Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 11:01:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #10 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:22:50 pm »

Ông cụ với huy hiệu kỉ niệm chiếc máy bay thứ 400 cũa Mỹ bị bắn cháy ở miền Bắc.

Vật liệu làm chiếc huy hiệu cũng là vỏ nhôm của chiếc F-4 xấu số này.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2007, 12:44:07 pm gửi bởi ov10 » Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:27:47 pm »

Hai cụ bên cạnh quả đạn SA-2.

Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:34:15 pm »

Theo lời kể của các cụ: Hồi đó ở MB có khoảng 70-80 trận địa tên lửa được dân quân chuẩn bị sẵn trước nhiều tháng, thậm chí vài năm và được nguỵ trang rất tốt. Ngoài ra còn có hàng trăm "hàng trăm" trận địa giả.

Việc triển khai chiến đấu chỉ được phổ biến vị trí trước vài giờ.

Ngay sau khi bắn phải cơ động ngay đi trận địa khác cách nhau cả 50-60 km.
Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:38:21 pm »

Việc xuất hiện của SA-2 làm Mỹ hoàn toàn bất ngờ.

Trườc đó máy bay Mỹ hoạt động chỉ dãn cách khoảng 25-30m nên trong giai đoạn đầu có trận chỉ với một quả đạn được phóng đi mà hai máy bay Mỹ bị rớt.

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2007, 12:44:55 pm gửi bởi ov10 » Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:43:58 pm »

Có trận bắn cháy một chiếc F-105, viên phi công nhảy dù rơi ngay gần cửa chỉ huy của các cụ. Qua khe các cụ nhìn rất rõ nhưng không thể có mặt để "chất vấn" đối thủ. Sự có mặt của các cụ ở miền Bắc phải tuyệt đối bí mật, không chỉ đối với phi công Mỹ mà ngay cả với dân thường.



Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:49:17 pm »

Trong thời điểm khó khăn nhất LX phải vận chuyển TL bằng đường biển trên các tàu "thương mại". Họ chỉ được hạm đội TBD hộ tống tới cửa vịnh Bắc Bộ.

Sau đó họ phải hành trình một mình vào Hải Phòng hoặc Quảng Ninh.

Logged
ov10
Đại tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:52:10 pm »

Họ luôn bị tầu tuần tra và máy bay của HQ Mỹ hộ tống một cách thô bạo.

Logged
leopard
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2007, 11:51:37 am »

Hôm nay đọc bài LS E 276 của bác triumf, có rất nhiều tư liệu về lính ta sang Nga học tên lửa.
Mình rất cảm ơn về tư liệu này.
Trước đây mình cũng có post bài hỏi về đề tài này, vì mình có người nhà ở trong số đi học đó. Anh ấy đi học thời Sam 2, chứ ko phải Sam 3 như E276. Bác triumf có tư liệu về thời ấy ko??
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #18 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2008, 01:07:58 pm »

Vừa tìm thấy một ít ảnh các chuyên gia tên lửa LX ở ta hồi ấy:

http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/oldfoto.html











Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2008, 12:27:10 pm »

Hôm nay đọc bài LS E 276 của bác triumf, có rất nhiều tư liệu về lính ta sang Nga học tên lửa.
Mình rất cảm ơn về tư liệu này.
Trước đây mình cũng có post bài hỏi về đề tài này, vì mình có người nhà ở trong số đi học đó. Anh ấy đi học thời Sam 2, chứ ko phải Sam 3 như E276. Bác triumf có tư liệu về thời ấy ko??


Tôi học khoá 12 khoa Hoá, Đại học tổng hợp Hà nội, tốt nghiệp năm 1971. Tháng 9, 1970, bước vào năm thứ tư (năm cuối) có đợt tuyển đi bộ đội. Phần đông vào lực lượng phòng không. Một số được gởi sang Liên Xô học SAM-3 Petrora. Họ được gửi tới thành phố Baku để học lý thuyết và làm quen với thiết bị phóng. Sau đó được đưa lên phía bắc Liên Xô, nước Ladvia (một trong 3 nước nằm trong khu vực Pribaltik: Lidva, Ladvia, Estonia) để bắn đạn thật. Sau khi học xong bắn đạn thật, mọi người quay về Baku học tiếp và sau đó lên tàu trở về Việt nam.
Tháng 10-72, họ về đến Hà nội và đóng quân ở Đông Anh và Thanh trì, còn tên lửa chuyển theo đường bộ. (Các nhóm khác tôi không rõ họ có về cùng hay không)
Chuyện tên lửa về Việt nam muộn cũng có những lý do tế nhị. Sau khi Nixon sang thăm Trung Quốc (2-72) và Liên Xô (5-72) thì quan hệ của Việt nam với hai nước đàn anh cũng không xuôi chèo, mát mái. Thực ra từ 1969 viện trợ quân sự cho Việt nam giảm dần. Sau cuộc bắt tay với Mỹ, cả hai nước cũng có những nhân nhượng đáng kể với Mỹ. Thí dụ Liên Xô không cung cấp các vũ khí tấn công hạng nặng cho Việt nam, rồi Trung Quốc cũng có những cử chỉ tương tự để ép chúng ta trong vấn đề đàm phán ở Paris.
Ngày 23-12-72, trong chiến dịch Linebacker II, phía Việt nam chỉ còn vài chục quả tên lửa, một số có thể đưa từ khu 4 về, nhưng nếu đánh lâu dài thì không đủ, do vậy Liên Xô đã tính đến cầu hàng không tên lửa đưa sang Việt nam. Sau đó bằng đường bộ qua Trung Quốc, SAM3 về đến Bằng Tường ngày 1-1-1973, là ngày Nixon tuyên bố ngừng ném bom Bắc Việt nam.
Chuyện tế nhị như vậy đó!
Liên Xô trước đây chở SAM-2 qua đường sắt Trung Quốc đến Việt nam, nên họ cũng chẳng ngại chuyện lộ bí mật với Trung Quốc đâu.
Không có chuyện chở tên lửa bằng đường biển thời gian đó vì cảng Hải Phòng, từ 8-5-72 bị thuỷ lôi phong toả, và tàu Nga đi đường biển bị Hạm đội 7 Mỹ đe doạ, rất nguy hiểm.

Bạn có thể gọi theo số máy (04) 8231534 để hỏi ông Thảo, người đi chuyến đó để biết chi tiết



 

    
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2008, 12:36:57 pm gửi bởi ngao5 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM