Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:59:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Trường Sơn - Con đường huyền thoại  (Đọc 123948 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2008, 08:36:40 am »

Em chưa đọc quyển này nên chỉ phỏng đóan:

- Các lượng tổng hợp trên tính không phải trên số tấn thực mà là số tấn cung cấp chuyền nhau (kiểu như đơn vị tấn-km, tấn-chặng hay tấn-trạm) nghĩa là tổng kho giao cho kho tính 1 lần, rồi kho giao xuống đơn vị tính lần nữa, đơn vị vận tải bằng người, xe... tính lần nữa, mà các số này không trùng nhau do mỗi trạm thì nhận từ nhiều nguồn, lại cấp đi nhiều nguồn khác, chỉ có thể lấy tổng sổ sách... đại khái thế.
- Trong cuốn này không rõ có đề cập đến lượng nhập từ viện trợ và nhập từ các nguồn khác (mua tại vùng địch, chiến lợi phẩm... ) không!
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #41 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2008, 10:24:59 am »

Em chưa đọc quyển này nên chỉ phỏng đóan:

- Các lượng tổng hợp trên tính không phải trên số tấn thực mà là số tấn cung cấp chuyền nhau (kiểu như đơn vị tấn-km, tấn-chặng hay tấn-trạm) nghĩa là tổng kho giao cho kho tính 1 lần, rồi kho giao xuống đơn vị tính lần nữa, đơn vị vận tải bằng người, xe... tính lần nữa, mà các số này không trùng nhau do mỗi trạm thì nhận từ nhiều nguồn, lại cấp đi nhiều nguồn khác, chỉ có thể lấy tổng sổ sách... đại khái thế.
- Trong cuốn này không rõ có đề cập đến lượng nhập từ viện trợ và nhập từ các nguồn khác (mua tại vùng địch, chiến lợi phẩm... ) không!
1. Tính trên số tấn thực, cho từng năm ...
2. Có đề cập rõ số lượng nhập từ Bắc (đương nhiên là viện trợ), số lượng chiến lợi phẩm (chủ yếu năm 1975).
Nói chung là rất chi tiết.
Có lẽ tác giả bài này viết chủ yếu để phân tích những sai sót của những cuốn ra sau.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #42 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2008, 09:35:46 pm »

Tôi có cảm tưởng ông N.K.P chưa đọc cuốn "Vận tải quân sự chiến lược trên đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ"; các nội dung nêu trong này lấy từ 1 dạng tham khảo khác?

Tôi thì không có cảm giác như vậy, vì thấy tác giả dẫn trích số trang, bàn đến việc bản ra sau (in chung với hai sách khác) khác các bản ra năm 84/88 thế nào... Nhưng chắc là nếu không hỏi thẳng tác giả thì cũng chẳng thể biết được... Grin

Tôi không nghĩ bài viết này có mục đích công kích một cuốn sách cụ thể nào, mà chủ yếu đề cập đến việc các số liệu trong các sách mang tính chính thống, được NXB giới thiệu là biên soạn công phu, của QĐND VN nhiều chỗ mâu thuẫn, sai sót, chưa rõ ràng chi tiết.

Tôi không có điều kiện để phối kiểm xem các chi tiết mà tác giả nêu ra có chính xác không, có chỗ nào trong các sách nguồn bị tác giả bỏ sót không, tuy nhiên tôi thấy phương pháp tiếp cận của tác giả là nghiêm túc, và toàn bộ bài viết rất đáng để tham khảo.
Logged
van_ly_ doc_hanh
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 03:06:18 pm »

Bài viết này của tác giả Tuấn Phùng đã đăng trên báo Tuổi Trẻ dịp 27-7-2007. Tuy nhiên đây là bài viết chi tiết, nguyên gốc bản thảo so với 3 kỳ đăng trên báo Tuổi Trẻ. Phần lớn những nhân chứng xuất hiện trong bài viết đã được gặp, phỏng vấn trực tiếp nhằm lấy tư liệu cho bài viết.


                  HUYỀN THOẠI "ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH XUYÊN LÒNG ĐẤT"     
  “Nếu mọi người gọi đường Hồ Chí Minh vượt Trường Sơn là một huyền thoại thì  công trình đường ống dẫn xăng dầu vượt Trường Sơn là huyền thoại trong huyền thoại đó”- Trung tướng Đồng Sĩ Ngyên- nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã đánh giá như vậy khi nói về công trình đường ống vượt Trường Sơn đưa xăng dầu vào chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ. Bất chấp sự dánh phá ác liệt, không sợ gian khổ, không quản hy sinh, trong vòng 6 năm ( 6-1968 đến 2-1975) những người lính xăng dầu đã làm nên một “đường Hồ Chí Minh xuyên lòng đất". Từng đoạn  đường ống vượt sông sâu, núi cao, len lỏi giữa đại ngàn Trường Sơn để cho xăng dầu tiếp bánh xe lăn, tiếp bước quân hành vào sát nách dinh luỹ của kẻ thù, góp phần làm nên chiến thắng. Năm tháng phôi pha, tuyến đường ống xăng dầu vượt Trường Sơn có tổng chiều dài gần 5.000km từ biên giới Việt- Trung vào Bình Phước không còn nhưng trong ký ức của những con người làm nên kỳ tích đó, câu chuyện làm đường ống xăng dầu vẫn không thể nào phai nhạt.

                          Bài 1:   TIỀN TUYẾN “KHÁT” XĂNG              
    Với dã tâm băm nát cửa ngõ đường vận chuyển hàng tiếp tế của ta cho chiến trường, không quân, hải quân  Mỹ đã  không tiếc bom, pháo đánh phá điên cuồng eo đất vùng nam khu 4 cũng như các cửa khẩu sang nước bạn Lào. Xe hàng ùn tắc, xe chở xăng không vào được, xe vận tải của Đoàn 559 ở Trường Sơn thiếu xăng kéo theo nguy cơ thiếu hàng, thiếu vũ khí, thiếu ăn ở chiến trường. Mỗi giọt xăng đưa lên phía trước phải đổi bằng mồ hôi, bằng máu. Phải tìm phương thức mới để vận chuyển xăng mới đảm bảo chiến thắng ở chiến trường. Đường ống dẫn xăng dầu vượt Trường Sơn đã ra đời trong hoàn cảnh đó.
          Đổi xăng bằng máu 
        Cuối tháng 3-1968, Mỹ tuyên bố xuống thang ném bom hạn chế miền Bắc nhưng lại tăng cường ném bom nhằm"chặt đứt giao thông" ở các tỉnh khu 4 để băm nát "khu vực cán xoong" từ vĩ tuyến 19 trở vào. Từ tháng 7-1968 địch mở thêm chiến dịch Sấm rền 57 (Rolling thunder 57) ở nam khu  4 kết hợp chiến dịch Hổ thép (Steel Tiger) trên đất Lào để chặn phá các "yết hầu" trên đường chi viện của ta. Hàng chục trọng điểm bị B52 rải thảm đêm ngày. Các cửa khẩu sang Lào cứ 15 phút lại hứng một trận bom B52. Đặc biệt, ba trọng điểm phà Bến Thuỷ- Nam Đàn- Linh Cảm bị địch đánh triền miên tạo thành một “tam giác lửa” ngăn chặn vận chuyển từ miền Bắc vào. Ngã ba Đồng Lộc cũng bị ném bom cày đi xới lại tạo thành "điểm tắc", xe vận tải, xe chở xăng khó lòng qua lọt. Ngoài các xe hàng, một xe chở xăng bốc cháy không chỉ làm tắc đường mà còn tạo thành một khối lửa làm tâm điểm để máy bay Mỹ đánh huỷ diệt rộng ra xung quanh gây thiệt hại lớn.
    Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên vẫn nhớ như in những ngày “đứng ngồi không yên” vì xe không vượt qua được tuyến lửa để vào Trường Sơn. “Lúc này ở Trường Sơn, gần nửa tháng Đoàn 559 không còn xăng cho cơ giới hoạt động, kế hoạch vận tải cho mùa khô có nguy cơ bị trì hoãn. Có lúc cả ngàn xe vận tải nằm chờ. Cán bộ như ngồi trên đống lửa, mình tôi mỗi đêm đốt hết 4 bao thuốc lá Điện Biên ”. Vị tướng già ngậm ngùi nhớ những ngày bộ đội thiếu thốn đủ thứ. “Xăng cạn nên chỉ dành cho cấp cứu, cấp phát khi có lệnh của binh trạm trưởng trở lên. Thiếu xăng nên đạn, lương thực, quân nhu không vào được chiến trường. Thiếu gạo, thiếu muối,  khẩu phần ăn của chiến sĩ chỉ còn 4 lạng gạo/ngày có khi chỉ còn 2 lạng…"
      Lúc này, ở phía trong tam giác lửa, Binh trạm 12 nhận lệnh phải bằng mọi giá đưa nốt số xăng dầu còn lại vượt Trường Sơn giao cho Đoàn 559. Tuy nhiên, tại cửa khẩu binh trạm 12 (Tuyên Hoá, Quảng Bình) đoạn ngã ba Khe Ve đến đèo La Trọng bị bom đạn làm đất đá trên núi trút xuống tạo thành một đỉnh lầy hàng km. Đã có 8 chiến sĩ cụt mất bàn chân do các loại mìn lá, mìn gíp…lẫn trong bãi lầy khi cõng hàng qua đó. Lực lượng công binh phải dùng mìn định hướng, bộc phá nhằm thổi bay bùn đất nhưng tốn hàng tấn thuốc nổ mà bãi lầy vẫn không di chuyển, xe không thể qua. Binh trạm phải bơm xăng vào phi 200 lít rồi cho 4 chiến sĩ khiêng qua bãi lầy. Nhưng ba tốp chiến sĩ (12 người) suốt 1 ngày chỉ khiêng được 15 phuy. Ròng rã 2 ngày, binh trạm giao đủ 2 xe xăng cho đoàn 559 nhưng tổn thất nặng nề: một chiến sĩ trượt chân rớt xuống vực, hai chiến sĩ trúng mìn hy sinh. Không chịu khuất phục, cả binh trạm tiến hành gùi xăng vượt bùn. Xăng được bọc trong 4.000 túi nilon (20lit/túi) rồi cho vào balô để từng người cõng qua trọng điểm. Sau một ngày cõng xăng chân bì bõm lội bùn, đầu hứng đạn chịu bom, 500 chiến sĩ cũng chỉ vận chuyển được 10m3 xăng (đủ 2 xe xitec) nhưng 40 chiến sĩ đã bị rộp lưng, bỏng da vì xăng làm giòn túi nilông thấm qua ba lô ướt đẫm cả áo, ngấm vào da thịt.
    “Một số chiến sĩ gùi xăng bị bỏng rộp da quá nặng, nhiễm độc chì nên đã hi sinh. Vì vậy Binh trạm trưởng Nguyễn Đàm đã bàn với chúng tôi làm đường ống dẫn xăng qua núi”- Đại tá Lưu Vĩnh Cường (nguyên kỹ sư xây dựng kho chứa xăng) cho biết: về đường ống tự tạo "đặc biệt" ra đời trong lúc đó. “Tôn cuốn, các đoạn ống cao su nối với nhau vẫn thiếu 100m nên chúng tôi dùng ống lồ ô khoét rỗng nối vào. Máy bơm đẩy xăng từ sườn phía bắc theo "đường ống" lên bể chứa  (làm bằng phi 200 lít đặt trên đỉnh đèo) rồi cho xăng tự chảy xuống. Trong vòng hai tháng,"đường ống" này đưa được khá nhiều xăng vào phía trong nhưng luôn xảy ra trục trặc vì sau một tuần những đoạn lồ ô bị xăng làm teo tóp lại làm trật điểm nối khiến xăng thất thoát nhiều.
     Cũng trong thời gian này, Binh trạm 14 cũng không thể đưa hàng và xăng vào chiến trường. Ngoài các đoạn đường hiểm yếu, cửa khẩu Trà Ang (km 12 và km 16 đường 20) mỗi ngày hứng từ 30-40 trận bom khiến đường đứt đoạn, xe không thể qua. Binh trạm trưởng Hoàng Trá kể lại "Trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng, tôi nhận được mật lệnh của Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên: Nếu Binh trạm 14 không tiếp xăng vào, sẽ có hàng vạn bộ đội đói, chết”. Vì vậy, Binh trạm đã kết các phuy xăng thành bè để thả xuôi sông Nậy, chống ngược sông Son. Nhưng bè xăng trúng thuỷ lôi, xăng và máu chiến sĩ loang lổ khắp sông, ba ngày sau vẫn chưa tìm vớt hết thi hài liệt sĩ. Các tổ chuyển tải được lập để kéo từng phuy xăng ngược suối Trà Ang. Đêm đầu, địch ném bom trúng hai phuy xăng khiến ngọn lửa trùm lên cả đoạn suối chụp xuống đội quân chuyển tải, 20 phuy xăng được kéo qua trọng điểm nhưng có 9 chiến sĩ hy sinh. Đêm  thứ hai kéo được 30 phuy lại thêm 29 người ngã xuống lòng khe. Nước suối Trà Ang thêm một lần đượm máu và xăng…
     Phải làm đường ống
     Ở độ tuổi 84, Đại tá Phan Tử Quang (nguyên Cục trưởng Cục xăng dầu đầu tiên của quân đội- Người nhận trách nhiệm xây dựng tuyến đường ống) vẫn nhớ rõ nhiệm vụ mang tính lịch sử từ Quân uỷ TƯ giao phó cho Cục Xăng dầu vừa mới thành lập: làm đường ống vượt Trường Sơn.
    "Theo đề xuất của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện trong chuyến thăm Liên Xô cùng phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, bạn đã viện trợ 200km đường ống dã chiến cùng 20 máy bơm xăng. Năm 1967, ống và máy bơm được nhận về và nhiều phương án được đưa ra: Lắp tuyến đường ống từ cảng Hải Phòng nối kho xăng Đức Giang (Hà Nội) để nhận xăng dầu bơm từ tàu biển vào; dùng đường ống tiếp nhận xăng dầu ở tàu hoả bơm từ vào các khu chứa xăng dầu…? Nhưng sau cuộc họp Quân uỷ TƯ anh Đinh Đức Thiện gọi các cán bộ trong Cục lên phổ biến: Theo nhận định của Quân uỷ TƯ địch sẽ đánh phá ác liệt các cửa khẩu của hậu phương vận chuyển hàng vào cho Đoàn 559. Quân uỷ TƯ đã tính các giải pháp để tạo chân hàng sâu cho Bộ Tư lệnh 559 nên đã đồng ý cho chúng ta đưa đường ống vào làm tuyến từ Khe Ve vượt đèo Mụ Giạ (Quảng Bình) xuyên qua tây Trường Sơn xuống Lùm Bùm (Lào) để tiếp cận đường 9 tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn 559 vận tải vào Nam"
     "Lúc này,  số anh em hiểu biết về đường ống được đi học ở Liên Xô, Trung Quốc về rất ít nên phải đi xin thêm các cán bộ, kỹ sư của các bộ, các khu công nghiệp, giáo viên dạy xăng dầu ở trường sĩ quan Hậu cần, các  kỹ sư vừa ra trường,sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Bách Khoa, Xây dựng, Mỏ địa chất, Thuỷ lợi… Cùng lúc đó, Liên Xô cử hai chuyên gia  qua giúp huấn luyện lắp ráp và sử dụng đường ống dã chiến, tôi và anh Nguyễn Hữu Lê- chính uỷ đầu tiên của Cục xăng dầu-  tổ chức ngay cho anh em huấn luyện  tại Phú Xuyên (Hà Tây)".
      Ngày 12-4-1968, 12 cán bộ, chiến sỹ của đoàn khảo sát tuyến đường từ Khe Ve theo đường 12 qua đèo Mụ Giạ sang Lùm Bùm do đại uý Trần Xanh (đang là Phó phòng xăng dầu) làm trưởng đoàn lên đường làm nhiệm vụ.
        "Nhưng lúc đó các xe chở xăng không thể vượt qua được "Tam giác lửa" để chuyển cho đoàn 559. Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện cử tôi sang báo cáo tình hình với đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Sau khi nghe báo cáo, đại tướng chỉ thị: Phải đảm bảo xăng dầu cho đoàn 559 hoạt động. Đồng ý với phương án của các anh,  trước mắt phải làm ngay đường ống vượt các trọng điểm đánh phá của địch nhưng sau đó phải làm ngay đường ống vượt Trường Sơn vào càng sâu càng tốt"
         Vì vậy, đội khảo sát thứ 2 do Hoàng Ngọc Minh dẫn đầu  tiếp tục đi khảo sát từ Thiệu Dương (Thanh Hoá) vào Nam Đàn, Linh Cảm qua Hương Khê (Hà Tĩnh) vào giáp đoạn đoàn của Trần Xanh đang khảo sát. Công trường 18  được thành lập do Mai Trọng Phước (đang là thiếu tá Chủ nhiệm Khoa xăng xe vận tải của trường Sĩ quan Hậu cần, sau này là Cục trưởng Cục xăng dầu) làm đoàn trưởng, thiếu tá Hoàng Sùng làm chính uỷ chuẩn bị vào Nghệ An làm đường ống vượt “Tam giác lửa” (công trình X42).   
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2008, 03:32:59 pm gửi bởi ptlinh » Logged
van_ly_ doc_hanh
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 03:07:22 pm »

                   Bài 2:   ĐƯỜNG ỐNG VƯỢT QUA "TAM GIÁC LỬA"       
  Khởi đầu từ sông Lam (Nghệ An) để vượt qua “Tam giác lửa” đường ống tiếp tục chui sông, vượt núi dẫn xăng qua các trọng điểm đến với Trường Sơn. Từ 42km đường ống ban đầu, hơn 8 tháng sau lần đầu tiên dòng xăng vượt Trường Sơn được bơm đồng thời trên toàn tuyến dài 350 km  km từ Vinh đến Ka Vat (Lào ). Trường Sơn đã hết khát xăng         
          Kéo ống vượt sông   
        "Đêm 12-6-1968 hơn 400 người của Công trường 18 (trong đó có 240 cán bộ, công nhân của Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Thuỷ lợi, Công ty gang thép Thái Nguyên, công nhân xây dựng khu nam Hà Nội) rời Hà Nội hành quân vào Nam Đàn. Hành quân cấp tốc nhưng hết sức bí mật, đi vào tuyến lửa nhưng gia đình và đơn vị cũ không được biết" - Đại tá Mai Trọng Phước bồi hồi nhớ lại ngày lên đường làm nhiệm vụ.
          Theo đại tá Mai Trọng Phước ngoài nhân lực, thiết bị, tài liệu quý giá nhất của đoàn chỉ có hai quyển sách về đường ống xăng dầu của Liên Xô xuất bản. Mặc dù vậy, ngày 15-6-1968 những ký hiệu của đoạn đường ống đầu tiên đã được vạch ra trên tấm bản đồ Nam Đàn- Đức Thọ- Can Lộc. Tuy nhiên, một vấn đề mới nảy sinh khi hai chuyên gia Liên Xô vì lý do khách quan đã không vào giúp đỡ trực tiếp về mặt kỹ thuật được. Nhiều ý kiến tranh luận đã nổ ra  khi lực lượng thi công một công trình kỹ thuật mỏng, phụ kiện còn thiếu lại bị địch đánh phá suốt đêm ngày nên rất khó kéo ống qua sông. Lúc đó, chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện yêu cầu nếu cần sẽ đưa về làm thử vượt sông Hồng trước rồi mới đưa vào làm vượt sông Lam. "Cuộc thảo luận đi đến thống nhất: không có chuyên gia ta cũng cứ làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn để học chứ không đưa về Hà Nội làm thử. Thứ hai là người dân ven sông Lam nói vớí chúng tôi: Bây giờ nước cạn các chú không làm thì một tháng sau nước lên đò qua còn khó. Vì vậy, toàn công trường quyết tâm đưa ống vượt sông trong mùa khô".
      Khúc sông Lam nằm giữa bến đò Vạn Rú (xã Nam Đông, nay là Khánh Sơn, Nam Đàn) cách trọng điểm Rú Trét 500m (còn gọi là Rú Chết do địch đánh phá quá ác liệt) được chọn làm điểm thi công tuyến đường ống đầu tiên. "Vị trí này vì nó rất gần trọng điểm nên địch không thể ngờ mình dám thi công. Chúng tập trung đánh phá con đường chiến lược 15 độc đạo trên Rú Trét và phà Nam Đàn nên không để ý đến việc kéo ống". Đúng 21g, hiệu lệnh vượt sông bắt đầu. Mai Trọng Phước chỉ huy lực lượng công trường 18 cùng dân quân xã Nam Đông kéo ống phía bờ nam (có thêm chiếc xe GAT 69). Phía bờ bắc, lực lượng do Trần Xanh chỉ huy nối  3 ống vào nhau, đầu ống lắp cút chữ T để buộc dây.
     Những chiếc ống đang nhích dần bỗng nhiên cả đoàn người khựng lại. Chiếc GAT 69 tăng ga cũng chẳng làm đoạn ống nhúc nhích. “Nhiều người lộ vẻ thất vọng ... Lại chụm đầu bàn bạc. Hai thợ lặn được cử xuống kiểm tra cho biết đầu ống mắc vào đá.”. Cuối cùng, hai chiếc thuyền được điều đến kèm hai bên nâng đầu ống ngóc lên để tiếp tục kéo. Đển 5g sáng ngày 23-6-1968, 500m đường ống đầu tiên đã vượt sông an toàn. Từ đây, đường ống tiếp tục vượt sông La (Hà Tĩnh) vào Nga Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Ngày 10-8-1968 tuyến đường ống  42 km  vượt “Tam giác lửa” hoàn thành. Dòng xăng từ kho N1 (Nam Thanh, Nam Đàn)  bơm vào kho N2 (Nga Lộc). Chai xăng đầu tiên của dòng xăng vượt “Tam giác lửa” được chuyển ra Tổng cục Hậu cần báo cáo lên Chính phủ.
        Một kỷ niệm đáng nhớ của cán bộ, chiến sĩ làm tuyến đường ống này là quá trình đào hào đặt ống đều phải làm đêm để che mắt máy bay địch nên hào lệch rất khó chôn ống, tiến độ thi công bị chậm. “Chúng tôi thấy người dân vẫn làm đồng bình thường mà không bị máy bay  ném bom. Khi hỏi, bà con cho biết là địch rải truyền đơn bảo dân cứ làm ruộng bình thường, đừng cho bộ đội vào thì nó không đánh. Vì vậy, bộ đội cũng mặc áo tơi, đội nón làm nông dân đào rãnh qua đồng ruộng ban ngày, tối chôn ống. Để bảo đảm bí mật chúng tôi thông báo với bà con là đặt ống làm thuỷ lợi dẫn nước sông vào chống hạn cho đồng ruộng phía trong”  Ngoài ra, ban ngày các chiến sĩ  nhờ người dân dùng trâu kéo cày theo tuyến để tạo rãnh sâu để đêm đến đào hào chôn ống.
        Dòng xăng vượt Trường Sơn
    Vượt “Tam giác lửa”  thành công, một bộ phận của  Công trường 18 tiếp tục dẫn ống vào Hương Khê (Hà Tĩnh) hướng tới Khe Ve (Quảng Bình). Tuy nhiên, lúc này không lực Mỹ lại tăng cường đánh phá các của khẩu từ Quảng Bình sang Lào, đặc biệt là các trọng điểm cua chữ A, Ta Lê, Phu-la–nhic… “ Tổng cục Hậu cần yêu cầu thi công nhanh đoạn đường ống vượt đèo Mụ Giạ sang Na Tông (Khăm Muộn- Lào) để đảm bảo xăng cho chiến dịch vận tải nước rút của Đoàn 559. Chúng tôi bàn giao phần việc đang làm cho bộ phận khác, khẩn trương vào Quảng Bình để làm đoạn đường ống từ Cổng Trời vượt qua đèo Mụ Giạ xuống Na Tông”- đại tá Mai Trọng Phước cho biết.
   Giữa tháng 12-1968 tuyến ống hoàn thành, kho Na Tông (500m3) được xây dựng xong nhưng lúc vận hành thử rửa đường ống bằng nước lại không bơm lên được đỉnh đèo Mụ Giạ cao 700m. “Lúc đó không có kinh nghiệm nên đặt hai máy bơm cùng một chỗ. Đến lúc tách 2 máy để bơm nối tiếp thì bơm được lên đỉnh đèo. Nhưng dòng nước dội từ đỉnh đèo xuống đã làm vỡ ống đặt dưới chân núi vì áp suất quá cao. Sau khi lắp van điều chỉnh áp suất, cho đường ống chạy thẳng qua trạm tiếp nhận một đoạn để giảm áp suất xuống còn 5kg/cm2 sự cố này được khắc phục”.
     Vượt Cổng Trời, Mụ Giạ thành công, kỹ sư khảo sát Nguyễn Tráng đọc những vần thơ mới  ra đời đầy cảm khái:
          Có ai dám phá Cổng Trời
       Để cho nước chảy ngược đồi lên non
         Trải qua sông cạn đá mòn
      Cổng Trời cửa khẩu vẫn còn trơ trơ
        Một phen sấm sét bất ngờ
     Đội quân đường ống bất ngờ tiến công…
        Cuối tháng 12-1969,  đường ống đang vận hành bơm thử rửa nước vào kho Na Tông thì bất ngờ từng loạt bom từ B52 trút xuống. Vệt bom cắt ngang trọng điểm 050 đã làm vỡ đường ống. Những ngày sau B52 tiếp tục đánh phá đêm ngày đoạn đường ôtô và kho hàng của Đoàn 559 tại đây. Đơn vị công binh bạt hàng trăm khối đá tạo thành đường hào 10km để chôn ống nhưng bom đạn vẫn bóc từng lớp núi đá nghiền thành lớp bột dày. “Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện gọi tôi ra Hà Nội báo cáo tình hình. Cuối cùng một tuyến đường tránh được làm cách điểm bị đánh chừng 1 km. Nhưng chúng tôi vẫn phải khắc phục như thật trên tuyến bị địch đánh phá để đánh lừa địch. Lúc nào bị đánh thì đốt các phuy xăng dầu cho chúng bâu lại thả bom để tuyến tránh vận hành. Vì vậy, xăng đã kịp vào kho Na Tông phục vụ đợt vận tải đột kích thứ nhất của đoàn 559.  Đến đêm giao thừa năm Kỷ Dậu xăng vẫn còn đầy kho để chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo”…
    Ngày 3-3-1969 tuyến đường ống đầu tiên vượt Trường Sơn dài 350 km đã nối thông từ Vinh- Cổng Trời- Na Tông tới kho Ka Vát (Lào). Sáu ngày sau, bốn tiểu đoàn đường ống lần đầu tiên đã vận hành thông suốt dòng xăng từ miền Bắc đến Ka Vát đảm bảo xăng dầu kịp thời cho 5.000 xe của đoàn 559 tiếp tục đợt vận tải đột kích thứ hai mùa khô 1968-1969. Từ đây,  xe chở xăng dầu của các binh trạm không phải qua trọng điểm để lấy xăng nữa. “Ở tuyến đường ống đầu tiên, chúng ta có được kinh nghiệm vượt sông, vượt núi. Đây là những kinh nghiệm quý báu để thi công những tuyến sau này thuận lợi hơn”- Đại tá Phan Tử Quang cho biết.

-   Theo đại tá Mai Trọng Phước, đường ống dã chiến của Liên Xô chỉ sử dụng trong từng chiến dịch để nối ống bơm từ hậu phương của chiến dịch đến mặt trận trong  khoảng cách 200km trở lại. Sau đó thu hồi phục vụ chiến dịch khác. Nhưng chúng ta đã sử dụng đường ống dã chiến để làm thành tuyến đường ống chiến lược liên hoàn. Việc này chưa được sử dụng trong lịch sử chiến tranh.
 - Để nguỵ trang, đường ống, trạm bơm và các kho được chôn ngầm hoặc làm trong hang đá. Khi vượt sông, đường ống đi ngầm nhưng có những đoạn sông, suống nhiều đá ngầm, dòng chảy mạnh phải làm cầu treo ống (sông Sêrêpôc) Giữa các đoạn ống, bể kho có van khoá để tránh thất thoát khi bị đánh hỏng. Kho được xây ở các vị trí cao để dẫn xăng tự chảy  ra các bãi cấp phát (cách 1 -2km). Kỹ sư Phan Văn Hợi cho biết, sau khi xây dựng xong kho Đức Trường (Đức Thọ- Hà Tĩnh) hai tốp máy bay F4 đã đến ném bom (do cỏ ghép nguỵ trang bị chết nên nhìn rõ sơ đồ kho từ trên cao). Các đoạn ống, bể sắt bị đánh bật lên mặt đất sau 2 đợt bom nhưng không cháy. Chỉ huy công trường 18 quyết định để nguyên hiện trạng, không cần phải nguỵ trang nữa. Từ đó cho đến hết cuộc kháng chiến  kho này vẫn vận hành tốt nhưng không bị đánh lần nào nữa.
                     
                 
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2008, 09:18:12 am gửi bởi van_ly_ doc_hanh » Logged
van_ly_ doc_hanh
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 03:09:08 pm »

Bài 3: KHUẤT PHỤC THIÊN NHIÊN, CHỐNG GIẶC THÙ 
       Theo kế hoạch, đường ống từ Ka Vat sẽ đi đến Lùm Bùm vào đường 9 nhưng đây là con đường vòng cung có cự ly xa. Vì vậy, Tổng cục Hậu cần yêu cầu làm đường ống từ Long Đại (Quảng Bình) theo đường 18 vòng sang Lào để xuống đường 9. Ngoài những khó khăn do thiên nhiên gây ra, bộ đội đường ống phải chống phá sự đánh phá khốc liệt chưa từng thấy của kẻ thù. Để bảo vệ đường ống, mồ hôi, máu của các chiến sĩ  phải đổ nhiều hơn.
      Vượt lên khó khăn
     Theo Đại tá Mai Trọng Phước phương án làm đường ống xuyên từ phía Đông sang Tây Trường Sơn theo trục đường ngang thứ 5 (đường 18) được tiến hành theo hướng từ Long Đại vào Cẩm Ly (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) rồi vượt các đèo cao 400m, 700m, 900m đến bản Ra Mai gần sông Sê Băng Hiêng (Lào) đi tiếp vào Bản Cò (Xanavakhet- Lào) xuống đường 9.
    Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành được được 200 tấn xăng vào kho Ra Mai cấp phát cho xe vận chuyển và thả phuy theo sông cho Binh trạm 9, ngày 6- 9-1969  địch dùng B52 rải thảm cắt ngang tuyến ống trên suối Ra Vơ làm lửa bùng cháy cả hai bên suối rồi đánh ngược theo tuyến ống 3km dọc suối vào kho Ra Mai. Cả khu rừng nguyên sinh rộng hàng trăm ha bị san thành bình địa. Kho bị cháy, phần lớn bể chứa và tuyến đường ống bị tàn phá nặng nề. Một số chiến sĩ của tiểu đoàn 668 hy sinh, lực lượng của tiểu đoàn 337 đang nối nhau vác ống cũng bị B52 đánh vào đội hình làm hơn 70 chiến sĩ hy sinh và bị thương.
      “Tuyến đi Ra Mai không khắc phục được, tôi bàn với anh Phan Tử Quang là chỉ còn cách làm theo phương án 2 đi từ đỉnh 900m vượt qua 1.001m để vào Bản Cò. Sẽ gặp nhiều khó khăn khi thi công nhưng có rừng rậm, núi cao để gây bất ngờ cho địch”- Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cho biết. Thế nhưng, thách thức lớn nhất là địa hình quá hiểm trở nên không thể đưa máy bơm (nặng 2,8 tấn) vào chân đỉnh 1.001m để bơm xăng vượt qua. Để khảo sát được tuyến này một số chiến sĩ của đội khảo sát đã hy sinh vì bom dội, vì trượt chân xuống vực,
    Thiếu tướng Hồ Sĩ Hậu, Cục trưởng Cục kinh tế Bộ Quốc phòng (nguyên kỹ sư xây dựng đường ống) kể lại: “Để vượt qua  từ đỉnh 900m qua đỉnh 1.001 khi không đưa được máy bơm vào chân đèo 1.001m, chúng tôi phải bỏ van điều chỉnh áp suất ở đoạn ống đổ xuống chân đèo 900m. Vì vậy, điểm sâu nhất của đường ống giữa đỉnh 900m và 1.001m đạt áp suất rất cao (khoảng 30-35 kg/cm2) gần với giới hạn cho phép của đường ống. Với áp suất đó, dòng xăng từ đỉnh 900m đổ xuống đã vượt qua được đỉnh 1.001m vị trí có bình độ khoảng 850m”.
       Đúng ngày 22-12-1969, lễ khánh thành tuyến đường ống xăng dầu từ kho K200 (km 21, đườgn 18) vào kho K5 (nam Bản Cò-200m3 ) được tiến hành sau gần 10 tháng thi công. Trong thời khắc thiêng liêng này, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên xúc động nói: “Hôm nay chúng ta đang chứng kiến một sự kiện có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Đoàn 559 đưa vào vận hành đoạn đầu tuyến đường ống dẫn xăng dầu chiến lược nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Với sự kiện này, bộ đội Trường Sơn có thêm một phương thức vận tải xăng dầu mới, hiện đại, một binh chủng mới. Từ nay, chúng ta cơ bản khắc phục được tổn thất lớn về xăng dầu do phải sử dụng ô tô chuyển bằng phuy, hoặc xi-téc. Đây là một bước ngoặt quyết định, bảo đảm vận tải hàng hoá và cơ động binh chủng kỹ thuật quy mô lớn”. Sau buổi lễ, mọi người tận mắt chứng kiến một công trình đặc biệt, bốn vòi cùng lúc tiếp xăng cho một tiểu đoàn xe chỉ mất một giờ rưỡi, nếu cấp phát qua phuy hoặc xi- téc như trước đây phải mất hơn ba giờ.
      Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nhớ lại thời khắc đó: “Tôi như thấy qua dòng xăng tuôn chảy, bóng dáng hàng trăm chiến sĩ đang vượt núi, băng sông gùi cõng những ba lô xăng, can xăng năm nào! Chỉ những người trong cuộc, hoặc chứng kiến những tháng ngày đắng cay, cơ cực, khi mà một giọt xăng vào tới chiến trường được đổi bằng cả bát mồ hôi, thậm chí bằng máu, mới ý thức được tầm thế lớn lao của sự kiện đưa đường ống xăng dầu Trường Sơn vào vận hành. Dòng xăng dầu theo tuyến ống vào tới Sê Pôn cung cấp trực tiếp cho Binh trạm 32 và một số binh trạm khác là một sự kiện lớn”
     Bám đường ống, đánh địch   
 Để đường ống được vận hành thông suốt, bộ đội đường ống phải hàng ngày, hàng giờ đấu trí, đấu sức với địch. Đại tá Trần Đình Bảo (chính trị viên tiểu đoàn 668) vẫn không bao giờ quên những ngày đối phó với địch ở đoạn đường ống đi từ kho K4 (trong hang Cọp Đen) đến K5 (Bản Cò). Đoạn đường ống nằm trong đoạn đường dài 3 km rất hẹp vừa là đường ôtô, đường sông kẹp giữa hai dãy núi cao là Pha Băng Nưa và Cọp Đen (tỉnh Khăm Muộn) bị địch tập trung đánh triền miên. “Chỉ trong tháng 11-1970 đã có 387 lần B52 rải thảm, 91 lần tuyến ống bị đánh trúng, hố bom chồng lên hố bom, không thể vận hành được. Trong 5 tháng phải thay thế 1.318 ống. Vì vậy, phải làm đường tránh đưa ống vượt từ bờ tây sông Sê Băng Hiêng sang bờ đông, đi theo bãi trống dọc sông 2km rồi vượt sông trở về bờ tây đến kho K5”.
       Muốn vượt qua bãi trống dày đặc bom bi, bom từ trường… đại đội 4 của tiểu đoàn 668 phải lập các tổ rà phá bom mìn. Ngoài tổ của chiến sĩ Nguyễn Văn Hà rà phá được 27 quả bom, tổ của chiến sỹ Lương Văn Định ở đại đội 2 đến chi viện rà phá được 36 quả nhưng còn  một quả bom từ trường nằm sâu dưới lòng đất, đánh bộc phá không nổ. Định xung phong vác đường ống dài 6m đi trinh sát thử nghiệm nhưng được 500m thì bom nổ hất tung người lên làm giập nát phần hông và 2 chân.…
      Trong chiến dịch đường 9–Nam Lào đập lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của địch (đầu năm 1971), tuyến đường ống dài 40 km chạy qua đường 9 nằm trong vùng tâm của chiến dịch. “Khi quân địch đổ quân xuống Bản Đông và các điểm cao cũng là lúc tiểu đoàn đường ống 968 bơm vận hành xăng cho chiến dịch. Lực lượng tiểu đoàn đóng cài răng lược với địch nên vừa vận hành vừa phối hợp với bộ binh sư đoàn 2 (Quân khu 5) đánh địch giữ tuyến. Cả tiểu đoàn gồm 450 cán bộ, chiến sĩ phải căng dọc giữ ống theo chiều dài của tuyến.”- Đại tá Hà Khắc Thuần (nguyên tham mưu tiểu đoàn 968 lúc bấy giờ) cho biết.
    “Cả đại đội có 76 người nhưng được giao giữ bằng được 24 km đường ống và 1 trạm bơm cùng đường dây thông tin từ bắc đường 9 về Bản Đông: Dù mất người nhưng không được để dòng xăng và thông tin bị tắc”- Thiếu tá Nguyễn Thọ Sĩ, nguyên đại đội trưởng đại đội 6, tiểu đoàn 968 kể lại những ngày chiến đấu với địch đổ quân xuống các cao điểm án ngữ cho bộ binh của chúng xuống Bản Đông. “Chúng ở trên đỉnh cao điểm, ta ở dưới giữ ống và trạm bơm. Giằng co nhau cả tháng trời. Đến ngày 31-1-1971, hai tiểu đoàn địch tràn vào chân đỉnh 660 nhưng 21 người  (thuộc quân số đại đội 6, trạm bơm, 1 tiểu đội của sư đoàn 2) đã bám vào 120m hào đánh bật 5 cuộc tấn công của chúng. Sau khi phá 24 bể cao su chúng rút lên đỉnh 723 nhưng để lại nhiều xác chết và 8 tên bị bắt sống”. Trong trận đánh này, đại đội trưởng đại đội 3 Nông Văn Hoàng khi dẫn đơn vị đi nối thông tuyến ống đã đánh lui nhiều đợt phản công của địch, dù bị thương nặng vẫn chỉ huy chiến đấu đến lúc hy sinh. Riêng trung đội phó Lương Văn Phương chiến đấu với địch lúc đi tuần đã hy sinh gục trên đường ống nhưng bị địch khống chế, đơn vị phải giành giật 4 đêm mới lấy được thi hài…”Trong 61 ngày đêm chiến đấu bảo vệ đường ống, đã có 24 chiến sĩ của đại đội 6 hy sinh. Để bảo vệ 1 hố van qua chân 660 có đêm phải hi sinh 3 chiến sĩ. Buổi ngày địch cắt ống, đêm đến ta giành giật nối lại”.
      Kết thúc chiến dịch, tiểu đoàn 968 đã tiêu diệt và bắt sống 109 tên.(tính cả trung đoàn 592 là 135 tên), bảo vệ nguyên vẹn ba trạm bơm. Địch chỉ lấy được một số ống dự phòng chưa kịp nguỵ trang đưa về Sài Gòn triển lãm rêu rao phá được đường ống của chúng ta. “Sau chiến dịch, địch rải bom ác liệt hơn khiến tổn thất của tiểu đoàn lên 10% quân số nhưng đơn vị vẫn đưa  lên phía trước 10.500m3 xăng, đảm bảo thắng lợi của chiến dịch.”- Đại tá Hà Khắc Thuần cho biết.

        Ngoài những hiểm nguy sinh rập từ các loại mìn lá, mìn dây, bom bi, khi đi kiểm tra sự cố nhiều chiến sĩ đã bị ngộ độc xăng. “Có lần đi kiểm tra tuyến ống, thấy một nữ chiến sĩ cứ ngồi cười sằng sặc, chỉ huy hỏi gì cũng cười. Thì ra, đường ống bị bom bi đánh thủng, xăng phun thành sương khiến nữ chiến sĩ đó bị ngộ độc xăng. Mãi đến khi các kỹ sư tìm ra phương pháp phát hiện điểm bị sự cố từ xa mới giảm được thương vong, ngộ độc xăng cho bộ đội. Phương pháp này đã hạn chế việc huy động động bộ đội chạy theo hàng trăm km trên tuyến tìm chỗ hỏng. Nhiều lúc chạy băng rừng ban đêm mà không được dùng đèn pin, thương lắm!”. Đại tá Mai Trọng Phước  ngậm ngùi. Còn với thiếu tướng Hồ Sĩ Hậu, đến giờ vẫn không nguôi ngoai trước cái chết bi thương của đồng đội. “Khi phát hiện bom đánh đứt tuyến, anh Quy trạm trưởng trạm bơm ở Ka Tần đã lao ra nối ống. Trong lúc thao tác bất ngờ  xăng trong ống phun ra tưới khắp người, ngập đầy vũng bom dưới chân. Cùng lúc ấy một loạt bom dội tiếp, nơi anh đứng trở thành biển lửa. Đồng đội nhìn thấy nhưng không sao cứu được”
Logged
van_ly_ doc_hanh
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 03:12:19 pm »

Bài 4: TẠO THẾ LIÊN HOÀN, GÓP PHẦN THẮNG LỢI
     
        Từ 200km đường ống dã chiến và 20 máy bơm do Liên Xô viện trợ ban đầu, chúng ta đã tái tạo được máy bơm theo mô hình của Liên Xô, sản xuất roăng, ngàm, ống, sử dụng ống của Trung Quốc cung cấp để hoàn thiện mạng đường ống 5.000 km từ biên giới Việt Trung Vào tới Bù Gia Mập (Bình Phước). “Khi đường ống dẫn xăng dầu vào tới Lộc Ninh, Bộ Chính trị, Chính phủ…mới  cầm chắc phần thắng. Và chỉ có đường ống mới phục vụ kịp xăng dầu cho hành quân thần tốc trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.”- Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã đánh giá như vậy.
        Đường ống đi trước, đón đầu
         Đại tá Phan Tử Quang cho biết, trong lúc ở Trường Sơn đường ống đã vượt nam đường 9, thì ở miền Bắc, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện nhận định: “Nếu địch đánh trở lại miền Bắc, ta không thể dùng phương tiện vận tải theo đường bộ, đường sắt hay đường biển để đưa xăng dầu vào Bến Thuỷ, cảng Gianh để cung cấp cho đường ống được. Vì vậy, để đảm bảo xăng dầu cho quân đội cần khẩn trương xây dựng tuyến đường ống từ Hà Nội- Vinh  nối liền tuyến đường ống của tiền tuyến tạo thế vận chuyển liên hoàn”.
      Ý kiến trên được Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủng hộ và Phó Thủ tướng Đỗ Mười thay mặt Chính phủ nhất trí tạo mọi điều kiện để Cục xăng dầu thi công đường ống hàn dài 338km. Sau 13 tháng, đến 13h ngày 13-12-1971, mối hàn cuối cùng của tuyến đường ống Hà Nội- Vinh hoàn tất, vượt thời hạn Chính phủ quy định.
      Tháng 4-1972, Mỹ dùng không quân, hải quân đánh phá trở lại miền Bắc. Các cảng biển, cửa sông bị thuỷ lôi phong toả nhằm bịt chặt vận chuyển đường biển quốc tế vào miền Bắc. Việc tiếp nhận xăng dầu của Liên Xô từ đường biển hoàn toàn bế tắc. Nguy cơ thiếu xăng dầu cho chiến trường miền Nam hiện rõ. Chính phủ triệu tập phiên họp bất thường bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn về xăng dầu. Theo đề xuất của Cục xăng dầu, phương thức tiếp nhận xăng dầu bằng đường biển sẽ chuyển sang đường bộ: chúng ta yêu cầu Chính phủ Trung Quốc giúp đỡ chúng ta nhận xăng của Liên Xô qua biên giới Việt - Trung. Trong vòng 15 ngày (đến 16-6-1972), các lực lượng với sự hỗ trợ của máy bay trực thăng chở ống đã hoàn thành đường ống từ biên giới về Đồng Đăng (Lạng Sơn) cùng hai kho đã hoàn thành tiếp nhận xăng từ Bằng Tường (Quảng Tây-Trung Quốc) bơm qua để dẫn về Hà Nội. Để mở rộng cho việc nhận xăng từ Trung Quốc, tuyến đường ống từ Pò Hèn (Móng Cái -Quảng Ninh) qua Hải Dương nối về Hà Nội cũng hoàn thành. Cuối năm 1972, tuyến đường ống xăng dầu chiến lược đã thành một hệ thống từ biên giới Việt - Trung vào đến Cam Lộ (Quảng Trị) và sang nam đường 9 (tây Trường Sơn) có tổng chiều dài 3.278km với hơn 81 ngàn tấn nhiên liệu dự trữ.
         Ngày 15-2-1973 Thường vụ Quân uỷ TƯ họp nhấn mạnh: Phải xây dựng được hệ thống đường phía đông Trường Sơn. Đảng uỷ 559 cũng đề ra nhiệm vụ kéo dài tuyến ống cho đến hết Tây Nguyên và các đường ngang ra một số chiến trường, tiến tới xây dựng tuyến phía đông song song với tuyến phía tây. Trong ba năm, phải đưa đường ống vào tới hậu cứ chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
      “Tháng 4-1973, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện có lệnh gọi tôi về Hà Nội giao nhiệm vụ vào khảo sát xây dựng kho xăng dầu lớn cho chiến trường B2 ở Lộc Ninh dù đường ống mới làm tới Tây Nguyên”. Đại tá Mai Trọng Phước nhớ lại nhiệm vụ xây dựng hai kho dự trữ (thay thế các kho tập hợp bằng phuy sắt) cho kế hoạch giải phóng miền Nam. Phối hợp với Cục hậu cần Nam Bộ hai cụm kho bằng bể sắt hàn ở làng Bảy (500 tấn - thuộc Sở cao su Lộc Ninh) và cụm kho làng Chín (1.000 tấn- cạnh suối Pờ Lin- Cốc Rưới) đã được hoàn thành vào tháng 1-1974.
         Ngày 20-11-1974, hai tuyến đường ống Đông và Tây Trường Sơn đã hội tụ về ngã ba biên giới (Plây Khốc- Kon Tum) để tiếp tục kéo dài về Bù Gia Mập (2-1975). Từ đây xăng được tiểu đoàn xe xi tec 103 chở về đổ vào cụm kho Lộc Ninh chuẩn bị cho các chiến dịch lớn. Thời gian này, các kho của Quân đoàn 2, Quân khu 5, Quân khu Trị Thiên… cũng được nối thông với đường ống.
      “Nguồn xăng dầu chính phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn là nguồn xăng dầu từ đường ống bơm 24/24h từ Hà Nội vào. Bên cạnh đó còn có nguồn xăng dầu từ miền Bắc chở vào theo đường biển, đường bộ, xăng dầu thu được của địch được bố trí theo các kho ở các tỉnh duyên hải cùng một số tuyến đường ống dẫn từ Trường Sơn xuống cấp cho quân đoàn 2, quân khu 5. Quân đoàn 4 được đảm bảo xăng dầu từ các kho Bù Gia Mập, Lộc Ninh (tích trữ từ năm 1974). Quân đoàn 1, quân đoàn 3 hành quân từ Tây Nguyên về vị trí tập kết ở Đồng Xoài, Chơn Thành đều được nguồn xăng từ đường ống cung cấp. Ngoài ra, còn bố trí những đại đội xe chở xăng dầu tới mặt trận tiếp tế cho các đơn vị…”. Đại tá Lục Văn Châu- nguyên Trưởng phòng Xăng dầu 559 cho biết thêm, để đảm bảo xăng dầu phục vụ cánh quân từ hướng Tây Nguyên và từ nam đường 9 (Lào)  thần tốc vào Sài Gòn, Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên giao nhiệm vụ sau 48 tiếng phải cấp xăng lớn đượcở Đức Lập (Đắc Lắc). Vì vậy, song song với rải ống làm tuyến 26km nối Đắc Đam ra Đức Lập chúng tôi phải mang theo 1 đại đội xe xi téc và bể cao su dã chiến chở xăng từ Đắc Đam ra cấp cho xe trong lúc đang rải ống. “Thực tế từ khi có đường ống xăng dầu, các chiến dịch của ta luôn giành được thắng lợi nhưng trong chiến dịch Hồ Chí Minh chúng tôi mới thấm thía hơn chủ trương xăng dầu phải đi trước một bước để đảm bảo cho thắng lợi là thế nào”.
       Sum họp với nghĩa tình      
   Chiến tranh lùi xa, những người lính xăng dầu trở về với cuộc sống đời thường nhưng trong số nhiều người làm nên kỳ tích vẫn đang chịu đựng nỗi đau, mất mát do di chứng của chất độc da cam, nhiễm độc chì từ xăng. Để xoa dịu nỗi đau của đồng đội, Ban liên lạc truyền thống ngành xăng dầu quân đội đã cùng nhau chung tay chia sẻ  với đồng đội của mình.
      “Năm 1996, qua báo chí chúng tôi phát hiện gia đình chị Nguyễn Thị Bích Liên,  chiến sĩ đường ống Binh trạm 169 (ở Sơn Thuỷ, Hương Sơn, Hà Tĩnh) có 3 người con gái bị mù bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn. Chồng chị là anh Đoàn Quang Soàn thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc. Hai vợ chồng ra quân mất hết giấy tờ, nên Ban liên lạc đã báo cáo với Cục xăng dầu và địa phương hỗ trợ gia đình làm chế độ, quyên góp giúp đỡ. Sau đó liên hệ để các cháu được chữa sáng mắt. Từ đó, Ban liên lạc luôn thông qua các chi hội, báo đài tìm kiếm, phát hiện đồng đội bị nhiễm chất độc để giúp đỡ, làm chế độ chính sách cho họ”- Đại tá Mai Trọng Phước cho biết, ngoài phần quyên góp, các thành viên của Ban liên lạc còn đi “bán” các tập sách “Xăng dầu một thời đáng nhớ”  để có những phần quà, chút tiền hỗ trợ các cháu bị tật nguyền   
    Tương tự, Ban liên lạc cũng tìm kiếm và giúp đỡ làm chế độ cho vợ chồng anh Dương Ngọc Hồi, chị Phùng Thị Hoa (ở Hiệp Hoà, Bắc Giang) nguyên là chiến sĩ của trung đoàn đường ống 592 có 2 con và một cháu ngoại bị dị tật bẩm sinh do bố mẹ bị nhiễm chất độc da cam. Chị Nguyễn Thị Hẹ (Thuận Thành-Bắc Ninh) 2 con bị nhiễm chất độc da cam, hoàn cảnh khó khăn phải ở nhờ trạm bơm thỷ lợi của xã 20 năm cũng được Ban liên lạc hỗ trợ, liên hệ các ban ngành xây dựng nhà tình nghĩa. Ngoài ra, các thành viên của Ban liên lạc cũng tìm lại được thương binh Nguyễn Lương Định (người vác ống phá bom từ trường) sau hai mươi năm mất liên lạc, đề nghị xét tặng huân chương Chiến công hạng 2 cho người chiến sĩ dũng cảm này.
     Đại tá Lưu Vĩnh Cường (Trưởng Ban liên lạc) cho biết phần lớn bộ đội đường ống đều ở những vị trí rừng rậm, những vùng bị rải chất độc da cam, thường xuyên tiếp xúc với xăng chì, cọ rửa phuy bể nên tỉ lệ nhiễm độc rất nhiều.  Hiện nay ngoài việc thăm hỏi, động viên gia đình đồng đội lúc khó khăn Ban liên lạc vẫn tiếp tục tìm kiếm, liên hệ với chính quyền, các ban ngành để làm chế độ cho những đồng đội và con cái bị nhiễm chất độc da cam. Đến nay đã có 60 trường hợp bị nhiễm chất độc da cam đã được phát hiện, chứng nhận làm chế độ. Riêng đại tá Mai Trọng Phước sau những lần thăm đồng đội đã về sưu tầm những bài thuốc chữa bệnh dễ kiếm, rẻ tiền trên sách báo in thành sách phát tặng cho mọi người. “Thấy nhiều anh em sức khoẻ yếu nên mình làm thế này để giúp họ. Mình có điều kiện giúp đỡ được anh em thì cố giúp từ những cái nhỏ nhất”.
     
 
      *  Tổng chiều dài mạng đường ống từ biên giới Việt – Trung vào Bù Gia Mập là 5.000km. Riêng đường ống xăng dầu trên đường Trường Sơn là 1.399km (từ Long Đại, Quảng Bình đi theo 2 nhánh đông và tây Trườg Sơn, hội tụ ở  Plây Khốc- Kon Tum rồi kéo về rừng Bù Gia Mập (Bình Phước). Trong đó, hướng đông là 830km tuyến bơm xăng và 74km tuyến bơm diezen từ Đông Hà lên A Lưới. Hướng tây có 495km tuyến bơm xăng. Toàn tuyến Trường Sơn có 46 kho, tổng sức chứa hơn 27.000m3. Có 114 trạm bơm đẩy bơm  từ 600- 800m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp cho 10.000 xe trong một ngày đêm. Đến đầu năm 1975 bộ đội đường ống trên tuyến Trường Sơn là 7.602 người (gồm 4 trung đoàn). Năm 1974-1975 nhập được 99.560 tấn, cấp cho các chiến trường 21.025 tấn (đầu năm 1975 lượng dự trữ đủ cho chiến đấu trong 6 tháng)
      -  Trước ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên toàn miền Nam đã có 13.000 tấn xăng dầu ( lượng xăng dầu của 559 chiếm 60%, trong vòng  7 tháng đã bơm vận hành hơn 80.000 tấn xăng dầu qua đường ống).
    - Chuẩn bị cho chiến dịch Huế- Đà Nẵng,  quân khu Trị Thiên bố trí 4 kho (mỗi kho 100m3), 10 tấn phuy. Quân khu 5 bố trí 7 kho với  450 tấn chứa bể, 300 tấn chứa phuy. Quân đoàn 2 có 3 kho với 1.200 tấn bể và 700 tấn phuy
-  Cuối năm 1974 kho Quân đoàn 2 đã nối thông với kho đường ống tại Cam Lộ. Quân khu Trị Thiên nối thông kho với kho đường ống ở A Lưới, Quân khu 5 nối với kho đường ống ở Trao và Bến Giàng
      Trong 55 ngày đêm chiến dịch Hồ Chí Minh đã đảm bảo 77.000 tấn xăng, 18.000 tấn diezen. Các bãi tra nạp dọc đường tiến quân có 2 đến 3 điểm tra nạp trong vòng 5 phút giải phóng được 12 xe.
    * Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên- Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn:
- “Do có đường ống dẫn xăng dầu vào Trường Sơn, tổ chức được trạm tra nạp xăng dầu lớn nên cuối năm 1973, Binh đoàn Trường Sơn mới dám tổ chức sư đoàn xe vận tải (2 sư đoàn, mỗi sư đoàn 4.000 xe, tính cả các tiểu đoàn xe độc lập là 10.000 xe). Đường ống làm xong đã kịp thời phục vụ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Và chỉ có đường ống  mới phục vụ kịp bước tiến thần tốc của các đơn vị. Bởi vì, không có đường ống thì 1.000 xe chở một quân đoàn tham gia chiến dịch phải  bố trí  các xe chở theo 1.000 tấn xăng.
   Một xe chở xăng từ Hà Nội (5m3) vào tới Lộc Ninh phải mất 2 tháng nhưng với đường ống thì sau 12 tiếng, xăng từ Móng Cái đã bơm vào đến Lộc Ninh. Vì vậy có thể nói đường ống là loại hình vận tải bán tự động thoả mãn được cả số lượng, chất lượng và thời gian, phục vụ được cơ động binh chủng quy mô lớn”
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2008, 07:44:43 am »

Truông Bồn - 40 năm quên và nhớ

TT - Rạng sáng 31-10-1968, một trận bom cướp đi sinh mạng 11 cô gái và hai chàng trai cùng một đơn vị thanh niên xung phong ở Truông Bồn (Đô Lương, Nghệ An) khi đang bám trụ mặt đường cho đoàn xe ra tuyến trước. 100 ngày trước đó, chiều tối 24-7-1968, mười cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) hi sinh trong một trận bom khi đang làm đường.

Truông Bồn nằm trên tuyến đường 30 thuộc đường chiến lược 15A, địa phận xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 40km về phía tây và cách huyện lỵ Đô Lương 10km về hướng nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, Truông Bồn là huyết mạch giao thông chi viện nhân tài vật lực cho chiến trường miền Nam. Phát hiện đây là “yết hầu” của tuyến vận tải chiến lược nên từ 1964-1972 đối phương liên tục đánh phá ác liệt.
Hơn 200 cán bộ chiến sĩ, bộ đội phòng không, bộ đội công binh Quân khu 4 và đại đội 317, 314 TNXP của Nghệ An đã hi sinh và bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
(Nguồn: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An)


Hai địa điểm cách nhau chỉ 50km đường chim bay. Nếu Đồng Lộc được thường xuyên nhắc nhớ thì Truông Bồn đã có lúc bị quên lãng đây đó! 40 năm sau, người duy nhất còn sống sót trong trận bom ở Truông Bồn nay có mặt trong câu chuyện bi hùng xưa.

13 người tan vào đất đá

 
Đúng 6g10 sáng 31-10-1968. Chỉ vài giờ nữa, theo giờ GMT, sẽ là 0g ngày 1-11-1968, Mỹ sẽ thực hiện “ném bom hạn chế” trên miền Bắc.

Hi sinh trước cánh cửa ước mơ

Chỉ chưa đầy một giờ nữa, đúng 7 giờ sáng, Cao Ngọc Hòa - tiểu đội trưởng tiểu đội 6 và Nguyễn Thị Tâm - tiểu đội 2 thanh niên xung phong (TNXP) sẽ đưa nhau về nhà của Tâm để chú rể ra mắt nhà gái trong lễ đính hôn. Lúc đó, ở ngôi nhà nhỏ của Tâm, xóm 6, xã Hợp Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), mẹ và anh trai của Hòa mang theo cau trầu và mấy chai rượu đi bộ gần 30km từ xã Diễn Lộc (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đến ngồi chờ.

Chỉ chưa đầy một giờ nữa chị Đàm Thị Bốn sẽ được xuất ngũ về với mẹ do anh trai vừa hi sinh ở chiến trường, nhà không còn ai chăm nom mẹ.

Chỉ chưa đầy một giờ nữa Trần Thị Doãn, Hà Thị Đang, Phan Thị Dung, Vũ Thị Hiên và Nguyễn Thị Phúc sẽ về nhà chuẩn bị đi học ở Trường trung cấp Y tế Nghệ An do thành tích công tác đủ ba năm ở tổng đội, những tờ giấy báo nhập học đang cột trong khăn mùi xoa buộc ở cổ tay.

Nhưng đúng 6 giờ 10 sáng 31-10-1968, cả tám chiến sĩ TNXP ấy cùng năm đồng đội khác là Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Thị Văn, Nguyễn Thị Hoài, Đinh Thị Vinh và Trần Văn Hạp đã vĩnh viễn nằm lại sau trận bom tọa độ đánh phá tuyến giao thông Truông Bồn. Người trẻ nhất 17 tuổi, lớn nhất cũng chỉ 22 tuổi. Tất cả đã nằm lại với tuyến đường.

Đau đớn thay khi có bảy người trong số 13 liệt sĩ hi sinh hôm đó không tìm thấy chút xương thịt nào sau trận bom khủng khiếp ấy. Và mãi đến năm 1996, Truông Bồn mới được công nhận là một di tích lịch sử. Một tượng đài chiến thắng khiêm tốn được dựng lên để tưởng nhớ. Còn trong lòng những cựu TNXP Nghệ An, trong tâm khảm những người dân Đô Lương, Yên Thành…, sự hi sinh của “tiểu đội thép” TNXP Truông Bồn ấy vẫn không bao giờ bị quên lãng.

 
Trận bom định mệnh

Chúng tôi trở lại Truông Bồn đúng dịp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 14 chiến sĩ TNXP của đại đội 317, nhân kỷ niệm 40 năm ngày hi sinh của những TNXP Truông Bồn. Ngoài 13 anh chị em hi sinh sáng 31-10-1968, người duy nhất còn sống sót trong trận bom ấy là chị Trần Thị Thông, nay đã 63 tuổi, là nông dân sống ở ngoại ô thành phố Vinh.

Điều để nhận biết Truông Bồn vẫn nằm sâu trong lòng nhiều người dân xứ Nghệ là khi đến phường Đông Vĩnh hỏi đường về nhà chị Thông, nhiều người dân đã nhiệt tình: “Hỏi nhà o Thông Truông Bồn hả?” rồi tận tình chỉ dẫn. Ngôi nhà đơn sơ ngập trong lúa và rơm rạ giăng giăng từ ngõ vào sân. O Thông đang cặm cụi trên vuông sân để phơi thóc. Đã 40 năm kể từ trận bom định mệnh ấy.

Những hồi ức của buổi sáng 31-10-1968 ùa về rưng rưng đôi mắt người phụ nữ sắp lên lão: “Mấy bữa trước ít khi đi ra mặt đường sớm như rứa, nhưng đêm trước anh Thỏa, “xê” trưởng (đại đội trưởng), họp với các tiểu đội thông báo sáng mai (31-10) phải ra hiện trường sớm để bảo đảm thông đường cho xe. Trên dự báo vài giờ trước khi ngưng ném bom thế nào máy bay cũng oanh tạc dữ dội. Cả đêm ấy mấy chị em nằm ở nhà mẹ Thởm thao thức. Không phải vì nhiệm vụ mà vì ngày mai trong tiểu đội có mấy người ra quân, đứa về lấy chồng, đứa đi học… Chị em miên man rồi thiếp đi”.

Bốn giờ sáng, tiếng kẻng trực ban đại đội vang lên. Tất cả ra hiện trường, hôm nay tiểu đội chị Thông không làm ở phía trên dốc nơi đối phương thường đánh phá mà xuống quãng dưới xa hơn. Nhận khẩu phần mỗi người mấy lát mì luộc, vừa đi vừa ăn. Quốc lộ 15 bấy giờ là đường đất, còn hẹp lắm, không chỉ bom đánh mà chỉ một đoàn xe qua là đường đã bị cày xới lổn nhổn. Mải miết san lấp, trời vừa hửng sáng chợt nghe tiếng anh Hạp trực ban báo động máy bay. Anh Hạp chưa dứt lời đã nghe tiếng rú rít bổ nhào, theo phản xạ chị Thông nhảy xuống chiếc hầm bên vệ đường cùng anh Cao Ngọc Hòa và chị Đinh Thị Vinh, quờ tay đưa khẩu súng trường lên cao bắn báo động. Nhưng chỉ kịp đến thế thì hàng loạt bom trút xuống và chị không còn biết gì nữa.

Sau này chị nghe kể lại trận bom vừa dứt, toàn đơn vị ào xuống quãng đường vừa bị đánh bom. Tất cả chìm trong đất đá và khói bụi. Chị Hường phát hiện có một nòng súng nhô lên mặt đất, đó chính là khẩu súng trường của chị Thông. Chị Phan Thị Thao cùng đơn vị lao đến hét to: “Chị Thông dưới này!”. Cả đơn vị xúm lại đào bới, chị Thông nhờ đang ở động tác quỳ bắn nên chỉ đào sâu vài tấc đã lộ phần đầu. Đưa được chị Thông lên, mọi người bế vội chị về nhà mẹ Thởm. Anh Hòa và chị Vinh cùng trú chung hầm với chị Thông đều hi sinh vì ngạt và sức ép. Tìm kiếm suốt cả ngày hôm ấy cũng chỉ có thêm thi thể bốn chiến sĩ. Còn lại bảy đồng đội khác đã tan vào đất đá.

Kể đến đây chị Thông chợt lặng đi, rồi chị lẳng lặng đốt nhang thắp lên bàn thờ đồng đội. Ở nhà chị, ngoài bàn thờ tổ tiên, chị lập một bàn thờ nhỏ thờ đủ 13 liệt sĩ đã nằm lại trong trận bom định mệnh sáng 31-10 ấy. Tôi nhìn lên bàn thờ, thay cho bài vị hay những tấm hình, sau lư nhang có một tấm bìa in hình đài tưởng niệm Chiến thắng Truông Bồn do chị Thông dán. Đó là bìa cuốn Bản tin của Hội Cựu TNXP Nghệ An.

Chị Thông ngậm ngùi: Cả mười mấy anh chị em hi sinh nào có mấy người có ảnh chân dung để thờ đâu. Đợt này Hội Cựu TNXP tỉnh đứng ra phục hiện chân dung cho 13 liệt sĩ Truông Bồn phải dùng cách chọn lấy một người có gương mặt giống với liệt sĩ nhất trong gia đình rồi vẽ, vừa vẽ vừa chỉnh sửa theo ký ức của mọi người. Có người nay không còn ai trong gia đình để có thể dựa vào đó mà phục hiện. Hi sinh, thịt xương thân xác đã không còn mà cả tấm hình để thờ tự cũng không có nốt.

LÊ ĐỨC DỤC - VŨ TOÀN

________________________________

Truông Bồn ngày ấy có hàng ngàn TNXP tuổi đôi mươi. Dẫu đạn bom vây bủa, sống chết gang tấc, họ vẫn đến với nhau. Nhưng bom giội xuống, mãi mãi không có những cuộc đưa dâu.

Kỳ tới: “Em không về, vắng một cuộc đưa dâu”
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2008, 08:05:14 am gửi bởi TQNam » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2008, 07:50:49 am »

“Em không về, vắng một cuộc đưa dâu”

TT - Truông Bồn ngày ấy có hàng ngàn TNXP tuổi mười tám đôi mươi. Cho dẫu đạn bom vây bủa, sống chết gang tấc, bao nhiêu đôi lứa vẫn yêu nhau, bao nhiêu người đã nên chồng vợ, nhưng có lẽ ít có câu chuyện tình nào bi tráng như mối tình của Cao Ngọc Hòa và Nguyễn Thị Tâm. Nhiều người dân ở Hợp Thành ngày đó và nhiều bạn bè của Tâm cũng nhận tin cô hi sinh trước, rồi sau đó bất ngờ và xót xa khi biết tiếp tin cô vừa đính hôn.

Chuyện tình bi tráng

Trong căn nhà ở xóm 6, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), ông Nguyễn Trọng Đàn, người gọi liệt sĩ Nguyễn Thị Tâm bằng cô ruột, mang ra tấm hình chân dung của Nguyễn Thị Tâm vừa được phục dựng. Tuy là ảnh phục dựng nhưng ông Đàn bảo rất giống. Trong ảnh là cô gái với vẻ đẹp tươi trẻ và rạng rỡ. Và gương mặt ấy, ánh mắt ấy mãi mãi dừng lại ở tuổi 20.

Chuyện chị Tâm và anh Hòa yêu nhau “bí mật” suốt ba năm không ai hay biết, bởi cũng vì kỷ luật thời chiến. Và mối tình ấy chỉ được “công khai” khi cả hai đến ngày chuẩn bị xuất ngũ.

Tuy gọi chị Tâm bằng cô nhưng ông Đàn chỉ kém người cô ruột vài tuổi. Trước khi Tâm hi sinh chừng mươi ngày, từ đơn vị cô tranh thủ ghé về trình bày với gia đình chuyện tình cảm giữa cô và Hòa. Tâm cũng cho biết sắp đến nhà trai sẽ lên làm lễ bỏ trầu, có thể ngày ấy cô và Hòa chưa chắc về được, nếu nhà trai mang lễ vật đến xin mẹ và các anh chị trong nhà cứ coi như đang có mặt hai đứa. Báo cho gia đình xong, Tâm trở về đơn vị kịp ngay trong đêm. Chừng hơn một tuần sau, chiều 30-10-1968, gia đình ông Đàn đón hai người khách lạ: mẹ và anh Lợi - anh trai Hòa.

40 năm rồi ông Đàn vẫn nhớ như in hình ảnh bà mẹ và anh Lợi với giỏ xách xếp một ít bánh trái, chai rượu và cau trầu lên nhà dạm hỏi. Họ cùng đi bộ, dù đường từ Diễn Lộc (huyện Diễn Châu) lên đến Hợp Thành dài gần 30km. Bom đạn đánh phá ác liệt. Thương con, bà mẹ đã thức dậy từ sớm chuẩn bị rồi lên đường. Đến nhà rồi, ông Đàn còn nhớ chiều muộn, chờ mãi không thấy Hòa và Tâm về, anh Lợi đã tranh thủ dắt ông Đàn đi hớt tóc ở nơi mấy người thợ sơ tán trong làng. Lại ngóng mãi mà chẳng thấy cô dâu và chú rể thu xếp về được, nhà trai đã bày biện mâm lễ mọn ra mắt họ hàng nhà gái. Đêm ấy, bà mẹ anh Hòa ngủ lại nhà cô con dâu tương lai, hi vọng sáng mai cả hai con sẽ cùng về ra mắt. Bởi cho đến giờ phút ấy nhà gái vẫn chưa biết mặt chú rể và ngược lại, nhà trai cũng chưa từng thấy mặt con dâu!

Vắng nhiều cuộc đưa dâu
 
Cũng trong buổi chiều ấy, ở đại đội TNXP 317, tranh thủ lúc không ra hiện trường mấy anh chị em pha ấm trà với mấy chiếc kẹo vừng để chia tay tám người trong tiểu đội. Vui nhất là Hòa và Tâm. Hòa đã xong thủ tục xuất ngũ ở tiểu đội mình, trong lúc chờ người yêu làm thủ tục để cùng về, anh gia nhập luôn tiểu đội của Tâm. Chiều ấy, không chỉ Hòa và Tâm vui vì sắp được về nhà, chung sống bên nhau mà cả sáu đồng đội khác cũng có niềm vui riêng, người chuẩn bị đi học, người được về chăm mẹ già neo đơn.

Chị Trần Thị Thông bồi hồi kể lại: biết tin Hòa và Tâm sắp cưới cả đại đội ai cũng mừng, hai người đẹp đôi đã đành mà còn vì thời chiến, yêu nhau, cưới nhau không đơn giản. Buổi sáng 31-10, khi ra hiện trường, nhận mấy lát mì luộc khẩu phần buổi sáng, Tâm còn xé nửa miếng mì luộc âu yếm đưa cho người yêu, mấy chị em thấy vậy vỗ tay hoan hô vun vào: “Mau mau mời bọn tôi ăn kẹo đấy nhé!”. Không ngờ chỉ chưa đầy một giờ sau tất cả đều tan vào đất đá!

Ông Đàn bảo khi ấy vừa hửng sáng, bà mẹ anh Hòa cũng trở dậy. Vừa bước ra sân thì nghe tiếng bom vọng về từ phía Mỹ Sơn (Đô Lương), cũng chỉ nghĩ rằng chiến tranh, bom rơi đạn nổ thường tình, không hề hay biết bom đạn đã cướp mất đôi vợ chồng sắp cưới! Lại nghĩ chắc Hòa và Tâm không về nhà được nên bà cụ và anh Lợi xin chào để về lại Diễn Lộc vì đường xa. Chừng 10 giờ sáng, gia đình ông Đàn nhận được hung tin. Bố ông Đàn, tức anh ruột của Tâm, bấy giờ là chủ tịch xã Hợp Thành, nghe tin em gái hi sinh vội đạp xe lên Mỹ Sơn. Ba ngày lăn lộn cùng đồng đội trong đơn vị tìm kiếm nhưng không thể tìm thấy được mảnh thi thể nào của Tâm. Hòa may mắn hơn còn nguyên vẹn thi thể!

Và thế là mãi mãi không có cuộc đưa dâu từ Hợp Thành về Diễn Lộc như mơ ước của Tâm và Hòa.

Trong danh sách 13 liệt sĩ Truông Bồn, phần ghi “người thờ phụng” của các liệt sĩ ai cũng có. Riêng phần liệt sĩ Cao Ngọc Hòa thì để trống. Hỏi ông Đàn về gia cảnh anh Hòa, ông bảo sau này có hỏi tìm nhưng hình như bên gia đình anh Hòa không còn ai. Mẹ và anh trai của anh cũng đã mất.

Mà đâu chỉ có Nguyễn Thị Tâm. Tất cả mười cô gái TNXP Truông Bồn cùng hi sinh hôm ấy với Tâm đều rất trẻ, đều vừa mười tám, đôi mươi! Họ đã mãi mãi nằm lại với tuyến đường, như câu thơ tưởng niệm các nữ TNXP đã hi sinh trĩu nặng thương yêu khắc khoải: Đường làng tháng giêng dài ra hút tắp/ Em không về, vắng một cuộc đưa dâu! (thơ Trần Tuấn). Làm sao có thể kể hết bao nhiêu cô gái TNXP mãi mãi không bao giờ có niềm hạnh phúc một lần làm cô dâu! Mơ giấc mơ về một tổ ấm gia đình như mười cô gái Đồng Lộc trước đó, như hàng ngàn cô gái TNXP mở những tuyến đường ra trận đã không về!

LÊ ĐỨC DỤC - VŨ TOÀN
___________________

Nếu trên đời có hai chữ số phận thì người phụ nữ sống sót trong trận bom ngày ấy đã mang trên mình số phận nhân chứng. Bởi nếu ngày ấy chị cũng hi sinh, rất có thể bây giờ câu chuyện Truông Bồn sẽ có vài điều khác đi.

Kỳ tới: Người ở lại làm nhân chứng

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2008, 08:04:44 am gửi bởi TQNam » Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #49 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2008, 07:52:31 am »

Người ở lại làm nhân chứng


TT - Trong lúc ngồi đợi anh Lê Hải Diên - chồng chị Trần Thị Thông - từ ruộng về, chị Thông bảo: “Đi qua bom trên đạn dưới chừ vẫn chưa hết khổ, nhưng nghĩ lại số phận những chị em cùng đơn vị hi sinh hôm đó thì chuyện sống sót của mình quả là vạn lần may mắn. Bởi chỉ khoảnh khắc ấy, nhanh hơn hay chậm hơn một chút thôi thì có lẽ tuổi tên của mình đã được khắc cùng tên đồng đội trên tấm bia đá tưởng niệm! Nghĩ rứa, biết rứa mà sống thanh thản”.


Người còn lại

Hôm chúng tôi trở lại làng Mỹ Thái (xã Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An) tìm gặp mẹ Thởm, người mẹ nuôi của tiểu đội TNXP Truông Bồn ngày ấy, nghe mẹ tường tận kể lại trận bom định mệnh ngày 31-10-1968 mới biết sự sống của chị Thông quả là kỳ diệu. Mẹ Thởm là tên mọi người gọi theo tên người con trai đầu của mẹ, Nguyễn Trọng Thởm, còn tên mẹ là Nguyễn Thị Phác. Ngôi nhà của mẹ ở làng Mỹ Thái là nơi các chị Thông, Vinh, Hiên, Đang… ở từ đầu năm 1967, khi đại đội TNXP 317 chuyển từ Rú Đụn (Nam Đàn) lên Đô Lương cho đến cuối năm 1968.

Đã nghe chị Thông kể về buổi sáng tang tóc ấy, nhưng khi ngồi với mẹ Thởm trong căn nhà cũ kỹ với mái tóc bạc như cước của bà cụ vào tuổi 86, tất cả ký ức 40 năm trước cứ hiện về mồn một.

Khi chị Thông được anh em trong đơn vị tìm thấy và khiêng thẳng từ hố bom về nhà mẹ Thởm, đặt lên trên tấm sạp tre mà mấy cô TNXP đêm đêm vẫn ngủ thì chị Thông đã chết ngất. Mẹ Thởm kể: “Khi ấy nghe nói cả tiểu đội hi sinh cả, tui cứ sợ con Thông không sống nổi. May sao có đoàn xe chở quân từ tuyến sau ra chiến trường đang đợi thông đường, tránh máy bay ở trong xóm”. Sau trận bom, hai anh bộ đội quân y được chỉ huy đơn vị cử ở lại tham gia tìm kiếm, cấp cứu cùng anh em TNXP.

Trong căn nhà mẹ Thởm suốt sáng hôm ấy, các anh quân y đã tìm mọi cách cứu sống chị Thông. Quá trưa, khi chị bắt đầu tỉnh lại, hai người lính vội vã đuổi theo đơn vị, không quên để lại mấy dòng chữ viết vội: “Chúc em gái chóng bình phục, bọn anh đi tiếp vào mặt trận. Hẹn gặp lại ngày chiến thắng”. Không thêm một dòng tên tuổi, địa chỉ nào nữa. Rồi chiến tranh kéo dài, ước mong được gặp lại những người lính quân y ân nhân của chị Thông vẫn chưa thực hiện được.

Nếu trên đời có hai chữ số phận thì chị Thông đã được số phận mỉm cười, bởi dù đã được cứu ra khỏi ngổn ngang đất đá, mịt mùng bom đạn, nhưng nếu không có hai người chiến sĩ quân y tận tình cứu chữa chắc gì chị đã sống. Chị đã sống để làm chứng nhân cho sự hi sinh oanh liệt ấy. Bởi nếu ngày ấy chị cũng hi sinh, rất có thể bây giờ câu chuyện Truông Bồn sẽ có vài điều khác đi.

Chuyện là cách nay mấy năm, trong khi tìm hiểu chưa thấu đáo về sự kiện này, có một bộ phim tài liệu về Truông Bồn được thực hiện vội vàng và đã xảy ra nhầm lẫn. Nhân vật lẽ ra là chị Thông đã được thay bằng một nữ TNXP khác, chị ấy cũng đã lăn lộn trên tuyến đường Truông Bồn nhưng ở một đại đội khác, càng không phải là người sống sót duy nhất trong trận bom cướp đi sinh mạng 13 TNXP của đại đội 317. Và khi tình cờ coi những thước phim tài liệu kia, chị Thông đã đi tìm sự thật, không phải sự thật cho mình mà vì anh linh đồng đội đã ngã xuống. Và hơn thế, những sự thật ấy đã nhắc nhở về những lãng quên đây đó với Truông Bồn.

Và có phải những đồng đội của chị nằm xuống mặt đường hôm ấy đã xui khiến phù hộ một “nhân duyên” may mắn cho đời chị?

Hạnh phúc như chuyện tình cờ
 
Những ngày bám trụ mặt đường, những nữ TNXP và những anh bộ đội trên đường vào tuyến lửa gặp nhau. Vài câu chào hỏi, mấy câu hò đối đáp, một chuyến xe mắc lầy, tắc đường... Rồi đi, đi miết không chắc ngày gặp lại.

Một đêm tình cờ trên cung đường Truông Bồn ấy, một đoàn xe vào tuyến trong, xôn xao giọng Nam giọng Bắc, có tiếng hỏi: “Có ai người Hưng Nguyên không?”. Có tiếng đáp: “Đây chỉ có người Yên Thành!”.

“Cũng là đồng hương cả”. Thế rồi những người lính nhảy xuống xe làm quen với tiểu đội nữ TNXP. Những câu hò đối đáp vang lên, chị Thông chỉ nhớ một chiến sĩ trẻ cũng là lính quân y. Không hẹn hò gì nhưng họ đã âm thầm trao gửi chút cảm tình. Vài câu thăm hỏi vội vàng, rồi kẻng trực ban vang lên báo đã thông đường, đoàn xe hối hả lăn bánh ra tiền tuyến mang theo những chàng lính trẻ. Chị Thông cũng không hình dung được những ngẫu nhiên mà số phận sắp đặt cho mình.

Đầu năm 1969, chị Thông xuất ngũ, được bố trí về Xí nghiệp may Việt Đức ở thành phố Vinh. Hồi ấy công nhân xí nghiệp được bố trí ở tạm trong nhà dân. Chị Thông được phân về nhà ông bà cụ Đèo ở khối Yên Duệ, phường Đông Vĩnh. Con cái trong nhà đã ra chiến trường, chị Thông xem hai cụ như bố mẹ mình, vừa công tác ở xí nghiệp vừa hôm sớm đỡ đần. Ông bà Đèo cũng xem chị Thông như con. Cuối năm ấy ông Đèo ốm nặng, gia đình sợ ông không qua khỏi nên đánh điện cho người con trai trưởng đang ở chiến trường. Thu xếp được phép, người con của ông bà từ mặt trận Quảng Trị tìm về. Và thật bất ngờ khi về nhà, cả hai anh chị cùng nhận ra nhau là người quen trong cái đêm trên tuyến đường Truông Bồn năm ấy. Anh là Lê Hải Diên, chiến sĩ quân y của sư đoàn 308.

Câu chuyện gặp gỡ ngẫu nhiên năm nào, cuộc gặp tình cờ trong ngôi nhà ở quê hương đã gắn kết số phận hai người. Thư đi thư về, đến cuối năm 1970 thì anh Diên về phép và cả hai tổ chức đám cưới. Xong ba ngày phép cưới vợ, anh Diên lại vào chiến trường, chị Thông trở thành cô con dâu hiền thảo của ông bà Đèo.

Gần 40 năm sau ngày cưới, chị Thông và anh Diên đã lên chức ông chức bà. Và như phần đông những người cùng thế hệ, hòa bình họ lại về với ruộng nương. Nhìn ngôi nhà của hai vợ chồng ở khối Yên Duệ, phường Đông Vĩnh (thành phố Vinh), không thể không nhận ra sự khó nghèo vẫn đeo đẳng họ. Tài sản đáng giá duy nhất trong nhà có lẽ là chiếc tivi màu đã cũ.

Vẻ lam lũ vẫn hiện ra trên gương mặt chị Thông, nhưng dường như chị không mấy bận tâm về cuộc sống gian khó hiện tại. Đi qua những lằn ranh sinh tử của chiến tranh với bao đồng đội ngã xuống, chị Thông luôn tâm niệm mình còn sống trở về là một điều may mắn. Và may mắn hơn khi chị đã có một gia đình, một mái ấm với những đứa con đã trưởng thành.

Biết chúng tôi sẽ đi thăm lại những gia đình liệt sĩ Truông Bồn ở Đô Lương, Yên Thành..., chị Thông bảo: “Cứ mỗi lần gặp mặt cựu TNXP là mấy chị em lại ôm nhau khóc! Cứ cảm giác mình có lỗi với đồng đội, bạn bè đã hi sinh sao mình còn sống! Mà biết mần răng cho thỏa vong linh anh em đây!”. Thật ra chị đã thỏa vong linh anh em phần nào rồi, bởi chị đã được sống như để làm chứng nhân cho sự hi sinh oanh liệt của đồng đội năm xưa.

Sự hi sinh làm lay động lòng người

Sự kiện Truông Bồn xảy ra khi tôi mới 12 tuổi. Nhưng hình ảnh những người lính lái xe, dân quân tự vệ, giao thông vận tải, đặc biệt là những cô gái TNXP thời đó đã bồi hồi hiện lên khi tôi đọc từng trang viết thật ấn tượng đang đăng trên Tuổi Trẻ.

Hồi đó, con đường ác liệt phải chạy rẽ qua làng tôi. Nhà tôi là một trong nhiều nhà dân có các cô TNXP đến ở. Tôi không thể quên có đêm các cô bất chấp bom đạn, mặc áo trắng để làm “cọc tiêu sống” cho hàng ngàn chuyến xe đi vào Nam. Vực Chỏng là một trong bốn trọng điểm ác liệt cùng với trọng điểm Truông Bồn. Mùa mưa lũ, nước dâng ngập vực Chỏng, ngày nào quần áo các cô cũng ướt đầm. Vì thế, các cô thường mặc chung quần áo của nhau miễn người nào đó có dư một bộ quần áo khô. Rồi bất ngờ các cô hi sinh, vùi trong đất đá. Đó là sự hi sinh cao cả, làm lay động ký ức tôi không chỉ đến bây giờ.

Từ Truông Bồn, tôi lớn lên, đi xa, trở thành chủ doanh nghiệp. Việc công ty chúng tôi đóng góp 1 tỉ đồng để tỉnh Nghệ An xây dựng di tích lịch sử Truông Bồn chỉ mới là bước đầu, vì tôi nghĩ Truông Bồn quê hương sẽ là kỳ tích cho đời sau bởi nó gắn với sự hi sinh bi hùng của nhiều lực lượng, trong đó có cuộc đời trẻ trung của các cô TNXP Nghệ An.

NGUYỄN BÁ THI
(chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn - SABECO)[/
color]


LÊ ĐỨC DỤC - VŨ TOÀN

--------------------------------------------------

Hàng vạn chuyến xe đã chở quân chở hàng vượt qua trọng điểm Truông Bồn an toàn. Còn họ ở lại, chẳng tiếc đời mình, dù điều họ làm là những huyền thoại.

Kỳ tới: Lặng thầm như đất
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2008, 08:05:46 am gửi bởi TQNam » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM