Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:08:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 3  (Đọc 73662 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #130 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 10:18:57 pm »


PHẦN 2
ĐẶNG TIỂU BÌNH HỘI ĐÀM VỚI NGƯỜI “ĐÀN BÀ THÉP”


Trung Quốc một đất nước giàu có, do những nguyên nhân của lịch sử, xưa nay rất ít đón những nguyên thủ nước ngoài. Năm 1972 nhân dân Đại lục Trung Quốc đã chào đón Níchsơn Tổng thống Mỹ đến thăm. Nhưng giờ đây, những người nông dân mù chữ cũng được biết đến tên của người đàn bà không bình thường của một nước khác đến thăm: Margarét Thátchơ.

“Bà là một đấu sĩ hung hãn, điên cuồng của giai cấp tư sản. Bà ta lạnh lùng, cứng rắn như một bướm thép bay lượn khắp nơi, không được lòng người”. Trên làn sóng đài phát thanh của các nước xã hội chủ nghĩa đã bình luận như thế về bà Thátchơ.

Trước khi bà đến Bắc Kinh không lâu, nước Anh đã thắng trong cuộc chiến tranh chấp quần đảo Manvinát với Áchentina. Điều đó làm cho địa vị của bà càng được củng cố và có ảnh hưởng lớn ở trong nước.

Đi Bắc Kinh lần này, bà ta mang theo dư vị chiến thắng quần đảo Manvinát, ngầm nói lên rằng nước Anh luôn luôn bảo vệ thuộc địa của họ, thậm chí sẵn sàng lao vào cuộc chiến.

Bà hy vọng thừa thắng xông lên, tranh thủ lấy lại uy tín cho mình. Nhưng đối mặt với bà lúc này là một người có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với chủ nghĩa đế quốc.

Việc công bố quyết định Trung Quốc thu hồi Hồng Kông bên ngoài bàn đàm phán khiến bà trở tay không kịp. Mặc dù bà đã dự đoán trước được điều kiện tiên quyết này của Trung Quốc.

Nhưng phong cách đàm phán ấy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khiến bà không thích ứng ngay được. Bà cũng cảm thấy khó mà đối phó lại với phía Trung Quốc.

Bà ta biết rằng cố giữ lấy chủ quyền của Hồng Kông là không hiện thực. Bà cũng chưa tính đến điều này. Nhưng, thứ nhất bà muốn Chính phủ Trung Quốc phân biệt “Tô Giới” và Hồng Kông. Thứ 2, bà ta muốn lấy chủ quyền đổi lấy trị quyền của nước Anh đối với Hồng Kông.

Bà ta hỏi Thủ tướng Trung Quốc: “Nếu Trung Quốc thu hồi Hồng Kông, thì nhất định sẽ phải tìm hàng loạt biện pháp để giữ vững Hồng Kông giàu có và ổn định”.

Bà ta lại hỏi: “Nếu hơn năm triệu người dân Hồng Kông cảm thấy không yên tâm về tương lai của mình, thì làm thế nào?”

Thủ tướng Trung Quốc trả lời: “Tôi cho rằng người Hồng Kông không cần phải lo lắng về tiền đồ... Có điều gì làm cho họ cảm thấy không yên?”

Bà cũng đã trình bày với Thủ tướng Trung Quốc về những ý kiến của nước Anh đối với việc giải quyết vấn đề Hồng Kông. Bà hy vọng có biện pháp giải quyết từng bước nào đó để làm tốt công việc chuẩn bị.

Đây là lần đầu 2 nước Trung-Anh thảo luận vấn đề Hồng Kông. Bà biết rằng không thể đi sâu hơn nữa. Trung Quốc thực hành chế độ dân chủ tập trung. Có rất nhiều vấn đề mang tính thực chất, không phải một mình Thủ tướng quyết định. Vấn đề then chốt là ở ngày mai.

Cuộc hội đàm ngày mai với Đặng Tiểu Bình nhất định sẽ gian khổ hơn nhiều. Bà Thátchơ biết rõ rằng “Đặng là nhà chính trị. Tổng công trình sư của tất cả chính sách và phương châm, có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay”.

Bà Thátchơ cố gìm nén sự hồi hộp lo lắng trong lòng, cố gắng tỏ ra vẻ nhẹ nhõm thoải mái, không để cho các nhà báo nắm bắt được bất cứ một thay đổi nhỏ nhất nào trong bà.

Buổi chiều hôm đó, bà mang theo đoàn tuỳ tùng trung thành rời khỏi Điếu Ngư Đài đến Học viện âm nhạc Trung ương và Viện mỹ thuật giàu màu sắc Trung Quốc. Tiếp đó, bà đi tham quan triển lãm tranh ảnh do Hội văn hoá Trung-Anh tổ chức tại Bắc Kinh. Ở đó, bà đã nói chuyện thân mật với thiếu nhi Trung Quốc và chụp ảnh lưu niệm.

Bà đi đến đâu, đều có hàng đoàn ký giả theo sau. Bà cảm thấy rất khó chịu.

Bà còn đến chợ mua bán hàng nông nghiệp khu Hải Điện, ở đó, bà mua một túi to nho...

Và giờ phút then chốt cuối cùng đã đến.

Sáng ngày 24 tháng 9 năm 1982, bà cho gọi thợ đến sửa đầu tóc.

Làm xong đầu tóc, dùng bữa sáng, bà nhìn đồng hồ: Chỉ còn nửa tiếng nữa là đến cuộc hội đàm rồi, liền thông báo cho Đại sứ Anh tại Trung Quốc và Tổng đốc Hồng Kông, cùng đến Đại lễ đường Nhân dân.

Lúc này, trước Đại lễ đường Nhân dân, người đông như trẩy hội.

Cửa lớn của Đại lễ đường Nhân dân được mở ra, bà Thátchơ, “người đàn bà thép” tươi cười bước lên bậc thềm.

Bà mặc bộ com lê gíp mầu xanh, chân đi giầy đen cao gót, xách túi màu đen, cổ đeo một vòng trai, rực rỡ, ung dung và sang trọng.

Trước tiên bà đến chào và nói chuyện với bà Đặng Đình Siêu ở dinh Tân Cương, rồi bà cáo từ, đi sang dinh Phúc Kiến tiến hành hội đàm với Đặng Tiểu Bình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #131 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 10:21:48 pm »


Đặng Tiểu Bình: Chúng tôi nhất định phải thu hồi Hồng Kông

Trước khi Đặng Tiểu Bình bước ra đón “Người đàn bà thép”, các nhà báo đã chen chúc, cố gắng chiếm một chỗ có lợi để chụp hình. Lúc này một phóng viên truyền hình nước ngoài bị ống kính máy ghi hình của một phóng viên Trung Quốc vô ý động phải; Anh ta giật mình quay lại đá vào mạng sườn đồng nghiệp. Người bị đá cũng không chịu. Hầu như đã mất hết lý trí, họ sẵn sàng ẩu đả. Đúng lúc đó, cửa lớn ở dinh Phúc Kiến mở ra. Đặng Tiểu Bình bước ra đón “Người đàn bà thép”. Sự chú ý của mọi người lập tức tập trung vào hai vị lãnh đạo, một làn sóng người bỗng nhiên trở nên phẳng lặng.

Khi các nhà báo quan sát thấy “Người đàn bà thép” đi từ dinh Tân Cương đến dinh Phúc Kiến, được một nửa đường mà vẫn chưa nhìn thấy bóng dáng Đặng Tiểu Bình. Cửa lớn dinh Phúc Kiến vẫn đóng im ỉm, khác hoàn toàn với cảnh bà Đặng Đình Siêu đón tiếp lúc trước. Bà ta bước đi vẻ lo lắng hiện lên trên nét mặt. Có lẽ bà hồi hộp lắm. Chà chà, chủ nhà sao lại vắng?

Chính lúc bà hốt hoảng đi đến cách cửa lớn chừng 20 bước, thì cánh cửa mở ra. Đặng Tiểu Bình tươi cười bước ra, bắt tay bà Thátchơ...

Các nhà báo vội cướp thời gian quay ống kính vào hai người; ánh sáng magiê loé sáng không ngớt.

Bà Thátchơ nói: “Là một Thủ tướng đương nhiệm đến thăm Trung Quốc, tôi vô cùng vui sướng được gặp ngài”.

Không ngờ, Đặng Tiểu Bình lại nói “Vâng, tôi có quen biết mấy vị Thủ tướng Anh, nhưng những người mà tôi quen biết hiện nay đều không còn đương nhiệm. Hoan nghênh bà đã đến với chúng tôi”.

Đó là một câu nói rất thật. Song người giàu óc suy đoán ý tại ngôn ngoại của câu ấy không khỏi suy diễn ra nhiều khía cạnh. Cho nên có một số nhà báo vừa nghe thấy đã cười thầm. Chẳng biết lúc đó “Người đàn bà thép” cảm thụ thế nào về câu nói đó!

Sau đó, hai bên chủ khách đều vào dinh Phúc Kiến. Hai người ngồi đối diện nhau. Đặng Tiểu Bình ngồi dựa trên salon, thanh thản thoải mái. “Người đàn bà thép” ngồi ngay ngắn chỉnh tề, hai tay đặt lên đầu gối. Vì có rất nhiều nhà báo chụp ảnh, quay phim nên câu chuyện của họ chỉ dừng lại ở những câu thăm hỏi xã giao và bà Thátchơ nói: “Được biết ngài vừa mới có một chuyến công du trở về”.

Đặng Tiểu Bình tiếp lời: “Tôi cùng với Chủ tịch Kim Nhật Thành đi Tứ Xuyên” “Lần đi này chắc vui lắm, thưa ngài” Bà Thátchơ hỏi sâu thêm một chút.

“Rất thú vị! Chúng tôi được ăn những món ăn của Tứ Xuyên. Tôi rất thích món ăn Tứ Xuyên. Món ăn Tứ Xuyên và Quảng Đông, Quảng Tây rất nổi tiếng ở Trung Quốc”.

Nói đến đây, Đặng Tiểu Bình quay sang hỏi Tổng đốc Hồng Kông thích món ăn Tứ Xuyên hay Quảng Đông.

Tổng đốc nói: “Cả hai loại tôi đều thích. Song, cuộc đời ngoại giao của tôi bắt đầu từ Tứ Xuyên”.

Đặng Tiểu Bình nói: “Như vậy ông cũng là người Tứ Xuyên rồi”.

Ngồi bên cạnh, bà Thátchơ thú vị nói: “Huân tước Lontơ nói rất có phong cách ngoại giao”. Không khí lắng đi một lát bà lại nói về nhận xét của mình: “Tôi cảm thấy món ăn Tô Châu rất tuyệt”. Đó là vì vào khoảng 5 năm trước bà đến thăm Trung Quốc với tư cách lãnh tụ của Đảng Bảo thủ, đã từng đến tham quan Tô Châu, nên mới có nhận xét như vậy.

Đặng Tiểu Bình không đồng ý với nhận xét của Thátchơ, cười nói: “Là lữ khách, đến đâu cũng thấy có món ăn ngon”.

Câu chuyện đến đó, các nhà báo được mời ra ngoài. Cửa đóng lại, cuộc hội đàm chính thức được tiến hành. Đội hình của hai bên được sắp xếp như sau: Phía Trung Quốc có Đặng Tiểu Bình, Hoàng Hoa, Chương Văn Tấn, Kha Hoa.

Phía Anh: Thátchơ, Lontơ, Batơlơ Hơrlita.

Cuộc đàm phán vừa mới bắt đầu, “Người đàn bà thép” phát biểu trước. Bà ta ngạo mạn cho rằng muốn duy trì được sự giàu có phồn vinh của Hồng Kông thì người Anh phải ở lại. Vấn đề Hồng Kông nếu không xử lý tốt, sẽ có hậu quả tai hại.

Tất nhiên vấn đề đặt ra, thì cần phải trả lời. Câu trả lời này, quan hệ đến sự tôn nghiêm và uy tín của dân tộc Trung Hoa, quan hệ đến Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ giải quyết thế nào đối với một sự việc to lớn mà lịch sử đã giao cho.

Đặng Tiểu Bình trả lời bằng hai câu như đinh đóng cột: “Hồng Kông là lãnh thổ của Trung Quốc, chúng tôi nhất định phải thu hồi”. Câu nói ấy có một ý nghĩa to lớn, quyết không thoả hiệp, quyết không nhân nhượng.

Tiếp đó, Đặng Tiểu Bình nói: “Chúng tôi đã chờ đợi 33 năm, lại thêm 15 năm nữa, tức là 48 năm, chỉ có trên cơ sở của một niềm tin tràn đầy, chúng tôi mới có thể chờ đợi trường kỳ như thế. Nếu sau 15 năm vẫn chưa thu hồi, thì nhân dân không có lý do gì để tín nhiệm chúng tôi, bất kỳ Chính phủ Trung Quốc nào cũng phải giải thể, tự giác rời bỏ vũ đài chính trị, không có cách lựa chọn nao khác”.

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh, Trung Quốc tin rằng, thu hồi Hồng Kông sẽ không có hậu quả tai hại. Nếu có người Trung Quốc sẽ sẵn sàng dũng cảm đối mặt với chúng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #132 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 10:22:35 pm »


Sau đó, Đặng Tiểu Bình thản nhiên nói với Thátchơ rằng, vấn đề Hồng Kông rất đơn giản, theo tôi có thể giải quyết trong một hai năm. Đồng thời nói với Thátchơ 3 ý kiến có tính nguyên tắc của Chính phủ Trung Quốc. Đó là:

Thứ nhất: Không dễ dàng thảo luận về chủ quyền. Hồng Kông vốn là đất của chúng tôi. Nhưng xuất phát từ hiện thực, có thể đàm phán về “vấn đề Hồng Kông”, mà không thể thảo luận về chủ quyền.

Thứ hai: hy vọng một hai năm nữa sẽ giải quyết xong vấn đề Hồng Kông. Nếu không đến khi đó, Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố chính sách của mình về giải quyết vấn đề Hồng Kông.

Thứ ba: Giải quyết vấn đề của nó sau này, không giống giải quyết hiện nay. Giả sử Hồng Kông xuất hiện cục diện không thể thu hồi, thì chúng tôi sẽ suy nghĩ lại thời gian và phương thức thu hồi Hồng Kông.

3 ý kiến của Đặng Tiểu Bình có một trọng lượng tương đối. Lúc đó, Thátchơ đang mang theo dư vị chiến thắng ở quần đảo Manvinát đến đàm phán vấn đề Hồng Kông với Trung Quốc, ảo tưởng rằng có thể tiếp tục duy trì 3 hiệp ước bất bình đẳng để nước Anh xâm chiếm Hồng Kông. Nhưng Trung Quốc không phải là Áchentinna; Hồng Kông cũng không phải là quần đảo Phukerlan.

Cuối cùng Đặng Tiểu Bình còn nói với Thatchơ rằng, Trung Quốc mong muốn đàm phán không xong, Trung Quốc cũng phải thu hồi Hồng Kông.

Về cuộc hội ngộ lần này, hãng thông tin nước ngoài bình luận: Bà Thátchơ dù có chịu sự ảnh hưởng lớn của Sớcsin, có biệt danh là người “Người đàn bà thép”, dù bà ta có kiên trì “chủ nghĩa triết học bảo thủ truyền thống và chính sách kinh tế cứng nhắc”, thì trước mặt Đặng Tiểu Bình, bà ta vẫn còn là một con người non trẻ.

Về nội dung cụ thể và kết quả cuộc hội đàm lần này, khi trả lời nhà báo, các quan chức nước Anh không đưa ra được bất cứ tình hình gì. Chỉ nói: Cuộc hội đàm “làm cho người ta rất hài lòng”, không khí “hữu hảo”.

Buổi chiều hôm đó, khi trả lời các nhà báo, bà Thátchơ nói: “Hôm nay trong không khí hữu hảo, lãnh đạo hai nước đã tiến hành đi vào thảo luận vấn đề tương lai của Hồng Kông. Những người lãnh đạo của hai bên đã nói lên lập trường của mình về vấn đề này.

Hai bên đều có mục đích chung là duy trì sự phồn vinh và ổn định của Hồng Kông, đồng ý sau cuộc viếng thăm này, sẽ tiến hành đàm phán thương lượng bằng con đường Ngoại giao”.

Trên thực tế, chỉ có 2 câu: 1/Hai bên đều mong muốn Hồng Kông giàu có và ổn định. 2/sau này sẽ tiếp tục đàm phán.

Tân Hoa xã Trung Quốc đồng thời phát đi bản tuyên bố chung, còn phát thêm một đoạn tuyên bố cứng rắn của phía Trung Quốc.

Lập trường của Chính phủ Trung Quốc về việc thu hồi toàn bộ khu vực Hồng Kông, thì mọi người đã đều biết.

Khi rời Bắc Kinh đi Thượng Hải, bà Thátchơ đã nói chuyện với phóng viên công ty phát thanh Anh quốc:

Hỏi: “Thưa Thủ tướng, tuy trước kia bà đã đến Bắc Kinh, nhưng lần này là lần đầu bà với tư cách là Thủ tướng đến tham gia hội đàm cấp cao với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, vậy không khí cuộc hội đàm của các ngài diễn ra như thế nào?”

Trả lời: “Cuộc hội đàm giữa tôi với Thủ tướng Trung Quốc và Chủ tịch Đặng diễn ra trong bầu không khí hữu hảo. Chúng tôi thừa nhận có sự ngăn cách. Nhưng chúng tôi cho rằng cái chung, mục đích chung lớn hơn sự ngăn cách của chúng tôi”.

Hỏi: “Bây giờ nói đến vấn đề Hồng Kông. Tuyên bố chung có nói, bây giờ bắt đầu đàm phán thông qua con đường Ngoại giao. Mục đích chung là giữ vững sự ổn định và phồn vinh trên lãnh thổ này. Bà có thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin tưởng mạnh mẽ rằng duy trì sự ổn đính và phồn vinh của Hồng Kông là phù hợp với lợi ích của mỗi con người, bao gồm lợi ích của họ”.

Trả lời: “Trước khi tôi đến Trung Quốc, một số người từ Hồng Kông đến nói: Vấn đề quan trọng là ổn định và phồn vinh. Phải ổn định, đó không phải là ngoài ý muốn. Không có sự ổn định, người ta không làm nổi nhiều việc, mà phồn vinh là điều họ đã từng xây dựng nên...

Sáng ngày 25 tháng 9 năm 1982, bà Thátchơ đáp chuyên cơ rời khỏi Bắc Kinh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #133 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 10:23:34 pm »


“Người đàn bà thép” cố ôm những hiệp ước cũ

“Người đàn bà thép” đã bị vấp ngã ở Bắc Kinh. Trên nét mặt tuy lạnh lùng, nhưng sau khi kết thúc cuộc hội đàm vẫn hăng hái đi dạo ở Di Hoà Viên. Trong lời đáp từ bữa tiệc tối hôm đó, bà vẫn cao giọng ngâm câu thơ cổ Trung Quốc. Nhưng trong lòng bà như đang có lửa đốt.

Đến Thượng Hải, bà tham quan Viện khoa học Trung Quốc, sở nghiên cứu sinh vật học Thượng Hải, chủ trì lễ khởi công đóng tầu ở nhà máy đóng tầu Thượng Hải Giang Nam đóng con tầu chở hàng có trọng tải 27 vạn tấn cho Hồng Kông...

Sau khi rời Thượng Hải, bà lại đáp máy bay đi Quảng Châu dự lễ ký kết của Tổng công ty phục vụ liên hợp dầu mỏ Nam Hải Trung Quốc, sở quản lý bưu điện tỉnh Quảng Đông và Công ty trách nhiệm hữu hạn Cục điện báo Đài Đông Luân đôn Anh Quốc.

Ngày 26-9-1982, bà Thátchơ đáp chuyên cơ ghé qua Hồng Kông rồi về nước. Ở đó, bà đã bàn bạc với nhà đương cục Hồng Kông những vấn đề khó khăn của Tô Giới Anh khi đã mãn hạn.

Bà không bỏ sót một cơ hội nào để gặp những người dân ở nơi đó. Bà đã tổ chức chiêu đãi các nhà báo và nói: “Lập trường của Anh là căn cứ vào 3 hiệp ước. Trong đó có Tô Giới chiếm 92% diện tích Hồng Kông sẽ đến hạn trả lại Trung Quốc vào năm 1997. Hai hiệp ước khác là chủ quyền đối với đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long, chiếm 8% toàn bộ diện tích. Nước Anh tuân thủ những hiệp ước đó bởi vì đến năm 1997 sẽ hết hạn thuê đất, chủ quyền sẽ thuộc về Trung Quốc ... Chúng ta tuân thủ hiệp ước của chúng ta. Nếu có người không thích những hiệp ước đó, thì cách giải quyết là do hai bên bàn bạc, được cả hai bên đồng ý nhưng không thể huỷ bỏ hiệp ước. Nếu có một bên không đồng ý những hiệp ước đó, muốn huỷ bỏ nó, thì bất cứ một hiệp ước mới nào cũng không thể thực hiện…”.

“3 hiệp ước mà bà Thátchơ nói đến tức là: “Hiệp ước Nam Kinh” năm 1842, cắt nhượng đảo Hương Cảng; “Hiệp ước Bắc Kinh”năm 1960, cắt nhượng bán đảo Cửu Long, “Hiệp ước triển khai chỉ giới Hồng Kông” kéo dài việc quản lý 235 hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Hồng Kông đến năm 1999.

Ba hiệp ước không bình đẳng này đều là những hiệp ước cắt đất, bồi thường chiến tranh do Chính phủ Mãn Thanh ký với nước anh dưới sự đe dọa của pháo hạm Anh Quốc. Dựa vào nó mà nước Anh đã thực hành ách thống trị thực dân ở Hồng Kông hơn 100 năm.

12 năm sau, trong hồi ký của mình, bà Thátchơ đã viết về cuộc hội đàm với Đặng Tiểu Bình: “Tuy không dễ dàng thông hiểu nhau, toàn bộ cuộc hội đàm cuối cùng thất bại không theo ý muốn. Tuy không đạt được mục tiêu ban đầu, tôi vẫn thuyết phục Đặng Tiểu Bình có một thông cáo chung ngắn gọn, tuyên bố. Trong cuộc hội đàm bước đầu hai bên đã đạt được sự hiểu biết chung về giữ gìn ổn định và phồn vinh cho Hồng Kông. Để lấy lại niềm tin cho người dân Hồng Kông, một thông cáo như thế là vô cùng quan trọng. Nhân dân Hồng Kông và tôi cũng đều chưa đạt được yêu cầu gì, nhưng tôi cho rằng chí ít cũng đã đạt được cơ sở bàn bạc kỹ càng hợp lý. Chúng ta đã có thể biết được lập trường của đối phương”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #134 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 05:49:48 pm »


PHẦN 3
CON ĐƯỜNG TRỞ VỀ ĐẦY MƯA GIÓ


Không thể chấp nhận hiệp ước xâm lược

Ngay buổi chiều ngày Thátchơ nói về “ba hiệp ước không bình đẳng” sinh viên trường đại học Trung Văn và Hoa Viên vật lý công nghiệp Hồng Kông đã giương cao biểu ngữ “Phản đối hiệp ước bất bình đẳng” và “Không thể chấp nhân hiệp ước xâm lược” kéo đến kháng nghị bên ngoài cuộc chiêu đãi các nhà báo.

Bản kháng nghị nêu rõ: “Chúng tôi không chấp nhận hiệp ước “sửa đổi” của Thủ tướng Anh. Thừa nhận những hiệp ước đó, Trung Quốc lại một lần nủa bị tổn thất”.

Họ còn nói: “Hiện trạng Hồng Kông là vấn đề lịch sử để lại. Nước Anh không thể mượn cớ “có trách nhiệm với 5 triệu dân Hồng Kông” để vĩnh viễn thống trị Hồng Kông là vấn đề nguyên tắc, là vấn đề lớn giữ vững sự tôn nghiêm của dân tộc”.

Năm 1972, một số uỷ viên của Liên Hợp Quốc đã trưng cầu hai nước Trung-Anh có nên trưng cầu danh sách các thuộc địa không. Lúc đó Hoàng Hoa đã khẳng định lậptrường của Trung Quốc là: Trung Quốc có chủ quyền đối với Hồng Kông. Vấn đề Hồng Kông là một vấn đề lịch sử. Khi nào thích hợp sẽ giải quyết bằng phương pháp thích hợp. Đồng thời nên để Hồng Kông ra ngoài danh sách thuộc địa.

Phản ứng của Trung Quốc lúc đó là bảo lưu ý kiến, nhưng không tranh luận về hiệu lực của 3 hiệp ước.

Một ngày trước khi bà Thátchơ đưa ra luận thuyết “3 hiệp ước có hiệu lực”, trong tuyên bố của sinh viên Hồng Kông nêu rõ: 3 hiệp ước đó là những hiệp ước bất bình đẳng mà thời đó nước Anh đã áp đặt lên nhân dân Trung Quốc bằng chính sách pháo hạm, cần phải bãi bỏ. Thông báo còn nêu rõ: “Hồng Kông là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc” “Thu hồi Hồng Kông là trách nhiệm thiêng liêng của nhân dân Trung Quốc”.

Tờ “Tình báo” Hồng Kông bình luận “Trung Quốc lấy lại chủ quyền đối với Hồng Kông là điều đã dự đoán từ trước, mà chuyện không ngờ tới là việc cố giữ lấy hiệp ước của nước Anh. Bởi đó là những hiệp ước bất bình đẳng, mà đa số người dân Anh đều cho rằng đó là kết quả của cuộc chiến tranh nha phiến không vẻ vang gì. Đó là sự thực mà mọi người đều biết.

Trong bài xã luận của tờ “Hổ báo” tiếng Anh viết: “Lập trường của nước Anh khư khư giữ lấy những hiệp ước đã ố vàng xưa kia là ngoan cố và không hợp thời”.

Thạc sĩ Trịnh Vũ Trường Đại học Hành chính Hồng Kông nói: “Bất cứ một hiệp ước quốc tế nào được ký kết dưới sức ép bằng vũ lực hoặc sức ép chính trị đều không được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Ba hiệp ước “mà bà Thátchơ nêu ra, truyền đến Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vô cùng phẫn nộ; Ngay hôm đó, họ đã tuyên bố về lập trường của họ:

Ba hiệp ước bất bình đẳng này đều là những hiệp ước của bọn xâm lược khoác lên đầu nhân dân Trung Quốc. Vì thế hoàn toàn vô hiệu.

Những hiệp ước bất bình đẳng này không thể đem ra bàn bạc lại.

Toàn bộ Hồng Kông đều là lãnh thổ của Trung Quốc, nhất định phải trở về với Trung Quốc.

Trên bản đồ Trung Quốc sau sự kiện Hồng Kông, quyết không thể lại ghi dòng chữ “Thuộc địa Anh”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #135 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 05:52:52 pm »


“Sóng gió cải cách hành chính” của Bành Định Khang

Trước tình thế không thể tiếp tục kéo dài ách thống trị thực dân, các cơ quan nước Anh khi rút khỏi Hồng Kông đã chọn một loạt hành động có mục đích rõ ràng. Đầu tiên là dùng con bài “dân chủ” trong chính trị, thúc đẩy cái gọi là “Cải cách thể chế hành chính”, mưu đồ trước khi chuyển giao chính quyền, xây dựng một số cơ cấu quyền lực do người Anh khống chế và “Thể chế chính trị dân chủ do trực tiếp người Anh lựa chọn” sinh ra, trở thành một Chính phủ đặc biệt sau này, để sau “97” thực hiện ách thống trị của nước Anh không có người Anh.

Trong hơn 100 năm nước Anh thực hành ách thống trị thực dân đối với Hồng Kông, vốn không có dân chủ thế mà khi sắp đi khỏi Hồng Kông lại gấp rút tiến hành “dân chủ hoá”.

Chính phủ Trung Quốc chủ trương thực hiện dân chủ ở Hồng Kông là căn cứ vào tình hình thực tế của Hồng Kông mà tuần tự tiến hành, hợp với luật pháp cơ bản của Hồng Kông. Như thế mới có lợi cho việc giữ gìn ổn định xã hội và kinh tế phồn vinh của Hồng Kông, phù hợp với lợi ích của nhân dân Hồng Kông.

Ngày 9-7-1992, Bành Định Khang nhận chức Tổng đốc Hồng Kông thứ 28, thì ngày 7 tháng 10 ông ta đọc báo cáo “Tương lai Hồng Kông: Kế hoạch 5 năm” đề xuất phương án “cải cách hiến chế” (còn gọi là phương án cải cách hành chính). Trước khi phát đi bản báo cáo, Bành Định Khang không trao đổi với phía Trung Quốc, chỉ thông báo mang tính xã giao. Sau khi phía Trung Quốc biết được nội dung của nó, ngày 3/10 Lỗ Bình Chủ nhiệm những vấn đề Hồng Kông thông báo cho Bành Định Khang, hy vọng không nên công bố bản báo cáo đó, đợi sau khi 2 bên bàn bạc kỹ hãy công bố để bảo đảm thuận lợi cho việc chuyển giao chính quyền, giảm bớt sự xáo động chính trị không cần thiết. Nhưng Bành Định Khang không nghe, vẫn công bố bản báo cáo ấy.

Trước khi công bố “Phương án cải cách hành chính” Bành Định Khang không bàn bạc với phía Trung Quốc, đi ngược lại với tuyên bố Trung - Anh về giai đoạn quá độ của Hồng Kông. Hai bên Trung - Anh phải tăng cường hợp tác cùng bàn bạc nêu lên những quy định tìm biện pháp thuận lợi vượt qua năm 1997. Điều 3 trong tuyên bố Trung - Anh quy định: Hiện trạng xã hội, chế độ kinh tế của Hồng Kông không thay đổi, cuộc sống không thay đổi. Điều 5 luật pháp Hồng Kông cũng quy định: Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ và cuộc sống hiện có trong vòng 50 năm không thay đổi. Phương án cải cách Hành chính của Bành Định Khang đã sửa đổi lớn chế độ hiện hành, trực tiếp vi phạm những quy định trên.

Vì vấn đề phát triển chế độ chính trị ở Hồng Kông, hai phía Trung-Anh đã nhiều lần bàn bạc. Phía Anh thừa nhận đã làm cho chế độ chính trị của Hồng Kông phát triển cùng với sự nối tiếp của luật pháp cơ bản, đồng thời đạt được sự thoả thuận và thông cảm đối với bộ phận lập pháp năm 1995. Phương án cải cách hành chính mà Bành Định Khang nêu ra ở nhiều chỗ đã đi ngược lại quy định của luật pháp cơ bản, cũng đi ngược lại sự thông hiểu lẫn nhau mà hai nước Trung - Anh đã đạt được. Trước hết, điều thứ 55 luật pháp cơ bản quy định, thành viên của Hội nghị hành chính Hồng Kông là do sự uỷ nhiệm của các quan chức chủ yếu của cơ quan hành chính, của Uỷ viên hội nghị lập pháp và các nhân sĩ xã hội. Nhưng Cục hành chính mà Bành Định Khang nêu ra hoàn toàn tách ra khỏi Cục lập pháp thành lập Chính phủ và Uỷ ban sự vụ Cục lập pháp, tổ chức này đều không có trong thể chế hành chính hiện hành và luật pháp cơ bản. Thiết lập một tổ chức có khả năng trở thành cục hành chính siêu việt hoặc một trung tâm quyền lực mới, không chỉ là cải biến thể chế chính trị hiện có, mà sẽ tạo thành một cục diện không có sự nối tiếp với pháp luật cơ bản.

Hai là, quan hệ giữa hành chính và lập pháp. Luật pháp cơ bản thể chế hành chính có vai trò chủ đạo trong chế độ chính trị Hồng Kông.

Bành Định Khang đã cố lờ quy định của luật pháp cơ bảu, mưu đồ thông qua hai cục tách rời nhau trong phương án cải cách hành chính, thiết lập Chính phủ và Uỷ ban sự vụ cục lập pháp, thúc đẩy chế độ của lập pháp và Uỷ ban thực hành, thay đổi tính chất của Cục lập pháp, ban ra một quyết sách cho cục lập pháp sửa đổi hành chính, chen vào quyền lực của quyết sách thực tế, biến thể chế hành chính chỉ đạo thành thể chế lập pháp chủ đạo.

Ba là, biến chức năng tuyển chọn của các đoàn thể thành trực tiếp tuyển chọn của từng bộ phận. Chức năng tuyển chọn của các đoàn thể là bộ phận tương đối đặc biệt của chế độ Hồng Kông, có thể bảo đảm sự tham gia tương đối nhiều của giới công thương và nhân sĩ chuyên nghiệp đối với hội lập pháp và sự vụ công cộng, để cống hiến tương đối nhiều cho xã hội Hồng Kông. Cho nên luật pháp cơ bản quy định tổ chức của hội lập pháp 3 khoá đầu, sau khi thành lập đặc khu vẫn được giữ lại các nghị sĩ đã được đoàn thể tuyển chọn ra. Một bộ phận nghị sĩ này là do các đoàn thể cử ra, rõ ràng đó là tuyển cử gián tiếp mà không phải là tuyển cử trực tiếp. Phương án cải cách hành chính của Bành Định Khang, thực tế là làm tuyển chọn trực tiếp phân chia riêng biệt, vi phạm những quy định hữu quan của luật pháp cơ bản và nhân dân toàn quốc...

Ngay buổi tối hôm Bành Định Khang phát đi bản báo cáo Thủ tướng Anh Hây-giơ đã tuyên bố ca ngợi báo cáo của Bành Định Khang là “phương án tốt nhất để đưa Hồng Kông tiến lên”, thể hiện sự ủng hộ đối với Bành Định Khang. Nhiều nhân sĩ và báo chí Hồng Kông đã lên tiếng phê phán phương án cải cách hành chính của Bành Định Khang, vạch ra thực chất và nguy hiểm của nó. Những người có liên quan của Trung Quốc cũng lên tiếng, chỉ rõ trước khi công bố phương án cải cách hành chính, Bành Định Khang không trao đổi với phía Trung Quốc là rất vô trách nhiệm. Đặc khu hành chính Hồng Kông sẽ được thiết lập dựa trên pháp luật cơ bản và quyết định hữu quan của tuyệt đại đa số nhân dân toàn quốc...

Ngày 21-10-1992, Bành Định Khang thăm Bắc Kinh. Lỗ Bình Chủ nhiệm những vấn đề Hồng Kông đã hội đàm với Bành Định Khang 6 tiếng đồng hồ. Lỗ Bình đã thẳng thắn chỉ rõ phương án cải cách hành chính của Bành Định Khang đã vi phạm tuyên bố chung Trung - Anh, vi phạm nguyên tắc tiếp nối của luật pháp cơ bản Hồng Kông, vi phạm sự thoả thuận đã đạt được của hai Chính phủ Trung - Anh. Bành Định Khang không tiếp thu ý kiến của phía Trung Quốc; vì vậy cuộc hội đàm không thu được kết quả. Ngay hôm đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham gặp Bành Định Khang nghiêm khắc chỉ rõ: thay đổi lớn về thể chế chính trị của Hồng Kông là khiêu chiến đối với hợp tác Trung-Anh. Chúng tôi mong muốn hợp tác, không mong muốn đối kháng. Ngày 23 tháng 10, Bành Định Khang rời Bắc Kinh trở về Hồng Kông. Sau khi Bành Định Khang rời Bắc Kinh, Lỗ Bình đã tiến hành họp báo, giới thiệu tình hình cuộc hội đàm giữa ông và Bành Định Khang. Lỗ Bình chỉ rõ, thực chất sự khác nhau của hai bên, không phải là vấn đề đẩy nhanh bước đi dân chủ mà rốt cuộc cần phải hợp tác hay đối kháng. Nếu đối phương cứ muốn đối kháng thì chúng ta cũng chỉ có thể làm như vậy.

Ngày 12 tháng 3 năm 1993, Bành Định Khang bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc đơn phương công bố “Phương án cải cách dân chủ”. Ngày 15 tháng 3 Thủ tướng Lý Bằng đọc báo cáo của Chính phủ trong buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 8 chỉ rõ: “Phía Anh đã gây trở ngại cho sự hợp tác. Do đó mà mọi hậu quả nghiêm trọng phía Anh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”. Đồng thời chỉ rõ “Thực chất của cải cách thể chế chính trị là vấn đề chủ quyền. Chính phủ Trung Quốc quyết không thể đem nguyên tắc ra buôn bán. Trung Quốc không chịu nhượng bộ thêm nữa”.

Ngày 14 tháng 4 năm 1993, Chính phủ hai nước Trung - Anh cùng tuyên bố ngày 22 cùng tháng sẽ tiến hành hội đàm. Đại biểu Trung Quốc có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Khương Ân Trụ, phía Anh có Đại sứ quán Anh tại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Maizelin...

Suốt cả cuộc hội đàm phía Anh không có thành ý, luôn giữ lập trường “3 vi phạm”. Mặc dù phía Trung Quốc đã cố gắng làm cho cuộc hội đàm đạt được một hiệp nghị biểu hiện ở sự thành ý và kiên nhẫn xuất phát từ lợi ích cơ bản là thực hiện ổn định Hồng Kông, giúp đỡ người Hồng Kông. Phía Anh luôn nảy sinh những sự việc mới, đưa ra nhiều miếng đòn ngầm, gây trở ngại cho cuộc hội đàm.

Sự thực đã chứng minh, để tiến hành cải cách thể chế “3 vi phạm”, phía Anh đã không muốn hợp tác với Trung Quốc, hòng tạo thành sự thực ép Trung Quốc phải tiếp thu.

Tháng 2 năm 1994, phía Anh công bố sách trắng “Chế độ chính trị đại nghị Hồng Kông”, đơn phương công bố nội dung cuộc hội đàm Trung - Anh, trở mặt công kích lập trường của phía Trung quốc. Ngày 28 tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố sự thật của những vấn đề xếp sắp cuộc tuyển cử ở Hồng Kông vào năm 1994-1995 trước dư luận.

Tháng 9 năm 1995, nhà đương cục Anh ở Hồng Kông tiến hành tuyển chọn Cục lập pháp theo kế hoạch đã định của phương án cải cách chính quyền.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố. “Trong tình hình cuộc hội đàm Trung - Anh chưa đạt được một hiệp nghị, nhiệm kỳ cơ cấu chính quyền 3 cấp phía Anh chủ trì, chỉ có thể đến ngày 30 tháng 6 năm 1997.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #136 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 05:55:03 pm »

PHẦN 4
MỸ NHÚNG TAY VÀO CÔNG VIỆC HỒNG KÔNG



Mỹ lợi dụng Hồng Kông làm bốt gác đầu cầu

Phía Anh sở dĩ không hợp tác với phía Trung Quốc trong thời kỳ quá độ, thậm chí có lập trường đối kháng, ngoài việc ỷ thế có thể đưa ra “con bài dân chủ”, “dân ý”, “kinh tế”, ngoài ra còn ỷ thế vào con bài khác như “át chủ bài” và “con bài quốc tế”. Phía Anh cho rằng Mỹ và các quốc gia phương Tây khác sẽ cùng chung một lập trường với Anh trong vấn đề Hồng Kông biến vấn đề Hồng Kông thành “quốc tế hoá”, kéo đồng minh phương Tây thành mặt trận giúp đỡ và tăng cường tư bản cho họ để đối kháng với Trung Quốc.

Do yêu cầu chiến lược lâu dài với Trung Quốc, Mỹ đặc biệt “quan tâm” đến Hồng Kông. Ngày 20 tháng 9 năm 1991, thượng nghị sĩ Mác-đô-nan đã trình bày trước Quốc hội, “Nước Mỹ - Dự luật 1991 chính sách Hồng Kông” kiến nghị thông qua “Thông cáo chung Trung – Anh” những điều khoản liên quan đến việc Hồng Kông thực hành tự trị cao độ đưa vào phạm vi luật pháp của nước Mỹ. Đồng thời hàng năm phải do Quốc vụ viện và Bộ Thương mại Mỹ kiểm tra, rồi báo cáo với Quốc hội. Đối với địa vị Hồng Kông, một nguyên tắc quan trọng là kiến nghị phân biệt đối xử giữa lợi ích của Hồng Kông và Trung Quốc. Trong đãi ngộ tối huệ quốc, hạn nghạch nhập khẩu, Hồng Kông đều có thể có địa vị độc lập.

Chính sách Viễn Đông của nước Mỹ, xưa nay đều chọn thái độ hiện thực chủ nghĩa. Bây giờ chính là lợi dụng Hồng Kông làm bốt gác đầu cầu, thúc đẩy “diễn biến hoà bình” ở Trung Quốc.

Trung tuần tháng 11 năm 1991, Quốc vụ khanh Plâykơ Mỹ đến thăm Trung Quốc. Sau 18 tiếng đàm phán, hai bên đã đạt được hiệp định trong một số vấn đề. Song vẫn còn bất đồng ở vấn đề lớn. Hai bên đều cho rằng, những bất đồng ấy sẽ được bàn bạc sau này.

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đương nhiên là một quá trình lâu dài, một vài lần đàm phán không thể thay đổi cục diện.

Trước khi thăm Trung .Quốc Plâykơ đã có bài đăng trên “Tạp chí Ngoại giao” nói rằng Mỹ sẽ thường xuyên tiếp xúc với Trung Quốc, mục đích cuối cùng là làm cho Trung Quốc “thay đổi lớn”. Mọi người đều biết rằng “thay đổi lớn” cũng chính là “diễn biến hoà bình”.

Trong buổi họp báo với các nhà báo trong thời gian thăm Trung Quốc, Plâykơ nói rằng nội dung đàm phán giữa ông và Trung Quốc phạm vi rất rộng, bao gồm nhân quyền, mua bán vũ khí, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, bản quyền Hiệp định mậu dịch thuế quan, và “điều khoản 301” của Luật thương mại. Ông nói: Bởi vì mục tiêu của nước Mỹ rất lớn, nên một số vấn đề bất đồng lớn, còn phải đợi sau này bàn thêm”.

Mỹ đã hứa thi hành ở Hồng Kông, một chế độ Tư bản trong vòng 50 năm, đương nhiên sẽ gắn toàn bộ điều đó với chính sách đối với Trung Quốc. Thực tế trước khi Mác-đô-nan đề xuất “dự án” với Quốc hội, Mỹ đã tích cực tiến hành chính sách khác nhau giữa lợi ích của Hồng Kông và Trung Quốc. Đồng thời bảo vệ lợi ích quốc tế của Mỹ ở Hồng Kông.

Do Mỹ và Anh có quan hệ đặc biệt, sau đại chiến thế giới 2, qua nhiều năm làm ăn buôn bán, nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn đối với Hồng Kông trong các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, văn hóa, giáo dục và tuyên truyền dư luận.

Ngày 7 tháng 5, Uỷ ban ngoại giao Thượng nghị viện Mỹ phê chuẩn “Nước Mỹ - chính sách Hồng Kông”. Dự án này yêu cầu nêu lên được “tình hình lợi ích của Mỹ ở Hồng Kông”. Nó còn nói rõ: Sau năm 1997 nước Mỹ sẽ tiếp tục giúp đỡ dân chủ hoá ở Hồng Kông, quá độ tuyên bố chủ quyền cần phải bảo vệ nhân quyền, v.v...

Dự án này sau khi thông qua Quốc hội sẽ được tổng thống Bush ký vào ngày 05 tháng 10 năm 1992.

Theo “Nước Mỹ chính sách Hồng Kông” thì sau năng 1997 sẽ coi Hồng Kông là một thực thể cá biệt để duy trì quan hệ độc lập giữa Mỹ và Hồng Kông. Do đó một số chuyên gia về những vấn đề châu Á đã lên tiếng cảnh cáo đối với hành động đó.

Ngày 23 tháng 12 năm 1992 Clintơn tổng thống kế nhiệm của nước Mỹ trong một buổi họp báo nói: “Trung Quốc đã kiếm được lợi nhuận lớn từ trong buôn bán với Mỹ. Số thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc đạt tới 15 tỷ Mỹ kim”. Ông ta cho rằng, đó là ân huệ của nước Mỹ ban cho một nước Cộng sản.

Lời nói ấy của Clintơn, rõ ràng ông ta đang chuẩn bị gắn thương mại với chính trị. Nếu Trung Quốc tiếp tục có thị trường thương mại của Mỹ để thu được ngoại hối, thì phải điều chỉnh lại chính sách đối với nhân dân trong nước tiến tới đối với Hồng Kông. Những yêu cầu ấy của Clintơn phải chăng là những luận điệu cũ như “cải thiện nhân quyền” và “dân chủ hoá” v. v... .

Trung Quốc là một nước có chủ quyền. Vấn đề chủ quyền trong nước và cải cách chế độ hành chính ở Hồng Kông đều là công việc nội bộ của Trung Quốc, không cho phép nước ngoài can thiệp. Clintơn chưa lên nắm chính quyền đã lộ rõ sự quan tâm của ông ta đến vấn đề này, đồng thời đã thể hiện sách lược gắn thương mại với chính trị không thể không tránh khỏi sự phản ứng mạnh mẽ của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #137 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 05:56:57 pm »


Quốc vụ viện Mỹ giúp đỡ Bành Định Khang

Trong khi Bành Định Khang bị thất ý, Mỹ lại đem đến cho ông ta một món quà, tờ “Hương Cảng liên hợp báo” ngày 02 tháng 4 năm 1993 viết: quốc vụ khanh và Trợ lý Quốc vụ khanh Mỹ tiếp tục ủng hộ phương án dân chủ hoá Hồng Kông của Bình Định Khang. Ngay hôm đó, Quốc vụ viện Mỹ gửi bản báo cáo ấy cho Chủ tịch Hạ nghị viện và Chủ tịch Uỷ ban ngoại giao Thượng nghị viện, nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với Bành Định Khang.

Báo cáo của Quốc vụ viện Mỹ cho rằng, phương án cải cách của Bành Định Khang “nhất trí” với luật pháp cơ bản của Hồng Kông, không phải “không chắp nối” với phía Trung Quốc như đã nói báo cáo nêu rõ, Chính phủ Mỹ cho rằng, kiến nghị của Bành Định Khang có hoàn toàn “tính xây dựng”.

Báo cáo đầu tiên chú ý đến lợi ích trọng yếu của Mỹ ở Hồng Kông và sự hợp tác có kết quả của hai bên, tiếp đó chỉ ra, gần đây ngành thương mại Mỹ cũng tham gia đầu vào công trình sân bay Hồng Kông và một số công trình khác.

Báo cáo nói: Những thay đổi về chủ quyền của Hồng Kông từ nay về sau, cùng với nhiều sự kiện khác, đều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ ở Hồng Kông và quan hệ Mỹ - Hồng Kông. Báo cáo nêu ra vấn đề quan trọng của nước Mỹ bạo gồm “quá độ bình ổn” của Hồng Kông.

Báo cáo nêu rõ: Từ khi Bành Định Khang đọc báo cáo vào tháng 10 năm 1992 nói rõ lập trường của ông ta đối với tiến trình dân chủ hoá Hồng Kông đến nay, Bắc Kinh không ngừng công kích Bành Định Khang và nước Anh. Nhưng Mỹ vẫn kiến nghị ủng hộ Bành Định Khang. Báo cáo nói: “Nước Mỹ tiếp tục ủng hộ, Mỹ nhiệt liệt ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông, Mỹ cho rằng kiến nghị của Tổng đốc Bành Định Khang có tính xây dựng. Mỹ mong rằng các ngành hữu quan nên nghiên cứu kỹ và thảo luận kiến nghị này”.

Cuối cùng báo cáo nói: nước Mỹ mong rằng nước Anh và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa nhanh chóng trở lại bàn đàm phán. Nước Mỹ cho rằng, bất cứ sự dàn xếp nào ngoài việc phải dựa vào sự giúp đỡ cho người Hồng Kông ra, cũng phải đặt cơ sở cho sự phát triển thêm một bước nữa cho chế độ dân chủ sau này của Hồng Kông.



Trung - Anh trở lại bàn đàm phán

Trước sự khiển trách của dư luận thế giới, dư luận trong nước Anh đã bắt đầu nôn nóng, cho rằng: “Hai nước Trung - Anh thực ra không có xung đột lợi ích cơ bản. Nước Anh nên thu lợi từ trong nền kinh tế cất cánh của Trung Quốc. Trước đêm lễ Phục sinh, tướng Héctơ gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tiền Kỳ Tham, yêu cầu mở lại cuộc đàm phán bàn về vấn đề tuyển cử ở Hồng Kông năm 1994-1995. Ông ta không giữ lại chủ trương, chính quyền Hồng Kông phải là phía thứ 3 trong cuộc đàm phán mà chỉ đề xuất cuộc hội đàm nên tiến hành giữa đại biểu của hai Chính phủ.

Thư của Hectơ nhanh chóng nhận được hồi âm tích cực. Trước ngày lên đường về nước nhận nhiệm vụ mới, Đại sứ Anh tại Trung Quốc Maizelin đã cùng với phía Trung Quốc đạt được sự hiểu biết lẫn nhau trước khi trở lại cuộc hội đàm.

Cuộc đàm phán này được tiến hành ở cấp Đại sứ ngoại giao, có thể tránh được sự tiếp xúc khó xử giữa Lỗ Bình và Bành Định Khang.

Ngày 14 tháng 4, Chính phủ hai nước Trung - Anh tuyên bố. Ngày 22 đại biểu hai bên bắt đầu cuộc hội đàm bàn về thể chế chính trị của Hồng Kông tại Bắc Kinh.

Đó là một tin vui mà nhân dân Hồng Kông đã chờ đợi từ lâu.

Cuộc đàm phán định tiến hành vào ngày 22 tháng 4, thì ngày 16 từ Bộ Ngoại giao Anh phát đi một tín hiệu cứng rắn, nói nước Anh sẽ giữ các thành viên Cục lập pháp trúng tuyển năm 1995, bao gồm các nhân sĩ tiến bộ. Đến năm 1997 khi Hồng Kông bàn giao cho Trung Quốc họ không thể giải chức.

Trước ngày Hectơ nói những điều đó, phía Trung Quốc đã nghiêm khắc cảnh cáo, yêu cầu các ông nghị lập pháp muốn làm cái gọi là “tàu chạy thẳng”, chỉ là sự ảo tưởng mê muội của Luânđôn.

Nước Anh còn tỏ rõ, phương án cải cách hành chính có sự tranh luận mà Bành Định Khang đề xuất sẽ là lập trường mà nước Anh cần phải lựa chọn ngay khi bắt đầu cuộc đàm phán.

Đó là nỗ lực của nước Anh thể hiện rõ lập trường đàm phán cứng rắn của họ từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 4 năm 1993 vòng đàm phán thứ nhất của hai nước Trung - Anh về vấn đề Hồng Kông được tiến hành ở Bắc Kinh.

Vòng đàm phán này, hai bên chỉ dùng hết 3 tiếng đồng hồ trong 3 ngày thì tuyên bố kết thúc hội nghị.

Hai bên đều tránh nói đến bất cứ sự tiến triển nào. Maizelin nói với các nhà báo: “Chúng tôi đều đồng ý giữ bí mật nội dung hội đàm, cho nên tôi không đưa ra bình luận gì. Điều quan trọng là chúng tôi đang đàm phán”.

Cuộc đàm phán sẽ còn tiếp tục, hai bên đều phải báo cáo lên cấp trên và chờ chỉ thị.

Vòng đàm phán thứ hai chỉ kéo dài hai ngày. Thời gian đàm phán của mỗi ngày là 4 tiếng. Nhìn từ nhiều khía cạnh, tiến triển tốt hơn vòng trước.

Trước khi vào hội nghị, để các nhà báo chụp ảnh ghi hình 6 phút. Sự “hàn huyên” và “ngôn ngữ” của hai bên đều tỏ ra tốt đẹp.

Maizelin nói với Khương Âu Trụ: “Trận mưa đêm qua ở Bắc Kinh là một điềm báo trước sự tốt đẹp”.

Khương Âu Trụ tỏ vẻ tán thành.

Đại biểu hai bên đều thoải mái mỉm cười dưới ống kính của các nhà báo.

Sau khi hội nghị kết thúc Khương Âu Trụ nói các nhà báo “Cuộc đàm phán đang được tiến hành bình thường, hy vọng cuộc hội đàm sẽ thu được kết quả tích cực hai bên đã khôi phục sự hợp tác mật thiết trong vấn đề Hồng Kông”.

Malzelin rất tán thành với nhận định ấy.

Đương nhiên, đó không có nghĩa là cuộc hội đàm không có khó khăn, không có bất đồng, không có tranh chấp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #138 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 05:58:08 pm »


Bành Định Khang thăm Mỹ

Trong một loạt cuộc tranh luận, cuối cùng Bành Định Khang đã lên đường thăm Mỹ và ngày 3 tháng 5 năm 1993 đã được Clintơn tiếp kiến.

Các nhà phân tích chính trị phương Tây cho rằng, Bành Định Khang đi phương Tây lần này để tranh thủ kéo dài đãi ngộ tối huệ quốc cho Trung Quốc; tranh thủ sự ủng hộ của Clintơn đối với phương án cải cách hành chính của ông ta.

Trước hết nói về tranh thủ Mỹ tiếp tục đãi ngộ tối huệ quốc đối với Trung Quốc với tư cách là một Tổng đốc, Bành Định Khang bản thân khó có tác dụng trong việc hoà giải giữa hai nước lớn Trung-Mỹ. Thái độ của Clintơn đối với vấn đề đó là: “Đây là một vấn đề rất phức tạp”, “Hiện nay cách lập pháp hữu quan vẫn còn 1 tháng, chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng”.

Sau đó Bành Định Khang cũng thừa nhận từ trong cuộc nói chuyện với Clintơn chưa thể dự đoán được nước Mỹ sẽ chọn quyết sách nào trong vấn đề đãi ngộ tối huệ quốc với Trung Hoa. Các nhân sĩ giới thương mại Mỹ chỉ rõ, về vấn đề này, ảnh hưởng của Bành Định Khang với Clintơn không đáng kể. Sự suy nghĩ cơ bản về quyết sách của Clintơn còn là quan hệ chiến lược toàn cầu Mỹ - Trung là lợi ích kinh tế chính trị của nước Mỹ cùng với tiềm lực phát triển và thị trường to lớn của Trung Quốc.

Về chế độ chính trị Hồng Kông, trên thực chất là mấu chốt chuyến thăm Mỹ của họ Bành. “Chơi con bài Mỹ để ép Bắc Kinh” đã từng là sự tính toán béo bở của một số quan chức cao cấp chính quyền Hồng Kông. Điều đáng chú ý là trước cuộc hội ngộ Clintơn và Bành, thì Clintơn và người phát ngôn của Nhà Trắng chỉ nói chuyện về quan hệ Trung-Mỹ. Clintơn nói: Tôi mong muốn Mỹ và Trung Quốc “giữ quan hệ tốt đẹp với mức độ lớn nhất”. Và nói rõ “Tôi không có ý cô lập Trung Quốc”. Ông nói, ông cảm thấy được khích lệ đối với cải cách kinh tế của Trung Quốc. Nhưng cho rằng đồng thời phải có “hành vi trách nhiệm, tôn trọng nhân quyền và chiều hướng phát triển dân chủ”. Ông lưu ý trong thời gian qua Trung Quốc có sự phát triển đáng khích lệ trong nhiều mặt. Ông lại nói: “Tôi vẫn cho rằng cần phải làm thật nhiều, và cũng mong muốn như thế”.

Các nhà lý luận chính trị phương Tây còn chỉ ra, Clintơn đã đặc biệt chú ý trong giờ phút này nhắc lại chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Đồng thời cho người phát ngôn của mình thuật lại tỉ mỉ, mong muốn để cho Bắc Kinh có ấn tượng rằng nhà đương cục Mỹ đã đứng cùng chiến tuyến với Bành Định Khang, và cũng ám chỉ cuộc du thuyết của Bành Định Khang quyết không đủ để ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Clintơn đã nói khi được các nhà báo chất vấn và ý kiến của mình đối với phương án cải cách hành chính của Bành Định Khang. Ông ủng hộ Hồng Kông thúc đẩy dân chủ. Nhưng ông mong muốn kiến nghị của Bành Định Khang không thể có lỗi với bất cứ người nào, ông lại nói: Hồng Kông có dân chủ càng nhiều là rất tốt, mà Trung - Anh bắt đầu hội đàm cũng là một sự kiện tốt. Ông cho rằng, sau năm 1997 Hồng Kông vẫn tiếp tục giữ vững mở rộng tự do, sẽ rất cho lợi ích của Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng, câu nói của Clintơn đáng được chú nhất không phải là ý kiến của ông ta đối với nguyên tắc dân chủ, mà là ông ta hết sức cẩn thận, vô cùng rõ ràng né tránh bất cứ câu chữ nào khi bình luận đến phương án của Bành gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của Bắc Kinh.

Họ chỉ ra, lập trường của Mỹ đối với vấn đề Hồng Kông đến nay vẫn là “Chấp hành tuyên bố chung Trung- Anh là vấn đề của hai nước Trung - Anh. Mỹ cũng như các quốc gia khác luôn quan tâm và hy vọng vấn đề này có thể được giải quyết trọn vẹn.



Bành Định Khang tuyên bố chuyến thăm Mỹ đã đạt được mục tiêu

Tối ngày 9 tháng 5 năm 1993, Bành Định Khang từ Niuoóc trở về Hồng Kông, ông nhắc lại với các nhà báo ở sân bay rằng chuyến đi Mỹ vừa mới kết thúc là có tác dụng và có hiệu quả.

Bành Định Khang nói, ông rất phấn khởi được gặp các nghị sĩ Quốc hội, các nhân sĩ giới thương mại cùng rất nhiều nhân sĩ trực tiếp quan tâm đến công việc Mỹ - Trung và Mỹ - Hồng Kông ở Oasinhtơn và Niuoóc, để ông có cơ hội nói rõ thêm lập trường trong thương mại của Hồng Kông, nhất là giải thích lập trường trong vấn đề có thể tiếp tục kéo dài đãi ngộ tối huệ quốc đối với Trung Quốc không.

Ông nêu ra một điểm rất quan trọng là thường xuyên đưa tình hình của Hồng Kông sang Oasinhtơn và Niuoóc.

Đó cũng là công việc mà ông ta sẽ phải làm sau này.

Bành Định Khang nêu ra, trong nhiều ngày qua và nhiều tuần là sau này, khi nước Mỹ xem xét chính sách đối với Trung Quốc sẽ nghiên cứu đến lập trường của Hồng Kông. Và nếu sau này không tiếp tục đãi ngộ tối huệ quốc với Trung Quốc, thì sẽ ảnh hưởng đến Hồng Kông.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #139 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 05:59:45 pm »


Không thể chờ đợi đành tỏ rõ lập trường

Theo thời hạn “97” đã đến gần, Chính phủ Mỹ ra tay điều chỉnh lại chính sách đối với Hồng Kông. Từ trên hình thái ngoại giao, quân sự và ý thức đều được coi trọng. Mượn danh nghĩa bảo vệ lợi ích kinh tế của Hồng Kông Mỹ càng nhúng tay thô bạo vào vấn đề Hồng Kông.

Xưa nay thái độ của Mỹ tương đối thận trọng với vấn đề Hồng Kông. Nói về báo chí Hồng Kông, Mỹ chỉ đóng vai “người quan sát hứng thú”, luôn chọn chính sách né tránh đối với cử chỉ và chính sách đối với giải quyết vấn đề Hồng Kông và các loại tranh chấp Trung- Anh.

Nhưng, các chính trị gia ở Hồng Kông đã nhạy cảm nhận thấy, lập trường ấy của Mỹ từ sau đầu năm 1995 đã có thay đổi rõ ràng. Đặc điểm chủ yếu của nó là từ im lặng sang luận bàn, cho thấy họ lo lắng về tiến độ của Hồng Kông ...

Tháng 3 năm 1995, chính quyền Clintơn thành lập một tổ chuyên môn phụ trách xử lý vấn đề Hồng Kông. Quốc vụ viện Mỹ quyết định tháng 3 năm 1996 sẽ công bố báo cáo định kỳ về vấn đề Hồng Kông nửa năm một lần sớm hơn trước kia. Một chuyên gia Mỹ nói, từ năm 1995 trở lại, chính sách của Mỹ đối với Hồng Kông “trên cơ bản từ chỗ không nhúng tay chuyển sang nghiêng về nhằm trúng những vấn đề có khả năng xuất hiện”, “Trên mức độ lớn, Mỹ chuẩn bị ủng hộ dân chủ, đồng thời phê bình người Trung Quốc không thực hiện lời hứa của họ”. Nghe nói, Chính phủ Mỹ đang xem xét nên chọn chính sách nào trước năm 1997. Có người nhấn mạnh: “Hồng Kông phải chiếm địa vị quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Theo quan chức Mỹ ở Hồng Kông tiết lộ, Hạ nghị viện Mỹ đang dùng sức ép với Chính phủ, ép họ phải tăng cường ảnh hưởng và tác dụng trong vấn đề Hồng Kông. Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông Milơ nói: Sau “97”, chế độ chính trị tự trị, pháp trị và dân chủ v:v... “không thể bị ảnh hưởng và nhấn mạnh “Chính phủ Mỹ đang quan tâm chặt chẽ đến tất cả sự phát triển của các mặt”. Ông ta còn công bố “Nước Mỹ sẽ tiếp tục giúp đỡ Hồng Kông tham gia các tổ chức quốc tế và ủng hộ các hiệp nghị song phương”. Vì vậy, “cần phải cho phép Hồng Kông sau năm 1997 vẫn giữ được nền tự trị chân chính”. “Người lãnh đạo và cơ cấu của Hồng Kông cần phải tự đưa ra quyết định”.

Tại sao Mỹ phá vỡ sự im lặng trong vấn đề Hồng Kông và không thể chờ đợi đành tỏ rõ lập trường và thái độ của họ. Hội trưởng Hội thượng mại Mỹ tại Hồng Kông Tô-mát đã nói thẳng: “Chỉ còn hơn 800 ngày, tốt nhất là bây giờ phải nói... nếu không sẽ muộn”.



Hạ nghị viện Mỹ yêu cầu Chính phủ “giám sát” tình hình Hồng Kông

Tháng 6 năm 1996, Hạ nghị viện Mỹ đã thông qua một dự thảo điều lệ, quy định Tổng thống Clintơn phải tăng cường giám sát những việc làm của Trung Quốc đối với Hồng Kông trước thời kỳ quá độ của Hồng Kông, để có những tài liệu chính xác cho Quốc hội khi cần thiết sẽ xem xét trừng phạt Trung Quốc, bảo vệ quyền lợi của Hồng công.

Bản dự thảo này quy định Chính phủ Mỹ đặc biệt chú ý tình hình chính trị ở Hồng Kông, và mỗi năm báo cáo trước Quốc hội một lần. Nội dung của bản dự thảo dựa trên chính sách của Mỹ với Hồng Kông năm 1992, làm cho Chính phủ Mỹ phải cố gắng thúc đẩy nền tự chủ, tự do. pháp trị và tự trị chính đáng của Hồng Kông sau năng 1997. Theo quy định của dự thảo thì Tổng thống Clintơn phải nộp báo cáo trước Quốc hội vào cuối tháng 3 - 1997.

Sự sắp xếp này, sẽ tạo cho Quốc hội nắm được đầy đủ tư liệu để hoạch định chính sách đối với Trung Quốc và Hồng Kông, bao gồm khi cần thiết Quốc hội sẽ đưa ra sự trừng phạt để bảo đảm nền “tự do tự trị” của Hồng Kông sau khi chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1997.



Quan chức ngoại giao đóng ở Hồng Kông hoạt động gián điệp

Điều đáng chú ý là, xung quanh vấn đề Hồng Kông, Mỹ còn phối hợp hoạt động quân sự. Báo chí Hồng Kông miêu tả: “Hạm đội 7 của Mỹ gần đây thường xuyên xuất hiện ở bến cảng Hồng Kông; thông thường phía sau hàng không mẫu hạm còn có hàng loạt tầu nhỏ hoạt động. Có khi còn nhìn thấy tầu ngầm Mỹ rẽ sóng cuồn cuộn chạy trong hải phận Hồng Kông.

Sáng ngày 29 tháng 7 năm 1995, Giôn Trần - thượng tá sĩ quan liên lạc không quân và Fluaji thượng uý sĩ quan liên lạc trợ lý không quân của Lãnh sự quán Mỹ đóng ở Hồng Kông, không quản cái nắng gay gắt của miền nam Phúc Kiến, đã tới gần khu quân sự của Giải phóng quân ở ngoại thành thị trấn Chương Châu Phúc Kiến. 10 giờ 4 phút hôm đó 2 sĩ quan trên đang chụp ảnh thì bị các chiến sĩ Giải phóng quân phát hiện bắt giữ. Sau khi xem xét, lập tức tiến hành thẩm vấn.

Thượng tá Giôn Trần và thượng uý Fluaji khai họ vào Trung Quốc ngày 23 tháng 7. Lúc đó là thời gian TrungQuốc đang diễn tập phóng tên lửa ở hải vực Đông Hải. Nơi họ tới lại là địa phận duyên hải Phúc Kiến nơi tên lửa sẽ trực tiếp rơi xuống. Đương nhiên người ta cho rằng họ đến để do thám diễn tập của Giải phóng quân.

Khoa học kỹ thuật hiện nay rất tiến bộ. Nhưng, vệ tinh nhân tạo không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn nhân viên gián điệp. Nên thông thường phải có người đến thực địa kiểm tra, để kiểm nghiệm chính xác những tài liệu đã được vệ tinh thu thập. Hai nhân viên sĩ quan Mỹ biết rất rõ nhiệm vụ đặc biệt này.

Sáng ngày 3 tháng 8 năm 1995, Bộ An toàn quốc gia Trung Quốc đã trục xuất hai người Mỹ ra khỏi cửa biển Hạ Môn.

Sự kiện gián điệp Mỹ bị bắt lần này đúng vào lúc quan hệ Trung - Mỹ rơi vào tình trạng thoái trào nhất sau 16 năm thiết lập ngoại giao, đã gây nên sự chú ý rộng lớn.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ xử lý êm nhẹ việc này. Người phát ngôn Nhà Trắng không thừa nhận cũng không phủ nhận hoạt động gián điệp của hai sĩ quan Mỹ, cũng không có ý sẽ trục xuất nhân viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ để trả thù.

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc trong cuộc họp báo ngày 03 tháng 8 năm 1995 là: Hai sĩ quan quân sự Mỹ đang hoạt động quân sự quan sát Trung Quốc, và báo cáo về đất nước mình.

Theo tiết lộ, hai viên sĩ quan không quân Mỹ khi bị bắt vận thường phục, đang đi xe đạp, máy ảnh bỏ trong ba lô sau lưng.

Nhưng Quốc vù khanh Mỹ lại cho rằng vì chuyện đó, ông ta không còn bất cứ lý do nào để liên hệ lại với Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM