh đeo găng tay trắng lừa bịp quá sâu, đánh giá lực lượng của mình quá cao. Trên đường dịch lộ từ Lạp Tát tới Xương Đô vùng trọng yếu của miền đông Tạng khói bụi mịt mù, đại quân 7000 người được điều tới bờ tây sông Kim Sa, họ sẽ dựa vào hiểm trở và phép bùa ngoan cố chống lại quân Giải phóng tiến vào Tây Tạng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM