Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:45:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108589 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #90 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 06:53:28 pm »

Dưới dạng vắn tắt có thể đưa ra công thức "phát sóng-bắt mục tiêu-phóng đạn" trong các điều kiện thời gian rất eo hẹp và đồng thời tạo ra tình trạng thiếu thời gian phản ứng đáp trả tương ứng của phi công lái máy bay. Đương nhiên, chúng tôi được định hướng theo các chân lý thông thường của "Hướng dẫn hoạt động chiến đấu", khi đỉnh cao tài nghệ được coi là làm sao có thể phát hiện sớm mục tiêu và tiếp theo tiêu diệt chúng phù hợp với mức độ tách các kênh điều khiển đạn tên lửa, bắt đầu từ ranh giới xa của vùng diệt mục tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế, các cố gắng tiêu diệt mục tiêu tại ranh giới xa của vùng diệt mục tiêu có thể đảo chiều, bởi việc máy bay đột ngột quay 180 độ và đúng trong vài giây tính ttoán sẽ ra khỏi vùng tiêu diệt, hoặc không bay vào vùng đó. Một thái cực khác - tạo khả năng cho máy bay vào sâu vùng tiêu diệt, cũng đôi khi kết thúc mà không đạt kết quả, vì trong trường hợp này, máy bay phát triển tốc độ tối đa bằng cách bật tăng tốc, chọc thủng giới hạn gần của vùng tiêu diệt, trong khi tên lửa còn chưa vào quỹ đạo.


Thượng úy Shelomytov G.Ya. (hàng đứng thứ 3 trái sang) thuộc trung đoàn PK Cờ Đỏ 260 Briansk và các sĩ quan Việt Nam đại đội bệ phóng trung đoàn TLPK 274 QDNDVN. Hàng đứng: 1 từ trái sang trung úy Thao, 2 từ phải sang trung úy Nguyễn Văn Loa. Hàng ngồi ngoài cùng bên trái là trung úy Mẫn. Tháng 5 năm 1966.
Ảnh từ album cá nhân của thiếu tá Shelomytov Ghennady Yakovlevich.


Cuối cùng việc phát sóng là hợp lý và đủ để phát hiện mục tiêu và chuyển nó vào chế độ bám sát ở cự ly không quá 40 km.

Nhiệm vụ của người sĩ quan khi đó rút lại là, chọn thời điểm phóng đạn sao cho đảm bảo đạn gặp mục tiêu trong các giới hạn vùng tiêu diệt, mà bây giờ đã thu hẹp đáng kể. Tiện thể phải nói, sự kiện phản ứng của phi công trước cú phóng đạn tên lửa dẫn đến kết luận về việc phi công được báo hiệu về sự phóng đạn, sau đó dẫn đến ý tưởng giáp giới với sự phiêu lưu - bật ăng-ten truyền lệnh trên thân đạn trong chế độ bức xạ mà không thực sự phóng tên lửa (được gọi là phóng giả).

Rõ ràng, các tín hiệu chủ chốt như vậy được phi công tiếp nhận như là sự thể hiện quả đạn tên lửa đang bay, điều đó làm cho việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của tổ lái máy bay trở nên khó khăn. Tất nhiên, hành động như vậy được quyết định chỉ trong những hoàn cảnh bắt buộc, khi việc xạ kích vì một số lý do là không thể hoặc không hiệu quả.

Tôi muốn lưu ý bằng một dòng đặc biệt, rằng các hoạt động chiến đấu được tiến hành trong các điều kiện cực kỳ khó khăn của khí hậu nhiệt đới. Tôi nói điều này không chỉ vì chúng tôi hàng giờ chôn mình bế tắc trong một cái lồng kim loại, nơi mà nhiệt độ đôi khi đạt đến +70 độ C, mà còn bởi vì do nguyên nhân này khí tài thường xuyên hỏng hóc, điều đó đòi hỏi tinh thần trách nhiệm rất cao và tạo thêm căng thẳng cho kíp chiến đấu.

Nhiều hay ít thì giấc ngủ bình thường của chúng tôi thường không quá bốn giờ.

Một trong những nhiệm vụ chính của chúng tôi khi ở Việt Nam là huấn luyện các kíp chiến đấu quân đội Việt Nam. Ảnh hưởng tự nhiên của rào cản ngôn ngữ thể hiện trên tốc độ dạy học, dấy lên mối nghi ngờ về mức độ giáo dục phổ thông của các kíp chiến đấu Việt Nam. Tuy nhiên, phải tôn vinh các đồng chí Việt Nam bởi họ đã làm chủ thành công vũ khí được tin cậy giao phó, khi họ luôn ở bên cạnh không thể tách rời. Cùng với hoạt động chiến đấu thực sự, chúng tôi thường xuyên tiến hành huấn luyện có sử dụng các thiết bị mô phỏng, sau khi đã nắm vững một tập hợp các cụm từ tiếng Việt cần thiết. Rào cản tâm lý của những cú phóng đạn đầu tiên chúng tôi đã vượt qua cùng nhau - tôi nhấn nút "Phóng", còn người sĩ quan điều khiển Việt Nam nhấn nút đó sau khi tên lửa đã phóng, dường như đôi khi để không còn nghi ngờ về điều đó.

Và điều cuối cùng tôi học được cho bản thân mình: tôi không nghĩ có thể quen với sự nguy hiểm đến mức mà việc bỏ sót nó bị yếu đi, nhưng vẫn còn một sự khác biệt lớn giữa những cảm giác ấy - khi bạn tham gia tích cực vào công việc và trong tình huống thiệt hại gây ra do kết quả đòn tấn công tên lửa-bom, làm bạn mất thông tin về tình hình, còn nhóm máy bay đột phá vào được đang ở trên đầu mình, ngay trong vùng tiêu diệt (trong "phễu"), và thực hiện công việc của chúng. Trong những điều kiện hoàn toàn mất sức đề kháng, thậm chí việc thông báo qua đường liên lạc tăng âm với các cabin bên cạnh sẽ làm giảm tải sự căng thẳng.

Khi đánh giá công việc của các đồng chí của mình tại Việt Nam, tôi không ngại tỏ ra khiếm nhã khi khẳng định rằng, dù sao đi nữa, chúng ta chính là những chuyên gia thực thụ trong nghề nghiệp của mình và đã thực hiện một khối lượng công tác khổng lồ trong việc tìm kiếm những phương pháp hiệu quả nhất, đấu tranh với một đối thủ không kém chuyên nghiệp hơn. Đóng góp lớn vào cuộc đấu tranh thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam chống máy bay Mỹ có tất cả các đồng đội cùng trung đoàn của tôi và trước hết là người chỉ huy trung đoàn, cựu chiến binh (Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại) Đại tá Vladimir Vasilevich Fedorov, các chỉ huy tiểu đoàn S.Vorobyov, I.Volodin, I.Pozhidaev, Samorukov và tất nhiên các sĩ quan điều khiển V.Shcherbakov, Yu.Kulkov, Romaniuk.

Trong quá trình chuẩn bị khí tài và phóng đạn chiến đấu, các kíp chiến đấu đã thể hiện trình độ phối hợp cao, khả năng nhanh chóng tìm ra và loại bỏ sai sót. Không có trường hợp nào mà khi có báo động và trong quá trình cuộc không kích tiểu đoàn bị mất sự sẵn sàng chiến đấu.


Hoàn thành nhiệm vụ quốc tế và trở về bế con gái sinh ra khi đang chiến đấu ở Việt Nam: sĩ quan điều khiển Vadim Scherbakov tiểu đoàn 2 trung đoàn TLPK Cờ Đỏ 260 Briansk (tại Việt Nam là sĩ quan điều khiển trung đoàn TLPK 274) và con gái Viktoria.

Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh đến kỹ thuật viên hệ thống tọa độ, thượng úy N.V.Serebryansky và chỉ huy đại đội bệ phóng thượng úy G.Ya. Shelomytov. Kỹ thuật viên cabin thu-phát bị chấn thương trong một thời gian đã được trung sĩ Ganja thay thế thành công.

Các yêu cầu đặc biệt cao đối với kíp chiến đấu cabin điều khiển, được đảm bảo hoàn toàn bởi các chiến sĩ nghĩa vụ quân sự, họ thực hiện nhiệm vụ của các trắc thủ bám sát bằng tay. Bởi lẽ chính là phụ thuộc vào kỹ năng của họ, mà quả đạn tên lửa có được đảm bảo gặp mục tiêu ở điểm đã định hay không.

Trắc thủ cự ly trung sĩ Vladimir Prokhorov sau đó được biệt phái sang một tiểu đoàn của trung đoàn khác. Vì thực hiện thành công nhiệm vụ chiến đấu, anh ấy được tặng thưởng huân chương "Sao Đỏ". Thể hiện mình là các học trò tốt là các trắc thủ bám sát bằng tay Việt Nam trung sĩ Long, các binh nhì Giáp, Bằng, và người được tôi bảo trợ - sĩ quan điều khiển thiếu úy Trung. Trong chiến đấu, họ đã hành động như chúng tôi dạy họ.

Thành phố Solnechnogorsk, năm 2005.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2014, 11:48:42 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2014, 07:45:38 am »

Trích "Việt Nam không thể nào quên"


Thiếu tá Kolesnikov Anatoly Ivanovich

Sinh ngày 6 tháng 7 năm 1936.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1954 nhập học Trường Thông tin Hàng không Quân sự Kharkov, tốt nghiệp năm 1957.
Sau khi tốt nghiệp được điều đi phục vụ tại Rumania trong thành phần Tập đoàn quân độc lập số 1 Các LLVT Liên Xô.
Phục vụ trên các cương vị trung đội trưởng, chủ nhiệm trinh sát PK, phó đại đội trưởng về chính trị đại đội xe, phó tiểu đoàn trưởng về chính trị, hướng dẫn viên trưởng về công tác tổ chức đảng phòng chính trị Lữ đoàn PK cận vệ huân chương Suvorov hạng III số 145, bí thư đảng lữ đoàn.
Từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 7 năm 1967 tham gia chiến đấu tại VNDCCH trên cương vị giảng viên chính các kíp chiến đấu đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu (SRtS), sau đó là chủ nhiệm trinh sát tiểu đoàn TLPK 41, tiểu đoàn trưởng - trung tá I.V.Bondarenko.
Năm 1977 tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Kirghizia mang tên 50 năm Liên bang CHXHCN Xô Viết.
Do thực hiện thành công nhiệm vụ của người lính trợ giúp quốc tế cho Việt Nam, được tặng thưởng huân chương Sao Đỏ, huy chương Hữu Nghị của chính phủ Việt Nam và 11 huy chương khác, trong đó có huy chương của Rumania.
Thành viên tham dự Hội nghị toàn quân các bí thư tổ chức Đảng lần thứ 5 tại Moskva năm 1975.



Chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Tháng 7 năm 1966 tiểu đoàn cận vệ chúng tôi tổ chức bắn đạn thật tại trường bắn Ashuluk. Khi bắn xong chúng tôi có mặt ở Frunze tại ga Pishpek, các cô vợ đón chúng tôi mắt đẫm lệ báo tin một phần các sĩ quan tiểu đoàn chúng tôi sẽ được cử đến Việt Nam.

Tình hình trong tiểu đoàn khá căng thẳng, mọi người chờ đợi - ai phải đi?
Theo lệnh của Lữ đoàn trưởng đại tá D.P.Pavlushenko, người ta gọi chúng tôi - thiếu tá L., thượng úy B., trung úy A.A.Abdul và tôi lên ban tham mưu lữ đoàn, tại đó họ thông báo chúng tôi được phái đi công tác nước ngoài tại một đất nước có khí hậu nóng và ẩm. Có cả các sĩ quan từ các tiểu đoàn khác nữa. Đại úy N.S.Chernov, người thứ hai họ tên tôi không còn nhớ, từ chối ngay lập tức, viện cớ sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân nhân trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết,

Khi qua ủy ban y tế người ta làm cho chúng tôi các cuốn sổ y bạ mới. Trong thời gian đó các sĩ quan L. và B. sử dụng quan hệ để không đi công tác: vợ L. làm việc ở trường Y - anh ta được phát hiện bị suy tim (sau đó anh còn phục vụ tiếp 28 năm nữa), còn vợ của B làm thư ký ban chấp hành thành phố - anh này bị người ta phát hiện loét dạ dày (với chẩn đoán này anh còn phục vụ đến năm 1988). Vậy là đã rõ ai là ai.

Còn trong các cuốn sổ y bạ của chúng tôi, tại tất cả các mục ghi thông số, người ta chỉ đánh độc một câu:"Thích hợp phục vụ ở lãnh thổ có khí hậu nóng và ẩm".

Sau này mới biết người ta lấy tôi làm dự bị. Người sĩ quan được chuẩn bị đi công tác, trước mắt các đại diện từ Moskva đến, ngay tại một hiệu ăn ở Dushanbe, đã uống rượu say khướt. Vì chuyện đó người ta gạch tên anh khỏi danh sách đi thực hiện nhiệm vụ của chính phủ.

Cuối tháng 7 người ta gọi tôi đến ban tham mưu lữ đoàn trao công vụ lệnh - tôi nằm trong danh sách trung tâm huấn luyện tại Dushanbe để tiếp tục đi tới VNDCCH. Chỉ huy trung tâm của chúng tôi là đại tá A.D.Yaroslavtsev, tham mưu trưởng trung tá I.I.Katyshev.

Tại Dushanbe tôi được bổ nhiệm giảng viên chính huấn luyện các kíp chiến đấu đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu, giảng viên - đồng đội cùng lữ đoàn 145 của tôi Semiorkin V.N.

Bắt đầu công tác chuẩn bị dồn dập các dự thảo kế hoạch, giáo án, để giảng dạy trong tương lai cho các kíp chiến đấu đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Giáo án được biên soạn sao cho đơn giản dễ hiểu hơn với các đồng chí Việt nam vì phải làm việc thông qua phiên dịch. Đại tá chủ nhiệm khoa trường cao đẳng quân sự trò chuyện và kiểm tra kiến thức của chúng tôi, ông nói rằng trước đây ông từng là giảng viên mà không biết những điều chúng tôi hiện nay biết, - trình độ được đào tạo và kiến thức chúng tôi có là rất cao.

Chẳng hề có chút gì giữ bí mật, cả thành phố Dushanbe biết rằng đang diễn ra công tác chuẩn bị để phái chúng tôi đi Việt Nam.  

Sau những biện pháp nhất định, những mũi tiêm chủng đủ loại mà người ta chẳng làm cho tôi được việc nào, bởi vì tôi có mặt muộn hơn những người khác, họ cho chúng tôi thay sang thường phục và mọi người trông giống nhau đến nỗi chẳng nhận ra ai.

Tôi muốn nói riêng về công tác của các sĩ quan phụ trách cán bộ. Khi chuẩn bị và hoàn tất hộ chiếu họ gắn nhầm ảnh của tôi lên hộ chiếu của một đồng chí khác, ảnh của anh ấy - vào hộ chiếu của tôi, vì thế mà xảy ra một chút chậm trễ trong việc cử chúng tôi đi. Hộ chiếu thì người ta đưa từ Moskva lại, còn các đồng chí của tôi thì đã được mời lên máy bay. Tiếp theo, năm 1970, sau Việt Nam, tôi thi đầu vào Trường Đảng cao cấp, mức để xét là "8" thì tôi chỉ được "7". Ban cán bộ thậm chí còn không kê chuyến công tác Việt Nam của tôi và tấm huân chương Sao Đỏ. Khi ấy tôi không sử dụng bất cứ mánh nào, dù với kết quả thi tích cực người ta cần ghi danh cho tôi vào trường mà không cần xét tuyển, bởi vì tôi vào học hệ tại chức. Lần nữa vào năm 1977 khi vào một trường cao đẳng quân sự tại Kiev, do tưởng tượng hay quả thực "đãng trí", như sau này trưởng ban cán bộ thiếu tá N.Andrianov giải thích cho tôi, người ta không gửi giấy tờ cho tôi vào trường. Rặt những chuyện đen đủi.

Vậy là ngày 14 tháng 9 năm 1966 chúng tôi đáp máy bay Il-18 đến Irkutsk, còn ngày 15 tháng 9 năm 1966, máy bay của chúng tôi trực chỉ Bắc Kinh. Khi máy bay qua biên giới quốc gia kíp bay thông báo rằng chúng tôi đã ở trên lãnh thổ quốc gia nước ngoài. Tất cả nhoai người tới các ô lấy sáng, nhưng tất nhiên, mỗi người dều đeo đuổi ý nghĩ của mình, về điều - chúng ta bay đi đâu và phía trước chuyện gì đón đợi chúng ta,

Tại cảng hàng không Bắc Kinh người ta đón tiếp chúng tôi khá trọng thể: các đại diện ngoại giao, các đội viên thiếu nhi và đoàn viên thanh niên cộng sản Trung quốc.  

Sau đó người ta mời chúng tôi vào hiệu ăn trong ga hàng không, tại đó người ta bày biện bàn ăn đủ thứ đồ ăn và đồ uống. Công tác phục vụ đạt trình độ rất cao. Người ta nói những lời hữu nghị, nâng cốc chúc mừng. Mọi thứ thân thiện đến nỗi trong tương lai sẽ chẳng có gì tồi tệ. Nhưng vào tháng 1 năm 1967, nhóm thứ hai của trung tâm chúng tôi bay đến, thậm chí người ta còn không cho họ xuống máy bay.

Sau khi rời hiệu ăn chúng tôi đi trồng cây hữu nghị chúc phúc cho nhân dân Trung quốc và trang trí cho khu vực sân bay.

Chúng tôi bay từ Bắc Kinh tới Hà Nội, tới sân bay Gia Lâm lúc khoảng 22:30. Khi chúng tôi ra khỏi máy bay, việc đầu tiên là muốn cởi áo khoác và cà-vạt và uống gì đó, bởi vì dù vào ban đêm không khí ngột ngạt đến không thở được. Tại sân bay trời tối như hũ nút, cuộc nói chuyện diễn ra bằng giọng thầm thì, không ai gọi theo cấp bậc mà chỉ gọi theo tên cha (họ). Chúng tôi rất ngượng mồm khi gọi Chủ nhiệm trung tâm đại tá Yaroslavtsev Aleksei Dmitrievich theo tên và họ, nhưng sau đó thì cũng quen.

Người ta đưa chúng tôi lên xe buyt rồi chở chúng tôi đi một hướng lạ. Trên các xe buyt cấm hút thuốc, bật diêm và dùng bật lửa. Một số đồng chí như thỉnh thoảng vẫn xảy ra, phớt lờ quy định ấy. Nhưng khi chúng tôi nhìn thấy những chớp đạn pháo lóe lên từ xa, người ta dừng xe buyt và yêu cầu mọi người ra khỏi xe, ẩn nấp trong mương nước ven đường, chủ nghĩa lãng mạn chấm dứt tại đây, mọi người lặng ngắt, không còn ai muốn hút thuốc nữa. Chỉ bây giờ tất cả mới hiểu họ đến đây không phải để đi dạo, mà tới một đất nước nơi người ta đang chiến đấu.

Chúng tôi đi trong bóng tối mịt mùng rất lâu trên những con đường nhiều ổ gà, sau đó qua cửa sổ xe buyt chúng tôi thấy những cánh rừng xấu xí ở hai bên. Chúng tôi đến nơi trời gần sáng. Các đồng chí Việt nam đốt đuốc đón chúng tôi, tạo thành một hành lang để chúng tôi đi theo và đáp lại lời chào mừng.

Sau đó bắt đầu màn biểu diễn - nghi lễ giết một con rồng tượng trưng. Đó là một màn biểu diễn dàn cảnh nghệ thuật đẹp, nói về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tất nhiên kết thúc bằng chiến thắng của cái thiện - con rồng bị lật nhào. Tất cả rất hài lòng và vỗ tay nồng nhiệt cổ vũ các nghệ sĩ.

Sau đó người ta đưa chúng tôi phân tán về nơi nghỉ trong các ngôi nhà 1 tầng. Đó là những công trình xây dựng lạ thường - không cửa sổ và cửa đi, thay vào đó là các tấm mành. Giường đã được thu dọn trải chăn, gối và đệm nhồi rơm. Tất cả ẩm đến mức chúng tôi nghĩ chúng vừa được hơ sau khi giặt. Sau đó người ta mời chúng tôi đi ăn điểm tâm sáng, và chúng tôi nhìn thấy rừng nhiệt đới thực sự: cây cao, dây leo chằng chịt, chim hót vang, ve kêu inh ỏi không dứt.

Sau vài ngày chúng tôi được đưa về lại Hà Nội, tới trung tâm huấn luyện Hà Đông (cách Hà Nội 8 km).

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng khi chúng tôi tới Hà Đông, ra khỏi xe buyt và đi trên lãnh địa trung tâm thì nhìn thấy 2 cabin "P", trúng tên lửa "Shrike". Quả đạn "Shrike" rơi trúng 1 cabin phát nổ, sau đó cabin trông giống như một bông hoa bị dày xéo, còn cabin thứ 2 trông như chiếc lồng gà. Có thể hình dung được tâm trạng của mọi người. Một kỹ thuật viên cabin "P" sau những gì nhìn thấy, nói rằng anh ta sẽ không vào cabin "P" trên trận địa chiến đấu. Người ta lập tức gửi trả anh ta về Liên bang. Đó là thiếu sót của các đồng chí của chúng tôi được lựa chọn làm ững cử viên cho chuyến công tác đặc biệt.  


Đội ngũ trung tâm huấn luyện số 8 năm 1966 tại Việt Nam

Chúng tôi được bố trí ở trong những ngôi nhà gạch, mái lợp ngói: thay cho cửa sổ cửa đi người ta treo những tấm mành, còn trên những đường dây tách riêng cấp điện chiếu sáng, những con chuột to tướng chạy như chạy vũ trang. Đặc biệt lũ chuột này quấy rầy chúng tôi hằng đêm - tiếng chí chóe, sột soạt, tiếng cắn nhau ẩu đả thực sự của chúng không cho người ta ngủ. Lại thêm báo động....sau vài ngày bắt đầu có sự quen khí hậu, nhiều người da nổi sần mưng mủ, mà các bác sĩ của chúng tôi Shikas và Spirande dùng kéo cắt và dán cao lên. Bức tranh vừa nặng nề khó chịu vừa buồn cười, vì tất cả giống như những con ngựa khoang hoặc như những thổ dân Dalmatia, nhưng đấy là tiện thể nói thêm. Tất nhiên bạn sẽ không mô tả tất cả những đặc điểm của cuộc sống và sinh hoạt thường nhật ở chỗ chúng tôi.

Sự nghiệp lao động của chúng tôi trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bắt đầu như thế đấy.

Ban tham mưu hình thành, kíp giảng viên được gắn với các kíp chiến đấu nhất định theo các hệ thống, và bắt đầu các buổi lên lớp 4-6 giờ mỗi ngày. Các đồng chí Việt Nam có thái độ rất tỉ mỉ và thận trọng với các giờ học, họ xem giáo trình rất cặn kẽ, dùng bút chì màu gach chân những điều quan trọng.

Tôi tiến hành giảng tổng quát về radar cho các cấp chỉ huy thuộc trung đoàn, tại đó người ta ra câu hỏi tối mắt tối mũi.... về bề mặt phản xạ của mục tiêu, yêu cầu đối với trận địa mà trên đó đài radar được triển khai, tại sao đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu lại không nhìn được qua núi, hay là đài tồi? Đặc biệt chính ủy trung đoàn ra những câu hỏi rất khiêu khích. Khi tôi chia sẻ chuyện này với kỹ sư V.B.Osipov, anh nói rằng ban đầu người Việt Nam đều dồn cho mọi người những câu hỏi như vậy. Họ trong thời gian đầu có vẻ như khảo cứu các chuyên gia của chúng ta và kiểm tra trình chuẩn bị của chúng ta. Họ hỏi một và chỉ một câu hỏi đó vài lần, chăm chú nghe trả lời và so sánh người giảng viên khác trả lời câu hỏi đó thế nào.  

Chúng tôi nhận thấy có ai đó cậy vali của chúng tôi khi chúng tôi đi dạy. Một lần vì chuyện đó mà xảy ra xung đột nhỏ: khi Osipov bắt gặp một anh nhân viên dọn phòng, đang quét dọn trong các phòng chúng tôi, trong khi đang có giờ lên lớp, anh gay gắt thể hiện sự không hài lòng. Sau chuyện đó không thấy anh dọn phòng xuất hiện ở chỗ chúng tôi nữa.

Những ngày học trôi nhanh trong chế độ bình thường, và tất nhiên các giờ học bị ngắt quãng khi bắt đầu có các cuộc không kích vào Hà Nội. Chúng tôi thường xuyên quan sát thấy máy bay Mỹ quay cuồng trên bầu trời Hà Nội thế nào, chúng ném bom, do bom nổ mà đất dưới chân rùng rùng chuyển động như cơn địa chấn. Khi quan sát cảnh đạn nổ của các cỗ pháo PK 57mm, chỉ huy bắn bằng đài dẫn bắn pháo SON-9, chúng tôi chẳng hiểu tại sao đạn toàn nổ vuốt đuôi mục tiêu. Tất cả chúng tôi đều tức giận không hiểu tại sao lượng ngắm đón lại nhỏ như vậy.



Chúng tôi được lệnh phải mang mũ sắt, nhưng không phải tất cả đều thực hiện điều đó: thỉnh thoảng người ta quên lấy mũ sắt lên lớp, bỏ lại mũ sắt ở nhà ăn, bỏ quên trong lớp, v.v. Nhưng khi sau một cuộc không kích mảnh bom xuyên thủng mái nhà, các lớp trần, rơi xuống cạnh người trực ban, chẳng ai quên hay bỏ lại mũ sắt ở đâu đó nữa.

Đặc biệt chúng tôi không nghĩ về giờ rảnh rang trong ngày học, bởi vì những ngày học luôn rất căng thẳng, chủ yếu - dạy, chuẩn bị lên lớp, ăn tối, ngủ. Thỉnh thoảng người ta chở đến đội chiếu phim, đoàn văn công QDNDVN cũng đến biểu diễn chỗ chúng tôi.

Một lần lúc 5 giờ sáng người ta dựng chúng tôi dậy, lùa lên xe buyt, chở đi vài cây số rồi đổ xuống một đoạn cây cối rậm rạp nào đó, không giải thích gì. Họ luôn có những cái kỳ lạ  như vậy, Bữa sáng, bữa trưa họ đều chở đến chỗ đoạn cây cối này, còn đến 17:00 khi người Mỹ ngừng các chuyến bay họ lại chở chúng tôi quay về Hà Đông. Cứ vậy đâu khoảng 3 ngày liền, chính xác tôi không nhớ. Sau đó người ta nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ lên xe chuyển sang khu chung cư của một trường đại học ở Hà Nội. Rồi thì không hiểu tại sao họ lại dồn chúng tôi lên xe buýt, chở ngược vào trong núi, chỗ đóng quân đầu tiên trong rừng nhiệt đới. Sau này mới biết được khi các phiên dịch viên thì thầm với chúng tôi rằng. sắp có cuộc ném bom trung tâm chúng tôi, còn tòa chung cư nơi chúng tôi dự định được chuyển sang nay đã bị ném bom tàn tành. Điều đó nói lên, các đồng chí "cơ quan đặc biệt" và cơ quan bảo vệ Việt Nam đã không ăn phí bánh mì.

Trong rừng các giờ học vẫn tiếp tục theo chế độ cũ, chỉ khác một phần tiết học chuyển sang thực hành - học trên khí tài. Ở đây lập tức thể hiện sự bền bỉ, ham hiểu biết và khát khao kiến thức của người Việt Nam. Điều kiện học rất khắc nghiệt: trong lớp học được xây dựng bằng tre nứa, không có một cửa sổ, cửa đi nào, ở giữa phòng - một đống lửa đốt lên để sưởi. Chúng tôi mặc bành-tô và cảm thấy vẫn còn không dễ chịu, còn người Việt Nam chỉ mặc độc chiếc áo va-rơi, chân đi dép "không lùi bước" (loại dép đi trên bãi biển, làm bằng lốp cao-su ô tô). Nhưng họ yên lặng ngồi chăm chú lắng nghe. Bạn đang giải thích tài liệu nào đó, có vẻ ai cũng hiểu cả, bỗng sau đó một cánh tay giơ lên và người lính nói: "Anh kể chúng tôi nghe rất hay, nhưng xin hãy nhắc lại thêm một lần nữa". Và như vậy tiếp gần cả nhóm, khi mà họ còn chưa thuộc nằm lòng.
........
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2014, 03:02:31 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #92 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 12:58:00 am »

Chúng tôi được cho ăn uống rất tốt: súp từ thân chuối, gạo, giò nạc, thịt lợn, thịt nghé, gà mái và nước khoáng Soviet xịn bormozhin.

Kỷ niệm 49 năm CM Tháng Mười và Năm Mới 1967 được làm rất trọng thể. Dịp Năm Mới chúng tôi nhận được quà của BQP Liên Xô, của Nguyên soái R.Ya.Malinovsky, trong đó có đồ uống, thức ăn, và hay nhất, có bánh mì đen chính hiệu.

Một lần vào sáng sớm, tiếng ồn và tiếng cành cạch giống như tiềng đạn súng tự động đánh thức chúng tôi, lập tức chúng tôi phóng khỏi bungalo (nhà 1 tầng) và thấy nhà ăn của mình đang cháy. Tiếng lách cách vang lên do tre và nứa làm mái và tường nhà ăn bị cháy.....Ngày hôm đó bữa sáng chậm hơn bình thường và không có ca-cao - trong lúc dập đám cháy và hốt hoảng chung, phó chính trị trung tâm trung tá V.A.Krupnov cùng với một đồng chí nhìn thấy một thùng tướng đựng chất lỏng (trông màu không được sáng lắm), họ tóm lấy nó và lấy đà tưới chất lỏng chứa bên trong lên đống lửa. Sau đó mới biết rằng đó là ca-cao chuẩn bị cho bữa sáng. Người đầu bếp Việt Nam chỉ kịp kêu: "Kaka! Kaka!" (Kakao!), nhưng đã muộn - "kaka" đã thăng thiên lên mái.

Trong giờ rảnh, một số đồng chí chúng tôi thích đánh đu trên dây leo treo nhằng nhịt khắp nơi, làm người Việt Nam nghi ngại ra mặt, và khi đại úy Duzhkov ngã bị thương ở tay, ngay ngày hôm sau, tất cả dây leo quanh bungalo của chúng tôi bị cắt sạch.


Trên trận địa chiến đấu của tiểu đoàn 41 năm 1967

Vào đầu tháng 2 người ta mời chúng tôi đến đón Năm Mới theo Âm lịch, tại đó có rất nhiều ời nói cảm ơn gửi đến Liên bang Soviet và các chuyên gia quân sự Liên Xô vì sự trợ giúp trên tình anh em cho nhân dân Việt Nam.

Sau một thời gian nhất định người ta lại chuyển chúng tôi về Hà Đông, tiếp tục các giờ dạy lý thuyết cho các đồng chí Việt Nam. Các kíp chiến đấu của các đại đội bệ phóng, đại đội kỹ thuật vô tuyến điện tử, các kíp chiến đấu của đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu được thành lập. Tháng 1 thêm các đồng chí của chúng tôi từ Liên bang Soviet đến để làm việc thực tế trên khí tài.

Tháng 3 - tháng 4 người ta phái chúng tôi ra trận địa chiến đấu để huấn luyện thực hành cho các kíp tác chiến. Nhiệm vụ đề ra - dạy trong tình huống chiến đấu, quan sát tình huống trên không mà không cho đài phát sóng, chưa nói về chuyện xạ kích chiến đấu.

Chúng tôi dạy các kíp tác chiến trinh sát tình hình trên không, bắt và bám sát mục tiêu, báo cáo tiểu đoàn trưởng về tình báo trên không. Sau khi huấn luyện thực hành, tiểu đoàn TLPK 41 được thành lập, tiểu đoàn trưởng là Bondarenko Igor Vladimirovich, chỉ huy Việt Nam là đại úy Thành. Thành phần kíp chiến đấu đài trinh sát chỉ thị mục tiêu có: - tôi, với tư cách chủ nhiệm trinh sát tiểu đoàn, đài trưởng - trung sĩ Letshenko và đài trưởng đài trinh sát chỉ thị mục tiêu Việt Nam - Mạo, những người khác tôi không nhớ.

Đội ngũ quân nhân tiểu đoàn lên xe buyt đến một ngôi làng, nơi chúng tôi phải tiếp nhận tổ hợp S-75 và chuyển giao cho các đồng chí Việt Nam. Khi tiếp nhận đài P-12 MP đồng chí Mạo và đội ngũ quân nhân của anh ta kiểm tra đến từng cái vòng đệm cuối cùng. Nếu nhu thiếu một con ốc nhỏ, một cái đai ốc con, thì được coi là bình thường. Nhưng nếu trong hòm hàng đóng gói thiếu một chi tiết nào đó, tất cả sẽ được ghi chú rõ trong bảng kiểm kê, trong biên bản và được báo cáo lên ban lãnh đạo tiểu đoàn. May thay không có khiếm khuyết gì lớn.

Ở đây đã suýt xảy ra một trường hợp nghiêm trọng có thể làm gẫy và phá hủy ăng-ten của đài. Tôi đang ở trong cabin vừa truyền đạt và chỉ các phụ kiện, còn đài trưởng Mạo, sau khi cùng lắp ráp, chỉ huy việc nâng ăng-ten lên tư thế làm việc. Bỗng tôi thấy có gì như linh tính mách bảo tôi, tôi ra khỏi cabin và trông thấy việc nâng ăng-ten đã diễn ra cùng với sự vi phạm thô bạo chỉ dẫn về lắp ráp và đưa ăng-ten vào tư thế làm việc.

Trên đỉnh cột ăng-ten có một vấu đặc biệt dùng để gắn móc tời, trên động cơ điện có một con ốc vòng, được dùng để nâng chỉ cột ăng-ten. Nếu tời được gắn vào con ốc vòng của động cơ điện, thì khi nâng ăng-ten để ráp trong  một tư thế nhất định, chưa kể đến một trọng lượng như thế, nó sẽ bị gãy và ăng-ten sẽ rơi, Sau đó sẽ không phục hồi được nó nữa. Vậy là lập tức tôi nhìn thấy móc tời được gắn vào con ốc vòng của động cơ điện và người ta nâng ăng-ten lên đã được nửa mét cách mặt đất. Tôi ra lệnh cho toàn kíp chiến đấu đưa tay ra đỡ lấy ăng-ten, còn người đang đứng tời thì tôi ra lệnh hạ sản phẩm xuống. Chúng tôi kê giá vào, chuyển móc gắn sang vấu lồi, và sau đó nâng được ăng-ten an toàn lên trong tư thế làm việc.

Sau trường hợp này tất nhiên là có ầm ĩ nhất định, đài trưởng Mạo nói qua phiên dịch rằng "đàn trí Kolesnikov ác". Tôi trả lời rằng tôi không ác, và giải thích nếu ăng-ten bị rơi và hư hỏng, nghĩa là chúng ta sẽ mất sự SSCD trong một thời gian dài.

Suốt thời gian chúng tôi ở trong ngôi làng này, những người dân địa phương tốt bụng, đầy thiện ý vây quanh chúng tôi, họ mời chúng tôi uống trà, cho chúng tôi rau, hoa quả, cố gắng sờ vào tay và vai chúng tôi. Phần mình, chúng tôi cho họ những viên đường, kẹo, tóm lại, khung cảnh giao tiếp rất thân thiện. Đặc biệt những đứa trẻ rất hài lòng khi chúng tôi cho phép các cháu trèo lên xe buyt, ngồi một lúc trên xe. Không thể truyền đạt được vẻ mặt của bọn trẻ và những người lớn vì tò mò mà thỏa mãn thế nào khi được đi lòng vòng trên xe buyt.

Rồi sau khi lắp đài, công tác đào tạo thực hành bắt đầu. Tại một buổi tập huấn, chúng tôi nhận thấy ở phương vị "0" một mục tiêu đang đi tới tiểu đoàn chúng tôi. Trên IKO (màn hiển thị quét vòng) lóe lên một đốm mục tiêu nào đấy, ngay lập tức được báo cáo tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn trưởng tức khắc ra lệnh quay ăng-ten cabin "P", tắt máy phát và sau một khoảng thời gian ngắn vang lên tiếng va đập khô khốc của quả đạn "Shrike" phát nổ. Có hai lần xảy ra trường hợp như thế.

Sau những biện pháp nhất định, tiểu đoàn chúng tôi chiếm lĩnh trận địa hỏa lực, và chúng tôi bắt đầu nóng lòng chờ đợi gây phút phóng đạn chiến đấu vào các mục tiêu trên không. Sự kiện này xảy ra ngày 21 tháng 6 năm 1967 - tiểu đoàn 41 chúng tôi bắn rơi 2 máy bay Mỹ: một tiêm kích F-105 và một cường kích A-6A.

Rồi thì tiếp tục những cuộc chuyển trận địa liên hồi, di chuyển bằng xe, qua cầu phao, vậy là tiểu đoàn đã ở trong dãy Tam Đảo, trong cái gọi là chiến thuật "phục kích". Các đồng chí Việt Nam không phải lúc nào cũng đồng ý với các đề xuất của chúng tôi về việc triển khai tiểu đoàn ngay sau khi hành quân bở hơi tai: "Các anh chỉ đến đây 6-12 tháng, còn chúng tôi nếu làm việc với nhịp độ như vậy sẽ không trụ được quá 6 tháng".


Trong rừng. Năm 1965.

Điều kiện làm việc trên đài thật kinh khủng - nhiệt độ đến 60 độ C. Chúng tôi ngồi trực chỉ mặc độc chiếc quần đùi với chiếc khăn (thấm mồ hôi) trên cổ, người ướt đẫm mồ hôi. Đã có hiện tượng hăm da, may mắn cho tôi là bà vợ gửi cho 18 tuyp kem trẻ em, chúng cứu cả kíp chiến đấu khỏi hiện tượng khó chịu này.

Những cơn mưa rào nhiệt đới, ruồi, muỗi, cái nóng không chịu nổi ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của chúng tôi, nhưng dẫu sao đội ngũ quân nhân vẫn thi hành một cách xứng đáng tất cả mọi nghĩa vụ được giao phó cho mỗi chuyên gia của chúng ta.

Đã đến lúc phải trao cần điều khiển cho người Việt Nam. Việc kiểm tra chức năng đài diễn ra 7 buổi sáng và chúng tôi đã làm tròn trách nhiệm, tiếp theo người ta đưa chúng tôi ra khỏi trận địa hỏa lực về nơi an toàn. Một lều dã chiến được triển khai làm chỗ nghỉ ngơi gần đài, trong lều có các màn chống muỗi.

Một lần 3 máy bay Mỹ từ sau dãy Tam Đảo bay đến tiểu đoàn chúng tôi. Lệnh truyền: "Vào vị trí chiến đấu!", đạn được phóng lên. Một trong những máy bay F-105 bị bắn rơi, hai chiếc khác bắt đầu oanh tạc tiểu đoàn. Mảnh bom phạt trúng cabin "P", nhưng đòn đánh chính lại giáng xuống vị trí kíp chiến đấu ZPU-4, PPK 37mm và xuống kho nhiên liệu dầu mỡ, trong đó một số thùng bị nổ. Điều này thu hút các phi công Mỹ khỏi trận địa chính của tiểu đoàn.. Lệnh truyền: "Tắt đài! Tát cả vào hầm trú ẩn!". Sóng nổ giật tung cửa cabin "U", quật ngã cùng với nó là tiểu đoàn trưởng trung tá Bondarenko. Bom bi đánh trúng làm bị thương binh nhất trắc thủ máy bám sát bằng tay Mikhail Boletsky, người chơi đàn bai-an cừ khôi của chúng tôi. Không có ai khác bị thương. Ngay sau khi máy bay rút đi lệnh truyền thu hồi khí tài. Tôi xin nói, mọi tiêu chuẩn về thu hồi khí tài đều vượt mức, còn tiểu đoàn đã trú ẩn dưới tán lá cây, không xa trận địa vừa bỏ lại. Trong số các quân nhân PPK Việt Nam có một số hy sinh và bị thương. Số bị thương, tất nhiên, được sự trợ giúp y tế của bác sĩ và y tá của chúng tôi.

Ngày hôm sau tại nơi tiểu đoàn tôi triển khai hôm qua có 5 máy bay Mỹ quần đảo và ném bom, nhưng chúng tôi đã không còn ở đấy. Khi trận bom kết thúc các đồng chí của tôi muốn đi tới đó xem kết quả trận bom ra sao nhưng người Việt Nam không cho phép. Sau này người phiên dịch nói với tôi rằng ở chỗ đặt đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu của tôi là một hố bom khổng lồ.

Sau trận bom này người ta gọi tôi về Hà Nội tới bộ tham mưu gặp trưởng đoàn chuyên gia TLPK tướng V.S.Kisliansky. tại đó người ta cho biết ở nhà tôi có chuyện lớn và tôi được đặc cách về Liên bang. Vài ngày sau người ta cho tôi về Hà Nội, bố trí ở khách sạn "Kim Liên". Tại đây tôi ở suôt cả tuần vì phía Trung quốc không cho phép bay qua đất nước họ.

Tôi muốn hồi tưởng bằng những lời tốt đẹp về người trung đoàn trưởng Shilov, đại úy Nemtsov, những người đã đến khách sạn thăm tôi và cám ơn vì đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, trao cho tôi bằng chứng nhận ghi công và huy chương Hữu Nghị từ chính phủ Việt Nam.

Sau khi được phép bay, trong thành phần một nhóm nhà ngoại giao, chúng tôi bay từ Hà Nội tới Nam Kinh vào buổi chiều. Sáng hôm sau chúng tôi lại cất cánh và chỉ đỗ tạm ở một thành phố (tôi không nhớ tên), tại đó người ta cho chúng tôi ăn trưa, rồi chúng tôi lại bay tới Bắc Kinh.


Một trong những PA trận địa hỏa lực của tiểu đoàn. Đứng cạnh bệ phóng trong "trang phục hàng ngày" là thượng úy A.I.Kolesnikov. Năm 1967.

Ở đây tôi muốn dừng lại đề cập đến không khí trong thời gian mà quan hệ với các công dân Soviet, - ta chỉ cảm thấy sự thù địch, khó chịu. Radio ra rả suốt 24 giờ. Tôi bị giữ lại trong sân bay Bắc Kinh những hai ngày - cũng do những nguyên nhân nào đó. Tại khách sạn nữ phiên dịch cảnh báo nghiêm khắc chúng tôi không được động vào bất cứ cái gì, không được làm rơi hay đánh vỡ thứ gì. Thái độ với chúng tôi cực kỳ khác khi chúng tôi bay đến Hà Nội. Trên sân nhà ga hàng không có viết hàng chữ lớn: "Chúng ta hãy đập nát những cái sọ chó má của bọn lãnh đạo Soviet".

Khi bay từ Bắc Kinh đến Irkutsk, người ta trao cho chúng tôi những cuốn Mao tuyển và huy hiệu có chân dung ông ta. Suốt 4 giờ bay diễn ra một cuộc hòa tấu có các điệu múa (trên lối đi giữa các hàng ghế), có những tiếng hô ca tụng Mao, ca ngợi sự vĩ đại của ông và những phẩm chất khác.

Tại Moskva người ta nghe báo cáo của tôi về công tác của các kĩ thuật viên chúng ta trong các điều kiện khí hậu nóng ẩm, cũng như về tình trạng công việc thuộc phần trách nhiệm của tôi, và tình hình chung tại các khu vực chiến sự ở Việt Nam.

Tôi đáp tàu về nhà ở thành phố Frunze. Trên sân ga vợ tôi cho tôi biết tôi đã mất người yêu quý nhất - mẹ tôi. Bà ra đi ở tuổi 67. Khi tôi lên đường đến Việt Nam, bà đã khóc như thể cảm thấy rằng hai mẹ con chúng tôi sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy nhau. Chuyến đi của tôi đến Việt Nam đã làm cho sức khỏe của bà suy sụp. Chuyến công tác của tôi đã kết thúc một cách buồn thảm như vậy đấy.

Dù sao bạn sẽ không viết hết những gì đã thấy, đã cảm, đã chịu đựng. Và bạn sẽ than rằng chính quyền của chúng ta không đánh giá đúng sự gan dạ và lòng tận tụy của những người lính và sĩ quan của mình đã không tiếc công, tiếc sức khỏe, khi thực hiện nhiệm vụ của chính phủ.

Thành phố Ekaterinburg, tháng 2 năm 2008.
   
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2014, 10:53:05 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #93 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 10:18:45 pm »

Tập thể tác giả. Xạ kích tác chiến của các tiểu đoàn TLPK. Phân bố máy bay bị bắn rơi theo loại//Xạ kích tác chiến của các tiểu đoàn TLPK SA-75M "Dvina" tại Việt Nam 1965-1967. Văn phòng Tổng tư lệnh QC Phòng không Quốc gia LBCHXHCNXV - Nhà xuất bản Quân sự, Moskva, 1968, trang 128.

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2014, 10:26:56 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #94 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 11:04:08 pm »

Tập thể tác giả. Xạ kích chiến đấu của các tiểu đoàn TLPK. Đặc điểm chung của các kết quả xạ kích chiến đấu // Binh chủng TLPK trong chiến tranh tại Việt Nam và tại Viễn Đông (trong giai đoạn 1965–1973) / Bộ TTM QC PK Liên Xô; Chủ trì chung thượng tướng pháo binh I. М. Gurinov. — М.: NXB Quân sự BQP Liên Xô, 1980.


Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #95 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 11:41:46 pm »

Tập thể tác giả. Hoạt động chiến đấu của BC TLPK QDNDVN. Kết quả xạ kích // Hoạt động chiến đấu của BC TLPK QDNDVN chống Không quân chiến lược Hoa Kỳ tháng 12 năm 1972. / Văn phòng TTL QCPK Liên Xô. — М.: NXB Quân sự, 1973.




Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #96 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2014, 08:26:04 pm »

Tập thể tác giả. Hoạt động chiến đấu của QC PKKQ QDNDVN chống Không quân chiến lược Hoa Kỳ tháng 12 năm 1972. — М.: NXB Quân sự, 1976.

KẾT LUẬN

1. Hoạt động tác chiến của máy bay Mỹ tháng 12 năm 1972 diễn ra với mục đích cực kỳ cương quyết: bẻ gãy tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam, buộc chính phủ VNDCCH phải ký thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam theo các điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ. Để đạt được những mục tiêu này, bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã lên kế hoạch kỹ lưỡng từ trước và tiến hành chiến dịch đường không "Linebacker-2". Trong chiến dịch này không quân chiến lược được sử dụng rộng rãi với tư cách lực lượng tấn công chính. Nó được sử dụng chủ yếu vào ban đêm với công tác đảm bảo được tổ chức một cách chu đáo.

Chiến dịch đường không kéo dài 12 ngày. Tham dự có khoảng 190 máy bay ném bom chiến lược B-52 và hơn 800 máy bay chiến thuật và máy bay hải quân trên tàu sân bay Mỹ. Trong thời gian chiến dịch đã diễn ra 33 trận không kích quy mô lớn, trong đó có 17 trận - bằng không quân chiến lược, thực hiện 2814 phi vụ, 594 trong số đó - thuộc về máy bay ném bom chiến lược B-52.

Các lực lượng tham gia vào chiến dịch không kích được sự hỗ trợ của hạm đội 7 Mỹ.
Một trong những điểm đặc trưng của chiến dịch đường không là việc tấn công các mục tiêu quan trọng sống còn của VNDCCH được lên kế hoạch diễn ra đồng thời với việc chế áp bằng hỏa lực các trận địa của binh chủng TLPK, binh chủng kỹ thuật VTDT, các sân bay căn cứ của QC Phòng không và Không quân QDNDVN, thực hiện trên một quy mô chưa từng thấy hoạt động chế áp điện tử các phương tiện chiến đấu của BC TLPK, BC VTDT và TTLL.

Máy bay của KQ chiến thuật và KQHQ trên tàu sân bay được sử dụng để tự tổ chức tấn công cũng như đảm bảo cho không quân chiến lược (45% lực lượng). Nó hoạt động vừa dưới dạng ồ ạt quy mô lớn vừa dưới dạng các tốp chiến thuật nhỏ - chủ yếu vào ban ngày và trên toàn bộ lãnh thổ VNDCCH, máy bay trên TSB - chủ yếu hoạt động ban đêm tại các khu vực ven biển.

2. QC Phòng không và Không quân QDNDVN, bất chấp sự thống trị trên không của máy bay Mỹ, bất chấp hoạt động chiến tranh điện tử do các máy bay hiện đại của Mỹ tiến hành, họ đã cùng với các lực lượng phòng không của dân quân tự vệ buộc Mỹ phải từ bỏ việc tiếp tục chiến dịch không kích. Hoa Kỳ đã không đạt được mục tiêu của chiến dịch đường không.

3. Các hoạt động chiến đấu của QC Phòng không và Không quân QDND với máy bay Mỹ chỉ ra rằng công tác tổ chức phòng thủ đường không, chỉ huy bộ đội, sự sẵn sàng chiến đấu của họ, cũng như công tác huấn luyện tác chiến và chiến dịch, được thực hiện ở Việt Nam dựa trên khuyến nghị của các chuyên gia quân sự Liên Xô, đã chứng tỏ tính đúng đắn của nó. Hệ thống phòng thủ đường không của nươc VNDCCH đã thể hiện sự đáp trả mạnh mẽ cuộc xâm lược của Mỹ. Về cơ bản điều đó đã được xác định trước bằng việc xây dựng tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một hệ thống phòng không khá hiện đại được trang bị các tổ hợp TLPK, các máy bay-tiêm kích và các phương tiện vô tuyến điện tử do Liên Xô sản xuất, còn đội ngũ quân nhân của nó được các chuyên gia quân sự Liên Xô đào tạo. Các khí tài quân sự radar, tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu được cung cấp từ Liên Xô cho các lực lượng Phòng không và Không quân QDNDVN cho thấy chất lượng chiến đấu và độ tin cậy cao khi hoạt động chống các máy bay hiện đại và tất cả các phương tiện chế áp hệ thống phòng không mà đối phương sử dụng. BTL QC PKKQ QDNDVN đánh giá cao những phẩm chất chiến đấu của khí tài Liên Xô.

4. Đóng vai trò chính trong việc phá vỡ các cuộc tấn công của máy bay Mỹ là BC Tên lửa Phòng không QDNDVN.
Các nguyên tắc được áp dụng trong QC PKKQ QDNDVN về tổ chức bảo vệ các trung tâm hành chính, chính trị và công nghiệp quan trọng nhất, huấn luyện và đào tạo các đơn vị và phân đội tên lửa phòng không đã chứng minh sức sống và hiệu quả khá cao của nó. Các yêu cầu về bố trí các tiểu đoàn tên lửa phòng không trên những khoảng cách xa nhau nhất định để đảm bảo yểm trợ lẫn nhau trong một hệ thống hỏa lực thống nhất đã được khẳng định. Tuy nhiên, khả năng chiến đấu của binh chủng tên lửa phòng không về các trận đánh tháng Mười Hai đã không được tận dụng tối đa do các thiếu sót trong chỉ huy chiến đấu, công tác đảm bảo đạn tên lửa yếu và do mức độ được huấn luyện chuẩn bị chưa đủ của các kíp chiến đấu một số đơn vị thuộc BC TLPK. Khuyền nghị của Quy tắc xạ kích BC TLPK không phải lúc nào cũng được tuân thủ.

5. Trong cơ sở của ứng dụng chiến đấu KQTK QDNDVN đã thể hiện rất rõ ràng những luận điểm của học thuyết quân sự về chiến tranh nhân dân - giành chiến thắng bằng lực lượng nhỏ. Xuất phát từ các nguyên tắc này, BTL Quân chủng Phòng không và Không quân QDNDVN đã không thực hiện các biện pháp hiệu quả để tận dụng tối đa các khả năng chiến đấu của KQTK và sử dụng nó với những mục đích quyết định. Vì thế, người Mỹ đã vô hiệu hóa các căn cứ không quân chính yếu của KQTK tương đối dễ dàng và làm giảm số lượng các các nhóm đảm bảo. Mặc dù hoạt động của KQTK QDNDVN mang tính chất hạn chế, nó vẫn góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho QC Phòng không và Không quân QDNDVN.
Trong các trận chiến tháng Mười Hai với máy bay Mỹ, tham gia chủ yếu là các phi công máy bay tiêm kích MiG-21. Các trận không chiến cho thấy phẩm chất chiến đấu cao của máy bay MiG-21 và khả năng của nó trong việc tiến hành đấu tranh thành công với các phương tiện tấn công đường không hiện đại.

6. BC KTVTĐT trang bị vũ khí radar cơ bản do Liên Xô sản xuất, đã đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cho QC Phòng không và Không quân QDNDVN. Sự đúng đắn của các quan điểm của chúng ta về việc sử dụng tích hợp các radar thuộc các dải tần số khác nhau trong thành phần các tiểu đoàn và đại đội KTVTĐT, mà về tổng thể đã đảm bảo sự ổn định của hệ thống radar trong các điều kiện kẻ thù sử dụng nhiễu kết hợp rất mạnh, đã được khẳng định.
Đồng thời kinh nghiệm quá trình chiến đấu cho thấy các đài radar P-12 và P-35 có khả năng chống nhiễu kém, còn ứng dụng chúng trong các điều kiện nhiễu kết hợp rất mạnh, là không hiệu quả.

7. Trong các điều kiện của chiến tranh hiện đại, khi các cơ quan chỉ huy, các trận địa của BC TLPK và BC KTVTDT, cũng như các sân bay phải chịu các cuộc không kích ồ ạt quy mô lớn của đối phương, những hoạt động nhằm đảm bảo khả năng sinh tồn cao của quân đội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tính phù hợp của việc phân tán máy bay, xây dựng các hầm trú ẩn bằng bê tông cốt thép cho máy bay,  trang thiết bị về mặt công binh công trình cho các trận địa chủ chốt của các tiểu đoàn tên lửa phòng không và các phân đội radar, ngụy trang các công trình thuộc hệ thống dự bị và các trận địa giả, tổ chức phòng thủ đường không và phòng thủ mặt đất cho các sở chỉ huy, trận địa, sân bay, đã được khẳng định.

Kinh nghiệm chiến đấu cho thấy để khôi phục sửa chữa các khí tài hư hỏng trong các trận đánh thì cần phải xây dựng trong quân chủng lượng dự trữ các yếu tố dễ bị tổn thương nhất của tổ hợp tên lửa phòng không, các đài radar và khí tài hàng không. Trên các sân bay cần phải có nguồn dự trữ vật liệu xây dựng và các đội công nhân để khôi phục các sân bay bị phá hủy.

Dự trữ tên lửa, đạn dược, nhiên liệu và các nguồn lực đảm bảo kỹ thuật-hậu cần khác tại các trận dịa phóng của các tiểu đoàn TLPK và các sân bay phải được xây dựng đủ về số lượng có tính đến cường độ dự kiến của quá trình chiến đấu.

Khuyến nghị của các chuyên gia quân sự Liên Xô về công tác chiến đấu của các kíp tác chiến BC TLPK và BC KTVTĐT trong các điều kiện kẻ thù sử dụng nhiễu kết hợp mạnh mẽ và đạn chống bức xạ radar "Shrike" đã chứng tỏ là hoàn toàn hợp lý.

Khi nghiên cứu kinh nghiệm chiến tranh tại Việt Nam, cần lưu ý rằng cuộc chiến tranh này có những đặc điểm riêng của mình và không phản ánh hoàn toàn đầy đủ sự phức tạp và tính năng động của các hoạt động tác chiến, có thể phát sinh trong trường hợp xảy ra chiến tranh chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Vì vậy, để học tập kinh nghiệm cần phải có thái độ tiếp cận sáng tạo.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #97 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2014, 09:50:58 pm »

Trích "Chiến tranh tại Việt Nam - cái nhìn qua năm tháng..." (hội thảo năm 2000)


Đại tá Zaika Anatoly Borisovich

Zaika Anatoly Borisovich, Đại tá. Sinh ngày 06/07/1928 tại thành phố Volchansk, Ukraine.
Ông đã tốt nghiệp trường pháo binh Cờ Đỏ Sumsk.
Năm 1958 ông tốt nghiệp Học viện kỹ thuật vô tuyến điện tử pháo binh Kharkov mang tên Nguyên soái pháo binh L.A.Govorov. Phục vụ tại các quân khu PK Baku, sau đó là Moskva trên các cương vị khác nhau.
Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 5 năm 1966 tham gia chiến đấu tại Việt Nam trên cương vị kỹ sư trưởng Trung tâm đào tạo thứ 2, sau đó là trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô cấp trung đoàn tại trung đoàn TLPK 238 QDNDVN.
Ông kết thúc đời phục vụ năm 1980 trên cương vị giám đốc căn cứ phục hồi-sửa chữa thuộc Bộ đội PK quốc gia.
Được tặng thưởng các huân chương "Cờ Đỏ", "Phục vụ Tổ quốc trong Lực lượng Vũ trang" hạng III và nhiều huy chương, trong đó có huy chương "Hữu nghị" của Việt Nam.
Từ trần ngày 02/06/2001 tại thành phố Balashikha.



Hoạt động chiến đấu của trung đoàn TLPK trong các điều kiện thành lập và đào tạo của nó tại giai đoạn đầu phát triển binh chủng TLPK QĐNDVN

Đại tá A.B.Zaika là một người đàn ông can đảm và tài năng, một nhà chỉ huy giỏi. Những người phục vụ với ông trong những năm khác nhau vẫn nhớ cái nhìn thông minh pha chút láu lỉnh và sự thiện chí của ông. Mùa xuân năm 2001, Anatoly Borisovich đang chuẩn bị cho chuyến đi đến Việt Nam trong thành phần một phái đoàn cựu chiến binh Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam, nhưng căn bệnh âm ỉ và cái chết đột ngột đã ngăn cản chuyến đi ấy ...

Trung đoàn tên lửa phòng không 238 của Quân đội nhân dân Việt Nam bước vào chiến đấu; mà chưa trải qua khóa đào tạo đầy đủ. Giảng dạy họ là các chuyên gia Quân khu Phòng không Baku. Đó đa số là những sĩ quan và binh sĩ đang tại ngũ, và hai-ba sĩ quan giáo viên trường PK Ordzhonikidze. Thay vì học tập theo chương trình đào tạo một năm, trung đoàn mới qua ba tháng đào tạo đã được lệnh xuất kích ra trận địa chiến đấu với nhiệm vụ tiến hành tác chiến và tiếp tục đào tạo các chuyên gia Việt Nam trong điều kiện chiến đấu.

Hầu như trên thực tế không có tiểu đoàn nào, trung đoàn nào bằng lực lượng các chuyên gia Việt Nam đến thời điểm đó có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đã quyết định thành lập từ số các chuyên gia Liên Xô trong từng tiểu đoàn các kíp chiến đấu rút gọn quân số 35-40 người. Công việc này dễ dàng, tương đối dễ dàng, nếu chỉ để xác định quân số, nhưng lấy đâu ra những con người sống với các kỹ năng cần có đây? .. Tuy nhiên, Moscow hưởng ứng ngay lập tức. Đúng trong vài ngày dự định các chuyên gia có trình độ cao đã bay tới, còn theo sau họ là bộ phận vật chất kỹ thuật. Vũ khí trang bị để thành lập đã lên đường trong tháng Tám. Tháng Chín, tất cả các tiểu đoàn đã ở trên trận địa chiến đấu. Việc xuất kích lên trận địa thực hiện tuần tự theo mức độ sẵn sàng. Khối lượng công việc đã tiến hành thật vô cùng lớn lao.

Trong thời hạn gấp rút chúng tôi chuẩn bị các tổ hợp tên lửa SAM, tiến hành thao luyện hiệp đồng các kíp chiến đấu. Đồng thời vẫn không ngừng công tác giảng dạy đào tạo cho các đồng chí Việt Nam.

Lãnh đạo công tác tổ chức thành lập trung đoàn về phía các chuyên gia Liên Xô là: Đại tá (từ tháng 10 mang quân hàm tướng) Bazhenov Nikolai Vasilevich - Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô, thiếu tá Zaika Anatoly Borisovich - kỹ sư trưởng đoàn chuyên gia, Đại tá Smirnov Ivan Ivanovich - Phó chỉ huy về chính trị.

Kinh nghiệm lớn lao của công tác tổ chức của tướng Bazhenov N.V. đã có ảnh hưởng mạnh - ông là người từng tham gia Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Về phía Việt Nam, trung đoàn được lãnh đạo bởi đồng chí Thượng tá Hội - người có lẽ là CCB của tất cả các cuộc chiến tranh giải phóng mà nhân dân Việt Nam tiến hành. Đồng chí Hội là một con người có học vấn cao, điềm tĩnh và dày dạn, một con người thực tế, thường xuyên hoàn thiện kiến thức của mình. Ông đã khéo léo thiết lập quan hệ làm việc tốt với các chuyên gia Liên Xô, và vì lẽ chúng tôi cũng hướng tới điều này, nên những mối quan hệ như thế được thiết lập tương đối nhanh chóng. Đó là công việc đầu tiên và có lẽ cũng là một trong những công việc cấu thành chính yếu thành công của một tập thể đa quốc gia. Kỹ sư trưởng phía các chuyên gia Việt Nam là đồng chí Ngọc - một chuyên gia có trình độ cao, tốt nghiệp một trong những trường bách khoa ở Moscow, nắm vững tiếng Nga, điều mà về tổng thể đã giúp ông nhanh chóng làm chủ tổ hợp tên lửa phòng không. Bộ phận sĩ quan còn lại của trung đoàn tương đối hiểu biết, nhiều người nắm vững tiếng Nga, vì từng học tập tại Liên Xô, một số người trong số họ đã có kinh nghiệm chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

BCH QDNDVN đã thực hiện được một khối lượng lớn công tác tổ chức. Các đơn vị mới thành lập nằm dưới sự giám sát thường xuyên của Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân đồng chí.Lê Văn Tri. Người phụ trách binh chủng tên lửa PK là Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân Việt Nam đồng chí Đỗ Đức Kiên. Ông có thái độ rất thân thiện đối với các chuyên gia Liên Xô, luôn luôn thấu hiểu các nhu cầu của chúng tôi không chỉ về quân sự, mà còn là cuộc sống thường ngày. Đến thăm bộ đội TLPK có đồng chí Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng tham mưu trưởng QDNDVN và nhiều nhà chỉ huy quân sự khác. Họ nói về tầm quan trọng của sự hợp tác chính trị, ngoại giao và quân đội giữa hai nước chúng ta.

Trong chuyến thăm đầu tiên của mình tới Trung tâm Đào tạo Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam I.S.Shcherbakov khi nói chuyện với các nhân viên của Trung tâm, cho biết: "Hoạt động chiến đấu của các bạn trên các trận địa, số lượng máy bay bị bắn rơi, các mối quan hệ công tác cụ thể với các binh sĩ Việt Nam sẽ là hòn đá tảng để cải thiện quan hệ chính trị, ngoại giao hữu nghị với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".

Tôi nghĩ rằng binh lính và sĩ quan của chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách xuất sắc.

Tôi muốn nhớ lại bằng những lời tốt đẹp về tướng Dzyza Alexander Matveyevich, người lãnh đạo trong giai đoạn đó công tác tổ chức mọi mặt để hình thành nên binh chủng TLPK của VNDCCH từ phía Liên Xô. Đó là một người đàn ông thông minh, có kiến thức phong phú, nhạy cảm, một vị chỉ huy có kinh nghiệm và đòi hỏi cao.


Hội đồng Quân sự QK Phòng không Moskva tiếp các vận động viên đội khúc côn cầu CLBTDTTTU QĐXV vô địch cúp các đội vô địch quốc gia châu Âu năm 1969. Tướng A.M.Dzyza hàng ngồi thứ 7 từ trái sang.

Các đặc điểm ứng dụng hệ thống tên lửa phòng không ở giai đoạn đầu tiến hành các hoạt động chiến đấu
 
Chiến thuật sử dụng SAM thời gian đầu như sau:
Sau khi tiến hành các công tác bảo trì thường xuyên cần thiết, các tiểu đoàn xuất kích ra các trận địa chiến đấu từng đơn vị một dưới sự bảo vệ của các đại đội pháo PK, tức là tạo ra được một nhóm hỗn hợp khác nhau về số lượng tùy thuộc vào tầm quan trọng của các mục tiêu được bảo vệ hoặc tầm quan trọng của nhiệm vụ phải thực hiện. Đối với vấn đề này đã chuẩn bị trước, đã dự kiến tất cả các biện pháp ngụy trang, giữ bí mật sự di chuyển và chiếm lĩnh trận địa. Chiến thuật này cho kết quả tích cực. Nó che được con mắt trinh sát đường không của người Mỹ, tạo cơ hội giáng đòn tấn công hiệu quả bất ngờ vào nhóm đường không, giữ chúng trong trạng thái căng thẳng liên tục, buộc chúng phải tiêu tốn nhiều lực lượng, phương tiện để trinh sát và đảm bảo thực thi chiến dịch đường không, tức là trên thực tế khả năng chống trả của hệ thống PK nước VNDCCH đã được tăng lên.

Chiến thuật phục kích được sử dụng khá nhiều. Tham gia phục kích có nhóm hỗn hợp cũng như các tổ hợp SAM đơn lẻ. Trận địa phục kích được bố trí sắp xếp gần các đối tượng thường hứng  chịu các cuộc tấn công của máy bay Mỹ hoặc trên các tuyến đường bay nhiều khả năng của máy bay địch. Đôi khi đó là một cái bẫy phục kích. Ý nghĩa của chúng như sau: bí mật xây dựng một cụm pháo phòng không rất mạnh. Tổ hợp SAM gắn với cụm này, sẽ khai hỏa khi mục tiêu xuất hiện và sau khi kết thúc trận đánh ngay lập tức rời trận địa, được ngụy trang như là vẫn đang hoạt động. Cụm PK nằm im chờ đợi, và thường xuyên, sự chờ đợi là không vô ích.

Không quân Mỹ sử dụng tất cả các phương pháp có thể để tiêu diệt các tổ hợp SAM và đó là mục tiêu chính yếu. Sự báo thù là vô cùng khốc liệt. Bão lửa bủa vây các máy bay tấn công ở độ cao thấp. Hai hoặc ba máy bay bị bắn rơi, đôi khi nhiều hơn. Các xạ thủ phòng không tự hào với trận đánh nếu nó thành công. Nó không chỉ gây thiệt hại vật chất cho máy bay Mỹ, mà còn cả sự tổn thất về tinh thần và tâm lý. Những cuộc tấn công như vậy các phi công còn nhớ rất lâu.

Tôi dẫn ra một ví dụ về đánh phục kích. Trước khi bắt đầu các cuộc không kích, máy bay-trinh sát hiệu chỉnh xuất hiện phía trên các ngọn núi của miền Bắc Việt Nam, nó được bảo vệ bởi máy bay tiêm kích, nó cất cánh bay sang từ Thái Lan. Ngoài việc chỉ huy các chuyến bay của máy bay Mỹ, nó còn thực hiện gây nhiễu chủ động. Tóm lại, nó làm cho tất cả vô cùng tức tối. Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân VNDCCH giao nhiệm vụ cho trung đoàn TLPK 238 phục kích. Ban đầu nhiệm vụ này dường như là một sự phiêu lưu không tưởng. Nhưng lòng quyết tâm, ý chí, niềm tin vào sức mạnh của mình đã chế ngự mọi khó khăn. Các đồng chí Việt Nam đi thực địa trinh sát, tìm thấy một cao nguyên nhỏ, trên đó rất khó khăn mới có thể bố trí được đại đội kỹ thuật vô tuyến điện tử và hai hoặc ba bệ phóng. Các cabin của đại đội KTVTDT đặt sát nhau dưới một cây to khá rậm rạp nhiều cành.

Các bệ phóng có đạn tên lửa đứng dưới tán cây trên các cự ly tối thiểu. Họ giấu mình và chờ đợi. Chờ đợi rất lâi. Nhưng chờ được và họ đã bắn hạ chiếc máy bay ấy!

Sau những chiến thắng đầu tiên, tương đối dễ dàng, bắt đầu cuộc chiến đấu với sự thành công hoán đổi nhau. Người Mỹ không ngủ mơ.

Họ phát triển các đòn tấn công thọc sâu xuống các tiểu đoàn, bắt đầu áp dụng thành công việc tấn công ở các độ cao thấp, trên máy bay của họ xuất hiện thiết bị cảnh báo vào vùng phát sóng của tổ hợp SAM, báo hiệu đạn tên lửa đã phóng lên, họ gây nhiễu tích cực hoàn thiện các thao tác cơ động chống đạn tên lửa. Sử dụng tên lửa tự dẫn "Shrike". Bắt đầu cuộc đấu trí từ người lính-trắc thủ bám sát bằng tay, sĩ quan điều khiển, người chỉ huy tiểu đoàn xạ kích, cho đến các nhà phát triển thiết kế khí tài ở các viện thiết kế trung ương.

Trong những trường hợp này, các yếu tố sau trở thành quyết định:
1. Kinh nghiệm và kỹ năng của người xạ kích, sức chịu đựng và lòng can đảm của anh ta.
2. Kỹ năng của người sĩ quan điều khiển, sự điềm tĩnh và tính thống nhất trong hiệp đồng của toàn thể kíp chiến đấu các trắc thủ bám sát bằng tay của anh ta.
3. Kỹ năng và tính thống nhất trong hiệp đồng của các kíp chiến đấu các đại đội kỹ thuật VTDT cùng đại đội bệ phóng.

Đó là những yếu tố cấu thành cơ bản của kỹ năng chiến đấu và kinh nghiệm chiến đấu. Tôi muốn qua một vài ví dụ cho thấy đặc điểm hoạt động của các tổ hợp SAM và kỹ năng của một số xạ thủ-chỉ huy.
 
Để bảo vệ cây cầu đường sắt qua sông Hồng trong khu vực thành phố Hải Dương, đã thành lập một cụm PPK khá mạnh, mà một tiểu đoàn TLPK của chúng tôi hoạt động trong thành phần cụm đó. Công tác chiến đấu tại tiểu đoàn diễn ra không ổn. Điều đó gây ra mối lo ngại của bộ tư lệnh Việt Nam và làm phiền cả chúng tôi. Khi kiểm tra mới thấy cần phải thay người chỉ huy xạ kích. Là một sĩ quan hiểu biết, được đào tạo tốt, nhưng trong tình huống chiến đấu bị hoảng loạn, điều đó truyền sang toàn thể kíp chiến đấu và không tạo điều kiện cho mọi người làm việc một cách tự tin.

Chúng tôi khẩn trương thay người. Thực tế không có sự lựa chọn. Chỉ căn cứ kinh nghiệm. Lựa chọn dừng lại ở đại úy Yuri Petrovich Bogdanov. Anh ta hoàn toàn chỉ tập trung vào công việc chiến đấu và bắt tất cả kíp chiến đấu hoạt động một cách tập trung, với toàn bộ sức lực.

Trong ba ngày tiểu đoàn bắn rơi 5 máy bay. Đó, bạn đã thấy một ví dụ cắt nghĩa thế nào là xạ thủ tốt. Đối với tiểu đoàn đó là tất cả! Tiếp theo, số lượng các chiến thắng của tiểu đoàn này lớn lên. Tiểu đoàn đã bước vào guồng xoay hoạt động chiến đấu bình thường. Vì các trận đánh trên mà đại úy Bogdanov được đề nghị tặng thưởng cao và được trao huân chương "Sao Đỏ" thứ hai. Các thủ trưởng của chúng tôi vốn hà tiện khen thưởng. Nhưng thực chất không nằm ở đó. Sau này, khi đã trở về Liên bang, Bogdanov Yu.P. chỉ huy lữ đoàn, quân đoàn, tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu, công tác tại Bộ Tổng tham mưu.
.........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2014, 04:04:55 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #98 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2014, 03:10:59 pm »

Đây là một ví dụ khác: Chúng tôi bị quấy nhiễu ghê gớm bởi các đòn tấn công vào các tiểu đoàn từ các độ cao thấp. Bắc Việt Nam - đó là một khu vực địa lý tương đối nhiều đồi núi, cộng thêm các thung lũng sông, vì vậy mà nó tạo ra vô số cơ hội cho các máy bay địch tiếp cận bí mật trận địa chiến đấu. Thiếu tá Tereshchenko A.G. bố trí một người lính cùng chiếc điện thoại nằm trên hướng phía nam nguy hiểm nhất của một ngọn đồi. Lệnh duy nhất: "Đừng bỏ qua đường bay không kích hướng này! Phát hiện - gọi điện ngay! Ống nghe dán chặt vào tai!". "Áp chặt ống nghe vào tai" lệnh ấy liên quan đến cả một người lính khác, ngồi trong cabin "U" bên cạnh người chỉ huy tiểu đoàn.

Vào thời điểm khi tiểu đoàn chuẩn bị để bắn vào các mục tiêu đang tiếp cận từ phía bắc, báo cáo của quan sát viên truyền về: "Mục tiêu bên cạnh, đang tiến đến tiểu đoàn từ hướng Nam!" Tiếp theo ăng-ten ngay lập tức đảo ngược, tìm kiếm, phát hiện, bắt mục tiêu, phóng đạn. Mục tiêu đã bị tiêu diệt. Một lần nữa đảo gấp hướng ăng-ten và đủ thời gian để bắn mục tiêu xông đến từ phía bắc. Tất nhiên, trường hợp này có sắc thái của sự kì quặc gây tò mò, nhưng nó đem lại lợi ích, mặc dù chỉ trong một trường hợp nhất định. Tôi dẫn nó ra vì trong trận chiến tất cả các phương pháp đều tốt nếu mang lại chiến thắng. Trận đánh đặc trưng mà tiểu đoàn 2 của chúng tôi tổ chức dưới sự chỉ huy của Trung tá Lyakishev I.A. diễn ra ngày 17 tháng 10 năm 1965. Trận địa của tiểu đoàn ở chân đồi, góc đóng, đặc biệt từ hướng Bắc, là khá lớn, công trình công binh đảm bảo thì không được trang bị, chỉ có một khe núi để đội ngũ quân nhân trú ẩn. Tiểu đoàn phát hiện mục tiêu ở phía Bắc và đã sẵn sàng khai hỏa vào nó. Các máy bay ở độ cao thấp từ hướng Nam tấn công hoàn toàn bất ngờ. Trạm Diesel bốc cháy, cả cabin "RV", ba quả đạn hư hỏng và chừng ấy bệ phóng. Đài SNR chịu thiệt hại (đài dẫn đường đạn tên lửa). Trong một số người đã xảy ra sự hoảng sợ - họ chạy trốn, có thể nói như vậy, vào trong thảo nguyên. Nhưng không phải tất cả đều chạy.

Theo lệnh của người chỉ huy là đại úy Petrov Yu.K, đài SNR đã được khôi phục, người ta dập tắt đám cháy trong cabin "RV", chuẩn bị được hai bệ phóng. Đúng sau vài phút tiểu đoàn lại sẵn sàng chiến đấu bằng hai kênh. Họ phát sóng và thấy các máy bay đối phương đang bay từ phía Bắc. Đại úy Petrov Yu.K. không hề bối rối và anh khai hỏa. Tiểu đoàn bắn rơi hai máy bay. Người Mỹ từ chối tiếp tục các nỗ lực tiếp tục tấn công tiểu đoàn.

Trong trận đánh này, binh nhì Vitaly Smirnov tử thương. Đây là một ví dụ để các bạn thấy, chúng ta đã đào tạo các đồng chí Việt Nam trong các điều kiện nào.

Sau khi thực hiện những trận đánh đó và nhiều trận đánh tương tự khác, các đồng chí Việt Nam cảm nhận được hương vị của chiến thắng và mong muốn tự mình chiến đấu. Điều đó rất đáng khen ngợi và chúng tôi cũng mong mỏi như thế, nhưng thực tế công tác chiến đấu và ý thức lành mạnh mách bảo vẫn còn nhiều thiếu sót. Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân VNDCCH cùng ban lãnh đạo của chúng tôi quyết định rằng việc đào tạo các chuyên gia đại đội bệ phóng được xem là về cơ bản đã kết thúc và cho phép họ làm việc tự chủ, sau khi để lại để trợ giúp một sĩ quan-bệ phóng quyền đại đội trưởng.

Quyết định về đại đội KTVTDT như sau: các kỹ thuật viên hệ thống, các trắc thủ về cơ bản đã được chuẩn bị để khai thác đài SNR, được chuẩn bị còn kém đối với công tác sửa chữa, đặc biệt là những thiệt hại phức tạp xảy ra trong chiến đấu. Xạ thủ, sĩ quan điều khiển, trắc thủ bám sát bằng tay được chuẩn bị để tiến hành các hoạt động chiến đấu trong tình huống đơn giản.

Để hỗ trợ tiến hành tác chiến và hoàn tất việc đào tạo, sẽ để lại trong đại đội KTVTDT một kíp chiến đấu rút gọn gồm; xạ thủ - chỉ huy xạ kích - trưởng nhóm chuyên gia Liên Xô bên cạnh tiểu đoàn trưởng QDNDVN, các kỹ thuật viên tất cả các hệ thống và hai hoặc ba trắc thủ bám sát bằng tay. Tổng quân số tại tiểu đoàn được xác định trong khoảng 11-13 người, cộng với các chuyên gia tiểu đoàn kỹ thuật và trung đoàn. Tổng cộng bên cạnh trung đoàn cần phải có nhóm chuyên gia quân số 50-60 người hoạt động.

Quyết định này được đưa ra vào cuối tháng 10 năm 1965. Thủ trưởng nhóm này được chỉ định là tôi. Tất cả những người không có trong thành phần của nhóm nay chuyển đến Kim-liên nóng lòng mong đợi chuyến bay đặc biệt về Tổ quốc. Còn công việc với trung đoàn vẫn tiếp tục diễn ra với cùng một tốc độ và với cùng những nhiệm vụ như cũ. Trước mắt chúng ta các chuyên gia Quân đội nhân dân Việt Nam đang lớn dần. Theo mức độ trưởng thành của các kỹ năng của họ mà giảm dần số lượng người của chúng ta. Ngồi sau cần điều khiển là các trắc thủ bám sát bằng tay của Việt Nam, sau đó đến sĩ quan điều khiển. Đây đã là giai đoạn làm việc cuối cùng của chúng tôi. Nó kết thúc vào tháng Tư năm 1966. Những người sau cùng rời vị trí chiến đấu của tiểu đoàn là sĩ quan điều khiển và chỉ huy xạ kích. Tại trung đoàn chỉ còn lại nhóm chuyên gia quân sự Soviet khoảng 10 người để hỗ trợ trong việc sửa chữa, khai thác tổ hợp và nhiều chuyện khác, đôi khi không thấy trước trong tình huống chiến đấu.

Trong một bài tổng quan ngắn gọn thế này về hoạt động của trung đoàn, không thể soi rọi tất cả các trang thú vị của cuộc chiến đấu đã qua; đã không nhắc lại được tên họ của một ai đó, chiến công oanh liệt hay lao động quân sự vẻ vang nào đó. Còn chưa nói được lời nào về công việc tuyệt vời của các chuyên gia tiểu đoàn kỹ thuật, đứng đầu là Trung tá Ivanov N.I. Vì điều này, tôi xin nhận lỗi trước các đồng chí. Để kết lại, tôi muốn dẫn ra hướng dẫn của Bộ chỉ huy Quân chủng Phòng không Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam về chiến thuật hành động của lực lượng phòng không, để ra tại một trong những cuộc họp của khối cán bộ chỉ huy, có sự tham dự của các lãnh đạo đoàn chuyên gia Liên Xô.

Tôi nghĩ rằng điều này trước hết là để cho chúng ta hình dung rõ ràng hơn cả chiến lược và chiến thuật hoạt động của QC PKKQ Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời điểm đó.
1. Quân thù rất mạnh, vì vậy cần phải hành động theo tinh thần lấy yếu chống mạnh. Với chiến thuật này, chúng ta có thể đánh bại đối thủ và liên tục phát triển lực lượng. Về cơ bản phải duy trì mối quan tâm thường xuyên và toàn diện cho việc bảo tồn lực lượng hiện có.
2. Chuẩn bị cho trận đánh một cách kỹ lưỡng và chỉ đánh khi chắc thắng. Để làm điều này, phải sử dụng các chiến thuật của chiến tranh du kích.
Chiến thuật của chiến tranh du kích cần phải linh hoạt: lúc thì tập trung, lúc thì phân tán - có khả năng sử dụng đơn lẻ trên các hướng riêng biệt không liên quan đến nhau.
3. Các trận địa chiến đấu chiếm lĩnh cung tròn xạ kích toàn vòng, cũng như cung xạ kích trên một hướng. Đại đội bệ phóng xuất kích ra trận địa đôi khi không trong biên chế đầy đủ. Sau trận đánh, tiểu đoàn phải nhanh chóng rời trận địa chuyển sang nơi trú ẩn.
4. Cơ động đến mức tối đa có thể các tổ hợp SAM. Hành quân, triển khai và thu hồi cần phải bí mật và nhanh chóng và nên thực hiện phần lớn vào ban đêm.

Đồng thời cũng không bỏ qua các nhiệm vụ sau đây:
a) Tiêu diệt nhiều máy bay địch nhất trong khả năng có thể;
b) Bảo vệ chắc chắn các mục tiêu cơ bản, giữ gìn tối đa lực lượng của mình;
c) Tăng cường lực lượng bằng cách nâng cao kỹ năng chiến đấu.

Nếu quay trở lại với các ví dụ về các hoạt động chiến đấu đã trình bày trước đây, thì tất cả các dấu hiệu chiến thuật sử dụng binh chủng TLPK trong chiến đấu phù hợp một cách chính xác với các yêu cầu đã nêu ở trên. Nếu nghiên cứu sâu hơn, chúng ta có thể mạnh dạn kết luận rằng chiến lược này và chính sách của một quốc gia yếu hơn trong cuộc chiến chống lại một quốc gia hùng mạnh hơn, cuối cùng đã mang lại chiến thắng. Bằng chính những điều đó tôi muốn phản bác lại một số đồng chí, đã tuyên bố vô căn cứ rằng người Việt Nam đã chiến đấu bằng số lượng, mà không phải bằng kỹ năng.


Kết quả chiến đấu của các chỉ huy xạ kích trung đoàn TLPK 238 QDNDVN từ 20.9.1965 đến 17.4.1969

Các vấn đề cơ bản của chiến thuật sử dụng BC TLPK được phía Việt Nam phát triển. Chúng tôi giúp họ một số chi tiết ở một số chỗ.

Chiến thuật này là hoàn toàn hợp lý. Nó vẫn còn tiếp tục phát triển. Khi đã xây dựng được cụm TLPK đủ mạnh xung quanh Hà Nội, khi đó nó không phải là một tạo vật cứng nhắc. Tất cả các thủ pháp chiến thuật đã soạn thảo trước đây được áp dụng hàng ngày. Nhóm liên tục di chuyển, tăng cường lúc thì trên hướng này, lúc thì trên hướng khác, tổ chức phục kích cũng như vậy.

Bình luận về bảng trên.
Chúng tôi dừng lại trước tiên trên các trận đánh, khi mục tiêu đi vào vùng phóng, nhưng không bị bắn hạ. Đó là ba cuộc xạ kích vào các máy bay trinh sát KNL ngày 30.10.65 của Trung tá Lyakishev I.A., ngày 3 và 4 tháng 3 năm 1966 kỹ sư đại úy Petrov Yu.K. Nguyên nhân chính là việc ấn định không đúng số đạn tên lửa để xạ kích: Cả hai đều cố gắng bắn trúng mục tiêu với một đạn tên lửa, mặc dù hôm trước mỗi một trong các chỉ huy xạ kích (I.A.Liakishev hôm 18.10.65, còn Petrov Yu.K. 13.01.66) đều bắn rơi các máy bay trinh sát KNL BQM của mình bằng hai đạn tên lửa. Nhưng chúng ta không kết án họ quá gay gắt.

Chúng tôi đã cẩn thận phân tích các cuộc xạ kích trên thời đó với việc cùng xây dựng biểu đồ: Tính thời gian chuẩn bị đạn tên lửa, với việc xác định vùng phóng, vùng tiêu diệt và, tất nhiên, tính đến cả tình hình chiến đấu.

Trong tất cả các trường hợp này, tình hình trên không khá phức tạp, nó áp đặt các điều kiện của mình và những người chỉ huy xạ kích để bảo hiểm nhiệm vụ đã giữ các quả đạn còn lại làm dự trữ. Trong ba trường hợp các trận đánh không thành công còn lại, xảy ra với các máy bay chiến đấu, những lý do chính là:
1. Nhiễu chủ động rất mạnh bao phủ hoàn toàn màn hình trong cung tới 60 độ.
2. Máy bay địch thực hiện thành công thao tác cơ động tránh tên lửa. Cần nói rằng các thủ đoạn chiến thuật của máy bay Mỹ liên tục được hoàn thiện từ trận này sang trận khác, từ phi vụ này sang phi vụ khác. Đằng sau cần lái những khí tài hàng không mới nhất không phải "nhửng thằng nhãi ranh dễ ăn đòn".
3. Lỗi của người chỉ huy xạ kích về xác định các yếu tố xuất phát để tác chiến: vùng phóng, thời điểm phóng đạn, ấn định số lượng đạn để tiêu diệt mục tiêu, và nhiều yếu tố mà người không tham gia vào trận đánh dễ dàng phát hiện, nhưng là những lỗi thường không thể tránh khỏi trong quá trình trận đánh.
4. Yếu tố con người
Đây là sự quá tải về thể chất và tâm lý của các kíp tác chiến và kết quả là có các lỗi nhỏ trong hoạt động chiến đấu, được tích lũy và phát triển thành những lỗi lớn.
Cần lưu ý rằng về lý do này thì chúng tôi không có những rắc rối lớn, nhưng một số sắc thái riêng biệt thì đã xảy ra.
.........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2014, 11:20:52 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #99 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2014, 11:21:58 pm »

Khi phân tích hoạt động chiến đấu của những người chỉ huy xạ kích, tôi đã nói chi tiết về các trận đánh không thành công, còn bây giờ tôi sẽ nói về những thành công:
- Thiếu tá Tereshchenko A.G. đánh 11 trận bắn rơi 10 máy bay;
- Thiếu tá Ryzhik G.S. - 9 trận - 8 máy bay;
- Đại úy Bogdanov Yu.P. - 10 trận - 8 máy bay;
- Thượng úy Tikhomirov V.S. - 6 trận - 5 máy bay.
Trên thực tế, mỗi máy bay bị bắn rơi họ chi tiêu thụ một quả đạn tên lửa.



Một số giải thích:
Giai đoạn đầu tiên là gì?
Ở giai đoạn đầu tiên trong tiểu đoàn TLPK chỉ có các chuyên gia quân sự Liên Xô từ người lính đến tiểu đoàn trưởng-chỉ huy xạ kích là những người tiến hành công tác chiến đấu. Các tiểu đoàn hỏa lực hình thành từ các chuyên gia Liên Xô có quân số 45 người. Biên chế này hoàn toàn đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đồng thời cũng diễn ra quá trình đào tạo các đồng chí Việt Nam, được đưa dần dần vào công tác chiến đấu. Giai đoạn đầu tiên tại trung đoàn TLPK 238 bắt đầu vào tháng Tám và kéo dài cho đến tháng 11 năm 1965.

Giai đoạn thứ hai - từ tháng 11 năm 1965 đến tháng 5 năm 1966.
Trung đoàn còn khoảng 50 chuyên gia Liên Xô, khoảng 9-11 chuyên gia tại mỗi tiểu đoàn hỏa lực. Bốn chuyên gia ở tiểu đoàn kỹ thuật. Thuộc quyền quản lý của trung đoàn là một nhóm sửa chữa nhỏ và một bác sĩ.

Trong tiểu đoàn hỏa lực: người chỉ huy xạ kích - nhóm trưởng, sĩ quan điều khiển, một trắc thủ bám sát bằng tay - chiến sĩ, các kĩ thuật viên hệ thống, chỉ huy đại đội bệ phóng, trắc thủ đài SRtS (đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu) - lính. Như bạn thấy, công tác chiến đấu của đại đội bệ phóng đã hoàn toàn được chuyển sang tay các đồng chí Việt Nam. Đã có hai trắc thủ máy bám sát mục tiêu bằng tay là người Việt Nam.

Trong giai đoạn thứ hai, trước các chuyên gia quân sự Liên Xô đặt ra những nhiệm vụ sau đây:
1. Tiến hành chiến đấu mà không hạ thấp yêu cầu do quân số nhỏ.
2. Duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường trực cho hệ thống tên lửa PK bao gồm cả đại đội bệ phóng.
3. Hoàn thành công tác đào tạo hoạt động chiến đấu cho các đồng chí Việt Nam.
Tất cả các nhiệm vụ đặt ra đã được giải quyết thành công. Vào cuối tháng Tư năm 1966, các đồng chí Việt Nam đã nắm vững toàn bộ hệ thống các vấn đề chỉ huy quản lý và tiến hành chiến đấu tại các tiểu đoàn hỏa lực và tiểu đoàn kỹ thuật. Tại trung đoàn còn để lại một nhóm chuyên gia 10-11 người.

Tóm lại, để có một bức tranh hoàn chỉnh, tôi muốn nói về điều sau đây. Ở Việt Nam không có trường radar liên tục phủ kín.

Chỉ thị mục tiêu từ Sở chỉ huy Trung tâm LL Phòng không có tính chất rất chung chung. Tại các tiểu đoàn nó thường được coi là sự khởi đầu hoạt động của máy bay Mỹ. Độ trễ của chỉ thị mục tiêu rất lớn. Điều đó làm phức tạp rất nhiều cho công tác chiến đấu của các tiểu đoàn hỏa lực.

Tiểu đoàn hỏa lực thường xuyên phải tự mình thực hiện tìm kiếm và phát hiện mục tiêu nhờ sự trợ giúp không chỉ của đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu SRtS (СРЦ - станция П-12) (đài P-12), mà còn cả bằng đài dẫn đường tên lửa.

Lẽ tự nhiên người ta phải quan tâm đặc biệt tới độ tin cậy trong hoạt động của đài trinh sát chỉ thị mục tiêu và kỹ năng nghề nghiệp của các kíp chiến đấu của đài. Chúng tôi đã yêu cầu Moscow gửi tới đây một chuyên gia tốt về đài P-12. Trung úy Bulgakov V.L. đã có mặt cực nhanh, đúng nghĩa đen là vừa bước khỏi cầu thang máy bay đã đi ngay đến các tiểu đoàn hỏa lực. Công tác của anh ấy rất hữu ích và hiệu quả. Sự sẵn sàng chiến đấu của đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu tăng lên mạnh mẽ và rất nhanh, hiệu quả đào tạo các kíp chiến đấu của đài cũng tăng lên.

Độ tin cậy của công tác chỉ thị mục tiêu đã mang đến cho hoạt động chiến đấu của các tiểu đoàn hỏa lực hoa thơm trái ngọt của mình. Công tác có chất lượng rất cao của trung úy Bulgakov đã được bộ chỉ huy ghi nhận và đánh giá cao, họ bắt đầu điều động anh tới làm việc ở các trung đoàn khác. Đó là một công việc nặng nhọc, mất ăn mất ngủ mà về sau được ghi công xứng đáng bằng tấm huân chương Cờ đỏ Quân sự và huy chương "Vì lòng dũng cảm".

Và đặc biệt dưới dạng một tổng kết, tôi muốn nói rằng trung đoàn TLPK 238 QĐNDVN trong quá trình hoạt động chiến đấu cho đến cuối chiến tranh, đã bắn rơi gần 360 máy bay địch. Trong những thành quả chiến đấu ấy có sự đóng góp của chúng tôi.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2014, 12:30:07 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM