Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:17:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng ta đã thua trận ở Việt Nam như thế nào  (Đọc 3581 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 07:39:05 am »

Tác giả: Nguyễn Cao Kỳ
Thông tấn xã Việt Nam phát hành
Năm xuất bản: 1985
Số hoá: ptlinh



LỜI GIỚI THIỆU

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng miền Nam, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả tập hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ “Chúng ta đã thất trận ở Việt Nam như thế nào?”. Cái tên Nguyễn Cao Kỳ, một tên bán nước nổi tiếng về sự tàn bạo, hung hăng và huênh hoang, hiện nay cầm đầu tổ chức ăn cướp ở Mỹ, vốn không xa lạ đối với đông đảo độc giả nước ta. Tuy nhiên, đằng sau những lời lẽ đầy hằn học đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, thanh minh cho sự thất bại thảm hại của quan thầy Mỹ và lũ tay sai bán nước, Kỳ cũng đã phải một phần nào phơi bày sự thối nát, lục đục của lũ tướng tá nguỵ quân cũng như cảnh nhục nhã của lũ bán nước trong lúc cầm quyền cũng như khi bại trận. Vì là một tài liệu tham khảo nên chúng tôi chỉ lược đi những đoạn và những câu không cần thiết, vẫn giữ lại những đoạn chủ yếu trong tập hồi ký.


Về tập hồi ký này, có nhiều ý kiến của báo chí nước ngoài nhận xét rằng tác giả thực của nó không phải là Nguyễn Cao Kỳ. Dầu sao đi nữa, tập hồi ký này, về một mặt nào đó, cũng cung cấp cho chúng ta một số tài liệu tham khảo để nghiên cứu về cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trong một giai đoạn lịch sử hết sức quyết liệt và phức tạp.


Công ty phát hành
Thông tấn xã Việt Nam
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 07:40:10 am »

Chương I
Một vấn đề danh dự “Tôi rất tiếc câu trả lời là không”


Người Mỹ không còn dám nhìn thẳng vào mắt tôi nữa, tôi biết rằng thế là hết rồi. Chúng tôi ngồi trong nhà của tôi ở Tân Sơn Nhứt, căn cứ không quân Sài Gòn nằm ở ngoại ô, cách thành phố một vài dặm. Mặc dù lúc bấy giờ là một dân thường, tôi vẫn còn giữ cấp bậc thiếu tướng không quân và vẫn có quyền ở trong “khu gia đình”. Đêm 22-4-1975, tôi đang ngồi tại đó, đối diện với Erich Von Moarbod, một trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và hai cố vấn quân sự dường như là Stevenson và Smith.


Căn phòng được trang bị đơn giản với ghế bành êm và những chiếc bàn. Các cửa sổ căn phòng nhìn ra khu vực rộn rịp của căn cứ, nơi mà tôi đã từng thực hiện hàng trăm chuyến bay chống lại quân địch. Hôm ấy trời nóng. Những chiếc cửa sổ mở không làm sao chặn được tiếng nổ của súng cối hay tiếng nổ to hơn của trọng pháo thỉnh thoảng vang lên, lúc lúc bị tiếng chuông hoặc tiếng còi hụ của một xe cứu thương hay xe chữa cháy cắt ngang.


Bầu trời đen tối bị nhuộm một màu đỏ bầm, giống như một bức tranh tầm thường vẽ một cảnh mặt trời lặn. Nhưng mặt trời đã lặn từ lâu rồi trên nhiều mặt chứ không phải chỉ trên một mặt, vì những vết đỏ xuất phát từ những trận pháo bao quanh ngoại ô Sài Gòn đã chẳng khác gì một giàn hoả táng cho Nam Việt Nam, cho một cuộc thất trận của một quốc gia lớn nhất trên giới cùng với nước bạn nhỏ hơn cùng đứng trong hàng ngũ chiến đấu với họ.


Ngay trong lúc đó, nhìn qua cửa sổ, tôi đã cố bám vào một hy vọng mỏng manh cuối cùng là dù thế nào đi nữa cũng có thể cứu vãn được danh dự khỏi cuộc hủy diệt này, nói một cách khác, là tôi có thể lao vào lửa để cứu lấy danh dự như người ta cứu lấy một ngọn cờ trận quý báu vậy. Nhiều tuần qua tôi đã tìm cách thuyết phục người Mỹ loại bỏ tổng thống Thiệu rồi ủng hộ tôi trong một cuộc đấu tranh một mất một còn đó có thể, dù không đem lại được chiến thắng nhưng ít ra cũng cho chúng tôi có cơ hội để thảo luận về những điều kiện hoà bình sau này, trên một tư thế mạnh nào đó.


Đó là lý do tại sao Von Marbod đã đến nhà tôi. Ông đại sứ Mỹ, Graham Martin đã từng ngồi trên chiếc ghế này, lạnh lùng và lặng lẽ như đá cẩm thạch lát ở nhà mồ.

Một người hầu rót thêm trà xanh và rượu Napoleon. Trong nhà chỉ còn có một chai rượu. Thế là tôi quay sang nói với Von Marbod, “ông biết kế hoạch của tôi rồi chứ. Ông biết rằng tôi đã giải thích cho ông Martin là chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu ở vùng châu thổ sông Cửu Long như thế nào rồi chứ. Tôi biết rồi có thể tổ chức cuộc kháng chiến và duy trì được, có lẽ là trong một vài tháng cuối cùng. Liệu chính phủ Mỹ sẽ có yểm trợ cho chúng tôi không? Không phải bằng người, mà bằng vũ khí. Chúng tôi chỉ yêu cầu bấy nhiêu đó thôi”.


Sự im lặng dường như chẳng bao giờ chấm dứt. Thế rồi chỉ một câu ngắn ngủi đã làm tan vỡ sự im lặng đó. Von Marbod nói, “Tôi rất tiếc, câu trả lời là “không”.

Ông ta nói với một giọng tẻ nhạt, yếu đuối, không dám nhìn thẳng vào tôi. Tôi tự hỏi giọng nói đó, một giọng nói chẳng hề có âm điệu, đã muốn nói lên điều gì. Thất vọng chăng? Nhẫn nhục chăng? Hay là tủi nhục?


Von Marbod ngó lên và nói một giọng bình thản, “Khi rôi rời Việt Nam, thưa tht, ngài sẽ đi với tôi chăng?” Rồi ông nói thêm với một vẻ hào phóng đặc biệt: “ngài nên cho gia đình đi ngay đi. Và đừng lo ngại gì, Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra,  ngài có thể đi Mỹ và sinh sống ở đó”.


Có thể Hoa Kỳ đã chẳng bao giờ thắng được cuộc chiến. Nhưng dù cho người ta không chiến thắng được đi nữa thì điều người ta có thể lựa chọn được đâu nhất thiết phải là nỗi nhục nhã của cuộc đầu hàng hèn hạ.

Người chiến thắng thu chiến lợi phẩm. Nhưng đối với kẻ chiến bại thì vẫn còn có thể giữ được danh dự. Khi Von Marbod bước ra xe díp và chạy dọc theo con đường loang lổ vì đạn phái đi đến đại sứ quán Mỹ, tôi biết rằng ngay cả điều đó giờ đây chúng tôi cũng bị khước từ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 07:41:22 am »

Chương II
BƯỚC VÀO CUỘC CHIẾN: LÝ DO TẠI SAO


Một trong những nhược điểm trong vai trò hào phóng nhưng đôi khi lại bị lệch lạc của Mỹ ở Việt Nam, có thể được tóm gọn một cách hay nhất bằng câu châm ngôn “Hiểu biết ít là một điều rất nguy hiểm”. Là những người đến Việt Nam với quyết tâm sẵn sàng giúp đỡ, các sĩ quan và các đoàn viện trợ Mỹ ít khi lại có thể hiểu rõ được tâm trạng của dân tộc chúng tôi, chính vì sự hiểu biết nông cạn mà họ tiếp thu được qua chương trình huấn luyện nhanh chóng trong vài tuần lễ trước khi lên đường, thực ra chỉ là một sự hiểu biết hời hợt mà thôi.


Đối với nhiều người Mỹ ở Việt Nam thì đại để chúng tôi chỉ là “Người Trung Hoa”. Thực ra không phải vậy. Chúng tôi là người Việt Nam, người Mỹ đã không ý thức được rằng mặc dù viên chúa tướng Trung Quốc đầu tiên tiến vào vùng châu thổ sông Hồng của chúng tôi vào năm 200 trước Công nguyên và Trung Hoa đã ở lại trong 10 thế kỷ nhưng hầu như ở châu Á chỉ có một mình chúng tôi là đã đánh bại được họ khi người Việt như người ta gọi chúng tôi như vậy vào hồi ấy, đã đánh quân nhà Đường và một thế kỷ sau cũng đã đánh bại quân nhà Tống. Vào thế kỷ thứ 17, Việt Nam có nghĩa là “lãnh thổ ở phía Nam”, không chỉ còn là một nước nhỏ bé phải đương đầu với kẻ thù không đội trời chung ở phương Bắc nữa mà Việt Nam đã mở rộng bờ cõi cho đến khi dân tộc chúng tôi đã phóng được tầm nhìn ra tận Vịnh Thái Lan.


Nước Mỹ được thuận lợi là tiến hành cuộc chiến tranh… từ xa. Còn tôi thì hầu như cả cuộc đời đều đã sống trong một bối cảnh có tiếng súng máy và tiếng bom nổ rền vang. Kinh nghiệm đầu tiên của tôi về các cuộc không kích-do máy bay Mỹ gây ra-là khi tôi còn là một học sinh trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II, lúc ấy tôi sống tại vùng mà sau này người ta gọi là Bắc Việt Nam. Tôi sinh trưởng ở miền Nam, tại Sơn Tây, một thị trấn không đầy 50.000 dân, cách Hà Nội 25 dặm về phía tây bắc. Mấy mươi năm sau, vào 1970, Sơn Tây đã được nói tới trên báo chí khi tổng thống Nixon đưa quân biệt kích đến giải thoát cho một số phi công Mỹ bị giam ở đó. Khi quân biệt kích đến nơi thì trại giam chẳng còn ai hết. Sau này tôi có nói với ông Nixon: “Nếu biết được ngài dự định cuộc tiến công đó thì có lẽ tôi đã cùng tham dự rồi vì tôi biết rõ vùng này như lòng bàn tay vậy”.


Dĩ nhiên, Bắc Việt Nam ngày nay không phải như là lúc tôi còn bé. Lúc bấy giờ là Bắc Kỳ. Sau khi hoàn tất cuộc chinh phục Đông Dương một cách chậm chạp vào những năm 1880, Pháp đã chia Đông Dương ra làm 5 xứ thuộc địa là Cao Miên, Lào, Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, ba xứ sau cùng nhập lại thành Việt Nam.


Thủ đô của Bắc Kỳ là Hà Nội, Trung Kỳ, phần đất ở giữa và đông dân nhất của Việt Nam, do Huế cai trị. Sài Gòn là thủ đô của Nam Kỳ, phần đất phía Nam của Việt Nam và chịu ảnh hưởng của Pháp nhiều nhất.


Lúc ban đầu họ đến Đông Dương với tư cách là những nhà truyền giáo hồi thế kỷ 17. Rồi qua nhiều năm họ đã trở nên giàu có nhờ lúa gạo, cao su và nha phiến, nhưng họ đã đóng góp rất ít để đền đáp lại vơi thuế má cắt cổ, họ đã làm cho những nông dân yên lành của chúng tôi phải bán các tài sản nhỏ bé của họ để đi làm kiếm lương trong những nhà máy hoặc đồn điền của Pháp. Hầu như họ đã chẳng làm gì để chuẩn bị cho Việt Nam có thể trở thành một nước độc lập, và tỷ lệ mù chữ đã lên tới mức kinh hoàng.


Tuy nhiên, hội nghị Geneve còn có tác dụng nhiều hơn nữa ngoài việc chia cắt một đất nước làm thành hai. Hội nghị này đã đưa Nam Việt Nam vốn chỉ là một vấn đề “địa phương" trở thành một vấn đề thuộc chính trị thế giới. Trước khi xảy ra hội nghị Geneve, mặc dù tiếp tế vũ khí cho Pháp để đánh Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn đứng ở ngoài xa. Sau hội nghị đó Mỹ đã nhận ra rằng mối đe doạ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á còn trầm trọng hơn cả ở châu Âu. Hoa Kỳ tự cho mình có nhiệm vụ che chở cho thế giới tự do chống lại sự xâm lược của cộng sản và như vậy, Đông Dương đã trở thành một con cờ ở một thế mới trong cuộc chiến tranh lạnh, sau khi “tương lai” của xứ này đã được các cường quốc (Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Anh và Trung Quốc) định đoạt trên bàn hội nghị. Vào lúc hội nghị này kết thúc, những nhà ngoại giao Mỹ quả quyết tin tưởng rằng một Nam Việt Nam vững mạnh là điều kiện sống còn đối với nền an ninh của thế giới-và của Mỹ nhất là khi mà Trung Hoa đỏ mới hình thành đã trở nên càng ngày càng hùng mạnh sau 5 năm cầm quyền của Mao Trạch Đông.


Cuộc chiến tranh thực sự đã bắt đầu với việc thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc (MTGPDT) ở Nam Việt Nam.

Tháng Mười hai 1960, khi tổng số quân Mỹ ở Việt Nam lên đến 900 người, MTGPDT đã đưa ra bản tuyên ngôn 10 điểm; chủ trương lật đổ chế độ thuộc địa của đế quốc Mỹ và tổng thống Diệm, và tái lập quan hệ bình thường Bắc Nam và cuối cùng thống nhất đất nước theo đường lối hoà bình, ngoài ra còn có một số vấn đề khác nữa. Trong vòng 10 năm, đội ngũ của họ tăng lên 300.000. Họ hoạt động kết hợp với Hà Nội, nơi mà họ phải tuỳ thuộc về mặt tiếp tế. Lực lượng dân quân tự vệ, bộ phận quân sự chủ yếu của họ, đã tiến hành các cuộc đột kích và phá hoại theo chiến tranh du kích, và đã xây dựng quân đội của họ theo chương trình “phát triển và phân tán”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 07:43:37 am »

Chương III
LÊN KHÔNG: TÔI LÀM VIỆC VỚI COLBY CỦA CIA


Đi bay trong những năm năm mươi là một điều thích thú vô cùng… Cứ mỗi một ngày trôi qua là tôi càng thấy yêu mến không gian hơn nữa. Chúng tôi đều trẻ tuổi, một tập thể được huấn luyện và làm việc chung với nhau.


Thời đó đi bay quả thực là điều đáng kể lắm. Đi bay vẫn còn đem lại cho người ta một vài khoái cảm giống như các chuyến bay khá ly kỳ và hồi hộp trong chiến tranh thế giới thứ II, vì ở Việt Nam khi ngồi lên một chiếc máy bay-nhất là những chiếc BC-3 cũ kỹ-thì người lái phải hoàn toàn tự xoay xở lấy. Thường thì tôi không có phương tiện trợ lực điều hành. Lúc đó cá nhân của con người mới là đáng kể. Tôi không phải chỉ là một “tài xế” của một chiếc máy bay lớn có thiết bị tự động để giúp đỡ tôi. Chúng tôi bay theo linh tính, giữa biết bao nhiêu nguy hiểm lại thêm các trận bão tố và cuồng phong miền nhiệt đới còn làm cho nguy hiểm hơn và thường chúng tôi không biết được một cách chính xác vị trí của sân bay gần nhất. Chúng tôi không thể bay cao 50.000 bộ như những phi công ngày nay. Ít khi chúng tôi được những người ngồi ở đài kiểm soát cho biết phải bay theo đường nào, hoặc với độ cao hay tốc độ là bao nhiêu.


Không quân Việt Nam phần lớn phụ trách việc chuyển vận-thường là chuyên chờ người và máy móc đến những tiền đồn hẻo lánh, cho máy bay đáp xuống những sân bay tạm thời-cho mãi đến khi có cuộc thay đổi đột ngột xảy ra vào năm 1960. Thời kỳ đó tôi là chỉ huy trưởng một căn cứ không quân ở ngay ngoại ô Sài Gòn. Tôi mới 30 tuổi. Trong một quân chủng nhỏ, việc thăng cấp thật là nhanh chóng. Bất ngờ, một bữa tư lệnh không quân cho người mời tôi. Ông nói: “Tôi đã bàn với CIA Mỹ về những kế hoạch mới để thả dù những nhân viên được huấn luyện đặc biệt xuống các vị trí then chốt ở Bắc Việt. CIA huấn luyện người và giúp ta chọn mục tiêu, dựa trên tin tức mà họ nhận được. Bây giờ điều tôi cần ở anh là làm sao có được một toán phi công được huấn luyện chu đáo để thả cho đúng người và đúng chỗ”.


Có lẽ ông đã thấy được cái nhìn thích thú của tôi vì ông cảnh giác tôi: “Sẽ không dễ dàng đâu. Các anh sẽ bay lượn với cao độ số không, trong tầm quan sát rada của địch. Các anh sẽ không có phương tiện trợ lực điều hành”. Rồi không mấy hứng thú, ông nói thêm: Và quả thật chiếc C-47 (từ quân sự để gọi máy bay BC-3) không phải là một máy bay hiện đại và dễ “điều khiển nhất trên thế giới”.

Tôi hỏi: “Bao giờ chúng ta bắt đầu?!”


Rõ ràng là có nhiều nguy hiểm. Tôi quyết định sẽ không cưỡng ép một ai phải nhận lấy loại nhiệm vụ này và tôi kêu gọi những người tình nguyện. Trong số 70 hoặc 80 phi công trong không đoàn của tôi. Mọi người đều tình nguyện.


Trong vòng 2 ngày, chúng tôi bắt đầu huấn luyện triệt để, học cách bay trong những đêm trăng, cách mặt đất từ 10 đến 15 bộ. Tôi đưa ra phương thức “điều hành đôi” và đem theo trên mỗi chuyến bay hai người điều hành. Một người phải tập trung để đưa chúng tôi đến mục tiêu, còn người kia thì cứ 2 phút cho người lái biết vị trí của máy bay so với mặt đất, dựa vào sự quan sát. Chúng tôi học cách nghiên cứu từng chi tiết một của địa thế trong nhiều ngày trước khi bắt đầu bay để người điều hành bằng quan sát có thể nhờ ánh trăng theo dõi mặt đất lướt nhanh dưới chân chúng tôi một cách dễ dàng như đọc trên bản đồ vậy.


Trong khi tôi huấn luyện các toán bay thì CIA huấn luyện những người mà chúng tôi sẽ thả dù, về công việc bí mật, phá huỷ và thông tin vô tuyến. Người Mỹ đã có sẵn một bộ chỉ huy quân sự ở Sài Gòn, thế nhưng hồi bấy giờ, họ ở Việt Nam với vai trò thuần tuý cố vấn. Họ đã thay thế Pháp để giúp đỡ chúng tôi. Toán CIA huấn luyện những người nhảy dù là một bộ phận của ban chỉ huy đó. Cuối cùng hai cuộc huấn luyện tới hồi kết thúc, thì chúng tôi đã gặp nhau.


Sau một chuyến bay đêm, tôi trở vào nhà để máy bay, thì gặp một người lạ đang chờ tôi. Ông ta đeo kính, hơi mảnh khảnh nười, nước da trắng có mái tóc khó tả. Ông ăn nói rất dịu dàng và có vẻ là một con người trầm lặng. Tôi còn nhớ đã nghĩ rằng ông giống như là một sinh viên thiệt cho đến khi tôi trông thấy cặp mắt ở đằng sau cặp kính, một cặp mắt không lúc nào đứng yên, luôn luôn quan sát mọi cử chỉ, quan sát mọi người trong phòng.


Ông tự giới thiệu, một cái tên chẳng có nghĩa gì với tôi cả: William E.Colby. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với CIA và đó cũng là một tình huống kỳ quặc, vì chúng tôi có phần nào làm việc song song với nhau: trong khi Coldy huấn luyện những người nhảy dù thì tôi huấn luyện phi công. Người này không liên hệ với người kia, vì rõ ràng là việc huấn luyện khác biệt hoàn toàn. Sở dĩ tôi nêu ra điểm này là vì sau này đã có nhiều tờ báo Mỹ tố cáo rằng tôi đã làm việc cho CIA.


Nhưng tôi không làm việc cho CIA. Nói đúng ra là CIA đã làm việc cho chúng tôi, vì CIA không những huấn luyện người sẽ được thả dù mà còn cung cấp tin tức quan trọng về Bắc Việt Nam và do đó cũng đã thường chọn những địa điểm, đổ xô thả những biệt kích xuống phía trên vĩ tuyến 17.


Coldy có vẻ lo ngại và không bao lâu tôi đã tìm ra lý do. Như bất cứ một nhân viên tình báo cấp cao nào, ông ta rất lo ngại về vấn đề an ninh. Giờ đây, khi đã đến lúc việc huấn luyện gần chấm dứt và chúng tôi sẽ bước sang giai đoạn hành động, thì lại có tin đồn về khoảng 20 phi công lúc nào cũng mặc quân sự bay màu đen (đó là do ý kiến của tôi) và dường như họ sẽ đi bay ban đêm) làm những nhiệm vụ đặc biệt chưa bao giờ được công bố.


Colby nói: “Nếu tin đồn tăng lên thì sẽ có sự tiết lộ đến tai Bắc Việt Nam, rồi chúng ta lại phải huỷ bỏ toàn bộ vấn đề".


Ông đưa ra một đề nghị không mấy hấp dẫn là tất cả những người được huấn luyện đặc biệt như chúng tôi nên cùng ở chung một biệt thự nằm trong căn cứ và không bao giờ được rời khỏi biệt thự ấy ngoại trừ trường hợp phải đi đến nhà để máy bay. Chúng tôi đành phải chịu, nhưng quả thật chẳng khác nào như ở tù. Trước cửa chúng tôi chỉ nhìn thấy duy nhất là cái lưng của một người lính gác Việt Nam. Chúng tôi thấy nhớ câu lạc bộ sĩ quan với chiếc bàn bida và quầy rượu. Cuối cùng, tôi nói với Colby: “Ít ra cũng nên để cho nhân viên của tôi đi lại trong căn cứ chớ”.


Colby nhận thấy điểm đó, thế là mặc dù chúng tôi vẫn sống trong biệt thự dưới sự canh phòng nghiêm ngặt, nhưng thỉnh thoảng tại câu lạc bộ chúng tôi cũng được hưởng trường hợp tương đương với “giờ vui sướng” của hải quân Mỹ.


Colby có một ý kiến khác nữa về an ninh-một ý kiến rất hay. Khi việc huấn luyện kết thúc, chúng tôi để các máy bay của không quân ở nhà máy bay và khởi sự sử dụng các chiếc máy bay chuyên chở tương tự như của hàng không dân sự Việt Nam, được kẻ nhãn hiệu rõ ràng là “Hàng không VIAT”. Đối với những cặp mắt tò mò thì có vẻ như chúng tôi chỉ giúp đỡ giới thẩm quyền dân sự đang gặp khó khăn mà thôi.


Đã gần đến đêm bay chuyến bay hành quân đầu tiên. Các toán bay mất một tuần lễ để nghiên cứu từng centimét của đoạn đường dẫn đến vùng thả dù. Trước khi đi mỗi người trong toán bay và mỗi người nhảy dù đều được cấp 100 đôla để có thể sống sót được, nếu chúng tôi bắt buộc đáp xuống một nơi ở ngoài Việt Nam. (Số tiền này phải trả lại sau mỗi chuyến bay).
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 07:45:19 am »

Chúng tôi cất cánh vào khoảng 3 giờ đêm trong một đêm sáng trăng và đến vùng thả dù vào khoảng 1 giờ rưỡi sáng, không có vấn đề gì xả ra và trở về đáp ở Sài Gòn vào khoảng 6 giờ sáng.

Khi bước ra khỏi máy bay, vất vả và mệt mỏi, tôi nói với người điều hành của tôi “một chai sâm banh ướp lạnh cũng không bù lại được”.

Colby hẳn phải là một người đoán được ý nghĩ của người khác. Kìa ông đã ở trong nhà máy bay chờ chúng tôi, rạng rỡ với niềm vui sướng về sự thành công trong nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi-và đã sẵn sàng để chứng minh điều đó với một thùng sâm banh.


Chúng tôi đã gặp những khó khăn trong hai năm tôi chỉ huy nhóm ấy khi làm công tác đó. Chúng tôi mất hai máy bay, và có một chuyến tôi đã gần đến vùng thả dù rồi thì động cơ trục trặc thế là tôi phải quay lại và may mắn là tôi đã đáp được ở Nam Việt Nam. Rủi ro như vậy nghĩa là bị chậm trễ, thật chán nản vì chúng tôi chỉ có thể bay trong những đêm sáng trăng-có lẽ nhiều lắm là ba chuyến trong một tháng.


Khi công việc không trôi chảy, đôi khi tôi tự hỏi không biết Colby có cho rằng những người phi công trẻ như chúng tôi đã đề cao quá đáng lòng dũng cảm của chúng tôi trong chuyến bay thấp hay không, và hiện có thể ông ta nghĩ rằng một chiếc máy bay đã bị mất là vì đã bay quá cao hay không dù là 50 bộ-và đã bị rada địch phát hiện. Dù sao đi nữa không dễ gì đánh giá được bản tính của một người khi hoàn toàn không có sự giao tiếp với nhau ngoài xã hội. Vì CIA và phi công không bao giờ chung đụng với nhau và thậm chí không bao giờ gặp nhau bên ngoài căn cứ. Chúng tôi chỉ gặp nhau ở nhà để máy bay, hoặc ở câu lạc bộ sĩ quan. Không có tình thân thiện, tôi nghĩ đó là một điều đáng tiếc trên nhiều phương diện vì chúng ta có thể tìm hiểu được nhiều chuyện về một người, nếu đến thăm nhà người ấy, và trở thành bạn bè của họ.


Tuy nhiên, tôi đã có dịp để chứng minh cho Colby thấy rằng rôi đã chẳng hề phóng đại đâu. Đó là dịp mà tôi được yêu cầu chở ông ta và một phái đoàn Mỹ ra Đà Nẵng bằng máy bay qua ngả bờ biển. Trước khi bắt đầu vượt biển tôi nói: “Này ông Colby, ông đã yêu cầu chúng tôi áp dụng lối bay thấp. Tôi sẽ biểu diễn cho ông thấy chúng tôi bay thấp giỏi đến độ nào!”.


Tôi bay vượt qua biển với cao độ số không-số không thật đấy. Mười phút sau tôi nhìn lại Colby và các bạn ông ở phía sau. Mặt của Colby đã trở thành gần như màu vàng, khi chúng tôi bay là là cách ngọn sóng 5 bộ. Mãi cho đến khi chúng tôi đáp xuống Đà Nẵng ông ta mới nở một nụ cười e thẹn. Thế rồi, khi chúng tôi đi vào nhà máy bay, mặt ông ta trở nên hơi hồng hơn và ông quay lại phía tôi. Ông chỉ nói được một câu: “Kỳ à, lần tới mà ông cho chúng tôi bay khá sát mặt nước như thế nên cho chúng tôi biết trước để tôi sẽ mang cần câu theo”.


Trong khi chúng tôi tiến hành nhiệm vụ chiến đấu thì những sự rạn nứt đầu tiên báo điềm chẳng lành đã xuất hiện trong cơ cấu chính trị vốn đã mong manh của Nam Việt Nam. Sau gần năm năm cầm quyền tổng thống Diệm đã trở nên độc tài và người ta càng ngày càng chỉ trích nhiều hơn chế độ của ông ta. Tháng Tư năm 1960, mười tám nhân vật tiếng tăm của Việt Nam, trong đó có 10 cựu bộ trưởng, mở một cuộc họp báo dành cho các nhà báo Mỹ tại khách sạn Caravelle. Trong cuộc họp đó, họ tố cáo Diệm đã dồn nông dân vào tay cộng sản và đòi hỏi phải chấm dứt chế độ kiểm duyệt và việc giam giữ người mà không đem ra xét xử. Cũng như nhiều người trong chúng tôi, nhóm người trên đã lo ngại về các hoạt động gia tăng nhanh chóng của Việt cộng với số quân lên đến khoảng 10.000 người vào năm 1960, đã từng gây ra một vấn đề hầu như nan giải. Lực lượng của Diệm đông hơn họ với gấp bảy lần, nhưng lại bất lực không chặn nổi Việt cộng, một lực lượng có khả năng tiến công bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.


Mười tám nhân vật chỉ trích chính quyền đã đòi hỏi Diệm hoặc cởi mở chế độ của ông ta bằng các cuộc cải cách hành chính, kinh tế và quân sự, hoặc phải từ chức. Vì lời lẽ tuyên bố thẳng thừng này mà phần lớn những người đó đã bị bắt giữ.


Rủi thay, biến cố này, tiêu biểu cho sự sôi sục càng ngày càng tăng trong nhân dân, cũng vẫn không ngăn được tổng thống Eisenhower gởi lời chúc mừng Diệm vào cuối năm đó, nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm ngày Diệm lên cầm quyền. Như vậy không phải là Eisenhower không biết đến dư luận đang chống Diệm. Ông biết rất rõ là Diệm không được lòng dân chúng qua mạng lưới gián điệp riêng của ông ở Việt Nam, một mạng lưới đã từng báo cáo cho ông như sau trong một bản ước tính tình báo đặc biệt hồi tháng Tám trước đó: “Nếu không có những biện pháp hữu hiệu hơn của cp để bảo vệ nông dân và để làm cho họp hợp tác một cách tích cực, thì trong tương lai, Việt cộng sẽ mở rộng vùng kiểm soát của họ ở nông thôn. Có thể người ta sẽ tiếp tục bất mãn và bất bình với chính phủ nhiều hơn nữa… nếu không bị chặn đứng thì chắc chắn đến một lúc nào đó điều đó sẽ làm cho chế độ Diệm phải sụp đổ.


Đương nhiên, Eisenhower biết rằng hồi bấy giờ Diệm đã trở thành một người ẩn dật, và đã giao quyền điều hành công việc hàng ngày trong chính phủ cho người em tham ô của ông là Ngô Đình Nhu, người đang nắm mật vụ. Các hoạt động tàn bạo, lòng tham không đáy của Nhu, chiến thuật khủng bố của bọn tay sai của ông ta đã làm cho nhiều nông dân lương thiện trở thành cộng sản. Ngoài những chuyện khác ra, Nhu còn lấy lại phần lớn ruộng đất đã được cấp phát trước kia cho nông dân trong chương trình cải cách ruộng đất của Diệm, cho nên vào năm 1960, 75% ruộng đất đã nằm trong tay 15% dân chúng.


Diệm cũng đã làm cho nông dân phẫn nộ với việc xoá bỏ truyền thống xã thôn tự trị đã có hàng bao thế kỷ, theo đó công việc của họ đều được những người lãnh đạo do chính họ tự do bầu ra, đứng ra quán xuyến lấy. Ông đã thay thế tất cả các xã trưởng và hội đồng xã địa phương bằng những ông tỉnh trưởng “chuyên nghiệp” do chính ông chỉ định. Người ta cũng đã thấy bàn tay của Nhu trong việc xoá bỏ truyền thống xã thôn này. Thật thế, với mật vụ và những tên mật thám của ông, Nhu cũng có công với ông Hồ Chí Minh lắm, chẳng khác gì người được ông Hồ Chí Minh trả lương vậy. Tuy thế, Eisenhower vẫn cứ bảo đảm với Diệm là ông hoàn toàn tin tưởng Diệm và hứa hẹn là viện trợ Mỹ vẫn tiếp tục. Việc gì sẽ bùng nổ đây, và 3 tuần lễ sau, việc đó đã xảy ra: một đơn vị quân đội tìm cách lật đổ Diệm-và đã bắt giữ tôi trong khi họ đang hành động. Cuộc đảo chính do đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, một sĩ quan của quân nhảy dù mà doanh trại nằm bên cạnh căn cứ không quân do tôi chỉ huy. Sáng tin sương ngày 11/11/1960, 3 tiểu đoàn nhảy dù của ông ta chiếm phần lớn các vị trí then chốt ở Sài Gòn, kể cả căn cứ không quân, làm tôi trở thành người tù của họ. Thế rồi họ chuẩn bị mở một cuộc tiến công vào dinh Tổng thống.


Chính lúc bấy giờ Thi đã phạm phải một sai lầm tai hại. Khi Diệm đề nghị điều đình, Thi đã chấp nhận. Cuộc tiến công sơ khởi không bao giờ được tiếp diễn vì chiều ngày hôm ấy Diệm đã hứa với Thi là ông ta sẽ từ chức và để cho Thi thành lập một chính phủ “đoàn kết quốc gia”. Đối với Thi điều đó có vẻ như là chiến thắng hoàn toàn và sáng hôm sau, Thi công bố kế hoạch của ông trên đài phát thanh do ông kiểm soát.
Cùng lúc đó-chắc chắn là do đề nghị của Nhu, con người xảo quyệt-Diệm âm thầm đưa quân trung thành từ phía bắc và phía nam vào thủ đô. Ngay trước khi Thi ý thức được điều gì đang xảy ra thì các lực lượng của Diệm đã chiếm lại được nhiều vị trí then chốt ở Sài Gòn. Cuộc đảo chính đã tan vỡ.


Điều đầu tiên tôi được biết về chuyện đó là khi Thi và những người bạn cùng mưu sự với ông la lối om xòm chạy về căn cứ không quân, trên thực tế đã nằm trong tay họ. Thi có vẻ sợ hãi và nói ra cho tôi biết: “Kỳ, chúng tôi đã thất bại! Chúng tôi phải thoát khỏi nơi đây một cách nhanh chóng bằng không thì Diệm sẽ chém đầu chúng tôi. Ông ta xin một chiếc máy bay để đưa họ đi trốn ở Campuchia.


Tôi muốn giúp đỡ họ. Lúc nào nhảy dù và không quân cũng rất thân thiết với nhau vì tính chất của công việc làm. Thế nhưng tôi không thể nào đích thân lái máy bay chở họ đi vì nếu làm thế, tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam được.


Thế rồi tôi tìm được một lối thoát. Một trong những người cùng trong âm mưu đảo chính là một phi công thuộc không quân có liên hệ xa với Thi. Sau vài phút lưỡng lự, tôi “cho” ông ta một chiếc DC-3, thế là 15 người trong nhóm âm mưu đảo chính đã trốn đi. Dĩ nhiên là tôi không bao giờ lấy lại được chiếc máy bay đó và Diệm đã tỏ ra nghi ngờ. Những sĩ quan an ninh quân đội của Diệm đã đến tìm tôi và muốn biết những người âm mưu đảo chính đã lấy máy bay bằng cách nào.


Tôi giải thích là họ được vũ trang đầy đủ và hoàn toàn kiểm soát căn cứ và tôi bị bắt buộc phải đưa máy bay cho họ. Những sĩ quan đó tin lời tôi, ít ra cũng đã không có biện pháp gì đối với tôi cả và tôi tiếp tục làm chỉ huy trưởng căn cứ. Diệm tiếp tục làm tổng thống, hứa hẹn cải cách, nhưng trên thực tế đã rút vào hậu trường và để cho Nhu ra sức củng cố chế độ chuyên quyền của ông ta.


Tháng Hai 1962, hai sĩ quan không quân chống đối chế độ đã ném bom và bắn phá dinh tổng thống, tìm cách giết Diệm, nhưng không một ai trong gia đình Diệm bị thương tích gì, dù cho những sĩ quan đó đã phá huỷ được một cánh của dinh.


Phong trào chỉ trích Diệm bắt đầu tăng lên trên báo chí Mỹ cũng như ở trong nước, và người ta âm mưu một cuộc đảo chính khác. Trong cuộc đảo chính này, tôi đã phải nhúng tay vào một cách tích cực hơn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2008, 07:09:50 pm »

Chương IV
DIỆM: GIÁ ỦNG HỘ CUỘC ĐẢO CHÍNH CỦA CHÚNG TÔI


Đã nhiều tháng Sài Gòn có tin đồn về một cuộc đảo chính do Mỹ ủng hộ để lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính này do đại tướng Dương Văn Minh, một con người vạm vỡ mà ai cũng gọi là Minh lớn để phân biệt với tướng Trần Văn Minh. Tôi đã dính líu vào vụ này gần như vào phút chót, sau một việc làm mở đầu có vẻ kỳ lạ đối với người phương Tây: Tôi đã đi xem bói trước.


Quan niệm của tôi về Diệm ai cũng biết. Trong cuộc bầu cử năm 1954, cùng với hàng nghìn người khác, tôi thiết tha hy vọng rằng con người sùng đạo này có thể là người cứu nguy của đất nước chúng tôi. Giống như mọi người trong gia đình, tôi tìm cách để bỏ phiếu cho Diệm lên cầm quyền.


Tôi còn nhớ người ta kính nể Diệm như thế nào trong những ngày sau khi ông thắng cử, nhất là ở Hoa Kỳ. Khi đến thăm Washington vào 1957 để đọc diễn văn trước phiên họp lưỡng viện quốc hội, ông đi trên chiếc máy bay riêng của Tổng thống và Eisenhower đã ra tận sân bay để đón ông. Ở quê nhà chúng tôi đọc bài tường thuật của tạp chí Đời sống (Life) về chân tướng của một “con người thần kỳ đanh thép”. Thị trưởng Robert Wargear của New York mô tả ông như là “một con nưgời mà lịch sử có thể đánh giá như là một trong những nhân vật vĩ đại của thế kỷ 20”. Và ngay cho đến vào cuối 1961, khi đến thăm Sài Gòn, phó tổng thống Johnson còn gọi ông là “Winston Churchill châu Á”.


Mặc dù quyền lực không phải bao giờ cũng làm cho người ta hủ hoá nhưng thường vẫn làm cho người ta mờ mắt, thay đổi ý kiến, thay đổi ước muốn và làm cho những người từng ủng hộ mình phải chán chường, thất vọng.


Diệm là một người độc thân. Ông sống gần như là một người tu hành, mỗi ngày càng thêm xa cách với nhân dân của ông. Ông là một người độc đoán khắc nghiệt và rất khắt khe về lễ nghi đến nỗi không một bộ trưởng nào dám đứng ngay lưng lại phía ông; sau khi Diệm kết thúc một cuộc gặp gỡ, ông Bộ trưởng lúc nào cũng phải đi thụt lùi để ra khỏi phòng. Thực ra, tất cả đều nằm trong quy chế cổ xưa của triều đình Việt Nam đã được áp dụng từ đời này sang đời nọ, nhưng nay việc đó đã lỗi thời rồi.

Vào lúc cuối, Diệm đã tự cho rằng mình là người được Thượng đế cho xuống để cứu Việt Nam nên ông đã có thể cho các cố vấn của ông lo hết mọi việc.


Trong trường hợp của Diệm, thì cố vấn chính trị cốt cán của ông, đồng thời cũng là người cầm đầu mật vụ, không những chỉ tàn ác và tham ô, mà lại còn chính là em của ông, thêm nữa người này lại còn kết hôn với một phụ nữ cũng tham ô và ác độc khôg kém. Ngô Đình Nhu, sinh năm 1911 gần Huế, là một trong năm người con trai của gia đình Thiên chúa giáo này, và không mấy chốc đã nổi tiếng như là một “Richelieu phương Đông” của Nam Việt Nam. Trong khi Diệm là một con người béo tốt, làm cho một nhà văn phải liên tưởng đến một tượng phật bóng láng, thì Nhu là một con người mảnh khảnh, có dáng hung dữ và tham quyền. Trần Lệ Xuân, vợ ông, là một người theo đạo Phật từ nhỏ và đã bỏ theo Thiên chúa giáo khi kết hôn với Nhu hồi 18 tuổi. Vì Tổng thống Diệm là một người độc thân nên bà Ngô Đình Nhu đã thực sự trở thành bà đệ nhất phu nhân hống hách, xinh đẹp và khó tính của Nam Việt Nam. Tên của bà có nghĩa là “nước mắt mùa xuân”. Vắng mặt bà, người ta gọi bà là Lucrezia Borgia.


Tôi gặp bà Nhu lần đầu tiên trong một chiếc thang máy khi đến dự một buổi tiệc do tuỳ viên không quân Mỹ chiêu đãi. Bà đi cùng với một người sĩ quan Mỹ và cách nói chuyện với sĩ quan đó làm tôi chú ý rất nhiều. Tôi chưa từng nghe một người phụ nữ Việt Nam nào cử sự ngoài đời như thế bao giờ, và trong khi chờ mang thức uống đến tôi chỉ bà cho một người bạn và hỏi: “Cái mụ ghê gớm kia là ai vậy anh?”,

Anh ta trả lời: “Anh không biết sao? Bà Nhu đấy”.


Chắc chắn là tôi đã đi tù nếu không có một hoặc hai người bạn tốt trong lực lượng cảnh sát của Nhu, vì mỗi nhân viên không quân dưới quyền chỉ huy của tôi đều bị theo dõi và báo cáo. Ông ta có người đi rình rập ở khắp mọi nơi. Mỗi khi bất cứ người nào trong bọn chúng tôi ra phố ăn uống hoặc dự chiêu đãi là hành động của chúng tôi đều được báo cho Nhu. Chúng tôi tiếp xúc với ai, ông ấy cũng biết. Ông ta có một tổ chức rất hoàn hảo. Thật là bi đát, tại sao ông ta không vận dụng tài năng của mình để chống cộng sản.


Thay vì vậy, vào lúc cuối cùng, Nhu và mật vụ của ông trên cả nước đã có ảnh hưởng đối với chính phủ và đất nước nhiều hơn chính bản thân Diệm, chỉ vì những người của Nhu đã cố tình khuyến khích Diệm sống một cuộc đời cách biệt như người tu hành. Diệm không thấy được người ta đã lèo lái ông như thế nào.


Còn nhớ một ngày nọ, tôi đi xuống khu chợ rực rỡ và rộn rịp của Sài Gòn. Những người buôn bán rối rít hơn ngày thường vì tổng thống Diệm đã quyết định đi thăm chợ để có thể “tiếp xúc với nhân dân" theo như lời ông nói. Thật ông chẳng hiểu biết mấy về cách tiếp xúc với nhân dân. Ngày hôm truớc những tay sai của Nhu đã đi đến từng gian hàng nằm trên lộ trình của tổng thống và báo cho mỗi người chủ gian hàng biết phải hạ giá hàng xuống một nửa nếu tổng thống có hỏi họ về giá gạo hoặc xoài hay bất cứ mặt hàng nào khác. Diệm chỉ muốn đích thân ông thấy được là giá cả đã ổn định-vào lúc mà giá cả ở Sài Gòn đang vọt lên cao-và ông vui sướng bày tỏ sự hài lòng của mình khi thấy giá cả ở chợ Sài Gòn đã được ổn định. Khi ông trở về dinh tổng thống thì giá cả lại được tăng gấp đôi.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2008, 07:11:12 pm »

Vì Nhu tham ô nên càng ngày người ta càng không cho Diệm biết sự thật. Ngay cả những kế hoạch hay do Diệm đưa ra cũng đã bị bế tắc giữa chừng, vì Nhu đòi tiền đút lót. Chẳng hạn như khi Diệm tạo điều kiện để thành lập các ấp theo kiểu nông trường Do Thái (Kibbutz) có khả năng tự vệ cùng một loại như các ấp tự vệ (homeguard) đã được sử dụng để đánh lại cộng sản ở Malaysia thì vì lý do này hoặc lý do khác những vũ khí mà Diệm hứa cung cấp cho một ấp đã không thực hiện được. Những người của Nhu đã đến kho vũ khí trước, thế là những súng đáng lẽ được phát không lại phải mua chợ đen.


Thế nhưng phải cố làm ra vẻ như là những ấp ki-bút quả đã thành công, mà cốt là chỉ để cho Diệm đừng đưa ra những câu hỏi rắc rối mà thôi. Gần như bằng đủ mọi cách trắng trợn, Nhu đã không để cho anh ông ta thấy được sự thật. Tôi còn nhớ có lần Diệm đi thăm một ấp được thành lập trước đó không đầy một năm, những người của Nhu đã bưng một vườn cam trĩu quả của một ấp bên cạnh được thành lập từ lâu, đem sang chỉ trong một buổi chiều, và sau khi Diệm đã đi khỏi lại đào trở lên và đem hoàn lại cho những người chủ thực sự của những cây cam đó.

Chắc chắn phải làm một điều gì rồi. Tuy vậy vẫn chưa có gì đã xảy ra. Chủ yếu là vì chế độ Diệm đã được Mỹ ủng hộ mạnh mẽ suốt trong 8 năm qua.


Nhưng năm 1963, Diệm-hay đúng hơn là Nhu-đã làm quá và người Mỹ cũng đã nhìn thấy điềm chẳng lành và quyết định là Diệm phải ra đi. Chính họ cũng chẳng làm được gì, nhưng quả họ có đồng ý ngầm để cho một nhóm tướng lĩnh mưu đồ một cuộc đảo chính.


Ngày 8 tháng 5, ngày Phật đản, Phật giáo đổ về tụ tập bên ngoài đài phát thanh Huế. Khi được lệnh họ kông chịu giải tán. Vòi nước chữa cháy và lựu đạn cay cũng không giải tán được họ. Theo lệnh của Nhu, thiếu tá Đặng Sỹ, phó tỉnh trưởng và là một người Thiên chúa giáo, đã ra lệnh bắn đạn thật và lựu đạn. Chín phật tử chết, những nhà lãnh đạo phật giáo cho là do các đơn vị của Mỹ, còn Nhu thì cho là do lựu đạn cộng sản gây ra.


Ngòi nổ đã được châm lửa. Ở Sài Gòn, một nhà sư mặc áo cà sa đã tự tẩm xăng và châm lửa tự thiêu, hy sinh tại một ngã tư đường đông đúc. Còn sáu người nữa sẽ theo gương nhà sư ấy. Phim thời sự và hình ảnh báo chí đầy xúc động đó được phổ biến cùng khắp trên thế giới và thế giới cảm thấy kinh hoàng. Các sinh viên Sài Gòn và Huế trước kia vốn không phải là nhóm đấu tranh, lúc này đã xuống đường biểu tình. Diệm nhượng bộ một vài yêu cầu của Phật giáo, trong đó có quyền treo cổ của họ, nhưng Nhu cho ông là người hèn nhát vì những sự nhượng bộ đó.


Chính vào lúc ấy, bà Nhu đã thốt ra những lời lẽ làm cho bà trở thành một con ác phụ bị khinh bỉ nhất trong thời địa chúng ta, khi bà la lên rằng: “Tôi sẽ vỗ tay nếu nhìn thấy một vụ biểu diễn nuớng nhà sư khác nữa”.


Theo ông Nhu, Phật giáo chỉ tìm cách làm cho người ta biết đến họ và là do cộng sản tác động. Ông tuyên bố rằng chết cho một đại nghĩa cũng chưa đủ để làm cho việc đó trở thành chính nghĩa, và ông đã kiên quyết cho Phật giáo một bài học.


Ngày 21-8-1963, ông hành động một cách hung bạo. Sử dụng lực lượng đặc biệt mặc đồng phục trắng và cảnh sát dã chiến-phần lớn được Mỹ trả lương-ông đã đột kích chùa Xá Lợi và những chùa tôn nghiêm khác trên toàn quốc. Tất cả có 1.400 người, phần lớn là các nhà sư, đã bị đưa vào nhà tù, tại đây họ bị đánh đập, gần như bị bỏ đói, đôi khi bị tra tấn bằng điện. Toà đại sứ Mỹ rất kinh hoàng và hoàn toàn bị bất ngờ. Đây không phải là một sự rủi ro. Để bảo đảm việc Mỹ không thể can thiệp được trong đêm, người của Nhu đã cắt tất cả những đường điện dẫn đến toà đại sứ.


Đó là đêm tai nạn của các chùa chiền. Đêm sau, Henry Cabot Lodge đến đảm nhiệm chức vụ đại sứ Mỹ, thay thế cho đại sứ Frederick Nolting. Đó cũng là tuần lễ mà rốt cuộc Mỹ đã quyết định loại bỏ người đã được họ che chở, không phải bằng cách ra lệnh cho Diệm từ chức, một hành động có thể mang màu sắc thực dân (và có thể làm cho người Việt Nam căm phẫn) nhưng bằng phương pháp đơn giản hơn là ủng hộ một nhóm tướng lãnh đang mưu đồ lập kế hoạch cho một cuộc đảo chính đã dự tính từ nhiều ngày trước.


Dưới sự lãnh đạo của Minh Lớn, cố vấn quân sự của Diệm, những tướng lãnh đó gồm có tướng Trần Văn Đôn, quyền tổng tham mưu trưởng liên quân, tướng Trần Thiện Khiêm, tham mưu trưởng liên quan, tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh quân khu III ở phía bắc Sài Gòn và tướng Nguyễn Văn Thiệu1 (Ghi chú của người dịch: Đại tá thay vì tướng vì Thiệu chỉ được phong tướng khi cuộc đảo chính thành công), tư lệnh sư đoàn 5 đóng ở phía bắc của thủ đô.


Trước khi có một hành động dứt khoát, Lodge có cố gắng thuyết phục Diêm loại bỏ Nhu và lập một chính phủ cấp tiến hơn. John Richardson, người cầm đầu CIA ở Sài Gòn hiện đang là một “trại quân đầy vũ trang” và gia đình Nhu đang cố thủ sẵn sàng để “chiến đấu đến cùng”. Tuy nhiên, dường như không thể nào làm cho DIệm thay đổi được lập trường cứng rắn của ông ta hoặc thay đổi được quan hệ mật thiết nhưng sai lầm của ông với người em ông ta.


Khi yêu cầu Diệm thả một vài người Phật giáo và sinh viên biểu tình để cho dư luận quần chúng (và dư luận Mỹ) đừng bực tức thêm nữa, Lodge đã hỏi ông ta: Thưa tổng thống, không biét có một điều gì mà tổng thống có thể nghĩ là thuộc phạm vi tổng thống có thể làm được lại có thể tác động đến dư luạn Hoa Kỳ một cách thuận lợi hay không?! Ông đại sứ cho biết là, “Diệm nhìn tôi một cách bâng quơ và nói qua vấn đề khác”.


Thế là ông đại sứ Mỹ đành chấp thuận cho CIA giúp đỡ các tướng lãnh trong việc “quy hoạch chiến thuật”. Đại tá Lucien Conein, một nhân viên CIA, gặp ngay Minh Lớn và không bao lâu CIA cung cấp cho Minh Lớn những chi tiết về vũ khí để ở trại Long Thành, một căn cứ bí mật của lực lượng đặc biệt trung thành với Nhu. Trong khi đó, thì tổng thống Kennedy cho thấy rõ là ông hoàn toàn ủng hộ Lodge và ông sẽ làm những gì cần thiết để tạo điều kiện kết thúc việc làm đó một cách thắng lợi.

Chính lúc bấy giờ tôi mới biết được vấn đề. Tôi biết khá nhiều về những việc đang xảy ra, dĩ nhiên là không đầy đủ và chi tiết.

Chúng tôi lên một chiếc tắc-xi chạy đến những phố vắng vẻ của Sài Gòn, ngừng trước một căn nhà nằm trên một con đường tồi tàn. Một cụ già đưa chúng tôi vào một gian phòng dơ dáy đầy sách vở, cuộng giấy, biểu đồ thiên văn, bản đồ. Đỗ Mậu đưa cho ông ta những chi tiết về ngày sinh của tôi rồi hỏi ông ta hai câu.

Câu thứ nhất là: “Người này có lương thiện không, có phải là một người tôi có thể tin tưởng, sẽ không bao giờ phản lại tôi hay những người khác không?”.


Cụ già lặng lẽ nghiên cứu các sách vở rồi ngó lên và trả lời: “Vâng, ông có thể tin tưởng ông ta được”.
Rồi Đỗ Mậu đưa ra câu hỏi thứ nhì: “Tử vi của ông này có báo trước là một ngày nào đó ông ta sẽ đi tù không?”.

Một lần nữa lão thày bói nghiễn ngầm những biểu đồ và sách vở của ông ta rồi quyết đoán: “Không, suốt đời ông này sẽ không khi nào đi tù cả”.

Chúng tôi trở về văn phòng của Đỗ Mậu và kéo tôi ngồi đối diện ông, cách nhau một chiếc bàn, ông nói thẳng với tôi: “Một số tướng lãnh đang chuẩn bị một cuộc đảo chính lật tổng thống Diệm. Tôi muốn biết anh có chịu hợp tác với chúng tôi không?”.

Câu trả lời không có gì bất ngờ và tôi không hề đắn đo trước khi trả lời: “Dĩ nhiên là có”.

Đỗ Mậu nói: “Hãy chờ các biến chuyển. “Tôi trở về căn cứ không quân, tại đây, tôi liền được một đại tá bộ binh tiếp xúc bí mật đưa tôi đến gặp tướng Trần Thiện Khiêm, tham mưu trưởng liên quân. Chỉ một mình, ông đại tá và tôi lên một chiếc xe dân sự, không có bảng số quân đội, chạy lòng vòng và cuối cùng bỏ xe để đi bộ một phần tư dặm đường chót dẫn đến nhà của Khiêm.


Khiêm cẩn thận chỉ tiếp một mình tôi. Ông nói: “Tôi biết ông chỉ huy trưởng căn cứ không quân là một người bạn thân của Nhu, nhưng anh chỉ huy một không đoàn. Tôi chỉ muốn được hoàn toàn bảo đảm là nếu cần chúng tôi có thể nhờ anh giúp đỡ-một cách tích cực”. Ông nhấn mạnh từ cuối cùng. “Chúng tôi sẽ cho anh biết ngày giờ”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2008, 07:12:41 pm »

Thực ra, cuộc đảo chính bị đình hoãn nhiều lần, và khi xảy ra, ban đầu tôi chẳng hay biết gì hết. Tôi đang ăn trưa tại một nhà hàng ở Sài Gòn thì nghe tiếng phanh rít lên. Tài xế của tôi chạy vào và thốt lên: “Trung tá nên trở về căn cứ ngay. Có chuyện lạ đang xảy ra”. Trong 2 phút tôi rời khỏi nhà hàng và đích thân cho xe díp phóng nhanh trở về căn cứ. Đại tá Mai, tham mưu trưởng không quân đã đứng ở cổng.
Ông la lên: “Trời! May quá! Có anh đây rồi! Đảo chính đã bắt đầu và chúng tôi muốn anh bắt đại tá Huỳnh Hữu Hiền (tư lệnh không quân) và chuẩn bị các toán bay để cất cánh”.


Mặc dù tôi nghĩ rằng Diệm phải ra đi nhưng tôi không muốn để cho nhân viên hoặc những anh em sĩ quan của tôi dính líu vào một cuộc đảo chính trái với ý muốn của họ nên tôi lái xe thẳng đến không đoàn và tập trung tất cả các nhân viên-phi công, điều hành viên, thợ máy, ban tham mưu bảo trì-trong một nhà để máy bay. Thế rồi tôi nói với họ: “Có một cuộc đảo chính chống lại tổng thống Diệm. Tôi đứng về phía quân đội. Nhưng các anh không bị bắt buộc làm như, nếu không muốn. Những ai chống lại cuộc đảo chính có thể về nhà, và tôi đề nghị những người đó ở yên trong nhà cho đến khi mọi việc đã ổn định. AI tin tưởng tôi và muốn ở lại với tôi, xin bước ra và tôi sẽ phát vũ khí để bảo vệ căn cứ”.


Ai cũng bước ra. Được họ ủng hộ, tôi chụp lấy một cây súng tiểu liên và lái xe đến văn phòng tư lệnh không quân, cách đó một phần tư dặm đường. Đại tá Hiền đang ngồi ở trong phòng. Tôi gõ cửa và bước vào nói: “Thưa đại tá tư lệnh, đại tá đã bị giữ”.

Ông ta như có vẻ chẳng lấy gì làm ngạc nhiên.

Lúc đầu tất cả đều tốt đẹp và cuộc đảo chính được phát động rất chính xác theo đúng cung cách quân sự. Được 2 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến và 2 tiểu đoàn dù dẫn đầu và 30 xe tăng yểm trợ, quân của Minh lớn đã dễ dàng nhanh chóng chiếm được đài phát thanh, ban chỉ huy cảnh sát trung ương với bộ quốc phòng và bộ nội vụ cả hai đều là những bộ then chốt.


Ít có đổ máu. Nhưng tốc độ là điều sống còn, và một giờ sau các chiến hữu bộ binh điện thoại cho tôi biết là nhịp độ tiến công đang bị chậm lại. Quân trung thành của Nhu bao quanh dinh Tổng thống đang chống trả quyết liệt, đúng như tôi đã dự kiến. Bên trong dinh, Diệm-không hề biết vai trò của Mỹ trong việc ủng hộ cuộc đảo chính-đã điện thoại nói với đại sứ Lodge: “Một vài đơn vị đã phản loạn”. Ông yêu cầu Mỹ cho biết thái độ. Bối rối, ông Lodge tìm cách lẩn tránh khi ông nói rằng bây giờ là 4 rưỡi sáng ở Washington, và như thế thì du sao Bộ Ngoại giao cũng chẳng biết gì vì thủ đô còn đang ngủ.


Tuy nhiên, Lodge quả có nói với Diệm là ông ta lo ngại cho sự an toàn của thể chất của Tổng thống. Biết rõ là người Mỹ đã yêu cầu Minh lớn bảo đảm sẽ không gây nguy hại cho Diệm, nên Lodge đã có thể nói với ông ta: “Tôi được biết những người làm đảo chính đã thuận để cho tổng thống và em của tổng thống ra nước ngoài an toàn, nếu tổng thống chịu từ chức. Tổng thống có nghe điều đó không?” Ngừng một lúc, Diệm trả lời là ông không nghe điều đó, và nói thêm: “Đại sứ có số điện thoại của tôi đó”.


Chính vào lúc trước 3 giờ, tướng Khiêm điện thoại cho tôi. Tôi đã linh cảm thấy tính khẩn trương trong giọng nói khi ông bảo: “Anh Kỳ, quân cận vệ của Diệm đang cầm chân chúng ta-và đã gần hết thời giờ rồi. Phải hành động ngay không chần chờ được nữa. Anh sẵn sàng giúp đỡ chưa?”.


“Dĩ nhiên là ngay bây giờ”. Tôi đặt mạnh điện thoại xuống và gọi hai phi công có kinh nghiệm cất cánh. Lúc bấy giờ chúng tôi không có máy bay chiến đấu hiện đại, chỉ có máy bay T28, nhưng máy bay này có thể mang bom và tên lửa.

Tôi bảo họ: “Lấy vài chiếc máy bay và bay ngay bên trên dinh tổng thống. Bay vào ở độ cao thấp-như vậy họ khiếp sợ hơn. Rồi bắn một vài tên lửa xuống thành lớn của bộ binh gần dinh”.


Họ làm đúng như thế. Sau khi họ bắn chỉ có 2 tên lửa, quân giữ thành của Diệm đầu hàng. Đối với tôi đó là một giây phút lịch sử không phải chỉ vì đã làm thay đổi được cán cân trong việc lật đổ chế độ Diệm mà lần đầu tiên, với cương vị một người không quân, tôi còn thí nghiệm được giá trị của sức mạnh không quân khi được sử dụng để yểm trợ bộ binh đang gặp khó khăn. Tôi quả quyết rằng nếu tôi không cho lệnh hai chiếc máy bay nhỏ đó cất cánh thì cuộc đảo chính đã thất bại. Sau đó trong những năm kế tiếp, sức mạnh không quân đã đóng một vai trò sống còn trong cuộc chiến tranh. Nhưng đối với tôi mọi việc đã bắt đầu từ ngày hôm ấy.


Giờ đây, ở Sài Gòn tất cả đều khá yên tĩnh, mặc dù tiếng súng nổ thỉnh thoảng vẫn còn vang dội gần căn cứ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hai chiếc máy bay hạ cánh một cách an toàn. Trong vòng 30 phút, quân của Khiêm đã tiến vào dinh tổng thống và cuộc đảo chính đã hoàn tất.


Vẫn còn lại hai vấn đề. Diệm và Nhu người em bị căm ghét của ông đã chạy thoát qua một đường hầm bí mật và đã biến mất trong giờ phút đó. Khiêm cho tôi biết điều này qua đây rồi lại cho biết thêm một tin tức tai hại hơn nữa. Tướng Huỳnh Văn Cao, cầm đầu các đơn vị ở vùng châu thổ sông Cửu Long và là một người cộng sự cũ của Diệm hiện đang đe doạ tiến lên phía bắc và giải toả thành phố.

Khiêm hỏi tôi trong điện thoại: “Chúng ta sẽ tiến công họ chứ?”

Tôi đáp: “Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ cần làm điều đó. Chỉ để tôi cảnh cáo họ trước đã”.

“Tôi chỉ gởi một chiếc máy bay xuống vùng châu thổ sông Cửu Long. Máy bay này không mang bom hoặc tên lửa mà chỉ mang một lời cảnh cáo rõ rệt: dưới hình thức một bức điện mà phi công sẽ thả xuống bộ chỉ huy của Cao. Chính tôi đã thảo bức điện đó, như sau: “Hãy ở yên tại chỗ. Nếu có cuộc chuyển quân nào khả nghi, không quân sẽ ném bom xuống các anh đó”.

Thế là đủ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2008, 07:13:27 pm »

Giờ chỉ còn lại một vấn đề. Diệm và Nhu ở nơi nào đây? Người Mỹ liền nhắc nhở những người làm đảo chính là để đáp lại việc Mỹ đã giúp đỡ họ trong việc này, họ không được trả thù, gây đổ máu. Như tướng Paul D.Harkins, tư lệnh, bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Sài Gòn, đã đánh điện cho Lầu Năm Góc hồi đầu tuần thì, “dù đúng hay sai thì chúng ta cũng đã ủng hộ Diệm qua tám năm dài và khó khăn. Theo tôi, nay lật ông ta xuống, đối xử không đẹp và loại bỏ ông ta thì có vẻ cũng phi lý. Hoa Kỳ đã từng là người bao bọc và người hiểu tâm sự của ông ta từ ngày ông ta lên cầm quyền và nhờ cậy chúng ta rất nhiều”.

Vì bộ ngoại giao cho điều đó là phải, nên đã cảnh giác những người cầm đầu cuộc đảo chính là “không được trả thù”.


Sự việc không được như thế. Cuối cùng khi chạy thoát và lẩn tránh trong một nhà thờ ở Chợ Lớn, một thành phố người Hoa nằm sát phụ thuộc thành phố Sài Gòn, Diệm đã gọi dây nói cho tướng Khiêm, vì Lodge cho biết rằng ông có thể được bảo vệ ra đi an toàn. Diệm chỉ chấp nhận đầu hàng qua điện thoại khi có bảo đảm là ông sẽ được đưa đến sân bay. Một chiếc xe bọc thép được phái đến để rước hai anh em ông ta nhưng khi họ bước lên xe thì cả hai đều bị ám sát. Đầu tiên, một người sĩ quan cảnh sát bắn vào đầu Diệm, rồi bắn Nhu. Mặc dù đã chết, Nhu còn bị những sĩ quan khác dùng dao găm đâm nhiều nhát.


Washington không công nhận ngay chính phủ mới của Minh lớn, một chính phủ mà họ đã âm thầm giúp đỡ hình thành, nhưng không phải vì đã xảy ra các vụ ám sát. Rõ ràng là ngoại trưởng Dean Rusk nghĩ rằng việc trì hoãn công nhận Minh lớn một cách chính thức có thể sẽ tạo điều kiện để chặn đứng những chỉ trích mà thế giới có thể đưa ra, cho rằng Mỹ đã can thiệp, và chặn đứng các ý kiến cho rằng Minh lớn và các tướng lãnh khác chỉ là bù nhìn của Mỹ.


Điểm này được đại sứ Lodge bênh vực đến cùng, theo như tôi phát hiện ra khi một người bạn ở Mỹ gởi cho tôi một bản sao của tờ New York thời báo, trong đó, qua một cuộc phỏng vấn, Lodge nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi không hề tham dự vào việc lập kế hoạch. Chúng tôi không hề khuyên bảo bất cứ điều gì. Chúng tôi không hề liên hệ vào (cuộc đảo chính đó) bất cứ trong vấn đề gì. Chúng tôi minh định giới hạn của chúng tôi một cách kỹ lưỡng”.


Dĩ nhiên, đó là một điều vô lý, Hoa Kỳ đã liên hệ sâu xa và có thể nói rằng âm mưu đó đã có sự phê chuẩn của tổng thống Kennedy, người đã nhấn mạnh rằng phải có một chiếc máy bay đặt thuộc quyền sử dụng của Diệm để đưa ông ta ra khỏi Việt Nam. Một kẻ quá khích cũng đã giành lấy quyền phán quyết nên tổng thống Kennedy đã bị ám sát.


Khi một mình tôi đã bắt giữ được tư lệnh không quân và sử dụng quân chủng này để đưa cuộc đảo chính đến chỗ thành công thì nếu tôi có nghĩ đến việc có thể thay thế người tôi đã bắt giữ thì điều đó cũng không có gì để chỉ trích. Tôi đã không đặt vấn đề với đại tá Mai tham mưu trưởng, là người đã đứng ở cổng.
Chính Mai đã yêu cầu tôi bắt giữ đại tá Hiền, người chỉ huy của ông ta. Trong khi tôi đang làm công việc nặng nhọc khó khăn đó thì Mai, mọt người có tài xoay xở, khôn ngoan, len lên xe đi đến bộ chỉ huy đảo chính để giải thích cách ông đã “tổ chức” việc hạ bệ sĩ quan cấp trên của ông. Thế rồi ông vui vẻ đề nghị để ông lên thay thế.


Có lẽ vì không suy nghĩ nhiều về vấn đề đó nên Khiêm chấp nhận. Tôi nhận được một bức điện thăng cấp cho tôi lên đại tá. (Trong những ngày đó chúng tôi áp dụng mô thức cấp bậc bộ binh trong không quân). Mai trở thành tư lệnh không quân.


Tôi đâm ra chán nản, nhưng thế rồi một việc kỳ lạ đã xảy ra. Đó là điều mà tôi chỉ có thể nói là sự bất bình tự phát tràn lan trong khắp các cấp của không quân, nhất là trong số những người đã từng đi bay chung với tôi, huấn luyện cùng tôi, và những người trẻ tuổi và băn khoăn muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong chiến tranh. Tôi không biết đúng ra là điều gì đang xảy ra, mặc dù tôi quá cảm thấy có một luồng dư luận ngấm ngầm kỳ lạ trong các bạn tôi. Luồng dư luận ấy mạnh mẽ đến dinh tổng thống cũng biết và chính Minh lớn cũng biết-một luồng dư luận cơ bản cho rằng tôi phải được bổ nhiệm làm tư lệnh không quân vì tôi đã đạo diễn vai trò của không quân trong cuộc đảo chính. Tôi bỏ qua tin đồn mơ hồ mà tôi nghe được, nhưng 10 ngày sau cuộc đảo chính tôi phải lái máy bay đưa Minh lớn đi dự một cuộc lễ ở bên ngoài Sài Gòn. Khi chúng tôi bước xuống máy bay, ông quay lại tôi mở rộng một nụ cười và nói: “Kỳ à, tôi đã quyết định bổ nhiệm anh làm tư lệnh không quân".


Vai trò của định mệnh trong việc quyết định cuộc sống của chúng ta thật là kỳ lạ. Đối với tôi việc thăng cấp đó mở đầu cho một cuộc sống mới. Đối với đại tá Hiền, đấy là lúc kết thúc cuộc đời không quân của ông ta, vì Minh lớn đã khéo léo quyết định cho ông ta giải ngũ.


Tuy nhiên, Hiền là một phi công xuất sắc, và trong vòng mấy tháng tôi đã có thể vận dụng ảnh hưởng của tôi để tìm cho ông ta một việc làm ở hàng không Việt Nam. Không bao lâu, ông ta được giao cho lái một máy bay phản lực lớn, lãnh được nhiều tiền hơn hẳn số tiền mà chẳng bao giờ tôi hy vọng lãnh được với tư cách là tư lệnh không quân.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2008, 06:51:28 am »

Chương V
1964 NĂM CỦA BẨY CUỘC ĐẢO CHÍNH


Trong gần hai năm sau cái chết của Diệm, nghĩa là cho đến lúc tôi làm thủ tướng. Nam Việt Nam đã bị xâu xé vì hỗn loạn chính trị. Dường như chẳng có một việc gì đúng đắn cả. Thủ tướng đến rồi đi và đôi khi lại trở lại. Đảo chính là chuyện thường xảy ra nhưng, may thay, ít có đổ máu. Hết sức băn khoăn, và lo lắng muốn tạo được một tình hình ổn định, người Mỹ đã cố gắng một cách vô ích để đưa ra lời khuyến cáo có thiện chí. Nhưng có 2 nhân tố đã làm tiêu tan hết mọi nỗ lực, một là vấn đề chính trị rộng lớn, và hai là vấn đề phản ứng tự nhiên của con người đã được biểu lộ một cách rõ rệt hơn.


Vấn đề tổng quát là như thế này: vì nhấn mạnh đến sự kiện cho là tổng thống Diệm tuy bị căm ghét nhưng lại được duy trì ở chức vụ trong một thời gian khá lâu như thế, mà nay lại gạt bỏ ông ta một cách đột ngột, thì như vậy người Mỹ đã tạo ra một lỗ hổng chính trị mà chỉ có cộng sản là có thể khai thác được mà thôi. Chúng tôi không thể trám vào lỗ hổng đó vì chúng tôi không biết phải làm gì. Chúng tôi đã phải nhẩy một bước nhảy vọt từ vị trí một nước thuộc địa do Pháp cai trị, để trở thành một nước tuỳ thuộc vào Mỹ, và sự quá độ từ độc lập kiểu Pháp sang độc lập kiểu Mỹ đã diễn ra quá nhanh chóng đến độ chúng tôi không bao giờ có cơ hội để học được kỹ thuật tự mình cai trị lấy mình mà không cần phải có sự giúp đỡ cũng như không phải chịu ảnh hưởng của người khác. Đây là một điều không mấy tốt đẹp, nhưng tình trạng phiền muộn này lại còn rắc rối thêm vì một vấn đề khác nữa. Giá mà người Mỹ đến đất nước chúng tôi với những ý kiến dứt khoát thì có thể chúng tôi đã học hỏi được nhiều. Đằng này họ đã đến với thật nhiều thiện chí, nhưng thực sự lại chẳng hiểu biết gì bất cứ vấn đề nào cần phải giải quyết, chẳng có một chính sách thực tế nào, và vì thế cho nên đã phải lẩn quẩn với những sự thích nghi tạm bợ. Và giữa việc theo đuổi một chính sách và việc áp dụng những biện pháp lại có cả một sự khác biệt lớn lao! Chúng tôi chưa bao giờ học được cách theo đuổi một chính sách mà chỉ học được nghệ thuật thật mơ hồ để áp dụng những biện pháp mà thôi. Việc ứng biến thường thường diễn ra dưới hình thức một cuộc đảo chính, đó là tất cả những gì chúng tôi có thể nghĩ ra được, ở trong một nước vẫn bị các chủng tộc khác đô hộ. Nếu những người Mỹ đầu tiên đến đây và đã dạy cho chúng tôi biết nghệ thuật cai trị, nhất là nghệ thuật thoả hiệp khi cai trị, thì hồi kết cục của tình thế hẳn đã khác biệt nhiều.


Thay vì vậy, họ tìm cách điều hành chính phủ Sài Gòn với những phương pháp của quốc hội Mỹ. Họ không thể nào hiểu được rằng không thể nào có thể đem một chiếc mặt nạ phương Tây để đặt lên một gương mặt phương Đông được. Càng cố gắng thì người ta càng thất bại như sự thất bại của cả Pháp lẫn Mỹ đã chứng minh.


Thế nên chúng tôi để mặc cho buông trôi, “áp dụng các biện pháp” đến đâu hay đó. Nhưng ngoài việc chúng tôi thiếu hiểu biết và việc người Mỹ không có chính sách rõ rệt, chúng tôi còn phải đương đầu với một vấn đề nữa là phản ứng  của nhân dân càng trở nên rõ nét. Đó là phản ứng của những người Việt Nam trung bình đối với cuộc đảo chính ông Diệm, những người này vốn đã căm ghét ông Diệm trong nhiều năm và đã hoan hô sự sụp đổ của ông ta với nhiệt tình của những người tham dự một cuộc cách mạng, đến nay thì họ đã bị vỡ mộng. Dù cho sự kết liễu của chế độ Diệm được gọi là “cuộc cách mạng Tháng Mười một” nhưng đó chẳng phải là một cuộc cách mạng. Đó chỉ là một cuộc đảo chính và như vậy là khác hẳn rất nhiều.


Đảo chính quân sự là một âm mưu được tổ chức thận trọng. Còn cách mạng là do nhân dân nổi lên, khi thì tự phát, khi thì được mưu tính, nhưng lúc nào cũng liên hệ đến nhân dân. Khi Minh lớn thay thế Diệm đó là một cuộc đấu tranh giành quyền hành quân sự và chính trị, trong đó nhân dân không bao giờ được tham khảo ý kiến. Thế nhưng quân nhân lại cứ nhận bừa đó là một cuộc cách mạng, và quên rằng dù cho những người đứng ra tổ chức chống Diệm có thể khéo léo trong việc mưu tính lật đổ một đối thủ nhưng sau đó không hẳn là họ sẽ lại có đủ sức để lãnh đạo đất nước.


Còn có một lý do thứ hai làm cho tình hình mất ổn định. Hội đồng quân nhân cách mạng-cơ quan tối cao có trách nhiệm tuyển chọn thành viên chính phủ-đã không đoàn kết chặt chẽ khi chọn lựa những người lãnh đạo có hiệu năng và ủng hộ họ một cách trọn vẹn. Những thành viên trong Hội đồng không có cùng một lý tuởng và cùng theo đuổi những chính sách như nhau, họ là những người chính trị hoạt đầu chứ không phải những người có lý tưởng. Họ trung thành với sự nghiệp bản thân trước hết, chứ không phải với đất nước. Lúc đó tôi không ý thức được điều này một cách đầy đủ nhưng sau này, khi làm thủ tướng, tôi mới thấy và hiểu được họ nhiều hơn nữa. Các thành viên trong Hội đồng quân nhân cách mạng bắt đầu cãi vã nhau hầu như ngay sau đó, và vào giữa tháng Giêng những người muốn tìm cách thăng quan tiến chức đã chuẩn bị một cuộc đảo chính khác.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM