Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:04:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Trường Sơn - Con đường huyền thoại  (Đọc 123938 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kevin
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #10 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2007, 09:20:38 pm »

Ke ke ke, mấy bác trong này vui tính nhờ. Đặt tên box là "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước..." mà chả có chủ đề nào về đường Trường Sơn à? Hài thật. Đúng kiểu dân Việt Nam toàn hô hào to tát, làm những việc ở tận đẩu tận đâu trong khi việc còn con, ngày bên cạnh thì... He he he!

-Số máy bay Mỹ bị lực lượng phòng không thiết giáp bắn rơi: 2.4555 chiếc.

Xem lại mình trước khi đi chê người khác đi. Mấy ông phòng không Trường Sơn giỏi thế, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ thế này thì mấy chú Boeing, Mc Donald cứ gọi là mừng hơn bắt được vàng.
Sai sót khi đánh máy thôi mà. Có quái gì đâu mà phải chọc với ngoáy.

Có bác mod nào đi qua thì sửa dùm em cái, 2.455 chiếc máy bay thôi.
Logged

Hỏi thế gian, tình là gì mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2007, 11:24:39 pm »

Nếu Mỹ dùng toàn bộ B52 ném bom đường mòn HCM thì hậu quả sẽ thế nào nhỉ?
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 09:43:36 am »

Nếu Mỹ dùng toàn bộ B52 ném bom đường mòn HCM thì hậu quả sẽ thế nào nhỉ?

Thì có lẽ kiệt lực mà rút sớm từ năm 70 ạ!

Các phi vụ B-52 được cân nhắc sử dụng rất kỹ, không phải vì Mỹ thương ta, mà vì thương cái hầu bao của họ. 1 phi vụ B-52 rất đắt đỏ so với 1 phi vụ cường kích A6, A7 hay F4, F8: tiền bom gấp ít nhất 20 lần, nhiên liệu ngốn ít nhất 50 lần, tiền bảo trì bảo dưỡng cỡ 20 lần, chỉ tính riêng cho chiếc B-52 làm nhiệm vụ. Tốn kém còn tính vào các máy bay yểm trợ, tiếp dầu, tìm cứu, tính cả vào chi phí phục vụ như lắp bom, bơm dầu, hệ thống sân bay.... sơ tính ít nhất là tương đương với vài chục lần tới vài trăm lần 1 phi vụ cường kích (đặc biệt với các máy bay xuất phát từ Guam). Vậy với mỗi tốp 3 máy bay B52 cho 1 lần oanh tạc, đã tương đương hàng trăm lần máy bay cường kích, đắt quá ạ!

Số tiền chi cho VNW của Mỹ cỡ 800 tỷ đô (không rõ là quy đổi về hiện giá chưa), gấp 2 lần chiến tranh công nghệ cao mấy năm rồi ở Iraq (đến giờ tính ở Iraq mất cỡ 450 tỷ).

Ở Trường Sơn chưa cần B-52, chỉ cần tính số phi vụ cường kích, phóng pháo, trinh sát các lọai thì tính cũng thấy ỏai rồi bác! Vác B-52 dện Trường Sơn thì ai trực ban chiến lược cho Mỹ để còn đối trọng LX và khối XHCN Huh
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 09:53:23 am »



Xem lại mình trước khi đi chê người khác đi. Mấy ông phòng không Trường Sơn giỏi thế, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ thế này thì mấy chú Boeing, Mc Donald cứ gọi là mừng hơn bắt được vàng.

Chết thật, Mc Donald sản xuất máy bay ạ, em giờ mới biết đấy!
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 12:42:23 pm »

MD cũng là hãng sản xuất máy của Mỹ
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 05:25:20 pm »

MD cũng là hãng sản xuất máy của Mỹ

Em xin bác, tên đúng của nó là McDonnel Douglas chứ không phải Mc Donald (thằng này bán đồ fát fút thôi)
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 10:01:17 pm »

MD cũng là hãng sản xuất máy của Mỹ

Em xin bác, tên đúng của nó là McDonnel Douglas chứ không phải Mc Donald (thằng này bán đồ fát fút thôi)
Mình quên MD là tên chung của các loại máy bay chở khách của hãng McDonnel Douglas chẳng hạn như MD 109
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2008, 09:16:43 pm »

Bên talawas họ mới đăng một bài của ông Nguyễn Kỳ Phong (quân sử gia VK thuộc loại làm việc có phương pháp đàng hoàng).

Nguồn: talawas

Nội dung chủ yếu thắc mắc về một số con số, dữ liệu,...không khớp nhau trong nhiều tài liệu chính thức của ta về đề tài Đường Trường Sơn.

Thỉnh thoảng có người phản biện thế này, cũng là một việc tôi thấy có ích.

Trích dẫn
Người viết chú trọng đến quyển Chiến tranh cách mạng Việt Nam vì quyển này được sự hiệu đính của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, và Ban Chỉ đạo này trực thuộc Bộ Chính trị Đảng CSVN. Bản liệt kê tên những tác giả đóng góp nhìn rất hùng hậu. Nhưng chỉ tiếc khi có một vài con số vô lý một cách hiển nhiên lại bị những người biên soạn không để ý đến. Nhìn vào con số 5.500.000 m3 dầu xăng đã chuyên chở trên tuyến là một thí dụ. Chúng ta thấy rõ ràng con số 5.500.000 m3 là vô lý; có thể đây là lỗi ấn công [17] . Nhưng từ đó, nhìn vào những con số tiếp tế nhiên liệu đến từ các sách, chúng ta thấy thống kê của các tác giả cũng không đồng nhất. Độc giả chắc chắn thấy con số 5.500.000 m3 dầu xăng là trật, vì ở trang 601 cùng sách, ban biên tập cho biết trong 20 năm, 1955-1975, tổng cộng số hàng viện trợ miền Bắc nhận từ Nga, Trung Cộng, và các quốc gia cộng sản Đông Âu chỉ có 2.362.682 tấn. Trong số đó, quân nhu dụng thuộc về hậu cần (lương thực, thực phẩm, quân trang, quân y, xăng dầu, mỡ, vật liệu xây dựng…) là 1.101.346 tấn. Như vậy, con số 5.500.000 m3 không có nghĩa — tìm đâu ra được năm triệu rưởi tấn trong 15 năm nếu cả 20 năm chỉ nhận được hơn hai triệu tấn? Nếu con số đó là 550.000 m3 thì cũng không có nghĩa vì sẽ tăng tổng số hàng chuyển trên tuyến đường Hồ Chí Minh lên gấp đôi. Và nếu là 55.000 m3 thì lại mâu thuẫn với những gì viết trong sách khác. Nguyễn Việt Phương trong bài viết “Lịch sử hình thành, phát triển vận tải quân sự chiến lược 559 – Đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu mước” (in chung trong tuyển tập, Đường về thành phố mang tên Bác), trang 532, viết: “Chỉ trong hai năm [1973-1974], tuyến ống [đường ống dẫn xăng, dầu] tăng gấp bốn lần những năm trước (1965-1972), nâng tổng số chiều dài lên 1.331 km. Đã tiếp xăng dầu cho chiến trường được 59.000 tấn (bằng 6,2 lần tổng số trong tám năm trước).” [18] Qua chi tiết đó, làm một bài toán, chúng ta biết cho đến thời gian trên, tổng cộng Cộng sản Bắc Vtệt đã cung cấp cho các chiến trường là 68.516 tấn, hay là hơn 68 triệu 500 ngàn lít dầu xăng. Ở trang 537 sau đó, tác giả viết tiếp: “Cuối tháng 12-1974 đã hoàn chỉnh hai tuyến xăng dầu (Đông Trường Sơn – Tây Trường Sơn) dài 1.400 km, có 113 trạm bơm, 46 kho trữ lượng 270.000 mét khối.” [19] Câu văn này không rõ ở một điểm: các bồn, kho chứa xăng dầu, có khả năng dự trữ 270 ngàn mét khối (bằng 270 ngàn tấn; bằng 270 triệu lít), nhưng họ đã dự trữ được bao nhiêu rồi? Ở trang 548 cùng sách, tác giả cho biết, để chuẩn bị cho chiến dịch sau cùng đánh chiếm miền Nam, bộ tư lệnh Trường Sơn có số nhiên liệu bảo đảm là 68.472 tấn. Người viết rất nghi ngờ những con số về nhiên liệu cung cấp từ những thư liệu đã trích trên. Ở trong hai tài liệu khác, chúng ta thấy có thể đại tá Nguyễn Việt Phương hay là ấn công đã viết lộn giữa hai số 27.000 và 270.000 (hai mươi bảy ngàn và hai trăm bảy mươi ngàn). Trong Trường Sơn: Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tập 2, trang 203-204, tác giả Nguyễn Việt Phương viết về các trung đoàn đường ống phụ trách công tác cung cấp xăng dầu cho tuyến: “Trung đoàn 671 có 10 kho trữ lượng 6.800m3, với 36 trạm bơm đẩy và cấp phát. … Trung đoàn 592 … có 13 kho trên đường, trữ lượng 6.900m3, với 28 trạm bơm cấp phát. … Trung đoàn 532 … có 12 kho trên đường, trữ lượng 7.600m3, với 26 trạm bơm và cấp phát. … Trung đoàn 537 … có 11 kho trên đường, trữ lượng 5.750m3, với 23 trạm bơm và cấp phát.” So sánh đoạn văn này và đoạn văn trên (nguyên văn ở phụ chú 16 của tác giả viết bài này), chúng ta thấy có một sự làm lẫn nào đó. Đoạn văn trong Trường Sơn: Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tập 2, khi cộng các con số lại, chúng ta thấy có 46 kho dự trữ và 113 trạm bơm xăng dầu, với khả năng chứa là 27.050 mét khối. Trong khi đó ở Trường Sơn: Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tập 1, tác giả lại viết tổng cộng xăng dầu dự trữ trên tuyến, trước giờ G chiến dịch Hồ Chí Minh, “… trữ lượng tổng cộng 23.522 m3 + 3.500 m3.” Có thể nào từ 27.050 m3, tác giả Nguyễn Việt Phương đã viết lầm là 270.000 m3? Để có một khái niệm về số lượng xăng dầu tiêu thụ hàng năm trên tuyến, theo những gì tác giả Nguyễn Việt Phương viết, chúng ta được biết năm 1969 nhu cầu xăng dầu cho toàn tuyến là 25 ngàn tấn và năm 1971 là khoảng 40 ngàn tấn [20] . Trong khi đó, năm 1988, nhà xuất bản Ngoai văn ở Hà Nội xuất bản một cuốn sách có tựa là The Ho Chi Minh Trail, trong đó cho biết tổng số nhiên liệu chở qua tuyến Đường Hồ Chí Minh là 56 triệu m3! Còn ban soạn thảo quyển Bách khoa Từ điển Quân sự Việt Nam (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1996, đề mục “Đường mòn Hồ Chí Minh”, trang 304) cũng không giúp ích được gì, khi họ cho biết hệ thống tiếp tế nhiên liệu trên Đường Hồ Chí Minh có “46 kho với sức chứa 17.050 t[ấn], 113 trạm bơm đẩy và cấp phát.” Nhưng những chi tiết từ đề mục “Đường Hồ Chí Minh” trong quyển từ điển bách khoa đó cho thấy ban chủ biên đã dựa theo số tư liệu đã trích dẫn trên. Các con số 270.000; 27.050; 7.050 tấn - hay 56 triệu m3 - một lần nữa cho thấy sự thiếu nhất quán của tất cả các tài liệu nói về chủ đề này [21] .
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Giêng, 2008, 10:02:30 pm gửi bởi dongadoan » Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2008, 09:52:21 pm »

Bác dongadoan cho ý kiến nhỉ?

Bác Altus có thể kéo cả về giúp em không, em không vào được talawas
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2008, 10:00:34 pm »

Em đoán mò tí, con số 5,5 triệu m3 có thể là do cộng từng báo cáo lại. Kiểu A chuyển 100 tấn đến B, B chuyển 95 tấn đến C.... => 195 (lượt) tấn, giống cái ví dụ nuôi gà của bác leopard bên topic Linebacker 2.

Mấy cái chênh nhau thì chắc là do in ấn.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM