Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:56:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổ chức - Lực lượng - Thiệt hại - Viện trợ -Hậu cần của các bên trong KCCP  (Đọc 33669 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« vào lúc: 15 Tháng Mười, 2008, 08:40:26 pm »

Em mở Topic này nhằm tập trung các thông tin về:
1. Lực lượng quân sự của các bên trong công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam
2. Từng bước cập nhật các số liệu về thương vong của các bên.
3. Tiếp nhận viện trợ, công tác hậu cần phục vụ cuộc chiến của mỗi bên.

Mặc dù với chiến thắng Điện Biên Phủ, ký hiệp định Giơ ne vơ, cuộc  kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam hầu như đã kết thúc với việc Việt Minh tiếp quản Hà Nội, tuy nhiên do khoảng thời gian từ năm 1954 - 1960 (Trước khi Mỹ can thiệp sâu vào miền Nam) có lẽ ít được đề cập đến trong box Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước (Do đầu năm 1959 mới có đường Trường Sơn) nên các số liệu về quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ này cũng sẽ được đề cập tại đây.

Mời các bác!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2008, 09:57:40 pm gửi bởi rongxanh » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #1 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2008, 08:52:47 pm »

Lực lượng Việt Minh tính đến tháng 12/1953:

1. Tổng quân số: 252.031 người.

2. Tính theo đơn vị:
- Bộ binh:
    + 6 Đại đòan: Mang các số hiệu 304, 308, 312, 316, 320, 325
    + 12 trung đoàn: Mang các số hiệu 246, 238, 42, 50, 137, 46, 254, 148, 270, 52, 108, 803.
    + 17 tiểu đoàn.
- Pháo mặt đất: Gồm 1 Đại đoàn (Mang số hiệu 351)
    + 1 Trung đòan sơn pháo 75 ly (Trung đoàn 675).
    + 1 trung đòan lựu pháo 105 ly (Trung đoàn 45).
    + 1 tiểu đòan (Tiểu đoàn 960).
- Công binh: 1 Trung đòan (Trung đoàn 151) ghép trong tổ chức Đại đoàn công pháo 351.
- Phòng không: 1 Trung đòan pháo cao xạ 37 ly đang huấn luyện ở Trung Quốc.
- Thông tin: 1 Tiểu đoàn.
- Trinh sát: 1 tiểu đòan.

3. Phân chia theo khối:
- Khối chủ lực thuộc Bộ: Bộ binh có 6 Đại đòan, 1 Trung đoàn (246), Hai tiểu đòan và tòan bộ binh chủng.
- Khối chủ lực trực thuộc các liên khu: Bộ binh có 11 trung đoàn và 15 tiểu đoàn. Pháo binh có 1 tiểu đòan.
- Ở Lào: Bộ binh có 7 tiểu đòan, 9 đại đội và 9 trung đội
- Ở Cam pu chia: Bộ binh có 8 đại đội và 47 trung đội.
- Bộ đội địa phương mỗi tỉnh nói chung có 1 tiểu đoàn, mỗi huyện có 1 đại đội.

Tuy lực lượng ta có tăng thêm nhưng so sánh lực lượng ta - địch trên chiến trường Việt Nam và ngay ở chiến trường Bắc Bộ, Việt Minh vẫn chưa có ưu thế về binh lực.

Tại Bắc Bộ, Việt Minh mới bằng 2/3 lực lượng địch (76 tiểu đòan/ 112 tiểu đoàn).
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2008, 11:11:42 pm gửi bởi rongxanh » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 08:01:31 pm »

    + 12 trung đoàn: Mang các số hiệu 246, 238, 42, 50, 137, 46, 254, 148, 270, 52, 108, 803.

Cái này sao nom lạ thế nhỉ, thiếu đâu mất mấy trung đoàn của Khu 5 rồi Huh
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 09:56:51 pm »

    + 12 trung đoàn: Mang các số hiệu 246, 238, 42, 50, 137, 46, 254, 148, 270, 52, 108, 803.

Cái này sao nom lạ thế nhỉ, thiếu đâu mất mấy trung đoàn của Khu 5 rồi Huh
Thiếu trung đoàn 96???
CÒn trung đoàn 52 là trung đoàn Tây Tiến đó.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 10:01:45 pm »

Lực lượng Pháp và lính ngụy trong quân đội Pháp
[/color]


1.   Tháng 12/1945

   Tổng quân số: 45.000 người/ 11 d.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 89%/ 11%.
   Pháo binh: 3d
   Cơ giới: 2 e
   Không quân: 74 máy bay
   Hải quân: 30 tàu

2.   Tháng 12/1946

   Tổng quân số: 90.000 người/ 33 d.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 75%/ 25%.
   Pháo binh: 4d
   Cơ giới: 3 e
   Không quân: 98 máy bay
   Hải quân: 23.000 tấn

3.   Tháng 12/1947

   Tổng quân số: 115.000 người/ 59 d.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 78%/ 22%.
   Pháo binh: 8 d
   Cơ giới: 4 e
   Không quân: 126 máy bay
   Hải quân: 77.000 tấn

4.   Tháng 12/1948

   Tổng quân số: 163.000 người/ 62 d.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 51%/ 49%.
   Pháo binh: 8 d
   Cơ giới: 4 e
   Không quân: 126 máy bay
   Hải quân: 77.000 tấn

5.   Tháng 12/1949

   Tổng quân số: 235.000 người/ 104 d gồm 1 GM (e)
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 49%/ 51%.
   Pháo binh: 11 d
   Cơ giới: 5 e + 1 c
   Không quân: 120 máy bay
   Hải quân: 127 tàu

6.   Tháng 12/1950

   Tổng quân số: 239.400 người/ 118 d, gồm 7GM: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 44%/ 56%.
   Pháo binh: 13 d
   Cơ giới: 6 e
   Không quân: 198 máy bay
   Hải quân: 168 tàu

7.   Tháng 12/1951

   Tổng quân số: 338.000 người/ 160 d, gồm 7GM.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 38%/ 62%.
   Pháo binh: 18 d
   Cơ giới:
       Pháp: 6e + 2c
       Việt: 2c
   Không quân: 285 máy bay
   Hải quân: 230 tàu

8.   Tháng 12/1952

   Tổng quân số: 404.000 người/ 200 d, gồm 7GM.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 31%/ 69%.
   Pháo binh:
       Pháp: 22d
       Việt: 3d
   Cơ giới:
       Pháp: 8e + 3d + 9c
       Việt: 6c
       Miên: 2c
       Lào: 1e
   Không quân: 348 máy bay
   Hải quân: 352 tàu

9.   Tháng 12/1953

   Tổng quân số: 444.000 người/ 263 d, gồm 18GM, có 7 GM Việt.
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 31%/ 69%.
   Pháo binh:
       Pháp: 24d
       Việt: 5d
       Lào: 1 c
   Cơ giới:
       Pháp: 9e + 3d + 7c
       Việt: 1e + 4c
       Lào: 1c
   Không quân:
       Pháp: 460 máy bay
       Việt: 20 (loại thám thính, liên lạc)
   Hải quân: 351 tàu

10.   Tháng 7/1953

   Tổng quân số: 445.000 người/ 268 d, gồm 18GM, có 7GM Việt (1d Âu Phi có 900 đến 1000 người).
   Tỷ lệ Âu Phi/ Lính VN trong quân đội Pháp: 28%/ 72%.
   Pháo binh:
       Pháp: 25d
       Việt: 8d
   Cơ giới:
       Pháp: 10e + 6d + 10c
       Việt: 1e + 7c
       Miên: 2c
       Lào: 1c
   Không quân:
       Pháp: 580 máy bay
       Việt: 25 (loại thám thính, liên lạc)
   Hải quân:
       Pháp: 391 tàu
       Việt: 104 tàu (loại nhỏ, ngoài ra có 3 tàu ngư lôi)
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2008, 09:35:51 pm gửi bởi rongxanh » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 10:11:32 pm »

Thiếu trung đoàn 96???
CÒn trung đoàn 52 là trung đoàn Tây Tiến đó.

Còn 120 (Tây Nguyên), 812/82 (Ninh Thuận - Bình Thuận)... khu 5 có những 4-5 trung đoàn cơ mà (không tính 96 vì đầu 54 mới thành lập).

52 lúc đấy thuộc 320 rồi chứ nhỉ Huh

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 10:38:14 pm »

Thiếu trung đoàn 96???
CÒn trung đoàn 52 là trung đoàn Tây Tiến đó.

Còn 120 (Tây Nguyên), 812/82 (Ninh Thuận - Bình Thuận)... khu 5 có những 4-5 trung đoàn cơ mà (không tính 96 vì đầu 54 mới thành lập).

52 lúc đấy thuộc 320 rồi chứ nhỉ Huh



OK.
Anh cứ đưa lên, rồi ta sẽ xem xét, rà soát thiếu đủ ra sao để cập nhật nhé.
Nói chung cũng nhiều thông tin cần kiểm tra.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 09:34:58 pm »

    + 12 trung đoàn: Mang các số hiệu 246, 238, 42, 50, 137, 46, 254, 148, 270, 52, 108, 803.

Cái này sao nom lạ thế nhỉ, thiếu đâu mất mấy trung đoàn của Khu 5 rồi Huh
Số hiệu các Trung đoàn này so với năm 1951 thiếu 1 số trung đoàn thật.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 09:37:07 pm »

Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam
[/color]

1.   Tháng 12/1945: Không có số liệu.

2.   Tháng 12/1946

   Tổng quân số: 85.394 người/ 13f + 27e + 6d + 25 chi đội (~ d).
   Pháo binh: Có 3 trung đội (5 khẩu cao xạ 75 ly, 1 sơn pháo 75 ly, 1 pháo 25 ly).
   Phòng không: 0

3.   Tháng 12/1946

   Tổng quân số: 85.394 người/ 13f + 27e + 6d + 25 chi đội (~ d).
   Pháo binh: 0
   Phòng không: 0

4.   Tháng 12/1947

   Tổng quân số: 126.163 người/ 39e + 13d + 1 liên chi (e) + 25 chi đội (d).
   Pháo binh: 0
   Phòng không: 0

5.   Tháng 12/1948

   Tổng quân số: 148.365 người/ 61e + 11d.
   Pháo binh: 1d
   Phòng không: 0

6.   Tháng 12/1949

   Tổng quân số: 179.602 người/ 1f + 42e + 11d
   Pháo binh: 1d
   Phòng không: 0

7.   Tháng 12/1950

   Tổng quân số: 238.884 người/ 2f + 24e + 8d.
   Pháo binh: 2e + 4d
   Phòng không: 0

8.   Tháng 12/1951

   Tổng quân số: 253.270 người/ 6f + 8e + 15d = 93d.
   Pháo binh: 1f (2e)
   Phòng không: 0

9.   Tháng 12/1952

   Tổng quân số: 244.800 người/ 6f + 10e + 12d = 96d.
   Pháo binh: 1f (2e)
   Phòng không: 0

10.   Tháng 12/1953

   Tổng quân số: 252.031 người/ 6f + 12e + 17d = 107d.
   Pháo binh: 1f (2e) + 1d
   Phòng không: 1e + 1d

11.   Tháng 7/1954

   Tổng quân số: 304.376 người/ 6f + 18e + 19d = 127d (1 d có 632 người).
   Pháo binh: 1f (2e) + 8d + 4c
   Phòng không: 1e + 2 d
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 09:40:15 pm »

TỔ CHỨC – PHÂN CHIA CHIẾN TRƯỜNG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

[/color]

1.   Năm 1945

Tháng 10/1945 Chính phủ phân chia lại chiến trường: Bắc Bộ có 3 chiến khu (1, 2, 3), Trung Bộ có 3 chiến khu (4, 5, 6), Nam Bộ có 3 chiến khu (7, 8, 9).
   Chiến khu 1 gồm 13 tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên do đồng chí Lê Quảng Ba làm Khu trưởng, đồng chí Thanh Phong làm phó, Tạ Xuân Thu chính trị ủy viên.
   Chiến khu 2 gồm 8 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông, Nam Định, Ninh Bình do đồng chí Hoàng Sâm là Khu trưởng, Văn Tiến Dũng làm chính trị ủy viên.
   Chiến khu 3 gồm 8 tỉnh, thành: Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh, Hải Phòng do đồng chí Hoàng Minh Thảo làm Khu trưởng, Lê Quang Hòa là chính trị ủy viên.
   Chiến khu 4 gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên do đồng chí Lê Thiết Hùng làm khu trưởng, đồng chí Hồ Tùng Mậu làm chính trị ủy viên.
   Chiến khu 5 gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai.
   Chiến khu 6 có 6 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng.
   Chiến khu 7 có 7 tỉnh: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bà Rịa.
   Chiến khu 8 có 5 tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc
   Chiến khu 9 có 9 tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng.

2.   Năm 1946

   Chiến khu 1
Chia thành chiến khu 1, chiến khu 10 và chiến khu 12.
   Chiến khu 1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phúc Yên do các đồng chí Chu Văn Tấn làm Khu trưởng, đồng chí Tạ Xuân Thu làm chính ủy.
   Chiến khu 10 gồm các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên do các đồng chí Bằng Giang làm Khu trưởng, đồng chí Song Hào làm Chính ủy.
   Chiến khu 12 gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Quảng Yên do các đồng chí Lê Quảng Ba làm Khu trưởng, đồng chí Phan Phúc Tường làm Chính ủy.
   Chiến khu 2 gồm các tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, do các đồng chí Hoàng Sâm làm khu trưởng, đồng chí Lê Hiến Mai làm Chính ủy.
   Chiến khu 3 gồm các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Kiến An, Thái Bình do các đồng chí Hoàng Minh Thảo làm Khu trưởng và đồng chí Lê Quang Hòa làm Chính ủy.
   Chiến khu 4 gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên do các đồng chí Lê Thiết Hùng làm Khu trưởng, đồng chí Trần Văn Quang làm Chính ủy.
   Chiến khu 5 gồm 5 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai do đồng chí Cao Văn Khánh làm Khu trưởng, Nguyễn Chánh làm chính ủy.
   Chiến khu 6 có 6 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng do đồng chí Trần Công Khanh làm Khu trưởng, Trịnh Huy Quang làm Chính ủy.
   Chiến khu 7, 8, 9 phạm vi vẫn như cũ, do Xứ ủy và Ủy ban Kháng Chiến Nam Bộ lãnh đạo. Đồng chí Lê Duẩn được phân công lãnh đạo Nam Bộ.
   Đồng chí Phạm Văn Đồng được phân công lãnh đạo miền Nam Trung Bộ bao gồm chiến khu 5 và chiến khu 6.

3.   Năm 1947

   Tháng 7/1947 chiến trường Bắc Bộ được phân chia thành những liên khu lâm thời do dự kiến chiến trường có thể bị chia cắt.
   Phân khu Bình Trị Thiên và Khu 14 (gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, một phần Hòa Bình và Phú Thọ).
   Liên Khu A gồm khu 12 và khu 11 cộng thêm 2 tỉnh Vĩnh Yên và Tuyên Quang. Liên khu trưởng: Đồng chí Chu Văn Tấn, liên khu phó: Lê Quang Hòa, chính trị ủy viên: Nguyễn Vĩnh.
   Liên khu B gồm khu 10 và khu 14, bớt 2 tỉnh Vĩnh Yên, Tuyên Quang. Liên khu trưởng: Bằng Giang, quyền liên khu phó: Lê Trọng Tấn, Chính trị ủy viên: Song Hào.
   Liên khu C gồm khu 3, khu 2 và khu 11. Liên khu trường: Hoàng Sâm, Chính trị ủy viên: Lê Hiến Mai, các ủy viên: Hoàng Minh Thảo, Vũ Hiển, Lê Quang Hòa.

4.   Đầu năm 1948

   Khu 1 và 12 hợp nhất lại thành Liên khu 1
   Các khu 2, 3, 11 (Hà Nội) hợp nhất thành Liên khu 3
   Các khu 10 và 14 (Gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, huyện Mai Đà – Hòa Bình, tây nam Phú Thọ, Hà Giang, Lao Cai, Yên Bái, Vĩnh Yên, Tuyên Quang) hợp nhất thành Liên khu 10.
   Khu 4 đổi tên thành Liên khu 4.
   Khu 5 và Nam Bộ vẫn như cũ.
   Đứng đầu mỗi Liên khu là 1 Ủy ban kháng chiến hành chính.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2008, 06:34:59 pm gửi bởi rongxanh » Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM