Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:03:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108604 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #80 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 12:18:03 am »

Bắn không thành công mục tiêu cơ động trên độ cao thấp. Mất mục tiêu trên nền (nhiễu) địa vật (phân tích trận 23 tháng 3 năm 1966, mục tiêu là máy bay trinh sát RF-101).
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2014, 12:48:21 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #81 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 12:54:32 am »

Tổng kết xuất bản năm 1968






Đặc tính kỹ-chiến thuật






Đạn V-750V


Ngòi "Shmel"
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 01:05:45 am »

Phân tích và thống kê xạ kích các trận 2 tháng 6 và 31 tháng 5 năm 1966
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #83 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 02:16:50 am »

Trích "Việt Nam không thể nào quên"


Thiếu tá Todorashko Valentin Ivanovich

Sinh ngày 7 tháng 10 năm 1936 tại tỉnh Odessa, Ukraina;
Năm 1959 tốt nghiệp trường pháo binh Odessa;
Từ 1959 đến 1960 - chỉ huy trung đội bệ pháo 100 mm trung đoàn pháo binh cận vệ 244, thành phố Reutovo;
Từ 1960 đến 1965 - kỹ thuật viên RPK (bộ phát lệnh vô tuyến) tổ hợp S-75;
Tham gia chiến đấu tại VNDCCH từ 16 tháng 4 năm 1965 đến tháng 5 năm 1966 trong thành phần nhóm chuyên gia quân sự Soviet về hệ thống RPK của tổ hợp S-75;
Từ 1966 đến 1970 - giảng viên trường tên lửa PK mang tên Enghel;
Từ 1970 đến 1983 - giảng viên trường chuyên gia sơ cấp, thành phố Sverdlovsk;
Rời quân ngũ năm 1983.
Được tặng thưởng 1 huân chương Sao Đỏ, 8 huy chương trong quá trình phục vụ và huy chương Hữu Nghị của Việt Nam.



DƯỚI BẦU TRỜI VIỆT NAM

Cuối năm 1964, trung đoàn trưởng đại tá cận vệ Mikhailov đề nghị tôi tham gia thực hiện nhiệm vụ chính phủ trao. Tôi đồng ý và tháng 1 năm 1965 được phái đến thành phố Sverdlovsk, tại đó đã có một nhóm lớn quân nhân tập trung. Người ta chọn ra 7 sĩ quan và ủy nhiệm cho chúng tôi: đến thành phố Baku, nhận khí tài quân sự tại "Arsenal", kiểm tra mức độ SSCD của nó trên trường bắn và chuẩn bị vận chuyển.

Nhóm chúng tôi gồm:
- nhóm trưởng thiếu tá N.Meshkov, ông là kĩ sư tại trung đoàn TLPK;
- đại đội trưởng đại đội kĩ thuật VTDT đại úy R.Ivanov;
- sĩ quan dẫn đường cabin điều khiển (cabin "U") thượng úy V.Konstantinov;
- kĩ thuật viên hệ thống tọa độ thượng úy V.Shelestov;
- kĩ thuật viên hệ thống xử lý lệnh thượng úy B.Kolesnik;
- kĩ thuật viên cabin thu-phát thượng úy V.Pustovoitov;
- và người phục vụ tận tụy của bạn, kĩ thuật viên hệ thống máy phát lệnh vô tuyến thượng úy V.Todorashko.

Chúng tôi nhận khí tài đã được cải tiến để hoạt động trong các nước khí hậu nóng. Mọi người đoán ra được người ta sẽ cử mình đi đâu, vì đã biết cách đây không lâu - ngày 5 tháng 8 năm 1964, máy bay Mỹ bắt đầu dội bom nước VNDCCH.

Ngày 5 tháng 4 năm 1965 sau khi thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau trên trường bắn, khí tài vừa nhận được chất lên sân ga và chúng tôi chở nó về thành phố Chelyabinsk. Tại đây người ta thành lập một đoàn tàu hỏa chở khí tài và đội ngũ quân nhân. Chẳng bao lâu chúng tôi lên đường.

Chúng tôi tới ga Zabaikal nằm trên biên giới với CHNDTH. Tàu dừng ở đây. Chúng tôi thay sang trang phục dân sự, đoàn tàu được thay trục bánh xe, vì bề rộng trục bánh xe đường sắt ở Trung quốc khác chúng ta một chút.

Sau 4 ngày đêm đi liên tục, chúng tôi đã tới Bắc Kinh. Tàu dừng khi đã 8 giờ sáng. Người ta tiếp đón chúng tôi rất tốt, thết chúng tôi các món ăn ngon Trung quốc. Mong muốn hữu nghị tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Liên Xô và CHNDTH thể hiện rất rõ.

Sau đó chúng tôi đi tiếp - tới biên giới với Việt Nam. Chúng tôi dừng chân tại ga Bằng Tường. Lại trung chuyển khí tài, vì trục bánh xe tàu hỏa ở Việt nam còn hẹp hơn so với ở Trung quốc. Người ta hướng dẫn tự xử trí trong trường hợp máy bay Mỹ tấn công, vì chúng thường xuyên dội bom nhánh đường sắt này.

Ngày 16 tháng 4 năm 1965, chúng tôi an toàn vượt biên giới Việt nam-Trung quốc và đến Hà Nội mà không xảy ra sự cố gì. Khí tài của chúng tôi được bốc dỡ và chở ngay vào rừng rậm, tới trung tâm huấn luyện, còn chúng tôi được xe buyt chở ban đêm tới đó và bố trí chỗ ngủ.

Chủ nhiệm trung tâm huấn luyện thứ nhất là đại tá Tsygankov, phó chính trị của ông - trung tá Barsuchenko, tham mưu trưởng là thiếu tá V.Egorov, kĩ sư trưởng của trung tâm - thiếu tá N.Meshkov.

Bắt đầu giai đoạn hoạt động chuẩn bị mở lớp cho các chuyên gia Việt Nam, tới 1 tháng 5 mọi việc đã sẵn sàng. Các buổi học thực hành qua phiên dịch, Người phiên dịch của tôi là tavarits (theo tiếng Việt là "đồm trí") Trần Phúc Cận. Tôi giảng theo tài liệu, chỉ dẫn, thực hiện thao tác này hay kia như thế nào, còn anh ấy phiên dịch, các học viên thì cắm cúi ghi chép. Cứ như vậy 12 giờ trong một ngày. Sau khi chúng tôi giảng, họ còn 2 giờ tự học. Hoàn cảnh chiến tranh tại Việt Nam thời đó đòi hỏi như vậy.

Chương trình giảng dạy dự tính gồm 3 tháng. Chúng tôi phải sống và dạy các bạn Việt Nam trong những điều kiện mà bản thân chưa từng trải qua. Cái nóng 35-45 độ, độ ẩm rất cao. Hai-ba tháng không nhận được thư nhà, hồi âm cũng vậy. Ngoài ra còn đủ thứ bệnh. Bác sĩ đương nhiên áp dụng mọi biện pháp, nhưng không phải bệnh nào cũng chữa được dễ dàng, một số bệnh nhân phải đưa về nhà, các chuyên gia mới sang thay họ.

Trong các cabin, khí tài bị hâm nóng tới mức nhiệt kế trỏ tới 60 độ. Những điều kiện khó khăn như vậy chúng tôi phải chịu đựng trong hai tháng rưỡi, trong khi thời hạn đào tạo chỉ có 3 tháng.

Thực tế từ ngày đầu chúng tôi có mặt ở VNDCCH, đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã tuyên bố hệ thống TL SAM đã được đưa tới Việt Nam, việc sử dụng nó phải chờ sau 3 tháng. Và người Mỹ bắt đầu tìm kiếm chúng tôi. Tuy nhiên công tác ngụy trang kỹ tới mức phát hiện ra đơn vị huấn luyện thôi cũng là cả vấn đề. Các khẩu đội PK bảo vệ chúng tôi, họ được lệnh chỉ nổ súng khi trung tâm bị đe dọa trực tiếp.


Ngôi nhà đoàn chuyên gia quân sự Soviet tại trung đoàn TLPK 263 ở trong gần 1 năm ở ngoại thành Hà Nội, năm 1969 ảnh của V.K.Konkin.

Khi thấy rằng dù sao trung tâm ở địa điểm này cũng không an toàn, chúng tôi liền được chuyển đến khu vực gần thủ đô nước VNDCCH. Như chúng ta biết, tổng thống Mỹ có lệnh: không ném bom trong vùng bán kính 60 km quanh Hà Nội. Tại đó chúng tôi tiếp tục dạy các chiến sĩ tên lửa Việt nam. Tới thăm trung tâm có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bộ trưởng QP Võ Nguyên Giáp, trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet tướng G.Belov. Nhiệm vụ đặt ra: chuẩn bị khí tài quân sự để tiến hành chiến đấu, từ chính các bộ khí tài mà chúng tôi đang dùng để huấn luyện người Việt Nam. Đại tá Tsygankov, người chỉ huy của chúng tôi có nghĩa vụ thi hành mệnh lệnh này trong thời hạn rất căng thẳng. Có rất nhiều điều liên quan đến mức độ sẵn sàng chiến đấu, thứ nhất - uy tín của khí tài quân sự nước nhà, mà điều chủ yếu - cuộc sống của rất nhiều con người. Bởi vậy mỗi người trong chúng tôi phải điều chỉnh khí tài của mình sao cho độ lệch các tham số nằm trong giới hạn "0", nghĩa là tuyệt đối chính xác, phải không dính một chút sai số nào. Người ta thành lập 2 tiểu đoàn tên lửa - 63 và 64, mà BCH giao nhiệm vụ: hành quân đêm tới trận địa cách Hà Nội 30 km về phía tây nam.

Đội ngũ chiến đấu trên khí tài này - các chuyên gia Soviet và các quân nhân Việt nam mà họ đào tạo. Trận địa đã được chuẩn bị sẵn về mặt công binh công trình. Khi chúng tôi triển khai, nông dân Việt Nam giúp ngụy trang đội hình chiến đấu - họ trồng chuối, đắp bao cát che chắn cho khí tài, thậm chí đào cả chiến hào trong trường hợp bị địch ném bom và v.v. Tới trước khi trời dáng chúng tôi đẫ sẵn sàng chiến đấu. Công tác ngụy trang tốt đến mức các phi công Mỹ không thể phát hiện ra chúng tôi.

Hai tiểu đoàn 63 và 64 của trung đoàn TLPK 236 QDNDVN đã được triển khai. Tôi ở trong thành phần tiểu đoàn 63, tiểu đoàn trưởng - trung tá B.Mozhaev. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 64 là trung tá F.Ilinykh.

Tôi sẽ nhắc tên một loạt bạn chiến đấu của mình: đại đội trưởng kĩ thuật VTDT đại úy V.Brusnikin, đại đội trưởng đại đội bệ phóng đại úy E.Voronin; các kĩ thuật viên: cabin "P" - thượng úy V.Pustovoitov, hệ thống tọa độ - thượng úy V,Shelestov, hệ thống SVK (xử lý lệnh) - thượng úy B.Kolesnik,; cũng như toàn bộ các chiến sĩ Việt Nam ở mỗi hệ thống - 4 kíp chiến đấu trong trung đoàn. Sĩ quan điều khiển cabin "U" là thượng úy V.Konstantinov, các trắc thủ "E", "V", và "D" ("E" - góc tà, "V" - góc phương vị, và "D" - cự ly đến máy bay) tương ứng - V.Timchenko, A.Bondarenko; Yu.Papushov. Chỉ thị mục tiêu nhận được từ đài trinh sát mục tiêu SRtS, do binh nhất V.Kubushev quản lý. Đưa tình huống trên không (tình báo) lên màn VIKO là tiêu đồ viên Musikhin. Công tác chiến đấu to lớn nhằm bảo đảm triển khai các bệ phóng cho trận đánh và chuẩn bị đạn tên lửa để phóng do đại đội trưởng đại đội bệ phóng đại úy Voronin tiến hành cùng các kíp trưởng kíp bệ đạn A.Zylkov và A.Shumbar và các cấp dưới như: M.Konoplev, A.Ponavichuk, P.Melnikov, A.Kosarev, I.Agalakov, Alakhin, Penye, Kandilov, Maksimov, G.Samoilov. Trong cabin "P" bảo đảm nguồn nuôi cho cả hệ thống là trung úy Kobylkov. Đường liên lạc sẽ qua loa phóng thanh truyền đến cabin "U" các báo cáo sẵn sàng làm việc, sẵn sàng chiến đấu. Cùng sát cánh với tôi trong cabin RPK là học trò của tôi, đồng chí Nguyễn Đình Khoan, anh là một sĩ quan và kỹ thuật viên tốt, ngoài anh còn 3 kĩ thuật viên nữa. Các đồng chỉ huy các tiểu đoàn 63 và 64 về phía Việt Nam là các đại úy Nguyễn Văn Thân và Nguyễn Văn Ninh. Đồng vị trí của thượng úy V.Konstantinov là trung úy Lê Đình Chi, còn đồng vị trí của thươngi úy O.Bondarev - sĩ quan điều khiển tiểu đoàn 64, - trung úy Phạm Trương Uy, Anh hùng Quân đội tương lai của QC PKKQ QDNDVN.

Thời nay, nhiều thao tác kể trên đã được các hệ thống máy tính điện tử thực hiện. Còn hồi đó về cơ bản vẫn là yếu tố con người: kíp chiến đấu tính toán thế nào đạn tên lửa sẽ bay như thế.

Tình hình trên không cũng không kém phần phức tạp. Thích hợp nhất với chúng tôi là khai hỏa bắn máy bay vào cuối ngày, để còn kịp thay đổi trận địa một cách bí mật sau khi xạ kích. Trời tối đặc biệt tiện cho chúng tôi thu xếp công việc. Ban ngày không thể không làm lộ mình vì một lý do nào đó. Trong vịnh Bắc Bộ thường xuyên có 3 TSB Mỹ, các máy bay xuất phát từ sàn bay các TSB đó cất cánh và tới không phận Việt Nam chỉ mất 5-10 phút. Nếu chúng phát hiện ra chúng tôi, cán cân sẽ nghiêng về phía chúng. Đặc biệt nếu cuộc oanh tạc tiến hành trên các độ cao khác nhau, từ nhiều hướng khác nhau. Tất nhiên có thể phóng đạn ban ngày, bắn rơi 1-2 máy bay, nhưng khi đó những chiếc máy bay ném bom còn lại sẽ "là phẳng" tiểu đoàn tên lửa khỏi mặt đất. Bởi vì trận địa của chúng tôi chỉ có pháo PK bảo vệ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965 tình hình trên không đã sắp đặt để chúng tôi lần đầu tiên phải chiến đấu chống máy bay Mỹ tại Việt Nam bằng tổ hợp TLPK.

Từ sáng sớm đã thấy nhiều máy bay bay qua, từ xa vẳng lại tiếng gầm của các cuộc ném bom. Chúng tôi báo động toàn tiểu đoàn. Tất cả các hệ thống làm việc đúng đắn. Bỗng vang lên mệnh lệnh của tiểu đoàn trưởng trung tá B.Mozhaev: "Mục tiêu nhóm, - tiêu diệt!" Sĩ quan điều khiển V.Konstantinov phát hiện một tốp mục tiêu máy bay đối phương. Chỉ huy đại đội VTDT V.Brusnikin kiểm soát công việc của tất cả các kíp chiến đấu. Khi các trắc thủ bắt được mục tiêu đi đầu, ban đầu họ bám sát bằng tay, sau đó chuyển sang chế độ bám sát tự động. Và khi mục tiêu tiến tới giới hạn vùng tiêu diệt, V.Konstantinov lần đầu tiên ấn nút "Phóng" trên lãnh thổ Việt Nam.


Một trận địa TLPK bị trúng bom Mỹ năm 1969, ảnh của chuyên gia V.K.Konkin

Quả đạn gầm lên khởi động rồi rời bệ lao vút tới mục tiêu. Sau 6 giây, anh ấn nút "phóng" trên kênh thứ hai. Cả hai quả đạn đều tới mục tiêu, tiêu diệt 2 máy bay. Tiểu đoàn 64 bên cạnh cũng bắn rơi 1 máy bay. Trong số 4 cỗ máy quân sự của đối phương, 3 chiếc đã kết thúc đường bay của mình trên bầu trời Việt Nam. Chiếc thú 4 biến đi đâu không ai biết. Một phi công bị bắt làm tù binh.  

Đạn tên lửa PK phóng lên được người Việt nam gọi là cú phóng của con rồng lửa. Sau khi những chiếc máy bay bị tiêu diệt, tất cả đều hét vang "Ura!" và ôm chầm lấy nhau - cả các bạn Việt Nam và chúng tôi. Trận xạ kích này diễn ra gần thị trấn Ba Vì, Sơn Tây, cách Hà Nội 50 km, ngày 24 tháng 7 năm 1965 hồi 14 giờ 25 phút.  

Chúng tôi nhanh chóng thu hồi khí tài và chuyển sang trận địa mới, còn tới sáng hôm sau lại đã sẵn sàng chiến đấu.

Các bạn Việt Nam đã chuẩn bị từ trước các mô hình khí tài từ các tấm ván, các vật liệu khác, bố trí chúng như thể tiểu đoàn vẫn đóng tại vị trí cũ. Người Mỹ hơn 10 ngày không bay trên lãnh thổ Việt Nam nữa để tìm hiểu xem - ai đã bắn rơi máy bay của họ. Sau khi trinh sát, họ quay lại oanh tạc trận địa đó, và các chiến sĩ PK Việt Nam bắn rơi thêm 5 máy bay nữa.

Mặc dù bọn Mỹ thay đổi chiến thuật không kích, chúng tôi vẫn tiêu diệt được chúng và giữ được sự SSCD của các tiểu đoàn. Trong các điều kiện đơn giản hơn, ít phức tạp hơn, chúng tôi dạy các chiến sĩ tên lửa Việt nam tự mình khai hỏa vào các mục tiêu, nhưng mỗi người trong chúng tôi đều sát cánh bên họ và sẵn sàng trong bất kỳ giây phút nào hoạt động một cách không sai sót.  

Chúng tôi đã chứng minh được khí tài chiến đấu của mình rất tin cậy và hiệu quả. Về nguyên tắc, không phủ nhận thực tế này, có người trong số các bạn Việt Nam vẫn cho rằng Trung quốc giúp đỡ mình nhiều hơn Liên bang Soviet. Chúng tôi thuyết phục các bạn Việt Nam rằng khí tài tên lửa - đó là vũ khí tập thể, và thắng lợi của một trận đánh phụ thuộc vào từng trắc thủ. Và không chỉ thành công của trận đánh, các thành tố quan trọng của công tác chung - chuẩn bị đạn tên lửa, cơ động tác chiến các quả đạn tên lửa mới, đã sẵn sàng phóng tới trận địa. Sau khi phóng đạn, các khẩu đội bệ phóng với sự giúp đỡ của các xe vận chuyển-nạp đạn cần phải nạp đạn mới cho các bệ phóng, nhanh chóng chuẩn bị bệ đạn để phóng và rút đi vào nới trú ẩn.

Sau một thời gian, thiếu tá N.Solomatin nói cho chúng tôi biết chúng tôi đã bắn rơi 3 máy bay "Con Ma". Anh đã ở trong rừng và đã nhìn thấy máy bay rơi ở vài nơi.  

Tháng 8 năm 1965, các tiểu đoàn 63 và 64 của chúng tôi nhận nhiệm vụ mới: hành quân và triển khai ở phía nam Thanh Hóa, máy bay Mỹ bay nghênh ngang ở đây mà không bị trừng phạt. Tiểu đoàn 63 của chúng tôi phóng 5 đạn vào 2 mục tiêu. Hai máy bay bị tiêu diệt, chúng tôi chỉ còn một quả đạn dự trữ. Chúng tôi đã hạ hai máy bay A-6A - cường kích hạm của Hoa Kỳ xuất phát từ TSB "Midway". Hành quân trở về sau trận đánh, chúng tôi lại triển khai gần Hà Nội.


Nghỉ ngơi tại Tam Đảo, ảnh của B.Ph.Karghin, trung đoàn TLPK đầu tiên.

Khi các kíp chiến đấu Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ tổ hợp S-75, có quyết định giữ lại một phần các chuyên gia của chúng ta ở dưới các tiểu đoàn, một bộ phận khác được cử đến trung tâm đào tạo mới để huấn luyện chuẩn bị cho các trung đoàn tên lửa mới của Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, người ta chọn ra 5 sĩ quan gồm: V.Konstantinov, B.Kolesnik, V.Shelestov và tôi. Trước khi chuyển chúng tôi đến trung tâm huấn luyện, người ta cho chúng tôi một tuần lễ nghỉ ngơi tại địa điểm nghỉ mát trên dãy núi Tam Đảo, nằm cách phía bắc Hà Nội 100 km. Đỉnh núi này có cao độ khoảng một ngàn mét, đường ô tô ngoằn nghoèo dẫn lên đỉnh. Trên đỉnh có các nhà nghi nhỏ. Trên chiều cao 1 km trời không nóng như ở dưới. Bạn thường mở cửa sổ ra, cởi trần đến thắt lưng, mây mát lạnh ùa vào chạm ngực bạn....

Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi lên đường đến trung tâm huấn luyện mới, đặt trong rừng rậm. Ở trung tâm này phiên dịch của tôi là tavarits Trương Văn Tạ, hay đơn giản là đồng chí Tạ. Sau 3 tháng học hành căng thẳng, các kíp chiến đấu tên lửa Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu. Chúng tôi cũng cảm thấy an tâm hơn trong các điều kiện chiến đấu.
.........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2014, 11:26:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2014, 10:04:19 pm »

Chẳng bao lâu tiểu đoàn chúng tôi và các phân đội khác nhận nhiệm vụ: chiếm lĩnh các trận địa bảo vệ không phận Hà Nội trước các cuộc không kích của không quân Mỹ. Chúng tôi ở tại vị trí này vài tháng.

Vào tháng 1 năm 1966 một đoàn đại biểu đảng-chính phủ Soviet đến thăm trận địa chiến đấu của chúng tôi do A.N.Shelepin dẫn đầu. Trong thành phần đoàn có bí thư TU ĐCS Liên Xô Đ.Ph.Ustinov và tư lệnh bộ đội tên lửa chiến lược Liên Xô thượng tướng V.Ph.Tolubko. Họ đánh giá cao hoạt động chiến đấu của chúng tôi ở Việt Nam, chúc mừng Năm Mới 1966 chúng tôi và trao các phần thưởng của chính phủ cho sự dũng cảm và thành tích chiến đấu. Tôi được tặng huân chương Sao Đỏ vì đã tham gia tiêu diệt 8 máy bay Mỹ trong đội hình tiểu đoàn 63 trung đoàn TLPK 236 QCPK của nước VNDCCH. A.N.Shelepin trao phần thưởng. Tại thời điểm này tôi vừa tròn 29 tuổi. Tôi nhớ đến cha, Todorashko Ivan Timopheevich, người tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và hy sinh tháng 8 năm 1944 tại Moldavia. Ngày hy sinh, cha tôi cũng vừa tròn 29 tuổi.  


Sau khi trao huân chương ngay tại trận địa của tiểu đoàn 63, bên trái là thượng úy Todorashko.

Chúng tôi phải chiến đấu trong các điều kiện khác nhau. Một lần vào nửa sau tháng 2 năm 1966 người ta chuyển chúng tôi từ Hà Nội xuống gần Hải Phòng, thành phố cảng đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo cho Việt Nam tất cả những gì cần thiết. Chúng tôi bảo vệ thành phố cảng này và thường xuyên thay đổi trận địa. Một lần chúng tôi phóng đạn vào máy bay trong điều kiện sương mù dày đặc. Chiếc máy bay Mỹ bị chúng tôi bắn rơi bằng hai quả đạn, máy bay rơi xuống biển. Người ta không tính chiếc máy bay đó là do tiểu đoàn chúng tôi tiêu diệt, bởi vì khi đạn trúng mục tiêu, vì trời sương mù dày nên không quan sát thị giác được sự kiện máy bay rơi xuống biển.

Chúng tôi đóng quân bảo vệ bầu trời Hải Phòng đến cuối tháng 4 năm 1966. Từ thành phần đoàn chuyên gia Soviet đầu tiên đến Việt nam tháng 4 năm 1965 (100 người), nay chỉ còn 5 sĩ quan chưa có người từ Liên bang sang thay phiên. Khi người thay thế đến, chúng tôi trao hệ thống của mình vào những đôi tay đáng tin cậy và trở về thủ đô nước VNDCCH. Tại Hà Nội, tư lệnh QC PKKQ đại tá Phùng Thế Tài tiếp chúng tôi. Người ta tặng huy chương Hữu Nghị của chính phủ Việt Nam cho chúng tôi, tặng quà lưu niệm. Tại tiệc chiêu đãi người ta thết chúng tôi món mằn thắn, lần đầu tiên chúng tôi được nếm trong suốt thời kỳ lưu trú ở Việt Nam. Thật khó khăn phải chia tay các bạn Việt Nam, đã kề vai sát cánh chiến đấu cùng nhau, bảo vệ bầu trời Việt nam nóng bỏng trong chiến tranh. Chuyến công tác của chúng tôi tại Việt Nam kết thúc sau 13 tháng và 4 ngày. Chúng tôi chia tay, trao tặng nhau những bức ảnh kỷ niệm, và ngày 10 tháng 5 năm 1966, từ trên máy bay, chúng tôi cất cánh rời phi trường Việt nam bay đi Trung quốc.

Thời tiết xấu, máy bay chúng tôi đáp xuống Vũ Hán. Chúng tôi ngủ qua đêm tại đây trong khách sạn, và sáng ngày 11 bay đi Bắc Kinh. Tại đây chúng tôi phải giết thời gian trong sứ quán Liên Xô cho đến ngày 16, vì trong suốt những ngày đó cạnh sứ quán liên tục diễn ra bạo động do hồng vệ binh tổ chức. Chỉ tới sáng 16 chúng tôi mới có cơ hội rời CHNDTH và ngày hôm đó đã bay về tới Moskva.

Tại thủ đô người ta bố trí chúng tôi ở khách sạn Bộ QP Liên Xô. Chúng tôi có 5 người: đại úy R.Ivanov, các thượng úy V.Konstantinov, B.Kolesnik, V.Shelestov và tôi. Vài ngày ở Bộ QP, chúng tôi kể lại chiến thuật của máy bay Mỹ và hoạt động chiến đấu của các tiểu đoàn tên lửa S-75 tại Việt Nam. Sau đó người ta cho chúng tôi về nhà 2 tuần lễ, rồi mỗi người khi hết phép phải có mặt tại đơn vị của mình.

Khi trở về đơn vị tại thành phố Ufa tôi được nhận phép 2 năm 1965-1966 - 88 ngày. Khi tôi sang Việt nam, con trai tôi mới được hai tuổi rưỡi, bây giờ cháu đã gần 4 tuổi, cuộc gặp gỡ thật cảm động và vui mừng. Cả gia đình tôi ban đầu đi nghỉ tại Odessa chỗ mẹ ruột tôi, sau đó đến thành phố Baksan tại Kavkaz nơi mẹ vợ tôi ở.

Sau khi hết phép tôi nhận nhiệm vụ tiếp tục phục vụ tại trường tên lửa PK Enghel. Sau đó từ tháng 2 năm 1970 đến khi chuyển ngạch dự bị ngày 26 tháng 10 năm 1983 tôi phục vụ tại Sverdlovsk. Trong năm đó tôi được nhận cương vị người đặt hàng ban 161, thủ trưởng ban là đại tá Buev Evgheny Mikhailovich. Cho đến giờ tôi vẫn đang làm việc tại xí nghiệp danh tiếng "Vektor" ở ban 100.

Suốt nhiều năm qua tôi thường nhớ về Việt Nam, tôi kinh ngạc trước sự kiên cường và lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam. Tôi không giấu rằng đôi khi mơ chỉ một chuyến trở về Việt nam, nay đã là nước CHXHCNVN, thăm lại mảnh đất tuyệt vời, thăm những con người kỳ diệu của nó trong thời bình, gặp gỡ các bạn chiến đấu, mà cùng họ tôi đã bảo vệ bầu trời của đất nước phải chịu sự xâm lược tàn bạo của kẻ thù.

Và rồi sau 40 năm tôi lại có hạnh phúc được đứng trên mảnh đất Việt Nam. Đó là mừa thu năm 2007. Chuyện là ở thành phố Ekaterinburg có hội hữu nghị Nga-Việt hoạt động, lãnh đạo hội là Mikhail Anatolievich Morozov, phó của anh là Anatoly Viktorovich Davydov. Các thành viên của hội là các CCB tại Việt Nam, trong đó có tôi. Nhiều người đã đến Việt nam, giờ đây họ mời tôi đến thăm đất nước xa xôi nhưng thân thiết và gần gũi này, gặp gỡ những người mà chúng tôi đã đào tạo và cùng chiến đấu chung. Tôi rất muốn tận măt mình nhìn thấy CHXHCNVN đã đạt được những thành tựu gì trong những năm hòa bình từ 1975 đến nay.


Hà Nội 15 tháng 5 năm 1969 từ trái sang: trung tá V.K.Konkin trưởng nhóm CGQS cấp trung đoàn tại e TLPK 263, e trưởng 263 Tạ Lộc, chủ nhiệm chính trị đoàn CGQS Soviet tại VNDCCH đại tá E.I.Polivaiko đến thăm nhóm chuyên gia tại e 263.

Nhóm chúng tôi có 4 người: Davydov Anatoly Viktorovich - trưởng đoàn, hội viên Skoriak Valery Vasilevich, tôi và Skipina Marina Valerievna - bác sĩ của bệnh viện CCB chiến tranh tỉnh Sverdlov. Chúng tôi nhận được visa từ tiến sĩ luật Lê Quý Quỳnh - tổng lãnh sự Việt Nam tại Ekaterinburg. Tiền đi du lịch chúng tôi có. Một chủ doanh nghiệp Việt Nam tại Ekaterinburg đồng chí Hoàng Văn Vinh đã trao tặng riêng cho tôi 30 ngàn rúp. còn các thành viên khác trong đoàn được tài trợ cho chuyến đi từ giám đốc nhà máy luyện kim Nizhny-Serghinsky Vladimir Ivanovich Butenko và giám đốc bệnh viện đa khoa tâm thần cho CCB chiến tranh tỉnh Sverdlov Viktor Sergheevich Bashkov.

Ngày 24 tháng 9 chúng tôi bay từ sân bay Koltsovo đến Domodievo, từ sân bay đó buổi tối chúng tôi bay "Boeing-777" tới Việt nam, hạ cánh tại thành phố Hồ Chí Minh - vốn là Sài Gòn cũ. Chuyến bay không dừng đỗ trung gian kéo dài 10 tiếng 30 phút.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, người tổ chức cuộc gặp gỡ tích cực nhất là Cường đã chờ đón chúng tôi, anh là thành viên của diễn đàn "Nước Nga trong tâm hồn tôi". Người ta chở chúng tôi về khách sạn, rồi giới thiệu chương trình: ngày 25 tháng 9 - gặp gỡ tại diễn đàn, ngày 26 - gặp gỡ các CCB Việt Nam, ngày 27 - đi thăm sông Mêkông, thăm rừng nhiệt đới, còn ngày 28 tháng 9 chúng tôi bắt đầu lên đường du lịch tới Hà Nội và đi qua 1500 km với 3 điểm dừng chân ở 3 thành phố.

Tại diễn đàn "Nước Nga trong trái tim tôi" có mặt nhiều người Việt Nam, mà 15-20 năm trước đã học tập ở Liên bang Soviet. Cuộc gặp gỡ diễn ra rất thú vị và dễ chịu. Tại buổi tiệc người ta thết các món ăn Việt Nam, nhiều người hát những bài hát Nga, họ trao tặng quà cho nhau. Chúng tôi tặng những món quà lưu niệm vùng Ural.

Ngày hôm sau chúng tôi giao lưu với các CCB chiến tranh Việt Nam. Người ta cám ơn chúng tôi vì sự giúp đỡ không vụ lợi trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Mỹ, những người có mặt kính cẩn đứng dậy giành một phút mặc niệm những ai đã hy sinh đời mình cho Việt Nam. Một CCB đáng kính của Việt Nam, nhà văn quân đội Lưu Trọng Lân tặng cho mỗi người chúng tôi cuốn sách của mình: "Nhớ về trận Điện Biên Phủ trên không".

Trong bữa ăn tối thân mật, chúng tôi chia sẻ với nhau hồi ức, những tấm ảnh lưu niệm, nâng cốc vì tình hữu nghị giữa hai nhân dân, hai đất nước chúng ta. Người phiên dịch tại cuộc gặp gỡ là Cường. con trai thiếu tướng Trần Chí Cương, người tổ chức vận chuyển đạn tên lửa Soviet vào Việt Nam trong những năm chiến tranh. Thiếu tướng Trần Chí Cương trao tặng tôi và Valery Vasilevich Skoriak huy hiệu "Bộ đội TLPK QC PKKQ Việt Nam" vì đóng góp của chúng tôi vào nền quốc phòng Việt Nam. Chúng tôi cảm nhận được sự chân thành sâu sắc và sự nồng ấm của tình anh em  trong thái độ của các CCB Việt Nam với chúng tôi, các CCB Soviet trong chiến tranh Việt Nam. Những cuộc gặp gỡ như vậy người ta sẽ không bao giờ quên.

Bức ảnh lưu niệm của đồng tiểu đoàn trưởng thiếu tá B.Mozhaev, người chỉ huy bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên ngày 24/7/1965 bằng tổ hợp S-75 mở ra trang vàng của BC TLPK Việt Nam, tặng tiểu đoàn trưởng 63 Nguyễn Văn Thân.

Ngày hôm sau người ta đưa chúng tôi đi xe buyt hạng nhẹ đến sông Mê-kông. Từ TP HCM chúng tôi đi về phía nam trên một con đường asphalt chất lượng rất tốt. Suốt 1 giờ rưỡi trên đường đi chúng tôi không hề nhìn thấy ở đâu có cảnh hoang tàn do các trận ném bom. Đất nước này đã hoàn toàn hồi phục. Tất cả đều được xây dựng mới. Hai bên đường san sát các cánh đồng lúa, hồ nước, thiên nhiên tươi đẹp, đặc biệt là phương Nam. Thường giữa cánh đồng lúa ta gặp một đám ma, những ngôi mộ. Tôn giáo tại Việt Nam là đạo Phật, theo đức tin này thì người ta chôn người chết gần nhà. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Sau 3 năm các ngôi mộ đó được bật lên, người ta thu nhặt xương cốt người chết, rửa sạch rồi cải táng.

Trên sông Mê-kông chúng tôi xuống phà qua bờ đối diện, trên các cù lao giữa dòng có rất nhiều nơi để nghỉ ngơi. Tại đó - là một bảo tàng và công viên kỳ hoa dị thảo. Dòng sông đầy ắp nước chảy qua 5 quốc gia.

Chúng tôi đi sâu vào rừng bằng xuồng máy theo các con kênh. Một chuyến du lịch khám phá và tìm hiểu. Chúng tôi dừng lại trong một ngôi làng, thích thú làm quen với đời sống của dân cư nông nghiệp. Trong rừng cây mọc nhiều nhất là dừa. Quả dừa trên những cây cao nhiều đến mức tự rơi xuống đất. Sau đó mầm cây đâm chồi và chẳng bao lâu những cây dừa mới lại lên xanh. Người dân ở làng quê được nuôi sống bằng chính những tặng vật của rừng này - gần nhà ở là những đống vỏ dừa. Chúng tôi rất thích nước dừa mát lạnh. Trên xuồng máy chúng tôi lại quay về.

Tiếp theo là một cuộc rong ruổi đường bộ đón chờ chúng tôi. Ngày hôm sau chúng tôi khởi hành trên một chuyến xe buyt du lịch. Sau 9 giờ chúng tôi lại dừng chân ở thành phố Nha Trang.

Chúng tôi dừng ở Nha Trang 2 ngày. Ở đây rất nóng và ẩm, mặc dù thành phố nằm ngay trên bờ vịnh của Biển NTH. Sai lầm là chúng tôi không tắm biển và phơi nắng. Sau 2 ngày đi đường vào buổi tối chúng tôi đến thành phố Hà Tĩnh. Chuyến đi thật kinh khủng. Suốt đêm cơn bão nhiệt đới "Lekima" bám theo chúng tôi. Suốt 10 tiếng rưỡi chúng tôi đi xuyên màn mưa dày đặc. Chúng tôi có mặt ở Hà Tĩnh đúng lúc cơn cuồng nộ của thiên nhiên sôi sục. Bão phá sập nhiều ngôi nhà của nông dân, các công trình xây dựng, các cánh đồng lúa. Tại khách sạn "Nika", nơi chúng tôi trọ, các khung cửa sổ bị bão giật tung, còn trong thành phố các cây dừa vốn quật cường trước gió mạnh cũng bị đốn ngã ngổn ngang, hoặc bị gió giật xơ xác. Vài lần điện bị ngắt.

Tiếp đón chúng tôi tại thành phố là chủ tịch hội hữu nghị "Việt-Nga" Nguyễn Xuân Tình. Đây là một tỉnh rất giàu khoáng sản, dù chủ yếu phát triển về nông nghiệp. Bản thân thành phố nằm trên một bờ vịnh, các dãy núi từ phía tây kéo xuống phía thành phố.


Trong bảo tàng thi hào Nguyễn Du tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Chương trình tại Hà Tĩnh do hội hữu nghị "Việt-Nga" tổ chức. chúng tôi thăm bảo tàng nhà thơ Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Du. Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Tĩnh Hà Văn Chiêm tổ chức một buổi gặp gỡ. Các nhà doanh nghiệp phát biểu ý kiến, bày tỏ mong muốn hợp tác với tỉnh Sverdlov vốn phát triển về công nghiệp của chúng ta. Chiều muộn, chúng tôi chia tay thành phố Hà Tĩnh mến khách và khởi hành đi thủ đô nước CHXHCNVN.

Chúng tôi tới Hà Nội hồi 5 giờ rưỡi sáng. Người ta bố trí cho chúng tôi ở khách sạn "Memory". cũng như tại TP HCM, nhiều người dân của đô thị lớn này đi xe gắn máy, dù cũng có nhiều xe hơi. Tại Hà Nội hôm nay có 5 triệu người sống. Người ta nói với tôi là năm 1975 Việt Nam có 40 triệu người, còn năm 2005 đã là 85 triệu dân. Và đó là trong điều kiện mỗi gia đình có không quá 2 con.

Trong 30 năm tại thủ đô CHXHCNVN đã có nhiều tòa nhà mới được xây dựng, trong đó có nhiều nhà cao tầng. Chúng tôi mua bản đồ thành phố, đánh dấu vị trí khách sạn của chúng tôi và đi thăm các danh thắng. Chúng tôi đến Hồ Hoàn Kiếm. Truyền thuyết kể rằng có một con rùa lớn sống trong hỗ này. Nhà cầm quyền Việt Nam thời cổ nhận được từ rùa một thanh kiếm. để chiến đấu chống các kẻ thù tấn công đất nước. Ông chiến thắng mọi kẻ chiếm đóng và khi kẻ thù sạch bóng, ông đến chơi hồ, Con rùa nói với nhà cầm quyền: "Ngươi đã chiến thắng mọi kẻ thù, hòa bình đã đến, hãy trả lại thanh kiếm cho ta". Nhà cầm quyền đã trả lại thanh kiếm cho rùa thần bằng cách ném thanh kiếm xuống hồ.

Ngày 6 tháng 10 người ta đưa chúng tôi đến thăm danh thắng nổi tiếng, viên ngọc của Việt nam - vịnh Hạ Long. Nói ngắn gọn, một ngày có thể tóm gọn trong vài câu: từ Hà Nội đi xe một tiếng rưỡi về phía đông-nam, tới khu nghỉ mát, bốn giờ chơi ở đó, đến tối thì quay về. Nhưng không biết bao nhiêu ấn tượng chúng tôi đã thu được trong thời gian ấy! Ở đây người ta xây rất nhiều khách sạn, trong đó có cả những khạch sạn trang nhã nhất. Chúng tôi đi tàu du lịch dạo chơi trên vịnh, nhìn ngắm hằng hà sa số những ghềnh đá thần thoại nổi lên trên mặt nước, ngắm cảnh đẹp vô cùng lộng lẫy xung quanh...Cái nóng 35-40 độ nhưng chịu được.

Kế hoạch hoạt động đặt trước tại Hà Nội như sau:
Ngày 7 tháng 10 hồi 9 giờ sáng - thăm làng tơ lụa Vạn Phúc nổi tiếng ở ngoại ô thủ đô; sau khi ăn trưa - dạo phố Hà Nội mua quà lưu niệm; vào lúc 18 giờ gặp các thành viên diễn đàn "Nước Nga trong tâm hồn tôi", ăn tối.

Ngày 8 tháng 10 - đi thăm nơi đóng quân trước đây của tiểu đoàn tên lửa 63 tại Ba Vì, tỉnh Sơn Tây; thăm gia đình CCB Việt Nam Trương Văn Tạ, phiên dịch viên của tôi hồi xưa. Tham gia các hoạt động này có các CCB trung đoàn TL 236 cùng BCH sư đoàn. Sau khi ăn trưa đi thăm triển lãm của bảo tàng PKKQ Việt Nam; gặp ban lãnh đạo bảo tàng và BCH sư đoàn PK 361, ăn tối tại sư đoàn.

Ngày 9 tháng 10 lúc 8 giờ sáng - gặp các CCB có sự tham gia của giới truyền thông; sau buổi trưa gặp giám đốc Viện Châm cứu; buổi tối gặp ban biên tập báo "Tiền Phong". Tất cả các hoạt động này được báo chí và truyền hình đưa tin.
..........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2014, 01:25:53 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #85 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2014, 01:24:12 am »

Vậy là ngày 7 tháng 10 người ta thân ái đưa chúng tôi xuống làng cổ Vạn Phúc danh tiếng ở tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội 15 km. Trong ngôi làng này có hẳn một nhà máy dệt lụa, rất nhiều cửa hàng, bán đủ các loại sản phẩm tơ lụa khác nhau, cũng như những bức tranh thêu bằng lụa. Rất hay và rất đáng quý. Đó có thể nói là làng Khokhloma (một làng nổi tiếng ở Nijnigorod, Nga, nổi tiếng từ thế kỷ 17 như là một trung tâm mỹ nghệ dân gian vẽ sơn trên gỗ của nước Nga) về lụa của Việt Nam. Mua xong quà tặng cho người thân chúng tôi quay về Hà Nội.

Buổi tối chúng tôi có mặt tại diễn đàn "Nước Nga trong tâm hồn tôi". Tại đó đã tập hợp rất nhiều người Việt Nam, đã tốt nghiệp các trường đại học ở nước ta. Tất cả họ ở mức độ nào đó đều biết tiếng Nga và văn học Nga. Ngày hôm đó tôi vừa tròn 71 tuổi. Họ nồng nhiệt chúc mừng sinh nhật tôi, họ tặng quà và một bó hoa lớn. Nhưng trong những lời chúc mừng này có gì đó bí ẩn, chưa nói hết. Hóa ra tất cả đang chờ đợi một người nữa đang đến. Và đây con người đó xuất hiện cùng một bó hoa. Từ xa ban đầu tôi chưa nhận ra đó là ai. Nhưng khi anh đến gần hơn tôi vui mừng nhận ra Nguyễn Đình Khoan, người tôi đã đào tạo trong thời gian chiến tranh, và tôi đã cùng anh vai kề vai, ngồi trong cabin RPK, khi diễn ra trận đánh đầu tiên. Đó là ngày 24 tháng 7 năm 1965. Tôi cùng anh đã đảm bảo cho việc điều khiển đạn tên lửa cho đến lúc nó phát nổ khi gặp mục tiêu máy bay Mỹ. Bây giờ anh cũng là cựu chiến binh-chiến sĩ tên lửa như tôi. Đối với hai chúng tôi cuộc gặp gỡ sau hơn 40 năm thật là một bất ngờ dễ chịu. Chúng tôi nồng nhiệt ôm ghì lấy nhau, hôn nhau như những người bạn gần gũi thân thiết nhất, vui mừng vì cả hai vẫn còn sống và đã có may mắn nếm trải một giây phút hân hoan đến vậy với chúng tôi.  Chúng tôi hồi tưởng lại những cảnh tượng chiến tranh đã qua, nhớ đến những người bạn chiến đấu của mình, nói về cuộc sống hạnh phúc sau chiến thắng bọn xâm lược Mỹ. Nguyễn Đình Khoan tặng tôi bức ảnh toàn thể gia đình mình. Người ta quay video rất nhiều cảnh của chúng tôi.


Những người bạn chiến đấu: Todorashko và Nguyễn Đình Khoan.

Tại diễn đàn, mọi người nâng cốc chúc tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta, chúc nước Nga, chúc Việt Nam, chúc LLVT nước CHXHCNVN, đang ngày đêm nâng cao cảnh giác bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước. Tiếp theo nhiều người hát những bài hát Nga, Tuyết Hằng Tú biểu diễn cảm động đến mức mọi người lặng đi. Các bạn Việt Nam rất thích những bài hát Nga, đặc biệt là "Kachiusa", "Chiều Moskva", cũng như những bài hát quân đội, - "Đồng hương" và những bài hát khác. Chúng tôi đưa cho các bạn thành viên diễn đàn xem những bức ảnh chụp thời chiến tranh. Thật vui vì được ở trong không khí chân thành thắm tình hữu nghị như vậy. Cuộc giao lưu này chứng tỏ bằng sự giúp đỡ vô tư của mình cho Việt Nam những năm chiến tranh khó khăn, đất nước ta đã chinh phục được tâm hồn các công dân của nó.

Ngày hôm sau một chiếc xe buyt từ bộ tham mưu sư đoàn PK 361 tới khách sạn "Memory" nơi chúng tôi nghỉ. Cuộc gặp với các sĩ quan Việt Nam bắt đầu. Họ xếp chúng tôi lên vị trí trang trọng, thết nước chè xanh. PTL QC PKKQ QDNDVN thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải, qua lời người phiên dịch, giới thiệu các CCB VN đã tham gia trận đánh để đời đầu tiên với KQ Mỹ. Đó là:

- Phạm Trương Uy: thiếu tướng AHLLVT VN, CCB BC TLPK, nguyên sĩ quan điều khiển tiểu đoàn 64;
- Nguyễn Văn Thân: nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 63;
- Lã Đình Chi: nguyên sĩ quan điều khiển tiểu đoàn 63;
- Nguyễn Văn Thực: trung tướng, AHLLVT VN, nguyên tiểu đoàn trưởng;
- Hùng: CCB BC TLPK;
- Nguyễn Đình Khoan: trắc thủ RPK.

Cùng có mặt là Quách Hải Lượng - trưởng nhóm phiên dịch quân sự trong chiến tranh, trong nhóm đó có Trần Phúc Cải và Trương Văn Tạ.


Cùng gia đình người bạn chiến đấu-phiên dịch viên Trương Văn Tạ.

Đồng chí Phạm Trương Uy trao tặng quà cho tôi và Skoriak với tư cách là các CCB, còn phiên dịch viên quân sự trong thời chiến Quách Hải Lượng chép và trao cho tôi danh sách các chuyên gia QS Soviet làm việc tại Việt Nam giai đoạn 1965-1966.

Chúng tôi tặng các CCB VN mô hình thu nhỏ quả đạn tên lửa bằng đuya-ra, - mô hình của chính quả đạn được phóng lên bắn rơi máy bay Mỹ trong trận đánh đầu tiên. Tại cuộc gặp này, PTL QC PKKQ thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hải nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn giữ trong trái tim mình tình cảm đặc biệt và lòng biết ơn sâu sắc đối với các bạn Liên Xô và Nga vì sự giúp đỡ lớn lao trong chiến tranh chống xâm lược Mỹ. Hôm nay chúng tôi chân thành chào mừng các bạn chiến đấu người Nga đến thăm".

Trên đường tới trận địa TL cũ chúng tôi ghé vào ngôi làng nơi gia đình người phiên dịch thời chiến tranh Trương Văn Tạ của tôi sinh sống. Khi chúng tôi bước xuống khỏi chiếc xe buyt nhỏ, đón chúng tôi là bà quả phụ Trương Văn Ta, bà Nguyễn Thị Tuyên và các con của mình - con trai út Trương Văn Tá, con trai lớn Trương Quang Ninh, hiện là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 61, con gái cả Trương Thị Hà. Chúng tôi vào nhà, mỗi người thắp 3 ngọn nến tưởng niệm người bạn chiến đấu đã qua đời năm 2002. Trên tường treo một bức hình lớn của Trương Văn Tạ. Bà quả phụ gỡ bức ảnh xuống trao cho tôi làm kỷ niệm. Bà cũng trao cho tôi một món quà của gia đình mình. Bà Nguyễn Thị Tuyên nhập đoàn với chúng tôi, chúng tôi cùng nhau đi ra trận địa chiến đấu.

Tại nơi triển khai năm 1965 của tiểu đoàn 63, bằng một loạt phóng đạn bắn rơi 2 máy bay Mỹ, nguyên tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thân chỉ chỗ đặt các bệ phóng và cabin trên trận địa tên lửa. Cảm xúc tràn ngập tâm hồn tôi. Có thể nói, đằng sau là cả một cuộc đời. Tôi lại đi trên mảnh đất nóng bỏng này, hồi tưởng lại chuyện đã xảy ra 42 năm trước. Chúng tôi xem xét trên tấm bản đồ cũ vị trí đặt khí tài được giao phó và nhớ lại chi tiết trận đánh lịch sử ngày 24 tháng 7 năm 1965. Trận đánh này thật sự có ý nghĩa lịch sử, nó trở thành cơ sở, thành điều tiên tri về sự khởi đầu thất bại của KQ Mỹ, ví dụ đầy khích lệ cho những người yêu nước Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân đội Mỹ. Trên trận địa nổi tiếng này rất nhiều khoảnh khắc đã được ghi lại, truyền hình cũng tiến hành cuộc phỏng vấn của mình. Tôi cùng người bạn Nguyễn Đình Khoan của mình chụp ảnh kỷ niệm ngay trên đài quan sát. Truyền hình Việt Nam quay một bộ phim ngắn bên cạnh các dãy chiến hào cũ nơi các CCB và các quân nhân tập trung.


Tại trận địa cũ của tiểu đoàn 63

Chúng tôi có mặt tại ngôi làng nơi có dựng một đài kỷ niệm hình quả tên lửa đang bay vút lên cao, ghi nhớ trận đánh thắng lợi đầu tiên của bộ đội TLPK VN. Chúng tôi chụp ảnh bên đài kỷ niệm. Đúng lúc đó các cháu học sinh quàng khăn đỏ ở ngôi trường cạnh đó quan sát chúng tôi. Chúng tôi gọi các cháu và chụp ảnh thêm một lần nữa với các cháu. Niềm vui của các cháu học sinh phổ thông là không giới hạn!

Buổi tối đoàn chúng tôi được mời chiêu đãi. Bữa tiệc tổ chức tại bộ tham mưu QC PKKQ ở Hà Nội. Người ta nói rất nhiều lời cảm ơn nồng nhiệt, trao tặng quà, phong bì có tặng thưởng bằng tiền. Phó tư lệnh tặng đồng hồ cho tôi và Valery Skoriak.

Tại Bảo tàng PKKQ người ta cho chúng tôi xem bức tranh toàn cảnh phản ánh trận đánh lịch sử trong thời gian Mỹ ném bom ồ ạt xuống Hà Nội tháng 12 năm 1972. Khi đó 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi trong đó có 34 B-52. Sau trận đánh này Hoa Kỳ chấm dứt xâm lược chống VNDCCH và nối lại thương lượng. Năm 1975 Nam Việt Nam được giải phóng và một quốc gia duy nhất được tạo ra - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 8 tháng 10 người ta mời chúng tôi đến gặp gỡ tại BBT tờ báo "Tiền Phong" của thanh niên. Tổng biên tập là nhà thơ Dương Kỳ Anh. Anh chào mừng chúng tôi và giới thiệu những người tham gia buổi gặp. Qua lời anh chúng tôi hiểu rằng vào đầu những năm 1970 anh phục vụ ở tiểu đoàn TLPK 61 mà tiểu đoàn trưởng hiện nay là Trương Quang Ninh, con trai của phiên dịch viên Trương Văn Tạ của tôi.

Đại diện báo chí và truyền hình cũng được mời tới dự cuộc gặp gỡ này. Chúng tôi kể về chuyến đi Việt Nam của mình, chuyện chúng tôi gặp mưa lớn thế nào, hậu quả của cơn bão nhiệt đới "Lekima", về chuyến đi tới địa điểm các trận địa chiến đấu cũ. Còn người bạn chiến đấu của tôi CCB PKVN Nguyễn Đình Khoan, kể về các ấn tượng của mình, về tình bạn chiến đấu của chúng tôi, về cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Mỹ, anh nồng nhiệt cảm ơn sự giúp đỡ vô tư của chúng ta. Nhân danh các CCB VN người ta trao cho tôi một album ảnh. Tại cuộc gặp này có toàn bộ gia đình người phiên dịch Trương Văn Tạ của tôi. Con gái lớn của ông, Trương Thị Hà hát bài hát của chúng ta "Địa chỉ của tôi - Liên bang Soviet" bằng tiếng Nga. Kết thúc buổi gặp gỡ chúng tôi chụp ảnh kỷ niệm.

Trong ngày hôm đó còn một cuộc gặp gỡ nữa - tại Viện Châm cứu do giáo sư nổi tiếng Nguyễn Tài Thu lãnh đạo. Tại viện này người ta đã chữa trị thành công nhiều bệnh trong đó có bệnh nghiện rượu. Các bệnh nhân chỉ phải trả một ít tiền còn lại là miễn phí. Người ta đưa chúng tôi qua các phòng ban, cho xem dụng cụ và tất cả mọi thứ cần thiết dùng chữa bệnh.Skipina Marina Valerievna - bác sĩ bệnh viện CCB chiến tranh tỉnh Sverdlov nói rằng trường phái châm cứu Tring quốc và Việt Nam là xuất sắc nhất thế giới, có thể mời các chuyên gia Việt Nam sang hoặc gửi các bác sĩ của chúng ta sang đây học tập. Cô ấy trao đổi vấn đề này với Phó Giám đốc Viện Châm cứu và nhận được câu trả lời rằng việc này có thể giải quyết được. Cuộc đi thăm Việt Nam của chúng tôi đến đây kết thúc.

Tôi muốn nhấn mạnh và nêu lên những vấn đề như vậy vốn chỉ bây giờ trong thời bình mới có điều kiện suy nghĩ thấu đáo. Có thể nói tiểu đoàn 63 ruột thịt của tôi, sau khi 5 sĩ quan Soviet về nhà ngày 10 tháng 5 năm 1965, trong suốt thời gian chiến tranh đã bắn rơi 32 máy bay, bắt tủ binh 12 phi công Mỹ, đã phóng hơn 100 quả đạn tên lửa. Còn toàn bộ BC TLPK trong thời gian chiến tranh từ 1964 đến 1974 đã bắn rơi 1293 máy bay Mỹ trong đó có 54 B-52.

Có thể làm tổng kết sơ bộ thời kỳ 5.8.1964 đến 31.12.1972. Trong thời gian đó đã có 4181 máy bay Mỹ bị bắn rơi, cụ thể PPK bắn rơi 2568 chiếc (60%), KQTK bắn rơi 320 (9%), TLPK bắn rơi 1293 (31%). Trong số đó B-52 có 54 chiếc, 90% B-52 bị TLPK bắn rơi.

Tại sao Hoa Kỳ chịu thất bại ở Việt Nam? Tôi nghĩ rằng có thể trả lời như sau.
- Thứ nhất, cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam và sự giúp đỡ vô tư của chúng ta.
- Thứ hai, trong hoàn cảnh chiến đấu người Việt Nam đã biểu lộ những phẩm chất quý giá như sự kiên cường, sức chịu đựng dẻo dai, sự mưu trí, tài thao lược.
- Thứ ba, chúng ta đã biết cách dạy người Việt Nam làm việc và chiến đấu bằng khí tài phức tạp của chúng ta, áp dụng khí tài thành công vào hoạt động chiến đấu.
- Thứ tư, điều chủ yếu nhất trong cuộc đấu tranh này là yếu tố tinh thần, việc huấn luyện tâm lý-tinh thần đã đạt đến trình độ cao.

Tôi cám ơn số phận đã gắn bó tôi với Việt Nam, cho tôi những người bạn chiến đấu trung thành, và chúng tôi đã biết cách gặp nhau sau nhiều năm ở trong hoàn cảnh thời bình, không có chiến tranh.


Chụp ảnh cùng các em học sinh phổ thông bên tượng đài kỷ niệm trận đầu đánh thắng của bộ đội TLPKVN ngày 24 tháng 7 năm 1965

Tất cả chúng tôi cảm ơn TLS CHXHCNVN tại Ekaterinburg Lê Quý Quỳnh. Sau khi từ Việt Nam trở về, anh mời chúng tôi đến thăm hỏi. Chúng tôi kể về chuyến đi của mình, chúng tôi được mời làm khách danh dự tại Lễ mừng Năm Mới theo Âm lịch - ngày 7 tháng 2 năm 2008. Theo tiếng Việt, Năm Mới được gọi là "Tết". Rồi ngày 3 tháng 2 chúng tôi được mời dự Tết tổ chức ở khách sạn "Bắc Kinh" tại Ekaterinburg.

Tổ chức CCB vùng của chúng tôi đóng trung tâm ở thành phố Ekaterinburg nằm trong thành phần "Tổ chức xã hội liên vùng CCB chiến tranh Việt Nam". Trong tổ chức của chúng tôi có toàn bộ các CCB vùng Ural đã chiến đấu ở Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau. Tôi được bầu là phó chủ tịch tổ chức của chúng tôi. Chúng tôi sẽ ủng hộ và giúp đỡ tất cả các CCB.

Tôi nghĩ rằng chuyến đi thăm Việt Nam của chúng tôi và cuộc gặp gỡ các CCB VN cho thấy chúng tôi cần tích cực hơn nữa trong công tác vận động tuyên truyền giới trẻ của mình tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào về LLVT của đất nước và trở thành người chiến sĩ quốc tế chân chính.

Ekaterinburg, năm 2008.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2014, 11:53:13 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #86 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2014, 02:36:15 pm »

(nhat-nam.ru)


Chúng tôi bảo vệ nền độc lập của Việt Nam

Boshnyak Yury Mikhailovich

Boshnyak Yuri Mikhailovich, thượng tướng pháo binh, cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ quân đội, Phó Tiến sỹ Khoa học Quân sự, Phó Giáo sư.

Sinh ngày 16 tháng 12 năm 1928 tại thành phố Balashov, tỉnh Tambov. Tháng 11 năm 1946, nhập học Trường Cao đẳng Hải quân thuộc hạm đội Thái Bình Dương mang tên đô đốc S.O.Makarov. Sau khi tốt nghiệp tháng 11 năm 1950 phục vụ trên các tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương và Baltic, từ tháng 2 năm 1955 - là đại đội phó rồi đại đội trưởng đại đội PPK thuộc trung đoàn PPK LLPK hạm đội.

Năm 1958 vào học Học viện Chỉ huy PK Quân sự, và tốt nghiệp năm 1962. Sau khi tốt nghiệp học viện được bổ nhiệm phó chỉ huy trung đoàn tên lửa PK. Từ tháng 3 năm 1963 - chỉ huy trung đoàn TLPK.

Từ tháng Tư 1967 đến tháng 3 năm 1968 công tác biệt phái tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên cương vị chuyên gia cố vấn cho trung đoàn trưởng trung đoàn tên lửa PK QDNDVN - trưởng nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô cấp trung đoàn. Năm 1970 tốt nghiệp Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Liên Xô, sau khi tốt nghiệp được bổ nhiệm tham mưu trưởng - phó tư lệnh thứ nhất quân đoàn phòng không độc lập.
 
Phục vụ tiếp tục trong các lực lượng vũ trang cho đến năm 1981 trên các cương vị tham mưu và chỉ huy đến vị trí tư lệnh quân đoàn phòng không độc lập. Giai đoạn 1970-1971 chỉ huy 1 sư đoàn PK (S-125, "Shilka") tham gia cuộc xung đột quân sự tại Ai Cập.

Năm 1981, ông được bổ nhiệm Giám đốc Học viện chỉ huy Phòng không Quân sự (Học viện Phòng không và Phòng thủ Vũ trụ) mang tên Nguyên soái Liên Xô G.K.Zhukov.

Chuyển ngạch dự bị tháng 9 năm 1985 từ cương vị Giám đốc Học viện (thay thế ông là thượng tướng pháo binh A.I.Khiupenen, phục vụ ở Việt Nam năm 1972-1975 trên cương vị Trưởng đoàn chuyên gia và cố vấn quân sự Soviet tại Việt Nam) và tiếp tục làm việc cho đến tháng 10 năm 2004  trên tư cách Giám đốc Bảo tàng Quốc gia hợp nhất Tver (mất ngày 30 tháng 10 năm 2004 vì tai nạn giao thông).

Ông đã được trao tặng hai huân chương Cờ Đỏ, các huân chương Lao động Cờ đỏ, "Phục vụ Tổ quốc trong Lực lượng vũ trang Liên Xô" bậc II và III, huân chương của nước VNDCCH "Chiến Công" hạng III và 18 huy chương, trong đó có huy chương Hữu nghị của nước VNDCCH.


Tác giả của những dòng này trong thời gian 1967-1968 đã công tác tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình đó tác giả đã tiến hành ghi chép (không thường xuyên). Trong hồi ức của mình, tôi chỉ dựa vào các ghi chép này, mà không sử dụng bất kỳ tài liệu lưu trữ nào.

Ngày nay ít người biết rằng trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai Đông Dương là một thuộc địa của Pháp. Sau sự thất bại trước quân du kích Việt Nam tại Điện Biên Phủ năm 1954 người Pháp từng bước chuyển giao các chức năng lãnh đạo Việt Nam của họ cho người Mỹ. Đến đầu thập niên 60, có hai hệ thống: một phía, đó là miền Nam Việt Nam, thực sự là một đất nước vệ tinh của Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt Nam), Bắc Việt Nam đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa.

Người Mỹ sử dụng mọi cơ hội để hỗ trợ chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại Bắc Việt Nam. Lãnh đạo miền Bắc Việt Nam, đến lượt mình, đặt nhiệm vụ thống nhất toàn bộ đất nước và phải nói rằng, tới đầu thập kỷ 60-70 họ đã khá thành công trong việc giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, người Mỹ không muốn chấp nhận sự mất mát căn cứ chiến lược của mình, đó là miền Nam Việt Nam, và đầu tháng 8 năm 1964 họ gây ra cái gọi là "sự kiện Vịnh Bắc Bộ", khi tàu của Mỹ được cho là hoặc bị cố ý hoặc không cố ý (bây giờ điều đó không quan trọng) tấn công bởi các tàu phóng ngư lôi cao tốc VNDCCH. Kết quả là, ban lãnh đạo Hoa Kỳ quyết định bắt đầu từ ngày 05 tháng 8 năm 1964 tiến hành các cuộc ném bom VNDCCH, ban đầu là các vùng riêng biệt, sau đó từ năm 1965 thì ném bom gần như toàn bộ lãnh thổ nước VNDCCH.

Đương nhiên, khi có trong tay một lực lượng không quân-hải quân cực kỳ hùng mạnh với các sân bay quân sự trên mặt đất ở Nam Việt Nam và Thái Lan, cũng như các cơ sở đóng trên các tàu sân bay Hoa Kỳ, người Mỹ bắt đầu đạt được kết quả rất khả quan trong việc chế áp sức mạnh quân sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và chính phủ Bắc Việt Nam buộc phải yêu cầu sự giúp đỡ từ phía Liên Xô trong công cuộc tổ chức phòng thủ. Chính phủ của chúng ta đáp ứng yêu cầu của ban lãnh đạo VNDCCH, khẩn trương gửi tới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hệ thống tên lửa PK S-75 phiên bản đầu tiên, tuy nhiên, đã được hiện đại hóa một phần, được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến đấu đẩy lùi các cuộc tấn công không quân của Mỹ. Đó là sự áp dụng lớn nhất một hệ thống phòng không hiện đại kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, nhằm chống lại không quân hiện đại. Đến năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có hơn bảy trung đoàn được trang bị hệ thống tên lửa PK S-75.

Phải nói rằng sự nhiệt tình trong giới chúng tôi, các quân nhân, đặc biệt là các sĩ quan QCPK, là khá cao, chúng tôi trên từng mức độ khác nhau, đều mong muốn tham gia vào các hoạt động chiến đấu tại Việt Nam. Tôi nhớ một lần (tôi lúc đó chỉ huy một trung đoàn tên lửa PK quân khu PK Moskva) đã tập hợp trung đoàn (hay đúng hơn là một số đại diện độc lập của trung đoàn, vì trung đoàn bao gồm các tiểu đoàn tên lửa phòng không (zrdn), trực chiến tại các cự ly cách trung tâm từ 30 đến 40 km), và chúng tôi đã làm đơn gửi lên Hội đồng Quân sự QK, yêu cầu phái chúng tôi đi tham gia bảo vệ bầu trời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là năm 1966. Tiếp đến là một khoảng lặng, không ai động đến chúng tôi, không ai gọi chúng tôi đi đâu, không ai trả lời, nhưng đâu đó vào cuối năm 1966 hoặc đầu tháng Giêng năm 1967, tôi được triệu tập đến BTM QKPK Moskva và người ta hỏi tôi có muốn đi Việt Nam không. Tôi nói: "Vâng, tất nhiên". Người ta giải thích rõ hơn: "Làm chỉ huy trung đoàn tên lửa phòng không". Tôi nói: "Tất nhiên, tôi rất vui, được đi cùng trung đoàn của mình". Và người ta nói với tôi: "Không, anh không đi cùng trung đoàn của mình, anh đến một trung đoàn đang ở sẵn đó. Thay người chỉ huy cũ".

Ít người bây giờ biết rằng gửi người ra nước ngoài - đó là một hoạt động nhân sự khá khó khăn thời trước, trong đó, có lẽ, các cơ quan cán bộ chỉ có tầm quan trọng thứ cấp (ít nhất là ở thời điểm đó). Ở đây, vai trò quyết định thuộc về các nhân viên của Ủy ban Trung ương Đảng, trong đó có bộ phận hành chính, họ kiểm tra và cho phép hoặc không cho phép ra nước ngoài bất kỳ ai, cũng như một anh chỉ huy trung đoàn tên lửa PK. Quyết định gửi đi nước ngoài thực hiện theo một số bước sau: Bước đầu tiên - đó là các cơ quan cán bộ, được sự cho phép của các cấp chỉ huy thích hợp và các tư lệnh chọn ra một số người, sau đó những người này được giới thiệu tới Tổng cục 10 Bộ Tổng Tham mưu, nơi chịu trách nhiệm gửi tất cả những ai đi nước ngoài, và cuối cùng người được lựa chọn sẽ được đưa tới phỏng vấn với các cơ quan hành chính của Trung ương Đảng. Thời kỳ đó, theo ý kiến của tôi, lãnh đạo bộ phận này của Trung ương Đảng là Savinkin, nhưng tôi trước khi được đề bạt vào cương vị tư lệnh quân đoàn Phòng không độc lập số 14 không được gặp ông, mà tất cả các cuộc trò chuyện của tôi kết thúc hoặc ở cấp độ của người hướng dẫn bộ phận hoặc ở cấp độ người đầu ngành (khi đó là Anatoly Evghenevich Volkov, người biết tôi, và tôi cũng biết ông khá rõ, nói chung tôi rất kính trọng ông) hoặc ở cấp độ phó giám đốc bộ phận thuộc các cơ quan hành chính, người mà tôi chỉ được gặp khi được bổ nhiệm lên các chức vụ cao hơn.

Theo tôi nhớ, khi phái tôi đi Việt Nam, tôi được gặp Alexander Nikolaevich Soshnikov. Hầu như tất cả các nhân viên của ban này là các cán bộ chính trị quân sự và tất cả tự coi mình là những người hiểu biết nhất trong mọi lĩnh vực, nghĩa là tất nhiên hầu hết trong số họ phản ánh về thực chất con đường công tác chính trị. Vi vậy Soshnikov (hồi đó tôi có quan hệ khá bình thường với anh ta) đã nói với tôi rằng, về Boshnyak "không thể có chút nghi ngờ nào, chúng tôi ngay từ đầu đã "đồng ý" anh". Muộn hơn một chút, 18 năm sau, Soshnikov là một trong những kẻ thù phản đối tôi ác nhất, anh ta đã làm hết sức mình phá hoại con đường phục vụ tiếp tục của tôi.

Vậy là khoảng giữa tháng Ba, tất cả các lựa chọn đã xong, tôi đã biết mình sẽ được bổ nhiệm về trung đoàn nào - đó là trung đoàn tên lửa PK thứ 5. Bộ phận chủ yếu các sĩ quan phục vụ trong các trung đoàn tên lửa phòng không ở VNDCCH là các chuyên gia, trợ giúp kỹ thuật và chiến thuật trên một mức độ lớn ở cấp trung đoàn. Khaongr đầu những ngày 20 trong tháng, chúng tôi được "mời" ngay lập tức đến sân bay "Chkalovsky", thay trước sang quần áo dân sự, từ đó đêm 24 tháng 3 năm 1967 chúng tôi bay đi trên máy bay IL-18.

Có một số khó khăn trên đường đi. Đầu tiên chúng tôi không xuống được Irkutsk, mà phải quay lại Omsk, ngủ qua đêm ở đây, rồi bay trở lại Irkutsk, lần này thì hạ cánh an toàn, ăn trưa, lên xe buýt đi thăm xung quanh thành phố, xem phim, rồi quay về. Vào ban đêm, chúng tôi đi tìm kiếm nhóm trưởng của chúng tôi (Pavel Fedorovich Shikul đi đâu đó thăm một người quen). Buổi sáng, chúng tôi tìm thấy anh, và tất cả đã bay đi cùng nhau. Ngày 26 Tháng 3 năm 1967 chúng tôi hạ cánh xuống Bắc Kinh.

Chúng tôi gặp các Hồng vệ binh và những người tạo phản, mà trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, thậm chí họ không hề gây ầm ĩ, hơn nữa, họ cũng không nhạo báng chúng tôi (trong giai đoạn lịch sử được mô tả đã xảy ra sự đổ vỡ nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc). Dọc theo đường băng bê tông chăng một khẩu hiệu lớn "Đả đảo bọn Sa hoàng mới của Nga tại điện Kremlin!" Và nhiều khẩu hiệu tương tự. Từ mọi góc độ, nhìn chúng tôi là những chân dung Mao Trạch Đông nhìn đẹp như tranh vẽ, luôn luôn cầm một cuốn sách đỏ.

Vào buổi tối, chúng tôi cất cánh từ Bắc Kinh và lúc 20 giờ hoặc khoảng đó theo giờ Moscow đã đáp xuống sân bay Nội Bài. Đón chúng tôi ở đó là tướng Kislyansky, trưởng đoàn chuyên gia binh chủng tên lửa phòng không Liên Xô tại Việt Nam, người ta đưa chúng tôi đến "Kimliên" (khách sạn quốc tế tại Hà Nội), và chúng tôi đi ngủ. Vào buổi sáng chúng tôi lên xe đến đại sứ quán, tại đó có bộ tham mưu đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô. Người ta đưa cho chúng tôi 200 đồng Việt Nam, và chỉ khi đó chúng tôi mới phát hiện ra rằng, làm việc tại VNDCCH hoàn toàn không phải là miễn phí! Hơn nữa, chúng tôi được biết tiền lương của chúng tôi ở Liên bang hoàn toàn được để cho các bà vợ chúng tôi, còn ở đây chúng tôi sẽ nhận được nhiều tiền lương hơn, trong đó một phần tiền đồng có thể được sử dụng cho bản thân và một phần có thể được ghi trên cái gọi là "tấm séc có sọc màu xanh lơ" . Trên thực tế, tôi phải nói rằng trong nền giáo dục ngày hôm nay cho giới trẻ, điều đầu tiên người ta sẽ hỏi mình được thanh toán bao nhiêu, nền giáo dục đó không tương ứng với nền giáo dục mà chúng tôi có được trong những năm tháng đáng tự hào trên.

Vậy là, nhóm 16-18 người bay cùng với tôi đã được phân phối vào các đơn vị khác nhau, bao gồm cả bộ tham mưu của trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô. Tôi đến trung đoàn, mà lãnh đạo nhóm chuyên gia của nó tại thời điểm này là Đại tá Ivan Iosifovich Pevnyi (tôi không thể nhớ nơi ông phục vụ trước đó), ông lớn hơn tôi ít nhất mười tuổi, gây cho tôi ấn tượng một ông già khá nát. Đặc điểm đội ngũ sĩ quan của chúng tôi trong thời gian đó là không ai có quyền ở Việt Nam hơn một năm, tức là nếu một người thiếu chỉ một vài ngày nữa thì kết thúc một năm, người ta sẽ bằng mọi cách trục xuất anh ta về càng nhanh càng tốt. Điều này liên quan đến một thực tế là khi bạn ở Việt Nam hơn một năm, sẽ có những đạo luật tài chính nào đó tác động, sẽ phải chi trả công tác phí nhiều hơn. Để không phải làm điều này, người ta xếp đặt chuyến công tác chỉ trong vòng một năm. Vậy là, họ đưa tôi đến một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh, nơi trung đoàn của chúng tôi đóng quân.

Thời gian này, đại sứ nước ta ở VNDCCH là Shcherbakov, một người mà chúng tôi ít khi được gặp. Ông, về cơ bản, chỉ đọc trước mặt chúng tôi các loại báo cáo và sự giao tiếp không gây cho tôi ấn tượng gì đặc biệt. Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô thời điểm đó là tướng Belov, người không nghi ngờ gì, có nguyên tắc rất cứng rắn và tác phong điều lệnh cứng nhắc, nhưng không may, giống như bất kỳ viên chỉ huy lục quân nào, ông không hiểu biết về các binh chủng trong QC phòng không. Ông đến Việt Nam trên cương vị một chỉ huy sư đoàn. Về Belov người ta hay kể một câu chuyện tiếu lâm khá buồn cười, khi ông đang đứng tại sân bay Nội Bài giữa một cuộc đột kích của máy bay Mỹ và nhìn thấy tên lửa của chúng ta bay vọt qua máy bay đối phương như thế nào, ông kêu lên: "Đấy chúng nó sẽ lại nói với tôi một lần nữa về những loại nhiễu nào đó, mà có nhiễu quái quỉ gì đâu, trời trong vắt thế kia cơ mà". Nhưng với tư cách một nhà tổ chức, không nghi ngờ gì nữa, ông đã thực hiện tốt chức năng của mình.


Tháng 8 năm 1965 người tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nhà chỉ huy binh chủng hợp thành, mà không phải là chuyên gia PK, thiếu tướng G.А.Belov được cử đến Việt Nam làm trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet, bởi vì thời điểm ấy ban lãnh đạo quân sự Soviet không loại trừ khả năng Mỹ sẽ đổ bộ quân đội xuống lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và chiến sự sẽ diễn ra tiếp tục với sự áp dụng các lực lượng lục quân từ cả hai phía.

Nhân vật nổi bật nhất đối với chúng tôi là Kislyansky Vasily Semionovich, mà tôi may mắn được gặp gỡ cả về sau, gần như đến hết đời phục vụ quân đội của tôi năm 1985. Thông minh, nắm vững công việc của mình, là một chiến sĩ tên lửa có đầu óc, một con người hoàn toàn tự chủ và hiểu biết, là người mà người ta rất hài lòng được cùng phục vụ. Những người còn lại tôi không nhớ, nhưng trong mọi trường hợp, đó là nhóm đầu tiên các lãnh đạo và các đồng chí cấp trưởng của tôi, mà tôi phải làm việc cùng tại VNDCCH, họ tạo cho tôi ấn tượng rất tốt. Tiếc rằng không thể nói gì, về những người thay thế họ. Vậy đấy, tôi đã đến trung đoàn của tôi, đã làm quen với viên chỉ huy trung đoàn, tên là Hoan (trước khi gặp tôi anh ta đã kịp học đâu đó tại Liên Xô). Tôi phải nói rằng, việc kiện toàn đội ngũ nhân sự các tiểu đoàn tên lửa phòng không với tư cách các đơn vị kỹ thuật phức tạp nhất đã được thực hiện chủ yếu bằng những người Việt Nam, học ở Liên Xô, thường là, trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Và như vậy, điều hoàn toàn tự nhiên là làm việc trong các tiểu đoàn này, là những con người hiểu biết nhất về phương diện kỹ thuật và kiến thức tiếng Nga. Hơn nữa, gần như tất cả các tài liệu về kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng đều được viết bằng tiếng Nga. Chúng tôi, các chuyên gia quân sự Liên Xô, đã cố gắng để dạy ngôn ngữ cho họ và cũng có một ít thành công - người thì nhiều hơn, người thì ít hơn.
.......
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2014, 07:52:48 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #87 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2014, 12:28:14 am »

Nhân vật nổi bật nhất đối với chúng tôi là Kislyansky Vasily Semionovich, mà tôi may mắn được gặp gỡ cả về sau, gần như đến hết đời phục vụ quân đội của tôi năm 1985. Thông minh, nắm vững công việc của mình, là một chiến sĩ tên lửa có đầu óc, một con người hoàn toàn tự chủ và hiểu biết, là người mà người ta rất hài lòng được cùng phục vụ. Những người còn lại tôi không nhớ, nhưng trong mọi trường hợp, đó là nhóm đầu tiên các lãnh đạo và các đồng chí cấp trưởng của tôi, mà tôi phải làm việc cùng tại VNDCCH, họ tạo cho tôi ấn tượng rất tốt. Tiếc rằng không thể nói gì, về những người thay thế họ. Vậy đấy, tôi đã đến trung đoàn của tôi, đã làm quen với viên chỉ huy trung đoàn, tên là Hoan (trước khi gặp tôi anh ta đã kịp học đâu đó tại Liên Xô). Tôi phải nói rằng, việc kiện toàn đội ngũ nhân sự các tiểu đoàn tên lửa phòng không với tư cách các đơn vị kỹ thuật phức tạp nhất đã được thực hiện chủ yếu bằng những người Việt Nam, học ở Liên Xô, thường là, trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Và như vậy, điều hoàn toàn tự nhiên là làm việc trong các tiểu đoàn này, là những con người hiểu biết nhất về phương diện kỹ thuật và kiến thức tiếng Nga. Hơn nữa, gần như tất cả các tài liệu về kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng đều được viết bằng tiếng Nga. Chúng tôi, các chuyên gia quân sự Liên Xô, đã cố gắng để dạy ngôn ngữ cho họ và cũng có một ít thành công - người thì nhiều hơn, người thì ít hơn.

Thời điểm khi tôi đến, hệ thống mà với mỗi trung đoàn tên lửa phòng không ra đời thì từ Liên bang lại cử đến thành phần cơ bản các chàng trai Soviet chúng ta. nay đã ngừng hoạt động. Những cuộc không kích đầu tiên của kẻ thù thì các chàng trai của chúng ta ngồi trên các vị trí cơ bản của họ trong kíp chiến đấu, sau đó từ lần thứ hai và thứ ba thay thế họ theo nghĩa đen là các chàng trai Việt Nam, và sau một vài trận đánh, những người lính của chúng ta, các hạ sĩ quan và sĩ quan dần dần giảm xuống và rời khỏi trung đoàn, cuối cùng trong các trung đoàn chỉ còn lại lúc đầu là một nhóm nhỏ cấp tiểu đoàn, sau đó nhóm chuyên gia cấp tiểu đoàn cũng bị loại bỏ, và chỉ có một nhóm chuyên gia cấp trung đoàn. Tôi là lãnh đạo một nhóm cấp trung đoàn như vậy. Trong thành phần nhóm cấp trung đoàn này, ngoài tôi, viên chỉ huy trung đoàn, các chuyên gia hệ thống vô tuyến điện tử, còn các đại diện để bảo dưỡng trang thiết bị phóng, các bác sĩ, một số thành viên khác, tất cả trong vòng 10-14 người, không hơn. Chúng tôi sống, thường là trong các ngôi nhà riêng biệt, trong mọi trường hợp, tôi, cũng như người chỉ huy trung đoàn, đều ở trong những bungalo (ngôi nhà một tầng) hoàn toàn riêng biệt (như chúng tôi vẫn gọi chúng như thế), các chàng trai còn lại của chúng ta sống trong các nhà kho khác - tương tự như các bungalo. Đó là khía cạnh thuần túy tổ chức về cuộc sống của chúng tôi. Tại các ngôi làng nơi mà chúng tôi đóng quân, không có khái niệm nào về những "chuyện thần kỳ" như đường ống dẫn nước hay hệ thống thoát nước, tất cả nằm ở mức độ gần như người Neanderthal. Nhà vệ sinh, ví dụ, là một lỗ nhỏ, được bao quanh bởi vài tàu lá chuối. Nước rất bẩn và đầy các loại giun.

Yu.M.Boshniak trong thời gian ở Việt Nam, 1967-1968.

Tất nhiên, điều kiện sinh hoạt rất khó khăn. Nhưng, sự thật, tồn tại cùng với mỗi nhóm chuyên gia cấp trung đoàn, có 1 nhóm phục vụ, nhóm có một số xe do tài xế Việt Nam điều khiển, cũng như một số người lo nấu ăn chuyên cho chúng tôi và mua thực phẩm. Họ lấy của chúng tôi một số tiền, khoảng một phần ba số tiền nhận được của chúng tôi, chúng tôi đã trả tiền để được phục vụ và nói chung, được nuôi ăn khá tốt, món ăn đa dạng và ngon. Vấn đề này vậy là đã được giải quyết.

Vào thời đó, khi chúng tôi xuống kiểm tra tại các tiểu đoàn, thường vào ban đêm, ngoài những thứ khác, người ta đưa cho chúng tôi một thứ gọi là lương khô, hay chính xác hơn, đó là "lương ướt", bao gồm một, hai, ba chai bia hoặc một số đồ uống khác, bởi vì khát - đó là vấn đề lớn nhất không ngừng dày vò chúng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi buộc phải liên lạc với Hà Nội bằng cách sử dụng cầu qua sông Hồng, gọi là cầu "Long biên", được xây dựng dưới sự chỉ đạo của viên kỹ sư nổi tiếng Eiffel. Chỉ có thể đi xe ban đêm qua cây cầu này. Nó bị ném bom rất sớm, và trong thời gian tôi ở đây, nó đã bị phá hủy hai hoặc ba lần. Việc qua lại cây cầu này diễn ra rất thường xuyên, xin nói thêm, đó là một cách rất nguy hiểm, đến mức thà ngồi ẩn nấp dưới trận ném bom còn an toàn hơn là qua sông trên một số nhịp trải ra một cách đáng ngờ, qua những nhịp đó chiếc xe ô tô di chuyển giống như đang làm trò tung hứng cân bằng trong rạp xiếc.

Từ giây phút đầu tiên lưu trú trên mảnh đất Việt Nam, chúng tôi hiểu rõ rằng nhiệm vụ chính của chúng tôi - ngăn chặn các cuộc tấn công xuống các mục tiêu mà trung đoàn chúng tôi bảo vệ. Trung đoàn của tôi bảo vệ hướng Đông Bắc Hà Nội, cũng như hướng bay vào sân bay chính thời ấy của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - sân bay Nội Bài, còn chức năng cơ bản trực tiếp phòng thủ nó thuộc về trung đoàn TLPK thứ 4, nơi Pavel Fedorovich Shikula đến đó. Điều đầu tiên chúng tôi phải nghiên cứu và phân tích - tất nhiên là kẻ thù. Phải nói rằng máy bay Mỹ có khác biệt rõ rệt trong tính chất hành động, đó là máy bay của Không quân và máy bay của Hải quân, tức là máy bay trên hạm. Không lực Mỹ chủ yếu đóng quân trên mặt đất ở các căn cứ tại miền Nam Việt Nam và Thái Lan, các máy bay tấn công chủ yếu hoạt động chống lại chúng ta - là máy bay F-105. Đồng thời ở các vùng biển Bắc Việt Nam liên tục có 2-3 tàu sân bay hoạt động, chúng thay phiên nhau. Trên các TSB đó có các máy bay trên hạm. Khoảng 200-220 máy bay hải quân trên hạm thường xuyên tham gia các cuộc tấn công xuống các mục tiêu ở nước VNDCCH. Chủ yếu là các máy bay A-4, F-4, A-6 và vài loại khác.

Cần nói rằng gần như tất cả các cuộc không kích của Mỹ được thực hiện dưới sự bảo vệ của máy bay gây nhiễu chuyên dụng EB-66. Trên thực tế, nhiễu vô tuyến thì chúng tôi, tất nhiên, đã được nghiên cứu trong các trường chuyên nghiệp quân sự và các học viện. Nhưng, phải thẳng thắn thú nhận, lần đầu tiên tôi thấy nhiễu thực sự chỉ ở Việt Nam. Có lẽ phát ngôn thế này có vẻ không được yêu nước cho lắm, nhưng tôi phải nói rằng, nhiều năm sau đó, trong khi tôi gần 20 năm sau khi lưu trú tại Việt Nam mới chuyển ngạch phục vụ, tôi chưa bao giờ thấy tại các trường bắn của chúng ta một môi trường bị gây nhiễu tương tự, đó là hối tiếc lớn của tôi. Những loại nhiễu mà chúng tôi tự chuẩn bị cho nó, trên một mức độ lớn hơn, để chống lại chúng các tổ hợp của chúng ta có hệ thống bảo vệ đặc biệt - đó là nhiễu thụ động, áp dụng trong những năm chiến tranh thế giới II. Còn chống lại các hệ thống tên lửa PK của chúng tôi ở đây, kẻ thù sử dụng chủ yếu là nhiễu chủ động.

Trên thực tế, hệ thống S-75, đặc biệt là các phiên bản đầu tiên, có ba kênh thông tin vô tuyến:
- kênh thứ nhất: được gọi là kênh mục tiêu (năng lượng điện từ được bức xạ, phản xạ lại từ máy bay và trở về dưới dạng tín hiệu phản xạ);
- kênh thứ hai: kênh trả lời (tín hiệu đặc biệt sẽ được gửi đến quả đạn tên lửa, quả đạn trả lời bằng một tín hiệu xác định);
- kênh thứ ba: kênh điều khiển vô tuyến, gửi các bức xạ xác định để điều khiển quả đạn tên lửa. Việc áp dụng tổng hợp chế áp VTDT như vậy gây ra vấn đề xấu, thay vì chờ đợi một quả đạn chúng tôi tiêu diệt một máy bay, thì nay ban đầu phải mất 5-6 quả đạn, sau đó là 8-9 quả thậm chí 15 đạn mới bắn rơi một máy bay kẻ thù! Mà như thế vẫn chưa phải đã hết chuyện. Vấn đề là hệ thống điều khiển đạn tên lửa, cũng như tất cả các hệ thống, đều có lỗi của mình, có sai số riêng, có biên độ phân tán riêng. Các phi công Mỹ lợi dụng rất tốt tất cả những điều đó, đặc biệt các phi công hải quân.

Nói chung tôi phải thừa nhận rằng mình đặc biệt ấn tượng với trình độ huấn luyện của các phi công hải quân trên hạm, họ chắc chắn thuộc lớp phi công có phẩm hạng cao nhất, họ có những cuộc không kích phi thường, tính ra không phải hàng trăm mà là hàng ngàn giờ. Họ sử dụng rất khéo léo các loại động tác cơ động, bao gồm cơ động theo chiều cao, cơ động trong thành phần tốp bay, chiếc này cơ động so với chiếc kia, cơ động xung quanh trục dọc của chính nó, bằng cách thay đổi bề mặt phản xạ, làm cho các tín hiệu phản xạ bị xung hóa mà trở thành không liên tục. Tất cả những điều này kết hợp với màn nhiễu tổng thể rất thường xuyên tạo ra tình huống hầu như không thể khai hỏa được vào mục tiêu. Đó là lý do tại sao cho đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng ngay cả với số lượng tổn thất máy bay Mỹ mà người Mỹ ghi nhận, khoảng 1.000 máy bay, đó vẫn cứ là chiến thắng cực kỳ lớn lao của vũ khí của chúng ta và khả năng của người Việt Nam biết sử dụng tốt các loại vũ khí này, và, tất nhiên, cũng là chiến thắng của các chuyên gia chúng ta. Khi thực hành tác chiến, chúng tôi sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, ví dụ, phát sóng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn nhất để phát hiện mục tiêu, phóng đạn tên lửa trúng mục tiêu và sau đó tắt sóng ngay. Điều này đã được chứng minh bởi thực tế là tới thời điểm tôi đến Việt Nam, người Mỹ đã sử dụng rất rộng rãi các phương tiện chế áp tích cực hệ thống TLPK: đáp trả sự chiếu xạ vừa bắt đầu của hệ thống tên lửa phòng không, máy bay sẽ phóng đạn tên lửa kiểu "Shrike" bay theo cánh sóng bức xạ, đánh trúng trước hết cabin thu phát "P".

Ngoài ra, tới thời điểm chúng tôi đến Việt Nam ngườu ta đã lắp đặt trên một số tổ hợp, còn tới lúc tôi ra đi, họ đã hoàn toàn lắp đặt xong, thiết bị phụ trợ ngắm mục tiêu đặc biệt trên cabin "P", cho phép hướng cabin vào mục tiêu nhờ trợ giúp của của các kính ngắm quang học thông thường. Sau này, tại Ai Cập, tôi đã gặp những cải tiến hơn nữa của hệ thống tên lửa PK của chúng ta, được trang bị thiết bị có tên gọi "KARAT" - một hệ thống dẫn đường truyền hình. Tôi mang từ chuyến đi của mình đến Việt Nam, và sau này ở Ai Cập, một niềm tin rất rõ ràng rằng chúng ta bắt buộc phải sử dụng các hệ thống dẫn đường khác nhau, nhằm không chỉ sử dụng một mình radar để xác định tọa độ mục tiêu và dẫn đường đạn tên lửa, mà sử dụng tất cả các phương pháp định vị có thể, bao gồm cả quang tuyến, cả truyền hình, và hồng ngoại.

Tôi phải thừa nhận rằng ngay sau khi tôi có mặt ở Việt Nam, tôi phải đối đầu với một vấn đề không mong muốn - sự chưa sẵn sàng của bản thân để đánh bại kẻ thù. Và hôm nay, tôi đã thấu hiểu và thấm thía nghiền ngẫm hành động của quân đội chúng ta hồi tháng 6 năm 1941, bạn có thể thấy vô cùng rõ rệt rằng nhiều chỉ huy và tư lệnh các cấp khác nhau của chúng ta đã không được chuẩn bị tâm lý cho việc đối chọi lại cuộc tấn công thắng lợi quy mô lớn của kẻ thù. Tôi phải nói rằng đây là vấn đề vô cùng quan trọng. Trước hết cần phải chuẩn bị cho các cấp chỉ huy và quân đội trước sự phát triển KHÔNG THUẬN LỢI của các sự kiện trong điều kiện chiến tranh! Tôi hiểu rằng không phải tất cả mọi người đều hiểu điều đó, và không phải ai cũng thích nó, đặc biệt là tất cả các loại tư tưởng gia về ý thức hệ của chúng ta, các cán bộ chính trị và những người khác, họ hoàn toàn không có khả năng hiểu rằng chiến tranh - đó là hành động của cả hai bên, chứ không chỉ là một bên. Đó là hành động đối ứng, trong đó mỗi bên đều tính đến sự thành công của mình và sự thất bại của kẻ thù.

Vì vậy, điều đầu tiên tôi gặp ở Việt Nam, đó là cả một dải thất bại ban đầu. Tôi nhớ tháng Tư hầu như không có thành công nào. Theo tôi nhớ, chỉ có một trận đánh thành công, do một trong những tiểu đoàn của trung đoàn thực hiện. Các trận đánh khác đều thất bại. Và tôi phải nói với bạn rằng, hoàn toàn có thể, dựa trên những thất bại này, mà buông xuôi tay. Và chỉ có khả năng tốt của những con người của chúng ta trước sự cải hoán tâm lý, của các chuyên gia hàng đầu như Victor Frolov, Alyosha Deshiovykh và những chàng trai khác, những người làm việc cùng với tôi trong nhóm chuyên gia cấp trung đoàn, khả năng đó mới cho chúng tôi cơ hội để thu thập và phân tích nguyên nhân các thất bại của chúng tôi. Và họ giải thích rằng bọn Mỹ đã không ngồi yên, chúng đã nghiên cứu các thành công trong hoạt động của chúng tôi và có biện pháp quyết liệt giảm bớt những thành công ấy. Tính phức tạp của tình hình nằm ở chỗ, vào mùa xuân năm 1967 các cuộc tấn công của máy bay Mỹ xuống các mục tiêu chúng tôi bảo vệ đã tăng lên đáng kể. Những cuộc tấn công này trùng với những nỗ lực gia tăng của người Mỹ trong các vấn đề chiến tranh điện tử với các phương tiện chiến đấu của bộ đội phòng không VNDCCH.

Rất nhiều chuyên gia quân sự của chúng tôi, bao gồm cả người sau này trở thành tướng Nikolai Andreyevich Rudenko, đã buộc phải phát triển về nguyên tắc các quy tắc xạ kích mới, hoàn toàn khác với những gì chúng ta đã nghiên cứu trong các trường quân sự và các học viện. Hóa ra, những nguyên tắc kia, chỉ thích hợp cho môi trường hòa bình và chỉ cho phép bắn trúng những gã đơn độc-đau khổ như chiếc máy bay U2 của Powers trên bầu trời Urals, nay hoàn toàn không hữu ích gì đối với máy bay Mỹ trên bầu trời Việt Nam. Nhiều thủ pháp chiến thuật mới thú vị, chẳng hạn như thay đổi thường xuyên các trận địa tiểu đoàn TLPK, đảm bảo những phương án tối ưu nhất trong ứng dụng chiến đấu binh chủng tên lửa PK. Có lẽ vấn đề khó khăn nhất nhưng cũng thú vị nhất xét từ quan điểm chiến thuật, là việc xây dựng vào tháng 7 năm 1967 cái gọi là "cụm PK Hải Dương" (Hải Dương - một địa điểm nằm ở khoảng giữa Hà Nội và Hải Phòng).

Do sự gia tăng của các cuộc không kích của máy bay Hoa Kỳ, để bảo vệ đoạn đường rất quan trọng và các đối tượng nằm dọc con đường, người ta đã hợp nhất sự nỗ lực của hai trung đoàn pháo phòng không và một trung đoàn tên lửa phòng không (trung đoàn của tôi). Ở đây còn có sự hiệp đồng với lực lượng không quân tiêm kích đóng tại sân bay Nội Bài. Lãnh đạo cụm quân này là tư lệnh bộ đội TLPK và PPK Việt Nam Đỗ (Đoàn?) Huyên. Tất nhiên, kết quả là tích cực, nhưng tại cụm quân trên, chúng tôi đã mất hai tiểu đoàn, mà một trong số đó (tiểu đoàn TLPK số 2) ngày 12 tháng 7 năm 1967 đã trúng nhiều trái bom ném từ máy bay, trong đó trúng cả cabin "U", làm 12 người hy sinh cùng một lúc. Thật không may, phiên bản đầu tiên của S-75 không cơ động, và tổng công trình sư thiết kế Bunkin của chúng ta vẫn tiếp tục tạo ra một tổ hợp nặng nề cồng kềnh. Điều đó liên quan đến cả các hệ thống của binh chủng kỹ thuật VTĐT. Mặc dù vậy, trung đoàn có 4 tiểu đoàn của tôi trong năm 1967 vẫn thực hiện 85 lần di chuyển trận địa các tiểu đoàn. Tôi vẫn còn một số tài liệu, cho thấy tính hiệu quả của hệ thống tên lửa phòng không trên bầu trời Việt Nam trong những khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, đánh giá hoạt động trong quý 1 năm 1967: binh chủng tên lửa PK đánh 117 trận, phóng 235 đạn tên lửa, bắn rơi 34 máy bay (khoảng 7 tên lửa bắn rơi 1 máy bay), bắt tù binh 13 phi công.
..........
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2014, 05:54:36 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #88 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2014, 07:21:45 pm »

Đây là dữ liệu tháng 5 năm 1967, giai đoạn cuộc chiến đấu có cường độ cao nhất. Bảy trong số tám trung đoàn chiến đấu có kết quả:
- Trung đoàn 1: bắn rơi 11 máy bay, tiêu thụ 105 đạn tên lửa;
- Trung đoàn 3: bắn rơi 5 máy bay, tiêu thụ 20 đạn tên lửa;
- Trung đoàn 4: bắn rơi 1 máy bay, tiêu thụ 21 đạn tên lửa;
- Trung đoàn 5: bắn rơi 6 máy bay, tiêu thụ 51 đạn tên lửa;
- Trung đoàn 6: bắn rơi 3 máy bay, tiêu thụ 33 đạn tên lửa;
- Trung đoàn 7: bắn rơi 2 máy bay, tiêu thụ 16 đạn tên lửa;
- Trung đoàn 8: bắn rơi 3 máy bay, tiêu thụ 41 đạn tên lửa.
Như vậy, mức tiêu thụ bình quân cho 1 máy bay bị bắn rơi là khoảng 10 đạn.

Trong tháng 6 năm 1967 tôi có các dữ liệu sau: tiêu thụ 169 tên lửa, bắn rơi 12 máy bay địch (khoảng 14 tên lửa cho một máy bay bị bắn rơi).

Dữ liệu cho tháng bảy (7 trung đoàn tham gia chiến đấu)
- Trung đoàn 1: tiêu thụ 40 đạn tên lửa, bắn rơi bốn máy bay;
- Trung đoàn 3: 15 tên lửa, 1 máy bay;
- Trung đoàn 5: 20 tên lửa, 2 máy bay.
Các trung đoàn khác đã không bắn hạ được bất kỳ máy bay nào, mặc dù mỗi trung đoàn trong số họ đã tiêu thụ 15-20 tên lửa, tổng cộng chỉ trong tháng Bảy đã tiêu thụ 130 đạn (18 tên lửa cho một chiếc máy bay bị bắn rơi).

Trong tháng 8 năm 1967 TLPK bắn rơi 23 máy bay và bắt sống chín phi công, tiêu thụ 199 quả đạn. Đây là những dữ liệu chung cho toàn bộ năm 1967: 1160 lần bộ đội TLPK xạ kích, phóng khoảng gần 2.000 đạn tên lửa, bắn rơi 400 máy bay (hơn 100 so với cả hai năm 1965 và 1966). Tuy nhiên, các cuộc tấn công của máy bay Mỹ trong năm 1967 được ghi nhận lớn hơn 4 lần so với cả hai năm 1965-1966. Không quân tiêm kích VNDCCH bắn rơi hơn 100 máy bay địch.

Điều này cho phép, bằng một số cách, so sánh hiệu quả của KQTK và BC TLPK (KQTK về cơ bản đóng quân chỉ ở các sân bay Kép và Nội Bài, tức là cả 2 trung đoàn KQTK đã tham gia chiến đấu). Cản trở hoạt động chiến đấu là hiện tượng một số lượng lớn đạn tên lửa bị rơi, dẫn đến đánh trúng nhiều người dân. Ví dụ, trong 8 tháng rưỡi năm 1967 với tổng tiêu thụ khoảng 1.000 đạn tên lửa, có đến 5% số trên rơi vào các khu vực tương đối đông dân cư của Việt Nam làm 55 người thiệt mạng và hơn 50 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy. Đặc biệt một số lượng lớn đạn tên lửa bị rơi là ở trung đoàn 3 (trung đoàn Hải Phòng), trung đoàn 1 (trung đoàn Hà Nội) và trung đoàn 5. Tôi tin rằng lý do chính dẫn đến rơi đạn là do tới thời gian này người Mỹ đã tìm được cách gây nhiễu vào kênh trả lời, kênh điều khiển vô tuyến đạn tên lửa của chúng ta.

Ngoài những hoạt động chiến đấu thuần túy, đôi khi những hạn chế liên quan đến quan hệ với Trung quốc cũng gây thêm cho các chuyên gia quân sự Liên Xô những khó khăn thường nhật. Thực tế là ở Việt Nam thời điểm đó có một số lượng rất lớn các chuyên gia của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sang làm việc, và khi tính đến quan hệ song phương hai quốc gia đang rất căng thẳng của chúng ta, chúng tôi thường xuyên gặp phải các biểu hiện không thân thiện và thậm chí xúc phạm công khai của phía Trung Quốc. Chúng tôi, đến lượt mình, bắt buộc phải tuân thủ một sự kiềm chế nhất định, không rơi vào cái bẫy khiêu khích. Điều này, tất nhiên rất khó khăn trong những điều kiện lúc ấy. Tôi nhớ nhiều lần đến Hà Nội, đều gặp những nhóm lớn người Trung Quốc bắt đầu "dàn đồng ca", có thể nói, như khạc nhổ về phía chúng tôi. Chúng tôi đi trên xe ô tô, do đó, những cử chỉ dè bỉu này không có ý nghĩa gì, nhưng tất nhiên chúng làm chúng tôi rất khó chịu.

Chính quyền Việt Nam rất quan tâm đến chúng tôi, mặc dù không phải luôn luôn vồ vập chào đón (các mối quan hệ Việt-Trung và Trung-Xô ngăn cản). Mỗi trung đoàn (nhóm các chuyên gia Liên Xô) được giao cho một tỉnh (như vùng (oblast) của chúng ta). Ban lãnh đạo tỉnh nơi chúng tôi đóng quân đã giúp đỡ chúng tôi bằng nhiều cách, sắp xếp tổ chức các ngày lễ cho chúng tôi, xin nói thêm là khá thường xuyên. Bảo trợ nhóm của tôi là tỉnh Hà Bắc, mà bí thư thứ nhất tỉnh ủy là ông Lê Quang Tuấn, một con người hòa đồng và thông minh, người kể chuyện rất thú vị.

Tôi nhớ một lần bí thư Lê Quang Tuấn mời chúng tôi đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười. Bàn tiệc được bày biện rất phong phú và các cô gái thuộc đoàn văn công tỉnh được mời đến. Tôi phải nói rằng các cô gái ở Việt Nam rất đẹp, đặc biệt là các cô lai (lai Pháp) và các chàng trai đang đói của chúng tôi không phải chỉ ăn và uống, họ còn ngấu nghiến bằng mắt những người đẹp. Khi mà tôi, theo thói quen của người Nga, cố gắng mời họ đến bàn, hành động đó gây ra sự phiền phức và hiểu lầm. Hóa ra, những món ăn trên bàn của chúng tôi, bản thân người Việt Nam không có cách nào có thể kiếm được, và tất cả những gì trên bàn của chúng tôi được chuẩn bị dành riêng cho chúng tôi.


Yu.M.Boshniak, giai đoạn sau Việt Nam, tư lệnh sư đoàn PK đặc nhiệm số 28 tại Ai Cập năm 1971 (thứ hai hàng ngồi từ phải sang)

Giai đoạn đầu tiên của tôi ở Việt Nam (đó là khoảng gần cuối tháng 6 năm 1967), ở ban lãnh đạo văn phòng Trưởng đoàn Cố vấn quân sự tại Việt Nam có các sĩ quan có lương tâm, luôn cố gắng giúp chúng tôi trong tất cả các vấn đề và mong muốn của chúng tôi. Dù không thật đầy đủ, nhưng họ luôn luôn giúp chúng tôi. Sau đó, vào cuối mùa hè năm 1967 nhóm của tướng Abramov tới thay thế, trong đó có một số sĩ quan tin rằng tất cả mọi thứ có trước họ, phải "vứt bỏ và quên đi". Họ coi mình như người quy định các phương pháp hoạt động chiến đấu mới, mà không tính đến kinh nghiệm của chúng tôi hoặc thậm chí còn chối bỏ nó. Mặc dù tướng Abramov, cũng cần phải thừa nhận, là một con người rất thông minh và có học thức. Nhưng thật không may, đại tá Kulbakov, người đến cùng nhóm của tướng Abramov và được bổ nhiệm làm trưởng nhóm chuyên gia phòng không quân đội Liên Xô tại Việt Nam, không luôn luôn hiểu đúng tình hình mình đang ở trong đó. Điều này, tất nhiên, làm phức tạp thêm mối quan hệ của chúng tôi, mặc dù nó không phải là yếu tố quyết định đến công việc của chúng tôi.

Tôi muốn nhớ lại với lòng biết ơn lớn lao các bạn bè của tôi trong trung đoàn, họ đã giúp tôi bằng mọi cách có thể trong việc tổ chức bảo dưỡng khí tài, tổ chức huấn luyện chiến thuật. Đó là Veniamin Pen'kov, Vasily Baranovsky, Lionya Nebogatikov, Sasha Gorokhlinsky, Victor Frolov, người đã thể hiện lòng can đảm trong cuộc chiến đấu loại bỏ các hư hại nghiêm trọng, Alexei Deshevykh, Yuri Kozlov, Alexei Bogomolov, Victor Shershevitsky và nhiều người khác. Tổng tư lệnh Bộ đội Phòng không Quốc gia Nguyên soái Liên Xô Batitsky đánh giá rất cao hoạt động của các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam. Tôi thậm chí còn nhớ, ông đã ban hành một mệnh lệnh, theo đó tất cả những ai đã đến Việt Nam được ưu tiên số một trên con đường thăng tiến, với tư cách những quân nhân đã có kinh nghiệm chiến đấu. Tôi, đến lượt mình, gần như cưỡng bức vào nhập học Học viện Bộ Tổng tham mưu, sau khi tốt nghiệp được thăng tiến đáng kể. Tuy nhiên, mệnh lệnh này của Tổng tư lệnh cũng sớm bị lãng quên và những người đã thu được những kinh nghiệm vô giá về chiến tranh hiện đại, thật không may, đã bị chính sách cán bộ theo thị trường vứt bỏ, chính sách ấy được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống nhiều hơn là sử dụng đội ngũ cán bộ từ "Việt Nam" thử lửa về.

Cần phải nói rằng ban lãnh đạo đất nước, Bộ Quốc phòng đối xử với chúng tôi rất nồng ấm. Năm 1967 và đầu năm 1968 được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười và kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng vũ trang của chúng ta (ở đây đề cập đến ngày 7 tháng 11 năm 1967 và ngày 23 tháng 2 năm 1968). Tất cả chúng tôi nhận được những món quà khá tuyệt vời thời gian đó từ Bộ Quốc phòng, từ Chính phủ của chúng ta, và tất cả chúng tôi, tất nhiên, rất hài lòng vì thái độ ấm áp, chân tình thể hiện với chúng tôi.

Tất cả mọi thứ trong thế giới này rồi cũng đi đến kết thúc. Đâu đó giữa tháng 3 năm 1968 tôi được lệnh chuyển giao nhóm cố vấn trung đoàn của mình cho một đồng chí mới từ Liên Xô đến thay phiên và lên đường về nhà. Trong thời kỳ ấy các chuyến máy bay trực tiếp giữa Việt Nam và Liên Xô rất ít (người ta phải bay qua đường phía nam, Trung Quốc không cho phép máy bay của chúng tôi bay qua lãnh thổ họ), và đầu tiên chúng tôi phải bay trên máy bay của Trung Quốc tới Quảng Châu, sau đó từ Quảng Châu tới Bắc Kinh trên chuyến máy bay Trung Quốc tiếp theo, và chỉ từ Bắc Kinh chúng tôi mới bay trên máy bay Soviet bay về Liên Xô. Ở Trung Quốc, chúng tôi gặp, như bạn đã biết, thái độ rất không thân thiện của phía Trung Quốc đối với chúng ta, mặc dù không có hành động khiêu khích cụ thể nào. Chúng tôi gặp gỡ ở đây với các quan điểm rất thú vị trong ban lãnh đạo địa phương, với tệ sùng bái tuyệt đối Mao Trạch Đông, được phục vụ các món ăn Trung Quốc, mà ví dụ như ở Quảng Châu nơi chúng tôi phải ngủ đêm đến 4 ngày (do không có chuyến bay đến Bắc Kinh). Chuyến du lịch nhỏ này trên đường về nhà là một ấn tượng không thể nào quên, vô cùng sống động trong cả cuộc đời.

Ngay sau khi về tới Liên bang tôi được mời tới gặp Tổng Tham mưu trưởng Phòng không, tướng Sozinov, một trong những người thông minh nhất trong nhóm tùy tùng xung quanh Batitsky, người đề nghị tôi đến báo cáo với TTL PKQG tất cả các kết luận mà tôi rút ra từ chuyến đi công tác Việt Nam của mình. Tôi nhớ khi tôi thử báo cáo Sozinov những gì tôi muốn báo cáo với Tổng tư lệnh, và nói Việt Nam đã thuyết phục tôi rằng hệ thống phòng không bất khả kháng không bao giờ có, Sozinov liền ngắt lời tôi, "Cậu tốt nhất đừng nói thế với Tổng tư lệnh". Nhưng, dù sao tôi vẫn báo cáo TTL và TTL tiếp nhận nó, tôi nghĩ rằng, khá điềm tĩnh, thậm chí không phản đối. Thứ hai, tôi báo cáo với Tổng tư lệnh, rằng hệ thống phòng không, được chúng ta xây dựng tại Việt Nam, được định hướng chiến đấu với những phương tiện không kích trên của đối phương, chống lại những ai CÓ THỂ chiến đấu, mà không chống lại những ai mà ta PHẢI chiến đấu, nghĩa là tiểu đoàn trưởng TLPK buộc phải bắn vào mục tiêu mà nó có thể bắn, mà không phải là mục tiêu nó phải bắn trước tiên. Điều này nói lên RẰNG các phương tiện tấn công đường không, xét từ quan điểm chế áp hệ thống vô tuyến điện tử của bộ đội tên lửa phòng không, đã chứng tỏ nó mạnh hơn. Thứ ba, tôi nói rằng, ở Việt Nam, tôi thích hệ thống hiệp đồng hợp lý giữa bộ đội tên lửa PK và KQTK. Hoạt động diễn ra theo vùng hoặc theo thời gian, nghĩa là nếu bây giờ KQTK đang làm việc thì bộ đội tên lửa PK có lệnh cấm tiến hành chiến sự. Tôi hiểu rằng xét trên quan điểm tính hiệu quả của việc sử dụng trong chiến đấu các lực lượng và phương tiện hoạt động, nó là bất hợp lý, nhưng dù sao tất cả những kinh nghiệm tiếp theo trong đời phục vụ của tôi đã chỉ ra rằng hiệp đồng trong hệ thống phòng không cần phải đúng như vậy.  

Thứ tư, tôi báo cáo với Tổng tham mưu trưởng PK và Tổng tư lệnh PK, rằng hệ thống chiến tranh điện tử mà người Mỹ sử dụng, vượt cao hơn nhiều so với tất cả các khả năng thao trường của chúng ta. Nhưng, bất chấp thực tế là TTL và Tổng tham mưu trưởng nhận thức rất đúng những nhận xét của tôi, cho đến cuối đời phục vụ của mình (tôi hoàn thành nó vào năm 1985), tôi đã không nhìn thấy bất cứ điều gì giống với những thứ tôi nhìn thấy tận mắt vào năm 1967: ở các thao trường cũng không, ở các điểm đóng quân thường xuyên cũng không. Tiếc thay, trong vấn đề này, chúng ta tụt hậu về cơ bản so với người Mỹ.

Vâng, có lẽ điều quan trọng nhất có liên quan đến ngày hôm nay là: cá nhân tôi hồi đó và cả bây giờ hoàn toàn tin rằng bộ đội phòng không phải là một quân chủng lực lượng vũ trang hoàn toàn riêng biệt, mà nhiệm vụ thích hợp của nó là đáp ứng trọn vẹn nhất các lợi ích quốc gia và chính trị của chúng ta. Dù sao, đó là thành tựu lớn nhất của đất nước ta, khi trong những năm 195x, chúng ta đã xây dựng được một quân chủng lực lượng vũ trang - Bộ đội Phòng không Quốc gia và bắt đầu phát triển nó bằng mọi cách, tạo ra một hệ thống có sức hàm chứa cao nhất, có hiệu quả lớn nhất, có khả năng đối phó với phương tiện tấn công đường không, và tiếp đó là phương tiện tấn công từ không gian vũ trụ của kẻ thù. Và tôi cho đến bây giờ vẫn rất tiếc rằng, để phục vụ lợi ích của những quan điểm không được hợp lý lắm của một số nhà lãnh đạo riêng biệt của Nhà nước và Lực lượng Vũ trang, mà đôi khi công khai ủng hộ những khao khát đầy tham vọng của một số vị tư lệnh chưa xa, hệ thống phòng không của chúng tôi trên một mức độ lớn đã phải trải qua công cuộc tái cấu trúc, một sự "rút ngắn" kỳ dị, một sự cắt giảm, mà hôm nay chúng ta không còn có thể tự hào về tính độc nhất vô nhị và khả năng của nó trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của đất nước chúng ta.

Tôi tin tưởng chắc chắn - Bộ đội Phòng không Quốc gia cần phải tồn tại, như một hệ thống, như một quân chủng Lực lượng Vũ trang.

Trích từ sách của Yu.A.Stepanova "Ông nội tôi - Tướng Boshnyak", Học viện Quân sự Phòng thủ Không gian-Vũ trụ mang tên G.K.Zhukov, Khoa Phòng không. Tver, năm 2007.
........
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2014, 12:37:46 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #89 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2014, 10:12:44 pm »

Trích "Việt Nam không thể nào quên"


Đại tá Kazakov Rim Aleksandrovich

Kazakov Rim Aleksandrovich, đại tá về hưu. Sinh ngày 11.11.1938 tại thành phố Margelan tỉnh Ferghana.
Năm 1959 tốt nghiệp trường kỹ thuật hàng không quân sự Irkutsk và được điều động đến trung đoàn TLPK 260 Bryansk thuộc QKPK Moskva QCPKQG.
Từ tháng Tư 1966 đến tháng 1 năm 1967 trong biên chế trung đoàn, ông tham gia chiến đấu tại Việt Nam, trên cương vị sĩ quan điều khiển trung đoàn TLPK 274 QDNDVN. Đã bắn hạ 4 máy bay Mỹ.
Từ năm 1967 đến năm 1972 học viên Học viện Chỉ huy Quân sự QCPK Quốc gia tại thành phố Kalinin.
Từ năm 1972 đến năm 1975 Tham mưu trưởng trung tâm kỹ thuật VTDT QC Phòng thủ Tên lửa-Không gian Vũ trụ tại Sevastopol.
Từ năm 1975 đến năm 1985 Chủ nhiệm trung tâm kỹ thuật VTDT, sau đó là TMT một đơn vị quân đội tại thành phố Mukachevo.
Từ năm 1985 đến năm 1989 Chủ nhiệm Quân báo Sư đoàn Phòng không QKPK Moskva.
Được tặng thưởng huân chương "Cờ Đỏ" và 12 huy chương trong đó có "Dũng cảm trong chiến trận" và huy chương Việt Nam "Hữu nghị".



Đánh trận là các chuyên gia thực thụ

Trên cương vị sĩ quan điều khiển tôi đã trực tiếp chiến đấu chống máy bay Mỹ trong thành phần trung đoàn tên lửa PK Bryansk 260 vào năm 1966. Trong thời giàn chiến đấu trung đoàn đã phóng đạn 43 lần và tiêu diệt 25 máy bay địch. Kết quả khá cao. Tuy nhiên, sẽ sai lầm nếu đánh giá kết quả này chỉ như những phép thống kê hoàn toàn số học, bởi vì khi so sánh số lượng những cuộc không kích của máy bay địch và xạ kích từ phía chúng tôi sẽ khẳng định được hiệu quả cao trong sử dụng tiểu đoàn TLPK cần có điều kiện, mà chính đó là - tính chuyên nghiệp cao của các chiến sĩ tên lửa phải va chạm với những thực tế làm giảm khả năng chiến đấu của chúng ta, và đôi khi loại trừ việc xạ kích mục tiêu. Điều này sẽ được nói đến dưới đây.

Mặc dù tôi ở trên cương vị sĩ quan điều khiển khá đủ thời gian và đã có kinh nghiệm bắn đạn thật trên thao trường, khi giảng dạy cho người khác, bản thân tôi cũng phải học lại, bởi vì chúng tôi được chuyển giao khí tài quân sự phiên bản trước, mà thực tế lại tỏ ra linh hoạt hơn và không thể đoán trước: từ những điều kiện thời tiết không thể chịu nổi đến tính chuyên nghiệp rất cao của các phi công Mỹ.

Tôi cho là thiển cận câu chuyện thực tế là đã vài tháng các chiến sĩ tên lửa Liên Xô chiến đấu ở Việt Nam, mà kinh nghiệm chiến đấu của các trung đoàn đầu tiên vẫn phủ tấm màn bí mật. Thông tin thực mà trực tiếp tôi nghe được chỉ khi tôi có mặt ở Việt Nam thay vì phải được chuẩn bị để đối phó với chiến thuật của máy bay Mỹ.

Đương nhiên, cuộc đối đầu giữa SAM và máy bay dẫn đến sự cải thiện các kỹ thuật chiến đấu từ cả hai phía. Hưng phấn của các trận phóng đạn thắng lợi đầu tiên đã trôi qua nhanh chóng, và bây giờ đến lúc diễn ra các cuộc tìm kiếm và trả thù. Việc sử dụng tổ hợp TLPK đã tước đi của người Mỹ khả năng sử dụng máy bay ở các độ cao trung bình và lớn. Chiến thuật của họ là chuyển sang sử dụng các độ cao thấp và cực thấp, thường là nhỏ hơn 2000 m.

Trong các điều kiện như vậy, do địa hình phức tạp (đồi núi), các màn hiển thị của radar (đặc biệt là góc tà), bị chèn đầy tín hiệu phản xạ địa vật, trên nền nhiễu địa vật đó mục tiêu thường xuyên bị chìm lấp hoặc đơn giản là biến mất. Việc bám sát chính xác mục tiêu của trắc thủ để đảm bảo đánh trúng mục tiêu vậy là bị phá vỡ. Trên nền phản xạ địa vật cường độ cao, ta có thể dễ dàng nhầm lẫn với một mục tiêu đang biến mất, còn việc sửa lỗi trong điều kiện thiếu thời gian tương đương với việc ngắt xạ kích.


A-4F Skyhawk (VA-55 / CVW-21 / CVA 19) phóng AGM-45 Shrike

Trong hoàn cảnh như vậy, điều quan trọng với kíp chiến đấu là vừa giữ bình tĩnh, duy trì tốc độ chuyển vị đã định của ăng-ten và mục tiêu, như thường thể hiện. Hành động tiếp theo là nhanh chóng bắt mục tiêu và đảm bảo độ chính xác trong bám sát mục tiêu. Hệ thống MARU (мгновенной автоматической регулировки усиления - điều chỉnh độ khuếch đại tự động tức thời) làm giảm đáng kể mức nhiễu, nhưng hiện tượng vẫn tồn tại.

Tất cả các công việc thực hiện trong chế độ bám sát bằng tay, không thể nói gì về chế độ tự động.
Lịch sử của tất cả các cuộc xung đột quân sự những năm gần đây cho thấy một sự thay đổi trọng tâm của cuộc đấu tranh trong lĩnh vực đối kháng điện tử, được thể hiện rất đầy đủ ở Việt Nam. Tôi xin nói ngay là không phải chuyện đối đầu với nhiễu thụ động, tuy nhiên cường độ của nhiễu chủ động tăng lên ngay trước mắt từ một dải hẹp linh động đến những vệt sáng chói lòa chiếm 50% màn hình hiển thị. Ứng dụng nhiễu được thực hiện từ các máy bay hoạt động trong tốp không kích, cũng như từ các máy bay gây nhiễu chuyên dụng loại EB-6A, lảng vảng ở khoảng cách 60-120 km bên ngoài vùng hoạt động của không quân Việt Nam. Môi trường gây nhiễu thực, không giống như định nghĩa từ máy mô phỏng, nó phức tạp hơn nhiều. Việc tách mục tiêu trên nền nhiễu là không thể.

Kết quả là, trong các điều kiện có đối kháng nhiễu, ít nhất là với tôi, không thể tiến hành chỉ một lần phóng đạn. Các tần số thay thế trên tổ hợp thì không được dự phòng.

Một trong các cách để bắn vào nguồn gây nhiễu là sử dụng phương pháp "ba điểm" chỉ có thể khẳng định khi tồn tại trên phương diện lý thuyết, bởi vì tâm dải nhiễu không thể phân biệt được.

Trong cuộc đối đầu với SAM người Mỹ sử dụng rộng rãi tên lửa chống bức xạ "không đối đất" loại "Shrike" tự dẫn theo bức xạ của đài bám sát. Vì bề mặt phản xạ thấp việc phân biệt trên màn hình quả đạn đang bay là không thể. Cơ hội duy nhất được trao, chỉ một cơ hội thôi, khi điều kiện thuận lợi, tại thời điểm phóng Shrike trên màn hiển thị 5 km đường quét qua biến đổi ngắn hạn, dạng của nó là một điểm tách ra từ mục tiêu đang bị theo dõi.

Nếu cú phóng "Shrike" từ chiếc máy bay đang bị bắn đã xác định được, nhiệm vụ của sĩ quan điều khiển là so sánh tốc độ bay của các quả đạn tên lửa (ở "Shrike" tốc độ này là cao) và cự ly tương hỗ của đạn tên lửa đến mục tiêu, anh ta phải đưa ra quyết định bỏ bám sát mục tiêu đang xạ kích hay tiếp tục dẫn đạn gặp mục tiêu. Nhưng vì "Shrike" bay một cách vô hình, vấn đề phải giải quyết bằng giác quan thứ sáu, mà đôi khi, tiếc thay, lại chơi khăm ta. Làm việc trong chế độ phát hiện và bám sát mục tiêu với bức xạ lâu dài trên ăng-ten mà không phóng tên lửa, tổ hợp TLPK cực kỳ dễ trúng "Shrike". Do đó, vì lý do an toàn, chúng tôi buộc phải định kỳ bỏ bám sát mục tiêu bằng cách quay ăng-ten sang bên cùng với việc chuyển hướng tiếp theo của các máy phát một cách tương đương, nhờ vậy đem lại cho "Shrike" hướng di chuyển sai. Và mặc dù "Shrike" được trang bị một bộ nhớ, nhưng một cách đơn giản như vậy đảm bảo rất nhiểu cho sự sống còn của tổ hợp.

Chắc chắn, tất cả những điều đó làm giảm mạnh khả năng chiến đấu của chúng tôi, nhưng nếu không có những biện pháp này, nói chung mọi chuyện có thể dẫn đến số không.

Đây là những yếu tố mà trên nền của chúng, các kíp chiến đấu phải hoạt động.
Tôi không thể bỏ qua một số khía cạnh khác ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động chiến đấu và kết quả xạ kích. Ví dụ, trong tay người sĩ quan điều khiển sẵn sàng để phóng thường xuyên nhất có không quá 4 quả đạn tên lửa thay vì 6 đạn.

Điều này liên quan đến việc lựa chọn trận địa nằm ngoài thẩm quyền các chuyên gia Liên Xô, còn việc triển khai một tiểu đoàn được cấp diện tích đất rất hạn chế. Vậy là, thực tế từ trước tôi đã bị hạn chế chỉ bắn không quá 2 mục tiêu.


Các CCB trung đoàn Cờ Đỏ 260 Briansk từng tham gia chiến đấu tại Việt Nam trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trung đoàn 11/8/2006. Thứ 2 từ trái sang Rim Kazakov, tiếp theo là Volodin, Serebriansky N., Shelomytov G.Ya., Мikhailov Е., Tsvetkov I., Semionov О.

Trong cuộc không kích cụ thể kiểu này thường là không sử dụng tiếp đạn bệ phóng, bởi vì đòn oanh tạc trả thù bằng bom-tên lửa sẽ lập tức giáng xuống tiểu đoàn, hoặc người Mỹ tiến hành trinh sát bổ sung còn tiểu đoàn sẽ chuyển trận địa trong thời gian đó.

Cũng có khi xảy ra các sự kiện, ví như đại diện bộ chỉ huy Việt Nam, do nhiều nguyên nhân độc lập khác nhau, ra điều kiện liên quan đến những hạn chế xạ kích trong một số cung xác định và ở những độ cao xác định, điều đó tương đương với việc cấm bắn. Vậy là, các phương pháp đối kháng mà kẻ thù áp dụng không chỉ cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của tiểu đoàn, mà còn làm giảm đáng kể xác suất tiêu diệt mục tiêu, đòi hỏi có sự điều chỉnh nhất định trong hành động của chúng tôi.
.......
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2014, 08:03:18 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM