Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:40:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp  (Đọc 292869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #290 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2013, 10:27:55 am »

Nhân nói đến chuyện tên gọi, có bác nào biết chính xác thời điểm hay văn bản nào quyết định việc đổi tên Quân đội Quốc gia Việt Nam thành Quân đội Nhân dân Việt Nam không?

Đây cũng là thắc mắc của em khi xem các thông tin về thời điểm hình thành tên gọi QDNDVN.

Nếu chỉ căn cứ vào các Văn bản quy phạm pháp luật thì có 2 văn bản có liên quan đến tên gọi. Đến tháng 1/1951, theo "Sắc lệnh bổ nhiệm ông Lê Quang Đạo giữ chức cục trưởng cục tuyên huấn trong TCCT" thì vẫn sử dụng tên gọi Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam. Sau đó hoàn toàn không có văn bản nào liên quan đến quân đội. Mãi đến tháng 9/1954 mới có Sắc lệnh thăng cấp thiếu tướng cho đồng chí Vương Thừa Vũ, lúc đó đã sử dụng tên gọi QDNDVN.

Hệ thống văn bản pháp luật của VN sau 1950 rõ ràng có thay đổi lớn. Từ hàng trăm văn bản ban hành hàng năm trong giai đoạn 1945-1950, đến sau 1950 số lượng văn bản ban hành hàng năm của tất cả các cơ quan chính phủ chỉ còn vài chục, thậm chí chỉ còn đúng 3 văn bản vào năm 1954. Phải chăng các văn bản chỉ đạo chủ yếu trong thời kỳ sau 1950 không được ban hành từ các cơ quan chính phủ?  Grin
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #291 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2013, 11:59:39 am »

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (có 3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.

Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là trận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.

Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với ý nghĩa “chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng,…Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác….Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam.”

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân.

Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu.

Trong thời kỳ 1945 -1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ.

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.  Cần lưu ý là cùng thời gian này, một lực lượng bản xứ đã được Pháp thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng tham chiến cùng Pháp để chống lại Quân đội Nhân dân Việt Nam, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này. Do vậy cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn trong các giai đoạn sau.

Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy, rất đặc trưng Việt Nam. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư đoàn 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).

Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.

Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa để ngăn chặn việc thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Với mục tiêu đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ, ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam qua hiệp định Paris năm 1973.

Mất đi chỗ dựa từ Mỹ, chỉ 2 năm sau, hơn 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh tan chỉ sau 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh.

Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) quyết định lấy ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời là Ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Nguồn tham khảo: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=353.0
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #292 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2013, 07:22:08 pm »

Bác nào biết mìn địa lôi ta chôn ở đường cái hồi đó ùm xòe theo nguyên lý nào không ?

Giật ? Khều ? Dây cháy chậm? Hay điều khiển từ xa ?
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #293 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2013, 01:14:58 am »

Quả mìn hiệu lệnh không nổ, xông vào đánh giáp lá cà bằng mã tấu, giết được 1 Pháp + 1 nghẹo.

Vậy mìn xịt là do đâu hả mấy bác ? Dây cháy hỏng ? Trước đốt pháo tép bằng que hương cũng đâu có xịt nhiều như vậy !



Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #294 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 04:02:20 pm »

Đọc xong em có mấy cái tổng kết ntn (ở địa bàn wê em):

+ Thương vong chủ yếu của ta là ở những vụ bị lộ hầm do chỉ điểm, phải đến tầm 67%, chứ không phải là trong chiến đấu chống càn, chống phục kích ... Điển hình như vụ cụ Thịnh chủ tịch xã Hữu Hưng hy sinh cùng lúc với 24 cán bộ chiến sỹ do bị chỏ 02 căn hầm ở bờ tây sông Nhuệ năm 1949.

+ Cán bộ Việt Minh cấp xã trở lên phần lớn lại xuất phát từ chính tầng lớp gia đình giàu có, địa chủ, hộ lại, trưởng bạ .... có bằng Xéc-ti-phi-cát (Tiểu học yếu lược), ruộng đất đến hàng mẫu, gọi chung là tầng lớp địa chủ kháng chiến, bỏ nhà ngói năm gian chăn ấm nệm êm để đi "nằm hầm".

+ Làng nào không có nhà thờ, thuần đạo Phật, không có chỗ cho bọn Giáo gian đứng chân thì phong trào kháng chiến làng đó phát triển mạnh.
Logged
vo quoc tuan
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #295 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2013, 12:18:17 am »

Vậy xin hỏi các bác thời đó mìn chôn ở đường cái đợi lính Ba-tui đi qua là ùm xòe theo kiểu "giật" như thế thì nó được kích nổ như thế nào ? Hay là đúng là giật mìn bằng tay thật ?
Kéo dây, trốn một chỗ, rồi giật bằng tay bác ạ. Nhiều cụ bị Tây nó lần theo dây mà lần ra chỗ nấp đó.
Logged

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình ...
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #296 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 08:18:43 pm »

Các bác cho em hỏi:

+ Thời 47-54, chức "Chánh chủ tịch huyện" là chức gì ạ ? Chủ tịch hay là Phó chủ tịch ?

++ Thời trước 1945, Ví dụ một cụ có tên là Nguyễn Văn Chọe làm chức Bếp X ở trong làng, thì dân làng gọi tên tục là cụ Bếp Chọe. Chức Bếp gì gì đó ở trong làng (không liên quan gì đến bếp núc anh nuôi gì hết) là chức gì ạ ?

Trận nội công ngoại kích đồn Đại Mỗ tháng 10-1948 diệt được hai bố con tên đồn trưởng là tên Bếp Tý, từng được TBT Trường Chinh tuyên dương hai tháng sau đó. Vậy tên Tý này trước 1945 từng làm chức Bếp gì gì đó ở trong làng ?

Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #297 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 10:27:09 pm »

Các bác cho em hỏi:

+ Thời 47-54, chức "Chánh chủ tịch huyện" là chức gì ạ ? Chủ tịch hay là Phó chủ tịch ?

++ Thời trước 1945, Ví dụ một cụ có tên là Nguyễn Văn Chọe làm chức Bếp X ở trong làng, thì dân làng gọi tên tục là cụ Bếp Chọe. Chức Bếp gì gì đó ở trong làng (không liên quan gì đến bếp núc anh nuôi gì hết) là chức gì ạ ?

Trận nội công ngoại kích đồn Đại Mỗ tháng 10-1948 diệt được hai bố con tên đồn trưởng là tên Bếp Tý, từng được TBT Trường Chinh tuyên dương hai tháng sau đó. Vậy tên Tý này trước 1945 từng làm chức Bếp gì gì đó ở trong làng ?



+ Chánh > phó
+ Bếp=binh 1, không phải là chức trong làng.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #298 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2013, 10:54:46 pm »

Có ai biết rõ 'súng thập'là loại súng ngắn gì đưa lên cho anh em biết với.Không biết có phải là Mauser 1916 bao súng bằng gỗ mà ta thường gọi là bạc-hoọc hay không nữa.Loại này khi xưa ở bên Trung hoa rất nhiều có lẽ lọt qua biên giới vào tay quân ta chăng. Grin
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #299 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2013, 08:31:44 am »

Có ai biết rõ 'súng thập'là loại súng ngắn gì đưa lên cho anh em biết với.Không biết có phải là Mauser 1916 bao súng bằng gỗ mà ta thường gọi là bạc-hoọc hay không nữa.Loại này khi xưa ở bên Trung hoa rất nhiều có lẽ lọt qua biên giới vào tay quân ta chăng. Grin

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.

Theo Bảo tàng Lịch sử quân sự:



Súng ngắn của đồng chí Võ Nguyên Giáp sử dụng khi chỉ huy Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần (25 - 26/12/1944).

Theo hồi ức của tướng Trần Độ:

Và có một hồi tôi còn được nhận một khẩu pạc-họoc (hồi ấy tôi gọi là “súng thập” – bắn giật như súng trường và bắn liên thanh được) và ít lâu sau thì trao cho anh Cả (đồng chí Nguyễn Lương Bằng)
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2013, 08:42:21 am gửi bởi anhkhoi » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM