Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:22:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108588 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #100 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2014, 02:14:36 pm »

Trích "Chiến tranh tại Việt Nam, cái nhìn qua năm tháng..." (hội thảo năm 2000)

Trung tướng Vladimir Alekseevich Belousov



Đặc điểm hoạt động chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa phòng không - phân đội hỏa lực chiến thuật cơ bản của binh chủng tên lửa phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam


Các đồng nghiệp thân mến!
Trung đoàn TLPK S-75 có biên chế 5 tiểu đoàn được thành lập tại Dushanbe, dưới sự chỉ huy của trung tá Vaganov Aleksandr Nikolayevich và ngày 21 tháng 9 năm 1966 chuyển quân đến gần Hà Nội, tại nơi trở thành trung tâm đào tạo thứ 9. Tôi với quân hàm đại úy và ba năm kinh nghiệm phục vụ trong đội hình bộ đội Quân khu Phòng không Moskva, sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử Pháo binh mang tên Nguyên soái pháo binh Liên Xô L.A.Govorov ở Kharkov. Trong khi chờ nhận trang bị khí tài, tôi giảng một khóa xạ kích đạn TLPK có điều khiển cho đội ngũ cán bộ chỉ huy của trung đoàn Việt Nam, và khi nhận được tổ hợp S-75, tôi được bổ nhiệm làm chỉ huy tiểu đoàn và bắt tay vào công tác tổ chức hiệp đồng tiểu đoàn của mình (tiểu đoàn TLPK Liên Xô 28 người) và tiểu đoàn Việt Nam (trên 100 người).

Tại VNDCCH các chuyên gia của chúng tôi đã có một số kinh nghiệm chiến đấu, sẵn sàng chia sẻ, ngoài ra, chúng tôi làm quen với các tài liệu thẩm vấn các phi công tù binh. Nói vắn tắt, chúng tôi đã được chuẩn bị tốt và đã trả bài sát hạch thành công để được quyền tiến hành tác chiến bảo vệ thành phố Hà Nội.

Kíp chiến đấu Liên Xô của tiểu đoàn tên lửa phòng không phải bắn rơi 1-2 máy bay, sau đó để lại một kíp chiến đấu các chuyên gia quân sự Soviet rút gọn, và ngồi sau cần điều khiển, cho các đồng chí Việt Nam thực tập. Chúng tôi đã bắn rơi hai máy bay và trao lại khí tài cho các đồng chí Việt Nam "bắn"  - tức là đứng đằng sau họ.

Tôi nhớ lại một cuộc xạ kích bắn một chiếc BQM-J134 (máy bay trinh sát không người lái Mỹ). Chuyện đó xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 1967. Trận địa hỏa lực nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đó là cuộc xạ kích duy nhất ngày hôm đó tại VNDCCH và tờ báo "Sao Đỏ" ngày 7.08.67 cho biết rằng số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ nước VNDCCH đã là 2148 chiếc. (Tôi đã có 4 trận xạ kích. Tiêu thụ -. 8 đạn tên lửa).

Xác định các đặc điểm tác chiến:
1. Chiến thuật của máy bay địch. (Tất cả các trận xạ kích diễn ra trong chế độ bám sát bằng tay, trong các điều kiện có nhiễu và địch cơ động cả về chiều cao và hướng).
2. Địch sử dụng "Shrike", điều đó làm giảm xuống tối thiểu cự ly phát sóng, cự ly đưa đạn tên lửa vào chuẩn bị, và gây phức tạp lớn cho công tác của sĩ quan điều khiển, vì để không "vướng bận" "Shrike", cần phải cho hoạt động con lật đật "anten - tương đương" và đảo anten theo phương vị (như thể gạt "Shrike" khỏi chùm sóng).


Cabin PAA dính hai đạn Shrike


Vỏ cabin móp do sóng nổ và mảnh đạn Shrike. Ảnh minh họa từ tài liệu "Ứng dụng chiến đấu của binh chủng TLPK (theo kinh nghiệm của bộ đội TLPK Quân đội Nhân dân Việt Nam) do NXB Quân sự BQP Liên Xô xuất bản năm 1968, biên soạn chính là tướng Kisliansky, trưởng đoàn chuyên gia TLPK Liên Xô thời kỳ 1966-1967 và các cộng sự.

3. Sử dụng tối đa khả năng của khí tài, hàng ngày điều chỉnh khí tài (từ 04:00 giờ sáng), các thông số được thiết lập một cách chính xác theo giá trị danh định (mà không nằm trong giới hạn dung sai). Chăm sóc các thông số có liên quan đến độ ẩm cao, nhiệt độ ngoài trời cao và sự làm việc trong thời gian tương đối dài.
4. Đặc điểm hoạt động chiến đấu được xác định theo tính chất chia cắt bất thường của địa hình và sự phản xạ gương từ những cánh đồng lúa, đặc biệt là khi xạ kích các mục tiêu bay thấp ở chế độ "H <1", có nghĩa là trắc thủ "E" (góc tà) liên tục theo dõi để đạn tên lửa không lao xuống đất.
5. Thay đổi thường xuyên các trận địa hỏa lực - gần như sau mỗi lần xạ kích đều phải hành quân sang trận địa mới. Thu hồi, triển khai và hành quân chỉ vào ban đêm.
6. Chuẩn bị dữ liệu ban đầu để yểm trợ các tiểu đoàn lân cận, tức là bắn theo chữ thập trong chế độ "ba điểm" và kích nổ từ mặt đất theo lệnh "K3".
7. Chỉ huy từ SCH trung đoàn chỉ qua radio.
8. Xạ kích (phóng đạn) theo quy tắc thường được thực hiện trong cái gọi là "vùng đảm bảo bắn trúng", nghĩa là cần chờ đợi để máy bay kẻ thù đi vào dải tính toán rất hẹp bên trong vùng diệt mục tiêu. Khi đó bất kỳ động tác cơ động nào cho dù bổ nhào, ngóc lên, ngoặt 90 ° hoặc 180 ° đều không cho phép máy bay địch thoát khỏi quả đạn tên lửa. Địch biết rõ vùng diệt mục tiêu của tổ hợp TLPK của chúng ta - làm chứng cho điều này là lời khai của các tù binh phi công. Vì vậy, thông thường, đường bay đến trước vùng diệt mục tiêu là đường thẳng, còn khi tiếp cận tới gần thì mới cơ động và bật nhiễu cường độ cao.

Phi công, rơi vào cái gọi là "vùng đảm bảo diệt mục tiêu", còn một phương án cứu máy bay - làm sao để có thể tiến đến gần đạn tên lửa hơn nữa và thực hiện một cú bổ nhào gấp. Trong trường hợp này, các lệnh tối đa sẽ truyền đến cánh lái đạn tên lửa - hoặc nó không kịp thực hiện cơ động, hoặc do quá tải mà bị phá hủy (mặc dù dự trữ độ bền đạn tên lửa loại trừ điều đó). Phi công có thể xác định cú phóng đạn tên lửa một cách trực quan hoặc - theo bộ ba mã (tức là theo lệnh điều khiển, truyền tới thân đạn) - trong trường hợp này trên máy bay của phi công đèn báo sẽ cháy sáng và còi hiệu được kích hoạt. Nhưng vào giây nào phút nào trên đường bay của quả tên lửa nó phát nổ - phi công không biết, vì vậy trong tình huống này trận đấu kết thúc, thường là, có lợi cho tiểu đoàn TLPK.

9. Các hoạt động chiến đấu của tiểu đoàn phụ thuộc vào những con người, vào tình trạng tinh thần và thể chất của họ. Với tinh thần trong những năm 1966-1967 mọi thứ đều bình thường, còn tình trạng thể chất - ở đây cũng có những tật về thần kinh, phát ban, nhiễm nấm, khó tiêu, rắn, bọ ve, nhện, v.v... Nhưng cuộc sống nhanh chóng buộc ta phải uống nước đun sôi, rửa từ nước trong bình cũng là nước đun sôi, tắm dưới vòi chân đi dép, mà không đi chân đất, v.v.

Tổn thất về người của đội ngũ quân nhân tiểu đoàn TLPK là không có - tất cả trở về nhà an toàn và mạnh khỏe. Trong thời gian chiến đấu các quân nhân ở trong các cabin và đội mũ sắt, còn các chiến sĩ bệ phóng ở trong hầm trú ẩn. Khi hành quân, khi sắp đặt quân nhân theo tình huống, mỗi người được phân phối một nơi trú ẩn, và bất cứ ai cũng biết phải chạy đến đâu, nếu trận ném bom bắt đầu.

Đang chiến tranh thì phải theo kiểu chiến tranh - điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng chúng tôi đã thu được kinh nghiệm một cách nhanh chóng. Sau này, kinh nghiệm đó đã có ích cho tôi trong việc huấn luyện các chiến sĩ tên lửa ở Tổ quốc, tiếp đến là ở Ai Cập, nơi mà vào những năm 1970 - 71 tôi chỉ huy một lữ đoàn TLPK S-125. Nhưng đấy lại là một cuộc chiến tranh về sau.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2014, 12:38:38 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #101 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2014, 01:54:09 pm »

Trích "Chiến tranh tại Việt Nam, cái nhìn qua năm tháng..." (hội thảo năm 2000)

Trung tá Piotr Andreevich Sharshatkin
Phó tiến sĩ Khoa học kỹ thuật


Sinh ngày 14.2.1926 tại Poltava, Ukraina.
Sau khi Hồng quân giải phóng Ukraina, học trường kỹ thuật đường sắt Dniepropetrovsk, nhưng chưa tốt nghiệp thì tình nguyện gia nhập quân đội. Nhập ngũ vào tiểu đoàn huấn luyện số 1 trung đoàn bộ binh dự bị 163.
Năm 1948 tốt nghiệp trường sĩ quan pháo binh Dniepropetrovsk, sau tốt nghiệp phục vụ tại một trung đoàn pháo binh ở thành phố Belyi Tserkov với chức vụ trung đội trưởng trinh sát.
Năm 1959 tốt nghiệp Học viện QS KTVTDT pháo binh Govorov tại Kharkov.
Từ 1959 - 1962: làm việc tại Viện Nghiên cứu Khoa học số 2 Bộ Quốc phòng Liên Xô.
Tháng 10.1968 - 8.1969: công tác tại Việt Nam trên cương vị trưởng nhóm chuyên gia tác chiến điện tử (thay trung tá V.S.Kiseliov).
Đã được tặng thưởng 14 huân huy chương trong đó có huân chương Chiến Công và huy chương Hữu Nghị của chính phủ VNDCCH.



Nhiệm vụ và vai trò của các nhóm đối kháng vô tuyến điện tử
trong hệ thống phòng không QĐNDVN

Hệ thống tên lửa S-75 tạo nên cơ sở của lực lượng phòng không VNDCCH trong thời kỳ bảo vệ đất nước chống xâm lược Mỹ, nó nằm trong trang bị của các đơn vị PKKQ Quân đội nhân dân Việt Nam. S-75 là một hệ thống kỹ thuật vô tuyến điện tử phức tạp có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không trong một dải độ cao và phạm vi tốc độ bay rộng của chúng ở cự ly vài chục km.

Theo mức độ trang bị các hệ thống KTVTDT phức tạp cho quân đội của các khối quân sự đối lập nhau giai đoạn những năm 1950 - 60, vấn đề đảm bảo khả năng ổn định trước nhiễu và khả năng chống nhiễu cho chúng ngày càng trầm trọng thêm, nghĩa là vấn đề đối phó với ảnh hưởng của các loại nhiễu khác nhau lên chúng và đảm bảo tính hiệu quả đề ra của các chức năng hoạt động trong những điều kiện, khi mà hệ thống chịu tác động của nhiễu.

Nguyên tắc của radar là cơ sở của các chức năng hoạt động hệ thống TLPK S-75. Tương ứng với điều đó, các dữ liệu về mục tiêu cần để bắn trúng nó, được sản xuất ra như là kết quả của việc chiếu xạ mục tiêu bằng năng lượng điện từ và tiếp nhận phần năng lượng phản xạ từ mục tiêu. Một bất lợi của nguyên tắc này như ta đã biết, đó là đồng thời với năng lượng phản xạ từ mục tiêu ở đầu vào các máy thu của tổ hợp SAM còn lọt vào các tín hiệu khác, có các đặc tính trùng khớp với các tín hiệu phản xạ, trong đó gồm cả tín hiệu nhiễu được tạo ra một cách chủ ý.

Ở giai đoạn tổ hợp S-75 được đưa vào trang bị tại Liên Xô, người ta đã đánh giá khả năng hoạt động của các chức năng hệ thống trong các điều kiện đối kháng vô tuyến chủ động từ phía các đối thủ tiềm năng.

Đã chứng minh được rằng con đường cơ bản đưa nhiễu tới đầu vào các hệ thống thu nhận của tổ hợp SAM là các kênh góc phương vị và góc tà của máy ngắm mục tiêu. Mức độ ý tưởng kỹ thuật và sự phát triển của công nghệ theo thời gian cho phép phía đối phương vũ trang cho máy bay thiết bị gây nhiễu chủ động và thụ động, có khả năng cản trở đáng kể sự làm việc của tổ hợp SAM trong các điều kiện chiến đấu hoặc thậm chí loại trừ khả năng xạ kích và bắn trúng mục tiêu.


Đài điều khiển SA-75 chiến lợi phẩm của Israel.


Bệ phóng của tổ hợp SA-75 của quân đội Ai Cập bị Israel thu giữ

Về vấn đề này, phải thừa nhận sự cần thiết áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhiều mặt, loại bỏ hoặc làm suy yếu đáng kể tác động của nhiễu vô tuyến vào sự làm việc trong tác chiến của tổ hợp TLPK.

Bên cạnh những kênh vô tuyến ngắm bắn mục tiêu nêu trên, chịu tác động của nhiễu còn có thể là kênh điều khiển đạn tên lửa. Máy phát kênh (điều khiển) đạn sẽ bức xạ ra năng lượng sau khi phóng đạn. Để đáp lại tín hiệu điều khiển, máy hỏi trên thân đạn sẽ bức xạ một tín hiệu trả lời, theo đó vị trí của quả đạn so với mục tiêu tương ứng sẽ được điều chỉnh.

Công suất của tín hiệu trả lời rất nhỏ, làm cho kẻ thù dễ dàng đối phó một cách hiệu quả với hoạt động bình thường của kênh. Tuy nhiên, do thực tế máy hỏi không bức xạ về phía mục tiêu, nên việc có thể cài đặt một thiết bị gây nhiễu kênh trên đó, và hướng tới tổ hợp SAM, đã được quyết định rằng, xác định các đặc tính của tín hiệu máy hỏi và bằng cách này tạo ra nhiễu có các đặc tính như vậy từ trên máy bay, sẽ hầu như không khả thi. Kênh này được phân loại là có khả năng bảo vệ.

Sử dụng tổ hợp TLPK S-75 trong chiến đấu tại VNDCCH đã mang đến cho các đánh giá sơ bộ những điều chỉnh đáng kể. Với sự khởi đầu việc tiêu diệt một cách hiệu quả các máy bay Mỹ bằng đạn tên lửa của hệ thống S-75, cũng bắt đầu các biện pháp đối kháng vô tuyến điện tử tích cực từ phía người Mỹ. Các kíp chiến đấu lần đầu tiên phải đối mặt với tác động của nhiễu chủ động và thụ động gây ra trên các kênh mục tiêu. Dưới ảnh hưởng của nhiễu trên màn hình các khí tài radar ta quan sát thấy nhiễu dưới hình thức các chớp sáng liên tục, dưới dạng các điểm di động, tương tự với các điểm tín hiệu mục tiêu. Điều này gây khó khăn lớn cho khả năng đánh giá đúng tình hình, thực hành chọn, bám sát và xạ kích mục tiêu và thường là bỏ lọt mục tiêu.

Các kíp chiến đấu có tính đến các khó khăn gặp phải. Dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia quân sự Liên Xô, đã phát triển các phương pháp khác nhau tiến hành tác chiến, để giữ cho hiệu quả tiêu diệt máy bay nằm trong một mức độ đủ cao (theo tiêu chuẩn tiêu thụ đạn tên lửa cho một mục tiêu bị bắn hạ).

Tuy nhiên, vào giữa năm 1967 tổ hợp TLPK S-75 đã bị người Israel chiếm được tại chiến trường Trung Đông. Người Mỹ đã có cơ hội nghiên cứu khám phá tổ hợp này và phát triển các biện pháp bổ sung mới nhằm chế áp nó bằng nhiễu vô tuyến. Trên các máy bay tấn công đã bắt đầu lắp đặt các thiết bị gây nhiễu kênh điều khiển đạn tên lửa, cho đến lúc đó vẫn được coi là có khả năng kháng nhiễu.

Đáp lại lệnh điều khiển đạn tên lửa, mà sĩ quan điều khiển của tổ hợp TLPK đưa ra, trên đầu vào máy thu tổ hợp SAM, cùng với tín hiệu (trả lời) của máy hỏi trên thân đạn còn có một tín hiệu nhiễu công suất lớn. Tên lửa thôi không được điều khiển nữa và bắt đầu rơi xuống đất cách nơi nó được phóng lên một vài km.


Các chuyên gia TCĐT Soviet tại chiến trường Việt Nam cùng các đồng nghiệp Việt Nam.

Trong những điều kiện này, đã có một số biện pháp được áp dụng nhằm giảm hiệu quả tác động của nhiễu. Đã tăng đáng kể công suất bức xạ của máy hỏi trên thân đạn, sử dụng các phương án và thủ thuật khác nhau đóng mạch máy phát lệnh điều khiển đạn tên lửa.

Tuy nhiên, người Mỹ tiếp tục cải tiến hoàn thiện các phương tiện và phương pháp chế áp bằng nhiễu tất cả các khí tài radar của lực lượng PKKQ QDNDVN. Đây là dịp để nghiên cứu chi tiết không chỉ các phương pháp sử dụng nhiễu, mà còn cả đặc tính bức xạ của thiết bị đối kháng VTDT.

Nhằm các mục đích trên, tháng 5 1968, một nhóm các chuyên gia quân sự Liên Xô với nhiệm vụ phân tích tình hình nhiễu đã được phái đến công tác tại VNDCCH. Dẫn đầu nhóm là Đại tá Victor Sergheevich Kiseliov.

Nhóm này được trang bị một bộ thiết bị, cho phép thu và phân tích các tín hiệu nhiễu trong dải tần số hoạt động của tất cả các khí tài radar của lực lượng Phòng không và Không quân QĐNDVN. Thiết bị, đảm bảo thu nhận các tín hiệu của các phương tiện gắn trên máy bay Mỹ, đã được triển khai trên trận địa trong khu vực có chiến sự cường độ cao.

Trong thời gian nhóm làm việc, đã thu được một số lượng lớn dữ liệu về các đặc tính bức xạ của thiết bị đối kháng VTDT, được sử dụng để đảm bảo tác chiến cho máy bay Mỹ. Kết quả phân tích các tài liệu này được sử dụng để thay đổi linh hoạt các sơ đồ radar nhằm tăng cường tính ổn định kháng nhiễu của chúng và cải thiện các đặc tính chiến đấu trong quá trình đánh trả cuộc không kích khi chỉ huy trận đánh.

Kết quả công việc này đặt cơ sở cho cuốn sách "Chiến tranh vô tuyến điện tử (theo kinh nghiệm chiến đấu của bộ đội Phòng không và Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam)". Cuốn sách đã và đang được sử dụng như sách giáo khoa trong các trường đào tạo quân sự của LLPK quốc gia.

Sau chuyến công tác của các chuyên gia Liên Xô, thiết bị được trao lại cho các chuyên gia Việt Nam, đã được đào tạo thuần thục dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu của nhóm đối kháng điện tử.

Công việc của nhóm tạo điều kiện gia tăng hiệu quả tiêu diệt máy bay Mỹ, góp phần vào thành công của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại xâm lược Mỹ và củng cố tình hữu nghị với một dân tộc anh em.

Chúng tôi coi việc đã hoàn thành thắng lợi nghĩa vụ quốc tế của mình trong những điều kiện khó khăn của chiến tranh là một vinh dự lớn lao.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2014, 11:51:00 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #102 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2014, 01:17:09 pm »

Trích "Việt Nam không thể nào quên"


Đại tá Bogoyavlensky Leonid Anatolyevich

Sinh ngày 3 tháng 10 năm 1941 tại tỉnh Kalinin.
Năm 1952 tốt nghiệp trường quân sự Cờ Đỏ Zhitomir của QCPK. Phục vụ tại TDQ PK độc lập số 14 với chức trách kíp trưởng kíp chiến đấu đại đội KTVTDT.
Từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 7 năm 1966 tham gia chiến đấu tại Việt nam trong đội hình trung đoàn TLPK 238 QĐNDVN.
Sau khi tốt nghiệp trường TLPK Minsk thuộc QCPK (năm 1971), phục vụ trên các cương vị kĩ sư trưởng ban vũ khí tên lửa trung đoàn và tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn kỹ thuật trung đoàn TLPK S-200 thuộc quân đoàn PK số 16 QKPK Moskva.
Năm 1979 tốt nghiệp khoa sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Học viện Quân sự Công trình Kỹ thuật Vô tuyến điện tử QCPK tại thành phố Kharkov (АРТИЛЛЕРИЙСКАЯ РАДИОТЕХНИЧЕСКАЯ   АКАДЕМИЯ СОВЕТСКОЙ АРМИИ  затем ВОЕННАЯ ИНЖЕНЕРНАЯ  РАДИОТЕХНИЧЕСКАЯ АКАДЕМИЯ  ПВО имени Маршала Советского Союза Говорова Л.А. которая до 1992 года была в г.Харькове).
Năm 1979 được bổ nhiệm lữ đoàn phó phụ trách vũ khí trang bị lữ đoàn TLPK 72 quân đoàn PK 16 QKPK Moskva.
Từ năm 1987 giữ cương vị trưởng ban kiểm soát vũ khí quân đoàn 1 PK tập đoàn quân PK đặc nhiệm số 1 (1 АРМИЯ ОСОБОГО НАЗНАЧЕНИЯ) QK Phòng không Moskva (МО ПВО).
Được trao tặng huân chương "Phục vụ Tổ quốc trong LLVT" hạng III và 13 huy chương trong đó có huy chương Hữu Nghị của VNDCCH.



Những người Sibir ở Việt Nam

Những năm 60 thế kỷ trước. Đó là những năm đầy ắp các sự kiện lịch sử đã biết, cả trên thế giới, cũng như trên đất nước chúng ta. Và chúng tôi, các sĩ quan-chiến sĩ tên lửa trẻ của QCPK đi phục vụ tại một đơn vị PK lớn ở Irkutsk (QK Ngoại Baikal) cũng không nằm ngoài lề những sự kiện ấy.

Sư đoàn chúng tôi mang danh hiệu sư đoàn Mukden. Nó nổi danh trong các trận đánh với đạo quân Quan Đông tháng 8 năm 1945., cũng như trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, và chúng tôi tự hào được phục vụ trong một sư đoàn vinh quang như vậy, chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ khu công nghiệp Angara-Irkutsk miền Đông Sibir. Ở đây chúng tôi tận mắt trông thấy những gì trước kia chỉ được học trong SGK: từ nơi lưu đày những nhà cách mạng Tháng Chạp cho đến những Nhà máy Thủy điện khổng lồ - Bratsk và Irkutsk.

Mùa thu năm 1962 tình hình quốc tế đột ngột nóng bỏng - cuộc khủng hoảng Caribbea nổ ra và nhiều người trong chúng tôi viết đơn xin đi Cuba. Nhưng số phận lại sắp đặt theo cách khác. Lò lửa chiến tranh tại Đông Nam Á đã bùng cháy.

Tư tháng 8 năm 1964 Không lực Mỹ bắt đầu các cuộc ném bom có hệ thống nước VNDCCH. Và mùa hè năm 1965 các tổ hợp TLPK có sự trực tiếp tham gia của các chuyên gia quân sự Soviet đã khai mở bảng thành tích bắn rơi máy bay Mỹ.

Tháng 7 năm 1965 từ số các binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan trong thời hạn khẩn trương đã hình thành một tiểu đoàn có biên chế rút gọn. Trung tá Mikhail A. Borisov được bổ nhiệm chỉ huy tiểu đoàn. Để thao luyện chúng tôi được gửi tới thành phố Kyakhta (Cộng hòa Buriatya), bố trí trên biên giới với Mông Cổ. Tại đó ghép với chúng tôi là một tiểu đoàn dưới sự chỉ huy của thiếu tá Ryzhik Gavril Semionovich từ sư đoàn PK Novosibir, và chúng tôi bắt tay vào tập luyện trên cơ sở trường đào tạo các chuyên gia sơ cấp.

Thời gian chuẩn bị được dồn lại đến mức giới hạn. Kế hoạch xạ kích lập ra ban đầu bị gạt bỏ. Sau khi hoàn thành luyện tập chúng tôi phải qua Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân của mình. Người ta tìm ra trong số chúng tôi những kẻ "từ chối" vì các lý do khác nhau. Họ lập tức được trả về đơn vị cũ. Cần thừa nhận rằng đường phục vụ tiếp theo của họ bị "hãm lại". Cuối cùng là chuyến bay dài Irkutsk - Bắc Kinh - Hà Nội.

Trong những giờ đầu tiên sau khi tiếp đất, chúng tôi (dẫu sao vẫn coi mình là dân Sibir) vô cùng bất ngờ về khí hậu tại chỗ. Sau khí hậu khô, có tính chất lục địa rõ rệt của vùng Đông Sibir, khí hậu nóng ẩm của Việt Nam đối với chúng tôi ngột ngạt giống như nhà tắm hơi. Đêm đến hơi mát cũng không có.

Rất nhanh chóng, ban lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện số 2 thiếu tướng N.V.Bazhenov và thiếu tá A.B.Zaika đã cho chúng tôi biết tình hình về Miền Nam và Miền Bắc Việt Nam.

Từ đây đi các tiểu đoàn "quân Sibir" số 3 và 4 của chúng tôi được hợp nhất với các tiểu đoàn "quân Baku" số 1 và 2 đã đến đây từ trước, và bây giờ cùng tiểu đoàn kỹ thuật trở thành trung đoàn TLPK 238.

Không có thời gian để tạt ngang tạt ngửa, ngay đầu tháng 9 chúng tôi nhận khí tài từ các đại diện ngành công nghiệp. Việc tiếp nhận khí tài diễn ra không êm ả. Chẳng hạn, với các hệ thống được điều chỉnh lý tưởng của cabin buồng máy, trong cabin điều khiển khi kiểm tra chức năng "sai số" của các kênh điều khiển đạn tên lửa thường xuyên vượt ngoài mức cho phép.

Theo thực chất công việc, không thể đánh giá sự SSCD của đài điều khiển đạn tên lửa theo hướng dẫn thực hành chiến đấu. Quyết định đề ra như sau: trước khi loại bỏ sai sót này, trong dãy kiểm tra các tín hiệu SSCD sẽ đánh giá theo các kết quả kiểm tra tự động cabin buồng máy. Tiểu đoàn trưởng yêu cầu chúng tôi báo cáo với đích thân ông về sự SSCD của các hệ thống. Tiếp theo, đâu khoảng sau 1 tháng, nhờ sự kiên trì của kỹ sư trưởng trung đoàn A.B.Zaika, bằng sức lực của các đại diện ngành công nghiệp, sai sót này đã loại bỏ được.

Ngoài ra hệ thống phát của cabin thu-phát làm việc không ổn định. Nhưng chiến tranh thì phải theo kiểu chiến tranh: mệnh lệnh chỉ có thi hành, miễn bình luận. Hơn nữa tất cả chúng tôi đều có chứng nhận quân sự hạng 1. Tôi và thượng úy S.Kambarov có chuyên ngành liên quan mật thiết - sĩ quan điều khiển cabin chỉ huy (cabin "U").

Vậy là, chúng tôi nhận lệnh: thu hồi khí tài và chuyển quân đến gần thành phố Hải Phòng. Khi khí tài của chúng tôi và các cỗ pháo PK đã sẵn sàng hành quân tới trận địa chiến đấu, tiểu đoàn trưởng lệnh cho tôi đi theo đoàn xe này và thực hành kiểm tra trạng thái khí tài trong thời gian di chuyển. (Đội ngũ quân nhân còn lại của tiểu đoàn chúng tôi đã đến trận địa từ trước).

Trong thời gian hành quân, một khẩu pháo 57mm trong thùng xe bị đổ và đoàn xe bị chậm lại. Người Việt Nam quyết định: không đi tiếp khi chưa trục được khẩu pháo lên. Nhớ đến mệnh lệnh nghiêm khắc của tiểu đoàn trưởng trung tá Borisov về thời hạn có mặt tại trận địa, tôi nỗ lực hết sức thuyết phục các đồng chí Việt Nam để lại khẩu pháo và đi tiếp.

Rồi đến ngày 1 tháng 10 năm 1965 không thể nào quên. Đài điều khiển bật lên, các anten và bệ phóng triển khai về phía vịnh Bắc Bộ. Qua đường liên lạc tăng âm nghe thấy giọng rành rọt, bình thản của Borisov: "Chú ý! Tôi thông báo tình hình trên không. Trong không trung có 12 tốp máy bay địch". Tiếp theo là lệnh: "Tiêu diệt mục tiêu!".

Quả đạn đầu tiên phóng lên chiếc máy bay đi đầu, sau khi bay được 400m, rơi xuống một ngôi làng Việt Nam. Những mái nhà tranh bốc cháy. Trước mắt chúng tôi dân làng, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em, vội vã rời khỏi ngôi làng nóng bỏng. Bức tranh không dành cho những người yếu thần kinh.

Đối với tiểu đoàn trưởng của chúng tôi, đây là cuộc chiến tranh thứ ba: trước đó là Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và Chiến tranh Triều Tiên 1950-53.

Chúng tôi lại nghe thấy giọng rõ ràng, nặng trịch của tiểu đoàn trưởng: "Tiếp tục chiến đấu. Tiêu diệt mục tiêu!". Các quả đạn tiếp tục được phóng lên. Hai máy bay cường kích hạm bị tiêu diệt. Chiến thắng đầu tiên.
.......
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2014, 10:47:10 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #103 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2014, 10:40:30 pm »

Đầu tháng 10 trong một cuộc tấn công bất ngờ của các máy bay cường kích hạm lợi dụng các nếp gấp địa hình, trận địa của tiểu đoàn bị ném bom và oanh tạc bằng rốc-két. Vào lúc đấy, tiểu đoàn trưởng của chúng tôi đang ở trên trận địa phóng. Một trái bom nổ cạnh xe mooc kéo trên đó đang chở đạn. Quả tên lửa phát nổ. Tiểu đoàn trưởng bị thương khá nặng, ông được đưa tới bệnh viện, sau đó chở về Tổ quốc. Do một ý đồ xấu xa nào đó mà loang đi tin đồn ông nhát gan và suýt nữa chạy khỏi Việt Nam. Biết bao nhiêu thử thách dồn lên đầu một con người! Như về sau chúng tôi được biết, ngày hôm đó, trong các cuộc không kích vào VNDCCH có hơn 300 máy bay Mỹ tham gia.
 
Bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng đầy các khoảnh khắc bi thảm. Bộ chỉ huy Không lực Mỹ tại Việt nam cố gắng bằng bất cứ giá nào phá hoại giao thông đường sắt giữa Hà Nội và cảng Hải Phòng, cũng như giữa Hà Nội và các tỉnh phía nam.

Tiểu đoàn chúng tôi với sự bảo vệ mạnh của LL PPK (các đại đội pháo 37mm và 57mm, súng máy PK 2 nòng và 4 nòng) được triển khai không xa thành phố Hải Dương nhằm bảo vệ cây cầu đường sắt. Sau khi triển khai ban đêm, chúng tôi để chuyên gia trực ban lại trong cabin điều khiển rồi đi về nơi nghỉ ngắn (cách trận địa 0,5km).

Sau một lúc chúng tôi nghe thấy tiếng gầm của PPK. Rất nhanh trên đầu chúng tôi xuất hiện vài tốp cường kích hạm trên các độ cao thấp và cực thấp. Sau khi vòng ngoặt, chúng bổ nhào và ném bom. Theo khẩu lệnh của chỉ huy đại đội bệ phóng đại úy Tokmakok Ivan Vasilevich chúng tôi chạy ra trận địa. Một mái dù hình tròn mở ra trên đầu chúng tôi. Chiếc máy bay đã bị đạn PPK bắn hạ. Sau đó cuộc không kích chấm dứt. Chiếc cầu đường sắt bị hư hại. Trong thời gian không kích, không quả đạn nào của chúng tôi rời bệ phóng.

Chúng tôi kiểm tra khí tài. Tất cả các hệ thống đều tốt. Bỗng chúng tôi phát hiện ra tại tất cả các quả đạn nằm trên các bệ phóng, các jack nối của mạch phóng đã bị ngắt. Điểm đặc trưng là trong thời gian không kích trên các màn hình hiển thị đều không thấy có nhiễu. Hơn thế nữa tất cả các lời buộc tội vì đã để cây cầu đường sắt bị hư hại đều đổ dồn lên đầu chúng tôi. Tình trạng cứ ức chế như vậy cho đến khi người Việt Nam tìm ra hai tên gián điệp đã biết cách ngay trước khi xạ kích, lẻn vào ngắt các jack nối mạch thuốc phóng trên quả tên lửa. Họ thanh minh cho chúng tôi và khuyên giữ kín không tiết lộ chuyện này ở bất kỳ đâu. Nhưng cảnh này còn ở lại trong ký ức rất lâu.

Tiếp theo chúng tôi tiến hành các hoạt động chiến đấu dưới sự chỉ huy của đại úy Bogdanov Yuri Petrovich.

Chủ nhiệm Trung tâm huấn luyện thứ 2 của chúng tôi, thiếu tướng Bazhenov Nikolai Vasilevich chỉ huy rất dũng cảm và thông minh. Đó là một ông tướng chiến trận, đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, một nhà chỉ huy nguyên tắc và công bằng.

Với bọn trẻ chúng tôi, ông xử sự như người cha, hiểu chúng tôi ở đây không dễ dàng gì. Tôi nhớ lại một trường hợp.

Chúng tôi triển khai tổ hợp TLPK trên một sân bay bỏ không hoạt động gần vịnh Bắc Bộ. Đó là trận địa được lựa chọn rất tồi. Thực tế chúng tôi không được bảo vệ trước hạm đội TSB Hoa Kỳ: các tiêm kích hạm bay trên độ cao cực thấp là mặt sóng. Ngoài ra bờ biển vịnh Bắc Bộ bị oanh tạc bởi các cỗ hải pháo trên các khu trục hạm và tuần dương hạm của Hạm đội 7 Mỹ.

Và một ngày nắng gắt nóng nực tháng 10 tướng Bazhenov đến chỗ chúng tôi. Chiếc áo sơ-mi và quần dài của ông dính đầy bùn đen, Ông mỉm cười nói: "Vừa phải nghỉ trong mương nước ven đường". Con đường trên đó xe ông chạy bị bắn phá từ trên không. Bằng cách đó các phí công Mỹ mài giũa tài nghệ của mình, không cho phép dẫu một chiếc ô tô chuyển động trên đường.

Khi tới chỗ chúng tôi, Bazhenov tìm hiểu chi tiết tình hình, sau đó chúng tôi nhanh chóng chuyển sang trận địa khác.

Trước chuyến rời Việt Nam trở về Tổ quốc, tướng Bazhenov tỉ mỉ ghi chép lại tất cả những đề nghị và mong muốn các loại: bố trí căn hộ, chuyển nơi phục vụ, xin đi học trường quân sự và các nguyện vọng khác. Phần lớn các yêu cầu đó đã được thực hiện.

Trong khi tác chiến chúng tôi luôn cảm thấy sự sát cánh trên tình đồng đội của các đồng chí của chúng tôi thuộc các tiểu đoàn khác của trung đoàn.

Các chiến sĩ Sibir, các chuyên gia của tiểu đoàn 3 dưới sự chỉ huy của trung tá Ryzhik Gavril Semionovich đã chiến đấu hăng say và hiệu quả.  Ryzhik là một sĩ quan không hề biết sợ hãi, đã kinh qua chiến tranh Triều Tiên 1950-53, ông đã nêu gương quả cảm và can đảm cho cấp dưới. Có thể mạnh dạn nói rằng: người Sibir tại Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xứng đáng. Các chuyên gia tiểu đoàn 1 và 2 ("các chiến sĩ Baku") của trung đoàn chúng tôi (chỉ huy là thiếu tá A.G.Tereshenko và trung tá I.A.Liakishev) đã khéo léo sử dụng kinh nghiệm của mình ở một quân khu PK biên giới. Họ tác chiến và khai thác khí tài chiến đấu rất chuyên nghiệp.

Về sau trung đoàn TLPK 238 QĐNDVN đã được phong danh hiệu "anh hùng".
Với sự ấm áp trong lòng tôi nhớ đến những người bạn chiến đấu của tôi:
đại úy Prusov Ivan,
thượng úy Bulgakov Vladimir Leonidovich,
đại úy Arsiri Anatoly Grigorievich,
đại úy Tokmakov Ivan Vasilevich,
thượng úy Sherbak Ghennady Aleksandrovich,
thượng úy Kambarov Serghey,
thượng úy Porkhun Serghey.

Trong lao động chiến đấu không nhẹ nhàng của mình chúng tôi không bao giờ phân chia "của anh" hay "của tôi". Hư hỏng của khí tài chiến đấu, khuyết điểm trong công tác chiến đấu - đó là nỗi đau đầu chung. Và mỗi người tùy theo khả năng và kiến thức của mình luôn có mặt ở nơi người ta cần giúp đỡ. Kinh nghiệm chiến đấu chúng tôi thu được trong chiến tranh Việt Nam, giúp chúng tôi trên con đường phục vụ lâu dài sau này trong QC Phòng không ở Tổ quốc.

Khi khó khăn thì ta thường nhớ lại: "Ở Việt Nam còn khó khăn hơn nhiều".

Thành phố Vidnoie, tháng 7 năm 2007.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2014, 11:47:19 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #104 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2014, 05:42:48 am »

Trích "Việt Nam không thể nào quên"


Trung tá Korotaev Yuri Anatolyevich

Sinh ngày 17 tháng 12 năm 1938 tại thị trấn Berdiaush huyện Satkin tỉnh Chelyabinsk.
Năm 1961 tốt nghiệp trường cao đẳng quân sự công trình vô tuyến điện tử Minsk thuộc QC Phòng không quốc gia.
1961 - 1968: trưởng ngành 2 hệ thống S-75.
Từ 8 tháng 10 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967 - công tác biệt phái tại VNDCCH.
Từ 1968 - 1969: tiểu đoàn phó phụ trách vũ khí trang bị.
1969 - 1970: trợ lý chính trưởng ban huấn luyện chiến đấu quân đoàn PK 19.
1970 - 1971: tiểu đoàn trưởng TLPK S-75.
1971 - 1972: học viện ngoại giao quân sự.
1972 - 1979: tiểu đoàn trưởng S-200.
1979 - 1984: sĩ quan trực ban SCH TĐQ PK 40.
Chuyển ngạch dự bị, rời quân ngũ năm 1984.
Tặng thưởng huân chương Sao Đỏ vì hoàn thành mẫu mực nghĩa vụ quốc tế ở VNDCCH, 8 huy chương trong quá trình phục vụ quân đội, trong đó có huy chương Hữu Nghị của Việt Nam.
Từ trần năm 2002 tại Ekaterinburg.



VIỆT NAM, KHU 4

Vào tháng 9 năm 1966 tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn TLPK số 2, người đã tham gia Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, thiếu tá V.V.Kholuyanov bảo tôi rằng sẽ có  chuyến công tác đặc biệt ở một đất nước có khí hậu nóng ẩm, tôi đồng ý, hy vọng sẽ được tới Cuba.

Tại phiên họp Hội đồng Quân sự Tập đoàn quân Phòng không 40 được biết cụ thể hơn: sẽ đi công tác biệt phái tại VNDCCH. Sau này lúc nói chuyện với một thành viên HDQS tôi phát biểu: "Cũng cần phải một lần, nghĩa là, phải chiến đấu". Ông ấy chỉnh tôi: "Phải nói thế này - tôi xin xứng đáng với sự tin cậy của ban chỉ huy".

Thời điểm sang Việt Nam, tôi mang quân hàm đại úy chức vụ trưởng ngành 2 đại đội KTVTDT thuộc một tiểu đoàn TLPK của lữ đoàn TLPK Zlaustovskaya.

Trước khi khởi hành, tại Moskva, ở Tổng cục 10 Bộ TTM QD Liên Xô người ta cho biết tình hình gần đây nhất tại nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

Vào đầu năm 1966 chúng tôi bay từ Moskva qua Trung quốc tới Hà Nội. Ra khỏi máy bay xuống sân bay Gia Lâm chúng tôi hiểu ngay mình đang ở trong thời chiến. Trên bầu trời đêm ta thấy lóe lên những ánh chớp đạn và nghe nhiều tiếng nổ rền. Từ sân bay vào thành phố chúng tôi đi trên xe buyt, tuân thủ nghiêm ngặt luật ngụy trang nguồn sáng, chỉ bật đèn gầm soi dưới bánh xe ô tô.

Sau vài ngày ở tại khách sạn khu Kim Liên, giải quyết xong những vấn đề tổ chức, nhóm chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn, trong đó có tôi, do người đã tham gia CTVQVĐ trung tá Vasily Grigorievich Baikov dẫn đầu, lên đường xuống phía nam VNDCCH, để thay phiên các đồng chí của chúng tôi đã hết hạn công tác.


Nhóm chuyên gia tại trung đoàn TLPK 238 QĐNDVN tháng 8 năm 1967

Để đảm bảo độ an toàn cao, việc di chuyển chỉ thực hiện vào ban đêm. Sau 2 đêm chúng tôi mới có thể tới được vị trí của trung đoàn TLPK 238 QDNDVN. Trên quãng đường dài không ít lần chúng tôi phải vượt qua các chướng ngại vật nước, bởi vì do các cơn mưa rào nhiệt đới các dòng suối nhỏ biến thành những dòng sông rộng 50-70m, sâu đến 1,5m.  

Đêm thứ hai trên đường núi, chúng tôi gặp trở ngại do một hố bom lớn tạo ra. Dân địa phương kéo đến giúp đỡ. Trong đêm tối mịt, họ dùng cuốc chim, xẻng, quang gánh và sọt nhanh chống lấp đầy hố bom, khôi phục đường đi. Khi tới địa điểm đã định chúng tôi được ban chỉ huy trung đoàn TLPK 238 và các tiểu đoàn TLPK của trung đoàn chào đón. Các nhiệm vụ chính và tình hình trong khu vực đóng quân của trung đoàn được mang ra thảo luận.

Trung đoàn trưởng trung đoàn 238 là trung tá Hội, phó của ông là thiếu tá Cảnh, kỹ sư trưởng là thiếu tá Ngọc. Họ đều là những người chỉ huy được đào tạo rất chuyên nghiệp, có khá nhiều kinh nghiệm chiến đấu chống trả các cuộc không kích của máy bay Mỹ.

Trung đoàn 238 duy trì chiến thuật đánh "phục kích". Những năm 1966-1967 đó là trung đoàn duy nhất tác chiến trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Sự yểm trợ từ LL PPK và súng máy PK không có, KQTK QDNDVN không tác chiến trong khu vực này. Vì vậy nhiệm vụ chính bộ chỉ huy trung đoàn 238 đặt ra cho mình - phục kích trong khu vực vĩ tuyến 17, bắn hạ máy bay B-52. Cần nói rằng trung đoàn TLPK 238 đã thực hiện thành công nhiệm vụ đó: từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1967 đã bắn rơi 4 máy bay B-52. Thành tích này dựa trên sự lao động quên mình của các chuyên gia quân sự Soviet và chủ nghĩa anh hùng của các quân nhân các tiểu đoàn TLPK Việt Nam.

Các nhiệm vụ chiến đấu phải thực hiện trong những điều kiện vô cùng nghiệt ngã: ưu thế áp đảo của máy bay Mỹ, do thám trên không và trêm mặt đất liên tục nhằm phát hiện các đơn vị quân đội, khí tài quân sự và trận địa các tiểu đoàn TLPK. Khi các chuyên gia quân sự chúng ta ra trận địa, phải vượt qua rất nhiều cầu, phà, đê đập, cầu phao, là những đối tượng hàng ngày bị ném bom. Độ ẩm và nhiệt độ cao ảnh hưởng mạnh đến tình trạng sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh tật khác nhau, phổ biến nhất là "phát ban".

Các nhiệm vụ cơ bản mà các chuyên gia quân sự Soviet thực hiện trong điều kiện ấy là: đào tạo các chuyên gia Việt nam tiến hành công tác bảo dưỡng thường xuyên trong các thời kỳ khác nhau; huấn luyện các trắc thủ biết cách làm việc trong điều kiện các tình huống chiến đấu khác nhau; phân tích các đặc điểm cơ bản và chiến thuật trong tình huống chiến đấu và đề ra các khuyến nghị phù hợp; sửa chữa loại bỏ các hư hỏng phát sinh trong khai thác hàng ngày, cũng như sau các trận bom dội xuống các tiểu đoàn TLPK.

Toàn bộ hoạt động của các tiểu đoàn diễn ra trong điều kiện bí mật và ngụy trang nghiêm ngặt. Việc chuyển trận địa từ điểm này sang điểm kia chỉ tiến hành ban đêm.

Do hoạt động của các tiểu đoàn TLPK chúng tôi thực hiện gần vĩ tuyến 17, cần mô tả chi tiết hơn tình hình trong khu vực này. Dải đất 50 đến 100 km kề vĩ tuyến 17 gợi nhớ đến dải cận tiền duyên thời CTVQVĐ. Máy bay Mỹ hàng ngày ném bom xuống khu vực này. Không chỉ có các loại bom kích cỡ thông thường được sử dụng, mà còn cả các bom bi mẹ chứa nhiều bom con, bom từ trường, bom nổ chậm, bom napalm.

Để sinh tồn trong các điều kiện đó, toàn thể người dân khu 4 phải chuyển từ nhà trên mặt đất xuống địa đạo. Các trường học, nhà trẻ, bệnh viện và một số xưởng máy phải làm việc trong lòng đất.

Về ban đêm, các toán biệt kích được tung ra từ Nam Việt Nam để phá hoại các mục tiêu khác nhau trên lãnh thổ VNDCCH, vì vậy trong mỗi địa đạo gần giới tuyến đều có vũ khí, đạn, lựu đạn để chiến đấu với biệt kích.

Tháng 4 năm 1966 trên lãnh địa rộng lớn của tỉnh Quảng Bình các máy bay A-6 rải chất độc hóa học, trong thành phần của nó có thạc tín và clo. Dưới tác động của chất độc này lá cây vàng héo và rụng hết khỏi thân cành, rất nhiều cánh đồng cây trồng bị chết. Các phóng sự điều tra của các nhà báo Việt Nam và nhà báo Ba Lan Monika Varnenska tại Nam Việt Nam và khu vực vĩ tuyến 17 cho thấy việc sử dụng chất độc này gây ra cho con người nhiều bệnh nặng, dẫn tới tàn phế, còn ở người già và trẻ em sống trong vùng chất độc hóa học, người ta quan sát thấy hiện tượng nôn ra máu và tử vong (sách"Việt Nam, cuộc chiến tranh hóa học", xuất bản năm 1972.

Việc rải các loại chất độc hóa học khác nhau ở Quảng Bình tiếp tục đến năm 1970, thêm vào đó khunh hướng cơ bản sử dụng chất độc hóa học là không diệt cây cỏ mà tác động đến con người. Hậu quả các cuộc ném bom liên tục thành phố Vinh và Đồng Hới đã hoàn toàn biến hai nơi này thành những đống gạch vụn đổ nát.
..........
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2014, 12:08:36 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #105 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2014, 11:14:59 pm »

Khi phân tích tình hình trên, ta chỉ có thể lấy làm kinh ngạc. làm thế nào mà nhóm chuyên gia quân sự Soviet của trung đoàn TLPK 238 QDNDVN, ở đây từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967 tránh được tổn thất nhân mạng, làm thế nào những người nông dân Việt Nam có thể vẫn làm mùa vụ tốt, và làm thế nào trong điều kiện có sự trinh sát tổ chức cao cả trên đường không lẫn trên mặt đất từ phía người Mỹ, mà các chiến sĩ tên lửa PK của các tiểu đoàn Việt Nam vẫn có thể chiến đấu.

Thái độ của người Mỹ với sự có mặt của các chuyên gia quân sự Soviet ở đây là khác nhau. Khi chưa tiến hành các hoạt động chiến đấu họ chưa động đến chúng tôi, chỉ cần bắn rơi vài máy bay có người lái thì trận địa tiểu đoàn tên lửa và nơi ở của chúng tôi đều bị ném bom. Vì vậy sau khi bắn rơi máy bay Mỹ, phải di chuyển không chỉ trận địa các tiểu đoàn tên lửa mà còn cả nơi ở của nhóm chuyên gia quân sự Soviet trung đoàn chúng tôi. Người Việt Nam thực hiện rất nghiêm chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảm bảo an toàn cuộc sống cho các chuyên gia quân sự Soviet.


Kết quả công việc của chúng tôi, năm 1966.

Các tiểu đoàn chuẩn bị trận địa trong các cánh rừng, bí mật đưa khí tài ra trận địa, im lìm chờ thời, trong khi đó cùng đoàn chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn thực hành chuẩn bị khí tài một cách kỹ lưỡng, làm công tác bảo dưỡng thường xuyên, nghiên cứu tình báo trên không. Khi tiểu đoàn TLPK đã hoàn toàn sẵn sàng cho trận đánh, bộ chỉ huy Việt Nam đề nghị trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet không mạo hiểm tính mạng của các chuyên gia Soviet, bởi vì nhiệm vụ của mình họ sẽ hoàn thành. Trong thời kỳ này, đa số các cuộc xạ kích chiến đấu được các tiểu đoàn TLPK Việt Nam tự mình tiến hành, không có mặt các chuyên gia Soviet.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 được sử dụng để ném bom khu vực vĩ tuyến 17. Căn cứ của chúng - đảo Guam, Okinawa, hãn hữu từ các sân bay quân sự Thái Lan (Utapao). Các máy bay ném bom B-52 lâm trận trong điều kiện có gây nhiễu tích cực, có các máy bay bảo vệ hộ tống. Tải trọng bom lớn của B-52 (27t) cho phép hủy diệt một diện tích rộng lớn bằng bom phá, bom napalm, bom bi.

Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1967 trung đoàn TLPK 238 QDNDVN đã tiến hành các trận đánh liên tục, đồng thời chịu nhiều tổn thất lớn. Trong 4 tiểu đoàn có 3 tiểu đoàn mất sức chiến đấu, một phần ba quân số hy sinh. Tháng 8 năm 1967 chỉ còn một tiểu đoàn còn sức chiến đấu - tiểu đoàn TLPK 82, tiểu đoàn trưởng là đồng chí Lân.

Ngày 13 tháng 8 đang phục kích trong khu vực vĩ tuyến 17, đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu cùng đài điều khiển đồng thời phát sóng, tại cự ly 60km phát hiện một mục tiêu nhóm trên độ cao 10km, bám sát mục tiêu rất tốt, song các trắc thủ không nhận ra cú phóng "Shrike" từ số máy bay cường kích hộ tống và đúng lúc ra quyết định bắn thì đạn "Shrike" nổ, giết chết các trắc thủ trong cabin "U", làm bị thương một số binh sĩ và chỉ huy.


Nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại e TLPK 238 tháng 12 năm 1966

Nhờ nỗ lực của các chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn, sau 3 tuần đã khôi phục được sức chiến đấu cho tiểu đoàn TLPK 82. Tiểu đoàn chiếm lĩnh trận địa chiến đấu cạnh trận địa mà tiểu đoàn đứng chân ngày 13 tháng 8, ngụy trang rất kỹ lưỡng. Sau khi kiểm tra khí tài tiểu đoàn bước vào trực chiến,

Ngày 17 tháng 9 năm 1967 tiểu đoàn phát hiện một mục tiêu nhóm ở cự ly 40km, mặc dù địck sử dụng nhiễu tích cực và nhiễu xung-trả lời, các trắc thủ bám sát bằng tay vẫn bám sát mục tiêu rất chắc. Quả đạn đầu phóng lên ở cự ly 31km, quả thứ 2 - 23km, quả thứ 3 trên bệ phóng ở vào "vùng cấm". Các phi công B-52 lập tức phát hiện cú phóng đạn tên lửa, thiết bị cảnh báo trên máy bay làm việc, vì vậy B-52 lập tức "giải phóng" bừa số bom mang theo và cơ động những cỗ máy cồng kềnh khó xoay trở.

Quả đạn đầu tiên tự hủy, quả thứ 2 nổ trong vùng mục tiêu. Mảnh máy bay tạo thành hiệu ứng một màn nhiễu tiêu cực. Chiếc B-52 bị lửa bủa vây rơi xuống cách khu giới tuyến 20km về phía nam.

Đội ngũ quân nhân tiểu đoàn và người dân địa phương quan sát trận đánh rất vui mừng vì thành công của tiểu đoàn TLPK.

Sau khi bật lại đài điều khiển, phát hiện được các mục tiêu đang lùi xa: ở cự ly 50km là mục tiêu nhóm và cự ly 18km là một mục tiêu đơn. Khi chỉ còn 1 quả đạn, hơn nữa lại "bắn đuổi" thì xác suất là tối thiểu. Nhưng tiểu đoàn trưởng vẫn quyết định bắn mục tiêu đơn. Ngòi vô tuyến của quả đạn kích hoạt ở cự ly 30km, Và dù có độ trượt đáng kể trong các lệnh điều khiển tên lửa, mục tiêu kích thước lớn đã trúng cả một khối lớn mảnh đạn tên lửa. Chiếc B-52 chao đảo, lật từ cánh nọ sang cánh kia, cố lết ra biển và rơi cách bờ biển không xa, Các xuồng cao tốc của Mỹ lao đến nơi rơi máy bay để cứu kíp lái và người dân địa phương chứng kiến điều đó.  

Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn TLPK 82 Lân đã kể cho tôi nghe mọi chi tiết, tôi cũng nhận được sự khẳng định các thông tin này từ trưởng nhóm chuyên gia quân sự Soviet trung đoàn TLPK 238 QDNDVN trung tá Ennhiakov Evgheny Mikhailovich, đến thay thế nhóm chuyên gia quân sự Soviet chúng tôi cuối tháng 9 năm 1967. E.M.Ennhiakov, sau Việt Nam, phục vụ cùng tôi tại lữ đoàn TLPK 57 QC Phòng không trên cương vị TMT lữ đoàn.


Năm 1967

Từ tháng 10 năm 1967 đến cuối năm 1967 trung đoàn TLPK 238 QDNDVN bắn rơi thêm 2 máy bay B-52. Vì các thành tích chiến đấu tôi được tặng huân chương Sao Đỏ, còn trung tá Ennhiakov Evgheny Mikhailovich - huân chương Cờ Đỏ. Tên họ của các trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet thiếu tướng N.V.Bazhenov, đại tá V.G.Boikov, trung tá E.M.Ennhiakov được ghi nhớ mãi mãi trong Sổ Truyền thống của trung đoàn TLPK 238 Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vì những kết quả chiến đấu cao mà trung đoàn đạt được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh phong tặng danh hiệu "Anh hùng" cho trung đoàn TLPK 238.

Cuối năm 1967 trung đoàn TLPK 238 QDNDVN bị tổn thất nghiêm trọng về người và khí tài đã được rút khỏi các tỉnh phía nam để tổ chức lại. Trung đoàn nối lại hoạt động chiến đấu ở khu vực vĩ tuyến 17 vào tháng 5 năm 1969.

Thời gian không thể xóa nhòa ký ức về những khó khăn, nguy hiểm phải trải qua của nhóm chuyên gia quân sự Soviet trung đoàn TLPK 238 QDNDVN dưới sự chỉ huy của đại tá V.G.Boikov. Tôi muốn cám ơn các bạn chiến đấu của mình vì sự giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, đó là Yu.Menshik, V.Igrevsky, A.Popadenko, D.Voitko, V.Pasko, V.Kokarev và những người khác mà tên họ rất tiếc tôi không còn nhớ.

Chúc hòa bình, thịnh vượng cho Việt Nam!

Ekaterinburg, năm 2002.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2014, 02:02:32 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #106 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2014, 12:02:00 am »

Trích "Việt Nam không thể nào quên"


Đại tá Kislisyn Yuri Viktorovich

Sinh ngày 26 tháng 8 năm 1934 tại thành phố Alma-Ata trong một gia đình công nhân.
1952 - 1955: Trường pháo binh Cờ Đỏ Zhitomir, học viên.
1955 - 1959: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 4 (trước 1955 là tập đoàn quân PK Urals), trung đội trưởng hỏa lực đại đội PPK, trung đội trưởng hỏa lực tiểu đoàn TLPK S-75.
1959 - 1960: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 4, đại đội trưởng đại đội bệ phóng tiểu đoàn TLPK S-75.
1960 - 1965: Học viện quân sự chỉ huy PK, học viên.
1965 - 1967: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 8, tiểu đoàn trưởng S-75.
1967 - 1971: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 8, Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 11, phó trung đoàn trưởng S-75.
Từ 13 tháng 8 năm 1970 đến 1 tháng 8 năm 1971: chuyên gia bên cạnh trung đoàn trưởng TLPK QĐNDVN.
1971 - 1973: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 11, phó lữ đoàn trưởng.
1973 - 1975: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 11, lữ đoàn trưởng.
1975 - 1980: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 11, chủ nhiệm bộ đội TLPK sư đoàn PK quốc gia.
1980 - 1982: Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 4, phó chủ nhiệm bộ đội TLPK tập đoàn quân PK quốc gia.
1982 - 1985: CHND Angola, cố vấn tư lệnh lực lượng PK và KQ quốc gia.
1986: chuyển ngạch vì đến tuổi.
1986 - 1991: Viện Đại học Bách khoa Urals, giảng viên chính, chủ nhiệm giáo trình Phòng thủ Dân sự khoa Quân sự Đại học Bách khoa Urals.
1992 - 1995: Làm việc tại các tổ chức thương mại.
1996 - 2001: Trung tâm Phòng thủ Dân sự và Tình trạng Khẩn cấp vùng Urals, chuyên gia đầu ngành phòng hành động Trung tâm vùng Urals Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga.
Từ 2001 sống tại Kiev.
Từ 2005 đến nay: Hiệp hội Quốc tế Ukraina những người đã tham gia chiến tranh (MU-SUV), phó chủ tịch thứ nhất MUSUV.
Được tặng thưởng các huân chương Sao Đỏ, "Vì phục vụ Tổ quốc trong LLVT Liên Xô" hạng III, huy chương Hữu Nghị của chính phủ VNDCCH và 30 huy chương các loại.



Chạm vào bạn bè mang lại cho ta hạnh phúc...

Chuyện đó bắt đầu như thế nào

Giữa tháng 4 năm 1970 tôi trở về nhà, về Nikolaevsk-na-Amur, từ Komsomolsk-na-Amur, nơi tôi chuẩn bị công tác bắn đạn thật cho một tiểu đoàn trong trung đoàn trên trường bắn của thao trường-huấn luyện của quân đoàn chúng tôi. Số là trung đoàn chúng tôi đóng ở cửa sông Amur bảo vệ cảng Nikolaevsk, cách xa các sân bay quân sự của quân đoàn và TDQ PK hơn 700 km. Chuẩn bị cho các kíp chiến đấu các tiểu đoàn TLPK bắn đạn thật mà lại không có không quân thật tham gia thì hiệu quả thấp. Thêm vào đó, với việc bắt đầu có hoạt động dẫn đường giao thông thủy trên sông Amur, khi các tàu thủy Nhật chở gỗ rừng từ cảng Mago, tất cả radar của trung đoàn đến trước tháng 10 được chuyển sang chế độ "im lặng vô tuyến hoàn toàn", để loại trừ việc giao hội các tần số làm việc của các đài radar chúng tôi. Vị tất điều đó có kết quả khi mà rất nhiều máy bay trinh sát Mỹ thường xuyên quần đảo lúc thì dọc lãnh hải Liên Xô, lúc thì trên lãnh thổ quốc gia. Mọi người còn nhớ sự kiện ngày 1 tháng 5 năm 1960, khi lữ đoàn 57 chúng tôi thuộc TDQ PK Urals (nơi tôi là đại đội trưởng đại đội bệ phóng của một tiểu đoàn) được nâng cấp báo động. Chiếc máy bay trinh sát U-2 đang hướng gần đến các trận địa chiến đấu từ trên độ cao 22 km. Cái kết của câu chuyện này ai cũng đã biết...

Thứ 7 đầu tiên tại cuộc họp chỉ huy trung đoàn, tôi báo cáo tiến trình chuẩn bị bắn đạn thật, rồi bắt tay vào kế hoạch kiểm tra tổng kết giai đoạn huấn luyện mùa đông. Chuông điện thoại bỗng réo vang. Tư lệnh quân đoàn tướng V.M.Melekhov gọi. Theo phản ứng của trung đoàn trưởng, có thể hiểu rằng cuộc nói chuyện không hoàn toàn bình thường, đó không phải cú điện thoại trao đổi công việc hàng ngày. Còn khi một trong các câu trả lời là "chưa chắc anh ấy đã qua được ủy ban y tế để tới một đất nước khí hậu nóng ẩm", thì đã rõ - cần một ứng cử viên sang Việt Nam, hơn nữa lại không phải trên cương vị một chuyên gia bình thường.

Tôi đã từng đọc nhiều tin, thông báo các sự kiện diễn ra ở đất nước ấy nói chung, về hoạt động của bộ đội TLPK nói riêng. Khi còn phục vụ tại Ukraina, lúc nghe phát biểu của các sĩ quan từ Việt Nam về, thực lòng tôi ghen tị với họ. Chúng tôi được giáo dục theo truyền thống chiến đấu vinh quang của các chiến sĩ thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, còn từ "quóc tế vô sản" gợi ký ức nhớ đến các sự kiện tại Tây Ban Nha năm 1937. Tôi muốn thử thách mình, và việc được nhìn tận mắt những đất nước xa xôi kỳ lạ cũng không gây phiền nhiễu gì. Trung đoàn trưởng của tôi sắp đến tuổi về hưu, thể chất phục phịch, thêm vào đó phần lớn thời gian ông ấy phục vụ ở Hải quân, ông tình cờ về binh chủng TLPK chỉ sau khi có công cuộc "tái tổ chức và cắt giảm Không quân và Hải quân thời Khrusev". Quyết định đến rất nhanh: "Đồng chí chỉ huy! Hãy cho tôi đi".

Tôi biết rằng tướng Melekhov có những kế hoạch hoàn toàn khác cho tôi, nhưng rõ ràng thời gian và cơ quan cán bộ cấp trên đang thúc ép. Bởi vậy đề xuất của tôi được chấp thuận.

Cuộc họp chấm dứt. Tham mưu trưởng ngồi vào bàn làm nhận xét quá trình phục vụ, cơ quan chính trị - công tác đảng-công tác chính trị. Chủ nhiệm quân y bắt tay chuẩn bị các tài liệu, xác định cần bao nhiêu mũi tiêm chủng và loại tiêm chủng.

Tiện thể nói thêm, những liều tiêm chủng cuối cùng, do hoàn cảnh mà phải thực hiện ở Moskva, trước khi cất cánh bay sang Việt Nam. Còn khi đã làm xong các giấy tờ cần thiết, tôi bay đến bộ tham mưu quân đoàn và tập đoàn quân PK trao đổi với các thủ trưởng cấp trên. Sau những ngày lễ tháng Năm - lại thao trường huấn luyện-giảng dạy (UTP), từ đó tôi được gọi về Moskva, tới ủy ban thẩm tra tư cách tại Tổng cục 10. Lần kế, sau khi cơ quan cấp trên kiểm tra sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng được sự tín nhiệm, tôi quay về Viễn Đông.

Trong tháng 6 - là các cuộc bắn đạn thật trên trường bắn quốc gia. Tháng 7 tôi được cho đi phép về Ural, nơi gia đình tôi sống, rồi về Alma-Ata, nơi cha mẹ tôi ở. Kỳ phép bị ngắt ngang bởi một bức điện - khản trương có mặt ở đơn vị, bàn giao công việc, chuyển về thuộc quyền điều động của Tổng cục 10 Bộ TTM.

Bước lên những bậc thang máy bay chuyến Alma-Ata - Khabarovsk, tôi đảo mắt ngắm nhìn những đỉnh núi tuyết phủ dãy Zalyi Alatau, đóng khung lấy thành phố, nơi tôi sinh ra, lớn lên, nơi từ đó tôi lên đường vào quân ngũ. Trên sân ga hàng không, vợ tôi và cô con gái nhỏ đứng nép vào nhau. Những người thân yêu của tôi ơi, bao giờ tôi mới được gặp lại? Mà tôi còn có cơ hội hay không...Dẫu sao sắp tới chuyến công tác sẽ diễn ra không phải trên thao trường huấn luyện-giảng dạy, không phải trên trường bắn. Phía trước là Việt Nam - đất nước xa xôi, kỳ lạ, nơi đang có cuộc chiến tranh ác liệt và đẫm máu. Sau vài phút, chiếc Il-62 đã tắm mình trong bầu không khí trên không, ý nghĩ của tôi chuyển sang các công việc và sự kiện sắp đến.

Bàn giao xong công việc ở trung đoàn, cuối tháng 7 tôi có mặt ở Moskva. Tôi có hai tuần để chuẩn bị: nghiên cứu tài liệu, làm quen với các đồng đội trong nhóm cùng đi, hành lý trang bị, rồi ngày 12 tháng 8 trên chuyến bay riêng tuyến Moskva - Karachi - Kalkutta, chúng tôi đi Hà Nội. Sau 22 giờ, thay 3 kíp lái, ngày hôm sau, đúng giữa trưa, chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Hà Nội. Sau khi trao quà và các món đồ của người thân và bạn bè ở Moskva cho các đồng chí đang ở Việt Nam, cuối cùng chúng tôi cũng được phép cởi áo khoác và cravat, mọi người thở phào cảm thấy dễ chịu hơn. Làm quen nhanh với các đồng chí Việt Nam ra đón chúng tôi xong, chúng tôi lên xe về khách sạn "Kim Liên".

Một tuần lễ trôi qua để làm quen với khí hậu, để bén rễ vào hoàn cảnh, gặp các bạn đồng khóa ở học viện - "các thổ dân" Việt nam. Khi làm quen với trưởng đoàn chuyên gia binh chủng TLPK và binh chủng KQ đại tá V.A.Gude, tôi cùng Nikolai Nikolaevich Kotchinov, cũng sang đảm nhiệm cương vị chuyên gia bên cạnh trung đoàn trưởng PK, đề nghị ông phái chúng tôi xuống nơi nào hiện đang "nóng" hơn. Địa điểm kiểu như vậy là vùng Khu 4. Trong số 3 trung đoàn đang đóng ở vùng này, có hai trung đoàn đang còn khuyết chức vụ chuyên gia quân sự Soviet bên cạnh trung đoàn trưởng. Tôi nhận nhiệm vụ tại trung đoàn đang đóng quân ở tỉnh Thanh Hóa, Kotchinov - trung đoàn ở thành phố Vinh.

Hàm Rồng

Thời gian đó trung đoàn TLPK 236 đang đứng chân bảo vệ cầu Hàm Rồng qua sông Mã. Sau 1 vài ngày tôi đến nơi mình tiếp tục phục vụ. Tôi làm quen với các sĩ quan trong nhóm, trình diện BCH trung đoàn. Từ cuộc nói chuyện với ban lãnh đạo trung đoàn, với các sĩ quan của mình, tôi biết trung đoàn nằm trong số những trung đoàn thành lập đầu tiên (theo một cách đánh số khác, nó được ghi là trung đoàn TLPK số 1), thống kê chiến tích của nó là 169 máy bay bị bắn hạ. Nhưng chỉ sau 35 năm tôi mới cầm được trên tay cuốn sách "Chiến tranh Việt Nam (1965-1973) là thế đấy", của các tác giả-kiêm-nhà biên soạn Nikolai Nikolaievich Kolesnik (Chủ tịch Đoàn chủ tịch tổ chức xã hội liên vùng các CCB trong chiến tranh Việt Nam của Nước Nga) và Pozdeev Anatoly Filippovich. Từ hồi ức của N.N.Kolesnik và V.M.Konstantinov mà tôi biết ngày 24 tháng 7 năm 1965, các tiểu đoàn 63 và 64 của trung đoàn đã phóng những quả đạn đầu tiên, tiêu diệt 3 máy bay đối phương. Ngày đó theo Sắc lệnh của Chủ tịch nước VNDCCH được tuyên bố là "Ngày truyền thống Bộ đội Tên lửa Phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam". Đó là màn khởi đầu vinh quang cho bước đường chiến đấu của trung đoàn binh chủng TLPK, nơi tôi sắp tiếp tục phục vụ. Trung đoàn nằm trong thành phần một cụm quân, bảo vệ chiếc cầu có ý nghĩa chiến lược qua sông Mã trên con đường số 1, nối thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Trên con đường này và các con đường khác - đường số 7, 9, 12, 22 và các con đường khác nữa (cái gọi là "đường mòn Hồ Chí Minh") qua lãnh thổ Lào, diễn ra công cuộc tiếp tế vũ khí, lương thực, cùng các nguồn vật chất khác cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN). Nỗ lực ngăn chặn đường tiếp vận, máy bay Mỹ oanh tạc phá hủy các cầu, phà, phá hoại đường sá... Trên quãng đường 300 km từ Hà Nội đến thành phố Vinh, không có cây cầu nào, bến pha nào mà không từng bị ném bom. Cây cầu duy nhất chưa bị phá hủy là Hàm Rồng. Tới lúc tôi có mặt, số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hàm Rồng đã đạt đến con số 99. Trong thời gian chiến tranh người Mỹ đã ném xuống Hàm Rồng hơn 70 ngàn tấn bom, bắn hơn 500 quả tên lửa. Tổng số máy bay bị bắn rơi đến cuối chiến tranh đạt đến con số 106. Chỉ vào tháng 12 (?) năm 1972, sau khi đã chế tạo được và sử dụng vũ khí lade (hệ thống "Pave Way" - "ném bóng vào giỏ"), người Mỹ mới đánh trúng nhịp cầu.

Tìm hiểu một chút lịch sử. Năm km cách thành phố Thanh Hóa, trung tâm của tỉnh cùng tên, từ xa đã nhìn thấy một ngọn núi, tạo hình của nó gợi nhớ đến hình con rồng hướng miệng lên trời. Ở bờ bên kia sông nhô lên ngọn núi Ngọc. Con rồng như thể đang vươn tới Viên Ngọc. Từ đó Hàm Rồng được dịch là "Miệng Rồng". Cây cầu nối các chân ngọn núi. Lúc trời mưa nước sông Mã gào réo lao đi trong rẻo hẹp giữa Miệng Rồng và Núi Ngọc. Thời cổ tiếng réo gào ấy gọi là tiếng gầm của con rồng.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lính quân đoàn viễn chinh Pháp đặt chân lên đất Việt Nam. Tháng 2 năm 1947 những người bảo vệ Hàm Rồng cho nổ tung cây cầu treo cũ rồi rút vào rừng tiếp tục cuộc chiến đấu. Sau thảm bại của người Pháp tại Điện Biên Phủ, tới một giai đoạn thanh bình tạm thời, ngày 19 tháng 5 năm 1964 (ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh), một cây cầu thép mới tinh xảo được dựng lên trên dòng sông. Còn đến ngày 5 tháng 8 năm 1965, thay cho tiếng gầm của con rồng là tiếng gầm của những quả bom Mỹ, tiếng nổ của những trái rốc-két. Bắt đầu cuộc xâm lược của Hoa Kỳ chống VNDCCH.

Trong bộ sưu tập ở nhà của tôi còn giữ một chiếc huy hiệu, do những thợ lành nghề ở tỉnh chế tạo từ mảnh xác máy bay Mỹ. Chiếc huy hiệu này, trên nền lá quốc kỳ VNDCCH viền những bông lúa vàng, diễn tả dòng sông, ngọn núi, cây cầu, chiếc máy bay bốc cháy đang lao xuống. Phía dưới khắc con số "3 - 4/4/1965".

Đây là những gì nhà bình luận báo "Pravda" Yuri Zhukov và phóng viên đặc biệt Viktor Sharapov viết về các sự kiện trong những ngày ấy ("Việt Nam 1965"): "đặc biệt ác liệt là những trận giao chiến xảy ra ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 ở tỉnh Thanh Hóa... Theo thông báo của BCH Việt Nam tại đó đã có 47 máy bay bị bắn rơi".

Tôi được dẫn đến gặp sư đoàn trưởng sư đoàn PK 365 (rất tiếc tên ông tôi không còn nhớ), hồi đó làm nhiệm vụ bảo vệ cây cầu Hàm Rồng. Qua câu chuyện của ông tôi biết rằng ngày 3 tháng 4 năm 1965, lúc rạng đông máy bay Mỹ thực hiện không kích xuống cây cầu từ phía vịnh Bắc Bộ, nhưng đã gặp phải lưới lửa mãnh liệt PPK ngăn chặn. Sau khi mất 30 máy bay mà không đạt được gì, không quân Mỹ ngừng không kích. Cảm thấy rằng BCH Hoa Kỳ không từ bỏ ý định của mình và có thể lặp lại ý định ấy, sau khi thay đổi chiến thuật hoạt động, sư đoàn trưởng quyết định - chuyển phần lớn lực lượng sư đoàn sang bờ sông đối diện. Dưới màn đêm che phủ các cỗ pháo được tái triển khai và ngụy trang trên các trận địa hỏa lực mới. Từ rạng sang ngày 4 tháng 4, không quân Mỹ lặp lại cuộc không kích, nhưng từ hướng mà các xạ thủ PK đang chờ sẵn. Tổng kết - thêm 17 máy bay bị bắn rơi và cũng không có kết quả nào đạt được - Hàm Rồng vẫn đứng vững không hề hấn gì. Bộ trưởng QP Hoa Kỳ McNamara quyết định một bước đi tuyệt vọng - ném con cưng của mình vào thi hành nhiệm vụ, đó là một trong những Ace ưu tú nhất của nước Mỹ. Kết cục - chiếc máy bay đâm đầu xuống dòng nước sôi sục của sông Mã, còn phi công trung tá Dalton thì may mắn hơn - các cô gái Việt Nam thuộc lực lượng tự vệ tỉnh đã lôi hắn từ dưới sông lên. Đó là một số chi tiết lịch sử của cây cầu huyền thoại và trung đoàn mà tôi sắp phục vụ.
..........
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2014, 10:06:27 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #107 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2014, 12:02:45 am »

Một tuần lễ sau, ngày 26 tháng 8, mọi người tổ chức lễ sinh nhật 36 tuổi của tôi một cách giản dị. Các sĩ quan trong nhóm chuyên gia tặng tôi một cuốn album ảnh do người Việt nam làm. Những công việc thường ngày của quân đội trôi đi đều đặn: huấn luyện, bảo dưỡng thường xuyên, loại bỏ những hỏng hóc phát sinh, trong quá trình đó tiến hành đào tạo các kĩ thuật viên, các trắc thủ của các tiểu đoàn. Một tháng rưỡi cứ trôi qua như vậy. Cuối tháng 9 có lệnh mới đến: trung đoàn 236 chuyển thuộc về cụm PK Hà Nội. Tôi được gọi về Hà Nội gặp trưởng đoàn chuyên gia BC TLPK và BC KQ. Trong cuộc nói chuyện với tôi đại tá V.A.Gude phác họa qua tình hình. Nhóm chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn TLPK 274 vào thay trung đoàn 236, mới tập hợp được một nửa quân số và chưa có kinh nghiệm chiến đấu. Trung đoàn TLPK 236 chỉ trong tháng 8 đã bắn rơi 2 máy bay KNL 147j.  Do vậy mà BCH nhóm TLPK quyết định: chuyển chúng tôi sang trung đoàn 274 vừa đến. Lại làm quen với đội ngũ phục vụ mới, nhóm phiên dịch viên mới. Phiên dịch viên trưởng Nguyễn Ái Toàn, từng học ở trường công trình TLPK Minsk (MVIZRU), anh nói tiếng Nga rất tuyệt, có vốn hiểu biết đặc biệt, thái độ đối với đất nước ta và với chúng tôi - các chuyên gia quân sự Soviet, rất tôt đẹp. Làm việc với anh rất dễ dàng. Cũng có thể nói như vậy về tất cả các nhân viên đội phục vụ. Tôi nhớ đến các đầu bếp của mình với tình cảm ấm áp trong lòng - họ là những bậc thấy chân chính trong nghề nghiệp của họ. Bất cứ món ăn Nga, món ăn Ukraina nào - đều rất tuyệt, bất cứ khẩu vị nào cũng được đáp ứng. Trong điều kiện rừng rậm và khí hậu nhiệt đới, đó là một yếu tố không kém phần quan trọng.  

Đặc biệt vui vẻ là cuộc gặp ban lãnh đạo trung đoàn TLPK 274 (trung đoàn tên lửa thứ 4). Trung đoàn trưởng là thiếu tá Nguyễn Yên. Những năm 1961 - 1964, ông cùng một nhóm các đồng chí Việt Nam học ở Học viện Quân sự Chỉ huy thuộc Quân chủng Phòng không, nơi tôi tốt nghiệp năm 1965. Các bạn Việt Nam chưa kịp tốt nghiệp - do cuộc xâm lược bắt đầu, họ được gọi về nước. Chúng tôi nhớ lại Học viện Chỉ huy PK (VKA), các giáo viên, thành phố Kalinin tuyệt đẹp. Được bổ nhiệm phó trung đoàn trưởng là cựu tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn của trung đoàn 236, mang danh hiệu "tiểu đoàn anh hùng", thiếu tá Tình, trong thống kê của riêng anh (trên cương vị chỉ huy xạ kích) đã có 38 máy bay Mỹ bị bắn rơi. Bảng thành tích chiến đấu của trung đoàn TLPK 274 đã có gần 70 máy bay bị bắn rơi.

Lại những công việc thường ngày của quân ngũ trôi qua: dạy, huấn luyện,bão dưỡng theo các định kỳ khác nhau. Nhiệm vụ chính của chúng tôi: duy trì cho các tổ hợp TLPK luôn ở trong trạng thái SSCD, loại bỏ các hư hỏng phát sinh. Việc đi ra các trận địa hỏa lực phải tiến hành ban đêm hoặc sáng sớm. Hoàn cảnh chiến đấu đòi hỏi như vậy. Không phụ thuộc vào việc trên hệ thống nào phát sinh hư hỏng, toàn bộ nhóm chuyên gia đều ra trận địa. Tiểu đoàn TLPK - thành tố hỏa lực cơ bản của BC TLPK, còn tổ hợp TLPK - phương tiện tác chiến tập thể. Bởi vậy công tác chuẩn bị, thực hành chiến đấu, đạt được thành công chỉ có thể bằng nỗ lực tập thể, khi mà ta cảm thấy "cùi chỏ" của đồng đội.

Tôi muốn nói rằng thời kỳ trung đoàn đứng chân bảo vệ Hàm Rồng đã diễn ra khá bình yên. Không quân Mỹ không còn cố gắng kiểm tra độ vững chắc của hệ thống phòng thủ bảo vệ cầu. Hơn nữa ngoài trung đoàn TLPK, các đại đội pháo PK trong thành phần cụm bộ đội PK bảo vệ cầu là các đại đội pháo cao xạ 100 mm, tầm với cao nhất của nó có thể đạt đến gần 12 km. Khắc phục được lưới lửa nhiều tầng như vậy không phải nhiệm vụ dễ dàng. Mặc dù nói một cách cởi mở thì "tay chân ngứa ngáy" đã đưa con số thống kê máy bay bị bắn rơi lên đến con số 100 chiếc. Nhưng xét từ quan điểm chuyên nghiệp, nhiệm vụ chính yếu của Bộ đội PK quốc gia - không cho phép các đòn tấn công của địch giáng xuống các mục tiêu được bảo vệ. Tôi cho rằng nhiệm vụ đặt ra của các trung đoàn 236 và 274 đã được thực hiện thắng lợi.

Vào tháng 3 trung đoàn 274 nhận nhiệm vụ mới - hành quân 150 km tới chiếm lĩnh trận địa khu vực thành phố Vinh.

Đường số 7

Đại tá Voronov Boris Aleksandrovich trong hồi ký của mình "Nhật ký của Tham mưu trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam" ("Chiến tranh Việt Nam là thế đó (1965-1973)", trang 302) đưa ra các sự kiện theo thời kỳ như sau:
- 1965-1966: xây dựng LL Phòng không mạnh và hùng hậu trong quá trình đánh trả các cuộc không kích của máy bay Mỹ;
- 1967-1968: sự căng thẳng lớn nhất của các lực lượng trong quá trình đánh trả các cuộc không kích ồ ạt đường không;
- 1969-1971: đấu tranh với không quân trinh sát Hoa Kỳ và đánh trả các cuộc không kích tại các tỉnh phía nam VNDCCH;
- 1972: đánh trả các đòn tấn công của máy bay xuống các mục tiêu của VNDCCH, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, có sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52.

Bị thảm bại, khi phải chịu những thiệt hại đặc biệt nặng nề trong năm 1967 (1067 máy bay bị hạ), bị những đòn tấn công chí mạng từ những người yêu nước MTDTGPMNVN, giới quân sự Hoa Kỳ dùng mọi lực lượng và biện pháp nhiều mặt có thể để ngăn chặn việc cung cấp mọi thứ cần thiết cho MTDTGPMNVN. Với mục đích đó máy bay Mỹ liên tục giám sát các tuyến đường, dẫn từ khu 4 qua các đèo dốc đường núi trên biên giới với Lào, và các con đường dẫn từ Lào sang MNVN. Máy bay trinh sát thường xuyên quần đảo dọc các tuyến đường, chỉ cần xuất hiện một đoàn xe hoặc thậm chí chỉ một chiếc xe ô tô đơn lẻ, ngay lập tức nhóm máy bay tấn công được gọi đến, tiến hành không kích. Để ngăn trở sự di chuyển của các đoàn xe trong đêm, các máy bay ném bom B-52 trước khi trời tối giáng những đòn tấn công nặng nề xuống những đoạn đường đèo trên các vùng núi ít dân cư. Mạch vận tải bị dừng trong vài giờ. Các chiến sĩ QDNDVN cùng nhân dân địa phương khắc phục hậu quả, lấp các hố bom, mạch vận tải được phục hồi trong sự tuân thủ nghiêm ngặt quy định ngụy trang ánh sáng.

Sau khi chiếm lĩnh trận địa nằm ở khoảng giữa thành phố Vinh và thị trấn Anh Sơn, dọc theo đường số 7, trung đoàn chuyển sang chiến thuật tác chiến "phục kích". Khác với các đường số 9, 12, 22 và các con đường khác, nằm phía nam VNDCCH, gần với vĩ tuyến 17, và trên đó dòng tiếp tế đi vào MNVN, đường số 7 trải từ thành phố Vinh lên tây-bắc đến "Cánh Đồng Chum" trên lãnh thổ Lào. Có lẽ, xét từ quan điểm tiếp vận hàng hóa cho MNVN, con đường đó không phải quá quan trọng. Tại sao trinh sát đường không lại tỏ ra rất quan tâm đến nó?

Trong thời gian 4 tháng tôi thường xuyên gặp các đoàn chiến sĩ đi về phía nam, giống đoàn người leo núi Alp. Họ quàng súng tự động qua cổ, lưng đeo những chiếc ba-lô to, treo trên đó là những đôi giày vải TQ sản xuất, các bao gạo, các đồ để nấu ăn, trên thắt lưng đeo bao đạn, lựu đạn, dao găm. Tóm lại mỗi người mang cả một kho vũ khí-lương thực-đồ dùng. Chi tiết đặc trưng duy nhất trong trang bị của các chiến sĩ - đó là thứ đội trên đầu: khi là mũ cối truyền thống, khi là mũ vải tai bèo, khi là mũ lưỡi trai. Theo dấu hiệu ấy, phiên dịch viên Toan giải thích cho tôi, có thể xác định các chiến sĩ được phái đi đâu làm nhiệm vụ trợ giúp quốc tế vô sản: Lào, Cambodge hay Nam Việt Nam. Máy bay Mỹ đóng căn cứ tại các sân bay các nước Đông Dương, trong các nước đó phong trào GPDT đang phát triển rộng khắp. Lẽ tất nhiên điều đó mâu thuấn với học thuyết của người Mỹ về "các khu vực lợi ích sống còn". Xét ở khía cạnh đó, theo suy nghĩ của tôi, đường số 7 gây nên mối quan tâm nhất định từ cả 2 phía.

Hai tháng trôi qua trong sự làm việc căng thẳng. Các chuyên gia của chúng tôi cùng các kỹ thuật viên các tiểu đoàn điều chỉnh các tham số chiến đấu về tiêu chuẩn danh định, quân nhân các tiểu đoàn hoàn thiện công tác ngụy trang. Các tiểu đoàn trưởng xác định các thẻ xạ kích, các đường tiếp cận bí mật tới các trận địa phóng. Con đường đi dọc thung lũng Nghệ An, đóng khung từ phía bắc và từ phía nam bởi các dãy núi.Nếu không gian về phía Lào hay Vinh lộ rõ, không bị cản trở và có thể xạ kích hoàn toàn bình thường, thì từ phía bắc hay phía nam máy bay có thể bay cực thấp, lợi dụng các khe núi, các nếp gấp địa hình, tiếp cận bí mật, giáng đòn tấn công bất ngờ từ sau các dãy núi xuống trận địa các tiểu đoàn tên lửa.

Một lần - điều đó xảy ra cuối tháng 5 năm 1971, - tổ trưởng phiên dịch Toan tới chỗ tôi báo cáo: "tiểu đoàn 89 phóng hai đạn vào một máy bay Mỹ, cả hai đạn đều rơi". Phải nói rằng đối với chúng tôi đây là 1 trường hợp nghiêm trọng. Hoặc các chuyên gia làm việc sơ suất, hoặc đạn có khuyết tật. Còn một vấn đề khác nữa - đây là đòn giáng mạnh vào uy tín của đất nước và các chuyên gia quân sự Soviet chúng ta. Tập hợp nhóm, trong tâm trạng ảm đạm chúng tôi xuống tiểu đoàn. Thật ngạc nhiên biết dường nào, tại trận địa tiểu đoàn trưởng mỉm cười đón chúng tôi, còn trung đoàn trưởng thì mặt mày rầu rĩ. Thiếu tá Nguyễn Yên cho chúng tôi biết khí tài và đội ngũ quân nhân chẳng có lỗi gì hết. Lỗi là ở kíp chiến đấu tại SCH trung đoàn. Thực chất sự việc như sau. Tiểu đoàn phát hiện một máy bay động cơ hạng nhẹ bay từ phía nam lên trong thung lũng giữa các rặng núi. Nhận lệnh tiêu diệt, tiểu đoàn trưởng phóng lên 2 đạn. Đúng lúc ấy từ SCH sư đoàn có tin báo xuống SCH trung đoàn rằng trong khu vực này có máy bay ta. Sĩ quan phụ trách hướng SCH trung đoàn truyền đạt xuống tiểu đoàn: "Đó là máy bay ta". Tiểu đoàn trưởng ra quyết định lái đạn tránh máy bay. Sĩ quan điều khiển nâng gấp ăng-ten lên phía trên. Quả đạn đầu tiên vọt thẳng lên trên, quả đạn thứ hai không vào được xung cửa-chờ, trong chế độ không điều khiển, theo đường bay đạn đạo vụt qua dãy núi, rơi xuống rừng rậm nhiệt đới. Chiếc máy bay động cơ hạng nhẹ L-18 của Mỹ lần này đúng là gặp may. Uy tín của khí tài và các chuyên gia quân sự Soviet không bị ảnh hưởng. Khi chia tay đồng chí tiểu đoàn trưởng hứa sẽ khôi phục (danh dự) bằng chiếc máy bay địch bị hạ.

Sau một tuần phiên dịch viên Toan mừng rỡ chạy vào bungalo thông báo rằng, vài phút trước chính tiểu đoàn đó đã phóng đạn tiêu diệt một chiếc do thám KNL 147j. Người tiểu đoàn trưởng đã giữ lời. chúng tôi vội vàng xuống thực địa. Cần phải tìm hiểu, đánh giá hoạt động của đội ngũ quân nhân, lập bản đồ báo cáo - tài liệu tương đối bao quát gửi về cho Moskva, về Bộ Tổng tham mưu.

Đại để sự việc diễn ra như sau. Gần 10 giờ sáng các trạm quan sát mắt thường báo về, từ phía Lào dọc theo đường 7, một máy bay KNL bay trên độ cao thấp về phía thành phố Vinh. Trung đoàn nâng cấp báo động. Tiểu đoàn 89 nằm xa nhất về phía tây phát hiện ra chiếc KNL đầu tiên. Tuy nhiên thời gian bay gần đến nơi không cho phép bắn mục tiêu trong chế độ thông thường kể cả trên ranh giới gần của vùng tiêu diệt. Người chỉ huy quyết định - bật đài điều khiển tên lửa trong chế độ "cưỡng bức". Kỹ thuật viên hệ thống phát sử dụng tua-vit đóng rơ-le hiệu thế cao, phát sóng lên không trung, bắt mục tiêu trên máy bám sát tay quay-tự động (RS-AS), phóng một quả đạn - hạ mục tiêu tại biên gần của vùng tiêu diệt. Lúc chúng tôi đến các chiến sĩ của tiểu đoàn cùng người dân địa phương đã thu lượm các mảnh xác còn lại của chiếc máy bay do thám KNL: dù, vật kính máy ảnh, các đoạn thân máy bay.

Kết

Thời hạn chuyến công tác của tôi đã hết. Cuối tháng 7 khi mà sau lưng đã là 11 tháng lưu trú, cùng Viktor Davydov, chuyên gia tiểu đoàn kỹ thuật, phiên dịch viên Toan, chúng tôi có mặt ở trận địa tiểu đoàn kỹ thuật, nằm trên đường 15. Để chiếc xe ô tô và người lái xe ở lại bên rìa một ngôi làng nhỏ, gồm khoảng chục nóc nhà nát nằm trên các cây cọc 3m (nhà sàn), (để tránh rắn và thú hoang), chúng tôi quyết định đi bộ theo con đường nhỏ độc đạo. Chắp tay sau lưng, cúi đấu, vừa đi vừa suy nghĩ mông lung. Viktor và Toan đeo súng tự động, đi đằng sau khoảng 5 mét. Đi được vài mét, tôi ngạc nhiên không thấy các chú bé mà ở đâu cũng gặp chạy ra đón chúng tôi. Ngẩng đầu lên đảo mắt nhìn xung quanh, tôi thấy sau các bụi cây ven đường khoảng hai chục mái đầu trẻ con, những nắm tay nhỏ bé giơ lên và những tiếng hô: "Mi mai bai". Tôi chợt hiểu ra người ta tưởng tôi là tù binh phi công Mỹ. Sau này người ta kể cho tôi biết ở nơi này người dân không nhìn thấy người da trắng từ thời quân viễn chinh Pháp, nhưng họ biết - đất nước đang có chiến tranh với Mỹ...

Giơ tay cao quá đầu tôi hô: "No mi mai bai. Liên Xô", nghĩa là "Không phải phi công Mỹ. Tôi là người Liên Xô!" Thật bất ngờ! Đám đông chật kín bao quanh, lũ trẻ con tóm lấy tay tôi, cố gắng rứt lông trên tay. Theo tín điều của đạo Phật, chạm tay vào người đàn ông khỏe mạnh, lông lá (tôi cao 180 cm) sẽ làm ta cũng cao lớn như thế, còn đụng vào bạn bè sẽ mang lại cho ta hạnh phúc... Chúng tôi muốn nhân dân Việt Nam hạnh phúc và cố gắng giúp đỡ họ, đóng góp sức lực của mình vào sự nghiệp thắng lợi trước kẻ xâm lược.

PS: Sau 11 năm ngày 29 tháng 6 năm 1982 đại tá Kislisyn Yuri Viktorovich cố vấn tư lệnh PKKQ Angola đáp chuyến bay Aeroflot tới đất nước Phi châu xa xôi...

Nhưng đó lạ là một giai đoạn khác của cuộc sống, những ấn tượng khác.

Kiev, 2008.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2014, 10:04:38 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #108 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2014, 11:26:28 pm »

Trích "Việt Nam không thể nào quên"


Thiếu tá Viktor Alekseevich Yurin

Sinh ngày 27 tháng 2 năm 1938 tại làng Lyubimovo huyện Dolmatovski tỉnh Kurgan.
Giáo dục quân sự: Trường kỹ thuật quân sự Yaroslavl quân chủng Phòng không năm 1960, khóa sĩ quan trung tâm binh chủng TLPK trong 5 tháng vào năm 1971.
Phục vụ trong lực lượng vũ trang Liên Xô: từ 9.9.1957 đến 19.4.1984.
Các chức vụ đã trải qua:
- học viên từ 09/09/57 đến 19/08/60.
- trung đội trưởng bệ phóng lữ đoàn TLPK 1293 Quân khu PK Cờ Đỏ Baku QC Phòng không 10.10.60 đến 11.02.67.
- đại đội trưởng bệ phóng lữ đoàn TLPK 1293 QKPK Cờ Đỏ Baku QCPK 02.11.67 đến 16.09.75.
- tham mưu trưởng tiểu đoàn kỹ thuật lữ đoàn TLPK 1293 QKPK Cờ Đỏ Baku QCPK 16.09.75 đến 19.04.84.
Nơi đóng quân: Cộng hòa XHCN Xô Viết Azerbaijan.
Tham gia chiến đấu ở Việt Nam: từ 27.05.72 đến 20.01.73.
Được trao tặng Huân chương Sao Đỏ và Huy chương Việt Nam "Hữu nghị".



MẢNH ĐẤT VIỆT NAM NÓNG BỎNG

Năm 60 xa xôi. Chúng tôi, các học viên tốt nghiệp Trường Kỹ thuật quân sự Yaroslav của Lực lượng Phòng không, ngày 01 tháng 5 diễu hành trên quảng trường trung tâm trong đội hình trang trọng. Ở Sverdlovsk lúc này tiểu đoàn TLPK của thiếu tá Voronov đang bắn hạ chiếc máy bay do thám "Lockheed» U-2. Chúng tôi rất tự hào vì tổ hợp tên lửa PK S-75 của chúng ta đã chặn đứng đường bay của tên gián điệp Mỹ Powers.

Sau 12 năm trên bầu trời VNDCCH bằng chính mắt mình tôi nhìn thấy trọn "bộ" Không quân Hoa Kỳ trong hành động: những chiếc cường kích đủ loại, những chiếc máy bay trinh sát, máy bay tiêm kích, máy bay trực thăng, máy bay ném bom chiến lược B-52. Nghiên cứu trực quan cách thức hành động của chúng, tôi nhận ra những nhóm ("Armada") máy bay này gồm có hàng chục máy bay được phân thê đội theo độ cao và tuyến. Vào cuối năm 1971 tôi trở về nơi phục vụ từ thành phố Kosterevo sau năm tháng huấn luyện nâng cao trình độ trên cương vị tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn TLPK. Sau lưng là một chục cuộc xạ kích trên các trường bắn Ashuluk và Kapustin Yar, nhận các tổ hợp vũ khí mới, thay đổi trận địa phóng, luôn luôn sẵn sàng phóng đạn trực chiến, xây dựng công trình chứa đạn tên lửa ở tuyến sẵn sàng chuyển tiếp, xây dựng các hầm trú ẩn cho KQTK, thu hoạch khoai tây cho các đơn vị trong quân khu, giúp đỡ nền kinh tế quốc dân Liên Xô trong thu hoạch mùa màng ("khẩn hoang"), nhận tân binh từ các vùng khác nhau của Liên bang để bổ sung quân số cho các đơn vị của quân khu.

01.01.1972, đang nghỉ phép, tôi nhận được lệnh có mặt tại ban tham mưu đơn vị để lập các giấy tờ chuẩn bị đi một chuyến công tác đặc biệt.

26.5.1972, một nhóm lớn chuyên gia quân sự Soviet BC PK cất cánh từ Moscow, sau khi hạ cánh tại Tashkent, Bombay, Calcutta, Rangune, Viêng Chăn, ngày 27.5.1972 đã hạ cánh tại Hà Nội. Tại khách sạn Kim liên chúng tôi ở hai ngày, sang ngày thứ ba, người ta cho chúng tôi một xe GAZ-69 để đi tiếp tới quân khu 4, tới phía nam thành phố Vinh.

Trong chiếc com-măng-ca của chúng tôi họ nhét đến sáu người. Không ổn. Tôi bị để lại cùng đống va-li của chúng tôi. Trong khi chờ đợi xe, tôi trải qua một đợt báo động PK ngay tại phòng khách sạn, bởi vì không biết hầm trú ẩn ở đâu, còn chạy dọc hành lang thì không biết lấy ai mà làm ví dụ. Ngày hôm sau tôi được gọi lên gặp Đại tá Pavel Ivanovich Suslov phó trưởng đoàn phụ trách công tác chính trị Đoàn Chuyên gia Quân sự Soviet tại VNDCCH. Ông theo kiểu cha con thân mật, mà không trịch thượng, giải thích tình hình thực tế trong khu vực, cho những lời khuyên về cách tồn tại ở đây, ông bổ nhiệm tôi làm "chính ủy" của nhóm, đồng thời ông viết một lá thư giới thiệu với trưởng nhóm chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn TLPK 263 QĐNDVN Trung tá Philippov Viktor Ivanovich. Để tăng cường mối quan hệ với người dân địa phương, ông chất cho tôi một lô cặp sách, vở viết, bút chì, mọi loại huy hiệu có thể có, các tạp chí bằng tiếng Việt (quà tặng từ các học sinh trung học của chúng ta tặng các trẻ em Việt Nam). Sau một cuộc tiếp đón nồng nhiệt như vậy ta cảm thấy tâm hồn mình ấm áp hẳn lên.

04/06/72, tôi xuất phát trên một chiếc gazik đi đến nơi đóng quân của trung đoàn TLPk 263 QDNDVN. Sau vĩ tuyến 19 chúng tôi phải đi vào ban đêm, trong rừng rậm. Dưới tiếng gầm rú của máy bay chúng tôi dừng lại; phía trước trên một quỹ đạo cao - có vệt tên lửa hoặc đạn pháo từ phía biển (không nghe thấy tiếng) với giãn cách thời gian khoảng sáu giây. Tôi định hút thuốc, nhưng người phiên dịch cho tôi biết - "không được, kinh nghiệm thời chiến đấy!".

Chiếc xe con soi đường bằng một ngọn đèn nhỏ để trong hộp gắn dưới động cơ (đèn gầm). Đồng chí lái xe Tuyên nhìn thấy những gì - tôi không hiểu. Qua hố sâu người ta đặt hai súc gỗ tròn, di chuyển xe qua rất nguy hiểm, chúng tôi xuống xe, tài xế lái xe đi trên những cây gỗ ấy; tôi cố gắng can thiệp để chiếc xe nhắm đúng trục các cây gỗ tròn, một giọng nói tự tin lại vang lên: "Không cần, kinh nghiệm thời chiến mà". Tất cả mọi thứ trót lọt và ngày 06/06/72, tôi đã có mặt tại nhóm chuyên gia.

Nhóm - đó là trung tá Viktor Ivanovich Filippov, trưởng nhóm chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn TLPK 263 QDNDVN, người Cossack, cao khoảng 190 cm, cá tính xởi lởi, 34 tuổi, anh đến đây trên cương vị trung đoàn phó một trung đoàn TLPK ở Arkhangelsk. Hiện nay - anh là trung tướng. Thiếu tá Gorokhov Nikolai Mikhailovich - chủ nhiệm ban kỹ thuật tên lửa trung đoàn TLPK Krasnovodsky (từng qua phục vụ tại tất cả các hệ thống), đã tốt nghiệp hàm thụ Học viện, người vùng Volga, cá tính rất mạnh, cực kỳ bình tĩnh, cá nhân anh có thể thâm nhập vào bất kỳ hệ thống nào của tổ hợp TLPK, tìm kiếm sai sót, loại bỏ nó, điều chỉnh về trạng thái chuẩn. Tuổi 34. Filippov thừa nhận khi trò chuyện: "Tôi muốn có một kỹ sư như vậy tại ban kỹ thuật TL trung đoàn mình".

Đại úy Andrei Nikolaievich Chuprin - trưởng ngành 1, sĩ quan dẫn đường lữ đoàn TLPK 128 QKPK Baku, kinh nghiệm về hệ thống của mình không giấu giếm, là người tham công tiếc việc, về bản chất anh không có khả năng phàn nàn về những khó khăn và mất mát của nghề nghiệp. Hòa hợp với bất kỳ tập thể nào, mạnh mẽ như một khối đá, người gốc Kuban. Sau Việt Nam - chỉ huy một tiểu đoàn TLPK, trung tá. Tuổi khoảng 30.


Tại Hà Nội năm 2010. Thiếu tá Yurin hàng thứ 2 bên phải.

Đại úy Ivan Ilyich Sheklein - trưởng ngành II, phục vụ tại CHXHCN Xô Viết Lithuania. Anh là một trong những người được gọi "nhà sáng chế tí hon" từ thời thơ ấu. Một bậc thầy siêng năng, là một trong những người qua điện thoại có thể nói với trắc thủ cần phải làm gì trong cabin máy trên bất kỳ hệ thống nào, để căn chỉnh nó trong dung sai cho phép; anh cũng là một nhiếp ảnh gia, thợ chiếu phim, một tay lái lụa. Tính cách "Bắc Âu"; đừng lo lắng về anh - rất vững vàng không bao giờ bỏ chạy. Có niềm tin vô cùng mạnh mẽ. Tuổi khoảng 30.
Những chuyên gia khác trong nhóm do đã lâu (đã hơn 35 năm) tôi chỉ có thể gọi tên của họ: Thượng Alexander "nhớn" - kỹ thuật viên trưởng cabin "P", trung úy Alexander "bé" - kỹ thuật viên trưởng cabin "A", đại úy Kharin Peter - trưởng đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Thượng úy Gennady - chuyên gia tiểu đoàn kỹ thuật, đại úy Victor - bác sĩ của chúng tôi ("bakhtchi" trong tiếng Việt).

Tập thể tuyệt đối hòa hợp, tôi nhấn mạnh đến điều này bởi vì chúng tôi ở cách xa ban lãnh đạo trung ương Đoàn chuyên gia quân sự Soviet tại Việt Nam, không có ai kiểm soát chúng tôi, không "trợ giúp" mà chúng tôi sống hoàn toàn độc lập. Mỗi tháng một lần đại úy Kharin về Hà Nội, nộp báo cáo về những công việc chúng tôi đã thực hiện, mang về thư từ, thuốc lá, tin tức, vì chiếc đài WEF-202 của chúng tôi không nói bằng tiếng Nga, ngoại trừ 30 phút phát thanh của đài "Atlantic" theo yêu cầu của các ngư dân từ Vladivostok.

Chúng tôi sống trong bungalo, trong đó:
"Tường - là phên tre,
Cửa - là lỗ hổng
Nền đã không mà trần cũng "nhét",
Thay vào đó, cửa sổ là liếp tre ... "

Bungalow - nằm dọc giữa các bóng cây trên một con đập, từ một phía là con kênh rộng khoảng 10 m, nước chảy nhanh và đỏ ngầu, từ phía kia - cánh đồng lúa (theo ý kiến của chúng tôi - đó là đầm lầy). Từ phía "đầm lầy" người ta chôn hai thùng hàng số 2 (thùng chứa cánh lái và cánh ổn định  của đạn tên lửa). Đó là hầm trú ẩn của chúng tôi - 5 người một container, dưới đáy ngập đến mắt cá chân - là nước, nếu ngồi trên mũ sắt, có thể ngồi sát vào nhau trong tình huynh đệ chờ đợi vụ ném bom.

Trong bungalo có thể bố trí cho năm người sống, đồ nội thất - giường gấp và một chiếc bàn đầu giường, chiếu sáng - một chiếc đèn lồng Trung Quốc có chao phản xạ. Ngược lại 180 °, dưới chùm tia laser như thế người ta đọc lại bức thư, người ta nghiên cứu tối nay ăn gì trong nhà ăn - bungalo số ba của chúng tôi, nó là góc đỏ và bệnh xá của chúng tôi. Điều trị chủ yếu là bằng bột phấn rôm trẻ em trộn với streptotsid chứa trong một bình nhựa có "rây" ở nút đậy, và người Trung Quốc "dầu xoa con hổ chữa bách bệnh cùng một lúc" của Trung quốc.

Trên mặt đất dưới chiếc giường gấp - là những chú nhái, gần chục con, chúng im lặng khi con rắn đang bò, và kêu đánh bép một tiếng to khi con rắn bắt đầu nuốt chú nhái. Cái đáng sợ nhất trong bungalo - là lũ kiến, chúng thậm chí trèo cả vào bình đậu phộng treo trên một sợi vào một thanh xà mái, vào một chiếc lọ chứa những mẩu thuốc lá (trong ngày mưa) dúi dưới vỏ cây. Thân cây như thể tồn tại biệt lập với lớp vỏ, và tán cây cứ sống, cứ xanh.

Nhà tắm kiểu Việt - đó là một chiếc lồng chụp chế từ thùng hàng số 1 (thùng chứa tầng 2 đạn tên lửa), khoét sâu xuống mặt đất, nó phải được chứa đầy nước từ cánh đồng lúa để nước lắng xuống, người ta đổ nước vào nồi, đun nóng, và khi những người xuống tiểu đoàn TLPK trở về, họ sẽ lau lưng, họ nói cho tôi biết vậy, ở những chỗ có dấu hiệu phát ban, họ rắc hỗn hợp bột phấn rôm lên những chỗ đó, tránh đụng chạm vì lớp da người ở đó đã bị bong.

Đồ ăn: gạo lẫn sạn, nếu may không nhai phải, bạn có thể giữ được răng; thịt gà già dai nhách, đôi khi có thịt lợn; bánh mì thì rất hiếm: tháng 10 năm 1972 bắt đầu có những chiếc bánh mì nhỏ (ở giữa có gì đó ẩm ẩm), dưới đèn pin soi thì thấy - những con muỗi nhỏ, những mẩu cánh gián, trong súp cũng như vậy.


Giữa các trận đánh. Trung tá Filippov cùng các bạn Việt Nam trung đoàn TLPK 263, mùa hè 1972.

Trung tá Filippov bày tỏ sự than phiền của các quân nhân chúng tôi với đội phục vụ. Anh lệnh cho tôi và bác sĩ trước khi ăn trưa phải vớt hết muỗi khỏi xoong nồi trong nhà bếp. Thay vì bánh mì người ta bắt đầu cung cấp cho "lương khô" Trung Quốc - đó là một gói bánh kích thước bằng gói thuốc lá "Kazbek" màu xám xanh, ta chỉ việc dốc nó vào miệng là xong; định kỳ có chuối, đôi khi dứa lát, trà xanh.

Khi nghỉ ngơi, chúng tôi giúp các nhân viên "Văn phòng" phục vụ của chúng tôi bắt tôm dưới đáy kênh, để làm việc này chúng tôi không cần phải lặn ngụp, bạn dùng chân quặp và nhấc lên cho chúng vào giỏ của họ. Theo cách đó tôi "bắt" được cả những con đỉa giữa các ngón chân, suốt hai ngày mà không thể hiểu sao nó "nhiễu" thế, khi biết rồi, tôi giật nó vứt đi, bạn có thể hoài nghi - tất cả những chuyện đó có thật hay không (nó rất nhớt - bạn không nắm được).

Tiền ăn chúng tôi trả hàng tháng 210 đồng, người ta cho biết đồng chí Lê Duẩn lương tháng cũng chỉ 120 đồng.

Công tác văn hoá và giáo dục - tin tức lấy từ đại úy Kharin sau mỗi lần anh trở về từ Hà Nội, hàng tháng.

Vào cuối tháng 10 năm 1972 tôi được giao phó nhiệm vụ đi Hà Nội, thăm dò ý kiến về hoạt động của nhóm chúng tôi tại BCH Đoàn chuyên gia quân sự Soviet ở VNDCCH. Tôi gặp được đại tá Suslov, thái độ của ông với nhóm chúng tôi rất tốt, tại cuộc họp tiếp theo với đại diện của tất cả các nhóm chuyên gia quân sự Soviet trong sân Đại sứ quán, ông mời tôi lên ngồi trên Đoàn Chủ tịch. Lắng nghe các bài phát biểu, tôi hiểu rằng cuộc chiến đấu đến cuối năm nay có thể đạt đến kết quả mong muốn.

Một vài ngày sau tôi được gọi tới chỗ viên đại diện Việt Nam về Quan hệ Văn hóa giữa VNDCCH và Liên Xô, mối quan hệ của chúng tôi với người dân địa phương làm ông ta quan tâm. Chúng tôi đều hài lòng về nhau. Chuyện về điện ảnh. Chúng tôi có một bộ phim "Đám cưới ở Malinovka", đã xoay tua nhiều lần. Màn ảnh bị rách, không thu được vào ống chứa, để thế mà vận chuyển khi đi lại khá bất tiện. Tôi tháo ra, may lại bằng dây cước câu cá, cắt đoạn cần cắt, dùng cưa vải xẻ một đoạn ống, thu lại, xoáy lò xo căng. Máy chiếu bắt đầu chạy, màn ảnh thu gọn, theo quy mô bungalo và thùng xe ô tô.
.......
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2014, 07:00:02 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #109 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2014, 12:10:34 am »

Công tác đảng-công tác chính trị về cơ bản không hoạt động. Giữ được tâm trạng trong nhóm là tình đoàn kết tập thể. Cây hài chủ chốt - thiếu tá Gorokhov, những khẩu hiệu chính của anh là "vẫn chưa đến tối!", "chúng ta phá nào!", "Oh, hôm nay tôi phải rắc chân!" Đối tượng của các câu chuyện cười thường là Kharin: bản thân anh cũng là cây tiếu lâm, anh thích chọc phá, luôn ở trung tâm những trò khiến mọi người cười vỡ bụng.

Phần chính thức của công tác đảng-công tác chính trị quy về việc thiết kế "góc đỏ": một chiếc bàn nhỏ, nơi có thể viết thư, trên các bức vách - Bộ Chính trị Liên Xô, Bộ Tư lệnh tối cao Lực lượng vũ trang Liên Xô, một chồng tài liệu cổ động. Cùng rất tiện dụng là mớ dây cước câu cá, một lưỡi cưa sắt mà tôi chọn mang đi từ Liên bang.

Sinh nhật được ghi nhớ bằng món quà album ảnh có dòng đề tặng và một chai vodka (một chai cho 5 người). Trung tá Filippov đã hợp pháp hóa điều này, cũng như quần áo mặc khi đến nhà ăn chỉ cần dưới dạng - áo sơ mi và quần short.

Trên bầu trời máy bay Mỹ hoàn toàn thống trị. Với vẻ cố chấp, máy bay cường kích hàng ngày ném bom khoảng đất nhỏ bên kia con kênh cách chúng tôi < 300 mét. Chiếc đầu tiên ném trái bom "khêu ngòi", những chiếc còn lại (chúng tôi ở trung tâm vòng lượn) bổ nhào và rải một, hai, rồi ba trái bom nặng 250 kg, khi thoát ly bổ nhào tiếng động cơ rú lên, tiếp tục như vậy khi mà mỗi chiếc chưa ném xong 12 quả bom. Đất dưới chân chúng tôi thở "hồng hộc".

26/07/72, kịch bản thay đổi: hai "Phantom" từ dưới rìa mây của chúng tôi, chếch về phía phải hơn thường lệ, từ độ cao 500 m lượn xuống, trong tư thế bổ nhào thoải lướt qua điểm mà từ đó có thể thổi bay ngôi nhà 1 tầng của chúng tôi và trút một loạt bom đạn xuống cánh đồng lúa cách con đê của chúng tôi chừng 100 mét. Nhóm chuyên gia chúng tôi đang trên đường. Trung tá Filippov cùng chúng tôi thậm chí không kịp nhào xuống ẩn nấp ở một chỗ nào đó. Ngoài đồng mọi người đang làm việc ...

Trên một mảnh bom vỡ ra, dài cỡ trên 40 cm, văng đến chỗ chúng tôi, tôi dán một mẩu giấy và viết mấy chữ tạo thành một vòng cầu đỏ: "Được rồi, Nixon, mi hãy đợi đấy!" Cả nhóm ký tên trên mảnh bom, và sau này, khi chúng tôi được gọi về Hà Nội từ một nơi đóng quân khác, mảnh bom này tôi nhét vào va-li của đại úy Kharin, nhưng anh cảm thấy đó là một vật nặng thừa nên quẳng nó đi.

Từ 29 đến 30/07/72, nhóm di chuyển đến gần hơn SCH trung đoàn TLPK 263. Bungalow - nằm ở rìa thôn, qua đường là tới cánh đồng lúa, phía đông năm mươi mét có một hồ nước.

6.8.72, ban đêm 1 máy bay bay tới quần đảo trên đầu ở độ cao thấp, chẳng mấy chốc chiếc thứ hai xuất hiện, một lúc sau đèn chiếu sáng bật lên, nghe có tiếng phành phạch của cánh quạt vọng lại, 1 máy bay trực thăng bật đèn bay từ từ trên đầu từ phía tây sang phía đông, nó bay treo trên mặt hồ rồi biến về hướng biển. Nó đã nhặt được một kẻ nào đó. Còn tôi cùng Sheklein và Chuprin ban ngày thường tắm ở đó, chúng tôi bơi dọc thảm thực vật ven bờ biển.


V.A.Yurin trên vịnh Hạ Long năm 2010

Làm việc trên trận địa phóng

Các cuộc xạ kích tiến hành thường vào ban đêm. Các tiểu đoàn TLPK hoàn toàn không yểm trợ được lẫn nhau. Ngày 05/10/72, tất cả đã sẵn sàng phóng đạn, Filippov đẩy vai tôi: "Chúng ta đi quan sát tình hình chung trên không ở đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu" - trong cabin "U" không có màn VIKO. Chúng tôi ra ngoài trong bóng tối, phía trước là phiên dịch viên và người dẫn đường Tâm, Viktor Ivanovich, rồi đến tôi phía sau. Thật khó mà nhận ra bóng của họ. Bỗng bên trái cơn bão lửa đột ngột bùng lên, những khối thuốc phóng cháy sáng, tiếng gầm rền vang - đó là 600 kg thuốc phóng của động cơ tên lửa có lực đẩy 50 tấn khi phóng giật phăng quả đạn ra khỏi cánh cung bệ phóng. Đây không phải vụ nổ của trái bom 250 kg, mà là khối thuốc phóng của động cơ phóng bị đốt cháy trong 2,5 giây; đầu óc ta quay cuồng như một chiếc lá hoàn diệp liễu trong cơn cuồng phong đang "rừng rực cháy" ấy.

05/11/72, trận địa phóng, buổi tối, "xạ kích trung đoàn", chúng tôi quan sát, cùng phiên dịch viên, quá trình hai quả đạn từ hai tiểu đoàn tên lửa PK khác nhau bay đến mục tiêu, tôi máy móc đếm giây, nếu  đầu đạn phát nổ trong vòng 50 giây sau khi phóng lên, mục tiêu sẽ bị hạ. Đúng như vậy! Chúng tôi mừng rỡ, có lẽ đây sẽ là chiếc máy bay thứ 4.000 của Mỹ bị bắn rơi, đặc biệt là qua một ngày nữa sẽ đến ngày kỷ niệm 65 năm Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại. Chẳng mấy chốc Chuprin và Sheklein xuất hiện, họ đã xuống tiểu đoàn TLPK theo lệnh của Viktor Ivanovich để từ buổi sáng đưa tổ hợp về trạng thái tốt.

06/11/72, chúng tôi làm việc từ buổi sáng. Tôi loay hoay với đường cáp đồng bộ, rối mù trong khu vực bộ chia điện của bệ phóng. Ban chỉ huy tiểu đoàn TLPK lo lắng vì chỉ một mối hàn mà tiêu tan nguồn lực công tác của trạm DES-75 (máy phát diesel), bản thân trọng lượng của nó có giá trị đo bằng vàng - không có trạm thay thế. Tới 14:00 giờ kết thúc công việc, chúng tôi ra ô-tô, trên đầu chúng tôi ở độ cao thấp bốn chiếc cường kích lao vụt qua. Kế hoạch của chúng thực rõ ràng. Chúng tôi quay về tiểu đoàn TLPK, chiếm vị trí trong một túp lều làm bằng tre đắp đất với một sự chính xác đáng ngạc nhiên. Cảm giác bị lăng nhục, tiếng nổ ầm ầm, tiếng đổ vỡ răng rắc, mặt đất rung lắc chừng 30 phút. Kết quả: tiểu đoàn TLPK bị đánh trúng, trạm DES-75 cháy trụi, các công trình trên sân nơi có túp nhà, bị lật nhào, đổ vỡ tan tành, trong góc sân một hố bom phá, hố thứ hai cách bệ phóng tên lửa sáu mét về phía tấm phản xạ dòng khí phản lực, quả đạn vẫn nguyên tại chỗ, chiếc xe gaz của chúng tôi bị chém lỗ chỗ như một chiếc sàng, người lái xe không thấy đâu... ("Anh ấy giơ nắm tay lên phía những chiếc cường kích đang bổ nhào", - phiên dịch viên cho biết). Ngôi làng Việt Nam, nơi mà tiểu đoàn TLPK ngụy trang ở trong đó, tất cả chìm trong khói. Sau khi ra khỏi ngôi làng chúng tôi bình tĩnh trở lại. Phía trước là cuộc hành quân-tái triển khai dài 30 km, đôi bát-kết của Chuprin không có lót và giày quá chật, tôi đổi cho anh đôi 'Schrak" (đôi dép lê phụ nữ Việt Nam) của tôi. Tới lúc hoàng hôn sập xuống tôi không thể đi nổi nữa. Bàn chân sưng tấy, rộp phồng bọng nước, những tấm gạc bông từ gói bông băng cá nhân cũng không giúp gì được. Chúng tôi qua đêm trong một ngôi làng nào đó, và buổi sáng người ta đưa cho tôi một chiếc xe đạp còn mới, tại mỗi làng người ta lại đổi xe. Phiên dịch viên Tâm ngạc nhiên: "Viktor, anh ngồi xe và đạp như người Việt Nam vậy". Ngày 07/11/72 tới 14:00 giờ chúng tôi đã "ở nhà". Trung tá Filippov sau khi nhìn thấy chúng tôi còn sống và khỏe mạnh, anh thở phào nhẹ nhõm, trước đó anh không có thông tin rõ ràng từ BCH trung đoàn TLPK 263 QDNDVN về nơi chúng tôi đang ở và điều gì đã xảy ra với chúng tôi.

Trong nhà ăn hai chiếc bàn ăn đã được bày biện, trên mỗi bàn có một chai "Moscow" 0.5 tem xanh lá cây, mà tôi mang từ Hà Nội vào. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vì chiếc máy bay Mỹ thứ 4.000 bị bắn rơi kết thúc như vậy đấy. Nó là một chiếc F-111 bị bắn hạ tại các tỉnh phía bắc của VNDCCH và được tính vào thành tích của một phân đội nữ chiến sĩ phòng không. "Chúng tôi đang tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân, tất cả các đơn vị đều phải có thành tích bắn rơi máy bay..." - đồng chí Tâm cắt nghĩa với chúng tôi thế đó.

"Qua sông, qua sông, bờ trái rồi bờ phải..." (*)

Chiếc cầu phao làm từ các hòm đựng tên lửa số 1 và các bó tre (bó hỗn độn). Cầu chỉ được bắc qua sông vào ban đêm. Đường trước khi vào cầu chật cứng phương tiện giao thông, bạn sẽ không thể vượt qua được, nếu đi trước bạn là hai chiếc ZIL ("lưỡng cư" theo tiếng Việt), các thùng sắt hàn ở hai bên hông xe, trên mỗi thùng bám đầy đất, còn trên núi người ta đã nháy đèn pin. Không kích. Bên trái đầm lầy, bên phải cũng đầm lầy. Chỉ có đứng im trong đoàn xe - ngay trên cầu phao.

Pháo sáng treo lơ lửng thành những chuỗi hình quả trám. Tiếng gầm rú của máy bay, tiếng nổ, những chớp đạn PK đan thành vệt chói lòa, nếu chẳng may rơi vào giữa đoàn xe, và còn đang ở trên sông, ý nghĩ duy nhất - bám chắc lấy bờ bên kia và vùng thoát ra khỏi cảnh ùn tắc. Sau đó chỉ muốn ngồi phệt xuống một chỗ nào đó và trấn tĩnh lại, nhưng ở phía sau đoàn xe cũng đang dồn tới với cùng một mong muốn hệt như vậy. Lại "kinh nghiệm thời chiến": để không bị ùn tắc giao thông một lần nữa, bạn phải tiến về phía trước.

Tại các điểm dừng ngắn tạm thời, các cô gái Việt nam đi tới, họ lấp hố đất bom hoặc gánh trên những chiếc đòn gánh tre những bó lúa nước, họ mỉm cười, bóp phía trên khuỷu tay chúng tôi, họ tò mỏ hỏi chúng tôi bao nhiêu tuổi, gia đình bao nhiêu người, đôi khi xin thuốc hút, họ không rời tay bạn khi nào chiếc com-măng-ca chưa di chuyển. Những người đàn ông chở gạo đóng trong bao trên xe đạp thồ, họ lái xe bằng một cây gậy ngang gắn bên trái ghi-đông xe và một chiếc gậy đứng gắn ở chỗ yên xe, tay phải họ ghì và giữ cho chiếc xe đạp ở nguyên trong tư thế thẳng đứng. Thái độ của mọi tầng lớp nhân dân đối với chúng tôi rất thân thiện. Tất cả cứ lặp đi lặp lại: "Liên Xô, Liên Xô" (người Xô Viết).

Ngày 15/11/72 thật bất ngờ đối với chúng tôi và BCH trung đoàn TLPK 263 QDNDVN, chúng tôi nhận được lệnh về Hà Nội. Trên hai chiếc xe con GAZ-69 và xe tải GAZ-63 ngày 17/11/72 chúng tôi về đến khách sạn Kim Liên. Nhóm giải tán. Tôi xuống Hải Phòng, trưởng nhóm là trung tá Krivokhizha. Điều kiện sống, đồ ăn đều rất tốt. Trong sân có một tháp nước, hầm trú ẩn hiện tại - được bê tông hóa, rộng rãi, trên đầu đắp dày năm mét đất đá, tuy nhiên, không thể tách biệt khỏi những tiếng nổ như sấm rền và tiếng hú của những chiếc máy bay tám động cơ B-52. Tiếng hú của B-52 tràn ngập không gian từ mọi hướng, thậm chí truyền qua cả mặt đất, nhưng chúng cũng không phải thần thánh. Theo tin tức của truyền thông chúng tôi, một số cơ trưởng B-52 thà ra tòa án binh, còn hơn phải đi vào không phận nước VNDCCH... Bảng thành tích của trung đoàn TLPK 263 QDNDVN trong thời gian chúng tôi ở đó ghi nhận hơn hai mươi máy bay Mỹ bị bắn rơi (trong đó có bốn B-52).

Thượng tướng A.I.Khiupenen đã viết trong hồi ký của mình: "Có thể nêu lên để biểu dương một nhóm chuyên gia mà trưởng nhóm là trung tá Filippov V.I., trong nhóm này tất cả các chuyên gia đều được trao tặng các phần thưởng của chính phủ Liên Xô và chính phủ nước VNDCCH".

Trích xuất từ nhận xét cán bộ: "Đại úy Yurin V.A. đã hoàn thành rất xứng đáng nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô giao phó cũng như nghĩa vụ quốc tế của mình.
Trưởng nhóm chuyên gia QS Soviet tại trung đoàn TLPK 263 QDNDVN trung tá V.I.Filippov.
Trưởng nhóm chuyên gia QS PK Soviet tại VNDCCH đại tá K.S.Babenko.
Trưởng đoàn chuyên gia QS Soviet tại VNDCCH Thiếu tướng A.I.Khiupenen".

Chúng tôi không làm nô lệ cho các quý ông,
Mà chỉ biết phục vụ Quốc gia trong những năm xa thẳm,
Chúng tôi không leo lên chễm chệ ở hàng đầu,
Làm mọi thứ cần làm, như những gã đàn ông.

Khi những ai kia chạy rơi dép, tụt quần
Thì hiểm nguy với chúng tôi đã thành cơm bữa,
Chúng tôi yêu những bà vợ tào khang ở quê hương xứ sở,
Và sợ vợ hơn rất nhiều những "Shrike" với "Phantom".

Nghĩa vụ đã làm xong, năm tháng mù sương,
Chúng tôi trở về với gia đình, chiến hữu, người thương,
Nhưng mãi mãi không bao giờ quên Bạn,
Nước Việt Nam trong chiến đấu kiên cường!


Tái bút: "Chúng ta phải thừa nhận rằng quân đội Mỹ không thể kiểm soát châu Á, bằng chứng là sự xấu hổ và nhục nhã mà chúng ta phải trải qua tại Việt Nam".
Nhà bình luận người Mỹ W. Lipman.


Trên vịnh Hạ Long năm 2010

Để đến được với sự thừa nhận này, đòi hỏi phải có 4181 máy bay Mỹ bị bắn rơi trong thời gian từ 05.08.64 đến 31.12.72. Các phi công của chúng đều là các chuyên gia có tay nghề hàng đầu. Trên những chiếc cường kích chất đầy bom dưới giá treo của mình, họ cho thấy sự hiệp đồng thống nhất điêu luyện ở các độ cao rất thấp, thể hiện sự tính toán thời gian tương tác chính xác đến mức chỉ có thể xảy ra trong thế giới những chiếc đĩa bay huyền thoại.

31/12/1972, sau khi phải chịu những tổn thất nặng nề (trong 12 ngày cuối cùng của tháng 12/1972 họ bị bắn rơi 81 máy bay, trong đó gồm 34 chiếc B-52 và 3 chiếc F-111), Mỹ đã từ chối tiếp tục chiến sự, và ngày 27.01.73 một thỏa thuận được ký kết tại Paris "Về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam".

Nhân dân Việt Nam đã đứng vững, không quỳ gối trước sức mạnh ghê gớm của "con quái vật" xuyên đại dương.
"... Các chuyên gia quân sự Liên Xô đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của họ. Bằng lao động quân sự của mình, họ đã tạo ra cơ hội mở đường cho việc thiết lập các quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nước VNDCCH. Bây giờ đến lúc các quan hệ kinh tế cần phải làm việc... "
I.S Shcherbakov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Xô viết tại nước VNDCCH. Tháng 2 năm 1973.

20/01/73, kết thúc chuyến công tác của mình, chúng tôi lên máy bay, và sau 28 giờ đã có mặt ở Moscow ... Ký ức về tất cả những người đã cùng trải qua binh nghiệp với tôi tại Việt Nam sẽ vẫn còn mãi mãi.

Ekaterinburg, 2008.

(*): Chú thích:
Переправа, переправа!
Берег левый, берег правый,

Снег шершавый, кромка льда...

V.A.Yurin lấy đề từ là hai câu trong khổ thơ đầu 3 câu bài "Qua sông" (Переправа) của Vasily Chiorkin, nhân vật hư cấu tiêu biểu về anh lính Nga Soviet thời Thế chiến II trong trường ca "Vasily Chiorkin" của nhà văn và nhà thơ Soviet, trung tá Aleksandr Tvardovsky (1910-1971), nguyên TBT tạp chí "Thế giới mới".



.......
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Bảy, 2014, 10:33:54 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM