Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:26:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân  (Đọc 65634 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2008, 07:41:02 pm »

Bài thơ của tướng Nguyễn Sơn

Nguyễn Văn Hồng



  Tướng Nguyễn Sơn có một bài thơ, một bài thơ mà theo chúng tôi là "rất Nguyễn Sơn", viết vào năm 1948 - 1949.

  Hồi đó chúng tôi mới 14 - 15 tuổi, học sinh lớp đệ nhất Đào Duy Từ (lớp 5, 6 bây giờ) tỉnh Thanh Hoá, Vũ Hồng Côn (đã mất) - con trai nhà văn Vũ Ngọc Phan và nữ thi sĩ Hằng Phương - học cùng lớp với chúng tôi , anh yêu thơ văn và cùng trong tổ báo tường của lớp. Chúng tôi thường chuyền tay nhau chép vào sổ nhỏ những bài thơ mà chúng tôi cho là hay. Một hôm, Hồng Côn đem đến cho tôi một bài thơ "bậc thang", một loại thơ mới, có tiết tấu nhịp điệu hành khúc mà tác giả là vị tướng chúng tôi ngưỡng mộ - Thiếu tướng Nguyễn Sơn. Tôi chép và học thuộc ngay! Hơn 40 năm sau, bài thơ vẫn còn như một hành khúc vang vọng một thời trong ký ức tuổi thơ. Tôi muốn chép lại bài thơ này để cung cấp cho bạn đọc gần xa. Và, hy vọng trong số bạn bè, ai đó còn nhớ, hay còn giữ được bản ghi chép hiệu đính hộ, trả lại nguyên bản của một khúc tráng ca: TA RA ĐI của Nguyễn Sơn - Thơ của một vị tướng, có không ít những câu chuyện huyền thoại.
 


Ta ra đi

Ta ra đi
Không buồn!
Không giận!
Không yêu!
Không thương!
Không ghét!
Không chi hết!
Một cái bóng mờ
trong hư không.
Ta ra đi
mô đá
quoèo chân
Ô hay!
Đá đẫm máu ai
Sao dây đầy chân ta?!
Mặc!
đó là máu
những người chết trong tay giặc
Ghi tình họ vào núi sông
Đá muốn khắc vào da thịt ta
cho ta dễ nhớ
Ta ra đi
Cây rừng ngoắc vào manh hồn rách xé toạc nó ra!
Để ta tung nó lên làm cờ
Cờ của phong ba bão táp

*
*      *

Ta ra đi!
Không buồn!
Không yêu!
Không thương!
Không ghét
Không chi hết!
Một cái bóng mờ
trong hư không...

*
*      *

Ta ra đi
Chim rừng hót
Gọi về.

Báo QĐND, số 230, Thứ Bảy ngày 26-11-1994
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 06:55:23 pm »

"Mối tình" quốc tế giữa tướng Nguyễn Sơn với đại tá Ernst Frey người Áo*

Nguyễn Văn Khoan



  E.Phrây (Ernest Frey) sinh năm 1915, tại Viên thủ đô nước Áo, người Do Thái. Học sinh trường Dòng, năm 1934, Phrây thi đỗ tú tài. Tham gia vào Đoàn Thanh niên cộng sản Áo, Phrây bị bắt giam và ngồi tù 15 ngày đêm. Năm 1938 trước nguy cơ "bài Do Thái" của Hitle, Phrây cùng nhiều gia đình Do Thái chạy sang Paris (Pháp). Phrây liên lạc với các bạn bè cùng chí hướng, dự hội "Ngày báo L'Humanité" của Đảng Cộng sản Pháp và trở thành đảng viên thuộc Đảng Cộng sản Pháp.

  Để tránh rơi vào tay tên đao phủ Hitle, ngày 5-10-1938, Phrây tình nguyện tòng quân vào đội Lê dương Pháp với thời hạn 5 năm, số lính là 78502. Tháng 9 năm 1939, Pháp tuyên chiến với Đức, sau một số trận giao tranh hai bên đã tạm ngừng chiến. Theo lãnh đạo của Bộ Tây tham mưu Pháp, đơn vị của Phrây được chuyển sang Đông Dương và tháng 7 năm 1941 Phrây đã đặt chân lên Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông của xứ Đông Dương thuộc Pháp, sau đó lại hành quân ra Hải Phòng và cuối cùng nhóm Lê dương trẻ gồm một số các bạn tâm đầu ý hợp khác, Phrây đóng quân tại Việt Trì. Là đảng viên cộng sản Pháp, Phrây thường theo dõi tin tức qua báo chí, đài phát thanh, hiểu rõ tình hình thế giới tình hình Pháp ở Đông Dương và không có được nhiều lắm về nội tình Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào cách mạng Việt Nam.

  Qua lời giới thiệu của Đảng Cộng sản Pháp, Phrây tìm bắt liên lạc với Caput, đại diện Đảng Xã hội Pháp tại Đông Dương, người đứng đầu nhóm "chống Pêtanh" - Tổng thống bù nhìn Pháp do phát xít Đức dựng lên. Caput đã giới thiệu Phrây với một liên lạc viên của Đảng Cộng sản Đông Dương biết tiếng Pháp tên là Túc. Sau đó Túc đã bố trí để Phrây gặp đồng chí Phong - Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Chi bộ Cộng sản của Phrây gồm có Boócse, Snôđơ... bị giam giữ ở Việt Trì. Ngày 1 tháng 5, nhóm này đã làm lễ ăn mừng ngày "Quốc tế lao động" và "Hitle sắp chết". Ít lâu sau đó, Phrây và các bạn đồng chí cộng sản Pháp đã gặp Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... và họ quyết định ở lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời.

  Trong kháng chiến chống Pháp, Phrây đã từng là đại tá, phái viên của Bộ Quốc phòng, đảm giữ biên soạn tài liệu, có công trong việc đẩy lùi một đơn vị quân Pháp tấn công vào An toàn khu. Năm 1947, là "Phó chỉ huy" của Tướng Nguyễn Sơn ở Liên khu IV, được Nguyễn Sơn tin cậy giao cho một tiểu đoàn, một đại liên Nhật với một chiến sĩ Việt Nam mới - hàng binh Nhật - trấn giữ đèo An Khê, ngăn bước chân quân Pháp tràn về Nam Trung Bộ. Phrây là người nước ngoài duy nhất tham dự chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai tại Việt Bắc. Đại tá Phrây được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tên là Dân - là nhân dân, sức mạnh vô địch, họ là Nguyễn - họ cùng với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Tại An toàn khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp thân mật với Đại tá Nguyễn Dân, đã nhờ đồng chí Trường
Chinh chuyển tới đồng chí Dân một bức thư, trước khi Phrây rời Việt Nam về Áo, vào cuối năm 1950 đến 1951.

  Qua đường Bắc Kinh, Phrây trở về quê hương - nước Áo - Không được phấn khởi lắm về những sự rắc rối chính trị. Tuy nhiên, ông, vợ ông và hai cô con gái vẫn giữ được những kỷ niệm tươi đẹp về Việt Nam, về những người Việt Nam: Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Giáp... và Nguyễn Sơn... Năm 1982, Nhà xuất bản Phaia (Fayard) Pháp cho ra mắt cuốn sách của tác giả Pier Xéc giăng (Pierre Sergent) với nhan đề: "Một ông Phrây kỳ lạ: đảng viên cộng sản, ông đã muốn nhấn chìm đội quân Lê dương, sang hàng ngũ Việt Minh, trở thành cố vấn của ông Giáp và bây giờ...?"

  Trang 127 - sách này Phrây kể: "Cuộc Vạn lý trường chinh năm 1937 diễn ra lúc tôi mới 22 tuổi. Tôi đã được nghe kể về những "huyền thoại" về những người cộng sản Trung Quốc, về Mao Trạch Đông. Hình ảnh về những chiến sỹ Hồng quân trường chinh gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi.

  Vậy mà, tháng 1 năm 1946, ở Phủ Chủ tịch Việt Nam, nơi tôi được mời, tôi rất ngỡ ngàng trước mắt tôi là một người tôi đã nghe nói đã lâu - đồng hành với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai trong Cuộc Vạn lý trường chinh ấy, một anh hùng của Trường chinh - đó chính là Nguyễn Sơn". Nguyễn Sơn cho biết ông mới được bổ nhiệm chỉ huy Khu IV, và yêu cầu Phrây giúp đỡ ông.

  Và Phrây đã nhận lời. Phrây cho biết sau khi hứa với nhau báo Le Peuple (Nhân dân) do Schreder phụ trách và Đài tiếng nói Việt Nam về bài vở binh vận mà tôi sẽ gửi tiếp, tôi và Nguyễn Sơn lên xe ôtô đi Khu IV. Trước lúc khởi hành chúng tôi cùng làm việc với ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Tướng Giáp. Trên xe Nguyễn Sơn nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp - chứng tỏ một sự hiểu biết "bài bản".

  Các trang Phrây nhận xét:

  "Tư lệnh Khu IV, khác với Tư lệnh Khu I, III vì Nguyễn Sơn vừa là chỉ huy, vừa là chính uỷ, là "uỷ viên kinh tế" trong khu - đó là một sự được giao quyền rộng rãi, không giới hạn. Đó là một con người Việt Nam lạ lùng. Với một núm râu, gương mặt rắn rỏi, Nguyễn Sơn yêu cuộc sống, biết ăn ngon, dù đã qua đói khát, biết uống rượu và có những mối tình yêu đương kỳ thú... Nói và viết bằng tiếng Trung Quốc quá giỏi, nhưng đôi khi với tiếng Việt, Nguyễn Sơn ngập ngừng vì có lẽ đã 15 năm, lần này mới có dịp sử dụng lại lần đầu tiếng mẹ đẻ".
Phrây và Nguyễn Sơn sớm trở thành bạn tri âm, vì cùng chí hướng, cùng một phong cách là chân thành, thẳng thắn, không nịnh bợ, yêu cuộc đời và dám hy sinh cuộc đời với ý thức trách nhiệm đầy đủ của một người cộng sản - dù là Việt - Áo - Pháp, hay Trung Quốc. Họ cùng ăn, cùng ngủ, xưng hô "tớ, cậu", nằm dài bên cạnh bản đồ tác chiến sau một hồi tranh cãi, hay mệt nhoài trên chiếc xe con, lúc lắc vượt qua những chiếc "ổ gà", "ổ trâu", đường bị đào xới "chữ I chữ Tờ" khi quan sát thực địa... Nguyễn Sơn và Phrây "ăn ý" với nhau trên nhiều lĩnh vực, về chiến lược, về phòng thủ, tổng phản công, về xây dựng quân đội Việt Nam, về đối tượng tác chiến là quân Pháp... có những điểm trong tình hình bấy giờ chưa được đa số tán đồng.

  Phrây kể lại những buổi nói chuyện về quân sự, về văn nghệ của Nguyễn Sơn thỉnh thoảng "pha trộn" các chuyện vui, khiến cử toạ cười vang, về tính cách nghiêm túc nhưng "hài hước" của vị tướng này.

  Cuối năm 1950, Nguyễn Sơn sang Trung Quốc "chữa bệnh", Nguyễn Dân được trở về Áo. Ngày 25-8-1950, qua Tổng Bí thư Trường Chinh, Hồ Chủ tịch đã gửi một bức thư viết tay đến "Đồng chí Nguyễn Dân thân mến" "rất tiếc không được xiết chặt tay đồng chí trước lúc lên đường" "chúc đồng chí dù ở đây hay ở đâu tôi tin rằng đồng chí sẽ làm tất cả cho mục đích chung của chúng ta"...

  Tháng 4 năm 1951, sau khi đến Bắc Kinh làm thủ tục hộ chiếu, Nguyễn Dân đã viết một thư gửi Nguyễn Sơn - dù không biết cụ thể Nguyễn Sơn làm gì, ở đâu tại Bắc Kinh, nhờ qua cơ quan ngoại giao Trung Quốc chuyển.

  Và sau đó, Phrây nhận được thư của Nguyễn Sơn viết vào lúc 21 giờ ngày 10-4-1951: "Dân thân mến, rất phấn khởi! Mình không thể đến bắt chặt tay cậu một lần nữa, vì có lẽ đã xa nhau quá lâu rồi. Mình bị ốm cách đây mấy ngày vì cái dạ dày, cũng không ghê gớm lắm nên không tới gặp cậu được. Thông cảm nhé.

  Thư của cậu về công tác, và thư của Thọ đã được gửi đến Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản (Trung Quốc). Họ sẽ có trách nhiệm lấy xe để cậu đi. Tất nhiên, lại một phen ồn ào! Cán bộ ở Ban tổ chức đang bận họp. Mình cũng chẳng "tóm" được một ông nào vào hôm nay.

  Một lần nữa, thật là có lỗi với cậu, không đến được với cậu.

  Tạm biệt thôi đấy!

  Hẹn sẽ gặp lại!

  Không phải vĩnh biệt đâu!

  Sơn của cậu!".
-------------------------------------
* Theo sách của P.Sergent: "Một ông Phrây kỳ lạ...", Đầu đề do tác giả đặt.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 07:05:37 pm »

Nhớ người lính già ở phương xa

Hoàng Đình Luyện



  Thu đông 1947, xế chiều hôm ấy trên đồi Xuân Tiên, cụ Hồ Tùng Mậu nói với tôi: "Trên có ý sẽ đưa đi học nhưng "nhà ông" thì cứ đòi về đánh giặc, đêm đêm cứ nằm khóc hoài! Mấy lâu, chưa giải quyết được cho "nhà ông" thoả nguyện, nay đưa sang với một ông Tướng! Cụ dừng lại, giả làm bộ trương mắt, phồng mang, há miệng doạ trẻ - rồi nói tiếp: "Mình là "quan văn" hiền lành còn ông Tướng thì - lẫm liệt oai phong lắm! Qua đó, "nhà ông" gắng học tập luyện rèn cho giỏi, lương phạm đã có bộ đội lo đủ, nhưng mình cũng vừa lĩnh phụ cấp, "nhà ông" giữ lấy ít tiền phòng thân, lúc cần thì dùng". Cụ rút trong túi áo một xấp giấy bạc Tài chính đếm được 32 đồng và bỏ cả vào túi áo ngực tôi.

  Xẩm tối, ngồi trên lưng một con ngựa to cùng đoàn ngựa thồ, tôi theo anh Tín - người Thổ về Liên khu bộ. Mấy giờ sau, chúng tôi đã đến địa điểm. Khi đã giao nhận đoàn ngựa thồ xong, anh Tín dẫn tôi vào giữa sân một ngôi nhà ngói to có đèn sáng. Anh bước lên thềm, đứng nghiêm đợi. Lát sau, khi lắng nghe giọng nói to như lệnh vừa dứt, anh Tín vội vàng đưa tay lên vành mũ ca lô chào và báo cáo. Không thấy được người nhận báo cáo đứng hay ngồi, hình dáng gầy béo ra sao, nhưng qua bộ dạng anh Tín to cao mà phải đứng nghiêm cứng người hồi lâu như vậy, tôi càng tin lời cụ Mậu đã "tả" không sai về ông Tướng!

  - "Cuối cùng xin báo cáo, hôm nay cụ Mậu có gửi qua một cháu nhỏ ở Quảng Bình ra".

  - À, cái quân chạy trốn giặc đấy mà! Nó đâu? Xách vào đây!

  Oan ức không chịu nổi! Tôi đứng chôn chân giữa sân. Anh Tín cố nén cười, vừa dắt tay vừa dỗ tôi vào nhà. Lại một tràng cười váng lên:

  - A ha ha! Thì ra một tên thầy bói! Tên này giỏi, đã trốn giặc đào tẩu thoát thân, mà "còn thó" được một số liễn đối tơ lụa của cường hào tổng lý, tề ngụy nào đó nữa... hả?! Phòng túng đói thì bán ăn đường phải không?

  Lại cười vang!

  Tôi như cột trời trồng hai hàng nước mắt ứa ra chảy tràn xuống má.

  - A! Lại còn khóc nữa kia! Bắt được quả tang, còn oan ức nỗi gì?

  Cứ thế, tiếp tiếp những đòn cấp tập giáng xuống đầu một tên bỏ mặt trận, bỏ đội ngũ, bỏ dân... chạy trốn!

  - Không sợ giặc thì chạy ra đây làm gì?

  - Không, cháu không muốn ra đây.

  - Ai đưa ra?

  - Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Công an Trung bộ kiêm phân khu trưởng Bình Trị Thiên.

  - Được lắm, sao nữa?

  - Dạ, cháu xin trở về mãi mà không cho! Cháu không bỏ mặt trận, cháu không chạy trốn!

  Và không thể kìm nén được nữa, tôi khóc trong tư thế đứng nghiêm.

  - Nhưng đòi về làm gì?

  - Dạ - để đánh giặc!
"Để đánh giặc", "để - đánh giặc", ông Tướng cố nhái giọng "để đánh giặc" của tôi - rồi bất thần, ông cười to sảng khoái và bước vội ra thềm bế xốc tôi lên: "Giỏi! Khá lắm! Nhưng còn nhẹ cân quá! Hãy vào đây đã!"

  Đến lúc đó, tôi mới chú ý đến những anh chị bộ đội công tác trong văn phòng của ông Tướng đang lấp ló đứng quanh. Ông Tướng cười vui nói to: "Nào, ta sinh hoạt "câu lạc bộ quân nhân" ba mươi phút! Đến cả đây, nghe chú bé Quảng Bình kể chuyện Bình Trị Thiên đánh giặc!".

  Ông Tướng hỏi tiếp về quê hương làng xóm, bộ đội, tội ác của giặc. Tôi trả lời từng chuyện và tôi rất không ngờ là ông Tướng đã nắm rõ nhiều việc của tôi từ trước khởi nghĩa cũng như chuyện chiến đấu vừa đây. Tôi bỗng nhớ cụ Mậu quá, tôi đoán là cụ Mậu đã kể chuyện tôi với ông Tướng. Khi tôi kể về những "liễn đối thầy bói" là của đồng bào cho tôi để băng bó vết thương và gói áo quần - thì ông Tướng không còn cười nữa, ông trầm ngâm xúc động. Ông Tướng giở bọc quân trang của tôi và hỏi "cái quần mới chưa mặc mà sao thủng nham nhở cả thế này?". Tôi nói rõ, vì phải dùng làm bao đựng vỏ đạn và đạn súng trường thối không nổ đưa ra cho công binh xưởng làm lại, và phải đi mất hàng chục ngày đường rừng, vượt Tây phục kích chặn đường, nên các đầu đạn thối cứ đâm thủng quần dần dà mà không biết!
Tôi lại ứa nước mắt. Ông Tướng lại hỏi ai phát cho chiếc quần? Tôi kể mẹ chết sớm, cha tôi may cho trước khi lên đường và cha cũng đang là bộ đội cùng một tiểu đoàn.

  Cuối buổi tiếp xúc đáng nhớ ấy, ông Tướng bảo anh Tín:

  - "Cho mình một con gà thật to, được không đồng chí? Chúng ta phải chiêu đãi chú bé một nồi cháo gà thật ngon mới được chứ hả?". Và ông nhanh tay luồn vào bụng tôi, vừa xoa xoa vừa âu yếm.

  - Ăn hết một nồi không? Bụng lép kẹp thế này thì đánh chác làm sao mà cứ đòi về đánh giặc!".

  Và ông Tướng cười vang, ôm trọn tôi vào lòng.

  Những ngày ăn ở với ông, tôi được chỉ bảo cặn kẽ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng. Sáng ra sông tắm, ông bảo tôi nhìn thẳng mặt trời mới lên để luyện mắt! Tối lên giường ngủ, ông hướng dẫn "nằm thẳng" hai chân đúng tác phong quân nhân, bởi tôi đã nhiều lần bị ông "bắt quả tang" nằm lộn ngược đầu với ông lúc nửa đêm về sáng! Mỗi lần như vậy, ông nắm chặt cổ chân tôi, giọng nửa nghiêm nửa đùa "Phạm thượng đến thế là cùng! Dám gác chân lên đầu lên cổ Tướng". Báo động đêm đêm và hành quân liên tục suốt tháng. Rồi một buổi sáng kia ông gọi tôi đến bên cửa sổ, chỉ tay cho tôi chú ý đến "mấy tốp thiếu niên đội mũ ca lô bộ đội" đang đánh răng rửa mặt bên bờ nông giang và bảo: "-Về cùng các bạn nhỏ đó mà tiếp tục học hành thêm đã! Cậu tưởng đánh giặc dễ à? Phải có trình độ tú tài!".

  Mấy hôm sau, từ "Văn phòng bác Sơn" tôi lại theo anh Tín về Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV đang trong những ngày mới hình thành đầu xuân 1948. Lại vẫn tiếp tục hành quân đêm cùng với cả Liên khu bộ nhưng bây giờ nằm trong phiên chế đội ngũ của "Đoàn quân xanh" qua khắp nẻo làng quê Thanh Hoá. Ban ngày thì học tập "bàn kê cánh cửa, ăn ở nhà dân". Thầy cô đều mặc áo lính, giảng dạy đủ môn văn, sử, địa, toán, lý, hoá, sinh, nhạc, hoạ, thể dục thể thao, tiếng Pháp, tiếng Anh và các bài quân sự đội hình, lễ tiết quân nhân. Đồng đội càng ngày càng đông, là liên lạc, trinh sát, là con em cán bộ từ nhiều đơn vị khắp liên khu điều về. Tháng 6-1949, nhờ đạt thành tích học tập tốt, tôi được vinh dự đi theo cán bộ của trường để đón tiếp anh em ở phân khu Bình Trị Thiên ra, trong đó gần mấy chục bạn thuộc Trung đội Quảng Bình. Anh em càng chan hoà nồng thắm. Giọng nói đủ miền quê. Từ Việt Bắc, Yên Bái, Khu V, Bình Trị Thiên, Thanh Nghệ Tĩnh. Trò chơi lớn, đánh trận giả, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, ca hát diễn kịch... tuần tuần sôi động. Chúng tôi cùng lớn lên từng ngày trong sự thương yêu đùm bọc của xóm thôn, của Hội mẹ chiến sĩ, của từng mẹ nuôi, chị nuôi, của từng cơ quan đoàn thể khu, tỉnh, huyện, xã... Giữa năm thứ 3, tạm biệt xứ Thanh, hành quân qua đất Nghệ An, chúng tôi vào đóng quân vùng Hương Sơn Hà Tĩnh. Nhiều bạn đã lại lên đường chiến đấu, hoặc trở về đơn vị cũ hoặc theo học tiếp ở các trường quân sự trong nước và nước ngoài. Thời gian sau, đủ tuổi quy định, tôi cũng được qua Trường Quân chính Liên khu IV theo học lớp sĩ quan, và nhờ địa bàn đóng quân không xa mấy với trường nên tôi vẫn thường có dịp đi về thăm hỏi bạn bè đồng đội cũ. Cho mãi đến thu đông 1952 từ chiến trường Bình Trị Thiên ra, tôi ghé thăm trại Thiếu Sinh Quảng Trị ở Yên Hồ và thật bất ngờ gặp lại "Trung đội cuối cùng" của Trường thiếu sinh quân Liên khu IV (sau khi đã giải thể cuối hè 1952), hiện đang về đây nương nhờ ăn ở và tiếp tục "học nhờ" ở trường cấp 2 Nguyễn Biểu.

  Giờ đây nhớ lại... từ những ngày đầu mới thành hình ở Bồ Há - Thanh Hoá (1948) đến "Trung đội cuối cùng" ở Yên Hồ - Hà Tĩnh (1952) mà tôi có may mắn được "nhỡn tiền" trọn vẹn ở cả 5 năm hoạt động của Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV với biết bao kỷ niệm tốt đẹp khó quên! Nói đúng hơn, đâu phải chỉ là 5 năm, mà đã gần 50 năm, Trường thiếu sinh quân Liên khu IV đã và vẫn hãy đang tồn tại trong từng ngày cống hiến hết sức mình cho quê hương đất nước của anh em chúng ta - của từng người từng được mang tên TSQLK4 - gần như đủ mặt khắp các mặt trận chiến đấu, sản xuất, xây dựng - ở mọi miền Tổ quốc và nói riêng ở Quảng Bình. Chúng ta đã thực hiện tốt lời thề tâm huyết trong câu ca "theo kịp đàn anh đi kháng chiến" qua hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ xâm lược và hôm nay, đang "nắm tay mà xây lại cuộc đời" tích cực góp phần hữu hiệu vào sự nghiệp đổi mới đất nước quê hương. Tôi vẫn trân trọng giữ gìn những tấm ảnh quý giá dù đã ố vàng qua thời gian ("Cụ Hồ Tùng Mậu ngồi giữa, TSQLK4 vây quanh tại sân tổng đội ở Lưỡng Định", "Chính uỷ Trần Văn Quang, ngồi trên tường thành đình Cổ Định với các em Bình Trị Thiên là TSQLK4" và nhiều ảnh khác của các anh chị phụ trách cùng đồng đội...)

  Ngẫm lại, tôi càng thấm thía sự quan tâm của Đảng ta, quân đội ta trong việc đào tạo hạt giống đỏ kế thừa sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, thể hiện cụ thể với việc thành lập và duy trì 5 năm hoạt động đầy khó khăn nhưng cũng lắm tự hào của Trường TSQLK4 và với riêng tôi, câu nói: "Cậu tưởng đánh giặc dễ à? Phải có trình độ tú tài!" của ông Tướng - cha đẻ của Trường TSQLK4 vẫn vang vọng mãi trong lòng từ ấy đến nay. Càng không thể nào quên được dòng chữ chính tay bác Sơn đề tặng các em TSQLK4 đằng sau tấm ảnh đặc biệt trước lúc đi công tác cách xa Tổ quốc ngàn vạn dặm" - Để các em luôn nhớ người lính già ở phương xa".

Báo Quảng Bình
Ngày 14-4-1995
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 07:19:37 pm »

Có một Tổng biên tập... tướng Nguyễn Sơn

Ngô Vĩnh Bình



  Tướng Nguyễn Sơn không chỉ là một trong mười vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn là một vị tướng nhân dân, "tướng huyền thoại", "tướng văn nghệ", "tướng lưỡng quốc"... Tất cả vẫn chưa đủ, ông còn là một ký giả quốc tế, một vị tướng Tổng biên tập đặc biệt.

  Nguyễn Sơn tên khai sinh là Vũ Nguyên Bác, sinh ngày 1-10-1908 tại Hà Nội, quê gốc làng Kiêu Kỵ, Gia Lâm (ngoại ô Hà Nội) trong một gia đình khá giả và yêu nước. Mới 5 tuổi ông đã bắt đầu học tiếng Pháp tại một trường dòng ở Hà Nội. Mười bốn tuổi thi đậu vào Trường Sư phạm Đông Dương. Lúc ấy cả xứ Đông Dương (bao gồm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia) chỉ có một trường sư phạm này. Năm 1923, tranh thủ dịp nghỉ hè, ông sang Pháp khảo sát. ở đó, ông đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiếp xúc với những tư tưởng của Người. Khi ấy ông mới 15 tuổi. Về nước được ít lâu, ông theo người liên lạc của Bác Hồ trèo đèo lội suối đến Quảng Châu - trung tâm cách mạng Trung Quốc, bắt đầu cuộc đời cách mạng và đổi tên là Hồng Tú, theo âm Quảng Đông, Hồng Tú trùng với Hồng Thuỷ. Tháng 3 năm 1926, ông được Hồ Chí Minh cử đi học Trường Quân sự Hoàng Phố khoá IV và tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham gia khởi nghĩa vũ trang Quảng Châu. Sau đó, gia nhập Hồng quân Trung Quốc, lần lượt giữ các chức vụ: chính trị viên đại đội, chính uỷ trung đoàn, chủ nhiệm chính trị sư đoàn... Ông đã từng tham gia cuộc Vạn lý trường chinh, ba lần "bò núi tuyết", "vượt thảo nguyên" và "đơn thương độc mã" lặn lội tới Diên An (cuộc trường chinh dài 12.500 km). Do lặn lội hàng chục năm ở hầu hết các miền trên đất Trung Quốc rộng lớn, gắn bó với quần chúng lại có bản tính thông minh, tài hùng biện nên Nguyễn Sơn không chỉ thông tỏ phong tục tập quán Trung Quốc mà còn viết chữ Trung Quốc rất đẹp, lại có thể diễn thuyết, giảng dạy bằng ngữ điệu phổ thông.

  Vì cái gì cũng giống như người Trung Quốc, nên Nguyễn Sơn không chỉ được giao chỉ huy chiến đấu mà còn được lãnh đạo Đảng, Quân đội Trung Quốc giao cho nhiều công tác khác, trong đó có công tác báo chí.

  Tháng 3 năm 1938, ông được giao làm Tổng biên tập báo Kháng địch, cơ quan ngôn luận của Cục chính trị Quân khu Tấn-Sát-Ký đóng trụ sở tại "Thủ đô đỏ", huyện Phụ Bình (tỉnh Hà Bắc). Bà Trần Kiếm Qua, vợ thứ 2, người Trung Quốc của ông viết trong hồi ký:

  "Làm báo trong hoàn cảnh chiến tranh thật vô cùng vất vả. Lúc đầu báo Kháng địch phải dùng đá li tô để viết chữ ngược, in một mặt bằng giấy dó, mỗi tờ chỉ có hai trang. Mỗi kỳ chỉ xuất bản 1.500 số, do cơ quan chính trị quân khu phát hành qua quân bưu, các chi ủy địa phương và được phát miễn phí".

  Hồng Thuỷ (Nguyễn Sơn) về phụ trách báo trong lúc máy bay Nhật đang ném bom huyện lỵ Phụ Bình. Bom Nhật làm tung cả toà soạn, đá in li tô bị phá huỷ. Nhân viên toà soạn phải theo cơ quan lãnh đạo quân chính quân khu di chuyển về chân Ngũ Đài Sơn, ở cùng với Chủ nhiệm chính trị Quân khu...

  Dưới sự lãnh đạo của Hồng Thuỷ, toàn thể nhân viên toà báo đã khôi phục được cơ sở vật chất, làm việc ngày đêm, nhanh chóng ra tiếp các số báo phục vụ quân và dân biên khu. Tư lệnh Quân khu, Tướng Nhiếp Vĩnh Trăn rất hài lòng về báo Kháng địch và Tổng biên tập Hồng Thuỷ, nhất là khi tờ báo được cải tiến cả về nội dung, hình thức, được trang bị máy in tipô và có cung cách phát hành mới. Một thời gian sau, trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới, báo Kháng địch được đổi tên thành Nhật báo Tân-Sát-Ký, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng uỷ biên khu.

  Sau khi Nguyễn Sơn rời báo Kháng địch đi nhận công tác mới, ông vẫn tiếp tục viết nhiều bài cho các báo, tập san xuất bản ở chiến khu như Tiền tuyến, Nhật báo Tân-Sát-Ký, Kháng địch nguyệt san và viết kịch, làm thơ cho bộ đội diễn, bộ đội đọc.

  Mười sáu năm sau, kể từ khi làm Tổng biên tập tờ Kháng địch, trong lần trở lại Trung Quốc lần thứ ba, khi tốt nghiệp Học viện Quân sự cao cấp Trung Quốc, Nguyễn Sơn lại được Nguyên soái Diệp Kiếm Anh xin về bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa và bổ nhiệm chức vụ Chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập tạp chí Huấn luyện chiến đấu. Trong một cuộc đến thăm toà soạn tạp chí, Tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, Nguyên soái Chu Đức đã động viên Nguyễn Sơn: "Tiểu Hồng ạ, công tác của chú rất trọng yếu. Tạp chí Huấn luyện chiến đấu là của toàn quân, phát hành đến đại đội. Đối với công tác chiến đấu của bộ đội, tạp chí phải là tờ báo, vừa có tính chiến lược vừa cụ thể. Nhất định phải làm cho thật tốt". Sau đó, Nguyên soái tự tay viết bốn chữ lớn Huấn luyện chiến đấu, lên cuốn bìa tạp chí và mấy chữ này sau trở thành chữ măng sét của tạp chí.

  Có thể nói Tướng Nguyễn Sơn là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được hai lần giữ chức Tổng biên tập các tờ báo lớn của nước ngoài. Lần thứ nhất làm Tổng biên tập tờ Kháng địch ông mới 30 tuổi, lần thứ hai làm Tổng biên tập Tạp chí Huấn luyện chiến đấu ông mới chỉ ở tuổi 46.

Hà Nội, xuân 2002
Sự kiện và Nhân chứng, số 98 tháng 2


Tướng Nguyễn Sơn (hàng thứ nhất, thứ hai từ trái sang) ở Tạp chí Huấn luyện chiến đấu.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 06:38:21 pm »

Kỷ niệm sâu sắc


Tân Sắc


Nguyễn Sơn - Nguyên Tư lệnh Quân khu IV - người sáng lập Trường Thiếu sinh quân.


  Tướng Nguyễn Sơn - không chỉ là người sáng lập Trường Thiếu sinh quân mà còn là người luôn đi sâu vào các lĩnh vực tổ chức, giáo dục rèn luyện học sinh. Ông yêu cầu mỗi giáo viên, học sinh phải thực sự áp dụng phương pháp "khởi phát". Nghĩa là khi học, trò không thụ động ngồi nghe, gợi cho họ tham gia vào bài giảng, gợi trí tò mò khoa học. Nhiều học sinh còn nhớ mãi lúc đang nói chuyện vị tướng dừng lại hỏi: "Hai và ba, con số nào to hơn?" Học sinh đồng thanh: "Ba to hơn!". Ông hỏi tiếp: "Vậy hai khẩu đại bác với hai khẩu súng trường, cái nào to hơn". Tất nhiên học trò không thể trả lời như trước nữa. Vị tướng ồ lên: "Đó, trong thực tế không phải khi nào ba cũng lớn hơn". Các buổi nói chuyện về triết học, về nhân sinh quan cách mạng, về chủ nghĩa Mác - Lênin, về quan điểm giáo dục mới, về văn học nghệ thuật và chiến tranh nhân dân, vị tướng cũng thường có những câu hỏi đột ngột, hoặc nói không hết lời, gợi ý cho người nghe phải động não, nghĩ suy.

  Ông cùng đi trong đội hình hành quân của Thiếu sinh quân và để tỏ niềm thương yêu đến từng học sinh. Ông chọn lúc mọi người vượt cầu nông giang để đứng lại đó, cứ mỗi học sinh đi qua đều được ông ôm hôn và cọ râu vào má. Và râu của vị tướng đã đi vào bài hát "Râu bác Sơn cọ vào má rát ghê... còn gì được bác hôn nhiều. Ôi! râu nhiều sợ ghê". Bài hát đến tai ông và ông đón nó như một niềm vui.

Báo Nghệ An
Thứ Bảy, ngày 27-12-1997, số 20-38
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 06:41:41 pm »

Tướng Nguyễn Sơn
với những ngày đầu trung bộ kháng chiến

Nguyễn Việt Phương



  Chiến dịch mở ra gần một tháng quân Pháp mới nhận đủ viện binh của chính quốc, tướng Lơ-cléc vội mở ngay chiến tranh ra Trung Bộ: 19-10-1945 đổ quân lên Nha Trang, 20-10 đánh Diên Khánh, Ninh Hoà, 22-10 tiến công Buôn Ma Thuột... Họ ảo tưởng một cuộc hành binh dễ ợt - trong sổ tay viên trung uý Hen-ri hẹn 30-10 tắm biển Quy Nhơn - không dè tất cả các mũi đều vấp phải thế trận đối đầu quyết liệt. ở khắp nơi đều bị bám sát, chặn đánh không sao phát triển được, tướng Lơ-cléc vội vã đổ quân xuống đất Campuchia chọc thủng tuyến ba ranh giới, đồng thời đưa đạo quân Nam Bộ tiến ra đường 14 đánh thốc vào Buôn Ma Thuột, mở "gọng kìm" khổng lồ bóp vụn các đội quân đề kháng.

  Về phía ta, các chi đội Vệ quốc đoàn Nam Tiến đã vào tới Quảng Ngãi, ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Nam Trung Bộ chỉ thị cấp tốc hành quân lên các mặt trận, phối hợp lực lượng võ trang tại chỗ chặt đứt giao thông, vây hãm quân địch. Các chi đội Nam Long, Thu Sơn, Vi Dân, Bắc Bắc kịp triển khai mở nhiều trận táo bạo đánh căn cứ quân sự, sân bay, quân cảng địch. Chi đội Độc Lập 1 tiến lên Tây Nguyên tổ chức phòng ngự sẵn sàng diệt quân Pháp thọc xuống Bình Định. ở các thị trấn, thành phố vừa chiếm, nhân dân triệt để sơ tán, một số bị kẹt lại kiên quyết bất hợp tác với địch, cắt điện nước nơi quân giặc đồn trú. Đêm xuống, các đội pháo Vệ quốc đoàn bí mật áp sát giội lửa vào trại lính địch. Cái chết lúc nào cũng như bao quanh rình rập khiến chúng rất kinh hoàng.

  Ngày 25-11-1945, chủ trương Kháng chiến kiến quốc truyền đi khắp ba miền. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước sẵn sàng kháng chiến toàn diện trường kỳ, hoan nghênh đồng bào Nam Trung Bộ đang phát huy chủ nghĩa anh hùng dân tộc cùng đồng bào Nam Bộ đánh thắng địch khắp nơi, không cho chúng mở rộng vùng chiếm đóng.

  Lúc này thì thủ đoạn đánh nhanh, thắng nhanh bằng chiến thuật "gọng kìm" đang bị chùn lại. Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch ủy ban nhân dân - kháng chiến nói:

  - Cái chiến thuật "Càng cua" là một công thức cổ điển của nghệ thuật quân sự phương Tây được tướng tá Pháp rất ưa dùng dựa vào sức mạnh tăng pháo. Họ là đệ tử trung thành của Bônapác, nhưng lại không thức thời trước "biển cả" chiến tranh nhân dân... Hàng trăm trái núi đổ xuống biển còn mất tăm, nước dềnh lên khoả kín, thử hỏi những "gọng kìm" của Pháp sao kẹp được đại dương nhân dân?

  Những người nghe sửng sốt. Lý lẽ mới rơn mà sao dễ nghe thế!... Nguyễn Sơn nheo đôi mắt nâu sáng nhìn thính giả, xoè ngón tay cái và ngón trỏ:

  -... Các đồng chí hình dung đây là chiếc "càng cua" chiến thuật. Một khi quân dân ta biết nhe cái "gọng" nhỏ bé nghiến... Ông làm động tác bẻ ngón trỏ... chiếc "gọng" còn lại dù lớn mấy cũng chơ vơ làm trò trống gì được. Đấy là lý do buộc Pháp phải dừng lại.

  Cử toạ à lên vẻ tán thưởng. Có người mạnh dạn hỏi:

  - Trước mắt thì thế, nhưng sau khi được tăng lực lượng nó có thể đánh tới đâu?

  Ông Sơn đưa mắt nhìn ra xa, hơi trầm giọng:

  - Nay mai chúng có thể ráng sức hơn, song cũng như sợi dây thun căng hết mức phải thôi. Binh lực Pháp hiện nay dù cố tăng cường đến mấy, giỏi lắm cũng mò tới An Khê ở phía tây, còn phía đông lấn hết đất Khánh Hoà đủ hết hơi.

  Thực tế diễn ra: sau mấy ngày lấy lại sức, Bộ chỉ huy Pháp huy động sức mạnh quân binh chủng, được máy bay Mỹ yểm trợ tiếp tục ồ ạt tấn công mở rộng chiến sự. Tướng Nguyễn Sơn lại nói với cán bộ, chiến sĩ:

  - Quân giặc hung hăng thế nhưng không đáng sợ. Ví như chiếc dây cao su làm gì có độ dày bằng nhau tuyệt đối, sẽ có chỗ bị căng mỏng. Ta chỉ cần mũi dao sắc chích vào, nó đứt phứt, sợi dây thun lại.

  Thật giản dị mà tuyệt vời! Tri thức quân sự của ông tướng cách mạng đã nhập tâm cán bộ và dân thường một cách dễ dàng. Họ nằm lòng nghệ thuật lấy ít đánh nhiều theo lời Bok Hồ: "Có súng dùng súng, có dao dùng dao..." Một tổ du kích, một quả bom câm treo góc rừng Xờ-nak đã diệt gọn trung đội tây mũ đỏ. Quả mìn ba càng của cảm tử quân Út Tân đẩy phăng chiếc cam-nhông đầy lính xuống đèo Phượng Hoàng. Trận địa Mang Cung của dân làng Ba-na đâm thòi ruột tiểu đội quân Pháp mò tới chân dãy Chư Pông... Quả nhiên hơn trăm ngày dốc sức, máy bay tàu bò nhiều thế, địch vẫn không vượt nổi sông Pô Kô, không qua được đèo Cả. Vì nó tiến lên trước thì sau lưng bị đánh, mở rộng vòng ngoài thì ngay trong lòng bị diệt. Kẻ địch hằng ngày phải đối mặt với cuộc chiến không phân vùng, phân tuyến. Chúng đặt chân đến đâu cũng vào chỗ chết, gây kinh hoàng còn hơn cả thời Na-pô-lê-ông đụng đầu với quân kháng chiến Tây Ban Nha.

  Tuy toàn miền chỗ nào cũng sôi nổi tổ chức chuẩn bị đánh giặc, song ban lãnh đạo Đảng - chính quyền đã bắt ngay vào kế hoạch trường kỳ, thống nhất quan điểm xây dựng đời sống song song với chiến đấu là quán triệt đường lối kháng chiến kiến quốc. ủy ban kháng chiến mở cuộc vận động toàn quân toàn dân hưởng ứng phong trào sản xuất tăng gia để tự lực tự cường phục vụ kháng chiến. Tướng Nguyễn Sơn nói với mọi người:

  - Sản xuất tăng gia không phải chỉ có lúa gạo mà phải tự túc cả mọi thứ cần thiết cho cuộc sống và chiến đấu... Ông ví việc sản xuất với đánh giặc như hai chân khoẻ mạnh của con người, thiếu một chân thì không sao đi lại bình thường được. Ông khuyến khích các hoạt động văn hoá cổ vũ thiết thực mối quan hệ "răng - môi" của "đánh giặc với tăng gia". Cả Liên khu V hồi ấy ai mà không biết câu ca...đánh giặc mà không tăng gia lấy gì cho nuôi quân đánh giặc... Khi thế hăng say giết giặc được chuyển vào sản xuất tự túc tự cường. Chỉ thời gian ngắn làm đổi thay bộ mặt xã hội: đời sống dần ổn định, đủ đảm bảo xây dựng phát triển quân đội ăn no, mặc ấm. Đã kịp thống nhất quân - dân y trong hệ thống y tế xã hội, tháng 11-1945 Quân y khu thành lập vẫn kết hợp với sở y tế vừa đảm bảo điều trị cấp cứu, vừa gấp rút đào tạo đội ngũ nhân viên y - dược cho bộ đội. Nhờ thế đã sớm tổ chức được các tuyến quân y mặt trận Nha Trang, Buôn Ma Thuột, An Khê... dần dần xây dựng được những trạm điều trị tuyến sau ở Phú Phong, Trung Hoà, Bồng Sơn, Quảng Ngãi.

  Việc sản xuất, sửa chữa vũ khí và mua sắm trang bị chiến đấu được coi là nhiệm vụ trung tâm thường xuyên duy trì sức mạnh kháng chiến. Ngay sau khi kịp di chuyển các xưởng cơ khí lên ATK, Uỷ ban kháng chiến chỉ đạo nhanh chóng xây dựng thành mười xưởng, có nơi phát triển thành những binh công xưởng lớn đến 300 - 400 công nhân (như X.Quang Trung ở Hoài Nhơn, X.Hoàng Hoa Thám ở Quy Nhơn...) đã kịp đáp ứng một phần đòi hỏi chiến đấu.

  Vậy là, đến lúc này chiến trường Nam Trung Bộ đã vào thế trường kỳ cùng với Nam Bộ vừa đánh giặc, vừa tăng gia, góp phần kinh nghiệm cho cả nước sẵn sàng bước vào cuộc đối đầu sinh tử với quân thù xâm lược.

  Một sáng đầu tháng 3-1946, tướng Lơ-cléc cưỡi hạm đội ra vịnh Bắc Bộ. Đứng trước thế cuộc chưa hẳn có lợi cho Pháp, y vội điện khẩn cho tướng Xanh-tơ-ni "... tình hình đang rất nghiêm trọng... cuộc chiến đấu có thể nổ ra khá rộng lớn... nhiều biểu hiện bất lợi sẽ xảy đến với ta... Tôi yêu cầu ông với khả năng có thể hãy làm mọi việc, để đi đến một hiệp ước trong thời gian nhanh nhất..."

Bằng bộ óc khôn ngoan sớm "tỉnh" qua 5 tháng nếm thử đòn kháng chiến trên phần ba đất nước này, đối phương buộc phải thuyết phục nhanh để đi đến ký Hiệp ước ngày 6-3-1946.

  Với ta, qua 5 tháng chiến đấu là một "dấu son" mở đầu thắng lợi của quân dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong cuộc kháng chiến không còn nhiều sức. Là dòng đầu hiệu quả bài học truyền thống "Dựa chắc vào dân", sớm "Chuẩn bị tốt thế và lực" vật chất tinh thần là những yếu tố bản chất nhất cho cả nước tiến vào cuộc kháng chiến trường kỳ nhất định thắng lợi sau này.

Báo Người Hà Nội , ra thứ Bảy hàng tuần
Số 47, ngày 20-11-1999
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 06:43:48 pm »

Phố Nguyễn Sơn

Cao Văn Tuế



  Tướng Nguyễn Sơn vừa được UBND thành phố Hà Nội đặt tên phố Nguyễn Sơn, khởi đầu từ vườn hoa Gia Lâm chạy suốt đến cổng sân bay Gia Lâm (dài 1500m, rộng 10m).

  Tên thật của ông là Vũ Nguyên Bác, quê quán ở làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm. Ông sinh ở Hà Nội ngày 1-10-1908, học ở Trường Tiểu học Yên Ninh, học Trường Bưởi rồi Trường sư phạm Bắc Kỳ ENT (E'cole Normale du Tonkin). Ông tham gia cách mạng từ thuở là học sinh, được Bác Hồ lúc bấy giờ mang tên Lý Thụy hoạt động ở Quảng Châu đưa sang Trung Quốc học Trường Quân sự Hoàng Phố, rồi tham gia Bát Lộ Quân  với cuộc Vạn lý trường chinh 2 vạn 5 nghìn dặm, về nước sau Cách mạng tháng Tám, làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến miền Nam, Hiệu trưởng Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, Khu trưởng Khu IV, mở các "đại hội tập" nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp. Được phong quân hàm Thiếu tướng (do Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh).

  Năm 1950 ông sang Trung Quốc, vì ông là một trong 72 công thần của Trung Quốc còn lại bấy giờ, nên được trọng nể. Ông làm Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản về viện trợ cho Việt Nam. Ông lại học ở Học viện Quân sự cao cấp. Học xong, ông làm Cục phó Cục điều động, rồi làm Chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập tạp chí "Huấn luyện chiến đấu" của Giải phóng quân Trung Quốc. Ông được phong hàm Thiếu tướng (do Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai ký sắc lệnh).

  Ông là một vị tướng lĩnh nhiều giai thoại nhất trong quân đội ta. Ông là một chiến sĩ Cộng sản kiên định, một con người có khí phách, vị tướng tài năng về quân sự, về chính trị, về tuyên huấn, về văn nghệ. Có lần ông đến thăm Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV. Ông nói:

  - Trong những ngày tham gia Vạn lý trường chinh, khi vượt qua những rặng núi tuyết lạnh thấu xương, mỗi lần tôi ngâm câu Kiều là thấy lòng mình ấm lại, là có thêm nghị lực để vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

  Ông mất ngày 21-10-1956 tại Hà Nội vì ung thư phổi.

  Tướng Nguyễn Sơn là một chiến sĩ cách mạng ưu tú của Đảng, một tướng có công của quân đội ta. Đặc biệt là vị tướng nước ngoài duy nhất của Quân giải phóng Trung Quốc.

  Nhà thơ Hữu Loan đã viết về ông, trong đó có câu:

Nguyễn Sơn như con tàu biển khổng lồ
Mang giông tố đại dương đi đến đâu
Không
cho
sóng
ngủ.


  Sau có người viết đôi câu đối về ông:

Chí tráng sơn hà lưỡng quốc tạc
Danh truyền sử sách thiên thư lưu

  (Chí khí của ông lớn lao rực rỡ hai đất nước Trung-Việt muôn thuở ghi tạc. Danh tiếng tài năng của ông sử sách chép nghìn vạn trang vẫn chưa đủ. Câu đối đã in trên báo Người Hà Nội, báo Quân đội nhân dân và trong tập Lưỡng Quốc Tướng Quân, Nhà xuất bản Lao Động năm 1996).

  Tên phố Nguyễn Sơn người làng Kiêu Kỵ, nay được đặt trên một đường phố tại Gia Lâm thật xứng đáng với sự nghiệp tài năng của ông lưu lại mãi mãi với đất nước, với Thủ đô Thăng Long- Hà Nội
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2008, 06:47:18 pm »

Một mái trường không mái
và vị lưỡng quốc tướng quân

Nhà văn Nguyễn Quang Thân



  Khi nói hay viết về trường học, người ta thường nói tới mái trường. Nhưng 50 năm trước đây có một nhà trường ra đời không có mái, nghĩa là không có phòng lớp, trụ sở và địa điểm cố định. Người sáng lập ra nhà trường thường là một nhà văn hoá, một nhà giáo dục, v.v... Nhưng "cha đẻ" của trường này lại là một vị tướng, mà lại là tướng của hai quốc gia, Việt Nam và Trung Quốc, "một lưỡng quốc tướng quân", cũng là một người sinh thời vẫn được coi như một nhà văn hoá.

  Đó là Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV, trường văn hoá dành cho lớp "lính nhỏ" của quân đội được học hành chính quy và toàn diện một cách nghiêm chỉnh, đóng góp nhiều cán bộ tin cậy cho chiến trường trong kháng chiến chống Pháp và công cuộc chiến đấu và xây dựng thời chống Mỹ về sau. Nhà trường tuy chỉ tồn tại năm năm nhưng đã để lại một dấu vết văn hoá đậm đà, một nốt son trên đất Thanh Hoá và Hồng Lam, vùng đất tự do trong kháng chiến chống Pháp và hiếu học nổi tiếng. Dấu vết ấy vẫn sáng trong đội ngũ học trò nay đã là tướng lĩnh, cán bộ cao cấp, là nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ hay chỉ là một quân nhân hưu trí bình thường. Mọi người đều tự hào và cố gắng hành xử để xứng đáng với niềm tự hào đó khi nói rằng, tôi đã từng là chú bé chiến sĩ, học sinh Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV.

  Người sáng lập ra trường cách đây đúng 50 năm là Tướng Nguyễn Sơn huyền thoại, vị Tư lệnh của Quân khu. Với tầm nhìn xa thấy rộng ông tin chắc quân đội ta rồi sẽ chính quy hoá, hiện đại hoá sau khi đánh thắng quân xâm lược, mà ngay đến giai đoạn tổng phản công, nhu cầu chỉ huy quân đội có trình độ văn hoá cao sẽ cấp thiết vô cùng. Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV được thành lập tháng 1-1948 theo sáng kiến của ông là một trường văn hoá của quân đội, sau ba năm được Bộ Giáo dục thời đó công nhận là Trung học chuyên khoa, giảng dạy theo chương trình chính quy, và tồn tại năm năm trong vùng kháng chiến Khu IV. Trường đã cung cấp cho các tướng quân chính (huấn luyện sĩ quan chỉ huy) của quân khu nhiều học viên có trình độ học vấn tin cậy, cùng với các trường trung học trong Liên khu IV như Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đình Phùng cho ra lò một lớp học sinh được rèn luyện và có tài năng sung vào đội ngũ cán bộ được đào tạo cao hơn, đáp ứng cho xã hội sau ngày hoà bình lập lại. Ngày hái quả đó vị Tướng sáng lập trường không có dịp nhìn thấy vì ông đang đi làm nhiệm vụ quốc tế và mất sau hoà bình không lâu vì bệnh hiểm nghèo.

  Chúng tôi vẫn thường ít nhớ về mái trường của mình, vì trường chúng tôi không có mái, chứ chưa nói đến ngói nâu, tường trắng, cửa gương như trong thơ Huy Cận. Mái trường của chúng tôi là những mái nhà dân, nhà thờ họ hay một lều tranh dựng tạm để học một hai tháng rồi bỏ vì sợ lộ bí mật. Trường hoà tan vào dân, di chuyển hai ba tháng một lần tuỳ tình hình chiến sự và phi cơ địch, tất cả mọi cuộc hành quân đều tiến hành vào ban đêm. Trên đôi vai của cán bộ và học sinh - chiến sĩ, trường có mặt khắp nhiều vùng đất thuộc Thanh Hoá và Hà Tĩnh.

  Giờ đây, khi học sinh của trường đã là những anh cựu binh đầu bạc, những cán bộ đã về hưu gặp nhau thường ôn lại cuộc đời học sinh- lính đặc biệt trong Kháng chiến, vui có buồn có. Nhưng đều nổi bật lên trên tất cả những kỷ niệm ấy là 5 năm dạy và học trong gian khổ, có thể gọi là đói khát như thế, các thầy của chúng tôi đã dạy rất giỏi và chúng tôi cũng không phụ lòng thầy. Học sinh Thiếu sinh quân từ những năm còn tiểu học được học âm nhạc nghiêm chỉnh do một giáo sư chuyên nhạc lý khá nổi tiếng ở Hà Nội đi kháng chiến là thầy Phạm Sửu dạy bảo. Trường có triển lãm hội hoạ - tranh vẽ của các thầy và học trò hàng quý, hàng năm. Những hoạ sĩ có tiếng bây giờ như Phạm Việt Hải, Lê Huy Hoà là những cây cọ có tranh từ ngày còn học sinh trong trường và rất được khuyến khích. Và những môn học khác nhất là toán và tiếng Pháp đều được chú ý đúng mức.

  Thượng tướng Trần Văn Quang, một trong những người sáng lập trường nhật xét: "Có thể, anh Nguyễn Sơn là người có công lớn đối với sự hình thành một mô hình với những quan điểm giáo dục mới, tiến bộ được áp dụng ở Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV". Thì ra, người có một quan điểm giáo dục mới, tiến bộ năm mươi năm về trước lại là một vị tướng.

  Sau này, khi những huyền thoại về Tướng Nguyễn Sơn được nói đến nhiều trên báo chí, sách vở, chúng tôi mới được biết "bác Sơn" của chúng tôi vốn đã từng theo học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (khoảng thời gian với giáo sư Đặng Thai Mai). Nhưng hồi đó, chúng tôi chỉ biết ông là một vị tướng tài, đã từng tham gia Vạn lý trường chinh Hồng quân Trung Quốc nổi tiếng thế giới, cùng đội quân Chu Đức, Hạ Long, về nước ngay từ những ngày đầu cách mạng. Ba tôi là người đã từng làm việc bên cạnh ông tại khu uỷ bốn kể rằng ông rất giỏi tiếng các miền Trung Quốc đã đành mà còn thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nga. Với cái máy chữ cầm tay, ông dịch sách không cần từ điển. Và, điều này mới là quan trọng đối với một vị tướng, ông rất tốt bụng, thương lính, lại đặc biệt rất quí trọng, mà quý trọng thực lòng trí thức. Chính tấm lòng thương người ấy đã làm ông nghĩ tới mở trường cho các em liên lạc, quân báo từ mặt trận Bình Trị Thiên bị vỡ được đưa ra vùng tự do, đang bơ vơ, không được học hành, không nơi nương tựa. Hoàng Đình Luyện là một chú liên lạc như thế. Anh kể: "Tôi được đưa đến gặp "ông tướng". Tôi cứ nằng nặc đòi về Quảng Bình đánh giặc. Bác Sơn bế xốc tôi lên: "Đến gặp ông tướng mà không sợ à? Quân này giỏi! Nhưng còn nhẹ cân lắm. Vào đây đã!" Tôi được ăn ở chỗ ông mấy ngày, rồi một sớm, ông gọi tôi, bảo: "Về trường thiếu sinh quân mà học thêm với các bạn! Chú tưởng đánh giặc dễ à? Phải đậu tú tài cái đã!" và ông đưa tôi vào trường" Đó là đầu năm 1948, khi cuộc kháng chiến còn gay go khốc liệt, vị tướng tư lệnh quân khu đã nghĩ rằng phải đánh giặc lâu dài, bộ đội rồi sẽ có pháo binh, có hợp đồng tác chiến và người sĩ quan phải có trình độ tú tài!

  Lòng bao dung và tôn trọng trí thức nơi ông đã làm nhiều người cảm động, ông chiêu hiền đãi sĩ theo cách bỗ bã và rộng lượng kiểu ông và do đó rất nhiều giáo viên và trí thức giỏi ở vùng tự do Liên khu IV đã quây quần bên ông, dưới sự bảo trợ của ông. Trường hợp thầy Nguyễn Tiến Lãng là một ví dụ. Ông giỏi tiếng Pháp, chỉ viết văn bằng tiếng Pháp, trước cách mạng từng làm Thừa thiên phủ doãn đại thần, sau là Đổng lý văn phòng của Nam Phương hoàng hậu. Qua Huế năm 1946 trước khi mặt trận vỡ, Tướng Nguyễn Sơn kéo ông ra khỏi nhà tù, mời ông làm thư ký riêng cho mình một thời gian và sau đó cử ông về trường dạy tiếng Pháp cho chúng tôi. Thầy Lãng dạy rất tận tình, vợ con bị kẹt lại ở Huế, thầy cùng chịu đựng gian khổ với mọi người một cách tự nguyện và vui vẻ, tuy thầy gầy đét có lẽ do tạng người và cuộc sống gian khổ. Anh Lê Ngọc Minh nhớ lại chuyện hơn bốn mươi năm trước: "Một lần giờ Pháp văn, đã gần trưa, trong khi nghỉ giữa tiết học, tôi chạy vội xuống bếp xin anh nuôi một miếng cháy ăn đỡ đói, lại còn cầm theo một mẩu dúi vào tay thầy Nguyễn Tiến Lãng. Thầy thản nhiên đưa miếng cháy lên nhai ngon lành rồi lại vào lớp tiếp tục giảng bài. Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn cảm thấy hành động bao dung "tái sinh" một con người của Tướng Nguyễn Sơn đã làm nên một khoảng sáng trong tâm hồn một vị nguyên đại thần triều đình Huế. Tiếc rằng đoạn đường thầy đi với kháng chiến không được dài. Sau khi Tướng Nguyễn Sơn đi làm nhiệm vụ quốc tế, Trường Thiếu sinh quân giải thể, thầy đã hồi cư vào nội thành và sang cư trú ở Pháp.

  Không chỉ một trường hợp thầy Nguyễn Tiến Lãng mà nhiều thầy giáo khác trong liên khu như Phạm Khuê, Nguyễn Công Nghênh, Trần Quốc Nghệ, Nguyễn Văn Thứ, Phạm Việt Thường, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim, vợ chồng nghệ sĩ Trúc Quỳnh, nhà sư phạm âm nhạc Phạm Sửu, các nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, Trương Tửu và nhiều thầy giáo giỏi thuộc lớp giáo viên hàng đầu khác, đều tình nguyện dạy Thiếu sinh quân và chúng tôi thực sự hạnh phúc khi được học với các thầy giáo như thế.

  Bên cạnh các thầy, Bộ Tư lệnh Quân khu đã cử về trường những cán bộ chỉ huy có năng lực và thương yêu các em như các anh Đinh Quang Thiệu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thái Chiểu, Hoàng Đăng Khướu, v.v... Chính các anh đã gieo vào lòng đàn em tha hương tình đồng đội vẫn còn đằm thắm sau nửa thế kỷ. Tình thương yêu của các mẹ Thanh Hoá và Hà Tĩnh trong nhiều năm đã chảy trong tâm hồn chúng tôi một dòng suối về tình người, tình quân dân và lòng yêu quê hương đất nước.

  Năm mươi năm. Đã có 34 Thiếu sinh quân Liên khu IV là liệt sĩ, 90 phần trăm số còn lại đều trưởng thành, có trình độ đại học và trên đại học, có nhiều người đang giữ những trọng trách lớn trong xã hội ngày nay. Hơn 600 đồng đội Thiếu sinh quân Liên khu IV đã tìm lại được địa chỉ của nhau sau hai cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt. Họ đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước.

Kim Giang, 1997
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 06:15:07 pm »

Nguyễn Sơn - vị tướng người nước ngoài
duy nhất của quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc

Vũ Phong Tạo dịch

  Trong cuốn "Truyện ba trăm danh tướng của Trường quân sự Hoàng Phố" do nhà sử học Vương Vĩnh Quân, thượng tá Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc biên soạn, Nhà xuất bản Nhân dân Quảng Tây ấn hành tháng 6-1989 ở trang 579 và 580 có viết về danh tướng Hồng Thuỷ, tức Tướng Nguyễn Sơn. Ông là người nước ngoài duy nhất được phong quân hàm cấp tướng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.



  Hồng Thuỷ (1908-1956), học viên khoá bốn Trường quân sự Hoàng Phố. Tướng lĩnh Quân giải phóng. Người thành phố Hà Nội, Việt Nam. Tên gốc là Vũ Nguyên Bác, tên đi học là Nguyễn Sơn, sau đổi thành Hồng Tú, Hồng Thuỷ.

  Hồi nhỏ, Hồng Thuỷ đã từng lưu học ở Pa-ri, nước Pháp. Đầu năm 1925, Hồng Thuỷ từ Việt Nam sang Quảng Châu. Được sự giới thiệu của đồng chí Hồ Chí Minh đang ở Quảng Châu tham gia cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc, Hồng Thuỷ vào học khoá 4 Trường quân sự Hoàng Phố.

  Mùa hè năm ấy, đồng chí Hồ Chí Minh mở lớp huấn luyện cán bộ thanh niên cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu để bồi dưỡng cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau đó, Hồng Thuỷ chuyển vào học khoá hai lớp huấn luyện cán bộ thanh niên cách mạng Việt Nam, đến đầu năm 1927 tốt nghiệp. Trong thời gian học tập ở lớp này, Hồng Thuỷ gia nhập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội do đồng chí Hồ Chí Minh tổ chức.

  Tháng 8 năm 1927, Hồng Thuỷ gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 12, tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu do Trương Thái Lôi, Diệp Đình lãnh đạo. Sau khi cuộc khởi nghĩa Quảng Châu thất bại, Hồng Thuỷ di chuyển sang Thái Lan làm công tác Việt kiều.

  Năm 1929, Hồng Thuỷ lại sang Trung Quốc, đến vùng Đông Giang tỉnh Quảng Đông, tham gia cuộc đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Hồng Thuỷ đảm nhiệm chức vụ uỷ viên chính trị tiểu đoàn thuộc đoàn 428 Hồng quân.

  Trong thời kỳ chiến tranh kháng Nhật, Hồng Thuỷ từng đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Uỷ ban động viên khu 4, huyện Ngũ Thái; trưởng ban tuyên truyền địa uỷ Đảng Cộng sản Trung Quốc vùng đông bắc Sơn Tây; Tổng biên tập "Kháng địch báo" của biên khu Tấn-Sát-Ký; Trưởng ban tuyên truyền của Biên khu...

  Năm 1950, theo thoả thuận giữa đồng chí Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hồng Thuỷ lần thứ ba sang Trung Quốc. Sau khi học tập một thời gian ở Học viện quân sự Nam Kinh, Hồng Thuỷ đảm nhiệm các chức vụ: Phó Cục trưởng, Cục điều lệnh Bộ Tổng giám huấn luyện Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc; Tổng biên tập "Tạp chí huấn luyện chiến đấu" của Quân uỷ, v.v... Tháng 9 năm 1955, được phong quân hàm thiếu tướng. Hồng Thuỷ là người nước ngoài duy nhất được phong quân hàm tướng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

  Mùa hè năm 1956, Hồng Thuỷ bị bệnh ung thư, nhớ Tổ quốc đề xuất yêu cầu trở về nước. Tháng 10 cùng năm, Hồng Thuỷ từ trần tại Hà Nội.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 06:18:26 pm »

Danh tướng lưỡng quốc và ngôi nhà tổ

Mạnh Việt



  Nói đến tướng Nguyễn Sơn chẳng riêng gì dân chúng, tướng lĩnh Việt Nam mà ngay cả từ người dân đến lãnh đạo cao cấp nhất của cách mạng Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh, Chu Đức... đều tỏ lòng mến mộ và trọng thị. Nguyễn Sơn dưới cái tên Hồng Thuỷ, Hồng Tú, là người nước ngoài duy nhất tham gia trọn vẹn cuộc Vạn lý trường chinh vĩ đại. Ông cũng là người nước ngoài duy nhất được phong hàm tướng ở Trung Quốc và lại duy nhất có tên trong Tự điển Danh tướng Trung Hoa. Nguyễn Sơn với bí danh là Lý Anh Tự, cùng với Lý Tống (Phạm Văn Đồng), Lý Tự Trọng... sang Trung Quốc từ giữa những năm 1920 hoạt động cách mạng dưới sự dìu dắt của Lý Thụy (lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc).

  Ở Việt Nam, Nguyễn Sơn đã từng đảm nhiệm nhiều trọng trách như Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến miền Nam Việt Nam (1945). Giám đốc Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Tư lệnh kiêm Chính uỷ Liên khu IV (1947), được phong hàm Thiếu tướng QĐND Việt Nam (đầu năm 1948)... Xung quanh cuộc đời Tướng Nguyễn Sơn là cả một pho huyền thoại: tài xuất chúng về quân sự, tinh thông tiếng Trung Quốc, thành thạo tiếng Anh - Pháp - Nga, diễn thuyết bằng tiếng Trung Quốc nhiều giờ liên tục không chuẩn bị trước. Ông còn được mệnh danh là "vị tướng văn hoá" với vốn hiểu biết và cảm nhận về văn học tới mức kỳ lạ. Khi đương nhiệm Tư lệnh Liên khu IV, Tướng Nguyễn Sơn đã từng nói chuyện mấy ngày liền trước các văn nghệ sĩ, trí thức về vở kịch nổi tiếng của Tào Ngu "Lôi vũ" khiến cho "cây đại thụ" trong làng văn Đặng Thai Mai - dịch giả "Lôi vũ" - phải thốt lên: "Nguyễn Sơn nói chuyện về "Lôi vũ" sâu sắc, đầy đủ hơn cả bản thân người dịch ra nó"..
Những điều nêu trên, bạn đọc ít nhiều đều đã biết đến. Song, trong bài báo này, người viết muốn nói đến một việc nhỏ, vâng, rất nhỏ, nhưng không thể bỏ qua, bởi vì hầu như ít ai biết đến, đó là ngôi nhà tổ của ông cha Tướng Nguyễn Sơn để lại..

*
*     *

  Tôi không thể ngờ được rằng ngồi trước mặt mình là cụ già đã quá tuổi 91, một cụ già mà không hề "nua" chút nào. Rót nước mời khách, cụ tự châm thuốc "Du lịch" rít một cách ngon lành. Đặc biệt minh mẫn, nhớ tới chi tiết những kỷ niệm 80 năm trước, 91 tuổi vẫn đạp xe và đi bộ mỗi ngày trên dưới 10 cây số, đó là phác hoạ về người em họ của Tướng Nguyễn Sơn - cụ Lê Đình Cáp , sinh năm 1904.

  - Tôi còn lạ gì ngôi nhà thờ họ Vũ ấy - cụ Lê Đình Cáp kể rành rọt - Đấy là một trong những ngôi nhà to, đẹp nhất làng Kiêu Kỵ - Gia Lâm. Ngôi nhà này do cụ Vũ Danh Xương thường gọi là "Cả Xương" bố của ông Nguyễn Sơn để lại cho con cháu. Ông Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, tuy là anh họ nhưng ông ấy kém tôi vài tuổi. Đầu năm 1948, ông ấy được Cụ Hồ phong tướng, có chụp ảnh ở Thanh Hoá gửi tặng tôi một tấm...

  Nói đoạn, cụ Cáp gỡ tấm ảnh Tướng Nguyễn Sơn treo trên tường cho tôi xem. Đằng sau có dòng chữ viết mềm mại "Nguyễn Sơn tức Vũ Nguyên Bác - Hồng Thuỷ. Tặng em Lê Đình Cáp". Tôi ngắm bức ảnh được giữ gìn nắn nót, không hề phai mờ sau gần nửa thế kỷ, rồi lặng nghe cụ Cáp kể tiếp:

  - Ông Sơn tuy không sinh ra trong ngôi nhà này nhưng khi theo học Trường tiểu học Yên Ninh, Trường Bưởi, cứ mỗi kỳ nghỉ hè, ông lại từ Hà Nội trở về ngôi nhà này lúc đó anh ruột của ông đang ở. Dạo ấy, cứ mỗi lần ông Sơn về nhà ở quê là tụi chúng tôi nhộn nhịp hẳn lên. Suốt ngày, chúng tôi thi đá cầu, tập võ... Ông Sơn bao giờ cũng tỏ ra là đầu đàn vì ông rất tinh nhanh và có vẻ "người lớn" hơn đám trai làng choai choai chúng tôi. Hồi đã theo học Trường Bưởi, mỗi lần về quê, cũng chính tại ngôi nhà này ông thường tụ tập chúng tôi lại để tuyên truyền cách mạng, ông đọc cho chúng tôi nghe những bài thơ ca cách mạng. Có một bài thơ do ông Sơn tự làm mà bây giờ tôi còn nhớ như in...

  Dừng lại một lát, cụ nói tiếp, giọng bùi ngùi:

  - Những kỷ niệm đẹp nhất thời niên thiếu của tôi với ông Sơn đã trôi qua trong ngôi nhà này. Ông Sơn đã trở thành một danh tướng lưỡng quốc. Giá xây dựng ngôi nhà thờ họ Vũ ấy làm "nhà lưu niệm Tướng Nguyễn Sơn" thì hay biết bao. Thế mà mới đây, nghe đâu, người ta đã cho bán ngôi nhà để làm xưởng đúc đinh gì đó. Nghe mà xót xa cả ruột gan...

  - Thưa cụ - tôi đáp - cụ cứ yên tâm. Nhà nước cũng đã biết chuyện này rồi.

  Tôi nói vậy không phải là để an ủi người em họ của Tướng Nguyễn Sơn, mà thực sự, trước đó, chúng tôi đã biết tin và thật may, có mặt rất đúng lúc. Ngày 27-2-1995, nhận được phản ánh của quần chúng, ngay lập tức chúng tôi cùng hai cán bộ của Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội đã về thị sát tại ngôi nhà thờ họ Vũ ở Kiêu Kỵ - Gia Lâm. Dù đã phôi phai bởi thời gian, ngôi nhà trên diện tích 3 sào 13 thước vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ điển của những nét kiến trúc từ đầu thế kỷ XIX. Đặc biệt trước thềm đá ngôi nhà chính có hai bia đá lập vào tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 9 (1828). Chỉ riêng về độ dài thời gian, ngôi nhà cổ này đã mang một ý nghĩa rất lớn. Song, hãy xem hai tấm bia đá ấy nói gì. Tác giả Hoàng Giáp (Viện Hán - Nôm) đã dịch nội dung hai bia và hé lộ ra những điều bất ngờ lý thú. Điều trước hết là ngôi nhà thờ họ Vũ này chỉ được lưu truyền trong dòng họ Vũ để thờ tự tổ tiên mà tổ phụ là cụ Vũ Danh Vọng, không ai được vi phạm điều này. Bia còn nói rất rõ về cụ Vũ Danh Thuận (con trai cao tổ Vũ Danh Vọng), người sáng lập ra xưởng luyện, giát vàng quỳ - một nghề nổi tiếng trong và ngoài nước một thời của làng Kiêu Kỵ. Cụ Vũ Danh Thuận, một người giàu có nhờ sự lao động cần mẫn và tích luỹ, chuyên làm việc thiện cho dân làng. Cụ đã cúng nhiều tiền của xây dựng tất cả các ngôi nhà thờ, kê cả đình thờ Phò mã Đô uý Nguyễn Chế Nghĩa cùng phu nhân là Công chúa Nhật Hoa (Đình đang được xét công nhận di tích quốc gia). Chẳng những thế, cụ Vũ Danh Thuận còn bỏ ra cho làng 60 mẫu ruộng để khuyến khích thanh niên trong làng học giỏi, đỗ đạt; cụ giúp cả tiền, thóc đắp đê, nuôi binh, vàng mã cho các kỳ lễ tiết trong làng...

  Cuối thế kỷ XIX, cha đẻ của Tướng Nguyễn Sơn là cụ Vũ Thế Xương đã được giao quyền trông nom, hương khói cho ngôi nhà tổ này. Qua thăng trầm lịch sử, năm 1940, ông Vũ Thế Bảo (em họ xa của Tướng Nguyễn Sơn) đã được thừa kế ngôi nhà. Sau , ông Bảo vào Khánh Hoà sinh sống, ngôi nhà thờ họ Vũ trở thành nhà vắng chủ. Từ năm 1963, ngôi nhà được làm nhà nuôi trẻ cho đến năm 1993, ông Vũ Thế Bảo xin lại ngôi nhà trên và bán cho một người không phải họ Vũ là ông Phạm Như Cơ với giá 5 cây vàng. Chẳng bao lâu sau khi ký giấy mua bán, ông Vũ Thế Bảo đã qua đời. Số phận ngôi nhà dường như đã được định đoạt nếu không có sự "cò kè bớt một thêm hai" giữa ông Phạm Như Cơ với địa phương về khoản "bồi hoàn", tiền "tu sửa", "trông nom", cuối cùng , ngã giá là ông Cơ "ủng hộ" xã 30 triệu để góp sức xây dựng nhà trẻ mới. Ngôi nhà của dòng họ sinh ra tướng lưỡng quốc Nguyễn Sơn, từng tồi tại hơn một thế kỷ rưỡi sắp bị san bằng, thì , ơn trời, cán bộ chức năng kịp thời đình chỉ để chờ sự khảo sát, đánh giá của BQL Di tích và Danh thắng Hà Nội. Phó giám đốc sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội Lương Viên cũng đã về tận nơi khảo sát và khẳng định có những dấu hiệu của một di tích. BQL Di tích và Danh thắng Hà Nội cũng đang gấp rút hoàn tất hồ sơ công nhận di tích. Cũng thật may, con cháu của dòng họ Vũ đã cùng một số người hảo tâm kịp "ra tay" và đã ra đời Ban vận động bảo tồn di tích dòng họ Vũ và lưu niệm Tướng Nguyễn Sơn...

  Lặng đứng trước tấm bia phơi mặt với sương nắng gần 170 năm, tôi thấy chạnh lòng thương cảm cho các cụ tổ dòng họ Vũ nơi đây và băn khoăn tự hỏi: Vì sao, ngôi nhà trên 1.000 m2 đất đấy chỉ đổi lại vẻn vẹn có 10 cây vàng kể cả tiền "ủng hộ", trong khi giá trị thực riêng đất cũng không dưới một trăm cây vàng? Đã bấy nhiêu năm trôi qua, những tấm bia này, ngôi nhà này sẽ còn bị quên lãng đến khi nào? Trong khi các đơn vị lãnh đạo cao cấp Trung Quốc trước đây thăm Việt Nam như Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Diệp Kiếm Anh đều đến viếng Tướng Nguyễn Sơn, và trong khi, mãi tận thành phố Vinh, ở phía Nam núi Hồng Lĩnh, có một người lính quân báo đã tự lập đền thờ riêng Tướng Nguyễn Sơn, thì ngay tại trên quê hương ông, không hề có một nơi nào đặt bát nhang thắp cho vị tướng này mấy nén hương, còn ngôi nhà của người cha của ông để lại đang có nguy cơ bị bán đi với giá quá rẻ mạt!?

  Chợt nhớ, 6 năm sau khi được cử trở lại Trung Quốc hoạt động, hè năm 1956, Tướng Nguyễn Sơn bị u ác tính ở giai đoạn cuối, ông muốn được an nghỉ nơi quê cha đất tổ. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã thân mật tiếp Tướng Nguyễn Sơn tại Lễ đường Quốc hội, cùng ôn lại những năm tháng chiến tranh cùng chung sống rồi cả ba người cùng khóc. Đích thân nguyên soái Diệp Kiếm Anh và nhiều cán bộ ngoại giao, quân đội đã ra tận ga để tiễn đưa Tướng Nguyễn Sơn về nước. Kẻ ở, người đi, đều không cầm được nước mắt. Trước khi về nước, tướng Nguyễn Sơn được Đảng và Chính phủ Trung Quốc tặng số tiền là ba mươi ngàn nhân dân tệ, tương đương 30 triệu đồng Việt Nam lúc đó (1956). Số tiền này, khi ấy, có thể mua được vài chục ngôi nhà đẹp tại Hà Nội. Khi về nước, Tướng Nguyễn Sơn đã dùng 2 triệu đồng để mua quà biếu họ hàng, bạn bè. Còn lại, 28 triệu đồng, sau khi Tướng Nguyễn Sơn qua đời, bà vợ của ông đã trao lại cho Nhà nước. Khi các đồng chí trong Bộ Quốc phòng đưa cho bà tờ giấy biên nhận, bà đã huỷ ngay trước mặt họ để biểu thị lòng vô tư, trung thực.

  Những người quên mình vì dân vì nước đã khuất vô tư như vậy, lẽ nào những người còn sống cũng "vô tư" sao?

  Có một điều chắc chắn là các tướng lĩnh, bạn bè Tướng Nguyễn Sơn ở cả Việt Nam và Trung Quốc cùng bao người dân bình thường sẽ không bao giờ quên ông. Ngôi nhà ấy ít nhất phải trở thành "Nhà lưu niệm Tướng Nguyễn Sơn" như mong mỏi của bao người.

Tiền Phong cuối tháng
Số 6-1995
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM