Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:06:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108590 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #110 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2014, 04:00:28 pm »

(nhat-nam.ru)

Người ta đánh giá cao chúng tôi ở phẩm chất chuyên nghiệp


Trung tướng Filippov Viktor Ivanovich

Viktor Ivanovich Filippov sinh ngày 03 tháng 3 năm 1935 tại Kabardino-Balkaria, làng Staryi Cherek.
Năm 1957, ông tốt nghiệp trường sĩ quan pháo phòng không ở thành phố Aluksna.
Trong những năm 1960-1965 phục vụ tại tập đoàn quân phòng không độc lập số 10 trên cương vị kỹ thuật viên hệ thống tọa độ, chỉ huy đại đội.
Năm 1970 sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự chỉ huy Phòng không mang tên G.K.Zhukov, ông thi hành nhiệm vụ quốc tế tại Việt Nam, rồi chỉ huy trung đoàn, sư đoàn PK.
Năm 1982 sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Bộ Tổng Tham mưu, ông là phó tư lệnh thứ nhất tập đoàn quân PK độc lập số 4, tư lệnh bộ đội PK Quân khu Odessa, Phó hiệu trưởng Học viện Kỹ thuật VTĐT Pháo binh Kharkov, phó tư lệnh thứ nhất Quận khu Phòng không Moskva, cố vấn tư lệnh Phòng không và Không quân Quân đội Quốc gia Nhân dân nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Được trao tặng các huân huy chương của Liên Xô và nước ngoài, trong đó có huân chương Cờ Đỏ và huân chương Việt Nam "Chiến công" hạng I (? III). Hiện nay V.I.Filippov - Chủ tịch câu lạc bộ những người được tặng thưởng huân chương Cờ Đỏ và huân chương Lao Động Cờ Đỏ - "Krasnoznamenets".
Năm 2011 trung tướng Filippov V.I. lãnh đạo Hiệp hội Thống nhất số 19 các CCB hoạt động chiến đấu, các chiến sĩ quốc tế, mới thành lập, thuộc Ủy ban CCB chiến tranh Moskva.


Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Chỉ huy Phòng không ở Kalinin (Tver), tôi được điều động đến làm phó trung đoàn trưởng trung đoàn tên lửa phòng không 413 thuộc tập đoàn quân phòng không độc lập số 14 tại thành phố Chita. Phục vụ ở vị trí này trong hai năm, người ta đề nghị tôi, một thiếu tá trẻ còn đầy nhiệt huyết, đi thực hiện vụ nhiệm vụ quốc tế tại Việt Nam.

Chuyến công tác vào thời kỳ đó đối với tôi là rất thú vị. Đầu tiên, tôi chưa bao giờ đến Nam bán cầu, đến Đông Nam Á, và bây giờ tôi có cơ hội để tới đó. Thứ hai, chuyến công tác mở ra quy mô mới cho sự nghiệp, trong đó tôi có thể thu được kinh nghiệm chiến đấu mà quân nhân cần như cần bánh mì. Thêm vào đó, người Mỹ, kẻ đang tiến hành không kích trên khắp đất nước Việt Nam, chính là kẻ thù tiềm năng của chúng tôi, và để giành chiến thắng trước kẻ thù, cần phải biết nhìn thẳng vào mặt chúng. Việt Nam chính là nơi phục vụ, nơi tôi có thể nhìn thẳng mặt kẻ thù tiềm năng. Và thứ ba, ở Việt Nam điều đáng quan tâm là chúng tôi có thể tận mắt tìm hiểu khả năng của các khí tài quân sự của chúng ta, do Liên Xô cung cấp cho Việt Nam (tôi đang nói đến hệ thống tên lửa phòng không S-75) một cách trực tiếp trong các hoạt động chiến đấu. Việt Nam tạo ra cơ hội làm quen với kinh nghiệm chiến đấu tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không: F-4 "Phantom", B-52, F-104, các loại máy bay không người lái. Do đó, chuyến công tác cho phép nghiên cứu kinh nghiệm chiến đấu cùng với việc truyền đạt tiếp kinh nghiệm đó cho bộ đội, đối với tôi, cũng như với các chuyên gia Liên Xô khác có giá trị vô cùng lớn lao.


Nhóm chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn TLPK 263 QĐNDVN. Trưởng nhóm trung tá Filippov V.I. Quân khu 4 VNDCCH, năm 1972.

Chúng tôi đến Việt Nam ngày 17 tháng 3 năm 1972 bằng máy bay IL-18, sau khi trải qua hành trình: Moscow - Tashkent - Delhi-Kalkutta - Yangon - Viêng Chăn - Hà Nội. Tiếp chúng tôi là tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam Đại tá Lê Văn Tri. Ông thông báo tình hình, bày tỏ lòng biết ơn đối với cam kết của chúng ta cung cấp viện trợ quân sự cho nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông chúc chúng tôi thành công. Tôi được giao phó nhiệm vụ lãnh đạo một nhóm 10 chuyên gia Liên Xô tại trung đoàn tên lửa PK 263. Và rất nhanh chóng chúng tôi đã lên xe đi trên con đường nối liền hai miền Bắc và Nam Việt Nam, để tới trung đoàn này, mà 4 tiểu đoàn của nó triển khai ở quân khu 4, trong khu vực gần thành phố Vinh, cách Hà Nội khoảng 350 km.

Hoàn cảnh cho phép chúng tôi đến đó trong một ngày. Một cuộc làm quen với ban lãnh đạo trung đoàn. Tôi lắng nghe các chuyên gia nhóm của mình, và - nhìn tận mắt nghe tận tai trên các trận địa chiến đấu. Tới thời gian này, các bạn Việt Nam của chúng tôi đã làm chủ được các khí tài chiến đấu mà Liên Xô cung cấp. Với tư cách các chuyên gia kíp chiến đấu, họ được chuẩn bị không kém gì chúng tôi, nhưng họ được chuẩn bị yếu hơn về mặt kỹ thuật, họ thường gặp phải khó khăn trong việc thiết lập (tham số) các hệ thống, chuẩn bị chúng cho hoạt động chiến đấu, loại bỏ các lỗi phát sinh và phục hồi các tổ hợp TLPK bị máy bay Mỹ tấn công phá hỏng.

Chúng tôi đã đến nơi, và một tháng sau khu vực này bắt đầu phải chịu các cuộc ném bom mãnh liệt. Cơ sở của nó là ở chỗ thành phố Vinh nằm trên đoạn hẹp nhất giữa biển và Lào, có con đường Quốc lộ số Một đi qua, viện trợ quân sự cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được chuyển đi trên con đường đó. Trung đoàn 263 được giao nhiệm vụ bảo vệ không phận khu vực này. Các tổ hợp TLPK triển khai trong rừng và được ngụy trang rất tốt, cách năm mét bạn sẽ không phát hiện ra bệ phóng.


Việt Nam, 35 năm sau, trước tòa nhà Trường Không quân Nha Trang, năm 2007.

Tuy nhiên, trong lúc trận đánh diễn ra, người Mỹ đã tiến hành trinh sát radar, giao hội được vị trí phóng đạn tên lửa, và do đó các tiểu đoàn liên tục phải cơ động. Sau mỗi lần bắn, trong thời gian quy định tiểu đoàn phải nhanh chóng thu hồi khí tài rồi chuyển đến một trận địa mới.

Chiến thuật này cho phép giữ gìn cả con người và khí tài. Cùng với các tổ hợp TLPK chúng tôi cũng lang bạt khắp nơi.

Người Việt Nam lắng nghe chúng tôi, nhóm gồm các chuyên gia có tay nghề cao, người ta đánh giá cao phẩm chất chuyên nghiệp của chúng tôi. Đặc biệt nổi bật là kiến thức cao trong công việc của cấp phó của tôi Nikolai Gorokhov, Ivan Shiklein, Viktor Yurin. Họ đánh giá cao chúng tôi vì lòng can đảm. Người Việt Nam có hướng dẫn rõ ràng - khi không quân Mỹ ném bom trận địa SAM, tất cả các chuyên gia quân sự Soviet phải ở trong hầm trú ẩn. Tuy nhiên, trên thực tế chúng tôi gần như không bao giờ sử dụng được khả năng như vậy.

Nếu tôi gặp phải cuộc không kích khi đang ở sở chỉ huy trung đoàn, tôi sẽ cùng với người chỉ huy trung đoàn ở tại SCH trong suốt thời gian đánh trả cuộc không kích của địch, nếu đang ở tiểu đoàn tên lửa phòng không, tôi sẽ ở cùng với tiểu đoàn. Tất cả các sĩ quan của chúng tôi đều hành động như vậy. Còn gì khác được nữa? Chỉ trong trận chiến ta mới có thể thu được kinh nghiệm chiến đấu, chỉ khi đánh trả cuộc không kích, bạn mới có thể xác minh tính đúng đắn trong hành động của các chuyên gia Việt Nam, nói cho họ biết trong tương lai cần hành động thế nào. Chỉ trong những trường hợp rất đặc biệt chúng tôi mới vào hầm trú ẩn. Tiện thể cần nói rằng, tất cả các sĩ quan trong nhóm của tôi đều còn sống trở về nhà. Tiếc thay, bộ đội Việt Nam trung đoàn 263 có thiệt hại về quân số. Trong thời kỳ có các cuộc oanh tạc dữ dội, hai tiểu đoàn đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. Chúng tôi phải đối mặt với nhiệm vụ khôi phục khí tài trong thời hạn ngắn nhất. Các tổ hợp SAM được đưa vào rừng, và chúng tôi đã có mặt ở đó liên tục một tháng rưỡi thì đưa được chúng về tình trạng bình thường. Tình báo Mỹ biết điều đó, và ba máy bay ném bom đã oanh tạc xuống trận địa, nhưng cuộc không kích không trúng đích, đó là nhờ công tác ngụy trang được tiến hành rất kỹ lưỡng.

Các tiểu đoàn được trở về đội ngũ, sau đó đã tích cực tiến hành các hoạt động chiến đấu. Người Việt Nam biết ơn chúng tôi vì điều này, bởi vì không hoạt động trong những năm đánh trả sự xâm lược bị coi là một tội ác.

Tôi tự hào rằng trung đoàn tên lửa PK 263 Việt Nam trong suốt thời gian tôi ở đó, từ tháng Ba đến tháng 11 năm 1972, đã đánh 120 trận, tiêu diệt 34 máy bay chiến đấu của đối phương, trong đó có chín chiếc B-52.


Hà Nội ngày 23 tháng 8 năm 2011. Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp đoàn CCB quân đội Liên Xô từng tham gia chiến tranh Việt Nam từ Nga, Belarus và Ukraina.

Tôi đã trải qua cuộc không kích dữ dội nhất của KQ Mỹ gần Hà Nội, khi tháng 11 năm 1972 chúng tôi rời Quân khu 4 đi hỗ trợ một trung đoàn khác. Tiếp đến là đòn oanh tạc bằng những trái bom 100 kg lúc chúng tôi đang ở căn cứ kỹ thuật - tại văn phòng phục vụ. Người Mỹ thời đó đang làm mưa làm gió, cố gắng ép người Việt Nam ký thỏa thuận ngừng bắn (mà tất cả đều dẫn đến đó, Hoa Kỳ đã thua cuộc chiến này) với các điều khoản có lợi cho họ. Tất cả các gian nhà đã bị phá hủy, nhưng may mắn thay, chúng tôi không có thương vong. Trong tháng Mười Hai, chúng tôi tham gia đánh trả các cuộc không kích ồ ạt trên quy mô lớn của máy bay Mỹ. Thiệt hại của kẻ xâm lược là đáng kể, điều đó bắt nó phải nhanh chóng đi tới việc sớm ký kết hiệp định hoà bình.

Tháng Giêng năm 1973, chúng tôi rời Việt Nam, nơi chúng tôi đã để lại một phần trái tim mình. Thái độ của nhân dân Việt Nam, ban lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam đối với chúng tôi, các chuyên gia quân sự Liên Xô, là vô cùng tốt đẹp.

Tạp chí "Người Yêu Nước" №2, 2009.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2014, 11:57:47 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #111 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2014, 10:58:07 pm »

(nhat-nam.ru)

NGÀY THƯỜNG CHIẾN ĐẤU TẠI VIỆT NAM


Igor Alekseevich Ershov

Sau khi tốt nghiệp năm 1965 Trường kỹ thuật-quân sự Engels, tôi đến phục vụ ở Trung Á theo nguyện vọng ... Tôi tới một tiểu đoàn nằm giữa các thành phố Marư và Tedjen, tại đó tôi được giao nhiệm vụ sĩ quan điều khiển tên lửa. Mùa hè năm 1966. tôi được triệu tập đến ban tham mưu lữ đoàn tên lửa phòng không, ở đây trung đoàn trưởng trung tá Boldenkov yêu cầu tôi đi công tác nước ngoài một chuyến. Trả lời câu hỏi của tôi là - đi đâu? Ông nói - đến một nước khí hậu nóng. Đầu tháng Bảy, tất cả những người đồng ý được tập trung gần thành phố Dushanbe, trên cơ sở một tiểu đoàn tên lửa, đã tổ chức một trung tâm đào tạo. Từ quân số có mặt ở trung tâm đào tạo người ta tổ chức ra hai tiểu đoàn tên lửa phòng không mà các chỉ huy được bổ nhiệm là thiếu tá Yakubov Revkat Garaevich, thiếu tá Gnidin Vladimir Alexandrovich, chức vụ chỉ huy trung đoàn được giao cho trung tá Yaroslavtsev. Đến giữa tháng chín bắt đầu các giờ học và hiệp đồng các kíp chiến đấu. Tất cả chúng tôi tới lúc này đã đoán ra - mình sắp đi công tác Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 22 tháng 9 năm 1966 đã cử đi nhóm đầu tiên các sĩ quan, chiến sĩ, những người phải bắt đầu đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam, còn các sĩ quan và binh sĩ khác được trả về các tiểu đoàn và lữ đoàn của họ. Giữa tháng 1 năm 1967 chúng tôi một lần nữa được triệu tập đến Dushanbe, từ đó chúng tôi đi trên hai chiếc "IL-18" đến VNDCCH.


Các sĩ quan tiểu đoàn 43. Từ trái sang phải - thượng úy Finsky V.F. (cabin А), thượng úy Sаdchikov V.N. (cabin P), thượng úy Ershov I.А. (sĩ quan điều khiển)

Hạ cánh tại sân bay Nội Bài VNDCCH trong đêm, chúng tôi được các chuyên gia quân sự của chúng ta và các đồng chí Việt Nam đón. Công tác đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi chúng tôi đến. Tôi rất ngạc nhiên trước sự kiên trì mà người Việt Nam thể hiện, họ không có một tẹo cơ sở lý thuyết nào vắt vai, nhưng đã làm chủ được một khí tài điện tử tinh vi. Điều khó khăn nhất đối với họ là tìm ra và xử lý sự cố. Nhưng dần dần mức độ kiến thức của họ tăng lên. Giữa tháng tư khí tài đến nơi. Mất khoảng hai tuần để xử lý hỏng hóc và vận hành trơn tru khí tài. Đầu tháng 5 tiểu đoàn xuất kích ra trận địa, và sau ngày 09 tháng 5, chúng tôi bước vào trực chiến. Máy bay Mỹ tiến hành bay do thám gần sân bay Nội Bài và Hà Nội nhiều ngày. Trong thời gian đó, các kíp chiến đấu gồm các trắc thủ của chúng tôi và người Việt Nam luyện tập bám sát các mục tiêu thực. Ngày 13 tháng 5 khoảng 8:00 tiểu đoàn được lệnh báo động. Tôi và kíp chiến đấu của tôi chiếm lĩnh vị trí của mình trong cabin "U". Khoảng một giờ sau có một số nhóm mục tiêu đi vào vùng phóng. Kết quả việc phóng hai đạn là đã bắn rơi một cường kích hạm A-2 của Mỹ, những chiếc còn lại bay về phía Hải Phòng.


Đại úy I.A.Ershov (sau Việt Nam)

Niềm vui của người Việt Nam và các chuyên gia của chúng tôi là rất lớn. Các cuộc không kích ngày hôm sau lại tiếp tục. Tôi và các trắc thủ của tôi, binh nhất Danilov, binh nhì Akhmadeev, trung sĩ Kozub nhanh chóng vào vị trí chiến đấu. Đứng và ngồi phía sau chúng tôi là các chuyên gia Việt Nam. Nhưng dường như thành công hôm qua của chúng tôi các phi công Mỹ không thích, và họ bay vòng tránh tiểu đoàn chúng tôi. Tiểu đoàn chuyển cấp 2, một vài giờ sau, khoảng 15:00 tiểu đoàn một lần nữa được lện vào cấp 1. Ở vị trí chỉ huy xạ kích là đại úy Ruvimov V.S. chỉ huy đại đội kỹ thuật vô tuyến điện tử. Sau khi phát sóng qua ăng-ten lên không đã phát hiện hai mục tiêu loại RF-4. Sau khi hai đạn phóng lên thì các máy bay đó bổ nhào gấp và thoát li theo các hướng khác nhau. Một đạn tên lửa trượt qua phát nổ trên núi, quả đạn thứ hai tự hủy. Phân tích cuộc xạ kích không thành công rút ra kết luận - tên lửa của chúng ta không kịp phản ứng trước một thao tác cơ động gấp như vậy. Ngày hôm sau, vào buổi sáng một lần nữa một cuộc không kích lại bắt đầu. Kết quả phóng hai đạn là đã bắn rơi hai máy bay cường kích hạm A-2 (?A-4).


Bảng thống kê hàng ngày số máy bay Mỹ bị bắn rơi. Trái sang phải - Еrshov I.А., đài trưởng đài trinh sát chỉ thị mục tiêu thượng úy Sаvchenko V.I., kỹ thuật viên cabin P thượng úy Sadchikov V.N.

Chứng kiến trận đánh thành công của chúng tôi là đại úy Lepikhov, những chiếc máy bay này rơi ngay trước mắt anh. Sau các lần phóng trên, tiểu đoàn chỉ còn hai quả đạn tên lửa và người ta không đưa chúng tôi vào cấp 1 nữa, các quả đạn còn lại được gửi đến trung đoàn tên lửa PK số 1, các tiểu đoàn của nó đóng gần sát thủ đô Hà Nội của VNDCCH. Sự gián đoạn trong công tác cung cấp đạn tên lửa diễn ra cả ở các trung đoàn tên lửa phòng không khác nữa. Sự chậm trễ trong việc giao hàng khí tài và đạn tên lửa qua Trung Quốc bằng đường sắt xảy ra do Cách mạng Văn hóa, và những rối loạn liên quan đến nó. Một tuần sau trận đánh thành công cuối cùng, toàn bộ quân nhân tiểu đoàn (cả Liên Xô và Việt Nam) được xếp thành đội ngũ và nghe chỉ huy trung đoàn, đại tá Yaroslavtsev đọc mệnh lệnh "Về việc chuyển giao khí tài cho tiểu đoàn Việt Nam". Từ bây giờ trở đi, chúng tôi phải đứng đằng sau các chuyên gia Việt Nam. Khoảng hai tuần những chiếc máy bay Mỹ không bay vào vùng tiêu diệt của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục thao luyện cho các kíp chiến đấu Việt Nam và chuẩn bị cho họ vào trận chiến. Cuối cùng thì cũng bắt đầu nhận được đạn tên lửa - tiểu đoàn đã hoàn toàn SSCD và bước vào trực chiến. Giữa tháng Bảy, tất cả binh lính và sĩ quan đã đến Việt Nam vào giữa tháng 9 năm 1966 đã trở về tổ quốc. Số sĩ quan còn lại lập thành một nhóm chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn TLPK. Chúng tôi tham gia xử lý các hỏng hóc và làm công tác bảo trì thường xuyên tại tất cả các tiểu đoàn của trung đoàn. Chúng tôi làm việc chủ yếu vào ban đêm. Đôi khi một đội chiếu bóng lưu động đến chỗ chúng tôi chiếu các bộ phim Liên Xô.

Người Việt Nam trong cả làng (và thậm chí cả từ các làng lận cận) tối tối lại đến chỗ chúng tôi để xem phim. Họ đặc biệt thích bộ phim hài của đạo diễn Gaidai "Nữ tù Kavkaz", mà họ xem liên tục trong hai tuần hằng đêm. Vào cuối tháng Bảy, toàn bộ tháng Tám và tháng Chín, máy bay Mỹ tập trung ném bom các ga xe lửa, đường ô tô và đập chứa nước. Trong tháng mười các cuộc không kích vào Hà Nội bắt đầu tăng đột ngột. Cây cầu đường sắt và đường bộ do kỹ sư Eiffel xây dựng (?) qua sông Hồng, đã bị đánh sập nhịp. Do các biện pháp gây nhiễu tích cực mà hiệu quả chiến đấu của các tiểu đoàn tên lửa PK giảm mạnh. Một số tiểu đoàn TLPK bắn đến hơn 20 quả đạn mà không hề bắn rơi được chiếc máy bay nào. Vào giữa tháng Mười, một trong những tiểu đoàn của chúng tôi bị rút khỏi nhiệm vụ trực chiến và gửi về căn cứ để điều chỉnh khí tài. Trên nóc xe "P" người ta lắp một cabin, bố trí trong đó hai trắc thủ góc tà và góc phương vị. Việc lái đạn tên lửa tiến hành trực quan mà không phát điện áp "cao" lên ăng-ten. Ứng dụng đầu tiên của cải tiến này thật đáng kinh ngạc. Kết quả các trận đánh trong hai ngày của tiểu đoàn này là có ba máy bay Mỹ bị bắn rơi, tiêu thụ cho các mục tiêu đó chỉ mất sáu quả đạn. Nhưng xạ kích ở chế độ này chỉ có thể được khi tầm nhìn rõ và chỉ vào ban ngày.


Nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô xuống một tiểu đoàn của trung đoàn TLPK 263 làm công tác bảo trì thường xuyên.Nhóm do đại tá Shikulya А.N. (ngoài cùng bên phải) chỉ huy.
.........
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2014, 08:15:57 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #112 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2014, 08:01:23 pm »


Gửi những người bị thương lên trực thăng về quân y viện ở Hà Nội, I.A.Ershov băng chân, thiếu tá Zhentov V.A. đứng giữa (băng tay trái), đại úy Simonov. Ngày 27 tháng 10 năm 1967.

Ngày 24 tháng 10 năm 1967, vào cuối buổi chiều, nhóm của chúng tôi được gọi xuống một tiểu đoàn để xử lý sự cố. Khi đến nơi, chúng tôi tìm hiểu vấn đề kết quả phóng 4 đạn tên lửa đều bị rơi xuống đất và phát nổ. Nhưng điều tồi tệ nhất là tiểu đoàn TLPK được chuyển sang chính trận địa mà trước đó ít lâu một tiểu đoàn TLPK khác đã bị mất sức chiến đấu do trúng đạn tự dẫn theo chùm tia radar "Shrike" vào cabin "P". Cả đêm chúng tôi làm việc để sửa chữa, loại trừ các hư hại phát lộ ra rất nhiều. Sau khi loại trừ các sự cố, chúng tôi thực hiện công việc bảo trì thường xuyên, và đến 8:00 giờ sáng chúng tôi báo cáo khí tài đã chuẩn bị sẵn sàng cho tiểu đoàn TLPK chiến đấu. Đúng lúc đó cuộc không kích của máy bay Mỹ bắt đầu. Hai chiếc F-4 bay rất thấp qua trận địa đã phát hiện ra tiểu đoàn và vòng lại ném bom. Bom bi và rốc két nổ làm mất sức chiến đấu của tiểu đoàn TLPK. Một phát rốc két bắn trúng cabin "P". Một quả bom bi nổ trên nóc cabin "U" làm bị thương và giết chết nhiều người. Kỹ sư trưởng của nhóm chúng tôi, thiếu tá Zheltov V.A. và tôi bị thương. Sau cơn ác mộng này, chúng tôi thực hiện mọi nỗ lực sơ tán thiết bị. Sau khi sơ tán xong khí tài khỏi trận địa 10 phút, nhiều máy bay Mỹ một lần nữa lại ném bom trận địa chúng tôi vừa bỏ lại. Pháo phòng không (hai đại đội - pháo 37 mm và hai trung đội súng máy PK ZPU-4) đã nổ súng dựng lên một cơn bão lửa, kết quả họ đã bắn rơi hai máy bay Mỹ. Sau khi đến trận địa mới, tôi và thiếu tá Zheltov được sơ tán bằng máy bay trực thăng về một bệnh viện quân sự tại Hà Nội. Trong vòng vài ngày các nhà lãnh đạo của chúng tôi (trung tướng V.N Abramov và tư lệnh PKKQ Việt Nam) đã đến thăm chúng tôi, tới thăm còn có cả sĩ quan dẫn đường của tôi, người mà tôi đào tạo - đồng chí Dậu và tiểu đoàn trưởng Lập.

Sáng ngày 06 tháng 11 năm 1967 tôi cùng thiếu tá Zhentov xuất viện và chúng tôi về Kim Liên, nơi sinh sống chủ yếu của các chuyên gia Liên Xô chúng ta. Buổi tối cùng ngày, chúng tôi được mời đến dự buổi tiếp khách trọng thể do Thủ tướng Phạm Văn Đồng tổ chức. Ngày 07 tháng 11, buổi sáng được giành cho lễ kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười Vĩ đại. Vài ngày sau chúng tôi có mặt ở trung đoàn của mình. Đến thời gian này người Mỹ sau khi bị mất khá nhiều máy bay trong giai đoạn cuối tháng Mười và đầu tháng Mười Một, đã dừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Các phi vụ tiếp tục chỉ là các chuyến bay của máy bay trinh sát và máy bay không người lái BQM. Vào một ngày cuối tháng 11, từ buổi sáng đã diễn ra một cuộc không kích của máy bay Mỹ xuống thành phố Hà Nội. Vài chục chiếc máy bay bay thành hàng dọc diễu qua trên bầu trời thành phố Hà Nội, mà không ném một trái bom nào.


Bức ảnh chia tay của kíp chiến đấu Việt Nam cabin U và nhóm chuyên gia quân sự Soviet tiểu đoàn 43, trung đoàn TLPK 263 QDNDVN. Tiểu đoàn trưởng thiếu tá Yakubov R.G., sĩ quan điều khiển thượng úy Ershov I.А., chỉ huy đại đội bệ phóng thượng úy Yosif Bartashevsky. Tháng 12 năm 1967.

Từ tất cả các hướng, các quả đạn tên lửa được phóng lên đoàn máy bay này nhưng đều bay trượt qua máy bay và tự hủy. Hình ảnh này, tôi quan sát được từ trận địa tiểu đoàn lửa trong máy ngắm chỉ huy TZK. Khi phân tích màn "bay trình diễn" này, chúng tôi kết luận: chuyến bay của đoàn máy bay này diễn ra trót lọt do chúng sử dụng nhiễu tích cực trên quy mô lớn. Máy phát nhiễu trang bị trên mỗi máy bay đã ngăn cản các tiểu đoàn TLPK phóng đạn thành công. Trên màn hình của các sĩ quan điều khiển qua một số nhiễu để xác định được nhiễu đó thuộc mục tiêu nào mà ra là không thể. Chỉ sau đúng vài ngày một trong các tiểu đoàn TLPK của trung đoàn của chúng tôi đã phóng đạn. Tất cả bốn quả đạn tên lửa đều rơi xuống đất và phát nổ. Kết quả là chúng tôi buộc phải loại bỏ một trong các tiểu đoàn TLPK ra khỏi tuyến trực chiến và tiến hành thử nghiệm với nó trong một vài giờ. Kết quả cuộc không kích tiếp theo là chúng tôi phát hiện ra nhiễu trên kênh tên lửa và đã ra một loạt khuyến nghị cho các đồng chí Việt Nam ở trung đoàn chúng tôi. Công việc tương tự cũng xảy ra ở các trung đoàn lân cận.


Bức ảnh lưu niệm với bác sĩ và phiên dịch viên của chúng tôi.

Tất cả những sự kiện trên diễn ra liên quan đến cuộc chiến tranh bảy ngày trên bán đảo Sinai giữa Ai Cập và Israel, trong đó một tổ hợp S-75 đã bị quân đội Israel đánh chiếm và bàn giao cho các chuyên gia Mỹ. Chúng tôi lập tức bắt tay vào bổ sung cho các tiểu đoàn TLPK cabin dẫn đường trực quan. Các đợt xạ kích đầu tiên đã cho ngay kết quả tích cực. Giữa tháng Mười Hai, máy bay Mỹ tăng mạnh cường độ ném bom. Một lần nữa cây cầu bắc qua sông Hồng bị đánh sập nhịp và đường băng sân bay Nội Bài bị phá hoại.

Ngày 25 tháng 12, sau khi đi phà qua sông Hồng, nhóm chúng tôi gồm sáu người đã bay về tổ quốc từ sân bay Gia Lâm.

Thời gian cứ thế trôi qua, năm 1975 tôi nghe tin Việt Nam thống nhất và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành lập mà vô cùng vui mừng. Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh.


Gặp gỡ sau 42 năm. Từ trái sang phải - trung tướng Kanaev V.М., đại tá Gnidin V.N., trung tá Ershov I.А., thượng tá Dậu (sĩ quan điều khiển tôi đào tạo) và thượng tá Lưu (trắc thủ bám sát tay quay về phương vị). Hà Nội, tại Bảo tàng PKKQ Việt Nam. Tháng 5 năm 2009.

Tháng 5 năm 2009, tôi được mời đến Việt Nam trong thành phần phái đoàn Nga của chúng ta gồm các thành viên Tổ chức Xã hội liên vùng các Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam. Qua 42 năm, tôi lại đặt chân lên mảnh đất của quốc gia chịu nhiều đau khổ này. Đã có rất, rất nhiều thay đổi, nhưng điều quan trọng nhất vẫn không thay đổi - thái độ của người Việt Nam đối với chúng tôi. Tôi đã gặp lại người sĩ quan điều khiển của tôi Dậu và trắc thủ góc phương vị Lưu. Dậu tự hào thông báo rằng tiểu đoàn của chúng tôi hồi cuối năm 1972, trong thời gian Mỹ oanh tạc Hà Nội, đã bắn rơi bảy B-52. Còn năm 1975, tiểu đoàn đã tự mình hành quân đến tận thành phố Sài Gòn và tiểu đoàn đã được trao tặng danh hiệu anh hùng. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc gặp gỡ với một trắc thủ Việt Nam cabin "P". Ông ấy được chuyên gia Liên Xô của chúng tôi Sadchikov V.N. đào tạo.

Tôi vô cùng cám ơn Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và tất cả các đồng chí Việt Nam đã làm mọi thứ cho chuyến đi tuyệt vời này và tổ chức cuộc gặp gỡ với các bạn chiến đấu.

Thành phố Zheleznodorozhnyi, tháng 9 năm 2012.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2014, 09:48:25 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2014, 02:01:27 am »

(nhat-nam.ru)


Bataev Stanislav Grigorievich

Bataev Stanislav Grigorievich, trung tá.
Sinh 16 tháng 5 năm 1945 tại tỉnh Astrakhan.
Năm 1965 tốt nghiệp trường kỹ thuật quân sự Bắc-Kavkaz tại thành phố Ordzhonikidze (ngày nay là Vladikavkaz).
Phục vụ tại 1 tiểu đoàn TLPK của trung đoàn TLPK Riga quân đoàn PK 27.
Trong các năm 1968-1969 tham gia hoạt động chiến đấu ở Việt Nam trên cương vị chuyên gia quân sự Soviet về hệ thống tọa độ tại một trung đoàn TLPK.
Sau khi trở về từ Việt Nam phục vụ ở vị trí cao hơn trong đơn vị mà từ đó lên đường tới Việt Nam.
Năm 1971, nhập học Học viện quân sự QC Phòng không mang tên Zhukov, tốt nghiệp với bằng xuất sắc vào năm 1975 và được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng trung đoàn TLPK cận vệ 377. Sau đó, ông phục vụ trên các cương vị tham mưu và chỉ huy khác nhau của Quân khu Belorussia.
Phục vụ quân đội hơn 30 năm.
Kết thúc đời quân ngũ trên cương vị trực ban tác chiến PK QK Belorussia. Đã được trao 12 huy chương của Liên Xô và Belarus, huy chương Hữu nghị của Việt Nam.
Sống tại Minsk. Làm việc tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus về Văn hóa Thể chất. Thành viên Hội Cựu chiến binh chiến đấu trên lãnh thổ các quốc gia khác của thành phố Minsk.
Tháng Chín năm 2008, dẫn đầu một phái đoàn cựu chuyên gia quân sự Soviet của Belarus tới Việt Nam.



Những mảnh hồi ức


Hồi ức đầy đủ đã được công bố tháng 9 năm 2005 trên báo quân đội Belarus "Vinh quang cho Tổ quốc" dưới tiêu đề "Việc đó diễn ra như thế nào".

Sau khi dừng chân tại "Khu B", một vài giờ sau chúng tôi đã đến nơi đóng quân nhóm chuyên gia của mình. Vậy là, bắt đầu từ tháng 6 năm 1968 ngày thường tại Việt Nam của nhóm chúng tôi đã bắt đầu. Tại thời điểm này, quân nhân chúng ta không còn ngồi ngay phía sau cần điều khiển của hệ thống tên lửa PK như hai hoặc ba năm trước đây nữa. Bây giờ chúng tôi được giao phó nhiệm vụ hoàn toàn khác và hẹp hơn. Chuyên gia quân sự Liên Xô được phái đến một trung đoàn tên lửa PK này hay một trung đoàn tên lửa PK khác và biên chế thành nhóm. Trong nhóm này, thường bao gồm:
- trưởng nhóm, cho đến năm 1968 nhất định trong nhóm phải có phó trưởng nhóm phụ trách công tác chính trị;
- tham mưu trưởng, sau năm 1968, nhiệm vụ của tham mưu trưởng của một trong những sĩ quan nhanh nhẹn tháo vát của nhóm;
- kỹ sư trưởng;
- các chuyên gia cơ bản của các hệ thống thuộc tổ hợp tên lửa PK;
- một bác sĩ.


Tình bạn chiến đấu

Toàn bộ nhóm vào khoảng 10-15 người. Nhóm của chúng tôi trong thời gian này chỉ vừa được thành lập, vì những người tiền nhiệm của chúng tôi đã về Tổ quốc, và đến đây toàn các chuyên gia quân sự mới và mới. Vì vậy lần này đến có tôi, Nikolai Kanivets từ Ukraina, Alexey Rybakov từ Leningrad và bác sĩ hình như từ Ural.
Thành lập một nhóm và là trưởng nhóm - V.G.Zhuravlev, dại tá, chỉ huy một trung đoàn ở Ulyanovsk.
Kỹ sư trưởng - G.N.Dzevulsky từ Tallinn đến.

Chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam, mà chúng tôi hỗ trợ, thiếu tá Quyền Hận, một người gốc miền Nam Việt Nam. Ông từng có 3 năm học tập tại Liên Xô ở Học viện Thông tin Quân sự mang tên Budennyi, ông thông thạo tiếng Nga.

Chính ủy trung đoàn - Vũ Chiến - có nhiều quyền hơn (trên cả trung đoàn trưởng), chưa đến Liên Xô và không biết tiếng Nga.

Phó chỉ huy trung đoàn là Trần Đức Huế - một sĩ quan hiểu biết, có bảy năm học tập tại Liên Xô ở Học viện Budennyu. Tiếng Nga nắm rất vững, nhưng không bao giờ thể hiện điều đó khi giao dịch với chúng tôi. Là một người ủng hộ trung thành định hướng của Trung Quốc, ủng hộ hoàn toàn chính sách của Trung Quốc đối với Liên Xô, và do đó đối xử với chúng tôi khá lạnh nhạt.


Nhóm chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn TLPK 368

Bộ chỉ huy Việt Nam phái đến cho chúng tôi một đội phục vụ mười người, trong đó bao gồm: cán bộ quản lý, phiên dịch viên, lái xe, đầu bếp và các nhân viên lao công, như chúng tôi được hướng dẫn ở đại sứ quán của chúng ta, tất cả bọn họ đều có xu hướng là thành viên của Cơ quan An ninh Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam - là một nước có các truyền thống và thói quen đặc biệt. Từ những ngày đầu tiên ở đó cần phải làm quen với một hoàn cảnh mới mà chúng tôi chưa quen.

Người Việt Nam không thích sự suồng sã - vỗ vai, vỗ lưng, xoa đầu gối, đặc biệt là từ phía chúng tôi, những người châu Âu. Họ nói nhỏ nhẹ. Bạn gần như không bao giờ nghe tiếng la hét lớn. Trình diễn, ngâm thơ tại cuộc mít-tinh thì được phép, nhưng bạn cao giọng thì được coi là không lịch sự.

Tuy nhiên, họ lại là những con người rất thân thiện, hồ hởi, tươi cười. Nụ cười trên khuôn mặt của người Việt Nam khi anh ta nói chuyện với bạn là điều nhất định phải có: đó là một dấu hiệu của phép lịch sự.

Khi chúng tôi đến các trận địa chiến đấu, các quân nhân Việt Nam trước khi đi về vị trí họ làm việc, luôn luôn thết chúng tôi món trà xanh rất đặc. Bản chất họ vốn không vội vã. Sự chậm rãi này đã trở thành máu thịt của người Việt Nam. Và một đặc tính quan trọng của họ - tuân thủ quy định nghiêm ngặt hàng ngày. Họ dậy sớm vào buổi sáng, và đâu khoảng 6:00-6:30 bắt đầu làm việc. Từ 10:00-11:00 giờ (?) nghỉ ăn trưa, tiếp đến trước 14.00 (bao gồm cả giấc ngủ trưa bắt buộc). Và sau đó họ làm việc tiếp - đến 18:00.

Lịch trình này cũng được các phi công máy bay Mỹ nghiên cứu kỹ và họ tìm cách không kích đúng vào lúc người Việt Nam ngủ. Chúng tôi trong thời gian này cố gắng luôn có mặt trên các vị trí chiến đấu, để trong trường hợp bị kẻ thù tấn công sẽ nhanh chóng đưa tiểu đoàn tên lửa phòng không sang trạng thái sẵn sàng đẩy lùi cuộc không kích. Đôi khi chúng tôi phải nói chuyện nghiêm túc với các chiến sĩ khác của QDNDVN về giấc ngủ trưa truyền thống và sự chậm rãi của họ. Một đôi lời về xe đạp. Có thể hôm nay tình hình đã thay đổi phần nào, nhưng thời gian chúng tôi ở đất nước này đã để lại ấn tượng rằng chiếc xe đạp - không chỉ là phương tiện di chuyển, mà còn là một thành viên của các gia đình Việt Nam theo đúng nghĩa đen ... Trên chiếc xe đạp người dân địa phương đi làm việc, ra trận địa chiến đấu, đi thăm nhau. Và thường ta được thấy cảnh trên một chiếc xe đạp ... là cả gia đình.
..........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2014, 07:24:40 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2014, 01:59:00 am »

Một chiếc chiếu cũng được gắn vào xe đạp, người Việt Nam sẽ ngủ trên đó, và tất nhiên, một chiếc túi mua sắm nữa. Mua được một chiếc xe đạp thời đó là ước mơ của mỗi người Việt Nam mà họ không có. Và đây nữa: phương tiện giao thông này đòi hỏi có cơ sở sửa chữa thích hợp. Đó là lý do tại sao dọc đường giao thông và các con phố ở các thành phố, chúng ta nhìn thấy những "cửa hàng" nhỏ, chỉ gồm một chiếc hòm chứa một bộ đơn giản các công cụ và vật liệu như: keo dán, những miếng lốp xe, những chiếc khóa, những chiếc bơm. Bất cứ ai nuốn cũng có thể vá chiếc xe của mình, bơm săm xe. Đồng thời sở hữu những "xưởng" này chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Hầu như tất cả đàn ông đã ra trận.

Dấu vết sự lo lắng về chiến tranh trên khuôn mặt người Việt Nam, chúng tôi gần như không bao giờ thấy. Họ cười vui vẻ, bàn luận về các hoạt động hàng ngày của họ. Mặc dù không ai quên sự nguy hiểm rình rập. Dấu hiệu của chiến tranh, tức là các hố bom, đạn, đống đổ nát của các ngôi nhà lớn và các nhà máy thì rất nhiều. Chúng tôi được nghiêm khắc cảnh báo rằng không thể chụp bất cứ hình ảnh nào khi có mặt giới lãnh đạo Việt Nam, những người sẽ chỉ ra kết quả của cuộc chiến tranh này.

Cây cầu chiến lược chủ yếu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội đã hoàn toàn bị đánh sập, nhưng người Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục lại phần lưu thông của nó.



Các tiểu đoàn tên lửa PK của trung đoàn chúng tôi chiếm lĩnh các trận địa trên các lối vào Hà Nội và có nhiệm vụ: ngăn chặn các cuộc không kích vào thành phố, các cơ sở và cây cầu của nó. Do trung đoàn chuyển từ khu vực phía nam của Việt Nam tới và trực thuộc BTL Phòng không và Không quân, nên có sự thay thế đội ngũ quân nhân. Nhiệm vụ của chúng tôi là trong một thời gian ngắn, phải đào tạo cho đội ngũ quân nhân kiến thức về khí tài, sử dụng nó trong chiến đấu, sửa chữa khi nó hư hỏng, và, tất nhiên, cùng với các chiến sĩ QDNDVN tham gia trực tiếp đánh trả các cuộc không kích của đối phương.

Những ngày đầu tiên tại Việt Nam rất nặng nề vì phải chịu cái nóng bức nhiệt đới. Liên tục khát nước. Các đồng chí Việt Nam thuộc đội phục vụ chuyên gia cung cấp cho chúng tôi nước uống. Đi thực hiện nhiêm vụ ở các tiểu đoàn tên lửa PK chúng tôi thường sử dụng xe UAZ do Rumani sản xuất, trên xe chỗ ngồi bố trí dọc bên hông. Trong không gian này người Việt Nam đặt cho chúng tôi tất cả các đồ uống có thể từ bia cho đến các loại nước chanh. Nhưng trời nóng đến nỗi chúng tôi uống sạch các loại chất lỏng trên trước khi xuống đến trận địa. Dưới các trận địa chúng tôi uống nước đun sôi và trà, mà các đồng chí Việt Nam rất sẵn lòng thết chúng tôi.

Làm việc thì phải khắc phục rào cản ngôn ngữ. Điều đó đặc biệt gây khó khăn trong quá trình đào tạo các chiến sĩ hiểu và làm chủ khí tài và sử dụng nó trong chiến đấu.



Khi giải thích hoạt động của các thiết bị này khác thuộc hệ thống tên lửa PK ta gặp phải nhiều thuật ngữ không thể dịch được. Binh sĩ không hiểu rõ người ta đang giảng về cái gì, họ đưa ra rất nhiều câu hỏi. Và chúng tôi gần như phải giải thích trên đầu ngón tay thuật ngữ này hay thuật ngữ kia hiểu đúng sẽ như thế nào và diễn giải cho điều gì. Sách kỹ thuật và sách dạy sử dụng khí tài không có. Và bởi vậy cần phải dùng tài liệu sao cho họ có thể viết càng nhiều càng tốt, vẽ sơ đồ và tiếp tục sử dụng tài liệu này khi khai thác hoạt động các tổ hợp tên lửa phòng không. Giảng đường cho dạy học không có. Người Việt Nam xây dựng trực tiếp rạp che trên trận địa, lợp lớp phủ bằng lá chuối hoặc lá cọ để tránh mặt trời đốt nóng. Bàn ghế cũng không có. Binh sĩ ngồi ngay trên mặt đất, trên chiếu và ghi chép người thì bằng bút chì người thì bằng bút mực, tất cả những gì chúng tôi cắt nghĩa cho họ. Bảng đen của nhà trường phổ thông cũng không, vậy nên chúng tôi tự mình ghép các tấm gỗ thông thường lại, sơn chúng thành màu đen và viết rồi vẽ trên đó. Trên bức ảnh này tôi đang dạy các chiến sĩ một tiểu đoàn TLPK về sơ đồ khối của tổ hợp tên lửa PK.

Bộ Chỉ huy Việt Nam đã lựa chọn vào binh chủng tên lửa phòng không những người ưu tú nhất, có học vấn tốt nhất, thông minh nhất và nhanh nhẹn nhất. Nhưng vẫn còn nhiều người có trình độ không hơn lớp 4 lớp 7. Vì vậy, chúng tôi phải tổ chức các lớp học không chỉ về khí tài quân sự, mà còn về các chủ đề chung, đặc biệt các lớp toán và vật lý.

Ban đầu rất khó giải thích cho các chàng trai trẻ Việt Nam vừa đến rằng, họ đang tiến hành một hình thái chiến tranh mới, khi không nhìn thấy trực diện kẻ thù, không thể đấu võ tay không với hắn ta, bắt nó "trên đầu ruồi" trong khe ngắm khẩu súng trường hay súng tự động. Trong trường hợp này chúng ta phải làm việc với các khí tài radar. Ở đâu ăng-ten quay của đài điều khiển SNR phát hiện được các mục tiêu trên không cách vài chục cây số và dẫn đường cho đạn tên lửa có điều khiển bay tới các mục tiêu đó theo những quy tắc nhất định. Và chúng ta phải trao những gì cần thiết cho các chàng trai Việt Nam. Họ bền bỉ cố gắng để hiểu được môn khoa học chiến đấu không dễ dàng này, họ nghiên cứu các khí tài.


Nhóm chuyên gia chúng tôi ngày 23 tháng 2 năm 1969.

Ngày và đêm họ ngồi mò mẫm các sơ đồ mà chúng tôi đưa cho họ, nghiền ngẫm các công thức toán học, học cách định hướng trong các cabin của tổ hợp tên lửa phòng không, nắm được ý nghĩa của một nút nhấn này hay nút nhấn kia, hoặc một chuyển mạch trên bàn điều khiển. Họ học cách nhận dạng cho đúng một mục tiêu trên không trên màn hiển thị nhấp nháy.

Các tiểu đoàn tên lửa phòng không hoạt động trong im lặng hoàn toàn, chỉ nghe tiếng ồn đơn điệu của các máy phát diesel đang làm việc, và tiếng ra lệnh thực hiện các thao tác nhất định. Và khi qua mạng thông báo nhận được tin máy bay địch đang có mặt trên bầu trời mà radar không nhìn thấy chúng, sự căng thẳng lên đến mức giới hạn. Rồi khi họ phát hiện ra mục tiêu trên không, và người ta đặt tên lửa ở tư thế sẵn sàng phóng, ta nghe tiếng thở ra rất sâu của đội ngũ quân nhân. Sau đó, vang lên một âm thanh mạnh mẽ giống như tiếng một vụ nổ, quả đạn bay vút lên trời, để lại phía sau một đuôi lửa sáng chói. Rồi tất cả lại trở về im lặng. Mọi người chờ đợi kết quả. Nếu tên lửa nổ ở vùng mục tiêu, vậy thì mục tiêu đã bị tiêu diệt, khi đó niềm vui bùng nổ không giới hạn. Thường sau mỗi trận đánh, chúng tôi tập hợp toàn bộ quân nhân của tiểu đoàn tên lửa phòng không và phân tích các hoạt động của họ, đồng thời rút ra các kết luận liên quan.



Cùng với việc lên lớp đào tạo đội ngũ quân nhân, cần tiến hành công tác đưa khí tài quân sự vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện công việc sửa chữa và điều chỉnh thích hợp. Đã nhận được các khí tài chiến đấu mới. Nhóm chuyên gia sống ở làng Quang Bình, tỉnh Hà Tây - cách Hà Nội 30 km. Chúng tôi chú trọng nhiều đến việc ngụy trang các khí tài của tổ hợp tên lửa PK, để kẻ địch không dễ dàng phát hiện được nó từ trên không. Trên ảnh có thể thấy chúng tôi ngụy trang đài điều khiển tên lửa ra sao. Chúng tôi sử dụng để ngụy trang những tàu lá chuối lớn và những cành lá cọ.

Còn trên tấm ảnh này ta thấy những cảnh ngụy trang trận địa và khu vực lân cận một tiểu đoàn tên lửa phòng không. Vào tháng Bảy năm 1968, kẻ thù không tiến hành hoạt động quân sự tích cực ở khu vực thủ đô Hà Nội của Bắc Việt Nam, nhưng chúng tăng cường đáng kể các cuộc không kích xuống thành phố Hải Phòng, cảng biển chính của đất nước, qua đó viện trợ cho Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đổ về, và tất nhiên, chủ yếu là viện trợ từ Liên bang Xô Viết.



Chúng tôi cho rằng mình đã rất may mắn. Đã hai tháng kể từ khi chúng tôi ở Việt Nam, nhưng không có cuộc không kích nào của đối phương, không có hoạt động chiến đấu. Cứ nghĩ rằng chiến tranh sắp kết thúc, và chúng tôi sẽ rời khỏi Việt Nam. Nhưng bộ chỉ huy biết rõ hơn. Và kế hoạch của đối phương, chắc chắn họ biết rõ hơn chúng tôi tưởng.

Vì vậy, ngày 12 tháng 8 năm 1968, chúng tôi chuyển quân xuống gần Hải Phòng. Nhiệm vụ chính đặt ra cho trung đoàn là ngăn chặn các cuộc không kích của đối phương vào cảng. Không kích các công trình và cầu cống. Kể từ khi cuộc chiến tranh này bắt đầu, người Mỹ luôn cố gắng cắt đứt Hải Phòng khỏi phần còn lại của đất nước, vì Việt Nam thông qua cảng biển này nhận được phần lớn viện trợ quốc tế từ khối các nước xã hội chủ nghĩa. Thành phố này nằm ở đồng bằng sông Hồng, con đường ô tô dẫn từ thành phố ra đi qua các kênh, các đường ống dẫn, qua rất nhiều cây cầu. Vì vậy, kẻ thù luôn cố gắng giáng đòn tấn công chủ yếu xuống các cây cầu. Nhưng trước khi tự do tấn công các cơ sở, không kích thành phố, bến cảng, kẻ thù cần phải tiêu diệt hệ thống phòng không của khu vực, nghĩa là tiêu diệt các tổ hợp tên lửa phòng không của chúng tôi. Và mặc dù chúng tôi còn chưa chiến đấu với kẻ thù, chúng tôi vẫn đang chuẩn bị không mệt mỏi cho điều này và toàn bộ quân nhân của trung đoàn cũng sẵn sàng.
........
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2014, 01:56:29 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2014, 12:20:08 pm »

Thời điểm đó chúng tôi sống trong làng Cả Phụ, cách thành phố Hải Phòng 15 km.
Tôi sẽ kể một chút về chuyện ngôi làng này, trên thực tế, là ngôi làng điển hình cho toàn bộ nước Việt Nam. Trong bóng râm cây cối rậm rạp là các túp lều nông dân chen chúc một cách ngẫu nhiên - một vài cái trụ và dầm, các tấm phên tre nhẹ làm liếp ngăn, ban ngày một trong các tấm ấy được cất đi hoặc mở ra. Mái nhà lợp lá cọ hoặc lá chuối, hoặc rơm rạ. Chúng tôi gọi các túp lều này là "bungalo", và thực tế sau này người Việt Nam bắt đầu gọi chúng như vậy. Giữa những túp lều là các vạt rau và vườn cây ăn trái nếu kích thước cho phép, họ trồng khoai mỡ (khoai lang), ớt, trái cây, cỏ ăn được, chuối, và trên giàn tre - cà tím dài cả mét và dưa chuột dài đến nửa mét. Lang thang tự do trong làng là những chú lợn con da đen, lũ vịt, gà, những con chó nhỏ béo mẫm - thịt chó được đặc biệt ưa chuộng tại Việt Nam (đó là món khoái khẩu của họ). Trong nhóm chuyên gia của chúng tôi có nuôi một con chó nhỏ có tên lóng Sharik, chúng tôi rất yêu nó và luôn cố gắng cho nó xơi một món ngon nào đó. Sau đó con chó biến mất. Và chỉ đến trước khi ra đi, chúng tôi mới biết thêm rằng ngày 16 tháng 2 năm 1969 trong dịp Tết (Năm Mới lịch Việt Nam), nó đã được bày trên bàn tiệc ngày lễ.

Chúng tôi được bố trí ở rìa làng trên sườn một ngọn núi lớn. Nơi đó rất nhiều cây xanh và dưới màn ngụy trang cây xanh này người ta làm cho chúng tôi một "bungalo". Chúng tôi có một máy phát diesel nhỏ, đảm bảo cấp đện cho chúng tôi vào buổi tối. Bộ chỉ huy Việt Nam làm cho trưởng nhóm một ngôi nhà nhỏ ở ngay trên sườn núi, cao hơn chỗ chúng tôi một chút, tại đó ông thường xuyên gặp gỡ BCH Việt Nam, giải quyết các vấn đề hàng ngày. Còn đội phục vụ ở trong làng, cách các túp lều của chúng tôi năm mươi mét.



Chúng tôi đã sống trong bungalo này. Trong nhà người ta tính toán vi khí hậu thậm chí rất tốt. Không nóng. Nhà được thông gió tốt.

Chảy dọc làng là một con sông rộng khoảng mười mét. Nước sông vô cùng bẩn, như thể một dòng bùn đất chảy trên núi xuống. Nhưng những đứa trẻ ở địa phương rất thích nhảy từ trên bờ dốc đứng xuống dòng xoáy của con sông này để tắm. Đôi khi chúng kéo tay chúng tôi, rủ chúng tôi bơi với chúng. Chúng tôi tất nhiên từ chối, và chống lại theo cách có thể. Nhưng cái chính là không bao giờ có đứa trẻ nào bị ốm do ngâm mình trong dòng bùn ấy. Gần làng là những cánh đồng lúa. Trên các cánh đồng ấy có nhiều hố bom, hố có kích cỡ khác nhau đường kính từ 5 đến 20 mét, còn độ sâu từ 1 đến 5 mét. Đi bộ ngoắt nghoéo một chút ta có thể tiếp cận các hố bom này. Một lần chúng tôi đi ngang qua các hố bom trên và nhìn thấy trong đó có cái gì đó đang lượn giống hệt cá. Chúng tôi chế cần cầu và quyết định cố gắng câu lấy một cái gì đó. Và quả thật, chúng tôi bắt được rất nhiều cá con. Bản thân chúng tôi sau đó phải chuẩn bị cả một xô đầy để chứa. Cá rất ngon, và quan trọng nhất, nó nhắc ta nhớ đến món ăn Nga của chúng tôi.



Trải qua ba tháng đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi đã nhận thấy tất cả những "vẻ đẹp" của khí hậu nhiệt đới. Trước hết, đó là nhiệt độ và độ ẩm. Toàn bộ thân thể ta luôn ẩm ướt. Ngay cả khi trời không nóng, ta vẫn có vẻ tắm trong hơi ẩm. Không khí lơ lửng bụi nước. Nếu ta giặt quần áo và treo lên cho khô, mà không có ánh nắng mặt trời, nó vẫn thế, ta vẫn cứ phải treo đồ ướt, rồi thì đồ sẽ bị phủ nấm mốc. Như các bác sĩ của chúng tôi từng nói, đây là môi trường không khí lý tưởng cho sự sinh sản các loại vi trùng khác nhau. Đặc biệt khó ở là những người béo. Do cơ thể luôn ẩm ướt, bị kích thích thường xuyên, và khi xung quanh đầy bụi đỏ, da sẽ nổi mụn ngứa, phát ban - gây ra bệnh phát ban nhiệt. Bao nhiêu năm đã trôi qua, vậy mà các dấu phát ban nhiệt này đến giờ bạn vẫn cảm thấy. Bắt buộc phải ngủ trong màn chống muỗi, vì muỗi và tất cả các loại sinh vật giống như vậy có ở đây quanh năm. Nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 2: +10 đến +16 độ, còn độ ẩm vẫn như vậy, có vẻ như tất cả ướt sũng, và cái lạnh như cắt da. Người Việt Nam cả đàn ông và phụ nữ, thường mặc quần áo để lỏng cơ thể, những loại quần áo nhẹ nhất có thể. Họ ngủ trên chiếu. Ý nghĩa sâu sắc của nó nằm ở chỗ, bạn nằm trên vật cứng, bạn như được thổi mát, và bạn không trở nên quá nóng. Nếu bạn nằm trên giường mềm, nó sẽ bao bọc bạn, làm nóng bạn và tạo cho bạn cảm giác rằng bạn bị một miếng gạc nóng bao quanh - đó là khi mùa hè. Vào mùa đông, khi nhiệt độ không cao như vậy và độ ẩm 98%, điều đó trở nên khá đáng sợ, bạn nằm trong một cái chăn ẩm ướt toàn bộ, như thể trong một cái bình thủy lạnh. Quần áo mà người ta phát cho chúng tôi tại Moscow, nói cho nhẹ nhàng, không hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu, nơi chúng tôi ở. Đặc biệt áo choàng phủ cao su ngoài nhìn rất kỳ dị, nhưng quan trọng nhất là không cho không khí lọt qua ...



Khi bạn mặc nó, đặc biệt vào mùa đông hoặc lúc có mưa lớn, bạn bốc hơi như trong một bình thủy. Bức ảnh cho thấy đồng phục của chúng tôi về mùa đông.

Chúng tôi đi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại các tiểu đoàn tên lửa PK bằng xe con sản xuất tại Rumani, giống như xe con UAZ Liên Xô. Nhưng do đường bị đánh nát mà chúng tôi phóng xe ở tốc độ khá cao nên bị nhồi lắc, va chạm đến mức cơ thể đầy vết bầm tím. Ngoài ra, khi đi làm nhiệm vụ xong trở về chỗ ở, thường là người đẫm mồ hôi, dơ bẩn, mà chẳng hề có điều kiện sinh hoạt nào một cách tự nhiên. Chúng tôi quyết định làm cho mình một nhà tắm có vòi sen. Một lần người ta vận chuyển đạn tên lửa đến kiểm nghiệm tại một khu vực đặc biệt. Đó là một thị trấn quân sự chính quy, nơi các chuyên gia Liên Xô chúng ta, chủ yếu đến từ các nhà máy sản xuất khí tài này, làm công tác sửa chữa, phục hồi, cải tiến, cả đạn và tổ hợp tên lửa PK. Tại đó chúng tôi nhìn thấy nhà tắm vòi sen dã chiến của họ. Họ kiếm một chiếc thùng nào đó, đục các lỗ thích hợp, đặt nó lên trên cao, rào chỗ đó lại bằng các tấm chắn, và phòng tắm đã sẵn sàng. Vào buổi sáng ta đổ đầy nước vào thùng, và buổi tối, khi trở về từ trận địa, ta có thể tắm vòi sen, nước được đun nóng bởi đã phơi cả ngày. Trên ảnh, chúng tôi đang đùa vui làm lễ khai trương nhà tắm hoa sen cổ xưa này, điều làm chúng tôi rất hài lòng.

Khi đi thực hiện nhiệm vụ chúng tôi thường phải đi xe qua cảng thành phố Hải Phòng và một lần đã ở khá gần với một con tàu hàng đến từ Liên Xô. Muốn nói chuyện với các chàng trai Nga, biết tình hình ở quê hương. Nhưng lực lượng tự vệ, dàn đội hình bảo vệ tàu không cho phép đến gần tàu quá 100 mét. Chúng tôi hét lên với các đồng bào của mình, nhưng do tiếng ồn của cảng đang làm việc nên không ai nghe thấy chúng tôi, chúng tôi vẫy tay và tiếp tục đi thi hành nhiệm vụ.

Tôi sẽ nói vắn tắt về chuyện dinh dưỡng. Phần lớn người dân Việt Nam, chưa bao giờ được sống ấm no trong lịch sử. Họ có một hệ thống tem phiếu cho hầu hết các loại thực phẩm (ngoại trừ, có lẽ là sản phẩm nông nghiệp được trồng ngay trên mảnh đất họ ở và các sân sau). Tem phiếu cũng áp dụng cho vải, xà phòng, dầu hỏa, gỗ, giấy, thậm chí cả kem đánh răng, trà, thuốc lá, cà phê. Định mức hàng tháng thấp nhất là đường - khoảng 150 gram, thịt hoặc mỡ - khoảng 350 gram. Trẻ sơ sinh dưới 15 tháng phải được một tháng 4-6 lon sữa đặc quý giá và các tiêu chuẩn đường và thịt bổ sung. Các hàng hóa khan hiếm nhất được phân phối tại các cuộc họp toàn thể dân cư. Ngoài ra, chúng tôi đã thấy rất nhiều chợ xép trên các tuyến đường hoặc tại các giao lộ, bán một số loại rau và trái cây. Thỉnh thoảng người ta bán một xâu ếch, những con tôm nhỏ, những mớ tép. Chúng tôi không nhìn thấy những hàng người rồng rắn xếp hàng dài một cách đặc biệt,. Nông dân không được Nhà nước cung cấp gạo, họ phải cung cấp cho chính mình, và còn chia sẻ thêm cho thành phố.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã giúp người Việt tồn tại qua thời điểm khó khăn, cung cấp cho họ lương thực thực phẩm, máy móc các loại, máy kéo, và hàng tiêu dùng thông thường. Nhờ sự hỗ trợ này, nhân dân Việt Nam có thể bền bỉ tiến hành cuộc chiến tranh không dẽ dàng chống lại một kẻ xâm lược hùng mạnh. Chúng tôi, các chuyên gia quân sự Liên Xô, được tổ chức nuôi ăn khá tốt và không gặp phải tình trạng thiếu lương thực. Tại Hà Nội, đã thành lập một cơ sở cung cấp thực phẩm đặc biệt, và ở những nơi đóng quân chính quyền tỉnh sẽ cung cấp đồ ăn riêng.


BCH trung đoàn ngày 23 tháng 2 năm 1969. Нàng trước ở giữa là trưởng nhóm Мukhanov cùng BCH trung đoàn TLPK; hàng sau bên trái là Volkov Viktor, bên phải là Bataev Stas.

Tùy thuộc vào mùa mà trên bàn ăn có các loại rau quả sau: hành tây, cà chua, dưa chuột. Hiếm khi có củ cải và hạt tiêu. Trái cây: cam, chuối, quýt, không hiểu sao toàn màu xanh lục, cũng như bưởi và chanh. Về mùa hè xuất hiện một thời gian ngắn, nhãn - một loại trái cây sần sùi vỏ màu hơi xanh, có thể bẻ, bóc lớp vỏ màu xanh lá cây hoặc màu hơi vàng, dưới lớp vỏ - là lớp cùi trắng, ngọt lịm có hạt màu đen. Đôi khi chúng tôi được cho ăn xoài và mít, có lớp cùi ngọt-chua, sền sệt. Nó có tác dụng giải khát tốt khi trời nóng và làm mát.

Và, tất nhiên, là dứa. Chúng mọc trên những lô đất nhỏ, như bắp cải trồng ở khu nhà nghỉ ngoại ô của chúng ta. Các khóm cây xương rồng có những chiếc lá kim lớn phân chia mảnh đất này với mảnh đất kia. Chúng tôi một lần nhìn thấy gần trận địa một tiểu đoàn tên lửa phòng không một rẻo đất có trồng các khóm dứa. Chúng tôi đến gần hàng rào và qua các khe trống giữa các lá cây xương rồng nhìn thấy những quả dứa chín. Vậy là mong muốn bẻ lấy một vài trái dứa không kìm giữ được, nhưng cần sao cho không phải leo dưới bụi cây xương rồng mọc ở đó, và còn có một con chó, khi nhận ra, nó sẽ nhảy xổ vào phía chúng tôi. Chúng tôi nhanh chóng lùi lại, nhưng nơi chúng tôi leo vào, không được đánh dấu. Để chó không cắn, phải lội trực tiếp qua các gai xương rồng. Đương nhiên sẽ trầy xước kha khá.

Tuy nhiên, lương thực chính - là gạo. Chúng tôi ăn cơm hầu như hàng ngày. Đôi khi chúng tôi được ăn cả khoai tây như một món độn. Phục vụ đưa lên bàn ăn các món ăn chế biến từ bắp cải và tất nhiên là có món cá.

Khi không có các cuộc không kích của máy bay đối phương, chúng tôi chủ yếu làm công tác đào tạo cho người Việt Nam các kỹ năng bảo trì khí tài. Ngoài ra khi có kha khá thời gian rảnh, chúng tôi viết thư về nước, và viết trong ngày nhiều bức thư cùng một lúc.
........
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2014, 02:38:20 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #116 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2014, 12:58:13 pm »

Thường xuyên nhất là nhớ người thân. Niềm vui lớn nhất là khi nhận được thư nhà. Thư từ rất hiếm, đôi khi 2-3 tháng một lần. Bởi thế có khi nhận được 15-20 thư một lúc. Chúng tôi đọc đi đọc lại chúng nhiều lần, cứ như vậy đủ đến lần nhận thư sau. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ tin tức quê nhà với các đồng đội, và vì tất cả chúng tôi đến từ các vùng khác nhau của Liên Xô, nên một số vùng đại diện cho tình hình ở quê hương. Cậu con nhỏ của tôi vào tháng Sáu năm 1968, vừa được bốn tháng tuổi, bởi vậy vợ tôi vạch lên trang giấy đường bao bàn tay nhỏ bé của cháu, và tôi mang theo trong túi áo mình cùng với bức ảnh của vợ và con trai là cả hình bàn tay cậu con trai nhỏ.


Nhóm chúng tôi, ngày 23 tháng 2 năm 1969.

Ngày 29 tháng 8 năm 1968 tại Hải Phòng chúng tôi có mặt trong buổi lễ kỷ niệm ngày Độc lập của Việt Nam. Buổi lễ rất trọng thể. Thực tế thì chúng tôi, những người trẻ tuổi, nói chung chưa bao giờ tham dự các sự kiện như vậy, đó chính là một sự kiện không thể quên. Bây giờ, sau nhiều năm, mọi việc vẫn như đang ở trước mắt tôi. Sau buổi lễ trên quảng trường thành phố diễn ra một cuộc mít tinh lớn, có hơn nghìn người tham dự. Người Việt hét vang với chúng tôi "Liên Xô! Việt Nam! Muôn Năm!", nghĩa là: "Tình hữu nghị Xô-Việt sống mãi". Sau đó tại nhà hát người ta tổ chức một buổi hòa nhạc lớn.

Và thế là kết thúc những ngày hòa bình êm ái đối với chúng tôi. Kẻ thù vào thời điểm này bắt đầu tấn công xuống các cơ sở và thường dân.

Trong tháng chín năm 1968 trung đoàn của chúng tôi đã nhiều lần đánh trả các cuộc không kích của đối phương. Ví dụ ngày 23 tháng 9, trung đoàn đã phóng 10 quả đạn vào các máy bay địch. Máy bay địch rất nhiều. Nhưng những kẻ xâm lược đường không sử dụng nhiễu, các động tác cơ động tránh tên lửa, cố gắng bằng mọi cách thoát khỏi bị tiêu diệt. Tuy nhiên, tiểu đoàn 34 của trung đoàn chúng tôi, mà khí tài của nó, một ngày trước khi kẻ thù tấn công, được chúng tôi kiểm tra và điều chỉnh một cách cẩn thận, đã bắn hạ một máy bay kẻ thù bằng quả đạn sau cùng, chiếc máy bay rơi xuống biển. Chúng tôi có mặt ở nơi đóng quân thường xuyên và theo dõi trận đánh như thể từ bên ngoài. Chỉ huy của chúng tôi sau trận đánh đó đã quyết định dù bất kỳ lý do nào sẽ phải có mặt tại các trận địa của tổ hợp tên lửa phòng không. Bộ chỉ huy Việt Nam không muốn nhìn thấy các quân nhân chúng tôi ở các trận địa của tiểu đoàn tên lửa PK khi đang có cuộc không kích của máy bay địch, vì lý do an toàn cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi, với sự hỗ trợ của bộ chỉ huy cao cấp Liên Xô, vẫn tự mình ra trận địa và cố gắng không bỏ lỡ cuộc không kích của máy bay địch.

Ngày 27 tháng 9 tiểu đoàn trên lại bắn rơi một máy bay địch. Chúng tôi lập tức lên xe đi đến nơi rơi máy bay để thu thập những mảnh còn lại của nó. Nhưng do bắn máy bay địch còn có cả pháo binh và lực lượng dân quân (lực lượng này bố trí gần chỗ máy bay rơi hơn cả), nên tất nhiên chúng tôi đã không có được các mảnh xác máy bay. Đơn giản là người ta không cho phép chúng tôi tới nơi máy bay rơi. Sau đó, trên đài phát thanh và báo chí người ta thông báo rằng tại thời điểm đó các chiến sĩ PK Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn rơi một máy bay Mỹ. Mặc dù chúng tôi nhìn thấy chính quả đạn tên lửa của chúng tôi đã bắn hạ máy bay ... Và nói chung, ta nên lưu ý một cách thú vị rằng trên toàn nước Việt Nam người ta đang thực hiện công tác tuyên truyền rộng rãi tính hiệu quả của vũ khí bộ binh và pháo binh, thậm chí đến mức có thể làm tổn hại sự tuyên truyền cho các binh chủng PK hiện đại - tên lửa và máy bay. Có lẽ điều này được tiến hành để nâng cao tác động tâm lý đến lực lượng dân quân và nâng cao tinh thần của họ trong cuộc chiến đấu chống lại máy bay địch. Và thực sự, nếu một người ngồi trong chiến hào dưới trận oanh tạc, ở một mức độ nhất định anh ta sẽ cảm thấy mình như chú gà đang bị người ta săn. Và nếu anh ta có trong tay khẩu súng tự động hay súng máy, và anh biết có một trong một ngàn cơ hội bắn trúng chiếc máy bay đang bổ nhào, anh sẽ cảm thấy mình là một chiến sĩ, anh ta sẽ chiến đấu. Mà mong muốn chiến đấu giành tự do và độc lập của nhân dân Việt Nam thì rất lớn.


7.11.68 N.Каnivets và S.Bаtаеv cùng một đồng chí Việt Nam.

Kẻ thù nhận ra rằng mục tiêu của chúng chưa đạt được. Và chúng cố gắng lần này rồi lần nữa, lao tới các cơ sở của thành phố. Cần lưu ý rằng sau khi bắn vào kẻ thù, mỗi tiểu đoàn tên lửa đều phải nhanh chóng chuyển trận địa. Điều này đã trở thành quy định từ khi bắt đầu tham chiến của các tổ hợp tên lửa phòng không của chúng ta. Nếu không đối thủ sẽ nhớ vị trí của họ và sau đó sẽ ồ ạt ném bom các trận địa này.

Như vậy, sau trận đánh ngày 27 tháng 9 tiểu đoàn 34 anh hùng của chúng tôi khẩn trương thu hồi khí tài của mình và bắt đầu hành quân tới trận địa dự phòng. Chúng tôi kiểm soát quá trình thu hồi khí tài, dạy họ cách thu hồi tốt hơn và nhanh hơn, sau đó đi theo đoàn xe chở khí tài đến địa điểm thi hành nhiệm vụ mới. Trong quá trình di chuyển đoàn xe phải băng qua một lòng sông trên cầu phao. Tại đây người lái xe đầu kéo kéo xe "P" (xe thu-phát) bất ngờ ngoặt xe gấp, làm xe "P" lăn ra mép cầu phao. Xe "P" nghiêng hẳn, rồi từ từ lăn xuống sông. Sự việc được báo cáo lên bộ chỉ huy tối cao QDNDVN và bộ chỉ huy đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô. Bằng cách thực hiện các biện pháp cấp bách, dùng đầu kéo có tời, cabin P được kéo từ sông lên. Tất cả nghĩ - thế là xong một thiết bị đắt tiền. Ngày hôm sau, chúng tôi tháo tất cả các khối của cabin, mang chúng ra, trải dưới ánh nắng mặt trời và bằng cách đó đến cuối ngày đã sấy khô được thiết bị. Trong đêm, chúng tôi tập hợp rồi lắp lại tất cả các khối vào vị trí, mà phải làm điều đó rất khẩn trương, bởi vì ta không thể biết đối phương có kế hoạch không kích tiếp ra sao.

Sáng hôm sau, mọi thứ đã được chuẩn bị để đưa toàn bộ tổ hợp vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ban đầu chúng tôi quyết định tự mình đưa buồng máy cabin vào hoạt động, sau đó ra tắm sông. Chúng tôi nghĩ nếu có ngắn mạch trong mạng điện, sẽ cần phải sấy khô thêm một chút. Nhưng nếu nối mạch mà bình thường, thì chỉ cần điều chỉnh thiết bị là đủ. Sau khi làm dấu, chúng tôi đóng cầu dao. Không có ngắn mạch, khí tài đã làm việc. Chúng tôi điều chỉnh các tham số chiến đấu cho tất cả các thiết bị. Và hai giờ sau, toàn bộ tổ hợp tên lửa PK đã SSCD. Khi báo cáo BCH về việc này, họ không tin ngay rằng có thể làm được điều gì tương tự như vậy. Sau sự cố trên, (đặc biệt tin đồn về vụ việc đã lan ra toàn binh chủng) chúng tôi rất tự hào về khí tài của mình, chúng tôi nghĩ rằng không có khí tài nào có độ tin cậy cao hơn khí tài của chúng ta.

Kẻ thù như thể chờ đợi sự phục hồi của khí tài quân sự, chúng bắt đầu tiến hành liên tục các chuyến bay trinh sát. Và sau khi trinh sát thì máy bay chiến đấu bay tới.

Và đây ngày 25, tất cả ba tiểu đoàn của trung đoàn chúng tôi đã phóng đạn vào máy bay địch. Kết quả là chúng tôi đã bắn hạ một máy bay Mỹ, chiếc máy bay đó rơi xuống biển.


Ngày 2 tháng 9 năm 1968. Kỷ niệm 23 năm Quốc Khánh Việt Nam. Nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô cùng BCH trung đoàn TLPK Việt Nam.

Chúng tôi luôn mong muốn có được những mảnh xác của những chiếc máy bay bị bắn rơi đầu tiên. Chúng tôi cần cái đó không chỉ vì thực tế - chúng tôi đã bắn rơi máy bay địch, mà quan trọng nhất là lấy được vật bên trong của chiếc máy bay này và gửi đi theo nhiệm vụ, cụ thể là làm theo điều người ta hướng dẫn chúng tôi tại bộ phận tương ứng của Đại sứ quán chúng ta. Nhưng không may, do những trở ngại từ phía Việt Nam, chúng tôi không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được điều này. Tôi nhớ lại một trường hợp khi chúng tôi đi xe đến địa điểm rơi của một chiếc máy bay Mỹ bị tên lửa của chúng tôi bắn hạ. Trên đường đi có một cây cầu bắc qua một con lạch nhỏ. Chúng tôi đến gần cây cầu, còn nó đã bị đóng lại để sửa chữa và có khoảng một trăm người đang làm việc trên cầu. Nhưng thật thú vị khi nhận xét rằng, một ngày hôm trước chúng tôi đi xe qua cây cầu này, mà chẳng thấy có dấu hiệu hư hại nào cả. Đó là cách ngăn chúng tôi đến được nơi chiếc máy bay bị bắn rơi.

Tại Hà Nội, người ta lập ra một nơi giống như nhà kho chứa mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi để toàn dân đến xem, qua đây nâng cao tinh thần của người Việt Nam và các thành viên lực lượng vũ trang. Cạnh đó có một bảng lớn đề thông tin - ở đâu, khi nào, như thế nào và ai đã bắn rơi các máy bay Mỹ.

Đó là nơi mà chúng tôi nhìn thấy mảnh xác còn lại của những chiếc máy bay của bọn xâm lược, có lẽ có cả xác những chiếc bị bắn hạ bởi các tiểu đoàn của chúng tôi. Ngày 02 Tháng 11 năm 1968 người  Mỹ ra tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyến bay do thám của Không quân Mỹ vẫn tiếp tục, và chúng tôi đã tự tặng cho mình một món quà vào dịp những ngày lễ tháng Mười Một, - một máy bay trinh sát không người lái bị bắn rơi.
...........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2014, 09:57:32 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #117 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2014, 10:49:43 pm »

Nhưng đặc biệt vẫn gây ra rất nhiều rắc rối như trước kia là chiếc máy bay trinh sát bay nhanh và bay cao - máy bay do thám SR-71. Vì vậy, ngày 25 tháng 11, người ta di chuyển chúng tôi đến các trận địa mới bố trí giữa Hà Nội và Hải Phòng, gần với đường bay mà loại máy bay này thường bay qua. Trung đoàn được giao nhiệm vụ - tiêu diệt loại máy bay trên. Nhiệm vụ rất quan trọng. Máy bay đó bay ở độ cao 20.000 mét với tốc độ 3200 km / h. Bộ Chỉ huy Xô Viết phải chứng minh cho ban lãnh đạo Việt Nam rằng các tổ hợp tên lửa PK của chúng ta có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên không, và bằng cách đó nâng cao uy tín của vũ khí của chúng ta. Tại các trận địa mới, chúng tôi đã vài lần phóng đạn vào SR-71, nhưng không may, không đạt kết quả. Đạn tên lửa và tổ hợp tên lửa PK của chúng ta còn xa mới hoàn hảo.


Một đoạn phân tích và tổng kết của Bộ TTM QC Phòng không các LLVT Liên Xô về kết quả bắn SR-71 của tổ hợp TLPK S-75 trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoạị của KQ Mỹ ở miền Bắc Việt Nam những năm 1968-1969: 22 lần xạ kích, phóng 29 đạn, không kết quả. Nguồn: Tập thể tác giả. Xạ kích chiến đấu của các tiểu đoàn TLPK. Đặc điểm chung của các kết quả xạ kích chiến đấu // Binh chủng TLPK trong chiến tranh tại Việt Nam và tại Trung Cận Đông (trong giai đoạn 1965–1973) / Bộ TTM QC PK Liên Xô; Chủ trì chung thượng tướng pháo binh I. М. Gurinov. — М.: NXB Quân sự BQP Liên Xô, 1980.

Vào hôm trước ngày kỷ niệm cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại (06 tháng 11) toàn bộ các chuyên gia quân sự Liên Xô chúng tôi - được ban lãnh đạo quân sự của chúng ta triệu tập đến Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm trọng thể. Người ta tổ chức một buổi hòa nhạc lớn, trao quà tặng. Bộ Chỉ huy được đặt những câu hỏi về việc phong cấp hàm quân sự, vì thời hạn phong quân hàm của nhiều sĩ quan đã qua đi, mà thông báo trao cấp hàm chưa thấy tới. Chẳng bao lâu mệnh lệnh của Tổng tư lệnh lực lượng phòng không Liên Xô đã nâng quân hàm cho rất nhiều người, trong đó có tôi - được trao quân hàm "thượng úy". Nhưng trước đó Tư lệnh tập đoàn quân đã phong cho tôi quân hàm này. Vì vậy, tôi được hai lần phong "thượng úy".

Ngày 29 Tháng Mười Hai năm 1968, chúng tôi được nhận thiếp chúc mừng và quà tặng Năm Mới của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Mỗi người nhận một tờ thiếp có chữ ký của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên soái Grechko AA Trong gói quà gồm có:
- một ổ bánh mì đen,
- một hộp trứng cá muối,
- một hộp cà phê hòa tan,
- bốn kg xúc xích khô
- hai lon pho mát,
- một hộp xúc xích,
- hai lon cà phê với sữa đặc có đường
- hai lon cá trích hộp,
- ba gói bánh quy,
- mười gói thuốc lá "Phitil"
- một chai vodka "Stolichnaya".

Sau khi đón Năm Mới và gần như cho đến tận mùa xuân, kẻ thù không còn ném bom các mục tiêu ở Việt Nam. Nhưng máy bay trinh sát vẫn tiếp tục bay. Các tiểu đoàn của trung đoàn chúng tôi vẫn trực chiến thường xuyên và khi nhận được thông báo về các chuyến bay của máy bay trinh sát, chúng tôi nhanh chóng chuyển trạng thái chiến đấu và khai hỏa vào các máy bay do thám. Chẳng hạn, trong tháng Ba chúng tôi đã bắn hạ một máy bay trinh sát không người lái.

Cuối tháng Tư năm 1969, cả đoàn chúng tôi tổ chức tiễn tôi và Nikolai Kanivets về nhà, về Tổ quốc.

Theo truyền thống đã định từ những năm trước, BCH trung đoàn tên lửa phòng không QDNDVN và cả nhóm chúng tôi bày biện bàn tiệc theo phong tục Nga. Trên bàn, theo thói thường, có tất cả những thứ mà chúng tôi đã thấy gần như suốt cả năm. Và tất nhiên, có các món thịt gà, thịt lợn, thậm chí có thể có cả món thịt cầy (món này, tất nhiên, chúng tôi chưa biết), và toàn bộ các loại trái cây và rau quả kỳ lạ của miền nhiệt đới. Trên bàn có một lượng nhỏ bia và rượu gạo (Lúa Mới). Chúng tôi ngồi quây quần, nhớ lại lần đầu tiên tất cả chúng tôi tụ tập với nhau như thế nào, làm quen với nhau ra sao, thực sự trong thời gian ở đất nước này chúng tôi đã trở thành những người ruột thịt. Và ngày hôm sau là buổi tiếp tân dành cho những người lên đường về Tổ quốc của Bộ Quốc phòng nước VNDCCH. Trong buổi tiếp, nhân danh Chính phủ Việt Nam, người ta trao các phần thưởng, quà tặng và giấy chứng nhận. Sau buổi lễ, chúng tôi về sống tại khách sạn quốc tế Kim Liên chờ ngày khởi hành về Liên bang.


Nhóm thân binh. Trái sang phải: 1- kỹ thuật viên bệ phóng của chúng ta, 2- một bạn Việt Nam, 3- Bаtаеv Stаs, 4- Slizun Petro, 5,6,7- các đồng đội Việt Nam, 8- Volkov Viktor, 9- Kĩ sư trưởng của nhóm chuyên gia, 10- Volodia chuyên gia cabin P, tiếp theo là các bạn Việt Nam.

Nhưng do mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc vào thời đó xấu đi nhanh chóng, nên giao thông cả đường không, đường sắt từ Việt Nam tới Liên Xô qua Trung Quốc đã không hoạt động. Chỉ còn đường biển. Mà tàu từ Liên Xô tới cảng Việt Nam thời gian đó không có. Trong khi chờ đợi phương tiện vận chuyển, các buổi tối chúng tôi thường xuyên tụ tập cùng bạn bè, hát những bài hát cùng với cây đàn guitar đệm, cũng vào thời gian trên, những bài thơ về đất nước này đã nảy sinh. Một trong những "bài thơ" đó:

Tạm biệt

Thế là hết chuyến đi công tác,
Chúng tôi xếp những món đồ nhỏ nhặt vào chiếc vali.
Tạm biệt Việt Nam, những trận bom oanh tạc,
dường như đã xong kế hoạch của mình.
Ai đang tiếp tục sự nghiệp của chúng tôi,
chúc các anh - luôn luôn thắng lợi,
và đôi khi có dịp nhấp tách trà,
hãy nhớ đến chúng tôi, hỡi các chàng trai gan dạ.
Chúng ta đã biết nhiều hơn về báo động,
về những trái bom đủ kiểu và chiến tranh.
Chúng ta đã đến giúp nước Việt Nam tươi xanh,
mà đôi khi, nhiều người quên giấc ngủ.
Và ở nhà đang chờ đợi chúng tôi về đoàn tụ,
là những người thân: vợ, con, cha, mẹ.
Với họ chúng tôi có thể mạnh dạn trả lời,
rằng chúng tôi đã làm xong nghĩa vụ.
Và với lũ kền kền trên trời cao,
từ trên mặt đất trong bất kỳ trận đánh,
theo gương những cựu chiến binh thời Vệ quốc,
chúng ta luôn đẩy lùi kẻ thù đến phá sự yên tĩnh của trời xanh.

Dĩ nhiên, chúng tôi rất buồn khi nhìn các anh,
những người đang đi tiễn chúng tôi trên xe buýt,
các anh còn ở lại với chiến tranh,
làm tiếp nghĩa vụ của mình ở nơi xa Tổ quốc.
Thời gian trôi, chúng tôi thêm hiểu biết,
tình cảm của các anh khi đi tiễn chúng tôi,
chúng tôi hứa sẽ viết cho tất cả các anh,
mà không nghĩ thời gian bay nhanh.
Chúng ta không để cho những lời hứa hẹn,
biến thành những lời trống rỗng vô danh,
chúng ta hãy giản đơn khi tạm biệt,
chỉ làm theo một đạo luật chân thành:
Trong bất kỳ nhóm bạn nào khi gặp mặt,
bất cứ nơi nào có chúng ta tham gia,
chúng ta hãy luôn nâng cao ly thứ hai hoặc thứ ba,
nâng ly vì Việt Nam nơi ta từng chiến đấu.
Vì những ai để lại đây cuộc sống,
những ai bị thương trong chiến trận gian nan,
vì những ai còn khắc ghi mãi mãi
thời tuổi trẻ ở Việt Nam anh dũng của mình.

Vào cuối tháng 5 năm 1969 một chiếc IL-18 của Bộ Quốc phòng bay đến đón chúng tôi. Chúng tôi đã bay về nhà. Đó là một chuyến bay không chính thức của chiếc máy bay chở khách của chúng ta tới Moscow thông qua Ấn Độ và Pakistan, và còn vì có một số âm mưu xảy ra với máy bay. Chẳng hạn, khi hạ cánh để tiếp nhiên liệu tại Karachi (Pakistan), chúng tôi được đưa ra khỏi máy bay và đưa vào tòa nhà cảng hàng không, nhưng đúng thời gian này một chiếc máy bay Mỹ hạ cánh, chúng tôi nhanh chóng được đưa trở lại máy bay của chúng tôi, và chúng tôi cứ ngồi đó khi nó tiếp nhiên liệu, đó là một sự vi phạm thô bạo hướng dẫn. Nhưng điều này là cần thiết để từ máy bay Mỹ họ không nhìn thấy chúng tôi, nhằm tránh một vụ bê bối quốc tế. Khi bay gần đến Tashkent, cơ trưởng hỏi chúng tôi liệu có muốn hạ cánh để tiếp nhiên liệu tại Tashkent hay không, tất cả chúng tôi đồng thanh đáp: "Nếu đủ dầu về tới Moscow, thì cần gì phải đỗ ở đâu". Ai cũng muốn nhanh chóng về nhà...
Chuyến công tác quân sự của tôi tại nước Việt Nam xa xôi đã kết thúc như vậy đấy.

Báo quân đội Belarus "Vinh quang cho Tổ quốc" tháng 9 năm 2005.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2014, 08:42:16 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #118 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2014, 11:20:44 pm »

(nhat-nam.ru)

Đó là tình bạn chiến đấu chân chính


Thiếu tướng Antonov Yevgeny Mitrofanovich

Tác giả bài báo - cựu Tham mưu trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự Liên Xô binh chủng TLPK và là cố vấn quân sự bên cạnh Tham mưu trưởng QC PKKQ QDNDVN - sẽ kể tỉ mỉ về con đường khó khăn thành lập BC TLPK QDNDVN và hệ thống Phòng không Bắc Việt Nam trong điều kiện các cuộc không kích quy mô lớn của KQ Mỹ, về sự phối hợp và hiệp đồng tương trợ nhau của các cấp chỉ huy Soviet và Việt Nam. (Đăng lần đầu tiên).

Antonov Yevgeny Mitrofanovich, thiếu tướng. Tiến sĩ Khoa học Quân sự, giáo sư, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự
Sinh ngày 19/09/1929 tại Moskva.
Năm 1950, tốt nghiệp hạng nhất Trường sĩ quan Pháo Phòng không Gorky và được bổ nhiệm làm chỉ huy một trung đội, sau đó phó chỉ huy một đại đội thuộc trung đoàn pháo binh cận vệ 244 Quân khu Phòng không Moskva.
Năm 1957, tốt nghiệp Học viện Quân sự Chỉ huy Pháo binh tại thành phố Leningrad và tiếp tục phục vụ trên cương vị sĩ quan phụ trách của Phòng Huấn luyện Chiến đấu BTM PPK và TLPK QKPK Moskva thuộc QCPK.
Từ năm 1960 đến năm 1962 chỉ huy tiểu đoàn TLPK 1 thuộc trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ 236 Kirovsk-Putilovsk, sau đó sĩ quan phụ trách Phòng Tác chiến BTM TDQ PK đặc nhiệm số 1.
Năm 1966, chỉ huy trung đoàn TLPK 387 QKPK Moskva QCPK tại thành phố Arzamas-16.
Năm 1968, chủ nhiệm TLPK quân đoàn PK 7 QKPK Moskva. Từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 8 năm 1970 ông tham gia hoạt động chiến đấu tại Việt Nam trên cương vị tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự TLPK và chuyên gia quân sự bên cạnh tham mưu trưởng QC Phòng không-Không quân QDND Việt Nam.
Từ năm 1970 đến năm 1972 học viên Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên Xô.
Từ năm 1972 đến năm 1974: tư lệnh sư đoàn 5 tập đoàn quân phòng không độc lập 10, tư lệnh quân đoàn 11 thuộc tập đoàn quân PK độc lập 2, đại biểu Xô Viết Tối Cao Belorussia khóa 9, ủy viên Đảng bộ vùng Brest thuộc Đảng Cộng sản Belorussia.
Năm 1975, ông được bổ nhiệm phó Tư lệnh thứ nhất TDQ PK đặc nhiệm số 1 thuộc Quân khu Phòng không Moskva.
Từ năm 1978, giảng viên chính Khoa Nghệ thuật Tác chiến Chiến dịch PK Học viên Quân sự Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Phục vụ 45 năm trong Lực lượng Vũ trang Liên Xô, trong đó 30 năm - phịc vụ trong Lực lượng Phòng không Quốc gia.
Hiện nay, ông là cộng tác viên khoa học hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quân sự của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga.
Được tặng thưởng các Huân chương Sao Đỏ, "Phục vụ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang Liên Xô" hạng III và hạng II, huân chương Việt Nam "Chiến Công" hạng III. và 22 huy chương trong đó có Huy chương Việt Nam "Vì tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Mỹ".



Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã hoàn thành ngày 02 tháng 9 bằng tuyên ngôn thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DRV). Trong giai đoạn 1945-1954 nhân dân Việt Nam buộc phải bảo vệ tự do của mình chống lại sự xâm chiếm của thực dân Pháp.

Cuộc kháng chiến kết thúc bằng Hiệp định Geneva năm 1954. Nhưng việc tuyên bố thành lập trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam "Việt Nam Cộng Hòa" - một quốc gia bù nhìn thân Mỹ, đã vi phạm các thỏa thuận của hiệp định. Các cuộc tham vấn VNDCCH về tổng tuyển cử nhằm mục đích thống nhất đất nước của Việt Nam bị hủy bỏ và các chiến dịch trừng phạt đối với các lực lượng quốc gia yêu nước ở miền Nam Việt Nam đã được triển khai. Để đối phó với các biện pháp đàn áp của chế độ Sài Gòn và bọn quân phiệt Mỹ, nhân dân Nam Việt Nam đã vùng lên tiến hành cuộc chiến tranh vũ trang giải phóng dân tộc với mục tiêu thoát khỏi ách thuộc địa. Ngày 15 tháng 2 năm 1961 Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc xung đột vũ trang lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào công việc của Việt Nam nhằm theo đuổi những mục tiêu hoàn toàn xác định, chúng là một phần của chính sách xâm lược đất nước này trong thời kỳ "Chiến tranh Lạnh".

Thứ nhất, Mỹ âm mưu loại bỏ VNDCCH như một trong những tiền đồn tiến bộ ở Đông Nam Á.
Thứ hai, Mỹ có kế hoạch sử dụng Việt Nam như một bàn đạp để chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trong khu vực Thái Bình Dương.
Thứ ba, xâm chiếm Việt Nam, Hoa Kỳ hy vọng sẽ đảm bảo có được một cứ điểm tin cậy trên lục địa để triển khai các căn cứ không quân và hải quân, bao vây lục địa châu Á.
Quá trình cuộc đấu tranh vũ trang và cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, xét theo kết quả tác chiến-chiến lược có thể được chia thành hai giai đoạn - giai đoạn leo thang gây hấn (5 tháng 8 năm 1964 đến ngày 01 Tháng 11 năm 1968) và giai đoạn giảm dần quy mô cuộc chiến (từ tháng 11 năm 1968 - 27 tháng 1 năm 1973).

Ngày 02 tháng 8 năm 1964 Hoa Kỳ gây cuộc xung đột giữa các tàu của họ với các tàu phóng ngư lôi VNDCCH trong Vịnh Bắc Bộ, ngày 05 Tháng Tám, sử dụng điều này như một cái cớ, họ bắt đầu ném bom VNDCCH. Lào và Campuchia cũng đã phải chịu các cuộc tấn công. Ngày 07 tháng 8 Quốc hội Hoa Kỳ chính thức chấp thuận các hành động vô luật pháp của quân đội Mỹ. Từ năm 1965, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã trực tiếp tham gia hoạt động chống lại các lực lượng giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam.

Kế hoạch chiến lược của bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ dự định triển khai một cụm lực lượng vũ trang, sao cho đủ sức cô lập những người yêu nước ở miền Nam Việt Nam khỏi Bắc Việt Nam, Lào và Campuchia, do đó tạo điều kiện để đánh bại họ. Ngoài ra, họ vạch kế hoạch tổ chức các cuộc không kích lớn xuống các mục tiêu của quân giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng như các vùng giải phóng ở Lào, mà qua đó có các tuyến đường chính liên kết VNDCCH với Nam Việt Nam. Hạm đội 7 Hoa Kỳ cần phải ngăn chặn việc chuyển giao lực lượng và phương tiện của VNDCCH vào miền Nam Việt Nam bằng đường biển.

Quy mô và pham vi chiến đấu của các lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ chống lại VNDCCH đạt đến mức lớn nhất trong những năm 1966-1967. Trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam khoảng thời gian căng thẳng nhất là những năm 1967-1968.

Hoạt động quân sự chống lại VNDCCH và Nam Việt Nam là khác nhau đáng kể xét về mục tiêu, phương pháp hành động, các lực lượng và phương tiện huy động. Chống lại Bắc Việt Nam, kẻ xâm lược chỉ sử dụng lực lượng không quân và hải quân, theo đuổi mục tiêu phá hoại tiềm năng kinh tế- quân sự, sự đàn áp tinh thần của nhân dân và quân đội VNDCCH, buộc miền Bắc dừng sự giúp đỡ những người yêu nước miền Nam Việt Nam. Trong biên bản ghi nhớ của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ ngày 26 tháng 8 năm 1964, họ tuyên bố rằng chiến tranh đường không chống lại Bắc Việt là "cần thiết để ngăn chặn một sự sụp đổ hoàn toàn vị thế của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á".

Trong các hoạt động quân sự chống lại các lực lượng dân tộc yêu nước miền Nam Việt Nam ngoài Không quân và Hải quân Hoa Kỳ chủ động và tích cực sử dụng lực lượng mặt đất.

Sáu tháng đầu năm (từ 05 tháng 8 năm 1964 đến 07 tháng 2 năm 1965) máy bay Mỹ tấn công vào các đối tượng riêng lẻ của VNDCCH. Sau đó, bắt đầu từ ngày 07 tháng 2 năm 1965, họ bắt đầu thực hiện các vụ ném bom có hệ thống các cơ sở trên toàn lãnh thổ VNDCCH (ngoại trừ một dải hẹp biên giới với Trung Quốc).
Hạm đội 7 Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động phong tỏa và pháo kích các cơ sở trên bờ của VNDCCH. Được huy động tham gia các hoạt động này là 125 tàu chiến các loại và 650 máy bay.

Bằng những cuộc tấn công ồ ạt quy mô lớn của không quân (bao gồm cả không quân trên tàu sân bay), hoạt động bắn phá của pháo hạm và các hoạt động phong tỏa của hạm đội, kẻ xâm lược đã thành công trên một mức độ rõ rệt trong việc làm suy yếu tiềm năng kinh tế-quân sự của VNDCCH, làm giảm khả năng của họ trong việc hỗ trợ những người yêu nước miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, việc phân tán và ngụy trang các cơ sở kinh tế và quân sự quan trọng đã cho phép VNDCCH duy trì khả năng quốc phòng của đất nước ở mức độ cao.

Cuộc chiến đấu ở miền Nam Việt Nam diễn ra một cách khác. Sau khi tập trung vào tháng Chín năm 1965 một lực lượng đáng kể, bộ chỉ huy Mỹ có ý định phối hợp với các lực lượng của chính phủ bù nhìn, hoạt động trong khu vực Sài Gòn, chia cắt lực lượng mặt trận giải phóng dân tộc, cô lập và tiêu diệt họ từng phần. Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMN) bằng các hành động cơ động của mình đã làm thất bại kế hoạch của kẻ xâm lược. Quân đội Giải phóng liên tục tấn công quân đội và căn cứ đối phương, gây thiệt hại nặng về nhân lực và trang thiết bị cho chúng.

Các chiến dịch bao vây cụm quân giải phóng, loại bỏ các căn cứ của họ ở phía tây nam Huế vào tháng Tư-tháng 5 năm 1968 đã không thành công. Ban lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ buộc phải đồng ý đàm phán với VNDCCH trên cơ sở một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Các cuộc đàm phán bắt đầu từ 13 tháng 5 năm 1968 tại Paris, còn Hoa Kỳ từ ngày 01 tháng 11 tạm dừng các vụ ném bom xuống VNDCCH. Giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh này kết thúc như vậy.

Tuy nhiên, vào năm 1969 máy bay Mỹ nối lại các cuộc tấn công vào các mục tiêu và tuyến giao thông chiến lược của Bắc Việt Nam với cường độ khác, tiếp tục tiến hành trinh sát bằng máy bay không người lái trên toàn lãnh thổ VNDCCH, đôi khi huy động cho mục đích này cả các máy bay ném bom chiến lược B-52, và nếu phát hiện ra một trận địa phóng S-75 nào, thì ngay lập tức người Mỹ không kích phá hủy nó.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965 tại Việt Nam lần đầu tiên sử dụng phương tiện PK mới - các tổ hợp tên lửa PK, đã trở thành "mối đe dọa thực sự" lớn nhất đối với máy bay địch. Việc sử dụng SAM gây ra một cú sốc cho các phi công Mỹ. Khi bắt đầu không kích nhắm vào Đông Dương, Hoa Kỳ không có các  phương tiện chiến tranh điện tử hiệu quả. Chỉ trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh, tại Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược các phương tiện này mới có số lượng thật đủ. Nếu ở miền Nam Việt Nam, máy bay Mỹ ném bom đối phương mà không bị trừng phạt, thì với mỗi phi vụ chiến đấu ở VNDCCH, các phi công máy bay chiến thuật và phi công hải quân trên tàu sân bay có thể bỏ mạng với mức xác suất đáng kể. Không quân Hoa Kỳ buộc phải đột kích ở độ cao thấp, độ cao mà pháo PK (đặc biệt là PPK cỡ nhỏ) của LLPK VNDCCH chứng tỏ mình tốt nhất. Tuy nhiên, việc người Mỹ chuyển không quân tấn công sang bay trong các tốp mà mật độ đội hình chiến đấu thưa hơn có một số chậm trễ, mà nhiều lần các chuyên gia Liên Xô đã chỉ ra. Một ví dụ là việc phóng ba đạn tên lửa vào một tốp dày đặc 6 máy bay "Skyhawk" của tiểu đoàn do thiếu tá I.K.Proskurin chỉ huy (tiểu đoàn 61 trung đoàn 236, trận đánh ngày 26 tháng 8 năm 1965). Kết quả của đợt xạ kích này là ba máy bay đã bị bắn rơi, chiếc thứ tư bị thương rơi xuống Vịnh Bắc Bộ.



Với trận đánh đó Proskurnin được trao tặng Huân chương Sao Đỏ, và sau khi từ Việt Nam trở về, anh liên tục chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các sĩ quan chiến sĩ BCTLPK thuộc LLPK của đất nước. Sau trận đánh, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm tiểu đoàn tên lửa xuất sắc và chúc mừng toàn bộ quân nhân đơn vị vì chiến công đặc biệt (có ảnh đính kèm - Hồ Chí Minh trên trận địa phóng của tiểu đoàn thiếu tá Proskurnin). Sau này, đại tá I.K.Proskurnin chỉ huy thành công trung đoàn TLPK cận vệ 236 QKPK Moskva Quân chủng Phòng không.

Khi tôi còn là chỉ huy tiểu đoàn 1 trung đoàn TLPK cận vệ 236 Kirovsk-Putilovsk, thiếu tá I.K.Proskurnin là cấp phó của tôi, tiếp theo anh trở thành tiểu đoàn trưởng, và sau đó được phái đến Việt Nam theo đề nghị của tôi, mà tôi báo cáo với Tham mưu trưởng TDQ Phòng không đặc nhiệm số 1 Thiếu tướng N.A.Asriev. Đã có mệnh lệnh trực tiếp của Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng không Quốc gia về vấn đề cùng với việc cung cấp cho VNDCCH vũ khí và trang thiết bị quân sự, còn lựa chọn và gửi đến những cán bộ chỉ huy tốt nhất, các kỹ sư và kỹ thuật viên ưu tú nhất, họ gánh vác trọng trách của giai đoạn đầu tiên hình thành các binh chủng của quân chủng PK QDNDVN, đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ được giao phó cho lực lượng đó. Một trong những người đã hoàn thành xứng đáng mệnh lệnh của TTL, và là chỉ huy bệ phóng đó là trung sĩ Nikolai Kolesnik, người đã được trao tặng Huân chương Cờ đỏ.

Mỗi tổ hợp S-75, tùy thuộc tình hình được bảo vệ bởi một số khẩu đội PPK. Vì vậy, khi nỗi sợ hãi của các phi công Mỹ và bộ chỉ huy của họ buộc phải thực hiện các cuộc tấn công ở độ cao thấp, họ chịu tổn thất nặng từ hỏa lực pháo phòng không. Tính toán sai lầm của người Mỹ đánh giá thấp pháo phòng không khiến họ trả giá đắt. Ví như, trong giai đoạn 1965-1973 tổn thất của Không quân Hoa Kỳ do PPK là 66% (hơn 1.700 máy bay và UAV) trên tổng số thiệt hại của máy bay Mỹ ở Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, mỗi mục tiêu bị bắn đều bị tiêu diệt bởi một hoặc hai đạn (đạn TLPK có điều khiển). Kỹ năng xuất sắc và hiệu quả xạ kích cao, mà các chuyên gia Liên Xô đạt tới đã được thể hiện. Ngoài ra, ban đầu, như đã nói ở trên, máy bay Mỹ oanh tạc trên các độ cao trung bình thuận lợi cho tổ hợp TLPK xạ kích, điều mà đối với các kíp chiến đấu Liên Xô không phải chuyện khó khăn gì đặc biệt.

Trong tám tháng chiến đấu đầu tiên, chỉ một tiểu đoàn của Trung tá F.P.Ilinykh, biệt phái từ trung đoàn TLPK 387, mà tác giả các dòng này có vinh dự chỉ huy trong giai đoạn 1966-1968 ở Liên Xô, đã bắn rơi 24 máy bay Mỹ. F.P.Ilinykh được trao tặng các Huân chương Lenin, Sao Đỏ và các huân chương quân sự của Việt Nam. Với Đại tá PF Ilinykh tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ, khi ông phục vụ trong cơ quan chỉ huy QKPK Moskva QCPK. Đập ngay vào mắt ta là sự chắc chắn hợp lý trong các hành động của ông, trình độ được đào tạo rất cao và sự đánh giá khách quan các bên đối địch. Không thể không lưu ý các hoạt động chiến đấu thành công của các kíp chiến đấu trung đoàn tên lửa PK Bryansk 260, trung đoàn đã được trao tặng Huân chương Cờ đỏ (chỉ huy Đại tá V.V.Fedorov). Là Chủ nhiệm TLPK quân đoàn 7 Phòng không Quân khu PK Moskva QCPK, mà trung đoàn này là một đơn vị thành phần, tôi từng cẩn thận nghiên cứu kinh nghiệm chiến đấu của trung đoàn. Cùng với trung đoàn này, trước khi tôi bay đi VNDCCH, trên cương vị chỉ huy xạ kích, tôi đã ra trường bắn đầu năm 1969. Trung đoàn đã tiêu diệt tất cả các mục tiêu, thể hiện trình độ chuẩn bị cao và được đánh giá "xuất sắc".

Sau đó bắt đầu quá trình chuyển giao khí tài quân sự tổ hợp S-75 cho các kíp chiến đấu Việt Nam, tuy nhiên các chỉ huy tiểu đoàn TLPK, sĩ quan dẫn đường, các kỹ thuật viên trưởng của các hệ thống phức tạp nhất của tổ hợp và một số chuyên gia quân sự Liên Xô khác khi đánh trả các cuộc không kích nhất định phải có mặt trên các vị trí công tác bên cạnh các đồng chí Việt Nam và họ cùng nhau chịu trách nhiệm cho kết quả trận đánh. Như vậy, các trận đánh đầu tiên đã được thực hiện bởi các chiến sĩ tên lửa Liên Xô, nhưng các kíp chiến đấu Việt Nam luôn tham gia vào tất cả các hoạt động chuẩn bị khí tài quân sự để phóng đạn tên lửa với tư cách người đồng sự kép. Sau đó, một phần các chuyên gia Liên Xô rời khỏi các vị trí chiến đấu, chuyển sang đào tạo đội ngũ quân nhân các phân đội và các đơn vị mới sử dụng tổ hợp S-75 BCTLPK QDNDVN.
............
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2014, 03:46:26 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #119 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2014, 02:28:23 pm »

Người Việt nhanh chóng làm chủ khí tài và học bắn, nhưng sức mạnh thể chất của họ không phải lúc nào cũng đủ đáp ứng. Để giảm thời gian thu hồi và triển khai tổ hợp, nạp và dỡ bệ phóng phải huy động số quân nhân Việt Nam nhiều hơn 2-3 lần yêu cầu so với phía Liên Xô. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã chỉ ra rằng, khi phía nạn nhân của sự xâm lược hầu như không có hệ thống phòng không có tổ chức (ngoại lệ là VNDCCH), bên phòng thủ phải viện đến các hoạt động du kích để tiêu diệt máy bay địch trên các sân bay. Phương pháp này đặc biệt đặc trưng đối với Quân đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng như với những người yêu nước Lào và Campuchia.


Kíp chiến đấu cabin U tiểu đoàn 63 trung đoàn TLPK 236, tham gia trận đánh đầu tiên của TLPK ngày 24 tháng 7 năm 1965. Từ trái sang phải: trắc thủ bám sát bằng tay binh nhất Yuri Papushov, sĩ quan dẫn đường thượng úy Vladislav Мikhailovich Коnstantinov, trắc thủ bám sát bằng tay binh nhất Vladimir Tishenko và hạ sĩ  Аnаtоly Bоndarеnkо. Sưu tập cá nhân của đại tá Коnstantinov Vladislav Мikhailovich.

Cuộc đột kích thành công nhất của các chiến sĩ-yêu nước diễn ra đêm sang ngày 31 tháng 10 năm 1964 tại sân bay Biên Hòa, miền Nam Việt Nam, tại đó các chiến sĩ du kích đã tiêu diệt 20 máy bay ném bom B-57 và 15 máy bay khác.
 
Tháng Mười Hai năm 1968, tôi đang mang quân hàm trung tá, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm TLPK quân đoàn Phòng không số 7 Quân khu PK Moskva QCPK.

Mùa hè năm 1969, tôi biết rằng tại VNDCCH đang yêu cầu khẩn một Chủ nhiệm TLPK quân đoàn QKPK Moskva QCPK đảm nhiệm chức trách Tham mưu trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô BCTLPK (nhân vật này cũng đảm nhiệm vai trò chuyên gia quân sự bên cạnh Tham mưu trưởng QC Phòng không và Không quân QDNDVN). Sau đó được biết rằng trong số ba người được đề cử hiện đang trên cương vị Chủ nhiệm TLPK, có lẽ vì những lý do chính đáng, không ai có thể đi công tác một thời gian dài ở VNDCCH.

Sự lựa chọn rơi vào tôi. Tôi có bệnh - sỏi thận. Với một căn bệnh như vậy người ta nghiêm cấm việc cử đến Việt Nam công tác. Nhưng tôi giấu bệnh này - tôi không thể báo cáo Thượng tướng Tư lệnh bộ đội quân khu PK V.V.Okunev rằng mình không thể đến Việt Nam. Điều này đối với tôi sẽ là một sự sỉ nhục khủng khiếp. Và, biết rõ vị tư lệnh của mình, tôi khẳng định rằng trong trường hợp từ chối, trong mắt ông, tôi sẽ mất tất cả uy tín mà mình thu được trong nhiều năm qua. Điều này tôi không thể cho phép trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và thậm chí vào năm 1968 tại cuộc thi bắn súng, diễn ra giữa các chỉ huy trung đoàn của quân khi, tôi đã giành vị trí đầu tiên.

Vào tháng Chín năm 1969, tôi đã có mặt ở Hà Nội và tiếp nhận cả hai vị trí: Tham mưu trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô BCTLPK và chuyên gia bên cạnh Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không và Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau khi xem xét tình hình, tìm hiểu các hành động của kẻ địch và khả năng của LLPK QDNDVN (bao gồm cả LLKQ Tiêm kích VNDCCH), tôi đi đến kết luận rằng cần cấp thiết xác định các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp trong xạ kích tác chiến của các tổ hợp S-75 vào các mục tiêu bay thấp - phương tiện bay không người lái (UAV), với sự giúp đỡ của chúng người Mỹ đang tiến hành trinh sát có hệ thống lãnh thổ VNDCCH. Hiệu quả vào thời điểm này là 15 đạn tên lửa cho một mục tiêu bị hạ. Trên kia, tôi đã lưu ý rằng ở Liên Xô, tôi luôn luôn nghiên cứu kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam. Một hiệu quả như thế ít nhất thấp hơn 3-5 lần so với khả năng của tổ hợp S-75 và những kết quả đạt được ở giai đoạn đầu sử dụng tổ hợp TLPK tại Việt Nam.

Thành thật mà nói, tôi đã hơi ngạc nhiên bởi tình trạng công việc như vậy và thái độ đối với chuyện này của các chuyên gia quân sự Liên Xô cũng như các nhà lãnh đạo QCPK Việt Nam, mặc dù nửa đầu năm 1969, đã có 66 UAV bị bắn rơi. Tôi rút ra kết luận cho mình rằng cần cấp thiết chấn chỉnh tình hình. Với những kết quả chiến đấu thế này, nếu tình hình vẫn tiếp tục như vậy, thì trước mặt những người đã phái tôi đến Việt Nam, tôi không thể thậm chí ngước mắt mình lên, chứ đừng nói gì chuyện giải thích tình hình. Vâng, và những thủ trưởng của tôi, như vị tư lệnh quân khu và tư lệnh bộ đội TLPK quân khu và TTL PK quốc gia sẽ không lắng nghe tôi.

Bắt đầu công việc của mình với việc tổng quát hóa kinh nghiệm các cuộc xạ kích suốt cả năm 1969 và tiến hành phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân gây ra hiệu quả thấp như vậy. Đây là chỗ mà kinh nghiệm phân tích xạ kích và sự chuẩn bị cá nhân thích hợp của tôi trở nên hữu ích. Tại thời điểm này, trong trường hợp này, tôi không có các trợ lý. Khi tôi hoàn thành việc phân tích xạ kích, tôi yêu cầu khẩn trương tập hợp các chuyên gia trưởng tại các trung đoàn tên lửa phòng không tới họp, tại các cuộc họp đích thân tôi đưa ra các kết quả thu được và đề ra các khuyến nghị (tháng 11 năm 1969). Bản báo cáo của tôi với sự phân tích các thời điểm quan trọng nhất khi tiến hành tác chiến và các biện pháp đề xuất loại bỏ những thiếu sót phát hiện ra trong việc chuẩn bị khí tài quân sự, cũng như khi tiến hành xạ kích, đã được tất cả các chuyên gia không chỉ tiếp nhận môt cách tích cực, mà còn rất hào hứng. Thay mặt cho tất cả các chuyên gia, trung tá Kozub phát biểu và đánh giá cao các phân tích xạ kích, các khuyến cáo đưa ra và đảm bảo với bộ chỉ huy nhóm chuyên gia quân sự TLPK, rằng tất cả sẽ được thực thi.

Các cuộc họp được tổ chức rất kịp thời, bởi vì tại Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân QDNDVN đã có một số nghi ngờ về khả năng chiến đấu của S-75 trong việc tiêu diệt máy bay KNL ở các độ cao thấp, và còn ở trong điều kiện có nhiễu chủ động, phát từ phía biển bởi những chiếc máy bay hải quân trên hạm.

Nhiều nguyên nhân trong số những nguyên nhân đã xác định được, gây ra hiệu quả thấp của bộ đội PK, đã được ghi nhận từ trước đó. Tuy nhiên, sự thay thế gần như hoàn toàn các chuyên gia quân sự Liên Xô có kinh nghiệm chiến đấu, bằng những người mới đến chưa quen với các điều kiện chiến đấu với không quân Mỹ ở Bắc Việt Nam, và trong một số trường hợp là cả sự đòi hỏi thiếu chính xác của các chuyên gia quân sự Soviet với các kíp chiến đấu Việt Nam của các tiểu đoàn TLPK, trên một mức độ nhất định, cũng làm giảm hiệu quả xạ kích. Ngoài ra, kẻ địch trên không bắt đầu sử dụng các thủ đoạn chiến thuật mới khi vượt qua vùng tác chiến của bộ đội TLPK. Kết quả là, những sai số lớn trong bám sát mục tiêu bằng tay quay, các quả đạn tên lửa PK có điều khiển bị kích nổ ở gần mặt đất (những cánh đồng lúa ngập nước), hoặc đâm đầu xuống đất do đường bay của mục tiêu diễn ra ở độ cao thấp.

Về cơ bản nhiệm vụ nằm ở chỗ phải nghiên cứu, nhanh hơn nữa trong phạm vi có thể và nghiên cứu một cách chi tiết với những luận đề chứng minh, các kinh nghiệm hiện có trong việc chuẩn bị khí tài và các kíp chiến đấu, tích lũy được trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Sau các cuộc họp của đoàn chuyên gia quân sự Soviet tại Hà Nội, đã tiến hành tổ chức nhiều lớp học sử dụng tổ hợp TLPK trong chiến đấu ở điều kiện phức tạp và những vấn đề cấp bách nhất của lý thuyết xạ kích đạn tên lửa phòng không có điều khiển. Tuy nhiên, nghiên cứu các khuyến nghị đã được phát triển và thử nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả xạ kích - đây chỉ là bước đầu tiên. Bước thứ hai là áp dụng những khuyến nghị vào thực tế - trên các khí tài quân sự và trực tiếp trong trận đánh.

Với trưởng đoàn chuyên gia quân sự BCTLPK đại tá V.A.Gude, chúng tôi đạt được sự đồng ý của tư lệnh quân chủng PKKQ QDNDVN đại tá Lê Văn Tri mở các lớp cho chính tư lệnh, tham mưu trưởng PKKQ thượng tá Thanh và các sĩ quan khác theo kiến giải riêng của họ. Các giờ học bắt đầu với các vấn đề quan trọng nhất và phức tạp nhất của thuyết minh diễn giải các quy tắc xạ kích đạn tên lửa PK có điều khiển. Chúng tôi chuẩn bị trước các sơ đồ, trên đó có nhiều tính toán toán học để chứng minh cho các yêu cầu khác nhau với các kíp chiến đấu và cho công tác chuẩn bị khí tài quân sự. Lê Văn Trí với tư cách cá nhân nhận xét rằng. chúng tôi "là những thủ trưởng lớn cỡ đó" và chúng tôi biết chi tiết như vậy những vấn đề riêng biệt và khá phức tạp của lý thuyết xạ kích đạn tên lửa PK có điều khiển. Khi tiến hành các giờ học về chỉ huy chiến đấu, ý kiến của các học viên gần như không có. Nhưng cuối cùng, thượng tá Thanh cho biết, thường thì chỉ huy tập trung hóa khi không kích phức tạp là rất khó khăn, bởi vì nhiễu chủ động và rất nhiều lưỡng cực phản xạ gây khó dễ cho việc đánh giá kịp thời tình hình. Thường xảy ra chuyện ngay cả các trung đoàn trưởng cũng không thể quyết định việc phân phối các mục tiêu giữa các tiểu đoàn hỏa lực. Vì vậy, việc chỉ huy các hoạt động quân sự phải thực hiện chủ yếu là theo sơ đồ phân cấp phi tập trung hóa.

Trong thời của mình, giai đoạn 1953-1957, tôi cùng Lê Văn Tri theo học tại Học viện Chỉ huy Pháo binh (thành phố Leningrad), chỉ có điều là ở các khoa khác nhau. Chúng tôi nhớ lại bạn bè chung, và nhiều chuyện khác nữa. Vì vậy, vị tư lệnh đôi khi cởi mở hơn với tôi hơn so với những người khác. Sau các giờ học, Lê Văn Tri tỏ ra có thái độ đặc biệt với tôi, tôi hỏi anh ta: "Chuyện gì xảy ra với hiệu quả như vậy của S-75?" Anh nói với tôi rằng "UAV không mang lại nhiều thiệt hại cho chúng tôi, các đối tượng quan trọng của chúng tôi đều được giấu một cách an toàn, các mục tiêu khác thì được ngụy trang. Xạ kích nó thực sự đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều đạn tên lửa, mà chúng tôi thì đang cố gắng tiết kiệm đạn. Đặc biệt là gần đây động cơ đẩy và thân đạn khi rơi xuống đất, rơi cả vào lũ trâu, hoặc thậm chí cả một số người dân, đã có những trường hợp tử vong, gây nên sự bất mãn của dân thường. Vì vậy, chúng tôi hạn chế việc (dùng tên lửa) bắn UAV. Sau các giờ học của anh, thực hiện với các chuyên gia quân sự Soviet, và bây giờ ở đây với chúng tôi, chúng tôi sẽ tăng số lượng xạ kích, đánh giá kết quả của chúng và đồng thời các khuyến nghị của anh".
Sau các giờ học, vị tư lệnh cảm ơn chúng tôi (các lớp học như vậy với bộ tư lệnh thực hiện lần đầu tiên), nhưng phải nói rằng ở bản thân các đồng chí Việt Nam cũng có nhiều điều đáng để học hỏi. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi các chuyên gia Liên Xô quay trở lại Tổ quốc, ở đó họ được đề bạt lên cương vị cao hơn.

Chúng tôi kết luận rằng trình độ đào tạo cán bộ hữu trách ở SCH về công tác chỉ huy chiến đấu, vì nhiều lý do, không luôn luôn tương ứng với các phương án đánh trả tốt nhất. Tư lệnh và tham mưu trưởng không mở rộng được cụ thể hơn nữa về việc chuẩn bị SCH của mình,. Chúng tôi buộc phải không đặt thêm nhiều câu hỏi nữa. Tuy nhiên, chúng tôi cũng biết rằng có những lý do khách quan: thiếu trường radar liên tục, sự không đồng nhất về độ cao, số lượng giới hạn các radar, thời gian trễ thông tin lớn, vv ..

Về các vấn đề chỉ huy và phương pháp sử dụng lực lượng không quân tiêm kích BCKQ QDNDVN về cơ bản thống nhất ý kiến. Thiếu tướng Không quân Dvornhikov (trưởng đoàn chuyên gia KQTK) đã hỗ trợ rất lớn cho các đồng chí Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn, khi ưu thế áp đảo trên không thuộc về kẻ thù. Phi công Việt Nam thường sử dụng chiến thuật du kích tấn công và thoát ly nhanh, chỉ tham chiến trong những trường hợp đặc biệt thuận lợi cho mình. Các Ách nổi tiếng nằm trong số các phi công TK QDNDVN bắn hạ từ 10 đến 20 máy bay địch.

Các kết quả công việc của các chuyên gia quân sự Soviet để nâng cao hiệu quả phòng không bắt đầu có ảnh hưởng trong tương lai gần. Có đến 20 UAV bị tiêu diệt trong tháng 12 năm 1969 và đầu năm 1970, với hiệu suất đạt 8 đạn cho một mục tiêu bị bắn rơi.

Do thực tế máy bay B-52 gây nhiễu chủ động rất mạnh (chiếu sáng chói tất cả các màn hình của sĩ quan dẫn đường và trắc thủ bám sát bằng tay), do đó xạ kích theo hướng bắn đón hoàn toàn là không thể, mặc dù đã sử dụng tất cả các phương pháp và kỹ thuật tránh nhiễu. Đoàn chuyên gia quân sự Soviet, tại các cuộc họp đã tiến hành, khẳng định rằng khi bám sát đuổi theo các mục tiêu như vậy (theo hướng ngược lại) hoặc khi mục tiêu ngoặt chuyển hướng, mật độ nhiễu chủ động (tích cực) sẽ giảm đáng kể, vì vậy có những lúc xuất hiện chấm tín hiệu từ mục tiêu thực sự trên nền nhiễu đó.

Trong các khuyến nghị đưa ra, chúng tôi đề xuất tiến hành một thí nghiệm - bằng cách phóng một hoặc hai quả đạn bắn đuổi theo mục tiêu thực phân biệt được trên nền nhiễu. Theo đề nghị này, chúng tôi yêu cầu phối hợp với các chỉ huy trung đoàn TLPK S-75 Việt Nam. Công tác thao luyện sơ bộ cũng được thực hiện với sự giúp đỡ của khí tài mô phỏng.

Và đây, mùa xuân năm 1970 đã diễn ra một sự kiện rất có ý nghĩa cho BCTLPK. Một máy bay ném bom chiến lược B-52, sau khi trinh sát lãnh thổ VNDCCH, quay trở về căn cứ của nó. Trung đoàn tên lửa PK nằm ở phía cực nam của VNDCCH (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức thực hiện thí nghiệm đề xuất, họ phóng ba quả đạn tên lửa và tiêu diệt chiếc B-52 này. Xạ kích thực hiện theo phương pháp bắn đuổi. Tuy nhiên, chiếc máy bay rơi xuống lãnh thổ Lào. Tôi lập tức báo cáo vụ xạ kích đã tiến hành với Tham mưu trưởng QC Phòng không và Không quân thượng tá Thanh và cấp phó của ông, trung tá Vũ Xuân Vinh. Họ trả lời rằng mình đã được chỉ huy trung đoàn thông báo kịp thời, và đã nhanh chóng phái một nhóm tìm kiếm chiếc máy bay sang Lào.

Sau 5-7 ngày, tại cuộc gặp tiếp theo của tôi với TMT QC PKKQ, chúng tôi được biết rằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thực sự đã bị bắn rơi. Các chi tiết và kết cấu riêng biệt của nó đã được chuyển về cho VNDCCH. Tham mưu trưởng nhận xét rất tốt về trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô cấp trung đoàn tại trung đoàn này, và nói rằng anh ta đã được đề nghị tặng thưởng huân chương quân sự của nước VNDCCH.


Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam giai đoạn 1969-1970, trung tướng Boris Aleksandrovich Stolnikov.

Sau đó, tôi đã chuẩn bị cho anh ta vào danh sách đề nghị trao Huân chương Cờ đỏ. Trung tướng B.A.Stolnikov đã phê duyệt đề nghị của tôi. Khi trở về Liên Xô, anh ta đã được trao huân chương. Thật không may, tôi không nhớ tên của anh...

Cuộc xạ kích bắn đuổi B-52 được ghi nhận một cách chi tiết trong báo cáo hàng tháng gửi cho Bộ Tổng tham mưu và Tổng tư lệnh Quân chủng Phòng không. Sau khi tôi trở về Liên Xô, đã có sự bổ sung Quy tắc bắn của tổ hợp S-75 về cơ sở nguyên lý và thực hành bắn đuổi. Đúng ra, tốc độ và vùng diệt mục tiêu bị hạn chế so với bắn đón mục tiêu. Tất nhiên, cải tiến này trong Quy tắc xạ kích là một đóng góp nhất định của đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô BCTLPK tại Việt Nam.
.............
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2014, 08:47:01 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM