Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:55:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ chức - Lực lượng - Thiệt hại - Viện trợ -Hậu cần của các bên trong KCCP  (Đọc 33667 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 09:30:26 pm »

PHÂN BỐ BINH LỰC QUÂN PHÁP



1.   Năm 1945

   Quân số ở Bắc Bộ có 18.000 quân, gồm 9d bộ binh (Chưa kể 3500 lính ở biên giới Việt Hoa về), cộng là 21.500 lính (gồm 13 d bộ binh, 4 d pháo binh, 2d cơ giới).

2.   Năm 1946

   Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc có f bộ binh thuộc địa số 9 (9e DiC) gồm 3 e (6e RiC, 21 RiC, 23 RiC) và e pháo binh thuộc địa Maroc số 4 (4e RACM); e bộ binh lê dương số 3, một d thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13, 1 e thiết giáp, 1e chiến xa cơ động, một bộ phận quân dù, thủy quân, không quân, không quân, các đơn vị thông tin, vận tải, hậu cần. Tổng quân số khoảng 30.000 tên.
   Cụ thể tại Hải Phòng có e bộ binh lê dương số 3 (3e REI) thiếu 1d, trung đoàn thuộc địa Maroc số 4 thiếu 1 d, e chiến xa cơ động, 1 bộ phận thủy quân, không quân.
   Ở Hà Nội có e bộ binh thuộc địa số 5 thiếu 1d, 1 e thiết giáp, 1 d thuộc e pháo binh thuộc địa Maroc số 4, 1 bộ phận biệt kích, dù, không quân, thủy quân.
   Ở Nam Định có 1 d thuộc e bộ binh thuộc địa số 6.
   Ở Hải Dương có 1d thuộc e bộ binh lê dương số 3.
   Ở Lạng Sơn và Tiên Yên, Hòn Gai có e bộ binh thuộc địa số 21.
   Ở Bắc Giang và Bắc Ninh có 1 d thuộc e bộ binh thuộc địa số 21
   Ở Vinh có 1 trung đội bộ binh
   Ở Huế có d bộ binh số 2 thuộc e bộ binh thuộc địa số 23 và 1 đại đội thiết giáp.
   Ở Đà Nẵng có e bộ binh thuộc địa số 23 thiếu 1 d và 1 d thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13.
   Trên chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Lào, Cam pu chia, Pháp có 60.000 quân trong đó có trên 20.000 lính Việt thuộc địa, gồm f bộ binh thuộc địa số 3, lữ đòan cơ động Viễn Đông, bán lữ đòan Lê dương số 13, thiếu 1 d, e bộ binh cơ giới số 9.

3.   Năm 1947:

Binh lực bố trí ở Bắc Đông Dương
   E 21 RiC (2 d) + 1 số đơn vị ngụy ở duyên hải tương đương 1 tiểu đoàn phụ trách từ Lạng Sơn đến Quảng Ninh.
   E 23 RiC (2 d) + 1 số thân binh công giáo đóng ở Hải Phòng và đồng bằng ven biển.
   Tiểu đoàn ngụy Thái đóng ở Tây Bắc.
   E 6 RiC (3 d) đóng ở Hà Nội, Nam Định
   2 đơn vị biệt kích ngụy Lào (2d) đóng ở Sầm Nưa
   E3 REI (3d) đóng trên các trục giao thông chính đồng bằng Bắc Bộ.
   Bán lữ đoàn dù cơ động (3d) do Trung tá Xo-va-Nhắc chỉ huy
   Bán Lữ đoàn Maroc (2d) nòng cốt lấy từ E Maroc thứ 5 (5e RTM) và 1 số của E RTCM. Đây là lực lượng cơ động chiến lược do Trung tá Bô pho chỉ huy.
   13 chi đoàn cơ giới và 1 chi đoàn xe tăng
   1 E pháo binh thuộc địa Maroc (RACM) gồm 7 pháo đội 105 mm và 2 trung đội 155 mm.
   1 d pháo độc lập, chuyển từ E pháo binh Angiêri thứ 60 sang (60e RAA).
   Tổng cộng 20d chiếm đóng và cơ động.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2008, 09:44:28 pm »

4.   Năm 1951

   Bắc Bộ có 64 d (54%) gồm 28 d chiếm đóng (10 d Âu Phi và 18 d ngụy), 20d cơ động chiến lược (17d Âu Phi và 3 d ngụy), 16 d cơ động chiến thuật (14d Âu Phi và 2 d ngụy). Pháo binh có 6d, cơ giới có 2E và công binh có 4d. Ở Bắc Bộ xây dựng 7 binh đoàn cơ động, nhưng mới xong 3 – 4 binh đoàn. Đóng như sau:
   GM1,5 ở Bắc Ninh
   GM2 ở Gia Lâm
   GM3 ở Vĩnh Yên – Việt Trì
   GM4 ở Lục Nam
   GM6 ở Móng Cái, Cẩm Phả, Tiên Yên
   GM7 ở Phả Lại.
   Trung Bộ có 20d (17%) gồm 16d chiếm đóng (10d Âu Phi và 6d ngụy) và 4 d cơ động chiến thuật đều là Âu Phi. Pháo binh có 1 d, cơ giới có 1 E, công binh có 1d
   Nam Bộ có 23d (19%) gồm 21 d chiếm đóng (20d Âu Phi và 1 d ngụy) và 2 d cơ động chiến lược Âu Phi.
   Campuchia có 4d (4%) chiếm đóng (1d Âu Phi và 3d ngụy)
   Lào có 7d (6%) chiếm đóng, là ngụy Lào.

5.   1952

   Ở Bắc Bộ có 86d bộ binh (62d Âu Phi và 24 d ngụy), trong đó có 41 d cơ động (26d cơ động chiến lược và 15d cơ động chiến thuật). Có 12d pháo binh, 3E và 1 đại đội cơ giới, 4d công binh và 3 hải đoàn xung kích.
   Trung Bộ có 20d (7d Âu Phi và 13 d ngụy).
   Nam Bộ có 31d (19d Âu Phi và 12d ngụy)
   Lào có 12d ngụy Lào.
   Campuchia có 11d ngụy Miên.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 04:50:54 pm »

OOB 1953-1954


1. Đại đoàn 304
- Danh hiệu: đại đoàn Vinh Quang.
- Mật danh: đại đoàn Nam Định.

a. Trung đoàn bộ binh 9
- Danh hiệu: trung đoàn Quang Trung.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 353, 375, 400.

b. Trung đoàn bộ binh 57
- Danh hiệu: trung đoàn Đội Cung.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 265, 346, 418 (Đồi Mồi).

c. Trung đoàn bộ binh 66
- Danh hiệu: trung đoàn Ký Con.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn Cô Tô, Lê Lợi (Chùa Cao), Nguyễn Huệ.

d. Tiểu đoàn phòng không 533.


2. Đại đoàn 308
- Danh hiệu: đại đoàn Quân Tiên Phong.
- Mật danh: đại đoàn Việt Bắc.

a. Trung đoàn bộ binh 36
- Danh hiệu: trung đoàn Bắc Bắc.
- Mật danh: trung đoàn Sa Pa.
- Thành phần: tiểu đoàn 80, 84, 89.

b. Trung đoàn bộ binh 88
- Danh hiệu: trung đoàn Tu Vũ.
- Mật danh: trung đoàn Tam Đảo.
- Thành phần: tiểu đoàn 23 (Lũng Phầy), 29 (Lũng Vài), 322.

c. Trung đoàn bộ binh 102
- Danh hiệu: trung đoàn Thủ Đô.
- Mật danh: trung đoàn Ba Vì.
- Thành phần: tiểu đoàn 18 (Bình Ca), 54, 79.

d. Tiểu đoàn phòng không 387.


3. Đại đoàn 312
- Danh hiệu: đại đoàn Chiến Thắng.
- Mật danh: đại đoàn Bến Tre.

a. Trung đoàn bộ binh 141
- Danh hiệu: trung đoàn Ba Vì.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 11 (Phủ Thông), 16, 428.

b. Trung đoàn bộ binh 165
- Danh hiệu: trung đoàn Lao Hà Yên, trung đoàn Thành đồng biên giới.
- Mật danh: trung đoàn Đông Triều.
- Thành phần: tiểu đoàn 115, 542, 564.

c. Trung đoàn bộ binh 209
- Danh hiệu: trung đoàn Sông Lô.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 130, 154, 166.

d. Tiểu đoàn phòng không 531.


4. Đại đoàn 316
- Danh hiệu: ?
- Mật danh: đại đoàn Biên Hoà.

a. Trung đoàn bộ binh 98
- Danh hiệu: ?
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 215, 439, 938.

b. Trung đoàn bộ binh 174
- Danh hiệu: trung đoàn Cao Bắc Lạng.
- Mật danh: trung đoàn Sóc Trăng.
- Thành phần: tiểu đoàn 249 (Bông Lau), 251, 255.

c. Trung đoàn bộ binh 176
- Danh hiệu: ?
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 888, 910, 999.

d. Tiểu đoàn phòng không 536.


5. Đại đoàn 320
- Danh hiệu: đại đoàn Đồng Bằng.
- Mật danh: ?

a. Trung đoàn bộ binh 48
- Danh hiệu: trung đoàn Thăng Long.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 185, Đống Đa, Thanh Lũng.

b. Trung đoàn bộ binh 52
- Danh hiệu: trung đoàn Tây Tiến.
- Mật danh: ?
- Thành phần:

c. Trung đoàn bộ binh 64
- Danh hiệu: trung đoàn Quyết Thắng
- Mật danh: ?
- Thành phần:

d. Tiểu đoàn pháo binh 834.

e. Tiểu đoàn phòng không 535.


6. Đại đoàn 325
- Danh hiệu: đại đoàn Bình Trị Thiên.
- Mật danh: ?

a. Trung đoàn bộ binh 18
- Danh hiệu: trung đoàn Lê Trực.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 274, ?, ?

b. Trung đoàn bộ binh 95
- Danh hiệu: trung đoàn (Nguyễn) Thiện Thuật.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 227, 302, 310.

c. Trung đoàn bộ binh 101
- Danh hiệu: trung đoàn (Trần) Cao Vân.
- Mật danh: ?
- Thành phần: tiểu đoàn 319, 328, 436.

d. Tiểu đoàn công pháo 888.

e. Tiểu đoàn phòng không 537.
---------------

Tiếp đi bác giun ơi Wink
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2008, 07:58:40 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:25:07 pm »

Sư đoàn 316

Trung đoàn 98: Trung đoàn Trung hiếu.
Sau kháng chiến chống Pháp, trở thành trung đoàn công binh.
Trong kháng chiến chống Mỹ biên chế trong đoàn 559.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:40:04 pm »

PHÂN BỐ BINH LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


1.   Năm 1946

Sắc lệnh số 71/SL ngày 22/5/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định tổ chức biên chế thống nhất của quân đội quốc gia Việt Nam.
Khu 5 và Nam Bộ tổ chức được 20 chi đội và 2 phân đội. Ở Bắc Bộ và Trung Bộ cải tổ thành các trung đoàn và tiểu đoàn độc lập

Chiến khu 1
   E22: Thái Nguyên, Phúc Yên
   E 23: Bắc Cạn
   E 24: Cao Bằng

Chiến khu 2
   E35 (Còn gọi là E9): Sơn Tây
   E37 (Còn gọi là E11): Hà Đông
   E39 (Còn gọi là E13): Sơn La
   E33 (Còn gọi là E15): Nam Định

Chiến khu 10
   E 76: Việt Trì, Phú Thọ
   E 81: Vĩnh Yên
   E 86: Hà Tuyên
   E 91: Lào Cai
   D420: Phú Thọ
   Chiến khu 11
   Các D 145, 523, 77, 101, 212 (Hà Nội)

Chiến khu 12
   E 125 Lạng Sơn
   E 118 Bắc Bắc
   E 132 Chũ
   Các D 510, 504, 517

Chiến khu 3
   E 41 Thái Bình – Kiến An
   E 44 Hải Dương – Hưng Yên
   E 50 Quảng Yên

Chiến khu 4
   E 77 Thanh Hóa
   E 57 Nghệ An
   E 103 Hà Tĩnh
   E 95 Quảng Trị
   E 101 Thừa Thiên
   D 70 Quảng Bình, D 75 thủy quân Cửa Lò

Chiến khu 5
   Các E độc lập 67, 94, 95, 79, 80, 81, 82, 93, 96.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:44:10 pm »

2.   Năm 1950

Bộ đội chủ lực tại Bắc Bộ có 30 d, quân số 53.921 người

   Đại đoàn 308: 11d
   Đại đoàn 304: 11d
   Trung đoàn 174: 3d
   Trung đoàn 209: 3d
   Trung đoàn 246: 2d
   Liên khu Việt Bắc có 2d chủ lực trực thuộc (426, 428).
   Mặt trận Đông Bắc có E 98 (2d).
   Mặt trận Trung du có 4d bộ đội địa phương.

Liên khu 3 kể cả hữu ngạn và tả ngạn lực lượng có 18 d và 18 đại đội, phân chia:
   
        E48: 3d
   E64: 1d và 6 đại đội
   E34: 5 đại đội
   1 d biệt động Hà Nội
Tổng quân số 13.713 người.
   Bộ đội địa phương có 24 đại đội, dân quân du kích có 70 đại đội và 9 trung đội.

Liên khu 4, tính cả phân khu Bình Trị Thiên, lực lượng chủ lực có 19d, phân chia:
   
        E101 ở Thừa Thiên có 3d
   E 95 có 3d
   E18 có 2d
Quân số 9.326 người (E9, E57 thuộc quân số Đại đoàn 304).
   Bộ đội địa phương có 9d và 5 đại đội (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mỗi nơi có 2d), dân quân du kích có 17 đại đội.

Liên khu 5 có 17 d chủ lực, gồm:

       E 803 có 3d, E103 có 3d, E 210 có 3 d, E 216 có 2 d, E220 có 3d, E84 có 2d, E802 có 2d, E216 có 2d.
   Quân số chủ lực khoảng 30.000 người
   Bộ đội địa phương có 17 đại đội và 47 trung đội. Dân quân du kích có 29.544 người

Khu 7 và 8 của Nam Bộ có:

        8 E chủ lực (300, 304, 306, 308, 310, 311, 384). Mỗi E có 1 d chủ lực và 1 số đại đội.
   Quân số chủ lực 25.516 người.
   Dân quân du kích mỗi xã có 1 tiểu đội tập trung, quân số tất cả là 5.837 người.

Khu 9 có:
        8 E chủ lực (112, 123, 124, 125, 126, 400, 401, 402). Mỗi E có 1 tiểu đoàn tập trung và 2 -3 đại đội lẻ.
   Đến cuối năm 1950 tổng số bộ đội địa phương tính từ Liên khu 4 trở ra có 46.150 người, so với năm 1949 tăng 83%.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 08:41:36 pm »

3.   1952

   Các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh có 24.680 người
   Các đại đòan thuộc Bộ: 96.212 người, gồm 6 đại đoàn và 1 E bộ binh, 1 đại đoàn công pháo, 1 d thông tin và 1 d trinh sát.
   Liên khu Việt Bắc: 20.213 người gồm 2 E (238, 148) và bộ đội địa phương
   Liên khu 3: 24.153 người gồm 3 E (42, 50, 46) và bộ đội địa phương.
   Mặt trận Hà Nội: 1400 người gồm 3 d bộ binh
   Liên khu 4: 37.148 người gồm 5 E bộ binh (108, 803, 84, 96, 120) và bộ đội địa phương.
   Nam Bộ có 32.678 người, gồm 11d, 51 đại đội, 155 trung đội bộ binh và bộ đội địa phương.
   Mặt trận Lào: 4434 người gồm 4 đoàn.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 09:18:25 pm »

Thêm 1 chút thông tin về tổ chức của quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.

Cuối tháng 5/1946, Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam cải tổ các chi đội Vệ quốc đoàn và biên chế lại thành 11 trung đoàn, 1 tiểu đoàn độc lập, giải thể các chiến khu và lập 3 đại đoàn.
Tháng 6 năm 1946, Chi đội 3 Giải phóng quân Nam tiến (Chi đội Nam Long) đóng quân ở Bình Định và chuyển thành Trung đoàn 95 trong Đại đoàn 23 do các đồng chí Trần Tất Thắng làm trung đoàn trưởng, Nguyễn Chỉnh Cầu - Chính trị viên và Trương Văn Dung - Trung đoàn phó.
Một thời gian sau TRung đoàn 95 hợp cùng trung đoàn 96 tổ chức thành trung đoàn 120. Trung đoàn 120 lại hợp với Trung đoàn 126 tổ chức thành Trung đoàn 120 mới.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 06:31:24 pm »

I. Tháng 12/1945, thành lập 1 số chi đội, đại đội Vệ Quốc đoàn ở các tỉnh Nam TRung Bộ và Nam Bộ, cụ thể như sau:

1. Tại Nam Trung Bộ có các Chi đội
- Trần Cao Vân - Quảng Nam
- Lê Trung ĐÌnh - Quảng Ngãi
- Phan ĐÌnh PHùng - BÌnh Định
- Chi đôi 1 - Bình Thuận
- Chi đội 2 Ninh Thuận
- CHi đội 3 - Khánh Hòa
- Hoàng Hoa Thám - KonTum
- Chi đội 51
- Hai đại đội Nơ Trang Lơng - Đắc Lắc và Phan Thanh - Đà Nẵng
- Một số phân đội ở Lâm Viên, Đồng Nai Thượng

2. Tại Nam Bộ có các chi đội:
- 2, 3, 4, 7, 9, 21, 25 (Bộ đội Bình Xuyên)
- CHi đội 6 - Gia Định
- Chi đội 1 - Thủ Dầu Một
- Chi đội 17 - Mỹ Tho
- CHi đội 18 - Sa Đéc
- Chi đội 10 - Biên Hòa
- CHi đội 11 - Tây Ninh
- Chi đội 12 - Gia Định
- Chi đội 13 - Công nhân Sài Gòn
- Chi đội 14 -Tân An
- Chi đội 15 - Chợ Lớn

II. Đầu năm 1948, thành lập các đơn vị sau tại Khu 7:
- Thành lập các E 300, 301, 302, 304, 306, 307, 308, 310,311, 312
- Sau đó E 302 sát nhập thêm 1 chi đội và đổi tên thành E 309, hai E 307 và E 309 sát nhập thành E 397.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 06:40:17 pm gửi bởi rongxanh » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2009, 08:53:30 pm »

Số liệu thiệt hại chính thức của Pháp đưa ra là bao nhiêu các bác nhỉ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM