Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:52:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp  (Đọc 292908 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #130 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 04:10:48 pm »

Ảnh 4 là lễ tuyên thệ cảm tử của xung kích,nhận mác tiên phong đó,còn mấy cái giống như quả bom là thùng dầu phụ của máy bay.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #131 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 05:27:56 pm »

Khối catut chứa thuốc phóng/thuốc cháy, nằm trong ống bảo quản bằng sắt
Các đầu đạn pháo 155m, với phần đầu chưa lắp ngòi nổ
Khi bắn sẽ tháo chốt an toàn, ráp ngòi nổ, lắp đầu đạn vào buồng đạn, dùng que (gỗ) đẩy lắp catut, đóng khóa buồng đạn và giật cò bắn.
Có balô vải bạt có khung đeo áp vào lưng của lính (loại balô này lính SG sau này vẫn dùng, bằng vải dù nhẹ), còn lại là các bao/túi lớn đựng quân trang vật dụng của lính (vẫn thấy tụi lính nó vác vai, đội đầu?)
Bác ongbom lính pháo 105mm đâu rồi, có đúng không?
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2010, 05:45:08 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #132 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 05:35:19 pm »

Loại bi đông 1 lít bằng nhôm của TQ, có dây vải dùng đeo chéo ngang vai-thắt lưng, nút bằng bấc lie hay cao su, nút này không gắn kín vì chỉ là dây gài đè ép lên nắp gài vào cổ bi đông. Loại này vẫn còn dùng cho đến thời KCCM.
Nhưng sau này thay bằng lọai bi đông nhôm 1lít cũng TQ, có nắp bằng nhựa bakelit màu nâu, lót gioăng cao su, là loại nắp xoáy ren, rất kín khít, khi lấy nước nóng đậy nắp lại có thể vứt ngâm bi đông ngay xuống vũng nước hay suối nhằm làm lạnh nhanh, hay khi hành quân/vận động, nắp kín khít nước không ra ngoài. Nắp bi đông này là đơn vị đo uống trà, rượu... cho lính uống Wink, hoặc mỗi khi khát được tính là mấy nắp/người. Kèm theo 1 nắp ca nhôm dùng đựng thức ăn, cơm canh hoặc dùng nấu cho 1 người lính, hình dạng vỏ đậu, ôm khít 1/4 phần đáy bi đông, có quai thép chống nóng tay, có thể dùng như cái gáo múc nước sôi hay canh (3 gáo đầy bi đông thì phải - không phải dùng bát rót nước sôi như trong ảnh)... Loại bi đông này có túi chứa bi đông vải bạt dày, có nút gài với thắt lưng to bản (dây xanh tuya) đeo ngang hông cùng dao găm, lựu đạn, cơm nắm.... Loại này phổ biến trong giai đoạn KCCM, BGTN...
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2010, 06:09:49 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #133 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 06:24:13 pm »

- Về băng vải quấn chéo. Theo em nhớ đúng như Chiangshan nói, nó là cái ruột tượng và trong trận là để phân biệt giữa các đơn vị, thay bông băng trong trường hợp bị thương. Việc chéo trái hay chéo phải như trong ảnh thì chưa thể nói đó là chi tiết để phân biệt. Vì có thể do phương pháp sao chụp phim ảnh của ta.
- Hình khẩu pháo 105 trong công sự có lót gỗ theo em là ở Đông Khê, nhìn dãy núi phía sau rất giống ngọn Pò Mà phía bắc của cứ điểm.
- Tại ĐBP, pháo cũng được đặt như vậy, nhưng không có lót gỗ do gỗ ván được tận dụng để xây công sự. Trong loạt ảnh Epad mà bác Buff đã đưa lên rất công phu hình như cũng có một tấm hình công sự pháo 105mm ĐBP.
- Về bức ảnh có cây mác. Nhìn quần áo, mũ Theo em đó là ảnh trước năm 50 khi cây mác búp đa vẫn là vũ khí phổ biến. Trước năm 50 có trận đánh đồn Đại Bục, trận đánh mở hàng cho Đại đoàn Quân tiên phong được mô tả có rất nhiều "phóng viên báo đài" đến tham dự. Có lẽ bức ảnh là ở trận đánh này.
- Về những lỗ đen trong hình trận địa pháo, nhiều nơi cũng đã thắc mắc nhưng chưa có đáp án. Đáp án được nhiều người đồng tình nhất: là hố cá nhân.
- Về bức ảnh có mấy cái giống quả bom. Em xin bổ sung thêm với bác Hùng f2, về vị trí chụp bức ảnh, đó là vị trí đầu sân bay. Nhìn xa xa đồi A1, cái có mảng trắng. Mảng trắng theo em là dãy nhà trên đồi, em cũng tìm hiểu thông tin về dãy nhà này nhưng rất ít, có có đọc Cao điểm cuối cùng là có nói. Phía bên trái, quả đồi ở gần là C2 (Ellian 1).

- Các bác có loạt ảnh đẹp quá, nhiều cái em chưa được thấy bao giờ.  Smiley

- Trong ảnh em up. Mấy cái tròn tròn là trận địa pháo 155m. Nó phù hợp với bố trí và ở bức ảnh thứ 2, có thể thấy lờ mờ khẩu pháo ở giữa tâm tròn. Đồi ở góc ảnh đầu tiên là đồi A1.
- Trong ảnh cũng có thể thấy, hào giao thông của Pháp làm kiểu zíc zắc. Điều này là theo đúng nguyên tắc. Vừa tránh sát thương lớn khi có đạn bắn vào, vừa hạn chế tầm nhìn và sức cơ động của địch khi bị xâm nhập.
- Ảnh thứ 3 là cứ điểm Huguete 7 (106) với hình bố trí khá bắt mắt (do làm giữa đồng nên có thể thỏa chí sáng tác). Hiện nay trung tâm vị trí này vẫn còn trên thực địa nổi lên giữa cánh đồng. Chuyên làm nơi tụ họp của dân tiêm chích và dân đi vệ sinh lịch sự. Grin Em không lịch sự nên cứ giữa đồng mà em ngồi.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2010, 06:32:10 pm gửi bởi _new » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #134 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 06:41:46 pm »

- Về băng vải quấn chéo. Theo em nhớ đúng như Chiangshan nói, nó là cái ruột tượng và trong trận là để phân biệt giữa các đơn vị, thay bông băng trong trường hợp bị thương. Việc chéo trái hay chéo phải như trong ảnh thì chưa thể nói đó là chi tiết để phân biệt. Vì có thể do phương pháp sao chụp phim ảnh của ta.

Theo mình thì không mang ruột tượng trong lúc đánh nhau đâu, ruột tượng chỉ mang khi hành quân thôi, vì ruôt tượng quãng 7kg đấy, nếu có rưột tượng thì cũng để tại cứ tạm tuyến sau, nơi BCH hay có tổ nuôi quân. Cái này phải tìm hiểu thêm, vì thời các cụ có nhiều thứ mai một, không có tác dụng hay như trang bị sau này.
Có lẽ đó là các tấm đắp bằng vải trong thời gian đánh nhau dài ngày, tối ngủ dùng đắp hay trải ngủ, quấn ngủ, trong trận có thể dùng làm băng bó, thậm chí gói liệm khi hy sinh (hồi ĐBP có lẽ chưa thông dụng võng vải hay võng dù như sau này)
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #135 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 06:49:26 pm »

- Về băng vải quấn chéo. Theo em nhớ đúng như Chiangshan nói, nó là cái ruột tượng và trong trận là để phân biệt giữa các đơn vị, thay bông băng trong trường hợp bị thương. Việc chéo trái hay chéo phải như trong ảnh thì chưa thể nói đó là chi tiết để phân biệt. Vì có thể do phương pháp sao chụp phim ảnh của ta.

Theo mình thì không mang ruột tượng trong lúc đánh nhau đâu, ruột tượng chỉ mang khi hành quân thôi, vì ruôt tượng quãng 7kg đấy, nếu có rưột tượng thì cũng để tại cứ tạm tuyến sau, nơi BCH hay có tổ nuôi quân. Cái này phải tìm hiểu thêm, vì thời các cụ có nhiều thứ mai một, không có tác dụng hay như trang bị sau này.
Có lẽ đó là các tấm đắp bằng vải trong thời gian đánh nhau dài ngày, tối ngủ dùng đắp hay trải ngủ, quấn ngủ, trong trận có thể dùng làm băng bó, thậm chí gói liệm khi hy sinh (hồi ĐBP có lẽ chưa thông dụng võng vải hay võng dù như sau này)

Em đồng ý với anh vụ này. Ruột tượng dùng để mang gạo, may khá chắc chắn. Lúc bị thương mà dùng thay bông băng thì chắc xé xong thương binh đã chết vì mất máu.
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #136 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 06:56:28 pm »

Chi tiết đó có phải là ruột tượng hay không đúng là phải xem lại. Chuyện không mang đồ đó khi ra hào xuất phát xung phong là một mặt, ĐBP là đánh tập trung công kiên chiến không phải đánh vận động hay đánh tao ngộ. Mặt khác nhìn băng vải đó khá dày. Có thể đó là tấm chăn mỏng thì hợp lý hơn. Sở dĩ nói là để phân biệt đơn vị do em nhớ có đọc chi tiết về: phân biệt đơn vị ... dải băng quấn chéo, hình như trong cuốn Cao điểm cuối cùng hoặc cuốn Người người lớp lớp.
Vấn đề này có lẽ để đi hỏi các Cụ là hợp lý nhất.  Smiley
Logged
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #137 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 07:41:02 pm »

Chi tiết đó có phải là ruột tượng hay không đúng là phải xem lại. Chuyện không mang đồ đó khi ra hào xuất phát xung phong là một mặt, ĐBP là đánh tập trung công kiên chiến không phải đánh vận động hay đánh tao ngộ. Mặt khác nhìn băng vải đó khá dày. Có thể đó là tấm chăn mỏng thì hợp lý hơn. Sở dĩ nói là để phân biệt đơn vị do em nhớ có đọc chi tiết về: phân biệt đơn vị ... dải băng quấn chéo, hình như trong cuốn Cao điểm cuối cùng hoặc cuốn Người người lớp lớp.
Vấn đề này có lẽ để đi hỏi các Cụ là hợp lý nhất.  Smiley
Chính xác nó là cái chăn mỏng,nhưng đôi khi cũng là ruột tượng gạo. Tớ mới hỏi mấy cụ già thời chống Pháp .
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #138 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 08:24:14 pm »



Trang phục kiểu này nhìn ngầu ghê, nhưng bọn em không rõ là hợp với thời kỳ nào, chiến trường khu vực nào, có phải ĐBP không?

Ảnh này chắc chắn là chiến trường Bắc Bộ, giai đoạn từ 1951 trở về trước. Hình như hồi trước có chú thích là trong chiến dịch Trần Hưng Đạo.

Về trang bị cá nhân của chiến sĩ bộc phá và xung kích, bác New có ý kiến gì không nhỉ. Em thì cho là giống nhau.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #139 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 09:09:13 pm »

1 cụ trong đội xung kích thì sẽ cầm những gì: em ví dụ thôi nhé: 1 khẩu MAS 36, n băng đạn (hay viên đạn, kẹp đạn), n quả lựu chày (chắc toàn chày thôi các bác nhỉ), 1 cái lưỡi lê?, 1 bi đông nước, 1 cái tạm gọi là ruột tượng như trên và còn gì nữa không các bác nhỉ. Mấy cái chữ n kia thì như thế nào nữa ạ.

Có lẽ tùy trận. VD trận đánh đồn Non Nước trong CZ Quang Trung:
- Bộc phá ống: 4 quả/đại đội.
- Bộc phá khối: 5 quả/đại đội.
- Lựu đạn: 6 quả/người.
- Đạn bộ binh: 60 viên/khẩu.
- Đạn hỏa lực: 80 viên/khẩu.

Những trận khác thì cơ bản là 3-5 lựu đạn/người, 1,5 cơ số/khẩu cho đạn bộ binh, 1,5-2 cơ số/khẩu cho đạn hỏa lực (không rõ hồi này 1 cơ số là bao nhiêu).
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM