Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:18:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108606 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2014, 02:23:30 pm »

Trích "Việt Nam - không thể nào quên"

Bộ đội radar canh trời Việt Nam


Trung tá Antipin Valentin Pavlovitch

Sinh ngày 4 tháng 4 năm 1932 tại thành phố Magnitogorsk.
Năm 1951 tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Ural, năm 1956 - Trường Kỹ thuật VTĐT Gorky thuộc bộ đội Phòng Không.
1956 - 1958 - kỹ thuật viên đại đội Kỹ thuật VTĐT.

1958 - 1963 - học ĐH Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử Quân sự Kiev mang tên nguyên soái KQ A.I.Pokryshkin (KVIRTU; КВИРТУ ПВО - Киевское высшее инженерное радиотехническое училище ПВО имени маршала авиации А. И. Покрышкина).

1963 - 1977 - sĩ quan phụ trách hướng tác chiến VTDT bộ tham mưu tập đoàn quân PK 40.
Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 12 năm 1965 - tham gia chiến đấu tại Việt Nam.
1977 - 1980 - giảng viên  ĐH Kỹ thuật Vô tuyến Điện tử Quân sự Kiev (KVIRTU).
1980 - 1988 - trưởng khoa trường Không quân.

Sau khi chuyển ngạch dự bị năm 1988 tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công tác xã hội.
Hiện sống tại Kiev.

Đã được tặng thưởng các huy chương "Chiến công", các loại huy chương khác do quá trình phục vụ quân đội, và huy chương "Hữu nghị" của Nhà nước Việt Nam".


Vào đầu tháng 3 năm 1965, chủ nhiệm ngành VTDT tập đoàn quân PK 40 đại tá V.P.Kraighel tiến hành chuẩn bị cho cuộc tập huấn tại SCH tiểu đoàn VTDT ở thành phố Nizhny Taghil. Đề tài có tính thời sự đối với tất cả các binh chủng bộ đội PK, nó liên quan đến việc hoàn thiện vũ khí VTDT để hoạt động trong môi trường phức tạp và có nhiễu.

Lãnh đạo tập huấn là kỹ sư trưởng TDQ đại tá B.A.Batushkin, một sỹ quan rất hiểu biết, có nhiều kinh nghiệm bám bắt mục tiêu, vì ông từng phục vụ một thời gian dài ở thành phố Baku.

Tại cuộc tập huấn có mặt tư lệnh TDQ trung tướng N.K.Grishkov. Cuối đợt tập huấn ông đến bên tôi hỏi, liệu tôi có thể sử dụng những cải tiến đang được đề nghị của trang bị kỹ thuật tác chiến trong hoàn cảnh chiến đấu và thử nghiệm chúng trong môi trường thực hay không. Tôi trả lời rằng tôi không nghi ngờ tính hiệu quả của chúng. Và tôi nghĩ rằng cuộc nói chuyện này không đơn giản.

Ngày hôm sau có điện tín gọi tôi tới bộ tham mưu TDQ. Khi đến nơi người ta thông báo tôi có 3 ngày chuẩn bị để sẵn sàng đi một chuyến công tác đặc biệt tại một đất nước có khí hậu nóng ẩm.

Tiễn nhóm chúng tôi ra nhà ga đi Cheliabinsk có Phó tư lệnh TDQ thiếu tướng I.M.Gurinov, hiệu trưởng trường Quân Y đại tá Gaiderov. Vợ tôi bay từ Kiev đến tiễn tôi, nhưng chỉ kịp khi chuyến tàu hỏa khởi hành.

Tại Cheliabinsk chúng tôi nhập vào nhóm đi sau làm một đoàn tàu có các trang bị kỹ thuật "đã qua chiến đấu" tại trường bắn Kapustin Yar.

Ngày 8 tháng 4 đoàn tàu thành lập xong, chúng tôi đi về phía đông, qua Trung quốc để đến Việt Nam. Tại ga Zabaikal người ta cho chúng tôi đổi sang thường phục, đồng thời đoàn tàu được đổi trục bánh xe vì chiều rộng trục bánh xe đường sắt Trung quốc khác chúng ta một chút. Đi tiếp, ngày hành trình thứ 4 chúng tôi đã đến Bắc Kinh. Tại đây người ta tiếp đón chúng tôi rất tốt, trong hiệu ăn có rất nhiều món ăn ngon Trung quốc. Cả chúng tôi, cả người Trung quốc khi ăn trưa cùng nhau đều bày tỏ mong muốn tiếp tục tình hữu nghị của chúng ta.

Ngày 16 tháng 4 chúng tôi qua biên giới Việt nam và có mặt ở Hà Nội. Thiết bị kỹ thuật phải bốc xuống trong điều kiện ban đêm, sau đó chở chúng vào trung tâm huấn luyện trong rừng rậm.

Tại Việt Nam điều làm chúng tôi sửng sốt là các loại thảo mộc dị thường, các khóm cây và các cây ăn quả. Nhưng điều không quen nhất là cái nóng, nhiệt độ hơn +37 độ, độ ẩm lớn hơn 90%. Trong ngày phải tắm 2 lần nếu không mồ hôi sẽ dày vò bạn.

Trên mỗi giường ngủ đều có mắc một chiếc màn tránh muỗi, nước uống phải đun sôi hoặc dùng nước quả đóng chai, thức ăn trong nhà ăn thì khá và trả bằng tiền đồng.  

Những vấn đề đầu tiên đặt ra với tôi là làm quen với các nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho các chuyên gia quân sự Xô Viết, và nắm vững tiếng Việt đẻ lên lớp dạy học.

Phần lớn các sĩ quan trong giai đoạn đầu thành lập là thuộc tập đoàn quân PK 40, bởi vậy giao tiếp với họ rất dễ dàng. Gắn như hình với bóng với mỗi chuyên gia chúng ta là một phiên dịch viên, ban đầu người ta chuẩn bị tài liệu với họ, sau đó các chuyên gia Việt Nam dịch chúng.

Cấu trúc chỉ huy sau đây được hình thành trong giai đoạn đầu thành lập binh chủng TLPK và binh chủng radar QDND Việt Nam:
- Trưởng đoàn chuyên gia  QS cho quân chủng PK và KQ QDNDVN đại tá A.M.Dzyza;
- Kỹ sư trưởng đoàn chuyên gia  QS cho quân chủng PK và KQ QDNDVN thiếu tá L.F.Kushnar;
- Hiệu trưởng Trung tâm Huấn luyện thứ nhất (binh chủng TLPK tổ hợp S-75) đại tá M.N.Tsygankov;
- Phó chính trị đại tá M.F.Barsutchenko;
- Kỹ sư trưởng - thiếu tá N.A.Meshkov;

- Hiệu trưởng Trung tâm Huấn luyện thứ hai (binh chủng TLPK tổ hợp S-75) đại tá N.V.Bazhenov;
- Phó chính trị đại tá I.I.Smirnov;
- Kỹ sư trưởng - thiếu tá A.V.Zaika;

- Hiệu trưởng Trung tâm Huấn luyện thứ ba (binh chủng radar, P-35, PRV-11, P-12NP) trung tá P.I.Vasin;
- Kỹ sư trưởng - đại úy V.M.Kostriko;
- Lãnh đạo nhóm radar P-35 - thiếu tá L.V.Shuvatkin;
- Lãnh đạo nhóm radar PRV-11 - đại úy V.P.Antipin;
- Lãnh đạo nhóm radar P-12NP - đại úy I.M.Radtchenko.

Những nhiệm vụ đầu tiên phải giải quyết là dạy lý thuyết cho các chuyên gia Việt Nam theo giáo trình kỹ thuật và huấn luyện chuyên ngành trên trang bị của bộ đội VTDT (binh chủng radar). Đồng thời chúng tôi cũng phải giúp đỡ binh chủng TLPK và KQ tiêm kích.

Ban đầu công việc mang đặc trưng của mối quan hệ tương hỗ thận trọng với Bộ chỉ huy Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng Trung quốc mà coi chúng tôi là lũ đã bị tư sản hóa. Cần phải bằng sự làm việc can đảm, xử sự chân thành cởi mở để thay đổi quan niệm ấy. Và chúng tôi đã chứng minh cho người Việt thấy chúng tôi có thể làm việc lâu dài với gánh nặng thể lực lớn khi triển khai và thu hồi vũ khí, cũng như lúc ngoài giờ làm việc, khi chơi thể thao, đá bóng và đánh bóng chuyền. Dần dần ý kiến về chúng tôi cũng thay đổi.

Thời hạn đào tạo trên trang bị kỹ thuật phải rút ngắn bởi vì máy bay Mỹ đang tiến hành các cuộc ném bom liên tục nước VNDCCH.

Vào tháng 6 đại sứ Liên Xô tại VNDCCH I.S.Sherbakov đến thăm trung tâm chúng tôi, ông đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của hoạt động chiến đấu của chúng tôi trên các trận địa và số lượng các máy bay bị bắn rơi để tiếp tục cải thiện quan hệ ngoại giao và hữu nghị với VNDCCH.

Bộ Chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết định thành lập và triển khai từ biên chế Trung tâm huấn luyện thứ Nhất hai tiểu đoàn tên lửa PK số 63 và 64 của trung đoàn TLPK 236. Nhóm chúng tôi hoạt động tích cực trong việc tổ chức liên lạc với trung đoàn, triển khai và diều chỉnh đài trinh sát và chỉ thị mục tiêu P-12.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965 các tiểu đoàn đã xạ kích tác chiến, bắn rơi 3 máy bay F-4C (số 399, 400, 401 theo thống kê của BCH VN). Từ mảnh xác các máy bay bị bắn rơi người ta đã làm các huy hiệu kỷ niệm tặng cho toàn bộ các chuyên gia quân sự Xô Viết tham gia trận đánh đó. Các tiểu đoàn được tặng cờ danh dự, đội ngũ quân nhân các tiểu đoàn 63 và 64 được tặng thưởng nhiều huân huy chương của VNDCCH,

Rất nhiều thời gian được giành cho công tác tổ chức TTLL với các phân đội và truyền thông tin từ radar P-35 tới các SCH.

Do các phi công Việt Nam đã bắt đầu các hoạt động chiến đấu, người ta đã gọi một số sĩ quan thuộc nhóm chúng tôi dẫn đầu là V.M.Kostriko đến sân bay Kép để điều chỉnh các máy hỏi mặt đất và máy đáp trên máy bay. Khi kết thúc công việc, tôi tiến hành một số tiết giảng dạy cho các kỹ thuật viên, những người phải khai thác thiết bị này, trong sự có mặt của đại tá A.M.Dzyza, ông đã có nhận xét tốt về công tác của chúng tôi.  
...........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2014, 12:54:02 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #41 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2014, 08:46:41 pm »


Đại úy Antipin và con trâu đã cứu ông khỏi hoạn nạn

Tới giữa những năm 196x vào lúc người Mỹ phóng tay vào cuộc xung đột vũ trang chống lại Việt Nam, Liên Xô có nhiều đài radar khác nhau, trong đó có: đài đo xa dải sóng mét P-12 và P-14, các tổ hợp radar gồm cả máy đo xa là P-35 và máy đo cao PRV-11 dải sóng xăng-ti-mét, đài đo xa chiều cao thấp P-15, các đài đo tọa độ 3 chiều: loại di động dải sóng xăng-ti-mét kiểu "Pamir" và các đài radar chuyên dụng khác.

Khi xử lý thông tin người ta dùng phương pháp thủ công thể hiện thông tin về các mục tiêu lên trên các tiêu đồ tại các SCH. Việc truyền số liệu về các SCH để tập hợp thông tin, cũng như để chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho các khí tài chủ động PK được tiến hành qua các phương tiện liên lạc vô tuyến sóng ngắn và sóng cực ngắn, các phương tiện tiếp sức vô tuyến có nhiệm vụ tăng tầm hoạt động của liên lạc vô tuyến và các kênh liên lạc hữu tuyến.

Để thực hành chiến đấu người ta đưa vào Việt Nam các đài radar P-12, P-35, PRV-11.

Khi huấn luyện cho các chuyên gia Việt nam và thực hành sử dụng khí tài trong chiến đấu, có nhiều nhiệm vụ phi tiêu chuẩn cần phải giải quyết. Trước hết đó là rào cản ngôn ngữ. Bởi vậy nguyên tắc sư phạm chủ chốt của quá trình đào tạo là - "hãy làm giống như tôi!". Điều đó có nghĩa là người thày dạy phải cần phải có làm chủ một cách thiện nghệ tất cả các phương pháp thực tế sử dụng các khả năng của khí tài, biết phát hiện và loại trừ các hỏng hóc.  

Một trong các nhiệm vụ quan trọng - làm sao cho khí tài radar đảm bảo được điều kiện đạt đến sự chỉ huy ổn định các hoạt động tác chiến của các phương tiện PK trong cuộc chiến với kẻ địch cụ thể: các mục tiêu bay thấp, mục tiêu nhóm, mục tiêu tốc độ siêu âm có sử dụng nhiễu các loại. Sự đa dạng của dải tần số radar khi bao quát khu vực hoạt động của chúng giúp tiến hành công việc trong các điều kiện kẻ địch áp dụng nhiễu tích cực.

Radar chỉ có thể đối phó với tốc độ cao của máy bay bằng cách cắt ngắn thời gian trong tất cả những công đoạn sau: đưa trạm vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, truyền số liệu mục tiêu. Khi áp dụng ở Việt nam những cải tiến kỹ thuật nhỏ, chúng tôi đạt được khả năng bật nhanh radar, cái mà người ta gọi là "chế độ bật khẩn cấp".

Việc rút ngắn thời gian truyền số liệu phụ thuộc trình độ huấn luyện các trắc thủ radar ở phương pháp thủ công. Để nâng cao mức độ huấn luyện, trên radar P-35 có máy giả lập mục tiêu, nó cho phép trong lúc tạm yên giả lập tình hình trên không trên màn hình radar. Tuy vậy bộ giả lập này không có trên máy đo cao PRV-11 làm việc trong tổ hợp đồng bộ với máy đo xa của P-35. Phải làm việc rất nhiều mới có thể sử dụng bộ giả lập của P-35 để huấn luyện cho các trắc thủ PRV-11, để làm điều đó thì hình khai triển màn hiển thị P-35 quay 90 độ được đưa sang màn hình hiển thị của máy đo cao. Sau đó các trắc thủ P-35 và PRV-11 có thể bám cùng một mục tiêu khi thao luyện đồng thời.

Sự ổn định của công tác chỉ huy các phương tiện PK phụ thuộc sự ổn định của hệ thống truyền số liệu từ radar về các SCH và trận địa bố trí các phương tiện hỏa lực PK chủ động. Tôi đề nghị và thường xuyên xử lý việc truyền số liệu mục tiêu không phải vào hệ tọa độ sẵn có của radar mà vào hệ tọa độ của mạng lưới PK, thống nhất đối với tất cả các phân đội trong hệ thống PK. Đồng thời việc truyền số liệu được nhân đúp, chuyển đồng thời đến các SCH cũng như tới các trận địa hỏa lực.

Tất nhiên trong quá trình chiến đấu đã có những sai sót nghiêm trọng. Do kiến thức nhận dạng kém của các trắc thủ radar Việt Nam, có tiểu đoàn TLPK không được cảnh báo về máy bay phe mình, máy bay ta đã bị họ dùng tên lửa bắn rơi. Sau sự cố này tất cả các trắc thủ Việt Nam đã phải có các giờ học nghiên cứu đặc điểm khai thác thiết bị này, từ đó về sau các sự cố bi thảm như vậy đã không xảy ra nữa.

Nhờ lao động cần mẫn hàng ngày, chúng tôi đã chứng minh cho BCH QDNDVN tính hiệu quả của các khí tài PK được cung cấp, với mỗi máy bay Mỹ bị bắn rơi trong năm 1965 các tiểu đoàn TLPK trang bị tổ hợp S-75 đã tiêu thụ trung bình 1,8 đạn, đó là một chỉ số được coi là rất tốt.

Trong vòng 4 tháng tôi đã nắm được một tập hợp từ Việt cơ bản đủ để có thể tiếp tục giảng dạy mà không cần phiên dịch.

Quan hệ với nhân dân địa phương cũng rất thân thiện, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi trong mọi trường hợp,bảo vệ chúng tôi tránh các cuộc oanh kích.

Một lần người ta cử tôi xuống gấp 1 tiểu đoàn để xây dựng hệ thống nhận dạng. Đại tá Dzyza cho mượn xe ô tô của ông. Trên đường có một đoạn nước ngập lớn vì một cơn mưa rào vừa qua. Con đê liền kề bị máy bay Mỹ ném bom và con sông nhỏ nước vào tràn bờ. Tài xế quyết định phóng xe qua chướng ngại nước này mà kết quả là xe bị sa lầy. Một người nông dân đang làm việc trên đồng nhìn thấy, ông đánh con trâu của mình lên bờ và kéo xe ô tô. Tôi đã chụp ảnh kỷ niệm với vị cứu tinh của chúng tôi.

Vài tuần trước khi về Liên Xô, người ta mời chúng tôi tới trụ sở Chính phủ VNDCCH, họ cám ơn vì chúng tôi đã giúp đỡ họ, mỗi người về Liên Xô đều được tặng một huy chương Hữu Nghị và bằng chứng nhận của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Chúng tôi cất cánh rời Việt nam từ sân bay Gia Lâm. Đến tiễn chúng tôi có Hiệu trưởng Trung tâm huấn luyện trung tá Sắt và một sĩ quan Bộ TTM QDNDVN. Đó là một cuộc chia tay ấm áp tràn đầy tình hữu nghị mà còn lưu lại mãi trong tâm trí tôi.

Năm 2005 tướng Lương Hữu Sắt, lúc này đã giữ trọng trách Thứ trưởng Quốc phòng (?) phụ trách trang bị đã viết cho tôi một bức thư trong đó ông viết rằng những chuyên gia quân sự đầu tiên cho đến giờ vẫn đang sống trong trái tim của các CCB Việt Nam.

Kiev, năm 2008.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2014, 12:13:06 am »

Chuyến hành quân chiến đấu đầu tiên tới bờ biển Việt Nam


Thượng sỹ hải quân Kurilo Evgheny Konstantinovitch

Sinh ngày 20 tháng 1 năm 1947 tại làng Bezvodnoie, huyện Volkovysennoie, tỉnh Grodno, Cộng hòa Xô Viết XHCN Belorussia.
Tốt nghiệp phổ thông năm 1963.
Từ năm 1963 làm việc tại đơn vị hòm thư 79 thuộc thành phố Sverdlovsk.
Tháng 11 năm 1966 được gọi phục vụ quân đội từ khu đội Kirov thành phố Sverdovsk.
Đầu tiên phục vụ tại đảo Russky đơn vị quân đội 70024, tại trường vô tuyến điện theo chuyên ngành điện đài viên OSNAZ, sau đó được phái đến đơn vị quân đội 20858.
Đã được thưởng huy hiệu "Vì chuyến hành quân xa". Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở biển Nam Trung Hoa từ ngày 01.07.1967 đến 03.12.1969 trong lãnh hải Việt Nam.
Là chiến sĩ ưu tú của Hải quân Xô Viết. Chuyên viên hạng 1. Sau khi giải ngũ thôi phục vụ Hải quân đã làm việc tại nhà máy "Elektroavtomatika" và các xí nghiệp khác nhau tại thành phố Sverdlovsk.
Hiện tại là người hưu trí.


Trong thời gian tôi phục vụ quân đội từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 12 năm 1969, tôi đã có 5 chuyến hành quân chiến đấu trên biển. Ai chưa quen với thuật ngữ hàng hải thì hải hành - đó là chuyến đi biển dài ngày (trong trường hợp của chúng tôi thì là gần 5 tháng) nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu theo kế hoạch. Những chuyến hải hành đầu tiên diễn ra dưới cờ hiệu tàu khảo sát hải văn, còn từ năm 1968 là dưới cờ Hải quân Xô Viết.

Những nhiệm vụ chủ yếu đặt ra với đội ngũ quân nhân chúng tôi là giám sát các mục tiêu trên không và trên biển của Hoa Kỳ đang tham gia các hoạt động tác chiến tại Việt Nam.

Số liệu của chúng tôi được Bộ chỉ huy Việt Nam sử dụng để kịp thời cảnh báo cho nhân dân về các cuộc không kích của kẻ thù. Qua đó biết được số lượng, kiểu loại, các thủ đoạn chiến thuật mà các máy bay tham gia không kích có thể áp dụng.


Vị trí các TSB Mỹ khi hoạt động quân sự chống Việt Nam giai đoạn 1964-1973, các hướng tấn công chủ yếu của máy bay cường kích xuất phát từ các TSB. Máy bay B-52 bay qua đầu tàu trinh sát "Deflektor".
........
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #43 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2014, 07:06:44 pm »

Chuyến đi biển làm nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên tôi còn nhớ mãi, trước khi vào quân đội tôi chưa bao giờ thấy biển.

Công tác chuẩn bị cho chuyến đi theo đúng kế hoạch và rất kỹ lưỡng: bổ sung nhiên liệu và nước, thực phẩm và các loại vật chất khác nhau, kiểm tra sự làm việc của các trang thiết bị trên tàu trong các chế độ.

Trong chuyến hành quân đầu tiên, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ của mình trên tàu khảo sát hải văn "Deflektor" có chiều dài 70.8m, rộng 8.40m, nạp 180 tấn dầu diesel, 80 tấn nước và 5 tấn thực phẩm. Sau khi xuống tàu, tôi cảm thấy chếnh choáng nhẹ, dù tại vịnh Sừng Vàng nơi có bến cảng của chúng tôi chẳng hề quan sát thấy có sóng. Trước khi xuất bến làm nhiệm vụ, đô đốc Sotnhikov (tư lệnh lữ đoàn tàu trinh sát đặc nhiệm 38) đến tiễn chúng tôi, chúc mọi người hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, đồng thời tìm hiểu - ai không muốn hoặc sợ đi biển. Nhưng chúng tôi không ai chùn bước, mà cũng không thể hành động khác.

Ở trên tàu tôi được trao số tác chiến P-9-2 và cuốn tài liệu "Số tác chiến", mô tả các hành động của tôi trong các trường hợp: báo động chiến đấu, báo động hóa học, báo động hỏa hoạn và tất cả các chương trình hoạt động trên tàu.

Tôi vẫn nhớ cảnh di chuyển trên thang tàu - luôn luôn chạy, học điều lệnh tàu và thiết bị trên tàu, hàn lỗ thủng và học nằm lòng các hướng dẫn đảm bảo cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của con tàu.

Ban chỉ huy tàu ngay từ ngày đầu tiên đã rất quan tâm chăm sóc đám thủy thủ còn non nớt là chúng tôi. Từ phía các quân nhân kỳ cựu chúng tôi cũng thấy được sự thông cảm và giúp đỡ, điều duy nhất - họ ám chỉ một cách ranh mãnh: anh thấy trên biển thế nào khi tàu lắc, anh sẽ vượt qua "bệnh đi biển" ra sao... Tôi dĩ nhiên rất tò mò muốn trải nghiệm, mặc dù chưa hề biết gì về "bệnh đi biển".  

Cơn bão biển đầu tiên chúng tôi gặp phải là "Gloria". Chính ở đây mà tôi hiểu được thế nào là "bệnh đi biển", nhưng có một thực tế là chỉ sau 3 ngày đêm tôi đã miễn nhiễm với say sóng và không còn cảm giác buồn nôn. Tất cả các chuyến đi biển tác chiến sau này đều diễn ra trong tình trạng sức khỏe của tôi hoàn toàn tốt.

Mỗi khi xuất bến hành quân chiến đấu từ vịnh Sừng Vàng ra biển Nhật Bản, máy bay trinh sát cảnh giới tầm xa P-3 "Oriol" của Mỹ đều quần đảo trên đầu chúng tôi. Sau khi máy bay quần đảo lại đến việc suốt 6-8 giờ sau luôn có hoặc một tàu kéo hoặc một tàu phụ trợ của Hải quân Hoa Kỳ bám theo chúng tôi, và cứ như vậy trong suốt thời gian tàu chúng tôi bơi trên biển.

Một phiên (ca) trực chiến kéo dài 6 giờ, sau đó là 6 giờ nghỉ ngơi, nghỉ xong lại bước vào phiên trực. Thời gian làm nhiệm vụ chủ yếu là tại biển Nam Trung Hoa, nó diễn ra trong điều kiện nóng nực kinh người rồi bản thân các thiết bị mà chúng tôi sử dụng cũng bức xạ nhiệt lớn. Chẳng hề có quạt thông gió hoặc buồng tắm nước biển có vòi hoa sen.


TSB Mỹ Forrestal trong chiến tranh Việt Nam

Nghề đi biển - đó không phải nghề dành cho những kẻ bạc nhược, nhất là khi thi hành nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện dông bão, tàu bị đóng băng và các điều kiện phức tạp khác. Ở đây đặc biệt thể hiện tinh thần chiến đấu, tình đồng đội, sự giúp đỡ lẫn nhau, tính gắn kết của tập thể. "Không ở đâu có sự công bằng như vậy khi đối mặt với cuộc sống và cái chết, giống như ở các kíp thủy thủ tàu ngầm và tàu mặt nước, ở đó hoặc tất cả chết hoặc tất cả chiến thắng", - nhà văn thủy thủ tàu ngầm Gadzhiev viết như vậy.

Khi nhớ lại đời phục vụ không dễ dàng của mình, bạn sẽ hiểu tình bạn chiến đấu và sự gắn kết keo sơn đã giúp ta vượt qua được mọi khó khăn trong chiến dịch đi biển.  Sự giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống của những người đi biển. Trong một chuyến đi biển, nước ngọt sắp cạn. Ở trên mặt nước mà thiếu nước... Trên tàu lại không có thiết bị lọc nước mặn, dự trữ nước ngọt chưa kịp bổ sung, phải rình đón các tàu dân sự của quân mình. Một trong số đó là tàu chở dầu "Aniva" đã đến gần tàu chúng tôi truyền nước ngọt - đó là cuộc gặp gỡ rất đỗi vui mừng của các thủy thủ Soviet. Vì chuyện đó mà thuyền trưởng của chúng tôi đã cám ơn bằng cách chuyển cho đội thủy thủ tàu chở dấu một số hòm cá Vobla và rượu vang.

Mỗi thuyền viên trên tàu đều hiểu rằng mình đang đối đầu với một đối thủ hùng mạnh được trang bị kỹ thuật cực tốt, vì thế bằng việc thi hành nghĩa vụ của mình một cách trung thực tất cả cố gắng trao cho nước Việt nam đang chiến đấu lượng thông tin tối đa về các tàu chiến và máy bay Hoa Kỳ.

Hải quân Mỹ có 22 tàu sân bay, phần lớn trong số đó đã hoạt động trong chiến tranh tại Việt Nam trong thành phần Hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ.

Các TSB Ham đội 7 mà tôi cùng các đồng đội của mình đã theo dõi và trinh sát là: "Enterprise" chạy bằng năng lượng nguyên tử, "Constellation", "Ticonderoga", "Kitty Hawk", "Bon Homme Richard", "Coral Sea", "Midway", "Forrestal", "Oriskany".
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2014, 01:23:43 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2014, 10:13:30 pm »

Các TSB luôn có một đội hộ tống đáng tin cậy: 1-2 tàu ngầm, tuần dương hạm hoặc frigate, 1-2 khu trục hạm, cũng như trên boong TSB có các máy bay loại "Tracker" S-2 - làm nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm và trinh sát. Cuộc gặp gỡ các TSB mà từ đó bom được mang đi ném xuống Việt Nam, diễn ra đầu tiên trong thinh không vô tuyến điện.

Các mệnh lệnh điều phối của các TSB cho cất cánh và hạ cánh máy bay được thu bắt trên các thiết bị phù hợp, các thiết bị này lắng nghe trao đổi giữa các phi công trong suốt quá trình chúng thi hành nhiệm vụ tác chiến, trong đó thu được rất nhiều thông tin về chiến thuật sử dụng máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ.

Radar dẫn đường và radar hỏa lực của tất cả các loại tàu cũng bị nghe lén. Đài vô tuyến của chúng tôi xác định chính xác các tham số kỹ chiến thuật của các radar trên các mục tiêu mặt nước, mục tiêu dưới mặt nước và mục tiêu trên không trong vòng bán kính 400 dặm.

TSB hạt nhân xung kích "Enterprise" mang theo nó 100-120 máy bay F-4 "Phantom", A-4 "Skyhawk", A-6A "Intruder", F-8 "Crusader". Còn xa tàu chúng tôi, nó đã bị vô tuyến tầm phương xác định cách 2-5 ngày trước khi phát hiện được nhau bằng quan sát thị giác (tùy thuộc vào hệ thống trên TSB là hệ thống như thế nào).


S-2 Tracker chụp từ tàu trinh sát "Deflektor"

Các TSB xung kích nằm trong thành phần Hạm đội 7 Mỹ được phái tới bờ biển Đông Dương từ năm 1964, rất lâu trước khi chính thức đưa lục quân và không quân chiến thuật Mỹ vào Nam Việt Nam. Ban đầu máy bay trên TSB tiến hành trinh sát các mục tiêu trên bờ của các nước Đông Dương, yểm trợ không thường xuyên cho quân đội Sài gòn. Tháng 8 năm 1964 dưới âm mưu khiêu khích đổ lỗi cho các xuồng phóng lôi VNDCCH tấn công khu trục hạm Mỹ "Maddox" và "Turner Joy", các máy bay thuộc các TSB "Ticonderoga" và "Constellation" đã tấn công lần đấu các mục tiêu trên lãnh thổ VNDCCH. Thực chất đó là hành động gây áp lực lên chính quyền VNDCCH không cho họ hỗ trợ những người yêu nước Nam Việt nam.

Tiếp theo các TSB và máy bay của chúng là lực lượng xung kích chủ chốt duy trì các hoạt động chiến tranh cho đến năm 1973. Hầu hết các TSB đều hoạt động trong vịnh Băc Bộ để ném bom VNDCCH, 2-3 TSB hoạt động trong biển Nam Trung Hoa gần bờ biển Nam Việt Nam để ném bom oanh tạc khu vực đó.

Máy bay trên TSB chủ yếu là các loại: F-4 "Phantom", A-4 "Skyhawk", A-6A "Intruder", F-8 "Crusader", A-7 "Corsair", S-2 "Tracker". Chúng đều là cường kích, trừ S-2 "Tracker" là máy bay chuyên dụng phát hiện tàu ngầm. Việc mỗi TSB thường xuyên có từ 75-90 máy bay và 1,4 kíp bay cho mỗi chiếc đã cho phép người Mỹ duy trì mức độ sử dụng máy bay khá cao và tiến hành được 100-120 phi vụ xuất kích từ một TSB trong một ngày đêm.

Rất thú vị khi ta quan sát toàn bộ các máy bay cất cánh khỏi TSB trong vòng 40-50 phút. Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho máy bay hạ cánh, TSB thường xuyên di chuyển vị trí trên những khoảng cách không lớn.

Các cuộc không kích xuống các mục tiêu tại VNDCCH được tiến hành bởi máy bay từ các TSB thuộc Hải quân, máy bay thuộc Không quân Chiến thuật, và máy bay ném bom chiến lược B-52. Các chuyến bay của máy bay diễn ra trong điều kiện các phương tiện PK hoạt động khá hiệu quả, vì vậy máy bay Mỹ đã hứng chịu tổn thất nặng nề. Trung bình một tháng mỗi TSB xung kích thấy thiếu mất 10-15 máy bay. Sau này do tăng cường áp dụng các biện pháp trinh sát, gây nhiễu tích cực lên các khí tài PK mà tỷ lệ tổn thất đã giảm xuống một chút.

Máy bay của TSB thực hiện các phi vụ chiến đấu cả vào ban đêm. Có khả năng bay đêm trong thời tiết xấu là cường kích A-6A "Intruder". Tuy vậy trong suốt chiến tranh máy bay các loại khác cũng đã tấn công xuống các con đường xe chạy miền núi được bảo vệ yếu. Các cuộc ném bom đon lẻ ban đêm của máy bay A-6A thực hiện bằng thiết bị dẫn đường vô tuyến và radar ngắm bắn trang bị trên khoang máy bay. Cường kích "Skyhawk" A-4 tiến hành ném bom trực quan có sử dụng bom phát sáng và thiết bị chiếu sáng gắn trên máy bay. Thường huy động 2 đến 3 máy bay hoạt động trong các điều kiện như trên. một chiếc làm nhiệm vụ chiếu sáng mục tiêu, các chiếc còn lại ném bom. phóng rốc két và sử dụng các vũ khí khác có trên máy bay.  

Mặc dù tính chất phức tạp của các chuyến bay và việc ném bom đêm, nhất là trong điều kiện địa hình miền núi của lãnh thổ VNDCCH, các máy bay của TSB đã thực hiện khoảng 30% số phi vụ trong điều kiện trời tối, khi tính toán có thể thấy hiệu quả ném bom xuống các phương tiện giao thông theo đoàn là khá cao, còn hiệu quả của các phương tiện PK thuộc hệ thống PK VNDCCH có thấp hơn.

Phương tiện quan trọng duy trì tình thần chiến đấu của phi công các náy bay hoạt động chống VNDCCH, theo ý kiến BCH Mỹ chính là hoạt động cứu hộ do họ tổ chức trong vịnh Bắc Bộ để cứu kíp lái các máy bay bị bắn rơi. Bằng các chỉ dẫn thích hợp cho các phi công, họ chỉ thị để áp dụng các biện pháp sao cho trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng hướng các máy bay bị thương ra phía biển và nhảy dù trên mặt nước. Phi công có bè tự động làm việc đảm bảo cho anh ta nổi trên mặt biển, có máy phát vô tuyến phát tín hiệu định vị gọi phương tiện cấp cứu. Phương tiện đó gồm có máy bay cứu hộ, trực thăng và tàu cứu hộ. Một phần trực thăng cứu hộ hoạt động xuất phát từ TSB, số khác từ các frigate và khu trục hạm.  

Hệ thống cứu hộ phi công của Hạm đội 7 hoạt động trên toàn bộ mặt nước vịnh Bắc Bộ và vào sâu lãnh thổ VNDCCH 5 dặm.

Tổng kết của BCH Mỹ về chiến tranh Việt Nam không chỉ ghi nhận mặt tích cực của các TSB. Các chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng nhược điểm chủ yếu của các TSB xung kích là giá thành khai thác lớn và sự khó khăn trong việc đảm bảo cho hoạt động của chúng. Một TSB xung kích trong tình trạng không bổ sung vật chất, nước uống, thực phẩm có thể duy trì hoạt động tự chủ trong 90 ngày đêm. Tuy nhiên kinh nghiệm tham gia các chiến dịch quân sự của TSB "Midway" trong khoảng thời gian sáu tháng rưỡi cho thấy nó đã 48 lần bổ sung vật chất dự trữ trên biển, có nghĩa cứ 4-5 ngày một lần tiếp tế, nó đã nhận 8500 tấn đạn dược, gần 60000 tấn nhiên liệu tàu biển và 38000 tấn nhiên liệu máy bay cũng như 1200 tấn hàng khác. Kíp thủy thủ TSB (4200 người) đòi hỏi 9 tấn đồ ăn mỗi ngày đêm.

Phần lớn các tin tức tôi xử lý được lấy từ các băng ghi âm các cuộc đàm thoại của các quân nhân trên các máy bay trong quá trình hoạt động tác chiến. Các điện đài viên của chúng tôi thường xuyên chặn nghe các cuộc đàm thoại của các phi công máy bay B-52 đang thực hiện chuyến bay từ đảo Guam, Okinawa, Thái Lan. Công tác giải nghĩa bổ sung cũng được ban chỉ huy tàu chúng tôi tiến hành. Các dữ liệu số được lấy từ các tạp chí "Quân sự nước ngoài" những năm 1971-1972.

Ngoài việc thi hành nhiệm vụ trực tiếp, ngoài giờ trực chúng tôi xem phim, chơi các trò chơi trên bàn, khi thời tiết tốt thì ngắm cảnh biển và câu cá.  
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2014, 03:08:26 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #45 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2014, 03:01:00 pm »

Khi vào đến biển Nam Trung Hoa, lũ cá heo luôn bám theo chúng tôi. Chúng tôi bật nhạc trên boong thượng và cá heo bám sát mũi tàu chúng tôi rất lâu. Cá mập cũng thường xuyên đi theo tàu chúng tôi, đặc biệt khi tàu thả trôi. Đồ ăn thừa chúng tôi quẳng xuống biển và lũ cá mập "lượn vòng số 8" quanh tàu chúng tôi. Người ta đánh bắt cá mực sau khi mặt trời lặn. Người ta thả từ lan can trên boong thượng xuống những chiếc bóng đèn thông thường và dưới ánh sáng đèn lũ mực nhảy tanh tách. Chúng tôi bắt mực bằng loại vợt thông thường, không phải câu mà là xúc thì đúng hơn, chỉ trong vòng có 20 phút và với tất cả thành viên thủy thủ đoàn - thật là một món tuyệt vời.

Chúng tôi nhớ mãi cảnh câu cá đầy thú vị ở biển Nam Trung Hoa. Người ta câu được những con cá thu bằng cách thế này - treo miếng thịt vào lưỡi câu, mẩu bánh mì vào dây vải dài 20-25m, trong khoảng một giờ, toàn kíp thủy thủ ai cũng có cá tươi.  

Trên Thái Bình Dương có rạn san hô "Paracells". Tại đây chúng tôi thay quần áo bơi nhẹ rồi tha hồ nhào lộn tắm biển và lấy những mảnh san hô kỳ lạ mà chưa bao giờ được nhìn thấy. Sau đó ta thả chúng vào bình chứa có clo, chúng trở nên trắng toát đẹp đến mê hồn. Thế là ta có được những món trang sức mỹ nghệ tuyệt diệu.

Trong một cuộc hành quân chúng tôi ở đúng điểm "đứt gãy Marian". Ban chỉ huy tàu cho phép thủy thủ đoàn tắm biển. Chúng tôi thả thuyền cao su, áp dụng tất cả các biện pháp đề phòng. Nước đại dương phía trên thì ấm. Nhưng nếu ta lặn xuống dưới sâu 2-3 m, nước buốt lạnh. Thật sảng khoái khi biết rằng dười thân mình ta là 12 ngàn mét nước. Nhưng cuộc tắm táp này không kéo dài lâu, thủy thủ trực trên cầu điều hướng phát hiện rắn biển. Khẩu lệnh ban ra "Tất cả lên tàu!" thế là cuộc tắm biển chấm dứt. Bác sĩ trên tàu chúng tôi, thượng úy Granovsky cho biết lũ rắn biển đó cực độc.

Một cảnh tượng mãn nhãn không sao quên được - đó là ngắm chòm sao "Thập tự Phương Nam", người ta chỉ có thể nhìn thấy nó khi ở bán cầu Nam của Trái đất. Khi trời quang và ban đêm thời tiết tốt, ngắm nhìn nó thật vô cùng thích thú. Các thuyền trưởng nói rằng chòm sao này được dân cướp biển rất sùng bái.

Tôi nhớ đến một cuộc gặp gỡ trong vịnh Bắc Bộ vào ngày 9 tháng 5 năm 1968. Đi qua cách chúng tôi khoảng 2-3 kabelt là TSB Mỹ "Kitty Hawk", họ bật tiếp xúc vô tuyến trên boong tàu và nói bằng một giọng Nga trọ trẹ: "Chào các anh bạn trên tàu thủy thân mến! Chúc mừng các cậu nhân Ngày Chiến thắng!". Thuyền trưởng của chúng tôi cũng chúc mừng lại họ.

Sau đó một chiếc trực thăng từ TSB bay tới, lượn trên đầu chúng tôi chụp ảnh và thả một trái pháo khói, Cạnh trái pháo khói là một vật gì đó quấn trong một màng bọc, hóa ra đó là một hộp cát-sét có nhạc và những bài hát, trên đó ghi dòng chữ: "Tặng các thủy thủ Xô viết món quà của các phi công tư bản chủ nghĩa!".

Dù chúng tôi có ý thức hệ khác nhau nhưng con người vẫn là con người và chúng tôi chúc mừng nhau với sự hiểu biết.


Thuyền trưởng "Deflektor" thiếu tá hải quân Valery Nikolaevitch Voroshilov trao bằng chứng nhận đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trong vịnh Bắc Bộ cho thủy thủ trưởng thượng sỹ Evgheny Kurilo
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2014, 03:08:03 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #46 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2014, 06:47:55 pm »

Thật dễ chịu khi được ngắm biển lặng với tất cả những vẻ đẹp của nó nhưng không phải lúc nào biển cũng như vậy. Thỉnh thoảng biển lại nổi loạn, những con sóng cao đến 15 m nối tiếp nhau trùm lên con tàu; bão biển kèm theo gió mạnh và mưa; hay khi vào mùa lạnh - con tàu bị đóng băng. Trong trường hợp đó mỗi thủy thủ phải hành động một cách hợp lý và chuẩn xác để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong hoàn cảnh nguy hiểm, không mạo hiểm mạng sống và chinh phục được tự nhiên. Việc di chuyển trên boong chỉ có một số giới hạn các quân nhân, các đai lưng bảo hiểm mà chúng tôi đeo được gắn vào cáp và việc di chuyển chỉ thực hiện dọc theo đường cáp.


Khu trục hạm số hiệu 805 của Mỹ đi hộ tống TSB

Với lòng kính trọng, tôi nhớ đến những người mình đã tiếp xúc trong quá trình phục vụ, họ đã thể hiện sự bền bỉ và bản lĩnh tự chủ trong các điều kiện nặng nề. Đó là thuyền trưởng thiếu tá hải quân Valery Nikolaevitch Voroshilov, trọ lý chính dại úy hải quân Khoroshikh, thuyền phó chính trị V.Kudlas, các hoa tiêu Beketov và Dolghikh, trưởng ngành VTĐ đại úy hải quân Agafonov, kỹ sư VTĐ chuẩn úy hải quân Yavorchukh, các trung sỹ hải quân P.Saburov và S.Sitnikov, thủy thủ trưởng A.Kamenev, các trung sỹ hải quân N.Sandakov và N.Gubkin, đội trưởng đội thủy thủ N.Parpeikin cùng nhiều thủy thủ khác mà cấp bậc của họ tôi đã quên, - Anashkin, P.Kasper, A.Kolomitshev. R.Zakirov. A.Ashmarin.

Tôi muốn ghi nhận sự quan tâm của Đảng và Chính phủ với công việc phục vụ của chúng tôi. Năm 1965 Chủ tịch đoàn chủ tịch Soviet tối cao Liên Xô N.Podgorny đến Vladivostok, khi người ta báo cáo cho ông biết về các nhiệm vụ mà các tàu trinh sát của lữ đoàn 38 thực hiện thì ông rất hài lòng và hỏi bộ chỉ huy lữ đoàn xem còn những vấn đề nào chưa được giải quyết. Do đồ ăn chưa phải là thứ tốt nhất, N.V.Podgornyi đã giúp đỡ để chuyển cho chúng tôi khẩu phần ăn của thủy thủ tàu ngầm.


Các thủy thủ hạ sĩ quan và chiến sĩ trong đội VTĐ của tàu trinh sát "Deflektor"

Cuối chiến dịch một con tàu khác đến thay phiên chúng tôi với cùng nhiệm vụ như vậy. Sau khi về đến bến cảng căn cứ kết thúc chuyến đi biển, chúng tôi đi nghỉ ở nhà an dưỡng, sau hai tháng chúng tôi lại lên đường thực hiện chiến dịch đi biển kế tiếp.

Ekaterinburg năm 2008.
   
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2014, 07:25:30 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2014, 01:08:54 am »

(nhat-nam.ru)

Vadim Petrovitch Shcherbakov


AI TRONG SỐ HỌ HIỂU ĐƯỢC CÂU HỎI VỀ CUỘC SỐNG VÀ CÁI CHẾT ĐỐI VỚI TÔI

Tôi tốt nghiệp trường kỹ thuật-quân sự Enghel thuộc bộ đội PK quốc gia năm 1963. Tôi đã viết báo cáo thể hiện mong muốn phục vụ ở Ngoại Baikal, nhưng lại nhận lệnh đến phục vụ ở quân khu phòng không Moskva. Tại quân đoàn PK Bryansk, trung đoàn TLPK Bryansk 260.

Tại trung đoàn người ta giao tôi chỉ huy trung đội bệ phóng, mặc dù tôi không học bệ phóng, mà học đài điều khiển đạn tên lửa, và đã thực hành quân sự về chuyên ngành đó. Nhưng thực sự tôi không có thời gian để kịp buồn về chuyên môn, khi chỉ một vài ngày sau tôi được giao một nhiệm vụ mới - sỹ quan điều khiển.

Mặc dù không ở Zabaikal, nhưng lần đầu tiên tôi phải sống trong các lều dã chiến: doanh trại không có, các công trình cho cán bộ lỹ thuật làm việc cũng không nốt - một tình huống điển hình với các xạ thủ tên lửa PK. Tuy nhiên, không có sự giảm nhẹ chất lượng nào trong huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Thời gian trôi qua nhanh chóng. Kiến thức lý thuyết học được trong trường, đã được bổ sung thêm hàng chồng kỹ năng làm việc hàng ngày trên xe máy thiết bị kỹ thuật. Những "Quy tắc xạ kích" mà ban đầu bạn cần thuộc lòng như là "Cha của chúng tôi", từ một tập hợp các quy định phải thực hiện bắt buộc, không ngờ lại biến thành một thuật toán nội bộ đầy ý nghĩa và hình mẫu tương tác với trang bị kỹ thuật.

Phần vật chất của đống sắt thép lạnh lẽo và các khối điện tử réo ù ù đã trở thành một sinh vật sống ngoan ngoãn vâng lời, nó có thể bị bệnh hoặc thất thường như một đứa trẻ nhỏ, mà khi tâm trạng tốt nó đặt vào đôi mắt và đôi tay của tôi một sức mạnh làm tinh thần ta choáng ngợp - tôi đã trở thành người giám hộ của bầu trời.

Mũi tên thép không biết thương xót chỉ chờ đợi chuyển động của ngón tay tôi khi phóng nó đi. Và sau đó nó sẽ giận dữ trượt khỏi bệ thép trong màn lửa mà lao vút lên trong con đường đầu tiên và cuối cùng của nó, dùng chiếc ô chết chóc hình thành từ hàng ngàn mảnh đạn để cắt đứt chuyến bay của một ai đó.

Điều đó sẽ là thế nào? Không có gì quan trọng  - sẽ không có nghi ngờ trong lựa chọn của tôi. Hồi đó với tôi dường như là thế...

Vào mùa hè năm 1965 có một nhóm khá lớn các thợ cả và kỹ sư từ nhà máy sản xuất trang bị kỹ thuật của chúng tôi đến tiểu đoàn. Họ mang theo rất nhiều các hòm tiêu chuẩn niêm phong kín và đủ kiểu dụng cụ. Các cán bộ công nhân nhà máy, phân chia theo các đội, không nói câu nào thừa, họ bóc phần vật chất của chúng tôi ra tháo rời thành các khối riêng biệt và bắt tay làm một cách có phương pháp và tỉ mỉ công việc nâng cấp, họ thay đổi những khối không cần thiết - đã lỗi thời, bằng những khối cần thiết - những khối mới.

Vì tất cả các sỹ quan đều phải (theo phần thiết bị mình phụ trách) tham gia vào quá trình hoàn thiện này, chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng từ tổ hợp S-75 của chúng tôi người ta đang chế ra một "phiên bản nhiệt đới". Có lẽ nay thì ở loanh quanh Bryansk nhưng một ngày nào đó sẽ là vùng nhiệt đới, nhưng nó sẽ không xảy ra sớm thế này - điều đó thì chúng tôi tin chắc. Và người ta biết rõ tổ hợp S-75 trong phiên bản nhiệt đới này rất mạnh và sẽ rất hữu ích ở đâu và cho ai ngay bây giờ.

Những linh cảm đầu tiên đã phát sinh như thế, rằng tập thể quân nhân của chúng tôi sẽ đến vùng nhiệt đới (và có lẽ sẽ sớm - công nhân nhà máy đã hoàn thành công việc, họ đang thu dọn trở về). Phải nói thêm, việc tham gia công tác cải tiến là rất hữu ích, từ các cán bộ công nhân nhà máy chúng tôi học được rất nhiều điều về phần vật chất thiết bị của mình, những điều thậm chí chưa hề được viết bằng chữ nhỏ trong "Giới thiệu và Chỉ dẫn về phần vật chất của trang thiết bị". Sau này những hiểu biết trên rất có ích ...

Đầu năm 1966 , trung đoàn trưởng V.Fedorov và trung đoàn phó của ông được triệu tập khẩn đến trụ sở bộ tham mưu quân đoàn. Họ vắng mặt một vài ngày, khi về ngay lập tức tổ chức một cuộc họp với tất cả các sĩ quan cán bộ của trung đoàn, trong đó họ thông báo rằng chuyến đi của họ không chỉ giới hạn ở việc đến trụ sở quân đoàn và trung đoàn chúng tôi được giao nhiệm vụ trợ giúp quốc tế cho các lực lượng vũ trang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đào tạo huấn luyện các chuyên gia đủ khả năng sử dụng các hệ thống tên lửa PK S-75 với đầy đủ các khả năng tác chiến. Việc giảng dạy và huấn luyện cho các chuyên gia Việt Nam sẽ được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ quân nhân trung đoàn ngay tại Việt Nam. (Vậy là vấn đề miền nhiệt đới đã trở thành hiện thực).

Trung đoàn trưởng nhấn mạnh rằng trung đoàn 260 Bryansk phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng này của chính phủ một cách tốt đẹp nhất và ai còn nghi ngờ khả năng của mình có thể không cần tham gia vào công việc này, và ở lại căn cứ cơ bản. Ở Việt Nam đang có chiến tranh, trong chiến tranh bất cứ điều gì đều có thể xảy ra. Thậm chí có thể hy sinh chứ không chỉ là bị thương nhẹ.

Người ta bắt đầu lập danh sách những người sẽ tham gia "chuyến công tác ở miền nhiệt đới". Tôi không nhớ có ai từ chối ở tiểu đoàn mình, mặc dù tại các phân đội khác đều có những trường hợp như vậy. Không ai bị ép uổng. Chúng tôi tất cả đều tình nguyện, nhưng nếu chỉ theo nguyện vọng không thôi thì ít, khi người ta tính đến kinh nghiệm thực tế, khả năng làm việc tốt không chỉ của bản thân mình, mà cả khả năng dạy cho những người lần đầu tiên nhìn thấy một khí tài kỹ thuật phức tạp như vậy. Mà là dạy trong một thời gian rất ngắn. Chiến tranh sẽ không chịu chờ đợi.

Bây giờ, sau gần 40 năm, tôi nhớ lại thời điểm đó và nghĩ rằng - chúng tôi đã đi đến đó để dạy người khác chiến đấu, trong khi bản thân họ không hề có kinh nghiệm chiến đấu. Chúng tôi đến vào thời mà tổ hợp tên lửa PK S-75 của chúng tôi đã được sử dụng gần một năm tại Việt Nam và từ lâu đã không còn là một bất ngờ với các phi công Mỹ. Phi công Mỹ chiến đấu trên những chiếc máy bay hoàn hảo (ở thời điểm đó), họ đã có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, biết kỹ lưỡng và tường tận chiến trường, có vũ khí hùng mạnh và có ưu thế số lượng vượt trội (ở VNDCCH nói chung không có gì có thể đối chọi lại trên không). Máy bay thời đó trở thành con át chủ bài xung kích trong bất kỳ chiến dịch mặt đất nào, nó đảm bảo các thắng lợi chiến thuật và chiến lược (kể cả cho đến ngày nay người Mỹ vẫn không chỉ giữ phương pháp sử dụng không quân này trong các cuộc xung đột vũ trang, mà còn liên tục cải tiến hoàn thiện).

Trung đoàn của chúng tôi được chuyển tới Việt Nam bằng máy bay. Gần đó, ở trong rừng, trước khi chúng tôi đến, người ta đã trang bị đặc biệt cho trung đoàn của chúng tôi trung tâm đào tạo thứ 4. Tất cả mọi thứ đều được xây dựng bằng tre nứa, người Việt Nam dựng lên các công trình đó ngay trước mắt chúng tôi. Ở đây chúng tôi có một tháng rưỡi để tiến hành các tiết học lý thuyết có sử dụng làm tài liệu giảng dạy trực quan các bộ phận của tổ hợp bị hư hỏng trong chiến đấu được thu thập về (tất nhiên cũng không phải là hoàn toàn như vậy, nhưng phù hợp để làm giáo cụ trực quan). Được người ta chọn vào nhóm các sĩ quan điều khiển Việt Nam mà tôi phải tổ chức lên lớp là những người hiểu biết nhất về mặt kỹ thuật, có kiến thức tốt về kỹ thuật vô tuyến. Sự siêng năng đặc biệt và tinh thần yêu lao động mà họ thể hiện trong quá trình nghiên cứu trang bị khí tài và công tác chiến đấu trên khí tài (chí hướng rõ rệt, lòng khao khát và sự kiên trì được người Việt Nam thể hiện khi học tập, tôi chưa bao giờ gặp trước đây, kể cả sau này cũng vậy), mặc dù có một số khó khăn trong vấn đề phiên dịch, đã đem đến cho họ kết quả sau một thời gian ngắn phân bổ cho khóa học lý thuyết tại trung tâm đào tạo, bằng các nỗ lực chung chúng tôi đã hoàn tất chương trình đào tạo. Đến thời điểm này, từ Liên bang tổ hợp khí tài mới đã được chuyển tới (chuyển trực tiếp từ nhà máy, với những cải tiến mà tôi đã biết). Với tổ hợp này chúng tôi cần phải hoàn chỉnh các kỹ năng thực hành, nhưng không phải ở trung tâm huấn luyện mà là trên các trận địa chiến đấu, đối tượng là các mục tiêu thực tế (chứ không phải mục tiêu giả).

Người ta xác định cho chúng tôi một trận địa gần Hà Nội, trận địa cần bảo vệ từ trên không, nằm trên một trong những đường bay mà máy bay ném bom Hoa Kỳ thường xuyên sử dụng để thực hiện các cuộc không kích đều đặn của họ. Hà Nội chỉ được bảo vệ một phần, các hệ thống tên lửa phòng không không đủ để hoàn toàn kiểm soát và bảo vệ bầu trời ở các độ cao lớn, tại các độ cao nhỏ nhiệm vụ bảo vệ giành cho pháo phòng không, và người Mỹ cố gắng thực hiện các vụ ném bom mà không sa xuông khu vực hỏa lực phát huy hiệu quả. Trận địa của chúng tôi ở các độ cao thấp cũng được bảo vệ bởi các đơn vị pháo phòng không. Sau khi triển khai tổ hợp trên vị trí chiến đấu lập tức chúng tôi thấy rõ rằng việc tiến hành các hoạt động chiến đấu gần như thiếu sự chuẩn bị số liệu cơ bản về những độ cao thấp hạn chế các khả năng chiến đấu của chúng tôi. Phải làm việc toát mồ hôi để tính góc cấm theo bản đồ địa hình, vì đơn giản là không thể cũng như không có thời gian khảo sát chụp ảnh đo đạc lại địa hình.
..........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2014, 10:28:53 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2014, 12:00:24 am »

Nói chung việc quét định vị các vệt sáng màn hiển thị do địa vật cố định và địa hình đồi núi thông qua phát sóng là vô cùng nguy hiểm, khi phát sóng lên không trung chúng tôi sẽ ngay lập tức chịu chế áp hoặc trong trường hợp tốt nhất với chúng tôi thì người Mỹ sẽ thay đổi đường bay không kích.

Lần xạ kích đầu tiên (hai đạn bị mất) đã cho thấy các phi công Mỹ biết lợi dụng khôn ngoan địa hình khu vực lân cận và khi thực hiện thao tác tránh tên lửa họ ẩn đằng sau các ngọn núi cao che khuất tầm quét của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đã phải từ bỏ mong muốn tấn công ở cự ly tối đa có thể.

Quá trình xạ kích bị kéo dài. Phi công hoặc có đủ thời gian quan sát quả đạn tên lửa theo vệt bay của nó từ cự ly đáng kể, hoặc anh ta được cảnh báo bởi thiết bị điện tử lắp đặt trên máy bay để xác định sự chiếu xạ của đài điều khiển tên lửa của chúng tôi, báo cho anh ta biết tổ hợp tên lửa PK bắt đầu làm việc chống lại anh ta.

Đám mây bụi hình thành khi quả đạn tên lửa phóng lên, ngay lập tức chỉ điểm vị trí tiểu đoàn chúng tôi triển khai. Kết luận tự rút ra thật rõ ràng - cuộc tấn công phải diễn ra bất ngờ và trong thời gian đủ ngắn. Cần phải chế ngự mong muốn tự nhiên không cho phép đối thủ nguy hiểm tới gần mình, còn khi đã bắt đầu tấn công, phải hành động nhanh chóng và chính xác khi mà ta biết rằng cơ hội thứ hai không ai cho ta cả. Chúng tôi thay đổi trận địa và trận đánh thứ hai đã đạt kết quả. Chúng tôi bắt đầu thu được kinh nghiệm chiến đấu cho mình như vậy đấy.

Tôi đấu tranh không phải với chiếc máy bay, mà là với người lái nó. Tôi không có lòng căm thù anh ta, như các đồng chí Việt Nam của tôi. Có lẽ bởi vì giờ đây chết dưới mưa bom không phải những người thân và bạn bè của tôi, như với những người đang sát cánh với tôi. Có lẽ vì những đêm nhiệt đới này cháy đỏ lửa napalm không phải các thị trấn và làng mạc của tôi. Và nói chung, chiến tranh diễn ra ở một đất nước khác và cách xa mái nhà của tôi.

Nhưng tôi cũng nhận thức được rằng người phi công Mỹ không quan tâm chuyện bây giờ anh ta sẽ ném bom trúng xuống đầu ai - phía dưới tất cả đều là những kẻ thù và anh ta có mặt ở đây để giết chết những kẻ thù mà anh ta không quen biết, những nạn nhân mà trong thực tế không bao giờ và chẳng làm gì xúc phạm đến cá nhân anh ta. Cách xa nhà mình, ở một đất nước xa lạ với anh ta, khi anh ta ném xuống mặt đất những quả bom của mình, có lẽ anh ta tin chắc rằng anh ta giết người để làm cho thế giới tốt đẹp hơn, hoặc có thể là anh ta đơn giản là chỉ làm công việc của mình, công việc mà anh ta được trả tiền rất khá.

Khi anh ta xuất hiện, tôi không hề biết tên anh ta, không biết anh ta từ đâu đến, bao nhiêu tuổi, đã kết hôn hay còn độc thân. Cũng không biết anh ta thuộc dân tộc nào. Tương tự như vậy, đối thủ của tôi sẽ không làm rối đầu óc mình bởi những kiến thức vô dụng. Anh ta chỉ biết về tôi, thứ cần để mang lại cho anh ta chiến thắng và chiến thắng - đó chính là cuộc sống của anh ta: tôi nhìn thấy anh ta hay không, thì khoảng cách đó tôi nhất định sẽ vượt qua để tóm được anh ta, sao cho anh ta không thể né tránh, dù cho anh ta có cơ động ngoặt gấp ra sao. Và tôi biết về anh ta: rằng anh ta rất cảnh giác và sẵn sàng lảng tránh, còn khi đã nhận ra tôi hay cảm nhận được mối nguy, anh ta sẽ ngay lập tức tấn công. Khi nhìn vào màn hiển thị của mình, tôi tưởng như nhìn thẳng vào bộ mặt anh ta rất gần, như là tôi đang thở vào cổ anh ta, cảm thấy được mọi di chuyển của anh ta, cảm nhận được anh ta đang làm gì hiện tại trong cabin điều áp đóng kín khi bay trên tấm thảm xanh rì của rừng rậm nhiệt đới và chờ đợi. Chờ đến khi thần kinh của anh ta sụp đổ hoặc sự tự tin hiên ngang vút lên cao.

Và khi điều đó xảy ra - tất cả chấm hết! Này chàng trai, cậu là bạn của tôi! Phóng! Và... cho đến khi được đón trên mặt đất (nếu cậu may mắn bung dù thoát kịp khỏi chiếc máy bay đang quay cuồng cắm xuống, nếu những người đầu tiên cậu gặp là người của các cậu thuộc nhóm cứu hộ, mà không phải những người nông dân Việt Nam lăm lăm cây cuốc ... thôi thì cứ cho là cậu gặp may đi). Và không có gì thuộc về thù hằn cá nhân. Hôm nay không phải là ngày của cậu. Và cũng có thể xảy ra chuyện như vậy nếu không phải ngày của tôi ... Mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy. Chiếc "Thud" (F-105 Thunderchief) này có thể không phải chỉ là một. Nó có thể là một trong những chiếc đánh lạc hướng tôi, trong khi đó một đối tác ngang tàng của cặp "Chồn hoang" (loại máy bay hiện đại hóa F-105G, được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt các trận địa TLPK), đang cắn mồi chiến thắng sẽ gửi đến cho tôi người khách khủng khiếp của mình, hắn sẽ tìm ra đường đến tôi nương theo chùm tia chiếu xạ của tôi. Hiểu - nhưng ai trong số họ - hiểu được vấn đề cuộc sống và cái chết đối với tôi.

Sau khi tổ hợp S-75 xuất hiện tại Liên Xô, ở Hoa Kỳ bắt đầu phát triển loại vũ khí có khả năng phá hủy các hệ thống tên lửa PK. Kết quả là vào năm 1965 Hoa Kỳ đã có khả năng sản xuất hàng loạt tên lửa hàng không AGM-45 (Shrike) tự dẫn đường theo bức xạ của đài radar điều khiển hệ thống tên lửa PK S-75. Đầu đạn được tăng cường của loại tên lửa chống radar này có khả năng phá hủy không chỉ trực tiếp nguồn bức xạ - hệ thống ăng-ten, mà còn tất cả các thiết bị khác trong vòng bán kính 20 mét, còn trong phương án chỉ điểm, đầu đạn nạp phốt pho trắng làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu chính xác vị trí đặt tổ hợp TLPK. Do đó vị trí TLPK được chỉ điểm như vậy ngay lập tức phải hứng chịu một cuộc tấn công lớn bằng bom phá hoặc bom napalm.

Các nguyên tắc dẫn đường của loại tên lửa này nằm ở chỗ nó tự thân có thể xác định được dòng tối đa của bức xạ điện từ trong biểu đồ định hướng của đài điều khiển tên lửa PK và bay bám theo hướng này, trong trường hợp nguồn bức xạ biến mất nó ghi nhớ hướng sau cùng và vẫn tiếp tục bay. Rất khó phát hiện đối với SAM và có tốc độ bay rất lớn, nó được phóng từ cự ly khoảng 50 km, trong vòng chưa đầy một phút có thể bắn tới vị trí SAM.

Tên lửa này đặt bước khởi đầu cho sự phát triển một lớp phương tiện mới nhằm đối phó và chế áp hỏa lực các tổ hợp tên lửa phòng không. Trong giai đoạn đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam, khi các chuyên gia Liên Xô chưa tìm thấy "điểm yếu" của tên lửa này, nó là phương tiện hiệu quả chế áp các dần SAM. Việc xác định các điểm yếu đó phải trả bằng mạng sống và máu của các chuyên gia chúng tôi.

Dừng đường bay của "Shrike" thì chúng tôi không có khả năng, nhưng nhận thức về cách đối phó với "Shrike" thì xuất phát từ khóa học "hệ thống điều khiển tự động" khi còn học trong trường. Dể tự dẫn đường được với "Shrike" cần có sự hiện diện liên tục của tín hiệu lỗi, mà hệ thống dẫn đường của nó khi sửa và xác định hướng bay sẽ "cố gắng" vô hiệu hóa và hướng dẫn chính xác cho quả đạn tên lửa đánh trúng đến mục tiêu. Nếu ta tắt bức xạ radar, tín hiệu lỗi cần thiết cho hệ thống tự dẫn đường làm việc sẽ mất và sai lệch so với mục tiêu liên tục tăng.

Và nếu chúng ta "kéo" "Shrike" lệch hướng trước khi tắt bức xạ, di chuyển cực đại của biểu đồ định hướng (quả đạn được định hướng bay theo cực đại này) bằng cách đảo ăng-ten, độ lệch mục tiêu sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Chúng tôi bắt đầu cuộc đấu tranh của mình với "Shrike" như vậy đấy, điều chính yếu là không được bỏ lọt thời điểm phóng của nó, khi trên màn hiện sóng từ vệt mục tiêu tách ra một điểm nhỏ và bắt đầu rời xa nó với tốc độ rất nhanh. Cần phải bắt được điểm này và khi biết rằng nó đang bám sát theo mình, chỉ cần dẫn lệch nó đi một chút rồi khi đảm bảo rằng nó đã hiểu được chuyển động của chúng tôi dẫn nó đi nữa và nữa, sau đó thì biến mất, tắt phát xạ.

Thực hiện những thủ thuật như vậy trong tình huống chiến đấu, khi biết rằng mỗi giây qua cái chết đến gần ban thêm một cây số, rằng bạn không có nhiều hơn 20-30 giây, bạn không được mắc sai lầm, và đó là cơ hội duy nhất, không có cái thứ hai - đòi hỏi một sự tự chủ bằng thép, sự điềm tĩnh và tay nghề vô cùng cao cường. Trắc thủ bám sát bằng tay trong khẩu đội chiến đấu của tôi - Trung sĩ Piot Golubka - vì các hoạt động chiến đấu thắng lợi tại Việt Nam đã được trao tặng huân chương "Cờ Đỏ".

Thời hạn chuyến công tác của chúng tôi chấm dứt vào tháng mười một và chúng tôi mang tâm hồn thanh thản trở lại Liên bang.

Nhiệm vụ đặt ra trước chúng tôi đã được hoàn thành. Các khẩu đội Việt Nam được huấn luyện đã giữ sạch thành công bầu trời đất nước họ, mặc dù đến ngày chiến thắng vẫn còn 9 năm nữa, song chúng tôi tin tưởng rằng ngày đó chắc chắn sẽ đến.

***

Rời Việt Nam, thượng úy Vadim Shcherbakov để lại 11 chiếc "Thần sấm" bị bắn rơi (đó là chỉ tính những chiếc chính thức được liệt kê và xác nhận của Bộ chỉ huy VNDCCH, 7 quả đạn "Shrike" bị gạt khỏi trận địa và các học trò Việt Nam của mình, những người sẽ tiếp tục đếm những chiếc máy bay bị bắn rơi.

Ông mang theo mình kinh nghiệm chiến đấu thu lượm được, kỷ niệm nồng ấm những người Việt Nam tận tâm yêu lao động, và một mảnh nhỏ xác chiếc máy bay bị ông bắn rơi.

Và chờ ông ở nhà là Victoria - cô con gái sinh ra khi ông còn đang trong chuyến công tác ở vùng nhiệt đới này ...

Do tham gia chiến đấu và trợ giúp hiệu quả cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao ngày 23/01/1967 "Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng khi thực hiện nhiệm vụ của chính phủ Liên Xô" thượng úy Vadim Shcherbakov đã được trao tặng Huân chương Lenin.

Các báo cáo chi tiết về quá trình ông chiến đấu tại Việt Nam đã được tính đến trong các phiên bản mới của Quy tắc bắn tổ hợp TLPK S-75.

Từ 1968 đến 1972 - đại úy Shcherbakov VP - học viên Học viện Phòng thủ không gian-vũ trụ mang tên G.K.Zhukov.
Sau khi tốt nghiệp ông phục vụ trong các đơn vị phòng không ở Primorye, Odessa, GSVG, Ba Lan, Trung Á trên các cương vị :
tiểu đoàn trưởng S-75, trưởng ban tác chiến, sĩ quan quân báo ban phòng không Đại bản doanh TTLPK, trực ban tác chiến SCH PK và KQ.

Tái bút:
Nikolai Nikolaievich, chúc buổi tối tốt lành! Theo yêu cầu của anh, tôi xin thông báo : ảnh của tôi thời đó không có. Sĩ quan dẫn đường người Việt Nam mà tôi đào tạo tên là Tuân. Từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng (từ 3 tháng 3 - 3 tháng 11 năm 1966) làm việc cùng tôi là trắc thủ bám sát bằng tay : Trung sĩ Piotr Golubka (khẩu đội trượng khẩu đội trắc thủ), được trao tặng Huân chương Cờ Đỏ; hạ sĩ V.Melnychuk, hại sĩ Tertychny, hạ sĩ Prokhorov. Tất cả đều được trao tặng Huân chương Sao Đỏ.

Melnychuk sống tại thành phố Lviv ở Ukraine. Những người còn lại - Tôi không biết. Các ngày có xạ kích theo thời gian tôi đã quên, ngoại trừ một ngày - 22 tháng 7 năm 1966. Vào ngày này, chúng tôi đã bắn rơi hai chiếc F- 105, ngày đó con gái tôi chào đời. Trong các trận đánh chỉ tính riêng khẩu đội chúng tôi đã bắn rơi sáu người Mỹ. Đây là hai tháng đầu tiên. Còn 5 chiếc nữa - bắn rơi trong đội hình có các khẩu đội Việt Nam (trong chiến đấu khi phóng đạn, tôi ngồi trong cabin "U" bên cạnh người sĩ quan điều khiển Việt Nam).

Cuộc chiến đấu với Shrike được hoàn thiện liên tục. Phóng tên lửa ở cự ly tối thiểu. Sau khi quả đạn đầu nổ thì quay gấp hệ ăng-ten lên trên và sang một bên. Điều này cho phép chúng tôi lái Shrike bay lệch khỏi hướng đúng. Tổng cộng tại trận địa của chúng tôi đã gạt được 7 phát Shrike. Quả đạn đầu tiên làm hỏng kabin "U", các quả đạn còn lại bay sượt qua. Nếu có những câu hỏi khác nữa, tôi xin vui lòng trả lời - V.P.Shcherbakov.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2014, 06:56:17 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2014, 08:34:34 pm »

(nhat-nam.ru)

Album kỷ niệm của thành viên tham dự trận đánh tên lửa phòng không đầu tiên ngày 24.07.1965, trắc thủ bám sát bằng tay tiểu đoàn 64 Valery Pavlovich Malyga

Trung sĩ Malyga Valery Pavlovich



27.04.1944 - 06.02.2013.
Sinh ngày 27 tháng 4 1944 tại làng Schetnevo, huyện Dmitrov, tỉnh Moskva. Mẹ - Malyga Ekatherina Ivanovna, nghề nghiệp y tá. Cha - Pavel Gavrilović Malyga làm nghề đầu bếp.
Năm 1949 gia đình chuyển đến thành phố Stalino (bây giờ là Donetsk), nơi cha ông đã sống cho đến những ngày cuối cùng.
1951 - 1960 học trung học trường số 118. Trong đám bạn bè luôn luôn là một thủ lĩnh, người cổ vũ phong trào. Rất yêu thích bóng đá, bóng chuyền.
Sau khi tốt nghiệp trung học cha tôi mơ ước trở thành thuyền trưởng. Vào trường hàng hải, nhưng không vượt qua được kỳ thi tuyển. Tình yêu với biển vẫn được ông gìn giữ suốt đời. Rất yêu cảnh biển và tàu.
Năm 1961 ông vào làm công nhân khai thác tại Cục quản lý hầm mỏ "Petrovskoie".
Từ 1963 - 1965 phục vụ trong quân đội Liên Xô tại quân khu Urals.

Từ 1965 - 1966 tham gia chiến đấu tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong nhóm chuyên gia quân sự Soviet của trung đoàn TLPK đầu tiên Quân đội nhân dân Việt Nam. Tham gia trận đánh đầu tiên của bộ đội tên lửa PK ngày 24,7.1965. Đã được trao tặng huy chương "Dũng cảm", "Kỷ niệm hai mươi năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại" và huy chương "Hữu nghị" của Việt Nam. Quá trình phục vụ tại Việt Nam đã để lại dấu ấn trên toàn bộ cuộc sống sau này của cha tôi. Ông thường nhớ về các đồng chí và thời gian khó khăn ở Việt Nam.

Năm 1973, ông lập gia đình, và năm 1974, sinh ra tôi.
Từ 1978 - 1980  học tập tại trường kỹ thuật Mỏ ở thành phố Donetsk, khi tốt nghiệp được trao bằng chứng nhận thợ cả hầm mỏ.
Từ 1961 - 1991 làm việc tại Cục Quản lý hầm mỏ "Petrovskoie". Cha rất thích đọc sách. Ông chủ yếu đọc các sách về đề tài quân sự, hồi ký, tiểu thuyết tư liệu. Yêu thích điện ảnh. Thích những phim hài thời trước "Chuyến bay sọc dưa", "Các quý ông thành đạt". Một trong những bộ phim yêu thích nhất là "Mùa xuân trên đường phố Zarechnoj".
Cha qua đời ngày 02.06.2013 và được chôn cất tại nghĩa trang "Petrovskoe-2" ở Donetsk.
Trong tâm trí của tôi, cha luôn luôn là con người trung thực, trung thành và rất yêu thương con người.

Irina Valerievna Tkachenko (Malyga)
Donetsk, tháng 2 năm 2014



Khẩu đội chiến đấu kabin U - các chiến sĩ tên lửa-thiện xạ binh nhất trắc thủ Piotr Zalipsky, đại úy Rudolf Ivanov, thượng úy Vladislav Konstantinov, các binh nhất Valery Malyga, Yuri Papushov


Cuộc gặp mặt của những người tham gia trận đánh đầu tiên tại Kiev 47 năm sau - ngày 24 tháng 7 năm 2012.


Con gái Irina và cháu gái Lisa


Nhóm chuyên gia quân sự tiểu đoàn hỏa lực 63, trung đoàn TLPK 236 QDNDVN























Vài trang nhật ký





Các thành viên tham gia trận đánh đầu tiên của TLPK cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCNVN tại Ukraina Hồ Đắc Minh Nguyệt ngày 24.07.2012 tại Kiev.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2014, 10:08:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM