Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:46:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108743 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #30 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 12:33:51 pm »

Bác cứ giả định làm gì! Nó thế rồi mà.

Các bác có biết cái bãi ráp tên lửa của LX hiên ngang giữa đồng ở Hưng Yên không nhỉ?  Grin

Đúng là cuộc chiến có lắm trò buồn cười!
Logged
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 12:45:01 pm »

LX lập cầu hàng không làm gì nếu đạn C-75 vẫn còn nằm ở Bằng Tường

 Bạn xem kỹ những gì tôi viết trước đây. Tôi không nói  đạn C-75M lúc đó đang nằm ở Bằng Tường. SAM-3 cũng chưa có mặt ở Bằng Tường

Toàn bộ SAM-3 (đạn C-125 + bệ phóng) từ Khabarovsk (Nga) chở bằng tầu hoả qua Trung Quốc nếu đi nhanh phải mất 5 ngày, tức là nó phải xuất phát từ Khabarovsk trước ngày 26-12-72 để đến được ga  Bằng Tường ngày 1-1-1973.
Từ 21-12-72 Việt nam bắt đầu lo thiếu đạn, nhưng đến đêm 23-12-72 thực sự sẵn sàng chiến đấu chỉ còn vài chục quả, tôi nhớ không chính xác là 23 quả nằm trên bệ)
Liên Xô lo thiếu đạn tên lửa với tốc độ bắn nhiều như mấy ngày đầu sợ rằng  chở bằng tàu hoả không kịp, "phải tính đến" (xin nhớ là tính đến phương án như lời bài báo) đưa ngay sang bằng máy bay, để bổ xung, vì lắp ráp ở Việt nam cũng không kịp với tốc độ cuộc chiến.

     
Trích từ cuốn "Lịch sử Trung đoàn tên lửa phòng không 276" - Trung đoàn tên lửa SAM-3 đầu tiên:
"Cuối tháng 8 năm 1972, ban chỉ huy trung đoàn đã gửi thư tay qua tùy viên quân sự báo cáo về Quân chủng nói rõ tính năng, đặc điểm của loại tên lửa C-125 để Bộ tư lệnh Quân chủng có ý định sử dụng hỏa lực trước khi đơn vị hành quân về nước.
Theo dõi sát diễn biến đàm phán ở Hội nghị Pa-ri, lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn thường xuyên giáo dục bộ đội tinh thần sẵn sàng về nước tham gia chiến đấu. Giờ đây, vừa hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện chuyển binh chủng với kết quả bắn đạn thật đạt thành tích xuất sắc; cán bộ chiến sĩ càng háo hức về nước lập công. Số cán bộ đã sử dụng tên lửa C-75 gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai lại càng nung nấu ý chí chiến đấu và quyết thắng. Với tính năng ưu việt của tên lửa C-125, họ tin chắc sẽ có dịp đánh thắng các thủ đoạn chiến thuật mới của địch, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay Mỹ.
Đảng ủy trung đoàn ra nghị quyết lãnh đạo đơn vị hành quân về nước. Các yêu cầu đảm bảo an toàn cho người và trang bị kỹ thuật trong hành quân, tuyệt đối giữ bí mật về nhiệm vụ và kết quả học tập được đặt lên hàng đầu trong công tác lãnh đạo. Đảng ủy cũng chỉ ra: Trung đoàn phải nhanh chóng cùng bộ phận trong nước kiện toàn tổ chức đưa đơn vị vào nền nếp. Công tác tư tưởng lúc này là tiếp tục xây dựng và củng cố ý chí, quyết tâm chiến đấu ngay từ những ngày đầu ra quân.
Ngày 4 tháng 12 năm 1972, toàn trung đoàn lên xe lửa rời Ba-cu – A-zéc-bai-dan về nước. Tối ngày 18 tháng 12 năm 1972, tàu vượt qua biên giới Việt – Trung về đến Bắc Giang và dừng lại ở Kép, vì cầu Bắc Giang mới bị đánh hỏng. Cũng đúng đêm ngày 18 tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ mở đợt tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội và Hải Phòng.
Ở thời điểm tàu dừng bánh, máy bay địch đang quần lượn đánh phá nhiều địa điểm, trong đó có sân bay Kép, ga Kép.
Thủ trưởng trung đoàn lệnh cho bộ đội rời khỏi tàu, nhanh chóng sơ tán người và hành lý ra xa các mục tiêu địch có thể đánh phá tiếp. Trong đêm tối, toàn trung đoàn khiêng vác toàn bộ hành lý, sơ tán vào làng Vỹ Liệt, cách ga Kép 5km.
Trong lúc đó, cán bộ trung đoàn vào sở chỉ huy Sư đoàn 375 tại Hữu Lũng báo cáo về Quân chủng và xin chỉ thị.
Thủ trưởng Sư đoàn 375 điều xe đưa trung đoàn trưởng và chính ủy Trung đoàn 276 về Quân chủng báo cáo tình hình và nhận lệnh mới.
Hai đồng chí trung đoàn phó Nguyễn Đình Ái và Quách Hải Lượng ở lại tổ chức cho bộ đội trú quân. Những đồ đạc hành lý nặng chưa cần thiết cho sinh hoạt và chiến đấu được tập trung thành kho, gửi lại địa phương, đồng thời tổ chức cho bộ đội quay ngược lên Đồng Đăng để nhận vũ khí, khí tài (vũ khí, khí tài đi sau).

...

Tại sở chỉ huy Quân chủng, sau khi nghe đồng chí Phạm Sơn, trung đoàn trưởng và Nguyễn Khắc Chuẩn, chính ủy trung đoàn báo cáo kết quả học tập và hành quân an toàn về nước, đồng chí Hoàng Phương, Chính ủy Quân chủng biểu dương trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ mà Quân chủng và Bộ Quốc phòng giao cho, đồng thời lệnh cho trung đoàn khẩn trương triển khai chiến đấu trong đội hình Sư đoàn phòng không 361 bảo vệ Hà Nội.
Nhiệm vụ của Trung đoàn 276 là hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị trong sư đoàn và các lực lượng phòng không địa phương bảo vệ hướng đông – đông nam và đông bắc Hà Nội. Trước mắt, đơn vị phải nhanh chóng tiếp nhận vũ khí, khí tài và cơ động về các trận địa đã chuẩn bị sẵn quanh Hà Nội.
Trung đoàn thiết lập một sở chỉ huy nhẹ tại bản Nga do trung đoàn phó Nguyễn Đình Ái trực tiếp chỉ huy điều hành việc tiếp nhận vũ khí, khí tài. Trong hai đêm, trung đoàn đã nhận xong 3 bộ khí tài tại ga Đồng Đăng và tổ chức sơ tán về Lộc Bình – Lạng Sơn đảm bảo an toàn. Ba tiểu đoàn còn lại nhận tại ga Đa Phúc. Trong thời gian bộ phận huấn luyện chuyển binh chủng tại Liên Xô, bộ phận ở trong nước của trung đoàn cũng hoàn thành một khối lượng lớn công việc như ổn định biên chế tổ chức, tiếp nhận tân binh, triển khai huấn luyện chuẩn bị cơ sở vật chất hậu cần, xây dựng các trận địa, tạo điều kiện cho trung đoàn khi về nước bước vào chiến đấu được ngay.
Thủ trưởng Sư đoàn phòng không 361 chỉ thị: Tiểu đoàn nào, bộ phận nào nhận xong vũ khí, khí tài, nhanh chóng tổ chức hành quân về chiếm lĩnh trận địa. Toàn bộ công việc trên đã diễn ra hết sức khẩn trương trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972. Ban ngày máy bay chiến thuật đánh phá, ban đêm máy bay B-52 rải thảm, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 276 bất chất hiểm nguy, triệt để chấp hành mệnh lệnh, chỉ mong sớm được phóng đạn đánh địch.
Thời gian đầu, sở chỉ huy trung đoàn bố trí ở Tây Mỗ. Ban chỉ huy trung đoàn chỉ đạo cho các cơ quan và đơn vị: Tập trung mọi khả năng cho tiểu đoàn 169 hoàn chỉnh đồng bộ bước vào chiến đấu trước. Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khắc Cần và chính trị viên Nguyễn Văn Sang, tiểu đoàn 169 đã chiếm lĩnh và triển khai chiến đấu ở trận địa Bắc Hồng, Đông Anh. Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Trọng Đào, tiểu đoàn 170 đã kéo vũ khí, khí tài về triển khai ở chân núi Dõm, xã Phù Linh (huyện Đa Phúc cũ). Các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật đã nhanh chóng triển khai một dây chuyền lắp ráp 4 quả đạn và kiểm tra hiệu chỉnh, đảm bảo các tham số kĩ thuật, sau đó bàn giao cho tiểu đoàn 169.
Khi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn tất, lưới ngụy trang vừa kéo lên che đậy vũ khí, khí tài thì chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972 kết thúc.
Các tiểu đoàn khác triển khai chậm hơn nhưng đều chưa nhận được đạn. Hai tiểu đoàn 166, 167 đang còn ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Trên miền Bắc, chiến tranh kết thúc.
Quân và dân miền Bắc đã lập nên kỳ tích chói lọi trong lịch sử dân tộc: Đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.
Trong niềm hân hoan đón mừng chiến thắng của dân tộc, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 276 ai cũng nuối tiếc đã không kịp phóng đạn đánh vào những chiếc máy bay cuối cùng của địch trên bầu trời Hà Nội. Nhiều người đã thốt lên: Nếu như đạn về đồng bộ với vũ khí, khí tài thì trung đoàn đã phát huy được hỏa lực tham gia những trận đánh cuối cùng bảo vệ bầu trời Hà Nội."


http://www.quansuvn.net/index.php?topic=683.0

Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 08:59:51 pm »

Phương án 3: Lắp ráp đạn: với tốc độ chừng 20 quả/ngày đối với cuộc đánh nhau với B52 quả là quá khiêm tốn

Sau ngày 20/12, tại khu vực HN -HP có 3 tiểu đoàn kỹ thuật lắp đạn. Công suất mỗi tiểu đoàn 24 quả một này đêm. Tổng cộng ít nhất cũng phải được 60 quả một ngày đêm.

Trích dẫn
Phương án 4: Tên lửa từ QB-VL đưa về, theo báo Nhân Dân, 12-1989 viết có những đơn vị phải di chuyển từ đó về HN tới 600 km. Các bạn nên hình dung thời chiến di chuyển tên lửa 600 km là một kỳ công: phải đi đêm, ban ngày cất giấu….
Theo tôi hiểu cả hai phương án 3, 4 là hiện thực (real) cung cấp đạn cho chúng ta bổ xung kịp trong 2 ngày nghỉ Noen (24-25 tháng 12-72)

Nhiều cái bác đọc vậy mà chưa chắc đã vậy. Chắc vì phải di chuyển kỳ công như thế cho nên mãi đến tối 28/12, đạn từ QK4 mới ra đến HN bác ạ.

Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 09:36:41 pm »

Phương án 4: Tên lửa từ QB-VL đưa về, theo báo Nhân Dân, 12-1989 viết có những đơn vị phải di chuyển từ đó về HN tới 600 km. Các bạn nên hình dung thời chiến di chuyển tên lửa 600 km là một kỳ công: phải đi đêm, ban ngày cất giấu….
Theo tôi hiểu cả hai phương án 3, 4 là hiện thực (real) cung cấp đạn cho chúng ta bổ xung kịp trong 2 ngày nghỉ Noen (24-25 tháng 12-72)


Nhiều cái bác đọc vậy mà chưa chắc đã vậy. Chắc vì phải di chuyển kỳ công như thế cho nên mãi đến tối 28/12, đạn từ QK4 mới ra đến HN bác ạ.


Đúng là tôi đọc báo Nhân Dân, và tôi cũng không tiện nêu ra những điều tôi biết, thí dụ các đơn vị tên lửa phải thu xếp khí tài, chuyển vận về và cũng không phải lúc nào đi đường cũng xuôi chiều mát mái. Báo nói con số 500-600 km bạn đừng nghĩ rằng là khoảng cách  từ Huế đến Hà nội. Họ từ Lào về đấy. Các xe chở tên lửa phải đi vòng vèo, đường xá xấu, nhiều bến phà… Tuy nhiên những tên lửa từ Thanh Hoá, Nghệ an  bắc Quảng Bình đã về kịp đấy!

 
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2008, 10:03:31 pm »

Tuy nhiên những tên lửa từ Thanh Hoá, Nghệ an  bắc Quảng Bình đã về kịp đấy!

Tôi rất quan tâm chuyện này. Vậy bác có thể cho biết đó là đơn vị nào, về đến HN chính xác ngày nào, mang về được bao nhiêu đạn, tham gia chiến đấu từ ngày nào không ạ?
Logged
longtt88
Thành viên
*
Bài viết: 249


« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 09:48:26 am »

Hồi ức CỦA CỰU BINH LIÊN XÔ VỀ VIỆT NAM

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=2r6NTYCla6Y" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=2r6NTYCla6Y</a>
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2013, 01:45:14 pm »

Một bộ ảnh kỷ niệm của những năm 196x. Chủ nhân bộ ảnh là sỹ quan tên lửa Shelomytov Ghennady Yakovlevitch, nguồn đăng "nhat-nam.ru".















.......


Ngoài cùng bên phải, nghệ sỹ Mai Châu.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #37 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 06:58:36 pm »

Trích "Việt Nam - không thể nào quên"

Đảm bảo đo lường và sửa chữa vũ khí - cơ sở của sự sẵn sàng chiến đấu và tính hiệu quả của tổ hợp tên lửa phòng không


Trung tá Bannikov Evgheny Kuzmitch

Sinh ngày 21 tháng 8 năm 1945 tại Belarus.

Năm 1963 tốt nghiệp trường phổ thông tại thành phố Pinsk và vào học Trường Cao đẳng Kỹ thuật VTDT Phòng không Minsk, tốt nghiệp 1968. Bắt đầu phục vụ tại Ural, là kỹ sư vũ khí tên lửa tại đơn vị quân đội 31768 tại thành phố Kystym. Sau đó ông phục vụ trên các cương vị khác nhau tại Phòng Thí nghiệm đo lường thiết bị kỹ thuật số 184 và đơn vị quân dội 03311 thuộc Tập đoàn quân PK Cờ Đỏ độc lập số 4 QCPK. Năm 1982 tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật VTDT PK Quân sự Kharkov mang tên nguyên soái Liên Xô L.A.Govorov. Năm 1992 chuyển ngạch dự bị theo độ tuổi trên cương vị chỉ huy trưởng đơn vị quân đội 03311. Hiện nay làm việc trên cương vị Trưởng phòng Thiết kế TSKB "Transmash" tại thành phố Ekaterinburg. Đã biệt phái công tác tại Việt Nam từ tháng 12 năm 1973 đến tháng 5 năm 1974 và từ tháng 1 năm 1975 đến tháng 6 năm 1975.

Đã được tặng thưởng huy chương "Chiến công" và nhiều huy chương khác do quá trình phục vụ quân dội và huy chương Hữu Nghị của Việt Nam.


Những ấn tượng đầu tiên về chiến tranh ở Việt Nam của tôi và những đau khổ của nhân dân Việt Nam hằn vào tâm trí tôi khi các học viên Việt Nam tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật VTDT PK Minsk, nơi tôi học giai đoạn 1963-1968, chuẩn bị về Tổ quốc nghỉ phép. Hồi đó theo sáng kiến của tổ chức Đảng và Đoàn Komsomol trong nhà trường, đã tổ chức quyên góp tiền để mua quà tặng những đứa trẻ và các thành viên trong gia đình các bạn Việt Nam. Tôi bây giờ cũng không còn nhớ được chính xác đã mua những quà gì, nhưng trong đó có kẹo bánh cho trẻ con. Và khi người lãnh đạo nhóm học viên Việt Nam lên đáp từ run giọng mà nói rằng không phải tất cả những đứa trẻ của họ sẽ được biết vị ngọt của kẹo, thì trong gian hội trường lớn nơi diễn ra cuộc tiễn đưa trọng thể, không ai có thể hững hờ. Tất cả đều hiểu rằng các bạn học Việt Nam của chúng tôi, những người mà chúng tôi biết rất rõ, trở về nơi ấy, nơi đang diễn ra cuộc chiến tranh đẫm máu có sử dụng chính những tổ hợp TLPK S-75 mà chúng tôi được học.
 
Kinh nghiệm sử dụng Binh chủng TLPK thuộc QCPK Quốc gia tại Việt Nam được nghiên cứu và phân tích khá tỉ mỉ tại các cơ sở đào tạo cao đẳng đại học của QCPK, trong đó có Cao đẳng Kỹ thuật VTDT PK Minsk, với tư cách là một trong các trường đào tạo quân sự đầu đàn của Bộ đội Phòng không Quốc gia. Thông tin truyền qua các bản tin nội bộ và trở thành đề tài nghiên cứu được quan tâm của đội ngũ giảng viên tại Khoa Chiến thuật, sau đó là đề tài thảo luận tại các giờ seminar với các học viên. Chúng tôi chân thành vui mừng trước những thành công của các trận đánh PK đầu tiên, đau buồn chia sẻ với những tổn thất trong chiến đấu khi xuất hiện tên lửa chống radar Mỹ kiểu "Shrike". Các thủ đoạn chiến thuật của máy bay địch được nghiên cứu kỹ lưỡng, các biện pháp có thể đối phó với đạn chống radar, các đặc điểm tiến hành trận đánh PK trong điều kiện bị địch gây nhiễu tích cực quy mô lớn được mang ra thảo luận sôi nổi. Đặc biệt người ta quan tâm đến việc cải tiến các đặc tính kỹ thuật của tổ hợp S-75, nâng cao hiệu quả của nó. Mà hiệu quả xạ kích sau những thắng lợi vô diều kiện giai đoạn đầu đang sa sút. Không quân Mỹ ngừng bay theo đội hình chặt chẽ trên độ cao trung bình, chúng bắt đầu tích cực gây nhiễu, dùng các phương pháp khác nhau vượt qua hệ thống PK ở các độ cao thấp và chia thành các tốp chuyên nhiệm chế áp tổ hợp TLPK. Trên các máy bay của Hoa Kỳ đã lắp đặt các bộ chỉ thị phát ra thinh không lệnh vô tuyến (RPK) xác nhận cuộc phóng đạn tên lửa và bắt đầu chuyến bay có điều khiển của nó. Trong trường hợp này phi công của các máy bay KQ chiến thuật và KQHQ trên hạm được quy định thực hiện các thao tác cơ động tránh tên lửa mà thường dẫn đến việc phá vỡ sự kiểm soát đường bay của nó. Thực tế theo những người chứng kiến thì các phi công Mỹ khi nhận được tín hiệu như vậy thường bỏ qua chỉ dẫn mà chỉ làm mỗi động tác bung dù, sau khi nhìn thấy "điếu xì-gà" nặng 2 tấn của trái đạn TLPK đang vun vút lao tới họ. Còn trên mặt đất người ta đã nóng lòng chờ đợi họ từ lâu....  

Khi tiến hành các hoạt động chiến đấu dường như không bao giờ thể hiện nguyên tắc "mỗi tác động đều sinh ra phản tác động". Chúng tôi được dạy trong trường rằng việc gây nhiễu hiệu quả trên kênh ngắm của tên lửa trong các điều kiện có liên lạc vô tuyến trực tiếp giữa đài điều khiển tên lửa (SNR) và đạn tên lửa là có xác suất tin cậy nhỏ. Nhưng cuộc sống có những điều chỉnh của nó. Kẻ thù đã xác định thành công dải tần số của máy hỏi-đáp vô tuyến của tên lửa và tại một trong các cuộc không kích vào Hà Nội, chúng đã gây nhiễu xung-hỏi đáp rất mạnh vào kênh điều khiển đó. Kết quả thật bi đát đối với tổ hợp TLPK. Trên thực tế hầu như tất cả các quả đạn với đầu chiến đấu cùng thùng nhiên liệu và chất ô-xy hóa nguyên vẹn đã mất điều khiển và lao xuống đất và gây sát thương đáng kể cho chính đối tượng được bảo vệ. Phia Việt Nam thậm chí đã nghi ngờ chất lượng các tên lửa do Liên Xô cung cấp. Điều đó cùng với các thất bại khác đã được mổ xẻ phân tích kỹ bởi các chuyên gia quân sự Xô Viết tại Việt Nam cũng như tại Liên Xô. Kết quả là đã thay đổi dải tần số và công suất của đèn magnetron khối FR-15 của đạn tên lửa và tiến hành một loạt biện pháp nâng cao khả năng kháng nhiễu của đài điều khiển.

Việc hạ thấp giới hạn dưới của vùng diệt mục tiêu của tổ hợp TLPK đã buộc máy bay địch phải chuyển sang các độ cao cực thấp nơi hệ thống PPK của bộ đội PK Việt Nam đang nóng lòng chờ đợi chúng. Các phương pháp đối phó với đạn chống radar cũng đã được phát triển, dẫn tới việc giảm mạnh mức độ tổn thất cho đội ngũ quân nhân bộ đội TLPK. Toàn bộ những biện pháp này và các biện pháp khác nữa đã giúp phục hồi tính hiệu quả của tổ hợp và tiếp tục cuộc chiến đấu của QDNDVN với máy bay của bọn xâm lược.

Tổn thất của Không lực Mỹ tại Việt Nam tăng lên và ngày càng trở thành lớn đến mức không chấp nhận nổi với Hoa Kỳ. Chiến thắng của bộ đội PK nước Việt Nam nhỏ bé trước sức mạnh quân sự của máy bay Hoa Kỳ, có sử dụng chính tổ hợp TLPK mà chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, gây cho chúng tôi, các học viên của một trường quân sự bộ đội PK, niềm tự hào chính đáng. Nhưng niềm sung sướng đặc biệt dấy lên trong chúng tôi là khi được tin tên lửa PK của chúng tôi đã bắn hạ chiếc máy bay ném bom chiến lược đầu tiên của Mỹ, chiếc "pháo đài bay" B-52 lừng danh và không thể với tới. Như sau này đã biết, đó chỉ là bước khởi đầu. Trong thời gian chỉ một chiến dịch không kích ồ ạt của máy bay Mỹ từ ngày 18 đến 30 tháng 12 năm 1972, trên bầu trời Hà Nội đã có 81 máy bay địch bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52, điều đó buộc ban lãnh đạo Mỹ từ chối tiếp tục chiến dịch.

Đối với chúng tôi, những sĩ quan binh chủng TLPK trong tương lai, điều đó thật thú vị nhưng vẫn còn ở xa. Liệu hồi đó tôi có biết được rằng với cuộc chiến tranh ấy, với đất nước ấy tôi sẽ còn phải làm quen gần gụi hơn nữa hay không ?

Thật bất ngờ tôi nhận được đề nghị "thật nhanh chóng, cỡ khoảng 6 tháng", đi công tác biệt phái đến đất nước có khí hậu nóng ẩm này vào năm 1973, khi tôi đang phục vụ trên cương vị trưởng ban sửa chữa và tiêu chuẩn hóa Trạm Kiểm tra- Thử nghiệm (KIPS) của Phòng Thí nghiệm đo lường thiết bị kỹ thuật 184 của TDQ PK số 4. Cần phải khôi phục lại trang bị kỹ thuật sau các trận đánh tháng 12 năm 1972 mà trong đó máy bay Mỹ phải chịu những tổn thất khủng khiếp và Hoa Kỳ buộc phải rút khỏi Việt Nam. Nhóm chuyên gia sửa chữa và tiêu chuẩn hóa của trạm KIPS và phương tiện đo lường được thành lập từ các cơ quan đo lường của các binh đoàn PK khác nhau. Trong thành phần của nó có các đại diện của Bộ Tham mưu Phòng không, Phòng Thí nghiệm trang thiết bị đo lường Liuberetskaia, các chuyên gia đo lường từ Bacu, Kiev, Minsk và Sverdlovsk. Lãnh đạo nhóm là sĩ quan Bộ Tham mưu Phòng không Trushkin Oleg Ivanovitch. Thủ tục chuẩn bị cho đội ngũ quân nhân của nhóm đi công tác biệt phái theo đúng tiêu chuẩn - tiêm chủng, hướng dẫn và trò chuyện ở các mức độ khác nhau, lên đến tận BCHTU Đảng CS Liên Xô. một bộ phận nhóm công tác sẽ đến Việt Nam bằng đường biển để hộ tống hàng hóa là các trang bị, công cụ đo lường, các dụng cụ đặc chủng và phụ tùng thay thế. Trong các hòm hàng đó, theo lời khuyên của các đồng chí có kinh nghiệm hơn, đã lèn vào các hộp cá trích, đường đen, xúc xích sấy khô và tất nhiên thuốc lá "Thủ đô". Hơn nữa, chúng tôi còn phải đón Năm Mới ở Việt Nam. Sau này mới rõ rằng tất cả những món tuyệt vời ấy đã đến rất kịp thời, dù việc giữ chậm nó đến 30 tháng 12 có làm tất cả chúng tôi hơi lo lắng.

Bản thân chuyến bay dài cũng rất mệt mỏi. Chiếc IL-18 cần cù bay suốt ngày đêm đưa chúng tôi từ Moskva đến Hà Nội. Các điểm đỗ tạm là Tashkent, Karachi, Calcutta, Rangoon, Vientiane. Ấn tượng tích lại theo mức độ xa Moskva. Ban đầu đối với một người Xô Viết rất kỳ lạ là đồ uống các loại ở "Duty shops" tại Karachi. Sau đó là mùi vị nóng bỏng, mùi cỏ cây nồng gắt lạ lùng miền nhiệt đới và rong biển trong không khí tời đêm Calcutta, đàn voi lấm đầy bụi dưới cánh bay đang hạ thấp khi chúng tôi bay đến gần Rangoon. Hơi thở của chiến tranh ta đã cảm thấy tại Viên-chăn, nơi trên đường băng cạnh cảng hàng không có những chiếc máy bay quân sự Mỹ đang cất cánh, hạ cánh. Và cuối cùng là Việt Nam. Sáng sớm, thảm xanh phía dưới phản chiếu ánh mặt trời đang lên. Như sau này được biết đó là những cánh đồng lúa đầy nước tỏa sáng. Máy bay hạ cánh tại sân bay Gia-Lâm, hơi mát buổi sớm mai và toàn bộ hương vị ẩm ướt kỳ lạ của có cây miền nhiệt đới.

Hà Nội đương nhiên làm sửng sốt con người Xô Viết chất phác. Đặc biệt là việc tổ chức di chuyển trên đường giao thông. Trong dòng chảy dày đặc của những chiếc xe đạp, liên tục nhấn còi, khéo léo không chạm vào mọi người, những chiếc ô tô vẫn di chuyển bình thường. Những chiếc mũ rơm hình nón cụt đặc trưng trên đầu những người phụ nữ, nhũng người đạp xích-lô, rất nhiều quân nhân quân phục màu xanh đội mũ cối - tất cả để lại ấn tượng không thể phai nhòa. Hậu quả đặc biệt của những trận ném bom xuống thành phố này chúng tôi không nhận ra ngay lập tức. Dẫu sao từ lúc có các cuộc ném bom ồ ạt đến nay đã nhiều thời gian qua đi và các đống đổ nát đã được dọn dẹp. Ngoài ra, như sau này được biết, hậu quả của các cuộc ném bom "rải thảm", do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, sẽ rất nhanh chóng, chỉ trong đúng có một vài ngày đã làm cỏ cây mọc lên như vũ bão. Hơn nữa khi quan sát chăm chú các bãi trống trong quang cảnh xây dựng thành phố, nhất là ở vùng phụ cận, có thể hiểu rằng cách đây không lâu thành phố đã phải chịu một cuộc chấn động lớn.

Trong khi chờ đợi hàng đường biển gồm có các thiết bị đo và máy móc phụ tùng các loại chúng tôi được bố trí ở KS Kim Liên, một tổ hợp khách sạn cho các chuyên gia nước ngoài tại Hà Nội. Có một cuộc số cuộc gặp chính thức với phía Việt nam bàn công tác tổ chức, hướng dẫn diễn ra tại sứ quán của chúng ta. Được biết chúng tôi sẽ làm việc tại cơ sở sửa chữa A-31 phía bắc Hà Nội, làm việc tại đó cũng sẽ có nhóm các nhà công nghiệp về công tác sửa chữa và hiện đại hóa tổ hợp TLPK. Một số ngày chờ đợi bắt buộc đó dường như không đủ để chung tôi kụp thích ứng khí hậu và làm quen với Hà nội. Điều kiện sinh hoạt thường nhật tại Kim Liên như sau này chúng tôi hiểu, thuộc loại khá tiện nghi theo quan niệm ở đây. Các căn hộ cho hai người có nền lát đá. Cửa sổ không có kính mà chỉ che phủ bằng những cánh chớp, trong điều kiện mùa đông khi nhiệt độ xuống +10 độ C thật ra không được tiện nghi lắm. Bởi vậy trong đêm đầu tiên tại Hà Nội chúng tôi hiểu rằng cần có trên giường những tấm chăn bông. Nhiệm vụ của những chiếc màn đã được sáng tổ ngay khi ta nhìn thấy khá nhiều loại sâu bọ bay và trườn bò khắp nơi. Còn tai thì cần phải nút kỹ nếu không muốn hằng đêm bạn tỉnh giấc toát mồ hôi lạnh vì tiếng ve sầu kêu nghe như tiếng cưa vòng.  

Tại Kim Liên ngoài các chuyên gia Xô Viết còn có một số nhóm thuộc các nước trong phe XHCN. Tôi nói chuyện này vì có một tình huống khá tức cười rất hay xảy ra, đó là các đại diện các nước anh em, khi kỷ niệm một ngày lễ nào đó, thường vi phạm quy tắc sinh hoạt ban đêm mà hát vang bài Kachiusa bằng tiếng Nga. Sáng hôm sau, lời than phiền của bộ phận phục vụ lại đổ xuống đầu các chuyên gia Liên Xô, và trưởng nhóm chúng tôi lại phải đi dàn hòa.
.........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2014, 06:07:26 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2014, 06:07:53 pm »

Nhưng ấn tượng thì vẫn là ấn tượng và chúng tôi đến đất nước này vì những nhiệm vụ khác. Ngay sát trước Năm Mới, các thùng hàng chứa dụng cụ làm việc của chúng tôi, được gửi đường biển, đã đến cảng Hải Phòng, và chúng tôi được báo rằng đã đến lúc phải tới nơi làm việc tại A-31 (A ba mốt) và các địa điểm làm việc sẽ bị đảo lộn. Cơ sở sửa chữa A-31 nằm tại một vùng trung du đẹp đẽ phía bắc Hà Nội khoảng 50km. Nói riêng thì cơ sở này khó có thể gọi là một cơ sở sửa chữa theo quan niệm của chúng tôi ở Liên bang. Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong số các tòa nhà lớn ở đây chỉ có tòa nhà chỉ huy và một tòa nhà nhỏ là không có cửa sổ, trong đó, theo lời kể của những người lớn tuổi, hồi xưa đã có thời giam giữ phi công tù binh Mỹ. Thay vì các nhà ở và phân xưởng sản xuất, người ta xây dựng những dãy nhà 1 tầng nhỏ. Bốn bức tường xây bằng gạch, cửa sổ chớp không có kính, mái lợp ngói, trần căng bạt. Trong các dãy nhà một tầng để ở có những chiếc giường có màn, tủ để quần áo, ghế dài, và phích nước sôi. Tất cả các tiện nghi khác ở bên ngoài. Đứng riêng từng chỗ một là nhà ăn một tầng, nhà chiếu phim một tầng, nhà tắm giặt một tầng, nhà sinh hoạt đoàn thể 1 tầng. Bộ phận phục vụ ở trong một ngôi nhà 1 tầng riêng, có điều kiện sinh hoạt ở mức thấp hơn.  

Các đồng bào trong nhóm các nhà công nghiệp dưới sự chỉ huy của Ivan Petrovitch Shavkun vui mừng đón chúng tôi và hỗ trợ mọi việc trong công tác lắp đặ trang thiết bị. Mà trong công tác đó. việc trang bị các vị trí làm việc và làm quen với các bạn Việt Nam mà chúng tôi sắp phải cùng làm việc cũng mất vài ngày. Tầm quan trọng của công việc sắp tới thật khó đánh giá hết. Trạm KIPS được thiết kế làm nhiệm vụ kiểm tra trước khi phóng, hiệu chỉnh và chuẩn bị tên lửa để sử dụng các tổ hợp TLPK S-75 vào chiến đấu. Tất cả các mạch điện điều khiển của động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng , ngòi nổ vô tuyến, mạch nổ của đầu chiến đấu của quả đạn, tham số của các khí cụ điều khiển vô tuyến và máy ngắm vô tuyến FR-15, cơ cấu tự lái AP-75 cần làm việc hoàn hảo và phù hợp hoàn toàn với các tham số của đài điều khiển. Trong trường hợp dù chỉ có một độ lệch nhỏ nhất so với các yêu cầu trên, hiệu quả diệt mục tiêu của tổ hợp S-75 sẽ giảm sút mạnh và nói chung thường dẫn đến mất tác dụng. Nói khác đi, kết quả sử dụng tổ hợp S-75 đối phó lại máy bay địch sẽ phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng chuẩn bị tên lửa bằng trạm KIPS. Bởi vậy việc chuẩn bị các vị trí công tác và khí cụ kiểm tra được tiến hành rất kỹ lưỡng.

Tất cả các chuyên gia của nhóm đều có kinh nghiệm vững chắc về sửa chữa và kiểm tra khí cụ đo-kiểm và phương tiện đo lường tại các đơn vị quân sự của quân đôi chúng ta. Nhưng ở đây nhiệm vụ lại khác về cơ bản. Và không phải chỉ vì cần khôi phục lại trang bị kỹ thuật bị hư hại trong chiến đấu. Làm gì đây với những búi dây xanh lét vì ẩm, những tổ chuột trong các khối, sự ăn mòn các ống dẫn sóng và cáp cao tần, các bộ biến đổi điện áp bị đảo từ và những sự khó chịu khác mà ở Liên bang không xảy ra. Các biến áp điện áp cao phải thay thế một trăm phần trăm sang phiên bản nhiệt đới và chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó. Lại còn việc tham số tần số của các thiết bị và các tham số đặt ra của tuyến cao tần ở đây là khác, các kỹ năng thực tế điều hưởng và kiểm tra chúng cần phải nắm được ngay tại chỗ. Như vậy phải có công tác phục hồi, sửa chữa chuyên sâu, và thực sự thay đổi điều hưởng hoàn toàn cho thiết bị. Đồng thời hiểu rằng cần phải có một số lượng phụ tùng mà ở đây chẳng ai cho chúng tôi cả, đành hài lòng với những gì đã mang theo mà thôi. Thậm chí đã có nghi ngờ chuyện trong 5 tháng thực sự chúng tôi có xử lý được toàn bộ khối lượng công việc hay không. Nhưng có gì làm đây, rõ ràng cần hoàn thành nhiệm vụ được giao và hãy bắt tay làm việc với mức nhanh nhất có thể.  

Cuộc sống lao động hàng ngày đã bắt đầu. Dù cho các hoạt động chiến đấu tích cực đã chấm dứt, vẫn đều đặn có các chỉ thị trong trường hợp máy bay địch không kích. Mặc dù xác suất của việc này không lớn, ban đầu việc này cũng gây ra một chút cáu kỉnh nhất định trong công việc. Cần phải quen với việc đảo lộn công việc nhanh chóng, tiến hành các biện pháp bảo quản những dụng cụ đo-kiểm quý giá nhất và sơ tán nhanh chóng vào các hầm trú ẩn mà phía Việt Nam đã chuẩn bị cho. Rồi thì cảm giác nguy hiểm lùi dần, cả nhóm lại trở về nhịp điệu lao động thông thường.

Một phần các trạm kiểm-thử thu gom từ các phân đội tác chiến. Các trạm KIPS này dù rất không đồng bộ và không hoàn toàn ở trong trạng thái tốt vẫn tham gia làm việc cùng các khẩu đội chiến đấu và vẫn "sống". Những vấn đề cơ bản với chúng liên quan đến tình trạng tồi tệ của các đường cáp cao tần là cáp "Hỏi" và "Đáp". Để đưa độ nhụt và hệ số sóng chạy của các đường cáp quan trọng này về trạng thái thích hợp, cần liên kết lại các đầu chia cao tần của chúng. Đó là một công việc tỉ mẩn mướt mồ hôi đòi hỏi đạt chất lượng cao và không phải ai cũng có thể làm được. Còn nhiều hư hỏng khác nhưng chúng không gây ra những vấn đề nghiêm trọng đặc biệt. Mà chỉ với những trạm ấy thôi thì công việc cũng còn dễ chịu hơn so với việc đề ra là phải giữ gìn bảo quản và vẻ bề ngoài ở trong tình trạng bình thường. Đó chỉ là vẻ bề ngoài. Các trạm được bảo quản ở đâu đó trong các thung lũng có điều kiện độ ẩm cao, hàng năm trời không bật lên sử dụng, nay ngay một lúc áp chúng vào điện thế cao là không thể. Vậy nên trong vài ngày cần theo đúng trình tự. Tất cả các khối được lấy ra khỏi trạm, ban đầu sấy nắng sau đó sấy bằng súng nhiệt cho đến khi nào còn chưa đưa được trở kháng cách ly xuống mức cần thiết nhỏ nhất. Cũng phải sấy khô các búi dây sâu trong cabin y như vậy, Chỉ sau đó mới bắt tay vào kiểm tra và sửa chữa.

Để khỏi làm độc giả chán ngán về những chuyện chuyên môn thuần túy thêm nữa, tôi chỉ nói rằng chúng tôi phải làm việc từ sáng cho đến tối mịt. Công việc chỉ ngừng tạm vì ở chỗ các bạn Việt Nam có thời gian nghỉ nhiệt đới từ 12 giờ đến 16 giờ - "giờ nhiệt đới". Trong thời gian đó tất cả tắt nguồn, đóng máy và thiếp đi đến chiều. Điều đó dĩ nhiên làm lạc nhịp điệu nhưng cần phải dung hòa với những truyền thống dân tộc như thế.
........
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2014, 11:38:17 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #39 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2014, 04:56:38 pm »

Sau gần một tháng làm việc căng thẳng, gắn với sự mệt mỏi thông thường còn là nỗi buồn nhớ Tổ quốc. Tình cảm chưa biết đến đó trước đây nay đặc biệt hay thể hiện ra vào các buổi tối trước khi đi ngủ. Ta nhớ đến gia đình, lũ trẻ, nếp sống quen thuộc, và đó là quê hương thân thương đang ở quá xa xôi với ta. Thỉnh thoảng tình cảm ấy trở nên mãnh liệt đến mức ta bắt đầu tính xem cần phải đi bộ bao lâu, chẳng hạn qua dãy Hymalaya, để về đến Tổ quốc. Và khi đó thì trưởng nhóm Oleg Ivanovitch Truskin, cảm nhận sâu sắc tâm trạng của độ ngũ cán bộ, anh gãi gáy mà rằng:

- Này, các cậu, cũng đến lúc nghỉ ngơi một chút rồi! - và anh về Hà Nội xin một chuyến đi biển. Các chuyến đi nghỉ ấy là cần thiết còn vì bác sỹ quân y đi theo đoàn, thường xuyên chăm lo sức khỏe cán bộ chiến sĩ, đã nhận thấy có hiện tượng nổi hạch, cùng các hiện tượng khác do khí hậu nhiệt đới và anh khẩn khoản đề nghị đi tắm biển.

Cần phải nói rằng các chuyến đi biển ra vịnh Hạ Long để lại những ấn tượng cực kỳ dễ chịu. Đó là một nơi tuyệt đẹp như thiên đường. Mùi cỏ cây thơm ngất ngây và biển thì ấm áp. Vịnh không sâu, được mặt trời sưởi ấm, có vô vàn hòn đảo màu xanh thắm, hay đúng hơn là những ghềnh đá nhô lên khỏi mặt nước một cách ngoạn mục. Những chiếc thuyền đinh chậm rãi trườn qua những ghềnh đá ấy. Như sau này được biết, dân chài làm nghề đánh bắt cá, sống trực tiếp trên những chiếc thuyền lớn kia cùng với gia đình mình. Làn đầu tiên chúng tôi được tận mắt nhìn thấy thủy triều lên và xuống như thế nào. Bề rộng của dải vịnh làm ta sửng sốt: buổi sáng bạn phát hiện ra mặt nước mà tối qua còn vỗ vào dải tường kè bờ bỗng nay rút ra xa cách đến 300 m, để lại một bồn trũng ngấm đầy nước chứa những con tôm và những chú cua nhỏ. Lũ trẻ con rải rác khắp bồn trũng, đi bắt những sinh vật này rất thành thạo.  

Đồ ăn theo kiểu mùa hè, nước biển, và không khí đã có tác động dễ chịu đến các cơ quan trong cơ thể. Sau vài ngày ở trong góc thiên đường ấy, da đã sạch, sự căng thẳng thần kinh đã chùng xuống và chúng tôi lại sẵn sàng bắt tay vào lao động. Ngoài những chuyến đi biển nghỉ ngơi còn những chuyến đi có tính cách tham quan, chủ yếu là đến những địa điểm lịch sử, các điểm hành hương tôn giáo. Đó là những chuyến đi về quê hương Hồ Chí Minh, đi thăm "Chùa Hương" và các địa điểm khác. Từ các chuyến đi trên đã để lại rất nhiều ấn tượng.

Những ngày nghỉ chủ yếu diễn ra ở Hà Nội, vừa giao du với các đồng bào thuộc các nhóm khác vừa tìm hiểu cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của các thị dân sở tại trong các cuộc đi bộ dạo quanh phố phường. Cũng không quên nghó nghiêng các "cửa hàng ngoại giao", các bách hóa tổng hợp và các quầy hàng nhỏ. Phải tính đến các món lưu niệm và quà tặng cho người thân và gia đình. Thêm nữa công việc cũng đã dần đến hồi kết. Vào tháng 4, cái mát lạnh của mùa đông khi ta ngủ trong chăn bông và đội mũ ấm, nay đã thay bằng cái nóng nực đang tăng lên. Mà để tránh nó thật không đơn giản. Máy điều hòa không khí ở xưởng A-31 thì không có. Chống nóng chỉ có quạt và tắm nước lạnh mà thôi. Tuy nhiên khi ngủ bật quạt thì dù trời rất oi bức nhưng nhiều người lại bị cảm lạnh.

Càng gần đến ngày kết thúc đợt công tác biệt phái, cảm giác nóng ruột vì chuyến gặp gỡ sắp tới tại Tổ quốc càng trở nên cồn cào. Trong khi trưởng nhóm làm tài liệu tổng kết công tác của chúng tôi và  viết báo cáo kết quả cho phía Việt Nam, những người còn lại đi mua quà cho gia đình và người thân. Chuyện này cũng không đơn giản vì chuyến công tác chẳng giúp chúng tôi tích lũy được món tiền đặc biệt nào. Những lựa chọn đối với đất nước còn nghèo này cũng rất hạn chế. Chủ yếu chúng tôi mua những sản phẩm thủ công, các bức tranh và tượng nhỏ này nọ, các món lưu niệm đơn giản làm bằng bạc, tơ lụa trung quốc cho vợ may áo dài, v.v. Một vấn đề lớn là phải chuyển một cách toàn vẹn không suy xuyển những tảng san hô mỏng mảnh dễ vỡ mua được ở Hạ Long. Dù vậy những lo toan ấy không thể làm ta quên đi tình cảm xao xuyến đặc biệt chờ đón cuộc trở về quê nhà.
    
Chúng tôi trở về trên chính chiếc IL-18 ấy. Tâm trạng mọi người rất phấn chấn. Chuyến bay này lưu lại trong ký ức đặc biệt bởi một chuyện là các chuyên gia Xô Viết làm khó cô tiếp viên trẻ với đòi hỏi mang nước đến không phải vì muốn uống mà vì cô ta diện chiếc váy ngắn.... Còn Tashkent tiếp đón chúng tôi bằng thái độ phục vụ dễ chịu và quen thuộc khiến ta lập tức hiểu rằng mình đã ở nhà. Tại Sheremetievo đương nhiên mọi thứ lại theo kiểu khác, Người ở Moskva được người thân, bạn bè, con trẻ đón chào. Những người ở nơi khác như tôi cũng được vợ ra đón. Cần phải nói rằng việc thích nghi khi trở về Moskva khó khăn hơn ở Hà Nội. Có cả trường hợp một người trong số chúng tôi đã ngất khi ở khách sạn. Bản thân tôi nếu không nhờ sự giúp đỡ của vợ cũng không thể đi bộ qua đường một cách an toàn hoặc lao vào ô cửa đi mà không chạm đầu vào dầm cửa. Tuy nhiên chẳng mấy chốc mọi chuyện qua đi, sau vài ngày loanh quanh các cửa hàng "Bạch Dương" ở Moskva, tôi cùng vợ về nhà và cuộc sống quay lại vòng quay thường lệ.

Chuyến công tác thứ hai tại Việt Nam không khác gì mấy so với chuyến đầu tiên. Nếu như không tính đến việc mặc dù đã chính thức chấm dứt chiến tranh, tình hình thực tế tại đất nước này còn gay gắt hơn do QDNDVN tiến hành một chiến dịch giải phóng Miền Nam Việt Nam. May mắn thay, chiến dịch này đã diễn ra thắng lợi, đất nước thống nhất trong một quốc gia duy nhất. Vai trò của LBXV, của vũ khí của chúng ta, của các chuyên gia quân sự Xô Viết trong chiến thắng này khó mà đánh giá hết.

Ekaterinburg, năm 2008.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM