Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:01:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân  (Đọc 65649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 03:03:15 pm »

  Cách mạng Việt Nam đang kêu gọi. Hồ Chí Minh và những người cách mạng đang tiến hành công tác vận động tuyên truyền trong đông đảo Việt kiều ở Thái Lan, cần người giúp đỡ. Thế là Hồng Thuỷ ra đi. Trong vai một giáo viên, Hồng Thuỷ liên lạc với số Việt kiều ở các vùng nông thôn gần Băng Cốc, sau đó được phân công vận động thanh niên Việt kiều thành lập các "Hội hợp tác", "Hội ái hữu", tổ chức họ vỡ ruộng cày cấy, đi làm thuê, vừa để duy trì cuộc sống của kiều bào, vừa góp tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động cách mạng. Sau một thời gian tích cực hoạt động, Hồng Thuỷ đã góp phần vào sự ra đời ba chi bộ và một tổng chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Thái Lan. Những thành viên đó đã phát huy vai trò quan trọng trong phong trào cách mạng của Việt Nam sau này.

  Lần thứ hai Hồng Thuỷ đến Trung Quốc là vào tháng 6 năm 1928. Tỉnh uỷ Lưỡng Quảng1 Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội bí mật triệu Hồng Thuỷ về phụ trách công tác tổ chức vận động công nhân của Công đoàn thuỷ thủ Hồng Kông. Công việc vừa mới triển khai thì tình hình đấu tranh ở tỉnh Cương Sơn (Giang Tây) vô cùng căng thẳng. Quân địch ở hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây đã huy động sáu lữ đoàn, khoảng ba vạn quân mở năm mũi tấn công. Chủ lực của Đệ tứ phương diện quân dưới sự chỉ huy của Mao Trạch Đông, Chu Đức, Trần Nghị buộc phải tính kế thoát khỏi vòng vây, tiến về vùng Đông Giang, Quảng Đông. Đệ tứ phương diện quân phải liên tục tác chiến và tổn thất khá lớn đã khẩn cấp yêu cầu Tỉnh uỷ Lưỡng Quảng bổ sung cho một số cán bộ quân sự được huấn luyện chính quy để tăng cường sức chiến đấu của bộ đội. Là một sỹ quan tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố, Hồng Thuỷ xung phong vác gươm lên ngựa.

  Khi Hồng Thuỷ nhận lệnh đến được khu vực Đông Giang thì Đệ tứ phương diện quân đã di chuyển lên khu vực phía bắc Thuỵ Kim. Thế là Hồng Thuỷ phải ở lại Đông Giang, gia nhập Quân đoàn Hồng quân số 11, tham gia chiến tranh du kích tại địa phương.

  Vùng Đông Giang Quảng Đông là một trong những đầu nguồn của cách mạng Trung Quốc. Từ năm 1924 đến năm 1927, Bành Bái đã 3 lần phát động nông dân khởi nghĩa, thành lập chính quyền Xô Viết Hải Lục Phong. Hồng quân hoạt động ở vùng này có Sư đoàn 2 - lực lượng quân đội tham gia khởi nghĩa Nam Xương sau khi nam hạ đã ở lại để duy trì cuộc đấu tranh vũ trang, và sư đoàn 4 bao gồm các lực lượng còn lại của trung đoàn cảnh vệ, trung đoàn pháo binh, tiểu đoàn giáo viên Trường Quân sự Hoàng Phố, đội xích vệ công nhân... Sau khi khởi nghĩa Quảng Châu thất bại, tất cả đều đặt dưới quyền chỉ huy của Bành Bái.

  Những chiếc rui nhà may mắn còn lại tiếp tục bị mưa sa bão táp quật cho tơi tả. Vùng Đông Giang bị quân thù đàn áp đẫm máu, binh lực của hai sư đoàn bị tiêu hao còn lại chẳng được mấy, Bành Bái buộc phải chạy xuống Thượng Hải, bị bắt rồi hy sinh. Quân đoàn Hồng quân số 11 ra đời chính là sự hồi sinh của lực lượng cách mạng. Câu chuyện đổi tên "Hồng Thuỷ - Mãnh thú" cũng xảy ra tại đây vào thời gian này.

  Trong hàng ngũ Hồng quân, Hồng Thuỷ từng đánh đông dẹp bắc, chinh chiến từ Quảng Đông đến miền tây Phúc Kiến, cấp bậc tăng cũng mau, từ một chính trị viên đại đội nhanh chóng thăng lên tới Chính uỷ Trung đoàn, rồi Chủ nhiệm ban chính trị Sư đoàn 34. Năm 1932, Hồng Thuỷ được điều về Thuỵ Kim, phụ trách Chủ nhiệm Khoa tuyên truyền kiêm giáo viên chính trị văn hoá Trường Hồng Quân do đồng chí Hà Trường Công lãnh đạo. Tại đây, ngoài làm tốt phần việc của mình, Hồng Thuỷ còn có công lớn trong việc cùng với Lý Bá Chiêu và Chủ nhiệm Câu lạc bộ nhà trường Triệu Phẩm Tam sáng lập ra ban kịch đầu tiên trong lịch sử quân đội nhân dân Trung Quốc - Ban kịch Công Nông. Hồng Thuỷ phụ trách trưởng ban kiêm bí thư đảng đoàn, Lý Bá Chiêu làm bí thư chi bộ. Hồng Thuỷ rất sốt sắng với công việc của Ban, thường dạy mọi người ca hát, đánh đàn, nhảy múa, cùng với các đồng chí Tiền Tráng Phi, Lý Bá Chiêu, Thôi Âm Ba (người Triều Tiên), Trương Ái Bình, Tưởng Diệu Đức, Thiết Luân... soạn vở và diễn kịch. Hồi bấy giờ, trên sân khấu ở khu Xô viết trung ương diễn một vở kịch nổi tiếng Ngọn lửa Thượng Hải phản ánh cuộc chiến đấu ngày 28-1 của quân dân Thượng Hải. Hồng Thuỷ và Trưởng ban y tế nhà trường là Tưởng Diệu Đức sắm vai chính, Trương Ái Bình đạo diễn. Buổi diễn rất thành công, được quân dân ở khu Xô viết trung ương Thuỵ Kim nhiệt liệt hoan nghênh. Hồng Thuỷ còn viết mấy vở kịch nữa, rất tiếc là không lưu giữ được. Ban kịch Công Nông sau này phát triển thành đoàn kịch Áo xanh của Khu Xô viết, đã đào tạo cho Đảng, quân đội ta rất nhiều nòng cốt văn nghệ. Hiệu trưởng trường Hồng Quân Hà Trường Công khi còn sống nhận xét: "Hồng Thuỷ đã có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng văn hoá của nhà trường và của khu Xô viết".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 03:04:44 pm »

  Đang lúc tài năng được phát huy thuận lợi, do đường lối sai lầm trong Đảng, xuýt nữa Hồng Thuỷ phải về "chầu giời". Làm to chuyện thanh trừng phản động, Hồng Thuỷ bị khai trừ khỏi Đảng vì tội làm "đặc vụ cao cấp". May được các đồng chí Chu Đức, Lưu Bá Thừa... quan tâm bênh vực, điều đi làm giáo viên ở Đoàn cán bộ Hồng quân do Trần Canh phụ trách, nên mới thoát được tội chết để có cơ hội tham gia cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm. Sau Hội nghị Tuân Nghĩa, Đảng uỷ Quân đoàn trung ương phê chuẩn việc xoá án kỷ luật sai lầm đó và Hồng Thuỷ lại được khôi phục đảng tịch.

  Sau khi đệ nhất phương diện quân và Đệ tứ phương diện quân gặp nhau, Hồng Thuỷ cùng với Chu Đức, Lưu Bá Thừa được cử đến công tác ở Tả lộ quân. Hồng Thuỷ bị Trương Quốc Đào kết tội "gián điệp quốc tế" và một lần nữa bị khai trừ khỏi Đảng. Trương Quốc Đào muốn khép án tử hình nhưng Lưu Bá Thừa phản đối, Hồng Thuỷ lại một lần nữa thoát nạn. Sau khi đến Diên An, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sửa sai đã khôi phục lại đảng tịch cho Hồng Thuỷ. Tám năm kháng chiến gian khổ, bằng hành động cách mạng, Hồng Thuỷ đã chứng thực tấm lòng sắt son của mình đối với cách mạng Trung Quốc.

  Hồng Thuỷ là một cuốn sách ghi lại toàn bộ quá trình về Trường Quân sự Hoàng Phố, khởi nghĩa Quảng Châu, năm lần chống vây quét, cuộc trường chinh hai vạn năm nghìn dặm và tám năm kháng chiến.

  Hồng Thuỷ là một khối thép không han gỉ trong đói rét cực nhọc, không run sợ trước mọi sự hăm doạ, không ngã gục trong mưa bom bão đạn, không giận hờn bởi sự hiểu lầm hoặc bị xúc phạm. Ánh thép như ngời lên một chân lý sâu xa: trong lò luyện của những nghịch cảnh và chà xát, không loại sáp nào có thể tồn tại; còn gang thép vẫn là gang thép, trui rèn càng nhiều, chất thép càng tinh.

  Hồng Thuỷ là một ngọn đèn, đốt cháy hết mình mà không mảy may tính toán kể công, chỉ cốt rọi sáng vào thế giới bóng đêm mà không cần phân biệt nơi đó là đâu, càng làm tăng thêm giá trị của nguồn sáng. Một người yêu nước chưa hẳn đã là một chiến sỹ quốc tế, còn trong cơ thể của người chiến sỹ quốc tế thì bao giờ cũng dồn dập chảy dòng máu yêu nước.

  Quả nhiên, Tổ quốc khổ đau của Hồng Thuỷ đã lên tiếng kêu gọi những đứa con đang ở nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị sau khi giặc Nhật đầu hàng sẽ lập tức làm cuộc vũ trang khởi nghĩa trong phạm vi cả nước. Tình thế đang cần gấp hàng loạt cán bộ quân sự và chính trị. Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn bạc quyết định điều một số đồng chí Việt Nam đang công tác ở Trung Quốc về nước.

  Khi chính thức nhận được giấy báo về nước thì Hồng Thuỷ cũng đã chuẩn bị xong mọi việc. Những cuốn sách hay của Mao Trạch Đông như "Bàn về đánh lâu dài", "Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc", Hồng Thuỷ đã dịch xong sang tiếng Việt, tự tay đánh máy và đóng thành sách để mang về nước dùng. Chuyện đời sống của vợ con sau khi ra đi, Hồng Thuỷ đã nhờ cậy đồng chí Nhiệm Bật Thời - Bí thư Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp lo liệu giúp. Ngay cả tên của đứa bé nằm trong bụng Kiếm Qua chờ ngày chào đời, Hồng Thuỷ cũng đã dặn dò vợ: "Dù trai hay gái đều đặt tên là Tiểu Việt".

  Kiếm Qua băn khoăn:

  - Tiểu Việt, cái tên đó liệu có làm cho người Việt Nam khó chịu?

  Hồng Thuỷ giải thích:

  - Làm gì có chuyện đó. Người Trung Quốc dùng từ, hàm ý rất phong phú. Gọi giặc Nhật họ cũng thêm chữ "tiểu", nhưng là để tỏ ý khinh miệt, phản đối những hành vi xâm lược và tàn bạo; còn thân mật, quý mến người ta mới gọi "Tiểu Long", "Tiểu Hổ" chứ! Em cứ đặt tên cho con là Tiểu Việt đi. Người Trung Quốc chẳng có những cái tên "Tiểu Hoa", "Tiểu Hạ" là gì? Tổ quốc của bố nó. Tổ quốc của mẹ nó đều là Tổ quốc của nó, đều là một cả thôi mà!

  Trên bờ sông Diên Thuỷ, trước cửa gian nhà hầm, Kiếm Qua tay bế Tiểu Phong, bụng mang Tiểu Việt, tay vẫy vẫy Hồng Thuỷ đang xa dần. Tiếng rì rào của dòng sông như giục người đi quay trở lại. Hồng Thuỷ ôm hôn Tiểu Phong mới tròn hai tuổi rồi nghiến răng đi thẳng.
Hồng Thuỷ đáp máy bay xuống phía Nam, qua Trùng Khánh, xuống sân bay Côn Minh. Một chị tay bồng một đứa bé mặc áo hoa đi qua đầu phố, chuyện đó thật quá đỗi bình thường, nhưng lại gợi trong Hồng Thuỷ niềm thương tiếc bé Phong Ba và nỗi nhớ nhung da diết Kiếm Qua cùng Tiểu Phong. Tạt vào cửa hiệu, Hồng Thuỷ mua một mảnh vải hoa gửi cho vợ con ở Diên An, kèm theo một bức thư. Niềm thương nhớ hoá thành dòng lưu luyến: "Tạm biệt em, người mẹ đầu tiên của chi bộ các bà mẹ".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 03:06:54 pm »

Chờ gặp lại được nhau ngậm bồ hòn làm ngọt



  Chuyến về nước lần này đối với Hồng Thuỷ chẳng khác gì một cuộc trường chinh. Để đề phòng bất trắc, Hồng Thuỷ rất cẩn thận trong lúc đi đường. Phải mất bốn tháng trời Hồng Thuỷ mới tới được Trấn Nam Quan vào cuối năm 1945. Tại cửa khẩu, việc kiểm tra rất nghiêm ngặt, không có cách nào lọt qua được. Để tránh sự theo dõi của bọn tay sai đế quốc, Hồng Thuỷ tìm cách đi vòng đường núi vượt qua biên giới trở về lòng Tổ quốc và đổi tên là Nguyễn Sơn.

  Từng hai mươi năm học tập và chiến đấu ở Trung Quốc, nay trở về tất nhiên là được trọng dụng. Hồng Thuỷ trở thành Tư lệnh kiêm Chính uỷ Khu IV. Cùng với đà phát triển của tình hình, Tướng Nguyễn Sơn lần lượt được giao nhiệm vụ là Tư lệnh, Chính uỷ kiêm Bí thư đảng uỷ Khu V và Khu VI. Giữa lúc đang ngập đầu trong bộn bề công việc của cuộc kháng chiến chống Pháp thì Nguyễn Sơn nhận được tin: Hồ Tôn Nam tấn công Diên An, Trần Kiếm Qua bị máy bay giặc ném bom chết.

  Tin sét đánh làm hai con mắt ông dựng ngược. Những phút rảnh rỗi hiếm hoi sau trận chiến, người ta thường thấy Nguyễn Sơn ngồi một mình, cặp mắt đờ đẫn nhìn vào cõi vô định. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ sự quan tâm và an ủi đã giúp ông lập gia đình mới. Người phụ nữ đó có tên là Lê Hằng Huân, làm kế toán ở Nhà máy Giấy "Lửa Việt". Lấy vợ tất nhiên phải sinh con. Đứa con đầu vừa thôi bú, bà Huân đã có mang đứa thứ hai.

  Lúc này nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã thành lập, sự qua lại giữa hai nước Việt - Trung trở thành chuyện bình thường. Những người bạn chiến đấu từ Nam sang, từ Bắc xuống đã cung cấp tin tức chính xác: Trần Kiếm Qua chưa chết, khi Hồ Tôn Nam tấn công Diên An, Kiếm Qua cùng hai con đã sơ tán khỏi Diên An, đó là một cuộc rút lui lớn có kế hoạch, Mao Chủ tịch là người cuối cùng rời khỏi Diên An.

  Đối với Hồng Thuỷ, đó quả là một tin nửa mừng nửa lo. Ông rất muốn trở lại Trung Quốc để xem tình hình thế nào. Là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa có đảng tịch, lại có quân tịch, năm 1950 các nhà lãnh đạo hai đảng quyết định để Nguyễn Sơn sang Trung Quốc công tác. Đó là lý do Hồng Thuỷ lần thứ ba xuất hiện ở Trung Quốc mà người viết đã nêu từ đầu.

  Đến Bắc Kinh, Hồng Thuỷ vào ở trong Trung Nam Hải và rất nhanh chóng, đã hỏi thăm được tin tức về Kiếm Qua: Bà hiện là Phó Viện trưởng Viện nhi đồng 1-6 ở gần cửa Đức Thắng.

  Chiếc xe gíp đưa bà đến gần Trung Nam Hải. Đã năm năm rưỡi xa nhau, nay gặp lại mà cặp vợ chồng hoạn nạn có nhau ấy cứ như hai phích nước sôi đặt cạnh nhau. Không còn nét hồn nhiên ngây thơ như trong những tháng ngày sôi động năm nào nữa. Không còn vẻ hờn dỗi thường thấy ở những cặp vợ chồng. Ngòi bút vụng về của kẻ cầm bút này chắc chắn sẽ không diễn tả nổi tâm trạng phức tạp của tình cảnh đó, nên đã xin được đến thăm bà tại nhà riêng.

  Bà sớm đã thôi công tác khi còn đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh, buộc phải nghỉ hưu trong "đợt sóng bạc đầu" của Trung Quốc.

  Bà như mạch giếng ngầm bị vùi lấp, nhân việc tôi khơi lại, lại tuôn chảy xối xả:

  "Chiến tranh đã buộc mọi người chúng ta phải trả giá quá đắt. Ngoài bao nhiêu công trình xây dựng bị tàn phá, bao nhiêu con người phải hy sinh, còn có biết bao nhiêu gia cảnh éo le. Hồng Thuỷ đã có hai gia đình. Toàn trách anh ấy cũng không đúng, cũng là điều "bất cận nhân tình". Nâng chén rượu mừng, đối với người trong cuộc, chưa chắc đã là vị ngọt, có khi lại là vị đắng. May mà những người như chúng tôi quen cay đắng rồi. Có đắng nữa cũng vẫn uống được. Nghe tin anh ấy lấy vợ ở Việt Nam, lòng tôi tan nát và tôi đã khóc không biết bao nhiêu lần. Khóc mãi rồi cũng đến lúc phải tỉnh lại. Anh ấy lần này sang Trung Quốc, không có ý định trở về Việt Nam nữa. Vợ con bên đó tạm thời chưa đưa sang. Anh ấy bảo còn chờ ý kiến của tôi rồi mới quyết định. Tôi thật khó xử quá. Bảo anh bỏ chị ấy, hoặc giả để chị ấy phòng không vò võ suốt đời ở Việt Nam ư? Không thể được. Chị ấy không phải là người thứ ba chen chân vào, cũng không phải là tình địch của tôi. Hai chúng tôi đều là chị em sống qua những năm tháng chiến tranh. Chị ấy kém tôi chục tuổi hoặc gần hai chục tuổi gì đó, mới có một đứa con, một đứa còn đang trong bụng. Tôi làm sao có thể nhẫn tâm như vậy được. Người đời vẫn bảo, tình yêu vốn rất ích kỷ, nếu tôi cũng ích kỷ như vậy chẳng phải đã vô tình làm tổn hại đến hình ảnh người phụ nữ Trung Quốc. Chiến tranh đã để lại thương tích cho tôi, tôi không thể đẩy vết thương đó cho một người đàn bà khác. Tôi bảo anh cứ để chị ấy sang đây, đưa cả các con sang, tôi sẽ rút lui, nhất định không gây rắc rối cho họ. Anh cứ yên tâm, tôi không bao giờ giận anh cả. Tôi đã chia tay với anh ấy như vậy đó. Lúc sắp ra về, anh ấy nhờ tôi một việc là dẫn chị Diêu Thúc Bình đến chơi với anh ấy. Diêu Thúc Bình cũng là con dâu của Việt Nam, công tác ở ngay Viện chúng tôi. Anh ấy muốn kể cho chị Bình nghe chuyện chồng chị hy sinh ở Việt Nam. Việc chung mà, tôi vui vẻ nhận giúp ngay".

  Hôm sau, hai "cô con dâu Việt Nam" quả nhiên đến thật.

  Hồng Thuỷ đã kể lại tóm tắt chuyện người chiến sỹ quốc tế Lương Kim Sinh hy sinh cho đất nước như thế nào.

  Lương Kim Sinh cũng là người Việt Nam tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc vào những năm 1920. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học quân chính Diên An, anh ấy làm công tác y dược và giáo dục. Khi cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc sắp sửa thắng lợi, Kim Sinh cùng với Hồng Thuỷ và một số đồng chí khác được triệu về Việt Nam. Vì anh ấy biết bốn thứ tiếng Trung, Việt, Pháp, Anh nên được trên phân công làm công tác mặt trận. Công việc chính là đi đàm phán, điều đình với tụi lính Tưởng đóng ở Việt Nam. Đó là một đội quân ô hợp, bất chấp cả tín nghĩa. Sau khi Nhật đầu hàng, chúng ngang nhiên coi khu vực từ vĩ tuyến 17 đổ ra Bắc của Việt Nam là địa bàn của chúng, cứ ỳ ra không chịu rút. Đầu năm 1946, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử một số người trong đó có Lương Kim Sinh đi điều đình. Trong bữa tiệc, bọn đặc vụ Quốc dân đảng giở trò hèn hạ bỏ thuốc độc vào rượu. Chén rượu chúc mừng chưa kịp đặt xuống thì Kim Sinh đã lăn ra chết.

  Chuyện xảy ra hơn bốn năm rồi, mãi đến hôm nay, chị Diêu Thúc Bình, vợ của người liệt sĩ mới thực sự biết rõ nguyên nhân cái chết của chồng mình.

  Éo le thay! Hai người chồng Việt Nam, một người có đi mà chẳng có về, một người trở về trong nỗi ân hận. Hai nàng "Mục Quế Anh" Trung Quốc mới ngoài ba mươi, đường đời đi chưa được một nửa, chuỗi ngày tiếp theo sẽ sống sao đây?
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 03:09:43 pm »

Nghìn trùng mẹ, con vượt - tim cha nâng bước chân



  Sau một thời gian học ở Học viện Nam Kinh, Hồng Thuỷ được phân công về làm Chủ nhiệm tạp chí Huấn luyện chiến đấu của Tổng bộ quân huấn. Bà vợ người Việt của ông - bà Lê Hằng Huân, cũng từ Nam Kinh chuyển lên Bắc Kinh để sống cùng với chồng. Năm này qua năm khác, mọi chuyện diễn ra êm thấm. Tình cảm con người thật vô cùng phức tạp và tế nhị. Một thời gian dài, Hồng Thuỷ không biết được tin tức gì về Kiếm Qua. Rất nhớ hai đứa con trai của mình, Hồng Thuỷ đã mấy lần cho thư ký đi đón, nhưng lần nào Kiếm Qua cũng không đồng ý. Điều này không phải do lòng uất hận hay ý muốn trả thù, mà xuất phát từ một suy nghĩ: không muốn để các con mình phải nhìn thấy một vầng trăng bị khuyết lẹm. Bà vẫn bảo với các con: cha đi đánh trận ở Đông Bắc, ở Triều Tiên, bao giờ đánh xong trận mới về được.

  Hồng Thuỷ đã nghe và làm theo để giữ trọn hình ảnh vầng trăng tròn trong trái tim con trẻ, nhưng ông vẫn thường lui tới vườn trẻ, dấu kín tung tích của mình để được ngắm nhìn hai đứa con yêu dấu.

  Bữa đó ông lại đến. Bà giám đốc Trương Xí Xương lễ phép mời Tướng quân Hồng Thuỷ vào phòng làm việc. Bà kể cho Hồng Thuỷ nghe chuyện những ngày đã qua, chuyện về tình cảnh của mấy mẹ con sau khi ông về Việt Nam. Sau khi ly hôn, những người đàn ông thường muốn lảng tránh những câu chuyện về người vợ trước. Hồng Thuỷ thì không. Lời nói của Hồng Thuỷ cứ như một tấm lưới thần, lúc tung lúc kéo, để cuối cùng gợi ra được hết từ trong ký ức của bà giám đốc họ Trương những điều ghi nhớ về cuộc "tiểu trường chinh" nghìn dặm năm nào...

  Cuối năm 1946, 20 vạn đại quân của Hồ Tôn Nam mở cuộc tấn công vào Diên An. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định phiên chế các học viên có con nhỏ ở trường Đảng trung ương thành một "chi đội mẫu tử", cùng với cô giáo và các cháu bên Viện chăm sóc trẻ em số 2 ở Diên An di chuyển về khu giải phóng Tấn-Tuy. Mặc cho gió lạnh sớm mai mang theo sương tuyết gào rít thảm thiết trên núi Bảo Tháp, đoàn người ngựa vẫn rầm rộ ra đi. Bóng đoàn người in xuống mặt sông Diên Thuỷ mùa này nước lạnh thấu xương. Tiểu Phong bốn tuổi, Tiểu Việt một tuổi, hai anh em ngồi trong hai chiếc cũi gỗ cột chặt vào một cái giá đặt trên lưng ngựa. Chú lính cần vụ dắt đi trước dẫn đường, Trần Kiếm Qua lầm lũi đi đằng sau. Con khát, chị cho các con uống nước; con lạnh, chị lấy mảnh vải bạt che lên cũi. Chị chỉ lo các con bị cảm, bị lạnh, bị đói, bị khát.

  Bé Tiểu Phong đã biết nói. Lần đầu tiên được sống trên lưng ngựa, bé thấy vừa lạ lẫm, vừa thích thú:

  - Thế này gọi là đi trường chinh phải không mẹ? Bố cũng đi trường chinh như thế này à?

  - Bố đi trường chinh không có ngựa cưỡi, không có cơm ăn, đói quá ngã lăn trên đồng cỏ, rét quá bị cảm lạnh trên núi tuyết, nếu không được các chú các bác giúp đỡ thì đã chết từ lâu rồi! Dưới đất thì giặc đuổi, trên trời thì máy bay địch ném bom...

  Đang kể chuyện cho con nghe thì hàng đàn máy bay địch kéo tới, quần đảo trên trời, rồi trút bom về phía họ. Kiếm Qua và chiến sĩ cần vụ vội vàng đỡ giá xuống chạy vào nấp trong khe núi gần đó. Còi báo yên vang lên, họ lại theo đội ngũ tiến về phía trước...

  Ngày đi đêm nghỉ, từng trạm từng trạm một, đoàn người vượt qua Hoàng Hà, nhằm hướng Đông Nam tỉnh Sơn Tây mà đi. Máy bay địch hầu như ngày nào cũng bám theo họ, nhưng bom đạn của chúng chẳng chạm được đến sợi lông tơ của lũ trẻ, nhiều lắm cũng chỉ làm cho mấy đứa sợ vãi đái ra quần. Tiểu Phong tỏ ra can đảm, bé nhìn lên trời mà chửi:

  - Bố tao mà ở đây, xem mày có dám đến không!

  Kiếm Qua gật gật đầu. Lòng tin yêu của con đối với cha là niềm vui lớn đối với những người làm mẹ.

  Đoàn người hành quân đến trấn Liễu Lâm thuộc tỉnh Sơn Tây, chuẩn bị đi tiếp về khu giải phóng Thái Hằng. Tướng Bành Đức Hoài từ mặt trận về để đi Diên An, thấy tình cảnh bọn họ, vành mắt đỏ hoe. Ông ra lệnh ngay tại chỗ:

  - Các đồng chí không biết à, ở đất Sơn Tây này, đi từ Tây Bắc xuống Đông Nam phải vượt qua dãy núi Miên ở huyện Giới Hưu và huyện Linh Thạch. Bây giờ đang mùa lạnh nhất, đừng nói trẻ con, ngay cả người lớn muốn vượt núi Miên lúc này cũng chịu không nổi. Cứ nghỉ lại đây đã, chờ sang xuân mới đi được.

  Ba tháng sau, tức là vào tháng 2-1947, ăn Tết xong họ lại lên đường. Sông Phần Hà nằm trong huyện Linh Thạch có bến Lưỡng Độ là bến bắt buộc phải qua nếu muốn đi từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bọn Diêm Tích Sơn muốn chặt đường liên lạc giữa hai khu giải phóng nên đã điều một lực lượng lớn quân đội về đây lập tuyến phong toả sông Phần Hà. Đoàn người đã vượt được hàng trăm dặm đến đây thì bị nghẽn, chắc chắn phải quay trở lại nếu không nhờ được Lữ đoàn 359 giúp mở đường. Lữ đoàn đã đánh cho quân Diêm Tích Sơn chạy tán loạn rồi lắp tạm một chiếc cầu phao. Chiếc cầu phao dập dềnh trên mặt sông trong đêm đen. Hai chiếc giá thồ của Viện chăm sóc trẻ em vì ngựa xẩy chân nên đã rớt xuống sông, nhiều người lao vội xuống may mà cứu được. Kiếm Qua rút kinh nghiệm. Để trẻ trên giá không an toàn, tốt nhất là cõng chúng. Chị cõng Tiểu Việt, chú cần vụ cõng Tiểu Phong. Hàng vạn con người vượt cầu phao, mặt cầu đã bị dẫm nát, dò dẫm đi trên mặt cầu thật nguy hiểm. Chị động viên Tiểu Phong:

  - Đừng sợ! Bố đi trường chinh phải vượt cầu Thiết Tố, Tiểu Phong đi trường chinh cũng phải vượt cầu Phần Hà! Cả hai bố con đều gan dạ.

  Vượt được sông Phần Hà, qua được cầu Đại Khổng dưới chân đường sắt Đồng Bồ, vượt qua được vùng giáp ranh giữa ta và địch, đoàn người dừng chân trong một thôn nhỏ giữa vùng núi Thái Nhạc để nghỉ qua đêm. Mãi đến lúc này Kiếm Qua mới giật mình phát hiện không thấy chú cần vụ và Tiểu Phong đâu cả. Chị lặn lội trong đêm, tìm khắp mọi chỗ mà vẫn không thấy, đành ngồi giương mắt đợi sáng. Khi còi báo thức vang lên thì bỗng thấy chú chiến sĩ cần vụ cõng Tiểu Phong về. Chú ấy mới 15 tuổi, đi mệt quá nên lúc vừa vượt qua được tuyến phong toả thì đã bất chấp mọi sự, nằm lăn quay ra ngủ ở ngay vùng giáp ranh. Dẫu sao chú ấy cũng vẫn còn là một cậu bé, trách móc làm gì! Kiếm Qua chỉ tự trách mình đã sơ xuất quá, và dành hết tất cả sự yêu thương và thông cảm cho người đồng chí nhỏ bé của mình.

  Rặng núi Miên điệp trùng như bất tận, chỗ nào cũng là những vách đá sừng sững và vực sâu thăm thẳm, chỉ có một con đường mòn ngoằn ngoèo như ruột dê vừa hẹp vừa gồ ghề, nhiều chỗ còn đóng băng. Đã xảy ra chuyện cả ngựa thồ lẫn người dắt cùng lăn xuống dốc. May mà chiếc giường tí hon trong cũi được buộc rất chắc, chăn đệm chèn kỹ xung quanh, chú bé nằm bên trong cứ như nằm trong túi bông, cho nên bị lăn từ độ dốc cao hơn mười trượng mà nó vẫn cười khanh khách trong cũi: "Thích quá!".

  Kiếm Qua không chơi trò nguy hiểm đó. Chị và chú cần vụ mỗi người cõng một đứa, đi cùng với đoàn. Để tránh máy bay địch, họ đi suốt đêm đến sáng. Lại gặp vùng giáp ranh, cứ thế mà chạy một mạch để vượt qua. Liền trong 36 tiếng đồng hồ liên tục leo núi, trên lưng đèo theo một đứa trẻ, tối đến được nơi tập kết thì chân tay họ đã rã rời. Nhưng nơi đây vẫn không an toàn, vì có khả năng bị tập kích bất cứ lúc nào. Nói vậy thôi, chứ trên các đỉnh núi quanh khu vực đã có một tiểu đoàn quân giải phóng bố trí canh gác. Tiểu đoàn này do đồng chí Từ Hướng Tiền phái đến. Biết tin đội quân "đàn bà con nít" hết sức đặc biệt này đã ngoan cường vượt qua được tuyến phong toả, ông rất cảm động, đã ra lệnh cho đồng chí Trần Canh tăng cường bảo vệ để họ được ngủ yên một giấc trước khi vượt núi Miên.

  Núi Miên, đúng như đồng chí Bành Đức Hoài nói, là con đường phải qua nếu muốn đi từ tây bắc Sơn Tây xuống đông nam tỉnh. Muốn qua được rặng núi này phải vượt mười tám ngọn núi, nên có tên "Thập bát đại sơn". Trên núi quanh năm tuyết phủ. Nếu buổi trưa mà chưa vượt qua được ngọn núi chính để xuống tới chân núi trước lúc mặt trời lặn thì sẽ có nguy cơ bị chết cóng ở ngang chừng. Đường núi vừa trơn vừa gập ghềnh, ngựa thồ đồ đạc không có cách nào qua được. Nhân dân Trung Quốc quả thực vĩ đại, những lúc tai hoạ giáng xuống cũng là lúc lộ rõ sức mạnh to lớn của họ. Cả đoàn người, mỗi người cõng một cháu. Các cô giáo Viện chăm sóc trẻ em và các bà mẹ khéo nghĩ ra lắm cách. Họ lấy chăn bông khâu thành túi, cho các cháu vào rồi địu trên lưng như đeo ba lô. Cháu nào cũng trùm kín mũ bông, đeo khẩu trang, chỉ còn để lộ ra đôi mắt đen lay láy. Trong mây trong sương, trong gió trong tuyết, cả đoàn người vừa thở hổn hển vừa bò suốt một ngày, cuối cùng họ cũng vượt qua được núi Miên...

  Sau cuộc hành quân dài hơn hai ngàn dặm ròng rã suốt hơn ba tháng trời, đoàn người đến được thôn Nam Lý Phong huyện Tương Viên nằm trong biên khu Tấn - Sát - Lỗ - Dự. Nhiều bà mẹ cùng đi trong chuyến đó lần lượt được phân công ra biên khu hoặc tiền tuyến công tác. Trần Kiếm Qua làm gì bây giờ? Một nách hai con nhỏ, chị đành cùng với mấy chị nữa nhận công tác tại Viện chăm sóc trẻ em số 2 của Diên An. Lúc đầu làm chỉ đạo viên của Viện, sau đó Kiếm Qua kiêm nhiệm chức trưởng khoa giáo dục nhi đồng. Kể từ đó, chị gắn bó với sự nghiệp dạy dỗ trẻ thơ.

  Tiếp sau vẫn là những cuộc hành quân không nghỉ, những cuộc di chuyển liên tục. Cái tên Viện chăm sóc trẻ em cũng nhiều lần thay đổi, từ Viện chăm sóc trẻ em số 2 Diên An đổi thành Viện thực nghiệm chăm sóc trẻ em Hoa Bắc, sau khi về Bắc Kinh lại đổi tên thành Viện nhi đồng 1-6. Ba năm chiến tranh giải phóng, các con chị cũng lớn thêm ba tuổi trong các cuộc hành quân.

  Dù bất cứ đi đến đâu, Kiếm Qua cũng nói với hai con: "Chờ khi nào Tổ quốc của bố và Tổ quốc của mẹ đều yên bình, bố các con chắc sẽ trở về".

  Đúng là đã trở về, nhưng ai có thể hình dung ngày tương phùng kết cục lại thế này!

  Con đường trường chinh ba ngàn dặm trong lịch sử giáo dục trẻ thơ đó là con đường tự cường đối với các con, con đường tự hào đối với người mẹ, còn với Hồng Thuỷ, mỗi một "khám phá" trên con đường đó, Tướng quân lại thêm một lần kính phục và cảm kích đối với người phụ nữ Trung Quốc mà ông hằng yêu thương này.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 06:17:17 pm »

Côi cút con thơ dại thương nhớ tình càng sâu



  Lại mấy năm trôi qua. Bà Lê Hằng Huân sinh thêm ở Trung Quốc được hai con, nếu kể cả hai cháu ở Việt Nam thì bà đã có bốn mặt con với Hồng Thuỷ. Còn Tiểu Phong và Tiểu Việt vẫn không có đứa em Trung Quốc nào cả. Hồng Thuỷ trong lòng cứ băn khoăn một câu hỏi: "Cô ấy tại sao không chịu lấy chồng?"

  Thứ ký Vi Thủ Văn, người có trách nhiệm hàng tháng mang sinh hoạt phí cho Tiểu Phong và Tiểu Việt thật thà thổ lộ với ông:

  - Bà ấy nói bà sẽ ở vậy suốt đời.

  - Việc gì phải thế. Tôi phải khuyên bà ấy mới được.

  Viện Nhi đồng 1-6 đã dọn đến Thanh Long Kiều gần Di Hoà Viên. Hồng Thuỷ quả nhiên đến thật. Nhưng khi vừa hé ra ý nghĩ đó thì ông đã phải im lặng trước câu hỏi vặn lại: "Nếu em kiếm cho các con một người bố khác, anh mới thấy yên lòng sao?".

  Hồng Thuỷ không có cách nào thuyết phục nổi người đàn bà cứng rắn này, bèn đi tìm "thuyết khách".

  Trong Viện Nhi đồng 1-6 có một người phụ nữ rất thân với ông và Kiếm Qua, đó là Diêu Thúc Bình - vợ của liệt sĩ Lương Kim Sinh. Đều là vợ của người Việt Nam, đều là những người may mắn còn sống qua cuộc "Tiểu trường chinh". Khi Trần Kiếm Qua là Trưởng Khoa thì Diêu Thúc Bình là phó Khoa; bây giờ cũng vậy, một người là Viện trưởng, một người là Phó Viện trưởng; họ vẫn là những người bạn chiến đấu, là hai chị em thân thiết. Những người thích nói vui thường bảo họ là hai chị em dâu Việt Nam.

  Khi Hồng Thuỷ đến cầu cứu cô em dâu thuyết phục hộ bà chị, dè đâu cô em lại chung tình hơn cả bà chị. Chồng đi đã mười năm, biết chắc đã hy sinh từ lâu, Thúc Bình có thể lấy chồng khác được lắm chứ! Vạn lần không ngờ rằng, Thúc Bình lại cũng giống Kiếm Qua, đến nay vẫn phòng không lẻ bóng. Ôi những ngày tháng đợi chờ! Trong chiến tranh, mệt mỏi vì bận rộn, tuổi thanh xuân tươi đẹp, nét duyên dáng tao nhã bị vùi đi trước hoạ lớn của cả dân tộc. Bây giờ thắng lợi rồi, cũng phải được hưởng thụ đôi chút những giọt mật của cuộc sống mới! Ôi người đàn bà chung tình, những cái đã mất sẽ mãi mãi chẳng bao giờ có lại, phải nhìn thẳng vào sự thật chứ, sao vẫn còn ngốc nghếch chờ đợi cái gì?

  Hồng Thuỷ tìm không ra câu trả lời. Nỗi đau xót trong lòng không biết giải bằng cách nào đã hoá thành tiếng thở dài với trời xanh:

  - Phụ nữ Trung Quốc nặng tình quá! Phong kiến quá!

  - Cái gì? Phong kiến à? Lấy chồng rồi ở vậy suốt đời mà là phong kiến? Thôi đừng có lấy vải thưa che mắt thánh nữa! Anh và Kiếm Qua tự do yêu nhau, tôi với anh Kim Sinh cũng tự lấy nhau, câu chuyện ở đây là cả một pho sách
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 06:20:54 pm »

Vầng trăng đang dần lặn man mác một khối tình



  Sự lao lực quá mức và những mặc cảm luôn day dứt trong lòng là môi trường thích hợp cho bệnh tật hoành hành.

  Mùa hạ năm 1956, Hồng Thuỷ ngả bệnh. Ông ho nhiều, nôn ra máu, bệnh viện chẩn đoán đã bị ung thư phổi ở giai đoạn cuối. Biết rất rõ mình sống chẳng còn được bao lâu nữa, lúc này sao Hồng Thuỷ thấy da diết nhớ Tổ quốc mình. Ông bèn xin được về nước: "Nhân lúc hơi thở chưa tàn, xin hãy đưa tôi về Việt Nam!".

  Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tiếp Hồng Thuỷ tại lễ đường Hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc. Mao Trạch Đông nói: Đồng chí Hồng Thuỷ, đã lâu không được gặp người bạn cũ! Nghe báo cáo sức khoẻ đồng chí không được tốt, muốn về nước, chúng tôi đã trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí về cố gắng chữa bệnh, khỏi bệnh rồi chúng tôi rất vui mừng được đón đồng chí sang. Sau khi hỏi han về bệnh tình, Chu Ân Lai đã ôn lại kỷ niệm chung sống với nhau những năm tháng chiến đấu, rồi cả ba người đều khóc.

  Hồng Thuỷ vốn là con người rất dễ xúc động. Tối hôm đó ông lấy ra ba tấm Huân chương hạng Nhất do Chủ tịch Mao Trạch Đông tặng thưởng năm 1955 mà nước mắt cứ dàn dụa. Khi cầm trên tay bộ quân hàm thiếu tướng, trái tim ông lại tìm đến Trần Kiếm Qua. "Để ảnh hưởng đến cô ấy nhiều quá. Nếu không phải vất vả vì hai đứa con thì một cán bộ huyện đoàn từ thời kỳ đầu kháng chiến sao có thể suốt đời chỉ giữ cái chức giám đốc nhi viện? Bầu trời của nữ giới chẳng lẽ thấp hơn của nam giới? Đôi cánh của con chim cái chẳng lẽ bất lực trong cuộc đọ sức đầy cam go? Chắc chắn là không phải. Âu cũng chỉ tại do phải gánh vác quá nặng, không dễ gì dành được chiến thắng. Đôi vợ chồng từng chung hoạn nạn những ngày năm xưa lại không thể chung hưởng niềm vui gia đình, quả là một bi kịch lớn trong đường đời của một con người. Trên tấm Huân chương Quân công lấp lánh ánh vàng có cả công lao và niềm tự hào bất diệt của cô ấy. Hay là để cô ấy nhìn thấy, có khi cũng phần nào đem lại sự an ủi và khích lệ chăng! Sự việc đã đến nước này, cũng không thể nữa rồi!
Thôi cứ gói lại mang về Việt Nam làm kỷ niệm vậy.

  Tại phòng làm việc của Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài ở Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài, Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Khắc Thành đang giao nhiệm vụ cho Vi Thủ Văn và một số đồng chí được phân công đưa Hồng Thuỷ về nước. Tổng Tư lệnh tỏ ra rất buồn, giọng nén lại: "Đồng chí Hồng Thuỷ ốm, các đồng chí được giao trách nhiệm đưa đồng chí đó về nước. Gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí cần báo cáo rõ ràng, đồng chí Hồng Thuỷ đã có những cống hiến rất lớn đối với cách mạng Trung Quốc, vất vả quá mà sinh bệnh, nhân dân Trung Quốc mãi mãi cám ơn đồng chí đó!".

  Ông đứng dậy bước chậm rãi, giọng đắn đo cân nhắc:

  - Phải cấp cho đồng chí ấy ít tiền, cấp bao nhiêu? Năm vạn có được không?

  Hoàng Khắc Thành nêu ý kiến:

  - Ngân hàng Việt Nam mới thành lập, tài khoản chưa mở!

  - Thôi ba vạn vậy, không được ít hơn, nói với bên Ngân hàng Trung Quốc đổi sang tiền quốc tế. Nếu có khó khăn, có thể trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam, không thể đối xử thiếu chu đáo với đồng chí ấy.

  Là người suy nghĩ rất chín chắn, Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài đi đi lại lại, rồi bổ sung thêm:

  - Gặp người Việt Nam, chớ có hỏi "Hà Nội to như thế nào", "cả nước có bao nhiêu dân", dễ chạm lòng tự tôn dân tộc của người ta. Không thể chấp nhận thứ tư tưởng nước lớn!

  Buổi sáng hôm rời Bắc Kinh, trước cửa sân ga chăng đầy những giây cờ nhiều màu. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, thượng cấp cũ của tướng Hồng Thuỷ hồi còn ở Trường quân sự Hoàng Phố và nhiều đồng chí ở Bộ Ngoại giao, các Tổng cục trong quân uỷ đều ra tận ga đưa tiễn. Hồng Thuỷ bắt tay tạm biệt từng người, ánh mắt sâu thẳm của ông như vẫn đang dò tìm ai đó trong đám người.

  Đoàn tàu rùng mình bắt đầu chuyển bánh. Trên xe, dưới xe, những bàn tay vẫy chào tiễn biệt, có cả những giọt nước mắt nóng hổi. Qua làn nước mắt, Hồng Thuỷ vẫn không nhìn thấy bóng dáng Kiếm Qua. "Sao cả các con cũng không thấy đến?".

  Con người ta lúc sắp qua đời, mọi ý nghĩ đều hướng về cái thiện. Bà lẽ nào lại không muốn nắm bàn tay ông để từ biệt? Đường đời tuy có trắc trở, nhưng dù sao cũng là vợ chồng đã kết tóc xe tơ, có chung với nhau hai đứa con! Chính bởi tấm lòng nhân hậu mà bà không thể không giữ ý, không canh chừng ở mọi lúc mọi nơi. Nghe nói có các nhân vật cao cấp đến tiễn, lại có cả phóng viên trong nước ngoài nước đến phỏng vấn, chụp ảnh, nếu họ thêm thắt vào câu chuyện bí mật "hai vợ" thì hình tượng về vị tướng người nước ngoài này sẽ ra sao? Đã hết lòng yêu ông thì bất cứ lúc nào cũng phải tôn trọng nhân cách của ông, gìn giữ sự tôn nghiêm nơi ông. Bà không muốn trước khi ông từ biệt thế gian lại khuấy động nỗi đau của ông một lần nữa, càng không muốn làm mất đi trong trái tim của các con hình ảnh một vầng trăng tỏ. Bà nói với thư ký Vi Thủ Văn:

  - Tôi không đi tiễn, cả các cháu cũng không đi, chính vì tôi thực sự yêu quý ông ấy.

  Bà lấy ra một tấm ảnh chụp chung ba mẹ con rồi nói:

  - Ông ấy đã xin mấy lần, tôi không đưa. Bây giờ ông ấy đi, tôi gửi tặng ông ấy. Nói hộ tôi rằng, ông ấy cố gắng chữa bệnh, chờ Tiểu Phong và Tiểu Việt lớn lên, tôi sẽ cho các con sang Việt Nam thăm ông ấy. Nếu chẳng may ông ấy không còn, thì chúng vẫn sang để đặt vòng hoa thắp nén hương trên mộ ông ấy!

  Bà vừa nói vừa khóc, hai hàng nước mắt đầm đìa. Vi Thủ Văn không cầm lòng được cũng khóc theo.

  Trong Dinh Toàn quyền ở Hà Nội (sau này gọi là Phủ Chủ tịch) có hai toà nhà gác kiểu Pháp xây giống hệt như nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một toà, còn toà kia bố trí cho Hồng Thuỷ. Đi ngang qua bãi cỏ xanh non, Hồng Thuỷ cùng thư ký Vi Thủ Văn tới thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai người bạn cũ gặp nhau, chẳng biết vì tình thân thiết hay bởi nỗi xót xa, hai người ôm nhau khóc hồi lâu. Hồng Thuỷ giọng ngậm ngùi: "Một đời tôi đã không phụ lòng 650 triệu nhân dân Trung Quốc, nhưng lại phụ tình một người đàn bà Trung Quốc mà tôi hằng yêu thương!". Chủ tịch Hồ Chí Minh gật gật đầu, đôi mắt ứa những giọt nước mắt cảm thông. Có lẽ nhận ra sự có mặt của người phục vụ, hai người bèn chuyển sang nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt...

*
*     *

  Sau khi Hồng Thuỷ rời Bắc Kinh về nước, hình ảnh của ông lúc nào cũng đánh thức trái tim Trần Kiếm Qua. Bà rất lo lắng về tình hình sức khoẻ của ông. Sáng nào cũng vậy, bà bật máy thu thanh và chăm chú nghe tin tức về Việt Nam. Chừng một tháng sau, đài phát thanh Bắc Kinh truyền đi một tin dữ: "Đồng chí Hồng Thuỷ, người chiến sĩ quốc tế vĩ đại, sau một thời gian chữa bệnh nhưng không có kết quả, đã từ trần ngày 21-10-1956, thọ 49 tuổi. Nhân dân Việt Nam đã cử hành trọng thể tang lễ. Ông được an táng tại ngoại ô Hà Nội..."

  Trần Kiếm Qua đã khóc. Bà lấy kim chỉ ra, nắn nót khâu từng mũi hai vòng băng tang cho hai con, vừa khâu vừa lắc đầu: các con còn nhỏ quá, không thể để cho chúng phải chịu cơn sốc này. Bà nén nỗi đau thương trong lòng lau khô nước mắt, rồi gọi hai con đến khuyên nhủ như mọi lần: "Các con phải chăm học, nghe lời Đảng dạy, nếu không, các con không xứng đáng với người cha tốt đã phải chịu nhiều gian truân, vất vả".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 06:24:20 pm »

Rừng sâu càng tĩnh lặng chim hót tiếng ngân xa



  Ông già thời gian đã lật trang cáo thị của mình đến tháng Giêng 1974. Dư âm của một tai hoạ lớn mười năm vẫn còn vang vọng. Trần Kiếm Qua lúc này vẫn còn công tác với chức vụ Trưởng ban giáo dục nhi đồng thuộc Sở Giáo dục thành phố Bắc Kinh. Một hôm bà đột nhiên nói với hai con trai:

  - Bố các con mất đã 18 năm rồi, các con bây giờ đều khôn lớn, nên sang tảo mộ cho bố! Từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, mẹ cứ cảm thấy quan hệ Trung - Việt ngày càng xấu đi, nếu kéo dài mãi không biết xảy ra chuyện gì. Cũng không biết mẹ Lê (chỉ bà Lê Hằng Huân) tình hình ra sao nữa, mẹ đông em, chắc vất vả lắm, nhân tiện thăm họ luôn một thể. Bố các con cả đời làm việc gì cũng vì tình hữu nghị Trung - Việt, chuyện giữa nước này với nước nọ, gió mưa cũng khó mà lường trước được. Phần gia đình chúng ta, ân ân oán oán chung quy vẫn là người một nhà. Con người ta làm việc gì phải có phong thái khác người, quả đắng còn gây được mật, sang bên đó đừng có bao giờ nhắc đến chữ "khổ".

  Hai người con đều nhất nhất vâng lời.

  Nhờ các cơ quan hữu quan tận tình giúp đỡ, việc mua vé tầu, làm hộ chiếu, v.v... thu xếp rất nhanh chóng. Đoàn tàu lao nhanh qua Hoàng Hà, vượt Trường Giang, nhằm hướng Hồng Hà băng tới.

  Căn nhà chỉ còn lại một mình Trần Kiếm Qua càng trở nên trống trải, nhưng bà cảm thấy trong lòng ấm áp đôi phần.

  Mười tám năm qua nghĩ mà cơ cực. Chỉ riêng gánh nặng kinh tế cũng đủ khiến bà nghẹt thở. Thân thích ở quê Sơn Tây, ai cũng nghèo cả, có được bà cô "làm quan" nên hàng năm bà phải có một khoản "viện trợ không hoàn lại" đưa vào kế hoạch. Họ chỉ biết họ cần tiền, đâu có hiểu những nỗi gian nan vất vả của bà! Năm Hồng Thuỷ về nước, ông muốn trích một phần từ khoản tiền khổng lồ ba vạn đồng nhân dân tệ đó gửi lại cho các con ở Trung Quốc gọi là chút quà của bố, nhưng khổ nỗi thủ tục phiền phức, đành phải chuyển cả vào Ngân hàng Việt Nam toàn bộ số tiền đó. Con cái ngày một lớn, chi tiêu cũng tốn kém hơn, trong khi phụ cấp vẫn như cũ: mỗi người mỗi tháng hơn 20 đồng, do Bộ tổng tham mưu cung cấp. Mười tám tuổi, về giấy tờ coi như đã ở tuổi thành niên, Trần Kiếm Qua rất tự giác, chủ động báo cáo cắt phụ cấp. Lại gặp đúng dịp nổ ra "Đại Cách mạng văn hoá". Trong công tác giáo dục nhi đồng, bà chủ trương "phát triển toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, trước hết phải bảo đảm sức khoẻ, cho nên thể dục phải đặt ở vị trí hàng đầu. Đấu tranh giai cấp là chuyện của người lớn, không nên nói chuyện đó với các cháu nhỏ".

  Chết rồi! Đây là "đường lối phản động của giai cấp tư sản", lại thêm dòng lý lịch ghi rõ đã có lần bị bắt, thế là bà trở thành "phần tử phản động đi theo đường lối tư sản", là kẻ thù giai cấp mắc cả hai tội. Cách chức, đấu tố, chịu biết bao nhiêu cay đắng thiệt thòi. 100 đồng tiền lương bị cắt, chỉ được phát 18 đồng sinh hoạt phí. Của nả nhà bà chẳng có gì. Ngay cả Hồng Vệ binh khi đến khám nhà cũng phải ngạc nhiên. Nhà người khác dù không có tiền cũng phải có thứ gì đáng giá, nhà bà này sao tiền chẳng có mà đồ đạc cũng không? Tiểu Phong lúc này đang học đại học, biết mẹ gặp rất nhiều khó khăn. Chàng trai hơn 20 tuổi đó xấu hổ không dám chìa tay ra xin tiền mẹ để chi dùng chuyện sinh hoạt. Bạn học của Tiểu Phong là Lâm Song Song - con gái đồng chí Lâm Phong nguyên Hiệu trưởng Trường Đảng cao cấp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó trưởng ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc cũng đang bị đấu tố - đã giơ tay ra giúp đỡ. Lâm Song Song ngượng ngùng dúi cho Tiểu Phong những phiếu cơm, vài ba hào lẻ. Cả hai bạn trẻ sống vào 25 đồng sinh hoạt phí của cô. Hai năm học cuối cùng của cánh cửa đại học rồi cũng qua được. Sau đó, họ cùng được phân công về công tác ở Sơn Tây. Năm 1970, họ cưới nhau, sinh được một bé gái đặt tên là Trần Nguyễn Lăng. Tên cháu gái mang cả hai dòng họ của bà Trung Quốc và ông Việt Nam. Tiểu Phong tên hiện nay là Trần Hàn Phong, âm "Phong" đọc giống nhau nhưng chữ viết khác nhau. Trần Tiểu Việt vẫn dùng tên cũ, chỉ thay chữ "tiểu", có nghĩa là "cây trúc nhỏ". Nhắc đến Tiểu Việt, Trần Kiếm Qua giọng đầy nước mắt nói với người cầm bút này rằng: "Thằng bé càng tội nghiệp hơn. Từ nhỏ đã không được hưởng sự yêu chiều của bố. Tin bố mất, tôi vẫn giấu cháu. Khi lên học trung học, trong bản kê khai phải ghi rõ lý lịch ba đời, tôi hết cách, đành phải nói thật với cháu. Hồi "Cách mạng Văn hoá", tôi thì bị giam, cháu không có một xu, theo các bạn đi lung tung, may mà hồi đó ngồi xe đi cổ động, ăn cơm đều không mất tiền nên cũng lăn lóc qua được cái đận đó. Sau này lại xuống nông thôn... 20 đồng sinh hoạt phí của tôi, mỗi tháng phải nộp 2 đồng đảng phí. Cơ cực nhất là cái thời kỳ này. Bình thường chúng tôi đã phải rất tằn tiện. Nói ra một số bạn trẻ có lẽ sẽ không tin. Suốt 18 năm mỗi tháng được mua 2 cân trứng gà theo phiếu mà tôi chưa hề ăn một quả, tất cả dành cho các cháu. Thịt cá cũng rất ít khi mua. Năm hết tết đến, dăm mớ rau cải trắng, ít củ khoai tây thêm vài thứ lặt vặt nữa, tương trưng lẫn với tí thịt cũng xong một cái Tết. Sống cực như thế, tiền đâu ra mà sang bên đó tảo mộ? Các ngành hữu quan biết tình cảnh của tôi, chủ động bỏ tiền mua cho vé tàu, nên con trai, con dâu với cháu bé, cả thảy bốn người mới có dịp đi được. Niềm ao ước trong suốt 18 năm cuối cùng đã được thực hiện, tôi thấy nhẹ nhõm trong lòng.

  Ba mươi tuổi goá bụa, bà Lê Hằng Huân cũng ở vậy nuôi con. Từ lâu bà đã không ở trong toà nhà gác kiểu Pháp đó nữa mà dọn ra ở một phố nhỏ bên một hồ nhỏ trong thành phố. Được gặp đàn con cháu Trung Quốc, lại nhận được lời thăm hỏi của chị cả Kiếm Qua, bà Hằng Huân cảm động không kìm nổi nước mắt. Bà nhất định không chịu cho họ ra ở khách sạn. Hơn 10 con người thuộc ba thế hệ ở chen chúc trong một căn gác hai tầng đơn sơ, trống trải. Mỗi phòng thật ra cũng không hẹp, chừng 30 mét vuông, không có vách ngăn, có tầng trên tầng dưới. Bà Hằng Huân nói được tiếng Trung Quốc, làm phiên dịch cho cả nhà. Lớn bé già trẻ, cười cười nói nói, hết sức vui vẻ thân mật. Bà Hằng Huân kể với Tiểu Phong, Tiểu Việt: "Bố các con trước lúc nhắm mắt có bảo rằng "các con của tôi nhất định sẽ có một ngày chúng sum họp", đấy, hôm nay đã thành sự thật rồi!". Nghĩa trang rợp bóng cây xanh. Ngôi mộ xây nằm yên ả trên thảm cỏ xanh được cắt tỉa gọn ghẽ. Những con cháu người Trung Quốc, người Việt Nam của Hồng Thuỷ cùng khiêng một vòng hoa đặt trước mộ. Đứng trước nơi an nghỉ của người cha, họ nắm tay nhau chụp tấm ảnh lưu niệm, đứng sát vai nhau cúi đầu mặc niệm. Nếu ông trời có thiêng, hẳn người trong mộ sẽ được thoả lòng, mãn nguyện trước cảnh hoà mục của một gia đình đôi xứ sở.

  Chính phủ Việt Nam đã giúp đỡ họ rất nhiều trong việc cúng giỗ, kịp thời cung cấp nào gạo, nào thịt, lại còn dành riêng cho một chiếc xe ô tô đưa họ đi thăm thú các nơi. Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam mua tặng vé về cho họ.

  Nhân dân hai nước đều hiểu và rất quý trọng mối tình hữu nghị đã được hình thành trong lịch sử. Cho dù đã có một thời kỳ thăng trầm trong quan hệ Trung - Việt, Chính phủ hai nước vẫn đùm bọc hai gia đình của Hồng Thuỷ, coi đó là những hạt ngọc quý của tình hữu nghị. Thời gian Á vận hội tổ chức ở Bắc Kinh, một nhân vật rất quan trọng của Việt Nam là lão tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt ở Trung Quốc. Với hình thức dân dã, ông tới thăm bà quả phụ Kiếm Qua cùng với cái gia đình đặc biệt này.

  Năm 1992, những đứa con Trung Quốc và Việt Nam của Hồng Thuỷ lại có điều kiện trao đổi thư từ với nhau. Cô con gái người Việt sinh tại Bắc Kinh có tên là Nguyễn Thanh Hà từ Hà Nội viết thư gửi cho hai người anh ruột Trung Quốc kể rằng: "Cha chết tuy đã được 36 năm, trong nước cũng như ngoài nước đã trải qua bao nhiêu biến cố chính trị và ngoại giao, nhưng cha vẫn sống trong lòng nhân dân. Nhân dân vẫn tôn kính cha, gọi cha là Tư lệnh Nguyễn Sơn. Các tướng lĩnh Việt Nam khi biết em là con gái của cha, đều đã kể cho em nghe rất nhiều chuyện về cha. Các nhà văn trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử của họ nhiều lần nhắc đến cha - một vị tướng rất được lòng dân và rất nhiều cá tính". Những người con khác vẫn thường viết thư thăm hỏi nhau. Rồi một ngày họ báo sang tin dữ: Mẹ Lê Hằng Huân của họ vì bị ung thư đã mất ngày 18-4-1991, thọ 65 tuổi. Trước khi đi xa, bà đã dặn lại các con một câu: "Mẹ Trần của các con là một người đàn bà tốt nhất!".

  Chính phủ Trung Quốc và 1,1 tỷ nhân dân Trung Quốc không bao giờ quên công lao to lớn của đồng chí Hồng Thuỷ đối với cách mạng Trung Quốc. Bạn đã xem truyền hình nhiều tập "Bài ca tráng sĩ" chưa? Bộ phim dành riêng một tập nói về những người bạn chiến đấu nước ngoài đã tham gia trong cuộc kháng chiến ở Tấn-Sát-Ký. Có Bethune, có Coócliva... và có cả Hồng Thuỷ. Trước màn hình, bà Trần Kiếm Qua đã sôi nổi kể lại những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồng Thuỷ và không quên nhắc lại nhận xét: "Hồng Thuỷ nói chuyện đến kiến trong lỗ cũng phải bò ra!" Chỉ tiếc ống kính ghi lại được quá ít. Ngay cả lão tướng Tôn Nguyên Khôi là người được Nguyên soái Nhiếp Vĩnh Trăn giao cho nhiệm vụ trực tiếp làm bộ phim này cũng lấy làm tiếc về điều đó. Ông là người bạn chiến đấu cũ của Hồng Thuỷ, đã từng sống trong bầu không khí quốc tế chủ nghĩa lúc bấy giờ. Ông đã làm bốn câu thơ tặng bạn:

Rừng sâu càng tĩnh lặng,
Chim hót, tiếng ngân xa.
Lại nhớ dòng Hồng Thuỷ,
Vọng mãi khúc tình ca.

  Ôi! Hồng Hà, Hoàng Hà vẫn in bóng cùng một vầng trăng tỏ, tuy không phải ngày rằm, trăng còn khuyết vành nhưng ánh sáng vẫn lung linh.

  Một khúc ca say đắm, Thái Sơn hát, Hồng Sơn ca, hoá thân cuộc tình duyên ngắn ngủi thành vầng trăng sáng vĩnh hằng.
 
Thanh Lịch dịch
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 07:38:14 pm »

Phụ lục

* Một số Sắc lệnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng ký.

* Một số tác phẩm (giới thiệu) và bài viết của Nguyễn Sơn.








Việt Nam dân chủ cộng hoà
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sắc lệnh
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà

  Chiểu theo Sắc lệnh ngày 6 tháng 5 năm 1946 tổ chức quân sự uỷ viên hội;

  Chiểu theo quyết nghị của Chính phủ thành lập Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam và Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Trung bộ.

  Xét rằng ông Hoàng Quốc Việt cần có công tác phải điều động đi nơi khác;

  Theo lời đề nghị của Chủ tịch Quân uỷ hội;


Ra Sắc lệnh:

  Điều thứ nhất. - Kể từ ngày ký Sắc lệnh này, ông Hoàng Quốc Việt không giữ chức uỷ viên trong ủy ban Kháng chiến miền Nam nữa.

  Điều thứ hai. - Nay cử ông Nguyễn Sơn giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam kiêm chức Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Trung bộ.

  Điều thứ ba. - Nay cử ông Nguyễn Văn Duân làm uỷ viên của Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam.

  Điều thứ bốn. - Ông Chủ tịch Quân uỷ hội chiểu Sắc lệnh thi hành.


Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1946

Thay mặt Chủ tịch Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Đã ký: Huỳnh Thúc Kháng
Phó thủ:

Chủ tịch quân sự uỷ viên hội
Võ Nguyên Giáp


Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 07:42:49 pm »

Việt Nam dân chủ cộng hoà
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sắc lệnh số 183
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà


  Chiểu theo Quyết nghị của Chính phủ thành lập Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam và Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Trung bộ;

  Chiểu theo Sắc lệnh số 182 ngày 13/9/1946 cải tổ Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam;

  Chiểu theo Sắc lệnh số 123 ngày 16/7/1946 cử ông Nguyễn Sơn giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam kiêm chức Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Trung bộ;

  Chiểu theo đề nghị của Chủ tịch Quân sự uỷ viên hội và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

  Xét nhu cầu hiện thời về nhân sự;

  Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp;


Ra Sắc lệnh:

  Điều thứ nhất. - Nay cử các ông có tên sau đây sung vào Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam:

  Nguyễn Sơn    Chủ tịch

  Nguyễn Văn Tây    Phó Chủ tịch

  Phạm Văn Bạch

  Cao Hồng Lĩnh

  Lê Duẩn    Uỷ viên

  Nguyễn Chanh

  Huỳnh Văn Tiểng

  Điều thứ hai. - Các ông Chủ tịch Quân sự uỷ viên hội và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chiểu Sắc lệnh thi hành.
       

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1946
         
Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
                 
Huỳnh Thúc Kháng

Phó thủ:
Chủ tịch Quân sự uỷ viên hội
                       
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 07:44:55 pm »

Việt Nam dân chủ cộng hoà
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà


  Chiểu Sắc lệnh số 34 ngày 25/3/1946 tổ chức Bộ Quốc phòng,

  Chiểu Sắc lệnh số 60 ngày 6/5/1946 tổ chức Quân sự uỷ viên hội.

  Chiểu Sắc lệnh số 182 ngày 13/9/1946 tổ chức Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam.

  Chiểu Sắc lệnh số 184 ngày 24/9/1946 tổ chức Quân đội Tiếp phòng Việt Nam.

  Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,


Ra Sắc lệnh:

  Điều thứ 1. - Cử ông Hoàng Văn Thái, nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân sự uỷ viên hội, làm Quân huấn Cục trưởng kiêm chỉ huy quân đội Tiếp phòng Việt Nam.

  Điều thứ 2. - Cử ông Phan Phác, nguyên Quân huấn Cục trưởng, làm Phó quân huấn Cục trưởng.

  Điều thứ 3. - Cử ông Văn Tiến Dũng làm chính trị Phó Cục trưởng.

  Điều thứ 4. - Cử ông Nguyễn Sơn, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, làm Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng.

  Điều thứ 5. - Cử thiếu tướng Lê Thiết Hùng, nguyên chỉ huy Quân đội Tiếp phòng Việt Nam, làm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam.

  Điều thứ 6. - Huỷ bỏ những điều khoản trong các Sắc lệnh và nghị định đã ban bố trái với Sắc lệnh này.

  Điều thứ 7. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1946

Hồ Chí Minh
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM