Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:50:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108600 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« vào lúc: 19 Tháng Chín, 2007, 11:03:35 pm »

Lời mào đầu:
Không phải là lời giới thiệu mà chính là lời mào đầu.

Chuyện các chuyên gia Liên xô đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu sát cánh cùng các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ lâu đã không còn là bí mật, tuy vẫn không được công bố chính thức. Trên trang web vietnamnews.ru có đăng nhiều thông tin về những chuyên gia quân sự Liên xô và có cả bài viết về sự giúp đỡ của Liên xô thành lập Binh chủng Tên lửa phòng không của Việt nam. Tôi dịch bài viết "Cuộc chiến trên bầu trời Việt nam" này từ trang web đó để giới thiệu với các bạn như là một tư liệu mà theo tôi là đáng tin cậy.

Bài viết thể hiện quan điểm của trang vietnamnews.ru nên tôi cố gắng giữ quan điểm đó khi dịch.

Trung DN


CUỘC CHIẾN TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM

Năm 1965, do không quân Mỹ tăng cường ném bom xuống miền Bắc Việt nam, lãnh đạo Việt nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) đã yêu cầu Liên xô giúp đỡ. Ở VNDCCH đã thành lập ra Đoàn cố vấn quân sự Liên xô (ĐCVLX), ban đầu thì chỉ có lực lượng Phòng không, sau đó thêm cả phi công, lính thủy, lính tăng, nhân viên y tế. Trưởng đoàn ĐCVLX qua từng thời kỳ là Thiếu tướng Đzưza A.M. (tháng 4/65 đến 9/65), Thiếu tướng Belốp G.A. (9/65 – 10/67), Thượng tướng không quân Abramốp V.N. (10/67 – 12/6, Trung tướng pháo binh Stolnhikốp B.A. (12/68 – 12/70), Thiếu tướng Maximenko N.K. (12/70 – 12/75) và Thượng tướng Khiupenen A.I. (12/72 – 01/75).

Sự ra đời của Bộ đội phòng không Việt nam
Không quân Mỹ bắt đầu ném bom lãnh thổ Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1964 sau sự kiện ở Vịnh Bắc Bộ có một số tàu nhỏ của Việt nam dường như đã tấn công tàu sân bay của Mỹ. Cho đến tận ngày nay, sự kiện Vịnh Bắc bộ vẫn được coi là cái cớ để bắt đầu ném bom miền Bắc nhằm phá hủy các cơ sở sản xuất cung cấp cho cuốc chiến tranh du kích ở miền Nam Việt nam. Vào thời kỳ đầu của cuộc ném bom phá hoại này, Việt nam chỉ có thể đánh trả bằng pháo cao xạ tầm thấp.
Tháng 7 năm 1965, ở Việt nam đã thành lập tiểu đoàn 63 (Chỉ huy trưởng Mozaev B.I.) và tiểu đoàn (Chỉ huy trưởng Ilinykh F.P.) Đoàn 236 Bộ đội Tên lửa phòng không Việt nam. Các chuyên gia quân sự Liên xô đã đào tạo bộ đội tên lửa Việt nam ngay tại các cơ sở ở trung đoàn và ngay tại trận địa theo nguyên tắc “Cứ làm như tôi” và giảng dạy tại các trường Đại học quân sự. Khi các chiến sĩ Việt nam đã tiếp thu được kỹ thuật sử dụng thì vai trò cả các chuyên gia Liên xô lại chuyển sang cố vấn ngay tại chiến trường và đào tạo lớp cán bộ mới những kỹ thuật luôn luôn được cải tiến hoàn thiện tại các Viện nghiên cứu và thiết kế ở Liên xô.
Ngày 24 tháng 7 năm 1965, cả hai tiểu đoàn vào vị trí chiến đấu. Khoảng 14h00 trên màn hình rada xuấ́t hiện hai chấm sáng lớn. Đó là 4 chiếc “Con Ma” bay thành từng cặp hai chiếc một. Đúng 14h25, trung úy Konstatinov V.M nhấn nút “Phóng” cả hai kênh. Quả tên lửa thứ nhất hạ ngay chiếc máy bay. Quả thứ hai lao vào chiếc máy bay đang rơi. Tiểu đoàn thứ hai cũng hạ ngay tại chỗ hai chiếc “Con Ma” kia. Theo quyết định của Hồ Chủ tịch, ngày đó đã trở thành Ngày truyền thống của Bộ đội Tên lửa Quân đội Nhân dân Việt nam.

Kỹ thuật quân sự của Liên xô và Mỹ sử dụng ở Miền Bắc Việt nam
Trên vùng trời bắc Việt nam, không quân Mỹ đã sử dụng các loại máy bay chiến đấu sau: Máy bay ném bom chiến lược B-47 và B-52, máy bay tiêm kích –ném bom F-105, máy bay cường kích cất cánh trên tàu sân bay A-4D, A-4F, A-6A và A-6D, máy bay tiêm kích F-5, F-8, F-4C (Con Ma) và F-111 (cánh cụp cánh xòe), máy bau do thám PB-66, SR-71, 8E-992, RF-101, PA-5C, máy bay không người lái BQM-34, máy bay tạo nhiễu RB-47, EB66, KC-135, OV-10, O-2A và các máy bay chuyên dụng khác Á-130 và L-19.
Nổi tiếng nhất trong số các máy bay tham gia chiến tranh Việt nam là B-52. Cho đến nay ở nhiều quán cà phê vẫn có trong menu món koctail “B-52” mà người ta khi đưa ra uống có lửa đang cháy trong ly. Máy bay này được trang bị từ năm 1955. Thoạt tiên đó là máy bay ném bom chiến lược, tức là chỉ dùng để chở bom hạt nhân, thế nhưng sau khi mấy lần quân Mỹ đã chẳng may đánh rơi vài quả bom hạt nhân ở một vài điểm trên Trái đất rồi thì họ lại cải tạo lại để dùng trong chiến tranh Việt nam. B52 có kích thước lớn, 8 động cơ, có thể mang được rất nhiều bom và được trang bị khí giới đầy đủ nên được mệnh danh là “pháo đài bay”. Các máy bay này có căn cứ tại Guam (Thái bình dương) và Utapao (Thái lan).
Hiện máy bay này vẫn đang được trang bị cho quân đội Mỹ và thỉnh thoẳng vẫn được nhắc đến. Theo báo Military Times, ngày 5 tháng 9 năm 2007, một chiếc B52 do sự nhầm lẫn của quân đội, đã bay suốt dọc lãnh thổ nước Mỹ mà vẫn mang trong mình đầu đạn hạt nhân. Chiếc máy bay này đã xuất phát từ bang Bắc Dakota và hạ cánh ở bang Luisiana, tức là bay suốt hơn ba tiếng đồng hồ và những quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vẫn treo ở cánh máy bay. Hiện nay còn khoảng 90 chiếc máy bay B-52. Tại cuộc triển lãm hàng không mới đây "MAX-2007" hồi tháng 8 năm 2007 cũng có mấy chiếc.
Trang bị của lực lượng phòng không Việt nam: Đại liên cao xạ ЗПУ-1, ЗПУ-2, ЗПУ-4, ЗГУ-1 (vùng núi), ЗПУ ДШКМ 12 ly7, ЗСУ-2 23 ly, ЗСУ-23-4 "Shinka", pháo cao xạ 37 ly, 57 ly, 85 ly, 100 ly, ЗСУ-57-2, ПЗРК "Strela-2М", Tổ hợp tên lửa phòng không СА-75 "Dvina", ЗРК С-75М "Volkhốp", ЗРК "Đesna", "Vônga", bệ phóng tên lửa tự hành ЗРК "Krug" и "Kvadrat" chạy bánh xích. Máy bay tiêm kích Mig-15, Mig-17, Mig-19C toàn bộ do Trung quốc sản xuất, Mig-21 PF và Mig-21 PFM của Liên xô. Trên máy bay được gắn tên lửa “không đối không” loại P-3C có đầu tầm nhiệt dò bằng hồng ngoại.
Hầu hết máy bay Mỹ cất cánh từ tàu chở sân bay đã tiến gần đến bờ biển của Việt nam, vốn trải dài theo biển Nam Trung hoa. Nhiều máy bay xuất kích nhất, cao điểm lên đến 177 lượt mỗi ngày, là từ tàu sân bay “Enterprise”. Năm 1968 chiếc tàu ngầm nguyên tử Liên xô K-10 do thuyền trưởng cấp 2 N.T. Ivanốp chỉ huy, tại Biển Nam Trung hoa đã 13 giờ liền ở độ sâu 50 mét nằm ngay dưới đáy tàu “Enterprise” và đã thực hiện hai cú phóng giả định ngư lôi và khi nổi lên cũng thực hiện cú phóng giả định tên lửa có cánh. Sự việc diễn ra khi có bão nên thiết bị thăm dò siêu âm của tàu chở sân bay không phát hiện ra được. Câu chuyện này đã được phóng viên N. Cherkashốp kể lại tỷ mỷ hồi tháng 4/2007.
Ngay sau khi bị thất bại ban đầu của Mỹ thì cuộc đua công nghệ và kỹ thuật bắt đầu. Quân Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa chống tên lửa loại “Sraik”, rải nhiễu tích cực, máy bay trinh sát không người lái bay ở tầm cao. Các nhóm bay ném bom của Không quân Mỹ đã phân tán ra bằng cách bay giãn cách lớn hơn và sâu hơn, rồi bay ở độ cao rất thấp, thậm chí ở độ cao thấp tới hạn. Chúng cũng rất biết cách sử dụng các “vùng tối” ở các khe giữa các quả núi. Ngoài ra chúng còn dùng bom bi để tiêu hao sinh mạng đối phương và gây nên nhiều cái chết cho dân thường. Đặc biệt nhiều dân thường bị chết nhất là ở chỗ gọi là Khu 4, tức là vùng gần với vĩ tuyến 17 – giới tuyến chia cắt miền Bắc và miền Nam Việt nam. Ví dụ theo như nhân chứng là chỉ huy Tiểu đoàn Tên lửa 41 Ông Bonđarenko I.V., ngày 30 tháng 6 năm 1967, ở vùng núi Tà Mao, Bộ đội phòng không đã hạ được 1 máy bay F-105. Ngay sau đó, vị trí này đã bị ném bom kịch liệt. Nhiều quả bom bi mẹ đã được thả xuống đây, bom bi rơi sang cả ngôi làng gần đó và cả vào vườn trẻ và giết hại rất nhiều trẻ em và người lớn.
Tên lửa “Sraik” được máy bay Mỹ phóng ra và tự tìm mục tiêu là các tổ hợp phóng tên lửa. Tên lửa dò theo sóng vô tuyến của “Đvina” và khi nổ thì tạo ra rất nhiều viên bi để sát thương bộ đội. Để chóng lại “Sraik” đã dùng cách sau: Khi phát hiện ra tên lửa và vẫn để anten phát, người ta dẫn sóng sang hướng khác hoăc hất lên trên rồi ngưng phát sóng. Khi đó tên lửa “Sraik” vẫn dò theo chỗ nào phát sóng mạnh nhất nên bay sang bên hoặc bay lên trên và do bị mất tín hiệu tự dò nên đi trệch mục tiêu. Các chuyên gia quân sự Xô viết và các nhà bác học của nền Công nghiệp quốc phòng Liên xô đã nghiên cứu nhiều biện pháp tăng cường hiệu quả tên lửa phòng không trong các tình huống thực địa xảy ra. Có lẽ chính trong giai đoạn này mà Bộ đội tên lửa Liên xô đã bước một bước tiến dài. Nhờ đó mà Quân dân Việt nam đã hạ được hơn 4 ngàn máy bay Mỹ. Trong chiến tranh cũng đã sử dụng nhiều biện pháp tổ chức, nhiều mưu mẹo quân sự. Ví dụ như quân dân Việt nam đã làm nhiều trận địa giả bằng tre nứa rơm rạ và khéo đến mức mà các phi công Mỹ thả bom vào những chỗ đó và về báo công nhưng thành tích thật.

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2007, 11:21:13 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #1 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2007, 11:06:53 pm »

Không quân Việt nam
Lưới lửa của tên lửa và cao xạ dù sao cũng có hạn chế và chỉ có thể gắn liền để bảo vệ ở một số vị trí quan trọng. Vì thế các máy bay tiêm kích được bổ sung vào. Nhờ có thêm cả máy bay tiêm kích mà lực lượng phòng không Việt nam bảo vệ được toàn bộ bầu trời trên lãnh thổ miền Bắc Việt nam.
Trước 1966 trong trang bị của Quân đội nhân dân Việt nam chỉ có Mig-17. Từ tháng 2 năm 1966 thì đối thủ chủ yếu của F4-H (Mỹ) là máy bay siêu thanh Mig-21 F-13 và Mig-21PF-V có trang bị tên lửa hoặc cụm tên lửa không điều khiển 55 ly.
Không quân miền Bắc Việt nam gồm có 4 trung đoàn. Trang bị gồm có Mig 21 và Mig 19 (Trung quốc sản xuất) và vẫn còn cả Mig-17. Các phi công Việt nam đã tiếp thu việc điều khiển Mig-17 và Mig-21 và chiến thuật không chiến rất nhanh chóng. Tỷ lệ tổn thất chỉ tính trong các cuộc không chiến là 1:1,25 giai đoạn đầu và 1:1,8 vào giai đoạn cuối nghiêng về phía các phi công Việt nam. Các phi công Việt nam rất linh hoạt trong các cuộc không chiến, làm rối trí các phi công Mỹ vốn chỉ biết làm theo các hướng dẫn cứng nhắc. Dần dần rồi các phi công Mỹ cũng có kinh nghiệm hơn và điều đó cho phép họ làm giảm tỷ lệ tổn thất ở cuối cuộc chiến.

Kết quả và hậu quả
Nhiều phi công Mỹ đã bị bắt làm tù binh. Nghị sĩ Mỹ McKein, Người sẽ ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, đã từng bị bắt và bị giam trong nhà giam ở Hà nội 5 năm rưỡi.
Đêm 20 rạng sáng ngày 21 tháng 11 năm 1970, lực lượng biệt kích Mỹ dùng trực thăng đổ bộ vào một trại giam tù binh ở Sơn Tây cách Hà nội 40 km. Trong traijlucs đó không còn tù binh nào cả. Có thể là phía Việt nam đã biết trước và di chuyển tù binh đi rồi.
Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân của Việt nam. Nhiều thành phố bị phá hủy. Tuy vậy hệ thống điều hành đất nước và quân đội vẫn rất hiệu quả. Năm 1972, cuộc chiến tranh trên bầu trời lại bước vào giai đoạn mới, nhưng lại rất ngắn. Ý đồ của Mỹ trong chiến dịch này là sẽ ném bom nhiều và mạnh hơn trước các thủ đô của VNDCCH và các trung tâm các tỉnh để nhằm tiêu diệt hệ thống điều hành và bắt lãnh đạo VNDCCH phải chấp nhận hòa bình theo những điều kiện có lợi cho Mỹ. Tháng 12 năm 1972 là đỉnh điểm của cuộc chiến trên bầu trời Việt nam. Tình báo Việt nam đã biết trước được kế hoạch dự kiến rầm rộ này. Người ta biết được là Mỹ sẽ sử dụng 800 máy bay chiến đấu. Mỹ bắt đầu cuộc chiến này vào ngày 18 tháng 12 và kết thúc vào ngày 29 tháng 12. Tổn thất trong mấy ngày đó là 81 máy bay. Trong hơn 1000 lượt bay, không quân Mỹ đã mất 34 chiếc(B-52 - ND).
Ngày 30 tháng 12, do bị tổn thất nặng nề, Mỹ buộc phải ngưng chiến dịch này. Kết quả là ngày 27 tháng giêng năm 1973 tại Pa-ri đã diễn ra việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt nam”. Quân Mỹ phải rút khỏi Việt nam, để mặc cho chính quyền bù nhìn tự giải quyết nốt cuộc chiến.
Số liệu khoảng chừng về những máy bay Mỹ đã bị hạ ở Việt nam:
- Cao xạ 2568 (60%)
- không quân 320 (9%)
- Bộ đội tên lửa 1293 (31%)
Nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Việt nam nhưng cố chạy sang Thái lan hoặc bay ra biển đã không được tính vào đây.
Tổng cộng Liên xô đã cung cấp cho Việt nam 95 tổ hợp tên lửa CA-75 “Dvina” và 7658 quả tên lửa. Trong suốt thời kỳ chiến tranh ở Việt nam đã có hơn 6 ngàn tướng lĩnh và sĩ quan và khoảng 4,5 ngàn binh sĩ và hạ sĩ quan Xô viết phục vụ tại Việt nam. Trong thời gian công tác, họ đã phải vượt qua khí hậu nóng nực, độ ẩm cao, nhiều thử thách tinh thần và thể chất. Nhiều người trong số họ đã được nhận được phần thưởng cao quý của Chính phủ Liên xô và Việt nam. Tổn thất về người là 13 người. Ngoài ra còn có 2 thủy thủ Nga của tầu buôn chở hàng đến Việt nam đã bị giết hại. Cần phải ghi nhận là nhờ những hành động rất chuyên nghiệp của Đại diện Thương vụ Liên xô tại Việt nam và cố gắng của các cán bộ Bộ Ngoại giao mà ta đã buộc phía Mỹ phải nhận trách nhiệm về cái chết của hai thủy thủ dân thường này. Chính phủ Mỹ đã phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân suốt đời.
Hiện nay các cự chiến binh Việt nam đang sinh hoạt trong “Tổ chức xã hội liên khu vực của các cự chiến binh Việt nam do ông N.N. Kolesnik làm chủ tịch.
Duyệt trang Web này là ông N.N. Kolesnik. Chi tiết hơn về sự giúp đỡ Việt nam của các chuyên gia quân sự Liên xô trong lĩnh vực Phòng không đã nêu trong quyển sách “Cuộc chiến tranh ở Việt nam – Chuyện xảy ra như thế nào (1965-1973) / Tập thể tác giả - Matxcơva: NXB “Examen”, 2005.
Trang Web này đã trích dẫn một số ví dụ và bức ảnh sau từ quyển sách này.
 
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2007, 03:36:47 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Chết vì ghét người!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2007, 11:24:00 pm »

@danngoc: Anh chuyển topic này của chú về đây cho tiện thảo luận! Với lại, bài của chú lấy từ đâu thì phải ghi nguồn vào chứ!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2007, 06:34:51 am »

Ua, bài viết trước của em có ghi nguồn mà!
Logged

Chết vì ghét người!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2007, 11:23:47 pm »

Nguồn đầu tiên từ vietnamnews.ru thì anh biết rồi, nhưng theo bài đầu tiên chú post thì bài này do mem TrungDN dịch, mem này không có trong list thành viên của quansuvn.net nên anh nghĩ anh ta đã post ở đâu đó!
Thôi, giờ mới đến thắc mắc đây!
Trên vùng trời bắc Việt nam, không quân Mỹ đã sử dụng các loại máy bay chiến đấu sau: Máy bay ném bom chiến lược B-47 và B-52, máy bay tiêm kích –ném bom F-105, máy bay cường kích cất cánh trên tàu sân bay A-4D, A-4F, A-6A và A-6D, máy bay tiêm kích F-5, F-8, F-4C (Con Ma) và F-111 (cánh cụp cánh xòe), máy bau do thám PB-66, SR-71, 8E-992, RF-101, PA-5C, máy bay không người lái BQM-34, máy bay tạo nhiễu RB-47, EB66, KC-135, OV-10, O-2A và các máy bay chuyên dụng khác Á-130 và L-19.
---------------------------------------------------------------------
  Bài viết này liệt kê khá đầy đủ các loại máy bay mà Mỹ đã dùng ở VN, tuy nhiên có một số sai sót (không hiểu do người viết hay do người dịch?), ví dụ:
- Máy bay ném bom liệt kê thiếu B-57, loại này có tần suất hoạt động rất lớn ở VN.
- PA-5C ? Đây có lẽ là sai sót trong phiên âm của người dịch, chắc là loại RA-5C vì chữ R trong tiếng Nga viết là P.
- Loại 8E-992 là loại máy bay nào nhỉ? Chịu!

Trang bị của lực lượng phòng không Việt nam: Đại liên cao xạ ЗПУ-1, ЗПУ-2, ЗПУ-4, ЗГУ-1 (vùng núi), ЗПУ ДШКМ 12 ly7, ЗСУ-2 23 ly, ЗСУ-23-4 "Shinka", pháo cao xạ 37 ly, 57 ly, 85 ly, 100 ly, ЗСУ-57-2, ПЗРК "Strela-2М", Tổ hợp tên lửa phòng không ЗРК С-75М "Volkhốp", ЗРК "Đesna", "Vônga", bệ phóng tên lửa tự hành ЗРК "Krug" и "Kvadrat" chạy bánh xích. Máy bay tiêm kích Mig-15, Mig-17, Mig-19C toàn bộ do Trung quốc sản xuất, Mig-21 PF và Mig-21 PFM của Liên xô. Trên máy bay được gắn tên lửa “không đối không” loại P-3C có đầu tầm nhiệt dò bằng hồng ngoại.
-----------------------------------------------------------------------
  Đoạn này cũng có chỗ sai:
- Tên lửa ЗРК "Krug" hay còn gọi theo kiểu Mỹ là SA-4 Ganef chưa bao giờ có trong biên chế của lực lượng PK Việt Nam.
- Loại Kvadrat  hay SA-6 Gainful thì trong KCCM cũng chưa có, nó vào VN sau này nhiều! 
- Trong số các loại tiêm kích của VN thì liệt kê thiếu loại MiG-21 F-13 Fishbed-C dù đoạn sau có nhắc tới.
- Lực lượng cao xạ VN (chỉ tính quân chủ lực) còn sử dụng khá nhiều pháo 88mm, 90mm mà ở đây không nhắc tới.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2007, 05:05:58 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2007, 08:22:18 am »

Em sẽ hỏi tác giả về các sai sót này. Hay hôm đó thằng Dũng Cá Chuồn hỏi đi ! Excoxet đâu rồi?
Logged

Chết vì ghét người!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2007, 07:54:24 pm »

Chắc nhầm B-57 với B-47 đấy ạ. Bài này còn liệt kê thiếu 1 loại rất quan trọng là EC-121, và nhầm KC-135 từ máy bay tiếp dầu sang tạo nhiễu.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2007, 01:14:24 pm »

Các bác có tư liệu về quân ta sang Nga học điều khiển tên lửa hồi chống Mỹ không?
Tớ chỉ biết (không qua sách) là trước năm 1972, quân ta sang học ở Quy-bi-xép về SAM-2. Gần doanh trại có cái hồ tự nhiên để cấp chiến sỹ tắm giặt. Không hiểu do có chất O hay Gơ chảy xuống mà ai bị ghẻ sau khi tắm đều khỏi hết. Lính ta đặt cho biệt danh là "hồ thuốc ghẻ".
Còn năm 1972, 2 tiểu đoàn ta sang Nga học Sam-3. Đi tầu từ Bằng Tường-TQ sang. Trong đó lính Bách khoa chiếm đa số. 2 tiếu đoàn này về nước thì đã xong trận ĐBP trên không (Nói thêm là lúc ấy SAM-3 cũng vẫn đang còn trên biển). Chiến lợi phẩm lính Bách khoa đem về là rất nhiều quân phục Nga có khuy đồng vang óng.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2007, 04:01:58 pm gửi bởi baoleo » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2007, 03:14:16 pm »

2 tiếu đoàn này về nước thì đã xong trận ĐBP trên không (Nói thêm là lúc ấy SAM-3 cũng vẫn đang còn trên biển).

Hồi trước bên ttvn thấy có bác nói sách của PKKQ chép là trung đoàn này nhân lực về cuối tháng 10.1972 còn khí tài về bằng tàu hỏa cuối tháng 11, tập kết tại Kép hay Phúc Yên gì đấy nhưng không có đủ thời gian triển khai.

Cũng có bác nói là quân về trước nhưng chỉ ngồi nhìn SAM 2 tung hoành vì tàu thủy LX chở SAM 3 không thể vào HP vì thủy lôi phong tỏa.

Nhiều nguồn nói là LX rất ngại chuyển khí tài loại hiện đại cho VN qua ngả TQ, vì sợ trộm bí mật v.v., chủ yếu tự chuyển bằng máy bay hay tàu thủy. Không rõ cụ thể trường hợp này thế nào.

Đạn SAM 2 LX viện trợ gấp cho VN trong đợt 12.72 đi bằng tàu hỏa qua TQ đến Bằng Tường thì sách mình ghi rất rõ rồi.
Logged
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2007, 03:29:50 pm »

Quảng cáo trước tí:
"... Ngày 5 tháng 12, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tên lửa 277 loại Pê-trô-ra (SAM 3) về tới Hà Nội, đóng quân tại Vân Nội, Vân Trì, Đông Anh, Hà Nội. Tại đây trung đoàn đã củng cố lại tổ chức, sắp xếp lại cán bộ, quán triệt nhiệm vụ chuẩn bị trận địa, chờ vũ khí, khí tài về là triển khai chiến đấu bảo vệ Hà Nội.
..."


Mời các bạn đón đọc ở Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không 1965 - 2005
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM