Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:55:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp  (Đọc 292693 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
American standard
Thành viên
*
Bài viết: 94



« Trả lời #140 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 10:45:09 pm »



Smiley Smiley :X :X
Theo như cái hình này thì phải bổ xung thêm Thompson và Mp-40 rồi! Grin
Logged

He who is not with me is against me!
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 10:56:14 pm »

Theo như cái hình này thì phải bổ xung thêm Thompson và Mp-40 rồi! Grin

Bỏ bớt 1 số giày dép đi nữa. Cheesy
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 10:57:15 pm »

Theo như cái hình này thì phải bổ xung thêm Thompson và Mp-40 rồi! Grin

Hàng Anh, Mỹ, Đức là tàn dư của thời kỳ trước 50 để lại. Kể từ 51 trở đi vũ khí cá nhân của bộ đội chủ lực chỉ có 1 là từ TQ, 2 là từ Pháp.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #143 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2010, 11:59:05 pm »

Về trang bị cá nhân của chiến sĩ bộc phá và xung kích, bác New có ý kiến gì không nhỉ. Em thì cho là giống nhau.
Về trang bị tớ không chú ý mấy nên không thật rõ. Nhưng theo tớ là gần giống nhau.

Tổ bộc phá gồm: bộc phá ống, thủ pháo lựu đạn, hoả lực, thang ván. Tổ thang ván sau không cần nữa, tổ hoả lực thì dùng hoả lực của b, c nên cơ bản còn là tổ bộc phá ống và tổ thủ pháo lựu đạn.
Theo chuyện Báo cáo đại đội "Chúng tôi đã giải quyết được tư tưởng" trong tập Kinh nghiệm chiến đấu công kiên có đoạn đại ý như sau: Vai trò của tổ thủ pháo lựu đạn, Khi tổ bộc phá ống lên đánh rào ngoài thì bộ phận ném lựu đạn phải ném vào khoảng sau rào đó để phá mìn. Càng vào sâu càng phải chú ý các ụ ngoại vi và địch vận động theo giao thông hào bắn ngăn chặn. Nếu phát hiện hào của địch (giữa hệ thống thép gai hay ở đầu cầu) cần ném thủ pháo xuống để dọn dẹp chướng ngại vật. Ngoài ra tổ bộc phá cũng có nhiệm vụ đánh dấu cửa mở bằng vôi bột hoặc vải trắng.

Bộc phá viên có súng hay không?
- Vũ khí cá nhân theo Tổng kết kinh nghiệm trận ĐBP của e209 có đoạn: Ngoài việc mang vác bộc phá, cần trang bị cho mỗi bộc phá viên 1 thủ pháo để đề phòng việc bộc phá thối, lựu đạn không nên trang bị như xung kích, cuốc xẻng, chăn (chắc là tấm chăn buôc chéo anh em vừa bàn ở trên) cũng nên nghiên cứu thật cần thiết mới mang, nhưng cần trang bị tiểu liên. Ngoài ra nếu có thể tổ chức mỗi tiểu đội 2 kéo cắt dây thép gai.
- Cũng trong tài liệu này có đoạn: súng của bộc phá viên của c606 để đứng ở bờ giao thông hào nên khi xung kích lên làm đổ súng, bị bẩn không bắn được
---> Bộc phá viên có súng.

Về trang bị của lính xung kích: tiểu liên, súng trường, 3 thủ pháo - 4 lựu đạn (đối với tổ dao nhọn, các tổ xung kích khác 2 thủ pháo và 4 lựu đạn). Trang bị của tiểu đôi xung kích còn bộc phá 5 cân hoặc 10 cân. Tổ dao nhọn không trang bị bộc phá do tổ này là tổ đi đầu, có nhiệm vụ thọc sâu chia cắt tung thâm địch. Trung liên là hoả lực chính của cấp trung đội. Theo em thấy, tiểu đội dao nhọn có 1 trung liên, số trung liên còn lại do b trưởng phụ trách nhằm tập trung hoả lực.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2010, 12:19:54 am gửi bởi _new » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #144 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 12:04:12 am »

Về số người của tổ bộc phá: thường thì tuỳ tình hình hàng rào mà tổ chức bộc phá theo số hàng rào, dự bị gấp đôi. Bố trí từ 1/2 đến 1/3 ở c, còn lại đi đầu (có tổ trưởng)
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 12:21:44 am »

Vụ bộc phá-xung kích này vẫn chưa ngã ngũ được nhỉ Grin

Trong cuốn Chuyện những người làm nên LS, tr180 thì "1 đại đội có 2 trung đội bộc phá, mỗi trung đội có 2 tiểu đội bộc phá ống và 1 tiểu đội bộc phá khối". Vậy vấn đề nằm ở chỗ nhiệm vụ bộc phá thuộc về 1 bộ phận chuyên nhiệm trong đại đội bộ binh hay chỉ đơn giản là phân công cho các trung đội bộ binh?

Việc bộc phá viên có súng ủng hộ cho phương án 2, nhưng có vẻ hơi khó giải thích cho tỉ lệ súng/người:

Đại đội:
21 tiểu liên + 50 súng trường = 71/140 người/đại đội thường.
42 tiểu liên + 73 súng trường = 115/180 người/đại đội mạnh.

Tiểu đoàn:
144 súng trường + 95 tiểu liên + 18 trung liên (x2) + 4 đại liên (x10) + 2 cối 60mm (x10) + 2 cối 82mm (x10) = 355/635 người/tiểu đoàn. Cứ cho là trừ đi hẳn 150 cho chỉ huy, công binh, thông tin, vận tải... thì vẫn còn 150 bác tay không Huh
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2010, 12:32:23 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #146 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 12:46:59 am »

Quân ta vốn sáng tạo mà, mỗi nơi mỗi trận một kiểu.  Grin

Với một tiểu đoàn đánh công kiên. Theo tớ mình bỏ qua cơ cấu a,b,c mà hình dung thế này cho gọn gàng: tổ bộc phá (trung đội bộc phá) nằm trong đội hình thê đội 1. Thê đội sau không có. Tuỳ vào đội hình bố trí thê đội mà có từng đó tổ bộc phá. Nếu đánh 1 mũi thì tổ bộc phá ở đại đội dao nhọn, các đại đội sau không có.
Nghe chủ nhiệm Sơn nói có giở sách ra đọc, bài của Cụ Trần Quý hay thật. Nhưng theo tớ nói đại đội có 2 trung đội bộc phá là cách gọi, có lẽ là 1 trung đội chia thành tổ bộc phá đi đầu và tổ dự bị ở tiểu đoàn như đã nói ở trên thì hợp lý hơn.
Nhiều sách cũng có nói, tiểu đội trưởng không nhất thiết phải lên cùng bộc phá viên. Nhiệm vụ của người này là đứng ở đầu hào hô khẩu lệnh "Số 1, lên!... Số 2, lên!" (hoặc hô gì cũng được Grin) và theo dõi cửa mở có đúng hướng hay không.

Thông tin nhà ta nhiều lúc lủng củng. Theo cụ Trần Linh thì d11 khi đánh Him Lam chỉ có gần 400 người thôi, mỗi đại đội có khoảng 100, đại đội dao nhọn thường đủ người.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2010, 12:53:09 am gửi bởi _new » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #147 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 09:39:26 am »

Vụ bộc phá-xung kích này vẫn chưa ngã ngũ được nhỉ Grin

Trong cuốn Chuyện những người làm nên LS, tr180 thì "1 đại đội có 2 trung đội bộc phá, mỗi trung đội có 2 tiểu đội bộc phá ống và 1 tiểu đội bộc phá khối". Vậy vấn đề nằm ở chỗ nhiệm vụ bộc phá thuộc về 1 bộ phận chuyên nhiệm trong đại đội bộ binh hay chỉ đơn giản là phân công cho các trung đội bộ binh?

Việc bộc phá viên có súng ủng hộ cho phương án 2, nhưng có vẻ hơi khó giải thích cho tỉ lệ súng/người:

Đại đội:
21 tiểu liên + 50 súng trường = 71/140 người/đại đội thường.
42 tiểu liên + 73 súng trường = 115/180 người/đại đội mạnh.

Tiểu đoàn:
144 súng trường + 95 tiểu liên + 18 trung liên (x2) + 4 đại liên (x10) + 2 cối 60mm (x10) + 2 cối 82mm (x10) = 355/635 người/tiểu đoàn. Cứ cho là trừ đi hẳn 150 cho chỉ huy, công binh, thông tin, vận tải... thì vẫn còn 150 bác tay không Huh
Chưa tính số bộ sậu phục vụ chiến đấu bao gồm:
+ cấp tiểu đoàn còn có: vận tải, tác chiến, trinh sát, quân lực, quân nhu, quân y, quân khí, hậu cần, chính trị, truyền đạt, liên lạc, văn thư, thông tin, nuôi quân...?
+ cấp đại đội còn có: liên lạc, y tá, tổ nuôi quân...
Ngoài bộ sậu trên còn có quân số là các cấp chỉ huy ở BCH d, và rồi BCH các c nữa.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2010, 10:53:29 am gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #148 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 09:52:30 am »

Theo em tổng số nhân sự đó cũng không thể cao được. Như ở đại đội chỉ có 2 y tá quân y, 4 anh nuôi, liên lạc 3... Vận tải là đơn vị ngốn nhiều nhân lực thì chủ yếu ở cấp trung đoàn. Thời ĐBP, mỗi trung đoàn thường có một đội Vinh quang chuyên làm nhiệm vụ vận tải, tải thương, v.v...
Hôm qua đọc kỹ hơn mới thấy phóng pháo được đưa vào chiến đấu khá phổ biến chứ không phải chỉ từ trận C1. Các trận đồi D và từ trận Him Lam đã có loại này. Nhiệm vụ là bắn phá hàng rào. Bắn bằng cối 60mm, ở trận Him Lam do xếp ngang nên hiệu quả không cao (có lẽ do không phân công trước nên lúc ra chiếm lĩnh đã bố trí ở hào râu tôm), ở trận đồi D được xếp dọc nên bắn khá hiệu quả. Thực là trong chiến đấu những điều tưởng như rất đơn giải cũng phải trả giá bằng máu và nước mắt. Hồi xưa ở bên TTVNOL cũng bàn về quả phóng pháo này hình thù nó ra làm sao nhưng chưa có. Các bác có thêm thông tin gì chưa ạ.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2010, 09:59:48 am gửi bởi _new » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2010, 09:57:52 am »

Hôm qua đọc kỹ hơn mới thấy phóng pháo được đưa vào chiến đấu khá phổ biến chứ không phải chỉ từ trận C1. Các trận đồi D và từ trận Him Lam đã có loại này. Nhiệm vụ là bắn phá hàng rào. Bắn bằng cối 60mm, ở trận Him Lam do xếp ngang nên hiệu quả không cao, ở trận đồi D được xếp dọc nên bắn khá hiệu quả. Hồi xưa ở bên TTVNOL cũng bàn về quả phóng pháo này hình thù nó ra làm sao nhưng chưa có. Các bác có thêm thông tin gì chưa ạ.

Ơ thế à Huh

Em lại đang có giả thuyết cố vấn TQ hy sinh ở ĐBP là trong lúc trực tiếp thí điểm chiến thuật phá hàng rào bằng phóng pháo trong trận C1.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM