Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:21:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 73866 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 12:08:30 am »


Phục quan đàm phán trở lại

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh lập trường nguyên tắc về vấn đề phục quan, nêu ra điều kiện phục quan Trung Quốc đã chín muồi, yêu cầu trong hội nghị lần thứ 19 tổ công tác Trung Quốc về mậu dịch thuế quan cử hành tại Giơnevơ ngày 20-12-1994 đạt được hiệp nghị đàm phán thực chất phục quan Trung Quốc, để Trung Quốc trở thành thành viên sáng lập Tổ chức mậu dịch thế giới được thành lập ngày 1-1-1995, nhưng vì thiểu số phía đính ước thiếu thiện chí, cố ý cản trở nên hội nghị lần cuối cùng vẫn không đạt tới hiệp nghị phục quan Trung Quốc.

Bởi vì Tổ chức mậu dịch thế giới và Hiệp định mậu dịch thuế quan thời gian tiến hành trong một năm, nên lúc ấy có một số bình luận cho rằng: nếu Trung Quốc được phục quan trong năm 1995, thì về mặt lý luận vẫn có khả năng trở thành nước đính ước gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới. Do đó, năm 1995 Trung Quốc chỉ tiến hành ba lần thương lượng phi chính thức với phía đính ước về vấn đề phục quan và gia nhập Tổ chức mậu dịch quốc tế.

Ngày 9-5-1995, cuộc đàm phán phục quan Trung Quốc gián đoạn gần 5 tháng được khôi phục lại tại Giơnevơ.

Cuộc đàm phán phục quan lần này được khôi phục là do Chủ tịch tổ công tác phục quan Trung Quốc khởi xướng với sự yêu cầu nhiều lần của một số nước đính ước chủ yếu. Kể từ sau khi vấn đề phục quan Trung Quốc chưa đạt được hiệp nghị, nhiều nước đính ước nêu yêu cầu khôi phục đàm phán thật sớm; đặc biệt là Mỹ, liên minh châu Âu và Nhật Bản liên tiếp cử đoàn đại biểu cấp cao tới thăm Trung Quốc, tiến hành bàn bạc với Trung Quốc về vấn đề khôi phục cuộc đàm phán.

Tháng 3, Kantơ đại diện mậu dịch Mỹ ra tuyên bố tỏ rõ, một khi khôi phục đàm phán, Mỹ sẽ cử đoàn đại biểu có mặt đầu tiên và hứa sẽ tham gia đàm phán với thái độ tích cực, linh hoạt và sát thực.

Tháng 4, Briten Phó Chủ tịch mậu dịch quốc tế chủ quản Hội đồng liên minh châu Âu sang thăm Trung Quốc. Ông ta tuyên bố Liên minh châu Âu đã có quyết định chính trị, cho rằng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức mậu dịch thế giới sẽ làm cho tổ chức này được tăng cường. Ông còn nói rõ, Liên minh châu Âu sẽ thúc đẩy cuộc đàm phán phục quan Trung Quốc nhanh chóng đạt kết quả với thái độ linh hoạt. Với sự yêu cầu mãnh liệt của các bên đính ước, Chủ tịch tổ công tác phục quan Trung Quốc gửi thư mời đến Trung Quốc và các nước đính ước, kiến nghị khôi phục đàm phán.

Xét tình hình kể trên, Trung Quốc quyết định cử đoàn tham gia hội nghị lần này, cùng các bên đính ước tiến hành vòng thương lượng mới không chính thức.

Long Vĩnh Đồ Trợ lý Bộ trưởng Mậu dịch kinh tế đối ngoại - trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã có bài nói ngay giờ đầu ngày mồng 9, mong muốn các bên đính ước, nhất là các nước chủ yếu tham gia đính ước, sau khi đã suy nghĩ qua mấy tháng, thật sự nhận thức được Trung Quốc tham gia Tổ chức mậu dịch thế giới có lợi cho sự phát triển mậu dịch kinh tế các nước trên thế giới. Tổ chức mậu dịch thế giới và Trung Quốc có quan hệ tác động lẫn nhau, và đều lấy nhận thức chung ấy làm cơ sở, nghiêm túc thực hiện điều hứa hẹn của họ với thái độ linh hoạt, thiết thực, và chỉ có như vậy, cuộc đàm phán phục quan Trung Quốc mới có thể tiến triển thật sự. Long Vĩnh Đồ còn nói: “Phía Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ cho đàm phán lần này, và cùng cố gắng với các bên đính ước góp phần cống hiến của mình để tăng cường thể chế mậu dịch đa phương trên thế giới”.

Trong hai tuần, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán với gần 20 đoàn đại biểu các nước về vấn đề thâm nhập thị trường, thương nghiệp dịch vụ song phương, với sự chủ trì của Chủ tịch tổ công tác, tiến hành thương lượng về Nghị định thư phục quan Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 12:09:47 am »


Những gay cấn về cuộc đàm phán phục quan vòng 2

Ngày 11-7-1995, cuộc đàm phán phục quan Trung Quốc vòng 2 bắt đầu, vòng đàm phán này đầu tiên thương lượng cụ thể song phương. Tham gia đàm phán song phương với Trung Quốc lần này có 25 nước đính ước. Theo thống kê chính thức công bố của Tổ chức mậu dịch thế giới cho đến lúc này có tất cả 100 nước đính ước chính thức, song chỉ có 25 nước giữ quan điểm này hoặc quan điểm khác về vấn đề phục quan Trung Quốc, hoặc ít nhiều vấn đề cần thương lượng thêm với Trung Quốc.

Theo qui định của Tổng hiệp định quan mậu - Tổ chức mậu dịch thế giới, khi kết nạp một thành viên phàm là những nước đính ước chính thức có nghi vấn này nọ đối với thành viên được kết nạp đều có quyền thương lượng với nước ấy, còn các nước đính ước chính thức không đề xuất thương lượng thì cứ tự động nói rõ với thành viên kết nạp là không có nghi vấn gì; chỉ có 1/4 tổng số các nước đính ước chính thức cần thương lượng với Trung Quốc. Bản thân con số ấy đã thể hiện rõ ràng chính xác đại đa số bên đính ước không tồn tại vấn đề gì về phục quan Trung Quốc. Qua hai tuần đàm phán song phương tích cực, lại có 7 nước đính ước có nhận thức chung trên mọi vấn đề phục quan Trung Quốc, đạt tới hiệp nghị. Như vậy là vấn đề phục quan Trung Quốc, trong 100 nước đính ước chính thức có tới 82 nước ủng hộ Trung Quốc. Trong 18 nước còn lại thông qua vòng thương lượng song phương, nhiều lắm cũng chỉ còn lại mấy vấn đề chờ đàm phán thêm để giải quyết. Vì vậy có thể nói thành tích thương lượng song phương của cuộc thương lượng vòng 2 là rất rõ ràng.

Ngày 24-7, cuộc đàm phán phục quan vòng 2 của Trung Quốc năm 1995 bước vào giai đoạn thương lượng đa phương. Trong cuộc thương lượng giai đoạn này đoàn đại biểu Trung Quốc chủ động đề xuất một loạt kiến nghị mang tính xây dựng, trong đó bao gồm việc thông qua một thời gian quá độ hữu hạn để xoá bỏ chế độ thẩm phê quyền kinh doanh ngoại thương, nhằm đạt được mục đích từng bước mở rộng thứ bậc kinh doanh ngoại thương, về nghị định như bổ trợ nông nghiệp, và 6 văn bản phụ của nghị định thư phục quan Trung Quốc như là: thanh đơn hàng hóa do nhà nước định giá, thanh đơn giấy phép phối ngạch xóa bỏ từng phần, thanh đơn kiểm nghiệm hàng hóa cần được luật định hiện tại v.v... Những kiến nghị của Trung Quốc vừa nêu ra đã được Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canađa và các nước đính ước tham dự đàm phán đồng tình và hoan nghênh, thậm chí ngay cả đến đại biểu Mỹ có lập trường đối lập cũng không thể không thừa nhận Trung Quốc cố gắng tích cực cho vấn đề phục quan.

Do những nỗ lực của Trung Quốc hầu như được tất cả các bên đính ước tham dự đàm phán đáp ứng, vì vậy, sau cuộc đàm phán đa phương qua hai buổi với sáu tiếng đồng hồ, Đại sứ Thụy Sỹ Chủ tịch tổ công tác Trung Quốc của Tổng hiệp định quan mậu phụ trách đàm phán phục quanTrung Quốc nêu ra đề nghị, điều kiện khởi thảo nghị định thư phục quan Trung Quốc đã chín muồi, đề nghị có thể bắt đầu công việc dự thảo văn kiện.

Như mọi người đều biết, nghị định thư phục quan là văn kiện quan trọng về phục hồi địa vị nước đính ước Tổng hiệp định mậu dịch thuế quan của Trung Quốc, vì vậy, đề nghị của ông Chủ tịch tổ công tác trên thực tế mang ý nghĩa đột phá về vấn đề phục quan Trung Quốc. Nhưng ngay lúc ấy, đồng thời với việc thừa nhận Trung Quốc đã cố gắng tích cực về phục quan, thì Mỹ lại ngang ngạnh nêu ra Chế độ quyền kinh doanh ngoại thương trước mắt của Trung Quốc là trái ngược với nguyên tắc cơ bản về đãi ngộ quốc dân của Tổng hiệp định quan mậu. Còn hiện tại đoàn đại biểu Trung Quốc nêu ra kiến nghị về thời kỳ quá độ xóa bỏ quyền kinh doanh ngoại thương, đoàn đại biểu Mỹ không được đưa kiến nghị quyền trong nước ra thảo luận đề nghị này, cũng không được đưa vào việc khởi thảo văn bản nghị định thông qua. Cuối cùng những thắc mắc chất vấn mà Mỹ nêu ra gọi là: Trung Quốc vi phạm Tổng hiệp định quan mậu về đãi ngộ quốc dân, đối với những người có chút hiểu biết thường thức về mậu dịch quốc tế mà nói thì không chịu nổi, bởi vì đãi ngộ quốc dân chính là nói đến hàng hóa, chứ không phải nói tới xí nghiệp. Còn Mỹ đang sinh sự ở giờ phút quan trọng nhất về phục quan Trung Quốc trên những vấn đề không phải là nghi vấn mà mọi người đều rõ cả, không thể không phản ánh ý đồ của Mỹ cố ý cản trở phục quan Trung Quốc.

Ngày 8-12, Tổ công tác Trung Quốc của Tổng hiệp định mậu dịch thuế quan sau khi Trung Quốc tiến hành thương lượng không chính thức vòng cuối cùng với bên đính ước, được đổi tên là Tổ công tác Trung Quốc gia nhập tổ chức mậu dịch thế giới.



Triển vọng tương lai đất trời rộng mở

Phục quan, phải chăng một “trận đánh lâu dài”? Qua cuộc thương lượng đa phương không chính thức tiến hành tại Giơnevơ cuối năm 1995 của Tổ công tác phục quan Trung Quốc tiến triển tích cực, quan chức Mỹ cho rằng hội đàm lần này “mang nhiều tính tích cực”. Hạ tuần tháng 3-1996 lại bắt đầu một năm cuộc đàm phán song phương Trung-Mỹ; nghe “phong thanh” qua hội đàm, thời gian phục quan Trung Quốc không còn xa vời. Nhưng, ai dám bảo đảm ngày ấy sắp đến. Bởi vì khả năng tráo trở của một số nước đính ước ở phương Tây rất lớn. Đúng như Bộ trưởng Bộ mậu dịch kinh tế đối ngoại Ngô Nghi nhấn mạnh, nếu Trung Quốc bị gạt ra ngoài Tổng hiệp định quan mậu và Tổ chức mậu dịch thế giới “thì chúng ta sẽ đá bóng theo qui tắc của mình”.

Cần phải thấy rằng trong thế kỷ này Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức quan mậu, không chỉ là nguyện vọng của Trung Quốc, mà còn là nguyện vọng của phần đông nước đính ước. Bởi vì Tổ chức mậu dịch thế giới không có Trung Quốc - một quốc gia có 1,2 tỷ người tham gia là thiếu vô tư; cũng tất nhiên sẽ giảm tính chất tiêu biểu và đối tác thuận lợi. Một khi Trung Quốc đứng ngoài Tổ chức mậu dịch thế giới và đi một mình, thì với các nước đính ước do Mỹ cầm đầu sẽ không thấy được cái “có lợi” ra sao. Trung Quốc cần Tổng hiệp định quan mậu, Tổng hiệp định quan mậu cũng cần Trung Quốc. Nhất là trong xu thế hiện tại mậu dịch kinh tế toàn cầu phát triển tới các nước đang phát triển có tiềm lực thị trường rộng lớn, mới có thể thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển một cách nhanh chóng, lành mạnh, cân bằng hữu hiệu. Từ sự phân tích rõ ràng ấy, phục quan không thể còn xa vời. Đúng như cựu Thủ tướng Sinhgapo Lý Quang Diệu đã nói: “Từ sự ổn định và an toàn của thế giới mà nói kết nạp Trung Quốc vào xã hội quốc tế không phải là một vấn đề lựa chọn mà là tính tất yếu”

Trung Quốc có đủ niềm tin và đủ lý do cầm tấm “thẻ hội viên” của Tổ chức mậu lịch thế giới.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 12:12:24 am »


PHẦN 7
MƯỢN CỚ NHÂN QUYỀN CHỐNG TRUNG QUỐC


Trung Quốc sáu lần chiến thắng mưu đồ của phương Tây

Ngày 23-4-1996, hội nghị lần thứ 52 Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết hành động với đa số phiếu: phủ quyết cái gọi là kiến nghị “Tình trạng nhân quyền Trung Quốc” mà Mỹ và thiểu số các nước phương Tây nặn ra; từ đó làm cho mưu đồ lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào tình hình chính trị Trung Quốc lại một lần nữa phá sản.

Mỹ kích động một số nước làm văn bản phản đối Trung Quốc tại Hội đồng nhân quyền. Cũng chẳng có gì mới mẻ. Trước đó, họ đã năm lần đưa ra và ý đồ thông qua quyết nghị phản đối Trung Quốc tại Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc; song mỗi lần đều bị đa số thành viên phản đối và chịu thất bại. Trước Hội nghị Uỷ ban nhân quyền lần này, Mỹ vẫn công bố cái gọi là “báo cáo nhân quyền nước khác”, tăng cường bôi nhọ và gây khó khăn cho Trung Quốc, ngoài ra còn liên tiếp dựng đứng và phát tán đủ loại “tin tức” ghê rợn về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, để hòng làm xấu xa hình ảnh của Trung Quốc với quốc tế. Trong thời gian triệu tập hội nghị, để đạt được mục đích thông qua quyết nghị chống Trung Quốc, Mỹ và thiểu số các nước phương Tây tuyên truyền khắp nơi, gây áp lực nhiều phía, thậm chí thao túng một số tổ chức phi Chính phủ tăng cường hoạt động gọi là toàn cầu phản đối Trung Quốc, thật là, dùng hết mọi thủ đoạn. Nhưng đa số thành viên vượt qua áp lực đó, kiên trì lập trường nguyên tắc của mình, làm cho bản kiến nghị chống Trung Quốc lại một lần nữa thất bại. Sự thật đã được chứng minh, mượn cớ nhân quyền can thiệp vào nội bộ nước khác là không được lòng người.

Mưu đồ thao túng cơ quan Liên Hợp Quốc thông qua quyết nghị chống Trung Quốc liên tục sáu lần thất bại, quyết không phải là ngẫu nhiên. Bởi vì nó chống lại tôn chỉ và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc. Không nhìn thẳng vào tình hình thực tế của Trung Quốc và cũng đi ngược lại trào lưu phát triển của thời đại nhất định sẽ không đạt được mục đích.

Mấy năm gần đây là thời kỳ lịch sử trọng đại, nền kinh tế quốc dân và xã hội Trung Quốc phát triển mạnh mẽ cùng sự nghiệp dân quyền tiến bộ toàn diện. Trước mắt, tình hình chính trị Trung Quốc ổn định, kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ, dân tộc đoàn kết, nhân dân làm chủ, an cư lạc nghiệp, mức sống không ngừng được nâng cao, tình hình nhân quyền có xu hướng cải thiện toàn diện tốt đẹp hơn. Đó là sự thật mà nhân dân thế giới đều thấy rõ. Mỹ và số ít các nước phương Tây không để ý đến thực tế ấy bất chấp nhiều lần phủ quyết của Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc, chủ quan cố chấp, liên tiếp đề nghị phản đối Trung Quốc; điều đó nói rõ lòng lang dạ thú thật khó đo lường. “Hạng Trang múa kiếm, ý tại Bái Công”, họ năm này qua năm khác mượn cái gọi là vấn đề nhân quyềnTrung Quốc khuếch đại ngôn từ, tỏ rõ không ngoài mục đích là mượn cớ hòng gây áp lực chính trị với Trung Quốc, phá hoại sự ổn định của Trung Quốc, hạn chế sự phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc. Biện pháp lợi dụng vấn đề nhân quyền, ngang nhiên can thiệp nội bộ Trung Quốc, lẽ đương nhiên vấp phải sự kiên quyết cự tuyệt của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, cũng như sự chống trả quyết liệt của đại đa số nước trong Uỷ ban nhân quyên.

Thực ra, căn bản Mỹ không đủ tư cách làm “quan tòa nhân quyền”. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã công bố một văn bản “so sánh nhân quyền hai nước Trung-Mỹ” trước sự chỉ trích của Mỹ, từ 24 phương diện, về cơ bản nhân quyền được bảo đảm bình đẳng rộng rãi ở Mỹ kém xa với thực tế cơ bản Trung Quốc. Thật đáng châm biếm là đầu tháng 4-1996 đúng lúc Mỹ nêu đề án kích động chống Trung Quốc tại Hội nghị nhân quyền, thì tại nước Mỹ lại xảy ra sự kiện xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng là cảnh sát Mỹ đàn áp người Mêhicô di cư, khiến cả thế giới quan tâm theo dõi, mọi dư luận đều xôn xao.

Mượn cớ nhân quyền chống lại Trung Quốc căn bản đi ngược lại tôn chỉ và nguyên tắc “Hiến chương 13” của Liên Hợp Quốc. Tôn chỉ Hiến chương Liên Hợp Quốc qui định “thúc đẩy hợp tác quốc tế... tăng cường khích lệ sự tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản đối với toàn nhân loại”. “Bản tuyên bố Viên và cương lĩnh hành động” được Đại hội nhân quyền thế giới thông qua năm 1993 cũng yêu cầu Liên Hợp Quốc lấy tôn chỉ của Liên Hợp Quốc làm “mục tiêu hàng đầu” xúc tiến nhân quyền. Nó phản ánh nguyện vọng chung của nhân dân các nước trên thế giới. Cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc cần là nơi mở rộng hợp tác quốc tế và đối thoại giữa các nước, không nên trở thành nơi đối kháng chính trị, càng không nên trở thành công cụ thực hành chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền của một đại siêu cường đối với các quốc gia đang phát triển. Đáng tiếc là Uỷ ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc trong một thời gian dài bị bao trùm bởi không khí cuộc chiến tranh lạnh đối kháng chính trị. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhân dân thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, mong muốn lĩnh vực nhân quyền quốc tế thoát khỏi ám ảnh của cuộc đối kháng chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đi lên con đường thật sự hợp tác bình đẳng. Nhưng, Mỹ là một đại siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay vẫn ngoan cố duy trì phương thức tư duy thời kỳ chiến tranh lạnh, tăng cường chính trị hóa vấn đề nhân quyền. Nhân quyền trở thành thủ đoạn gây áp lực chính trị, can thiệp nội bộ nước khác của Mỹ và một số nước phương Tây; làm cho khuynh hướng đối kháng chính trị trên lĩnh vực nhân quyền ngày càng nổi cộm. Với nghị đề “Nhân quyền nước khác” tại Hội nghị nhân quyền năm 1996, đại biểu các nước phương Tây công kích đích danh hơn 60 nước châu Á, châu Phi, Trung Đông, Mỹ La Tinh và Đông Âu, ra sức phê phán công việc nội bộ của những nước này. Theo thống kê, từ 1992 trở lại đây, dưới sự kích động và thao túng của Mỹ, Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc lần lượt thông qua 58 quyết nghị nhân quyền can thiệp nội bộ nước khác, hầu như đều nhằm vào các nước đang phát triển. Trung Quốc càng là trọng điểm công kích của họ. Tuy rằng sáu lần thất bại liên tiếp, Mỹ và các nước phương Tây vẫn không cam chịu. Tại Hội nghị nhân quyền lần này Mỹ và phương Tây lại một lần nữa tung ra đề án chống Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 12:12:53 am »


Những hành vi trái ngược của Mỹ tại vũ đài nhân quyền quốc tế gây nên sự công phẫn và phản đối quyết liệt của quảng đại quốc gia đang phát triển. Tại Hội nghị lần này, các nước đang phát triển kể cả Trung Quốc trong bài phát biểu của mình đều phê phán các nước phương Tây gây đối kháng, áp lực và can thiệp vào công việc nội bộ nước khác; đề xướng đối thoại hợp tác và hiệp thương nhất trí; nêu ra ý kiến chất vấn và cải cách đối với phương hướng công tác của Uỷ ban dân quyền. Đây là đặc điểm của Hội nghị dân quyền lần này, nó phản ánh tiếng nói mạnh mẽ của các nước đang phát triển, đoàn kết đấu tranh với sự đối kháng chính trị. Ngoài ra, trong Hội nghị nhân quyền năm 1996, giữa Mỹ và một số nước châu Âu cũng bắt đầu xuất hiện một số ý kiến bất đồng về vấn đề chống Trung Quốc; có nước trong Liên minh châu Âu biểu lộ nguyện vọng muốn thay thế sự đối kháng trong Hội nghị nhân quyền bằng phương thức đối thoại mang tính xây dựng. Bản thân sự việc nói lên: ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng, cách làm của thiểu số quốc gia ra quyết nghị gây áp lực đối với nước khác đã đi vào đường hầm không lối thoát. Đề án chống Trung Quốc của phương Tây sở dĩ khó thoát khỏi số phận thất bại là ở chỗ lợi dụng nhân quyền gây đối kháng chính trị, đi ngược lại tôn chỉ và nguyên tắc “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, đi ngược lại lòng người và xu thế lớn của xã hội quốc tế.

Đề án chống Trung Quốc của phương Tây bị phủ quyết, không phải chỉ là thắng lợi của Trung Quốc mà cũng là thắng lợi của quảng đại các nước đang phát triển và sức mạnh quốc tế bảo vệ tôn chỉ nguyên tắc “Liên Hợp Quốc”. Trung Quốc trước sau như một cùng các nước và mọi nhân sĩ ủng hộ chính nghĩa trên thế giới ra sức bảo vệ tôn chỉ nguyên tắc của Liên Xô, kiên quyết phản đối lợi dụng nhân quyền thi hành chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền; tích cực thúc đẩy hoạt động nhân quyền quốc tế phát triển lành mạnh.

- Đại biểu Trung Quốc bác bỏ nghị án chống Trung Quốc.

Ngày 23 trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia Hội nghị lần thứ 52 Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc Ngô Kiến Dân đã phát biểu ý kiến trước khi hội nghị biểu quyết về nghị án chống Trung Quốc của Mỹ và Liên minh châu Âu tung ra, ông phê phán nghiêm khắc nghị án này đồng thời bày tỏ lập trường kiên định của Trung Quốc phản đối nghị án ấy.

Ngô Kiến Dân nói: Mỹ và thiểu số quốc gia phương Tây gần đây không ngừng phát tán luận điệu gọi là “Chính phủ Trung Quốc không quan tâm đến nhân quyền”, “tình hình nhân quyền Trung Quốc rất tệ hại”; đó là sự vu khống.

Ông nêu ra những sự thực sau đây: Trước năm 1943, dân số Trung Quốc khoảng 500 triệu, có 400 triệu người đói ăn; ngày nay Trung Quốc có 1,2 tỷ người, cơ bản vấn đề ăn mặc đã được giải quyết. Trước 1949, bình quân tuổi thọ của người Trung Quốc là 35 tuổi, ngày nay đạt tới 70 tuổi. Năm 1949, tỷ lệ mù chữ cao tới 80%, ngày nay hạ thấp xuống còn 12,1%; tỷ lệ trẻ em đến trường là 98,7%. 100 năm trước năm 1949, nhân dân Trung Quốc chịu nhục cùng cực dưới ách của bọn đế quốc, chỉ là thứ dân trên đất nước của mình; công dân Trung Quốc ngày nay là người chủ của đất nước, được hưởng mọi quyền lợi do hiến pháp và pháp luật bảo hộ.

Ngô Kiến Dân chỉ rõ: Trước sự thực kể trên bất kỳ ai không có thiên kiến đều phải thừa nhận, tình trạng nhân quyền Trung Quốc không phải là tồi tệ, mà là tiến bộ rất lớn. Đó không chỉ là hạnh phúc của nhân dân Trung Quốc, mà còn là sự cống hiến lớn lao của Trung Quốc đối với sự nghiệp nhân quyền thế giới.

Ngô Kiến Dân còn nói: Từ 1990 lại đây, Mỹ đồng loã với thiểu số quốc gia phương Tây liên tục sáu lần trương chiêu bài “quan tâm đến tình hình nhân quyền TrungQuốc”, nêu đề án chống Trung Quốc tại Uỷ ban nhân quyền. Mà sáu năm ấy chính là sáu năm mà Trung Quốc tiến bộ rất nhanh trên nhiều mặt, kể cả lĩnh vực nhân quyền. Về mặt hưởng thụ quyền lợi kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân Trung Quốc đã có sự tiến triển to lớn, đồng thời về quyền lợi chính trị công dân cũng tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ tham gia tuyển cử là thước đo chỉ tiêu tình trạng quyền lợi chính trị công dân của một nước: tỷ lệ tham gia tuyển cử của Trung Quốc đạt tới 93,58%. Ngoài ra, tháng 10-1990 Trung Quốc bắt đầu thi hành Luật tố tụng hành chính. Tháng 5-1994 lại chế định Luật bồi thường quốc gia. Đây là hai bộ luật quan trọng bảo vệ giữ gìn quyền lợi của công dân. Nhân dân Trung Quốc gọi là “luật dân cáo quan”, điều ấy chưa bao giờ có trong lịch sử Trung Quốc. Cuối năm 1993, lúc ấy ông Ruxiaochen Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong khi trả lời phỏng vấn của phóng viên “Thời báo Niu Oóc” đã nói, tình trạng nhân quyền Trung Quốc hiện nay là thời kỳ tốt đẹp nhất trong hơn 100 năm nay.

Ngô Kiến Dân chỉ rõ: Trong sáu năm qua nước công kích tình trạng nhân quyền Trung Quốc dữ nhất, lại chính là nước đã chà đạp nhân quyền Trung Quốc ghê gớm nhất và mắc nhiều nợ với nhân dân Trung Quốc về lĩnh vực nhân quyền trong lịch sử. Họ công kích Trung Quốc bằng mọi cách, nói cho cùng là họ không ưa con đường phát triển mà nhân dân Trung Quốc lựa chọn. Ngô Kiến Dân nói thẳng với những người kiên trì đề án chống Trung Quốc rằng: Không cần nói là họ đã sáu lần nêu đề án chống Trung Quốc, mà là đến 60 lần, thì nhân dân Trung Quốc vẫn cứ đi theo con đường của mình.

Ngô Kiến Dân còn nói: Trên lĩnh vực nhân quyền có hai loại chủ trương đối lập nhau: một loại là hợp tác, loại kia là đối kháng. Loại đối kháng là biểu hiện của tư duy chiến tranh lạnh. Ông nói: Bất kể là văn minh phương Tây hay văn minh phương Đông, bất kể là cách nhìn nhân quyền bằng giá trị của quốc gia phát triển hay là của quốc gia đang phát triển đều có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa, không nên tồn tại vấn đề ai là tốt đẹp ai là xấu xa. Nhân quyền mang tính phổ biến, song nguyên tắc của tính phổ biến không có nghĩa là một bộ phận quốc gia phải tiếp thu quan điểm hoặc phục tùng quan điểm của một bộ phận quốc gia khác. Thế giới ngày nay, nhân dân mỗi nước đều có quyền lợi riêng của họ; nhân dân Trung Quốc, nhân dân châu Á, nhân dân các nước đang phát triển có quyền, cũng có khả năng theo phương thức tự chọn để sống và quản lý quốc gia trên đất nước của mình. Thực chất gây đối kháng chính là thi hành chính trị cường quyền, mặt sau của đối kháng là ham muốn thống trị, căn bản không phải là thúc đẩy nhân quyền, mà là coi rẻ nhân quyền. Ông nói, nghị án chống Trung Quốc mà Mỹ và một số nước phương Tây dựng nên vì mục đích chính trị, mũi nhọn ấy không chỉ nhằm vào Trung Quốc mà còn nhằm vào tất cả các nước đang phát triển.

Ngô Kiến Dân nhấn mạnh: Nếu Mỹ và một số nước phương Tây thực lòng có ý thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền thì nên kiên quyết từ bỏ đối kháng, và hưởng ứng lời kêu gọi của các nước đang phát triển bằng hành động thực tế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 12:13:51 am »


Nhân dân Trung Quốc được hưởng đầy đủ nhân quyền

Cuốn sách trắng “Những tiến triển của sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc” của Văn phòng tin tức Quốc vụ viện Trung Quốc công bố cuối tháng 12-1995 đã giới thiệu toàn diện những tiến triển và thành tựu mới của sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc giành được trong 4 năm qua. Đó là một văn kiện quan trọng thể hiện toàn diện những tiến triển to lớn giành được trong sự nghiệp nhân quyền của Trung Quốc sau 4 năm, tiếp sau bài phát biểu về “tình hình nhân quyền Trung Quốc” hồi tháng 11-1991, lại một lần nữa chứng minh rõ lập trường nguyên tắc và quan điểm cơ bản của Trung Quốc trong vấn đề nhân quyền. Cuốn sách có đầy đủ chứng cớ bác bỏ mọi chỉ trích và công kích của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ đối với sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc; cũng là bản báo cáo chân thực về tình hình nhân quyền Trung Quốc.

Gọi là “nhân quyền” là chỉ quyền lợi cơ bản của mọi người về vật chất và tinh thần cần được hưởng trên cơ sở bình đẳng. Quyền lợi ấy ở nội bộ một nước phải lấy sự bình đẳng giữa người với người làm cơ sở, trên quốc tế phải tôn trọng bình đẳng chủ quyền các nước, là nói tới tự do dân chủ. Không có bình đẳng chủ quyền giữa các nước với nhau, thì tất nhiên sẽ dẫn tới dân tộc này áp bức dân tộc khác, tất nhiên sẽ xuất hiện chính trị cường quyền và chủ nghĩa bá quyền.

Khái niệm nhân quyền sinh ra sớm nhất ở sơ kỳ của chủ nghĩa tư bản, những nhà tư tưởng ban đầu của giai cấp tư sản vô luận là chủ trương “nhân quyền trời cho” (gọi là “nhân sinh và tự do bình đẳng”), hay là chủ trương “dân ước luận” cũng vậy, đều lấy bình đẳng của các thành viên trong xã hội làm điểm xuất phát. Lúc ấy nội dung chủ yếu của nhân quyền là quyền lợi công dân và quyền lợi quốc gia, mũi nhọn chĩa vào đặc quyền quí tộc phong kiến và giáo hội thần quyền, đó gọi là nhân quyền thời đại thứ nhất. Đến thế kỷ 19, do phong trào công nhân phát triển, nhân quyền lại thêm nội dung mới, đó là quyền lợi về kinh tế xã hội và văn hóa, thế là nhân quyền thời đại thứ 2 ra đời. Sau khi đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc, các nước thế giới thứ 3 trỗi dậy, đứng trước tình trạng kém phát triển và lạc hậu do chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc để lại họ nêu ra quyền sinh tồn và quyền phát triển là nhân quyền tập thể, mũi nhọn hướng vào tất cả thực dân. Đây là thời đại 3. Quá trình phát triển của khái niệm nhân quyền chứng tỏ nội dung nhân quyền hết sức phong phú, nó hầu như liên quan tới mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật và văn hóa, còn theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, khái niệm nhân quyền cũng không ngừng phát triển.

Theo quá trình phát triển kể trên, có thể thấy được rằng, tại sao một số nước phương Tây chỉ nói tới quyền lợi công dân và quyền lợi chính trị mà không nói hoặc nói rất ít đến quyền lợi kinh tế, xã hội văn hóa và quyền sinh tồn, quyền phát triển. Bởi vì những nước ấy không thích thú gì với việc nâng cao quyền lợi kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân lao động và thúc đẩy quyền lợi ấy là mâu thuẫn với lợi ích căn bản của tập đoàn thống trị của họ.

Mọi người đều biết rằng ở Trung Quốc cũ do sự áp bức của đế quốc phong kiến và bọn quan liêu, nhân dân Trung Quốc ngay cả quyền sinh tồn cũng không được bảo đảm, còn đâu mà nói tới “nhân quyền”? Sau khi nước Trung Quốc mới ra đời, Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng và bảo vệ. nhân quyền. Hiến pháp Trung Quốc qui định: “Tất cả mọi quyền lực của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều thuộc về nhân dân”. Theo hiến pháp, nhân dân Trung Quốc được hưởng quyền lợi công dân và quyền lợi chính trị rộng rãi cùng các quyền lợi về kinh tế xã hội và văn hóa. Đặc biệt là từ khi cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Trước mắt cục diện chính trị Trung Quốc ổn định, kinh tế phồn vinh, các ngành nghề thịnh vượng, nhân dân an cư lạc nghiệp. Ngày nay ở Trung Quốc, chỉ cần không có hành vi phạm pháp, phạm tội, bất cứ ai cũng đều có thể phát biểu nhữngý kiến bất đồng trên mọi vấn đề, nó trở thành một nếp sống. Điều đó nói lên, nhân dân Trung Quốc được hưởng đầy đủ nhân quyền.

Ngày nay, trên thế giới có một nước nào đó, mỗi năm đều công bố “báo cáo nhân quyền”, nhưng một số nước chỉ trích và xuyên tạc đối với tình hình nhân quyền nước khác, song không bao giờ nói tới tình hình nhân quyền nước mình. Lẽ nào tình hình nhân quyền của nước ấy đều tốt cả? Nhà luật học Mỹ Luisi Hangien trong “Nhân quyền quốc tế và nhân quyền tại Mỹ” có viết: “Hầu như không cần phải nói, ở Mỹ quyền lợi cá nhân còn lâu mới hoàn thiện được. Trước kia, mọi hành vi phạm tội ở Mỹ cực kỳ nghiêm trọng và lan truyền khắp nơi, như thực hành sát hại và tiêu diệt chủng tộc đối với thổ dân châu Mỹ, thi hành cưỡng bức chế độ nô lệ đối với người da đen, cách ly chủng tộc và đánh dấu lên người nô lệ, thực hành kỳ thị chủng tộc dân tộc và tôn giáo đối với các màu da: bao gồm cả việc di chuyển và tập trung qui mô lớn đối với những người Mỹ gốc Nhật, tiến hành hoạt động bài xích Hoa kiều, thực thi luật di dân chủng tộc trong suốt thời kỳ Đại chiến thế giới thứ 2. Sau chiến tranh lại tiến hành bắt bớ chống phá cộng sản, mặc sức chà đạp lên tự do chính trị của công dân. Những tội ác ấy tuy đã đều trở thành quá khứ, nhưng vẫn chưa phải kết thúc toàn bộ”. Là bởi vì hiện nay Mỹ “vẫn còn có hiện tượng kỳ thị chủng tộc và mất bình đẳng, đối với người cộng sản, nhân sĩ phái tả, những người khác với quan điểm chính thống và những người ngoại lai thì cự tuyệt cung cấp trình tự tố tụng công bằng và bảo.hộ; cảnh sát bạo ngược hoành hành, điều kiện nhà tù khắc nghiệt, Chính phủ cùng các phương tiện kỹ thuật tối tân được sử dụng tiến hành theo dõi kín đáo mọi nơi đối với những cá nhân trọng yếu, bần cùng, thất nghiệp (chủ yếu rơi vào người đa đen và dân tộc thiểu số),thiếu nhà ở và thiếu biện pháp bảo vệ sức khỏe, thậm chí đói rét, mất công bằng và mất bình đẳng mọi nơi về kinh tế còn đang tồn tại phổ biến trên đất Mỹ (Molon chủ biên: “Vấn đề nhân quyền trong luật quốc tế, pháp luật và chính sách”). Nhưng trước mắt, Mỹ vẫn trăm phương nghìn kế mượn cớ nhân quyền hoạt động chống Trung Quốc và các nước thuộc thế giới thứ 3, nhất là các nước châu Á. Một chuyên gia chỉ rõ, Mỹ trước hết cần làm tốt vấn đề nhân quyền ở nước mình, sau đó mới có tư cách bàn luận đến nước khác.

Trước mắt, vấn đề nhân quyền phải do các nước trên thế giới thông qua đối thoại bình đẳng trong phạm vi Liên Hợp Quốc, để cùng nhau bảo vệ và thúc đẩy, tuyệt nhiên không nên để cho số ít quốc gia dùng phương thức “đánh khắp thiên hạ”, đem chế độ chính trị, mô hình kinh tế, quan niệm giá trị của mình bao gồm cả quan niệm nhân quyền cưỡng ép mọi người, càng không được phép dùng chuẩn mực của mình để phán xét tình trạng nhân quyền nước khác, đem nhân quyền gắn vào viện trợ đối ngoại, hợp tác kinh tế kỹ thuật, làm thủ đoạn trừng phạt và gây áp lực chính trị. Về phương diện này phải tôn trọng đầy đủ chủ quyền các nước, chống lại bất cứ nước nào mượn cớ nhân quyền để phủ định chủ quyền, thực hành phương châm bá quyền. Chỉ có như vậy mới thật sự thực hiện tôn chỉ và nguyên tắc của “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, làm cho nhân quyền và tự do cơ bản của toàn nhân loại được bảo đảm đầy đủ.

Tóm lại, vấn đề nhân quyền không chỉ có tính phổ biến, mà còn tồn tại tính đặc thù. Mỗi nước đều có đặc điểm khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa. Cần phải căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các nước mà sử dụng phương pháp khác nhau giải quyết vấn đề nhân quyền; không thể dựa theo cái gọi là tiêu chuẩn giá trị phổ biến mà Mỹ nêu ra để đo lường và chỉ huy tất cả.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 07:27:38 pm »


Làm chính trị cường quyền thì không đủ tư cách nói nhân quyền

Từ những năm 70 của thế kỷ này, nước Mỹ với tư cách “cảnh sát nhân quyền thế giới”, ra sức bán rao quan niệm nhân quyền và quan niệm giá trị của mình. Trước tiên họ đề ra chiến lược mới “Ngoại giao nhân quyền”, tiếp đến lại nêu ra khẩu hiệu “Dân chủ hóa quốc tể”, sau đó thì phát động thế tiến công nhân quyền mọi hướng. Mỹ coi vấn đề nhân quyền là thủ đoạn xử lý quan hệ kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa quốc tế, can thiệp vào công việc nội bộ các nước đang phát triển, xâm phạm chủ quyền quốc gia các nước đang phát triển, coi nhân quyền là công cụ tiến hành chiến tranh lạnh, tăng cường áp lực kinh tế chính trị, thâm nhập văn hóa tư tưởng, thực hành chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Họ bôi nhọ Trung Quốc, nước chuyên chính dân chủ nhân dân: nào là “nước nô dịch nhân dân”, “Chính phủ cực quyền”, “nền thống trị độc tài quan liêu quân sự”; gây áp lực về các mặt kinh tế chính trị, tư tưởng văn hóa, hòng chèn ép thúc đẩy thay đổi; áp đặt quan niệm nhân quyền, quan niệm giá trị cho nhân dân Trung Quốc. Đứng trước “thế tiến công nhân quyền” do Mỹ khởi phát liên tục, đồng chí Đặng Tiểu Bình với tài thao lược và nghệ thuật đấu tranh siêu phàm của một nhà cách mạng vô sản vĩ đại, không sợ áp lực, không tin tà đạo trực tiếp vạch trần mưu đồ “Ngoại giao nhân quyền”, bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển lý luận nhân quyền của chủ nghĩa Mác.

Ngày 23-11-1989, bài nói của đồng chí Đặng Tiểu Bình trong khi hội kiến Chủ tịch Uỷ ban phương Nam, Chủ tịch Đảng cách mạng Tangania Niêrơrê đã chỉ rõ: “Các nước phương Tây nói chúng ta xâm phạm nhân quyền, kỳ thực họ mới chính là xâm phạm nhân quyền. Mỹ giúp Tưởng Giới Thạch gây nội chiến, Trung Quốc thương vong biết bao nhiêu người? Mỹ ủng hộ Nam Triều Tiên tiến hành chiến tranh, Quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc thương vong bao nhiêu? Còn chưa nói tới, hơn thế kỷ qua cuộc xâm lược của thực dân đế quốc (kể cả Mỹ) làm cho nhân dân Trung Quốc chịu tổn thất bao nhiêu? Cho nên, họ nói tới nhân quyền là không đủ tư cách” (Văn tuyển Đặng Tiểu Bình quyển 3). Ngày 1-12-1989 trong bài nói khi hội kiến các thành viên chủ yếu của Đoàn văn hóa hiệp hội xúc tiến mậu dịch quốc tế do Giôngnêixion dẫn đầu, đồng chí Đặng Tiểu Bình lại nhấn mạnh: “Nước ấy chính trị cường quyền làm căn bản không có tư cách nói nhân quyền, họ đã làm phương hại đến nhân quyền của bao nhiêu người trên thế giới! Hội nghị đứng đầu 7 nước tại Pa ri muốn trừng phạt Trung Quốc, có nghĩa là họ tự cho rằng có quyền lực tối thượng, có thể trừng phạt nhân dân các nước không nghe lời họ. Họ không phải là Liên Hợp Quốc, quyết nghị của Liên Hợp Quốc phải được đại đa số đồng ý mới có hiệu lực, họ căn cứ vào đâu mà can thiệp vào nội bộ Trung Quốc? Ai cho họ quyền lực ấy? Bất kỳ hành động nào chống lại chuẩn mực quan hệ quốc tế, nhân dân Trung Quốc không bao giờ tiếp thu và cũng không chịu khuất phục dưới mọi áp lực”.

Mỹ tự xưng là một nước tự do có “truyền thống nhân quyền”, song sự thực đâu có như vậy. Bất luận là trong lịch sử hay trong thực tế họ vẫn tồn tại vấn đề lớn về nhân quyền, nhân quyền của họ rất không sáng sủa.

Vấn đề kì thị chủng tộc ở Mỹ hết sức nghiêm trọng. Dân tộc thiểu số ở nước Mỹ có tới 50 triệu, bao gồm người Indian, người da đen, người Mỹ La Tinh, người châu Á. Đối với người Indian, Mỹ luôn thi hành chính sách cách ly tiêu diệt chủng tộc, đến nỗi người Indian gần như diệt vong. Người da đen là dân tộc thiểu số hàng đầu, có tới 27 triệu người. Trong lịch sử nước Mỹ đã có kỷ lục bán nô lệ người da đen, thực hành lâu dài chế độ nô lệ. Ngày nay chế độ nô lệ tuy đã xoá bỏ, song sự kỳ thị người da đen vẫn còn tồn tại. Sự kỳ thị thể hiện rõ nét trong các mặt chính trị, sinh hoạt xã hội, giáo dục v. v... Địa vị kinh tế, chính trị của người da đen thấp kém, có tỷ lệ thất nghiệp, bần cùng, bệnh tật và tử vong cao nhất, tình trạng giáo dục khắc nghiệt. Đúng như một nhà bình luận Mỹ đã nói, ngày nay người da đen ở Mỹ đang “đứng trước tình thế tự tiêu diệt”. Năm 1992 vì cuộc xung đột chủng tộc với quy mô lớn do một cảnh sát ở Lốtangiơlét điên cuồng đánh đập người da đen gây ra, đã trở thành một nguồn tin xấu trong lịch sử nhân quyền nước Mỹ, làm kinh động thế giới. Năm 1994 Mỹ cho xuất bản một cuốn sách gọi là “Đường thẳng gấp khúc”, công khai thổi phồng sự ưu việt chủng tộc của người da trắng, cho trí thông minh của người da đen kém hơn người da trắng. Tình trạng phạm tội bạo lực ở Mỹ cũng rất nghiêm trọng. Ở Mỹ bình quân hàng năm có 35 triệu lần hoạt động tội phạm, tội phạm bạo lực có 2 triệu vụ, với 6 triệu người bị hại do tội phạm bạo lực gây ra, có 24 vạn người bị mưu sát. Năm 1993 số người bị mưu sát ở Mỹ đạt tới kỷ lục 2 triệu 45 vạn người. Oasinhtơn trở thành “thủ đô hung sát” nổi tiếng, bang Floriđa được gọi là “bang tội phạm”. Trong bản báo cáo năm 1994 của Cục Điều tra Liên bang Mỹ công bố, không thể không thừa nhận “tội phạm mưu sát tuỳ ý lựa chọn mục tiêu sát hại, khiến mỗi người Mỹ đều có nguy cơ bị ám sát”. Một chế độ nhà nước như vậy, trên thế giới đếm được trên đầu ngón tay, còn có gì nhân quyền mà nói!

Tù phạm nước Mỹ nhiều nhất thế giới. Theo tài liệu của tổ chức kế hoạch xét xử của Mỹ công bố năm 1994, thì tù nhân của Mỹ có tới 1,3 triệu, đứng đầu thế giới, tỷ lệ tù giam trong mấy năm qua tăng lên 22 %. Theo Bộ Tư pháp Mỹ tiết lộ, năm 1995 số tù nhân trong trại là 1,1 triệu, vẫn liệt vào hàng đầu thế giới.

Nhà tù nước Mỹ đen tối nhất: người tù đầy lo âu, quản lý hỗn độn, đối xử hà khắc, hành vi xâm phạm quyền lợi thân thể và nhân quyền thường xuyên xảy ra. Theo báo cáo của Liên minh tự do công dân Mỹ, quan sát nhân quyền năm 1994 và bài viết của quan toà khu vực Niuoóc cho biết, ở Mỹ có một số nhà lao bẩn thỉu, đổ nát không còn ra nơi ở của con người. Nơi chữa bệnh quả là hang ổ của con vật thời Trung cổ đại. Giám thị có người cưỡi ngựa quan sát phạm nhân giống như người chăn dắt gia súc. Nhiều phạm nhân bị giam ở phòng riêng, quanh năm không thấy ánh sáng. Còn đánh chửi ngược đãi, lừa dối cướp giật tù nhân thì đã quá quen thuộc.

Số người nghèo khổ và không có nhà ở nước Mỹ nhiều nhất. Theo báo cáo của Cục điều tra rộng rãi của Mỹ, số người nghèo khổ trong 4 năm liền liên tục gia tăng, năm 1993 đạt tới kỷ lục 39,3 triệu người, chiếm 15,3% dân số Mỹ. Chính phủ Mỹ thừa nhận, năm 1994 số người không có nhà là 7 triệu người, trong đó có 2 đến 3 triệu người ở đầu đường xó chợ.

Việc coi thường phụ nữ ở Mỹ cũng nghiêm trọng. Số nữ nghị sĩ chỉ chiếm 10%, tiền lương của phụ nữ Mỹ chỉ bằng nửa lương nam giới, thời gian nữ giới được giáo dục không bằng 1/3 nam giới, trong những người trưởng thành từ nghèo khổ thì phụ nữ chiếm 2/3. Phụ nữ Mỹ thường bị bạo lực, ngược đãi, quấy rối tình dục. Theo thống kê của phía chức trách Mỹ, trong 5 năm qua có 1,9 triệu phụ nữ Mỹ bị cưỡng dâm, 7,6 triệu phụ nữ trở thành nạn nhân của những cuộc mưu sát, cướp bóc hoặc đánh đập.

Những ghi chép về nhân quyền của Mỹ trên quốc tế thì như thế nào? Càng không sáng sủa. Theo thống kê của một nhà sử học, trong 200 năm kể từ năm lập quốc (1776) đến nay, Mỹ đã phát động hơn 70 cuộc chiến tranh và xâm nhập nước ngoài, những dân thường vô tội chết dưới bàn tay của bọn xâm lược Mỹ không sao kể xiết. Sau đại chiến lần hai, 40 năm kể từ năm 1950, Mỹ trực tiếp can thiệp vũ trang và xâm nhập quân sự hơn 20 lần đối với các nước thế giới thứ 3; lần nào cũng tàn bạo, trà đạp chủ quyền và nhân quyền nước khác. Ngoài ra, Mỹ cũng là nước duy nhất bất chấp luật lệ quốc tế, liều lĩnh bắn phá phủ Tổng thống Libêria và bắt trói Tổng thống Panama xét xử theo pháp luật của Mỹ. Mỹ thường xuyên chỉ trích nước này nước kia không tham gia và thi hành Công ước quốc tế nhân quyền, xâm phạm nhân quyền nước họ, song, bản thân Mỹ cho đến nay vẫn cự tuyệt ra nhập mấy Công ước quốc tế nhân quyền quan trọng mà Liên Hợp Quốc đã thông qua, trong đó bao gồm “Công ước quốc tế về quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hoá”, “Công ước quốc tế xoá bỏ tất cả mọi hình thức phân biệt chủng tộc”, “Công ước quốc tế cấm chỉ và trừng trị tội ngăn cách chủng tộc”, “Công ước xoá bỏ coi thường phụ nữ” và “Công ước cấm có hình phạt khốc liệt hoặc tàn nhẫn vô nhân đạo hay làm nhục nhân cách”. Còn “Công ước quốc tế về quyền lợi công dân và chính trị”, thì mãi đến năm 1992 sau 26 năm các Công ước được thông qua, Mỹ mới cực chẳng đã phải ra nhập, lại còn liên tục bảo lưu, đặt sự hạn chế thực thi nghiêm khắc vào phạm vi luật pháp hiện hành của nước Mỹ, thái độ thực hiện hoàn toàn là “thực dụng chủ nghĩa”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 07:31:14 pm »


Chương 17
ĐỒNG MINH CŨ LẠI CHƠI “VÁN BÀI ĐÀI LOAN” LÝ ĐĂNG HUY THỪA CƠ MƯỢN SỨC MẠNH BÊN NGOÀI.
GIẢI PHÓNG QUÂN NHÂN DÂN ĐẠI DIỄN TẬP Ở MIỀN DUYÊN HẢI ĐÔNG NAM
HÀNG KHÔNG MẪU HẠM MỸ LẠI XUẤT HIỆN Ở EO BIỂN


PHẦN I
MÀN KỊCH LÝ ĐĂNG HUY ĐI THĂM MỸ


Cơn sốt nhẹ của chính sách đối với Đài Loan

Clintơn nhậm chức chưa lâu, giới chính trị và giới học thuật tranh luận một trận kịch liệt xoay quanh vấn đề chính sách của Mỹ đối với Đài Loan.

Tiêu điểm của đôi bên không phải là muốn hay không muốn mối quan hệ tốt với Đài Loan, mà là quan hệ tốt như thế nào: có người chủ trương thi hành chính sách hiện nay là “Hai Trung Quốc” hoặc “Một Trung Quốc một Đài Loan”, rõ ràng là phản đối “Đài Loan độc lập”, cho rằng như vậy có thể bảo đảm ổn định tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương lại có thể tránh được sự rạn nứt quan hệ Trung-Mỹ. Một quan điểm khác thì cho rằng Mỹ nên thật sự ủng hộ Đài Loan độc lập, họ thổi phồng “Đài Loan là cái đòn bẩy quan trọng thúc đẩy Trung Quốc cải thiện tình trạng nhân quyền”, Mỹ nên ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc, thậm chí có người đề xuất Mỹ nên “đặt quan hệ ngoại giao” ngay với Đài Loan. Nhưng kết quả thảo luận cuối cùng phía chủ trương thi hành chính sách hiện hành đối với Đài Loan rõ ràng chiếm ưu thế. Điều khiến mọi người chú ý là ngay cả một số “chuyên gia về vấn đề Trung Quốc” cũng chủ trương cải thiện quan hệ với Đài Loan.

Năm 1993, sau khi hai nước Trung-Mỹ trải qua đụng độ sự kiện “tàu Ngân Hà và vấn đề đãi ngộ mậu dịch tối ưu đối với Trung Quốc”, quan hệ hai bên càng nghiêm trọng. Do đó, nội bộ nước Mỹ yêu cầu nâng cao quan hệ đối với Đài Loan và lời hô hào lấy việc đó làm kế hoạch quan trọng tăng áp lực đối với Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ.

Đầu năm 1994, các quan chức hữu trách Quốc vụ viện, Hội đồng tư vụ an ninh quốc gia và chủ quản tư vụ Ngoại giao Thượng viện cùng soạn thảo báo cáo nghiên cứu “Điều chỉnh chiến lược khu vực Đông Á”. Phần chính sách đối với Trung Quốc trong “Báo cáo” đặc biệt nói tới việc Trung Quốc có vũ khí nguyên tử và khinh khí, thêm vào đó là những năm gần đây kinh tế phát triển rất nhanh, thực lực hải quân cũng đang lớn mạnh, sức mạnh tổng hợp đã tăng cường mạnh mẽ. Với tình hình đó, Trung Quốc trong 10 năm tới sẽ trở thành lực lượng uy hiếp quan trọng đến an toàn quốc gia của Mỹ, do đó Mỹ cần phải kịp thời điều chỉnh chiến lược Đông Á, để lợi ích của Mỹ ở các nước châu Á không bị thiệt hại.

Chiến lược châu Á mà những người ấy thiết kế cho Mỹ là:

Một là, tiếp tục giữ gìn sự tồn tại quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, tức là thông qua Điều ước an ninh Mỹ-Hàn Quốc và Nhật-Mỹ duy trì 100.000 quân Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Hai là, tiếp tục lợi dụng thủ đoạn dân chủ, nhân quyền và mậu dịch “đẩy mạnh diễn biến hoà bình ở Trung Quốc”, “đưa Trung Quốc trên chính sách, biến thành quốc gia dân chủ (kiểu phương Tây)”.

Ba là, gây quan hệ tốt với các nước xung quanh Trung Quốc, đồng thời thông qua vấn đề Đài Loan, Tây Tạng làm sức ép với Chính phủ Trung Quốc, để rồi từ 3 mặt đó “Sức chế Trung Quốc phát triển”.

Bản báo cáo ấy còn viết: “Chính sách của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc từ nay về sau phải là: Tiếp tục duy trì tiếp xúc với Trung Quốc về mặt kinh tế, cố gắng thông qua thủ đoạn mậu dịch thương mại thúc đẩy cục diện Trung Quốc thay đổi. Đồng thời, về vấn đề Đài Loan, Tây Tạng thậm chí cả Nam Sa thì ủng hộ và kích động khuynh hướng chia cắt”. Báo cáo cuối cùng còn nói: “Chính phủ Mỹ cần điều chỉnh ngay chính sách đối với Đài Loan, để dùng “con bài Đài Loan” làm thủ đoạn quan trọng ức chế Trung Quốc”. Trong bối cảnh ấy, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn không ngừng leo thang.

11 giờ trưa ngày 7-9-1994, trợ lý Quốc vụ khanh của Mỹ Uyxtơn Lốt gặp đại diện Đài Loan Đinh Mậu tại Mỹ. Ngay khi gặp Đinh Mậu Uyxtơn nói: Mỹ đã đồng ý đổi tên cơ quan đại diện của Điếu Ngư Đài tại Mỹ “Phòng làm việc của Uỷ ban hiệp điều Tư vụ Bắc Mỹ” thành “Phòng đại diện kinh tế văn hóa Đài Bắc tại Hoa Kỳ”. Đồng thời còn tuyên bố chính sách mới của Mỹ đối với Đài Loan: Chính phủ Mỹ sẽ tiến hành gặp gỡ nhà đương cục Đài Loan ở cấp cao hơn; Mỹ mong muốn đối thoại kinh tế với Đài Loan ở cấp Bộ trưởng nội các; cho phép quan chức Mỹ và Đài Loan gặp gỡ nhau, trừ các cơ quan Nhà Trắng và Quốc vụ viện Mỹ, ngoại trừ quá cảnh cần thiết, Mỹ sẽ không cho phép người lãnh đạo cấp cao của Đài Loan (bao gồm Tổng thống, phó Tổng thống và Viện trưởng, Phó Viện trưởng viện hành chính của Đài Loan) sang thăm Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan vẫn không được tới Oasinhtơn, Bộ trưởng Quốc phòng không được đến thăm Mỹ. Mỹ cho phép quan chức cao cấp của Chính phủ Mỹ thuộc cơ quan kinh tế và kỹ thuật được tới thăm Đài Loan. Nhưng, người lãnh đạo cấp cao hoặc quan chức cấp Bộ trưởng không đảm nhiệm chức vụ ở cơ quan kinh tế kỹ thuật cũng không được đến thăm Đài Loan. Mỹ ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổng hiệp định mậu dịch thuế quan, và cố gắng thúc đẩy Đài Loan được gia nhập tổ chức quốc tế tương tự như Tổng hiệp định quan mậu, nhưng phản đối Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế mà chỉ quốc gia có chủ quyền mới được tham gia.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 07:32:18 pm »


Cùng ngày hôm đó Uyxtơn với tư cách quan chức cao cấp Mỹ không xưng rõ họ tên đã tổ chức họp báo, giải thích rõ nguyên nhân Chính phủ Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan.

Có một nhà báo hỏi: “Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan lần này có phải là Chính phủ Mỹ đã thay đổi chính sách một nhà nước Trung Quốc?”

Uyxtơn Lốt ngụy biện rằng: “Điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Đài Loan không một chút thay đổi sự thừa nhận cơ bản lập trường của Mỹ đối với Trung Quốc, tức là chỉ có một nước Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc?”.

Lốt nói tiếp: “Mỹ và đương cục Đài Loan tiến hành tiếp xúc ở cấp cao hơn, mục đích là để giảng giải những vấn đề thực tế trong quan hệ song phương và nhu cầu tương hỗ qua lại mậu dịch kinh tế đôi bên, không nên hiểu lầm rằng Mỹ và Đài Loan phát triển quan hệ rộng rãi”

Những giải thích ngụy biện của Lốt vô luận thế nào đều tỏ ra nhạt nhẽo yếu ớt. Ba bản tuyên bố chung hai Chính phủ Trung-Mỹ cùng ký kết đã ghi rất rõ ràng: “Nước Mỹ thừa nhận một nước Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc”, giấy trắng mực đen, không thể phủ định. Nhưng điều chỉnh chính sách lần này lại công nhiên cho phép “Bộ trưởng nội các” của Đài Loan được sang thăm Mỹ, là hành động chính trị tạo ra “hai nước Trung Quốc” hoặc là “Trung Quốc Đài Loan”, do vậy lẽ đương nhiên gây nên sự phản đối mạnh mẽ của phía Trung Quốc.

Ngay sau khi Lốt tuyên bố điều chỉnh chính sách lần này của Chính phủ Mỹ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Hoa Thu đã thừa lệnh gặp Rui Xiaochien Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, nghiêm khắc trao đổi và kháng nghị phía Mỹ. Lưu Hoa Thu cảnh cáo rằng: Vấn đề Đài Loan nếu xử lý không thỏa đáng, quan hệ Trung-Mỹ không những phải ngừng trệ mà còn có thể bị thụt lùi.

Nhưng, lập trường của Chính phủ Mỹ đối với vấn đề Trung Quốc vẫn không đổi. Họ tự xưng trong lúc này nêu ra chính sách mới đối với Đài Loan là đã kinh qua “suy nghĩ kỹ càng”.

Kỳ thực, ngay từ mùa đông năm 1993, nội bộ Chính phủ Mỹ đã có người yêu cầu Clintơn điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan. Nhưng, tháng 5-1994, do Chính phủ Mỹ không cho “Tổng thống” Đài Loan Lý Đăng Huy trên đường đi Trung-Mỹ nghỉ qua đêm tại Hawai, sự kiện ấy qua môi giới tin tức tô vẽ phóng đại thêm lên ghê gớm, nên ở Đài Loan nổi lên sóng kháng nghị mãnh liệt. Một số cơ quan trí tuệ của Mỹ bắt đầu bày mưu tính kế cho Clintơn, đề ra một loạt chủ trương cải cách chính sách đối với Đài Loan.

Một bản báo cáo có liên quan đến vấn đề Đài Loan được công bố đầu tháng 9-1994 của “Hội tiền vốn truyền thống” thuộc cơ quan trí tuệ, chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng hòa chỉ rõ: “Chính quyền Clintơn nên để Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc và nâng cao địa vị quốc tế phát huy tác dụng tích cực hơn, nên tăng cường quan hệ Mỹ-Đài Loan trong tình hình “không là kẻ thù với Trung Quốc”. Thậm chí họ còn nói: “Trung Quốc Đài Loan tăng cường quan hệ kinh tế, do sự việc ấy dẫn tới về lâu dài mà nói sẽ làm yếu dần nền thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Kiến nghị thứ nhất mà bản báo cáo đề ra là “ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc”, bởi vì nó “tượng trưng cho chiến tranh lạnh kết thúc”; về mặt tiền vốn cũng có lợi đối với Liên Hợp Quốc, mà với hành động ấy sẽ làm cho tốc độ tiến triển của phong trào đòi Đài Loan độc lập chậm lại; hòa hoãn quan hệ Trung Quốc - Đài Loan cũng sẽ gia tăng cơ hội tiếp xúc không chính thức về hiệp thương song phương Trung Quốc - Đài Loan.

Kiến nghị thứ hai là, Trung Quốc - Đài Loan đồng thời gia nhập Tổng hiệp định thuế quan mậu dịch. Cái hay của nó là: Đài Loan gia nhập Tổng hiệp định quan mậu có thể giải quyết hữu hiệu cái án treo đối với sự mất cân bằng mậu dịch và bảo vệ sản nghiệp đối với Mỹ. Trung Quốc - Đài Loan gia nhập Tổng hiệp định quan mậu có thể làm suy yếu sự chi phối của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với thể chế kinh tế và mậu dịch.

Kiến nghị thứ 3 mà bản báo cáo nêu ra là: Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan để “duy trì khả năng kiềm chế của Đài Loan đối với hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc”. Báo cáo chỉ rõ: “Đối với Mỹ mà nói, lợi ích lâu dài lớn nhất là Đài Loan sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển của giai cấp chủ xí nghiệp quốc nội Trung Quốc, với mối liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc - Đài Loan tăng lên, giá trị và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản dân chủ sẽ làm suy yếu sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với kinh tế và chính trị”.

Chính vì những nguyên nhân kể trên, cho nên sự cảnh cáo và lập trường nghiêm chỉnh của Chính phủ Trung Quốc không thể làm cho phía Mỹ coi trọng đầy đủ, ngược lại về vấn đề Đài Loan, Mỹ ngày càng đi xa. Sau khi Chính phủ Clintơn tuyên bố điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan không lâu, một số thế lực chống Trung Quốc trong Quốc hội Mỹ lại vẽ ra hành động quan trọng là mời Lý Đăng Huy sang thăm Hoa Kỳ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 07:54:42 pm »


“Tập đoàn ngoài nghị viện” du thuyết khắp nơi

Theo chế độ chính trị của Mỹ, các tập đoàn cùng lợi ích, vì lợi ích của mình có thể tiến hành du thuyết một vấn đề nào đó với nghị sĩ Quốc hội hoặc quan chức hành chính của Chính phủ, việc đó được pháp luật cho phép. Do vậy, để đạt được mục đích tự do, có nhiều thế lực chính trị đã tiến hành hoạt động du thuyết mạnh mẽ với các cơ quan Chính phủ và nghị sĩ Quốc hội.

“Tập đoàn hoạt động ngoài nghị viện” của Quốc Dân Đảng tại Mỹ có thể nói là tiếng tăm lừng lẫy. Ngay thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ 2, Chính phủ Quốc Dân Đảng lúc ấy thường xuyên cử tập đoàn du thuyết sang Mỹ hoạt động, để tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh chống Nhật; anh em Tống Tử Văn, Tống Mỹ Linh và bạn bè Mỹ lúc ấy có thể nói là thế lực du thuyết sớm nhất của Chính phủ Quốc Dân Đảng tại Mỹ.

Năm 1949, sau khi Trung Quốc giải phóng, ảnh hưởng của thế lực Quốc Dân Đảng ở Mỹ suy yếu dần, để bảo vệ những lợi ích đã giành được họ đành phải lợi dụng “tập đoàn hoạt động ngoài nghị viện” rộng lớn mạnh mẽ để tìm kiếm sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ. Lúc ấy, Henri- Rusi người đứng đầu giới xuất bản nổi tiếng của Mỹ và Oatơtradi Hạ nghị sĩ Quốc hội đều là du thuyết nổi tiếng của Mỹ ở Oasinhtơn. Họ đã từng thành lập “Uỷ ban hành động hàng triệu người”, phản đối Trung Quốc vào LiênHợp Quốc. Đồng thời ủng hộ Maikaxi phát động phong trào cuối cùng “Ai đánh mất Trung Quốc” với qui mô lớn. Trong tình hình quan hệ hai bờ eo biển lúc ấy hết sức căng thẳng, hoạt động du thuyết ở Mỹ sôi động một thời, cho đến những năm 60 chính sách đối với Trung Quốc của Chính phủ Mỹ không thể không bị cản trở.

Sau những năm 70, Chính phủ Mỹ xuất phát từ sự suy nghĩ về chiến lược toàn cầu, không thể không coi việc phát triển quan hệ đối Trung Quốc là vị trí quan trọng; mặc dù nhà cầm quyền Đài Loan vẫn tiến hành hoạt động du thuyết với qui mô lớn tại Mỹ, nhưng những hoạt động ấy cuối cùng không xoay chuyển nổi cục diện phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Đương nhiên, họ cũng thường xuyên lợi dụng ảnh hưởng của nó, trong cơn sóng gió của quan hệ Mỹ-Trung. Năm 1979 Quốc hội Mỹ thông qua “Luật quan hệ với Đài Loan”. Trong niên đại 80 Mỹ vi phạm tinh thần 3 bản tuyên bố chung Trung-Mỹ, không ngừng bán vũ khí cho Đài Loan, trong những sự kiện quan trọng ấy đều có bóng dáng của “tập đoàn hoạt động ngoài nghị viện”.

Vào niên đại 90, với tình hình quốc tế thay đổi, thế lực chống Trung Quốc trong nội bộ nước Mỹ lại dấy lên làn sóng mạnh mẽ. Nhà cầm quyền Đài Loan lợi dụng thời cơ cũng tăng cường hoạt động du thuyết ngoài nghị viện và lại một lần nữa nổi lên làn sóng dữ dội. Căn cứ vào báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ trước Quốc hội, năm 1991 (đây là tư liệu mới nhất cho đến hiện nay) đã có 51 công ty và cá nhân hoạt động ở Đài Loan được đăng ký chính thức tại Bộ Tư pháp, tổng ngạch kính phí được cấp là hơn 5,1 triệu đô la.

Từ năm 1979 Mỹ “cắt quan hệ ngoại giao” với Đài Loan cho đến đầu niên đại 90, đại lý du thuyết được mời tại Mỹ của chính quyền Đài Loan phần lớn là công ty du thuyết về mặt kinh tế, đặc biệt là các công ty đại lý được “Cục Mậu dịch quốc gia” thuộc “Bộ Kinh tế” và Hiệp hội mậu dịch đối ngoại mang mầu sắc quần chúng mời là nhiều hơn cả. Lấy năm 1991 làm ví dụ, có 11 công ty và cá nhân thay mặt cho Cục Mậu dịch quốc gia tiến hành hoạt động du thuyết, có 12 công ty và cá nhân thay mặt cho Hiệp hội mậu dịch đối ngoại. Kinh phí du thuyết của họ tại Mỹ cũng nhiều nhất. Trong thời gian từ 1988-1991, kinh phí du thuyết của Cục Mậu dịch quốc gia lên tới 3 triệu 82.500 đô la, kinh phí du thuyết của Hiệp hội mậu dịch đối ngoại cũng đạt tới 4 triệu 19.500 đô la, bình quân kinh phí mỗi năm dùng cho hoạt động du thuyết có tới hàng triệu trở lên.

Sang niên đại 90, xuất phát từ mục đích “phục vụ ngoại giao”, “du thuyết chính trị” của nhà cầm quyền Đài Loan tại Mỹ cũng ngày một tăng cường, họ ném tiền qua cửa sổ, kinh phí tốn kém chưa từng có trong lịch sử.

Bắt đầu từ 1993, Lý Đăng Huy sau khi đã hoàn thành mục tiêu gọi là “cải cách hiến pháp hành chính dân chủ” và “địa phương hóa chính quyền Đài Loan”, liền vội vàng bắt đầu “mở rộng không gian sinh tồn quốc tế”, để cho Đài Loan “giành được tư cách độc lập trên quốc tế”. Họ dùng tiền bạc trải đường, không ngừng mua chuộc mối quan hệ thông lộ, bắt đầu dùng hình thức “Ngoại giao nghỉ mát”, “Ngoại giao học thuật”, “châm mồi bốn phương” trên thế giới, và nhiều lần may mắn.

Tết nguyên đán và mùa xuân năm 1994, Liên Chiến Viện trưởng hành chính và Lý Đăng Huy, Tổng thống Đài Loan lần lượt đi thăm Malaixia, Sinhgapo, Philippin, Inđôdêxia, Thái Lan bằng hình thức “nghỉ mát” và hội đàm với lãnh đạo các nước này.

Ngày 1 đến 4 tháng 4-1995, Lý Đăng Huy cùng Giang Bính Khôn Bộ trưởng kinh tế và quan chức cấp cao đi tham nước Ả rập và Vương quốc Gióocđani 4 ngày.

Mặc dù giành được một số “thành tựu”, nhưng chính quyền Đài Loan vẫn không thỏa mãn. Bởi vì họ cũng hiểu rằng, trên vũ đài quốc tế hiện nay, ảnh hưởng và tác dụng của nước lớn, nước nhỏ hiển nhiên là khác nhau; nước lớn phương Tây như Mỹ không những có thể xoay chuyển tình hình chính trị quốc tế hiện nay, mà “tấm gương” và tác dụng mẫu mực cho nước khác cũng không dễ coi thường. Vì vậy, ngoài việc không ngừng đến một số nước Á-Phi “nghỉ mát”, Lý Đăng Huy còn thể hiện rõ tâm sự của mình, bằng bất cứ giá nào sớm được thực hiện nguyện vọng sang thăm nước Mỹ.

Theo chỉ thị của Lý Đăng Huy, một số quan chức đảng và chính quyền Đài Loan nhận nhiệm vụ, mở thế trận tuyên truyền mãnh liệt với Mỹ: một mặt họ dùng khoản chi “cửa chung” là 5,7 triệu đô la để mua chuộc Công ty quan hệ công cộng Kaxidi, nhờ thông mọi quan hệ với Oasinhtơn; một mặt khác trực tiếp đi thẳng vào chính quyền các bang, hòng dùng phương thức “địa phương ép Trung ương” buộc Chính phủ Mỹ thay đổi chính sách “một Trung Quốc”.

Để thực hiện được mục tiêu ấy, chính quyền Đài Loan tiêu phí không tiếc tay đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân Đài Loan. Theo phương án dự toán công bố của chính quyền Đài Loan, họ định trong năm 1995 tiêu 2,822 tỷ Tân Đài Tệ (tương đương 1,10 triệu đô la) dùng vào hoạt động “cửa công ngoại giao”, trong đó có một phần thông qua các tập đoàn du thuyết rót vào túi người Mỹ. Theo thống kê chưa đầy đủ, gần một năm nay khoản tiền lớn mà chính quyền Đài Loan đưa sang Mỹ hàng triệu đô la đã có 4,5 triệu quyên góp cho Trường đại học Kangnaier với danh nghĩa “Tình hữu nghị của Lý Đăng Huy”, khoản tiền ấy cuối cùng làm cho trường đại học Kangnaier “vốn là học thuật” mắc vào “Thế tiến công bằng viên đạn bạc” của họ. Trường đại học Stiaotrơdun vì thực hiện kế hoạch giao lưu lưu học sinh phải cần gấp một khoản tiền, nhà cầm quyền Đài Loan không do dự gửi luôn cho 1 triệu đô la Mỹ; gần một năm một số nghị sĩ Quốc hội, quan chức chính quyền địa phương tấp nập sang Đài Loan tham gia các loại hoạt động, mọi khoản chi tiêu của họ tại Đài Loan cũng đều do chính quyền Đài Loan trực tiếp chu cấp.

Thế tiến công bằng viên đạn bạc của chính quyền Đài Loan nhanh chóng thu được thành quả “huy hoàng”. Từ năm 1994 lại đây, ở Mỹ có 24 hội nghị thông qua quyết nghị, yêu cầu Chính phủ liên bang Hoa Kỳ cho chính quyền Đài Loan được đãi ngộ đặc biệt; sau năm 1995, một số nghị sĩ được hưởng nhiều ân huệ của Đài Loan liên tục phát động chiến dịch tuyên truyền, và cuối cùng chuyến thăm Mỹ của Lý Đăng Huy được thực hiện.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2008, 07:55:51 pm »


Tạo thế cho Lý Đăng Huy thăm Mỹ

Với tác động “Ngoại giao bằng viên đạn bạc” của chính quyền Đài Loan, những thế lực chống Trung Quốc ở Mỹ luôn tạo ra rắc rối về vấn đề Đài Loan. Mục tiêu trước mắt là thực hiện chuyến đi thăm của Lý Đăng Huy, còn mục tiêu lâu dài thì là buộc Chính phủ Mỹ phải công khai thi hành chính sách “hai Trung Quốc”. Mặc dù Chính phủ Mỹ luôn công khai thể hiện vẫn giữ nguyên chính sách “một nước Trung Quốc”, nhưng trong thực tế lại thi hành chính sách “hai Trung Quốc” hoặc “một Trung Quốc một Đài Loan”. Cho nên từ khi đặt quan hệ ngoại giao hai nước đền nay, vẫn phát sinh sự việc phản bội 3 bản tuyên bố chung, đặc biệt là quan chức cấp cao luôn đi thăm Mỹ một cách công khai.

Theo phóng viên thời sự xã của Nhật bản tại Oasinhtơn tiết lộ, tháng 2-1993, Liên Chiến “Viện trưởng hành chính” Đài Loan sau khi nhậm chức đã hai lần thăm Mỹ. “Bộ trưởng Ngoại giao” Tiền Phúc hầu như năm nào cũng đi Mỹ thăm các bang Boston và Côlôrđô. Ngoài ra, cựu “Viện trưởng hành chính” Du Quốc Hoa từ 1984 đến 1989 trong thời gian làm “Viện trưởng” cũng nhiều lần đi thăm Mỹ, đã qua Niuioóc, Lốtangiơlét, Chicagô. Họ đều đi thăm không chính thức với “tư cách cá nhân”. Nhưng những chuyến thăm của các “quan chức Chính phủ” cũng giống như Lý Đăng Huy thăm Mỹ lần này, đều được Chính phủ Mỹ cấp giấy đi du lịch chính thức, và trong thời gian tại Mỹ đã hội đàm với các quan chức Quốc vụ viện Hoa Kỳ. Còn Lý Đăng Huy năm 1985 thời kỳ làm “Phó Tổng thống” cũng đã thăm Mỹ, hội đàm với Lý Khiết Minh trợ lý Quốc vụ khanh lúc ấy (phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương) tại Niuoóc, còn tham quan Trường Sỹ quan Lục quân miền Tây Niuoóc, được đón tiếp như một nhân vật quan trọng.

Vào niên đại 90, thế lực chống Trung Quốc ở Mỹ cảm thấy “chuyến thăm” bí mật ấy chưa thoả mãn nhu cầu chống Trung Quốc của họ, họ muốn gán cho Lý Đăng Huy một “chức danh”, và rùm beng tạo thế cho Lý Đăng Huy “sang thăm” nước Mỹ. Đương nhiên, mưu đồ ấy sớm muộn sẽ vấp phải sự phản đối mãnh liệt của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tháng 5-1994, khi Lý Đăng Huy “đi thăm” Nicaragoa đã có ý đến Hawai để được “tiếp sức”, nhưng vì Chính phủ Trung Quốc biết trước mọi sự việc và đã nghiêm khắc trao đổi với Mỹ, mưu đồ ấy không được thực hiện. Khi Lý Đăng Huy nghỉ chân ở Hawai nhận được thông báo của Quốc vụ viện Mỹ, ông ta ngẩn ra ngay tại sân bay. Ngoài nhân viên phụ trách Hiệp hội Đài Loan của Mỹ tại Oasinhtơn Natê Baileji ra không hề có một quan chức nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao Mỹ đón tiếp.

Chuyến “vượt cửa” của Lý Đăng Huy lần này làm cho những thế lực chống Trung Quốc của Mỹ hết sức bực tức, họ lột mặt thông qua môi giới tin tức kịch liệt công kích Chính phủ Mỹ chịu “quỳ gối đầu hàng”' trước mặt Trung Quốc, mặt khác tăng cường hoạt động khắp nơi, hòng thông qua mọi thủ đoạn đạt được mục đích mời Lý Đăng Huy thăm Mỹ. Ngày 12-8-1994, liên danh 37 nghị sĩ hai Đảng hạ viện Quốc hội Mỹ do Cát Giản Sinh (gechianseng), Chủ tịch nhóm chính sách kinh tế quốc tế của Uỷ ban Ngoại giao hạ viện cầm đầu gửi công hàm cho Lý Đăng Huy và chính thức mời Lý Đăng Huy sang thăm Mỹ. Cát Giản Sinh trong khi họp báo đã giải thích như sau:

“Chúng tôi biết rằng việc này không thể một sớm một chiều mà đạt được, điều mà chúng tôi muốn đề đạt với sự kiện này chính là, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan cần phải thay đổi”.

Họ còn nói: “Sở dĩ chúng tôi phải liên danh gửi công hàm mời Lý Đăng Huy thăm Mỹ, không chỉ vì chúng tôi cũng như 76 nghị sĩ đều muốn nhân đây biểu lộ (tình cảm hữu nghị) đối với Lý Đăng Huy, mà còn vì chúng tôi đã từng đi thăm Đài Loan, chúng tôi ngày càng nhận thức được tính chất quan trọng của việc giữ gìn quan hệ mật thiết giữa Mỹ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”.

Đương nhiên, lực lượng chống Trung Quốc ở Mỹ cũng hiểu được rằng bất kỳ cuộc đi thăm Mỹ nào của Lý Đăng Huy đều sẽ gặp phải sự phản đối kịch liệt của Chính phủ Trung Quốc, do đó phải tìm được cớ gì cho thích hợp, thậm chí phải thông qua một pháp lệnh đặc biệt để đạt được “Danh chính ngôn thuận”, mà lúc này nếu sửa đổi “luật quan hệ với Đài Loan” sẽ có thể tạo nên làn sóng dữ dội, vì vậy chỉ có thể chuẩn bị dọn đường, đi ngang về tắt. Qua mấy tháng bày mưu tính kế, cuối cùng họ tìm được một đột phá khẩu, đó là thông qua phương án sửa đổi “Luật di dân” để tìm ra điểm tựa hợp pháp cho Lý Đăng Huy thăm Mỹ. Ngày 6-10-1994, Thượng nghị viện Mỹ thông qua phương án sửa đổi Luật di dân và thay đổi kỹ thuật quốc tịch, người nêu đề án ban đầu là thượng nghị sĩ Bulan (Đảng Cộng sản), nội dung như sau:

Tổng thống quan chức cao cấp Đài Loan khi đề nghị thăm Mỹ để thảo luận với quan chức nhà nước liên bang hoặc chính quyền các bang về các sự việc sau đây, phải được phép vào nước Mỹ; Trừ phi quan chức ấy bị cấm nhập cảnh bởi Luật di dân.

1- Trao đổi với mậu dịch hoặc thương vụ Đài Loan muốn giảm thiểu ngạch số vượt mức mậu dịch của Mỹ đối với Đài Loan;

2- Ngăn cấm khuếch tán hạt nhân;

3- Đe doạ an ninh quốc gia đối với Mỹ;

4- Bảo vệ môi trường toàn cầu;

5- Tai hoạ khu vực.

Tuyến chỉ đạo ngoại giao nước Mỹ vốn nắm trong tay Tổng thống, mà trong văn bản này lại nói nếu bị cấm nhập cảnh bởi “Luật di dân”, thì quan chức cao cấp Đài Loan vẫn sẽ không được vào cửa. Còn trong “Luật di dân” có một điều quy định đặc biệt, nếu Chính phủ Mỹ căn cứ vào yêu cầu của chính sách ngoại giao và có lý do hợp lý tin rằng khả năng nhập cảnh của một nhân sĩ ngoại tịch nào đó có hậu quả bất lợi nghiêm trọng đối với chính sách ngoại giao của Mỹ, thì có thể cấm nhập cảnh. Cho nên nếu Chính phủ Mỹ có ý muốn ngăn trở Lý thăm Mỹ, hoàn toàn có thể không chịu ảnh hưởng của “tam quyền phân lập”. Nhưng, đúng như phân tích ở trên, việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Đài Loan đã được cân nhắc chuẩn bị từ lâu, mà chính sách đó cũng được hai đảng Cộng hoà và Dân chủ hoàn toàn ủng hộ. Cho nên về vấn đề này ý kiến của Tổng thống Mỹ và Quốc hội là nhất trí, do đó Tổng thống Clintơn ngày 25-10 chính thức ký luật này cũng không lấy gì làm lạ.

Đương nhiên, Clintơn là Tổng thống một nước, lời nói và việc làm của ông ta không thể tùy tiện như nghị sĩ Quốc hội, tuy rằng ông ta muốn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng cũng không thể không suy nghĩ tới phản ứng của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Do vậy khi phê chuẩn luật này, cũng đã chỉ thị cho Quốc vụ khanh Cơríttốpphơ suy nghĩ về việc quan chức Đài Loan thăm Mỹ, cần phải cân nhắc hết sức thận trọng về lợi ích chính sách ngoại giao của Mỹ. Những lợi ích ấy bao gồm: duy trì sự ổn định và phồn vinh của hai bờ eo biển cùng toàn cục quan hệ với Đài Loan và Trung Quốc, cố gắng tìm ra điểm cân bằng trong những quan hệ đó. Với từ ngữ ẩn ý trong cách nói ấy có nghĩa là, chỉ cần có lợi đối với Mỹ, thì Mỹ sẽ phê chuẩn cho Lý Đăng Huy thăm Mỹ. Qua một thời gian, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn không ngừng thay đổi, cuối cùng là đi ngược lại tinh thần 3 bản thông báo chung Trung-Mỹ, chuyến đi Mỹ của Lý Đăng Huy được phê chuẩn.

Theo văn bản sửa chữa “Luật di dân” mà Quốc hội Mỹ thông qua, thì việc Lý Đăng Huy thăm Mỹ khác nào cung đã giương, tên đã hẹn giờ. Nhưng, Lý Đăng Huy đi Mỹ dĩ nhiên là thuộc về “chuyến đi riêng”, vẫn phải tìm được một người đón tiếp; còn phải kiếm được lý do quang minh chính đại để Chính phủ Mỹ “khó mà từ chối”. Và lúc này, một nhân vật được gọi là “thông hiểu Trung Quốc”, nguyên Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Lý Khiết Minh bay tới Đài Loan, hiến “diệu kế” cho Lý Đăng Huy sang thăm nước Mỹ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM