Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:58:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân  (Đọc 65636 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:04:35 pm »

Lời dẫn



  Tôi sinh ở Tam Tấn, nơi đã sản sinh ra nền văn minh Trung Quốc cổ đại và đã có mối tình sâu nặng với vùng đất sông Hồng, Việt Nam. Trên thế giới này, tôi đã trải qua tám mươi sáu năm dài, còn ông chỉ lưu lại trên đời bốn mươi tám mùa xuân.

  Ông là người Việt Nam, sinh ra tại Hà Nội. Mới mười lăm tuổi, ông đã tự đi sang nước Pháp để tìm chân lý và đã gặp được Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo của cách mạng Việt Nam , từ đó đi theo con đường cách mạng. Tên thật của ông là Vũ Nguyên Bác, sau đổi là Nguyễn Sơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật gọi ông là "Chú Sơn". Ông đã đích thân chỉ huy trong chiến tranh chống Pháp ở miền Nam và miền Trung Việt Nam. Do có công lao to lớn nên ngay từ năm 1948, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phong cho ông quân hàm thiếu tướng.
Ở Việt Nam, ông được mọi người gọi là "Vị tướng nhân dân".

  Cũng có thể coi ông là người Trung Quốc vì trong cuộc đời ngắn ngủi bốn mươi tám xuân xanh, ông đã chiến đấu trên đất nước Trung Quốc tới hai mươi bảy năm.

  Năm 1924, ông rời Việt Nam tới Quảng Châu tìm gặp Hồ Chí Minh, rồi tham gia vào cuộc Đại cách mạng của Trung Quốc. Ông đã ba lần tới Trung Quốc, ba lần vượt "Núi tuyết" và "Thảo nguyên" trong Vạn lý trường chinh, ba lần bị khai trừ khỏi Đảng nhưng không quản sóng gió cuộc đời, ông vẫn vững vàng, không lay chuyển, thẳng tiến về phía trước.

  Tên Trung Quốc của ông là "Hồng Thuỷ". Mao Trạch Đông thân mật gọi ông là "Tiểu Hồng", nhân dân Trung Quốc trao cho ông vinh dự cao quý là một trong những vị tướng khai quốc của nước cộng hoà, và được thưởng ba loại huân chương hạng nhất. Trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc ông là người nước ngoài duy nhất được phong quân hàm cấp tướng, trong quân đội trên thế giới người được hai nước cùng phong tướng như ông cũng là điều hãn hữu.

  Hồng Thuỷ mới mười sáu tuổi đã tham gia cách mạng, từ Việt Nam sang Trung Quốc, từ Trung Quốc về Việt Nam, suốt đời là chiến đấu. Trong lần cuối trở về Tổ quốc thân yêu của mình, ông chỉ còn sống được ba tuần. Khi ông ly biệt Trung Quốc, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và nhiều nhà lãnh đạo khác, đã đến chào từ biệt. Hơn hai trăm vị khai quốc công thần đã đi tiễn ông. Khi ông tạ thế, nhân dân Việt Nam đã long trọng cử hành lễ quốc tang.

  Tôi là người vợ Trung Quốc của Hồng Thuỷ. Trên hai bờ Hoàng Hà, chúng tôi đã cùng nhau chiến đấu. Trong khói lửa của chiến tranh kháng Nhật, chúng tôi đã kết thành bạn đời. Khói lửa chiến tranh liên miên đã vô tình chia chúng tôi thành hai ngả. Những biến cố đã chia lìa âm dương, để lại trong chúng tôi những tiếc thương, hối hận suốt cuộc đời.

  Hồng Thuỷ đã ra đi vừa bi tráng, vừa vội vã. Trái tim của tôi vẫn như lá rơi về cội, hướng về Việt Nam.

  Đã bao năm qua tiếng réo của Hoàng Hà, tiếng sóng vỗ của sông Hồng vẫn vang vọng trong trái tim tôi.

  Hoàng Hà hùng dũng, sục sôi đã ghi lại trong chúng tôi biết bao nhiêu tình, Hồng Hà mãi mãi chảy xuôi, đã mang đi của tôi biết bao nhiêu nỗi nhớ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:07:52 pm »

Phần đầu



  Kết hôn với một người ngoại quốc, trong Bát lộ quân, ở biên khu Tấn - Sát - Ký, ở huyện Ngũ Đài lúc đó, là một chuyện chưa ai từng nghe nói. Lúc đó, trước những lời can ngăn thật lòng của nhiều người, tôi âm thầm suy nghĩ: Hồng Thuỷ mới mười sáu tuổi đã tới Trung Quốc tham gia cách mạng. Vì sự nghiệp giải phóng nhân dân Trung Quốc, ông đã chịu mọi gian truân, chẳng quản mọi hy sinh của bản thân.

  Là một người phụ nữ cách mạng của Trung Quốc, lại là nữ trí thức, tại sao tôi lại không thể cùng một đồng chí cách mạng ngoại quốc như thế kết hôn?

  Cách mạng không có biên giới quốc gia, lẽ nào tình yêu lại có quốc giới hay sao?(1)

 
Mục lục


• Giới thiệu tóm tắt về tác giả   
• Lời tựa
• Lời dẫn   

Phần đầu

Chương I: Mối tình sâu nặng với vùng đất Hoàng Hà

Chương II: Nỗi luyến Hoàng Hà

Chương III: Chinh chiến ở nước khác

Chương IV: Hai trái tim cùng nhịp đập

Chương V: Đau lòng vì mất con gái yêu

Chương VI: Tổ quốc đang vẫy gọi

Phần giữa

Chương VII: Rút khỏi Diên An

Chương VIII: Ngựa thồ nôi cũi

Chương IX: Vị tướng nhân dân

Chương X: Dứt tình ở Trung Nam Hải

Chương XI: Sinh ly tử biệt

Chương XII: Những năm tháng đau thương

Phần cuối

Chương XIII: Nỗi nhớ Hồng Hà

Chương XIV: Lại nối tiếp mối tình sông Hồng

Chương XV: Ghi chép về chuyến thăm Việt Nam

• Lời bình của Ngụy Nguy
-----------------------------------
1. Xin bạn đọc thông cảm và thứ lỗi, chúng tôi chỉ xin trích một vài bài mở đầu của "Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương" minh họa cho cuốn sách mà bạn đọc đang có trên tay (B.T).
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:13:01 pm »

Chuyện tình của một vị tướng người Việt Nam
với một người đàn bà Trung Quốc

Lý Linh*




  "Một vị tướng người nước ngoài có mặt trong cuộc Vạn lý trường chinh hai vạn năm ngàn dặm, vào những khoảnh khắc hữu hạn của cuộc đời dương thế đã thốt lên rằng: "Một đời tôi đã không phụ lòng 650 triệu nhân dân Trung Quốc, nhưng lại phụ tình một người đàn bà Trung Quốc mà tôi hằng yêu thương!".

 
Kề vai cùng phấn đấu chung tay ắt thành công

  Đây là lần thứ ba Hồng Thuỷ trở lại Trung Quốc.

  Vừa đặt chân lên mảnh đất rất đỗi quen thuộc này, điều đầu tiên vụt loé lên trong óc Hồng Thuỷ là hình ảnh Trần Kiếm Qua, một người đàn bà Trung Quốc mà lúc nào ông cũng nhớ tới.

  Họ quen nhau hồi tháng 9 năm 1937.

  Lúc bấy giờ, cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc mới bắt đầu, Hồng Thuỷ còn là một thanh niên.

  Dưới ngọn đèn dầu, người cán bộ được Tổng bộ Bát lộ quân cử xuống khu Đông Trị huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây làm công tác dân vận đang chăm chú đọc bản danh sách của Uỷ ban động viên khu, đôi mày chau lại thành một dấu hỏi:

  - Công tác phụ nữ quan trọng thế, sao trong danh sách không có một đồng chí nữ nào?

  Vừa may lại tìm được một người rất phù hợp với công việc: đó là Trần Ngọc Anh. Năm 1933, khi còn học ở trường Sư phạm Thái Nguyên, Ngọc Anh đã tham gia Liên minh những người làm công tác khoa học xã hội - một tổ chức quần chúng của Đảng. Sau khi tốt nghiệp, Ngọc Anh lên Bắc Kinh học thêm chuẩn bị thi vào đại học. Thời thế tạo anh hùng, Ngọc Anh bị lôi cuốn vào làn sóng cách mạng. Tháng 1 năm 1935, Ngọc Anh tham gia Đoàn thanh niên xã hội chủ nghĩa. Đúng một ngày trước khi lên đường đi Tân Cương công tác theo sự phân công của tổ chức, Ngọc Anh bị bắt cùng với một số bạn. Một tháng sau, vì không tìm được chứng cứ gì, cô được tha rồi về dạy học hai năm ở một trường tiểu học ngoại ô Thái Nguyên. Sau sự kiện "Ngày 7 tháng 7", Ngọc Anh về quê ở trấn Đông Trị...

  Nghe Chủ nhiệm Uỷ ban động viên Từ Kế Chi giới thiệu về Ngọc Anh, những người có mặt đều đồng thanh: "Cử cô ấy làm tổ trưởng phụ nữ!".

  Trần Ngọc Anh được mời đến văn phòng và một cán bộ Bát lộ quân giọng rất trịnh trọng, tuyên bố:

  - Bắt đầu từ hôm nay, đồng chí là cán bộ của Uỷ ban động viên khu, phụ trách công tác phụ nữ trong toàn khu, hàng ngày đồng chí đến đây làm việc!

  Họ đã quen nhau như vậy đó. Dò hỏi người khác, Ngọc Anh biết thêm: cán bộ ấy là Hồng Thuỷ, một người Việt Nam.

  Cán bộ khu hồi bấy giờ không có lương, cũng không có phụ cấp, nhưng được chén no bụng "cơm" tập thể. Hơn mười con người ngồi vây quanh chiếc lồng hấp, những chiếc bánh mằn thầu1 làm bằng bột ngô vừa vàng vừa cứng, mà miệng nhai ngon lành, chẳng một ai kêu ca khổ sở. Hồng Thuỷ tuy là người nước ngoài nhưng cũng không được ưu đãi gì hơn, cũng ngồi nhai mằn thầu giữa vòng người như các đồng chí khác.

  Là con người vui tính, lúc ăn cơm, ngoài tranh thủ bàn chuyện công việc Hồng Thuỷ thường kể những câu chuyện dí dỏm để làm nhẹ bớt bầu không khí căng thẳng. Nhưng bữa nay thật lạ lùng, chẳng nói chẳng rằng, chưa nhai hết chiếc bánh Hồng Thuỷ đã một mình lẳng lặng chui vào phòng làm việc.

  Vốn tinh tế nhạy cảm, Trần Ngọc Anh vội đi theo và chỉ dăm câu ba điều cô đã rõ nguồn cơn nỗi ưu tư sầu muộn của cán bộ.

  Bát Lộ quân vào sâu trong địch hậu để kháng chiến, đang cùng với quân đội của Diêm Tích Sơn đổi vùng. Một cánh quân của Diêm phải đi qua Ngũ Đài. Công việc vận chuyển một số lớn vật tư quân dụng đòi hỏi sự giúp đỡ của nhân dân trong khi bà con thì quá rõ bộ mặt thật của lính Diêm Tích Sơn thế nào rồi mỗi khi chúng đi ngang qua. Trai tráng phải đi khuân vác, lừa ngựa bắt phải đi thồ kéo...

  Ngọc Anh định nói gì đó nhưng lại thôi, giọng lấp lửng:

  - Trồng hoa được hoa, trồng gai được gai, ai bảo chúng nó cứ ăn hiếp bà con, cho chết!

  - Phiền toái là ở chỗ đó. Bát lộ quân hiện giờ trấn giữ khu vực Ngũ Đài, quân bạn muốn quá cảnh, nếu không tổ chức lực lượng giúp đỡ, e tổn hại đến chính sách mặt trận và hình ảnh người cộng sản. Gai thì do người khác trồng, chúng ta lại phải biến nó thành hoa. Đồng chí là người địa phương, nghĩ xem có cách nào biến nó thành hoa hữu nghị?

  - Hoa hữu nghị? Anh nói nghe hay thật, trách nào thím Đại kể rằng anh nói chuyện tài lắm, đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra. Anh kể cho em nghe đi, một người Việt Nam sao lại nói được tiếng Trung Quốc giỏi như vậy?

  Hồng Thuỷ sốt ruột:

  - Bụng dạ đâu bây giờ mà kể chuyện đó nữa!

  Ngọc Anh giọng tinh nghịch:

  - Thế thì đừng hòng biết hoa hữu nghị nở thế nào!

  Vì nhiệm vụ cấp bách trước mắt, anh cán bộ đành kể lại câu chuyện khiến người nghe phải ôm bụng mà cười. ấy là vào năm 1925, lúc Hồng Thuỷ lần đầu tiên đến Trung Quốc. Vì chưa biết tiếng Trung Quốc nên mới hỏi các đồng chí xung quanh: "Người Trung Quốc gặp nhau, câu chào thân mật nhất nói thế nào?".

  Một anh bạn cố tình trêu Hồng Thuỷ, bèn nghiêm nghị dạy cho ba chữ: "Tỉu nà ma!".

  Anh đâu có biết đó là câu chửi tục tĩu mà người Quảng Đông kỵ nhất. Thế là anh chàng Hồng Thuỷ nhà ta vội đi ra phố. Gặp hai cô gái đi ngược lại, để tỏ ra thân mật, anh chàng cười hì hì bước tới trước mặt chào "Tỉu nà ma" luôn. Các cô gái giận dữ trừng mắt nhìn, tưởng anh là thằng điên, bỏ đi thẳng không thèm nói một lời. Lại gặp ba thanh niên bước tới, chàng Hồng Thuỷ cũng làm như vậy. Nhưng lần này thì được một trận thượng cẳng chân hạ cẳng tay, mặt mũi bê bết máu. Anh bạn chơi trò đùa dai kia cứ xin lỗi mãi, nhưng lại được nghe Hồng Thuỷ trả lời: "Cám ơn đồng chí, đồng chí là người thầy của tôi".

  Trần Ngọc Anh chưa vỡ lẽ ra sao:

  - Bị đánh mà lại còn cám ơn người ta!

  Hồng Thuỷ giải thích:

  - Các thầy giáo ở Trung Quốc thích dùng thước đánh học trò. Người nước ngoài bảo rằng, tài học của Trung Quốc là do đánh mà ra, tôi ngẫm cũng thấy đúng, bị nện như vậy tôi mới buộc phải học tiếng Trung Quốc chứ!

  - Hoá ra đó là bí quyết để anh thành "dân Trung Quốc chính cống"?

  - Chính cống quái gì. Bây giờ đây này, cũng chưa biết cách làm thế nào mượn được lừa, ngựa của bà con. Cô giúp tôi đi, giở cẩm nang xem có cách chi không?

  - Cần gì phải giở cẩm nang! Em thử nói xem anh nghe có được không! Bà con không chịu cho mượn chẳng qua vì sợ bọn chúng nó tiện tay dắt đi luôn. Bây giờ ta dùng cách chuyển từng trạm một, chuyển từ trạm này đến trạm khác, chắc là được đấy. Chỉ có điều bà con cực đã nhiều rồi, có thể chưa yên tâm ngay, anh nên nói thêm để bà con rõ là lừa, ngựa nhà ai nhà ấy dắt, xong việc lại đưa về; nhỡ có xảy ra chuyện gì, Bát Lộ quân chịu trách nhiệm bồi thường. Bát Lộ quân uy tín cao, bà con không lẫn lộn đâu. Ngoài ra, cần một vài người xung phong hưởng ứng, chắc bà con sẽ cho mượn thôi. Em chịu trách nhiệm sang mấy thôn bên cạnh, động viên các chị em cốt cán xung phong đứng ra cho mượn.

  Hôm sau, trên quảng trường của trấn Đông Trị, Hồng Thuỷ cùng với Chủ nhiệm Uỷ ban động viên khu đang kêu gọi mọi người "có sức góp sức" thì đã thấy từng cặp vợ chồng những hạt nhân tích cực dẫn lừa ngựa nhà mình đi đến. Trấn Đông Trị tưng bừng trong khí thế ra quân cứu nước.

  Vừng đông vừa rạng, chiêng trống đã khua inh ỏi. Mấy trăm bà con trong toàn khu Đông Trị, lũ lượt tự động dắt lừa ngựa của nhà đi thồ đạn dược, quân nhu cho quân Diêm Tích Sơn. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ dân vận Bát lộ quân và cán bộ của Uỷ ban động viên, từng đoàn người nối tiếp nhau đi về phía Nam. Cứ hơn mười dặm đặt một trạm, đến trạm, dỡ hàng, người ngựa lại quay về. Mấy hôm liền, ngày nào cũng vậy, mọi việc diễn ra suôn sẻ, vừa giúp quân đội bạn giải quyết được khó khăn về vận chuyển, vừa bảo đảm được quyền lợi thiết thân của bà con. Một số thân sĩ địa phương cảm phục nói: "Bọn lính trước đây rắc toàn những gai, giờ Bát Lộ quân biến nó thành hoa, được lòng người tất được thiên hạ!"

  Hồng Thuỷ và Ngọc Anh nhìn nhau lặng lẽ cười, lòng dào dạt niềm vui công việc đã kết quả.
---------------------------------------
* Lý Linh, nhà văn quân đội, sinh năm 1940 tại Giang Tô, tham gia quân đội năm 1961, hiện là nhà văn chuyên nghiệp của Binh chủng Pháo binh 2, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Trung Quốc.
Lý Linh đã có nhiều tác phẩm công bố, chủ yếu viết dưới thể loại báo cáo văn học; ngoài ra còn một số tác phẩm truyền hình. Tác phẩm của Lý Linh đã nhận được giải thưởng như Giải báo các văn học ưu tú; Giải "Cây nến đỏ"...
Truyện "Chuyện tình của một vị tướng người Việt Nam với một người đàn bà Trung Quốc" được in trong tập "Những người phụ nữ can trường", Nhà xuất bản Truyền hình Trung Quốc, năm 1994.
Truyện tình của Tướng Nguyễn Sơn, theo tác giả, là một tác phẩm viết tốn nhiều công sức nhất, bởi lẽ Nguyễn Sơn mất sớm, lại không có hồ sơ, phải sưu tầm khai thác qua thư ký của Nguyễn Sơn là Vi Thủ Văn, qua các lão tướng cùng thời Nguyễn Sơn như Hà Trường Công, qua chính nhân vật nữ trong truyện là bà Kiếm Qua... và một số bạn bè khác nữa để viết nên câu chuyện tình cảm động này (N.D).


Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:16:39 pm »

Gặp nhau trên sàn diễn đâu ngờ nọc ong châm


  Chủ trương thoả hiệp đầu hàng của Diệm Tích Sơn cứ như âm hồn người chết lẩn quẩn đâu đây, biến thành một dư luận xấu len lỏi vào các ngõ ngách cả một vùng Đông Trị, nơi Hồng Thuỷ đã coi là quê hương của mình.

  Người thì nói: "Bọn giặc còn mãi tận đâu đâu, đã vội lo gì chuyện kháng Nhật!". Kẻ thì bàn: "Người ta đến thân thiện với mình. Mình đừng chọc họ, việc gì họ đánh mình, cứ suy bụng ta ra bụng người, ai mà chẳng thế!"

  Trước tình hình có những nhận thức mơ hồ như vậy, trên sân khấu ngoài trời của trấn Đông Trị trình diễn một vở kịch có cảnh: Một tên lính Nhật giữa ban ngày cưỡng hiếp vợ một công nhân. Anh chồng không chịu, bị đánh chết tươi. Người vợ kêu oan với nhà chức trách thì nhận được câu trả lời: "Quân đội Thiên hoàng "thân thiện" với mày, được thế tốt quá rồi còn gì!".

  Vở diễn rất thành công. Thực chất cái gọi là "tình thân thiện" của Nhật hoàng đã bị tố cáo mạnh mẽ. Hồng Thuỷ trong vai lính Nhật, Ngọc Anh trong vai vợ người công nhân.

  Ở vào cái thời nam nữ không dám đi sóng đôi với nhau mà một cô gái nông thôn dám cả gan lên sân khấu diễn một vở kịch như vậy, ngoài tính cách dũng cảm và kiên nghị, còn phải nói đến lòng yêu nước nhiệt thành của cô.

  Là một người nước ngoài mà có thể soạn được vở kịch đạt kết quả như vậy, ngoài trình độ văn hoá, điều quan trọng hơn là tinh thần quốc tế rất đáng khâm phục của anh. Quần chúng được phát động. Khẩu hiệu "có tiền giúp tiền, có sức giúp sức, có súng giúp súng" vang lên càng mạnh mẽ trong toàn khu Đông Trị. Vậy mà bên nhà bố vợ của Diêm Tích Sơn, cả đến con cháu, thân tín của y lại công khai chống lại, một xu cũng không chịu nhả ra. Tính cao ngạo ỷ vào quyền thế và lòng hám của đã đẩy họ sang phía đối lập với nhân dân. Có tiền không chịu góp, có súng mang đi giấu, viện cớ việc đóng góp phải chia đều theo nhân khẩu để biến "gánh nặng hợp lý" thành gánh nặng bất hợp lý. Quần chúng rất bất bình. Phía chính quyền mới được sự ủng hộ của Bát lộ quân dám quyết một phen vuốt râu hùm. Còn lũ khôn quá hoá ngu thì vẫn cứ đinh ninh "có Diêm tư lệnh đỡ đầu, xem thằng nào dám làm gì được?"

  Hồng Thuỷ, con người lòng ngay dạ thẳng, phảy mạnh ống tay áo, nói: "Mẹ kiếp, không bắt được mày nộp súng ra, đây không phải là chiến sĩ quốc tế nữa!".

  Có người chủ trương cướp súng, Hồng Thuỷ gạt phắt:

  - Cướp là hành động của bọn thổ phỉ. Phải mượn! Uỷ ban động viên đứng ra cùng với đông đảo quần chúng tham gia đi mượn súng đánh giặc, danh chính ngôn thuận. Sách lược của ta là trong rắn ngoài mềm. Đồng chí Phó Chung, phụ trách Cục chính trị Bát Lộ quân của chúng ta bảo rằng, phải lợi dụng khẩu hiệu "gánh nặng hợp lý" do chính Diêm Tích Sơn nêu ra, biến cái gánh nặng bất hợp lý hiện nay thành "gánh nặng hợp lý" thực sự.

  - Thế nếu nó không nghe?

  - Thì phải cho hắn biết: không đạt mục đích, không lui quân!

  Được cán bộ Bát Lộ quân ủng hộ, tinh thần mọi người phấn chấn hẳn lên. Đám người hừng hực khí thế chia nhau kéo đến nhà họ Diêm và các gia đình thân thích của y. Họ thống nhất với nhau trước tiên hãy làm công tác vận động chính sách.

  Quần chúng rầm rộ kéo đến nhà rồi mà lũ ngoan cố vẫn một mực "không có súng cho mượn". Chúng đâu hay rằng có người làm thuê trong nhà ngầm báo trước, chỉ một ngón tay ra hiệu của người đó là toàn bộ bí mật của kho súng bày ra trước mắt mọi người.

  Mấy trăm khẩu súng, dài có ngắn có, trước áp lực của quần chúng đã buộc nhà họ Diêm phải mang ra cho "mượn". "Gánh nặng hợp lý" theo nguyên tắc chia đều theo ruộng đất và thu nhập tất nhiên đã được áp dụng một cách sòng phẳng. Các thanh niên dân binh có súng để luyện tập, còn các cụ già thầm thì với nhau, ai cũng khen Uỷ ban động viên "không sợ quyền thế, làm việc công bằng". Trong khi đó, Hồng Thuỷ giọng tỉnh bơ ra một câu đố:

  - Hai đứa trẻ đánh nhau và bố mẹ hai bên đều can thiệp vào. Một bên thì chỉ biết mắng đứa trẻ kia gây chuyện, thậm chí còn định đánh lộn; một bên ngược lại cho con mình một cái tát, kéo sang một bên để khỏi đôi co rắc rối. Bà con bảo, ông bố bà mẹ bên nào đúng?

  Những người có mặt nhao nhao trả lời:

  - Kẻ biết nghiêm với mình thì được người tôn trọng.

  Hồng Thuỷ giọng thâm trầm:

  - Nhân giả kiến nhân, tri giả kiến tri

  Mọi người còn chưa kịp hiểu ra những ý tứ sâu xa của câu nói, thì đột nhiên Hồng Thuỷ bị điều đi nơi khác.

  Dưới gốc cây hoè đã nhiều tuổi ở đầu thôn, ngày lại ngày Trần Ngọc Anh cứ đứng ngẩn ngơ trông ngóng: "Anh Thuỷ ơi, anh đang ở đâu, sao anh không viết thư về?"

  Tiếng gió mưa như thì thầm như rả rích truyền về một số chi tiết trong vụ việc trên.

  Sau vụ "mượn súng" xảy ra, nhà bố vợ Diêm Tích Sơn vội vã chạy lên Thái Nguyên kể lể với "ông bầu" dấu mặt, thêm vào đó là "khổ nhục kế" với những "thương tích" do bàn tay của những thợ hoá trang tạo ra, càng như lửa đổ thêm dầu, cộng với những lời xúc xiểm đã khiến Diêm Tích Sơn nổi cơn thịnh nộ: "Được lắm, Đảng Cộng sản các người lợi dụng "gánh nặng hợp lý" của ta để trị ta, ta lại không biết dùng "Mặt trận thống nhất" của các người để trị lại sao? "Tất cả qua Mặt trận thống nhất", "Tất cả phải phục tùng Mặt trận thống nhất", cái đó do Đảng Cộng sản các người nêu ra, ta Diêm Tích Sơn cũng là một tư lệnh trong Mặt trận thống nhất, hà cớ gì lại không "qua" ta, hà cớ gì không "phục tùng" ta? Phải đi đấu lý với bọn chúng!" Và y không quên hỏi: "Cái thằng Bát Lộ quân cầm đầu đến mượn súng tên là gì?".

  - Hồng Thuỷ, hồng thuỷ mãnh thú - Bọn tay chân tranh nhau trả lời.

  - Hồng thuỷ mãnh thú! Cái tên này dễ nhớ đây!

  Diêm Tích Sơn ghi vội vào sổ tay cái tên mà y căm đến tận xương tuỷ, rồi đùng đùng đi tìm gặp đồng chí Chu Ân Lai lúc này đang có mặt ở Thái Nguyên, để xả cơn thịnh nộ. Y còn lấy danh nghĩa Hy minh hội, một tổ chức trong Mặt trận thống nhất, để gây sức ép từ trên xuống dưới, buộc Đảng Cộng sản và tổ chức Mặt trận thống nhất huyện Ngũ Đài "kỷ luật Hồng Thuỷ, thanh toán sai lầm của Hồng Thuỷ!".

  Nguyên Cục trưởng của Bộ Địa chất là Vương Dật Quần cuối năm 80, trước khi mất, đã kể lại rằng: "Lúc bấy giờ, tôi làm Bí thư Đặc uỷ khu Đông Bắc Sơn Tây. Về đồng chí Hồng Thuỷ, chúng tôi đã tìm hiểu kỹ. Đồng chí đã có nhiều thành tích, quần chúng ở Khu IV huyện Ngũ Đài được phát động, được vũ trang; tổ chức cơ sở của Đảng, tổ chức chính quyền đều được xây dựng. Mượn súng để kháng chiến, sao lại phải chịu kỷ luật? Có tiền không góp tiền, có súng không góp súng, cái loại ngoan cố đó sao không trị cho nó một mẻ? Nếu kỷ luật đồng chí ấy, làm sao có thể phát động quần chúng kháng chiến? Chúng tôi trong đặc uỷ chống lại, không kỷ luật, lẳng lặng điều đồng chí ấy đi khỏi Khu IV. Nhưng thằng cha Diêm Tích Sơn vẫn bám riết theo không chịu buông tha. Đảng cộng sản cũng vì phải đoàn kết với các thế lực này để cùng chống Nhật, không thể không phần nào nhượng bộ, nên đã khai trừ đảng tịch của Hồng Thuỷ. Năm 1938, đồng chí ấy được điều đến công tác ở Trường Cán bộ quân chính kháng Nhật do đồng chí Tôn Nghị làm Hiệu trưởng. Sau này, khi được Quân khu Tấn-Sát-Ký phê chuẩn, đồng chí ấy mới được khôi phục đảng tịch. Thật là khó khăn cho một đồng chí người nước ngoài! Chúng tôi sợ đồng chí ấy chịu không nổi, cũng định động viên vài câu thì Hồng Thuỷ lại động viên chúng tôi: "Thôi đừng nói nữa! Tôi hiểu rõ mối quan hệ giữa cục bộ với toàn thể. Diêm Tích Sơn là Tư lệnh Chiến khu 2. Để đoàn kết được với quân của hắn cùng chống Nhật, đừng nói là chuyện đảng tịch của tôi, dẫu có mất đầu cũng đáng giá. Duy chỉ có một điều, chỗ súng đã mượn không thể trả lại hắn, lực lượng vũ trang địa phương không thể giải tán, "gánh nặng hợp lý" không thể dồn quá nhiều cho bà con nghèo khổ. Trọng điểm phải là những hộ giàu, có tiền có thế lực. Còn đối với tôi, về mặt tổ chức tuy không phải là đảng viên, nhưng về tư tưởng tôi không một phút lơ là. Đề nghị các đồng chí cứ phân công công tác cho tôi như thường!". Thật là một tấm lòng đáng quí. Mấy vị lãnh đạo nghe Hồng Thuỷ nói như vậy không cầm được nước mắt, chẳng những không xa cách mà càng quí trọng anh ấy, kính nể anh ấy. Nhằm nâng cao trình độ tư tưởng, năng lực công tác cho cán bộ khu Đông Bắc Sơn Tây và để đáp ứng nhu cầu của tình hình kháng chiến đang ngày một phát triển, đảng uỷ quyết định tổ chức một lớp huấn luyện cho cán bộ thanh niên, giao Hồng Thuỷ phụ trách chung và cử các anh Hồ Khai Minh (sau này là Bí thư tỉnh uỷ An Huy), Trương Liên Khuê (sau này là Thứ trưởng)... lên lớp giảng cho các học viên. Mấy khoá huấn luyện ấy đã đào tạo bồi dưỡng được hơn trăm cán bộ đảng, có người đã hy sinh trong chiến đấu, có người đến nay vẫn còn ở những cương vị rất quan trọng". Vợ chồng đồng chí Đỗ Đạo Chính, Giám đốc Nhà xuất bản Tân văn của Trung Quốc hiện nay cũng là hai học viên các khoá đó.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:19:49 pm »

Bạn cũ thêm tình mới dìu nhau vào cõi mơ



  Cơn gió lạnh đầu mùa mới chợt làm rơi những chiếc lá hoè đang còn xum xuê trên cây thì bông hồng của số phận lại mỉm cười với Trần Ngọc Anh. Cấp trên quyết định cử cô đi dự khoá huấn luyện cán bộ thanh niên của Đặc uỷ khu Đông Bắc Sơn Tây.

  Vương gia trang, cái thôn nhỏ nằm cách huyện lỵ Ngũ Đài hai dặm về phía đông từ lâu đối với cô quá đỗi quen thuộc, nhưng số nhà cụ thể của lớp huấn luyện thì lại xa lạ. Đang định tìm người để hỏi thì một tiếng "xuỳ" làm cô giật nảy mình. Một bóng người có vẻ ngang tàng nhảy xổ ra từ sau một thân cây lớn. Anh chính là Hồng Thuỷ, người cô từng thân quen và lòng vẫn canh cánh nỗi lo âu về anh ấy.
Đâu có ngờ lại được gặp anh ở đây! Đâu có ngờ rằng anh vẫn vui vẻ lạc quan như vậy! Bạn cũ lại gặp nhau! Trên gương mặt anh hầu như không tìm thấy dấu vết của sự buồn nản sau lần gặp trắc trở. Cô muốn bộc bạch với anh một tình cảm nào đó, muốn nói một điều gì đó mà không nói ra được, chỉ thốt được một câu:

  - Các đồng chí trong Uỷ ban động viên lo cho anh quá!

  - Lo cái gì? - Anh vặn lại - Thằng cha Diêm Tích Sơn liệu ăn thịt được tôi hả? Nói cho cô biết nhé, ở vào trong thời kỳ đặc biệt, phạm sai lầm cũng có hai loại: vẻ vang và không vẻ vang. Sợ gian khổ, sợ khó nhọc, lâm trận bỏ chạy, tham ô hối lộ, v.v..., như thế là đáng xấu hổ, không vẻ vang. Nhưng cũng có một loại khác, tổ ong vò vẽ nhất định phải có người phá, bị đốt tất nhiên là đau, nhưng nó còn đau hơn. Đốt người ta rồi, tâm địa thế nào phơi bày ra tất cả, nhân dân cả nước ai cũng biết. Đường đường một Diêm Tích Sơn mà nhà của quan tư lệnh chiến khu Ba to tướng lại có sức không góp sức, có súng không góp súng! Cái lão khôn quá hoá ngu ấy liệu còn dám vác mặt đi các nơi khoác lác mà không thấy xấu hổ sao? Tôi ấy à, chỉ muốn đăng ngay, đăng công khai trên báo bản kiểm điểm sai lầm của mình! Cô nghĩ xem, nếu đăng thật thì người xấu hổ là Hồng Thuỷ này hay là cha Diêm Tích Sơn?

  Ngọc Anh vỡ lẽ, cười thành tiếng:

  - Nghe anh nói, em hiểu rồi. Giá hôm nào có chuyện đó thật, em sẽ mang báo đi đọc từng câu từng chữ cho mọi người nghe, để bà con vạch vào mặt cái lũ kháng chiến mồm ấy!

  Vừa đi vừa nói chuyện, hai người đã tới phòng ghi tên của lớp huấn luyện. Khi thấy cô viết ba chữ Trần Ngọc Anh, Hồng Thuỷ lắc đầu nói:

  - Cái tên ấy không hay, thiếu tính chiến đấu, không phù hợp với tính cách của cô. Đổi tên đi!

  Ngọc Anh ngượng nghịu:

  - Ngần này tuổi rồi lại còn đổi tên?

  - Thì đã sao. Tên của tôi mãi sau này tôi mới đổi đấy. Tôi vốn tên là Vũ Nguyên Bác, còn gọi là Hồng Tú nữa vì ở Việt Nam chúng tôi có ngọn núi Hồng, giống như núi Thái ở Trung Quốc, rất nổi tiếng, cho nên tôi đã lấy Hồng rồi ghép với chữ Tú vì tôi muốn mình sẽ trở thành một trang anh tuấn của Việt Nam, thế là thành tên Hồng Tú! Cái lần thứ hai tôi đến Trung Quốc và trở thành chiến sĩ Hồng quân, các đồng chí bảo tôi: "Tên Hồng Tú nghe yếu đuối quá, cứ như tên con gái, đề nghị đổi tên". Đặt là gì bây giờ nhỉ, đang lúc ngửa cổ lên để nghĩ thì thấy trên bàn có một tờ truyền đơn chống cộng, trong đó nó viết "Cộng sản là cộng nhà, cộng vợ, là loài hồng thuỷ mãnh thú", thế là tìm được cái tên rồi! Trong một buổi họp của đại đội, tôi tuyên bố đã đổi tên là Hồng Thuỷ. Còn một đồng chí nữa cũng đổi tên là Mãnh Thú. Trong một trận đánh sau đó, Mãnh Thú đã hy sinh, còn tôi kể như cao số. Trận lớn trận nhỏ đánh suốt 10 năm mà chưa có viên đạn nào dám chạm vào tôi. Dọc đường trường chinh, có ngất xỉu mấy lần vì đói,  nhưng vẫn không quật ngã nổi tôi. Đánh đông dẹp tây để mở căn cứ địa, căn cứ địa mất thì trường chinh, vượt hai vạn năm nghìn dặm lên Thiểm Bắc, đến được Thiểm Bắc lại chuyển sang Sơn Tây, tính đầu ngón tay đi đã quá nửa Trung Quốc rồi. Con lũ Hồng Thuỷ cứ băng băng chảy một mạch, đến trấn Đông Trị thì dâng to, nhấn chìm cả nhà lão Diêm Tích Sơn, làm cho quan tư lệnh phải phát khùng lên, nghiến răng nghiến lợi lại mà chửi, "Hồng Thuỷ Hồng Thuỷ, đúng là đồ hồng thuỷ mãnh thú"! Ông ta đâu có biết, cái tên của tôi không biết sợ chửi bới!

  Mọi người nghe đều cười ầm cả lên. Ngọc Anh cũng vậy. Dứt tiếng cười, cô nói với Hồng Thuỷ giọng rất chân thành:

  - Anh đặt hộ em một cái tên đi, một cái tên giàu tính chiến đấu, lại chịu được chửi!

  - Được, thế thì gọi là Trần Kiếm Qua! Trần Kiếm Qua, có trong tay kiếm và qua gai góc nào chẳng tan tác, khó khăn nào chẳng vượt qua!

  - Cái tên hay thật.

  Mọi người khen. Ngọc Anh cũng khen.

  Ba tháng sau, lớp huấn luyện đầu tiên sắp kết thúc và tình yêu giữa họ cũng thắm thiết hơn. Lúc không có ai, hai người thì thầm:

  - Lưỡi kiếm và cây qua của em không có biết thương người đâu!

  - Anh không sợ! Trung Quốc có câu thơ cổ: "Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy xiết"!

  - Anh đến là hư! - Ngọc Anh nắm hai tay đấm thùm thụp lên lưng Hồng Thuỷ như gõ trống.

  - Ngoan cũng được, hư cũng được. Có một nhiệm vụ đặc biệt, sau khi hoàn thành sẽ cưới nhau!

  - Nhiệm vụ gì vậy ạ?

  - Ra tranh cử. Lớp huấn luyện sắp xong rồi, huyện uỷ quyết định điều em lên huyện làm công tác phụ nữ. Phải thành lập ngay Hội phụ nữ cứu quốc huyện Ngũ Đài. Huyện uỷ dự định đề cử em và mong em trúng cử để gánh vác công việc Hội trưởng Hội phụ nữ cứu quốc huyện. Nhưng, những thế lực xấu không chịu đâu, nó sẽ tìm mọi cách để tranh phiếu với em. Vì kháng chiến, em phải tuốt kiếm vung qua lên, xông vào đấu với chúng một trận!

  - Liệu em có thắng được không?

  - Sao lại không được? Này nhé, nói về văn hoá, em tốt nghiệp Trường sư phạm Thái Nguyên, là người có trình độ văn hoá cao nhất trong giới nữ toàn huyện; nói về đóng góp, em là người phát động phong trào phụ nữ khâu giầy cho bộ đội, tổ chức lực lượng chi viện cho tiền tuyến, các đồng chí trong Uỷ ban động viên ai cũng khen; nói về trình độ chính trị, vốn là cốt cán của Trường nữ sư phạm Thái Nguyên, lại có 3 tháng huấn luyện bồi dưỡng tập trung, ai bì kịp em nào! Thôi, em cứ lo chuẩn bị tốt bài nói chuyện đi. Bí thư huyện uỷ Triệu Bằng Phi nói rồi, đồng chí ấy tình nguyện làm cái thang, quyết tâm để em trèo lên.

  - Thế còn anh? Không giúp em được gì à?

  - Khoá hai sắp mở tiếp luôn. Chỗ này chật quá, phải chọn địa điểm khác, bận túi bụi...

  Xin hãy ghi nhớ sự kiện này: tháng 1-1938, Đại hội đại biểu phụ nữ khoá 1 của huyện Ngũ Đài đã long trọng khai mạc tại nhà thờ Thiên chúa giáo thôn Câu Nam. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đại hội là bầu ban lãnh đạo Hội phụ nữ cứu quốc huyện. Trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, đại biểu nhóm các cô giáo Trường tiểu học nữ của huyện đề cử bà hiệu trưởng họ Cao ra so tài cao thấp với Trần Kiếm Qua là người do Huyện uỷ đề cử.

  Nghề nghiệp tạo cho bà hiệu trưởng nọ tài ăn nói lưu loát và thái độ bình tĩnh khi lâm trận, nhưng bà ta lại tỏ ra không hiểu biết gì về việc phụ nữ tham gia kháng chiến. So đi sánh lại, Trần Kiếm Qua hơn hẳn bà Cao về mọi mặt, đúng như Hồng Thuỷ lúc đầu đã phân tích, "lưỡi kiếm" trong tay cô đã mở đường thành công. Trần Kiếm Qua cuối cùng đã trúng cử chân Hội trưởng đầu tiên của Hội phụ nữ cứu quốc huyện Ngũ Đài.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:54:15 pm »

Lấy chồng người nước ngoài nhập gia vẫn tuỳ tục


  Ngọc Anh sắp sửa kết hôn với Hồng Thuỷ, một cô gái Trung Quốc yêu một người nước ngoài, tin đó như luồng khí lạnh thổi vào đám mây, tạo nên một cơn mưa dư luận. Có người thân tình hỏi Ngọc Anh:

  - Người Trung Quốc có hàng vạn hàng triệu, sao phải đi kiếm người nước ngoài.

  Trần Ngọc Anh trả lời thẳng thừng:

  - Anh ấy giúp chúng ta làm cách mạng, lãnh đạo chúng ta chống Nhật, sao lại không lấy người ta được? Hẹp hòi như thế, ai còn muốn đến Trung Quốc giúp chúng ta.

  Chiếc tẩu thuốc của ông bố Ngọc Anh cứ rít lên hoài. Đắn đo suy nghĩ mãi trong làn khói nồng nặc, cuối cùng ông quyết định: "Tự do, bố không phản đối, tổ chức theo lối đời sống mới, bố cũng tán thành. Bỏ tất cả các thứ cổ hủ như ngồi kiệu hoa, dắt la đi, được cả, nhưng phải có mai mối đàng hoàng, cũng phải có bữa cơm liên hoan".

  Tết âm lịch năm 1938, ông sửa hai mâm cỗ làm lễ cưới cho hai người. Lễ cưới tuy không long trọng nhưng rất thân mật. Người ta đã châm chước những thủ tục rườm rà, phiền phức. Phó bí thư Huyện uỷ Triệu Bằng Phi là người giới thiệu. Người làm chứng có các thành viên của Uỷ ban vận động. Trong bữa tiệc cưới, Mã Chí Viễn, người phụ trách Uỷ ban tặng cặp vợ chồng mới một bài thơ:

Hồng lãng uông dương quán Đài Đông,
Thuỷ bình giải hậu thoại trường chinh.
Ngọc nhân tố bão kháng Nhật chí,
Anh hùng tảo hoài du kích tâm.
Luyến quân đơn mâu xuất An Nam,
Ái nùng song đao phách Nhật Bản.
Kỷ công thống nhất tư tráng chí,
Niệm niệm bất vong Bát lộ quân.

  Bố Ngọc Anh chỉ vào các chữ đầu của 8 câu thơ và đọc "Hồng Thuỷ Ngọc Anh Luyến Ái Kỷ Niệm" và ông bố khoái chí cứ vuốt râu khen hay. Bốn mươi năm sau, tác giả bài thơ trở thành Phó Viện trưởng Viện Thuỷ lợi Sơn Tây. Bài thơ được đưa vào tập Thơ văn Mã Chí Viễn với lời đề tựa của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh.

  Đó là câu chuyện lấy chồng người nước ngoài đầu tiên ở địa phương, cũng là câu chuyện đầu tiên về việc cưới xin của chiến sĩ Hồng quân sau cuộc trường chinh. Các lính già trong quân đội cười bảo nhau: "Hồng Thuỷ đã nổ phát súng đầu tiên, cánh độc thân chúng mình có hy vọng đây!"

  Không rõ câu nói đó hàm ý gì, người cầm bút này đã cất công đi tìm hỏi vị thủ trưởng cũ là lão tướng Vương Tông Khôi, nguyên phụ trách công tác tổ chức ở chiến khu Tấn - Sát - Ký. Ông kể lại: "Cách mạng Trung Quốc đã phải trải qua một lộ trình quá dài. Năm lần chống vây quét, chúng tôi khi đó còn là "nhãi ranh". Hơn một năm trường chinh, tiếp đó là kháng chiến, đánh nhau liên miên, tuổi anh nào cũng lớn cả, tất nhiên chuyện vợ con cũng ngày càng cấp thiết. Địa bàn thì hẹp như vậy, số các cô gái thì có hạn, mà một lúc kéo về bao nhiêu là lính tráng, nên tỷ lệ giữa nam và nữ chênh lệch nhau quá nhiều. Diên An là 1 trên 18. Cho nên, trên mới quy định tạm thời không được phép lấy vợ. Hồng Thuỷ đã nhiều tuổi, 33 rồi chứ có ít ỏi gì. Anh ấy nổ phát súng đầu tiên, anh em vỗ tay hoan nghênh, vì đó cũng là nguyện vọng của cán bộ chiến sĩ. Cần có một quy định mới, và thế là ra đời quy định "287": 28 tuổi, 7 năm tuổi quân, cán bộ cấp tiểu đoàn trở lên, đủ những điều kiện như vậy thì mới được phép lấy vợ. Mặc dù đã chặt chẽ thế, nhưng số lượng nữ đồng chí vẫn có hạn, cho nên, bộ đội đi đánh nhau được giao thêm một nhiệm vụ chính trị nữa là đến địa phương nào cũng phải vận động nữ thanh niên tham gia bộ đội, tham gia công tác. Hồi ấy có đơn vị vào Hà Bắc đánh thắng một trận lớn, một tốp đông nữ thanh niên đến xin vào bộ đội. Đơn vị này đã lập được "chiến công hiển hách" trong việc làm thay đổi tỷ lệ 1-18. Bộ đội lập tức tổ chức các loại trường học, các đội tuyên truyền, y tế, ban kịch, v.v... để chị em có dịp đóng góp. Số các đồng chí nữ đó sau này đều có gia đình riêng trong quân đội. Nhắc đến những chuyện đó, rất nhiều lão đồng chí đến nay vẫn nói phải cảm ơn phát súng mở màn của đồng chí Hồng Thuỷ".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:57:50 pm »

Trong phong ba bão tố mới tỏ mặt kiên trinh



  Đồng thời với sự thành lập căn cứ địa chống Nhật trong vùng địch hậu Tấn-Sát-Ký, tờ Kháng địch báo, tiếng nói của khu căn cứ cũng ra đời. Hồng Thuỷ là chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo.

  Đang trong khí thế phát triển mạnh mẽ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bát lộ quân không cần phải che giấu những cách giải quyết chưa thoả đáng trong công tác của mình. Bản tự kiểm điểm "Cưỡng bức giao nộp súng" của Hồng Thuỷ được đăng lên báo thật và đăng ngay trên tờ Kháng địch báo do ông sáng lập ra. Ít lâu sau, người ta thấy Hồng Thuỷ cuộn số báo đó lại rồi rời toà báo. Ông được điều về làm giáo viên chính trị ở Trường Quân chính kháng Nhật do Tôn Nghị lãnh đạo. Với tấm lòng kính trọng, đồng chí Đặng Thác - người kế nhiệm chức chủ nhiệm toà báo đã viết bài thơ "Tặng đồng chí Hồng Thuỷ":

Hồi thủ Hồng Hà sang thống thâm,
Nhân gian tòng thử nhậm phù trầm.
Bắc lai tráng chí long tiên vận,
Nam quốc thi tình thiên hạ tâm.
Thập tải phong ba tam thập lí,
Thiên thu huyết lệ nhất sinh ngâm.
Đông phương vọng nhỡn lãng triều cấp,
Mạc đạo phiêu bồng trực đáo kim.

  Khi Trần Kiếm Qua nhìn thấy tờ Kháng địch báo thì chị đã là chỉ đạo viên nhóm nữ sinh Trường quân chính kháng Nhật. Quan hệ vợ chồng lại thêm tình bạn chiến đấu, họ càng yêu thương nhau. Câu đầu tiên khi họ gặp mặt nhau là câu hỏi: "Bản kiểm điểm quả nhiên đã được đăng báo?" và câu trả lời: "Rồi, bớt được gánh nặng tâm tư, cũng để người ta khỏi xì xào lung tung".

  Năm 1939, Trường quân chính kháng Nhật giải tán. Phần lớn cán bộ chuyển về Phân hiệu 2 Trường đại học Quân chính. Đây là nơi đào tạo nhân tài, đương nhiên trở thành trọng điểm tiến công của quân Nhật. Bởi thế, vừa hành quân vừa đánh giặc là chuyện cơm bữa của thầy trò nhà trường.

  Giữa tháng 8-1941, Nhật tập trung 13 vạn quân chia 3 mũi mở cuộc tấn công lớn vào khu giải phóng Tấn-Sát-Ký. Khói lửa mịt mù của chính sách "tam quang" ngày càng lan gần tới địa điểm của nhà trường đặt tại Hàn Tín Đài ở đông bắc Trần gia trang huyện Linh Thọ. Cấp trên quyết định toàn thể thầy trò nhà trường phải cấp tốc di chuyển sang huyện Hạnh Đường.

  Bộ phận do Hồng Thuỷ phụ trách chia thành hai thê đội. Để tránh bị kẻ địch gây rắc rối, thường ban ngày nghỉ trong núi, ban đêm mới hành quân. Trần Kiếm Qua lúc này đã mang bầu tám tháng, đồ đạc có ngựa thồ, nhưng hành quân thì phải dựa vào đôi chân. Đường mòn trên núi khúc khuỷu, gập ghềnh, bước cao bước thấp, tránh sao chuyện ngã lên ngã xuống. Xuống núi không có đường, chỉ còn cách lăn xuống. Kiếm Qua mệt đứt hơi, người đầm đìa mồ hôi, vậy mà năm sáu ngày liền vẫn nghiến răng chịu đựng để theo kịp đội ngũ.

  Đêm ngày 4 tháng 9, đơn vị đang tiến vào vùng núi Phong Ngư của huyện Hạnh Đường thì xẩy ra chuyện bất ngờ.

  Đó là một đêm trời tối đen như mực, chìa bàn tay ra không nhìn thấy ngón. Bốn bề im ắng lạ thường, chỉ còn nghe sào sạo tiếng bước chân và tiếng giục dã như cố ý bị nén xuống: "Nhanh, bám theo nhau!"

  Đột nhiên, tiếng chó sủa rộ lên từ phía bản trước mặt. Hồng Thuỷ lệnh cho mọi người tạm nghỉ tại chỗ và cử ngay trung đội trưởng Lý đi trinh sát. Lát sau trung đội trưởng Lý về báo cáo trong bản có giặc Nhật. Người dẫn đường nghe vậy hoảng quá đã lủi mất. Thầy trò nhà trường lạ nước lạ cái, không biết đường nào mà đi. Trời sắp sáng, rặng núi Phong Ngư đã dần dần lộ ra gương mặt lạnh lùng của nó. Bên phải, bên trái không có đường, phía trước có địch cản, đành phải leo núi để đi đường vòng. Mấy đội viên đột kích bò lên núi, có ngờ đâu kẻ địch đã phục kích trên cao điểm. Những họng súng từ trên cao chĩa xuống như tuyên bố một sự thật tàn nhẫn: ngoài cách liều chết phá vây không còn cách nào khác. Trần Kiếm Qua bụng mang thai sắp đến kỳ sinh nở không muốn níu chân đồng đội, giục dã: "Đừng lo cho em, các đồng chí quan trọng hơn, phá vây đi anh!" Cô y tá tháo vát gan dạ Lý Ninh lúc lâm nguy càng tỏ ra bình tĩnh: "Em ở lại cùng với chị Kiếm Qua, anh cứ yên tâm, còn em thì còn chị ấy!".

  Hồng Thuỷ đang bối rối chưa biết quyết định ra sao thì Trần Kiếm Qua hét lên: "Anh còn do dự cái gì, hạ lệnh đi!" rồi kéo tay Lý Ninh: "Đi! Chúng mình mau tìm chỗ nấp!".

  Không một nụ hôn từ biệt, không một lời ai oán, biết rõ đang đi vào cõi chết mà ung dung như một chuyện bình thường. Chỉ một thoáng nhìn lặng lẽ mà trở thành bản cam kết không lời giữa tình vợ chồng và giữa cấp trên với cấp dưới.

  Hai nữ chiến sĩ Bát lộ quân đã ra đi như vậy. Họ đạp lên chông gai, lăn trong lửa đạn, như hai lưỡi gươm càng sắc thêm bởi tình bạn chiến đấu, tình yêu vợ chồng. Họ lao vào cõi chết để tìm con đường sống.

  Gió thu lồng lộng thổi tung hai mái tóc dài mềm mại như tơ càng làm trái tim chàng trai trên sườn núi đập hối hả, hồi hộp. Qua hàng nước mắt, những khe núi giống như một dòng suối nhỏ, hai bông hoa êm ả trôi, trôi mãi trên dòng suối rồi mất hút sau khúc quanh mờ mờ ảo ảo.
Những bông hoa đã biến mất. Núi đã nổi giận, sông đã nổi giận, các chàng trai càng sôi máu hơn, vứt bỏ lại mọi buồn thương, phải chọn giữa sự sống và cái chết đang treo lơ lửng, lại được tiếp thêm sự cảm ứng giữa những trái tim đồng chí, tất cả đã tạo nên đợt sóng căm thù sôi sục, nó gào thét, nó cuồn cuộn cuốn lên phía đầu núi cao cao. Một số chiến sĩ đã ngã xuống, cuộc phá vây cuối cùng đã thành công, nhưng còn hai bông hoa? Họ trăm lần nghìn lượt gọi tên hai người, nhưng họ vẫn không nghe thấy tiếng trả lời trong âm vọng của núi rừng.

  Hai chị chưa chết. Trong một hốc núi nằm ngoài bản Phong Ngư, mỗi người trong tay cầm một tảng đá và họ sẽ dùng thứ vũ khí đó để ngoan cường chiến đấu và để tự sát nếu rơi vào tay kẻ thù.

  Trời đã sáng. Bốn bề thật yên tĩnh. Bọn Nhật trông chừng đã chấm dứt cuộc vây núi. Hai tảng đá rút cục đã không phải dùng tới, nhưng còn tảng đá trong lòng thì vẫn không sao rơi xuống đất: Đồng đội bây giờ ở đâu? Quân giặc còn trong bản không? Giá gặp được một người trong làng để hỏi thăm thì tốt biết chừng nào!

  Chờ từ lúc ông mặt trời mọc đến khi bóng ngả về tây, họ mới nhìn thấy một ông cụ từ trong khe núi đi ra nương bẻ ngô. Mừng quá, họ la gọi, còn ông lão thì hốt hoảng bỏ chạy mất.

  Bóng đêm trùm xuống, bên ngoài vẫn không thấy động tĩnh gì. Dựa vào kinh nghiệm mà phán đoán, chắc bọn giặc đã rút hết về căn cứ. Không thể chờ đợi được nữa, nhân lúc người đang còn có thể nhúc nhắc, phải đuổi theo đồng đội!

  Nhằm theo hướng phá vây, họ đi suốt một đêm một ngày, lúc leo núi, lúc xuống đèo, bụng đói cồn cào. Đang mong muốn có được cái gì ăn thì rất may mắn họ gặp ngay trên sườn đồi một cây táo. Những quả táo to nặng trĩu cành đã cứu sống họ. Họ nhai ngấu nghiến, nhai cho đến khi màn đêm buông xuống. Phía trước phía sau đều không có thôn bản mà lại hoá ra an toàn. Hai người ngồi tựa vào nhau ngủ thiếp đi.

  Tỉnh dậy trời đã sáng, họ lại thất thểu ra đi với biết bao nhiêu hy vọng. May mắn làm sao, họ gặp được một chị cũng vào núi trốn giặc. Đúng là như cá gặp nước, hai con cá sắp chết đã được cứu sống.

  Chị này có chồng đi dân công ngoài mặt trận. Trước khi chia tay hai vợ chồng thách nhau lập được nhiều chiến công. Chị bỗng dưng cứu sống được hai nữ chiến sĩ Bát Lộ quân, đúng là dịp may trời cho. Chị tỏ ra rất sốt sắng đối với khách và tự nguyện "cố gắng hết sức mình".
Đó là một bản nhỏ nằm lọt giữa bốn bề là núi với khoảng gần hai chục gia đình. Nhà nào cũng thuần khiết như nước nguồn trong núi, không có một ai làm Hán gian. Giặc đến, cả bản chạy vào núi, giặc đi họ lại quay về.

  Cuộc vây quét lớn của giặc ùa đến cả cái bản hẻo lánh này. Bọn Nhật dăm ngày ba trận mò vào bản sách nhiễu. Không chịu nổi, vị trưởng bản đưa mọi người vào ở trong khe núi.

  Tiết trời giữa tháng 9 vẫn còn lạnh. Áo quần của hai chị mất hết trong trận chiến đấu ở núi Phong Ngư. Ba người đàn bà ăn sương nằm gió giữa một khe núi hoang vu, chiếu là đất, đắp chung nhau mảnh chăn của người đàn bà tốt bụng. Trần Kiếm Qua chỉ có hai chiếc áo trên người. Khi mặt trời xuống núi, gió lạnh thổi về, người chị run cầm cập. Không muốn để hai người bạn gái thêm lo lắng, chị cố vươn người cho thẳng và không bao giờ thốt ra tiếng "rét".

  Gia đình người đàn bà nọ vốn đã túng thiếu, đời sống khó khăn, giờ lại thêm hai miệng nữa, biết kiếm ở đâu ra cái ăn bây giờ? Trong khe núi nơi họ ẩn náu, dọc lối mòn không bao giờ thấy có bóng người là những cánh rừng táo. Cây táo vốn không cao, chi chít quả táo màu đỏ đè những cành táo trĩu xuống, nằm dưới đất cũng có thể với tay hái được. Ăn táo có thể sống, nhưng nó không phải lương thực. Mới ăn thì nó vừa ngọt vừa dòn, nhưng nhai từ sáng đến tối thì không ổn, vỏ táo khó tiêu, bụng chướng lên, người cảm thấy rất khó chịu. Kiếm Qua cố gắng chịu đựng. Chị không cho phép mình để lộ tâm trạng bi quan tiêu cực dù chỉ một chút. Người trong bản biết chuyện ai cũng nói: "Nữ chiến sỹ Bát Lộ quân đúng là con người thép".

  Sáng sớm một ngày tháng mười, Kiếm Qua thấy bụng đau quặn, chắc chắn là sắp tới giờ sinh nở. Thôn bản thì chưa về được, trong khe núi ngay một chỗ kín đáo cũng chẳng có. Ông trời già xấu chơi như tiếp tay cho kẻ ác, bỗng dưng nổi một trận phong ba. Gió lồng lộn, thổi nghiêng ngả rừng cây trên sườn núi. Mưa như trút nước, làm ướt sũng cả ba chị em. Không một chiếc hang để tránh mưa, không một vách đá để che gió, chỉ có một manh chiếu rách đội trên đầu người đàn bà nọ để giúp sản phụ lấy chỗ chắn gió che mưa. Trong nỗi đau khổ cùng cực, sản phụ nằm trên nền đất nhầy nhụa, Lý Ninh lo chuyện đỡ đẻ, còn người đàn bà thứ ba quỳ bên hai người lấy đầu đội chiếu, còn hai tay cố ấn chặt mép chiếu đang lồng lộn lúc bay sang bên này, lúc bay sang bên nọ giống hệt chiếc thuyền mui Giang Nam đang vật lộn trong cơn sóng dữ. Nước mưa thấm qua chiếu, theo mái tóc của người phụ nữ chảy thành dòng xuống dưới, bất chấp tất cả, mắt chị nhắm nghiền nhưng miệng vẫn động viên Kiếm Qua: "Chịu khó một tí, sắp ra rồi!".

  Một thai nhi đã giáng sinh trong giông bão, giữa cái thế giới trần trụi đích thực, không manh áo, không tã lót. May mà cô y tá Lý Ninh đã có sự chuẩn bị từ trước, giữ lại được mảnh vải trải giường trắng mang xé làm đôi bọc giữ ấm cho cháu nhỏ.

  Mưa gió không biết ngừng từ lúc nào. Cả một vùng rừng núi trở lại yên tĩnh. Ba người đàn bà gắn bó với nhau chưa kịp xả hơi sau trận vất vả vừa qua thì "cây tin tức" trồng trên đỉnh núi đối diện gục xuống, báo hiệu giặc Nhật lại đi càn. "Phải di chuyển ngay", người đàn bà ẵm đứa trẻ vừa mới chào đời, còn Lý Ninh thì dìu sản phụ đã mệt lả đi lẫn vào trong đám người chạy giặc vào ẩn trong rừng sâu.

  Đói rét, mệt mỏi, kinh hoàng dày vò Kiếm Qua, khiến chị không có một giọt sữa. Đứa bé đói khóc oe oe. Người đàn bà lại ẵm đứa bé tội nghiệp đi xin bú những bà mẹ đang nuôi con trong đám người chạy loạn. Ban ngày còn xin được, chứ ban đêm thì làm sao dám đến phiền những "bà mẹ nghĩa vụ" đã vất vả suốt ngày? Đứa trẻ có biết gì đâu, cứ suốt đêm khóc hoài mặc cho mấy người thay nhau vừa nựng vừa ru. Được mấy hôm thì Kiếm Qua mắc chứng mất ngủ. Suốt đêm không sao chợp được mắt, chị ôm khư khư con trong lòng, mắt trân trân nhìn những vì sao khi tỏ, khi mờ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 02:59:17 pm »

  Tiết thu đã sang tháng mười càng trở lạnh. Kiếm Qua đang kỳ ở cữ vẫn phong phanh hai chiếc áo mỏng. Gió rét như quẩn quanh bên chị suốt cả ngày. Chị thèm biết bao được húp một bát cháo nóng, nhưng cả sự ao ước tối thiểu đó cũng trở thành viển vông. Hai chiếc áo mặc cả trên người, không thay giặt được. Mồ hôi, nước mưa, bùn đất, những chất bẩn bài tiết từ người ra... tất cả trộn lẫn với nhau, bê bết trên áo quần, chấy rận tha hồ sinh sôi nảy nở. Người chị hôi hám đến mức ruồi nhặng bâu lại, đi đến đâu chúng bay theo đến đó, đuổi cũng không chịu đi. Sợ người chê bai, chị không dám tới chỗ đông người. Đến đâu chị cũng chỉ muốn náu mình một chỗ mong thời gian qua mau. Đứa bé không có vải quấn rốn, rốn bị nhiễm bẩn sưng tấy lên. Cũng may Lý Ninh mang theo lọ thuốc đỏ mà nhờ nó mới giữ được mạng sống cho đứa bé. Chỉ có hai mảnh tã, chốc thì đái, chốc thì ị, không sao thay cho kịp. Lý Ninh rất chịu khó giặt, nhưng trên đường chạy nạn làm gì có chỗ phơi, cô bèn quấn tã ướt quanh người để nhờ gió núi, nhờ sức nóng từ người cô toả ra hong khô... Tình ấy, nghĩa ấy còn hơn cả chị em ruột thịt. Trần Kiếm Qua lúc làm chỉ đạo viên nhóm nữ sinh phân hiệu 2 Trường Đại học quân chính thì Lý Ninh chỉ là một học viên bình thường. Trong lần di chuyển này, Lý Ninh vì Kiếm Qua đã chịu bao nhiêu khổ ải, thậm chí không nghĩ gì đến tính mạng mình, quả thực khiến người đời phải khâm phục. Mưa sa gió giật, chạy ngược chạy xuôi, chiến sĩ, thày thuốc, bảo mẫu, đi ăn xin sữa, bấy nhiêu công việc dồn cả cho một con người, một cô gái mới 20 tuổi đời! Kiếm đâu ra nguồn sức mạnh đó? Như lời cô nói, đó là do "giặc Nhật đã dồn đến bước đường cùng, và cũng bởi tinh thần chịu đựng của chỉ đạo viên Trần Kiếm Qua khơi dậy!"

  Ôi! Trong giông tố đã ra đời một đứa trẻ thơ, cũng ra đời một tình cảm đặc biệt giữa con người với con người mà suốt đời không thể nào quên!

  Giữa tháng mười thì cuộc vây quét của giặc Nhật bị đập tan, hai chị cùng với bà con dân bản trở về cái bản làng trong hẻm núi đó. Đã hơn hai tháng rồi, lần đầu tiên được húp một bát cháo nóng, được ăn bát cơm đích thực là cơm. Lần đầu tiên lại được ngủ một giấc ngủ ngon lành.

  Ngay hôm sau hiệu trưởng Tôn Nghị cho người đến đón họ. Kiếm Qua và Lý Ninh ẵm đứa bé giống như chú gà con, từ biệt người thiếu phụ chủ nhà tốt bụng, vượt hơn mấy chục dặm đường về đến phân hiệu 2 Trường Đại học quân chính kháng Nhật - trang trại nhà họ Trần ở huyện Linh Thọ.

  Những người bạn chiến đấu đã không chết trong cơn đại nạn lại có dịp đoàn tụ, vừa vui mừng, vừa xúc động. Người thì mang nước rửa mặt, người thì bưng tới bát mì nóng, còn Hồng Thuỷ thì ôm trong tay đứa con gái bé bỏng gày như que củi, lặng đi không nói được lời nào.
Phải đặt tên cho nó, "con ra đời trong giông bão thì đặt tên nó là Phong Ba!"

  Chờ đến khi mọi chuyện trở lại yên ổn bình thường thì Trần Kiếm Qua đã cạn kiệt sức lực. Chị ốm nằm liệt giường mất gần một năm.
Nhờ bà con trong làng nuôi giúp, bé Phong Ba vừa mới bụ bẫm được đôi chút thì bệnh viêm phổi cấp tính trong hoàn cảnh thiếu thầy thiếu thuốc đã cướp đi của Kiếm Qua Hồng Thuỷ đứa con mới được nửa năm tuổi.

  Đó là đứa con đầu lòng của Kiếm Qua. Chịu đựng bấy nhiêu dày vò, nếm trải bấy nhiêu cay đắng, hai mẹ con trụ lại được ở trên đời như một kỳ tích, nay lại mất đi đứa con, điều đó quả là một đòn trời giáng đối với một người mẹ đang lâm bệnh. Hồng Thuỷ uất ức, tay nắm lại đấm liên hồi vào tường cho đến khi nắm tay bê bết máu. Những giọt máu làm Kiếm Qua bừng tỉnh, "Thanh gươm" kiên nghị bỗng hoá thành sự vỗ về, an ủi một trái tim chỉ biết nhỏ máu chứ không biết rơi lệ: "Đừng đau lòng nữa anh, em chịu được mà!".

  Người phụ nữ kiên cường trong mình còn mang bao nhiêu căn bệnh chưa lành ấy lại can đảm chuẩn bị bài vở để gánh vác trọng trách làm giáo viên văn hoá đại đội 4 Phân hiệu 2 Trường Đại học quân chính kháng Nhật.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 03:00:29 pm »

Chia tay nhau từ đây đơn côi thân nghìn dặm



  Tại Trường Đảng Trung ương ở Diên An có một "chi bộ các bà mẹ". Trần Kiếm Qua là thành viên của chi bộ đó.

  Mùa hạ năm 1943, Hồng Thuỷ và Kiếm Qua cùng vào học ở Trường Đảng trung ương. Tháng 1-1944, Kiếm Qua sinh được một cậu con trai. Diên An lúc này nhờ biết tổ chức sản xuất, bắt đầu "phong y túc thực", nên chú bé được đặt tên là Tiểu Phong. Hồi bấy giờ, ở Trường Đảng Trung ương không có học viên nào mang theo con đi học cả. Sau khi Tiểu Phong ra đời, số nữ học viên có con nhiều thêm, họ được tổ chức lại thành "chi bộ các bà mẹ" của nhà trường.

  Kiếm Qua vẫn không có sữa. Tổng tư lệnh Chu Đức phê duyệt cấp phát cho một hộp sữa bò, đó quả thật là một sự ưu ái đặc biệt ở mảnh đất Diên An khó khăn này. Được nuôi bằng những giọt sữa của cách mạng, Tiểu Phong lớn lên bụ bẫm đáng yêu, toét miệng ra cười trông giống hệt ông bố lúc nào cũng thích hài hước.

  Đời con người chẳng khác gì một dòng sông, lúc thì chảy xiết, lúc lại yên ả. Căn nhà hăm sáu thước vuông ở Diên An là cả một khoảng trời thanh bình đối với họ. Ngọn đèn dầu nhỏ hắt ra thứ ánh sáng vàng hoe bao đêm cùng với họ đọc sách, học văn hoá. Chiếc máy xe chỉ chiếm gần hết khoảng trống căn hầm, tiếng quay sè sè đều đều nghe như tiếng nước chảy. Một hôm, đang ngồi dưới ngọn đèn dầu, Hồng Thuỷ quay lại nói với vợ:

  - Em ngừng tay một lúc có được không?

  Chiếc xa ngừng quay, chỉ còn lại tiếng lách tách của chiếc máy chữ đặt trên bàn như đang tấu một bản đàn huyền diệu.

  Bản đàn vừa dứt, Hồng Thuỷ đã gục đầu xuống bàn ngủ thiếp đi. Tỉnh lại trong giấc mộng, Hồng Thuỷ mơ thấy mẹ đang đứng trên đỉnh Hồng Lĩnh vẫy gọi. Tiếng trả lời mẹ của Hồng Thuỷ làm thức giấc người vợ yêu quý đang mê mệt trong giấc ngủ.

  Họ quen biết nhau đã gần 7 năm. Chồng bận hết việc nọ đến việc kia, hầu như không có thời gian nào hoàn toàn rảnh rỗi để kể cho vợ nghe bước đường quanh co của mình. Giấc mộng về nỗi nhớ quê hương cùng với sự phân tích, phán đoán về tình hình thời cuộc khiến Hồng Thuỷ dự cảm ngày trở về xứ sở không còn bao xa. Thế là "cơn mưa bụi" bắt đầu nhè nhẹ rơi trong căn nhà hầm tĩnh lặng. Dưới ánh đèn dầu như hiện ra một con đường, con đường ngoằn ngoèo quanh co để Hồng Thuỷ đến được đất nước Trung Hoa, con đường đã khiến Hồng Thuỷ đam mê với cách mạng Trung Quốc.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 03:01:49 pm »

*
*     *


  Hồng Thuỷ tên thật là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1906 tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, sang du học ở Pháp2, may mắn được làm quen với một người đồng hương Việt Nam đang hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế có tên là Nguyễn Ái Quốc. Vì cùng chung một chí hướng, hai người trở thành đồng chí thân thiết.

  Năm 1924, Hồng Thuỷ về nước, dạy học ở Nam Định, đã vận động phong trào học sinh phản đế phản phong và cũng nhận ra rằng khó có thể tìm thấy hai chữ "thành công" trong phong trào đó. Đang lúc bế tắc thì anh được gặp một cán bộ từ Quảng Châu về cùng với bức "mật thư". Bức "mật thư" khiến anh và những người đồng chí của anh rất đỗi vui mừng: Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đã về Quảng Châu, đang tập hợp các lực lượng cách mạng Việt Nam. Thế là Hồng Thuỷ cùng với mấy người bạn được bí mật đưa qua biên giới, vòng đường Quảng Tây đến Quảng Châu.

  "Lớp huấn luyện chính trị đặc biệt" do Nguyễn Ái Quốc tổ chức đặt trụ sở tại đường Nhân Hưng thành phố Quảng Châu. Hơn 30 thanh niên Việt Nam trong đó có Hồng Thuỷ, Phạm Văn Đồng, v.v... là những học viên khoá hai của lớp. Nguyễn Ái Quốc vừa là người tổ chức, vừa là giảng viên chính. Giảng viên của lớp còn có cả những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Bái, Trần Diên Niên, v.v...

  Sau ba tháng học, phần lớn học viên trở về Việt Nam, Hồng Thuỷ cùng với một số nữa ở lại Quảng Châu, sau đó trở thành học viên Khoá 4 Trường Quân sự Hoàng Phố. Đó là nhờ ở kế "mượn gió Đông" của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc là thư ký của Bôrôđin, Bôrôđin lại là cố vấn của Trường quân sự Hoàng Phố do Tôn Trung Sơn mời sang. Loanh quanh thế nào, ý định dùng Trường Quân sự Hoàng Phố để đào tạo những hạt giống cách mạng cho Việt Nam trở thành hiện thực đối với một số thanh niên trong đó có Hồng Thuỷ.

  Những con sóng lớn ở cửa sông Châu Giang xô nhau dạt vào thao trường của Trường Quân sự Hoàng Phố. Từ nơi đây, người ta có thể ngắm cảnh thuỷ triều lên xuống, và cũng có thể cảm nhận những bước thăng trầm của phong trào cách mạng. Hồng Thuỷ là đảng viên Quốc dân Đảng Trung Quốc trong thời kỳ tổ chức này còn tiến bộ. Sau 6 tháng học tập, anh được giữ lại làm việc cho trường. Năm 1927, những cuộc tàn sát "12 tháng 4" ở Thượng Hải, "15 tháng 4" ở Quảng Châu làm bừng tỉnh rất nhiều người cách mạng chân chính. Thế cuộc giống như con sóng lớn xô tới rửa bờ cát trắng. Trong đội ngũ trước đây, đâu là người, đâu là thú được phân biệt rạch ròi. Phẫn nộ trước những việc làm trái với đạo lý, Hồng Thuỷ rút khỏi Quốc dân Đảng Trung Quốc, sau đó được Trần Nhất Dân giới thiệu, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  Trong bão táp cách mạng, quân cách mạng quốc dân một lần nữa lại phân hoá. Trương Thái Lôi, Uẩn Đại Anh, Diệp Đình, Diệp Kiếm Anh, Nhiếp Vĩnh Trăn cùng một số người khác lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Quảng Châu. Hơn 30 người bạn chiến đấu Việt Nam học tập và công tác tại Trường Quân sự Hoàng Phố cùng với khối giảng viên dưới quyền chỉ huy của Diệp Kiếm Anh xông vào tấn công Cục công an Quảng Châu - dinh luỹ phản động ngoan cố nhất. Hồng Thuỷ là tuyên truyền cổ động viên của cánh quân khởi nghĩa này. Những người bạn chiến đấu Việt Nam cùng với Liên đội 1 đội xích vệ công nhân, khối giảng viên và một số sĩ quan tiểu đoàn đặc công Hoàng Phố đã kề vai chiến đấu, đập tan cuộc chống cự quyết liệt của kẻ địch được xe thiết giáp yểm trợ, đánh một trận đã chiếm được Cục công an. Và lập tức, ngay trước cửa, tấm biển gỗ lớn trên ghi "Chính phủ Xô Viết Quảng Châu" được treo lên ngay ngắn.

  Chiếm được Cục công an, lực lượng vũ trang công nông thả hàng loạt tù chính trị trong đó có hơn một trăm người là học sinh Trường Quân sự Hoàng Phố. Họ ngồi tù đã hơn nửa năm, người nào cũng gầy đét, sắc mặt trắng bệch. Hồng Thuỷ được gặp lại họ, sung sướng ôm choàng lấy từng người, còn những người được cứu cũng nghẹn ngào không nói lên lời, cuối cùng mấy người quen biết nhau xúc động hô to: "Chủ nghĩa quốc tế muôn năm!".

  Rượu mừng chiến thắng chưa vơi thì cuộc khởi nghĩa Quảng Châu đã bị thất bại trước sự bao vây của lực lượng đối địch lớn mạnh. Những cuộc tàn sát dã man diễn ra trên khắp đường phố Quảng Châu. Biết mình đã lộ rõ là đảng viên cộng sản, Hồng Thuỷ thấy không ở lại Quảng Châu được nữa.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM